Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

ĐÃ THÀNH BIA MIỆNG? 1

-Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ!
-Nhưng mấy ai thoát được sự cám dỗ của danh lợi - quyền lực?

--------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cái giá của Trần Xuân Giá

Cựu BT Trần Xuân Giá. Ảnh: internet
Cựu BT Trần Xuân Giá. Ảnh: internet
HM Blog. Thấy bài này viết về bác Trần Xuân Giá có nhiều điểm ngược với những gì mà Hiệu Minh Blog vẫn quan niệm, vì lý do đa chiều, xin đăng lại từ blog của bác Bùi Văn Bồng. Cảm ơn anh Minh Diện và blog Bùi Văn Bồng
Một mái tóc trắng phau, một dáng đi ưỡn ngực về phía trước đầy tự tin và gọng nói rổn rảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – đấu tư Trần Xuân Gía luôn toát lên vẻ sung mãn về trí tuệ và sức lực, đồng thời cũng toát lên sự đam mê quyền lực đến khôn cùng.

Trần Xuân Giá sinh năm Kỷ Mão (1939). Có lẽ nhờ “kỷ vi nhàn” nên ông gặp quá nhiều may mắn.
Khi bao nhiêu người đồng lứa với ông ngã xuống trên các chiến trường, ngay tại quê hương ông, thì ông xênh xang ngồi giữa những giảng đường đại học ở Moskva, Plekhnov, Liên bang Xô Viết cũ.
Trở về nước, ông làm thầy, làm quan ngay tắp lự, không phải trải qua một ngày thử thách. Năm 2002, sau hơn hai chục năm làm quan, ông rời cái ghế Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư, dù đã ở tuổi 63, lại được bổ nhiệm làm Trưởng ban Nghiên cứu chính sách của chính phủ, một cấp hàm tương đương bộ trưởng, nhưng tầm bao quát lớn hơn, bởi những chính sách do ông tham mưu mang tính vĩ mô.
Ngay khi còn ngồi trên cái ghế quyền lưc ấy, Trần Xuân Giá đã tính toán bước tiếp theo, nói đúng hơn là chuẩn bị một cái ghế khác, đó là làm tư vấn cho Nguyễn Đức Kiên về kinh tế nói chung, ngân hàng nói riêng. Sự toan tính của ông chính xác như một khớp nối trên cơ thể, năm 2007, khi đã ở tuổi sát nút thất thập cổ lai hy, vừa rời ghế Trưởng ban của chính phủ, ông chễm chệ ngồi lên cái ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ABC.
Thực ra ở Việt Nam những người “hết lòng vì nước dấn thân làm công bộc cho dân không hiếm”, nhưng nhẽ ra, đối với một người từng được học hành ở một nước văn minh như nước Nga, thì Trần Xuân Gía phải khác họ, nghĩa là phải biết nguồn năng lượng của mình đã cạn, mình hưởng lợi đã nhiều, phài biết điểm dừng, nhưng đàng này ông lại đam mê hơn cả những người khác.
Phải chăng niềm đam mê của Trần Xuân Giá, là vì muốn cống hiến những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân giúp cho nền kinh tế nước nhà hòa nhập nhanh hơn, vượt qua khó khăn, làm cho dân giàu nước mạnh , như ông từng viết trên báo Thanh Niên? Phải chăng ông làm việc cho ACB không phải vì tiền, như ông bộc bạch “tôi có lương hưu và nếu thiếu thì có con lo thêm cho hai vợ chồng già”?
Tôi không tin đó là lời nói thật!
Còn nhớ trong một lần trả lời chất vấn cùa đại biểu Quốc hội khi còn làm Bộ trường Bộ Kế hoạch – đầu tư, ông Trần Xuân Giá nói: “Bộ KHĐT không có tiêu cực, thay vì 6 cửa chỉ cần một cửa !”. Ông nói hùng hồn như vậy từ năm 1998, mà đến bây giờ đã thành hiện thực đâu? Và ngay từ ngày đó hàng loạt vụ án bị phanh phui bắt nguồn từ cái nơi “không có tiêu cực” của Trần Xuân Giá ấy. Tôi đã được nghe Tăng Minh Phụng, và nhiều doanh nhân nói về Trần Xuân Giá, nên biết ông trung thực tới cỡ nào? Mới đây, khi báo chí đưa tin bị khởi tố, ông ta đã biện khẩu chống chế không biết ngượng mồm: “Tôi rất buồn vì khi tôi từ nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, người ta bịa đặt tôi bị khởi tố. Nhưng người đưa tin lên báo đã gọi điện xin lỗi tôi rồi”.
Ông Trấn Xuân Giá luôn tỏ ra một người cao đạo, đầy bản lĩnh, và vô can trước sự việc sảy ra. Ông ta bảo rằng mình từ nhiệm vì lý do sức khỏe, không ai bắt ông từ nhiệm, và “mọi người yêu cầu tôi tiếp tục cống hiến”. Sự thật đâu phải như vậy! Sự thật là, ông định một đi không trở lại trong chuyến “ đi công tác” ở Mỹ từ ngày 6-8-2012, nhưng không được, nên phải quay về, và toan tính đánh đổi cái ghế chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB lấy cái “ve” miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Không có sức ép ấy, không bao giờ Trần Xuân Giá thoái vị.
Chức chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB, ngồi trên một núi tiền, đâu phải dễ giành được. Ngay từ năm 2006, Trần Xuân Giá mơ tới nó.
Bấy giờ còn đang ngồi trên ghế Trưởng ban hoạch định chính sách của chính phủ, Trần Xuân Giá đã làm tư vấn cho Nguyễn Đức Kiên về việc bành trướng ACB. Ông Giá nói “ACB phải có đủ sức mạnh để chi phối toàn bộ hệ thống ngân hàng cổ phấn”.
Việc làm của Trần Xuân Giá đã vi phạm nghiêm trọng quy định công chức nhà nước,và quy định của đảng. Tôi không cần nhắc lại vì mọi người đều biết, Trần Xuân Giá biết rõ hơn ví chính ông là người góp phần làm ra những quy định đó. Nhưng cái lợi làm ông mờ mắt chăng?
Nguyễn Đức Kiên được Trần Xuân Giá làm tư vấn hơn được một đống vàng! Vì Trần Xuân Giá là một chính khách lâu năm, có mối quan hệ rất sâu rộng, dày dạn kinh nghiệm, lại đang làm Trưởng ban hoạch định chính sách của chính phủ, được Thủ tường tin tưởng. Qua cái kênh thông tin này, Nguyễn Đức Kiên hiểu được hướng đi của nển kinh tế, những chính sách sắp ban hành, những mối quan hệ, những bí mật của các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại những ý tưởng, manh mún làm ăn của Nguyễn Đức Kiên được len lỏi một cách có ý thức vào những chính sách mà Trần Xuân Giá làm tham mưu cho chính phủ. Trong giới doanh nhân , nước nào cũng vậy, ai nắm được nhiều thông tin người đó thắng, thông tin là một mặt hàng vô giá mà doanh nhân nào cũng muốn mua. Trần Xuân Giá không chỉ là một kinh thông tin bình thường, mà còn là người tư vấn, thì Nguyễn Đức Kiên trăm trận trăm thắng, thâu tóm ngân hàng như trở bàn tay là phải.
Trần Xuân Giá là một nhà kinh tế rất thực dụng, ông ta hiểu giới doanh nhân, nắm chắc quy luật giá trị cung cầu, nên cái giá mà Nguyễn Đức Kiên phải trả cho Trấn Xuân Giá đâu chỉ mười ngàn đô la một tháng như công khai? Một nhà báo thân cận với Nguyễn Đức Kiên viết trên Blog của minh “Anh Kiên nói muốn cho chị D H, cho thật chứ không cho vay, vài trăm ngàn đô la!”. Đối với một chù doanh nghiệp không thân thiết Nguyễn Đức Kiên còn hào phóng như vậy, thì với một bậc thầy như Trần Xuân Giá, Kiên hậu đãi cỡ nào? Một nửa ngôi biệt thự khu sang trọng bậc nhất Hà Nội, một chiếc xe Lexus bóng lộn chưa phải cái giá của Trần Xuân Giá!
Nghe nói, tết năm ngoái có người tặng Trần Xuân Giá bức thư pháp có bốn câu “Thụ thảo trường xuân” ý nói ông như cây cổ thụ trường tồn với mùa xuân.
Đúng, nếu như ông không quá tham và ác, bày cho Bầu Kiên cái mẹo hại dân hại nước vừa qua thì dù sao ông Giá sẽ còn giá!
Lợi dụng cái “Luật doanh nghiệp” mà mình là “cha đẻ”, Trần Xuân Giá tư vấn, và trực tiếp ký nghị quyết, cho phép Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, rút 718 tỷ đồng, giao cho 19 nhân viên ngân hàng mang sang gửi Ngân hàng Vietinbank , chi nhánh Nhà Bè, do Huỳnh Thị Huyền Như phụ trách để lấy chênh lệch từ 3,7 đến 8%. Chỉ một cú lách luật nhẹ nhàng ấy, nhóm này kiếm hơn chục tỷ, riêng Trần Xuân Giá được thưởng nóng 800 triệu.
Trong khi Trần Xuân Giá và nhóm lợi ích của ông hả hê với hàng đống tiền như vậy, thì các doanh nghiệp dài cổ chờ cái gọi là lãi suất ưu đãi, rồi giảm lãi suất mà thống đốc ngân hàng nhà nước tuyên bố trước bàn dân thiên hạ. Người dân phải chấp nhân gửi tiết kiệm với lãi suất thấp, thị trường tài chính khủng hoảng sâu, chứng khoán, bất động sản bế tắc…Đúng như cơ quan điều tra nhận định,đây là hành vị hết sức nghiêm trọng, bời nó làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, đến chính sách bình ổn giá, chống lạm phát, làm đồi sống của nhân dân thêm khốn đốn.
Cái gọi là làm việc vì muốn cống hiến cho dân cho nước chứ không phải vì tiền của Trấn Xuân Giá đã bắt dân phải trả giá đắt như vậy!
Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo 4.600 tỷ đồng, trong đó có 718 tỉ cùa ngân hàng ACB. Người phài chịu trách nhiệm về hậu quà nghiêm trọng đó ngoài Nguyễn Đức Kiên, không ai khác là Trần Xuân Giá.
Ấy vậy mà ông cũng cố ngụy biện khi trả lời PV báo Tiền Phong: “Ông Trần Xuân Giá nói: “Tôi buồn vì tin đồn xảy ra ngay sau khi tôi từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Vì tin đồn mà suốt từ sáng đến giờ, mình nhận tới hơn 100 cú điện thoại từ bạn bè, người thân. Thực ra, người đưa thông tin lên báo cũng đã gọi điện và nhắn tin xin lỗi mình và mình có nói là có thể do lỗi nghiệp vụ nên không oán trách gì”. Không hiểu thông tin từ đâu ra. Bạn thấy đấy, mình vừa đi tập thể dục về và đến giờ mình cũng có nhận được thông tin gì đâu. Nhiều người thân, các con, rồi bạn bè gọi điện hỏi nhưng mình nói không sao cả. Người ta cố ý quên một việc cực kỳ quan trọng là khi Luật Doanh nghiệp ra đời, tạo ra cuộc cách mạng trong phát triển kinh tế-xã hội (mà mình là người có đóng góp hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là cha đẻ của bộ luật đó), là người dân làm bất cứ việc gì nếu pháp luật không cấm. Toàn bộ câu chuyện chỉ chốt ở chỗ đó thôi”.
Ngụy biện gì thì ông Giá nói cũng có chỗ khá chi là chuẩn xác “toàn bộ câu chuyện chỉ ở chỗ đó thôi!”. Đúng thế, ở cái chỗ khi ông được giao thảo luật, làm luật dù biết nhưng vẫn “chừa ra” những khe hở để rồi nuôi âm mưu sau này lách qua đó, nghĩ rằng thủ thuật cao tay như vậy thì pháp luật cũng phải bó tay! Hóa ra, dù tinh khôn nhưng hình như khi “cái tuổi nó đuổi thông minh” vào ngưỡng lú, ông vẫn bị giấu đau hở đuôi.
Thật nực cười khi có người nhắc đi nhắc lại “ông Trần Xuân Giá có nhiều công lao”.
Đất nước mình hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, rồi phải thắt lưng buộc bụng, vắt kiệt sức mình để nuôi Trần Xuân Giá học hành, ra làm quan suốt 46 năm qua (từ 1966) được hưởng chính sách đãi ngộ, ăn trên ngồi trốc; cái may mắn được hưởng “Việt ưu” như thế hàng triệu người lính, người dân không dám mơ ước!
Một người được đảng nhà nước quan thâm như thế, lại lợi dụng chính những kẽ hở của luật pháp do mình làm ra, để trục lợi cá nhân, làm hại nước hại dân như thế, còn mở miệng nói công lao?
Trần Xuân Giá phải cộng thêm trách nhiệm vô ơn đối với dân với nước vào cái giá mà ông ta phải trả, đừng nói tới cái gọi là công lao mà ông ta chưa từng có.
Bây giờ mới thấy cái kết cục “Thụ thảo trường xuân” nó không “vận vào” cho ông, mà nó lại hóa ra trật lấc như thế, ông không được “thụ thảo” mà ông lại bị thụ lý! Cái giá của Trần Xuân Giá và những kẻ như Trần Xuân Giá nếu hôm nay chưa trả thì cũng sẽ có ngày phải trả, vì “lật thuyền mới biết dân như nước!”.
Minh Diện
http://bvbong.blogspot.de/2012/12/cai-gia-cua-tran-xuan-gia.html 

Hồi ức về anh đại úy Nguyễn Tấn Dũng

Viên đại úy mặt mũi đầy bùn, nhoẻn một nụ cười rất hồn nhiên. Nhà báo lão thành Ba Dân nhìn viên đại úy, nói với chúng tôi: “Người cán bộ phải dấn thân như thế !”.
Hồi ức về anh đại úy Nguyễn Tấn Dũng
Hồi ức về anh đại úy Nguyễn Tấn Dũng
Trích đăng bài viết của nhà báo Minh Diện, cựu phóng viên báo Tiền Phong
___________________________________

CHẮC THỦ TƯỚNG CHƯA QUÊN!

Trong cuốn sổ tay phóng viên của tôi còn ghi lại một chuyện xảy ra cách đây 34 năm.
Hôm ấy là ngày 21-8-1978, một đoàn cán bộ Trung ương Đoàn do Bí thư Trung ương Đoàn, Anh hùng quân đội Lê Thanh Đạo, dẫn đầu đến xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang sau vụ thảm sát của Khmer đỏ. Đại tá Lê Thanh Đạo, sĩ quan không quân, phi công dũng cảm tham gia 8 trận đánh, tiêu diệt 6 máy bay F4 của giặc Mỹ. Cùng đi có nhà báo lão thành Ba Dân, nguyên Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, cùng các nhà báo Việt Thảo, Đình Khuyến, Phạm Hậu…
Từ sáng sớm, đoàn chúng tôi khởi hành từ Sài Gòn bằng hai chiếc xe U-OÁT cũ kỹ, theo quốc lộ 4 về miền Tây. Con đường bị tàn phá trong chiến tranh, lại bị lũ lớn xói lở, ổ gà ổ trâu lổn nhổn, thỉnh thoảng phải tránh những hố bom hố pháo chưa kịp lấp. Hai bên đường làng xóm xác xơ. Cứ cách vài cây số lại gặp một trạm Ba-rie chắn ngang đường, đó là những trạm kiểm soát liên hợp, kiểm tra tất cà các phương tiện giao thông chống buôn lậu, vượt biên, đặc biệt là ngăn người lên biên giới vì chiến sự đang hết sức căng thẳng.
Càng đến gần biên giới không khí càng ngột ngạt. Người dân bồng bế con, gồng gánh chạy từ biên giới về, bộ đội hành quân lên biên giới thanh niên nam nữ vác chông tre đi rào làng.
Đất nước mới hòa bình chưa bao lâu, hố bom chưa kịp lấp, vết thương trên da thịt chưa kịp lành, đang phải ăn bo bo thay gạo, lại xảy ra chiến tranh, kẻ thù lại là người đồng chí từng môi hở răng lạnh, chung một chiến hào đánh Mỹ, từng hy sinh máu xương vì nhau! Đau quá!
Chúng tôi đến xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang, nơi bọn lính Pôn bốt mới tràn sang tàn sát đồng bào ta đêm 17 rạng 18 tháng 4. Không bao giờ tôi có thể quên được những gì mình nhìn thấy buổi chiều năm ấy. Những đống xác người chồng chất trong chùa, trong trường học, dưới chân núi Tượng, núi Dài, bên bờ kinh. Người bị chặt đầu , người bị cắt cổ , mổ bụng , trẻ em bị lưỡi lê đâm , phụ nữ bị lột hết quần áo lấy cọc tre đóng vào cửa mình . Không thể đếm xuể bao nhiêu xác chết. Bọn lính Pôn Pốt tràn sang lúc nửa đêm, khi bà con ta vẫn ngủ say. Chỉ bảy, tám tiếng đồng hồ, chúng đã giết hại hàng ngàn người dân vô tội.Hành quân lên biên giới
Bộ đội và dân quân lấy bao ni lông gói xác người đưa lên xe bò chở ra hố chôn tập thể . Người thân của các nạn nhân còn sống sót chạy tản cư hết , làng xóm bỏ hoang, điêu tàn. Cách chỗ chúng tôi chưa đầy một tầm đạn súng cối , bọn Khmer đỏ núp trong công sự dưới rặng thốt nốt vẫn thường xuyên bắn sang và rình rập , lừa phía ta sơ hở là tập kích bất ngờ gây thêm tội ác . Khắp xã Ba Chúc , từ núi Tượng đến ngôi chùa của người Miên , nồng nặc mùi tử khí , rải rác xác người chết, từng bầy chó hoang nháo nhác vục mõm vào xác chết đang phân hủy…
Từ Ba Chúc , An Giang , chúng tôi sang Kiên Giang, đến Trung đoàn 152 (Bộ đội địa phương Kiên Giang) đang chiến đấu bảo vệ biên giới. Đồng chí Chủ nhiệm chính trị ân cần đón tiếp chúng tôi. Đó là một đại úy rất trẻ . Anh nói những diễn biến trên tuyến biên giới do đơn vị mình phụ trách , và quyết tâm của anh em trong đơn vị đánh trả bọn Pôn bốt . Khi kể lại chuyện bọn Pôn bốt giết hại đồng bào mình, người đại úy trẻ nghẹn lời, lấy tay chùi nước mắt. Gương mặt anh quắt lại, mắt đỏ ngầu.
Chúng tôi đề nghị ra thăm bộ đội ngoài trận địa , chủ nhiệm chính trị hơi ngần ngừ vì cuộc chiến đấu đang hết sức căng thẳng , nhưng khi anh Lê Thanh Đạo nói, hầu hết thành viên trong đoàn đếu là người đã qua khói lửa , đồng chí đại úy trẻ kêu thêm hai chiến sỹ bảo vệ , cùng mình dẫn chúng tôi lên chốt.
Trên đường ra trân địa có một đoạn lầy , bánh xe bị lún sâu không lên được . Chủ nhiệm chính trị hô: “ Nào các đồng chí theo tôi !”. Anh nhảy xuống ghé lưng cõng nhà báo lão thành từ xe qua vũng lầy .Tiếp đến chị Hằng . Hai chiến sỹ cùng chúng tôi, cả anh Lê Thanh Đạo nhảy xuống làm theo đồng chí đại úy. Mọi người khiêng bổng hai chiếc xe qua bãi lầy. Khi xe tiếp tục lăn bánh, viên đại úy mặt mũi đầy bùn, nhoẻn một nụ cười rất hồn nhiên. Nhà báo lão thành Ba Dân nhìn viên đại úy, nói với chúng tôi: “Người cán bộ phải dấn thân như thế !”.
Lẽ thường vốn vậy, tốt-xấu do mình, khen chê là quyền của mọi người, ai cũng có cách nhìn nhận và chính kiến của họ, chặn miệng thế gian là việc làm ngược cách. Dư luận trong dân chúng (trừ những động cơ cá nhân nào đó của một vài người hay thiểu số) phần lớn thường khách quan, công bằng; việc đáng khen thì khen, việc đáng chê thì chê, khi cần phỉ nhổ thì cũng không ngán. Có điều, người bị chê phải biết tự nhận diện, tự xem xét lại mình, không nên chủ quan hoặc tìm cách khỏa lấp, chống chế vì những động cơ cá nhân thấp hèn.
Buổi tối hôm ấy, Ban chỉ huy trung đoàn 152 mời chúng tôi ăn cơm với thịt trâu luộc. Bấy giờ đang thời buổi đói kém, và đã trải qua một ngày vất vả , mệt nhọc , nhưng chúng tôi không tài nào nuốt nổi miếng cơm vì hình ảnh ghê rợn ở Ba Chúc vẫn còn lởn vởn trước mắt. Tôi kê cuốn sổ tay lên đầu gối ghi lại những việc xảy ra trong ngày , và tự nhiên bật ra những câu thơ không vần điệu. Trước khi tạm biệt Ban chỉ huy trung đoàn, tôi đọc bài thơ ấy cho mọi người nghe:
Ta lại hành quân về biên giới Tây Nam Mộc Hóa, Tân Biên lửa ngút ngàn Máu dân nhuộm đỏ đồng Ba Chúc Sa Mát, Cà Tum …trắng khăn tang.
Những tên lính áo đen Ném trẻ con vào lửa Đập đầu , mổ bụng người già Đâm cọc nhọn vào cửa mình phụ nữ Miệng hô vạn tuế Ăng-ca
Những tên đập đầu dân Cam-pu-chia Xây dựng “chính quyền năm không” quái dị Chúng với ta từng là đồng chí Thắm tình hữu nghị anh em
Đường hành quân về biên giới Tây Nam Qua những hố bom chưa kịp lấp Qua những chiếc cầu đổ sập Gặp những mẹ già chua kịp xả khăn tang
Ta lại hành quân về biên giới Tây Nam Thành phố sau lưng chập chờn ánh điện Con khát sữa chụp bình cháo loãng Mẹ đói lòng nhai tạm bo bo Vợ ta còm cõi xác xơ Đêm ngày lại đỏ mắt chờ đợi ta!
Mọi người lặng đi một lát . Đồng chí đại úy chủ nhiệm chính trị bắt tay tôi và xin bài thơ chép tay để đăng báo tường đơn vị.
Đồng chí đại úy trẻ ấy chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bây giờ.
Hơn ba chục năm đã qua chưa một lần tôi gặp lại ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng tôi không quên hình ảnh người đại úy trẻ khóc khi kể về những người đồng bào của mình bị sát hại và nhảy xuống cõng nhà báo lão thành qua đầm lầy lên mặt trận biên giới năm ấy.
MINH DIỆN (BLOGPOST)
Bài viết được lấy từ Reds.vn – http://reds.vn/index.php/da-chieu/2526-hoi-uc-ve-anh-dai-uy-nguyen-tan-dung
Minh Diện

Nguyễn Minh Diện
Bút danh: Minh Diện - Việt Dũng
Sinh năm: 1948
Quê: An Dục - Quỳnh Phụ - Thái Bình
Nhập ngũ: 1965             Đi B2: 1968
Nguyên phóng viên báo Công Binh
Phóng viên Tạp chí Văn Nghệ quân Giải phóng
Phóng viên Báo Tiền Phong

Tác Phẩm

- Dọc đường (tập truyện ký)
- Thành phố buổi sáng (truyện dài)
- Đông tiến - con đường chết (truyện dài)
- Trăng lạnh đầu thôn (tập truyện)
- Khu phố nhỏ (truyện ký)
- Bí mật hương trầm (truyện vừa)
- Vết roi (tập truyện)

Giải thưởng Bút ký Văn Nghệ Quân Giải phóng 1976

(Xã hội) - Tiếp theo loạt bài viết Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam. Chúng tôi tiếp tục vạch mặt “nhà báo đen” Minh Diện đã và đang làm xấu đi hình ảnh, uy tín báo chí cách mạng và chân chính trong xã hội Việt Nam. Kỳ này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc lý do tại sao Minh Diện bị đuổi khỏi nghề báo?
Có câu mà người xưa thường răn dạy: kẻ nào “gieo gió, ắt gặp bão”, “gieo nhân nào thì gặt quả ấy”. Tết năm rồi, về Sài Gòn thăm gia đình, tôi gặp người bạn cũ từng làm chung với Minh Diện hỏi thăm, anh này cho biết Minh Diện đã nghĩ làm lâu rồi, còn hiện đang làm gì?, như thế nào không biết! Anh bạn tôi né tránh, vì biết anh rất khôn, không muốn dây vào ai hay bất cứ chuyện gì.
Rồi sau đó bù khú với mấy người bạn khác, tôi nghe kể về ông Minh Diện đang hành nghề viết thư pháp tặng chữ, đang giàu sụ và nghênh ngang như ngày nào. Nếu khác thì chỉ khác việc ông nay “đã chỉnh hàm”, sửa răng cỏ đàng hoàng như ca sĩ Hồng Nhung, không còn bộ hô như ngày xưa, lâu lâu gặp lại chưa chắc đã nhận ra. Thay hình đổi dạng cũng là việc làm hay, nhưng thường chỉ dành cho những người lắm của nhiều tiền, những đại gia, trọc phú. Đổi hình thay dạng theo nhân tướng học và tướng số học thì dù có thay đổi đến thế nào cũng không thể thay đổi bản chất, số mạng trời định.

Vì sao Minh Diện bị tống cổ khỏi nghề báo?
Tống cổ ra khỏi nghề báo
Năm 1997, vụ án Tamexco là một trong số các vụ án nổi tiếng cả nước gây chấn động và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và trật tự xã hội. Vụ án có 4 án tử hình, tổng giá trị tài sản trên 40 ngàn USD và hàng ngàn hecta đất trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Trong vụ án này, có Minh Diện và cô nữ diễn viên điện ảnh Việt Trinh được cơ quan ANĐT Bộ Công an mời lên làm việc nhiều lần làm cho hồn xiêu, phách lạc. Đến ngày 24-3-1997 Tăng Minh Phụng bị khởi tố bắt tạm giam. Tháng 5-2003 Chủ tịch nước bác đơn ân xá nên vào lúc 5 giờ sáng ngày 17-7-2003 tử tù Tăng Minh PhụngPhạm Nhật Hồng bị thi hành án tại trường bắn Long Bình – Thủ Đức. Tính đến thời điểm này, những “chiến hữu” lẫn “đối phương” của nhà báo Minh Diện lần lượt kẻ ra đi trại cải tạo, người về cõi âm. Những phi vụ bóp cổ doanh nghiệp lấy tiền nuôi gái của Minh Diện tuy khá nhiều nhưng chỉ là tố cáo của doanh nghiệp, thiếu bằng chứng, cơ sở pháp lý để khởi tố vụ án. Hơn nữa, ai cũng biết Minh Diện vốn là một con cáo già trong nghiệp vụ điều tra, khai thác đối phương, rất cảnh giác, không rượu chè bê tha nên thật khó mà gài bẫy y được.

Thấp thoáng bóng dáng Minh Diện liên quan qua vụ mua bán biệt thự Hoa Hồng ở đồi Ngọc Tước.
Trong vụ TamexcoEpco – Minh Phụng thấp thoáng bóng dáng Minh Diện liên quan qua vụ mua bán biệt thự Hoa Hồng ở đồi Ngọc Tước, bãi Sau TP Vũng Tàu. Thông tin của người bạn từ cơ quan ANĐT cho biết, Minh Diện mua với giá không đồng (0 đồng)… bằng nước bọt, đồng nghĩa với tội danh nhận hối lộ hoặc tội cưỡng đoạt tài sản. Ai cũng biết, Phạm Huy PhướcTamexco và Diện rất thân nhau, thân đến mức con của Phước và Diện đều đưa sang Úc học chung từ rất nhỏ ăn ở tại ngôi nhà Phước mua tại Sydney. Trong nhóm này còn có cả con trai Hà Phi Long – nguyên Tổng Biên tập báo Công an TPHCM và con cái mấy đại gia nữa.
Từ Phạm Huy Phước, Minh Diện có thêm nhiều chiến hữu khác để đánh đu, đánh võng đại gia như Lê Minh Hải, Trần Quang Vinh, Nguyễn Duy Lộ, Phạm Nhật Hồng… Tất nhiên sau này những người này không ai nhận là thân quen nhà báo Minh Diện bao giờ. Trong quá trình điều tra làm rõ vụ việc liên quan, tại các bản cung lấy lời khai Minh Diện thừa nhận có lấy của Tăng Minh Phụng một căn biệt thự Hoa Hồng nằm trong khu vực đồi Ngọc Tước, bãi Sau, đường Võ Thị Sáu – TP Vũng Tàu. Minh Diện sợ chết khiếp đã về lạy vợ chạy vạy, cầm cố mang toàn bộ số tiền mấy tỷ đồng nộp cho cơ quan điều tra tỏ rõ sự thành khẩn, tự giác và xin được khoan hồng.
Có thể nói sau lần thoát tội trong vụ án Video đen của Thiếu tá Vũ Văn Nhồng, lần này Minh Diện biết chắc tỏng là ngồi bóc lịch vì liên quan đến kinh tế, nhận hối lộ tội danh rõ ràng. Hơn nữa, nếu từ trong trại giam các đại gia sau song sắt có tư thù với Diện khai ra thì chỉ còn duy nhất con đường chết. Minh Diện lúc này bẹp dúm như một con nhái, con sâu thật sự. Hết kiêu căng, khoác lác, huênh hoang, mỗi lời nói cử chỉ đều nhẹ nhàng như gió thoảng. Vì hơn ai hết, Minh Diện sợ sĩ diện và sự sụp đổ từ phía gia đình, họ hàng và cơ quan. Hơn nữa, y rất biết rõ từ điện thoại, hay đi đâu, làm gì 24/24 đều có người theo dõi giám sát. Những ngày này, có bị đứa con nít nhổ nước bọt vào mặt, Minh Diện cũng không dám nạt. Minh Diện bắt đầu chạy vạy, nhờ vả các mối quan hệ đồng hương, chiến hữu, bạn bè để giúp giải vây thoát khỏi lệnh khởi tố bắt tạm giam. Nghe đâu vụ này Minh Diện phải nôn ra khá nhiều tiền của, nhưng thực tế từ việc “nộp trả” cho cơ quan điều tra số tiền cao hơn theo thời giá hiện tại đã đủ để không khởi tố vì thiếu chứng cứ.
Chính kết luận điều tra và thông báo của cơ quan ANĐT đã buộc cơ quan báo và cơ quan chủ quản nơi Minh Diện công tác ra quyết định đuổi việc, thu thẻ nhà báo và khai trừ Đảng đối với ông này. Chuyện bí mật này đã có lần bạn tôi nghe chính mồm Minh Diện nói ra: khi nổi điên chửi thằng sếp Tổng Biên tập “bất nhân bất nghĩa” khi vội vàng tống cổ Minh Diện ra khỏi báo vì sợ liên lụy, ảnh hưởng.

Chiều 3/3/2013, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam, cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác.
Hết thời làm một nhà báo hung hăng, hù dọa bốn phương, Minh Diện quay về nhà làm một ông chủ nấp sau váy vợ chuyên nghề vải sợi truyền thống gần ngã tư Bảy Hiền. Bắt đầu lẩn tránh mọi người quen cũ, lánh xa các quan hệ cũ để không ai biết mình, không ai nhận ra hình dạng thay đổi mới để rắp tâm thực hiện những phi vụ lừa đảo mới trong đời. Nhưng bệnh cũ tái phát, tật hư thói xấu ông này vẫn còn quá nặng, chưa dứt nên vẫn thường “hành nghề báo chí” và thường xuyên điện thoại dọa nạt các doanh nghiệp. Vụ mua bán đất mà bà Hằng vợ ông chủ Đại Nam tố cáo trên blog là một ví dụ. Minh Diện viết phóng sinh… sự trên blog như một nghề để trút tất cả oán giận ai đó mà không hề hay biết là ông ta đang chửi chính mình, đang tự vả vào mặt mình một khi độc giả biết bộ mặt thật của Minh Diện là ai!

Anna Huynh/Nguyễn Hùng (từ California)
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét