MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 57

(ĐC sưu tầm trên NET)

Quảng Ninh chìm trong nước, giao thông tê liệt

Mưa nặng hạt kéo dài hàng giờ khiến nhiều khu dân cư ở Quảng Ninh ngập cao hơn một mét. Phương tiện chết máy nằm la liệt trên đường. Quốc lộ 18 gần như bị chia cắt.
 
15h chiều 26/7, mưa lớn đổ xuống các huyện thị Cẩm Phả, Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn... khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu từ 0,5 tới một m, giao thông quốc lộ 18A tê liệt. Ngành điện lực Quảng Ninh phải cắt điện để bảo đảm an toàn.
 
Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho VnExpress biết, tỉnh đã phát công lệnh khẩn yêu cầu theo dõi mưa gió và ngập lụt, sẵn sàng phương án cứu nạn, không để xảy ra thiệt hại về người. Nhiều phương tiện bị chết máy không di chuyển được ở khu vực Hà Khánh, Bãi Cháy, Cẩm Phả, một số đập tràn bị nước lũ phá hỏng. Đặc biệt, xã Vạn Sen, huyện Vân Đồn bị cô lập, tỉnh phải chỉ đạo lực lượng biên phòng đưa tàu ra ứng cứu.
 
Đến 19h, khu vực ngã ba đường mới quốc lộ 18A phường Hà Khẩu (Hạ Long). Nước dâng cao hơn một mét. Ôtô chết máy bị nước cuốn trôi dạt vào vệ đường. Anh Nguyễn Văn Nam (tài xế taxi) cho biết, đoạn đường này bị tắc từ 16h. "Nước lên cao, tôi và nhiều chủ xe khác phải ngồi yên trong xe hơn 6 tiếng đồng", anh Nam nói.
 
Nhiều chiến sĩ CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh đang làm nhiệm vụ xắn tay giúp đẩy xe thoát điểm ngập nặng.
 
Đội mưa và lội nước để đảm bảo giao thông trên các ngả đường.
 
Điện bị cắt, người dân lội bộ phải mò mẫm theo ánh sáng của những chiếc ôtô.
 
21h đêm, mưa vẫn tiếp tục, nước tại sông, suối dâng cao, tràn vào các khu dân cư. Phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long có chỗ lên đến 1,2 m. 
 
Quốc lộ 18 gần như bị chia cắt.
Minh Cương - Giang Chinh

Tin nóng thế giới: Hành khách châm lửa đốt máy bay

(Tấm Gương)- Người đàn ông đốt máy bay chuẩn bị hạ cánh; Máy bay rơi xuống nhà dân ở Nhật Bản, ít nhất 3 người thiệt mạng; Saudi Arabia tuyên bố lệnh ngừng bắn tại Yemen… là những tin thế giới đáng chú ý.
Hành khách châm lửa đốt máy bay
Theo Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc, một người đàn ông cố gây hỏa hoạn trên chuyến bay khởi hành từ TP Thai Châu – sắp hạ cánh xuống TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.
Đài truyền hình Trung Quốc (CCTV) cho hay phi công đã phát tín hiệu cầu cứu và máy bay được hướng dẫn hạ cánh xuống sân bay Quảng Châu. Cầu trượt được bung ra để sơ tán 95 hành khách cùng 9 thành viên phi hành đoàn. Có 2 người bị thương nhẹ.
Hãng Hàng không Thâm Quyến xác nhận sự cố song không cung cấp thêm chi tiết, kể cả động cơ của kẻ gây rối.
Saudi Arabia tuyên bố lệnh ngừng bắn tại Yemen
Liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu không kích phiến quân Houthi ở Yemen ngày 25/7 tuyên bố một lệnh ngừng bắn nhân đạo kéo dài 5 ngày.
Đây được cho là khoảng thời gian quý giá để các cơ quan cứu trợ nhân đạo đưa hàng viện trợ đến với hàng triệu người dân đang bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh bởi trước đó, lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc đề xuất đã không được các bên tuân thủ.
125 nhân viên an ninh Afghanistan đào ngũ chạy sang Taliban
Ngày 26/7, giới chức Afghanistan cho biết tổng cộng 125 nhân viên an ninh, trong đó có khoảng 100 sỹ quan cảnh sát và biên phòng, đã bỏ nhiệm vụ chiến đấu và chạy sang hàng ngũ của phiến quân Taliban sau 3 ngày giao tranh ác liệt ở khu vực Tirgaran, thuộc huyện Wardoj.
Đây là con số đầu hàng lớn nhất kể từ khi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết thúc sứ mệnh chiến đấu ở quốc gia Nam Á này.
Nhật Bản: Máy bay rơi xuống nhà dân, ít nhất 3 người thiệt mạng
Một chiếc máy by nhỏ đã đâm vào một khu vực dân cư ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày hôm nay (26/7), khiến ít nhất 3 người thiệt mạng, 2 người khác bị thương. Bên cạnh đó, 3 ngôi nhà và 2 ô tô của người dân bị cháy.
Theo truyền thông Nhật Bản, chiếc máy bay 5 chỗ ngồi gặp nạn vào khoảng 11h trưa nay (giờ địa phương), chỉ ít thời gian sau khi cất cánh từ sân bay Chofu.
Hiện chưa có thêm thông tin về con số thương vong và số người có mặt trên chiếc máy bay gặp nạn.
Nga Vũ
(Tổng hợp)

Hỗn chiến bằng kiếm và tuýp sắt, một người chết

Sau khi bị nhóm thanh niên tấn công, Sơn được người nhà cầm tuýp sắt tới ứng cứu. Hậu quả, em trai bị đối phương đánh tử vong, bố bị thương nặng.
Tối 26/7, thiếu tá Lê Phi Hải, Trưởng công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa bắt Nguyễn Trường Giang (30 tuổi) và Lê Văn Sáng (25 tuổi) cùng trú tại xã Kỳ Sơn để điều tra hành vi giết người.
nghi-can-9789-1437916408.jpg
Giang và Sáng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Đức Hùng
Theo cơ quan điều tra, khoảng 22h30 đêm 19/7, Nguyễn Ngọc Anh (27 tuổi) trú tại xã Kỳ Sơn cùng Sáng và Giang đi chơi, rồi xảy ra mâu thuẫn với nhóm Nguyễn Công Sơn (27 tuổi), người cùng xã. Hai nhóm này định lao vào ăn thua tuy nhiên có người can ngăn nên đã giải tán.
Khoảng 0h sáng hôm sau, về đến thôn Sơn Bình 2, xã Kỳ Sơn, hai nhóm thanh niên gặp lại nhau. Sẵn mâu thuẫn từ trước, Ngọc Anh rút kiếm tấn công nhóm của Sơn. Bị bất ngờ, Sơn bỏ chạy rồi thông báo cho người nhà gồm bố và em trai là Nguyễn Viết Anh tới ứng cứu. Nhóm này được cho là mang theo 4 ống tuýp sắt quay lại tìm nhóm của Giang để trả thù.
Truy tìm tới đoạn qua thôn Sơn Bình 1, Sơn trông thấy nhóm của Giang nên hai bên lao vào tấn công nhau. Quá trình hỗn chiến, một chiếc xe máy bị đốt cháy, Nguyễn Viết Anh (em trai Sơn) bị đánh trọng thương và tử vong tại bệnh viện, bố của Sơn là ông Nguyễn Hữu Trọng cũng bị thương tích nặng.
Gây án xong, Giang, Sáng, Ngọc Anh rời hiện trường. Sau 5 ngày điều tra, Công an huyện Kỳ Anh phát lệnh bắt 3 nghi can nói trên, trong đó truy nã Nguyễn Ngọc Anh vì đã trốn khỏi địa bàn.
Đức Hùng

Tranh chấp đất đai, người đàn ông bị đâm chết ngay trước cửa nhà

VOV.VN - Sáng 26/7, trên đường 20, khu phố Thanh Bình, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng làm 1 người tử vong.

Nạn nhân là ông Võ Chánh, 49 tuổi, ngụ tại đường 20, khu phố Thanh Bình, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài. Vào thời điểm trên, con ông Chánh đang ngủ thì nghe  tiếng ồn ào liền xuống xem thử thì phát hiện ra ông Chánh đang ôm bụng đầy máu chạy về. 
tranh chap dat dai, nguoi dan ong bi dam chet ngay truoc cua nha hinh 0
Người dân hiếu kỳ theo dõi.
Khi con ông Chánh định tới đỡ thì bị một số thanh niên là người nhà của ông L.V.D (hàng xóm) đuổi theo dùng ghế gỗ đánh. Mặc dù được người dân nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhưng ông Chánh đã tử vong tại bệnh viện.
Nhận được tin báo, Công an tỉnh Bình Phước có mặt tại hiện trường, điều tra, làm rõ vụ án mạng. Theo ghi nhận tại ban đầu, ông Chánh bị đâm một nhát dao vào bụng khiến nạn nhân tử vong. 
tranh chap dat dai, nguoi dan ong bi dam chet ngay truoc cua nha hinh 1
Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo người thân gia đình ông Chánh cho biết, trước đó, gia đình ông Chánh có xảy ra mâu thuẫn tranh chấp đất đai với gia đình ông D., hàng xóm. Trước khi  xảy ra án mạng, buổi sáng 26/7, ông Chánh sang nhà ông D., nói chuyện về việc tranh chấp đất thì xảy ra sự việc đau lòng.
 Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ./.
CTV Mộng Kỳ/VOV- TP.HCM

Vì sao vàng đánh mất thời hoàng kim?




Trên lĩnh vực kinh tế, phụ trang báo Le Figaro (Pháp) số ra mới đây có bài viết “Vì sao giá vàng sụt giảm?” tìm cách lý giải nguyên nhân giá vàng thế giới lại xuống thấp nhất kể từ năm 2010 đến nay.
 >> Giá vàng tuần tới có thể giảm còn 28,4 triệu đồng/lượng
 >> Hào quang của vàng đã tắt?
 >> Giới đầu tư quốc tế bán tháo vàng


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo Le Figaro, việc giá vàng bỗng dưng lao dốc trong khi từ đầu tháng 1/2015 vẫn ổn định là do nhiều nguyên nhân cộng lại. Vào ngày 17/7, các thị trường phát hiện rằng Trung Quốc mua vào ít vàng hơn so với dự kiến của các nhà đầu tư.
Lần đầu tiên Ngân hàng trung ương Trung Quốc thông báo đã mua 600 tấn vàng kể từ năm 2009, trong khi thị trường trông đợi 400-500 tấn mỗi năm. Dự báo ở mức cao này khiến giá vàng tăng trong những năm gần đây, nay thì các nhà đầu tư thất vọng.
Một yếu tố khác là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có kế hoạch nâng lãi suất trước cuối năm nay - nhân tố khiến đồng USD tăng giá. Trong lúc đó, giá vàng được tính theo đồng USD sẽ giảm xuống khi USD tăng giá. Vàng không còn sinh lợi, nên các nhà đầu tư thích mua cổ phiếu, mặc dù kênh đầu tư này rủi ro hơn.
Ngày càng nhiều nhà phân tích tin rằng giá vàng sẽ còn tiếp tục sụt giảm. Chuyên gia Robin Bhar của ngân hàng Société Général nhận định: “Theo truyền thống, vàng là một kênh bảo đảm trước lạm phát. Nhưng mức lạm phát hiện nay rất thấp, và mối lo sợ khủng hoảng tài chính liên quan đến Hy Lạp nay không còn nhiều. Thời kỳ này khá yên ổn. Hơn nữa, vàng cũng cùng chung số phận với các nguyên liệu khác hiện đang trong tình trạng cung cao hơn cầu rất nhiều”. Ông dự đoán đến cuối năm nay, một ounce vàng sẽ ở mức dưới 1.000 USD, lần đầu tiên kể từ năm 2009.
Theo Vân Anh
TTXVN

Trung Quốc dùng tiền để áp đặt “cuộc chơi” như thế nào?




Với nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ, Trung Quốc đang với tay tới những khu vực bị Mỹ và phương Tây bỏ ngỏ...

Tại nơi dãy Andes nối với rừng Amazon, gần 1.000 kỹ sư và công nhân Trung Quốc đang đổ bê tông để xây dựng một con đập và một đường hầm dài 24 dặm. Dự án trị giá 2,2 tỷ USD này sẽ đưa nước sông Amazon vào tám turbin khổng lồ do Trung Quốc thiết kế để cung ứng điện cho hơn một phần ba dân số Ecuador.
Gần cảng Manta nằm bên Thái Bình Dương, các ngân hàng Trung Quốc đang đàm phán để rót vốn cho các nhà đầu tư nhằm xây dựng một nhà máy lọc dầu, qua đó biến Ecuador thành nhân tố mới trên thị trường xăng dầu thế giới, theo The New York Times.
Sự hiện diện nhanh chóng và ngày càng sâu rộng của Trung Quốc tại Ecuador là một ví dụ điển hình cho tham vọng của nước này thiết lập trật tự thế giới mới - Ảnh: The New York Times.
Sự hiện diện nhanh chóng và ngày càng sâu rộng của Trung Quốc tại Ecuador là một ví dụ điển hình cho tham vọng của nước này thiết lập trật tự thế giới mới - Ảnh: The New York Times.
Rót tiền ra thế giới
Trên khắp các làng mạc và thành phố tại đất nước Nam Mỹ này, tiền Trung Quốc đang được rót vào đường xá, cầu cảng, bệnh viện, thậm chí cả hệ thống camera giám sát tới tận quần đảo Galápagos. Các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đã rót tổng cộng 11 tỷ USD vào Ecuador, và chính phủ Ecuador đang đề nghị vay thêm.
Với dân số vỏn vẹn 16 triệu người, Ecuador có tiếng nói nhỏ bé trên trường quốc tế. Nhưng dấu ấn ngày càng rõ nét của Trung Quốc tại quốc gia này lại phản ánh sự thay đổi nhanh chóng về trật tự thế giới, trong đó Bắc Kinh ngày càng lấn lướt và Washington đang dần mất đi chỗ đứng.
Trung Quốc vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới trong vài thập kỷ qua, song phải đến gần đây nước này mới sử dụng tiềm lực tài chính của mình để thể hiện sức mạnh siêu cường.
Bắc Kinh đang quyết liệt sử dụng tiềm lực kinh tế để lôi kéo các đồng minh về ngoại giao, cùng lúc thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ và đảm bảo nguồn cung về nguyên-nhiên liệu cần thiết cho nền sản xuất của nước này.
Điều này phản ánh một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của Trung Quốc. Khi Trung Quốc đã trở nên giàu có hơn và các nhu cầu tăng lên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và những thành viên khác trong giới lãnh đạo tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng của nước này trên toàn cầu.
Đồng nội tệ của Trung Quốc, tức đồng Nhân dân tệ, được cho là sẽ sớm gia nhập nhóm các đồng tiền dự trữ, vốn được coi là nhóm tiền tệ “tinh hoa”, bên cạnh USD, EURO, bảng Anh và Yên. Ngân hàng đầu tư nhà nước của Trung Quốc cũng đã vượt qua Ngân hàng Thế giới trong việc cung ứng các khoản vay quốc tế.
Tình trạng thị trường chứng khoán lao dốc trong thời gian gần đây cũng khó có thể làm rung chuyển cả nền kinh tế. Trung Quốc có gần 4.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối và Bắc Kinh sẵn sàng đầu tư ra nước ngoài để thu lợi và mở rộng tầm ảnh hưởng.
Song song với sự gia tăng về sức mạnh kinh tế, chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng ngày càng trở nên cứng rắn. Nước này đang xây dựng các tàu sân bay, chế tạo tàu ngầm và máy bay tàng hình. Tại biển Đông, Trung Quốc bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo, một động thái bị Mỹ và cộng đồng quốc tế phản đối gay gắt.
Tìm nơi phương Tây không muốn đến
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu nhiều dầu thô nhất thế giới và vì thế có tầm ảnh hưởng lớn đến chính trị tại những khu vực giàu dầu mỏ. Càng ngày càng có nhiều nước coi Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu, trong khi vài trò này của phương Tây đang dần giảm sút.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc trong năm ngoái đã vượt qua Nhật Bản và hiện đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Các công ty Trung Quốc đang là tâm điểm của một đợt bùng nổ xây dựng trên toàn thế giới, với nguồn vốn từ các ngân hàng nước này. Doanh nghiệp Trung Quốc đang xây dựng nhà máy điện tại Serbia, nhà máy kính và xi măng tại Ethiopia, nhà ở cho người thu nhập thấp tại Venezuela và các đường ống dẫn khí tại Uzbekistan.
Do ngày càng phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, Trung Quốc đang học theo Mỹ và các nền kinh tế lớn khi tìm cách sở hữu các mỏ ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung.
Trong những năm gần đây, các công ty dầu khí nhà nước của Trung Quốc đã thâu tóm cổ phần trong nhiều dự án tại Cameroon, Canada, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Iraq, Nigeria, Sudan, Uganda, Mỹ và Venezuela.
Giới lãnh đạo Trung Quốc coi các khoản đầu tư ra nước ngoài như một mối quan hệ cộng sinh.
“Hợp tác công nghiệp giữa Trung Quốc và Mỹ La tinh hiện nay diễn ra rất đúng thời điểm. Trung Quốc có công nghệ và khả năng sản xuất thiết bị với giá cả cạnh tranh, trong khi Mỹ La tinh có nhu cầu phát triển hạ tầng và nâng cấp các ngành công nghiệp”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố trong chuyến thăm Chile hồi tháng 5 vừa qua.
Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc đến những nơi mà phương Tây không muốn đến, vì lý do tài chính hoặc chính trị, hoặc cả hai.
Sau khi bị phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Nga đến bên bờ suy thoái kinh tế và buộc phải tăng cường quan hệ với Trung Quốc.
Danh sách các nước vay nợ Trung Quốc tại châu Phi và Trung Đông gồm hầu hết các nước có chế độ chính trị bị phương Tây lên án hoặc là những nền kinh tế có vay mà không có khả năng trả nợ, như  Yemen, Syria, Sierra Leone và Zimbabwe.
Tại Mỹ La tinh, Trung Quốc thường bắt tay với những chính trị gia có đường lối chống Mỹ và phương Tây. Tổng thống Ecuador Rafael Correa là một ví dụ điển hình. Ông Correa đi theo đường lối cách mạng xã hội của Venezuela.
Trong một lần phát biểu tranh cử năm 2006, ông Correa từng đùa rằng ông Hugo Chavez ví tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush với quỷ sa tăng là một sự xúc phạm đối với sa tăng.
Đưa hàng loạt điều kiện
Khi Ecuador lâm vào khủng hoảng tài và giá dầu giảm mạnh, chính phủ nước này tìm kiếm sự trợ giúp từ Trung Quốc. Năm 2009, PetroChina, công ty dầu khí do chính phủ Trung Quốc đứng sau cho công ty dầu khí quốc gia Ecuador Petroecuador vay 1 tỷ USD trong hai năm, với lãi suất 7,5%.
Chỉ trong vòng một năm sau đó, Trung Quốc ồ ạt rót tiền vào các dự án thuỷ điện và hạ tầng khác tại quốc gia Nam Mỹ này.
Tất nhiên, khi rót tiền vào Ecuador, Trung Quốc luôn đưa ra hàng loạt điều kiện. Với tiềm lực tài chính hiện có, Trung Quốc đang buộc nhiều nước phải chơi theo luật do Trung Quốc áp đặt.
Để được vay vốn, nhiều nước đang phát triển phải lãi suất cao ngất và phải giao quyền khai thác tài nguyên cho Trung Quốc trong nhiều năm. Trung Quốc kiểm soát gần 90% sản lượng dầu thô xuất khẩu của Ecuador, trong đó phần lớn là để trả các khoản nợ của nước này với Bắc Kinh.
“Vấn đề là chúng tôi đang thay thế chủ nghĩa đế quốc Mỹ bằng chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc. Người Trung Quốc đang đi mua sắm khắp thế giới, biến nguồn lực tài chính của họ thành nguồn lực khoáng sản và các khoản đầu tư. Họ mang đến nguồn vốn, công nghệ và các kỹ thuật viên, nhưng họ cũng mang đến lãi suất cao”, cựu bộ trưởng năng lượng Ecuador Alberto Acosta nhận định.
Ngoài việc phải trả lãi suất cao, Ecuador buộc phải sử dụng các nhà thầu, công nghệ Trung Quốc tại các dự án. Luật pháp quốc tế hạn chế việc Mỹ và các nước phát triển khác cho vay kèm các điều khoản như Trung Quốc. Nhưng do vẫn là một nước đang phát triển, Trung Quốc không phải tuân thủ các điều luật như vậy.
Đây cũng là một trong những lý do khiến Mỹ lo lắng về việc Trung Quốc thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Washington lo ngại Trung Quốc sẽ tạo lập các luật lệ riêng, trong đó giảm các chuẩn mực về độ minh bạch, quản lý và môi trường.
Nếu Ecuador và các nước vay nợ Trung Quốc khác không thể trả nợ, nghĩa vụ của các nước này với Trung Quốc sẽ tăng lên. Trong trường hợp đó, nhiều khả năng các ngân hàng Trung Quốc sẽ tái cấu trúc các khoản nợ bằng cách kéo dài thời hạn vay thay vì xoá nợ.
Điều này có nghĩa các quốc gia có nợ sẽ phải để Trung Quốc nắm quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thêm nhiều năm nữa, đồng thời các nước này sẽ khó vay vốn hơn và sẽ để mất các cơ hội phát triển kinh tế khác.
Trung Quốc từ lâu được biết đến với tình trạng an toàn lao động kém cũng như tiêu chuẩn thấp về môi trường và quản lý doanh nghiệp. Nhiều quốc gia lo ngại với việc tăng cường đầu tư và ồ ạt đưa công nhân ra nước ngoài làm việc, Trung Quốc cũng “xuất khẩu” luôn cung cách làm ăn tệ hại của mình sang các nước khác.
Trả giá
Các bất ổn liên quan đến sự có mặt của Trung Quốc đã bộc lộ rõ nét ở Ecuador.
Chỉ cách nhà máy thuỷ điện mà Trung Quốc đang xây dựng vài kilomet là con thác cao 150m - đây là thác nước cao nhất Ecuador và là điểm đến của rất nhiều du khách. Khi con đập hoàn thành và nguồn nước bị dẫn vào nhà máy thủy điện, nguồn nước tại thác sẽ giảm mạnh.
Cùng lúc đó, biến đổi khí hậu đang làm giảm nguồn nước từ các khối băng trên dãy Andes chảy về. Giới chuyên gia nhận định nhà máy thuỷ điện do Trung Quốc xây dựng chưa chắc sẽ có đủ nguồn nước để vận hành turbin và sản xuất được một nửa sản lượng điện như thiết kế.
Cũng như nhiều dự án khác của các công ty Trung Quốc tại nước ngoài, dự án thuỷ điện này đầy rẫy sai sót. Tháng 12 năm ngoái, một dòng sông ngầm đổ ập vào một đường hầm tại dự án. Áp lực nước lớn khiến khu vực phát điện bị ngập và khiến 14 công nhân thiệt mạng.
Đây là chỉ một trong hàng loạt tai nạn nghiêm trọng tại các dự án do Trung Quốc thực hiện tại Ecuador.
Công nhân Ecuador làm việc trong dự án thuỷ điện này đã liên tiếp phản đối chính sách tiền lương, hoạt động chăm sóc sức khoẻ, thực phẩm và điều kiện làm việc tại dự án.
“Người Trung Quốc quá kiêu ngạo. Họ nghĩ rằng họ thượng đẳng hơn chúng tôi”, công nhân Oscar Cedeno, 20 tuổi, nói.
Việc phô trương sức mạnh tài chính cũng khiến cho kinh tế Trung Quốc, và cả thế giới, dễ bị tổn thương hơn. Vốn là đầu tàu tăng trưởng của thế giới, nhưng nay Trung Quốc tự đưa mình ra trước nhiều rủi ro khi làm ăn tại các quốc gia có nền chính trị bất ổn, các thị trường mới nổi nhiều biến động và đối mặt các lực lượng kinh tế nằm ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh.
Bất kỳ vấn đề lớn nào cũng có thể tác động đến kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt trong thời điểm tăng trưởng của nước này đang chậm lại. Diễn biến gần đây trên thị trường chứng khoán nước này đang tăng thêm áp lực lên nền kinh tế, dù chính phủ Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để ổn định tình hình.
Theo Diệu MinhVnEconomy

Trung Quốc ngang ngược nói các nước khác chiếm đảo




Dân trí Hải quân Trung Quốc đã bao biện về các cuộc tập quân sự gần đây ở Biển Đông và ngang ngược chỉ trích các nước khác chiếm đóng "trái phép" các hòn đảo trong khu vực.

Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: Asahi)
Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: Asahi)
Trung Quốc gần đây đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, nơi các quốc gia có các tranh chấp chủ quyền chồng lấn.
"Tổ chức các cuộc tập trận trên biển là một hoạt động bình thường đối với hải quân các nước khác", Xinhua dẫn những lời bao biện của người phát ngôn Hải quân Trung Quốc Lương Dương.
"Cuộc tập trận thường niên của hải quân Trung Quốc nhằm thử nghiệm khả năng chiến đấu thực sự của các binh sĩ, nâng cao tính cơ động, năng lực tìm kiếm và cứu hộ và khả năng hoàn thành các sứ mệnh đa dạng của quân đội", ông Lương nói thêm.
Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh xây dựng phi pháp trên các bãi đá ở Biển Đông trong những tháng gần đây, thiết lập các sân bay, các hệ thống phòng thủ và thậm trí các đơn vị hành chính quân sự trên các bãi đá nhằm hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh còn thông qua các hướng dẫn cho phép các tàu dân sự có thể được chuyển đổi nhanh chóng cho mục đích quân sự. Nhiều cuộc đối đầu của Trung Quốc với các láng giềng đã có sự tham gia của các tàu quân sự và dân sự, bao gồm các tàu cá.
Nhưng ông Lương Dương lại ngang ngược cáo buộc các láng giềng chiếm đóng "trái phép" các hòn đảo trong khu vực.
"Một số quốc gia láng giềng từ lâu đã chiếm đóng trái phép một số hòn đảo, xây dựng các cơ sở trên đó như sân bay và thậm chí triển khai các vũ khí phòng thủ hạng nặng", ông Lương ngang ngược nói.
Sự hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng ngoại giao và quân sự giữa nước này với các bên cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan.
Động thái hải quân của Trung Quốc cũng xung đột với các hoạt động trên không và trên biển của các đơn vị thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, vốn nhằm bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại của Mỹ với Đông Nam Á và Trung Đông.
Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, ngày 17/7 tuyên bố rằng các lực lượng Mỹ sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào trên Biển Đông.
An Bình

Philippines dẹp phao đánh dấu trên biển của Trung Quốc

(TNO) Ngư dân Philippines dẹp bỏ phao nổi được cho là của Trung Quốc sử dụng để đánh dấu khu vực mà Bắc Kinh cho rằng thuộc chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Philippines dẹp phao đánh dấu trên biển của Trung Quốc - ảnh 1Phao nổi đánh dấu của Trung Quốc được kéo vào bờ của Philippines - Ảnh: Reuters
Trang tin Rappler của Philippines hôm nay 26.7 cho hay 9 ngư dân phát hiện 3 dải phao dài, lớn màu cam được cắm cố định ở 3 khu vực khác nhau, cách bãi cạn Scarborough 4 km, nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines.
Các ngư dân đã kéo 3 dải phao nổi này vào bờ và khẳng định rằng đây là những dải phao do Trung Quốc kéo đến để xác định vùng biển lâu nay bị Manila phản đối. Phao nổi loại này thường được sử dụng để giới hạn khu vực tràn dầu, ngăn không cho dầu loang trên mặt biển.
“Đó là phao đánh dấu của Trung Quốc”, một ngư dân nhìn thấy phao, nói với kênh truyền hình GMA. “Dấu trên phao còn ghi cả tên nhà sản xuất và số điện thoại liên lạc”, ngư dân này nói tiếp.
Những ngư dân nói thêm rằng họ không biết vì sao phao nổi được đặt ở đó trong khi không có một vu tràn dầu nào xảy ra ở khu vực gần đó. Thị trưởng vùng Masinloc, ông Desiree Edora xác nhận với Reuters về dải phao nổi trên và cho biết đã gởi cảnh sát đến để điều tra.
Theo Reuters, đây là lần đầu tiên những ngư dân Philippines nhìn thấy những dải phao nổi ở khu vực gần Scarborough.
Trước đó hồi cuối tháng 5.2015, Hải quân Philippines từng phát hiện dải phao nổi cùng một tấm thép lớn đặt ở bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hồi giữa tháng 6.2015, Reuters trích một nguồn tin từ Hải quân Philippines nói rằng phao nổi ở khu vực bãi Cỏ Rong là do Trung Quốc kéo đến đặt.
Tuy nhiên sau đó phía quân đội Philippines đã phủ nhận phao nổi do Trung Quốc kéo đến và cả việc phát hiện phao nổi trên bãi Cỏ Rong, theo Inquirer.
Ở bãi Cỏ Rong hiện đang được một liên doanh dầu khí của Philippines thăm dò khai thác dầu khí. Từ đầu năm 2015, việc thăm dò đã bị ngưng lại theo lệnh của tòa án trọng tài quốc tế đang xét xử vụ tranh chấp ở Biển Đông mà Philippines khởi kiện để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc.
Minh Quang

Xe tải lật nghiêng, hàng trăm lít nước mắm đổ xuống đường

Xe tải chở nước mắm lật ngang khi trục sau bất ngờ gãy, văng xa cả trăm mét trên quốc lộ 1, quận Bình Tân, TP HCM.
Xe tải chở nước mắm lật ở quận Bình Tân (TP HCM) sáng 26/7. Ảnh: Hải Thuận/VnExpress Xe tải chở nước mắm lật ở quận Bình Tân (TP HCM) sáng 26/7. Ảnh: Hải Thuận/VnExpress
Gần trưa 26/7, xe tải chở ba thùng nước mắm chạy trên quốc lộ 1, hướng từ ngã tư An Sương đi vòng xoay An Lạc. Đến gần giao lộ với đường Hồ Ngọc Lãm (quận Bình Tân, TP HCM), trục sau của xe bị gãy, hất bánh xe văng xa hơn 100 m khiến xe tải lật ngang.
Xe tải lật nghiêng, hàng trăm lít nước mắm đổ xuống đường - ảnh 1 Trục xe tải chở nước mắm bị gãy văng xa hơn 100 m trên quốc lộ. Ảnh: Hải Thuận/VnExpress
Một trong ba thùng chứa hàng trăm lít nước mắm bị hất xuống đường, vỡ tung. Nước mắm đổ tràn mặt lộ, bốc mùi hôi nồng nặc. Tài xế bị thương nhẹ bung cửa thoát ra ngoài. Rất may trục bánh xe không trúng người đi đường.  Vụ tai nạn gây ách tắc cục bộ trên quốc lộ hàng giờ.
Theo VnExpress

Nữ công nhân 9X uống thuốc sâu tự tử khi đang mang thai

Mặc dù vừa mới đăng ký kết hôn và đang mang thai nhưng nữ công nhân đã uống thuốc sâu tự tử trong đêm. Gia đình phát hiện sự việc và đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng quá muộn.
Ngày 26/7, ông Đào Ngọc Thắng - Phó chủ tịch UBND xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra sự việc một phụ nữ đang mang thai uống thuốc sâu tự vẫn.

Nữ sinh tự tử sau khi bị tung clip 'nóng' lên mạng

Xảy ra mâu thuẫn, Lộc được cho là người đã tung clip ân ái của mình với bạn gái 15 tuổi lên mạng. Nữ sinh sau đó tìm đến cái chết
Người phụ nữ xấu số tên Hằng (18 tuổi, ở thôn 3, xã Hoằng Phượng). Hằng vừa đăng ký kết hôn tại UBND xã và đang làm công nhân cho một công ty giày da trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.
Cách đây khoảng 2 tháng, mặc dù đã nghỉ làm ở công ty trên nhưng Hằng không nói cho người thân mà vẫn "đi làm" bình thường.
Đêm 24/7, người thân đã phát hiện Hằng uống thuốc sâu tự tử trong phòng. Mặc dù được  đưa đi cấp cứu tại bệnh viện ở Hà Nội nhưng nạn nhân không qua khỏi.
Ngày 26/7, gia đình đã an táng cho nạn nhân. Hằng đang mang thai giai đoạn đầu.
* Tên người phụ nữ đã thay đổi.
Theo Hoàng Lam/Tiền Phong 

Lực sĩ khuyết tật Lê Văn Công phá kỷ lục thế giới

Chủ nhật, 26/07/2015 21:49:49 (GMT+7) TTO – Ngày 26-7, lực sĩ Lê Văn Công đã phá kỷ lục thế giới ở hạng cân 49kg nam với thành tích 182kg tại Giải vô địch cử tạ người khuyết tật châu Á 2015 diễn ra tại thành phố Almaty (Kazakhstan).

Lê Văn Công (giữa) phá kỷ lục thế giới do chính anh nắm giữ. Ảnh: Nguyễn Hồng Phúc

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Công chia sẻ: “Tuy là giải châu Á nhưng ban tổ chức mở rộng cho các VĐV mạnh khắp thế giới tham dự nên tầm vóc giải ngang bằng với giải vô địch thế giới. Tôi rất hạnh phúc với thành tích này. Nhưng điều khiến tôi hài lòng nhất là mỗi lần bước ra thi đấu thì tôi lại vượt qua chính bản thân mình”.
Hạng cân 49kg của Công có tổng cộng 10 VĐV tham dự, trong đó có VĐV rất mạnh của Nigeria và Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả là Công đã đoạt HCV hệ vô địch châu Á và HCV hệ vô địch mở rộng với thành tích 177kg sau 3 lần cử, hơn người xếp thứ hai là Adesokhan Yakubu (Nigeria) chỉ 1kg.
Lên tinh thần, Công quyết định đăng ký cử lần thứ tư (chỉ dành riêng cho nhà vô địch các hạng cân) với quyết tâm phá kỷ lục thế giới. Thật bất ngờ khi chỉ với cơ thể cân nặng 47,3kg và đôi chân bại liệt nhưng Công khiến mọi người phải thán phục khi nâng thành công đòn tạ nặng 182kg, phá thành công kỷ lục thế giới do chính anh thiết lập năm ngoái là 181,5kg.
Ở hạng cân 54 kg nam, lực sĩ Nguyễn Bình An cũng đã xuất sắc đạt thành tích 183 kg để phá kỷ lục châu Á và đoạt HCV hệ vô địch châu Á. Tuy nhiên, Bình An chỉ đoạt HCB hệ vô địch mở rộng do kém thành tích VĐV người Nigeria Ezuruike Roland vỏn vẹn 1kg.
TẤN PHÚC

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH