BẠN BIẾT CHƯA ? 28
(ĐC sưu tầm trên NET)
10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại
“Mười sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng” mang đến cho độc giả một cái nhìn đa chiều về Khổng Minh tiên sinh Gia Cát Lượng
Tờ tin tức Sina đã cho đăng tải bài viết “Mười sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng” khiến nhà Thục Hán đại bại mang đến cho độc giả một cái nhìn đa chiều về Khổng Minh tiên sinh Gia Cát Lượng ngoài đời thực, chứ không phải là hình tượng hư cấu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Chân dung Khổng Minh Gia Cát Lượng |
1. Khống chế Lưu Thiện
Khi Lưu Bị
chết, Lưu Thiện còn nhỏ dại, Gia Cát Lượng thay quyền chấp chính. Khi
Lưu Thiện trưởng thành, Gia Cát Lượng không giao lại đại quyền cho Lưu
Thiện, từng bước khống chế đại quyền cả về chính trị lẫn quân sự trong
tay mình, còn sai người theo dõi nhất cử nhất động của Lưu Thiện.
Lưu Thiện giận mà không dám ho he, muốn
cướp lại quyền lực nhưng cả triều đều là thân tín của Gia Cát Lượng, nên
Lưu Thiện chỉ còn biết trông cậy vào hoạn quan Hoàng Hạo, để rồi gây ra
mối di hận thiên cổ.
Gia Cát Lượng khống chế Lưu Thiện (con Lưu Bị) |
2. Dốc hết binh lực đi gây chiến, hại nước hại dân
Trong thời gian chấp chính, Gia Cát
Lượng chỉ lo hoàn thành “tâm nguyện của tiên đế Lưu Bị” và triển khai
“Long trung đối” (một sách lược quân sự chiếm đất tạo thế chân vạc với
Tôn Quyền và Tào Tháo, mục tiêu tối thượng là thống nhất Trung Quốc dưới
sự lãnh đạo của họ Lưu) mà không màng đến sức mạnh của nhà nước, của
dân, sáu lần đưa quân Bắc phạt (tức 6 trận đánh với quân Ngụy trong
Chiến tranh Thục-Ngụy (228-234)).
Nhưng do sức mạnh quá yếu kém, không thể
thu phục Trung Nguyên, ngược lại còn khiến đất nước phải vác gánh nặng
trên lưng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến người kế nhiệm mình là
Khương Duy, khiến bách tính sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng.
3. Không tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài mới
Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng không
chăm lo tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài. Khiến nước Thục về sau
rơi vào tình cảnh “nhân tài như lá mùa thu”. Cục diện đáng buồn này đã
bẻ bánh lái con thuyền lịch sử đưa nước Thục đến chỗ diệt vong.
Tạo hình Gia Cát Lượng trên phim ảnh |
4. Kiềm chế, đả kích nhân tài ưu tú vốn có
Sau khi Lưu Bị chết, rất nhiều nhân tài ưu tú (như Triệu Vân) không được trọng dụng, mà những kẻ không ra gì lại được đăng đàn.
5. Xử lý mâu thuẫn nội bộ không thỏa đáng
Gia Cát Lượng dùng cách vỗ về những
tướng sĩ có mâu thuẫn với nhau trong nội bộ. Khi Lưu Bị còn sống, ông
phong Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung là ngũ hổ đại tướng, nhưng Quan Vũ không vừa lòng.
Gia Cát Lượng sai người nịnh nọt Quan Vũ, khiến Quan Vũ càng thêm kiêu ngạo ngang ngược, để mất Kinh Châu.
Mặc dù là nhà quân sư kiệt xuất của Trung Quốc nhưng Gia Cát Lượng cũng có những lúc mắc sai lầm |
Ông cũng dùng cách làm tương tự nên
không thể giải quyết mẫu thuẫn giữa Ngụy Diên và Dương Nghi một cách
triệt để, để lại mầm họa Ngụy Diên tạo phản.
6. Lưu Bị sai không dám nói, Lưu Bị lầm không dám ngăn
Lưu Bị mớm lời để Quan Vũ giữ Kinh Châu.
Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ không thể đảm đương nhưng vẫn không sai
Triệu Vân thay Quan Vũ giữ thành, vì thế ông ta không thể chối bỏ trách nhiệm để mất Kinh Châu.
Gia Cát Lượng, tự là
Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị nhà
quân sư kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc.
Lưu Bị đem quân đi đánh Đông Ngô, Gia
Cát Lượng không dám nói thẳng lợi hại của việc đó, cũng không yêu cầu
được đi cùng, chỉ phụ trách xây dựng hậu phương, khiến Lưu Bị bại trận,
chết ở thành Bạch Đế.
7. Chọn sai người kế thừa mình
Gia Cát lượng chọn Khương Duy là người
chỉ biết đánh trận làm người kế thừa mình. Để sau khi Khương Duy lên,
bất chấp đất nước mạnh yếu, dân chúng sướng khổ thế nào, 9 lần đem quân
đòi đánh lấy Trung Nguyên, đẩy nhanh tiến độ mất nước của nhà Thục.
Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng giao cả binh quyền cho Dương Nghi |
8. Không biết xử lý hậu sự
Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng giao
cả binh quyền cho Dương Nghi, sau khi có đại quyền trong tay, Dương Nghi
tước binh quyền của Ngụy Diên, dồn ép Ngụy Diên làm phản.
9. Luôn nhượng bộ Giang Đông
Điều này khiến Giang Đông được đằng chân lân đằng đầu, khiến nội bộ bất hòa.
10. Dùng người không đúng
Gia Cát Lượng từng dùng người không cân
nhắc tài đức của người ta, chọn dùng kẻ có mối quan hệ thân thiết với
mình trước. Không dùng lại hai nhân tài là con của lão tướng Triệu Vân:
Triệu Thống, Triệu Quảng.
Lưu Bị - Vị “lãnh tụ kiểu mẫu” Khổng Minh luôn tôn sùng, phò tá
Có nhiều ý kiến cho rằng, Khổng Minh – Gia Cát Lượng – lựa chọn phò tá
Lưu Bị không chỉ vì ông là một bậc cao nhân trọng tình nghĩa mà còn mang
dáng dấp của một ‘lãnh tụ kiểu mẫu’.
“Lưu Bị là Nhân Hòa, phi Nhân Hòa bất thành Lưu Bị”
Lưu Bị tuy dòng dõi tôn thất, nhưng xuất
thân là kẻ dệt cói đóng giày, gia sản nghèo nàn, không đất dung thân,
lúc dưới trướng Tào Tháo, khi nương nhờ Viên Thiệu, Lưu Biểu... vậy mà
cuối cùng đã làm nên cơ đồ chia ba thiên hạ, làm vua một nước.
Lưu Bị qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ thời nhà Đường |
Bí quyết thành công của Huyền Đức nằm trong hai chữ Nhân Hòa. Trong đoạn trường gây dựng sự nghiệp, có thể có nhiều điều Lưu Bị phải nhờ Khổng Minh chỉ cho.
Song, hai chữ Nhân Hòa thì Lưu Bị không
phải đợi đến Khổng Minh, mà điều đó đã là máu thịt của Lưu Bị vậy. Lưu
Bị là Nhân Hòa, phi Nhân Hòa bất thành Lưu Bị. Vì thế, khi nghe Khổng
Minh nói: "Chúa công ở giữa nên lấy Nhân Hòa", Lưu Bị đã thấy ngay mình
gặp được Khổng Minh như "cá gặp nước".
Lưu Bị, (sinh năm 161
Sau Công nguyên - mất năm 223 Sau Công nguyên) còn gọi là Hán Chiêu Liệt
Đế, tự là Huyền Đức, là một nhà chính trị, một nhà quân sự và đã trở
thành hoàng đế xây dựng nên Thục Hán nhằm mục đích trung hưng nhà Hán
vào thời kỳ Tam Quốc.
Lưu Bị là một nhà lãnh đạo có sức hút và
rất giỏi thu phục lòng người. Ông có trong tay nhiều nhân tài, những
người này đều trung thành phò tá ông, sau khi Lưu Bị qua đời họ lại tiếp
tục trung thành với con ông là Lưu Thiện (Tào Tháo cũng thu được nhiều
nhân tài nhưng nhiều người trong số đó không có lòng trung thành, sau
khi Tào Tháo chết, nhà Tào Ngụy đã diễn ra nhiều cuộc phản loạn, cuối
cùng bị cha con Tư Mã Ý chiếm ngôi).
Bởi có Nhân Hòa mà Lưu Bị có được dưới
trướng những người hiền tài bậc nhất trong thiên hạ như Khổng Minh, Quan
Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu...
Lý do Khổng Minh theo phò tá Lưu Bị
Lưu Bị là một hình mẫu “đạo đức” phù hợp
với tư tưởng Nho giáo mà Gia Cát Lượng tôn sùng. Trong xã hội Trung
Quốc cổ đại, đạo đức được đề cao hơn tất cả, đặc biệt là phẩm hạnh của
bậc quân chủ. Với tài thu phục nhân tâm, Lưu Bị thu nạp được rất nhiều
người tài.
Lưu Bị là một nhà lãnh đạo có sức hút và rất giỏi thu phục lòng người |
Theo quan niệm này, chỉ cần vị lãnh tụ
là nhân vật hiền đức thì có thể khiến trên dưới một lòng, triều đình kỷ
cương, đi tới hiện thực hóa một xã hội hòa hợp.
Xét trên phương diện đạo đức, lịch sử Trung Quốc đã công nhận đây là “thế mạnh áp đảo” của Lưu Bị.
Lưu Bị vốn đã mang thân phận hoàng tộc,
lại tham gia hành động ám sát Tào Tháo, thể hiện lòng trung thành đối
với chính quyền Hán triều.
Hình mẫu Lưu Bị trên phim |
Nhờ sự kiên trì theo đuổi sự nghiệp,
cuối cùng Lưu Bị cũng xây dựng thành công đế quốc Thục Hán. Thời điểm
lên ngôi, Lưu Bị đã 61 tuổi, lớn hơn Lưu Bang lúc đăng cơ 6 tuổi.
Lưu Bang khởi binh năm 47 tuổi, mất 7
năm để thành đại nghiệp. Lưu Bị "xuất thế" năm 23 tuổi, mất tới 38 năm
để ngồi lên ngai vàng Thục Hán.
Lưu Bị là nhân vật điển hình của mô hình
"tay trắng khởi nghiệp", và điều duy nhất ông vượt trội so với Lưu Bang
chính là sự trọng vọng hiền tài.
Về mặt cảm quan, những hành động của Lưu
Bị đã “vô tình” đồng điệu với lý tưởng của Gia Cát Lượng – một đệ tử
Nho gia sùng bái tư tưởng trung – hiếu.
Chân dung Khổng Minh Gia Cát Lượng |
Bên cạnh đó, trong thời kỳ Lưu Bị nắm
quyền ở Thái Nguyên, Từ Châu, đã thi hành chính sách cai trị “nhân
nghĩa”. Điều này cũng khiến tiếng tốt của Lưu đồn xa, hiển nhiên không
nằm ngoài sự quan sát của Khổng Minh - Gia Cát Lượng.
Như vậy, về mặt công tác tuyên truyền, Lưu Bị đã xây dựng tốt hình ảnh
của một “lãnh tụ kiểu mẫu” trong mắt các nhân sĩ Nho giáo nói chung và
Khổng Minh nói riêng.
Trở thành quân sư của Lưu Bị, Khổng Minh được phát huy hết khả năng và được hàng loạt tướng tài quân Thục phò trợ.
Cũng theo phân tích của Phượng Hoàng,
mặc dù Lưu Bị tạo lập được danh vọng, song trước khi có được Gia Cát
Lượng, thì Lưu không có nhiều quân sư xuất chúng bên mình.
Nếu Khổng Minh về phò tá Lưu Bị, thì
toàn bộ quá trình từ thoát ly khó khăn, ổn định lực lượng, phát triển
hùng mạnh cho tới thống nhất thiên hạ, ông có thừa “sân khấu” để phô
diễn hết tài năng của mình.
Đồng thời, tuy không có quân sư xuất
sắc, nhưng ngược lại, Lưu Bị sở hữu một dàn võ tướng hàng đầu như Quan
Vũ, Trương Phi, Triệu Vân… Gia Cát Lượng trở thành quân sư của Lưu,
những hổ tướng này đều thuộc quyền sai khiến của ông.
Trang Ly (Th)
Bí ẩn lăng mộ Khổng Minh Gia Cát Lượng
Khổng Minh Gia Cát Lượng nổi tiếng là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc
đồng thời cũng là một thầy phong thủy, tướng số của Trung Hoa. Bởi vậy,
ngay cả với cái chết của vị quân sư này cũng chứa đựng nhiều bí ẩn.
Theo Bách khoa toàn thư mở, Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).
Chân dung Khổng Minh Gia Cát Lượng |
Khổng Minh - Nhân vật xuất chúng của Trung Hoa
Không chỉ kiệt xuất trong lĩnh vực quân
sự, chính trị, Khổng Minh còn là một học giả và nhà phát minh kỹ thuật
đại tài. Ông đã sáng tạo ra các chiến thuật quân sự nổi tiếng như: Bát
trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục),
Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy).
Tài năng của Khổng Minh không chỉ dừng ở
những lĩnh vực này. Với người Trung Quốc, Gia Cát Lượng còn là nhà tiên
tri vô cùng vĩ đại. Ông được mệnh danh là người “trên thông thiên văn,
dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.
Năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (tức
năm 234), Gia Cát Lương dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng
Nguyên. Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại
không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền, cứ
mở miệng nói là cáu gắt, một ngày chỉ ăn được chút cơm.
Chính vì vậy mà chẳng bao lâu sau, cơ
thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong
doanh trại. Đến tháng 8, vị quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán nôn ra máu
mà chết. Năm đó, Gia Cát Lượng mới chỉ 54 tuổi.
Khổng Minh được mệnh danh là người "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý" |
Là một người trên thông thiên văn, dưới
tường địa lý, Gia Cát Lượng rất chỉn chu với việc chọn nơi chôn cất cho
chính mình. Theo di nguyện của Gia Cát Lượng, sau khi chết nơi đặt mộ
của mình sẽ là núi Định Quân. Núi Định Quân nay nằm ở phía nam huyện
Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nó là một nhánh đâm theo hướng Tây Bắc của
dãy Hệ Mỹ Thương. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả
vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân.
Vì sao Gia Cát Lượng lại chọn núi Định Quân mà không chọn chôn cất ngay tại nơi chốn hoặc mang hẳn về kinh đô nước Thục?
Có nhiều lý do khác nhau cho sự lựa chọn
này. Người nói Gia Cát Lượng chọn núi Định Quân là vì quan niệm khi
sống thì quản lý nước Thục, khi chết thì bảo vệ nước Thục. Cũng có ý
kiến lại cho rằng, do việc Bắc phạt thất bại nên Gia Cát Lượng không
muốn đưa xác mình về chôn tại kinh đô, sợ bị Lưu Thiền trả thù. Tuy
nhiên, có lẽ nguyên nhân thuyết phục nhất vẫn là Gia Cát Lượng đã tính
toán rất kỹ về phong thủy khi lựa chọn ngọn núi Định Quân này.
Địa hình núi Định Quân rất phức tạp, các
sườn núi uốn lượn, nhấp nhô được coi là một nơi cực tốt về mặt phong
thủy. Tuy nhiên, ngọn núi Định Quân thì quá lớn, vậy nếu như chỉ nói
rằng chôn cất ở núi Định Quân thì các tướng lĩnh biết chôn cất Gia Cát
Lượng ở đâu? Người ta nói rằng, chuyện này cũng đã được Gia Cát Lượng
tính toán rất kỹ.
Bức tượng Khổng Minh |
Sử sách Trung Quốc có ghi lại rằng Gia
Cát Lượng dự đoán được vận mệnh của mình. Theo ghi chép, trước khi chết,
ông nói với các tướng sỹ của mình rằng, sau khi mình chết thì đem bỏ
xác của ông vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng
theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm
mộ.
Quân sỹ theo lời dặn của Gia Cát Lượng,
buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía
Hán Trung. Cứ khiêng đi như vậy một thời gian rất lâu nhưng dây vẫn
không đứt.
Bỗng nhiên, khi tới núi Định Quân thì
đột nhiên sợi dây thừng rất chắc chắn bỗng dưng đứt bật ra, quan tài rơi
xuống đất. Quân sỹ vội đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt hạ
quan tài xuống. Nhưng khi binh lính vừa tản ra đất tại nơi đặt quan tại
bỗng sụp xuống, vừa khít lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng dặn dò quân lính không
chon theo bất kỳ tài sản hay vật tuỳ táng nào, mộ huyệt chỉ vừa khít
quan tài, không xây lớn, không trồng cây hay ám hiệu đánh dấu để bị phát
hiện.
Hình ảnh Khổng Minh hóa thân trong phim |
Tuy nhiên, những người đời sau để tưởng
nhớ công đức của Gia Cát Vũ Hầu đã quyết định xây dựng khu mộ cho ông,
lại còn trồng cây để ghi nhớ vị trí đặt mộ. Tuy nhiên, khi quyết định
làm điều này, họ cũng tính đến việc giúp ngôi mộ chống lại bọn mộ tắc.
Vì vậy họ đã xây dựng rất nhiều ngôi mộ
giả xung quanh ngôi mộ thật. Ngôi mộ mà ngay nay người ta vẫn gọi là “Mộ
thật của Gia Cát Vũ Hầu” thực tế không phải là mộ thật. Nhiều người cho
rằng, ngôi mộ chỉ vẻn vẹn dòng chữ “Mộ Vũ Hầu” mới là mộ thật. Vì vậy
mà người Trung Quốc đến nay vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mộ thật thì
không thật mà mộ giả lại không giả”.
Ngôi mộ có tên là “Mộ Vũ Hầu” được đặt ở
góc Tây Bắc của núi Định Quân, diện tích lên tới hơn 300 mẫu. Trên thực
tế, nhiều chuyên gia lại cho rằng, ngay cả ngôi mộ có tên “Mộ Vũ Hầu”
này cũng không phải là thực.
Đền thờ Khổng Minh ở Thành Đô |
Trên đất Trung Hoa, rất nhiều nơi đã lập
đền thờ Vũ Hầu để tưởng nhớ Gia Cát Lượng, trong đó nổi tiếng nhất là
đền thờ ở huyện Miễn, dưới chân núi Định Quân, sau đó đến miếu Vũ Hầu ở
Thành Đô, miếu Vũ Hầu ở thành Bạch Đế, huyện Phụng Tiết, Trùng Khánh,
v.v…
Nhận xét
Đăng nhận xét