MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 23
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thiệt hại nhân mạng được công bố từng giờ và không ai rõ lúc máy bay lâm nạn và bốc cháy có bao nhiêu người trên máy bay và ở nơi rớt.
Khoảng 5 giờ đồng hồ sau, Tham mưu trưởng loan báo trên máy bay có 113 người và tất cả đều thiệt mạng.
Trước đó, đài truyền hình Indonesia, trích lời các nhân viên cứu hộ cho biết đã tìm thấy được 49 thi thể, từ một đoạn gẩy của máy bay và từ nhà dân, trong số này có một em bé.
Indonesia mang tiếng thiếu an toàn về giao thông hàng không. Gần đây, vào tháng 12/2014, một chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia bị rơi trên biển Java sau nửa giờ cất cánh, làm 162 hành khách và nhân viên phi hành đoàn tử vong.
Như vậy, sau hải trình hơn một tháng rưỡi kể từ khi xuất phát tại Nhà
máy đóng tàu Admiralty ở Saint Petersburg (Nga), tàu ngầm số hiệu 185 -
Khánh Hòa đã về đến Cam Ranh.
Nguồn tin từ Lữ đoàn tàu ngầm 189 cho biết dự kiến sau thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết, vào ngày 2-7, việc lai dắt tàu ngầm 185 - Khánh Hòa từ tàu vận tải về quân cảng Cam Ranh sẽ được thực hiện.
Đây là chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ điện - diesel lớp Varshavyanka 636.1 (NATO gọi là kilo) thứ tư trong số sáu tàu ngầm mà VN đặt hàng cho Nga sản xuất.
Trước đó, ba tàu ngầm kilo khác đã được đưa về VN và biên chế vào Lữ đoàn tàu ngầm 189 đóng tại quân cảng Cam Ranh là các tàu ngầm 182 - Hà Nội (về Cam Ranh ngày 1-1-2014), 183 - TP Hồ Chí Minh (về ngày 19-3-2014) và 184 - Hải Phòng (về ngày 31-1-2015).
Tàu ngầm 185 - Khánh Hòa được hạ thủy ngày 28-3-2014.
Trước khi được đưa lên tàu vận tải Rolldock Storm để về VN (ngày 14-5), tàu 185-Khánh Hòa đã thực hiện một số chuyến thử nghiệm trên biển Baltic.
Tàu ngầm lớp kilo 636 dài gần 74m, rộng 9,9m, có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, hoạt động ở độ sâu trung bình 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m.
Tàu có tầm hoạt động 6.000-7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn gồm 52 người.
DUY THANH
Đối với nhân vật trên danh nghĩa là lãnh đạo đứng hàng thứ tư trong guồng máy lãnh đạo Bắc Kinh, việc Nhật Bản cùng với Mỹ đua nhau chỉ trích Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông, mà không nói gì đến Philippines và các nước tranh chấp khác, là một điều « không công bằng ».
Cũng trong chiến dịch phản công nhắm vào Nhật Bản, vào hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua đã lên tiếng cảnh cáo Tokyo là nên thận trọng và có thái độ đúng đắn khi xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh quân sự và Biển Đông.
Phản ứng trên đây được đưa ra sau khi truyền thông Nhật Bản tiết lộ rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, khi nói chuyện với giới báo chí hồi đầu tháng Sáu, đã cho rằng các cải cách về an ninh mà Tokyo đang tiến hành đích thực nhắm vào Bắc Kinh và vấn đề Biển Đông.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, nếu các thông tin trên xác thực, thì giới lãnh đạo Nhật Bản phải có lời giải thích với Bắc Kinh.
Máy bay quân sự Indonsia rơi xuống khu dân cư, ít nhất 113 người chết
Hiện trường tai nạn máy bay quân sự C-130 hercules ngày 30/06/2015 tại Medan, Indonesia.
Reuters
Chiếc máy bay vận tải quân sự
C-130 Hercules của quân đội Indonesia bị rơi và nổ tung tại một khu dân
cư ở Medan, một thành phố lớn trên đảo Sumatra (Kalimantan). Toàn thể
113 người trên máy bay đều tử nạn. Nhiều khu nhà mới bị tiêu hủy, nhưng
chưa rõ thiệt hại nhân mạng của thường dân.
Vào khoảng 12 giờ trưa, giờ địa
phương, hôm nay, 30/06/2015, chiếc vận tải cơ C-130 của Indonesia cất
cánh được hai phút thì rơi vào một khu nhà dân, cách phi trương quân sự
Medan 5 km. Nhiều tòa nhà gần nơi xảy ra tai nạn bị hư hại nặng ,
xe cộ bị cháy rụi.Thiệt hại nhân mạng được công bố từng giờ và không ai rõ lúc máy bay lâm nạn và bốc cháy có bao nhiêu người trên máy bay và ở nơi rớt.
Khoảng 5 giờ đồng hồ sau, Tham mưu trưởng loan báo trên máy bay có 113 người và tất cả đều thiệt mạng.
Trước đó, đài truyền hình Indonesia, trích lời các nhân viên cứu hộ cho biết đã tìm thấy được 49 thi thể, từ một đoạn gẩy của máy bay và từ nhà dân, trong số này có một em bé.
Indonesia mang tiếng thiếu an toàn về giao thông hàng không. Gần đây, vào tháng 12/2014, một chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia bị rơi trên biển Java sau nửa giờ cất cánh, làm 162 hành khách và nhân viên phi hành đoàn tử vong.
Tàu ngầm kilo 185 - Khánh Hòa về đến Cam Ranh
TTO - Sáng 30-6, tàu vận tải Rolldock Storm chở
theo tàu ngầm số hiệu 185 - Khánh Hòa đã vào sâu trong vịnh Cam Ranh
(tỉnh Khánh Hòa) an toàn.
Tàu vận tải Rolldock Storm chở tàu ngầm kilo 185 – Khánh Hòa đang neo đậu trong vùng nước vịnh Cam Ranh - Ảnh: Đoàn Quang |
Nguồn tin từ Lữ đoàn tàu ngầm 189 cho biết dự kiến sau thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết, vào ngày 2-7, việc lai dắt tàu ngầm 185 - Khánh Hòa từ tàu vận tải về quân cảng Cam Ranh sẽ được thực hiện.
Đây là chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ điện - diesel lớp Varshavyanka 636.1 (NATO gọi là kilo) thứ tư trong số sáu tàu ngầm mà VN đặt hàng cho Nga sản xuất.
Trước đó, ba tàu ngầm kilo khác đã được đưa về VN và biên chế vào Lữ đoàn tàu ngầm 189 đóng tại quân cảng Cam Ranh là các tàu ngầm 182 - Hà Nội (về Cam Ranh ngày 1-1-2014), 183 - TP Hồ Chí Minh (về ngày 19-3-2014) và 184 - Hải Phòng (về ngày 31-1-2015).
Tàu ngầm 185 - Khánh Hòa được hạ thủy ngày 28-3-2014.
Trước khi được đưa lên tàu vận tải Rolldock Storm để về VN (ngày 14-5), tàu 185-Khánh Hòa đã thực hiện một số chuyến thử nghiệm trên biển Baltic.
Tàu ngầm lớp kilo 636 dài gần 74m, rộng 9,9m, có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, hoạt động ở độ sâu trung bình 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m.
Tàu có tầm hoạt động 6.000-7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn gồm 52 người.
Trung Quốc lại đòi Nhật Bản tránh xa Biển Đông
Tổng thống Philippines Aquino họp báo chung với thủ tướng Nhật Abe ngày 04/06 tại Tokyo.
Reuters
Sau cuộc tập trận song phương
Nhật Bản-Philippines tai Biển Đông, Bắc Kinh liên tục nã pháo vào Tokyo.
Động thái mới nhất diễn ra ngày 29/06/2015, khi nhân vật số bốn trong
chính quyền Trung Quốc lên tiếng đòi Nhật Bản tránh xa hồ sơ Biển Đông.
Cùng lúc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo yêu cầu Tokyo thận trọng
khi xử lý các vấn đề an ninh, cũng như Biển Đông.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo,
nhân cuộc tiếp xúc với một phái đoàn nghị sĩ Nhật Bản ghé thăm Bắc Kinh,
ông Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng) Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị
Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân
dân Trung Quốc, đã cho rằng vấn đề Biển Đông « hoàn toàn không có liên
quan gì đến Nhật Bản ».Đối với nhân vật trên danh nghĩa là lãnh đạo đứng hàng thứ tư trong guồng máy lãnh đạo Bắc Kinh, việc Nhật Bản cùng với Mỹ đua nhau chỉ trích Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông, mà không nói gì đến Philippines và các nước tranh chấp khác, là một điều « không công bằng ».
Cũng trong chiến dịch phản công nhắm vào Nhật Bản, vào hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua đã lên tiếng cảnh cáo Tokyo là nên thận trọng và có thái độ đúng đắn khi xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh quân sự và Biển Đông.
Phản ứng trên đây được đưa ra sau khi truyền thông Nhật Bản tiết lộ rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, khi nói chuyện với giới báo chí hồi đầu tháng Sáu, đã cho rằng các cải cách về an ninh mà Tokyo đang tiến hành đích thực nhắm vào Bắc Kinh và vấn đề Biển Đông.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, nếu các thông tin trên xác thực, thì giới lãnh đạo Nhật Bản phải có lời giải thích với Bắc Kinh.
Phần tử quá khích Campuchia tấn công 7 người Việt bị thương
TPO - Thông tin từ Bộ Ngoại giao ngày 30/6 cho
biết, ngày 28/6, một nhóm khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của
một số nghị sĩ Đảng đối lập Campuchia CNRP đã tiến sâu vào khu vực mốc
203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Người Lao Động
Trước hành động sai trái này, lực lượng chức năng Việt Nam và một số
người dân địa phương đã ra ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử
quá khích người Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước sự việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình vừa khẳng định: “Chúng tôi phê phán mạnh mẽ hành động bạo lực do một số phần tử quá khích người Campuchia gây ra, vi phạm pháp luật của cả hai nước, các Hiệp ước, Hiệp định và thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia, ảnh hưởng đến tiến trình phân giới cắm mốc cũng như quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia”.
Ông Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện với Campuchia, mong muốn phát triển đường biên giới Việt Nam – Campuchia hòa bình, hữu nghị.
“Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước sự việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình vừa khẳng định: “Chúng tôi phê phán mạnh mẽ hành động bạo lực do một số phần tử quá khích người Campuchia gây ra, vi phạm pháp luật của cả hai nước, các Hiệp ước, Hiệp định và thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia, ảnh hưởng đến tiến trình phân giới cắm mốc cũng như quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia”.
Ông Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện với Campuchia, mong muốn phát triển đường biên giới Việt Nam – Campuchia hòa bình, hữu nghị.
“Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.
IS lần đầu tiên chặt đầu phụ nữ
TPO - Theo IBTimes hôm nay, 30/6, trong 2 ngày qua,
các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hành quyết 2 người
phụ nữ ở Syria.
Một đao phủ của IS
“IS đã chặt đầu 2 phụ nữ ở tỉnh Deir Ezzor, Syria. Đây là trường hợp
hành quyết phụ nữ đầu tiên được Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria có trụ
ở ở Anh ghi nhận”, ông Rami Abdel Rahman, giám đốc của Tổ chức cho
biết.
2 người phụ nữ bị chặt đầu cùng với chồng của họ vì “hành nghề phù thủy”.
Nhóm chiến binh Hồi giáo dòng Sunni, hiện kiểm soát một số khu vực ở Iraq và Syria trong đó có tỉnh Deir Ezzor, cũng từng thực hiện nhiều hình phạt hà khắc lên phụ nữ, điển hình là ném đá đến chết vì tội ngoại tình.
Theo một báo cáo trước đó của tổ chức, kể từ khi tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq vào ngày 29/6 năm ngoái, IS đã giết chết 3.000 người trong đó có 1.800 dân thường và ít nhất 74 trẻ em.
Gần đây, tổ chức cũng ghi nhận trẻ em bị treo lên cột và bị đánh đập vì vi phạm luật lệ trong tháng Ramadan.
2 người phụ nữ bị chặt đầu cùng với chồng của họ vì “hành nghề phù thủy”.
Nhóm chiến binh Hồi giáo dòng Sunni, hiện kiểm soát một số khu vực ở Iraq và Syria trong đó có tỉnh Deir Ezzor, cũng từng thực hiện nhiều hình phạt hà khắc lên phụ nữ, điển hình là ném đá đến chết vì tội ngoại tình.
Theo một báo cáo trước đó của tổ chức, kể từ khi tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq vào ngày 29/6 năm ngoái, IS đã giết chết 3.000 người trong đó có 1.800 dân thường và ít nhất 74 trẻ em.
Gần đây, tổ chức cũng ghi nhận trẻ em bị treo lên cột và bị đánh đập vì vi phạm luật lệ trong tháng Ramadan.
Theo IBTimes
Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Nhân chứng mới xuất hiện
Liên quan đến vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, trong phiên
tòa sắp tới sẽ có nhân chứng mới là bà Nguyễn Thị Thu Hà (53 tuổi, ngụ
xã Song Mai, TP Bắc Giang).
TAND tỉnh Bắc Giang
quyết định ngày 21/7 sẽ đưa ra xét xử vụ án Lý Nguyễn Chung (28 tuổi,
quê Lạng Sơn) bị truy tố về tội giết người và cướp tài sản.
Vụ án xảy ra năm 2003 tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang.
Ông Nguyễn Thanh Chấn xúc động trong vòng tay người thân, xóm giềng ngày mới được trả tự do |
Liên quan đến vụ án,
năm 2013 ông Nguyễn Thanh Chấn (người dân thôn Me) được trả tự do sau 10
năm thụ án tù oan gây chấn động dư luận.
Theo lãnh đạo TAND tỉnh
Bắc Giang, phiên tòa sắp tới sẽ có nhân chứng mới là bà Nguyễn Thị Thu
Hà (53 tuổi, ngụ xã Song Mai, TP Bắc Giang).
Đầu tháng 5/2015, bà
Nguyễn Thị Thu Hà có đơn gửi đến các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang kiến
nghị làm rõ việc Lý Nguyễn Chung có phải là hung thủ giết chị Nguyễn
Thị Hoan hay không.
Bà Hà còn đề nghị các
cơ quan báo chí lên tiếng để tạm hoãn việc chi trả 7,2 tỉ đồng bồi
thường oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Ngày 29/6, tại nhà
riêng ở Bắc Giang, bà Hà nói năm 2003 bà quen biết chị Nguyễn Thị Hoan
(nạn nhân bị giết) khi chị đi lấy hàng tạp hóa tại cổng chợ Thương, thị
xã Bắc Giang.
Chị Hoan trở thành
khách hàng, thường đến cửa hàng của bà lấy hàng về bán. Do mối quan hệ
này, bà Hà được chị Hoan kể về một số tình tiết mà theo bà có thể liên
quan tới vụ án mạng xảy ra sau đó.
Trao đổi với Tuổi Trẻ,
ông Thân Quốc Hùng - Phó Chánh án TAND tỉnh Bắc Giang - cho biết tại
phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung sắp tới, bà Nguyễn Thị Thu Hà sẽ tham
gia với tư cách là người làm chứng.
“Việc tòa đưa bà Hà
tham gia tố tụng là đảm bảo khách quan, minh bạch. Những nội dung bà Hà
khai báo sẽ được hội đồng xem xét tại phiên tòa chứ không thể nói trước
được điều gì” - ông Hùng giải thích.
Trước đó, phiên tòa xét
xử Lý Nguyễn Chung đã ba lần hoãn xử. Lần xét xử thứ 3 ngày 9/3/2015,
TAND tỉnh Bắc Giang tuyên trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ
vai trò đồng phạm trong vụ án.
Theo tòa, quá trình xét
xử cho thấy lời khai của bị cáo, lời khai của một số nhân chứng, người
liên quan và hồ sơ còn có mâu thuẫn. Vụ án còn có một số tình tiết chưa
làm rõ, đặc biệt việc Chung gây án có đồng phạm hay không.
Tại tòa, Chung thừa
nhận một mình giết chị Nguyễn Thị Hoan để cướp hai nhẫn vàng và 59.000
đồng. Trong khi bà Hoàng Thị Hội, mẹ chị Hoan, cho rằng chị Hoan còn bị
mất một sợi dây chuyền.
Ngoài ra, bà Hội cũng
nói thời điểm năm 2003 Chung mới hơn 14 tuổi, cao 1,1 - 1,2m thì không
thể giết được chị Hoan mà phải có đồng phạm.
Sau khi điều tra bổ
sung, Viện KSND tối cao giữ nguyên quan điểm truy tố Lý Nguyễn Chung về
tội giết người và cướp tài sản theo bản cáo trạng như trước đây đã truy
tố.
Theo đó, đối với yêu
cầu điều tra thể lực của Chung ở thời điểm gây án, Viện KSND tối cao
đánh giá không làm rõ được chiều cao, cân nặng của Lý Nguyễn Chung nhưng
đủ căn cứ xác định Chung có thể lực tốt, có khả năng thực hiện hành vi
giết nạn nhân để cướp tài sản.
Về yêu cầu điều tra có
hay không đồng phạm với Lý Nguyễn Chung, Viện KSND tối cao khẳng định đủ
căn cứ xác định trong vụ án chỉ có một mình Lý Nguyễn Chung thực hiện
hành vi gây án.
Theo bà Hoàng Thị Hội,
thời gian gần đây bà nhận được thư từ một người tên Phạm Văn Quỳnh (thôn
Thống Nhất, xã Xướng Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) nhưng nội
dung đơn lại ký tên tập thể người dân thôn Me, xã Nghĩa Trung. Nội dung
đơn cho rằng Lý Nguyễn Chung không phải là hung thủ của vụ án mà được
trả tiền để đứng ra nhận tội thay người khác.
Chung nhận tội thay vì gia đình khó khăn, phạm tội khi tuổi còn nhỏ nên sẽ được hưởng khung hình phạt thấp.
“Khi có điều tra viên
đến nhà, tôi có cho điều tra viên xem đơn thư này nhưng điều tra viên
bảo thư nặc danh thì không nói lên được điều gì.
Tôi không kết luận ai
là thủ phạm giết con mình, mà chỉ mong các cơ quan tố tụng sớm tìm ra
hung thủ và xử đúng người đúng tội. Vụ án kéo dài, mỗi lần xét xử là xới
lại nỗi đau của gia đình chúng tôi” - bà Hội nói.
Không ảnh hưởng đến việc bồi thường cho ông Chấn
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo TAND tối cao cho biết TAND tối cao khẳng định việc chi trả tiền bồi thường vẫn sẽ được tiến hành trong thời gian tới vì ông Chấn đã có quyết định đình chỉ điều tra và được xác định oan sai, nên việc bồi thường vẫn phải tiến hành theo quy định của pháp luật./.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo TAND tối cao cho biết TAND tối cao khẳng định việc chi trả tiền bồi thường vẫn sẽ được tiến hành trong thời gian tới vì ông Chấn đã có quyết định đình chỉ điều tra và được xác định oan sai, nên việc bồi thường vẫn phải tiến hành theo quy định của pháp luật./.
Nhận xét
Đăng nhận xét