ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 30

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tôi vẫn run lên khi nghĩ về việc bị nhốt trong phòng giam nam ở trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia

Tái hiện cảnh tra tấn nữ học viên Pháp Luân Công tại nhà tù và trại lao động cưỡng bức
Tái hiện cảnh tra tấn nữ học viên Pháp Luân Công tại nhà tù và trại lao động cưỡng bức
Tôi tên là Doãn Lệ Bình. Năm nay tôi 45 tuổi (Nữ). Bất cứ khi nào nghĩ đến trại lao động cưỡng bức khét tiếng Mã Tam Gia, tim tôi lại run lên.
Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày 19 tháng 04 năm 2001. Vào ngày đó, các lính canh của trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đã đưa chín người chúng tôi – những học viên nữ cự tuyệt từ bỏ niềm tin đối với Pháp Luân Công vào chín phòng riêng biệt. Tôi đã bị đưa vào phòng đầu tiên nơi có bốn tù nhân nam đang đợi. Khi đi vệ sinh, tôi đã nhìn thấy một phòng lớn khác nơi giam giữ hơn 30 người đàn ông.
Bị bí mật đưa vào phòng giam tù nhân nam
Tôi sẽ không bao giờ quên,
Sáng hôm đó, người đứng đầu phân đội có tên là Trương Tú Vinh bảo tôi thu dọn đồ đạc của mình. Trước đây, cô ta đã nhiều lần tra tấn chúng tôi dã man. Tôi đã không biết tại sao mình là người duy nhất phải gói gém đồ đạc trong số 30 người ở phòng giam. Sau đó, cô Triệu Tố Hoàn từ phòng giam bên kia hành lang cũng bị gọi ra. Chúng tôi bị đưa đến sân với hành lý của mình. Mười học viên chưa chịu “chuyển hóa” cũng ở đó.
Một đại đội trưởng nói: “Chúng tôi đã tìm thấy một địa điểm tốt cho các người tập luyện tại đó.”
Mười người chúng tôi bao gồm Chu Quế Vinh, Triệu Tố Hoàn, Nhậm Đông Mai, Chu Diễm Ba, Vương Lệ, Vương Mẫn, Vương Khắc Nhất và dì Khúc đã bị một lính canh nam còng tay và đưa vào một xe cảnh sát. Chiếc xe này đã dừng tại một trại lao động cưỡng bức nam. Sau đó chúng tôi mới biết rằng đây là trại lao động cưỡng bức Trương Sĩ.
Chúng tôi đã bị đưa đến một tòa nhà trắng và bị đo huyết áp. Dì Khúc đã được chuyển đi còn chín người chúng tôi ở lại.
Chúng tôi bị đưa đến chín phòng khác nhau. Tôi đã bị gửi đến phòng đầu tiên. Có một chiếc giường đôi rộng và một cái sàn treo trong phòng. Bốn người đàn ông đã đang đợi sẵn trong phòng. Khi đi vệ sinh, tôi đã nhìn thấy có một căn phòng lớn với hơn 30 người đàn ông ngủ tại đó. Họ là những tù nhân.
Tôi đã cảm thấy hơi sợ và tự hỏi nơi này là đâu. Những người đàn ông này là ai? Tại sao lại có nhiều nam giới ngủ ở đây? Tôi đã có câu trả lời vào tối hôm đó.
Sau 10 giờ tối, tôi đã hỏi những người đàn ông trong phòng: “Tại sao các anh chưa rời đi? Tôi cần phải ngủ.” Một trong số họ đã trả lời: “Ngủ ư? Cô chắc chắn muốn ngủ chứ? Không ai được phép ngủ nếu không bị ‘chuyển hóa’. Một người phụ nữ đã bị “dạy dỗ” ở đây trong 18 ngày và không được phép ngủ. Cuối cùng, cô ta đã bị điên.”
Họ đã sớm rời đi nhưng bốn, năm người đàn ông khác đến. Rồi nhanh chóng một nhóm đàn ông khác đi vào. Họ đã la hét trong hành lang và gây rất nhiều tiếng ồn. Họ đã đá cánh cửa và đột nhập vào phòng. Họ duy trì việc quay phim tôi.
Đột nhiên tôi nghe thấy giọng nói của Chu Quế Vinh từ ngoài hành lang. Cô ấy liên tục gọi tên tôi: “Lệ Bình, Lệ Bình, chúng ta bị gửi từ hang sói tới hang cọp rồi. ĐCSTQ là một băng đảng lưu manh!”
Nghe tiếng khóc đau khổ của cô ấy, tôi chạy vội ra ngoài hành lang và gặp cô Chu tại đó. Chúng tôi ôm chặt nhau bất chấp việc những người đàn ông kia đánh chúng tôi ra sao. Tôi đã liều mình bảo vệ cô ấy vì cô ấy thấp và gầy hơn tôi. Khóe mắt phải của tôi bị sưng lên do bị đánh đập. Quần áo của tôi bị xé rách và tôi gần như khỏa thân. Cô Chu và tôi đã bị kéo trở lại phòng của chúng tôi. Bốn hoặc năm người đàn ông đã ném tôi lên giường. Một người đàn ông ngồi lên trên người tôi và đánh đập tôi. Tôi trở nên choáng váng và ngất đi.
Khi tôi tỉnh dậy, tôi nhận thấy rằng ba người đàn ông đang nằm bên cạnh mình. Một ở bên trái và hai ở bên phải. Một thanh niên trẻ gần sát bên phải tôi đang dùng tay động chạm khắp người tôi. Anh ta chưa đến 20 tuổi. Người đàn ông khác nằm phía sau anh ta cũng dùng tay của hắn sờ lên người tôi. Người đàn ông ở bên trái tôi liên tục chạm vào mặt tôi và để chân của ông ta tì vào vùng kín của tôi. Trên đầu tôi có một người đàn ông khác đang ngồi ở đó. Ông ta sờ mặt và đầu tôi. Hai người đàn ông đứng phía dưới đối diện với khoảng trống giữa hai chân tôi. Một kẻ quay video, kẻ còn lại thì đang theo dõi. Họ đã nói những ngôn từ tục tĩu. Tôi đã không biết có bao nhiêu người khác phía dưới chân tôi. Họ đã liên tục cù vào lòng bàn chân tôi và cười. Họ dùng ngôn từ tục tĩu và nói: “Đừng giả chết. Cô vẫn cần phải “chuyển hóa” ngay cả khi đã chết.”
Tôi đã không thể tin những gì mình đã trải qua. Một dòng máu chảy ra từ miệng tôi.
Tôi nghe thấy cô Chu Quế Vinh gọi tên tôi: “Lệ Bình! Lệ Bình!” Tôi gượng dậy với tất cả sức mạnh của mình để tìm kiếm giọng nói quen thuộc. Người đàn ông canh cửa đã đánh vào đầu tôi bằng một cái móc và tôi cảm thấy dòng máu ấm chảy xuống khuôn mặt mình.
Tôi đập vào cánh cửa một cách điên cuồng và cùng lúc đó tôi đã bị đánh từ phía sau. Tôi tiếp tục gọi tên của cô Chu và cô ấy lao vào phòng tôi. Cả hai chúng tôi liên tục lay cánh cổng kim loại. Vào thời điểm lính canh mở cổng, chúng tôi đã bị đánh đập tàn nhẫn.
Chúng tôi đã hỏi lính canh: “Tại sao chính phủ lại đối xử với tôi như vậy? Nếu những người đàn ông này không rời khỏi phòng chúng tôi ngày hôm nay, chúng tôi chắc chắn sẽ kiện ông nếu chúng tôi còn sống ra khỏi đây. Nếu chúng tôi chết, linh hồn của chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho ông!”
Người lính canh đã nói với những tù nhân nam rằng họ không nên làm điều gì sai trái trong khi ông đang làm nhiệm vụ.
Chúng tôi đã bị đưa trở lại phòng của tôi và bốn tù nhân được để lại để trông chừng chúng tôi. Chúng tôi thức suốt đêm nhìn nhau với những giọt nước mắt. Chúng tôi có thể nghe được âm thanh của tiếng la hét và tiếng đập cửa từ những phòng giam khác.
Ngày tiếp theo, 20 tháng 04, một người lính canh khác đã chuyển cô Chu về phòng của cô ấy trong phiên trực của ông ta. Ngày hôm đó, tôi đã bị đánh bởi một tù nhân nam. Đêm đó, tôi đã bị hiếp dâm tập thể giống như đêm hôm trước.
Chúng tôi không biết làm thế nào mà đã sống sót qua đêm đó.
Vào ngày thứ ba, cô Chu và tôi đã nghĩ đến Nhậm Đông Mai, một cô gái chưa lập gia đình bị giam trong phòng giam xa nhất bên trong. Chúng tôi đã đến hành lang và gọi tên cô ấy.
Tôi đã nói chuyện với người lính canh và bảo ông ta rằng Nhậm Đông Mai vẫn còn độc thân và họ không nên làm tổn thương cô ấy nếu họ vẫn còn là con người.
Sang ngày thứ tư, một đội lính canh đã đến. Cô Chu Quế Vinh và tôi mỗi người đã bị giữ bởi hai lính canh và bị chuyển đi. Chúng tôi vẫn tiếp tục gọi tên cô Nhậm Đông Mai và cuối cùng cô ấy cũng được đưa ra ngoài. Chúng tôi không biết những gì đã xảy ra với sáu học viên khác.
Trước đây, tôi chưa bao giờ viết ra chi tiết những gì đã xảy ra ở đó. Thậm chí bây giờ, sau nhiều năm, tôi vẫn còn run lên khi nghĩ về điều này. Bất cứ khi nào nghĩ về những điều đã xảy ra với mình, tôi lại một lần nữa trải nghiệm nỗi sợ hãi và đau đớn cùng cực trong những ngày đêm đó.
Sau đó tôi được biết rằng, trước khi chúng tôi bị chuyển đến đó, đã có 33 học viên bị chuyển đến đó và bị “chuyển hóa” theo cách này. Một số đã bị suy sụp tinh thần.
Hơn nửa mái tóc của tôi chuyển màu xám sau khi ở trại lao động cưỡng bức ba ngày
Thời gian trước đó, tôi đã bị giam tại trung tâm giam giữ Điều Binh Sơn từ giữa tháng 10 năm 1999 đến ngày 07 tháng 01 năm 2000, vì đã thỉnh nguyện hai lần cho Pháp Luân Công.
Vào buổi sáng ngày 07/01/2000, tôi đã bị chuyển tới trại lao động cưỡng bức Thiết Lĩnh. Các lính canh nữ đã lột hết quần áo của tôi và tiến hành khám người.
Chúng tôi bị bắt dậy sớm trước 6 giờ sáng và phải đào mương bên ngoài trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ ở mức -20oC đến -30oC.
Vào ngày 20 tháng 01 năm 2000, chúng tôi đã bị chuyển tới trại lao động cưỡng bức Liêu Ninh. Ngay khi tới đó, chúng tôi lại bị khám xét thân thể một lần nữa.
Tôi bị đưa đến phòng số 2. Chúng tôi đã bị bắt lao động trong điều kiện như nô lệ suốt hơn 20 tiếng mỗi ngày. Bạn sẽ không được ngủ nếu chưa hoàn thành xong chỉ tiêu hàng ngày. Những ai chưa bị “chuyển hóa” sẽ không được phép ngủ cho tới tận 3 giờ sáng. Vào 5 giờ 30 sáng, mọi người đã phải dậy. Chúng tôi chỉ được phép dùng nhà vệ sinh và rửa ráy trong vòng 10 phút.
Bốn người chúng tôi bao gồm cô Cao Kim Linh (người mà sau đó đã bị bức hại đến chết) đã bị giao cho một nhà máy thép. Chúng tôi phải nhặt các thanh thép có cạnh thô với kích thước khác nhau từ một đống cao vài mét và chuyển chúng lên một xe tải to. Chúng tôi chỉ có bốn người để xếp đầy một chiếc xe tải với khoảng 4 đến 5 tấn thép. Bàn tay và cánh tay của tôi chi chít các vết cắt từ những thanh thép. Trong thời tiết nóng như vậy chúng tôi đã ướt đẫm mồ hôi. Thép nóng chạm vào làn da ẩm ướt của chúng tôi và tạo ra nhiều vết bỏng.
Chúng tôi đã trở lại trại giam vào buổi tối và vẫn phải tiếp tục làm các đồ thủ công cho đến khuya, thỉnh thoảng chúng tôi làm việc suốt đêm.
Hơn một nửa mái tóc của tôi đã bị chuyển thành màu xám sau ba ngày như vậy ở trại lao động cưỡng bức. Mắt tôi đỏ ngầu và hai bàn tay bị thương nặng đến nỗi dấu vân tay của tôi đã biến mất. Toàn bộ cơ thể tôi đau đến độ tôi đã không thể leo lên giường vào buổi tối.
Chúng tôi cũng đã bị bắt làm việc với khoáng chất amian mà không có khẩu trang. Chúng tôi liên tục nôn mửa vì bầu không khí độc hại.
Sau đó, tôi đã thường xuyên bị nôn ra máu do quá mệt mỏi. Cân nặng của tôi giảm từ 75kg xuống còn 60kg trong vòng vài tháng. Chu kỳ kinh của tôi cũng đã dừng lại.
Vào tháng 08 năm 2000, bốn người chúng tôi – Vương Đông, Vương Kim Bình, Lữ Diễm Anh và tôi đã bị bí mật đưa đến trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.
Trại lao động cưỡng bức khét tiếng Mã Tam Gia
Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia chuyên đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Tôi bị bắt dậy trước 5 giờ sáng mỗi ngày và bị ép nghe tuyên truyền phỉ báng Đại Pháp gần 24 giờ – đến tận 2 giờ sáng của ngày hôm sau.
Sau hai tuần, khi tôi vẫn chưa bị “chuyển hóa”, tôi đã bị triệu tập đến văn phòng của Trương Tú Vinh. Cô ta đã dùng gậy gỗ đánh vào chân tôi và dùng tay đấm vào đầu tôi. Cô ta đá tôi ngã xuống đất và bắt tôi ngồi xổm với thanh gỗ kẹp giữa hai chân. Nếu như thanh gỗ rơi xuống thì cô ta sẽ sốc điện tôi với một cái dùi cui điện.
Cô ta đã đấm đá tôi và cố ép tôi phải viết “ba tuyên bố”. Tôi đã từ chối. Cô ta ra lệnh đưa tôi đến một căn phòng trống nơi mà các học viên bị tra tấn. Cô ta đã bắt đầu dùng hai cái dùi cui điện sốc điện vào mặt, cổ, chân và tay tôi. Tôi đã đau đớn vô cùng. Tôi đã có một lúc bị khó thở và mặt tôi tiếp tục bị co giật. Tôi đã không thể đứng vững thêm nữa và ngã ngửa ra sau.

Tái hiện tra tấn: Sốc điện
Tái hiện tra tấn: Sốc điện

Sấm sét lớn bất ngờ làm rung chuyển tòa nhà và gió đã bắt đầu thổi mạnh bên ngoài. Tôi lạnh lùng trả lời cô ta rằng tôi sẽ không từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp ngay cả khi đến phút cuối của cuộc đời. Cô ta đã ném dùi cui xuống và chạy ra ngoài.
Tôi đã bị kéo trở lại phòng giam. Khi tỉnh lại, tôi thấy tay, mặt, cổ và lưng tôi bị bao phủ bởi các vết cháy và bỏng. Tôi đã vô cùng yếu.
Nhìn tôi trở nên tàn tệ sau khi bị tra tấn, một người phụ nữ lớn tuổi trong trại giam đã khóc và nói: “Tôi không biết làm cách nào mà em có thể chịu đựng nó. Rất ít người có thể chịu đựng sự tra tấn. Nếu em không thể thì chỉ cần viết các tuyên bố mà họ muốn.”
Sau đó tôi đã nhận ra nguyên nhân mà có nhiều học viên bị “chuyển hóa” tại Mã Tam Gia. Tôi đã khóc trong đau buồn.
Vi tôi đã từ chối bị “chuyển hóa”, Trương Tú Vinh ra lệnh cấm tôi ngủ. Đại đội trưởng Vương Nãi Dân đã sốc điện tôi với hai cái dùi cui điện. Khi cô ấy hỏi tôi tại sao tôi lại cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp bằng việc viết “ba tuyên bố”, tôi đã nói với cô ấy rằng tôi sẽ tiếp tục học Pháp Luân Công vậy thì tại sao tôi lại phải viết “tuyên bố hối cải”? Cô ta đã sốc điện tôi trong vòng mười phút.
Tại Mã Tam Gia, họ đã cố dùng mọi cách để khiến các học viên thay đổi. Trương Tú Vinh đã ra lệnh cho một nhóm tù nhân thay phiên nhau tra tấn tôi. Họ đã đập đầu tôi vào tường làm cho tai tôi bị ù.
Khi đã mệt lử vì đánh tôi, họ bắt tôi ngồi xổm một nửa chừng với hai tay duỗi thẳng. Họ đặt kim dưới cổ tay tôi. Nếu tay tôi hạ xuống chúng sẽ đâm tôi. Chưa đầy hai tiếng đồng hồ, cổ tay tôi đã bị đâm sâu đến nỗi máu chảy ra từ những vết thương. Nếu tôi di chuyển tay ra khỏi những cái kim, họ sẽ đánh tôi bằng những cây gậy gỗ và tát vào mặt tôi.
Vào một ngày tôi đã bị kéo tới văn phòng của Trương Tú Vinh và một lần nữa bị ép viết “ba tuyên bố”. Tôi đã từ chối. Trương và hai lính canh khác đánh đập và lăng mạ tôi. Cô ta đã giữ tôi nằm trên sàn và dùng kéo cắt tóc tôi. Sau đó cô ta đã cười một cách điên dại và nói rằng tôi trông giống như một bệnh nhân tâm thần.
Sau khi tất cả những biện pháp này đã thất bại, cuối cùng họ đã gửi chúng tôi đến phòng giam tù nhân nam – nơi tôi đã trải qua nỗi sợ hãi và đau đớn cùng cực trong những ngày đêm đó. Trong những năm qua, họ chưa bao giờ dừng việc bức hại tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công.
Theo vn.minghui.org
Ngọn Hải Đăng

Các phương thức tra tấn của ĐCSTQ: Trói nạn nhân trong các tư thế hà khắc

Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói và ép trong tư thế gập người.
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói và ép trong tư thế gập người.
Hiện nay ở Trung Quốc, chính sách đàn áp Pháp Luân Công vẫn tiếp tục diễn ra, rất nhiều học viên bị giam giữ bất hợp pháp trong các trại lao động, tại đây họ phải chịu đựng nhiều kiểu hình thức tra tấn khác nhau.
Ông Trịnh Thủ Quân nhớ lại quãng thời gian năm 2006 khi bị giam giữ trong trại lao động Trương Sỹ ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh : “Lính canh ép tôi ngồi trên sàn và ấn đầu tôi xuống. Tiếp đó, họ buộc cổ tôi vào cẳng chân, áp sát đến độ mặt và bụng tôi đều chạm đất. Khi đó, tôi nặng gần 90kg, trong tư thế đó, cái bụng bự của tôi như muốn nổ ra.”
“Tay tôi bị trói ra sau lưng, còn thân trên gần như song song với sàn nhà. Với tư thế đó, tôi đã bị đau đớn vô cùng, đến nỗi mồ hôi tôi túa ra ròng ròng. Sau bốn tiếng đồng hồ, họ cởi trói thì quanh người tôi là một vũng nước. Phải đến ba tháng sau, tôi vẫn chưa đi lại được bình thường được vì chân và bàn chân của tôi bị trật khớp.”

Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói người
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói người

Không chịu đợng nổi sự tra tấn tàn bạo trong nhà tù, ông Trịnh Thủ Quân đã qua đời vào năm 2009.
Cách Duy Phường, tỉnh Sơn Đông khoảng hơn 1.000km, Trại Lao động Xương Lạc cũng áp dụng hình thức tra tấn tương tự đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại đây. Họ bị ép ngồi xuống, tay vòng qua chân. Sau đó, một tấm gỗ được đặt lên lưng để một viên lính canh ngồi đè lên.
Trói nạn nhân trong những tư thế hà khắc bằng dây thừng hay đai là một trong những phương thức tra tấn mà chính quyền sáng chế ra nhằm buộc các học viên từ bỏ niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn. Phương thức này được sử dụng kết hợp với các phương thức tra tấn khác để khiến các học viên đau đớn hơn nữa. Những học viên bị trói theo kiểu này thường bị chấn thương nghiêm trọng.
Trói kiểu cuộn người như quả bóng trong thời gian dài
Bà Vương Văn Quân ở tỉnh Liêu Ninh là một trong những học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng hình thức tra tấn này tại Trại Lao động Mã Tam Gia. Vào tháng 12 năm 2003, bà bị trói trong tư thế hai chân bắt chéo nhau (thế hoa sen), đầu cúi gập xuống chân, còn tay bị cùm ra sau lưng trong chín giờ đồng hồ. Không lâu sau đó, chân của bà bị sưng lên vì máu không lưu thông được bình thường.

Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế cuộn người như quả bóng
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế cuộn người như quả bóng

Một số học viên bị trói đến năm ngày liền đã trở thành tàn tật. Có những viên lính canh còn ngồi đè lên học viên nhằm khiến họ bị đau đớn hơn.
Trại Lao động Nữ Nam Mộc Tự ở tỉnh Tứ Xuyên cũng có hình thức tra tấn này.
Trại Lao động Số 1 Quảng Châu còn biến tấu hình thức tra tấn này thành những dạng hà khắc hơn: Nhiều học viên Pháp Luân Công, trong đó có ông Dương Quý Viễn, đã bị trói trong tư thế này và treo lên bằng chiếc móc sắt hàng giờ đồng hồ. Không lâu sau đó, cơ thể họ đã bị tổn thương toàn bộ do trọng lượng cơ thể dồn lên rất ít các khớp và dây chằng. Lính canh còn dùng giẻ rách hoặc tất bẩn nhét vào miệng học viên để ngăn họ hét lên.

Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế cuộn tròn như quả bóng và treo lên chiếc móc sắt
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế cuộn tròn như quả bóng và treo lên chiếc móc sắt
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Treo lên chiếc móc sắt móc từ phía lưng.
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Treo lên chiếc móc sắt móc từ phía lưng.

Trói chân trong tư thế hoa sen và còng tay ra sau lưng
Khi hình thức tra tấn này được sử dụng ở Trại Lao động Mã Tam Gia, một số học viên bị băng miệng lại, một số khác bị bắt phải ngửi những chiếc giày bốc mùi.
Vào tháng 12 năm 2002, bà Vương Phương bị trói chân trong tư thế hoa sen với tay bị còng ra sau lưng trong bốn giờ đồng hồ. Sau đó, bà không còn cử động được chân trái hay tay trái được nữa. Thậm chí đến giờ vẫn còn lại vết sẹo trên da bà do bị cùm tay.

Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hai chân bắt chéo (tư thế hoa sen) và hai tay bị cùm.
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hai chân bắt chéo (tư thế hoa sen) và hai tay bị cùm.
7
Lính canh ở các trại lao động và nhà tù thường dùng dây thừng thay cho cùm tay khi tiến hành phương thức tra tấn này. Chân của các học viên bị thương tổn chỉ trong một thời gian ngắn. Có những lính canh còn ngồi lên đầu gối các học viên.
Lính canh ở Trung tâm tẩy não Quảng Châu trói chân các học viên trong tư thế hoa sen, vặn tay họ quặt ra sau lưng và chằng bằng dây thừng.

Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hai chân bắt chéo (tư thế hoa sen) và hai tay quặt ra sau lưng.
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hai chân bắt chéo (tư thế hoa sen) và hai tay quặt ra sau lưng.

Cột vào chiếc thang gấp (kéo dãn dây chằng)
Tại Trại Lao động Đoàn Hà ở Bắc Kinh, một số học viên Pháp Luân Công bị buộc vào chiếc thang gấp từ cổ đến chân, tay bị buộc ra sau lưng, và miệng bị dán băng dính. Ông Ngụy Như Đàm là một trong những học viên phải chịu đựng hình thức tra tấn này từ năm 2000 đến 2001.

Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói vào chiếc thang gấp (trong hình chụp được thay bằng một thanh gỗ)
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói vào chiếc thang gấp (trong hình chụp được thay bằng một thanh gỗ)

Trói trong tư thế hoa sen và ép dưới gầm ghế

Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hoa sen và bị ép dưới gầm ghế.
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hoa sen và bị ép dưới gầm ghế.

Cô Cung Thụy Bình phải chịu đựng hình thức tra tấn này khi bị biệt giam tại Nhà tù nữ Bắc Kinh hồi cuối năm 2003. Những tù nhân cùng phòng giam đã trói chân cô trong tư thế hoa sen và kéo đầu cô gập xuống chạm chân. Sau đó, họ dùng ghế ép đè lên cô và ngồi lên ghế.
Khi cô Cung vẫn không chịu từ bỏ niềm tin của mình, những tù nhân cùng phòng giam kéo cô ra và đánh đập cô. Cô bị đầy vết bầm dập trên mặt, kể cả vùng quanh mắt, và người cô nhũn ra tựa như không còn sức sống.
Trói trong tư thế đứng và sốc điện
Lính canh ở Trại Lao động Mã Tam Gia trói các học viên Pháp Luân Công trong tư thế thẳng đứng đến nỗi họ không cúi được đầu. Mỗi khi họ ngủ gật, lính canh sẽ sốc điện vào cổ hoặc quai hàm các học viên bằng dùi cui điện.

Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói quanh người trong tư thế đứng.
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói quanh người trong tư thế đứng.

Tại Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên, một số học viên Pháp Luân Công bị trói tay và chân. Sau đó toàn thân họ bị bó chặt lại như xác ướp.

Mô phỏng một hình thức tra tấn: Bó quanh thân người như “xác ướp”.
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Bó quanh thân người như “xác ướp”.

Vân Kiếm, minhhue.net

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH