BÍ ẨN LICH SỬ 87
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bí mật còn ẩn giấu trong tuyệt phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” của Da Vinci
Hàng thế kỉ qua, không ít những học giả nổi tiếng đã đi tìm lời giải cho
những “mật mã Da Vinci” - ẩn số đằng sau tuyệt phẩm của khối óc thiên
tài Leonardo Da Vinci. Bản nhạc ngầm bí ẩn trong bức hoạ “Bữa tiệc cuối
cùng” cũng là một trong số đó.
Là một tuyệt phẩm nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci, "Bữa tiệc cuối cùng – The Last Supper" cũng được coi là một bức họa tiềm ẩn nhiều thông điệp và gợi ý lạ lùng bên trong.
"Bữa tiệc cuối cùng" tiềm ẩn nhiều thông điệp và gợi ý lạ lùng |
Theo các sách phúc âm, “The Last Super”
là bữa ăn sau cùng Chúa Jesus chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài
chết. “The last super” - Bữa tiệc cuối cùng (cách dịch khác là Tiệc Ly)
cũng là tiêu đề của nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của danh họa
Leonardo da Vinci thời kì Phục Hưng.
Theo các học giả, bữa ăn là dịp kỷ niệm
Lễ Vượt qua, cử hành vào tối thứ Năm trước khi Chúa Jesus chịu đóng đinh
trên thập tự giá vào thứ Sáu. Trong bữa tiệc, khi cầm bánh và rượu nho,
Chúa Jesus bảo các môn đồ: "Hãy làm điều này để nhớ đến ta".
Theo truyền thuyết, bữa tiệc được tổ
chức tại một nơi ngày nay gọi là Căn phòng “Bữa tiệc cuối cùng” trên núi
Zion, ngay bên ngoài bức tường của Cổ thành Jerusalem.
Slavisa Pesci, một chuyên gia công nghệ
thông tin đã tạo ra một hiệu ứng hình ảnh tương đối thú vị bằng việc làm
mờ bức tranh đi một nửa và chồng hai chiều khác nhau của bức tranh lại
với nhau.
Hình ảnh Chúa Jesus ôm đứa bé được phát hiện |
Kết quả đã khiến anh hết sức bất ngờ với
sự xuất hiện của hai vị Hiệp sĩ thánh chiến ở hai phía đầu bàn và dường
như chúa Jesus còn đang ôm một đứa trẻ ở giữa.
Hình ảnh Hiệp sĩ thánh chiến hiện ra ở phía đầu bàn |
Mới đây nhất, một nhạc sĩ kiêm kỹ sư tin
học nổi tiếng của Ý lại vừa công bố phát hiện về những nốt nhạc ẩn đằng
sau bức “Bữa tiệc cuối cùng” của danh hoạ Leonardo Da Vinci. Phát hiện
này đang làm tăng thêm những khả năng về thiên tài thời kì Phục Hưng có
thể đã để lại một đoạn nhạc có giai điệu buồn.
Cách bài trí bánh mì cùng tư thế bàn tay của Jesus và các tông đồ đều là dấu hiệu tượng trưng cho các nốt nhạc |
Đầu tiên, Pala đã phát hiện thấy một
khuông nhạc 5 dòng chạy ngang qua bức hoạ. Thêm vào đó, cách bài trí
bánh mì trong bàn ăn, kết hợp với tư thế bàn tay của Jesus và các tông
đồ đều là những dấu hiệu tượng trưng cho các nốt nhạc.
Theo Pala, phát hiện này cũng hoàn toàn
phù hợp với những biểu tượng trong đạo Cơ Đốc, giữa bánh mì - biểu thị
cho thân thể của Chúa và bàn tay - được dùng để ban phát thức ăn. Tuy
nhiên, nếu chỉ có dấu hiệu về những nốt nhạc thì chưa đủ làm nên một
giai điệu đúng nghĩa, cho tới khi Pala phát hiện ra điểm mấu chốt:
khuông nhạc này phải được đọc từ phải sang trái – theo đúng cách viết
của Leonardo.
"Bữa tiệc cuối cùng" ẩn chứa bản nhạc ngầm với giai điệu buồn bã |
Kết quả không nằm ngoài dự đoán, khi kết
hợp với nhau, các nốt trong khuông nhạc này cho một bản nhạc dài 40
giây với giai điệu buồn bã tựa như một bài hát cầu siêu cho linh hồn
người đã khuất.
Trong cuốn sách của ông mang tựa đề "La
Musica Celata" ("The Hidden Music" - tạm dịch là “Giai điệu ngầm”), Pala
đã mô tả chi tiết về hành trình tìm kiếm của ông về giai điệu trầm lắng
ấn giấu sau bức danh hoạ.
Bùi Ly (TH)
Giải mã lời nguyền chết chóc kinh hoàng của Pharaoh
“Lời nguyền của Pharaoh,” hay còn được biết đến với tên gọi “lời nguyền
của vua Tutankhamun” là một trong những lời nguyền nổi tiếng nhất thế
giới.
Kể từ khi hầm mộ của vị vua này được phát hiện tại Thung lũng các vị vua (Ai Cập), những câu chuyện xoay quanh những người phải đối mặt với lời nguyền khủng khiếp vì dám quấy rối nơi yên nghỉ của nhà vua đã trở nên vô cùng hấp dẫn.
Những cái chết bí ẩn
Không kịch tính như việc xác ướp
sống dậy trả thù như các bộ phim miêu tả, song nhiều người tin rằng
những người có mặt khi hầm mộ được phát hiện đều nhanh chóng trở thành
nạn nhân của lời nguyền với những cái chết không rõ lý do.
Huyền thoại này thu hút nhiều sự chú ý
bởi sự thật là một số người liên quan đến việc tìm ra hầm mộ đã qua đời
không lâu sau khi hầm mộ được khai quật.
Hầm mộ của Pharaoh |
Cái chết đầu tiên được cho là do lời
nguyền là của George Edward Stanhope Molyneux Herbert, bá tước đệ ngũ
của Carnarvon. Ông là một quý tộc người Anh cũng là một nhà Ai Cập học
nghiệp dư, người đã tài trợ cho công cuộc tìm kiếm.
Tutankhamun (khoảng
1341-1323 trước công nguyên) là vị vua tại vương triều thứ 18 của ai cập
cổ đại (ông cai trị vương triều từ 1341 – 1323 trước công nguyên),
trong suốt lịch sử Ai Cập cổ đại vương triều 18 được biết đến như là một
"vương triều mới".
Tên chính của ông là Tutankhaten, cái
tên này có nghĩa là "Bức tranh sống của Aten", trong khi Tutankhamun có
nghĩa là "Bức tranh sống của Amun".
Tutankhamun qua đời một cách bí ẩn vào
khoảng năm 1325 TCN, khi ở độ tuổi 18 hoặc 19. Cái chết sớm của vua Tut
là một điều bí ẩn thách thức các nhà khoa học nhất.
Cái chết của ông ngày 25/3/1923, chỉ một
năm sau khi hầm mộ được khai quật, được tin là một bí ẩn, nhưng sự thật
là sức khỏe của ông đã khá yếu trước khi tới Cairo, và ông qua đời bởi
một lý do rất thực tế: bệnh truyền nhiễm do muỗi.
Có rất nhiều người liên quan bằng nhiều
cách khác nhau tới sự kiện khám phá hầm mộ của Tutankhamun, từ những
người bảo vệ tới các nhà khảo cổ học, và cái chết của một số trong những
người này chỉ là ngẫu nhiên.
Trong cuốn sách của mình, tác giả James
Randi đã viết rằng: “Những người được cho là phải chịu lời nguyền cổ xưa
này đã sống tới hơn 23 năm sau khi lời nguyền đáng ra phải có tác dụng.
Con gái của Carnarvon qua đời năm 1980, đúng 57 năm sau đó. Howard
Carter, người đã tìm ra hầm mộ và tự tay mở quách, cũng như đưa xác ướp
của Tutankhamun ra khỏi quan tài sống tới năm 1939, tức là tận 16 năm
sau.”
Howard Carter và một trợ lý người Ai Cập kiểm tra quan tài của Tutankhamun |
Không chỉ Carter sống tới năm 64 tuổi
trước khi qua đời do bênh ung thư, trung sỹ Richard Adamson, một thành
viên trong nhóm khảo cổ của Carter, người bảo vệ phòng đặt quan tài
trong 7 năm và là người châu Âu tiếp cận gần nhất với xác ướp của
Tutankhamun cũng sống tới 60 năm sau trước khi qua đời năm 1982.
“Tuổi trung bình khi qua đời của những
người trong nhóm khảo cổ là khoảng hơn 73 tuổi, hơn hẳn so với những
người cùng tầng lớp sống cùng thời khoảng 1 năm. Lời nguyền của Pharaoh
có vẻ đã mang lại lợi ích cho họ,” Randi viết.
'Lời nguyền Pharaoh' là chất độc trong mộ?
Trong những năm gần đây, một giả thuyết khoa học
về cái chết của Carnarvon đã được đưa ra. Phải chăng ông bị chết do
tiếp xúc với những mầm bệnh độc hại từ hầm mộ bị đóng kín lâu ngày? Phải
chăng chúng đã thử thách quá nhiều hệ miễn dịch của ông, vốn đã bị suy
yếu do một căn bệnh kinh niên mà ông mắc phải trước khi tới Ai Cập.
Các nghiên cứu gần đây trong phòng thí
nghiệm đã tiết lộ rằng một vài xác ướp cổ đại quả thực bị mốc, trong đó
chứa ít nhất hai loài nguy hiểm tiềm năng - Aspergillus niger và
Aspergillus flavus. Những loại nấm mốc này có thể gây ra phản ứng dị ứng
nhiều cấp độ, từ sung huyết đến chảy máu phổi. Chúng đặc biệt nguy hiểm
đối với những người vốn có hệ miễn dịch kém. Một vài bức tường mộ có
thể bị bao phủ bằng loại vi khuẩn phá hoại hệ hô hấp như Pseudomonas và
Staphylococcus.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy khí
ammoniac, formaldehyde và H2S bên trong quách bịt kín. Ở nồng độ cao,
chúng có thể gây bỏng mắt và mũi, làm xuất hiện các triệu chứng giống
như viêm phổi và trong những trường hợp nặng, có thể gây chết người.
Cái đầu của pharaoh Tutankhamun trước khi được đưa vào máy chụp cắt lớp |
Dơi trú ngụ trong nhiều ngôi mộ đã bị
khai quật và phân của chúng mang theo những loại nấm có thể gây bệnh về
đường hô hấp giống như bệnh cúm. Trong những điều kiện phù hợp, các tác
nhân này có thể đủ độc lực để giết người.
Tuy nhiên, các chuyên gia từng điều tra
cái chết của Carnarvon tin rằng chất độc trong hầm mộ không liên quan
đến cái chết của ông. Ông già Carnarvon từng bị ốm kinh niên trước khi
đặt chân vào nơi yên nghỉ của vị hoàng đế. Thêm nữa, ông tử vong vài
tháng sau lần tiếp xúc đầu tiên với ngôi mộ. Nếu ông đã tiếp xúc với các
tác nhân sinh học ở đó, chúng sẽ phác tác sớm hơn.
Các nghiên cứu gần đây trong phòng thí
nghiệm đã tiết lộ rằng một vài xác ướp cổ đại quả thực bị mốc, trong đó
chứa ít nhất hai loài nguy hiểm tiềm năng - Aspergillus niger và Aspergillus flavus.
Những loại nấm mốc này có thể gây ra phản ứng dị ứng nhiều cấp độ, từ
sung huyết đến chảy máu phổi. Chúng đặc biệt nguy hiểm đối với những
người vốn có hệ miễn dịch kém. Một vài bức tường mộ có thể bị bao phủ
bằng loại vi khuẩn phá hoại hệ hô hấp như Pseudomonas và Staphylococcus.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy khí
ammoniac, formaldehyde và H2S bên trong quách bịt kín. Ở nồng độ cao,
chúng có thể gây bỏng mắt và mũi, làm xuất hiện các triệu chứng giống
như viêm phổi và trong những trường hợp nặng, có thể gây chết người.
Vậy những lời đồn đại về lời nguyền bắt nguồn từ đâu?
Theo Randi: “Khi hầm mộ được phát hiện
và khai quật năm 1922, đó là một sự kiện khảo cổ vĩ đại. Để tránh sự
theo dõi sát sao của báo giới và cũng đồng thời cho họ một khía cạnh
tiếp cận, trưởng nhóm khai quật là Howard Carter đã lan truyền câu
chuyện về lời nguyền sẽ ám lên bất cứ ai xâm phạm nơi an nghỉ của nhà
vua.”
Carter không nghĩ ra ý tưởng về lời
nguyền, nhưng ông đã lợi dụng nó để ngăn những kẻ đột nhập khỏi phát
hiện lịch sử của mình. Thực tế, không chỉ hầm mộ của Tutankhamun mà hầm
mộ của các thành viên hoàng tộc khác cũng có lời nguyền y hệt, và tất cả
đều được khai quật mà không có gì xảy ra.
Lời nguyền của Pharaoh có thực sự tồn tại? |
Howard Carter không phải người duy nhất
cố ngăn những kẻ trộm mộ bằng một tai họa siêu nhiên. Một nhà văn nổi
tiếng khác cũng viết một lời nguyền tương tự. “Cầu Chúa ban phước cho
người không tham lam, và nguyền rủa kẻ xâm phạm đến hài cốt của ta,” đó
là những gì viết trên bia mộ của William Shakespeare năm 1616.
Shakespeare là một trong số những người
rất lo lắng về vấn đề trộm mộ; tại thời điểm đó cũng như rất lâu về
trước, trộm mộ hết sức phổ biến. Là nhà viết kịch nổi tiếng nhất thế
giới, Shakespeare đã cố để ngăn chặn sự xúc phạm lớn nhất tới danh tiếng
của mình: bị những kẻ trộm quật mộ với bất cứ lý do gì, do căm ghét hay
do muốn bán xác để thực hiện các thí nghiệm y học.
Bất kể Howard Carter, vua Tutankhamun
hay William Shakespeare có tin vào lời nguyền hay không, điều quan trọng
là những người có khả năng xâm phạm đến mộ phần tin vào điều đó. Và nó
đã có hiệu quả. Đã gần một thế kỷ sau khi mộ của vua Tutankhamun được
khai quật, rất nhiều người vẫn tin vào lời nguyền.
Nhận xét
Đăng nhận xét