BÍ ẨN KHOA HỌC 53
(ĐC sưu tầm trên NET)
Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu? |
Cập nhật lúc
10h37' ngày 15/05/2015
|
Một thí nghiệm gần đây đưa ra giả thuyết, ý thức của con người vẫn tồn tại dù cho đã bị chặt đầu…
Trong lịch sử, chặt đầu bị coi là một
trong những hình phạt nặng nhất dành cho tội phạm. Do tính chất tàn bạo,
hiện nay hình thức xử tử này đã bị bãi bỏ trên toàn thế giới.
Tuy vậy, nhắc tới hình phạt chặt đầu,
hầu hết ai trong chúng ta cũng có cảm giác sợ hãi. Song, điều thú vị là
các nhà khoa học lại rất quan tâm, ưa thích tìm hiểu vấn đề này. Nguyên
nhân là bởi họ muốn tìm hiểu liệu sau khi bị chặt đầu, con người có còn ý
thức, nhận thức nữa hay không. Hãy cùng tìm hiểu điều này qua bài viết
dưới đây.
Từ những hiện tượng kỳ lạ trong lịch sử…
Nếu đúng theo những suy nghĩ đơn giản
thông thường, khi đầu lìa khỏi cổ, não không còn nguồn cung cấp máu, con
người sẽ chấm dứt cuộc sống. Khi đó, không cảm xúc, không cảm giác,
nhận thức… chúng ta sẽ không còn cảm nhận, ý thức được bất cứ điều gì.
Song, những tài liệu lịch sử lại ghi
chép về một vài trường hợp kỳ lạ, đó là những người mà sau khi bị chặt
đầu, họ vẫn có thể mở mắt, nổi giận… Câu chuyện này đã truyền cảm hứng
cho các nhà khoa học tiếp tục đào sâu nghiên cứu.
Hai trường hợp đầu tiên được ghi nhận có
phản ứng sau khi bị chặt đầu là hoàng hậu Anne Boleyn (1501 - 1536) và
vua Charles I (1625 - 1649) của Anh. Có thể nói, đây là hai trường hợp
khá hi hữu bởi họ bị chặt đầu bởi gươm và rìu chứ không phải bằng máy
chém.
Chân dung hoàng hậu Anne Boleyn ...và cái chết của bà
Theo nhiều nhà khoa học, trước khi máy
chém ra đời, việc xử tử bằng chặt đầu bằng đao, kiếm, rìu thường phải
dùng rất nhiều lần chém mới thành công. Và khi đầu chưa lìa hoàn toàn
khỏi cổ, việc con người vẫn còn nhận thức là đương nhiên.
Song trường hợp của hoàng hậu Anne
Boleyn và vua Charles lại khác. Theo đó, dù đầu lìa khỏi cổ ngay trong
lần chém đầu tiên, cả hai vẫn đều có thể cố gắng nói chuyện sau khi bị
chặt đầu.
Chân dung vua Charles I của Anh ...và hình ảnh ông bị chém đầu ở pháp trường
Tới thế kỷ XVIII, khi máy chém được
người Pháp phát minh ra và sử dụng phổ biến hậu cách mạng Pháp, tình
trạng trên mới được cải thiện. Với trọng lượng thông thường lên tới hơn
80kg và lưỡi dao ở độ cao 4,3m xuống, không một tù nhân nào có thể sống
sót khi lưỡi dao máy chém được thả xuống. Nhưng có một điều kỳ lạ, vẫn
có những người “sống” sau khi đầu lìa khỏi cổ.
Chân dung Charlotte Corday khi bị giam giữ trong tù....
Điển hình là trường hợp của Charlotte
Corday – một cô gái nổi tiếng ở Pháp sau cách mạng Pháp. Cô đã bị xử tội
chết và hành quyết bởi máy chém năm 1793 với tội danh ám sát nhà lãnh
đạo nổi tiếng Jean-Paul Marat.
Tại pháp trường, sau khi lưỡi đao máy
chém được thả xuống, một thợ mộc tên Legros vì không kiềm chế được cơn
giận đã tiến tới, nhặt đầu Charlotte lên và tát vào má cô. Và thật ngạc
nhiên, các nhân chứng khi đó đều kể lại rằng, mặt nữ sát thủ đã nhăn
lại, biểu hiện vẻ mặt phẫn nộ với hành động của người thợ mộc.
...và hình ảnh Charlotte trước khi bị xử tử bằng máy chém
Năm 1795, theo báo cáo của bác sĩ người
Đức Sommering, một nạn nhân bị chặt đầu thậm chí còn nghiến răng khi
thấy một bác sĩ dùng ngón tay chọc vào hậu môn mình. Khi đó, nạn nhân
này đã “đầu lìa khỏi cổ”.
Cuối cùng, nổi tiếng nhất vẫn là trường
hợp của tên tội phạm Henri Languille. Sau khi bị xử tử, mắt Henri vẫn mở
trừng trừng và gọi tên đao phủ trong suốt 25-30 giây.
…tới giả thuyết khoa học…
Các nhà khoa học đã dành rất nhiều thời gian, công sức nghiên cứu những hiện tượng trên với mong muốn trả lời câu hỏi: “Liệu con người có còn ý thức sau khi bị chặt đầu?” Một nhóm các chuyên gia đã tiến hành một thí nghiệm vào năm 2011 tại ĐH Radboud Nijmegen, Hà Lan để tìm ra câu trả lời.
Theo đó, họ cho gắn vào đầu những con
chuột thí nghiệm một máy đo điện não đồ. Sau đó, họ chặt đầu chúng và
tiến hành đo sóng não của cái đầu bị rời ra. Kết quả cho thấy, trong
vòng khoảng 4 giây, sóng não của chuột vẫn còn tồn tại với tần số
13-100Hz. Tần số này đồng nghĩa chỉ ra rằng, 4 giây trên là 4 giây não
chuột vẫn còn ý thức và nhận thức.
Bằng phương pháp ngoại suy,
nhóm các chuyên gia trên cho rằng, hiện tượng trên có thể tồn tại ở
người. Sau khi đầu bị chặt, trong khoảng thời gian vài giây, não vẫn
tiếp tục hoạt động nhờ lượng máu khi đó có sẵn trong đầu. Chỉ tới khi
không còn máu tiếp lên não, con người mới thực sự chết, không còn cảm
nhận, ý thức được điều gì nữa.
|
Tiên đề cấu trúc không gian |
Cập nhật lúc
13h37' ngày 08/04/2013
|
|
Mỗi khi ngắm nhìn bầu trời đầy sao, có lẽ chúng ta luôn cảm thấy con người thật nhỏ bé trong vũ trụ dường như vô tận này! Con người thi luôn tò mò và muốn khám phá mọi thứ, và phần lớn chúng ta ai cũng muốn chinh phục không gian bí ẩn kia.
Mình xin trình bày ý kiến của mình về cấu trúc của không gian,và tạm gọi là “tiên đề cuối cùng”. Nội dung của nó như sau: “Vô cùng nhỏ tồn tại trong vô cùng lớn và ngược lại vô cùng lớn tồn tại trong vô cùng nhỏ”.
Chẳng hạn như trái đất chúng ta đang tồn tại trong một electron (chỉ là
minh họa để các bạn dễ tưởng tượng). Trước đây mình cũng đăng bài có
dạng như thế này nhưng chưa đầy đủ lắm,các bạn có thể tham khảo ở đây:
Ý tưởng khá đơn giản xuất phát từ mô
hình hành tinh nguyên tử, chúng ta có thể thấy sự tương đồng giữa mô
hình hành tinh nguyên tử và hệ mặt trời.
Bên trái mô tả mô hình cấu trúc hành tinh nguyên tử, bên phải là hệ mặt trời
Tuy nhiên mô hình hành tinh nguyên tử có
nhiều hạn chế từ đó obirtan đã xuất hiện, khắc phục yếu điểm của mô
hình hành tinh nguyên tử, tuy nhiên nếu xét ở cấp độ thiên hà (có lẽ) sẽ
xuất hiện các yếu tố tương đồng, như hai minh chứng dưới đây:
Bên trái là obirtan nguyên tử, bên phải là tinh vân cánh bướm
Và khi các hạt sơ cấp khác lần lượt xuất
hiện, tuy nhiên có quá nhiều các hạt sơ cấp, từ đó nảy sinh các hạt
quark, rồi lí thuyết siêu dây ra đời. Nếu các bạn để ý thì hình vẽ dưới
đây cho thấy, sự tương đồng của cái vô cùng lớn và cái vô cùng nhỏ.
Bên trái là tập hợp các thiên hà tạo thành 1 mạng lưới gọi là galaxy network
Như vậy giữa cái vô cùng nhỏ và cái vô
cùng lớn có một sự tương đồng rất dễ nhìn thấy, và chúng ta dễ dàng áp
đặt cho các thứ khác,ví dụ như vẻ đẹp tuyệt vời của các thiên hà cũng
như vẻ đẹp lung linh của ánh sáng thành phố, hay tập hợp các vệ tinh
xung quanh trái đất như: tập hợp các tinh trùng trong quá trình thụ thai
cho trứng, ..v.v!
Điều này thực ra rất dễ tưởng tượng
trong toán học, nếu chung ta tiến qua giới hạn và chấp nhận nó. Các ví
dụ dưới đây mô tả điều đó.
Các đường thẳng bên trong tam giác ABC là các đường trung bình, một dạng giống hình học Fractal,
ta có thể dễ dàng nhận thấy là các nút của đường dích dắc đang tiến lại
gần đoạn thẳng AC mặc dù tổng các đoạn dích dắc bằng AB + BC, cho thấy
khoảng cách không có ý nghĩa.
Hình vẽ sau đây mô tả đồ thị hàm số y = 1/x, các nhánh của đồ thị tiến đến vô cùng liên thông nhau, mô tả cấu trúc không gian.
Nếu các bạn đã từng học hình học xạ ảnh
thì có thể thấy rằng, đường thẳng thực chất là đường tròn và hai đường
thẳng bất kì luôn cắt nhau ở vô cực.
Hoặc như trong thuyết âm dương, các bạn
có thể quan sát biểu tượng âm dương, trong âm có dương và trong dương có
âm, âm dương hòa trộn với nhau tạo nên sự cân bằng.
Một điều thú vị là số 5 có liên quan đến
các hình thái xã hội (5 hình thái xã hội), giác quan (5 giác quan), và
chỉ có 5 khối đa diện đều, ngũ hành (5 hành), bát quái và 8 electron
ngoài cùng thể hiện sự bền vững trừ 1 số trường hợp đặc biệt.
Triết học Mác - Lênin miêu tả xã hội
phát triển theo đường xoáy trôn ốc, cái này cũng là một điều dễ hiểu về
sự lặp lại ở mức cao hơn, các qui luật của triết học như: phủ định của
phủ định, chính nó phủ định chính nó, để phát triển, thống nhất đấu
tranh giữa hai mặt đối lập..v.v, rõ ràng có sự tương đồng.
Vậy giả sử "tiên đề cuối cùng" là đúng, vậy chúng ta có thể giải thích được điều gì không?
Để trả lời cho câu hỏi này,mình sử dụng giả thiết đó như sau:
Giải thích nghịch lí EPR và con lắc
Fucalt, liên quan tới vấn đề tổng thể có thể truyền thông tin nhanh hơn
vận tốc ánh sáng, điều đó là khó hiểu vì vận tốc ánh sáng là giới hạn
của tự nhiên, cũng khó hiểu như thần giao cách cảm hay giác quan thứ sáu
vậy, (phải chăng thông tin cũng là một dạng vật chất đặc biệt, e =mc^2
và có thể là bit hoặc byte cũng có công thức liên quan) nếu chúng ta
chấp nhận giả thiết của tiên đề thì vấn đề này không có gì khó hiểu cả,
vì mọi thứ đều nằm trong hạt sơ cấp nhỏ bé nào đó, nên thông tin di
chuyển nhanh hơn ánh sáng là điều dễ hiểu (giống như chiều không gian
khác).
Mặt phẳng dao động của con lắc Fucalt là
cố định, con lắc đã định hướng theo khối lượng của toàn bộ vũ trụ, thí
nghiệm nổi tiếng chứng minh trái đất quay của Fucalt.
Lực hấp dẫn, theo Einstein thì lực hấp
dẫn được sinh ra là do không gian bị lõm giống như tấm vải bị lõm do vật
nặng đè lên, khi đó các vật xung quang sẽ bị kéo xuống. Tuy nhiên, mình
muốn dùng tiên đề này để gải thích vấn đề này, nó giống như sự lồng
ghép của vật chất, sự lồng vào nhau tạo nên lực hấp dẫn (rất có thể là
do điều này).
Vận tốc ánh sáng là giới hạn của vận
tốc, nguyên nhân cũng có thể là so sự lồng ghép vào nhau của các chuyển
động, dẫn tới giới hạn đặc biệt, cách giải thích như lực hấp dẫn vậy.
Vụ nổ bình thường (thuốc nổ thông
thường) có sức ảnh hưởng yếu bởi vì vụ nổ này chỉ xảy ra trên bề mặt
phân tử, nguyên tử tương đồng với bề mặt trái đất, còn vụ nổ hạt nhân
thì vụ nổ xảy ra ở cấu trúc hạt nhân, làm thay đổi đáng kể cấu trúc hạt
nhân tương đồng với sự tồn tại của hành tinh xanh chúng ta.
Bài toán Asin hay bài toán thỏ đuổi rùa,
chính cấu trúc không gian của vô cùng nhỏ trong vô cùng lớn đã làm con
thỏ đuổi kịp con rùa.
Vậy ứng dụng của nó là gì?
- Vì vận tốc ánh sáng là giới hạn, do đó
việc dịch chuyển trong không gian đi tới các thiên thể khác là điều khó
khăn, chúng ta cần có phương thức dịch chuyển mới để có thể khai thác
tài nguyên trong không gian và đưa người ra sinh sống ngoài vũ trụ, ta
có thể dịch chuyển tức thời trong không gian, thay vi đi vào không gian,
ta sẽ đi vào cấu trúc của hạt vi mô và đi ra ở đầu kia của vũ trụ (để
đi đến một điểm nào đó chúng ta phải "nhìn thấy" điểm đó trước, vì vậy
chúng ta phải phát triển các thiết bị thăm dò trước).
- Chúng ta có thể biểu diễn tuyệt đối
các hằng số vật lí dưới dạng các dãy số thuần túy (chẳng hạn pi gần bằng
g bình phương, hằng số hấp dẫn G..v.v).
- Hố đen chính là các vật thể màu đen, hấp thụ các bức xạ, nó tương ứng các đồ vật màu đen thướng ngày.
Kết luận:
Một nhà thơ ở nước Anh đã viết:
Trong hạt cát ta ngắm nhìn vũ trụ
Nhìn thiên đàng giữa hoa dại hoang sơ
Ôi thiên thu lắng đọng chỉ một giờ
Giữa vô hạn trong bàn tay nhỏ bé
Kinh phật cũng có chép rằng
Thấy trong mỗi nguyên tử
Và trong mỗi nguyên tử
Toàn thể thế gian
Vì vậy mỗi hành động của chúng ta đều có
ảnh hướng tới toàn thể thế giới, vũ trụ này. Hãy chung tay xây dựng một
thế giới hòa bình và hạnh phúc.
Vũ trụ này sinh ra là để trả lời cho câu hỏi: "vũ trụ này sinh ra để làm gì"?
Mình chỉ là người đam mê khoa học, trong quá trình viết bài này, không thể không có sai sót,mong mọi người bỏ qua.
Mọi người quan tâm liên hệ:miendatlinhhon@gmail.com
|
Nhận xét
Đăng nhận xét