BÍ ẨN THẾ GIỚI 4
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ram Bahadur Bomjon (Ảnh: Richard Josephson/Wikimedia Commons)
Tiến sĩ Michael Werner. (Ảnh: at-verlag.ch)
Bí ẩn vụ trộm tranh lớn nhất trong lịch sử hội họa
Đây được xem như là vụ trộm
tranh lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và có lẽ cũng là lớn nhất trên thế
giới. 25 năm sau, kẻ trộm 13 tác phẩm của bảo tàng Isabella Stewart
Gardner ở Boston vẫn chưa được điều tra ra.
Vụ trộm đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều
quyển sách, tin đồn và suy đoán về người chịu trách nhiệm, nhưng cũng
đưa đến nhiều ngõ cụt.
Tuy nhiên chính quyền và nhân viên bảo
tàng vẫn nuôi hy vọng rằng thông thường các tác phẩm bị đánh cắp hầu hết
sẽ quay trở lại, chỉ có điều đôi khi mất thời gian đến một thế hệ hoặc
đại loại vậy.
Anne Hawley, giám đốc bảo tàng Gardner, người đương nhiệm vào đúng thời điểm xảy ra vụ trộm cho biết “Mặc
dù một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ sau vụ trộm, chúng tôi vẫn luôn
quyết tâm phục hồi và lạc quan rằng mình sẽ làm được.”
Vụ trộm
Vào đầu giờ ngày 18/3/1990, hai người
đàn ông cải trang thành cảnh sát Boston cho biết trên đường đi vào bảo
tàng rằng họ đến vì một cuộc gọi. Sau đó họ khống chế hai nhân viên bảo
vệ, dùng băng keo dán miệng họ lại và chỉ mất 81 phút để lấy đi 13 tác
phẩm bao gồm cả kiệt tác của các họa sĩ nổi tiếng Rembrandt, Vermeer,
Degas và Manet.
Các nhà chức trách nói rằng các tác phẩm
nghệ thuật có giá trị cỡ nửa tỷ đô la. Nhân viên bảo tàng cho biết
chúng là vô giá bởi vì không thể thay thế được.
Một vài tác phẩm, bao gồm bức “Cơn bão
trên biển Galilee” (“Storm on the Sea of Galilee”) đã bị lấy khỏi khung
tranh. Những chiếc khung này vẫn được treo trống không trong bảo tàng
đến tận ngày nay. Giám đốc marketing của bảo tàng, Kathy Sharpless nói “Đây là cách chúng tôi duy trì hy vọng của mình.”
Nhân viên bảo tàng và cảnh sát vẫn bối
rối bởi sự chọn lựa những bức tranh bị đánh cắp. Người ta cho rằng ba
bức tranh của Rembrandts là mục tiêu của kẻ trộm.
Nhưng vì sao nhiều tác phẩm có giá trị được để lại trong khi những bức kém hơn lại bị lấy đi vẫn còn là một bí ẩn.
Điều tra
Hai năm trước, FBI công bố họ nghĩ rằng
đã nhận diện được kẻ trộm, nhưng vị trí của các bức tranh thì vẫn chưa
biết rõ. Không có cái tên nào được tiết lộ và không có ai bị bắt.
Với sự giúp đỡ của các cơ quan thực thi
pháp luật nước ngoài, FBI đã truy tìm hàng ngàn nhân vật chủ chốt trên
toàn cầu, đến cả Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Nhật Bản. Nhưng câu trả lời
có thể ở gần quê hương hơn.
Richard DesLauriers, cựu nhân viên phụ
trách văn phòng của FBI ở Boston cho biết hai năm trước đây rằng, các
nhà điều tra tin là những tên trộm thuộc về một tổ chức tội phạm có trụ
sở tại New England và trung Đại Tây Dương. Họ tin rằng các tác phẩm nghệ
thuật đã được đưa đến Connecticut và Pennsylvania trong những năm sau
vụ trộm và được chào bán tại Philadelphia. Sau đó, dấu vết trở nên nguội
lạnh.
Geoff Kelly, một thành viên của nhóm tội phạm nghệ thuật của FBI đã xử lý vụ trộm này trong hơn 12 năm qua nói “Công bố đó đã tạo nên một vài hướng tìm kiếm tốt nhưng các tác phẩm vẫn bặt vô âm tín.” Ông nói rằng các ngõ ngách ở địa phương vẫn là có hy vọng nhất.
Năm 2012, FBI đã tìm kiếm vô ích tài sản
của một tên cướp ở Connecticut mà họ tin rằng hắn ta biết gì đó về vụ
trộm, thậm chí sử dụng cả ra-đa dò xét lòng đất.
Bảo tàng đề nghị 5 triệu đô tiền thưởng
cho việc trả lại các tác phẩm còn “trong tình trạng tốt.” Chuyên gia
nghệ thuật nói rằng với số tiền đó thì cuối cùng cũng có kẻ sẽ khai ra
tên trộm.
Phần thưởng của chính quyền không phải là tiền bạc, mà là đề nghị miễn truy tố.
Lễ kỷ niệm
Bảo tàng đang đánh dấu kỷ niệm nổi tiếng
bằng cách tung ra một tour du lịch ảo trên trang web của mình có tựa đề
“Mười ba tác phẩm: Khám phá các tác phẩm bị đánh cắp của Gardner.”
Tour du lịch bao gồm các hình ảnh có độ
phân giải cao các bức họa, hình ảnh lưu trữ, lịch sử của các tác phẩm và
làm thế nào chúng được mua lại bởi bảo tàng Isabella Stewart Gardner.
Anthony Amore, giám đốc an ninh của
Gardner, đang lên kế hoạch để trình bày một bài thuyết trình có tên là
“81 phút”, sẽ dẫn dắt khán giả đi xuyên qua hành trình của vụ trộm.
Bài thuyết trình ngày thứ Tư ngày 25/3
chỉ dành riêng cho thành viên của bảo tàng, nhưng bài của ngày 26/3 thì
công khai dành cho cộng đồng.
Biên dịch: Kim Cương
Liệu con người có thể thực sự sống nhiều năm mà không ăn không uống?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu
một số trường hợp nổi tiếng về những người tuyên bố không ăn không uống
trong nhiều năm, nhưng vẫn khỏe mạnh. Tuy vậy, các cuộc điều tra khoa
học ủng hộ cho những tuyên bố này vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi.
Theo khoa học hiện nay, cơ thể con người
chỉ có thể sống sót vài ngày mà không có nước, và từ 30 đến 40 ngày nếu
không có đồ ăn. Một số người – được truyền cảm hứng từ những tuyên bố
về khả năng nhịn ăn liên tục, trường kỳ – đã thử nhịn ăn và kết quả là
các tổn thường nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mất mạng.
Nhưng từ lâu, trong Phật giáo đã có
truyền thuyết kể về những người rời bỏ thế gian để lên núi tu luyện có
khả năng sống sót mà không cần thức ăn hay nước uống. Cơ thể của họ được
cho là đã tiến nhập sang một trạng thái khác, và do nhu cầu ăn uống sẽ
cản trở họ tập trung trong quá trình thiền định kéo dài, nên họ đã có
thể khống chế nhu cầu này một cách siêu thường.
Ram Bahadur Bomjon, một Phật tử trẻ tuổi
Năm 2005, Ram Bahadur Bomjon, một tín đồ
Phật giáo trẻ tuổi người Nepal, đã thiền định liên tục trong 8 tháng mà
không ăn không uống, và được tách biệt khỏi sự tiếp xúc với thế giới
bên ngoài thông qua một hàng rào chắn.
Một đội làm phim của kênh Discovery đã
tiến hành ghi hình cậu liên tục không ngừng nghỉ trong 4 ngày, 4 đêm để
xác nhận rằng trong khoảng thời gian này, cậu không nhận được bất kỳ
nguồn cung thực phẩm từ bên ngoài. Bộ phim tài liệu đặc biệt về cậu có
tên “The Boy With Divine Powers” (Chàng trai với quyền năng siêu thường).
Ram Bahadur Bomjon (Ảnh: Richard Josephson/Wikimedia Commons)
“Sau 96 giờ quay phim liên tục, Ram đã
đi ngược quy luật của khoa học hiện đại khi tiếp tục thiền định mà vẫn
sống sót”, bộ phim tài liệu tuyên bố. Những nhà làm phim tài liệu nói,
nếu đây là một trò bịp thì nó hẳn phải được dàn dựng rất chi tiết và
công phu.
Một số người đã trao đổi với kênh
Discovery rằng việc thực hành nhịn ăn như vậy thường được che giấu khỏi
tầm mắt công chúng, và là một phần của phương pháp tu luyện bí truyền.
Hira Ratan Manek, người đàn ông ngắm mặt trời
Vào những năm 90, Hira Ratan Manek –
một kỹ sư cơ khí đã nghỉ hưu người Ấn Độ – đã làm sống lại một truyền
thống cổ xưa: phương pháp ngắm mặt trời. Ông tuyên bố rằng, kể từ năm
1995, ông đã duy trì sự sống nhờ năng lượng từ Mặt trời, ông hấp thụ
chúng bằng cách ngắm Mặt trời lúc bình minh và hoàng hôn. Chỉ thỉnh
thoảng ông mới uống trà, cà phê, và sữa.
Có những tin đồn về việc NASA đã từng
nghiên cứu ông Manel và xác nhận khả năng thần kỳ của ông, và điều này
đã làm dấy lên sự tranh cãi. Trong trao đổi với Tiến sĩ Mercola,
người viết về phương pháp ngắm mặt trời trên blog của mình, ông Manek
đã nói rằng: “Các phương tiện truyền thông đôi lúc đã đưa tin quá vội
vã, tôi chưa từng nói điều gì về NASA. Những ai muốn tin, họ sẽ tin, và
những ai không muốn tin, thì đối với họ, bất kỳ lời giải thích nào cũng
đều vô ích”.
“Những ai muốn tin, họ sẽ tin, và những ai không muốn tin, thì đối với họ, bất kỳ lời giải thích nào cũng đều vô ích”.
— Hira Ratan Manek
Tiến sĩ Sudhir Shah, nhà thần kinh học
người Ấn Độ đã bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình cho Manek, và quyết định xác
nhận tính chân thật của trạng thái nhịn ăn trường kỳ của ông.
Trong bộ phim tài liệu “Ăn Mặt trời” năm
2011 của đạo diễn Peter Sorcher, Manek bị cho là một kẻ lừa đảo. Trong
phim, Manek được chụp ảnh bên cạnh đồ ăn, mặc dù Manek nói rằng ông chỉ
chụp ảnh cùng với nó. Bộ phim tài liệu đưa ra một bức thư nói là do
chính tay Manek viết, trong đó ông xin lỗi vì đã nói dối về việc nhịn
ăn. Tuy nhiên, Manek chưa từng thừa nhận như vậy ở bất cứ đâu.
Bác sĩ nhãn khoa B. Ralph Chou đã cảnh báo về các mối nguy hại của việc ngắm Mặt trời trong một bài viết trên trang web của NASA:
“Khoảng thời gian duy nhất để có thể nhìn Mặt trời trực tiếp bằng mắt
thường là khi diễn ra nhật thực toàn phần, khi mặt trăng hoàn toàn che
khuất Mặt trời… Ngay cả khi 99% bề mặt Mặt trời (quang quyển) bị che
khuất trong các giai đoạn cục bộ của nhật thực, thì phần Mặt trời chưa
bị che khuất hình trăng lưỡi liềm còn lại vẫn có cường độ đủ mạnh để gây
ra một vết bỏng võng mạc, mặc dù khi đó độ sáng chỉ tương đương với
thời điểm chạng vạng (hoàng hôn hoặc bình minh)”.
Prahlad Jani, Hành giả Yoga
Tương tự, tiến sĩ Shah cũng đã lên tiếng
ủng hộ Prahlad Jani, một hành giả Yoga, người đã tuyên bố thoát khỏi
các nhu cầu thông thường của cơ thể con người. Từ ngày 22/4 đến
6/5/2010, TS Shah và nhóm nghiên cứu của ông nói rằng họ đã liên tục
giám sát Jani để đảm bảo rằng ông không thể ăn hay uống thứ gì trong
khoảng thời gian này.
Nghiên cứu này đã được phát sóng trên
một kênh truyền hình Ấn Độ. Sanal Edamaruku, nhà văn và chủ tịch của
Hiệp hội Duy lý Ấn Độ, đã bác bỏ nghiên cứu này với lý do còn nhiều
thiết sót. Trong một bài viết
cho tờ The Guardian của Anh, ông dẫn ra một số sơ hở mà ông quan sát
được: “Một đoạn video chính thức cho thấy Jani thỉnh thoảng di chuyển ra
khỏi phạm vi quan sát của camera; ông được cho phép gặp gỡ người hâm mộ
và thậm chí có thể rời căn phòng thí nghiệm đã được niêm phong để tắm
nắng; các hoạt động súc miệng và tắm rửa thường xuyên của ông chưa được
giám sát đầy đủ…”
Michael Werner, một nhà hóa học phương Tây
Tiến sĩ Michael Werner. (Ảnh: at-verlag.ch)
Không chỉ những người tu luyện tinh thần
phương Đông mới tuyên bố có khả năng sống sót mà không cần ăn uống.
Tiến sĩ Michael Werner đã thực hành phương pháp ngắm Mặt trời và tuyên
bố rằng ông đã sống qua nhiều năm mà không cần ăn uống.
Bản tóm tắt chính thức cuốn sách
có tiêu đề “Sức sống từ ánh sáng: Liệu có thể sống mà không cần ăn? Một
nhà khoa học miêu tả các trải nghiệm của ông”, có ghi: “Michael Werner
đã đưa ra một thách thức mới với những người còn hoài nghi. Là một người
đàn ông có gia đình ở độ tuổi 50, ông có tấm bằng tiến sĩ hóa học và
hiện là giám đốc điều hành một viện nghiên cứu ở Thụy Sĩ. Trong báo cáo
đáng kinh ngạc này, ông đã miêu tả làm thế nào ông có thể ngừng ăn từ
năm 2001 và vẫn sống sót trong trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh dù không
ăn gì kể từ đó. Trên thực tế, ông tuyên bố rằng bản thân chưa từng cảm
thấy khỏe như vậy! Khác với những người tu luyện đã đạt được khả năng
này trong quá khứ, ông là một con người bình thường với một cuộc sống
đầy đủ và tích cực.”
Liệu Melatonin có liên hệ với khả năng nhịn ăn?
Trang blog Q4LT
phỏng đoán rằng chất melatonin—một hóc-môn được tìm thấy trong cơ thể
người có liên hệ đến chu kỳ giấc ngủ và sự trao đổi chất—có thể ít nhiều
có liên quan đến khả năng sống sót mà không cần thức ăn. Q4LT đã nghiên
cứu một loạt các vấn đề liên quan đến tuyến tùng trong não bộ, khu vực
sản xuất melatonin, và nhiều thứ khác.
Một bài viết trên Q4LT với tiêu đề “Tạo
nên một trường hợp ‘Bất khả thi’”, đã chỉ ra rằng melatonin là nhân tố
căn bản trong quá trình điều tiết lượng adenosine triphosphate (ATP-phân
tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết cho tế bào sử dụng).
ATP là nền tảng trong việc lưu trữ và
giải phóng năng lượng trong các tế bào của chúng ta. Q4LT đã trích dẫn
một vài nghiên cứu khoa học được tiến hành trong vài năm qua, trong đó
cho thấy melatonin có khả năng tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất ATP.
Tuyến tùng trong não sản xuất ra melatonin. Trong nền văn hóa phương
Đông, tuyến tùng cũng đã được xác nhận là nơi trú ngụ của ý thức con
người, một sự liên kết sinh lý chủ chốt với linh hồn con người.
Mặc dù không thể khẳng định rằng sự gia
tăng quá trình sản xuất melatonin—có lẽ được thúc đẩy do một vài hiệu
quả thiền định đối với tuyến tùng—có thể cho phép một người hoàn toàn
không ăn không uống trong nhiều năm, nhưng sẽ thật thú vị khi hình dung
ảnh hưởng tiềm tàng của nó trên phương diện này.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và
thách đố tri thức của nhân loại. Mục “Khoa học Huyền bí” của Thời báo
Đại Kỷ Nguyên sưu tập những câu chuyện về các hiện tượng lạ thường, nhằm
kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới.
Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Nhận xét
Đăng nhận xét