Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

BÍ ẨN LỊCH SỬ 88

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bí ẩn kẻ sát nhân Người Rìu và Jack thoát y

Minh Lupin | 21/03/2015 21:00

Những tên sát nhân hàng loạt này cho đến giờ vẫn chưa sa lưới pháp luật, nên đã có rất nhiều giả thuyết về chúng từ lời kể của những người dân địa phương...

3. Axeman - sát nhân “Người Rìu” bí ẩn
Axeman là kẻ giết người hàng loạt gieo rắc nỗi kinh hoàng cho thành phố New Orleans, Mỹ trong khoảng thập kỷ thứ 2 thế kỷ 20. Mấy chục nạn nhân của hắn đều có đặc điểm chung là bị phanh thây một cách ghê rợn bởi một cây rìu thép.
Chân dung người rìu Axeman theo lời kể của dân địa phương
Phác họa chân dung Axeman theo lời kể của dân địa phương.
Cơn hoảng loạn của New Orleans bắt đầu khi một cặp vợ chồng người Ý bị cắt cổ đêm 22/5/1918.
Hung thủ đã đột nhập vào căn nhà bằng cửa phụ, sau đó ra tay giết hại dã man nạn nhân bằng dao và rìu. Gây án xong, sát thủ thay đồ, bỏ lại bộ quần áo đẫm máu trước khi rời hiện trường.
Đồ đạc trong nhà không bị dịch chuyển, cho thấy vụ giết người này không phải cướp của. Nhiều nghi vấn cho rằng đó là do trả thù riêng.
Vụ án tiếp theo là cái chết của 1 cặp tình nhân. Họ đã bị tấn công vào lúc rạng sáng ngày 27/6/1918, trong nhà sau của hàng tạp hóa tại góc đường Dorgenois.
Người con trai bị một nhát rìu chí mạng vào đầu. Cô gái thì bị tấn công vào cánh tay và nhiều nhát vào ngực.
Vụ thứ 3 là vào ngày 10/8/1918. Một ông lão đã bị một nhát chém mạnh vào đầu bằng rìu trong khi dang dọn dẹp tủ bếp.
Đến đầu năm 1919, tên sát nhân bí ẩn này lại tiếp tục ra tay. Hắn xông vào nhà của một gia đình trẻ rồi tấn công mọi người bằng chiếc rìu trên tay. Hai vợ chồng bị thương nặng nhưng vẫn còn sống, nhưng cháu bé sơ sinh đã qua đời...
Liên tiếp nhiều vụ giết người đã xảy ra theo cách như vậy, sát thủ lọt vào nhà bằng cách phá cửa sau trong khoảng thời gian từ nửa đêm tới gần sáng và dùng rìu để giết hại tất cả những người có mặt trong nhà, kể cả trẻ em.
Từ đây, tên sát nhân bí ẩn được báo chí đặt tên là Axeman (Người Rìu). Cho đến đầu năm 1919, cảnh sát ghi nhận có tới 12 vụ giết người bằng rìu có liên quan tới Axeman.
Cơn hoảng sợ lan truyền khắp thành phố khi Axeman còn dám viết thư cho nhà chức trách lớn tiếng thách thức cảnh sát: "Bọn bây sẽ không bao giờ tóm được ta…”
Trong thư Axeman còn đe dọa sẽ giết thật nhiều người vào đêm thứ 3 ngày 19/3/1919. Tuy nhiên, hắn vẫn đưa ra một điều kiện để những người dân thường giữ được tính mạng:
“Ta rất thích nhạc jazz, và thề với tất cả quỷ dữ trong vùng, mọi người sẽ được tha, nếu trong nhà có một giai điệu nhạc jazz. Một điều chắc chắn kẻ nào làm trái ý ta sẽ nhận một chiếc rìu vào đêm thứ 3 này”.
Tối hôm đó, sảnh lớn tòa thị chính New Orleans chật ních người nghe nhạc, các nhóm nhạc jazz không chuyên chơi đàn ở hàng trăm địa điểm nội, ngoại ô. Đúng như lời hứa của kẻ giết người bí ẩn, đêm đó không có vụ án mạng nào xảy ra.
Sau đêm đó, mọi tin tức về Axeman đều biến mất. Đến tận tháng 10/1919, hắn mới thực hiện phi vụ cuối cùng - 1 người đàn ông.
Hắn đã chém ông 1 nhát chí mạng vào đầu bằng rìu ngay trong nhà riêng. Đây là lần cuối Axeman ra tay và dù đã rất cố gắng nhưng cảnh sát không thể nào tìm ra được kẻ sát nhân tàn bạo này.
Suốt gần một thế kỷ qua, đã có nhiều giả thuyết xung quanh danh tính và động cơ giết người hàng loạt của Axeman .Đa phần nạn nhân là người Mỹ gốc Ý nên có ý kiến cho rằng, Axeman liên quan tới mafia Ý tại Mỹ.
Một giả thuyết có vẻ điên rồ hơn được đưa ra: “Sát thủ giết người vì muốn buộc người New Orleans nghe nhạc jazz nhiều hơn”.
Nhưng tất cả vẫn chỉ là giả thuyết, cho đến nay, tên sát nhân vẫn không lộ mặt và cảnh sát cũng vẫn bó tay.
4. Jack The Stripper (Jack Kẻ thoát y)
Nước Anh những năm 60 xuất hiện một tên sát nhân biến thái. Hắn tìm kiếm, giết hại rất nhiều gái điếm và trở thành một cơn ác mộng với toàn Luân Đôn. Cứ sau mỗi vụ giết chóc, hắn lại lột sạch đồ những cô gái xấu số, vì vậy người ta gọi hắn là Jack The Stripper (Jack Kẻ thoát y).
Tranh vẽ minh họa Jack The Stripper của một họa sĩ thời điểm đó.
Tranh vẽ minh họa Jack The Stripper của một họa sĩ thời điểm đó.
Sự việc bắt đầu vào sáng ngày 17/6/1959, khi cảnh sát đi tuần tra đã phát hiện ra một thi thể phụ nữ trong tư thế ngồi dựa vào môt gốc cây với quần áo bị xé toạc, ngực trần và một vài vết cào lớn ở cổ họng.
Nguyên nhân cái chết được xác định là do nạn nhân bị siết cổ đến chết, không có dấu hiệu bị xâm hại tình dục. Tuy nhiên, không tìm được dấu vết của hung thủ, vụ án dần chìm vào quên lãng.
Ngày 8/11/1963, người ta phát hiện ra thi thể của một gái gọi khác, 22 tuổi, không quần áo, bên bờ sông, đối diện với bờ kênh nơi tìm thấy xác vụ án năm 1959. Cảnh sát cũng nỗ lực điều tra xét hỏi dân cư quanh đó nhưng mọi việc lại tiếp tục đi vào ngõ cụt.
Ngày 2/2/1964, một thi thể của gái gọi nữa lại được phát hiện bên bờ sông gần cầu Hammersmith với đặc điểm gần giống như 2 nạn nhân trước: lõa thể, tử vong do bị ngạt thở, miệng bị nhét chặt bằng chiếc quần lót dính tinh trùng.
Sau lần đó, một làn sóng dư luận tại Anh đã nổi lên ví kẻ sát nhân này với Jack The Ripper (Jack kẻ sát nhân đồ tể) trước đây, còn những cô gái hành nghề bán thân xác cũng ít ai dám ra đường vào buổi đêm.
Khi cảnh sát đang tiếp tục suy luận và phán đoán thì ngày 8/4/1964, thêm một cái xác lõa thể được phát hiện bên dòng sông đúng nơi xảy ra 2 vụ án đầu tiên!
Ít ngày sau, Kenneth Archibald, một cựu quân nhân 57 tuổi đã thú nhận giết chết cô ta trong lần uống rượu say. Hắn nói đã không kiềm chế được sau một trận cãi vã với cô về vấn đề tiền bạc.
Cảnh sát vội vàng quy kết cho Kenneth tội sát hại 3 người con gái trước.
Những tưởng kẻ giết người hàng loạt gây nỗi kinh hoàng trong thế giới gái mại dâm đã bị bắt, thì mọi việc trở lại tình trạng ban đầu sau khi một nạn nhân mới được tìm thấy.
Lần này là một cô gái 22 tuổi, xác nằm tại một con hẻm ở Brentford vào ngày 24/4/1964.
Dù cho địa điểm phát hiện là vùng đất khô, cách vài dặm so với hiện trường các vụ án trước, nhưng nạn nhân bị sát hại với cùng phương thức như những người trước khiến sự việc trở nên nghiêm trọng hơn.
Cảnh sát cũng nhận ra Kenneth không phải là tên giết người hàng loạt, đồng thời lật lại các vụ điều tra trước, nhưng mọi suy đoán vẫn đi vào bế tắc.
Trong một thời gian ngắn, có 8.000 người bị thẩm vấn với 4.000 lời khai được ghi, nhưng mọi nỗ lực của cảnh sát đều vô vọng.
Sau đó, Jack The Stripper đột nhiên dừng các vụ gây án và “quy ẩn giang hồ”. Nhiều người giải thích rằng sự hiện diện của cảnh sát tại khu vực Tây London khi đó là rất lớn, kẻ sát nhân có thể sợ và không dám hành động tiếp.
Nhưng người ta cũng biết rằng, hiếm có kẻ giết người hàng loạt nào khi đã say máu lại có thể ngừng tay chỉ vì... sợ bị bắt. Thế nên, nhiều giả thiết khác về sự mất tích của Jack The Stripper tiếp tục được đưa ra, mà không ai có thể tìm lời giải...
---------------------------

theo Đại Lộ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét