CÂU CHUYỆN TÂM LINH 94
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lời nguyền Tecumseh ám ảnh các đời Tổng thống Mỹ suốt 120 năm
“Tổng thống Mỹ nào đắc cử vào năm là con số chia hết cho 20 sẽ chết
trong nhiệm kỳ”. Đó là lời nguyền Tecumseh (hay còn gọi là lời nguyền
Tippecanoe) - lời nguyền chết chóc đã ám ảnh nhiều đời Tổng thống Mỹ
trong suốt 120 năm.
Lời nguyền Tecumseh là gì?
Lời nguyền Tecumseh (hay còn gọi là Lời nguyền Tippecanoe, Lời nguyền Tổng thống, Lời nguyền năm kết thúc bằng số 0, Lời nguyền 20 năm) đều là những tên gọi khác nhau được dùng để mô tả thời kỳ mà cứ 20 năm một lần, từ 1840 đến 1960, mỗi đời Tổng thống Mỹ đắc cử hay tái cử vào năm kết thúc bằng số 0 như 00, 20, 40, 60, 80 đều sẽ chết khi đang trong nhiệm kỳ.
Lời nguyền Tecumseh bắt nguồn từ đâu?
Truyền thuyết thứ nhất
Tecumseh nổi hơn hẳn những người khác
nhờ lòng dũng cảm trong chiến đấu. Ông là một tín đồ thành kính của quy
tắc rằng toàn bộ đất đai của người da đỏ là sở hữu của chỉ mình người da
đỏ. Theo quan điểm của Tecumseh, việc chuyển nhượng hay mua bán đất đai
không thể thuộc quyền của một cá nhân bộ lạc.
Khi nước Mỹ từ chối công nhận nguyên tắc
này, Tecumseh đã thành lập một đội quân gồm những người Mỹ bản địa từ
Tây Bắc, phương Nam và phía đông thung lũng Mississippi chiến đấu vì
quyền đối với đất đai của người Mỹ bản địa. Kế hoạch bị thất bại khi anh
em cùng cha khác mẹ với Tecumseh là Tenskwatawa, còn gọi là nhà tiên
tri, thất trận trong cuộc chiến Tippecanoe .
Lời nguyền Tecumseh bắt nguồn từ trận chiến Tippecanoe (1811) |
Dù Tecumseh là thủ lĩnh của Shawnee
nhưng Tenskwatawa không chỉ là một chiến binh bình thường mà quan trọng
hơn là lãnh đạo tinh thần của bộ lạc. Tenskwatawa thành nhà tiên tri của
Shawnee sau khi nhận được sấm truyền - được cho là từ Cha cuộc sống của
người da đỏ. Uy tín của Tenskwatawa càng tăng khi ông tiên đoán được
thiên thực vào năm 1806 và động đất năm 1811.
Năm 1811, khi Tecumseh vắng mặt để đào
tạo tân binh, Tướng William Henry Harrison và các binh sĩ đã tiến đánh
Shawnee của nhà tiên tri. Do Tecumseh vắng mặt, Tenskwatawa đã chỉ huy
cuộc phản công lúc rạng đông - trận đánh khai màn cuộc chiến Tippecanoe
ngày 7/11.
Các binh lính của Tướng Harrison đã đánh
bại những người da đỏ và trả thù bằng cách tàn phá nơi định cư của họ.
Cuối cùng, cuộc chiến được coi là hòa và quân Mỹ rút lui. Tuy vậy,
Tippecanoe đã phá vỡ quyền lực của Shawnee và trở thành điểm mốc lịch
sử, đánh dấu sự sụp đổ của phong trào quân sự của người da đỏ. Khi
Tecumseh trở lại, ông đã trả tự do cho những tù binh mà Shawnee bắt được
và gửi họ mang một thông điệp tới cho Tướng Harrison.
Truyền thuyết thứ hai
Truyện thứ hai về lời nguyền được
Tenskwatawa đưa ra sau đó vào năm 1836. Dường như nhà tiên tri lúc đó
đang ngồi mẫu cho bức chân dung và cuộc trò chuyện đề cập tới kỳ bầu cử
Tổng thống sắp tới. Martin Van Buren - Phó Tổng thống Mỹ lúc đó đang
cạnh tranh với Tướng Harrison - vị tướng nổi tiếng trong trận chiến
Tippecanoe, cựu thống sứ lãnh thổ của người da đỏ, trong cuộc đua vào
ghế tổng thống Mỹ.
Tenskwatawa lúc đó đã tiên đoán: “Harrison
sẽ không thắng trong cuộc bầu cử năm nay. Nhưng ông ta sẽ thắng trong
lần tới. Nếu thắng ông ta sẽ không hoàn tất được nhiệm kỳ. Ông ta sẽ
chết khi còn tại chức”.
“Sẽ không có Tổng thống nào chết khi đang tại nhiệm”, một số người phản đối.
William Henry Harrison, Tecumseh và Tenskwatawa (từ trái qua phải) |
“Nhưng Harrison sẽ chết. Tôi có thể khẳng định điều đó”, nhà tiên tri nói.
“Khi ông ta chết, các người sẽ nhớ về cái chết của Tecumseh. Các người
nghĩ rằng ta đã mất đi quyền lực. Ta chính là người buộc trời phải tối
sầm lại và khiến những người đàn ông da đỏ phải bỏ rượu mạnh. Nhưng ta
có thể nói rằng Harrison sẽ chết. Sau ông ta, mỗi Tổng thống Mỹ được bầu
mỗi 20 năm sau đó sẽ chết. Mỗi khi Tổng thống chết, mọi người sẽ phải
nhớ về cái chết của những người da đỏ”.
Kể từ khi bầu cử Tổng thống Mỹ được tổ chức 4 năm một lần, cứ 20 năm bầu cử lại diễn ra vào năm kết thúc bằng số 0.
Ứng nghiệm qua các đời Tổng thống
Năm 1840: Tướng William
Henry Harrison, người đánh bại Tecumseh, đã thắng trong cuộc bầu cử
Tổng thống năm 1840 dù ông không phải là người được phần đông công chúng
ưa thích. Ngày Harrison phát biểu nhậm chức, thời tiết lạnh và nhiều
gió. Bài phát biểu kéo dài 1h40 phút và tân Tổng thống bị cảm lạnh. Một
tháng sau, Tổng thống chết vì viêm phổi. Nhiều người bắt đầu sợ hãi.
Tổng thống Abraham Lincoln |
Năm 1860: Hai mươi năm
sau đó lại tới kỳ bầu cử Tổng thống. Lần này, người đắc cử là Abraham
Lincoln, năm 1860. Ngay trong thời gian đầu nắm quyền, Tổng thống
Lincoln bị người ủng hộ phương Nam là John Wilkes Booth giết chết.
Năm 1880: James
Garfield đắc cử năm 1880 và chỉ sống được 4 tháng với nhiệm kỳ Tổng
thống. Ông bị Charles J.Guiteau, một kẻ thần kinh không ổn định ám sát.
Năm 1900: William
McKinley tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 1900. Sau đó một năm rưỡi, ông bị
Leon F. Czolgosz - kẻ tự nhận là kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ giết
hại. Leon đã thừa nhận là thủ phạm vì cho rằng McKinley là “kẻ thù của
nhân dân”.
Năm 1920: Sau thế chiến
II, người Mỹ tỏ ra mệt mỏi với Tổng thống Wilson và năm 1920 cử tri bỏ
phiếu cho một người hoàn toàn đối lập ông. Tổng thống mới là Warren
G.Harding, người bị coi là một trong những lãnh đạo tệ nhất của nước Mỹ.
Trong một chuyến vi hành, Harding bị chết vì đau tim ngay trong phòng
tại khách sạn Palace.
Năm 1940: Một trong
những Tổng thống được lòng dân Mỹ nhất, người đắc cử Tổng thống tới 4
lần chính là Franklin Delano Roosevelt. Năm 1940, ông tái đắc cử lần thứ
3.
Franklin Delano Roosevelt là một trong những tổng thống được lòng dân nhất |
Nhưng không lâu sau đó, khi được bầu làm
Tổng thống lần thứ 4, Roosevelt đã qua đời vì chứng phình mạch. Kể từ
khi tái cử Tổng thống nhiệm kỳ 4 vào năm kết thúc bằng số 0 - 1940, cái
chết của nhà lãnh đạo này được coi là một phần của lời nguyền Tecumseh.
Năm 1960: Vị Tổng thống
trẻ nhất của nước Mỹ John F. Kenedy đắc cử năm 1960 trong một cuộc bầu
cử sít sao nhất từ trước tới nay. Ngày 22/11/1963, ông bị bắn ở Dallas.
Khoảnh khắc trước khi Tổng thống John F. Kenedy bị ám sát |
Ủy ban Warren đã buộc tội Lee Harvey
Oswald là thủ phạm vụ ám sát. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng Oswald chỉ
là vật hiến tế cho một trong những âm mưu nổi tiếng nhất trong thế kỷ
20.
Phá bỏ lời nguyền
Vị Tổng thống đầu tiên phá bỏ lời nguyền
chính là Ronald Reagan, đắc cử năm 1980. Tuy nhiên, dư luận về chuyện
này rất khác nhau. John Hinckley đã bắn Tổng thống Reagan 69 ngày sau
khi ông nhậm chức. Vết thương rất nặng và các bác sĩ nói Tổng thống có
thể mất mạng.
Nhiều người cho rằng Tổng thống Reagan thoát nạn nhờ vợ - bà Nancy , một người bị ám ảnh bởi lời nguyền và khá mê tín.
Ronald Reagan là vị tổng thống đầu tiên phá bỏ lời nguyền Tecumseh |
Có một bí mật lưu truyền trong Nhà Trắng
rằng tất cả các cam kết và nghị định thư mà Tổng thống Reagan phê chuẩn
đều được thực hiện theo sao và thuật chiêm tinh. Các chuyến thăm chính
thức, nghị định thư hay tiếp đón đều được tổ chức theo thuật chiêm tinh.
Thời đó, Đệ nhất phu nhân Nancy đã tổ
chức những buổi cầu nguyện tập thể cầu cho chồng thoát nạn. Buổi lễ này
có đông đảo người Mỹ tham gia, gồm cả người Mỹ bản địa (người da đỏ).
Người ta cho rằng việc này đã phá bỏ được lời nguyền.
Hai mươi năm sau, Tổng thống Bush con cũng sống sót trong suốt 2 nhiệm kỳ bắt đầu từ năm 2000.
Bùi Ly (T/h)
Thực hư về lời nguyền Siêu nhân - Lời nguyền đáng sợ nhất Hollywood
Lời nguyền Siêu nhân (Superman) là lời nguyền được biết đến nhiều nhất ở
Hollywood. Lời nguyền nói rằng: “Nếu ngươi muốn hóa thân thành người
đàn ông mạnh nhất hành tinh, ngươi hoặc sẽ mất mạng, hoặc sẽ kết thúc
cuộc đời trong một chuỗi thảm bại”.
Trong lịch sử điện ảnh thế giới, siêu nhân - Superman không
phải là một vai diễn mang tới nhiều may mắn cho những người thể hiện.
Phần lớn những nam tài tử, diễn viên từng vào vai siêu nhân trong loạt
phim điện ảnh cùng tên này đều gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.
Họ, hoặc là gặp tai nạn kinh hoàng, hoặc
là chết bất đắc kì tử vì những lý do cực kì bí ẩn… Đằng sau những “vận
đen” này, liệu có tồn tại một "lời nguyền" vô hình?
Lời nguyền độc địa
Lời nguyền này bắt đầu xảy ra khi “Siêu
nhân” được chuyển từ bộ truyện tranh đình đám cùng tên sang thể loại
hoạt hình. Hai anh em Max Fleischer và Dave Fleischer - những người sáng
lập ra xưởng phim Fleischer, cha đẻ của phim hoạt hình “Siêu nhân” -
bỗng nhiên nảy sinh những mối hận thù, tranh cãi vô cớ. Công việc làm ăn
của họ chính vì thế ngày càng bê trễ, doanh thu sụt giảm; để rồi cuối
cùng, xưởng phim của họ đã bị Paramount Pictures thâu tóm.
Loạt phim “Siêu nhân” được chuyển từ bộ truyện tranh đình đám cùng tên |
Mãi cho tới một thời gian dài về sau,
người em Dave mới tìm lại được vị trí cố vấn hiệu ứng hình ảnh tại hãng
phim Universal, còn người anh Max đã chết trong sự cô độc, nghèo túng
tại một bệnh viện bình dân.
Những "siêu nhân" trở thành nạn nhân
Tỏa sáng sau 2 seri truyền hình “Superman” đầu những năm 1940, tưởng đâu Kirk Alyn sẽ trở thành sao ăn khách nhất Hollywood.
Ai ngờ, tất thảy các đạo diễn sau đó đều lắc đầu từ chối nhận Alyn, bởi
cho rằng hình ảnh ông đã trọn vẹn gắn bó với Superman mất rồi. Cuối
đời, siêu sao Alyn sống cuộc đời khá đạm bạc tại một vùng quê thuộc bang
Arizona.
Nam tài tử George Reeves vào vai Siêu nhân năm 1951 |
Nam tài tử George Reeves vào vai Siêu
nhân năm 1951 trong bộ phim “Siêu nhân và Người chuột” (Superman and the
Mole Men), sau đó tiếp tục được ưu ái trao vai diễn trong seri truyền
hình “Những cuộc phiêu lưu của Siêu nhân”.
Cũng giống như Alyn, khán giả chỉ biết,
và chỉ chấp nhận George Reeves duy nhất dưới hình ảnh Siêu nhân. Ngày
16/6/1959, vài ngày trước lễ cưới, người ta phát hiện Reeves bỏ mạng tại
nhà riêng với 1 vết thương bằng súng ngắn. Nguyên nhân cái chết được
kết luận là do tự sát, nhưng ít người tin giả thuyết này.
George Reeves trong tập phim “Siêu nhân và người chuột” (Super Man and the Mole Men) năm 1951 |
Nam diễn viên Richard Pryor nổi danh
trong phần phim "Siêu nhân" phát hành năm 1983 bằng một vai diễn phản
diện. Chỉ sau 3 năm xuất hiện trên màn ảnh, ông công bố rằng mình mắc
phải căn bệnh đa xơ cứng (một căn bệnh có ảnh hưởng đến hệ thần kinh
trung ương, nó tấn công não bộ và tuỷ sống. Bệnh gây ra sự giảm sút về
thần kinh kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế
bào thần kinh). Sau một cơn đau tim dữ dội vào ngày 10/12/2005, Richard
qua đời.
Richard Pryor (bên phải) trong phần phim "Siêu nhân" phát hành năm 1983 |
Nhờ những cảnh quay xuất thần của mình
trong phần phim "Siêu nhân" năm 1980, đến phần phim năm 1983, đạo diễn
Richard Lester đã giành được quyền chỉ đạo sản xuất hoàn toàn bộ phim.
Tuy nhiên, đến năm 1989, cái chết của một diễn viên trong khi quay bộ
phim “Sự trở về của Lính ngự lâm” không hiểu sao đã khiến ông rơi vào
cảnh mất trí nhớ và phải từ giã sự nghiệp.
Nam diễn viên Christopher Reeve được coi
là một trong số những người thành công với loạt phim nổi tiếng này. Ông
bắt đầu thủ vai siêu nhân trong phần phim năm 1980 và liên tiếp 3 phần
phim sau đó. Thế nhưng, sau tai nạn ngã ngựa năm 1995, ông bị bại liệt
toàn thân. Sau một cơn nhồi máu cơ tim, ông trút hơi thở cuối cùng vào
ngày 10/10/2004.
Christopher Reeve, người thủ vai siêu nhân những năm 80, bị liệt toàn thân sau một cú ngã ngựa |
Thậm chí, có người nói rằng Tổng thống
Mỹ - John Kennedy cũng là một nạn nhân của "lời nguyền" này. Lý do là
bởi không lâu trước khi bị ám sát, vào tháng 4/1964, nhân viên của Tổng
thống theo lời ông đã phê chuẩn việc xuất bản một câu chuyện về siêu
nhân, trong đó, người hùng tham vọng có… thân hình lực lưỡng như Tổng
thống Kennedy.
Nhiều người cho rằng, nguồn gốc của "lời
nguyền" bắt nguồn từ việc “bóc lột công sức lao động” của “cha đẻ” nhân
vật siêu nhân. Jerry Siegel và Joe Shuster là hai người sáng tạo ra
nhân vật này nhưng thu về được rất ít tiền bởi công ty truyện tranh DC
Comics nắm giữ tất cả bản quyền bộ truyện. Chính vì lẽ đó, họ đã áp đặt
"lời nguyền" lên nhân vật siêu nhân bởi họ cho rằng, bản thân mình bị
đối xử quá bất công, không tương xứng với những gì mà họ đã cống hiến
cho loạt phim đình đám này.
Cuộc chạy trốn "lời nguyền" và hành trình trở lại của “Siêu nhân”
Do khiếp sợ trước sức mạnh của "lời
nguyền", rất nhiều đạo diễn và nam diễn viên đã từ chối nhận vai siêu
nhân cho tập phim mới nhất, dù cát-xê dành cho họ có “khủng” đến mức
nào. Rất nhiều dự án đã bị đóng băng, hoãn lại vô thời hạn.
Đầu tiên là dự án làm phim với đạo diễn
Tim Burton và nam diễn viên Nicolas Cage nhưng cũng bị tạm ngưng suốt
một thời gian dài sau đó.
Rất nhiều diễn viên và đạo diễn đã sợ hãi và "trốn chạy" khỏi lời nguyền Siêu nhân |
Tiếp đến là vị đạo diễn của “Giờ cao
điểm” - Brett Ratner rất hào hứng khi “nhảy vào” làm phim nhưng đã thực
sự “nổi cơn tam bành” khi không thể tuyển nổi các diễn viên chính. Họ
liên tục từ chối vì lo ngại mình chẳng thể sống nổi cho tới khi bộ phim
được hoàn thành. Cuối cùng, ông đành giã từ dự án này để tiếp tục gắn bó
với “Giờ cao điểm”.
Các diễn viên Brett Ratner, Brendan
Fraser, Paul Walker, Jude Law, Josh Hartnett... đều từ chối nhận vai
siêu nhân. Cuối cùng chỉ có Bryan Singer và Brandon Routh nhận lời, họ
đã dũng cảm bước qua "lời nguyền" của “Siêu nhân” vì sự đam mê mãnh
liệt.
Đạo diễn Bryan Singer (trái) cùng nam diễn viên Brandon Routh (phải) |
Là một fan của bộ phim truyền hình
“Những cuộc phiêu lưu của Siêu nhân” đình đám những năm 50 của thế kỉ XX
và thuộc lòng từng chi tiết của phần phim “Siêu nhân” có sự tham gia
của nam diễn viên Christopher Reeve năm 1978, Bryan Singer chịu không ít
sức ép vì "lời nguyền" khi thực hiện bộ phim này. Ông đã phải lao động
vất vả trong vòng 10 năm để “Siêu nhân trở lại” có thể ra mắt khán giả.
"Superman returns" (Siêu nhân trở lại) 2006 đã thành công vang dội và hóa giải lời nguyền Siêu nhân |
Và rồi, vào năm 2006, sau một thời gian
dài chờ đợi, cuối cùng đạo diễn Bryan Singer cũng đã mang “Siêu nhân trở
lại” tới cho quý khán giả, hóa giải "lời nguyền" vô hình ám ảnh ekip
làm phim và người xem sau hơn 50 năm trời.
Và quả thật, đúng như mong đợi của vị
đạo diễn tài ba, bộ phim đã khiến nỗi sợ về "lời nguyền" siêu nhân của
mọi người dần lu mờ khi liên tục nhấn chìm các bảng xếp hạng phim lớn
trên thế giới, “đốt cháy” các rạp chiếu trên toàn cầu. Dù tồn tại hay
không, cũng không thể phủ nhận rằng, nhờ sức hút của "lời nguyền" bí ẩn
này mà “Siêu nhân trở lại” mới có một thành công vang dội đến như vậy.
Bùi Ly (TH)
Ý nghĩa biểu tượng Djed thần thánh trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại
Chữ tượng hình đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu văn hóa
Ai Cập cổ đại. Một trong những ký tự tượng hình phổ biến và bí ẩn nhất
được phát hiện là biểu tượng Djed.
Biểu tượng Djed có hình dạng một cột trụ
hay trục thẳng đứng. Nó thường có 4 thanh ngang gần trên đỉnh, với
nhiều đường thẳng đứng giữa các thanh ngang. Nó cũng có 4 đường kẻ ngang
cuốn quanh cổ dưới thanh ngang đầu tiên.
Một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích ý nghĩa của biểu tượng bí ấn này và nó tượng trưng cho điều gì.
Có nhiều giả thuyết khác nhau về biểu tượng Djedcủa người Ai Cập cổ đại |
Nhiều người tin rằng rằng Djed là biểu tượng của thần Osiris, cụ thể là xương sống của vị thần này. Theo thần thoại Ai Cập,
Osiris là vị thần của thế giới bên kia. Trong chuyến thăm thần Set (vị
thần đại diện cho sự hỗn loạn, sa mạc, bão táp và bạo lực), Osiris đã bị
lừa trèo vào một quan tài được đóng theo đúng kích thước của mình. Thần
Osiris nhanh chóng ngạt thở và chiếc quan tài bị ném xuống dòng sông
Nile. Cuối cùng, quan tài trôi dạt vào bờ biển Byblos, ở Syria.
Một bức vẽ Djed (giữa) trên phiến đá steatit có niên đạitrong khoảng 1070 – 703 trước Công nguyên |
Một cây thánh mọc rất nhanh xung quanh
và dễ của nó bọc kín quan tài. Nhà vua của vùng đất này, do không nhận
thức được sự hiện diện của cỗ quan tài, đã rất kinh sợ trước tốc độ tăng
trưởng của cây và ra lệnh đốn hạ nó để sử dụng làm cột trụ trong cung
điện của mình. Trong quá trình tìm kiếm chồng, vợ của thần Osiris là
Isis đã phát hiện thi thể của ngài bên trong cột trụ. Bà làm quen với
nhà vua cũng như hoàng hậu và khi được họ ban cho ân huệ, bà đã đề nghị
có được chiếc cột trụ. Sau khi nhận được chiếc cột, bà đã giải thoát xác
chồng và thánh hóa cây cột. Kể từ đó, cột trụ được gọi là Djed.
Theo các giả thuyết khác, Djed là một
cột trụ có khả năng sinh sản được làm từ hoặc bao quanh bởi cây hay lau
sậy. Vì Ai Cập là vùng đất không có cây cối, nên biểu tượng này có thể
tượng trưng cho tầm quan trọng của cây cối được nhập về từ Syria.
Biểu tượng Djed xuất hiện trong một bức vẽ vềMặt trời và sự tái sinh |
Điều này cũng liên quan với câu chuyện
cơ thể của thần Osiris được bao phủ trong một thân cây. Một số giả
thuyết khác cho rằng Djed là biểu tượng của trụ chống trời. Trong một
cung điện, cột trụ có thể bao quanh cửa sổ và khi nhìn từ một góc phù
hợp, những chiếc cột trụ này đang chống đỡ bầu trời.
Biểu tượng Djed cũng được sử dụng trong
một nghi lễ có tên là “dựng Djed”. Nghi lễ này miêu tả chiến thắng của
thần Osiris trước thần Set. Trong nghi lễ, vua Ai Cập cổ đại sẽ sử dụng
xây để dựng một cột trụ với sự trợ giúp của các thầy tu. Nghi lễ này
diễn ra vào thời gian khi mùa vụ trong năm bắt đầu và các cánh đồng đã
được gieo hạt. Đây là một trong lễ hội kéo dài 17 ngày để tôn vinh thần
Osiris. Ý nghĩa của nghi lễ dựng Djed bao gồm sự phục sinh của thần
Osiris và sức mạnh và ổn định của vương quốc.
Bức vẽ trên tường về nghi lễ “dựng Djed” |
Djed cũng được sử dụng như một lá bùa hộ
mệnh được đặt gần xương sống của xác ướp và được vẽ trên quan tài của
họ. Tấm bùa có ý nghĩa cho phép người đã khuất được sống muôn đời và đảm
bảo sự phục sinh của họ. Cuốn sách “Egyptian Book of the Dead”
(tạm dịch: Tử thư của người Ai Cập) có hình vẽ được chú thích là bùa hộ
mệnh được đặt trên xác ướp, với hy vọng rằng nó sẽ cho phép người đã
khuất đứng dậy và sử dụng xương sống của họ.
Tượng Djed được tìm thấy trong dòng chữ tượng hìnhtại Deir el-Bahri |
Ngoài ra, biểu tượng còn xuất hiện trên
các bản khắc chữ tượng hình và thậm chí còn là một phần của các công
trình kiến trúc. Sự xuất hiện phổ biến của Djed cho thấy rằng biểu tượng
này vừa rất quan trọng và vừa rất thiêng liêng trong hệ thống tín
ngưỡng của người Ai Cập cổ đại.
Nhận xét
Đăng nhận xét