Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 62

(ĐC sưu tầm trên NET)


Lai lịch viên minh châu 3.000 tỷ trong miệng Từ Hy Thái hậu

Từ Hy thái hậu được đánh giá là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. Chính vì thế lăng mộ của Từ Hy thái hậu còn lớn hơn lăng tẩm của chồng là vua Hàm Phong và con trai Đồng Trị.
    Kho báu không tưởng và viên minh châu 3.000 tỷ trong miệng Từ Hy
    Từ Hy thái hậu là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bà được biết đến với danh xưng “Tây thái hậu”, “Lão phật gia”.
    Sau khi qua đời, bà được truy phong Thụy hiệu “Hiếu Khâm Từ Hy Thụy Hữu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hy Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng Thái hậu”, với lễ tang được tổ chức long trọng nhất trong lịch sử dành cho 1 Hoàng hậu.
    Tuy chỉ là phận nữ nhi, nhưng Từ Hy lại được ví như “phượng hoàng trên đầu thiên tử”.
    Thống trị Trung Hoa trong gần nửa thế kỷ, mặc dù không phải hoàng đế, nhưng quyền hành trong suốt ba đời vua đều bị bà thao túng trong tay, vương quan đại thần trong triều thấy thế lại càng thêm khiếp sợ.
    Chân dung Từ Hy thái hậu
    Chân dung Từ Hy thái hậu
    Cũng chính bởi quyền uy vượt trên thiên tử, lăng mộ của Từ Hy thái hậu còn lớn hơn lăng tẩm của chồng là vua Hàm Phong và con trai Đồng Trị.
    Những vật bồi táng theo bà hoàng này có giá trị tương đương với quốc khố Thanh triều trong nhiều năm trời. Đó là chưa kể những bức thi họa cổ, trân bảo ngọc thạch với giá trị lớn tới không thể ước tính.
    Cùng với những hành động để lại tiếng xấu ngàn đời, lăng mộ xa xỉ của Từ Hy càng làm cho tên tuổi của bà “lẫy lừng” hậu thế.
    Chính sử Thanh triều có ghi, suốt đời Từ Hy thái hậu có thu vui là sưu tập trân kỳ dị bảo.
    Trong mục “Ghi chép lại đại sử năm thái hoàng thái hậu băng hà” có viết: "Lúc sinh thời, Từ Hy thường xuyên đem cất giấu báu vật vào hầm bí mật”.
    Kho báu không tưởng trong mộ thất Từ Hy
    Trong bộ “Ái Nguyệt Hiên bút ký” của Lý Liên Anh – thái giám tâm phúc của Từ Hy - và người cháu là đồng tác giả có ghi chép rõ ràng về chủng loại, số lượng, vị trí và giá trị của các đồ tùy táng trong lăng mộ xa hoa của “lão phật gia”.
    Từ Hy sinh thời vốn ham mê châu báu ngọc ngà, khi qua đời còn được mai táng theo số trân kỳ dị bảo có giá trị lên tới hàng trăm triệu lượng bạc.
    Tính sơ trong đó có 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc, cùng hàng ngàn viên trân châu được đính trên y phục hay chăn nệm.
    Trước khi Thái hậu nhập quan, trong quan tài phải trải sẵn ba lớp gấm quý đan tơ vàng có đính một lớp trân châu, tổng cộng dày một thước.
    Khi khâm liệm, Thái hậu mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc, dưới chân gác lên chiếc ấn ngọc chạm khắc hình hoa sen.
    Phủ trên thi hài Từ Hy là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25.000 chữ, trên chăn đính 820 viên trân châu.
    Địa cung bên trong Lăng Từ Hy Thái hậu.
    Địa cung bên trong Lăng Từ Hy Thái hậu.
    Trong đó, một viên trân châu đã có giá 10 triệu - 20 triệu lượng.
    Chiếc mũ phụng được Từ Hy đội khi mai táng cũng là trân bảo “có một không hai” trên thế gian. Trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, có giá trị lên tới 10 triệu lượng bạc.
    Trên thi hài bà còn được phủ một chiếc chăn có gắn trân châu thành hình hoa mẫu đơn. Vòng tay chôn theo bà cũng là một chuổi các viên kim cương chạm khắc thành hoa cúc và mang vàng ghép lại.
    Bên phải thi hài đặt một chậu san hô tạo tác từ ngọc với hai màu xanh – đỏ, trên ngọn còn có một con chim bói cá. Ngoài ra còn có vô số đá quý khác được chạm khắc thành hình hoa quả như đào, lê, mận,…
    Chưa dừng lại ở đó, bên trong lăng mỗ còn tìm thấy 8 con chiến mã làm từ ngọc, 18 vị La Hán làm từ ngọc. Số châu ngọc này phải lên tới hơn 700 món.
    Tương truyền rằng, sau khi bỏ đồ bồi táng xong, thấy quan tài vẫn còn chỗ hở, các quan phụng táng lại đổ thêm vào 4 hộp trân châu và 2.200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch.
    Riêng số châu báu “điền vào chỗ trống” này đã đáng giá 130.000 lượng bạc trắng.
    Qua những di vật bên trong quan tài, có thể thấy Từ Hy đặc biệt có niềm say mê đối với phỉ thúy.
    Bên cạnh hồng ngọc, vàng bạc, trong lăng tẩm của Từ Hy thái hậu còn có 27 bức tượng phỉ thúy tạc hình Phật. Hai bên dưới chân đều có hai viên phỉ thúy có màu dưa hấu. Ngoài ra còn có hai viên phỉ thúy trắng xanh, bên trong có màu vàng mật ong.
    Trong “Nội Vụ Phủ sổ sách” của hoàng cung cũng đánh giá: Những “trung châu bảo ngọc” được khâm liệm nhập quan cùng Tư Hy thái hậu, bất kể về số lượng hay chủng loại đều khiến người ta kinh ngạc.
    Có thể ví lăng tẩm của vị “lão phật gia” này giống như một “châu bảo ngọc khí bách khoa toàn thư” (bách khoa toàn thư về những thứ châu báu quý giá).
    Những vật phẩm làm từ khoáng thạch quý giá như phỉ thúy, chân trâu, kim cương, vốn dĩ đã khó kiếm, chưa nói đến giá trị của nó khi được tạo tác đều vô cùng khéo léo, tỉ mẩn, độc nhất vô nhị.
    Tuy nhiên, một số giả thiết cho rằng số lượng lớn trong đó là đồ mà các hoàng thân quốc thích, vương công đại thần dâng tặng. Xét về giá trị, mỗi món đồ trong quan tài Từ Hy đều là những bảo vật vô giá.
    Vào năm 1928, lăng mộ của “Tây Thái hậu” đã bị kẻ trộm đột nhập và lấy đi một lượng không nhỏ những trân bảo mai táng.
    Cây san hô đỏ điêu khắc bằng ngọc
    Cây san hô đỏ điêu khắc bằng ngọc
    Khi đó, quân đoàn trưởng quân đoàn 12 của Quốc dân đảng là Tôn Điện Anh đóng quân ở huyện Kế, tỉnh Hà Bắc (nay trực thuộc thành phố Thiên Tân), cách Đông Lăng không xa.
    Đoàn quân này đã ngang nhiên cho công binh đột nhập mộ thất, phả tan cửa vào cùng những bức tường khảm kim cương.
    Sau khi thành công xâm nhập mộ đạo, đoàn binh này tiếp tục đục khoét cửa đá phía sau mộ thất, cậy nắp quan tài, trộm đi một số lượng lớn các trân kỳ dị bảo.
    Thông tin về việc Tôn Điện Anh trộm báu vật ở Đông Lăng đã khiến cho toàn Trung Quốc không khỏi phẫn nộ. Liên tiếp có nhiều lá thư điện tín gửi tới tay Quốc dân đảng yêu cầu nghiêm phạt hành vi xâm hại văn hóa này.
    Để đối phó với áp lực từ phía dư luận, Tưởng Giới Thạch đã buộc phải yêu cầu đưa thi thể Từ Hy cùng số trâu báu trở lại quan tài trong Đông Lăng. Tuy nhiên kẻ cầm đầu vụ trộm – Tôn Điện Anh – lại hoàn toàn thoát tội bằng nhiều cách.
    Viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy Thái hậu
    Trên danh nghĩa là “phục hồi nguyên trạng” mộ thất của Từ Hy thái hậu, nhưng những trân kỳ dị bảo được an táng của bà đã “không cánh mà bay”. Nguyên nhân là do Tôn Điện Anh dùng nhật báu phẩm này để “chạy tội”.
    Tôn Điện Anh tặng cho Tưởng Giới Thạch thanh Cửu Long bảo kiếm của Càn Long hoàng đế và nhiều bức thư họa quý giá.
    Chưa dừng lại ở đó, hắn còn tặng cho Tống Tử Văn - cha vợ Tưởng Giới Thạch - viên phỉ thúy màu dưa hấu được lấy từ bên trong quan tài Từ Hy.
    Đặc biệt, viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy đã bị tên này đem tặng cho Tống Mỹ Linh – vợ Tưởng Giới Thạch.
    Tống Mỹ Linh thậm chí đã dùng viên minh châu quý hiếm ấy đã đính trên giày của mình. Sau này binh biến nổ ra, viên dạ minh chây này cũng bị thất lạc.
    Theo sử sách, việc Thái hậu Từ Hy được an táng cùng một viên dạ minh châu trong miệng là có thật. Viên dạ minh châu này hình cầu, có khối lượng khoảng 787.28 carat (hơn 157 gram).
    Vào năm 1908, viên dạ minh châu này đã được định giá là 10,8 triệu lượng bạc, tương đương với 810 triệu NDT hiện nay (hơn 2.855 tỷ VNĐ).
    Quan tài bên trong địa cung Lăng Từ Hy thái hậu
    Quan tài bên trong địa cung Lăng Từ Hy thái hậu
    Bí ẩn lai lịch dạ minh châu
    Theo nhiều nguồn khảo cứu, có khả năng viên dạ minh châu đã thất lạc này chính là viên “Kim cương của Đại đế Mogul” lừng danh.
    “Kim cương của Mogul” xuất hiện đầu tiên ở miền nam Ấn Độ.
    Vào năm 1657, nhà nước Hồi giáo Mogul của Ấn Độ chinh phục được hai tiểu vương quốc và thống nhất miền nam Ấn Độ. Những viên dạ minh châu đó được phát hiện đã xuất hiện trong cung điện mang kiến trúc Mogul từ thời điểm này.
    Tuy nhiên những năm chính biến sau đó, cùng với sự sụp đổ của vương triều Mogul, loại đá quý bí ẩn này cũng biến mất.
    Mặc dù một nhà chuyên nghiên cứu đá quý người Pháp Niamey Tahoua đã khẳng định vào năm 1665 rằng trong một cung điện Mogul còn tồn tại vời thời điểm đó, có viên “đại kim cương Mogul” còn quý giá hơn nhiều.
    Tuy nhiên trên thực tế, đó chỉ là loại đá mô phỏng theo “Kim cương của hoàng đế Mogul”. Viên dạ minh châu cuối cùng này chỉ còn tồn tại ở Afghanistan.
    Vào năm 1760 dưới thời vua Càn Long, nhà vua đã cho quân đàn áp các cuộc nổi loạn tại biên giới, “Viên kim cương của hoàng đế Mogul” đã đến Trung Hoa vào thời điểm đó.
    Sau này nó được cống nạp đến tay Từ Hy thái hậu và trở thành vật theo chân bà đến suối vàng.
    Khoahocthuvi.net
    Nguồn: Trí Thức trẻ


    Ai là thủ phạm vụ thảm sát 3 họ nhà cụ Nguyễn Trãi ở Lệ Chi Viên?

    Vụ án Lệ Chi Viên, tức vụ án vườn vải, là vụ án mà đại thần Nguyễn Trãi bị vu oan và bị tru di tam tộc (chém 3 họ) thời Lê sơ (triều đình Lê Thái Tông) trong lịch sử Việt Nam.
      Vụ thảm sát Lệ Chi Viên
      Ngày 27-7-1442, vua Lê Thái Tông tuần du về phía Đông, đến thành Chí Linh, Hải Dương để thân duyệt quân đội. Đến ngày 1-9-1442, trên đườngvề kinh Thăng Long, nhà vua có ghé thăm cố nhân Nguyễn Trãi đã nghỉ hưu ở Côn Sơn, Hải Dương.
      Đêm 7-9, khi Thái Tông mang theo người thiếp yêu Thị Lộ của Nguyễn Trãi về đến Lệ Chi Viên (trại vải) ngủ lại làng Đại Lại, H.Gia Bình, Bắc Ninh, thì đột nhiên đêm đó ông bị cảm và đột ngột qua đời. Ngay lập tức, Nguyễn Thi Lộ(vợ lẽ của Nguyễn Trãi), người hầu đêm đó nhà vua trở thành nghi phạm số một. Chỉ vài ngày sau Nguyễn Trãi lập tức bị bắt và bị triều đình cáo buộc tội đồng mưu với vợ sát hại vua.
      Một bệ miếu thờ cổ kính nằm ở ngay khu vực đã xảy ra thảm án Lệ Chi Viên
      Một bệ miếu thờ cổ kính nằm ở ngay khu vực đã xảy ra thảm án Lệ Chi Viên
      Không cần xét xử kĩ càng, ngày 19-9-1442, Thị Lộ và Nguyễn Trãi cùng bị triều đình xử tội tru di tam tộc (giết ba họ: họ cha, họ mẹ và họ vợ). Đây là vụ án nghiêm trọng nhất gây nhiều dư luận bất bình nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
      Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi là người thế nào? Phải chăng Thị Lộ thật sự là kẻ đã giết hại Thái Tông? Người chồng của bà Thị Lộ - trọng thần Nguyễn Trãi có liên quan gì trong vụ án này?
      Nên nhớ, khi vụ thảm sát này xảy ra, theo chính sử, bà Nguyễn Thị Lộ đã...52 tuổi. Vua Lê Thái Tông đầy đủ tam cung lục viện" trẻ đẹp lại có thể có dan díu với người phụ nữ ngoại ngũ tuần chăng? Đây là câu hỏi gây nhiều tranh luận trong giới sử học.
      Nguyễn Thị Lộ (1390-1442) là vợ lẽ của Nguyễn Trãi, vừa đẹp vừa hay chữ, từng được Thái Tông vời vào triều phong chức Lễ nghi học sĩ, giữ công việc dạy cung nữ và giảng sách cho vua. Bà vốn là con nhà có học thức, quê làng Hải Triều, một làng làm chiếu có tiếng, thuộc huyện Ngự Thiên, Thái Bình (nay là thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, Thái Bình)
      Tương truyền, năm 1406 khi Nguyễn Trãi (26 tuổi) đang làm quan nhà Hồ, gặp Thị Lộ đang ở tuổi trăng tròn-16 tuổi ở Vũ Lăng. Mới gặp lần đầu sau cuộc mạn đàm thi ca, cả hai nhanh chóng đã tở thành tri kỷ. Tuy nhiên về làm bạn thơ thiếp với Nguyễn Trãi nhiều năm, Thị Lộ vẫn không có con. Họ nhận một người cháu của Ngô Từ là Ngô Chi Lan làm con nuôi.
      Trong thời gian Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa, Nguyễn Trãi cùng em họ Trần Nguyên Hãn đồng tâm ra giúp sức tụ nghĩa chống quân Minh. Mỗi khi Nguyễn Trãi thảo thư từ, chiếu hịch đều có Thị Lộ ở bên giúp việc sửa chép. Lúc nào, Thị Lộ cũng cần mẫn tươi cười, nhẫn nại, hoạt bát, đoan chính làm việc thông thái nên được mọi người yêu mến, kính nể.
      Năm 1428, kháng chiến 10 năm chống giặc phương Bắc toàn thắng, Nguyễn Trãi được tước hầu, làm Thượng thư bộ Lại (trông coi nhân viên, quan lại). Nhưng chỉ một năm sau bị vua ngờ liên can đến nghi án Trần Nguyên Hãn (vốn bị vua nghi ngờ, buộc tội chết, Nguyên Hãn đã nhảy sông tự tử), Nguyễn Trãi cũng đã bị tống giam. Sau đó, nhờ các đại thần can thiệp, ông được miễn truy cứu.
      Chán cảnh quan trường đầy âm mưu thủ đoạn, Nguyễn Trãi làm quan một thời gian rồi xin nghỉ việc về Côn Sơn.
      Ai là thủ phạm trong vụ thảm sát Lệ Chi Viên?
      Trong bốn năm (từ 1438-1442), nhờ có sự hướng dẫn của Thị Lộ, Thái Tông đã trị vì quốc gia đại sự một cách khoan từ, sáng suốt. Sử thần Vũ Quỳnh khen:''Thị Lộ đã cảm hoá được Lê Thái Tông, thuyết phục vua chăm chỉ đèn sách, lại giúp nhà vua nhiều ý kiến hay để sửa trị nước.
      Cậu bé bất trị nay đổi thành một ''minh quân'' khác hẳn trước... Ngài lại thể theo lòng trời đất nuôi sống muôn loài, ban hành''chính sách xót thương bất nhẫn'' của bậc đế vương, xử kiện xét tf phần nhiều khoan thứ. Đức ''hiếu sinh'' của ngài là đức của vua Thuấn xưa''.
      Việc tranh giành ảnh hưởng triều chính và ngôi vị thái tử ooôử mọi triều đại phong kiến bao giờ cũng có nguồn gốc từ các bà vợ vua. Trong số năm bà vợ của Thái Tông, có bà phi Nguyễn Thị Anh sinh ra Bang Cơ, được phong làm thái tử.
      Lần đó, bà phi Ngô Thị Ngọc Dao (con gái của Ngô Từ) cũng đang có mang, lại chiêm bao thấy Ngọc Hoàng sai một vị tiên xuống đầu thai vào mình. Biết chuyện, Thị Anh lo sợ một khi Ngọc Dao sinh ra quý tử sẽ chiếm ngai thái tử của Bang Cơ nên đã vu cho Ngọc Dao dính líu đến một việc bùa ngãi, sau đó xui Thái Tông khép bà vào tội ''bị voi đày''.
      Nguyễn Trãi nói với Thị Lộ khuyên Thái Tông đừng nghe lời xúc xiểm mà làm việc thất đức. Vua đồng ý, cho phép Thị Lộ đem Ngọc Dao giấu ở chùa Huy Văn. Vài tháng sau, Ngọc Dao sinh ra một người con trai được nhà vua đặt tên là Tư Thành (vua Lê Thánh Tông sau này).
      Để tránh khỏi Nguyễn Thị Anh mưu hại, Nguyễn Trãi đưa hai mẹ con Ngọc Dao ra An Bang (Quảng Ninh ngày nay). Từ đó, Nguyễn Thị Anh hết sức thâm thù vợ chồng Nguyễn Trãi và Thị Lộ.
      Sau khi Thái Tông qua đời, hai tướng của triều đình lúc đó là Đinh Liệt và Trịnh Khả đứng lên tuyên bố Thái Tông đã lập Bang Cơ làm thái tử và uỷ thác cho Trịnh Khả phụ chính. Thế là Bang Cơ mới 2 tuổi đã lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), Thị Anh được ngồi sau rèm nhiếp chính.
      Nhân việc vua Thái Tông đột tử, Thị Anh liền chùa với bọn gian thần ra lệnh tra tấn Thị Lộ cực kì dã man. Bà bị ép và buộc phải nhận tội đã cùng Nguyễn Trãi âm mưu giết vua. Thế là cả hai cùng thân thuộc bị trảm quyết hết sức tàn nhẫn.
      Vụ án Lệ Chi Viên dù đã được xét xử nhưng dư luận dân chúng và quan lại trong triều hết sức ngờ vực đặt ra nhiều câu hỏi khó lòng giải đáp.
      Năm 1459, Nhân Tông (Bang Cơ) và Từ Tuyên Thái Hậu (Nguyễn Thị Anh) bị hoàng tử Nghi Dân giết để tiếm ngôi. Trong một bài chiếu, Nghi Dân có nói: ''Trẫm là con trưởng của Thái Tông Văn hoàng đế, trước đây đã được giữ ngôi chính ở Đông Cung.
      Chẳng may tiên đế đi tuần về miền Đông, bỗng băng hà ở bên ngoài. Nguyễn Thái Hâu muốn giữ vững quyền vị, ngầm sai nội quan Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm vua, bắt trẫm làm phiên vương. Sau Tạ Thanh tiết lộ việc ấy, lây đến Thái Uý Trịnh Khả và Tư Không Trịnh Khắc Phục, Thái Hậu bắt giết cả để diệt khẩu''.
      Tương truyền, khi thuật lại chuyện cũ, Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao có dặn vua Thánh Tông rằng: ''Chính Nguyễn Thị Anh đã ngầm sai Tạ Thanh bỏ thuốc độc cho Thái Tông chết, nhưng con nên giữ kín việc ấy''.
      Bùi Văn Nguyên trong ''Con người Nguyễn Trãi'' (1984) cho rằng :''Bọn gian thần phía bà phi Nguyễn Thị Anh âm mưu giết hại Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ để giành ngôi vua cho Bang Cơ (Lê Nhân Tông) khỏi rơi vào tay của Tư Thành (sau này là Lê Thánh Tông), người được Nguyên Trãi và Thị Lộ ủng hộ. Đó chính là nguyên nhân sâu xa của vụ án Lệ Chi Viên.
      Nguyễn Trãi là ai?
      Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442) là quan nhà Hồ và công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương).
      Một cảnh trong phim về vụ án Lệ Chi Viên
      Một cảnh trong phim về vụ án Lệ Chi Viên
      Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.
      Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.
      Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.
      Giai thoại về vụ án Lệ Chi Viên
      Có giai thoại nói rằng lúc cha Nguyễn Trãi (có bản ghi Nguyễn Phi Khanh) còn dạy học có dự định cho học trò phát hoang khu vườn, đến đêm nằm mơ thấy một người đàn bà với bầy con dại tới xin ông cho thư thả ít hôm mới dọn nhà vì con mọn, sáng ra khi học trò của ông phát cỏ vườn nhà thì đánh chết một bầy rắn, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ, ông than thở, cho chôn bầy rắn và cho học trò biết là loài rắn thường hay thù dai, thế nào cũng trả thù ông.
      Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ "đại" ("đời") qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông bị hại đến ba đời. Ngày sau con rắn hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ dụ dỗ ông, hại ba đời nhà ông và biến thành rắn bò đi khi bà Nguyễn Thị Lộ bị dìm xuống sông.
      Nhiều người tin rằng giai thoại này nhằm đổ tội cho bà Nguyễn Thị Lộ, giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi, xoa dịu lòng tiếc thương Nguyễn Trãi và chán ghét nhà Lê nhỏ mọn đối với công thần. Họ cho rằng đây là thuật tuyên truyền của tầng lớp thống trị hồi đó lợi dụng lòng mê tín của nhân dân. Ngày nay giai thoại này bị bác bỏ vì không được xác chứng. (Còn tiếp)
      Trần Vân (tổng hợp)
      Khoahocthuvi.net


      Ai là thủ phạm vụ thảm sát 3 họ nhà cụ Nguyễn Trãi ở Lệ Chi Viên? (2)

      Thủ phạm vụ thảm án Lệ Chi Viên khiến cả 3 họ cụ Nguyễn Trãi bị chém (tru di tam tộc) là Nguyễn Thị Anh, vợ vua Lê Thái Tông, mẹ của hoàng tử Bang Cơ, tức là vua Lê Nhân Tông sau này.
        Một cảnh phim nói về vụ án Lệ Chi Viên
        Bà Anh còn bị nghi ngờ giết vua Lê Thái Tông, giết cả họ cụ Nguyễn Trãi để bịt đầu mối do các trọng thần nhà Lê nghi ngờ Lê Nhân Tông không phải là con đẻ của Lê Thái Tông.
        Theo chính sử nước ta, trước khi vụ thảm án xảy ra tại Lệ Chi Viên, trong bốn năm, từ 1438-1442, nhờ có sự hướng dẫn của vợ chồng Nguyễn Trãi và Thị Lộ, vua Thái Tông đã trị vì quốc gia một cách khoan từ, sáng suốt.
        Về việc trị nước gia đoạn này của Thái Tông, Sử thần Vũ Quỳnh khen: ''Thị Lộ đã cảm hoá được Lê Thái Tông, thuyết phục vua chăm chỉ đèn sách, lại giúp nhà vua nhiều ý kiến hay để sửa trị nước. Cậu bé bất trị nay đổi thành một ''minh quân'' khác hẳn trước... Ngài lại thể theo lòng trời đất nuôi sống muôn loài, ban hành chính sách xót thương bất nhẫn'' của bậc đế vương, xử kiện phần nhiều khoan thứ. Đức hiếu sinh của ngài là đức của vua Thuấn xưa''.
        Cảnh nhà Lê xử án ba họ cụ Nguyễn Trãi. Ảnh minh họa
        Cảnh nhà Lê xử án ba họ cụ Nguyễn Trãi. Ảnh minh họa
        Việc tranh giành ảnh hưởng triều chính và ngôi vị thái tử ở mọi triều đại phong kiến bao giờ cũng có nguồn gốc từ các bà vợ vua.
        Trong số năm bà vợ của Thái Tông, có bà phi Nguyễn Thị Anh sinh ra Bang Cơ, được phong làm thái tử. Lần đó, bà phi Ngô Thị Ngọc Dao (con gái của Ngô Từ) cũng đang có mang, lại chiêm bao thấy Ngọc Hoàng sai một vị tiên xuống đầu thai vào mình. Biết chuyện, Thị Anh lo sợ một khi Ngọc Dao sinh ra quý tử sẽ chiếm ngai thái tử của Bang Cơ nên đã vu cho Ngọc Dao dính líu đến một việc bùa ngải, sau đó xui Thái Tông khép bà vào tội ''bị voi đày''.
        Nguyễn Trãi nói với Thị Lộ khuyên Thái Tông đừng nghe lời xúc xiểm mà làm việc thất đức. Vua đồng ý, cho phép Thị Lộ đem Ngọc Dao giấu ở chùa Huy Văn. Vài tháng sau, Ngọc Dao sinh ra một người con trai được nhà vua đặt tên là Tư Thành (vua Lê Thánh Tông sau này). Để tránh khỏi Nguyễn Thị Anh mưu hại, Nguyễn Trãi đưa hai mẹ con Ngọc Dao ra An Bang (Quảng Ninh ngày nay). Từ đó, Nguyễn Thị Anh hết sức thâm thù vợ chồng Nguyễn Trãi và Thị Lộ.
        Sau khi Thái Tông qua đời, hai tướng của triều đình lúc đó là Đinh Liệt và Trịnh Khả đứng lên tuyên bố Thái Tông đã lập Bang Cơ làm thái tử và uỷ thác cho Trịnh Khả phụ chính. Thế là Bang Cơ mới 2 tuổi đã lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), Thị Anh được ngồi sau rèm nhiếp chính.
        Nhân việc vua Thái Tông đột tử, Thị Anh liền hùa với bọn gian thần ra lệnh tra tấn Thị Lộ cực kì dã man. Bà Lộ bị ép và buộc phải nhận tội đã cùng Nguyễn Trãi âm mưu giết vua. Thế là cả hai cùng thân thuộc bị trảm quyết hết sức tàn nhẫn. Vụ án Lệ Chi Viên dù đã được xét xử nhưng dư luận dân chúng và quan lại trong triều hết sức ngờ vực đặt ra nhiều câu hỏi khó lòng giải đáp.
        Thời đó trong dân gian từng lưu truyền nhiều truyền thuyết kì lạ về cuộc đời của Thị Lộ.
        Năm 1459, Nhân Tông (Bang Cơ) và Từ Tuyên Thái Hậu (Nguyễn Thị Anh) bị hoàng tử Nghi Dân giết để tiếm ngôi. Trong một bài chiếu, Nghi Dân có nói: ''Trẫm là con trưởng của Thái Tông Văn hoàng đế, trước đây đã được giữ ngôi chính ở Đông Cung. Chẳng may tiên đế đi tuần về miền Đông, bỗng băng hà ở bên ngoài. Nguyễn Thái Hâu muốn giữ vững quyền vị, ngầm sai nội quan Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm vua, bắt trẫm làm phiên vương. Sau Tạ Thanh tiết lộ việc ấy, lây đến Thái Uý Trịnh Khả và Tư Không Trịnh Khắc Phục, Thái Hậu bắt giết cả để diệt khẩu''.
        Tương truyền, khi thuật lại chuyện cũ, Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao có dặn con là vua Lê Thánh Tông rằng: ''Chính Nguyễn Thị Anh (vợ Lê Thái Tông, mẹ vua Lê Nhân Tông - Trần Vân chú thích) đã ngầm sai Tạ Thanh bỏ thuốc độc cho Thái Tông chết, nhưng con nên giữ kín việc ấy''.
        Bùi Văn Nguyên trong cuốn ''Con người Nguyễn Trãi'' (1984) cho rằng: ''Bọn gian thần phía bà phi Nguyễn Thị Anh âm mưu giết hại Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ để giành ngôi vua cho Bang Cơ (Lê Nhân Tông) khỏi rơi vào tay của Tư Thành (sau này là Lê Thánh Tông), người được Nguyên Trãi và Thị Lộ ủng hộ. Đó chính là nguyên nhân sâu xa của vụ án Lệ Chi Viên".
        Đến năm 1464, tức 22 năm sau ngày thảm án Lệ Chi Viên xảy ra, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) lên ngôi. Ngay lập tức, ông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi, truy phong chức Đặc tiến kim tử Vinh Lộc đại phu, tước Tán Trù bá và cho người con trai duy nhất trốn thoát nạn là Nguyễn Anh Vũ làm tri huyện và cấp cho họ Nguyễn một trăm mẫu ruộng để lo việc thờ cúng. Tuy nhiên, đáng tiếc không thấy nhà vua ra lệnh truy lại xem ai đã giết Thái Tông.
        Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần trong ''Việt sử giai thoại'', tập V lại có ý kiến cho rằng: ''Trước đây, vua vẫn thích vợ của quan thừa chỉ Nguyễn Trãi, tên là Nguyên Thị Lộ. Thị Lộ đẹp người lại có tài văn chương. Vua gọi vào cung, cho làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu cận. Khi đi tuần du miền Đông về, qua Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ đàm đạo rồi mất. Các quan bí mật đưa linh cữu về. Ngày 6 thì đến kinh sư, vào đến cung là nửa đêm, lúc ấy mới phát tang. Ai cũng nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua.
        Sách ''Khâm định Việt Sử thông giám cương mục'' (chính biên, quyển 17, tờ 23) chép: ''Trước, vợ lẽ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, đẹp người, hay chữ, vua nghe tiếng, mời đến, phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu cận, nhân đó mà cợt nhả với Nguyễn Thị Lộ. Khi vua đi tuần du phía Đông, xa giá quay về đến Lệ Chi Viên thì mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm. Đến sáng thì nhà vua mất. Người ta nói Thị Lộ giết vua, bèn bắt Thị Lộ''.
        Nguyễn Khắc Thuần trong ''Việt sử giai thoại'' có lời bàn: ''Trước đó, vua Lê Thái Tông đã loại bỏ bốn trong số năm bà vợ, còn một bà thì đang bận con thơ, nhân đó mà cho Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ là người xinh đẹp ''ngày đêm hầu cận'', rồi sàm sỡ với bà.
        Sau nhiều ngày tuần du mệt nhọc, vua lại thức suốt đêm với một người phụ nữ bên bờ sông, nếu sốt rét không giết chết vua, ắt cũng chẳng thiếu nguyên nhân đủ để giết vua hoặc giả làm cho vua bị bại hoại... Bấy giờ, ai cũng nói Thị Lộ giết vua, dẫu chẳng ai thấy bà làm việc thất đức tày trời đó''.
        Theo từ điển mở Wikipedia, gần đây các nhà nghiên cứu nói trên đã tham khảo gia phả dòng họ Đinh là con cháu của công thần Đinh Liệt nhà Hậu Lê và phát hiện nhiều bài thơ của chính Đinh Liệt để lại (được công bố trong "Nhìn lại lịch sử" của họ). Bài thơ được viết bằng chữ Hán nhưng viết theo kiểu ẩn ý, dùng phép nói lái để người đọc suy đoán rằng: Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông) không phải là con vua Lê Thái Tông.
        Vua Lê Thái Tông lúc mất mới 20 tuổi nhưng trước khi mất vua đã có ...4 con trai. Con lớn nhất là Lê Nghi Dân, con thứ hai là Khắc Xương, con thứ ba là Bang Cơ (vua Lê Nhân Tông sau này), con thứ tư là Tư Thành (vua Lê Thánh Tông sau này). Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) nên việc tranh chấp ngôi thái tử xảy ra giữa các bà vợ vua Thái Tông.
        Nguyễn Thị Anh là mẹ của Bang Cơ. Nghi Dân là con lớn nhất vốn đã được lập làm thái tử dù còn rất nhỏ. Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua truất ngôi của Nghi Dân mà lập Bang Cơ. Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể tranh chấp ngôi thái tử. Tuy nhiên, nhiều người trong triều dị nghị rằng, Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442.
        Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước. Nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.
        Sau khi vua Thái Tông mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước. Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan uổng của mình và phải chịu án tru di tam tộc.
        Theo sử sách, ngày 9 tháng 9 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), chỉ vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình (thực ra chính là thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con, ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói là "hối không nghe lời của Thắng và Phúc". Các nhà nghiên cứu nói trên cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông. Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai người này.
        Một cảnh phim nói về vụ án Lệ Chi Viên
        Chính bởi thân thế của Lê Nhân Tông có phần "không chính" nên sau này, năm Kỷ Mão (1459), con trưởng của vua Thái Tông là Lê Nghi Dân lấy lý do để làm binh biến giết hai mẹ con Nguyễn Thị Anh. Trong bài chiếu lên ngôi, Nghi Dân nói rõ: "... Diên Ninh [Nhân Tông] tự biết mình không phải là con của tiên đế [Thái Tông]...
        Dù sao đi nữa, chuyện Bang Cơ có phải con vua Lê Thái Tông thực hay không nhưng cũng như Tần Thủy Hoàng, ngôi chính của ông đã định, bởi thế những người phản lại như Lê Nghi Dân nhà Lê hay tướng Phàn Ô Kỳ nước Tần vẫn bị coi là "nghịch", là trái lẽ. (Còn tiếp)
        Khi thuật lại chuyện cũ, Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao có dặn con là vua Lê Thánh Tông rằng: ''Chính Nguyễn Thị Anh (vợ Lê Thái Tông, mẹ vua Lê Nhân Tông - Trần Vân chú thích) đã ngầm sai Tạ Thanh bỏ thuốc độc cho Thái Tông chết, nhưng con nên giữ kín việc ấy''.
        Trần Vân (tổng hợp
        Khoahocthuvi.net

        Không có nhận xét nào:

        Đăng nhận xét