CÂU CHUYỆN TÂM LINH 97
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trong
nhà Phật, bất cứ việc làm nào cũng mang hai ý nghĩa rõ rệt: Sự và Lý
phải viên dung. Nói cách khác Sự đâu là Lý đó. Hiểu như vậy, thì việc
làm của chúng ta mới có lợi ích thiết thiệt và không bị lệch lạc rơi vào
mê tín. Bằng không, thì phật tử dễ bị mắc phải cái lỗi mê tín, biên
kiến. Nghĩa là tin mê lầm và chấp chặt một bên. Khi phật tử dâng nước
trong cúng Phật, thì phật tử phải hiểu đó là biểu hiện cho ý nghĩa nước
tâm thanh tịnh. Phật tử phải giữ tâm cho được thanh tịnh giống như ly
nước trong. Vì Phật có nghĩa là giác mà giác là tỉnh thức, chánh niệm.
Vậy, khi cúng Phật, phật tử phải thành tâm gìn giữ chánh niệm. Có chánh
niệm là có an lạc. Còn nếu phật tử dâng cúng Phật mà với cái tâm thất
niệm, nghĩ nhớ lung tung, hay tính toán việc nầy việc kia, thì phật tử
sẽ không được lợi lạc lắm. Và như thế, việc cúng Phật rốt lại chỉ có
hình thức bề ngoài cho có lệ mà thôi. Nghĩa là xưa bày nay làm theo. Chớ
không hiểu rõ ý nghĩa căn bản của việc làm. Đó cũng là một sự thiếu sót
lớn lao của phật tử. Từ việc cúng Phật suy ra đến các việc làm khác
cũng thế.
Nghệ thuật diễn xướng và hát văn luôn gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
Niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước?
Kính bạch Thầy, con có một thắc mắc, xin thầy dạy cho con biết. Mỗi sáng, con thường thay nước và niệm hương cúng Phật.
Con thường niệm trước là Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát… và con tụng kinh. Vậy thưa thầy, con niệm hồng danh của Đức Bổn Sư trước như vậy có đúng không?
Việc
dâng hương cúng Phật hay cúng nước hoặc cúng hoa quả v.v… đó là điều
rất tốt. Vì đó là phần lễ nghi, mục đích là để biểu hiện tấm lòng chí
thành của mình đối với Tam bảo. Nó thuộc về phần sự tướng bên ngoài. Tuy
nhiên, là Phật tử khi dâng cúng, thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nên biết
thêm về ý nghĩa của việc làm đó.
Phật
dạy phật tử bất cứ việc làm nào mà tương ưng với tánh giác, thì việc
làm đó mới có ý nghĩa lợi ích thiết thực. Nếu nói về phần sự tướng thì
việc cúng Phật đương nhiên là phật tử có phước. Phước có ra là do khi
cúng Phật hay Bồ tát, phật tử đã thành tâm cung kính. Chính cái chỗ
thành tâm cung kính đó, nên phật tử mới có được phước báo. Tuy nhiên,
nếu chỉ có thế, thì cũng chưa đủ ý nghĩa của việc dâng cúng.
Phật
tử cần phải hiểu thêm về nghĩa lý của việc làm đó. Vì việc dâng cúng
bằng những thứ vật chất, đều mang ý nghĩa tượng trưng thôi. Nếu phật tử
chỉ hiểu đơn thuần dâng cúng hoa quả hay những thứ khác để được phước
không thôi, thiết nghĩ, như thế thì cũng chưa đúng ý nghĩa của việc dâng
hoa quả cúng Phật. Phật là giác, còn cúng có nghĩa là nuôi lớn. Nuôi
lớn cái gì? Nghĩa là nuôi lớn căn lành. Phật tử phải hằng nuôi lớn và
phát triển căn lành, trí giác của mình. Như thế, thì mới đúng với ý
nghĩa của việc cúng Phật qua hai phương diện: “Sự và Lý tròn đầy” vậy.
Còn khi cúng, phật tử muốn niệm vị Phật hay Bồ tát nào tùy ý cũng đều được cả.
Tuy nhiên, thông thường thì chúng ta nên niệm đức Phật Thích Ca Mâu Ni
trước. Vì Ngài là vị giáo chủ của cõi Ta bà nầy. Nhờ Ngài mà chúng ta
mới biết chư Phật và các vị Bồ tát khác. Đồng thời, nhờ học hỏi giáo lý
của Ngài mà chúng ta mới biết được đường lối tu hành thoát khổ. Do đó,
chúng ta nên ghi nhớ công ơn lớn lao vô biên của Ngài. Vì thế, khi làm
việc gì ta phải niệm danh hiệu của Ngài trước. Mục đích là để Ngài chứng
minh gia hộ cho việc làm của chúng ta. Đó là nói theo việc lễ nghi cách
thức hành trì là như vậy. Còn nếu như phật tử cảm thấy mình có duyên
với vị Phật hay vị Bồ tát nào, thì cứ niệm danh hiệu của những vị đó
không sao cả. Không có vị Phật hay Bồ tát nào quở trách phật tử đâu. Nếu
là người chuyên tu pháp môn Tịnh độ, thì họ thường niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Có người thường tin tưởng vào hạnh nguyện cứu khổ của đức Bồ tát Quán Thế Âm, thì cứ niệm danh hiệu của Ngài.
Nói
tóm lại, tùy theo sở thích nhân duyên của mỗi người, mà niệm danh hiệu
của mỗi vị Phật hay Bồ tát có khác nhau. Niệm vị nào trước, vị nào sau
cũng được không có gì sai trái. Tuy nhiên, như trên đã nói, hiện chúng
ta đang sống ở cõi này, nên trước tiên là ta niệm danh hiệu đức Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni, rồi sau đó sẽ niệm những vị Phật, Bồ tát khác thì có lẽ
đúng cách hơn.
Kính chúc phật tử cố gắng tu hành và chóng đạt thành sở nguyện.
Sáu tội lỗi lớn người Việt mắc phải khi đốt vàng mã
Bản
chất của việc đốt vàng mã không phải là xấu, không phải mê tín, nhưng
nếu đốt mà không hiểu thì vô tình người Việt đang mắc phải 6 tội lỗi,
trong đó lớn nhất là tội làm mất đi tính dân tộc, lừa gạt chính mình và
làm tổn thương lòng từ bi.
Theo khảo sát của báo Một Thế Giới,
ngày 14 và sáng ngày 15 Tháng Bảy (âm lịch), trên các con phố ở Hà Nội
người người, nhà nhà thi nhau mang vàng mã ra đốt trước vỉa hẻ với ý
nghĩ cung cấp tiền bạc, vật dụng cho người thân đã mất để họ có cái tiêu
xài ở thế giới bên kia và đốt cho các cô hồn.
Có
thể thấy, cúng Rằm Tháng Bảy và đốt vàng mã vào ngày này đã trở thành
một phong tục của người dân Hà Nội nói riêng và của người Việt Nam nói
chung. Hàng nghìn người sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để sắm sửa vàng mã, để
cúng tế sau đó đốt đi. Vậy, ý nghĩa thực sự của việc đốt vàng mã là gì?
Liệu đốt vàng mã có phải là mê tín?
Luận bàn về điều này nhân ngày Rằm Tháng Bảy, Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với Sư thầy Thích Tịnh Giác - Sư Trụ trì chùa Phúc Sơn, thôn Kim Sơn, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
"Đốt
vàng mã không phải là sự mê tín mà là một vấn đề mang tính hiểu biết và
giáo dục. Cần phải hiểu là hình nhân thế mạng và vàng bạc là xuất phát
từ đâu, khi mọi người đã nghe được và hiểu biết về nó thì tôi tin mọi
người sẽ không làm điều đó nữa.
Nếu ai đốt hình nhân thế mạng và đốt vàng mã thì phạm phải những điều như sau:
Vàng
mã và hình nhân thế mạng không phải xuất phát từ Việt Nam mà xuất phát
từ Trung Hoa. Cách đây mấy nghìn năm, chúng ta nằm ở phương Bắc, chịu
ảnh hưởng của nền văn hóa này. Thời xưa, tại Trung Quốc có những hủ tục
tin vào thần quyền, tin vào thần linh, tin vào sự huyền bí. Con người
thời buổi đó chưa được văn minh, chưa phát triển nên họ nhìn bóng đèn
điện cũng cho rằng ma quỷ. Mỗi năm đến ngày tế hà bá thì họ mang một cô
gái đẹp trong làng để dâng cho hà bá. Hoặc là ngày cúng thần lửa cũng
phải đưa một cô gái đẹp lên giàn thiêu.Thứ nhất, mất đi tính dân tộc của người Việt Nam, tức là chúng ta đang bị đô hộ văn hóa.
Hay
khi nhà vua chết, các cung phi mỹ nữ của vua cũng phải tuẫn tiết theo.
Nhà vua chết, quan quân phải xây lăng tẩm ở dưới lòng đất sau đó đưa hết
vàng bạc, châu báu của nhà vua đem chôn ở dưới đó với ý nghĩ là trả lại
cho vua. Và xuất phát từ đó, hình nhân thế mạng, vàng mã được tạo ra là
để đối phó với những hủ tục này.
Vua
chết, các quan quần thần có con gái là phi tần của vua cũng đau đớn vì
con mình phải chết theo. Khi con người bắt đầu văn minh, bắt đầu biết
yêu thương lẫn nhau, bắt đầu có tình người thì họ phải nghĩ cách để đối
phó với các tập tục. Các hình nhân được tạo ra, trên người hình nhân có
ghi tên của các phi tần, của các cô gái đẹp được mang đi đốt, như là một
sự thế mạng cho con người. Vàng bạc cũng vậy, nếu mang chôn đi sẽ là sự
lãng phí lớn, làm tổn thất của cải của đất nước nên người Trung Hoa
cũng làm vàng mã để đốt đi, thay cho vàng bạc phải mang chôn.
Người Trung Hoa làm vậy để cứu mạng những người sống cho nên việc làm này là rất đúng" - Sư thầy Thích Tịnh Giác cho biết.
Cũng
theo thầy Tịnh Giác, vào thời kỳ đó vẫn chưa có trường học, giáo dục
chưa phát triển nên không thể truyền đạt được ý nghĩa này cho thế hệ sau
mà mai một dần qua hình thức truyền khẩu, tam sao thất bản, người trước
làm rồi người sau biến hóa đi và vàng mã không còn được sử dụng theo
đúng nghĩa nữa. Người ta cứ nghĩ là khi có ai chết là phải đốt vàng mã,
hay khi bị bệnh tật thì phải đốt hình nhân để chữa bệnh nên mới dẫn đến
việc không hiểu và làm không đúng. Đốt vàng mã với ý nghĩa để cho người
đã chết được tiêu dùng thì lại càng sai, và khi đó, đốt vàng mã trở
thành mê tín.
"Ngày
nay, chúng ta đang sống trong xã hội phát triển, văn minh hơn, không
còn những hủ tục khi xưa nữa thì cũng nên dừng lại việc đốt vàng mã
không đúng nghĩa như thế này. Nếu như chúng ta vẫn sử dụng vàng mã thì
vô tình chúng ta đang mất đi sự hiểu biết của mình, làm mất đi văn hóa,
tín ngưỡng, mất đi bản chất của dân tộc Việt, cũng đồng nghĩa với việc
chúng ta đang bị nô lệ về văn hóa" - Thầy Tịnh Giác nói.
Tội thứ hai, khi
đốt vàng mã mà thầy Tịnh Giác đưa ra là: đốt vàng mã chính là một sự
mâu thuẫn trong tâm tư của con người. Khi người thân mất đi, ai cũng cầu
mong họ sẽ được về một thế giới an lạc, một thế giới tươi đẹp chứ không
ai mong muốn người thân chết đi lại phải xuống âm phủ. Thế nhưng khi
người Việt đốt vàng mã thì lại có ý nghĩ rằng đốt cho người thân ở dưới
âm phủ có cái mà dùng. Đó chính là một sự mâu thuẫn lớn trong tư tưởng.
Tâm thì muốn người thân đi về cõi trên, nhưng hành động thì lại thể hiện
là người thân đó bị đày xuống địa ngục làm trâu làm ngựa, làm ma quỷ để
nhận những thứ được đốt, tức là người đó sẽ không được siêu thoát.
Tội thứ ba, là
chúng ta đang lừa gạt chính mình. Tội lừa dối chính bản thân là tội
nặng nhất. Chúng ta cúng 1 triệu nhưng lại không dám cầm 1 triệu đó ra
để đốt, mà phải tốn thêm 50 nghìn tiền xe để chạy đi mua vàng mã, tức là
quy đổi tiền thật thành tiền giả, đồ dùng giả sau đó mới mang về đốt để
lừa dối chính mình. Như vậy, chúng ta đang sống có xác mà không có hồn,
không có sự tỉnh thức. Con người sống mà không có hồn là con người vô
dụng, không có ích cho xã hội và là một sự lãng phí vô cùng lớn" - Sư
thầy Thích Tịnh Giác phân tích.
Tội thứ tư mà
người Việt đang mắc phải khi đốt vàng mã là làm tổn thương lòng từ bi,
con người quá ư ích kỷ. Trong khi bao nhiêu người nghèo đang đói khổ,
đang mắc phải chứng bệnh nặng thì không góp tiền lại để cứu giúp họ,
đóng góp để nghiên cứu chữa trị những căn bệnh nan y mà nhẫn tâm đem đốt
những đồng tiền của mình một cách vô nghĩa. Cũng có nghĩa người Việt
đang tiêu diệt lòng từ bi của chính mình, dẫn đến xã hội bất an, gia
đình bất ổn. Con người không còn tình thương thì sẽ không có chuyện
thương vợ thương chồng thương con thương cái. Vô hình, hành động đó đang
tạo lên một sự bất an lớn cho gia đình, xã hội.
Tội thứ năm,
chúng ta đang tin tưởng một cách vô căn cứ những điều mà chúng ta đang
làm. Việt Nam đồng không phải là tiền tệ phổ biến thế giới, và khi giao
dịch với các nước khác, đồng tiền của chúng ta phải được bảo chứng, phải
thông qua ngân hàng để đổi sang tiền USD, tiền của Lào, của Thái Lan,
của Campuchia.... để giao dịch. Vậy với loại tiền vàng mã mà chúng ta
đang đốt, ai sẽ là người bảo chứng cho chúng ta là sẽ dùng được ở dưới
âm phủ? Ngân hàng nào sẽ đứng ra quy đổi cho chúng ta? Cho nên đây là
điều không hợp lý và chúng ta cần phải xem lại xem tinh thần của mình
liệu có đang ổn định?" - Thầy Tịnh Giác nói.
Tội thứ sáu,
khi đốt vàng mã làm phạm phải tội sát sinh. Giấy được làm từ cây rừng,
khi con người sử dụng phải có sự chuyển đổi, phải giúp ích cho cuộc sống
của con người. Nếu sử dụng chỉ để thỏa mãn cho vấn đề tâm linh nhưng sự
thỏa mãn đó lại không có căn cứ, không hợp lý thì vô tình gây nên sự
lãng phí lớn, đang khuyến khích chặt cây rừng, hủy hoại môi trường, đe
dọa đến cuộc sống của con người để phục vụ mục đích không đúng đắn. Đó
là cũng được xếp vào tội sát sinh.
"Chúng
ta đều là những người có ăn có học cho nên đừng để thua nhưng "con
buôn", đừng để sống chỉ có xác mà không có hồn. Tôi tin rằng, khi mọi
người biết được, hiểu được thì sẽ mọi người sẽ hành động khác" - Thầy
Thích Tịnh Giác kết luận.
Theo MỘT THẾ GIỚI
Thờ Mẫu tín ngưỡng độc đáo của người Việt
Sự phát triển mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ tính nhân văn, tính nghệ thuật và khả năng đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân.
Thờ
Mẫu là một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian phổ biến của người Việt Nam,
nhất là cư dân khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sự phát triển mạnh mẽ của tín
ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ tính nhân văn, tính nghệ thuật và khả năng
đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân.
Tín
ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc từ quan niệm thần thánh hóa thiên nhiên của
người Việt cổ, dưới khái niệm Thánh Mẫu, hay nữ thần Mẹ. Tục này thể
hiện khả năng tích hợp rất lớn với đạo Phật, đạo Giáo, đạo Nho cùng tín
ngưỡng dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số, để cuối cùng trở
thành một tín ngưỡng đa văn hóa, đa tộc người.
Nghệ thuật diễn xướng và hát văn luôn gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu
Hoạt
động nổi bật của tín ngưỡng thờ Mẫu là nghi lễ chầu văn, ẩn chứa những
giá trị văn hóa nghệ thuật rất độc đáo. Nó là kho tàng truyền thuyết,
thần tích, huyền thoại về thần linh. Đó còn là các hình thức diễn xướng
với âm nhạc, ca hát, nhảy múa, các hình thức trang trí, kiến trúc dân
gian phong phú, hấp dẫn.
Không
chỉ thỏa mãn ước mơ về mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật
nảy nở sinh sôi của người nông dân thời phong kiến, tín ngưỡng thờ Mẫu
còn đáp ứng nhu cầu tâm linh của tầng lớp thương nhân đô thị, hình thành
từ thế kỉ 16, 17 và phát triển mạnh đến nay. Hiện cả nước có khoảng
7.000 cơ sở thờ tự liên quan đến đạo Mẫu như đình, chùa, đền, phủ, điện…
Số thanh đồng lên đến hàng vạn người và số con nhang đệ tử lên đến cả
triệu người.
Ông
Vũ Công Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung
ương cho biết: “Di tích thờ Mẫu ở nước ta trải khắp các vùng miền nhưng
nổi tiếng là những địa danh như Lạng Sơn, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa.
Điều đó khẳng định ảnh hưởng to lớn của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời
sống tâm linh của người Việt. Nhân dân và du khách hành hương về nơi cửa
phật, cửa thánh đều tìm đến chốn linh thiêng không những để cầu tài,
cầu lộc mà trên hết là cầu cho quốc thái dân an và nhiều điều tốt lành
khác cho gia đình, đất nước”.
Tín
ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống phong phú
và đa dạng. Tôn thờ người Mẹ, đồng nghĩa với mong muốn bảo trợ, sinh
sôi, sáng tạo. Nó không giống các tôn giáo, tín ngưỡng khác ở chỗ hướng
về đời sống thực tại, trần tục, gần gũi.
Giáo
sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu bảo tồn văn hóa tín
ngưỡng Việt Nam cho biết: “Thờ Mẫu không hướng con người và niềm tin của
con người vào thế giới sau khi chết, mà là thế giới hiện tại, thế giới
mà con người cần có sức khỏe, tiền tài, quan lộc. Đó là một nhân sinh
quan mang tính tích cực, phù hợp với quan niệm hiện sinh của con người
trong thế giới hiện đại. Lúc này, niềm tin vào siêu nhiên mà thánh Mẫu
là đại diện trở nên thứ yếu, mang tính phương tiện, còn mục đích sống
của con người mới là quan trọng. Đây cũng là cách tư duy thể hiện tính
thực tế, thực dụng của con người Việt Nam”.
Tục
thờ Mẫu cũng thể hiện một cách độc đáo tinh thần yêu nước, đạo lý uống
nước nhớ nguồn thông qua việc tôn vinh những người có công với đất nước.
Các nhân vật được thờ ở các phủ, điện thờ Mẫu thường là những anh hùng
đã anh dũng chiến đấu hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Tín ngưỡng thờ Mẫu - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
Nhà
biên kịch, đạo diễn Nguyễn Minh Tuân, tác giả của 100 tập phim ký sự
truyền hình “Việt Nam văn hóa thờ thánh Mẫu” cho biết: “Ý nghĩa nổi bật
của tín ngưỡng thờ Mẫu đó là nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc. Nó thể
hiện rất rõ trong những giá hầu đồng tôn vinh nét văn hóa của người dân
tộc như người Dao, Mông, Nùng… Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng mang chủ nghĩa
anh hùng dân tộc bởi rất nhiều nhân vật trong 36 giá hầu đồng chính là
những vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, quan lớn Triệu Tường…”.
Tín
ngưỡng thờ Mẫu là một nét đẹp độc đáo trong đời sống văn hóa của người
Việt. Tuy nhiên, vì là tín ngưỡng dân gian được truyền khẩu, không hoàn
chỉnh hệ thống kinh sách, không ai tổng kết thành giáo lý, giáo luận,
nguồn thông tin phổ cập còn hạn chế nên nhiều thanh đồng, đạo quan chưa
hiểu rõ tường tận về tín ngưỡng thờ mẫu, dẫn đến một số hành vi, ứng xử
không đúng mực, gây phản cảm, thậm chí một số người còn lợi dụng tín
ngưỡng để trục lợi cá nhân, gây bức xúc trong xã hội và cả những người
trong cuộc.
Vấn
đề đặt ra là làm thế nào để tín ngưỡng thờ mẫu giữ được vị trí xứng
đáng trong đời sống tâm linh của người Việt, xứng với danh hiệu cao quý
mà nhà nước đã tôn vinh và nhiều khả năng được quốc tế công nhận./.
Theo Hồng Bắc - Đào Yến
Nhận xét
Đăng nhận xét