BẠN BIẾT CHƯA ? 28
(ĐC sưu tầm trên NET)
5 hội kín bí ẩn nhất thế giới
Hội Tam điểm, Những hiệp sĩ dòng đền, Đầu lâu và Xương chéo… là những hội kín bí ẩn nhất trong lịch sử.
1. Tu viện Sion
Biểu tượng của hội kín "Tu viện Sion" |
Tu viện Sion là một hội kín nổi tiếng được thành lập từ năm 1099. Godfrey de Bouillon đã thành lập nên hội trên núi Zion trong thành Jerusalem với tôn chỉ của hội là bảo vệ con cháu hoàng gia thuộc dòng dõi của vua David và hậu duệ của Chúa Jesus.
Tu viện Sion được điều hành bởi các nhân vật được phong làm "đại pháp sư", trong đó có những người nổi tiếng như Leonardo Da Vinci, Isaac Newton, Victor Hugo…
Leonardo Da Vinci cũng là một thành viên của hội kín |
Hội này luôn mong muốn thành lập một đế
chế Holy thống nhất châu Âu, mở ra một trật tự thế giới mới, hòa bình và
thịnh vượng. Tuy nhiên, tu viện Sion không hề có thật. Nó là sự hư cấu
của một người Pháp tên Pierre Plantard. Cái tên tu viện Sion thực chất
ra chỉ là tên một tổ chức đăng kí hoạt động tại thị trấn Annemasse, miền
Đông Pháp từ tháng 6/1956 và tan rã chỉ 6 tháng sau đó.
2. Hội Những hiệp sĩ dòng đền (The Knights Templar)
“Các Hiệp sĩ dòng Đền” (The Knights
Templar) là một trong những hội bí mật từ thời Trung cổ do các Hiệp sĩ
Thánh chiến thành lập nhằm bảo vệ người hành hương hướng về miền Đất
thánh sau cuộc Thập tự chinh. Theo một số nguồn trong sử sách ghi lại,
vào khoảng năm 1119 tại Jerusalem, một hiệp sĩ vùng Champagne tên
Hughues de Payns cùng vài hiệp sĩ Pháp khác đã cùng Godefroi de Bouillon
đứng ra thành lập dòng Đền.
Các Hiệp sĩ dòng đền. Ảnh minh họa |
Lúc đầu họ lấy tên là Đoàn hiệp sĩ nghèo
của Đức Ki-tô, áp dụng giáo điều của thánh Augustine đồng thời gia nhập
lực lượng cảnh binh để giúp đỡ và bảo vệ những người hành hương đến
Jerusalem. Vua Jerusalem làBaudouin II cho họ cư ngụ ngay sát đền
Salomon cũ. Trong năm 1125 dòng Đền trải qua lần hưng thịnh đầu tiên khi
Bá tước Hugo của Champagne gia nhập dòng tu, một người bạn của tu viện
trưởng Bernhard của Clairvaux. Bernhard là một trong những tu sĩ quan
trọng nhất trong thời của ông.
Sau những nghi ngại ban đầu, từ năm 1129
ông đã ủng hộ dòng Đền. Sau cuộc Thập tự chinh lần thứ hai, họ được
giáo hội Công giáo chính thức thừa nhận. Chỉ trong vài thập kỷ ngắn
ngủi, hội này đã trở thành một trong những tổ chức lớn mạnh nhất châu
Âu, kiểm soát hệ thống tài chính, ngân hàng và quân đội với lực lượng
ủng hộ gia tăng, lãnh thổ không ngừng mở rộng.
Hiệp sĩ dòng đền có những quy định
nghiệm ngặt trong hành động, trong việc truyền giáo và trong các hoạt
động quản lý tài chính, lãnh thổ, đất đai của mình. Khi tham gia chiến
trường họ được rèn bản lĩnh không bao giờ thoái lui, chỉ khi thấy số
lượng đối phương áp đảo người cầm quân mới hạ lệnh rút lui. Họ cũng cam
kết sẽ bảo vệ đến cùng những người hành hương trên hành trình của mình.
Các Hiệp sĩ dòng đền là những người cất giữ Chén thánh |
Câu chuyện của các hiệp sĩ phần nhiều
liên quan đến huyền thoại Công giáo, trong đó có việc kho báu được tìm
thấy chôn dưới ngôi đền Solomon ở thành Jerusalem. Người ta suy đoán
rằng họ đã mua lại Hòm giao ước, Chén thánh và máu của chúa Giêsu.
Tuy vậy không có bằng chứng rõ ràng cho
thấy họ đã thực hiện các giao dịch này thành công song chắc chắc là tổ
chức này đã tích lũy được số tài sản kếch xù và hoạt động của họ có
những tầm ảnh hưởng nhất định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự tan rã của họ. Trước kia người ta đầu tiên là người Kitô giáo
rồi mới là thần dân, thí dụ như là của vua Pháp, thì tương quan này dần
dần bị đảo ngược lại. Các vị vua nhìn những dòng tu được tổ chức dưới
quyền của Giáo hoàng với cặp mắt ngày càng nghi ngại, đặc biệt là vì các
dòng tu quân đội chính là đạo quân lớn nhất và có nhiều kinh nghiệm
chiến trường nhất.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi vào
khoảng những năm 1300, nhà vua mắc nợ tổ chức này một số tiền lớn, đã
cho bắt giữ và tra tấn hàng trăm thành viên của hội với tội danh như tin
theo dị giáo và thờ cúng ma quỷ. Nhiều người thuộc tổ chức này bị tử
hình. Một số người còn lại thì sống yên ổn nhưng phân tán khắp nơi.
Hiệp sĩ dòng Đền bị đức Giáo hoàng giải
tán vài năm sau, để lại nhiều huyền thoại kể từ đó. Ngày nay, nhiều
người vẫn cho rằng tổ chức này vẫn tồn tại ngầm dưới nhiều hình thức,
song không có một căn cứ chắc chắn vào khẳng định điều này, mọi lời đồn
đoán vì thế càng thêm màu huyền bí.
3. Hội Tam điểm (Freemasons)
Các thành viên nổi tiếng: Plato,
Socrates, George Washington, Winston Churchill, Benjamin Franklin,
Goethe, Mozart, Theodore Roosevelt, Harry Truman, Al Gore, Pythagoras,
Swami Vivekananda, Henry Ford, Clive Lloyd, Motilal Nehru và Edwin
Aldrin.
Dù ngày nay hội Tam điểm có ít ảnh hưởng
và không còn bí mật như thuở xưa, song đây vẫn là một trong những hội
kín nổi tiếng nhất thế giới. Hội Tam điểm hiện vẫn tồn tại ở khắp thế
giới, với hơn 6 triệu thành viên.
Biểu tượng của Hội Tam điểm |
Hội Tam điểm chính thức được thành lập
năm 1717 nhưng các tài liệu liên quan tới sự hiện diện của nó lại ghi
rằng hội có từ năm 1300. Được lập ra với tiêu chí ban đầu là hội huynh
đệ, với các thành viên có chung những ý tưởng triết học, trong số đó là
niềm tin về một Chúa. Hội Tam điểm thường tham gia vào các hoạt động từ
thiện, phát triển tình huynh đệ và tôn trọng những giá trị đạo đức.
Hội Tam Điểm được phân chia thứ bậc rất rõ ràng |
Hội Tam điểm đã tạo nên những thay đổi
lịch sử thông qua những đóng góp to lớn của họ trong nhiều lĩnh vực cho
cộng đồng. Dù các hoạt động của họ dường như vô hại, song hội cũng nhận
không ít chỉ trích. Các học thuyết âm mưu luôn lấy Hội Tam điểm làm mục
tiêu vì họ dính líu vào không ít những tập tục huyền bí bị cho là đáng
ghê tởm.
Các thành viên Hội Tam điểm bị buộc phải
giữ bí mật của các huynh đệ. Bộ phận điều hành của hội được gọi là Chi
hội lớn. Trên thế giới, có nhiều chi hội song không có một cơ quan điều
hành đơn nhất. Một chi hội có thể chỉ có một người.
Theo Dan Brown (tiểu thuyết gia nổi
tiếng) biểu tượng của hội Tam Điểm – một hội kín nổi tiếng, hiện diện
ngay trên tờ giấy bạc 1 đô la Mỹ. Phía sau tờ giấy bạc này ta thấy bên
trái có một kim tự tháp chưa xây xong, còn thiếu hòn đá chóp; trên có
hình con mắt, con mắt thấy hết mọi sự. Phía dưới tháp có khẩu hiệu
“Novus ordo seclorum” (có nghĩa là “trật tự mới toàn cầu”). Bên phải có
con chim phượng hoàng, mang một tấm vải vuông trước bụng; trên đó thường
có vẽ những biểu tượng bí ẩn.
Khẩu hiệu “Novus ordo seclorum” trên tờ giấy bạc 1 đô la Mỹ có nghĩa là “trật tự mới toàn cầu” |
Nhiều nhân vật lừng danh, có ảnh hưởng
lớn trên thế giới như Leonardo daVinci, Mozart, Goethe, Plato, gia đình
Bush… cũng là thành viên các hội kín này.
4. Hội Khai sáng (Illuminati)
Hội khai sáng là tập hợp những người
theo thuyết vô thần tự gọi mình là các Perfectibilists (tín đồ của sự
hoàn hảo). Tên Illuminati này được đặt theo tiếng Latin với ý nghĩa là
giác ngộ, khai sáng. Tổ chức do thầy dòng Adam Weishaupt lập nên vào
01/05/1776 tại Bavaria.
Vào thời kỳ đỉnh cao, hội có đến hơn
2.000 hội viên. Nhưng vào cuối thể kỷ XVIII, hội suy yếu bởi những tranh
chấp nội bộ để giành quyền lãnh đạo tối cao cùng sự ngăn cấm của lãnh
chúa Karl Theodor. Với luật cấm 1784, Illuminati đã bị giải thể.
Kim tự tháp - biểu tượng nổi tiếng thế giới của Hội Khai sáng |
Hội Khai sáng có biểu tượng nổi tiếng
thế giới với kim tự tháp cũng như dòng chữ tên hiệu có thể viết xuôi và
ngược đều được. Con dấu khắc hội Illuminati tượng trưng cho 4 nguyên khí
của đất trời: đất, khí, lửa và nước. Hãy nhìn kĩ vào bản khắc này, nhìn
xuôi và nhìn ngược sẽ thấy 4 yếu tố: đất, không khí, lửa, nước. Một
viên kim cương hoàn hảo, được sản sinh ra từ những yếu tố nguyên thuỷ,
hoàn hảo đến mức tất cả những ai được chiêm ngưỡng nó đều phải kinh
ngạc.
Nhiều người cho rằng hội này vẫn tồn tại
ngầm cho tới ngày nay, âm mưu thống trị toàn thế giới và Hội Đầu lầu và
Xương chéo là một “chi nhánh” tại Mỹ.
Nhiều người nổi tiếng bị cho là thành
viên của tổ chức này như Winston Churchill và gần đây nhất là ca sĩ
Beyoncé. Tuy nhiên, sự thật về hội kín này vẫn là một bí ẩn chưa lời
giải đáp.
5. Hội Đầu lâu và Xương chéo (Skull and Bones)
"Hội Đầu lâu và Xương chéo" thuộc Đại
học Yale danh tiếng được thành lập vào đầu thế kỷ 19. Hội này khá nổi
tiếng và thu hút rất nhiều sinh viên tham gia, với điều kiện, người đó
phải là một lãnh đạo của hội sinh viên.
Những thành viên của Hội Đầu lâu và Xương chéo (Cựu Tổng thống Mỹ George Bush đứng bên trái chiếc đồng hồ) |
Chính từ “sự chọn lọc” ngay từ buổi đầu
như vậy nên thành viên của hội này có nhiều nhân vật chính trị quan
trọng và cấp cao. Nhiều người cho rằng, hội hoạt động như một tổ chức
ngầm với các nhân vật chính trị cộm cán dù các thành viên của hội không
giữ bí mật nhưng các hoạt động lại diễn ra khá kín đáo, âm thầm.
Phong Linh (T/h)Những 'trùm gián điệp' nổi tiếng thế giới
Đó là những điệp viên huyền thoại trong giới tình báo và được cả thế
giới biết đến nhờ tài đảo lộn cục diện chiến tranh như Richard Sorge, có
kết cục bi thảm như vũ nữ Mata Hari hay trở thành hình mẫu xây dựng
nhân vật điệp viên James Bond 007 như Sidney Reilly.
1. Sidney Reilly (1873 – 1925)
Có biệt hiệu “gián điệp bậc thầy” và hình mẫu cho điệp viên màn bạc James Bond 007, Sidney được coi là siêu điệp viên đầu tiên của thế kỷ 20.
Là hình mẫu cho điệp viên màn bạc James Bond 007, Sidney được coi là siêu điệp viên đầu tiên của thế kỷ 20 |
Mặc dù ông cũng được biết đến với nhiều
bí danh như Salomon, Sidney Rosenblaum và Shlomo, tên khai sinh thực sự
của ông là Georgi Rosenblaum và ông là một điệp viên bí mật người Nga gốc Do Thái làm việc cho Scotland Yard.
Ông đã nổi tiếng trong những năm 1920
khi bị cáo buộc làm gián điệp cho nhiều quốc gia ở cả châu Âu và châu
Á, mặc dù chi tiết về các phi vụ của ông chưa bao giờ được tiết lộ đầy
đủ.
2. Mata Hari (1876 – 1917)
Mata
Hari (nghệ danh của Margaretha Geertruida) là một trong những điệp viên
nổi tiếng nhất trong lịch sử, chuyên quyến rũ các khách hàng là sĩ quan
cấp cao và những quan chức thế lực khác ở nhiều quốc gia để thu thập
thông tin trong Chiến tranh thế giới thứ I.
Năm 1903, Mata Hari đến Paris. Bằng việc
trình diễn những vũ điệu phương đông mà bà đã học ở Java kết hợp với
màn thoát y vũ, Mata Hari đã làm rung động cả châu Âu. Bà đã nhanh chóng
nổi tiếng như một vũ nữ huyền thoại của phương đông.
Mata Hari làm “điệp viên hai mang” cho Pháp và Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất |
Năm 1914, khi cuộc Chiến tranh thế giới
thứ I nổ ra, Mata Hari đến Berlin lưu diễn. Vốn ưa những chuyện phiêu
lưu mạo hiểm và để có tiền bạc rủng rỉnh, bà đã nhận lời làm gián điệp
cho Cục Tình báo Đức với mật hiệu H.21. Nhiệm vụ của H.21 là thu thập
tin tức hoạt động quân sự của Pháp thông báo cho cơ quan tình báo Đức.
Tuy nhiên chính Elsa Shragmuyller người phụ trách trực tiếp H.21 cho
rằng toàn bộ những tin tức mà H.21 cung cấp không bao giờ được sử dụng
cả vì chúng không có ý nghĩa gì về mặt kinh tế, chính trị lẫn quân sự.
Tháng 8/1916, Mata Hari gặp đại úy
Ladou, sĩ quan của Cục Phản gián Pháp và đã nhận lời hợp tác với cơ quan
tình báo Pháp với nhiệm vụ là đến Brussels đang bị quân Đức chiếm đóng
để thu thập những tin tức cho người Pháp.
Ngày 13/2/1917, sau khi trở lại Paris
một tháng, Mata Hari bị bắt với lý do là điệp viên của Đức. Đại úy Ladou
đã phủ nhận hoàn toàn việc ông đã trao nhiệm vụ cho Mata Hari. Sau 4
tháng thẩm vấn, mặc dù thiếu những bằng chứng có sức thuyết phục, Tòa án
quân sự Pháp vẫn tuyên án tử hình Mata Hari với tội danh làm gián điệp
cho Đức và đổ lỗi vì cô mà 17 tàu chiến của liên quân bị chìm, gần 1 sư
đoàn quân bị thiệt mạng. Ngày 15/10/1917, Mata Hari bị hành quyết.
3. Richard Sorge (1895 – 1944)
Richard
Sorge là một người cộng sản Đức và tình báo viên làm việc cho Liên Xô.
Ông hoạt động với biệt danh “Ramsay” trước và trong Chiến tranh thế giới
thứ II, dưới vỏ bọc một phóng viên ở cả Đức lẫn Nhật Bản.
Richard Sorge nổi tiếng khi hoạt động ở
Nhật Bản (1940-1941), khi ông thông báo cho Matxcơva về kế hoạch Đức
Quốc xã tấn công Liên Xô năm 1941. Cuối năm 1941, ông thông báo cho Bộ
chỉ huy tối cao Liên Xô rằng Nhật Bản sẽ không mở mặt trận phía đông
trong tương lai gần. Điều này đã khiến cho Liên Xô chuyển 18 sư đoàn,
1.700 xe tăng và 1.500 máy bay từ Viễn Đông về mặt trận phía Tây chống
phát xít Đức, tham gia trận đánh bảo vệ thủ đô Matxcơva.
Richard Sorge là nhà tình báo vĩ đại nhất mọi thời đại và là một trong số ít người đã làm thay đổi cục diện Chiến tranh thế giới thứ II |
Ông đã bị bại lộ và bị phản gián Nhật
bắt và bị treo cổ ngày 7/11/1944. Mãi đến năm 1964, Richard Sorge mới
được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Nhiều sử gia và chuyên gia tình báo tôn
vinh Richard Sorge là một trong những nhà tình báo vĩ đại nhất mọi thời
đại và là một trong số ít người đã làm thay đổi cục diện Chiến tranh thế
giới thứ II.
4. Klaus Fuchs (1911 – 1988)
Trong
danh sách các điệp viên của Liên Xô, Emil Julius Klaus Fuchs, một nhà
vật lý người Đức, là một trong những cái tên vô cùng nổi bật trong con
mắt của nhiều quốc gia. Ông là một trong những người chịu trách nhiệm
chính về việc nghiên cứu quá trình phân hạch đầu tiên và các mô hình của
bom hydro.
Hoạt động gián điệp của Klaus Fuchs tại phòng thí nghiệm Los Alamos |
Sau khi chạy trốn chế độ phát xít tại
Đức, Fuchs tới Anh và tham gia vào dự án bom nguyên tử của nước này. Tới
năm 1943, ông chuyển tới thành phố Los Alamos, Mỹ, và trở thành một
phần không thể thiếu của dự án Manhattan, dự án bom nguyên tử của Mỹ.
Trong thời gian sống tại Anh, Fuchs đã
bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô. Cho tới khi bị bắt năm 1946 và bị kết
án năm 1950, ông đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho KGB.
5. Nancy Wake (1912 – 2011)
Nancy
Grace Augusta Wake sinh ngày 30/8/1912 ở Wellington, New Zealand, trong
gia đình có 6 người con. Khi bà mới được 2 tuổi, gia đình đã chuyển tới
sống ở Sydney, Australia và định cư tại phía bắc Sydney. Không giống
như những cô bé cùng tuổi khác, ngay từ nhỏ, Nancy Grace đã luôn phải
làm bố mẹ đau đầu vì những trò nghịch ngợm không giống ai.
Năm 1937, Nancy Grace đã gặp gỡ và kết
hôn với nhà tư bản công nghiệp người Pháp Henri Edmond Fiocca, một người
nổi tiếng giàu có tại vùng Marseille. Với lớp vỏ bọc là người vợ xinh
đẹp của một doanh nhân giàu có, Nancy Grace đã bước đầu tham gia vào
nhóm du kích của vùng Marseille chống lại quân Đức quốc xã trong vai trò
người đưa tin và chuyển thực phẩm.
Nancy Grace là một nữ điệp viên lừng danh với sắc đẹp mê hồn |
Với sắc đẹp mê hồn, đồng thời là vợ của
một doanh nhân máu mặt trong vùng nên chỉ trong năm đầu tiên tham gia
kháng chiến, Nancy Grace đã giúp hàng ngàn tù binh và phi công quân đồng
minh có máy bay bị bắn hạ ở Pháp trốn sang Tây Ban Nha. Không những
thế, người phụ nữ này còn dám xông vào “hang cọp” khi làm giả một loạt
giấy tờ tùy thân để được vào làm việc tại bộ máy chính quyền của vùng
hợp tác với quân phát xít.
Tại đây, Nancy Grace đã bí mật giúp đỡ
nhiều người trong tổ chức trốn thoát khỏi sự truy đuổi của quân phát
xít. Tuy nhiên, không lâu sau đó, vỏ bọc nhanh chóng bị lộ, bà trở thành
đối tượng truy nã nguy hiểm nhất của Gestapo - lực lượng mật vụ thân
thiết với Đức quốc xã, với giải thưởng trị giá 5 triệu franc cho ai chỉ
điểm thông tin có thể bắt giữ bà. Để trốn khỏi nước Pháp, Nancy đã phải
dùng rất nhiều tên giả và rất giỏi chạy trốn các cuộc bố ráp của
Gestapo, khiến chúng phải đặt cho bà biệt danh “Chuột bạch”.
Trong đám tang của nữ điệp viên lừng
danh này, Thủ tướng Australia Julia Gillard đã gọi bà Wake là "một cá
nhân thực sự xuất sắc. Sự dũng cảm và ngoan cường của bà sẽ không bao
giờ bị lãng quên”. Nancy Grace Augusta Wake là nữ quân nhân được tặng
thưởng nhiều huy chương nhất của Australia và cũng là một trong những
quân nhân của Thế chiến II nhận nhiều huy chương nhất thế giới, với các
huân chương cao quý nhất của cả Pháp, Anh, Mỹ và Australia.
6. Juan Pujol Garcia (1912 - 1988)
Juan Pujol Garcia đã tự tạo nhân thân
giả là một quan chức chính phủ Tây Ban Nha thân phát xít Đức và sau đó
trở thành một điệp viên thượng hạng của Đức Quốc xã trong Chiến tranh
thế giới thứ 2.
Trên thực tế, Juan Pujol Garcia làm việc
cho tình báo Anh với biệt danh Garbo. “Garbo” đã cung cấp cho Đức Quốc
xã 300 báo cáo đã được “xào xáo vô cùng tinh vi” và được phía Đức coi là
một nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy.
Juan Pujol Garcia đánh lừa được Bộ chỉ huy tối cao Đức Quốc xã, dẫn đến việc quân Đức thua liểng xiểng ở mặt trận phía Tây |
“Garbo” đã đánh lừa được các cơ quan
tình báo và Bộ chỉ huy tối cao Đức về địa điểm của Chiến dịch đổ bộ
Normandy (D-Day) của quân đồng minh năm 1944. Ông đã khiến cho Bộ chỉ
huy tối cao Đức tin rằng quân đồng minh sẽ đổ bộ ở khu vực bãi biển gần
Calais, cách địa điểm đổ bộ Normandy khá xa. Kết quả là 3 ngày sau khi
quân đồng minh đã đổ bộ vào Normandy, các lực lượng Đức Quốc xã vẫn tập
trung phòng thủ khu vực gần Calais. Thậm chí, trùm phát xít Adolf Hitler
còn cấm 2 sư đoàn xe tăng chủ lực rời Calais để cứu viện cho Normandy.
Đây là quyết định chết người dẫn đến việc quân Đức Quốc xã thua liểng
xiểng ở mặt trận phía Tây.
7. George Koval (1913 - 2006)
Là người Mỹ từ khi sinh ra, ông chuyển
đến Nga khi còn nhỏ. Sau đó, ông được tuyển dụng bởi Tổng cục Tình báo
Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô GRU và đánh trở lại Mỹ để thu thập
thông tin về dự án bom hạt nhân với mật danh DELMAR.
Được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga, những đóng góp của Koval đã giúp Liên Xô rút ngắn thời gian phát triển vũ khí hạt nhân |
Khi ông giành được vị trí một kỹ sư
trong Dự án Manhattan sản xuất bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II
từ năm 1942-1946, ông đã được tự do truy cập dữ liệu mà ông đã chuyển
về Liên Xô.
Được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên
bang Nga, những đóng góp của Koval đã giúp Liên Xô rút ngắn nhiều thời
gian phát triển vũ khí hạt nhân.
8. Bộ ngũ Cambridge
Bộ ngũ Cambridge (Cambridge Five) là một
mạng lưới gián điệp được tuyển chọn một phần bởi tình báo viên Liên Xô
Arnold Deutsch ở Vương quốc Anh. Mạng lưới này đã cung cấp nhiều thông
tin tình báo vô cùng quý giá cho Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ
II và ít nhất là đến đầu những năm 1950.
Danh tính người thứ năm của “Bộ ngũ Cambridge” vẫn chưa được xác định |
Bốn thành viên của “Bộ ngũ Cambridge” đã được xác định, nhưng người thứ 5 chưa từng bị phát hiện.
Tên của nhóm điệp viên này bắt nguồn từ
thực tế là tất cả họ đều đã đến với chủ nghĩa cộng sản khi đang học tại
Đại học Cambridge.
9. Vợ chồng nhà Rosenberg
Năm
1945, Mỹ chế tạo và thử nghiệm thành công bom nguyên tử. Nhưng niềm tự
hào về vị trí độc tôn của họ không được bao lâu bởi sau đó, Nga tuyên bố
quá trình thử nghiệm của họ đang rất thuận lợi và đã tiến rất gần tới
thành công. Mùa hè năm 1949, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phát hiện
ra các bí mật của việc xây dựng bom nguyên tử đã bị đánh cắp và tuồn ra
bên ngoài. Cơ quan này bắt đầu điều tra và xác định được "kẻ đáng ghét"
này là vợ chồng nhà Rosenberg.
Tờ Los Angeles Times ngày 29/6/1953 đăng tin sự kiện vợ chồng nhà Rosenberg qua đời |
Ethel và Julius Rosenberg, cùng là con
của những người nhập cư, kết hôn vào ngày 18/6/1939 tại thành phố New
York. Họ có hai con trai là Micahel Allen, sinh năm 1943, và Robert
Harry, sinh năm 1947. Theo kết quả điều tra của FBI, cặp vợ chồng này
tham gia nhập lực lượng của Ủy ban An ninh Quốc gia Nga (KGB) và thực
hiện hoạt động gián điệp từ năm 1942. Họ bị bắt năm 1950 và tới tháng
3/1951 thị bị tòa án Mỹ kết án tử hình.
Mọi cấp có thẩm quyền đều từ chối đơn
xin ân xá của Ethel và Julius Rosenberg. Tổng thống Mỹ Dwight D.
Eisenhower tuyên bố: "Vợ chồng Rosenberg đã tiết lộ những thông tin bí
mật về nguyên tử liên quan đến quốc phòng Hoa Kỳ. Hành động này là một
sự phản bội đối với toàn dân tộc và có thể sẽ là gây ra cái chết của
hàng ngàn người vô tội".
Tháng 6/1953, Los Angeles Times đưa tin Ethel và Julius Rosenberg bị hành quyết trên ghế điện tại nhà tù Sing Sing.
10. Oleg Penkovsky (1919 - 1963)
Được
biết đến với mật danh “Điệp viên anh hùng”, Oleg Penkovsky - một đại tá
trong cơ quan tình báo quân sự GRU của Liên Xô - đã cung cấp tin tình
báo cho chính phủ Mỹ trong thập niên 1950 và 1960.
Đại tá tình báo Oleg Penkovsky đã bị Liên Xô xét xử và kết án tử hình vì tội phản quốc vào năm 1963 |
Oleg Penkovsky chịu trách nhiệm về “cuộc
khủng hoảng tên lửa Cuba” vì ông ta đã báo cho Anh và Mỹ về việc Liên
Xô triển khai tên lửa ở Cuba.
Thông tin của Penkovsky đã giúp các nhà
phân tích khám phá ra những hầm phóng và xe chở tên lửa bằng cách sử
dụng không ảnh độ phân giải thấp chụp từ máy bay do thám.
Người ta cho rằng Oleg Penkovsky đã bị Liên Xô xét xử và kết án tử hình vì tội phản quốc vào năm 1963.
11. Eli Cohen (1924 – 1965)
Eliahu (Eli) ben Shaoul Cohen là một
điệp viên thượng thặng của tình báo Israel. Ông cực kỳ nổi tiếng qua quá
trình hoạt động gián điệp ở Syria trong giai đoạn 1961-1965, nơi ông đã
gây dựng được mối quan hệ cực kỳ mật thiết với giới lãnh đạo chính
trị-quân sự ở Damascus. Thậm chí, Eli Cohen đã leo lên chức Cố vấn
trưởng của Bộ trưởng Quốc phòng Syria. Những thông tin mà Eli Cohen thu
thập được đã góp phần quan trọng vào chiến thắng vang dội của Israel
trong “Cuộc chiến tranh 6 ngày” chống lại liên quân Arập.
Năm 2005, Eli Cohen được bầu chọn vào danh sách 26 nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Israel |
Cuối cùng, cơ quan phản gián Syria cũng
đã phát hiện Eli Cohen là một trùm gián điệp của Israel và đã hành quyết
ông năm 1965, bất chấp mọi sự đổi chác của phía Israel.
Năm 2005, Eli Cohen được bầu chọn vào danh sách 26 nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử lập quốc và giữ nước của Israel.
12. Aldrich Ames (1941)
Aldrich
Hazen Ames là nhà phân tích phản gián của Cơ quan tình báo trung ương
Mỹ (CIA), đã bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô và Nga. Cho đến khi bị
phát hiện, Ames đã gây thiệt hại cho CIA nhiều thứ hai, chỉ sau vụ phản
bội của Robert Hanssen.
Aldrich Ames đã gây thiệt hại cho CIA nhiều thứ hai, chỉ sau vụ phản bội của Robert Hanssen |
Trong 9 năm làm việc cho CIA, Ames đã
khai báo thu nhập hàng năm là 60.000 USD nhưng số chi trong tài khoản
thẻ tín dụng của ông lên đến 30.000 USD/tháng, cho phép ông có một cuộc
sống dư dả với một chiếc xe Jaguar mới và một ngôi nhà 540.000 USD
(tương đương 810.000 USD, thời giá năm 2012) được mua bằng tiền mặt.
Là điệp viên hai mang của Liên Xô, cựu
sĩ quan phản gián CIA Ames đã thông báo cho KGB ít nhất 100 điệp viên
CIA và khiến ít nhất 10 điệp viên xử tử.
Aldrich Ames hiện đang chịu án chung thân ở nhà tù Allenwood, Pennsylvania.
13. Robert Philip Hanssen (1944)
Là nhân viên FBI và làm gián điệp cho
Liên Xô trong 22 năm kể từ năm 1979, Robert PhilipHanssen bị buộc tội
bán tin để lấy hơn 1,4 triêu USD.
Hai trong số ba sĩ quan KGB bị Hanssen
tiết lộ đã được Chính quyền Mỹ tuyển dụng làm điệp viên trực sẵn trong
Đại sứ quán Liên Xô ở Washington. Khi trở về Mátxcơva, hai người này đã
bị kết án và xử tử. Điệp viên thứ ba bị lộ phải lãnh án tù nhưng cuối
cùng cũng được thả.
Được coi là “thảm họa tình báo tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ”, Hanssen đã bị phán quyết phạm 13 tội danh gián điệp |
Hoạt động dưới bí danh Ramon, ông giữ bí mật tên và nơi ở của mình với cả phía Nga.
Hanssen bắt đầu bị tình nghi một vài
tháng sau khi một cuộc kiểm tra phát hiện có tay trong trong FBI. Mỹ sau
đó bí mật giành được các tài liệu của Nga dẫn họ tới nghi ngờ ông.
Được coi là “thảm họa tình báo tồi tệ
nhất trong lịch sử nước Mỹ”, Hanssen đã bị phán quyết phạm 13 tội danh
gián điệp và hiện đang chịu án chung thân tại nhà tù ở Florence, bang
Colorado, Mỹ.
Bùi Ly (TH)
Bùi Ly (TH)
Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi
Trong suốt 25 năm ở tù, không một ai từ quê hương tới thăm Kang Min-chul
- điệp viên Triều Tiên, còn gọi là 'Phần tử khủng bố bị quên lãng' đã
chết vì bệnh vào năm 2008, khi mới 53 tuổi.
Tờ People đưa tin: Trong
suốt hơn nửa thế kỷ giằng co với nhau giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, hàng
nghìn người làm nhiệm vụ bí mật của cả hai nước đã bị “xóa tên” trước
mắt công chúng.
"Tác giả” trong vụ án đánh bom ở Yangon
(Myanmar) năm 1983 - công dân Triều Tiên Kang Min-chul chính là một
trong số những người đó.
Một bài báo của Hàn Quốc đưa tin vụ án đánh bom ở Yangon (Myanmar). |
Kang Min-chul từng là một trong những
điệp viên nguy hiểm nhất của Triều Tiên. Ngày 9/10/1983, Kang Min-chul
và hai đồng bọn đã cho nổ bom trước viện bảo tàng Yangon, hòng ám sát
Tổng thống Hàn Quốc khi ông ta đến thăm nơi này, theo như kế hoạch, lẽ
ra tổng thống sẽ tới đây đặt vòng hoa.
Trái bom đánh nhầm mục tiêu – Tổng thống
Hàn quốc đã đến muộn, nhưng vẫn có 17 người Hàn Quốc, trong đó có 4 vị
bộ trưởng nội các chết ngay tại chỗ.
Hình ảnh điệp viên Triều Tiên Kang Min-chul bị bắt giữ sau vụ đánh bom cố ý ám sát Tổng thống Hàn Quốc |
Nhưng, chính hành động lần này đã biến
Kang Min-chul trở thành điệp viên vô thừa nhận. Tổ quốc Triều Tiên của
ông tuyên bố không hề liên quan, họ cho rằng việc này chính là do phía
Hàn Quốc bày ra để đổ lên đầu Triều Tiên, nên Triều Tiên không có phản
ứng gì trước sự việc một người Triều Tiên đang bị hành hạ trong nhà tù ở
Myanmar do có liên quan đến vụ án.
Trong suốt 25 năm ở tù, không
một ai từ quê hương tới thăm Kang Min-chul. Phần tử khủng bố bị quên
lãng này chết vì bệnh vào năm 2008, khi đó, ông mới 53 tuổi.
Cho đến nay, đã hơn 30 năm sau vụ đánh
bom, câu chuyện về ông lại được lật lại theo cách mà không một ai có thể
ngờ tới đó là: Ông Ra Jong-yil - nguyên Phó Viện trưởng Viện Tình báo
Hàn Quốc đã viết một cuốn sách nói về Kang Min-chul với tiêu đề “Phần tử khủng bố bị quên lãng”.
Tuy ngoài miệng tác giả nói Kang
Min-chul là “tội phạm nguy hiểm tàn ác”, nhưng cuốn sách này được viết
ra như để an ủi vong hồn của những “số phận đã bị chối bỏ” kia. Những
người này, sau khi được Triều – Hàn huấn luyện, đã trở thành những chiến
binh đảm nhận nhiệm vụ bí mật trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Cuốn sách được viết ra nhằm đả kích những hành vi, việc làm mà cả hai chính phủ Triều – Hàn đã làm: Một khi có sai sót, bèn phủ nhận sự tồn tại của các điệp viên, không cho người nhà của họ và công chúng biết được sự thật.
Trong thời gian 10 năm sau khi cuộc
chiến tranh ở Triều Tiên chấm dứt vào năm 1953, những cuộc đọ súng quy
mô nhỏ giữa hai nước vẫn liên tiếp nổ ra, hai bên cùng phái gián điệp
hoặc kẻ ám sát vào nước đối phương. Năm 1996, một tàu ngầm của Triều Tiên
bị mắc cạn ở bờ biển phía đông Hàn Quốc, trên tàu có 26 nhân viên; về
sau, phía Hàn Quốc phát hiện ra 11 thi thể, trên đầu mỗi người đều có
một lỗ thủng hình viên đạn. Năm 1998, một tàu ngầm khác của Triều Tiên
lại bị mắc cạn tại vùng này. Người của phía Hàn Quốc đến nơi, phát hiện 9
thi thể nam giới, đầu và ngực đều bị đạn bắn. Phía Hàn Quốc cho rằng,
những người Triều Tiên này đã chọn cách tự sát vì không muốn bị bắt làm
tù binh.
Không chỉ có Triều Tiên huấn luyện đào tạo gián điệp
cài vào nước đối phương. Theo thống kê, trong thời kỳ chiến tranh lạnh,
có khoảng 6.200 công dân Hàn Quốc sau khi đến phía bắc bán đảo thì
không một ai còn biết họ đã đi đâu về đâu.
Nhờ các đồng nghiệp và người thân khiếu
nại trong nhiều năm trời, Seoul mới thực hiện chính sách bồi thường
trong sự im hơi lặng tiếng cho người nhà của những người đã hi sinh; cho
đến tận giờ đây, không ít người vẫn không hề hay biết chồng, con, cha
mình từng phục vụ cho đất nước.
Ông Ra Jong-yil - tác giả cuốn sách "Phần tử khủng bố bị quên lãng". |
Cuốn sách của Ra Jong-yil được viết ra
dựa trên những ghi chép, điều tra của tòa án Myanmar về Kang Min-chul,
cùng với những cuộc thăm hỏi những người bạn tù, quản lý trại giam của
ông, trong đó rất nhiều người từng giúp đỡ ông trong thời gian ông ở nhà
tù Insein gần Yangon.
Đối tượng ném bom của Kang Min-chul
chính là nhằm vào tổng thống đương nhiệm Jeon Du-hwan. Nào ngờ, Bộ
trưởng Ngoại giao Myanmar có nhiệm vụ đến đón Tổng thống Jeon Du-hwan đã
tới muộn mấy phút, việc chậm trễ này lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao:
Khi quả bom được điều khiển từ xa phát nổ, chiếc xe chở Tổng thống còn
chưa kịp chạy tới chỗ quả bom đang chờ ông.
Đứng từ xa thấy quả bom đã nổ, Kang
Min-chul và điệp viên khác chạy ngay về phía bờ sông Yangon, theo kế
hoạch, ở đó sẽ có chiếc ca nô cao tốc đợi sẵn, đón bọn họ đưa lên con
thuyền chở hàng tiếp ứng của Triều Tiên. Ra Jong-yil đã tái hiện lại
cảnh tượng lúc ấy theo những văn kiện của chính phủ Myanmar và những
thông tin khác mà ông có được: Phát hiện chiếc ca nô không tới, ba người
đành phải chia nhau bỏ chạy theo đường bộ hoặc nhảy xuống sông, nhưng
chiếc thuyền chở hàng cũng chẳng thấy đâu – nó chưa hề được phép vào
cảng Yangon. Sau đó, cảnh sát đuổi kịp, một người trong số họ bị trúng
đạn chết.
Lựu đạn trong tay Kang Min-chul và điệp
viên còn lại bất ngờ phát nổ, khiến cả hai cùng bị trọng thương và bị
bắt. Người kia mất một cánh tay, hỏng một mắt, bị xử tội chết vì không
chịu trả lời bất kỳ một câu hỏi nào. Kang Min-chul cũng mất một cánh
tay, ông nhận tội nên được hoãn thi hành án tử hình. Trong kiếp sống dài
lê thê sau song sắt, Kang Min-chul đã học được tiếng Myanmar, còn trèo
được lên cây xoài trong sân bằng một cánh tay lúc ông được thả ra ngoài
trời hóng gió. Ở đó, ông theo Cơ đốc giáo, được một người bạn tù ban ơn
và đặt tên cho ông là “Matthew ”.
Ra Jong-yil hay tin về Kang Min-chul một
cách ngẫu nhiên. Năm 1998, khi đến thăm Yangon để tìm tài liệu, ông chú
ý đến một mẩu tin vắn, nói rằng Kang Min-chul trong suốt thời gian
ngồi tù chưa từng có một ai đến thăm, cực kỳ tuyệt vọng. Ra Jong-yil đã
rất xúc động, thuyết phục người phụ trách bộ phận tình báo Myanmar đương
nhiệm, sau này trở thành tướng quân Khin Nyunt, cho phép quan chức
ngoại giao Hàn Quốc tới thăm hỏi Kang Min-chul, mang đồ ăn và tin tức về
Hàn – Triều nói cho ông nghe. Kang Min-chul nói nếu ông và bạn tù được
thả ra, họ muốn được đến Hàn Quốc.
Năm 2004, sau khi Khin Nyunt bị bãi miễn
chức vụ, những cuộc thăm viếng của quan chức ngoại giao Hàn Quốc bị
gián đoạn. Ra Jong-yil khẩn thiết xin chính phủ Hàn Quốc can thiệp trả
lại tự do cho Kang Min-chul. Nhưng giai đoạn đó Seoul đang nỗ lực thúc
đẩy “chính sách Ánh Dương” để hòa giải với Bình Nhưỡng, nên không muốn
làm bất cứ chuyện gì có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bên. “Đối với chính phủ hai nước Triều – Hàn mà nói, để Kang Min-chul đợi chờ trong ngục càng đỡ phải lo phiền” - Ra Jong-yil đã chỉ rõ, “Triều Tiên chối bỏ ông, Hàn Quốc làm ngơ ông”.
Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Kang Min-chul vô cùng suy sụp. “Ông
sợ mình bị nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là sau năm 2007, nhân viên
ngoại giao Triều Tiên quay trở lại Myanmar, hai nước khôi phục lại mối
quan hệ ngoại giao bị đứt đoạn vì vụ ném bom gây ra, ông lo lắng thức ăn của mình có độc. Ông nói với cai ngục và bạn tù, cho dù mình được thả, cũng chẳng biết đi đâu”.
Mãi lâu sau khi điệp viên Kang Min-chul qua đời vì ung thư gan, Ra Jong-yil vẫn không hay biết gì, vẫn hỏi hăm các cán bộ của Myanmar
về ông. “Tất cả mọi người đều lắc đầu, họ chỉ nói, tôi (ông Ra
Jong-yil) là người đầu tiên, và cũng là người cuối cùng hỏi đến chuyện
này”.
Nhận xét
Đăng nhận xét