BÍ ẨN LỊCH SỬ 90
(ĐC sưu tầm trên NET)
Binh lính Nhật Bản trong các trận đánh bên hồ Hasan bắn vào như vãi đạn vào các xe tăng Liên Xô bằng các viên đạ thông thường hòng bắn thủng chúng. Đó là vì lính Nhật được tuyên truyền rằng, xe tăng Liên Xô làm bằng gỗ dán! Kết quả là các xe tăng Liên Xô trở về sáng loáng nhờ bị phủ một lớp đầu đạn chì dính bẹt vào khi va vào vỏ giáp. Vỏ giáp thì hoàn toàn không hề hấn gì.
2. Tổng động viên lạc đà
Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, tập đoàn quân dự bị số 28 của quân đội Liên Xô sử dụng những con lạc đà làm phương tiện kéo pháo chủ yếu.
Tập đoàn quân này được thành lập ở Astrakhan khi diễn ra các trận đánh ở Stalingrad. Do thiếu ô tô và ngựa nên người ta buộc phải đi bắt những con lạc đà hoang ở ngoại ô và thuần hóa chúng.
Đa số trong 350 con lạc đà đã ‘tử trận” trong các trận đánh, những con sống sót dần được chuyển sang các đơn vị kinh tế và được “giải ngũ” đến các sở thú. Riêng chú lạc đà có tên Yashka đã cùng Hồng quân tiến đến tận Berlin.
3. Tai thính thay radar
Trước khi các radar hiện đại ra đời và thậm chí cả trước khi xuất hiện các thiết bị thu tiếng động chuyên dụng, để phát hiện mục tiêu bay, người ta đã sử dụng những người có năng khiếu đặc biệt là những người thính tai.
Năm 1914-1915, để bảo vệ London, người Anh đã sử dụng những người mù để nghe tiếng động. Bởi vì, người mù có thính giác nhạy bén hơn nhiều người thường.
Những người mù thính tai chỉ cần quay chiếc ghế đặc biệt mà họ đang ngồi (ghế có khả năng quay theo phương ngang và thẳng đứng, góc quay có thể đo theo các vành chia độ đặc biệt) là xác định đường hướng máy bay (phương vị và góc tà) với độ chính xác tới 3 độ!
4. Xác chết đánh lừa Hitler
Tháng 4/1943, trên bờ biển Tây Ban Nha phát hiện được một cái xác mặc quân phục thiếu tá lính thủy đánh bộ Anh. Cổ tay tử thi có xích một chiếc vali nhỏ chứa các tài liệu mật về kế hoạch của đồng minh tiến đánh Hy Lạp.
Do Tây Ban Nha hồi đó nhung nhúc điệp viên Đức nên các tài liệu đã nhanh chóng lọt vào tay Hitler. Thế là trùm phát xít hạ lệnh chuẩn bị phòng thủ Hy Lạp và Sardinia thay vì Sicily bất chấp khẩn cầu của Mussolini.
Tuy nhiên, đồng minh lại đổ bộ đúng ở Sicily và không mấy khó khăn đã làm chủ hòn đảo. Hóa ra là tình báo Anh đã triển khai chiến dịch đánh lạc hướng có mật danh Operation Mincemeat chính là nhằm mục đích này. Họ đã mặc quân phục cho xác một người vô gia cư tự sát và đưa cái xác đến Tây Ban Nha bằng tàu ngầm.
5. Bồi thường cho gái điếm
Trong cuộc xung đột vũ trang Xô-Trung trên tuyến đường sắt Hoa đông năm 1929, một quả đạn pháo Liên Xô ngẫu nhiên giết chết một gái điếm trong một nhà thổ Nhật Bản.
Lãnh sự quán Nhật Bản đã kiện Tư lệnh quân đội Liên Xô Blyukher đòi bồi thường 22.500 yen.
Số tiền này được tính toán từ số năm mà gái điếm này lẽ ra có thể phục vụ, bao nhiêu khách hàng mà cô ta lẽ ra có thể tiếp trong thời gian đó và thu nhập mà lẽ ra cô ta có thể mang lại cho ngân sách Nhật Bản, Blyukher bác bỏ đơn kiện.
6. Trắng, Đỏ cùng một trận tuyến
Năm 1931, tỉnh Tân Cương, Trung Quốc bùng nổ cuộc nổi dậy của người Turk Hồi giáo. Những người Nga nhập cư như các phần tử bạch vệ sống ở Tân Cương từ thời nội chiến ở Nga, cũng như những người bỏ chạy trốn nạn đói và tập thể hóa ở Liên Xô bị động viên vào quân đội Trung Quốc.
Hai năm sau, tướng tỉnh trưởng Tân Cương Sheng Shicai đã xin được Liên Xô hỗ trợ trấn áp cuộc nổi dậy. Liên Xô tung trung đoàn Alma Ata số 13 của OGPU (một trong những tên gọi ban đầu của KGB Liên Xô), binh sĩ trung đoàn này đều mặc quân phục bạch vệ.
Ngoài ra, Liên Xô còn trực tiếp cung cấp tài chính cho các đơn vị người Nga nhập cư tham chiến. Vậy là, cả quân đỏ (Liên Xô) và quân trắng (bạch vệ) đều cùng ở một phe tham gia cuộc xung đột này.
7. Bồi thường chiến phí 90 năm
Phải đến tháng 10/2010, Đức mới hoàn thành bồi thường chiến phí cho Thế chiến I (1914-1918) mà họ bị áp đặt theo điều kiện của hiệp ước Versailles.
8. Nổi tiếng nhờ trùng tên Harry Potter
Tại một nghĩa trang ở Israel có nấm mộ của Harry Potter. Đó là một chàng binh nhì 17 tuổi của quân đội Anh, hy sinh năm 1939 khi giao tranh với quân nổi dậy.
Cách đây không lâu, nấm mộ này trở thành nấm mộ được thăm viếng nhiều nhất ở Israel và được đưa vào danh sách các điểm tham quan của địa phương.
9. Thời tiết làm hại Nagasaki
Nếu như thành phố Hiroshima được Mỹ chọn làm mục tiêu chính tấn công nguyên tử ở Nhật Bản thì thành phố Nagasaki trở thành nạn nhân của bom nguyên tử do không may.
Mục tiêu ném quả bom nguyên tử thứ hai là thành phố nhỏ Kokura, nhưng do trời nhiều mây nên viên phi công Mỹ quyết định hành động theo phương án dự phòng và tấn công Nagasaki.
Trong cuốn sách mới nhất mang tên "Memory and Identity: Conversations
Between Millenniums", Giáo hoàng đã kể lại cảm xúc sợ hãi và đau đớn sau
khi bị bắn. Nhưng ông "vẫn có cảm giác kỳ lạ về niềm tin" mình sẽ sống.
Cuốn sách chủ yếu ghi lại các cuộc nói chuyện bằng tiếng Ba Lan giữa Giáo hoàng với những người bạn thân thiết như triết gia Krzysztof Michalski và đức cha quá cố Jozef Tischner.
Các cuộc đàm đạo diễn ra năm 1993 tại nhà nghỉ mùa hè của Giáo hoàng gần Rome. Cuốn sách được in bằng tiếng Italy và xuất hiện tại các hiệu sách từ ngày 23/2, sau đó sẽ được dịch sang tiếng Anh.
Giáo hoàng John Paul II được đánh giá là người làm thay đổi toà thánh Vatican nhiều nhất so với các vị tiền nhiệm trong thế kỷ XX. Trên cương vị người đứng đầu toà thánh, ông chủ động gắn liền với nền chính trị thế giới, khác hẳn với lối sống khép kín truyền thống. Do đó, sự kiện ông bị mưu sát ngày 13/5/1981 đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống quan hệ quốc tế lúc đó.
Vào ngày định mệnh tháng 5/1981, như thường lệ Giáo hoàng John Paul II
ngồi trên một chiếc xe Jeep mui trần màu trắng tiến ra quảng trường St.
Peter, trung tâm của Toà thánh Vatican để gặp gỡ các tín đồ. Trong khi
hàng nghìn người đang hân hoan chào đón ngài thì đột nhiên một tiếng
súng vang lên từ vị trí cách người đứng đầu toà thánh không xa.
Giáo hoàng lập tức quỵ xuống vì đau đớn rồi từ từ ngã trong vòng tay các cận vệ. Ngay sau đó, hung thủ thực hiện vụ mưu sát bị cảnh sát tóm gọn. Nhưng kẻ tòng phạm đứng cách đó một đoạn xa thì nhanh chóng cao chạy xa bay.
May mắn viên đạn không bắn trúng chỗ hiểm mà chỉ gây vết thương ở phần bụng và bàn tay trái nên Giáo hoàng John Paul II đã qua khỏi. Sau hai tháng điều trị tại một bệnh viện ở Rome, ngài lại trở về để đảm đương trọng trách lãnh đạo toà thánh Vatican.
Do xảy ra vào thời điểm vô cùng nhạy cảm của cuộc Chiến tranh Lạnh nên vụ mưu sát Giáo hoàng John Paul II trở thành một trong những sự kiện quốc tế nổi bật và gây nhiều tranh cãi nhất trong năm 1981.
Hung thủ bị bắt ngay tại nơi gây án là Mehmet Ali Agca, 32 tuổi. Sau
nhiều lần vòng vo khai về quốc tịch và tung tích bản thân, cuối cùng các
nhà điều tra Italy cũng xác định được Mehmet Ali Agca là người Thổ Nhĩ
Kỳ, thành viên một tổ chức cực hữu ở nước này. Từ đây bắt đầu xuất lộ
một vụ án kéo dài và chứa đầy những âm mưu của các thế lực trong cuộc
Chiến tranh Lạnh.
Mehmet Ali Agca, kẻ mưu sát giáo hoàng, là thành viên nổi bật của tổ chức cực hữu khát máu tại Thổ Nhĩ Kỳ mang tên Phong trào Quốc xã. Chúng chuyên cấu kết với những phần tử phát xít mới ở Tây Đức, Italy và một số người Thổ Nhĩ Kỳ lưu vong gây rối an ninh ở nhiều nơi.
Ali Agca là một trong những thành viên trẻ và cực đoan nhất của Phong trào Quốc xã (PND). Sát thủ này nằm trong nhóm được mệnh danh là "Những con sói xám" gồm các phần tử mang nặng tư tưởng phát xít nhất của tổ chức PND.
Theo một số nguồn tài liệu, cục tình báo trung ương Mỹ CIA cũng bị coi
là có nhiều dính líu tới các hoạt động của PND. Chi nhánh của CIA đã tổ
chức các khoá huấn luyện vũ trang chuyên nghiệp cho “những con sói xám“
của PND ngay trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có sát thủ Ali Agca.
Đóng vai trò chính trong việc xây dựng mối quan hệ giữa CIA với các tổ chức cực đoan ở Thổ Nhĩ Kỳ là Rudi Nadet, một quân nhân Liên Xô đào ngũ sang hàng ngũ phát xít Đức năm 1941. Ban đầu Nadet làm việc cho cơ quan mật vụ Gestapo của Đức Quốc xã. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nadet chuyển sang làm việc cho CIA từ tháng 5/1945 và được cử tới Thổ Nhĩ Kỳ năm 1959.
Qua cầu nối CIA, PND còn xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức
mật vụ Mossad của Israel. Mossad thời kỳ này xem Vatican và bản thân
Giáo hoàng John Paul II là đối địch bởi ông nhiều lần lên án các cuộc
tấn công của Israel ở Trung Đông. Ngoài ra, PND còn cấu kết với tổ chức
Tam Điểm P2 vốn đối đầu với Giáo hoàng John Paul II vì quan điểm chống
hội Tam Điểm của ông.
Do đó, PND đã đặt vị đứng đầu toà thánh Vatican vào danh sách những người cần phải bị tiêu diệt và Ali Agca được chọn để thực hiện âm mưu này. Bản thân Agca từng viết một bức thư doạ sẽ giết Giáo hoàng khi ông tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ tháng 2/1979 và coi ông là “thủ lĩnh của cuộc Thập tự chinh” chống lại người Hồi giáo.
Sở dĩ Mehmet Ali Agca được PND "chọn mặt gửi vàng" vì đây là một trong những “con sói xám“ khét tiếng nhất trong tổ chức. Người này từng dính líu đến nhiều vụ giết người ở Thổ Nhĩ Kỳ, điển hình là vụ giết hại nhà báo Abdi Ipekci ngày 1/2/1979 tại thành phố Istanbul. Abdi Ipekci nguyên là chủ bút tờ báo Milliyet và viết nhiều bài vạch trần hành động tội ác của nhóm phát xít mới tại Thổ Nhĩ Kỳ. Sau vụ đó, Ali Agca trốn ra nước ngoài và bị toà án Thổ Nhĩ Kỳ tuyên án tử hình vắng mặt.
Trở lại với vụ mưu sát năm 1981, sau khi bị cảnh sát Italy bắt giữ Ali Agca đã khai nhận rằng, trước khi quyết định chọn Giáo hoàng John Paul II làm mục tiêu tấn công, hắn đã nhận được một danh sách những người đang bị đưa vào kế hoạch ám sát gồm Nữ hoàng Anh, Tổng thống Tunisia Habib Bourguiba, Thủ tướng Malta Dom Mintoff, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Simone Weil và thủ lĩnh phong trào đoàn kết Ba Lan Lech Welesa (sau trở thành tổng thống Ba Lan).
Chỉ hơn một tháng sau vụ mưu sát Giáo hoàng, toà án xét xử Mehmet Ali Agca đã được thành lập tại Rome. Sát thủ người Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận việc ám sát là nhằm phục vụ cho âm mưu khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 22/6/1981, toà tuyên Mehmet Ali Agca mức án tù chung thân (luật pháp Italy không có án tử hình). Tòng phạm của Ali Agca ở quảng trường St. Peter là Orran Stelish, kẻ lo hộ chiếu và vạch kế hoạch hành động, bị phát lệnh truy nã quốc tế.
Vụ mưu sát Giáo hoàng John Paul II năm 1981 như thế có thể được khép lại, nhưng một số thế lực lại không muốn như vậy. Do đó, phần phức tạp và gây ảnh hưởng nhất của sự kiện này đã được họ tạo ra nhằm đáp ứng cho những toan tính chính trị. Kết quả là Ali Agca bất ngờ phản cung và một nghi phạm mới được dựng lên.
Sự can thiệp của phương tây khiến vụ mưu sát Giáo hoàng John Paul II năm 1981 chuyển sang một hướng khác. Theo nhiều tài liệu, CIA bí mật gặp Ali Agca tại phòng biệt giam và ngay sau đó, sát thủ này lên tiếng đòi “khai thực” và phiên toà xét xử vụ mưu sát phải mở lại.
Lần này, Ali Agca phủ nhận tất cả những lời khai trước và khẳng định đã nhận tiền và vũ khí của Bulgaria để thực hiện vụ ám sát. Theo đó, cùng thực hiện kế hoạch khủng bố tại Vatican còn có 3 người Thổ Nhĩ Kỳ và 3 người Bulgaria.
Giới truyền thông phương Tây, đặc biệt là Mỹ ngay sau đó đồng loạt đưa tin về “âm mưu của Cộng sản nhằm giết hại Giáo hoàng John Paul II”. Chỉ huy các hoạt động của CIA tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1974- 1977 là Paul Henze cũng tích cực tham gia vào làn sóng này.
Paul Henze cho xuất bản cuốn Âm mưu giết hại Giáo hoàng (Plot to Kill the Pope), trong đó đưa ra những thông tin mà ông này coi là bằng chứng nhằm buộc tội chính quyền Bulgaria và cơ quan tình báo Liên Xô KGB đã tham gia vào tội ác tại Vatican.
Paul Henze tìm mọi cách để công bố “điều tra” của mình trên các tạp chí Reader’s Digest, Newsweek và hãng tin NBC. Một tác giả khác là Clair Sterling cũng đưa thêm cuốn sách Cơ hội của những tên sát thủ (Time of Assassins) mang quan điểm tương tự với Paul Henze.
Ba người Bulgaria mà Ali Agca nhắc đến là Sergei Antonov, nhân viên văn phòng đại diện Hãng hàng không Balkans tại Rome cùng hai nhân viên ngoại giao là G. Vasilev và T. Ivadov. Ngày 25/10/1982, cả 3 bị toà án Rome ra lệnh bắt giam.
Trong thời gian những công dân Bulgaria bị giam giữ, nhiều nước đã lập
các uỷ ban đấu tranh đòi Italy trả tự do cho họ. Một số nhà điều tra độc
lập cũng vào cuộc, trong đó nổi bật là nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Ugur Mumcu.
Trong cuốn Agca Dosyasi, Mumcu đã chứng minh hành động của sát thủ Ali
Agca không hề có liên quan đến Bulgaria hay KGB, mà xuất phát từ tư
tưởng phát xít mới của nhóm “Những con sói xám” thuộc đảng PND.
Sau thời gian tranh tụng liên tục hơn 10 tháng, ngày 29/3/1986 phiên toà xử vụ mưu sát Giáo hoàng John Paul II năm 1981 mới kết thúc và 3 công dân Bulgaria đều được tuyên bố trắng án. Trong 25.000 trang hồ sơ, biên bản 97 phiên họp của toà án Rome cộng với nỗ lực của thẩm phán Ilario Martella đều không thể đưa ra một bằng chứng nào buộc tội các công dân Bulgaria. Bản thân Ali Agca cũng rút lại lời tuyên bố buộc tội Bulgaria khi trước.
Trước đó, tháng 12/1983 Giáo hoàng John Paul II đã thể hiện lòng nhân từ bằng cách vào thăm kẻ mưu sát mình là Ali Agca trong tù và tuyên bố tha lỗi cho người này. Tháng 1 năm 2000, theo yêu cầu của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Mehmet Ali Agca được dẫn độ từ Italy về nước để xét xử vụ án ám sát nhà báo Abdi Ipekci năm 1979. Năm 1991, mức án tử hình của Agca về vụ án này cũng được ân giảm xuống còn 10 năm tù.
Sau 19 năm ngồi tù ở Italy, Ali Agca vào năm 43 tuổi mới được hồi hương. Nhưng điểm đến của người này vẫn là một nhà tù.
Người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ bắn giáo hoàng John Paul II vừa được trả tự do
hôm qua (18.1.2010) sau 30 năm bóc lịch và tuyên bố sẽ bán thông tin cho
báo chí.
Mehmet Ali Agca, 52 tuổi, cho biết muốn đến thăm Rome, gặp gỡ Giáo hoàng Benedict XVI và cầu nguyện trước mộ giáo hoàng John Paul II. Ông ta cũng có ý định kết hôn.
Các luật sư của Agca nói rằng thân chủ của họ đã nhận được 50 lời đề nghị viết sách và làm phim từ nhiều nhà xuất bản và sản xuất. Ông ta có thể thu được hàng triệu USD.
"Tôi sẽ trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vụ mưu sát đó trong vài tuần tới", Ria Novosti trích đoạn bức thư mà Agca gửi cho luật sư của ông ta trước khi ra tù.
Agca bắn giáo hoàng John Paul hôm 13/5/1981 khi ngài ngồi trên một chiếc xe Jeep mui trần tiến ra quảng trường St. Peter, trung tâm của Toà thánh Vatican, để gặp gỡ các tín đồ. Giáo hoàng bị thương ở bụng, bàn tay trái và cánh tay phải nhưng đã qua khỏi sau hai tháng điều trị.
Theo AP, ngay sau khi bị bắt, Agca tuyên bố ông ta ra tay một mình. Vụ mưu sát đó nhằm vào người đứng đầu tòa thánh vẫn còn là bí mật lớn dù cách đây 4 năm, một ủy ban quốc hội Italy cáo buộc các nhà lãnh đạo Liên Xô và mật vụ Bulgaria đứng sau âm mưu đó.
Một lần Agca nói rằng các gián điệp Bulgaria ra tay thay Matxcơva và lực lượng an ninh của Liên Xô KGB đứng sau kế hoạch đó. Tuy nhiên, sau đó ông ra rút lại lời.
Người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ này bị kết án 19 năm tù vì vụ tấn công trên. Năm 1983, giáo hoàng John Paul II đã gặp kẻ rmưu sát trong tù và tha thứ cho ông ta. Agca bị dẫn độ về Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000 và sau đó phải trở lại tù vì tội giết một phóng viên năm 1979.
Đỉnh điểm của sức ép là sự kiện ngày 5/7/1977, ông Zulfikar và các thành
viên trong gia tộc Bhutto bị binh sĩ bắt giam theo lệnh của tướng
Muhammad Zia-ul-Haq với cáo buộc gian lận trong bầu cử. Tổng chỉ huy
quân đội Pakistan này còn ban bố thiết quân luật, bãi bỏ hiến pháp, giải
tán Quốc hội và tống giam các lãnh đạo của đảng PPP lẫn của liên minh
đối lập.
Tên tuổi của gia tộc Nehru Gandhi nổi lên chính là nhờ công lao của
Mahatma Gandhi. Khi đó, Nehru được sinh ra trong một gia đình theo đạo
Phật ở miền Bắc Ấn Độ, thế nhưng người con gái duy nhất của ông là
Indira lại kết hôn cùng với một người dị giáo thờ Thần lửa. Khi đó, họ
của cặp vợ chồng này trở thành một vấn đề gây xôn xao dư luận. Cuối
cùng, Mahatma Gandhi đã quyết định cặp vợ chồng Indira mang họ Gandhi,
và từ đây, “dòng họ Gandhi” chính thức ra đời.
Fritz Von Erich là một trong những tay vật nổi tiếng nhất nước Mỹ, từng
được mệnh danh là “người thép”. Xuất thân từ một gia đình nghèo, ông
trưởng thành trong môi trường vô cùng gian khổ. Chính sự gian khổ hồi
niên thiếu đã tôi luyện cho con người thép vốn rất có năng khiếu với môn
đấu vật này.
Những chuyện thú vị về chiến tranh
VietnamDefence -
9 sự kiện lạ xảy ra trong các cuộc chiến tranh.
1. Súng trường chọi xe tăngBinh lính Nhật Bản trong các trận đánh bên hồ Hasan bắn vào như vãi đạn vào các xe tăng Liên Xô bằng các viên đạ thông thường hòng bắn thủng chúng. Đó là vì lính Nhật được tuyên truyền rằng, xe tăng Liên Xô làm bằng gỗ dán! Kết quả là các xe tăng Liên Xô trở về sáng loáng nhờ bị phủ một lớp đầu đạn chì dính bẹt vào khi va vào vỏ giáp. Vỏ giáp thì hoàn toàn không hề hấn gì.
2. Tổng động viên lạc đà
Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, tập đoàn quân dự bị số 28 của quân đội Liên Xô sử dụng những con lạc đà làm phương tiện kéo pháo chủ yếu.
Tập đoàn quân này được thành lập ở Astrakhan khi diễn ra các trận đánh ở Stalingrad. Do thiếu ô tô và ngựa nên người ta buộc phải đi bắt những con lạc đà hoang ở ngoại ô và thuần hóa chúng.
Đa số trong 350 con lạc đà đã ‘tử trận” trong các trận đánh, những con sống sót dần được chuyển sang các đơn vị kinh tế và được “giải ngũ” đến các sở thú. Riêng chú lạc đà có tên Yashka đã cùng Hồng quân tiến đến tận Berlin.
(muzey-factov) |
3. Tai thính thay radar
Trước khi các radar hiện đại ra đời và thậm chí cả trước khi xuất hiện các thiết bị thu tiếng động chuyên dụng, để phát hiện mục tiêu bay, người ta đã sử dụng những người có năng khiếu đặc biệt là những người thính tai.
Năm 1914-1915, để bảo vệ London, người Anh đã sử dụng những người mù để nghe tiếng động. Bởi vì, người mù có thính giác nhạy bén hơn nhiều người thường.
Những người mù thính tai chỉ cần quay chiếc ghế đặc biệt mà họ đang ngồi (ghế có khả năng quay theo phương ngang và thẳng đứng, góc quay có thể đo theo các vành chia độ đặc biệt) là xác định đường hướng máy bay (phương vị và góc tà) với độ chính xác tới 3 độ!
4. Xác chết đánh lừa Hitler
Tháng 4/1943, trên bờ biển Tây Ban Nha phát hiện được một cái xác mặc quân phục thiếu tá lính thủy đánh bộ Anh. Cổ tay tử thi có xích một chiếc vali nhỏ chứa các tài liệu mật về kế hoạch của đồng minh tiến đánh Hy Lạp.
Do Tây Ban Nha hồi đó nhung nhúc điệp viên Đức nên các tài liệu đã nhanh chóng lọt vào tay Hitler. Thế là trùm phát xít hạ lệnh chuẩn bị phòng thủ Hy Lạp và Sardinia thay vì Sicily bất chấp khẩn cầu của Mussolini.
Tuy nhiên, đồng minh lại đổ bộ đúng ở Sicily và không mấy khó khăn đã làm chủ hòn đảo. Hóa ra là tình báo Anh đã triển khai chiến dịch đánh lạc hướng có mật danh Operation Mincemeat chính là nhằm mục đích này. Họ đã mặc quân phục cho xác một người vô gia cư tự sát và đưa cái xác đến Tây Ban Nha bằng tàu ngầm.
5. Bồi thường cho gái điếm
Trong cuộc xung đột vũ trang Xô-Trung trên tuyến đường sắt Hoa đông năm 1929, một quả đạn pháo Liên Xô ngẫu nhiên giết chết một gái điếm trong một nhà thổ Nhật Bản.
Lãnh sự quán Nhật Bản đã kiện Tư lệnh quân đội Liên Xô Blyukher đòi bồi thường 22.500 yen.
Số tiền này được tính toán từ số năm mà gái điếm này lẽ ra có thể phục vụ, bao nhiêu khách hàng mà cô ta lẽ ra có thể tiếp trong thời gian đó và thu nhập mà lẽ ra cô ta có thể mang lại cho ngân sách Nhật Bản, Blyukher bác bỏ đơn kiện.
6. Trắng, Đỏ cùng một trận tuyến
Năm 1931, tỉnh Tân Cương, Trung Quốc bùng nổ cuộc nổi dậy của người Turk Hồi giáo. Những người Nga nhập cư như các phần tử bạch vệ sống ở Tân Cương từ thời nội chiến ở Nga, cũng như những người bỏ chạy trốn nạn đói và tập thể hóa ở Liên Xô bị động viên vào quân đội Trung Quốc.
Hai năm sau, tướng tỉnh trưởng Tân Cương Sheng Shicai đã xin được Liên Xô hỗ trợ trấn áp cuộc nổi dậy. Liên Xô tung trung đoàn Alma Ata số 13 của OGPU (một trong những tên gọi ban đầu của KGB Liên Xô), binh sĩ trung đoàn này đều mặc quân phục bạch vệ.
Ngoài ra, Liên Xô còn trực tiếp cung cấp tài chính cho các đơn vị người Nga nhập cư tham chiến. Vậy là, cả quân đỏ (Liên Xô) và quân trắng (bạch vệ) đều cùng ở một phe tham gia cuộc xung đột này.
7. Bồi thường chiến phí 90 năm
Phải đến tháng 10/2010, Đức mới hoàn thành bồi thường chiến phí cho Thế chiến I (1914-1918) mà họ bị áp đặt theo điều kiện của hiệp ước Versailles.
8. Nổi tiếng nhờ trùng tên Harry Potter
Tại một nghĩa trang ở Israel có nấm mộ của Harry Potter. Đó là một chàng binh nhì 17 tuổi của quân đội Anh, hy sinh năm 1939 khi giao tranh với quân nổi dậy.
Cách đây không lâu, nấm mộ này trở thành nấm mộ được thăm viếng nhiều nhất ở Israel và được đưa vào danh sách các điểm tham quan của địa phương.
Nhiều người biết đến binh nhì Harry Potter nhờ nhân vật trong truyện (Telegraph) |
9. Thời tiết làm hại Nagasaki
Nếu như thành phố Hiroshima được Mỹ chọn làm mục tiêu chính tấn công nguyên tử ở Nhật Bản thì thành phố Nagasaki trở thành nạn nhân của bom nguyên tử do không may.
Mục tiêu ném quả bom nguyên tử thứ hai là thành phố nhỏ Kokura, nhưng do trời nhiều mây nên viên phi công Mỹ quyết định hành động theo phương án dự phòng và tấn công Nagasaki.
- Nguồn: Theo muzey-factov.
Giáo hoàng và lần thoát hiểm tại Vatican năm 1981
VietnamDefence -
Ngày 23.2.2005, lần đầu tiên
Giáo hoàng John Paul II công bố cuốn sách kể về những giây phút sau khi
ông bị mưu sát hơn 2 thập kỷ trước. Vết đạn của hung thủ làm người đứng
đầu toà thánh bị thương nặng, nhưng ông qua khỏi và tiếp tục sứ mệnh của
mình.
Sát thủ Mehmet Ali Agca
|
Cuốn sách chủ yếu ghi lại các cuộc nói chuyện bằng tiếng Ba Lan giữa Giáo hoàng với những người bạn thân thiết như triết gia Krzysztof Michalski và đức cha quá cố Jozef Tischner.
Các cuộc đàm đạo diễn ra năm 1993 tại nhà nghỉ mùa hè của Giáo hoàng gần Rome. Cuốn sách được in bằng tiếng Italy và xuất hiện tại các hiệu sách từ ngày 23/2, sau đó sẽ được dịch sang tiếng Anh.
Giáo hoàng John Paul II được đánh giá là người làm thay đổi toà thánh Vatican nhiều nhất so với các vị tiền nhiệm trong thế kỷ XX. Trên cương vị người đứng đầu toà thánh, ông chủ động gắn liền với nền chính trị thế giới, khác hẳn với lối sống khép kín truyền thống. Do đó, sự kiện ông bị mưu sát ngày 13/5/1981 đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống quan hệ quốc tế lúc đó.
Giáo hoàng John Paull II ngã xuống
sau khi bị bắn |
Giáo hoàng lập tức quỵ xuống vì đau đớn rồi từ từ ngã trong vòng tay các cận vệ. Ngay sau đó, hung thủ thực hiện vụ mưu sát bị cảnh sát tóm gọn. Nhưng kẻ tòng phạm đứng cách đó một đoạn xa thì nhanh chóng cao chạy xa bay.
May mắn viên đạn không bắn trúng chỗ hiểm mà chỉ gây vết thương ở phần bụng và bàn tay trái nên Giáo hoàng John Paul II đã qua khỏi. Sau hai tháng điều trị tại một bệnh viện ở Rome, ngài lại trở về để đảm đương trọng trách lãnh đạo toà thánh Vatican.
Do xảy ra vào thời điểm vô cùng nhạy cảm của cuộc Chiến tranh Lạnh nên vụ mưu sát Giáo hoàng John Paul II trở thành một trong những sự kiện quốc tế nổi bật và gây nhiều tranh cãi nhất trong năm 1981.
Hiện trường vụ mưu sát, vòng tròn trắng là hình tên sát thủ
đang chuẩn bị bóp cò |
Mehmet Ali Agca, kẻ mưu sát giáo hoàng, là thành viên nổi bật của tổ chức cực hữu khát máu tại Thổ Nhĩ Kỳ mang tên Phong trào Quốc xã. Chúng chuyên cấu kết với những phần tử phát xít mới ở Tây Đức, Italy và một số người Thổ Nhĩ Kỳ lưu vong gây rối an ninh ở nhiều nơi.
Ali Agca là một trong những thành viên trẻ và cực đoan nhất của Phong trào Quốc xã (PND). Sát thủ này nằm trong nhóm được mệnh danh là "Những con sói xám" gồm các phần tử mang nặng tư tưởng phát xít nhất của tổ chức PND.
Cảnh sát Italy áp giải Ali Agca
|
Đóng vai trò chính trong việc xây dựng mối quan hệ giữa CIA với các tổ chức cực đoan ở Thổ Nhĩ Kỳ là Rudi Nadet, một quân nhân Liên Xô đào ngũ sang hàng ngũ phát xít Đức năm 1941. Ban đầu Nadet làm việc cho cơ quan mật vụ Gestapo của Đức Quốc xã. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nadet chuyển sang làm việc cho CIA từ tháng 5/1945 và được cử tới Thổ Nhĩ Kỳ năm 1959.
Giáo hoàng John Paul II sau khi bị mưu sát
|
Do đó, PND đã đặt vị đứng đầu toà thánh Vatican vào danh sách những người cần phải bị tiêu diệt và Ali Agca được chọn để thực hiện âm mưu này. Bản thân Agca từng viết một bức thư doạ sẽ giết Giáo hoàng khi ông tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ tháng 2/1979 và coi ông là “thủ lĩnh của cuộc Thập tự chinh” chống lại người Hồi giáo.
Sở dĩ Mehmet Ali Agca được PND "chọn mặt gửi vàng" vì đây là một trong những “con sói xám“ khét tiếng nhất trong tổ chức. Người này từng dính líu đến nhiều vụ giết người ở Thổ Nhĩ Kỳ, điển hình là vụ giết hại nhà báo Abdi Ipekci ngày 1/2/1979 tại thành phố Istanbul. Abdi Ipekci nguyên là chủ bút tờ báo Milliyet và viết nhiều bài vạch trần hành động tội ác của nhóm phát xít mới tại Thổ Nhĩ Kỳ. Sau vụ đó, Ali Agca trốn ra nước ngoài và bị toà án Thổ Nhĩ Kỳ tuyên án tử hình vắng mặt.
Trở lại với vụ mưu sát năm 1981, sau khi bị cảnh sát Italy bắt giữ Ali Agca đã khai nhận rằng, trước khi quyết định chọn Giáo hoàng John Paul II làm mục tiêu tấn công, hắn đã nhận được một danh sách những người đang bị đưa vào kế hoạch ám sát gồm Nữ hoàng Anh, Tổng thống Tunisia Habib Bourguiba, Thủ tướng Malta Dom Mintoff, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Simone Weil và thủ lĩnh phong trào đoàn kết Ba Lan Lech Welesa (sau trở thành tổng thống Ba Lan).
Chỉ hơn một tháng sau vụ mưu sát Giáo hoàng, toà án xét xử Mehmet Ali Agca đã được thành lập tại Rome. Sát thủ người Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận việc ám sát là nhằm phục vụ cho âm mưu khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 22/6/1981, toà tuyên Mehmet Ali Agca mức án tù chung thân (luật pháp Italy không có án tử hình). Tòng phạm của Ali Agca ở quảng trường St. Peter là Orran Stelish, kẻ lo hộ chiếu và vạch kế hoạch hành động, bị phát lệnh truy nã quốc tế.
Vụ mưu sát Giáo hoàng John Paul II năm 1981 như thế có thể được khép lại, nhưng một số thế lực lại không muốn như vậy. Do đó, phần phức tạp và gây ảnh hưởng nhất của sự kiện này đã được họ tạo ra nhằm đáp ứng cho những toan tính chính trị. Kết quả là Ali Agca bất ngờ phản cung và một nghi phạm mới được dựng lên.
Giáo hoàng John Paul II vào nhà giam thăm
và tha lỗi cho Ali Agca |
Sự can thiệp của phương tây khiến vụ mưu sát Giáo hoàng John Paul II năm 1981 chuyển sang một hướng khác. Theo nhiều tài liệu, CIA bí mật gặp Ali Agca tại phòng biệt giam và ngay sau đó, sát thủ này lên tiếng đòi “khai thực” và phiên toà xét xử vụ mưu sát phải mở lại.
Lần này, Ali Agca phủ nhận tất cả những lời khai trước và khẳng định đã nhận tiền và vũ khí của Bulgaria để thực hiện vụ ám sát. Theo đó, cùng thực hiện kế hoạch khủng bố tại Vatican còn có 3 người Thổ Nhĩ Kỳ và 3 người Bulgaria.
Giới truyền thông phương Tây, đặc biệt là Mỹ ngay sau đó đồng loạt đưa tin về “âm mưu của Cộng sản nhằm giết hại Giáo hoàng John Paul II”. Chỉ huy các hoạt động của CIA tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1974- 1977 là Paul Henze cũng tích cực tham gia vào làn sóng này.
Paul Henze cho xuất bản cuốn Âm mưu giết hại Giáo hoàng (Plot to Kill the Pope), trong đó đưa ra những thông tin mà ông này coi là bằng chứng nhằm buộc tội chính quyền Bulgaria và cơ quan tình báo Liên Xô KGB đã tham gia vào tội ác tại Vatican.
Paul Henze tìm mọi cách để công bố “điều tra” của mình trên các tạp chí Reader’s Digest, Newsweek và hãng tin NBC. Một tác giả khác là Clair Sterling cũng đưa thêm cuốn sách Cơ hội của những tên sát thủ (Time of Assassins) mang quan điểm tương tự với Paul Henze.
Ba người Bulgaria mà Ali Agca nhắc đến là Sergei Antonov, nhân viên văn phòng đại diện Hãng hàng không Balkans tại Rome cùng hai nhân viên ngoại giao là G. Vasilev và T. Ivadov. Ngày 25/10/1982, cả 3 bị toà án Rome ra lệnh bắt giam.
Ali Agca đang được dẫn độ từ Italy về Thổ Nhĩ Kỳ
|
Sau thời gian tranh tụng liên tục hơn 10 tháng, ngày 29/3/1986 phiên toà xử vụ mưu sát Giáo hoàng John Paul II năm 1981 mới kết thúc và 3 công dân Bulgaria đều được tuyên bố trắng án. Trong 25.000 trang hồ sơ, biên bản 97 phiên họp của toà án Rome cộng với nỗ lực của thẩm phán Ilario Martella đều không thể đưa ra một bằng chứng nào buộc tội các công dân Bulgaria. Bản thân Ali Agca cũng rút lại lời tuyên bố buộc tội Bulgaria khi trước.
Trước đó, tháng 12/1983 Giáo hoàng John Paul II đã thể hiện lòng nhân từ bằng cách vào thăm kẻ mưu sát mình là Ali Agca trong tù và tuyên bố tha lỗi cho người này. Tháng 1 năm 2000, theo yêu cầu của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Mehmet Ali Agca được dẫn độ từ Italy về nước để xét xử vụ án ám sát nhà báo Abdi Ipekci năm 1979. Năm 1991, mức án tử hình của Agca về vụ án này cũng được ân giảm xuống còn 10 năm tù.
Sau 19 năm ngồi tù ở Italy, Ali Agca vào năm 43 tuổi mới được hồi hương. Nhưng điểm đến của người này vẫn là một nhà tù.
***
Kẻ mưu sát giáo hoàng sắp thành triệu phú
Mehmet Ali Agca. Ảnh: Press TV
|
Mehmet Ali Agca, 52 tuổi, cho biết muốn đến thăm Rome, gặp gỡ Giáo hoàng Benedict XVI và cầu nguyện trước mộ giáo hoàng John Paul II. Ông ta cũng có ý định kết hôn.
Các luật sư của Agca nói rằng thân chủ của họ đã nhận được 50 lời đề nghị viết sách và làm phim từ nhiều nhà xuất bản và sản xuất. Ông ta có thể thu được hàng triệu USD.
"Tôi sẽ trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vụ mưu sát đó trong vài tuần tới", Ria Novosti trích đoạn bức thư mà Agca gửi cho luật sư của ông ta trước khi ra tù.
Agca bắn giáo hoàng John Paul hôm 13/5/1981 khi ngài ngồi trên một chiếc xe Jeep mui trần tiến ra quảng trường St. Peter, trung tâm của Toà thánh Vatican, để gặp gỡ các tín đồ. Giáo hoàng bị thương ở bụng, bàn tay trái và cánh tay phải nhưng đã qua khỏi sau hai tháng điều trị.
Theo AP, ngay sau khi bị bắt, Agca tuyên bố ông ta ra tay một mình. Vụ mưu sát đó nhằm vào người đứng đầu tòa thánh vẫn còn là bí mật lớn dù cách đây 4 năm, một ủy ban quốc hội Italy cáo buộc các nhà lãnh đạo Liên Xô và mật vụ Bulgaria đứng sau âm mưu đó.
Một lần Agca nói rằng các gián điệp Bulgaria ra tay thay Matxcơva và lực lượng an ninh của Liên Xô KGB đứng sau kế hoạch đó. Tuy nhiên, sau đó ông ra rút lại lời.
Người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ này bị kết án 19 năm tù vì vụ tấn công trên. Năm 1983, giáo hoàng John Paul II đã gặp kẻ rmưu sát trong tù và tha thứ cho ông ta. Agca bị dẫn độ về Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000 và sau đó phải trở lại tù vì tội giết một phóng viên năm 1979.
- Nguồn: VnExpress.
Những cái chết bí ẩn trong dòng họ Bhutto
VietnamDefence -
Bhutto là một trong những dòng
họ danh giá và quyền lực bậc nhất không chỉ ở Pakistan mà của cả vùng
Nam Á, sánh ngang gia tộc Nehru-Gandhi của Ấn Độ. Tuy nhiên, hầu hết
những thành viên trong triều đại chính trị nổi tiếng thế giới này đều
hứng chịu sự sát hại thảm khốc mà mới nhất là cái chết của bà Benazir
Bhutto.
Người cha bị treo cổ
Bà Benazir Bhutto
|
Không chỉ đến thời bà Benazir, dòng họ Bhutto mới nắm
quyền lực ở Pakistan. Cha của bà là Zulfikar Ali Bhutto (1928-1979)
từng giữ các chức vụ cao nhất tại quốc gia Nam Á này vào thập niên 70
của thế kỷ trước, như Tổng thống từ năm 1971 đến 1973 và Thủ tướng từ
năm 1973 đến 1977. Chính phủ của ông cũng có một vị trí đặc biệt ở
Pakistan 30 năm sau độc lập vì không phải do quân đội nắm giữ.
Ông Zulfikar chính là người sáng lập ra đảng Nhân dân
Pakistan (PPP), một trong những chính đảng lớn và có nhiều ảnh hưởng
nhất Pakistan và là di sản quan trọng nhất trong triều đại Bhutto. Trong
thời gian cầm quyền với các chức vụ Tổng thống và Thủ tướng, ông
Zulfikar cũng trở thành cha đẻ của chương trình hạt nhân, mở đường cho
Pakistan trở thành quốc gia Hồi giáo duy nhất trên thế giới hiện nay sở
hữu vũ khí nguyên tử.
Do chương trình hạt nhân, chính quyền của ông
Zulfikar đã rơi vào thế đối đầu với Mỹ khi đó và ông ngày càng chịu sự
chỉ trích và chống đối gia tăng từ trong nước. Nội bộ đảng PPP bắt đầu
lục đục càng đẩy người sáng lập ra nó lâm vào thế khó khăn trên chính
trường. Các phe phái đối lập chính ở Pakistan còn lập ra một liên minh
chung để hợp sức chống lại ông.
Các thành viên gia đình Bhutto chụp năm
1978: gồm bà Benazir(ngồi hàng trên bên phải), bên cạnh là cha Zulfikar
Ali Bhutto, em trai Shahnawaz và mẹ Nusrat Bhutto. Anh trai bà Benazir
là Murtaza và em gái Sanam ngồi hàng dưới.
|
Sau khi được thả vào cuối tháng 7/1977, ông Zulfikar
không chịu đầu hàng mà lập tức đi khắp Pakistan vận động nhằm trở lại
chính trường. Do đó không lâu sau ông đã bị bắt trở lại và vợ ông là bà
Nusrat Bhutto trở thành lãnh đạo mới của đảng PPP.
Tháng 10/1977, Zulfikar bị đưa ra tòa với cáo buộc đã
ra lệnh sát hại một thủ lĩnh đối lập là Ahmed Raza Kasuri và ông bị
tuyên án tử hình vào năm sau.
Dù bị phương Tây gây sức ép đòi thay đổi bản án đối
với cựu lãnh đạo dân sự Zulfikar, nhưng tướng Zia vẫn không thay đổi
quan điểm. Cuối cùng cha của bà Benazir Bhutto bị hành quyết bằng hình
thức treo cổ vào sáng ngày 4/4/1979. Đây bị coi là hành động thủ tiêu
nhân vật đối lập của tướng Zia và các vụ bạo loạn đã nổ ra khắp Pakistan
sau vụ hành quyết này, giống như những gì diễn ra sau vụ ám sát bà
Benazir Bhutto vừa qua.
Những người thân lần lượt bị sát hại bí ẩn
Ông Zulfikar Ali Bhutto có 4 người con gồm 2 trai và 2
gái. Anh trai của bà Benazir là Murtaza Bhutto là một chính trị gia
cánh tả bỏ chạy khỏi Pakistan sang Afghanistan sống lưu vong, sau khi
chính phủ của cha sụp đổ năm 1977. Từ Afghanistan và nhiều nước khác tại
Trung Đông như Libya, Syria và Libăng, Murtaza đã lãnh đạo nhóm chiến
binh Al-Zulfikar thực hiện một chiến dịch chống lại chính phủ quân sự
Pakistan.
Nhóm chiến binh do Murtaza đứng đầu đã thực hiện hàng
loạt vụ tấn công nhằm vào quân đội và các cơ sở hạ tầng ở Pakistan.
Trong số này nổi tiếng nhất là vụ cướp một chiếc máy bay của Hãng Hàng
không PIA Airlines tháng 3-1981 và giết một nhà ngoại giao Pakistan trên
máy bay. Sau một thời gian dài hoạt động lưu vong, năm 1993 Murtaza đã
tham gia tranh cử với vai trò ứng viên độc lập và giành một ghế trong
chính quyền tỉnh Sindh của Pakistan.
Ngay sau đó, Murtaza Bhutto hồi hương và thời gian
này em gái ông là Benazir Bhutto đang làm Thủ tướng Pakistan. Tuy nhiên,
ông phản đối dữ dội các hoạt động tham nhũng của chồng bà Benazir là
Asif Ali Zardari, đồng thời đòi xóa ảnh hưởng của ông này ra khỏi đảng
PPP đang cầm quyền. Do em gái không ủng hộ và quyết tâm đứng về phía
chồng của mình, Murtaza bắt đầu trở thành một người chỉ trích chính phủ
do Benazir đứng đầu.
Trong khi đó, chồng bà Benazir là Zardari ra sức
chống lại các hoạt động chính trị của anh vợ. Căng thẳng giữa hai bên
lên đến đỉnh điểm bằng vụ xô xát, trong đó Murtaza đã hạ nhục Zardari
bằng cách cạo một nửa bộ ria của ông này. Sau đó không lâu, Murtaza
Bhutto đã bị ám sát một cách khó hiểu cùng 6 người ủng hộ vào ngày
20/9/1996. Nhiều người cho rằng, cảnh sát đã giết ông với sự hỗ trợ của
Zardari vốn căm thù anh vợ do vụ cạo râu.
Murtaza Bhutto đã bị bắn nhiều phát tại khu vực gần
nhà riêng ở thành phố Karachi, trong đó viên đạn trúng cổ kết thúc cuộc
đời ông đã được bắn theo kiểu hành quyết. Bản thân chồng bà Benazir là
Zardari sau đó bị tạm giam vì tình nghi dính líu đến vụ ám sát nhưng
nhanh chóng được thả do không có bằng chứng. Hiện trường vụ ám sát cũng
bị xóa sạch trước khi cảnh sát bắt đầu cuộc điều tra và không có ai bị
kết tội vì vụ này.
Bà Benazir Bhutto còn có một em trai là Shahnawaz
Bhutto (1958-1985) cũng bước vào con đường hoạt động chính trị. Khi cha
bị chính quyền quân sự của tướng Zia hành quyết năm 1979, Shahnawaz đang
theo học tại Đại học Oxford của Anh. Trước đó, cậu con út trong 4 người
con của ông Zulfikar đã cùng anh trai là Murtaza khởi động một chiến
dịch quốc tế nhằm cứu cha nhưng bất thành.
Sau đó, Shahnawaz tiếp tục các hoạt động chính trị
chống chính quyền quân sự ở trong nước nhưng theo cách thức ít bạo lực
hơn so với ông anh Murtaza. Tuy nhiên, kết cục của vị chính trị gia năng
nổ xuất phát từ dòng họ danh giá ở Pakistan này cũng không khá hơn. Rồi
ông được phát hiện đã chết tại căn hộ ở thành phố Nice của Pháp, năm
1985.
Cái chết của Shahnawaz Bhutto, 27 tuổi, diễn ra trong
một hoàn cảnh đầy bí ẩn và các thành viên trong gia đình Bhutto khẳng
định người thân của họ đã bị đầu độc. Tuy không có ai bị chính thức bắt
giam vì cái chết này, nhưng Cảnh sát Pháp đã đưa vợ của Shahnawaz là
Rehana vào diện tình nghi và nhiều lần tạm giam người này.
“Người đàn bà thép của Pakistan” và cái chết định mệnh
Sự bất hạnh trong gia tộc Bhutto đầy quyền lực đã lặp
lại vào ngày 27/12/2007, khi cựu Thủ tướng Benazir Bhutto bị ám sát
bằng súng và đánh bom khi đang vận động tranh cử ở thành phố Rawalpindi.
Cái chết của bà đến nay vẫn còn gây tranh cãi, khi chính phủ cho rằng
bà thiệt mạng do đập đầu vào thành xe sau vụ nổ, còn những người ủng hộ
bà khẳng định thủ lĩnh của họ bị bắn.
Bà Benazir Bhutto sinh năm 1953 tại tỉnh Sindh của
Pakistan và từng học tại hai ngôi trường danh tiếng bậc nhất trên thế
giới là Đại học Harvard của Mỹ và Đại học Oxford, Anh. Bà nhận được sự
tín nhiệm của quần chúng do ảnh hưởng của người cha. Đỉnh cao quyền lực
của Benazir Bhutto là hai lần làm Thủ tướng Pakistan từ năm 1988 đến
1990 và từ năm 1993 đến 1996.
Sự nghiệp chính trị của Benazir Bhutto chứa đựng đầy
những cơn sóng gió, với nhiều lần lên đến đỉnh cao quyền lực nhưng cũng
không ít thời điểm bị sụp đổ. Vào thời điểm có nhiều ảnh hưởng nhất sau
cuộc bầu cử đầu tiên để trở thành Thủ tướng năm 1988, bà được coi là một
trong những nữ lãnh đạo có nhiều quyền lực nhất thế giới và được mệnh
danh là “Người đàn bà thép của Pakistan”.
Quan điểm kiên định và không chịu nhượng bộ nổi tiếng
của bà Benazir lần đầu tiên được bộc lộ rõ sau khi cha bị cầm tù và
treo cổ năm 1979. Bản thân bà cũng bị bắt và biệt giam suốt 5 năm sau đó
trong điều kiện mà bà mô tả là cực kỳ hà khắc. Trong thời gian được ra
tù để đi chữa bệnh ở nước ngoài, bà đã kịp lập ra một văn phòng của đảng
Nhân dân Pakistan (PPP) tại London và bắt đầu một chiến dịch chống lại
tướng Zia ul-Haq.
Benazir Bhutto quay lại Pakistan năm 1986 và thu hút
những đám đông khổng lồ chào đón như các cuộc tuần hành chính trị. Sau
khi tướng Zia ul-Haq chết trong một vụ nổ máy bay năm 1988, bà trở thành
một trong những nữ Thủ tướng đầu tiên được bầu tại một quốc gia Hồi
giáo. Trong cả hai lần nắm quyền, vai trò của chồng bà là Asif Zardari
đều gây ra những tranh cãi gay gắt. Ngoài những khuất tất liên quan đến
cái chết của Murtaza Bhutto, anh trai bà Benazir, Zardari còn bị buộc
tội đánh cắp tiền từ ngân khố quốc gia.
Cựu Thủ tướng Benazir Bhutto rời Pakistan năm 1999 để
ra nước ngoài sống, nhưng những trăn trở về tình hình đất nước vẫn tiếp
tục theo đuổi nữ chính trị gia này. Tới tháng 10/2007, bà mới được
đương kim Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf ân xá và cho phép trở về
quê hương sau những năm sống cùng các con ở Dubai và hoạt động ở nhiều
nước phương tây.
Nhưng ngay sau khi trở về, thỏa thuận chia sẻ quyền
lực giữa bà Benazir Bhutto với Tổng thống Musharraf đã đổ vỡ. Bà trở
thành thủ lĩnh phe đối lập có nhiều khả năng nhất trong việc thách thức
quyền lực của vị đương kim Tổng thống. Nhưng vụ ám sát gây chấn động vào
thời điểm áp chót năm 2007 đã chấm dứt tất cả. Sự kiện bi thảm này đã
đưa con trai bà là Bilawal Bhutto Zardari vào con đường chính trị với
vai trò kế tục mẹ lãnh đạo đảng PPP
- Nguồn: ANTG, 21.01.2008.
Bi kịch của 5 gia tộc nổi tiếng trên thế giới
VietnamDefence -
Gia tộc Kennedy bắt đầu trở
thành “vương cung” của nước Mỹ từ năm 1914 đánh dấu bằng việc Joseph
Kennedy kết hôn cùng Rose. Cặp vợ chồng này sau đó đã sinh hạ được cả
thảy 9 người con, 4 con trai, gồm Joseph, John, Robert và Edward cùng 5
cô con gái là Rosemary, Eunice Mary'Kathleen, Cavendish, Jeanne. Bắt đầu
từ đây, “một lời nguyền kinh khủng cũng bao trùm lấy mọi thành viên của
gia tộc Kennedy”.
Cuộc sống vương giả đi kèm với những bất hạnh!
Gia tộc KENNEDY
Gia tộc Kennedy
|
Gia tộc Kennedy bắt đầu trở thành “vương cung” của
nước Mỹ từ năm 1914 đánh dấu bằng việc Joseph Kennedy kết hôn cùng Rose.
Cặp vợ chồng này sau đó đã sinh hạ được cả thảy 9 người con, 4 con
trai, gồm Joseph, John, Robert và Edward cùng 5 cô con gái là Rosemary,
Eunice Mary'Kathleen, Cavendish, Jeanne. Bắt đầu từ đây, “một lời nguyền
kinh khủng cũng bao trùm lấy mọi thành viên của gia tộc Kennedy”.
Sự kiện gây chú ý nhất đối với dư luận của gia tộc
Kennedy chính là việc Tổng thống thứ 35 của Mỹ, John Kennedy bị thiệt
mạng trong vụ ám sát vào 12 giờ 30 phút trưa ngày 22/11/1963.
Trước đó, một người con trai của Kennedy là Joseph
Kennedy (con) cũng bị thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay trong Thế
chiến II trong khi làm nhiệm vụ.
Cùng thiệt mạng trong Thế chiến II là người chồng của
cô con gái Kathleen, hai người kết hôn tháng 5/1944, thế nhưng đến
tháng 9 năm đó, chồng của Kathleen bị chết trên chiến trường, còn bản
thân Kathleen cũng thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay 4 năm sau đó,
khi cũng chỉ mới 28 tuổi.
7 tháng sau vụ ám sát Tổng thống Kennedy, người con
út của gia đình nhà Kennedy là Edward Kennedy cũng gặp phải một tai nạn
máy bay, và bị thương khá nặng ở lưng. Mặc dù sức khỏe của ông sau đó đã
phục hồi nhưng cuối cùng cũng không thoát khỏi bàn tay của tử thần.
gày 18/7/1969, sau buổi tiệc tại nhà bạn, khi đi
ngang qua một chiếc cầu, Edward đã không làm chủ tay lái, cả người và xe
lao xuống sông bị dòng nước “nuốt chửng”... Sau những cái chết liên
tiếp của các con mình, cuối cùng tai họa cũng giáng xuống đầu chính
Joseph Kennedy (cha). Do bị trúng gió từ năm 1961, qua 8 năm chạy chữa
nhưng sức khỏe của ông không được cải thiện, nên đến năm 1969 ông mất.
Những người con của Joseph Kennedy liên tiếp gặp phải
bi kịch. Con trai của John Kennedy là Patrick Kennedy bị đẻ non chỉ 3
tháng trước khi ông bị ám sát. Edward Kennedy, con trai của người cha
cùng tên Edward Kennedy cũng phải cưa chân phải do mắc bệnh ung thư vào
năm 1973. Con trai của Robert Kennedy là Mark Kennedy từng bị kiện có
quan hệ bất chính với người bảo mẫu chưa thành niên của gia đình.
Tuy vậy, điều gây chú ý hơn là cái chết của ông vào
ngày 31/12/1997. Xác Mark được phát hiện tại bãi trượt tuyết bang
Colorado, khi đó ông ta mới có 39 tuổi. Một người con trai khác Robert
Kennedy là David Kennedy đã chết một cách không rõ ràng khi người ta
phát hiện thấy xác ông trong một khách sạn gần với khu biệt thự nghỉ hè
của gia đình tại bang Florida vào năm 1984.
Bi kịch gần đây nhất của gia tộc này xảy ra vào ngày
16/7/1999, con trai của Tổng thống John Kennedy (được sinh ra sau khi
ông mất) là John Kennedy (con) đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy
bay khi đang cùng vợ và chị vợ tới dự đám cưới của người chị họ Lowry.
Gia tộc NEHRU GANDHI
Gia tộc Nehru Gandhi có 3 vị thủ tướng nổi tiếng của
Ấn Độ đã cầm quyền trong một thời gian khá dài tại đất nước này sau khi
giành được độc lập, đó là Nehru, Indira và Rajiv.
Thánh Mahatma Gandhi và Thủ tướng Jawarharlan Nehru
|
Thế nhưng, dòng họ Gandhi cũng là một dòng họ đầy bi
kịch, Indira và con trai là Rajiv lần lượt bị ám sát, còn người em trai
của Rajiv là Sanjay cũng thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay.
Jawaharlal Nehru là vị thủ tướng nội các đầu tiên của
Ấn Độ sau khi đất nước này giành được độc lập. Ông mất vào năm 1964.
Con gái ông, bà Indira Gandhi, nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ
đã bị vệ sĩ của mình sát hại khi đang đi dạo trong vườn hoa. Cái chết
của bà không những không làm nhụt chí những thành viên trong dòng tộc
của bà, mà ngược lại càng khiến người con trai cả của bà là Rajiv Gandhi
lao vào hoạt động chính trị.
Cuối cùng, ngày 31/10/1984, Rajiv được chọn làm thủ
tướng thứ 6 của Ấn Độ, đồng thời giữ chức Chủ tịch đảng Quốc đại của Ấn
Độ. Nhưng bi kịch tiếp tục xảy ra, Rajiv Gandhi cũng bị ám sát bởi một
nữ chiến binh của tổ chức những con Hổ Tamil trong khi đang vận động
tranh cử.
Sau cái chết của Rajiv Gandhi, vợ của ông là Sonia
Gandhi cũng lao vào hoạt động chính trị và bà được bầu làm Chủ tịch đảng
Quốc đại vào năm 1998. Rajiv Gandhi có hai người con, một trai tên là
Rahul Gandhi và con gái tên là Priyanka.
Trong cuộc bầu cử năm 2004, Rahul Gandhi đã trúng cử,
trở thành Nghị sĩ Nhân dân viện (Hạ viện) của Ấn Độ khi mới 34 tuổi,
cũng giống như những người thân của mình, Rahul Gandhi lại tiếp tục dấn
thân vào con đường chính trị tại Ấn Độ.
Gia tộc VON ERICH
Ngoài gia tộc Kennedy, thì Von Erich cũng là một gia tộc bất hạnh ở Mỹ.
Gia tộc Von Erich
|
Năm 1963, Fritz đã đánh bại đối thủ nặng ký của mình
và trở thành nhà vô địch của Liên đoàn vật quốc tế (NWA). Bắt đầu từ đó,
ông chính thức bước lên thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp.
Tài năng của Fritz không chỉ được thể hiện trên sới
vật, những người biết rõ ông nói rằng: “Đừng bao giờ cho rằng anh ta chỉ
là một kẻ ngu đần, vai u thịt bắp. Trên thực tế, anh ta là một người
cực kỳ thông minh, một người rất hiếu học, chính điều này đã khiến anh
trở thành một nhân tài xuất sắc”. Năm 1966, Công ty đấu vật nổi tiếng
WCWA tại bang Texas đã tuyển Fritz về làm giám đốc. Dưới sự quản lý của
ông, WCWA mới đầu chỉ là một công ty đấu vật nhỏ lẻ và chưa hề có tiếng
tăm trong Liên đoàn đấu vật nước Mỹ, cuối cùng đã tách ra thành một công
ty hoạt động độc lập và trở thành Công ty đấu vật chính của nước này
vào năm 1986.
Cùng với sự phát triển không ngừng của công ty, Fritz
cũng ngày càng trở nên nổi tiếng trên toàn nước Mỹ. Thế nhưng, trong
cuộc sống gia đình, dòng họ của Fritz lại phải gánh chịu những bất hạnh
khủng khiếp.
Vợ của Fritz đã sinh cho ông 6 người con trai, trong
đó, người con cả 7 tuổi đã bị chết đuối khi bị điện giật. 5 người con
còn lại sau đó đều đi theo sự nghiệp của cha. Đúng lúc này, bi kịch lại
một lần nữa giáng xuống gia đình nhà Von Erich.
Đầu tiên là người con trai thứ 3 của ông, David Von
Erich, người được mệnh danh là “Hoa hồng vàng của Texas”. Trong một
trận chiến anh đã bị xử thua một cách đầy tranh cãi. Chính điều này đã
khiến David Erich chán nản và cuối cùng ngày càng nghiện nặng heroin. Sự
nghiệp của anh ta từ đó trở thành mây khói.
Kerry, người con thứ 4 của Fritz được mệnh danh là
“Cơn lốc Texas”. Ngay cả những chuyên gia trong nghề vật cũng phải kinh
ngạc khi phát hiện thấy kỹ thuật của Kerry đã vượt xa hẳn cha mình trước
đây, là một người nổi tiếng nhất và thành công nhất trong số 6 anh em
nhà Von Erich. Thế nhưng, rốt cuộc, “Cơn lốc Texas” cũng không thể tránh
khỏi “căn bệnh dòng họ”, do hít heroin quá liều, nên Kerry đã thiệt
mạng trong một vụ tai nạn xe máy năm 1993.
Người con thứ 5 của Fritz là Mike Von Erich sau ca
phẫu thuật cánh tay, đã mắc phải hội chứng Shock, đến năm 1987 đã thiệt
mạng vì dùng quá liều thuốc giảm đau. Còn người thứ 6, Crise không phải
là một người có tài năng thiên phú về các hoạt động thể thao, đặc biệt
là môn đấu vật, sau nhiều năm vật lộn trên các sới vật, rốt cuộc cũng
không thành công. Do quá chán nản, thất vọng nên vào năm 1991 anh ta đã
tự sát.
Với cái chết này, cả một thế hệ, 6 người con của dòng
họ Von Erich chỉ còn lại duy nhất một người con thứ là Kevin, và đây
cũng chính là “tấn bi kịch dòng họ Von Erich” nổi tiếng trong lịch sử
làng vật Mỹ.
Trong khi đó, bản thân Fritz sau những cú sốc về
những cái chết liên tục của con, ngày càng trở nên tiều tụy, và liên tục
bị bệnh tật hành hạ, Công ty WCWA do một tay ông gây dựng buộc phải
đóng cửa vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước do làm ăn thua lỗ. Năm 1997,
Fritz cũng từ trần vì bệnh ung thư.
Gia tộc HEMINGWAY
Là một trong những nhà văn vĩ đại nhất thế kỷ, vào
lúc cuối đời, Hemingway bị bệnh tật hành hạ triền miên với đủ các bệnh
như cao huyết áp, tiểu đường, ung thư da và lâm vào trạng thái bi quan.
Sau đó, ông bắt đầu nghiện rượu nặng, thỉnh thoảng lại gây chuyện. Tâm
trạng ông trở nên buồn chán. Cuối cùng vào ngày 2/7/1961, cảm thấy quá
thất vọng và bế tắc, Hemingway đã tự sát.
5 năm sau cái chết của Hemingway, em gái của ông là
Mainland Miller Hemingway (tên thân mật Sunny), do mắc bệnh ung thư và
chứng trầm cảm đã uống thuốc ngủ tự tử; 16 năm sau đó, người anh em duy
nhất của Hemingway là Leicester cũng tự sát sau khi biết mình mắc phải
bệnh tiểu đường và phải cắt chân.
Không chỉ vậy, ngay cả những thế hệ tiếp theo trong
dòng họ Hemingway cũng không thể thoát khỏi tấn bi kịch của những người
đi trước. Con trai cả của ông là Jack Hemingway (hay còn gọi thân mật là
“Bumby” do cuộc sống hôn nhân gặp phải nhiều trắc trở, nên thường xuyên
mượn rượu giải sầu. Vợ ông sau đó cũng chết vì bệnh ung thư.
Sống trong hoàn cảnh bi đát, hai người con gái của
Jack là Muffet và Mariel cũng mắc phải hàng loạt thói quen xấu, và lần
lượt rơi vào chứng trầm cảm nghiêm trọng do dùng thuốc phiện quá nhiều.
Cuối cùng, các bác sĩ buộc phải sử dụng đến phương pháp điều trị cưỡng
chế đối với họ.
Năm 1996, đúng 35 năm sau khi Hemingway dùng súng tự
sát, cháu gái của ông là Marl cũng chết một cách hết sức bí ẩn, cơ quan
chức năng khi đó đã đưa ra kết luận cuối cùng là cô chết do tự sát.
Người cháu gái duy nhất còn lại của Hemingway, Mariel
sinh năm 1961, hiện là một diễn viên của Hollywood. Cô luôn nỗ lực hết
mình để tránh tai họa. Năm 2003, cô đã được lên trang bìa của tạp chí
“Nhân vật”.
Gia tộc MARLON BRANDO
Ngôi sao điện ảnh Hollywood, Marlon Brando từng đoạt 3
giải thưởng danh giá đó là giải Oscar, giải thưởng của Hiệp hội phê
bình điện ảnh New York và giải Quả cầu vàng qua những diễn xuất tuyệt
vời của mình trong các bộ phim như “Chuyến tàu mang tên dục vọng”,
“Julius Caesar”, “On the Waterfront” và phim “Bố già”. Ông có một vị trí
không thể thay thế trong con mắt của những người mê điện ảnh từ thế hệ
này đến thế hệ khác.
Thế nhưng, đằng sau những ánh hào quang đó, Marlon
Brando lại có một cuộc sống hết sức buông thả, phóng đãng. Ông từng kết
hôn 3 lần, còn người tình của ông thì nhiều vô kể, bởi vậy cũng không có
gì ngạc nhiên khi báo chí Mỹ thống kê rằng ông có cả thảy tới 9 người
con, thế nhưng hồ sơ của cảnh sát lại cho thấy một con số kinh ngạc hơn
nhiều... 15 người, còn dư luận thì cho rằng, ông ta có tới 25 người con.
Tuy nhiên, cho dù chính xác ông có bao nhiêu người
con đi chăng nữa thì điều đáng tiếc là, với tiền bạc và danh tiếng của
mình, ông đã không thể mang lại một cuộc sống hạnh phúc cho bất kỳ người
con nào, tất cả con ông sau này đều có một cuộc sống đầy ác mộng, người
thì phạm tội giết người, người tự sát, những người còn lại hoặc sống
lưu lạc hoặc tranh giành, đấu đá lẫn nhau.
Ngày 1/7/2004, Brando mất vì suy giảm chức năng phổi,
thế nhưng sau khi ông mất, báo chí lập tức tuyên bố, tài sản của ông đã
không còn giá trị gì. Ông không những phải dựa vào đồng trợ cấp hưu của
chính phủ mà vẫn còn nợ đọng ngân hàng số tiền lên đến 1,1 triệu bảng
Anh.
Sau cái chết của Brando, các cháu trong dòng họ nhà
Brando cũng gặp bất hạnh, có người sinh ra đã bị què quặt, có người bị
bỏ rơi, bị từ chối...
Nguồn: ANTG, 05.4.2008.
Nhận xét
Đăng nhận xét