MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 22

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Chủ tịch nước: "Phải nói sự thật những suy nghĩ của dân"

30/06/2015 07:36 GMT+7
    TT - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh như vậy tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1 và 3 (TP.HCM) ngày 29-6.
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trò chuyện với cử tri sáng 29-6- Ảnh: Quang Định
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trò chuyện với cử tri sáng 29-6- Ảnh: Quang Định
    Cử tri Nguyễn Hữu Vạn (P.Bến Thành, Q.1) cho rằng các cuộc tiếp xúc cử tri sẽ giúp đại biểu Quốc hội hiểu rõ hơn thực tiễn cuộc sống và thấy được những khúc mắc trong cuộc sống của người dân.
    Tuy nhiên, theo ông Vạn, muốn thật sự hiểu biết nguyện vọng của dân như thế nào, tâm tư của dân ra sao, thực tiễn đời sống của dân..., cử tri mong mỏi các đại biểu Quốc hội hãy đóng vai thường dân đến các quán cà phê, ra đường, ra chợ một cách vô tư để nghe ý kiến của dân.
    Đã là sự thật thì phải 
nói ra
    Trao đổi với cử tri quận 1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết ông thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe ý kiến, thăm hỏi nhiều người dân, trong đó có cộng đồng cư dân xung quanh nơi ông sinh sống.
    Theo Chủ tịch nước, ông biết rõ những người tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri hầu hết là bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố... nên ông đề nghị mỗi lần tham dự tiếp xúc cử tri nên nắm ý kiến của dân và mang đến các cuộc tiếp 
xúc với đại biểu.
    “Tại sao những tâm tư đúng của dân mà cô bác, anh chị cử tri không mang ra đây nói với chúng tôi? Điều đó có trách nhiệm của cô bác, anh chị” - Chủ tịch nước nói và cho biết ông hiểu rõ ai đến dự các cuộc tiếp xúc cử tri và phát biểu đều chọn lọc những nội dung, cũng đã lựa lời, uốn lưỡi trước khi nói.
    Tuy nhiên, ông nói đừng chọn lọc đến mức là sự thật mà không nói ra. Ông nói đã là sự thật thì phải nói ra, nếu những sự thật trong cuộc sống của người dân không được phản ảnh, không kịp thời giải quyết thì rất không ổn trong mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
    Tâm tình thêm với cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói trong chiến tranh giành độc lập dân tộc, nhiều người không sợ chết, bị tra tấn liên tục trong tù nhưng vẫn giữ được khí tiết. Còn bây giờ đụng tới chuyện nội bộ, chuyện của dân thì không dám nói, thật không hiểu nổi.
    Nhiều câu hỏi được Chủ tịch nước nêu ra: Có lẽ sợ mất ghế? Sợ bị trù? Địch không sợ nhưng ta với ta lại sợ, vô lý. Hay chăng anh với anh đó có cùng lợi ích, nếu nói ra sự thật thì mình không được cho lợi ích?
    Theo ông, nói cho cùng những cái sợ mất đó là không cao cả gì. Chủ tịch nước khuyến khích cử tri đừng e ngại, việc lựa lời, chọn lọc nội dung khi nêu ý kiến là cần thiết nhưng phải nói sự thật những suy nghĩ của dân.
    Tự nguyện mà cưỡng bức thì đâu có được
    Nhiều cử tri TP.HCM bày tỏ bức xúc về quy định mua bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình chỉ cần một trong số những người trong sổ hộ khẩu không mua thì những người còn lại cũng không được mua dù rất muốn mua.
    Phản ảnh thêm, cử tri Phạm Thị Tiến (P.Cầu Kho, Q.1) cho biết có tình huống là trong những hộ gia đình khó khăn, các mạnh thường quân muốn hỗ trợ BHYT cho người già yếu, bệnh tật nhưng đành chịu vì không mua được thẻ BHYT do quy định nói trên.
    Các mạnh thường quân không thể mua BHYT cho cả nhà, trong đó có những người còn trẻ, khỏe, có thể tự lao động sinh sống...
    Theo đại biểu Trần Du Lịch - phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, bức xúc của cử tri về BHYT như vừa nêu đã được chuyển đến bộ trưởng Bộ Y tế.
    Ông giải thích BHYT toàn dân với nguyên tắc là người khỏe mua bảo hiểm để nuôi người bệnh, nếu chỉ những người già yếu hay khi đã có bệnh tật mới mua BHYT thì lấy tiền đâu mà nuôi (nguồn quỹ).
    Tuy nhiên, quy định bắt cả hộ gia đình phải mua mới bán thì cũng không hợp lý, tự nguyện mà cưỡng bức như thế thì đâu có được. Do vậy, cần bàn tính làm sao cho phù hợp nhưng đừng làm theo kiểu hành 
chính như hiện nay.
    Trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh BHYT là chuyện đại sự. Hiện nay không thể dùng ngân sách để bù đắp, đã chi thường xuyên đến 72% trong tổng thu ngân sách hằng năm, cực kỳ cao và quá sức chịu đựng rồi.
    “Tôi xin nói thật, hiện phải vay một khoản tiền để bổ sung chi thường xuyên, cần báo động để cử tri góp sức và kể cả phê phán chúng tôi cũng đành phải chịu” - Chủ tịch nước nói.
    Chủ tịch nước nhìn nhận vấn đề BHYT đúng là còn nhùng nhằng, cả gia đình chỉ vài người muốn mua, còn lại bị bắt ép, rõ ràng là không hợp lý, nghe rất kỳ cục. Nhưng thực tế có vấn đề như đại biểu Trần Du Lịch giải thích, vậy làm sao đây?
    Theo Chủ tịch nước, cần có thời gian nhất định để Chính phủ nghiên cứu và đề xuất với Quốc hội sửa quy định này (phải mua bảo hiểm cả nhà thì mới bán) như thế nào cho hợp lý.
    Ông khẳng định với cử tri sẽ đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, tìm kiếm các hướng giải quyết, ít nhất là giải pháp trung gian để xử lý tình thế này; còn nếu để tiến không được, thoái cũng không được là không ổn.
    Tại cuộc tiếp xúc chiều 29-6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận và trao đổi với nhiều ý kiến của cử tri quận 3, trong đó có những bức xúc của cử tri trước việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam với mức độ quyết liệt, dồn dập, đe dọa rất nghiêm trọng đến an 
nguy của dân tộc.
    Đại biểu xin lỗi cử tri
    Trước phàn nàn của một cử tri quận 1 (TP.HCM) về sự chậm trễ hồi âm đơn thư được gửi đến đại biểu Quốc hội, tiếp thu và thể hiện sự cầu thị, ông Trần Du Lịch đã xin lỗi cử tri và mong cử tri thông cảm.
    Ông Lịch cho biết thêm ở Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM có hai đại biểu chuyên trách, số chuyên viên giúp việc rất hạn chế nhưng có năm nhận và giải quyết đến 2.400 vụ việc. “Lực bất tòng tâm” - ông Lịch nói.
    QUỐC THAN

    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ'

    (TNO) Trên cương vị là người đứng đầu của Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 - 27.4.1998) đã khởi xướng chống tiêu cực, công khai đánh thẳng vào “sự im lặng đáng sợ”, với mong muốn làm trong sạch các cơ quan Đảng, Nhà nước để xứng đáng với kỳ vọng của người dân.

    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ' - ảnh 1
    Chiều ngày 7.4.1975, tại Lộc ninh, đồng chí Lê Đức Thọ thay mặt Bộ Chính trị công bố quyết định của Trung ương Đảng thành lập  Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công nổi dây mùa xuân 1975. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung ương Cụ miền Nam được giao nhiệm vụ phụ trách chỉ đạo công tác nổi dậy của quần chúng. Ảnh: Phạm Hữu chụp lại từ tư liệu
    Sau ngày thống nhất, đất nước trải qua những năm tháng đầy khó khăn vì phải đối phó với sự bao vây cấm vận, âm mưu cô lập và phá hoại của nhiều thế lực thù địch; phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và Tây Bắc. 


    Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh từng khẳng định báo chí không phải chỉ là “diễn đàn của Đảng và Chính phủ” mà còn là “diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân”, để mọi người “thể hiện được ý của dân”, hoặc “lên án những việc làm sai trái của cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước”.

    Những khó khăn của giai đoạn đó, sau này được nhìn nhận còn xuất phát từ những nguyên nhân nội tại, chủ quan như cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, chậm thay đổi, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội chưa được ngăn chặn triệt để…
    Đại hội Đảng lần thứ VI, từ ngày 15 - 18.12.1986 đặt dấu mốc quan trọng mở ra đường lối đổi mới. Nhiều ý kiến từng cho rằng thành công của kỳ đại hội này, trước hết là lựa chọn và trao trọng trách Tổng bí thư cho ông Nguyễn Văn Linh. 
    Không phụ sự tin tưởng và kỳ vọng đó, ông đã khởi xướng, kêu gọi đấu tranh chống lại cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời gây ra nhiều hệ lụy còn tồn tại dai dẳng...
    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ' - ảnh 2
    Đoàn các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh – Phí Bí thư Trung ương Cục, làm trưởng đoàn (thứ tư từ trái sang) đang nghe báo cáo về đoạn đường mà Đoàn sẽ đi qua trên đường trượt Trường Sơn ra Hà Nội, tháng 3.1973 - Ảnh: Phạm Hữu chụp lại từ tư liệu
    Với những bài báo chỉ ra những việc cần làm ngay đăng trên Báo Nhân Dân, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là người chiến sĩ xung kích trên trận địa chống tiêu cực, phê phán những hành vi quan liêu, tham nhũng, hống hách, cửa quyền, ức hiếp quần chúng... 
    Sau 29 năm, những cảnh báo của ông vẫn còn mang tính thời sự. 
    Đương thời, điều khiến Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh lo lắng là tệ nạn tiêu cực, lãng phí dẫn đến bất công, phân hóa giàu nghèo ngày càng cách biệt.
    Ông chỉ thẳng: “Nhiều cơ quan sẵn sàng tung ra bạc triệu để xây trụ sở, hội trường, nhập xe hơi sang cho cán bộ lãnh đạo. Nhiều cuộc liên hoan, hội họp phí tổn hàng chục vạn đồng. Những tập thể nắm trong tay ngành nghề lắm phúc lợi, có thu nhập vượt nhiều lần công sức lao động thực tế, mỗi tháng mỗi kỳ khen thưởng, chia chác cho nhau số tiền hơn cả năm làm việc của người thầy giáo”. 
    Chống tiêu cực, đánh thẳng vào “sự im lặng đáng sợ”, quan điểm của Đảng, Nhà nước dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là “nói thẳng, nói thật, ai làm tốt thì khen, ai làm không tốt thì phê bình để sửa chữa, trừng phạt nếu cầu (…). 
    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ' - ảnh 3
    Đồng chí Nguyễn Văn Linh làm việc tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, ngày mùng 5 Tết Ất Mão (1975) - Ảnh: Phạm Hữu chụp lại từ tư liệu
    Đối với các biểu hiện tiêu cực thì “đưa công khai trên báo, đài hoặc qua các sinh hoạt của tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng những vụ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất”. 
    Đề cập đến chuyện giá cả thị trường tăng vọt, ông nói thẳng đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tổ chức phân phối lòng vòng khiến “một món hàng chuyển qua nhiều cơ quan, nhiều tầng nấc, bị phết phẩy rất nhiều, trước khi đến tay người tiêu dùng phải chịu mua đắt”. 
    Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh luôn đánh giá cao vai trò của báo chí trong công cuộc chống tiêu cực. Ông từng khẳng định báo chí không phải chỉ là “diễn đàn của Đảng và Chính phủ” mà còn là “diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân”, để mọi người “thể hiện được ý của dân”, hoặc “lên án những việc làm sai trái của cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước”. 
    Cũng thông qua những bài báo ký bút danh NVL, ông phê bình hiện tượng cán bộ vô cảm, vô trách nhiệm, xa dân, hành chính hóa…, đồng thời kêu gọi từ bỏ những đặc quyền đặc lợi, và “quần chúng phải có phong trào lên án ngay cả một số cán bộ, cơ quan làm bậy”. 
    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ' - ảnh 4
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ 7 từ trái sang) đón tiếp Đoàn các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư trung ương Cục dẫn đầu (thứ 6 từ trái sang), tại sân bay Gia lâm – Hà Nội, tháng 4.1973 - Ảnh: Phạm Hữu chụp lại từ tư liệu
    Tư tưởng của ông gửi gắm qua những bài báo đã tạo luồng gió mới trong xã hội. Đó là không khí dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật, lời nói đi đôi với việc làm, góp phần đấu tranh chống tiêu cực, làm trong sạch các cơ quan Đảng, nhà nước để xứng đáng với kỳ vọng của người dân. 
    Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trong bài viết “Nhớ đồng chí Nguyễn Văn Linh” đăng trên Thanh Niên ngày 26.4.2010, kể lại:
    “Sau này, khi nói chuyện tại hội nghị các nhà văn, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã thổ lộ: ‘Nhiều người hoan nghênh, hưởng ứng nhưng không phải không có những người cho rằng: Sao lại bôi đen chế độ, không khéo đây là một kiểu phát động cách mạng văn hóa, v.v...’. Mặc dù có những ý kiến như vậy, đồng chí Tổng bí thư của Đảng vẫn kiên quyết tuyên chiến với cái xấu, cái tiêu cực trong Đảng và trong xã hội”.
    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ' - ảnh 5
    Đầu năm 1973, đồng chí Nguyễn Văn Linh (thứ 9 từ trái sang) giao trọng trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Gia Định cho đồng chí Mai Chí Thọ để dẫn đầu đoàn cán bộ B2 lên đường ra Hà Nội. Trong ảnh, đồng chí Nguyễn Văn Linh tại một binh trạm trên đường Trường Sơn trong chuyến ra Hà Nội họp, tháng 3.1973 - Ảnh: Phạm Hữu chụp lại từ tư liệu
    Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cũng khẳng định tư tưởng “dân là gốc”. Do đó Đảng phải có dũng khí nhìn thẳng vào sự thật và tiến hành đổi mới nhiều mặt. Đảng phải thật sự gắn bó với nhân dân và vì nhân dân; “nên đối thoại cởi mở, trả lời những câu hỏi của nhân dân. Việc gì chưa trả lời được phải hẹn ngày trả lời và giữ đúng lời hứa”. 
    Cả cuộc đời hướng về nhân dân 
    Lý giải về “những dấu ấn không thể phai mờ” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhận định: “Anh Linh sinh ra và trưởng thành từ phong trào của nhân dân, căm ghét áp bức, bóc lột, cái ác, cái xấu, yêu thương những người lầm than đói rách, yêu thương đồng bào cùng chung máu mủ; anh lại được nhân dân đùm bọc, cưu mang, cho nên cả cuộc đời anh hướng về nhân dân, đồng cảm với nhân dân và quần chúng lao khổ. Thấu hiểu nguyện vọng và sức mạnh của nhân dân, anh đã đúc kết thành phương châm dân chủ xã hội chủ nghĩa rất giản dị, rất dễ hiểu và cũng rất khoa học: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. 
    Tân Phú
     

    Tại sao giá sinh hoạt Hà Nội đắt đỏ nhất nước?

    Theo Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, có nhiều nguyên dân khiến chỉ số giá sinh hoạt Hà Nội đắt đỏ nhất nước.

    Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, việc chỉ số giá sinh hoạt Hà Nội đắt đỏ, dẫn đầu cả nước có nhiều nguyên nhân và Hà Nội cần phải thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục chỉ số trên.
    Tai sao gia sinh hoat Ha Noi dat do nhat nuoc?
    Hà Nội có chỉ số giá sinh hoạt đắt đỏ nhất.  
    Theo ông Vũ Vinh Phú, việc vừa qua Tổng cục Thống kê công bố điều tra chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) giai đoạn 2012-2014, với việc Hà Nội có chỉ số cao nhất cả nước là có cơ sở. Nhưng công bằng mà nói giá sinh hoạt ở Hà Nội không phải cái gì cũng cao hơn thành phố Hồ Chí Minh.
    Chẳng hạn, thành phố Hồ Chí Minh có chỉ số giá giáo dục cao gấp 1,5 lần Hà Nội. Nhóm hàng hóa dịch vụ khác thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn Hà Nội từ 4-7%. Tuy nhiên tất cả các nhóm hàng còn lại thành phố Hồ Chí Minh có chỉ số thấp hơn Hà Nội từ 6 - 22%.
    Đề cập về các nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, theo ông Phú về khách quan hệ thống phân phối ở Hà Nội phát triển còn ở trình độ thấp cả về số lượng và chất lượng. Hiện Hà Nội có khoảng 80 siêu thị, 20 trung tâm thương mại, 400 chợ, 1.000 điểm bình ổn giá, 200 cửa hàng tiện lợi… Còn thành phố Hồ Chí Minh có 100 siêu thị, 100 trung tâm thương mại, 240 chợ, 700 cửa hàng tiện lợi và 7.500 điểm bình ổn giá.
    Ngoài ra thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống chợ đầu mối nông sản thực phẩm được thiết lập rất bài bản tạo ra nguồn cung hàng hóa dồi dào, có chất lượng cho khâu bán lẻ để phục vụ người tiêu dùng hàng ngày.
    Về nguồn hàng phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày như gạo, thịt, cá, rau quả, thủy hải sản... chủ yếu là từ ở các thành phố phía Nam. Trong khi ở phía Bắc chỉ có khoảng 30%. Như vậy cho thấy muốn tổ chức hàng hóa ở phía Nam đưa ra phía Bắc với cự ly hàng nghìn kilômét, rõ ràng chi phí vận chuyển sẽ tốn kém hơn từ 5-10% và được cộng vào giá thành hàng hóa khi bán lẻ cho người dân Hà Nội.
    Theo ông Phú, Hà Nội còn nhiều điều phải khắc phục để chỉ số giá tiêu dùng hàng năm được cải thiện hơn. Cụ thể như việc triển khai quy hoạch hệ thống phân phối phải nâng cấp về cơ sở hạ tầng và việc bố trí mạng lưới hợp lý: “Chẳng hạn, tại phố Thái Thịnh chỉ hơn một km nhưng có tới ba siêu thị. Có lẽ chỉ có Hà Nội mới cho phép lập doanh nghiệp bán lẻ chồng chéo kém hiệu quả như vậy và hậu quả là một siêu thị của Hapro bị đóng cửa”, ông Phú phân tích.
    Vị chuyên gia này cũng cho rằng, việc cải tạo một loạt chợ truyền thống như Ô Chợ Dừa, Cửa Nam, Hàng Da…, thành trung tâm thương mại đã không mang lại hiệu quả. Phải dừng kế hoạch cải tạo các chợ cũ vì những lý do như thiết kế không phù hợp, đầu tư vào sạp chợ sau cải tạo cao, kiểm soát trong ngoài chợ không công bằng..., làm cho hệ thống phân phối kém hiệu quả hơn.
    Đặc biệt, theo ông Phú, Hà Nội đang tiếp tục thực hiện việc cấp hàng trăm tỷ đồng cho quỹ bình ổn giá nhưng hiệu quả còn thấp, thậm chí giá hàng bình ổn có lúc, có mặt hàng còn cao hơn thị trường bên ngoài, cao hơn cả giá của các siêu thị không được tham gia chương trình bình ổn. Đáng lẽ ra có quỹ này giá cả phải thấp đi, nhưng trái lại giá cả lại bị đắt đỏ hơn...
    “Hàng hóa vào khâu bán lẻ còn phải đi qua nhiều cấp như bán buôn cấp 1, cấp 2, tốn nhiều chi phí trong và ngoài sổ sách do vậy tất cả những cái đó sẽ ùa vào giá thành hàng hóa bán lẻ, đẩy chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội lên cao”, ông Phú phân tích.
    Theo ông Vũ Vinh Phú, Hà Nội cần phải triển khai nhiều giải pháp như tập trung vào việc tổ chức nguồn hàng theo chuỗi đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ, liên kết vùng, liên kết sản xuất phân phối, giảm ách tắc giao thông, giảm bớt những chi phí, nhất là chi phí tiêu cực ở các khâu vận chuyển hàng hóa và cung ứng hàng hóa vào khâu bán lẻ mà người tiêu dùng đang phải gánh chịu; Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng hóa phục vụ và quan trọng là quản lý từ gốc; tăng cường công tác kiểm tra giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.
    Ngoài ra tăng cường khâu dự trữ những mặt hàng thiết yếu đề phòng những bất ổn xảy ra. Nên xóa bỏ chế độ “gần như bao cấp” trong bình ổn giá hiện nay, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp bán lẻ. Có như vậy, chỉ số giá sinh hoạt của Hà Nội từ năm 2016 trở đi có thể được cải thiện từng bước góp phần đảm bảo đời sống tiêu dùng cho người dân và phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh và bền vững cho Thủ đô.
    Theo ông Vũ Vinh Phú, Hà Nội cần phải triển khai nhiều giải pháp như tập trung vào việc tổ chức nguồn hàng theo chuỗi đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ, liên kết vùng, liên kết sản xuất phân phối, giảm ách tắc giao thông, giảm bớt những chi phí, nhất là chi phí tiêu cực ở các khâu vận chuyển hàng hóa và cung ứng hàng hóa vào khâu bán lẻ mà người tiêu dùng đang phải gánh chịu; Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng hóa phục vụ và quan trọng là quản lý từ gốc; tăng cường công tác kiểm tra giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Ngoài ra tăng cường khâu dự trữ những mặt hàng thiết yếu đề phòng những bất ổn xảy ra.
    Theo Tú Anh/Tiền Phong

    Tướng Trung Quốc: Mỹ tuần tra Biển Đông thì được, ngoại trừ Nhật Bản

    (TNO) Quân đội Mỹ tuần tra ở Biển Đông sẽ được chấp thuận, nhưng sự hiện diện quân sự của Nhật Bản ở Biển Đông là “không thể chấp nhận”, một tướng Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố.

    Tướng Trung Quốc: Mỹ tuần tra Biển Đông thì được, ngoại trừ Nhật Bản - ảnh 1
    Mỹ điều động tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth tham gia tập trận với Philippines ngày 22.6 - Ảnh: Reuters
    “Mỹ đã từng có các căn cứ quân sự tại Đông Nam Á, như ở Philippines… và họ hợp tác quân sự với Singapore, vì thế sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông là có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc”, đài NBC News (Mỹ) ngày 29.6 dẫn lời Thiếu tướng Zhu Chenghu, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, cho biết.
    “Người dân và chính phủ Trung Quốc khó mà chấp nhận sự hiện diện quân sự của Nhật Bản ở Biển Đông”, ông Zhu nói thêm.
    Trung Quốc đang tăng cường hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia láng giềng.
    Mỹ và Nhật Bản bày tỏ lo ngại trước hoạt động xây dựng đảo phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, và đang cung cấp tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Philippines. Washington đã tuyên bố sẽ tăng cường hoạt động tuần tra trên biển và trên không ở Biển Đông, và Tokyo đang cân nhắc việc cùng tham gia tuần tra.
    Hồi tuần rồi, Mỹ và Nhật Bản tiến hành hai cuộc tập trận chung với Philippines, gần khu vực Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
    Phúc Duy

    “Đế chế Hồi giáo” sau một năm thành lập

    (Kiến Thức) - Sau một năm thành lập, cái gọi là “Đế chế Hồi giáo” đang vươn vòi bạch tuộc ra khắp Trung Đông, Bắc Phi chứ không chỉ bó hẹp ở Syria và Iraq.

    Ngày 29/6/2014, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi công bố thành lập Đế chế Hồi giáo trải rộng khắp miền đông Syria và miền bắc, miền tây Iraq”.
    “De che Hoi giao” sau mot nam thanh lap
    Ngày 29/6/2014, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi công bố thành lập cái gọi là “Đế chế Hồi giáo".  
    Hiện thời, những nơi này nằm trong số là các khu vực có nhiều thương vong nhất thế giới và cũng là trọng tâm của nỗ lực quốc tế bài trừ các phần tử cực đoan.
    Tuyên bố của Abu Bakr al-Baghdadi kêu gọi các tín đồ Hồi giáo ủng hộ nỗ lực thành lập Đế chế Hồi giáo xướng lên nguyện vọng của các phần tử chủ chiến người Sunni, những kẻ chặt đầu con tin, tiến hành các vụ đánh bom tự sát, chiến đấu chống lại các binh sĩ Iraq và Syria, cũng như nhận trách nhiệm thực hiện các vụ tấn công khủng bố ở nước ngoài trong khi thu hút hàng ngàn chiến binh thánh chiến nước ngoài gia nhập đội ngũ.
    Nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lợi dụng cuộc nội chiến ở Syria và hỗn loạn chính trị ở Iraq để chiếm giữ các thành phố lớn xuyên khắp khu vực, trong số này có thủ đô trên thực tế của IS ở Raqqa (Syria) cũng như Mosul, Ramadi và Fallujah ở Iraq.
    “De che Hoi giao” sau mot nam thanh lap-Hinh-2
    Tham vọng lãnh thổ của cái gọi là "Đế chế Hồi giáo". 
    Sự xuất hiện của IS ở Syria càng làm phức tạp thêm cuộc chiến kéo dài bốn năm qua giữa lực lượng chính phủ và một loạt các nhóm nổi dậy, mở ra các mặt trận mới mà các bên gồm quân đội, phiến quân, và phe nổi dậy đều chiến đấu dành cùng khu vực lãnh thổ giữa lúc số thương vong đã vượt quá 200 ngàn người, hàng triệu người khác đã bỏ nhà cửa chạy lánh nạn.
    Bạo động ở Iraq cũng leo thang với số tử vong trong lực lượng an ninh quốc gia tăng vọt 350% từ tháng 5 tới tháng 6 năm ngoái. Nhìn chung, cho đến nay, 2014 là năm chết chóc nhiều nhất ở Iraq kể từ khi Mỹ rút lực lượng tác chiến ra khỏi nước này. Và năm 2015 này đang trên đà dễ dàng vượt con số thương vong của năm 2014.
    Đáp lại, Mỹ đã cầm đầu một liên minh gồm nhiều nước thực hiện các cuộc không kích chống lại phiến quân IS, bắt đầu ở Iraq hồi tháng 8 và tại Syria một tháng sau đó. Theo thống kê của Lầu Năm Góc, trong 10 tháng qua, các máy bay chiến đấu đã thực hiện 4.800 phi vụ không kích mà giới hữu trách nói là đã hỗ trợ cho các binh sĩ Iraq và các chiến binh ở Syria lấy lại một số phần lãnh thổ từ tay Nhà nước Hồi giáo.
    Tuy nhiên, tiến bộ đạt được không như mong đợi giữa lúc quân đội Iraq vẫn chưa có khả năng dành được thắng lợi trên diện rộng trong quá trình lấy lại các thành phố lớn ở miền bắc và miền tây. Quân đội Iraq được hỗ trợ bởi các dân quân do Iran hậu thuẫn và các tay súng người Kurd trong các cuộc hành quân như trong nỗ lực tái chiếm tỉnh Anbar từ tay phiến quân IS.
    Tới nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn khước từ những lời kêu gọi gửi bộ binh Mỹ sang hậu thuẫn Iraq. Thay vào đó, ông Obama đưa các cố vấn và chuyên gia huấn luyện quân sự giúp tăng cường khả năng chiến đấu cho binh sĩ Iraq.
    Tư tưởng tập trung của nhóm Nhà nước Hồi giáo là truy diệt phe Shi’ite, những người bị họ xem là các phần tử bội giáo và theo dị giáo. Đồng thời, IS cũng sát hại những người Cơ đốc giáo ở Ai Cập, người Druze ở Syria và người Yazidi ở Iraq.
    Các vụ tấn công khủng bố mà IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm bao gồm các vụ xảy ra trong tuần rồi ở Tunisia và Ai Cập, cùng các vụ khác ở Yemen và Ả-rập Xê-út.
    Nhiều di tích cổ, đền đài và di sản văn hóa ở Iraq và Syria đã bị phiến quân IS tàn phá với “cái tội” báng bổ Hồi giáo. Đáng nói là những văn hóa này ra đời trước Đạo Hồi hàng nghìn năm.
    Minh Châu (TH)

    Mỹ - Trung cố làm hòa trong đối thoại chiến lược

    Được mong đợi sẽ có những màn tranh luận nảy lửa về các vấn đề đang làm căng thẳng quan hệ song phương, đối thoại chiến lược Mỹ - Trung lại khiến nhiều người thất vọng khi vấn đề Biển Đông và an ninh mạng hiện lên khá nhạt nhòa. 
      2015-06-23T151417Z-1619432577-GF10000136
      Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì (phải) lắng nghe phát biểu của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden trong Đối thoại Kinh tế và Chiến lược thường niên Mỹ - Trung. Ảnh: Reuters
      Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung (S&ED) năm nay thu hút nhiều sự chú ý vì quan hệ hai nước đang có nhiều khúc mắc. Trước khi đối thoại chiến lược diễn ra, truyền thông đa phần dự đoán Mỹ - Trung sẽ có cuộc thảo luận gay gắt về vấn đề Biển Đông và an ninh mạng.
      "Chúng tôi không che giấu những khác biệt. Chúng tôi không nhắm mắt làm ngơ trước các vấn đề. Chúng tôi thảo luận chúng và tìm cách giải quyết trực tiếp", trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel tuyên bố trước thềm cuộc gặp được nhiều báo trích dẫn với dự đoán cuộc họp song phương sẽ dậy sóng.
      Trong bài phát biểu bế mạc hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thể hiện sự lạc quan khi gọi cuộc đối thoại năm nay là "một trong những cuộc thảo luận có tính xây dựng và hiệu quả hơn những cuộc họp chúng ta từng có". Ông còn trực tiếp phản bác đánh giá của giới phân tích rằng quan hệ hai nước đang giảm sút. "Tôi không nghĩ rằng các bạn đã thấy 4 người ngồi đây đưa ra dấu hiệu nào cho thấy quan hệ đi xuống".
      Giữ chủ đề tích cực, đối thoại chiến lược  tập trung vào các vấn đề mà lợi ích của Mỹ và Trung Quốc có liên quan chặt chẽ nhất. Trong số 127 thỏa thuận được ký kết từ đối thoại thì có hơn 1/3 liên quan đến "hợp tác về biến đổi khí hậu và năng lượng" hay "hợp tác về bảo vệ môi trường".
      Về kinh tế, có nhiều đề cập đến Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT) nhưng không có đột phá lớn. Theo tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew, hai nước thiết lập mục tiêu "trao đổi danh sách loại trừ mới vào đầu tháng 9". Điều này có nghĩa là điều lớn nhất có thể đạt được về BIT trước chuyến thăm Mỹ tháng 9 của Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ là một số tín hiệu tích cực về danh sách loại trừ mới, trong đó xác định những lĩnh vực sẽ bị hạn chế về đầu tư nước ngoài.
      Hầu hết bàn thảo trong hai ngày hội đàm cấp cao bị giới hạn trong một cuộc chơi chính trị khách sáo, Doug Tsuruoka, cây bút của Asia Times nhận định. Tiến bộ đạt được về tài chính và thị trường khá khiêm tốn.  Không bên nào bàn luận về các vấn đề song phương nghiêm trọng như an ninh mạng và Biển Đông trong một loạt các trao đổi "thẳng thắn".
      An ninh mạng
      Hồi đầu tháng này, hàng triệu nhân viên liên bang Mỹ đã bị đánh cắp thông tin cá nhân. CNN trích dẫn quan điểm của các chuyên gia mạng, cho rằng Trung Quốc có thể đứng đằng sau vụ tấn công. Một số nghi ngờ Bắc Kinh đang xây dựng một cơ sở dữ liệu lớn để có thể chuẩn bị cho các cuộc tấn công tương lai chống lại Mỹ.
      Trung Quốc nhiều lần bác bỏ cáo buộc cho rằng chính phủ đã tài trợ cho hoạt động tấn công hoặc gián điệp mạng. Nước này hướng ngược sự chú ý về chương trình tình báo của Mỹ, được tiết lộ trong tài liệu rò rỉ của Edward Snowden. Tuy nhiên, Kerry lại phủ nhận việc Trung Quốc có "đáp trả tiêu cực" trong bàn luận về vấn đề mạng. 
      Mỹ dường như đang dùng biện pháp "vừa đấm vừa xoa". Trong khi ngoại trưởng Kerry giữ giọng điệu khá mềm mỏng thì Phó tổng thống Biden dường như cứng rắn hơn khi mở đầu bài phát biểu của mình bằng cảnh báo: "Các quốc gia sử dụng công nghệ máy tính làm vũ khí kinh tế, hay kiếm lợi nhuận từ việc trộm cắp tài sản trí tuệ đang hy sinh lợi ích của ngày mai vì lợi ích ngắn hạn trong hôm nay".
      Biển Đông
      Vấn đề Biển Đông gần như vắng mặt trong văn kiện bế mạc chính thức của S& ED, đặc biệt là sự phản đối của Mỹ đối với hoạt động cải tạo và xây dựng của Trung Quốc. Kerry đã cẩn trọng khi không gọi đích danh Trung Quốc trong bài phát biểu bế mạc của mình. Thay vào đó, ông nói "các nước có tranh chấp chủ quyền nên kiềm chế, không đơn phương hành động và giải quyết khác biệt theo quy định của pháp luật quốc tế". Tuyên bố này khá tương phản với những lời phê bình gay gắt mà giới chức quân sự Mỹ đưa ra gần đây.
      Tuy nhiên, Phó tổng thống Biden lại một lần nữa thể hiện quan điểm cứng rắn hơn nhấn mạnh vai trò của Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương. "Chúng tôi là một quốc gia Thái Bình Dương và bất kỳ điều gì xảy ra ở Thái Bình Dương sẽ ảnh hưởng đến Mỹ tương đương hoặc nhiều hơn bất kỳ phần nào khác của thế giới. Chúng tôi hiện là cường quốc ở Thái Bình Dương, và sẽ tiếp tục duy trì vị thế đó".
      Với tuyên bố này, Washington tiếp tục khẳng định mình có quyền chính đáng khi quan tâm đến diễn biến trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ sẽ là thế lực thống trị đảm bảo ổn định trong khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc nhiều lần  khẳng định rằng nhiều việc xảy ra tại châu Á nằm ngoài phạm vi quản lý của Mỹ, đặc biệt là liên quan đến Trung Quốc và các nước láng giềng.
      Ngoài ra, Mỹ có thể đã tìm cách giải quyết vấn đề gián tiếp, bằng cách tổ chức "cuộc họp về đại dương", trong khuôn khổ của S&ED. Phiên họp này bao gồm các chủ đề như bảo vệ môi trường biển, an ninh hàng hải và thực thi pháp luật. Trong khi Biển Đông không được nêu trong bản tóm tắt chính thức của cuộc họp, thì nhiều chủ đề được bàn luận như chống đánh bắt cá trái phép, tăng cường hợp tác giữa các lực lượng tuần duyên, tạo dựng và quản lý "khu bảo tồn biển" có thể được áp dụng hiệu quả ở Biển Đông và có khả năng giảm bớt căng thẳng.
      Bỏ quên?
      Shannon Tiezzi, cây bút của The Diplomat cho rằng Trung Quốc có thể đã né được vấn Biển Đông trong S&ED bằng tuyên bố hôm 16/6, thông báo dừng cải tạo ở Trường Sa. Trung Quốc đã xuống thang ngoại giao ngay trước thềm cuộc họp để xoa dịu Mỹ và các nước láng giềng.
      Jhinuk Chowdhury, một nhà báo tự do viết trên RT rằng, khi Mỹ và Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhau thì hai bên càng khó có thể thảo luận một cách rõ ràng về các vấn đề nghiêm trọng. Xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc giúp tạo ra gần 1 triệu việc làm ở Mỹ, trong khi đầu tư chung giữa hai bên đạt mức 120 tỉ USD. "Với sự liên kết về lợi ích giữa hai quốc gia như vậy, thì cả hai bên đều không thể chịu nổi cái giá nếu không hợp tác hoặc thậm chí là đối đầu trực tiếp", Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương nói.
      Robert Lawrence Kuhn, nhà chiến lược toàn cầu và cố vấn chính thức cho chính phủ Trung Quốc, cho rằng Mỹ - Trung thực chất có thể đã thỏa hiệp đằng sau hậu trường. "Bất kỳ tiến bộ nào đạt được về các vấn đề nhạy cảm như Biển Đông và tấn công mạng sẽ không được công khai, nhưng tôi chắc chắc rằng hai bên đã ngầm thống nhất không để các vấn đề phủ bóng quá lớn lên hội nghị và làm ảnh hưởng đến chuyến thăm của ông Tập đến Washington - một sự kiện cực kỳ quan trọng. Đồng thời, việc này còn nhằm không ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi hay làm mất mặt trước công chúng", Kuhn nhận định.
      Doug Tsuruoka, cây bút của Asia Times cho rằng không bên nào chiến thắng trong S&ED, và đây chỉ là một cuộc "tập dượt" cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 9. Các vấn đề sẽ rõ ràng hơn trong chuyến thăm của ông Tập, sự kiện được dự đoán sẽ đưa ra những quyết định đột phá.
      Phương Vũ
       
       

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      TT&HĐ I - 9/d

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH