ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 26
(
Khi máy gia tốc RHIC ra đời (Relativistic Heavy Ion Collider - Máy gia tốc các ion nặng tương đối tính), người ta lo ngại rằng, nó có thể tạo nên một hố đen.
"Trải nghiệm" 5 nhà tù khủng khiếp trong lịch sử
Đến những "địa ngục trần gian" ở các thập kỉ trước để xem nơi đây ghê rợn ra sao.
Nói tới nhà tù, nhiều người sẽ liên
tưởng tới cảnh tượng hiu quạnh, lạnh lẽo đáng sợ đến ghê người với những
bức tường lạnh ngắt và hình ảnh tù nhân sau song sắt. Họ phải tuân thủ
những kỷ luật, quy định nghiêm ngặt và ở một số nhà tù, quản giáo có
cách đối xử với tù nhân không khác một địa ngục trần gian.
1. Nhà tù San Quentin, Mỹ
Nhà
tù San Quentin nằm ở California được coi là một trong những nhà tù lớn
nhất ở Mỹ. Vào năm 1930, quản lý của nhà tù San Quentin khá dễ dãi bởi
phần lớn tù nhân ở đây đều phạm tội tham nhũng. Cho đến khi Clinton
Truman Duffy nhận chức cai quản nhà tù, ông đã quyết định thực hiện cải
cách vào năm 1940.
Các
tù nhân đều phải cạo trọc đầu và bị buộc phải mặc đồng phục số. Họ bị
giam trong các khu nhà bê-tông thiếu thốn ánh sáng, điện, nước và chỉ
được ra ngoài khi ăn cơm hoặc lao động công ích.
Chỉ
cần một hành vi phạm tội nhỏ, tù nhân sẽ bị cách ly, bắt vào ở các khu
biệt giam thiếu thốn điều kiện thực phẩm và sinh hoạt cá nhân. Điều đặc
biệt là bạo loạn vì phân biệt chủng tộc ở nhà tù này diễn ra rất thường
xuyên.
Hiện
nay, nhà tù này đã được cải cách và không còn là "địa ngục" nữa, với
các trang thiết bị cơ sở và hệ thống quản giáo được nâng cấp, đặc biệt
là trung tâm y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho các phạm nhân.
2. Nhà tù Rikers Island, Mỹ
Trong
những năm 1950, quản giáo của nhà tù này đều được cất nhắc từ các thành
phần cá biệt trong xã hội và họ thường cư xử bạo lực với tù nhân. Hàng
ngày, tại đây diễn ra hơn chục vụ đánh đập, rất nhiều tù nhân đã tự tử,
một số viết đơn xin được tử hình, đặc biệt số bệnh nhân bị bệnh tâm thần
thì ngày càng gia tăng.
Hiện
tại, sau cải cách và chỉnh đốn đội ngũ quản giáo, nhà tù Rikers Island
vẫn là một trong những nhà tù lớn nhất và "khét tiếng" nhất nước Mỹ, với
số lượng tù nhân lên tới 14.000 người.
3. Nhà tù Sing Sing, Mỹ
Năm
1824, để đối phó với hiện tượng đào ngũ đang ngày càng lan rộng trong
hàng ngũ quân đội, lục quân Mỹ đã quyết định cho xây dựng nhà tù Sing
Sing ngay tại bờ sông Hudson, New York.
Cuối
thế kỷ XX, các điều kiện giam giữ tại nhà tù này đã được cải thiện
nhiều, thế nhưng những tù nhân bị giam giữ tại đây lại có xu hướng bị
ảnh hưởng nặng nề hơn về trạng thái thần kinh.
Cho
đến cuối năm 1963, với chiếc ghế điện duy nhất, nhà tù này đã hành hình
613 tù nhân gồm cả nam và nữ. Trong số những người này, nổi tiếng nhất
là vụ hành quyết hai vợ chồng nhà tình báo nổi tiếng thế giới Ethel
Rosenberg và Julius Rosenberg vào năm 1953, hai người đã bị buộc tội
tiết lộ các thông tin về chương chình chế tạo bom nguyên tử của Mỹ cho
Liên Xô.
Nhà
tù Sing Sing mới đây đã phối hợp với ĐH Mercy nhằm giúp các tù nhân
được học tập và dễ dàng hòa nhập với xã hội sau khi mãn hạn tù.
4. Nhà tù Belmarsh, Anh
Nằm
ở khu vực ngoại ô London, nhà tù Belmarsh là một đơn vị tư pháp của
quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng Anh. Từ sau khi được hoàn thành năm
1921 đến nay, nhà tù này chính là nơi giam giữ con em thuộc thành phần
“bất hảo” của các tướng lĩnh quân đội và tù binh quan trọng. Do tại đây
đã xảy ra nhiều vụ vi phạm nhân quyền nên nhiều người Anh thường coi nhà
tù này là hiện thân của sự tàn nhẫn và vô nhân đạo.
Tuy nhiên, nhà tù chính trị này vẫn được duy trì đến ngày nay, dù đã có những thay đổi tích cực.
5. Nhà tù Tadmor, Syria
Địa
ngục trần gian này được đặt tại Syria. Số người chết tại nhà tù này khó
có thể thống kê hết được và những câu chuyện về nhà tù luôn làm lạnh
sống lưng của những người dân Syria. Bạo lực là “đặc sản” ở đây, các tù
nhân da màu bị đánh đập, tội phạm chính trị thì bị bỏ đói đến chết.
Năm
1980, sau khi thất bại trong việc quản lý tù nhân, chính phủ đã điều
trực thăng và súng máy để tiêu diệt 500 tù nhân trong nhà tù... Cho đến
nay, dù có chút cải cách tuy nhiên, "địa ngục trần gian" này vẫn duy
trì chế độ quản giáo rất nghiêm và hà khắc.
Những thí nghiệm khoa học "điên rồ" nhất lịch sử
Dù tốn rất nhiều tiền nhưng những thí nghiệm này thật kinh khủng...
Thí nghiệm là một bước đệm quan trọng
để đưa nhân loại lên những tầm cao mới. Thế nhưng có không ít thí nghiệm
mà sau đó người ta mới nhận ra nó thật điên rồ. Lý do là bởi không
những nó không giúp cho sự phát triển của khoa học mà đôi khi còn để lại
những hậu quả nặng nề.
1. Ghép đầu
Thập
niên 50 và 60 của thế kỷ trước là thời kỳ vàng son của khoa học. Con
người lúc đó đã bắt đầu những chuyến thám hiểm không gian, xem tivi...
Năm 1954, ca ghép nội tạng đầu tiên thành công đã mở ra nhiều hi vọng
mới cho kỹ thuật cấy ghép. Và các nhà khoa học đã nghĩ tới việc cấy
ghép… đầu người.
Vào
khoảng giữa thế kỷ 20, hàng trăm triệu đô la đã được đầu tư để nghiên
cứu lĩnh vực này để rồi không biết bao nhiêu chú chó và khỉ đã lần lượt
hi sinh cho khoa học. Các nhà khoa học đã cố gắng ghép đầu của một con
chó vào cổ một con khác. Vào năm 1970, Robert J.White đã tạo ra một sinh
vật còn sống với phần đầu và thân được ghép từ chó và khỉ.
2. Mèo điệp viên
Vào
những năm 1960, giữa thời Chiến tranh Lạnh, các hoạt động gián điệp nằm
trong rất nhiều các âm mưu do thám của 2 chính phủ Mỹ và Liên bang Xô
Viết. Lúc đó CIA đã bỏ ra đến 10 triệu đôla (khoảng 208 tỷ VNĐ) và 5 năm
trời để huấn luyện một con mèo gián điệp (được biết với cái tên
Acoustic Kitty). Ngoài việc huấn luyện, họ còn cấy ghép một thiết bị
nghe lén vào trong con mèo; đó là một cái ăngten chạy bằng pin được cấy
vào bên trong đuôi của con mèo tội nghiệp.
Sau
một số cuộc giải phẫu gắn thiết bị nghe lén và kiềm chế cảm giác đói
của con vật, trong một đợt thực nghiệm trên đường phố, con mèo đã lao
vào một chiếc taxi và chết tại chỗ. Liệu cái chết của con mèo là một tai
nạn hay là một hành động hy sinh để chấm dứt một chương trình kỳ quái
và tàn ác? Người dân Mỹ không biết gì về cuộc thử nghiệm trên cho đến
khi các tài liệu liên quan được tiết lộ vào năm 2001.
3. Tiêm phóng xạ vào cơ thể
Khi
Chiến tranh Thế giới thứ II sắp kết thúc, các nhà khoa học rất muốn tìm
hiểu sâu hơn mức độ nguy hại của các nguyên tố phóng xạ đối với cơ thể
người. Ngày 10/4/1945, người ta đã tiêm plutoni vào cơ thể một nạn nhân
bị thương do tai nạn ôtô để nghiên cứu cơ chế loại bỏ chất phóng xạ của
cơ thể người. Sau này, hơn 400 cuộc thí nghiệm tương tự cũng đã được
tiến hành, gồm cả các thí nghiệm trị liệu phóng xạ đối với bệnh nhân ung
thư, với lượng phóng xạ đưa vào cơ thể người khác nhau. Cho đến nay,
người ta vẫn chưa thống kê được đã có bao nhiêu người trở thành nạn nhân
của thí nghiệm này.
4. Cưỡi tên lửa
Trước
khi sử dụng tên lửa đẩy đưa du thuyền và người vào vũ trụ, Cơ quan Hàng
không vũ trụ Mỹ đã nghiên cứu chế tạo một loại xe trượt giảm áp, có tốc
độ lên tới hàng trăm km/giờ. Tham gia vào thí nghiệm với xe trượt giảm
áp bắt đầu từ năm 1954 là Đại tá, bác sĩ ngoại khoa John Stamp. Khi tốc
độ đạt 1.010km/giờ, Stamp đã phải chịu áp lực tương đương với 35 lần sức
hút của Trái đất. Hậu quả là Stamp đã bị thương tổn khắp người, không
chỉ là việc gãy mất mấy dẻ xương sườn, dập xương cổ tay, bay cả "hàng
tiền đạo", mà còn bị vỡ mạch máu ở mắt và chấn động não.
5. Chiến binh không ngủ
"Chiến
binh không ngủ" là một trong những dự án lớn được Lầu Năm góc triển
khai từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước. Theo đó, để tạo ra những
chiến binh không ngủ cả ngày lẫn đêm trong các trận chiến kéo dài, Cục
Kế hoạch nghiên cứu cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã cho thử nghiệm
modafinil - một loại thuốc có tác dụng kích thích trung khu thần kinh,
khiến con người có thể thức liên tục trong 40 giờ liền. Không chỉ có
vậy, cơ quan này còn tài trợ cho việc nghiên cứu nhiều biện pháp chống
buồn ngủ khác thường như dùng điện từ trường kích thích đại não và tiêu
trừ mỏi mệt.
Bên
cạnh đó, để tạo cho các chiến binh khả năng tự bảo vệ trong điều kiện
môi trường ác liệt, không bị lây bệnh truyền nhiễm, chống lại được những
tác động của vũ khí sinh hóa và chịu được độ cao lẫn nhiệt độ cao, Lầu
Năm góc còn thử nghiệm một dự án tạo ra bộ áo giáp cho cơ thể. Nếu thành
công, các chiến binh sẽ có một số khả năng siêu phàm như bay ở trên cao
như chim, lặn sâu dưới nước như sư tử biển... Tuy nhiên, ước mơ của Lầu
Năm góc chưa kịp hoàn thiện thì đã kịp tạo ra không ít binh sĩ bị bệnh
tâm thần và stress vì những thí nghiệm điên rồ kể trên.
* Bài viết có tham khảo tài liệu từ: Discovery News, Livescience.
Những thí nghiệm có thể hủy diệt Trái đất
Trong quá khứ, loài người đã từng thực hiện nhiều thí nghiệm có khả năng phá hủy hành tinh xanh.
1. Khoan đến tâm Trái đất
Đầu
năm 1970, Liên Xô thực hiện một thí nghiệm - khoan sâu hết mức có thể
đến tâm Trái đất tại bán đảo Kola gần biên giới Na Uy và Phần Lan. Đến
năm 1994, hố khoan đạt độ sâu 12km.
May
mắn thay, người Liên Xô chỉ có thể đào sâu 12.000m do nhiệt độ quá cao
(trên 1.000 độ C) và rào cản về công nghệ. Nếu công nghệ thời đó cho
phép đào sâu hơn (từ khoảng 30.000 - 50.000m), điều đó sẽ tạo nên những
cơn địa chấn cùng sự phun trào dung nham khó lường mà con người không
thể kiểm soát.
2. Bom tạo sóng thần
Đây là thí nghiệm sử dụng những vụ nổ để tạo ra sóng thần nhân tạo, được thử nghiệm tại New Zealand từ năm 1944 - 1945.
Những
nhà khoa học quân sự New Zealand tin rằng, thông qua những vụ nổ, họ có
thể chuyển năng lượng vào dòng nước tạo nên những con sóng thần. Tuy
nhiên sau hàng ngàn thí nghiệm, dự án này đã bị hủy bỏ do những vấn đề
về chuyên môn.
Nếu như họ thành công thì lúc
đó, một người với các thiết bị kích nổ thông thường cũng có thể tạo nên
những con sóng thần cực lớn, dễ dàng gây hỗn loạn và tạo ra sự hủy diệt
trên Trái đất.
3. Tạo ra hố đen
Khi máy gia tốc RHIC ra đời (Relativistic Heavy Ion Collider - Máy gia tốc các ion nặng tương đối tính), người ta lo ngại rằng, nó có thể tạo nên một hố đen.
Những
nhà khoa học tạo ra RHIC nhằm nghiên cứu về lĩnh vực các hạt và những
vấn đề liên quan đến hố đen. Nhờ có nó, loài người đã đạt được những
thành tựu đáng kể, như tạo ra nhiệt độ lớn gấp 250.000 lần nhiệt độ ở
trung tâm Mặt trời - khoảng 4 nghìn tỷ độ, hoặc thu được một số phản hạt
nhân.
Tuy nhiên, họ không có đủ năng lượng để
thực sự tạo ra một hố đen. Và nếu điều đó xảy ra, có lẽ Trái đất sẽ bị
nuốt gọn trong vỏn vẹn vài giờ đồng hồ.
4. Thử nghiệm vũ khí sinh học
60%
dân số châu Âu đã tử vong vì dịch hạch trong thế kỷ 14, dưới cái tên
gọi “đại dịch Cái chết đen” (the Black Death). Vào cuối những năm 1980,
Liên Xô đã thành công trong việc vũ khí hóa - chiến tranh hóa dịch hạch,
bằng cách nén những bột khuẩn Yersinia vào viên nang polimer.
Những nạn nhân của một cuộc chiến tranh sinh học trong quá khứ.
Sau
khi bức tường Berlin sụp đổ, giám đốc chương trình Vladimir Pasechnik
đã công khai nghiên cứu này, bao gồm sự chuẩn bị của quân đội về những
đầu đạn mang vũ khí sinh học. Ngoài ra, song hành cùng chiến tranh,
những nhà khoa học còn nghiên cứu sự kết hợp giữa các virus để tạo ra
thậm chí nhiều hơn 2 dịch bệnh.
Nếu những cuộc
tấn công này xảy ra, nó sẽ không chỉ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn mà
còn làm xói mòn lòng tin của công chúng vào các sáng kiến y tế, nhân
viên cứu trợ và chính phủ trong việc để dịch bệnh bùng phát.
5. Thử nghiệm bom hạt nhân Trinity
Vụ
thử tên lửa có tên gọi Trinity, diễn ra ở gần thành phố San Antonio,
bang New Mexico ngày 6/7/1945. Đây là kết quả của Dự án Manhattan nhằm
phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ, Anh và Canada trong Thế chiến II.
Vụ nổ bom hạt nhân Trinity.
Quả
bom có tên gọi không chính thức là The Gadget này có sức công phá tương
đương với 20.000 tấn chất nổ TNT. Bất chấp những ý kiến cho rằng quả
bom sẽ không nổ nhưng Trinity đã thành công.
Tuy
nhiên, Enrico Fermi - “cha đẻ của bom hạt nhân” cho rằng, vụ nổ có thể
đốt cháy bầu khí quyển Trái đất, đồng thời hủy diệt toàn bộ sự sống trên
hành tinh. May mắn thay, giả thiết đó đã không chính xác, tuy nhiên sức
hủy diệt của bom hạt nhân là rất lớn, hậu quả để lại cũng vậy, bằng
chứng là trường hợp của 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki.
Nhận xét
Đăng nhận xét