DƯ LUẬN XÃ HỘI 26

-Thế nào là "vì dân", thế nào là "định hướng XHCN"!?
-"...Hôm nay lại có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta
Rút dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh
Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm
Gió sớm mai thổi đi bốn phương
Xưa nay chỉ thấy người nay cười
Có ai thấy người xưa khóc đâu
Hai tiếng ái tình thật cay đắng
Muốn hỏi cho rõ hay giả vờ ngây ngô
Chỉ có thể biết nhiều hay ít khó có thể biết cho đủ
Giống như đôi uyên ương bươm bướm trong những năm tháng khó khăn này
Ai có thể thoát được nỗi sầu nhân thế
Trong thế giới phù hoa đó
Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ
Sao còn muốn lên tận trời xanh?..."


-------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)


Vụ án Nguyễn Văn Chưởng: "Chánh án chịu thua, không có cách nào”

- Đời sống & Pháp luật

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng: Chánh án chịu thua, không có cách nào . Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình bày tỏ, có vụ xử theo pháp luật hết cấp rồi nên giờ yêu cầu Chánh án giải quyết là không thể.

    Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình bày tỏ, có vụ xử theo pháp luật hết cấp rồi nên giờ yêu cầu Chánh án giải quyết là không thể.
    Theo tin tức trên VnEconomy, tại phiên họp sáng 10/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan sai, ngay sau khi đánh giá việc bồi thường cơ bản còn chậm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đã nhắc đến vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) với số tiền đề nghị bồi thường hơn 9 tỷ đồng, vụ ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) trên 22 tỷ đồng và kéo dài 9 năm đến nay chưa giải quyết xong,
    Dự thảo nghị quyết trình Quốc hội sau khi giám sát cũng yêu cầu khẩn trương giải quyết bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), ông Phan Văn Lá (Long an), ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) và các trường hợp bị oan khác đã có đơn yêu cầu bồi thường trước 1/1/2015.
    Khẳng định là còn tồn tại thì sẽ phải làm, song Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị nghị quyết cần có câu "giải quyết đúng pháp luật", vì “ bảo nhanh mà không đúng pháp luật là sẽ rất khó”.
    Ông Bình cũng cho biết hiện nay đơn của ông Chấn đang được thụ lý và theo quy định của pháp luật thì phải chứng minh thiệt hại thì tòa mới giải quyết được.
    “Nếu chưa chứng minh được thì tòa cũng chưa thể ra quyết định bồi thường được, bởi vì nếu ra quyết định bồi thường đây cũng là tiền thuế của dân mà không có đủ đảm bảo căn cứ. Còn quy định có rườm rà, rắc rối gì thì mình sửa, tòa vẫn phải giải quyết theo đúng pháp luật, không thể giải quyết nhanh, ngay được”, Chánh án quả quyết.
    Vào tháng 3/2015, tại phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã hỏi Chánh án  Trương Hòa Bình là đến thời điểm này thì kết quả giải quyết vụ án Nguyễn Thanh Chấn đến đâu.
    Khi đó, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, với vụ án Nguyễn Thanh Chấn, các cơ quan tố tụng đã tiến hành giải quyết quyết liệt, đến nay đã hoàn thành cơ bản, nếu gia đình giao nộp chứng cứ chứng minh thiệt hại xong thì đến giai đoạn cuối cùng.
    Tòa án cũng đã hai lần đến tận nhà ông Chấn, đề nghị gia đình cung cấp tài liệu để chứng minh thiệt hại, gia đình cho biết đã đưa cho luật sư, và tòa đã liên lạc với luật sư.
    Về trường hợp của ông Lương Ngọc Phi, tại phiên họp sáng 11/4, Chánh án Bình thông tin tòa đã giải quyết bồi thường trên 600 triệu đồng. Bây giờ ông Phi yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản, nhưng đưa lên mức 22 tỷ đồng thì sơ thẩm đã xử chấp nhận và không có kháng cáo, kháng nghị. Nhưng giám đốc thẩm thấy căn cứ để bồi thường 22 tỷ là không đảm bảo cho nên đã hủy án để giải quyết theo quy định của tố tụng, Chánh án nói thêm.
    “Cũng không thể giải quyết ngay cho ông Phi được, yêu cầu giải quyết ngay là không được, phải theo đúng quy định của pháp luật”, ông Bình khẳng định.
    Vụ án Nguyễn Văn Chưởng:

    Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình 


    “Chánh án không thể giải quyết được”
    Theo VOV, về yêu cầu có biện pháp phù hợp theo quy định pháp luật để xử lý dứt điểm vụ án Hồ Duy Hải, vụ Nguyễn Văn Chưởng, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho rằng cũng cần phải xem xét, nghiên cứu.
    Vụ án Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án về tội “Giết người” và “cướp tài sản”. Theo kết luận giám sát, vụ án có sự thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng nên gia đình Hải và luật sư dựa vào đó để kêu oan cho Hải, gây nên dư luận thời gian qua.
    Với vụ án này, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình khẳng định, Chánh án và Viện trưởng không kháng nghị, Chủ tịch nước đã bác đơn ân giảm án tử hình.
    “Về mặt pháp luật là hết rồi, phải thi hành bản án này thôi, nhưng thận trọng nên Chủ tịch nước yêu cầu xem lại thì liên ngành đã thực hiện và đến bây giờ vẫn chưa thấy có căn cứ để kháng nghị. Chúng tôi sẽ họp lại một lần nữa để có quyết định cuối cùng. Nếu giải quyết khác là trái pháp luật”, Chánh án Trương Hòa Bình nói.
    Về vụ án Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) bị kết án tử hình về tội “Giết người” và tội “Cướp tài sản” đang có nhiều đơn kêu oan. Báo cáo giám sát khẳng định Chưởng bị kết tội cùng các đồng phạm về hai tội trên là đúng, đủ căn cứ, không oan. Tuy nhiên vai trò của Chưởng như thế nào để từ đó xác định hình phạt là chưa rõ.
    Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, Viện trưởng VKSNDTC đã có kháng nghị vì cho rằng hành động giết người của Chưởng gây ra cái chế của nạn nhân chưa rõ. Nhưng qua phân tích Chưởng là người cầm đầu và tham gia chém thì trách nhiệm tới đâu phải chịu tới đó nên Hội đồng Thẩm phán TANDTC bác kháng nghị.
    Liên quan vụ án này, Ủy ban Pháp luật khóa trước đã giám sát và không có kết luận. Liên ngành Tòa án, Viện kiểm sát, công an họp có sự tham gia của đại diện Ban Nội chính, Văn phòng Chủ tịch nước đã kết luận xử Chưởng là đúng.
    “Kết luận của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là cao nhất, đại diện Viện kiểm sát cũng nhất trí không xem lại. Chưởng không có đơn xin ân giảm án tử hình và thời hạn nộp đơn cũng đã hết. Giờ giao cho Chánh án giải quyết dứt điểm vụ này thì Chánh án chịu thua, không có cách nào”, ông Trương Hòa Bình bày tỏ.
    Oan sai - không thể nói trách nhiệm chung chung
    Theo báo Lao Động, Quá trình thảo luận đa số các ý kiến đều cho rằng số vụ án oan không nhiều nhưng hậu quả gây ra là hệ trọng, có vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận. Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đề nghị làm rõ nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn đến oan sai? “có hiện tượng bao che vì thành tích không? Một số nơi có hiện tượng bao che dung túng cho bức cung nhục hình dẫn đến chết người. Tại sao lúc đầu nói không có gì nhưng báo chí đưa tin thì lúc ấy mới làm nghiêm”, ông Phan Trung Lý nhấn mạnh.
    Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị quy định nếu để oan, sai thì lãnh đạo đơn vị phải chịu trách nhiệm. Chứ cứ để như địa phương có hơn 30% oan sai, những trường hợp này phải cách chức. “Tại sao có những vụ cả 5 - 7 cán bộ tham gia vụ ép cung, nhục hình? Tôi không thể hình dung nổi sao xảy ra chuyện này. Rõ ràng có sự sắp xếp, bắt tay, bao che cho nhau để làm sai như vậy”, ông Ksor Phước nghi ngại.
    Nói về trách nhiệm của từng cơ quan khi để xảy ra oan, sai, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho rằng, cần rạch ròi giữa oan và sai, sai có nhiều khía cạnh như thu thập chứng cứ, chủ yếu giữa hành chính và hình sự, nhưng oan là không có tội. Phân tích như vậy sẽ làm rõ trách nhiệm của các cơ quan trong từng giai đoạn. Bộ Công an chỉ bồi thường trong thời gian tạm giữ, bắt khẩn cấp; còn điều tra truy tố còn có Viện kiểm sát phê chuẩn, nên Viện kiểm sát cũng có trách nhiệm. “Còn ý kiến để xảy ra oan sai trong quá trình điều tra thì thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm, việc này Bộ Công an xin tiếp thu”, ông Vương nói.
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Đã oan, đã sai là nghiêm trọng, dù 1 trường hợp, 5 trường hợp cũng như vậy. “Oan sai ở đâu thì cơ quan đấy, tổ chức đấy phải chịu trách nhiệm; người chỉ huy ở tổ chức ấy phải chịu trách nhiệm; cán bộ ở tổ chức ấy phải chịu trách nhiệm. Sai ở điều tra là Công an chịu, sai ở truy tố thì Viện Kiểm sát chịu, sai ở xét xử thì Tòa án chịu. Chúng ta phải nói rõ trách nhiệm ở từng khâu chứ không thể nói chung chung được, càng không thể nói công tác lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, hay là của hệ thống các cơ quan tư pháp” - Chủ tịch Quốc hội nói.
    Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ vụ án Hồ Duy Hải
    Gia Huy(Tổng hợp)

    Các diễn biến chính của vụ án Nguyễn Văn Chưởng (liên tục cập nhật)

    Trần Hà Linh – Vụ Nguyễn Văn Chưởng là một trong 5 vụ án nghiêm trọng, có dấu hiệu oan sai, mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Chánh án TANDTC vừa qua. Để bạn đọc tiện theo dõi, tìm hiểu vụ việc, Luật Khoa tạp chí sẽ cập nhật các diễn biến tại bài viết này. Lần cập nhật gần đây nhất là vào 3h30 sáng 19/3/2015.
    14/7/2007
    Vào khoảng 21h, trên đoạn đường vào nhà máy thép Đình Vũ (An Hải, Hải Phòng), xảy ra một vụ án mạng, trong đó Thiếu tá Nguyễn Văn Sinh – công an phường Đông Hải 2 (quận Hải An, TP. Hải Phòng) – bị chém, thương tích nặng. Ông Sinh được đưa đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng, đã chết vào 8h sáng hôm sau, 15/7/2007.
    03/8/2007
    Rạng sáng, Cơ quan điều tra bắt giữ Nguyễn Văn Chưởng, sinh năm 1983, trú quán thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, Hải Dương.
    Tại thời điểm bị bắt, Chưởng là công nhân công ty TNHH Đại Phát ở Hải Phòng, đã có vợ, không tiền án, tiền sự. Ngoài ra, Chưởng còn làm chủ quán café Thiên Thần, ở phường Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng.
    Bị bắt cùng ngày với Nguyễn Văn Chưởng là Đỗ Văn Hoàng và Vũ Toàn Trung.
    04/8/2007
    Em trai Chưởng là Nguyễn Trọng Đoàn, sinh năm 1987, xin giấy xác nhận của một số nhân chứng để khẳng định rằng Nguyễn Văn Chưởng đã gặp họ buổi tối 14/7 tại Kim Thành, Hải Dương, chứ Chưởng không có mặt tại hiện trường vụ án vào thời điểm xảy ra án mạng. Hai địa điểm cách xa nhau gần 40 km.
    10/8/2007
    Nguyễn Trọng Đoàn bị cơ quan điều tra bắt khẩn cấp vì tội “che giấu tội phạm”. Khi đó, Đoàn đang cầm đơn khiếu nại của mẹ và giấy xác nhận của các nhân chứng đến nộp tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an TP. Hải Phòng.
    Lệnh bắt và cáo trạng cho rằng Đoàn đã hướng dẫn các nhân chứng “viết đơn, giấy xác nhận để khai báo gian dối và cung cấp tài liệu sai sự thật, che giấu hành vi phạm tội để cho Chưởng được ngoại phạm”.
    03/11/2007
    Báo Tiền Phong đăng bài “Vụ sát hại một Thiếu tá Công an ở Hải Phòng: Những uẩn khúc cần làm rõ”, trong đó tổ phóng viên điều tra phỏng vấn và trích dẫn đơn thư của một số nhân chứng khẳng định rằng Nguyễn Văn Chưởng đã có mặt ở quê nhà (Hải Dương) thay vì hiện trường vụ án (Hải Phòng) vào buổi tối diễn ra vụ sát hại Thiếu tá Sinh.
    Nhân chứng Trần Quang Tuất cho biết trước đó, anh bị áp lực từ cơ quan điều tra nên đã sợ hãi và viết lại lời khai là “không nhớ chính xác”.
    27/01/2008
    Cơ quan Cảnh sát Điều tra TP. Hải Phòng có bản kết luận điều tra, theo đó, Nguyễn Văn Chưởng đã khai nhận việc cùng hai đồng phạm là Vũ Toàn Trung và Đỗ Văn Hoàng chém chết Thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, âm mưu cướp của để lấy tiền mua heroin.
    Nguyễn Văn Chưởng kể chuyện với phóng viên báo Người Đưa Tin. Nguồn ảnh: vtc.vn
    Nguyễn Văn Chưởng kể chuyện với phóng viên báo Người Đưa Tin. Nguồn ảnh: vtc.vn
    12/6/2008
    Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng, chủ tọa Lê Văn Trang, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với Nguyễn Văn Chưởng, Vũ Toàn Trung, Đỗ Văn Hoàng, Nguyễn Trọng Đoàn.
    Chưởng, Hoàng, Trung bị kết tội “giết người” theo điểm e, g, Khoản 1 Điều 93, và tội “cướp tài sản” theo Khoản 1, Điều 133 Bộ luật Hình sự.
    • Chưởng bị coi là chủ mưu, lĩnh án tử hình.
    • Hoàng bị coi là kẻ thủ ác, lĩnh án chung thân.
    • Còn Trung do khai nhận hành vi phạm tội, ngoài ra bà nội của Trung được Nhà nước tặng thưởng huân huy chương, nên Trung được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ theo Điều 46 Bộ luật Hình sự. Trung lĩnh án 20 năm tù.
    Nguyễn Trọng Đoàn, em trai Chưởng, bị kết án 2 năm tù về tội “che giấu tội phạm” theo Điều 313 Bộ luật Hình sự.
    Chưởng, Hoàng, và Đoàn đều kháng cáo vào các ngày sau đó.
    21/11/2008
    Tòa án Nhân dân Tối cao, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn, xét xử phúc thẩm. Tòa tuyên y án sơ thẩm: Nguyễn Văn Chưởng tử hình, Đỗ Văn Hoàng chung thân, Nguyễn Trọng Đoàn 2 năm tù.
    Chưởng tiếp tục kháng cáo kêu oan, với lý do thời điểm xảy ra vụ án (tối 14/7/2007), Chưởng không có mặt ở Hải Phòng mà đang ở quê (xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương).
    Hoàng kháng cáo, kêu oan với lý do không tham gia cùng Chưởng, Trung.
    Đoàn cũng kêu oan, với lý do việc xác nhận Chưởng có mặt ở quê là đúng sự thật.
    07/4/2009
    Nguyễn Văn Chưởng dùng tăm thêu thơ kêu oan lên áo. Nguồn ảnh: vtc.vn
    Chiếc áo mà Nguyễn Văn Chưởng dùng tăm thêu thơ kêu oan. Nguồn ảnh: vtc.vn
    Từ trại giam Trần Phú ở Hải Phòng, tử tù Nguyễn Văn Chưởng gửi thư cho mẹ và gia đình, tường thuật lại toàn bộ vụ việc, khẳng định Chưởng đã bị tra tấn, ép cung nên mới phải nhận tội.
    Thế là họ đánh con tới tấp, không để cho con nói được câu nào nữa, họ thôi đánh thì con mới thở được và nói là sao các chú đánh cháu, cháu có làm gì đâu? Và họ nói “Không làm gì thì tao mới đánh chứ làm gì thì đã không bị đánh” và họ lại tiếp tục đánh con tiếp và dùng còng số 8 treo… chỉ có hai đầu ngón chân cái chạm xuống đất…”.
     “Khi ở trên trại Kế – Bắc Giang, con đã nghĩ là mình không thể sống được đến lúc ra trước tòa để nói lên toàn bộ sự thật nên con đã thêu lên tất cả quần áo chữ Chưởng VT tức “Chưởng vô tội”. Cả vỏ gối con cũng thêu nữa, còn áo phông trắng con thêu bài thơ kêu oan…”.
    18/4/2011
    Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có Kháng nghị giám đốc thẩm số 09/KN-VKSTC-V3, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án hình sự phúc thẩm đối với Nguyễn Văn Chưởng để xét xử phúc thẩm lại theo hướng giảm hình phạt cho Chưởng xuống tù chung thân.
    07/12/2011
    Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao gồm 11 thành viên, do Chánh án Trương Hòa Bình làm chủ tọa, mở phiên tòa giám đốc thẩm, bác Kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
    15/5/2012
    5 văn phòng luật sư biện hộ cho Nguyễn Văn Chưởng cùng làm kiến nghị gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho rằng kết án tử hình Nguyễn Văn Chưởng là xử oan, sai. Các luật sư đồng kiến nghị Chủ tịch nước cho dừng việc thi hành án tử hình đối với Chưởng và giao cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao xem xét trách nhiệm hình sự của những người tiến hành tố tụng.
    18/4/2013
    Nhân chứng Trần Quang Tuất – cùng quê với Nguyễn Văn Chưởng, ở xã Bình Dân, huyện Kim Thành, Hải Dương – làm đơn xác nhận tối xảy ra vụ án mạng, Chưởng có mặt ở quê nhà chứ không phải ở hiện trường vụ án.
    Trong đơn, anh Tuất cũng phản ánh việc bị công an tra tấn, ép cung: “Tôi bị các anh công an dọa nạt, chửi bới, có lúc khóa tay vào ghế, đấm vào đầu, dọa bắt giam tôi… suốt cả ngày làm việc các anh công an luôn bắt ép tôi phải viết là:Không nhớ rõ thời gian gặp Chưởng, và việc tôi làm giấy xác nhận để gửi cho cơ quan công an [trước đó] là do tôi nhớ nhầm”… Do lo sợ bị bắt giam, nên tôi đã không còn cách nào khác là phải viết theo yêu cầu của các anh công an…”.
    10/9/2013
    Nhân chứng Trịnh Xuân Trường (bạn của Chưởng) làm đơn gửi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, xác nhận anh chứng kiến Chưởng có mặt ở quê nhà Hải Dương vào tối 14/7/2007 khi vụ án xảy ra tại Hải Phòng.
    Trong đơn, anh Trường cũng cho biết đã bị tra tấn, ép cung: “Chính công an tên Phong đã dùng thuốc lá đang hút châm bỏng hai bụng cánh tay tôi trước đó. Không chịu được đòn tra tấn quá dã man và ít hiểu biết về pháp luật nên tôi phải viết theo hướng dẫn của công an Hải Phòng”.
    20/9/2014
    Từ trại giam Trần Phú, tử tù Nguyễn Văn Chưởng tiếp tục làm đơn kêu oan.
    12/12/2014
    Hai luật sư Phạm Hoàng Việt và Hoàng Văn Quánh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), bào chữa cho Nguyễn Trọng Đoàn và Nguyễn Văn Chưởng, làm đơn kiến nghị cho rằng việc tuyên án tử hình với Nguyễn Văn Chưởng vì tội giết người là thiếu căn cứ, “có rất nhiều điểm còn chưa được cơ quan điều tra làm rõ, nhiều điểm mâu thuẫn và vi phạm tố tụng”.
    Bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đeo biển kêu oan cho con. Ảnh: Trần Thị Nga
    Trước cổng Tòa án Nhân dân Tối cao ở Hà Nội, bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đeo biển kêu oan cho con, tháng 12/2014. Ảnh: Trần Thị Nga
    13/3/2015
    Trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cho biết: “Chưởng là người cầm đầu, chủ mưu, hậu quả đến đâu thì người cầm đầu phải chịu trách nhiệm đến đó… Đây không phải là vụ án oan. Tất nhiên, nếu có kiến nghị của Quốc hội thì chúng tôi sẽ xem xét thận trọng”.
    (Tiếp tục cập nhật)
    Tổng hợp từ hồ sơ vụ án Nguyễn Văn Chưởng.
     

    Thư của tử tù Nguyễn Văn Chưởng gửi mẹ từ nơi biệt giam trại tù Trần Phú

    Hải Phòng, ngày 07/04/2009
    Mẹ và đại gia đình kính mến!
    Con ở trong này bây giờ cố gắng cải tạo thật tốt để không khỏi phụ công mẹ dạy bảo nhưng con là mình bị oan nên nhiều lúc bức xúc lắm mẹ ah. Con sẽ luôn giữ gìn sức khỏe thật tốt và nghe lời Ban giám thị sẽ không hát to nữa đâu.

    Mẹ ơi, dạo này con thấy mẹ gầy quá vậy, mẹ phải tin vào con, tin vào nghị lực của con mẹ a, con ở trong đây luôn cố gắng viết đơn gửi mọi nơi để mong tìm người tài đức giúp đỡ con qua cảnh oan trái này mẹ a. Mẹ ơi, thời gian gặp mặt ít quá nên con không nói chuyện nhiều được với mẹ nên chắc mẹ cũng chưa hiểu được tại sao con không có tội mà lại nhận tội về mình phải không mẹ? Con xin nói sơ qua để mẹ hiểu cho con chứ con cũng đâu phải là người ngu đần hay ăn vàng ăn bạc của người ta mà con mới nhận tội về mình.
    Khi con đang ngủ nhờ nhà thằng em con quen vì con và Bảy chưa tìm được nhà trọ nên ở đấy. Vào lúc khoảng 1h sáng có một tốp người mặc quần áo bình thường nói là công an phường đến kiểm tra hành chính, bọn con đã đưa hết giấy tờ ra cho họ nhưng giấy tạm trú của con ở phường khác nên họ nói là bắt bọn con lên phường và họ trói con bằng dây thắt lưng, vòng tay ra sau và họ bắt tất cả bọn con đi, họ gọi Taxi đến và bảo lên số 9 Hồ Xuân Hương. Con cứ tưởng đấy là chỗ công an phường cơ, nhưng đến nơi con mới biết đó là công an thành phố và một người trong số họ bảo con là mày nhìn xem đây là đâu, con nhìn theo tay người ấy chỉ thì thấy tấm bảng đề H88 xong họ lại hỏi con có biết Thanh “Già”, Nga “Thọt”, Phương, Hoàng không? con bảo là có. Con nói là Thanh có quán bán hàng gần nhà con thuê cũ còn Nga “Thọt” con cũng biết, Phương thì nhà ở Đông Hải, Hoàng thì ở Khâm Thiên- Hà Nội. Vì con nghĩ Phương là chị gái thằng Trường có người yêu tên Hoàng thường ở chỗ anh Thanh nên con nói vậy. Thế là họ đánh con tới tấp, không để con nói được câu nào nữa, họ thôi đánh con thì con mới thở được và nói là sao các chú đánh cháu? Cháu có làm gì đâu? và họ nói “Không làm gì thì tao mới đánh chứ làm gì thì đã không bị đánh” và họ lại tiếp tục đánh con tiếp và dùng còng số 8 treo cánh vắt tay (treo cánh tiên) chỉ có 2 đầu ngón chân cái chạm xuống đất, con lúc này gào lên: “Lý do gì mà các người đánh tôi, pháp luật là như vậy hả…??” Được khoảng 15 phút họ cho con xuống và ngồi ở ghế, dùng xích chó xiết, quấn chặt người con vào ghế xong rồi sỏ cùm que nóng vào chân con, xong tất cả rồi 1 người trong số họ mới hỏi con: “Mày biết mày bị bắt vì lý do gì không?” con trả lời là cháu không biết, sao cháu lại bị bắt? và còn lại bị đánh nữa? thế là người ấy nói là: “Mày bị bắt vì giết người ở Đình Vũ”, Con lúc đó không biết là ngày bao nhiêu và vào thứ mấy nên con hỏi là: “Thế hôm đó là ngày bao nhiêu? và vào thứ mấy?” để con xem mình đang ở đâu vào ngày hôm ấy và họ nói là: “Hôm 14 và vào thứ 7″, con lúc đó mới nghĩ ra là hôm đó con ở quê nên con bảo họ là “Ngày hôm đó cháu về quê vào chiều thứ 7 đúng hôm 14″ và con có nói con đi cùng với thằng Trường về và kể đi chơi ở những đâu nhưng họ đã không nghe con giải thích và cũng không ghi lời khai của con, không xác minh ở quê xem con nói có đúng không. Nhất là thằng Trường cũng bị bắt cùng với con và cả cái Bảy, hai đứa nó đều biết chắc và nhớ vì ngày gần đây nhưng họ đã không làm như vậy, chỉ mỗi một câu là mày phải nhận, con bảo là: “Thú thực là cháu không giết người và hôm đó cháu ở quê Hải Dương cách chỗ xẩy ra vụ án đến 30 cây số”. Con nghĩ trình bày như thế chắc họ phải xác minh vì trong vụ án bắt nhầm người là điều bình thường, nhưng đây họ không làm như vậy, cũng không muốn nghe những gì con nói. Thế là chân họ đạp, giận xuống xiềng nên xiết rất mạnh vào mắt cá chân, con rất đau, kêu gào thảm thiết, ngất lên ngất xuống không biết bao nhiêu lần. Con nói đi nói lại là “Cháu không giết người, các chú bắt nhầm người rồi các chú đi xác minh hộ cháu, cháu van lạy các chú”, họ cười như những con quỷ chứ không phải công an. Vì họ không mặc đồng phục công an, bắt đầu chửi rồi đánh đủ mọi kiểu từ gậy gỗ rồi đạp, giận xiềng, xiết đạp xích, đấm, tát, lấy đầu gậy tre chọc thẳng vào giữa ngực. Chán tay tất cả lại dừng, họ lại hỏi con: “Thế mày đã chịu nhận chưa hay là còn phải đánh nữa?”. Con bảo họ là con có giết người đâu mà nhận tội làm sao được, sao các chú không hỏi xem và đi xác minh cháu nói có đúng không, và họ lại hỏi con “Thế mày biết thằng nào giết người” con bảo là “Cháu biết làm sao được, cháu có giết người đâu mà cháu biết”, thế là họ bảo “Thế thì mày thành thằng giết người” xong họ lại tiếp tục đánh đập, tra tấn nhục hình con, con thì vẫn kêu gào là oan: “Có ai cứu tôi với, tôi bị oan, luật pháp ở đâu vậy” thế là họ lấy luôn đôi tất ở đâu nhét vào mồm con, và con không kêu , không nói được nữa xong họ lại treo cánh tiên họ bật điều hòa thật lạnh và dùng những đòn nhục hình, bỉ ổi vào bộ phận sinh dục của con và họ lại đấm, tát con lúc này máu mồm con đã hộc ra nhiều thậm chí đái hết ra sàn nhà vì những đòn thâm hiểm. Con cũng không theo ý họ là nhận tội vì con đâu có giết người mà phải nhận tội. Thế là họ bảo: “Mày rắn lắm nhưng không chịu lâu được đâu, hôm nay kiểu này, mai còn nhiều kiểu khác, mày không nghe lời tao thì còn nhiều cách để bắt mày phải nhận tội”. Thế là họ đi ngủ, cũng tại trong phòng đó, họ phải đắp chăn cho đỡ lạnh, còn con mỗi cái áo sát lách mỏng và cửi truồng vừa lạnh vừa khát, xin nước uống thì họ cho có một chén bé, xin chén nữa thì bị nhổ nước bọt vào mặt. Lúc này rơi vào lúc 5h sáng. Đúng 7h sáng họ dậy lại tiếp tục đánh con tiếp đến hơn 11h trưa họ thôi và ông S trung tá ngồi nhìn con bảo là “Địt mẹ mày cố tình bố cho mấy con đàn bà đánh vợ mày cho lòi mẹ con mày ra” còn ông P thượng uý bảo “Mày có em trai hả nó không khóc như mày đâu mày muốn nó mất một trong hai chân à”. Còn một người con không biết tên nhưng chắc ở gần nhà mình ở Hải Dương bảo là “Mày tưởng nhà mày tao không biết à, mẹ mày đang ở nhà, có một mình chứ gì?” và còn nói, chử, đe lẹt nhiều lắm nhưng con không nhớ hết lời bọn họ nói, con không tin là họ dám động đến nhiều người dân vô tội như thế. Đến cả đứa trẻ chưa chào đời mà họ còn định cướp mạng sống của nó từ trong bụng mẹ nó! Rồi họ nói nhiều và con cũng rất hoảng, con nghĩ đến mẹ, em trai, cái Bảy và con của con. Con nghĩ rằng con đã được sắp đặt trước để thế thân cho thằng giết người, một kẻ giám làm, không dám chịu.
    Họ đã nói rằng “Mày muốn thành một con người hay bị đánh như con súc vật và cả người nhà mày nữa, loài súc vật nó còn biết thương nhau mày nghĩ lại đi”. Con bảo là cháu không giết người cháu có biết chi tiết gì mà khai đâu. Thế là họ nói rằng “Không biết thì để tao hướng dẫn” và ông N trung tá hướng dẫn tất cả những chi tiết vụ án, một người khác thì kẻ vẽ sơ đồ để con biết. Một người khác thì chìa hai bản cung của thằng Hoàng “đen” và thằng Trung ra, bảo chúng nó khai hết rồi, nhận hết rồi, mày nữa là xong. Con lúc đó mắt hoa chả đọc được gì từ 2 bản cung đó, xong tất cả rồi con được họ tháo mọi thứ ở trên người xuống cho uống nước và có 1 người chụp ảnh rồi đưa vào trại Trần Phú chiều 30/07/2007.
    Nhưng vào trại do những vết thương quá nặng nên thủ tục nhập trại mất nhiều thời gian và phải khám qua vì còn viết các vết thương, con vào phòng P trong tình trạng bị thương như người sắp chết, không thể tự nằm hoặc đang nằm mà ngồi dậy, đang ngồi mà muốn dậy thì phải dựa vào tường, tay không tự cầm nổi thìa ăn cơm và bút viết. Trong mấy ngày đầu con cũng được thầy Hưng quản giáo buồng P cho viết lại những vết thương trên thân thể của con là do ai đánh và đánh bằng những thứ gì? con đã cố gắng viết vào ngày 04/08/2007. Hôm con đi cung bị đánh là do điều tra Vũ đá thẳng vào ngực. Và con cũng được thầy quản giáo viết giấy cho con trình ban giám thị ở đó đến chiều 31/08/2007 thì chuyển đến trại giam ở Thủy Nguyên. Ở đó con cũng đi cung và bị đánh do con viết giấy là không mời luật sư theo ý của điều tra Vũ, xong dẫn con đi chụp ảnh lăn tay thì liên tục đá vào chân, đầu của con. Đến trưởng trại ở đó còn bảo “Chân nó đau thế đá ít thôi”. Con ở đó đến sáng 12/09/2007 thì bị chuyển lên trại Kế – Bắc Giang. Không biết điều tra Vũ nói gì với cán bộ đại úy Dũng “đen”. Dũng “đen” đi về phía con lấy chân giận lên còng tay xuống đất và một chân kia thì đá liên tục vào ngực, vào mặt, vào lưng của con.
    Trong quá trình điều tra, con chỉ được biết nhà có thuê luật sư từ khi con ở trại Thủy Nguyên. Nhưng ở trên Bắc Giang con ngóng chờ luật sư lên đó để nói sự thật để luật sư căn cứ vào đó mà nhờ những cơ quan tối cáo điều tra bắt toàn bộ những kẻ dám làm sai lệch, bóp méo sự thật. Nhưng đến khi được gặp mặt luật sư hôm đối chất với thằng Trung thì điều tra đã vào đe dọa trước và sau đó mới cho thằng Trung và luật sư vào và con hoàn toàn không biết ai là luật sư của con nữa. Chỉ thấy mấy người sách cặp không mặc quần áo công an lên đoán là luật sư và càng không biết ai là luật sư của con cũng không được giới thiệu và không được nói chuyện một câu nào với luật sư. Khi đối chất song họ vội vàng cho con ra ngoài để cách li luật sư và thằng Trung. Ra về, họ mới cho con vào phòng nói chuyện.
    Khi ở trại Kế – Bắc Giang con đã nghĩ là mình không thể sống được đến lúc ra trước tòa để nói lên toàn bộ sự thật nên con đã thêu lên tất cả quần áo chữ “Chưởng VT” tức ” Chưởng Vô Tội” , cả vỏ gối con cũng thêu nữa, còn áo phông trắng con thêu bài thơ kêu oan và cũng là bức tống văn kiện để làm bằng chứng khi co đã chết.
    Con đã phải rút từng sợi chỉ ở chăn bông tiết kiệm và chỉ ở khăn mặt ấy kẹp vào que tăm để thêu nên thêu mất rất nhiều thời gian. Con sợ bị lộ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của con và của mọi người ở ngoài. Nên đến hôm con về trại ở Trần Phú ngày 20/05/2008 con đã cất kín chiếc áo để không ai phát hiện ra. Và con cũng chờ ngày ra đến tòa án để nói lên toàn bộ sự thật. Nhưng trước tòa, sự cứng ngắc của cơ quan tư pháp đã không nhìn nhận ra mọi việc. Hay là thế lực đen đã che phủ rồi? Nên tất cả những lời nói của con trở lên vô nghĩa. Đến khi tòa tuyên án xong, con mới bừng tỉnh là chiếc áo con đang quấn ở bụng và con đưa cho bác Chiến luật sư. Nói với bác ấy rằng: “Gửi lên văn phòng chính phủ kêu oan thay cháu, cháu bị oan” Và chiếc áo đó, bác đã đưa về cho bố mẹ đấy.
    Còn những chi tiết nữa là : Trong ngày 14 và 15 -7-2007 con nhận được nhiều cuộc điện thoại đến lắm. Khoảng tầm 4h chiều ngày 14-7-2007 thằng Trung gọi điện cho con bằng số máy bàn nhà nó hỏi về Lan Anh (tức Phương) và cho con biết số điện thoại của thằng Trường “Sinh” và nó bảo cái Lan Anh về chỗ con thì gọi cho nó và nó còn gọi cho con mấy lần nữa bằng số máy di động để hỏi cái Lan Anh (Nguyễn thị Lan Phương tức Hằng tây lúc đầu nó giới thiệu tên cho con là Lan Anh).
    Còn trong ngày 14-7-2007 thằng Trung có việc gì mà cứ tìm thằng Trường “Sinh” rất gấp. Trong khoảng 9h sáng thằng Trung đi đâu đấy thì thằng Trường Sinh lại về chỗ con ( vì nó ngủ nhờ nhà con từ đêm 13-7 và cái Phương còn đang ngủ ở nhà con). Đến tầm 2h chiều con ngủ dậy định đi làm thì thằng Trung lại nhờ con lai lên đường Lê Lợi tìm thằng Trường Sinh nhưng không gặp và con để nó ở trên đó sau đó con về công ty. Nó còn cho con số máy nhà nó, bảo con là ” Em về nhà cái Lan Anh, anh về thì gọi cho em” Nó còn xin số điện thoại của con, con viết vào tờ giấy đưa cho nó vì nó không nhớ.
    Con nghĩ rằng chắc chúng nó phải có chuyện gì đó thì mới tìm nhau như thế và thằng Trung còn bảo con là ” Về nhà nó nhận mấy triệu”.
    Đoàn gọi cho con mấy cuộc, dục con về để nó lấy xe đi chơi. Nhưng xe con đưa cho thằng Trường đi vá săm và rửa xe nên về cũng hơi muộn, khoảng 8h tối nên em không lấy xe nữa mà để xe cho con và thằng Trường đi. Và nhất là khoảng hơn 9h tối con có nhận một cuộc điện thoại, con không nhớ là ai nữa, chỉ nhớ là giọng đàn ông hỏi con đang ở đâu và con nói đang ở Hải Dương. Lúc này con đang chơi ở nhà cái Mến ở Tân Tạo, trời lại mưa to nên lúc con nói chuyện điện thoại thì bố cái Mến cứ tưởng con nói chuyện với ông ấy.
    Tý nữa con quên chuyện này. Khi con ở trên Bắc Giang thì điều tra Vũ có bảo con viết thư cho mẹ, nói là ” Con vẫn khỏe, con đã giết người, mẹ ở ngoài đừng khiếu nại nữa”. Nhưng con không viết như vậy, con chỉ viết đại ý là ” Con khỏe rồi và con không phải như người mà bố con đã nói” với đại ý ấy, con nghĩ là mẹ sẽ hiểu là con vô tội. Nhưng con không biết là họ có đưa cho mẹ lá thư đó không? Mấy lần gặp mẹ con cũng quên không hỏi mẹ. Nên viết thư này con viết luôn không sợ con lại quên.
    Khi ở trong trại Kế con đã bảo điều tra Vũ nhỏ là con bị oan, hai chú cũng biết, cháu muốn được về nhà, cháu không cần gì cả cũng không kiện cáo gì hết. Và họ bảo là” Mày cứ viết hết bằng chứng ngoại phạm ra” Và mỗi lần lên họ cho con viết một lần vào những mảnh giấy như giấy nháp vứt đi đấy. Họ còn lừa con là đã thả Đoàn ra rồi nên con đã yên tâm. Họ còn bảo ” để họ bắt được thằng kia thì họ sẽ thả con về”. Nhưng tất cả họ lừa con, họ đã sắp đặt và ép con phải chết nên con mới để lại tất cả lên áo, gối, quần áo đang mặc cho dù có chết thì đó cũng là bằng chứng của con.
    Và linh cảm của con đã đúng, họ đã ép con chết để bịt đầu mối và lừa con để cho thằng kia cao chạy xa bay rồi. Làm sao mà thằng Trung cứ gọi điện cho con hỏi về cái Phương như vậy? Vì khi ngủ ở nhà con đến khoảng 9h30 phút ngày 14-7-2007 Trung và cái Phương lên quán anh Thanh “Già” và thằng Trung nó bảo với con là cái Phương ở trên đó. Đến trưa cái Phương về nhà con, còn nó về nhà nó ở Đồ Sơn – Kiến Thụy. Cái Bảy đã nấu cơm cả cho 2 đứa nó. Đến tầm 11h ngày 14-7-2007 con về hỏi Bảy là chúng nó không về ăn cơm à? thì Bảy bảo không. con bảo Bảy ăn cơm một mình còn con đi ngủ, khi đi ngủ thì cái Phương về và nhờ gọi Tắc Xi cho nó để nó về nhà, và Bảy vào giường lấy điện thoại của con ra gọi Tắc Xi lúc này thì thằng Trường cũng đến, con không biết cái Bảy gọi bằng máy của con hay bằng máy của thằng Trường “sinh”. Khi Tắc Xi đến thì thằng Trường còn đón Tắc Xi hộ cái Phương và cái Phương nó bảo với con là nó về nhà nó ở số 1 Lạch Tray và mai nó xuống. Con lại vào ngủ tiếp đến khoảng 14h ngày 14-7-2–7 thì thằng Trung nó về hỏi con về cái Phương. Con bả nó nói về nhà ở số 1 Lạch Tray rồi vì em về Đồ Sơn nên nó cũng tranh thủ về nhà. Và thằng Trung nhờ con tiện đi làm lai nó đi tìm thằng Trường “sinh” như con đã viết ở trên.
    Con bây giờ ở trong đây không biết khi nào phải ra đi. Chỉ cầu mong bố mẹ và mọi người ở bên ngoài tìm giúp con người có tài, có đức để tìm lại sự thật vụ án này. Như thế con mới có thể giải oan hận này được, ở trong đây nhiều người bảo con viết đơn xin tha tội chết để còn sống được lâu mà kêu oan nhưng con bảo là con không có tội thì con không bao giờ viết đơn xin tha tội chết cả. Và sự thật của vụ án này sớm được đưa ra ánh sáng thì có thể con còn sống. Còn nếu muộn thì cũng nhắm mắt cho lòng thanh thản. Vì con biết rằng, trong số các quan điều tra thì cũng có nhiều vị quan tốt, dám lật lại vụ án này để tìm cho ra sự thật nên con mong mọi người ở ngoài nhờ người có tài có đức giúp con qua cảnh oan trái này. Nếu không làm ra sự thật thì sẽ có rất nhiều người vô tội phải chịu cảnh như con, một khi những quan điêu kia vẫn lộng hành.
    Hải phòng ngày 07-04-2009
    Con trai của mẹ
    Nguyễn Văn Chưởng
    clip_image001
    clip_image002
    clip_image003
    clip_image004
    clip_image005
    clip_image006
    clip_image007

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    TT&HĐ I - 9/d

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH