Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 49

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phá dỡ biệt phủ 100 tỷ xa hoa trên đèo Hải Vân

- TP. Đà Nẵng vừa ra “tối hậu thư” yêu cầu phá dỡ khu biệt phủ trăm tỷ, nguy nga, có một không hai của đại gia Ngô Văn Quang xây dựng trái phép ở núi Hải Vân vào cuối tháng 8 tới.
 Cả khu biệt phủ kín cổng cao tường giờ chỉ còn một bảo vệ và vài người làm vườn. Hỏi chủ nhân chủ nhân khu biệt phủ, đại gia Ngô Văn Quang, người bảo vệ lắc đầu, nói rằng kể từ khi dư luận lên tiếng về việc xây dựng trái phép tại đây và chính quyền địa phương vào cuộc thì ông Quang rất ít khi xuất hiện.
Người này cho hay, kể từ khi công trình bị đình chỉ xây dựng vì chưa cấp phép trên đất rừng đặc dụng, mọi việc đều đã dừng lại. Một số công trình bằng gỗ vừa dựng xong đang được che chắn, bảo vệ.
Phía bên trong khu biệt phủ, khi tận mắt chứng kiến mới cảm nhận được sự nguy nga chẳng khác nào cung vua phủ chúa ngày xưa, với những tượng gỗ, nhà rường gỗ quý hiếm.
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
Một ngôi nhà được dựng hoàn toàn bằng gỗ trong khu biệt phủ
Ở đây còn trưng bày cả những khúc gỗ cổ thụ được mang về từ giữa rừng sâu.
Một đại gia trong ngành kinh doanh gỗ có tiếng ở Đà Thành thắc mắc, không hiểu bằng cách nào mà đại gia Quang mang được khúc gỗ đỏ quý, nguyên khối này về khu biệt phủ mà kiểm lâm không hề hay biết.
“Đó là chưa nói đến lượng gỗ lớn khác để làm những ngôi nhà to vật vã. Không đơn giản để tìm và vận chuyển số gỗ này qua các trạm kiểm lâm nếu không có giấy phép” - vị đại gia này nói.
Trên những bức tường trong khu biệt phủ là tượng hổ oai phong, ao cá cùng những tảng đá quý. Chúng có xuất xứ tận miền núi Phước Sơn.
Bí thư Chi bộ tổ 12 Kim Liên Nguyễn Bá Lưỡng và ông Trần Tình - Trưởng ban công tác mặt trận tổ 12 Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) cho biết, hơn 2 tuần qua khi có quyết định phá dở khu biệt phủ này, ông cũng như nhiều người dân mất ngủ vì thấy “tiếc đứt ruột, đứt gan”.
Ông Lưỡng nói rằng từng có hơn 100 người dân ở đây ký vào “Đơn xin cứu xét” gởi Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo TP. Đà Nẵng và quận Liên Chiểu xin được giữ lại khu biệt phủ này.
“Theo bà con, nếu nhà nước yêu cầu phá dỡ thì nên ra quyết định tịch thu sung công và giữ lại. Chứ đập bỏ thì tiếc lắm. Đành rằng ông Quang sai phạm thì phải xử lý nghiêm, nhưng khối tài sản này quá lớn”- một người dân nhận xét.
Cận cảnh bên trong khu biệt phủ như cung vua phủ chúa ngày xưa trước giờ “khai tử”:
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
Một công trình bằng gỗ vừa dựng xong vẫn đang được che chắn, bảo vệ.
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
Tượng gỗ quý hiếm
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vânbiệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
Những bức phù điêu tinh xảo trên tường
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
Trưng bày cả khối gỗ nguyên khối quý hiếm
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
Những tảng đá quý có giá cả tỷ đồng
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
biệt phủ, tháo dỡ, Đà Nẵng, Ngô Văn Quang, đại gia vàng, đèo Hải Vân, gỗ-quý, biệt-phủ, tháo-dỡ, Đà-Nẵng, Ngô-Văn-Quang, đại-gia-vàng, đèo-Hải-Vân
Vũ Trung - Lê Minh

Cựu Chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn bị bắt vì lý do gì?

VOV.VN - Cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Nguyễn Xuân Sơn bị bắt để điều tra vì cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế.

Chiều muộn ngày 21/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khám xét nơi ở của ông này tại D2 - 21 Khu đô thị Ciputra, phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội. 
Thông tin từ Báo Công an TP HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can với ông Nguyễn Xuân Sơn. Quyết định này được Viện Kiểm sát tối cao phê chuẩn với tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng” và “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Những thông tin ban đầu trên Báo Lao động cũng cho biết thêm, ông Nguyễn Xuân Sơn bị tình nghi có sai phạm trong giai đoạn giữ chức Phó Tổng giám đốc PVN; Tổng giám đốc Ngân hàng Ocean Bank với việc để mất nguồn vốn 800 tỉ do PVN đầu tư vào Ocean Bank khi Ngân hàng Nhà nước mới đây đã tiến hành mua lại bắt buộc Ngân hàng Ocean Bank với giá 0 đồng.
Mặc dù PVN là cổ đông lớn của Ocean Bank, nhưng việc mua lại này có thể chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của của cổ đông hiện hữu, không phân biệt cổ đông lớn nhỏ, cổ đông nhà nước hay cá nhân hay đối tác chiến lược.
Trước đó, vào năm 2014, PVN đã lên kế hoạch thoái vốn khỏi Ocean Bank song chưa thể thực hiện. Theo quy định, nếu để mất vốn Nhà nước thì tùy mức độ vi phạm, chủ tịch HĐQT, thành viên HĐTV và Tổng giám đốc sẽ không được thưởng, không nâng lương, thậm chí bị xử lý kỷ luật.
Báo Tuổi trẻ cũng tiết lộ thông tin, ông Nguyễn Xuân Sơn đã nhiều lần bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệu tập làm việc để điều tra, xác minh về những dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông này trong quá trình là Tổng Giám đốc Ocean Bank, sau đó là Phó Tổng giám đốc PVN trước khi giữ chức Chủ tịch HĐTV PVN.
cuu chu tich pvn nguyen xuan son bi bat vi ly do gi? hinh 0
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện lệnh khám xét nơi ở của ông Nguyễn Xuân Sơn. (Ảnh: Báo Lao động)
Ngoài ra, ông Sơn còn bị tình nghi có trách nhiệm liên quan đến những sai phạm tại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank), một trong những đơn vị mà GP.Bank đầu tư vốn. 
Cụ thể, năm 2012 thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã xác định GP.Bank có nhiều yếu kém, tiềm ẩn rủi ro, kết quả kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành ngân hàng kém hiệu quả. Do không khắc phục được nên Ngân hàng Nhà nước đã đặt GP.Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Xuân Sơn là ai?
Ông Nguyễn Xuân Sơn sinh năm 1962 tại Hà Tĩnh, tốt nghiệp Đại học chuyên ngành vật giá và Trường Đào tạo cán bộ Dầu khí tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Sơn cũng tốt nghiệp khóa đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh, cấp đào tạo trên đại học tại Trường Đại học Nam Carolina (Mỹ).
Trước khi vươn lên tại vị là người đứng đầu một tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam, ông Sơn đã có thời gian công tác 30 năm gắn bó với ngành dầu khí. Từ năm 2003 đến tháng 10/2006, ông Sơn giữ chức Phó TGĐ Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), rồi Tổng giám đốc PVFC đến tháng 5/2007. Sau đó, ông Sơn được bổ nhiệm và nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) từ tháng 12/2008 đến tháng 11/2010.


Làm việc tại Ocean Bank được khoảng 2 năm, đầu năm 2011, Ocean Bank thông báo ông Sơn thôi chức Tổng giám đốc và thay vào đó là bà Nguyễn Minh Thu. Tháng 1/2015, bà Nguyễn Minh Thu bị bắt vì hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Rời Ocean Bank, ông Sơn chuyển qua làm Phó Tổng giám đốc PVN phụ trách các lĩnh vực tài chính kế toán và kế hoạch chiến lược. Ông Sơn chính thức được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV PVN từ ngày 8/7/2014 thay cho ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/6/2014.
Chỉ một năm sau đó, ngày 19/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ chính thức có quyết định 1105/QĐ-TTg cho ông Sơn thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN để nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương phân công.
Ngày 20/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt PVN, triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác nhân sự cấp cao sau khi ông Nguyễn Xuân Sơn bị cho thôi chức. Tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có quyết định phân công ông Nguyễn Xuân Sơn nhận nhiệm vụ tại Tổng cục Năng lượng thuộc Bộ Công Thương./.

PV/VOV.VN (Tổng hợp) Theo TTO,Lao động,CA TP HCM

Nhà đầu tư nước ngoài mua hàng trăm căn hộ ở TP.HCM

(TNO) Sau khi luật Nhà ở năm 2014 với một số điều kiện thông thoáng dành cho đối tượng người nước ngoài chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7, nhiều Việt kiều và người nước ngoài đã bắt đầu rục rịch mua nhà ở Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài mua hàng trăm căn hộ ở TP.HCM - ảnh 1
Sau khi luật Nhà ở thông thoáng hơn, nhiều Việt kiều, người nước ngoài đã đầu tư
vào thị trường bất động sản ở Việt Nam - Ảnh: Đình Quân
Đã mua 112 căn
Chiều 21.7, trong báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý 2.2015, Công ty nghiên cứu CBRE cho biết có hàng trăm căn hộ được bán cho người nước ngoài sau khi luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ ngày 1.7 cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Cụ thể đã có 112 căn hộ tại một dự án lớn nhất TP.HCM của Tập đoàn Vingroup được bán cho người nước ngoài.
“Trong những năm qua, những nhà đầu tư nước ngoài vẫn thường phàn nàn về sự không công bằng trong thị trường Việt Nam. Còn bây giờ với sự thay đổi này, chúng ta có thể thấy liệu họ có thực sự muốn nắm bắt cơ hội”, báo cáo CBRE nhận định.
Báo cáo của CBRE cũng cho biết thị trường căn hộ tiếp tục phục hồi. Điều này đã được chứng minh bởi lượng tiêu thụ căn hộ kỷ lục của quý 2.2015 với hơn 10.000 căn. Nếu trước đây giai đoạn 2012 - 2013, khách hàng chủ yếu mua căn hộ ở phân khúc bình dân thì nay đã dịch chuyển sang phân khúc cao cấp.
Trong quý 2.2015, phân khúc cao cấp ghi nhận mức tiêu thụ khoảng 5.800 căn hộ, trong khi chỉ có khoảng 2.800 căn hộ được bán trong phân khúc bình dân.
Quý 2.2015 được ghi nhận là quý có số căn hộ cao cấp mở bán theo quý đứng thứ nhì trong lịch sử (tương đương 4.500 căn), đa số nằm ở khu đông Sài Gòn. Không chỉ số lượng chào bán căn hộ tăng cao, hầu hết các dự án cao cấp đã tăng giá bán trong giai đoạn/lần mở bán sau.
Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, cho biết trên thực tế, điều luật mới mở rộng cửa cho những nhà kinh doanh nước ngoài có quyền sở hữu các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, nơi có chi phí vốn thấp hơn và chi phí nhân công rẻ hơn so với các nước láng giềng trong khu vực.
Những công ty quốc tế đang muốn tận dụng mức độ đô thị hóa nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam để mua các tòa nhà thương mại phức hợp ở TP.HCM và Hà Nội nhằm thiết lập cơ sở kinh doanh, đồng thời tiến hành các hoạt động thương mại, bán lẻ.
Đơn cử Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc mới đây đã mua lại cổ phần kiểm soát của khu phức hợp bậc nhất Diamond Plaza tại TP.HCM. Trong khi đó, Keangnam Landmark ở Hà Nội, tòa tháp 72 tầng cao nhất Việt Nam được định giá 770 triệu USD, đang được ngân hàng Goldman Sachs và Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority nhăm nhe mua lại.
Theo ông Marc Townsend, ngoài ra các công ty niêm yết có vốn sở hữu 100% của nước ngoài không thuộc lĩnh vực nhạy cảm sẽ được phép hoạt động từ ngày 1.9.2015. Điều này giúp đẩy mạnh hoạt động thu mua bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu chiến lược kinh doanh.
“Vốn đầu tư từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông hiện là nguồn vốn tích cực nhất trong lĩnh vực bất động sản, và tâm lý đầu tư sẽ chỉ tăng lên khi cân nhắc các điều luật mới trên”, ông Marc Townsend nói.
Gỡ khó nguồn gốc cho Việt kiều
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) vừa có công văn gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND TP.HCM về việc gỡ khó thủ tục tạo điều kiện cho Việt kiều, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài là Sở Tư pháp cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Horea cho biết căn cứ để xác nhận nguồn gốc của người Việt Nam ở nước ngoài chủ yếu là khai sinh, thẻ căn cước, tờ khai gia đình, chứng minh nhân dân, hộ khẩu... Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, nhiều người Việt ở nước ngoài nay không còn lưu giữ hồ sơ hộ tịch. Nhiều trường hợp hồ sơ hộ tịch gốc không còn lưu trữ tại các cơ quan có thẩm quyền trong nước.
Do vậy, cần phải có giải pháp để xử lý các trường hợp nêu trên tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài có cơ hội được mua và sở hữu nhà. Trước tháng 5.1975, ở phía nam, có phương thức tòa án dân sự được ra "án thế vì khai sinh" trên cơ sở khai trình của những người có liên quan, có hai nhân chứng có tuyên thệ, cam kết chịu trách nhiệm, để xử lý các trường hợp chưa có khai sinh hoặc không thể về quê gốc để trích lục khai sinh.
Từ đó, Horea kiến nghị bổ sung chế định giao cho tòa dân sự có thẩm quyền ban hành "án thế vì khai sinh" để giải quyết hợp trường hợp chưa có khai sinh, hoặc không còn hồ sơ hộ tịch gốc... giúp Việt kiều có thể mua nhà ở Việt Nam.

Trung Quốc chỉ trích gay gắt Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2015

VOV.VN- Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đồng loạt lên tiếng phản đối gay gắt về bản Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2015.

Đúng với những lo ngại trước đây của Trung Quốc về khả năng Nhật Bản sẽ đề cập vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông trong Sách trắng quốc phòng 2015, bản Sách trắng quốc phòng mới nhất vừa được Chính phủ Nhật Bản thông qua ngày 21/7 đã dành riêng 23 trang đề cập về Trung Quốc, trong đó nhiều lần chỉ trích các hành động xây dựng, cải tạo của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian qua. 
trung quoc chi trich gay gat sach trang quoc phong nhat ban 2015  hinh 0
Khu trục hạm Izumo của Nhật Bản đậu tại cảng Yokosuka (Ảnh AP)
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phát biểu phản đối những chỉ trích được nêu trong Sách trắng Quốc phòng 2015 của Nhật Bản, cho rằng những nội dung đó “không đúng với tình hình thực tế”, cố ý tuyên truyền cái gọi là "mối đe doạ từ Trung Quốc", cố ý tạo ra tình hình căng thẳng trong khu vực.
Ông Lục Khảng cũng biện minh cho rằng các hoạt động xây dựng, cải tạo các bãi đá với quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông là “nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”, đồng thời yêu cầu Nhật Bản không “can thiệp” vào tình hình Biển Đông vì cho rằng điều này có thể gây tổn hại tới lòng tin chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
trung quoc chi trich gay gat sach trang quoc phong nhat ban 2015  hinh 1
Người phát ngôn BNG Trung Quốc Lục Khảng (Nguồn: Bộ Ngoại giao Trung Quốc)
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng ra tuyên bố phản đối Sách trắng Quốc phòng 2015 của Nhật Bản với nội dung tương tự. Đáng chú ý, Bộ Quốc phòng Trung Quốc bày tỏ lo ngại về việc Nhật Bản thực hiện điều chỉnh chính sách an ninh và quân sự sẽ “tạo ra những ảnh hưởng bất lợi” đối với an ninh của Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ nghiên cứu kỹ hơn nội dung Sách trắng Quốc phòng 2015 mà Nhật Bản vừa công bố để xem xét áp dụng “các biện pháp phản ứng cần thiết”.
Theo báo chí Trung Quốc, so với bản dự thảo được trình lên cuộc họp của Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản ngày 7/7, Sách trắng Quốc phòng 2015 được Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 21/7 đã bổ sung nhiều nội dung liên quan các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Theo đó, Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2015 bày tỏ quan ngại về tính minh bạch trong chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, quan ngại trước các hoạt động san lấp, cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng những công trình này có thể trở thành các tiền đồn quân sự nhằm hiện thực hóa tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2015 cũng yêu cầu Trung Quốc phải dừng ngay việc cải tạo đảo và xây dựng phi pháp trên Biển Đông mà nước này triển khai trong suốt 2 năm qua./.
Hà Thắng - Lê Bảo/VOV- Bắc Kinh

Trung Quốc ngang nhiên quy hoạch bảo vệ các đảo chiếm đóng ở Trường Sa

Dân trí Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc ngày 21/7 ra thông báo cho biết sẽ đẩy mạnh hoạt động bảo vệ tại các đảo mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông (Ảnh:
Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông (Ảnh: CSIS)
Tờ people.cn đưa tin, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) cho hay, để tăng cường hoạt động bảo vệ, khai thác và sử dụng các đảo ở Trường Sa và vùng biển lân cận, SOA sẽ bắt tay vào công tác quy hoạch, nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công cộng tại khu vực Biển Đông. SOA sẽ quy hoạch để tăng cường bảo vệ các đảo ở Trường Sa và khu vực biển lân cận trong giai đoạn thực hiện 5 năm lần thứ 13 (2016-2020).
SOA cho biết, sở dĩ Trung Quốc tiến hành quy hoạch tăng cường bảo vệ đảo ở Trường Sa do cơ sở hạ tầng tại các đảo thiếu thốn, không thể đảm nhận nhiệm vụ ứng phó khẩn cấp và cấp hộ kịp thời trên biển, không đủ năng lực phục vụ công cộng.
Theo quy hoạch, nhằm đẩy mạnh hoạt động quản lý, sử dụng các đảo tại quần đảo Trường Sa và khu vực biển lân cận, SOA chủ yếu thực hiện một số công tác chính như tăng cường hoạt động xây dựng và bảo vệ tại các đảo chiếm đóng, thành lập Trung tâm nghiên cứu khoa học biển, xây dựng các trạm giám sát sinh thái biển trên các đảo...
SOA còn thanh minh rằng: "Với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm, Trung Quốc có nghĩa vụ xây dựng các cơ sở hạ tầng  phục vụ công cộng trên các đảo ở Trường Sa, để cung cấp chất lượng các dịch vụ cho các nước láng giềng và các tàu thuyền qua lại tại Biển Đông".
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Bắc Kinh đòi các nước ASEAN không được quốc tế hóa mà chỉ giải quyết tranh chấp song phương thông qua đàm phán. Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng các đảo chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm phục vụ ý đồ thâu tóm toàn bộ Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động xây dựng, tôn tạo trên các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam khẳng định các hoạt động của Trung Quốc là vô giá trị, vì quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này.
Hương Giang
Theo People.cn


Động thái lạ của ông Hun Sen trong vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia

(GDVN) - Tuy nhiên nó sẽ là con dao hai lưỡi nếu sử dụng vấn đề biên giới lãnh thổ để gây chú ý, tìm kiếm sự ủng hộ từ dư luận Campuchia. Sẽ nguy hiểm...

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
The Cambodia Daily ngày 17/7 đưa tin, hôm qua 16/7 Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng một số cột mốc biên giới đã phân định trên tuyến biên giới chung với Việt Nam "có thể đã bị đặt sai vị trí bên trên phần đất Campuchia" và Phnom Penh có thể sẽ xem xét lại và yêu cầu điều chỉnh.
Đây là diễn biến mới nhất xung quanh căng thẳng trên biên giới Việt Nam - Campuchia do phe đối lập CNRP kích động một chiến dịch xâm phạm biên giới Việt Nam kể từ tháng 6 vừa qua, đồng thời gây áp lực lên chính quyền Campuchia đòi "đàm phán lại" - PV.
Đàm phán kéo dài là tại Campuchia, Hun Sen muốn "xem lại" cột mốc biên giới
Lâu nay ông Hun Sen vẫn quyết liệt bác bỏ các luận điệu xuyên tạc của CNRP về vấn đề biên giới, họ muốn lợi dụng chuyện này kích động lôi kéo những người dân Campchia thiếu thông tin và kiến thức về quá trình đàm phán, phân giới cắm mốc giữa hai nước để tiến hành các hoạt động phá hoại. Phát biểu của Thủ tướng Campuchia ngày hôm qua là một diễn biến mới đáng lưu ý. Ông Hun Sen đã nói rằng:
"Hiện nay chúng ta đã thực hiện được 83% công việc phân giới cắm mốc, còn 17% nữa. Trong số 83% đã phân giới cắm mốc, chúng ta có thể điều chỉnh lại những cột mốc và kiểm tra một số cột khác trong trường hợp phân giới cắm mốc có sai lệch. Chúng ta phải khắc phục nó, phải yêu cầu sửa chữa".
Tuy nhiên Hun Sen tiếp tục bác bỏ luận điệu của CNRP rằng chính phủ của ông đã "cúi đầu quá nhanh" trước Việt Nam: "Tôi đã nói với các nhà đàm phán: Nếu các cuộc đàm phán không đi đến thỏa thuận, họ cần phải rút ra, rút khỏi đàm phán còn hơn là bị mất đất".
"Có câu hỏi được đặt ra là đã gần 30 năm kể từ khi quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia (sau khi giúp người dân nước này thoát khỏi họa diệt chủng man rợ Khmer Đỏ do Trung Quốc nuôi dưỡng và giật dây - PV) tại sao hoạt động phân giới cắm mốc (với Việt Nam) vẫn không hoàn thành. Đó là bởi vì chính người Khmer đã không đồng ý, đó là một sự thật", ông Hun Sen thừa nhận.
Về hoạt động đàm phán biên giới với Việt Nam, ông Hun Sen có ý "cảnh báo" Việt Nam không "lấn lướt" trong vấn đề đàm phán biên giới hoặc tìm kiếm sự tự tin thái quá trong căng thẳng hiện nay giữa chính phủ Campuchia với phe đối lập (!?), The Cambodia Daily bình luận.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong lễ cắt băng khánh thành cột mốc biên giới số 314.
"Tôi đã gửi thông điệp tới các đối tác của chúng tôi, với nước láng giềng rằng Campuchia sẽ không từ bỏ yêu sách của mình đối với một số điểm ngay cả khi nội bộ Campuchia vẫn chưa thống nhất về nó", ông Hun Sen nói.
Mượn bản đồ Pháp, mời chuyên gia Pháp xác minh nhưng phớt lờ thiện chí của Việt Nam
The Phnom Penh Post hôm nay 17/7 cho biết, phát biểu trong một buổi lễ tốt nghiệp ở Phnom Penh hôm qua, ông Hun Sen tiếp tục lên án CNRP đã bôi nhọ chính phủ nước này sử dụng "bản đồ giả" trong đàm phán phân giới cắm mốc với Việt Nam sau khi gửi công hàm cho Tổng thống Pháp, Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh để hỏi mượn bản đồ "gốc" do Sở Địa dư Đông dương Pháp ấn hành.
"Sẽ là bất công cho tôi hay Chính phủ Hoàng gia nếu làm điều này một mình. Chúng tôi đã yêu cầu mượn các bản đồ từ nước ngoài. Pháp đã in các bản đồ này, và các chuyên gia Pháp sẽ đi cùng với các bên khác để xác minh. Chúng tôi có thể tới Cung điện Hòa Bình hoặc bất cứ nơi nào khác để xác minh bản đồ. Chúng tôi sẽ đưa ra bản đồ Pháp để so sánh với những gì chúng tôi có để giải quyết vấn đề biên giới với Việt Nam", Thủ tướng Campuchia nói.
Hun Sen cũng nói rằng chính phủ của ông sẽ sử dụng các mảnh bản đồ Bonne mà Sở Địa dư Đông dương phát hành để giải quyết các tranh chấp biên giới với Lào. Còn theo tờ Khmer Times ngày 17/7, trong bài phát biểu hôm qua ông Hun Sen còn hứa sẽ cho đại diện các đảng phái chính trị khác cùng qua Pháp xác minh và kiểm tra các bản đồ.
Trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:
Việt Nam đã chính thức đề nghị Campuchia cùng cam kết không xây dựng các công trình trong phạm vi 100 mét tính từ đường quản lý thực tế mỗi bên ở những nơi chưa phân giới, cắm mốc hoặc chưa hoàn thành hoán đổi theo bản Ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực tồn đọng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ Vương quốc Campuchia ký ngày 23/4/2011, nhưng đáng tiếng là phía Campuchia không đáp ứng thiện chí này.
Hun Sen muốn "xét lại bản đồ" không đáng ngại, nhưng phải cảnh giác bàn tay "bên thứ ba"
Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nhận định:
"Thời gian qua những căng thẳng biên giới ở Tây Nam giáp với Campuchia nổi lên khiến dư luận đặc biệt quan tâm. 3 nhóm đối tượng chính có tác động trực tiếp tới vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia lúc này cần đặc biệt lưu ý, nhận rõ và có đối sách phù hợp.
Hai lãnh đạo CNRP Kem Sokha, Sam Rainsy theo đuổi chủ trương bài Việt, chống phá quyết liệt quan hệ Việt Nam - Campuchia và biên giới Tây Nam.
Thứ nhất, phe đối lập Campuchia CNRP từ lâu đã lấy chiêu bài chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia, bài Việt cực đoan, chống phá kịch liệt Việt Nam làm thủ đoạn kích động lôi kéo người dân Campuchia thiếu thông tin và kiến thức về vấn đề biên giới lãnh thổ.
Sau khi giành được một số ghế nhất định trong Quốc hội Campuchia sau cuộc bầu cử tháng 7 năm ngoái, hoạt động chống phá Việt Nam ngày càng quyết liệt hơn. Chính lực lượng này là nguyên nhân trực tiếp gây ra các căng thẳng ngoài biên giới Tây Nam.
Lực lượng này sử dụng các mạng xã hội trực tuyến như Facebook để phát tán thông tin, tuyên truyền xuyên tạc lôi kéo người dân bằng thủ đoạn chống phá biên giới Việt Nam.
Chính ông Sam Rainsy, Chủ tịch CNRP đã thừa nhận với tờ The Cambodia Daily ngày hôm qua rằng, sự phát triển của truyền thông xã hội Campuchia đã "phá vỡ vòng vây" của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền (CPP) trên mặt trận truyền thông và buộc CPP phải "đối phó với các vấn đề biên giới với Việt Nam" dưới áp lực của CNRP.
Trước tuyên bố "có thể xét lại" của Hun Sen, Sam Rainsy hỷ hả rằng đó là một sự "công nhận" những gì ông ta theo đuổi trong nhiều năm, đó là hoạt động chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia. Bân Sam Rainsy cũng bị kết án tù 12 năm, trong đó 10 năm vì tội phá hủy tài sản công (cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia) và 2 năm vì tội tuyên truyền thông tin sai sự thật.
Thứ hai là một số chính khách trong Chính phủ Vương quốc Campuchia. Chính ông Hun Sen đã thừa nhận hoạt động đàm phán phân giới cắm mốc giữa hai nước sau 30 năm vẫn chưa thể hoàn thành là do chính người Khmer. Tôi cho rằng đó là những đánh giá khách quan.
Còn những phát biểu của Thủ tướng Hun Sen có liên quan đến 26 mảnh bản đồ Bonne và cách ứng xử khi đàm phán với Việt Nam nêu trên có lẽ chỉ để thanh minh trước dư luận rằng những nội dung mà đảng CPP cầm quyền đã đàm phán và ký kết với Việt Nam về biên giới cho đên nay là  khách quan , công khai, minh bạch, không phải như những gì mà CNRP đã cố tình bôi nhọ, tố cáo.
Trong tình hình chính trị phức tạp hiện nay của Campuchia và xuất phát từ động cơ và việc làm trong sáng, hết sức khách quan, đầy trách nhiệm của chúng ta trong quá trình đàm phán về biên giới với phía Campuchia, chúng ta có thể chia sẻ và hoàn toàn yên tâm, tự tin vào những thành quả đã đạt được.
Chúng ta hy vọng các đồng nghiệp Kampuchia đang đàm phán về biên giới với Việt Nam sẽ có cách để bảo vệ uy tín và thành quả của mình trước sự công kích phi lý của các phần tử chống đối, cực đoan.
Campuchia nên cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn của phe đối lập và thao túng từ Bắc Kinh.
Tuy nhiên nó sẽ là con dao hai lưỡi nếu sử dụng vấn đề biên giới lãnh thổ để gây chú ý, tìm kiếm sự ủng hộ từ dư luận Campuchia. Sẽ nguy hiểm cho chính CPP và ông Hun Sen nếu họ mất cảnh giác trước các thủ đoạn nham hiểm từ lực lượng đối lập và bàn tay vô hình từ Bắc Kinh.
Trong quá trình phân giới cắm mốc ở những vị trí hai bên còn nhận thức khác nhau, việc đề xuất xem xét đàm phán theo các thỏa thuận hai bên đã ký và thông lệ quốc tế cũng là điều thường gặp.
Chỉ xin lưu ý một điều, quy trình đàm phán biên giới, phân giới cắm mốc giữa Việt Nam - Campuchia là hoàn toàn hợp pháp, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Phía Campuchia vì lý do nội bộ nào đó thì hoàn toàn có thể sưu tầm thêm các bản gốc thuộc 26 mảnh bản đồ bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 và có thể sử dụng chúng để đơn phương đối chiếu, xác minh và nếu có được thêm những căn cứ xác đáng để bổ sung căn cứ pháp lý giải quyết các khu vực biên giới có nhận thức khác nhau đang tồn đọng thì có lẽ phía Việt Nam sẽ rất hoan nghênh;
Tuy nhiên mọi thay đổi, bổ sung nếu có cũng phải theo những nguyên tắc hai bên đã thỏa thuận và ký kết, phù hợp với các nguyên tắc của Luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có Hiệp ước biên giới năm 1985 và Hiệp ước biên giới bổ sung năm 2005.
Đúng như ông Hun Sen nói, nội bộ Campuchia đang có những nhận thức khác nhau về biên giới. Và tất nhiên Việt Nam sẽ không can thiệp vào nhận thức nội bộ của Campuchia, nhưng Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình, bảo vệ các thành quả đàm phán, phân giới cắm mốc cũng như nguyên tắc xử lý các vấn đề biên giới mà hai bên đã ký.
Người Việt cũng không có gì phải lo ngại quá nhiều, bởi tính đúng đắn, hợp pháp của hiệp ước biên giới giữa hai nước. Nó phù hợp với thông lệ quốc tế, quy tắc bang giao và các chuẩn mực pháp lý. Đồng thời nó gắn liền với sinh mệnh chính trị của chính quyền Campuchia, họ không dễ để kẻ khác lật đổ nhằm thỏa mãn mưu đồ chính trị.
Thứ ba, như tôi đã phân tích trước đó trên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam rằng chúng ta cần đặc biệt cảnh giác với "bên thứ 3" ở biên giới Tây Nam. Lịch sử đã từng cho chúng ta bài học về người tự nhận là "anh em đồng chí" này đã từng thọc vào sườn chúng ta ở biên giới Tây Nam thông qua lực lượng diệt chủng Khmer Đỏ. Hậu quả hệ lụy của nó đển giờ vẫn chưa khắc phục xong.
Vừa qua Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ, quan hệ Việt - Mỹ phát triển lên một tầm cao mới. Trung Quốc chắc chắn không hài lòng với điều này, trong khi hoạt động bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa bất hợp pháp của họ ở 7 bãi đá, rặng san hô ngoài quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị họ xâm lược, chiếm đóng trái phép đang bị dư luận lên án gay gắt, trong đó có Hoa Kỳ.
Chọc vào biên giới Tây Nam gây bất ổn, phá hoại quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Campuchia rất có thể là một lựa chọn của Trung Quốc lúc này. Ngày trước Trung Quốc dung túng nuôi dưỡng Khmer Đỏ, ngày nay Trung Quốc dùng tiền để thao túng giật dây các thế lực chính trị Campuchia cũng không phải chuyện gì lạ.
Truyền thông quốc tế đều biết những việc này, từ việc chu cấp tiền thuê nhà, tiền nước uống cho một đảng phái chính trị đến việc xây trụ sở cho cảnh sát Campuchia, cấp điện thoại di động và ô tô cho các quan chức ngoại giao cho đến việc nắm hồ sơ từng học viên sĩ quan quân sự Campuchia. Do đó chúng ta cần hết sức cảnh giác và có đối sách phù hợp."
Hồng Thủy

Đài Mỹ: Trung Quốc được nhiều hơn trong quan hệ với Campuchia

Các nhà phân tích cảnh báo rằng Trung Quốc đang được nhiều hơn Campuchia từ các thỏa thuận song phương.

Tin tức từ Đài VOA Khmer, Hoa Kỳ ngày 21/7 đưa tin, trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Tea Banh đã nhận được nhiều cam kết hỗ trợ từ phía quân đội Trung Quốc.
Ông Tea Banh nói với VOA rằng chuyến thăm rất thành công và quan hệ hợp tác Campuchia - Trung Quốc gần gũi hơn quan hệ Phnom Penh với Washington.
  Đài Mỹ: Trung Quốc được nhiều hơn trong quan hệ với Campuchia - Ảnh 1

Thủ tướng Campuchia Hun sen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Các nhà phân tích nói rằng Campuchia có thể sẽ xem xét tìm kiếm hỗ trợ từ Trung Quốc nhiều hơn về các vấn đề lãnh thổ. Năm 2012 Campuchia đứng về phía Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Scarborough và căng thẳng leo thang trên Biển Đông, một năm sau Trung Quốc cho Campuchia vay 195 triệu USD để mua 12 chiếc trực thăng quân sự Z-9 do Bắc Kinh chế tạo.
Tháng trước, tạp chí The Diplomat dẫn lại nguồn từ nhật báo The Cambodia Daily của Campuchia cho biết, Trung Quốc mới bàn giao một loạt vũ khí hạng nặng và các thiết bị quân sự cho Bộ Quốc phòng Campuchia.
Lô vũ khí này bao gồm: 44 xe quân sự, trong đó có xe jeep, xe tải chở tên lửa và một chục pháo phòng không, cùng 20 xe nâng hàng, 4 khu bếp dã chiến, 2.000kg chất hóa học không rõ tên và 10.000kg linh kiện dự phòng.
Tuy nhiên, nguồn tin đã không hề tiết lộ mục đích sử dụng lô vũ khí này của Campuchia. Nhưng truyền thông Trung Quốc nói rằng những thiết bị này được sử dụng cho một chương trình huấn luyện của một xưởng cơ khí, nhằm nâng cao kỹ năng bảo dưỡng và sửa chữa của các kỹ sư.
Trung Quốc hiện là đối tác viện trợ hàng quốc phòng lớn nhất của Campuchia. Năm 2013, Campuchia đã tiếp nhận 12 trực thăng Harbin Z-9 mua bằng khoản vay 195 triệu USD của Trung Quốc. Trong năm 2015 này, quân đội Campuchia cũng sẽ tiếp nhận 26 xe tải và 30.000 bộ quân phục từ Trung Quốc.
Hồi năm 1999, Trung Quốc còn hỗ trợ Campuchia xây dựng Học viện Quân đội. Việc viện trợ quân sự thông qua tài trợ đào tạo nhằm tăng cường ảnh hưởng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia. Các nhà phân tích xem đây như một phần trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng khu vực, kể cả trong tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc.
Carl Thayer, một nhà nghiên cứu danh tiếng về an ninh Đông Nam Á thuộc Học viện quốc phòng Australia, cho rằng việc Trung Quốc giúp Campuchia xây dựng Học viện quân sự là bước đi đầu tiên để Trung Quốc xây dựng các cơ sở lớn tương tự ở khắp Đông Nam Á.
  Đài Mỹ: Trung Quốc được nhiều hơn trong quan hệ với Campuchia - Ảnh 2 Campuchia tiếp nhận trực thăng Z-9 từ Trung Quốc.
“Với Trung Quốc, đây là khởi đầu cho chiến lược dài hạn nhằm gia tăng ảnh hưởng trong quân đội Campuchia thông qua hình thức viện trợ đào tạo này. Trung Quốc còn nắm giữ hồ sơ chi tiết về từng người đã qua đào tạo. Hiện tại, không có nơi nào tại Đông Nam Á mà Trung Quốc có ảnh hưởng lớn hơn nơi đang được nói đến” - ông Carl Thayer cho biết.
Thủ tướng Campuchia, Hun Sen rất hoan nghênh quan hệ với Trung Quốc. Tháng trước, ông nói với một nhóm nông dân Campuchia rằng, quan hệ với Trung Quốc đang ở "đỉnh cao thời đại". Quỹ phát triển Trung Quốc dành cho Campuchia năm 2015 đã tăng lên 140 triệu USD từ 100 triệu USD năm trước.
Tuy nhiên, ông Tea Banh từ chối tiết lộ Trung Quốc đã hứa sẽ viện trợ cho Campuchia bao nhiêu tiền trong chuyến đi vừa rồi của mình.
Trong khi đó, tại một bài viết có tiêu đề "Vì sao Trung Quốc quyến rũ Campuchia", giáo sư Heidi Dahles, Trưởng khoa Nghiên cứu châu Á (ĐH Griffith, Australia) cho rằng, do Campuchia là một trong những vị trí địa chính trị chiến lược với Trung Quốc.
Theo chuyên gia này, Campuchia có tầm quan trọng chiến lược, là một trong những viên ngọc trai trong “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc đang muốn tạo ra trong khu vực Đông Nam Á – vị trí đảm bảo quyền tiếp cận Vịnh Thái Lan và Biển Đông một cách thuận tiện nhất.
Trong bối cảnh có sự cạnh tranh khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giành ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương, Campuchia là một mắt xích đảm bảo lợi thế địa chính trị khu vực sẽ thuộc về bên nào thân thiết hơn với nước này.
Các chương trình hợp tác quân sự - quốc phòng giữa Mỹ và Campuchia, được thiết lập từ năm 2006, sắp hết hạn. Vấn đề cấp bách hiện nay là liệu sự hợp tác này có bị bỏ rơi hay không khi đã có một liên kết quân sự gần gũi hơn giữa Campuchia với Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng Trung Quốc đang được nhiều hơn Campuchia từ các thỏa thuận song phương. Chheang Vannarith, một giáo sư tại đại học Leeds nhận định, Trung Quốc cần Campuchia như một đối tác trong khu vực Đông Nam Á, nơi cạnh tranh ngày càng gay gắt. "Campuchia cần sự hợp tác của Trung Quốc khi Việt Nam phát triển quan hệ với Hoa Kỳ", ông nói.
Hugh With, giáo sư nghiên cứu chiến lược từ đại học Quốc gia Úc nói với VOA Khmer rằng: "Chúng tôi nhìn thấy nước Mỹ đang nỗ lực phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam.
Trung Quốc sẽ sẵn sàng phát triển các mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với Campuchia là một phần của quá trình này. Tuy nhiên tôi nghi ngờ rằng điều đó có thể dẫn đến một biến đổi cơ bản trong chiến lược quân sự của Campuchia hay khu vực".
Thanh Ngọc 

Cánh hữu tuyên bố ‘giai đoạn mới của cách mạng Ukraine’

TPO - Các cuộc tuần hành chống chính quyền Kiev do phong trào cực đoan cánh hữu (Pravyi Sector) ở Ukraine phát động đã kéo dài sang ngày thứ hai, đi kèm với tuyên bố một cuộc trưng cầu ý dân về bất tín nhiệm Quốc hội, Nội các và Tổng thống.
Cánh Hữu Ukraine tuần hành chống chính quyền Cánh Hữu Ukraine tuần hành chống chính quyền
Theo hãng Tass của Nga, cuộc tuần hành bắt đầu từ chiều tối ngày 21/7 có sự tham gia của khoảng 6.000 người do phong trào cánh Hữu phát động. Các thành viên cánh Hữu mặc quần áo rằn ri, vẫy những lá cờ đỏ - đen của quân đội khởi nghĩa nổi dậy (UPA).
Nhóm tuần hành diễu qua các con phố dọc trung tâm thủ đô Kiev, sau đó tập trung ở Quảng trường Maidan đòi lật đổ Tổng thống Ukraine và chính quyền của ông.
“Mọi người phải nêu ý kiến về những điều đang diễn ra ở đất nước… Chính phủ nên biết rằng nếu người dân không hài lòng với họ, họ phải ra đi”, Tass dẫn lời thủ lĩnh Dmitry Yarosh  về việc đòi Tổng thống Poroshenko từ chức.

Kết quả khảo sát của Viện Xã hội học Quốc tế Kiev cho thấy, 55,4% số người được hỏi không hài lòng về việc điều hành đất nước của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Chỉ có 27% số người đánh giá tốt công việc của người đứng đầu đất nước. Trong khi đó, 66,7% số người được hỏi không hỏi hài lòng về Chính phủ của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk, và 16,8% đánh giá tốt công việc của Chính phủ nước này.
Trước đó, trên trang Facebook hôm 21/7, cánh hữu yêu cầu hủy bỏ các thỏa thuận Minsk đã ký giữa chính quyền Kiev và lực lượng ly khai miền Đông Ukraine, đồng thời tiến hành hợp pháp hóa các tiểu đoàn tiễu phạt tình nguyện. Phát biểu trước đám đông ở Quảng trường Maidan, thủ lĩnh Yarosh tuyên bố Pravyi Sector là “một lực lượng cách mạng có kỷ luật” và đang mở ra một “giai đoạn mới của cách mạng Ukraine”.
Cánh hữu cũng thông báo các kế hoạch khởi xướng một cuộc trưng cầu dân ý về việc bỏ phiếu “luận tội Tổng thống Poroshenko và chính phủ Ukraine”.
Theo đó, từ sáng nay 22/7, ở tất cả các tỉnh thành Ukraine, thành viên của cánh hữu sẽ bố trí người để chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý.
Theo lời thủ lĩnh Dmitry Yarosh, các trung tâm địa phương nói trên sẽ hoạt động với chức năng của “các ủy ban cách mạng”.
Trước đó, hôm 19/7, tại Kiev cũng diễn ra cuộc tuần hành lớn với chừng 2.000 người tham gia để phản đối giá nhà ở và tiện ích công đắt đỏ.
Một cuộc tuần hành tương tự cũng được tổ chức ở thành phố Dnepropetrovsk ở trung Ukraine, nơi hàng chục người biểu tình, chủ yếu là người cao tuổi, chặn đường phố và đòi Tổng thống Poroshenko từ chức.
Từ cuối tháng 6 đến nay, các cuộc tuần hành diễn ra ngày càng nhiều trên các vùng lãnh thổ của Ukraine.
Những người dân lao động bình thường cũng tham gia cuộc biểu tình để tỏ ý không hài lòng với điều mức sống nghèo khó ở đất nước dưới thời Tổng thống Poroshenko.
Theo Tass, RIA Novosti, Tổng hợp
 

Vụ án oan 10 năm: Lý Nguyễn Chung phân bua không được cho tiền để nhận tội

Dân trí Lý Nguyễn Chung đã thừa nhận việc giết hại chị Hoan là do chính bị cáo thực hiện, không có ai khác xúi giục. Theo bị cáo: “Khi nghe tin báo là công an đang điều tra lại vụ án vào năm 2013, do biết không thể thoát tội nên bị cáo đã ra đầu thú”.

 >>  Vụ án oan 10 năm: Nhân chứng mới "khăng khăng" cãi hộ Lý Nguyễn Chung

(Clip: Trọng Trinh).
Bị cáo nhận tội và thấy có lỗi!
Tiếp tục diễn biến phiên tòa xét xử bị cáo Lý Nguyễn Chung, đầu giờ chiều nay (21/7), HĐXX tiếp tục xét hỏi những người có nghĩa vụ liên quan, trong khi “nhân chứng mới” là bà Nguyễn Thị Hà đã vắng mặt.
Đứng trước vành móng ngựa, trả lời các câu hỏi của HĐXX, bị cáo Lý Nguyễn Chung lặp lại lời nhận tội và quả quyết bản thân phạm tội một mình, không có đồng phạm khi thực hiện việc sát hại chị Nguyễn Thị Hoan.
Chung khai: “Không có ai xúi giục bị cáo nhận tội, bị cáo còn vợ con nên dù có cho bao nhiêu tiền thì cũng không bao giờ nhận tội việc mình không làm”.
Bị cáo Lý Nguyễn Chung luôn cúi đầu tại phòng xét xử TAND tỉnh Bắc Giang ngày 21/7.
Bị cáo Lý Nguyễn Chung luôn cúi đầu tại phòng xét xử TAND tỉnh Bắc Giang ngày 21/7.
Theo đó, Chung đã khai nhận trước tòa toàn bộ hành vi phạm tội của mình trong vụ việc sát hại chị Nguyễn Thị Hoan cách đây hơn 10 năm trước. Những thông tin khai báo của bị cáo trùng với các tình tiết cáo trạng mà Viện kiểm sát đã thể hiện.
Chung cũng cho biết, hiện hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên chưa có tiền để khắc phục cho phía gia đình nạn nhân. Bị cáo này đã tỏ ra rất ăn năn về hành vi phạm tội của mình: “Bị cáo hối hận lắm”.
Trước tòa, Chung khai nhận thời điểm đó do thấy nhiều tiền nên nảy sinh ý định giết người, cướp tài sản chứ hoàn toàn không có mâu thuẫn với gia đình chị Hoan, lúc đó cũng không biết cần tiền để làm gì.
Ông Lý Văn Chúc, bố đẻ bị cáo Lý Nguyễn Chung cho biết, hôm sau ngày chị Hoan bị sát hại, thấy quần áo trong chậu có màu đỏ và có vết thương trên tay Chung thì ông đã hỏi Chung và Chung đã thừa nhận hành vi giết chị Hoan. Sau đó ông Chúc đã khuyên Chung tạm lánh đi một thời gian.
Đến năm 2013, ông Chúc có khuyên Chung ra đầu thú, sau đó đào một huyện sẵn để nếu Chung không ra đầu thú mà bị công an bắt thì sẽ tự tử.
Trả lời câu hỏi của luật sư, ông Lý Văn Chúc tin rằng trong vụ án duy nhất chỉ có một mình con trai ông gây án. Đồng thời, Chung đã phạm tội thì phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Bà Hoàng Thị Hội, mẹ đẻ của nạn nhân Nguyễn Thị Hoan cho rằng, trước đây ông Nguyễn Thanh Chấn đã nhận tội, giờ Lý Nguyễn Chung lại nhận tội khiến bà không nhất trí.
Tiếp tục phần xét hỏi, trả lời câu hỏi của vị đại diện VKS về việc số vàng được quy đổi thành tiền vào thời điểm hiện tại, bà Hội có đồng ý với mức giá hiện tại hay không thì mẹ của nạn nhân Hoan không xác nhận vì bà cho rằng giá vàng thay đổi theo từng thời điểm.
Cuối giờ chiều, HĐXX đã công bố một số lời khai của các nhân chứng vắng mặt tại phiên tòa.
Hơn 16h chiều, phiên tòa kết thúc phần xét hỏi, chuyển qua phần luận tội của đại diện VKS. Dự kiến HĐXX sẽ tuyên án vào chiều ngày mai (22/7).
Q. Đô

Tìm thấy thi thể 2 công nhân mắc kẹt trong hầm lò ở Công ty Than Vàng Danh, Quảng Ninh

Thứ Tư, 22/07/2015 08:19
(Thethaovanhoa.vn) - 7 giờ 30 phút ngày 22/7, lực lượng cứu hộ đã đưa được thi thể của 2 công nhân bị nạn dưới hầm lò lên mặt đất.

Cửa đường hầm vào hiện trường vụ tai nạn
Vào lúc 20 giờ 20 phút, ngày 21/7, tại Lò Thượng số 6, Vỉa 7, Giếng cánh gà thuộc Công ty Than Vàng Danh (thành phố Uông Bí, Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn tụt hầm lò khiến 2 công nhân bị mắc kẹt trong lò là Vũ Đức Thanh (sinh năm 1973) và Bùi Ngọc Toàn (sinh năm 1970) đều là công nhân Công ty Than Vàng Danh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu cho biết: Đến 7 giờ 30 phút ngày 22/7, lực lượng cứu hộ đã đưa được thi thể của 2 công nhân bị nạn lên mặt đất.
Hiện, lực lượng chức năng đang làm thủ tục đưa thi thể nạn nhân về gia đình để mai táng và tiếp tục xác định nguyên nhân vụ tai nạn trên.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Lê Quang Tùng đề nghị lãnh đạo Công ty Than Vàng Danh cần làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn tụt hầm lò khiến 2 công nhân bị tử vong, từ đó sớm khôi phục sản xuất và có hướng khắc phục để tránh tình trạng tai nạn hầm lò xảy ra trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Lê Quang Tùng cũng đã trao tiền hỗ trợ cho mỗi gia đình nạn nhân tử vong 6 triệu đồng. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ mỗi gia đình có nạn nhân tử vong 20 triệu đồng.
Văn Đức

Ôtô tải tông nát 2 xe máy, 1 người chết tại chỗ

Chiếc ôtô đang lưu thông thì bất ngờ đâm vào 2 xe máy rồi tông sập một căn nhà bên đường. Vụ tai nạn làm 1 nạn nhân tử vong tại chỗ.
Vụ tai nạn xảy ra vào 6h45 ngày 22/7 tại ngã giao đường Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Sơn (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).
Một nhân chứng cho biết, vào thời gian trên, xe tải BKS 77C do tài xế Trịnh Văn Đức (27 tuổi, trú xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) điều khiển lưu thông từ đường Nguyễn Sơn ra Nguyễn Đình Chiểu.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Khải Hoàng.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Khải Hoàng.
Khi đến ngã ba thì tài xế bất ngờ mất lái, chiếc ôtô đâm vào 2 xe máy BKS 47N5 do chị Nguyễn Thị Phương (37 tuổi) điều khiển và xe BKS 47P8 do anh Y Nhâm Êban (20 tuổi) điều khiển chở anh Y Phôn Niê (16 tuổi, cùng trú TP Buôn ma Thuột) đang lưu thông cùng chiều.
Chưa dừng lại ở đó, chiếc xe tải tiếp tục lao về phía trước, đâm sập một cửa hàng bán cây cảnh phía bên kia đường.
Chiếc xe tải lao vào lề đường sau cú tông cực mạnh. Ảnh: Khải Hoàng
Chiếc xe tải lao vào lề đường. Ảnh: Khải Hoàng.
Vụ tai nạn khiến anh Y Nhâm Êban chết tại chỗ, chị Phương và anh Y Phôn Êban bị thương nặng được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột.
Hai chiếc xe máy bị cán nát bét, vỡ vụn thành nhiều mảnh. Nhận được tin báo, lực lượng CSGT Công an TP Buôn Ma Thuột có mặt tại hiện trường để phân luồng giao thông và điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét