BẠN BIẾT CHƯA ? 25

(ĐC sưu tầm trên NET)


Ngũ Hổ Tướng siêu dũng mãnh của Lưu Bị là những ai?

Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung, 5 anh hùng Tam Quốc, chính là Ngũ Hổ Tướng siêu dũng mãnh của Lưu Bị nhà Thục Hán.

Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung nói rằng Lưu Bị sau khi lên ngôi vào năm 219 đã lấy hiệu là Hán Trung Vương, sắc phong 5 vị dũng tướng - gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung - là Ngũ Hổ Tướng.

1. Ngũ Hổ Tướng của Lưu Bị gồm những ai?

Quan Vũ 

Quan Vân Trường kuoon mang chiếc Thanh Long đao bên mình. Ảnh minh họa

Quan Vũ (còn gọi là Quan Công, Tự là Vân Trường) là một võ quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa thời Tam Quốc. Ông là một võ tướng được hiển thánh, là một tấm gương hào hiệp, nghĩa khí, trung thành của Lưu Bị.
Quan Vân Trường là đại tướng nhà Thục Hán, sống vào thế kỷ thứ 3, bị chém đầu bởi quân Tôn Quyền vào năm 58 tuổi. 

Trương Phi

Trương Phi

Trương Phi (? - Mất năm 221) là danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Trương Phi tự là Ích Đức, hay thường được gọi là Dực Đức, người Trác Quận (nay là Trác Châu, địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc).
Tuy nóng tính và dữ dằn, nhưng dân chúng lại rất yêu quý hình tượng Trương Phi, vì ông đại diện cho vị võ tướng trượng nghĩa, căm ghét cái ác, và hết lòng hết sức vì anh em.
Trương Phi là người sát cánh cùng Lưu Bị từ thuở hàn vi, ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Trương Phi nổi tiếng với sức khỏe địch muôn người cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết.

Triệu Vân - Đệ nhất Ngũ Hổ Tướng

Triệu Vân

Danh tướng Tam Quốc Triệu Vân, tự Tử Long, là người có danh vọng cao nhất trong "Ngũ Hổ Thượng Tướng" triều Thục Hán, hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Triệu Vân (168-229), tên tự là Tử Long, người vùng Thường Sơn, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở trong lịch sử Trung Quốc. Triệu Vân có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược.

Mã Siêu - Dũng tướng có lối đánh thần tốc

Mã Siêu

Mã Siêu (176-222), tự Mạnh Khởi, là một vị võ tướng của nhà Thục Hán vào cuối đời Đông Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là hậu duệ của Phục Ba tướng quân Mã Viện, đời Đông Hán. Mã Siêu nổi tiếng với tài bắn tên và có lối đánh thần tốc. 
Mã Siêu là vị võ tướng, một chiến binh Tây Lương dũng mãnh nổi danh trong lịch sử thời Tam Quốc. Sử sách đã ghi nhận, ông có tài bắn tên, trong mỗi trận đánh thường xung phong đi đầu. 
Đặc biệt, thông qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, ông được biết đến vì sức mạnh và sự anh dũng, thiện chiến trong chiến đấu.

Hoàng Trung - Lão tướng có tài bắn tên 'bách phát bách trúng'

Hoàng Trung

Hoàng Trung (sinh ? - mất năm 220), tên tự Hán Thăng, người tỉnh Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc ngày nay. 
Hoàng Trung là vị hổ tướng dũng mãnh, khí chất dẫn đầu tam quân, đặc biệt ông có tài bắn cung thiện nghệ và được Lưu Bị hết sức coi trọng. 
Hoàng Trung được Tam Quốc diễn nghĩa miêu tả là một lão tướng nhưng sức địch muôn người, đã lập nhiều công lao cho Lưu Bị

2. Những chiến công hiển hách của Ngũ Hổ Tướng

Ngũ Hổ Tướng và những chiến công hiển hách

Quan Vũ

Dẹp khởi nghĩa Khăn Vàng.
Chém Hoa Hùng, tướng của Đổng Trác
Chém Nhan Lương, Văn Xú, tướng của Viên Thiệu.
Vượt 5 ải, chém 6 tướng của Tào Tháo
Chiếm quận Trường Sa, thu phục được Hoàng Trung.
Bức hàng Vu Cấm, chém Bàng Đức.

Trương Phi

Dẹp giặc Khăn Vàng.
Chặn quân Tào Tháo ở trận Trường Bản
Truy kích Tào Tháo ở trận Xích Bích
Đánh Tây Xuyên, thu phục Nghiêm Nhan.
Giao tranh với Trương Cáp ở Ba Tây.
Đánh nhau với Mã Siêu.

Triệu Vân

Phá trận Bát Môn kim Tỏa của Tào Nhân (có công của Từ Thứ giúp kế phá ải)
Cứu con trai Lưu Bị trong trận Trường Bản, chém hơn 50 tướng của Tào Tháo, cướp được thanh kiếm Thanh Công của Tào Tháo.
Truy kích Tào Tháo ở trận Xích Bích.
Đánh Tây Xuyên, Hán Trung.
Đánh tộc người Man do Mạnh Hoạch chỉ huy.
Tham gia Bắc phạt do Gia Cát Lượng chỉ huy

Mã Siêu

Đánh Tây Xuyên (công hạ Thành Đô).
Truy kích Tào Tháo ở Hán Trung
Phòng ngự Hán Trung, bảo vệ cửa ải Dương Bình

Hoàng Trung

Đánh Tây Xuyên
Chiếm núi Thiên Đăng là nơi cất giữ lương thảo của quân Tào.
Núi Định Quân, chém chết Hạ Hầu Uyên.

Trang Ly (T/h)

Hoàng Trung - Hổ tướng dũng mãnh với tài bắn tên 'bách phát bách trúng' của Lưu Bị

Hoàng Trung là vị hổ tướng dũng mãnh, khí chất dẫn đầu tam quân, đặc biệt ông có tài bắn cung thiện nghệ và được Lưu Bị hết sức coi trọng.
Hoàng Trung (sinh ? - mất năm 220), tên tự Hán Thăng, người tỉnh Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc ngày nay

Hoàng Trung được mệnh danh là Thần tiễn thủ thời Tam Quốc. Ảnh minh họa

Hoàng Trung được Tam Quốc diễn nghĩa miêu tả là một lão tướng nhưng sức địch muôn người, đã lập nhiều công lao cho Lưu Bị và là một trong Ngũ hổ tướng của quân Thục gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là danh tướng cao tuổi nhất trong Ngũ Hổ Tướng. 

Long - Hùm tranh đấu

Trận chiến giữa Hoàng Trung và Quan Vũ tại Trường Sa được mô tả rất hấp dẫn. Tài nghệ của hai người ngang nhau, đánh không phân thắng bại, cuối cùng Quan Vũ phải dùng kế "đà đao" mới chiến thắng được Hoàng Trung nhưng mến tài nên tha chết.
Ngày hôm sau, do đã được Quan Vũ tha chết trước đó nên Hoàng Trung dùng cung bắn rơi dải mũ Quan Vũ nhằm tỏ ý không còn nợ nần gì với Quan Vũ. Chính vì điều này nên Hoàng Trung bị thái thú Hàn Huyền nghi ngờ thông đồng với Quan Vũ nên sai mang chém. Nhưng ông được Ngụy Diên đánh vào pháp trường cứu sống. 
Tuy vậy ông vẫn không đồng tình với việc Ngụy Diên đi giết Hàn Huyền, cuối cùng ông không ngăn cản được. Lưu Bị, Quan Vũ phải thuyết phục nhiều lần, Hoàng Trung mới thuận đi theo. 

Ngũ Hổ Tướng của Lưu Bị, gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu

Hổ tướng quy phục Lưu Bị

Hoàng Trung vốn giữ chức Trung Lương tướng quân, là thuộc hạ của Lưu Biểu, sau đầu quân cho Lưu Bị và giúp Lưu Bị đánh Lưu Chương, chiếm Ích Châu.
Năm 219, trong trận chiến với quân Tào ở núi Định Quân. Lưu Bị thống lĩnh quân Thục giao chiến với danh tướng của Tào là Hạ Hầu Uyên. Binh lính phía Tào đều hết sức thiện chiến, tinh nhuệ, phía bên này, lão tướng Hoàng Trung tiên phong dẫn quân, đánh trống gõ chiêng, binh sĩ đồng lòng hô vang, khí phách lẫm liệt.
Trận này Hoàng Trung lập công lớn, chém chết Hạ Hầu Uyên và được phong làm Chinh Tây tướng quân. Sau khi Lưu Bị xưng Hán Trung Vương, đã phong ông làm Hậu tướng quân, và ban tước Quan Nội Hầu.

Hoàng Trung - Thần Tiễn Thủ thời Tam Quốc

Hoàng Trung là vị hổ tướng dũng mãnh, khí chất dẫn đầu tam quân, đặc biệt ông có tài bắn cung thiện nghệ. 
Thành ngữ "Bách phát, bách trúng" trong tiếng Hoa cũng bắt nguồn từ tài bắn tên của ông. Tuy nhiên cuối đời, ông chết vì trúng tên của quân địch.

Hoàng Trung có tài bắn cung bách phát bách trúng.

Sau khi Quan Vũ bị Đông Ngô chém thủ cấp, để báo thù cho nhị đệ, Lưu Bị dẫn quân thảo phạt Đông Ngô. Khi giao chiến, Quan Hưng, Trương Bào liên tục trảm tướng giết địch quân, Lưu Bị hết mực tán thưởng thiếu niên tuổi trẻ tài cao, Hoàng Trung tự thấy mình là bậc lão tướng, có phần không phục, bèn đơn thương độc mã khiêu chiến.
Khi giao tranh, thấy tướng Đông Ngô là Phan Chương tay cầm thanh long đao yểm nguyệt của Quan Vũ, Hoàng Trung nóng vội muốn báo thù, nên đã khinh suất trúng mai phục của quân địch, và bị Mã Trung bắn tên trúng vai. Năm đó Hoàng Trung tuổi tác đã cao lại cộng thêm vết thương mất nhiều máu, không lâu sau ông qua đời.
Trang Ly (T/h)

Mã Siêu - 'Cung thủ siêu phàm' thời Tam Quốc

Trong Tam Quốc, Lưu Bị sắc phong Mã Siêu, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và Hoàng Trung là Ngũ Hổ Thượng Tướng. Trong đó, Mã Siêu nổi tiếng với tài bắn tên và có lối đánh thần tốc.

Mã Siêu (176-222), tự Mạnh Khởi, là một vị võ tướng của nhà Thục Hán vào cuối đời Đông Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là hậu duệ của Phục Ba tướng quân Mã Viện, đời Đông Hán. 

Mã Siêu tướng mạo hùng dũng, nổi tiếng với tài bắn tên và lối đánh thần tốc. Ảnh minh họa

Mã Siêu là vị võ tướng, một chiến binh Tây Lương dũng mãnh nổi danh trong lịch sử thời Tam Quốc. Sử sách đã ghi nhận, ông có tài bắn tên, trong mỗi trận đánh thường xung phong đi đầu. 
Đặc biệt, thông qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, ông được biết đến vì sức mạnh và sự anh dũng, thiện chiến trong chiến đấu.

Mã Siêu - Anh hùng giỏi cung tên và có lối đánh thần tốc

Không tự nhiên mà Lưu Bị lại sắc phong cho Mã Siêu cùng với Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và Hoàng Trung là Ngũ Hổ Thượng Tướng.
Mã Siêu có tài bắn tên và có lối đánh thần tốc. Trong mỗi trận giao chiến, ông thường xung phong đi nhưng cũng là người đích thân đoạn hậu, luôn rút lui sau cùng để bảo vệ cho quân lính an toàn.
Ngoài sự anh dũng, thiện chiến trong chiến đấu, trong Tam Quốc diễn nghĩa, ông được biết đến với biệt danh "Cẩm Mã Siêu" nghĩa là Mã Siêu tuyệt đẹp, hay tuyệt mỹ.

Mã Siêu được miêu tả là một hổ tướng sức địch muôn người. Ảnh minh họa

La Quán Trung mô tả và ước lệ hóa Mã Siêu trở thành một vẻ đẹp gần như tuyệt mỹ của một trang nam tử trẻ tuổi: "Mã Siêu là một viên tướng trẻ tuổi, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, tay cầm một ngọn giáo dài, mình cưỡi con ngựa đẹp".
Theo đó, ông vừa có sự kết hợp gần như là hoàn hảo của dung mạo, thể hình và phong độ, vừa có cái đẹp của một công tử dòng dõi thế gia lại vừa có cái đẹp mạnh mẽ, kiêu dũng của những chiến binh, dũng sĩ của các bộ tộc miền quan ngoại.
Mã Siêu được miêu tả là một hổ tướng sức địch muôn người, được Tào Tháo và Dương Phụ ví như Lã Bố tái thế, Khổng Minh so sánh với Kình Bố, Bành Việt. 
Sức mạnh và sự uy dũng của ông được thể hiện trong những trận chiến mà ông tham gia, đặc biệt là hai trận đánh tay đôi với Hứa Chử, viên hổ tướng mạnh nhất của quân Ngụy và Trương Phi, một trong Ngũ Hổ Thượng Tướng của nhà Thục, là hai trong những trận đấu tướng hay nhất, hấp dẫn và kịch tính nhất trong Tam Quốc.

Mã Siêu và Trương Phi đại chiến tại Hà Manh Quan. Ảnh Wikipedia

Tuy vậy, qua tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa Mã Siêu về cơ bản được xếp vào hạng hữu dũng, võ biền, hay nóng giận, là một võ tướng chỉ đơn thuần dựa vào sức mạnh và uy dũng giống như Lã Bố.
Chính vì không đủ trí dũng song toàn để tham gia vào cuộc tranh hùng đầy khốc liệt trong thời kỳ này, nên cuộc đời binh nghiệp của Mã Siêu luôn gặp nhiều thất bại, liên tục bị mắc mẹo, bị bội phản, chiêu dụ. 
Tuy được xếp hạng hổ tướng, được Lưu Bị tin dùng, nhưng cuộc đời riêng của ông gặp nhiều đau khổ, không báo được thù cha, cả gia tộc hơn 200 người đều bị Táo Tháo hại chết.
Trang Ly (T/h)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH