MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 20
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hơn một tháng nay, nhạc sĩ Phan Nhân ra vào bệnh viện 4,5 lần do suy tim cấp độ 3 và vừa phát hiện một khối u trong phổi.
Vợ của ông là nghệ sĩ Phi Điểu chia sẻ với một người bạn của bà: “Chú thường ngồi vì khi nằm thì bị khó thở... nhưng chú vẫn "hát" hư hử hừ hư rất gần với rên. Chú vẫn rất hóm hỉnh chọc ghẹo và làm thơ tặng cô”.
Nhạc sĩ Phan Nhân tên thật là Nguyễn Phan Nhân, sinh ngày 15-5-1930 tại Long Xuyên, An Giang. Nhạc sĩ Phan Nhân từng công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam II tại TP.HCM. Sau khi nghỉ hưu, ông cư trú tại TP.HCM.
Nhạc sĩ Phan Nhân tham gia quân đội từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau Hiệp định Genève, ông chuyển từ quân đội sang văn công, tham gia công tác tại các đơn vị nghệ thuật: Đoàn Văn công Nam Bộ (tập kết), dự Đại hội Văn công toàn quốc năm 1954; Đoàn Văn công quân đội Nam Bộ (1995), Đoàn Ca Nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam và Ban Biên tập âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam (1959-1975). Tu nghiệp âm nhạc tại Hungari (1970-1972).
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông chuyển về Phòng Văn Nghệ Đài Phát thanh Giải phóng, rồi Đài Tiếng nói Việt Nam II cho đến khi nghỉ hưu.
Các sáng tác của Phan Nhân thắm đượm cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước. Bài hát nổi tiếng Hà Nội - niềm tin và hy vọng của Phan Nhân được công chúng rất yêu thích.
Bên cạnh đó là các ca khúc khác như Tình ca đất nước, Cây đàn ghi-ta của Victor Hara, Nhớ về Pắc Bó, Xa Hà Nội...
Nhạc sĩ Phan Nhân còn viết bài hát viết cho trẻ em: Em là con gái má Út Tịch, Chú ếch con, Chú cừu Mộc Châu, Em là bông lúa Điện Biên, Hàng cây ơn Bác...
Nhạc sĩ Phan Nhân được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huy chương Thành đồng Tổ quốc, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật, Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc, cùng nhiều huy chương và giải thưởng khác của các tổ chức Trung ương và địa phương...
* Nghe ca khúc Hà Nội- niềm tin và hy vọng của NS Phan Nhân qua phần trình bày của NSND Trần Khánh trên Youtube:
MINH TRANG
Trước tình trạng nhiều tàu cá có công suất lớn của Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa… hành nghề lưới giã cào tận quét các loại hải sản quanh
đảo Lý Sơn khiến lượng hải sản ngày một cạn kiệt.
UBND huyện Lý Sơn có công văn đề xuất UBND tỉnh Quảng Ngãi không cho
những tàu có công suất lớn đánh bắt một cách tận diệt nguồn hải sản
quanh đảo để duy trì và tái tạo nguồn hải sản quanh đảo.
Theo thống kê của UBND huyện Lý Sơn, thời gian cao điểm khu vực quanh đảo có đến vài chục tàu giã cào hoạt động. Phần lớn những tàu giã cào hoạt động vào ban đêm theo “công thức” dùng loại lưới có lỗ cực nhỏ rồi dùng hai tàu có công suất lớn chạy hai bên lùa cá vào giữa quét sạch. Nơi tàu giã cào đi qua thì đến loại cá nhỏ nhất cũng không thoát được.
Trong nhiều lần tiếp xúc cử tri, người dân huyện Lý Sơn và ngư dân các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi)… cũng liên tục phản ảnh tình trạng tàu giã cào tận diệt hải sản khu vực biển quanh đảo Lý Sơn trong thời gian qua.
Thậm chí nhiều vụ đụng độ giữa tàu các tàu giã cào với nhau khi tranh giành khu vực biển đảo quét tôm cá.
Ông Phùng Đình Toàn, phó chi cục trưởng, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi cho biết, chi cục nắm rõ tình trạng tàu giã cào khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt ở vùng biển ven đảo Lý Sơn. Tuy nhiên hiện nay chưa có chế tài để phạt những tàu này. Hiện chỉ có tuyên truyền các tàu không nên khai thác kiểu hủy hoại là chính.
TRẦN MAI
Nhạc sĩ Phan Nhân qua đời
TTO - Nhạc sĩ Phan Nhân, một trong những cây đại thụ của làng âm nhạc VN, tác giả ca khúc Hà Nội – niềm tin và hy vọng qua đời lúc 11g45 hôm nay 29-6 tại nhà riêng, hưởng thọ 85 tuổi.
Nhạc sĩ Phan Nhân qua đời trưa 29-6 tại nhà riêng |
Vợ của ông là nghệ sĩ Phi Điểu chia sẻ với một người bạn của bà: “Chú thường ngồi vì khi nằm thì bị khó thở... nhưng chú vẫn "hát" hư hử hừ hư rất gần với rên. Chú vẫn rất hóm hỉnh chọc ghẹo và làm thơ tặng cô”.
Nhạc sĩ Phan Nhân tên thật là Nguyễn Phan Nhân, sinh ngày 15-5-1930 tại Long Xuyên, An Giang. Nhạc sĩ Phan Nhân từng công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam II tại TP.HCM. Sau khi nghỉ hưu, ông cư trú tại TP.HCM.
Nhạc sĩ Phan Nhân tham gia quân đội từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau Hiệp định Genève, ông chuyển từ quân đội sang văn công, tham gia công tác tại các đơn vị nghệ thuật: Đoàn Văn công Nam Bộ (tập kết), dự Đại hội Văn công toàn quốc năm 1954; Đoàn Văn công quân đội Nam Bộ (1995), Đoàn Ca Nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam và Ban Biên tập âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam (1959-1975). Tu nghiệp âm nhạc tại Hungari (1970-1972).
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông chuyển về Phòng Văn Nghệ Đài Phát thanh Giải phóng, rồi Đài Tiếng nói Việt Nam II cho đến khi nghỉ hưu.
Các sáng tác của Phan Nhân thắm đượm cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước. Bài hát nổi tiếng Hà Nội - niềm tin và hy vọng của Phan Nhân được công chúng rất yêu thích.
Bên cạnh đó là các ca khúc khác như Tình ca đất nước, Cây đàn ghi-ta của Victor Hara, Nhớ về Pắc Bó, Xa Hà Nội...
Nhạc sĩ Phan Nhân còn viết bài hát viết cho trẻ em: Em là con gái má Út Tịch, Chú ếch con, Chú cừu Mộc Châu, Em là bông lúa Điện Biên, Hàng cây ơn Bác...
Nhạc sĩ Phan Nhân được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huy chương Thành đồng Tổ quốc, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật, Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc, cùng nhiều huy chương và giải thưởng khác của các tổ chức Trung ương và địa phương...
* Nghe ca khúc Hà Nội- niềm tin và hy vọng của NS Phan Nhân qua phần trình bày của NSND Trần Khánh trên Youtube:
Nhạc sĩ Phan Nhân qua đời tại nhà riêng ở đường Nam Kỳ Khởi
nghĩa, Q.3, TP.HCM. Lễ nhập quan diễn ra vào lúc 18g ngày
29-6. Lễ tang nhạc sĩ Phan Nhân sẽ diễn ra tại Nhà tang lễ Lê Quý
Đôn (Q.3, TP HCM). Lễ viếng bắt đầu vào 7g sáng 30-6. Lễ động quan
diễn ra sáng 2-7, sau đó được đem đi hỏa táng tại Bình Hưng
Hòa. Theo di nguyện, tro cốt nhạc sĩ Phan Nhân được đem về thờ tại chùa Hải Tuệ (Q.3, TP.HCM). |
Trung Quốc bực tức với phim tài liệu của Philippines về Biển Đông
29/06/2015 16:35(TNO) Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 29.6 lên tiếng tố cáo Philippines phát tán thông tin sai lệch sau khi Manila phát sóng bộ phim tài liệu ba tập bảo vệ chủ quyền của Philippines ở Biển Đông.
Tập đầu tiên của bộ phim tài liệu có tựa đề Karapatan sa Dagat
(tạm dịch: Chủ quyền trên biển) được phát sóng trên truyền hình quốc
gia Philippines nhân kỷ niệm quốc khánh nước này vào ngày 12.6, theo
Reuters.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh ngày 29.6
nói rằng Philippines đang nỗ lực đưa ra thông tin sai lệch đánh lừa dư
luận, tự tạo hình ảnh mình là “một nạn nhân” để thu hút sự ủng hộ của dư
luận.
Trung Quốc và Philippines gia tăng những cuộc khẩu chiến liên quan
đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong những tháng gần đây.
Hồi tuần rồi, một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tố cáo
Philippines đang cố lôi kéo các quốc gia khác can dự vào vấn đề tranh
chấp lãnh thổ sau khi Nhật Bản và Mỹ tiến hành tập trận với Philippines.
Trong khi đó, chính phủ Philippines cho biết bộ phim tài liệu trên
là nhằm thông tin cho người dân nước này và tăng cường sự ủng hộ của người dân Philippines đối với chính sách và hành động của chính phủ liên quan đến vấn đề Biển Đông
Hồi năm 2013, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) từng phát sóng phim tài liệu dài 8 tập tựa đề Hành trình trên Biển Đông, nhằm củng bố tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của nước này.
Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, phản đối
tuyên bố “đường lưỡi bò” phi lý của Bắc Kinh. Trung Quốc phớt lờ, không
tham gia phiên phân xử.
Phúc Duy
Huyện đảo Lý Sơn cầu cứu ngừng tận diệt tôm cá
TTO - Huyện đảo Lý Sơn có công văn đề xuất không
cho những tàu có công suất lớn đánh bắt một cách tận diệt nguồn hải sản
quanh đảo để duy trì và tái tạo nguồn hải sản quanh đảo.
Hai tàu giã cào cập cảng Sa Kỳ sửa chữa - Ảnh: Trần Mai |
“Đề xuất cấm đánh bắt ở khu vực quanh đảo Lý Sơn là hợp lý. Bởi rất phù hợp với mong muốn của người dân. Và quan trong hơn là khôi phục sinh thái biển ở Lý Sơn”. |
Ông Phùng Đình Toàn - phó Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi |
Theo thống kê của UBND huyện Lý Sơn, thời gian cao điểm khu vực quanh đảo có đến vài chục tàu giã cào hoạt động. Phần lớn những tàu giã cào hoạt động vào ban đêm theo “công thức” dùng loại lưới có lỗ cực nhỏ rồi dùng hai tàu có công suất lớn chạy hai bên lùa cá vào giữa quét sạch. Nơi tàu giã cào đi qua thì đến loại cá nhỏ nhất cũng không thoát được.
Trong nhiều lần tiếp xúc cử tri, người dân huyện Lý Sơn và ngư dân các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi)… cũng liên tục phản ảnh tình trạng tàu giã cào tận diệt hải sản khu vực biển quanh đảo Lý Sơn trong thời gian qua.
Thậm chí nhiều vụ đụng độ giữa tàu các tàu giã cào với nhau khi tranh giành khu vực biển đảo quét tôm cá.
Ông Phùng Đình Toàn, phó chi cục trưởng, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi cho biết, chi cục nắm rõ tình trạng tàu giã cào khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt ở vùng biển ven đảo Lý Sơn. Tuy nhiên hiện nay chưa có chế tài để phạt những tàu này. Hiện chỉ có tuyên truyền các tàu không nên khai thác kiểu hủy hoại là chính.