MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 11

(ĐC sưu tầm trên NET)

Giáo sư Trần Văn Khê muốn nghe lại tiếng đàn tranh trước lúc ra đi

(TNO) Trước khi rơi vào hôn mê, giáo sư Trần Văn Khê đã bày tỏ nguyện vọng được nghe lại tiếng đàn tranh của người bạn tri kỷ - nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo.

Giáo sư Trần Văn Khê muốn nghe lại tiếng đàn tranh trước lúc ra đi - ảnh 1Giáo sư Trần Văn Khê đã được tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng của thế giới và Việt Nam vì tài năng và những đóng góp cho âm nhạc dân tộc - Ảnh: Độc Lập
Theo chia sẻ từ Ban quản lý nhà vĩnh biệt Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), linh cữu của giáo sư Trần Văn Khê vẫn còn nằm trong phòng lạnh. Sở dĩ, gia đình chưa đưa thi hài giáo sư về bởi vì chờ các cháu của ông tề tựu đông đủ mới bắt đầu cử hành tang lễ. Dự kiến, chiều mai (25.6) gia đình sẽ đưa linh cữu ông về nhà riêng tại số 32 Huỳnh Đình Hai (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để làm tang lễ. Lễ tang được thực hiện theo di chúc do ông để lại hôm 5.6.
Hiện các con của ông là Trần Quang Minh, Trần Thị Thủy Tiên và Trần Thị Thủy Ngọc đã có mặt tại Việt Nam, chỉ có giáo sư Trần Quang Hải đang ở nước ngoài chưa về kịp.
Sáng nay 24.6, đại diện các cơ quan chức năng của thành phố đã họp tại nhà riêng của giáo sư để thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức tang lễ cũng như sắp xếp lực lượng hỗ trợ đám tang. Cụ thể, lễ viếng sẽ bắt đầu từ 12 giờ ngày 26.6. Lễ động quan bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng 29.6. Ngay sau lễ động quan, linh cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Hiện tại, bà Nguyễn Thị Na là người giúp việc cho giáo sư vẫn đang túc trực tại nhà để cùng các cơ quan chức năng chuẩn bị cho lễ tang. Được biết, bà Na đã bên cạnh chăm sóc giáo sư trong gần một tháng qua tại bệnh viện. Bà cũng là một trong những người luôn kề cận chăm sóc giáo sư suốt 10 năm nay. Đã có rất nhiều lời mời bà sang nước ngoài làm việc nhưng người phụ nữ này khéo léo từ chối và vẫn ở bên cạnh chăm sóc giáo sư Trần Văn Khê đến cuối đời.
Chia sẻ với Thanh Niên Online, bác sĩ Hồ Văn Hân - Phó phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết tình trạng của GS-TS Trần Văn Khê không có nhiều chuyển biến tích cực kể từ khi nhập viện vào hôm 27.5.
Giáo sư Trần Văn Khê muốn nghe lại tiếng đàn tranh trước lúc ra đi - ảnh 2Giáo sư thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện tọa đàm khi còn khỏe mạnh - Ảnh: Độc Lập
Thời gian đầu, giáo sư vẫn nhận biết được khi con cháu vào thăm. Thậm chí, ông chảy nước mắt xúc động khi có một người cháu nắm tay và hôn lên trán. Người thân kể lại khi có học trò thân thiết đến, ông còn trò chuyện và giảng giải về văn hóa tuồng cổ một cách rất tâm huyết.
Trước khi rơi vào hôn mê, giáo sư Trần Văn Khê đã bày tỏ nguyện vọng được nghe lại tiếng đàn tranh của người bạn tri kỷ - nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo. Vậy là nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã thu âm vài đoạn độc tấu gửi đến cho tri kỷ của mình.
Những ngày trước khi qua đời, GS-TS Trần Văn Khê gần như hôn mê trên giường bệnh. Có lúc tưởng như giáo sư có dấu hiệu hồi tỉnh như vào ngày 18.6, ông có thể mở mắt nhìn con trai và có phản ứng khi được hỏi chuyện. Tuy nhiên, sau đó, ông lại tiếp tục rơi vào hôn mê và ra đi vào rạng sáng nay với chuẩn đoán suy hô hấp kéo dài khi chỉ còn đúng một tháng nữa là mừng thọ 94 tuổi (24.7).
Xót xa hơn cả là khi GS-TS Trần Văn Khê qua đời, con cả của ông - Giáo sư Trần Quang Hải đã không kịp về nhìn mặt cha lần cuối. Trước đó, khi hay tin cha bệnh nặng, Giáo sư Trần Quang Hải cùng vợ là nữ ca sĩ Bạch Yến đã tức tốc trở về bên cạnh ông. Tuy nhiên, hôm 21.6 do có việc bận, Giáo sư Trần Quang Hải đã bay về Pháp.
Dẫu vậy, những chuyện hậu sự của mình đều đã được GS-TS Trần Văn Khê chuẩn bị từ trước và cẩn thận lập bản di nguyện vào hôm 5.6.
GS-TS Trần Văn Khê là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam và thế giới. Ông sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). 6 tuổi ông đã biết chơi đàn kìm, 8 tuổi biết chơi đàn cò, 12 tuổi biết đàn tranh, đánh trống nhạc.
Sau khi sang Pháp du học (năm 1949), ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ khoa Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án Âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông nguyên là giáo sư Trường đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc - UNESCO.
Trở về nước vào năm 2006, GS-TS Trần Văn Khê được cấp cho căn nhà tại số 32 Huỳnh Đình Hai (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Đây cũng trở thành nơi để giáo sư tổ chức các buổi sinh hoạt về âm nhạc dân tộc.
Những năm gần đây, mặc dù đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm", phải di chuyển bằng xe lăn nhưng tâm huyết mà GS-TS Trần Văn Khê dành cho âm nhạc dân tộc vẫn không thay đổi. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong những chương trình hay những buổi nói chuyện về âm nhạc dân tộc. Buổi chia sẻ gần nhất của ông là vào ngày 25.5, trước khi giáo sư ngã bệnh.
Theo chia sẻ từ một số người thân thiết, mặc dù ở tuổi 94, mắt kém nhưng ông vẫn không ngừng làm việc với tâm niệm hệ thống hóa lại kho tư liệu về âm nhạc dân tộc cho thế hệ sau.
Giáo sư cũng là người sống nghĩa tình. Ông sống gần gũi với những người chăm sóc ông suốt nhiều năm qua. Ông còn là người thầy đáng kính của nhiều thế hệ học trò. Khi ông ngã bệnh, nhìn cách săn sóc hết lòng của những người thân thiết, sự lo lắng của các người học trò cũ hay những cuộc hỏi thăm liên tục về bệnh tình giáo sư cũng nói lên được phần nào tình cảm của mọi người dành cho cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc.
Giáo sư Trần Văn Khê đã được tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng của thế giới và Việt Nam vì tài năng và những đóng góp về âm nhạc dân tộc mang tính quốc tế:
Trước 1975:
+ Huân chương Bội tinh hạng I.
+ Văn hóa Bội tinh hạng I.
Sau năm 1975:
+ Giải thưởng UNESCO - CIM về Âm nhạc (1981).
+ Huân chương Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hóa Pháp (1991).
+ Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Văn chương Nghệ thuật châu Âu (1993).
+ Giải thưởng Âm nhạc quốc tế Koizumi Fumio của Nhật Bản (1994).
+ Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Bộ Giáo dục Pháp (1999).
+ Huân chương Lao động hạng Nhất của Việt Nam (1999).
+ Giải thưởng Vinh danh nước Việt (2003).
+ Giải thưởng Đào Tấn (2005).
+ Giải thưởng Quốc tế của San Francisco “Đã cống hiến trọn đời cho việc nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam”.
+ Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh (2013).
+ Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh (2013).
Thiên Hương - Nguyên Nguyễn

Cựu VĐV Vũ Bích Hường liên tiếp nhận được sự chia sẻ

Thứ Tư 18:30 24/06/2015
(HNMO) – Sau khi nhận được hàng loạt sự hỗ trợ từ đơn vị chủ quản là Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội, người hâm mộ, đồng nghiệp, các tổ chức, trong những ngày qua, cựu VĐV nổi tiếng Vũ Bích Hường tiếp tục nhận được sự chia sẻ từ các doanh nghiệp và các cầu thủ U23 quốc gia.

j,.kh/l Ảnh: bongdaplus
Võ Huy Toàn, Nguyễn Công Phượng, Quế Ngọc Hải tặng chị chiếc áo thi đấu có toàn bộ chữ ký của các tuyển thủ U23 quốc gia Ảnh: bongdaplus


Mới đây, trong buổi lễ tổng kết SEA Games 28 do Bộ VH, TT&DL tổ chức, ba doanh nghiệp là Công ty Động Lực, Vietravel, Li Ning đã trao tặng tổng cộng 100 triệu đồng tới cựu VĐV Vũ Bích Hường, hiện đang là HLV đội trẻ của CLB điền kinh (Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội). Đây là một trong những động thái của ngành thể thao nhằm giúp đỡ cựu VĐV Vũ Bích Hường vượt qua khó khăn.

Trước đó, nhóm cầu thủ đội U23 quốc gia gồm Võ Huy Toàn, Nguyễn Công Phượng, Quế Ngọc Hải đã tới thăm “tượng đài điền kinh” một thời Vũ Bích Hường và tặng chị chiếc áo thi đấu có toàn bộ chữ ký của các tuyển thủ U23 quốc gia vừa dự SEA Games 28 vừa qua.

Cách đây 5 tháng, nhà vô địch SEA Games 1995, người mang tấm HCV SEA Games đầu tiên về cho điền kinh Việt Nam đã gặp tai nạn giao thông. Cú va xe khiến chị teo một chân, không thể đi lại bình thường, phải dùng nạng và đứng trước nguy cơ bị liệt nếu thực hiện phẫu thuật. Nhờ sự hỗ trợ của bộ môn điền kinh (Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội) về tiền thuốc, đi lại chữa bệnh cũng như tìm thầy thuốc, cựu VĐV Vũ Bích Hường dần bình phục và hiện tại đã bỏ nạng, tập đi nhẹ nhàng. Thông qua sự kêu gọi và những bài viết của giới truyền thông, nhiều người hâm mộ, tổ chức, nhà hảo tâm đã tìm đến chia sẻ động viên một trong những VĐV Việt Nam nổi tiếng về nghị lực, ý chí nhưng gia cảnh lại nhiều khó khăn.

Theo cựu VĐV Vũ Bích Hường thì những sự sẻ chia mà chị nhận được trong thời gian qua sẽ là động lực quý giá để chị vượt qua khó khăn, cống hiến cho thể thao Hà Nội.

Giá vàng SJC bất ngờ rơi nhanh, xuống thấp nhất gần 5 năm

Chiều nay, sau hơn chục lần điều chỉnh giảm, mỗi lượng vàng SJC chỉ còn 34,45 triệu đồng, mức thấp nhất từ tháng 11/2010.
    Chiều nay 24/6, giá vàng miếng SJC liên tục được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm. Tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, đơn vị này đã hạ giá vàng miếng tổng cộng 11 lần trong ngày. Tại lần điều chỉnh mới nhất, lúc 15h30, giá vàng được mua bán ở 34,41 - 34,45 triệu đồng, thấp hơn hôm qua 140.000 đồng.
    Giá vàng SJC niêm yết trong hệ thống của Tập đoàn DOJI giảm 130.000 so với đầu ngày sau nhiều lần điều chỉnh.
    Tương tự, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) hiện cũng báo giá ở 34,39 - 34,45 triệu đồng. Mức mua bán của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ là 34,40 - 34,46 triệu đồng mỗi lượng. Đây là mức giá thấp nhất của vàng miếng SJC kể từ tháng 11/2010.
    Diễn biến trong nước gây ngạc nhiên bởi trên thị trường quốc tế, giá vẫn ổn định so với mốc đóng cửa hôm qua. Đến 17h chiều (giờ Hà Nội), mỗi ounce đứng tại 1.177 USD, tương đương 31 triệu đồng mỗi lượng (chưa thuế, phí, gia công). Thị trường thế giới đã đi xuống 3 phiên liên tiếp, do USD mạnh lên so với euro, khả năng Hy Lạp đạt thỏa thuận thoát vỡ nợ tuần này và chứng khoán toàn cầu tăng điểm.
    vang-sjc-1-nam-7054-1435137529.jpg
    Giá vàng SJC trong xu thế đi xuống suốt một năm qua.
    Mặc dù giá giảm mạnh trong ngày nhưng tâm lý đi mua vàng như trước đây đã không xuất hiện. Trao đổi với VnExpress, đại diện các doanh nghiệp vàng miếng quy mô lớn cho biết hôm nay lượng giao dịch vẫn chưa tăng đột biến nhưng lượng khách đi bán vàng lại chiếm áp đảo. Tại DOJI, khách bán vàng chiếm 80%. Còn đại diện Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, ông Nguyễn Công Tường, Phó trưởng phòng kinh doanh cho biết lượng người đến bán nhiều trong khi khách mua ít.
    Mức giảm mạnh này diễn ra trong bối cảnh giá vàng thế giới sáng nay tiếp tục đi xuống mức thấp, để mất mốc 1.175 USD. Ông Tường lý giải, nguyên nhân là do trước đó tâm lý nhà đầu tư thế giới án binh bất động chờ tin về Hy Lạp, và giờ thì khả năng vỡ nợ của nước này đã không còn cũng làm lu mờ vai trò trú ẩn của kim loại quý khiến họ bán tháo vàng, gây áp lực giảm giá.
    Chính việc đi xuống của thế giới khiến cho các doanh nghiệp trong nước cũng điều chỉnh giảm. Song song đó, lực bán ra từ người dân cũng xuất hiện trong khi gần như không có ai mua vào càng đẩy giá SJC xuống nhanh.
    "Trong buổi chiều, thị trường quốc tế phục hồi và đà bán ra của khách trong nước cũng giảm, nên giá vàng miếng SJC tạm chững lại", ông nói.
    Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, cơ quan này vẫn đang theo dõi chặt diễn biến giá vàng để sẵn sàng có giải pháp can thiệp khi cần thiết.
    Ngược lại với thị trường vàng, đôla chiều nay tiếp tục đi lên. Tại Vietcombank, ACB, Eximbank, mỗi đôla tăng thêm 5 đồng khi giao dịch quanh 21.780 - 21.840 đồng.
    Thanh Lan - Lệ Chi

    Mỹ không để Trung Quốc qua mặt về không quân

    media Lầu Năm Góc, trự sở bộ Quốc phòng Mỹ Wikimedia
    Trung Quốc đang thách thức ưu thế quân sự của Mỹ trong hai lãnh vực không quân không gian. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work nhận xét như trên và xác định Lầu Năm Góc đang tìm cách phát triển các loại công nghệ học và hệ thống mới để luôn luôn đi trước đối thủ.
    Phát biểu với giới chuyên gia hàng không vũ trụ quân sự và dân sự ngày 22/06/2015, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ công nhận trong thời gian qua, Trung Quốc đã « nhanh chóng xóa bỏ khoảng cách về công nghệ » với Hoa Kỳ, và đã phát triển các loại phi cơ tàng hình, máy bay trinh sát tiên tiến, tên lửa tinh vi và thiết bị chiến tranh điện tử hiện đại.
    Cho dù vẫn hy vọng thiết lập được với Trung Quốc một quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng Lầu Năm Góc « không thể lơ là khía cạnh cạnh tranh …, đặc biệt trong lĩnh vực năng lực quân sự, mà Trung Quốc tiếp tục cải thiện với tốc độ rất ấn tượng ».
    Hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 22/06/2015 đã trích dẫn ông Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), một phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đầy thế lực tại Trung Quốc, theo đó Trung Quốc phải tăng cường năng lực quân sự hơn nữa trong bối cảnh ngành chế tạo thiết bị quân sự đang chuyển « từ nghiên cứu để đuổi kịp qua tự thân sáng tạo ».
    Theo Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong vòng 25 năm qua, Hoa Kỳ đã dựa vào công nghệ vượt bậc của mình, thế nhưng hiện nay, chênh lệch về đẳng cấp mà Mỹ thừa hưởng đang dần dần bị xói mòn.
    Để đối phó, Lầu Năm Góc đang cố gắng phát triển các công nghệ mới để duy trì lợi thế của mình và giảm thiểu chi phí phải trả trong việc ứng phó với các cuộc tấn công.
    Ông Work đã nêu lên một ví dụ : Các loại vũ khí năng lượng định hướng có thể bắn hạ tên lửa trị giá gấp trăm lần một cú bắn năng lượng.

    Trung Quốc: Bạo động ở Tân Cương, ít nhất 18 người chết

    (TNO) Ít nhất 18 người thiệt mạng sau khi một nhóm người Duy Ngô Nhĩ dùng dao và bom tấn công một trạm kiểm soát giao thông ở thành phố Kashgar, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc ngày 22.6, theo Reuters ngày 24.6.

    Trung Quốc: Bạo động ở Tân Cương, ít nhất 18 người chết - ảnh 1
    Binh lính Trung Quốc được bố trí trên các đường phố ở Khu tự trị Tân Cương - Ảnh: Reuters
    Reuters dẫn nguồn tin từ RFA ngày 24.6 cho hay vụ tấn công diễn ra hôm 22.6 tại một trạm kiểm soát giao thông ở quận Tahtakoruk, thành phố Kashgar, khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc).
    Theo đó, các nghi phạm dùng dao và bom tấn công khiến một số cảnh sát thiệt mạng. Sau đó, cảnh sát tấn công đáp trả và đã tiêu diệt 15 nghi phạm “được cho là các phần tử khủng bố”. Tổng số người thiệt mạng vào khoảng 18 đến 28 người.
    Reuters cho hay người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng nói với các nhà báo ngày 24.6 rằng ô

    Bão số 1: Gió mạnh, sóng lớn ở quần đảo Trường Sa

    VOV.VN - Khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5 - 6, giật cấp 7-8, biển động. Sóng biển cao 2 -4 mét.

    Cảnh báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia nêu rõ: Do ảnh hưởng của đới gió Tây Nam hoạt động với cường độ mạnh nên khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động. Sóng biển cao 2-4 mét.
    bao so 1: gio manh, song lon o quan dao truong sa hinh 0

    Do ảnh hưởng của bão, tối và đêm nay (24/06), vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) còn có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-11. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
    Khu vực ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11; các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió giật cấp 6-8. Vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng có sóng biển cao từ 2-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
    Từ 24 đến 25/6, ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa vừa, mưa to đến rất to. Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6m, ở hạ lưu từ 2-3m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang và khu vực Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1./.
    PV/VOV.VNng chưa nhận được thông tin về vụ việc trên. Tuy nhiên, ông Lục Khảng khẳng định: "Nếu vụ tấn công này là có thật, chính phủ Trung Quốc sẽ có trách nhiệm tiến hành các bước kiên quyết nhằm chấm dứt các hành động khủng bố này để duy trì hòa bình và ổn định ở Tân Cương".
    Theo Reuters, vụ việc xảy ra vào lúc tháng chay Ramadan của người Hồi giáo đang bắt đầu. Đây là khoảng thời gian nhạy cảm ở Tân Cương, nơi xảy ra hàng loạt vụ tấn công khiến hàng trăm người chết trong vòng 3 năm qua, và chính quyền Trung Quốc cáo buộc các phần tử Hồi giáo cực đoan gây ra những vụ tấn công này.
    Ngọc Mai

     

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    TT&HĐ I - 9/d

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH