CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 57 (Tạ Đình Đề)
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sách Tạ Đình Đề - những góc khuất cuộc đời.
Nhà xuất bản Hội nhà văn vừa ra mắt Tạ Đình Đề - những góc khuất cuộc đời
của tiến sĩ Dương Thanh Biểu. Đây là cuốn sách hiếm hoi viết về nhân
vật lịch sử nổi tiếng Tạ Đình Đề (1919 - 1998) với nhiều tư liệu quý lần
đầu được công bố của ngành tư pháp và những nhân chứng sống cùng thời
với nhân vật. Cuốn sách được viết theo dạng truyện ký với nhiều lời
phỏng vấn trực tiếp nhân vật của tác giả.
Tác giả Dương Thanh Biểu nguyên là Viện phó Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, nên có điều kiện tiếp cận và nắm giữ nhiều “hồ sơ mật” về Tạ Đình Đề trong “vụ án oan thế kỷ XX” kéo dài gần 20 năm.
Cuốn sách đã tái hiện trọn cuộc đời Tạ Đình Đề với nhiều chiến công, nhiều giai thoại lưu truyền trong nhân dân, nhưng cũng có không ít oan trái mà ông phải gánh chịu trong nhiều năm. Tạ Đình Đề tham gia cách mạng từ năm 1935, tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền cách mạng nước ta: Ủy viên Công chính Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Thanh Oai, Phó ban Tình báo Liên khu 2 trực thuộc Bộ Tư lệnh Liên khu 2, Chủ nhiệm Tổng kho Biên giới Lạng Sơn, Trưởng đoạn Đầu máy Hà Nội, Trưởng ban Thể dục - Thể thao, kiêm Giám đốc Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt trực thuộc Tổng Cục Đường sắt.
Ông vốn là người được kẻ địch cử đi ám sát Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng được cảm hóa, trở thành cận vệ của Hồ Chủ Tịch. Từ đó, ông nổi danh với những hoạt động cách mạng được xem như huyền thoại. Người dân khắp trong Nam ngoài Bắc truyền tụng tên ông. Thực dân Pháp khiếp sợ mỗi lần nghe đến tên người tình báo Tạ Đình Đề của Việt Minh trong nội thành Hà Nội lúc đó. Chúng còn thêu dệt nên nhiều câu chuyện về người tình báo Tạ Đình Đề “xuất quỷ nhập thần” ám sát những tên quan Pháp đầu sỏ.
Nhưng cuộc đời nhiều oan khuất của ông đã trở thành huyền thoại. Tháng 11/1974, ông bị bắt tạm giam vì bị khép vào tội cố ý làm trái chính sách, tham ô và hối lộ. Sau đó là lệnh tạm giam đặc biệt với ông, chờ ngày xét xử. Đến cuối năm 1975, sau một năm bị tạm giam, ông mới được phép gặp mặt gia đình trong khoảng thời gian ngắn. “Biết tin mình sắp bị bắt, tôi như sụp xuống, trời đất quay cuồng. Lẽ nào lại như thế. Bao năm nay, xưởng dụng cụ cao su đường sắt đã gắn liền với tôi. Tôi đã dành cho nó biết bao công sức, trí tuệ và tình cảm. Thế mà bây giờ, đơn vị đã khang trang, có bát ăn bát để thì tai họa lại ập xuống đầu tôi” - ông Tạ Đình Đề từng kể lại về những phút giây khi biết tin dữ.
Những ngày ngồi tù, dù bị khổ sở về điều kiện ăn ở, sức khỏe giảm sút, những ý nghĩ về việc bị bắt luôn ám ảnh trong đầu, ông vẫn tự động viên mình giữ niềm tin rằng, một ngày nào đó, sẽ có người minh oan cho mình, và ông sẽ được trả tự do.
Và điều ông mong mỏi rồi cũng đến. Tháng 6/1976, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa vụ án Tạ Đình Đề ra xét xử. Tại đây, tòa đã tuyên ông vô tội và minh oan cho ông.
Nhưng chưa hết nạn này đã vướng nạn khác, tháng 9/1985, ông lại bị bắt tạm giam lần hai để điều tra phúc thẩm vụ án năm 1974 của ông. Một năm sau, Tạ Đình Đề lại phải ngồi tù lần hai.
Đến tận năm 1987, ông mới được trả tự do, nhưng chưa được minh oan, và vẫn bị tước mọi chiến công và quyền công dân. Mãi đến năm 1989, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao mới ký quyết định đình chỉ điều tra vụ án Tạ Đình Đề. Tháng 6/1992, Chánh án tòa án nhân dân tối cao mới chính thức ra công văn đình chỉ điều tra phúc thẩm vụ án Tạ Đình Đề, phục hồi mọi quyền lợi hợp pháp cho ông.
Vụ án oan Tạ Đình Đề kéo dài đằng đẵng 16 năm đã được làm sáng tỏ, ông đã được minh oan và phục hồi mọi quyền lợi.
Ghi nhận những đóng góp của ông cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Năm 2007, Chủ tịch nước đã truy tặng Huân chương độc lập hạng Ba cho Tạ Đình Đề.
Cuốn sách của tác giả Dương Thanh Biểu là câu chuyện đẫm nước mắt, nhưng đầy cảm động về nhân vật lịch sử vẫn còn gây nhiều tranh cãi đến nay. Nhiều sự thật đã được làm sáng tỏ qua cuốn sách này. Đúng như tác giả cuốn sách đã viết ở phần kết: “Lịch sử là công bằng. Hãy công bằng với lịch sử. Một khi chưa có sự công bằng với quá khứ thì khó có công bằng với hiện tại và không dễ gì công bằng với tương lai”.
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã đánh giá cuốn sách như một “sách trắng” giải mã các sự kiện lịch sử liên quan đến nhân vật Tạ Đình Đề trong lịch sử cách mạng nước ta và lịch sử của ngành tư pháp.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=843974#ixzz3a9uSAdVF
doc tin tuc www.xaluan.com
Tạ Đình Đề (còn có tên là Lâm Giang) (sinh 8 tháng 8 năm 1917 tại Hà Tây – mất 17 tháng 1 năm 1998 tại Hà Nội) là nhà cách mạng Việt Nam. Ông quê thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông nay thuộc thành phố Hà Nội.
Ông được đào tạo thành Gián điệp và tốt nghiệp tại Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) với Tấm bằng Xuất sắc; Ông tham gia các hoạt động vũ trang và được Việt Minh phân công hoạt động tình báo cùng Phái bộ Mỹ trong Phe Đồng minh chống phát xít Nhật.
Sau Giải phóng Thủ đô, rời quân ngũ ông về công tác tại Tổng cục Đường sắt Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu vào tháng 2 năm 1991.
Ông là người trực tiếp lãnh đạo và xây dựng phong trào Thể dục Thể thao và Văn hóa Văn nghệ ngành Đường sắt Việt Nam; Đội Bóng đá Tổng cục Đường sắt nổi danh một thời cũng là do công sức đóng góp rất lớn của Ông; Đội Văn công Đường sắt cũng nổi danh một thời với những Văn nghệ sỹ tên tuổi như Lưu Quang Vũ,Phan Lạc Hoa, Trọng Nghĩa,...
Ông đã xây dựng và góp phần đưa Xưởng Dụng cụ Cao su Tổng cục Đường sắt trở thành một Doanh nghiệp lớn có nhiều sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài ngay từ khi còn chiến tranh và thời kỳ bao cấp.
Ông đã tạo điều kiện, dìu dắt, nâng đỡ và cưu mang nhiều người xa cơ lỡ vận, nhận vào làm công nhân vừa làm, vừa học tại Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt, nhiều người đã trở thành Bác sỹ, Kỹ sư, Giám đốc, trở thành Nhạc sỹ, Nghệ sỹ nổi tiếng.
Nhà văn Chu Lai cũng đã viết:
Người ta kể rằng, Tạ Đình Đề là tình báo địch, từng nhận nhiệm vụ theo dõi bác Hồ. Vào một bữa trưa, Bác Hồ nói với người cần vụ lấy thêm bát đũa rồi nói to: “Xin mời anh Tạ Đình Đề vào ăn cơm trưa với tôi”.
Ông Đề nhỏ nhẹ nói vui: Nếu ông thích thì tôi xin hầu, có gì ông dạy
bảo. Viên sỹ quan lớn giọng: Ai thua thì phải đãi chư vị đây một chầu
trong nhà hàng ASIA (như khách sạn 5 sao hiện nay).
Những góc khuất trong cuộc đời Tạ Đình Đề
Tác giả Dương Thanh Biểu - nguyên Viện phó Viện
kiểm sát Nhân dân tối cao - đưa ra nhiều chứng cứ làm sáng tỏ 16 năm
chịu án oan của nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử.
Sách Tạ Đình Đề - những góc khuất cuộc đời.
Tác giả Dương Thanh Biểu nguyên là Viện phó Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, nên có điều kiện tiếp cận và nắm giữ nhiều “hồ sơ mật” về Tạ Đình Đề trong “vụ án oan thế kỷ XX” kéo dài gần 20 năm.
Cuốn sách đã tái hiện trọn cuộc đời Tạ Đình Đề với nhiều chiến công, nhiều giai thoại lưu truyền trong nhân dân, nhưng cũng có không ít oan trái mà ông phải gánh chịu trong nhiều năm. Tạ Đình Đề tham gia cách mạng từ năm 1935, tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền cách mạng nước ta: Ủy viên Công chính Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Thanh Oai, Phó ban Tình báo Liên khu 2 trực thuộc Bộ Tư lệnh Liên khu 2, Chủ nhiệm Tổng kho Biên giới Lạng Sơn, Trưởng đoạn Đầu máy Hà Nội, Trưởng ban Thể dục - Thể thao, kiêm Giám đốc Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt trực thuộc Tổng Cục Đường sắt.
Ông vốn là người được kẻ địch cử đi ám sát Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng được cảm hóa, trở thành cận vệ của Hồ Chủ Tịch. Từ đó, ông nổi danh với những hoạt động cách mạng được xem như huyền thoại. Người dân khắp trong Nam ngoài Bắc truyền tụng tên ông. Thực dân Pháp khiếp sợ mỗi lần nghe đến tên người tình báo Tạ Đình Đề của Việt Minh trong nội thành Hà Nội lúc đó. Chúng còn thêu dệt nên nhiều câu chuyện về người tình báo Tạ Đình Đề “xuất quỷ nhập thần” ám sát những tên quan Pháp đầu sỏ.
Nhưng cuộc đời nhiều oan khuất của ông đã trở thành huyền thoại. Tháng 11/1974, ông bị bắt tạm giam vì bị khép vào tội cố ý làm trái chính sách, tham ô và hối lộ. Sau đó là lệnh tạm giam đặc biệt với ông, chờ ngày xét xử. Đến cuối năm 1975, sau một năm bị tạm giam, ông mới được phép gặp mặt gia đình trong khoảng thời gian ngắn. “Biết tin mình sắp bị bắt, tôi như sụp xuống, trời đất quay cuồng. Lẽ nào lại như thế. Bao năm nay, xưởng dụng cụ cao su đường sắt đã gắn liền với tôi. Tôi đã dành cho nó biết bao công sức, trí tuệ và tình cảm. Thế mà bây giờ, đơn vị đã khang trang, có bát ăn bát để thì tai họa lại ập xuống đầu tôi” - ông Tạ Đình Đề từng kể lại về những phút giây khi biết tin dữ.
Những ngày ngồi tù, dù bị khổ sở về điều kiện ăn ở, sức khỏe giảm sút, những ý nghĩ về việc bị bắt luôn ám ảnh trong đầu, ông vẫn tự động viên mình giữ niềm tin rằng, một ngày nào đó, sẽ có người minh oan cho mình, và ông sẽ được trả tự do.
Và điều ông mong mỏi rồi cũng đến. Tháng 6/1976, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa vụ án Tạ Đình Đề ra xét xử. Tại đây, tòa đã tuyên ông vô tội và minh oan cho ông.
Nhưng chưa hết nạn này đã vướng nạn khác, tháng 9/1985, ông lại bị bắt tạm giam lần hai để điều tra phúc thẩm vụ án năm 1974 của ông. Một năm sau, Tạ Đình Đề lại phải ngồi tù lần hai.
Đến tận năm 1987, ông mới được trả tự do, nhưng chưa được minh oan, và vẫn bị tước mọi chiến công và quyền công dân. Mãi đến năm 1989, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao mới ký quyết định đình chỉ điều tra vụ án Tạ Đình Đề. Tháng 6/1992, Chánh án tòa án nhân dân tối cao mới chính thức ra công văn đình chỉ điều tra phúc thẩm vụ án Tạ Đình Đề, phục hồi mọi quyền lợi hợp pháp cho ông.
Vụ án oan Tạ Đình Đề kéo dài đằng đẵng 16 năm đã được làm sáng tỏ, ông đã được minh oan và phục hồi mọi quyền lợi.
Ghi nhận những đóng góp của ông cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Năm 2007, Chủ tịch nước đã truy tặng Huân chương độc lập hạng Ba cho Tạ Đình Đề.
Cuốn sách của tác giả Dương Thanh Biểu là câu chuyện đẫm nước mắt, nhưng đầy cảm động về nhân vật lịch sử vẫn còn gây nhiều tranh cãi đến nay. Nhiều sự thật đã được làm sáng tỏ qua cuốn sách này. Đúng như tác giả cuốn sách đã viết ở phần kết: “Lịch sử là công bằng. Hãy công bằng với lịch sử. Một khi chưa có sự công bằng với quá khứ thì khó có công bằng với hiện tại và không dễ gì công bằng với tương lai”.
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã đánh giá cuốn sách như một “sách trắng” giải mã các sự kiện lịch sử liên quan đến nhân vật Tạ Đình Đề trong lịch sử cách mạng nước ta và lịch sử của ngành tư pháp.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=843974#ixzz3a9uSAdVF
doc tin tuc www.xaluan.com
Tạ Đình Đề
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tạ Đình Đề | |
---|---|
Chức vụ
|
|
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Sinh | 8 tháng 8 năm 1919 Hà Nội |
Mất | 17 tháng 1, 1998 (80 tuổi) Hà Nội |
Tiểu sử
Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can.- Năm 1933, lúc 16 tuổi, làm công nhân Sở Hỏa xa Vân Nam tại ga Côn Minh (Trung Quốc).
- Năm 1935, tham gia Hội Ái hữu Cứu quốc sau đổi thành Việt Nam Giải phóng Cứu quốc do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
- Năm 1941, được Việt Minh cử đi học ở Liễu Châu tại Phân hiệu Chuyên ngành của Trường Quân sự Hoàng Phố. Ở Phân hiệu Liễu Châu, ông được đào tạo trở thành gián điệp và tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc.
- Tham gia các hoạt động vũ trang và được Việt Minh phân công hoạt động tình báo cùng phái bộ Mỹ trong phe Đồng minh chống phát xít Nhật.
- Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 6 năm 1946, chính thức tháng 9 năm 1946.
- Năm 1944 là Đội trưởng Đội Biệt động Liên khu 3.
- Ngày 19 tháng 8 năm 1945, tham gia tổ chức giành chính quyền ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Sau khi giành được chính quyền, ông làm Ủy viên Công chính Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Thanh Oai.
- Cuối năm 1945, là Phó ban Tình báo Liên khu 2 trực thuộc Bộ Tư lệnh Liên khu 2.
- Năm 1950 đến năm 1953, được cử đi học tại Phân Khoa 2 Trường Quân sự Quế Lâm (Trung Quốc) khóa 6 và khóa 7.
- Từ tháng 10 năm 1954, Công tác tại Tổng Cục Đường sắt lần lượt giữ các chức vụ: Chủ nhiệm Tổng kho Biên giới Lạng Sơn; Trưởng đoạn Đoạn Đầu máy Hà Nội; Trưởng ban Ban Thể dục - Thể thao, kiêm Giám đốc Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt trực thuộc Tổng cục Đường sắt.
- Tháng 2 năm 1991, ông nghỉ hưu với mức lương Cán sự 3.
- Ông mất năm 1998 tại Hà Nội.
Sự nghiệp
Gia đình nghèo, nên 16 tuổi Tạ Đình Đề đã lang bạt sang làm Công nhân Sở Hỏa xa Vân Nam tại Ga Côn Minh, Trung Quốc. Trong thời gian đó, Ông tham gia Hội Ái hữu Cứu quốc sau đổi thành Việt Nam Giải phóng Cứu quốc do Mặt trận Việt Minh tổ chức.Ông được đào tạo thành Gián điệp và tốt nghiệp tại Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) với Tấm bằng Xuất sắc; Ông tham gia các hoạt động vũ trang và được Việt Minh phân công hoạt động tình báo cùng Phái bộ Mỹ trong Phe Đồng minh chống phát xít Nhật.
Sau Giải phóng Thủ đô, rời quân ngũ ông về công tác tại Tổng cục Đường sắt Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu vào tháng 2 năm 1991.
Ông là người trực tiếp lãnh đạo và xây dựng phong trào Thể dục Thể thao và Văn hóa Văn nghệ ngành Đường sắt Việt Nam; Đội Bóng đá Tổng cục Đường sắt nổi danh một thời cũng là do công sức đóng góp rất lớn của Ông; Đội Văn công Đường sắt cũng nổi danh một thời với những Văn nghệ sỹ tên tuổi như Lưu Quang Vũ,Phan Lạc Hoa, Trọng Nghĩa,...
Ông đã xây dựng và góp phần đưa Xưởng Dụng cụ Cao su Tổng cục Đường sắt trở thành một Doanh nghiệp lớn có nhiều sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài ngay từ khi còn chiến tranh và thời kỳ bao cấp.
Ông đã tạo điều kiện, dìu dắt, nâng đỡ và cưu mang nhiều người xa cơ lỡ vận, nhận vào làm công nhân vừa làm, vừa học tại Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt, nhiều người đã trở thành Bác sỹ, Kỹ sư, Giám đốc, trở thành Nhạc sỹ, Nghệ sỹ nổi tiếng.
Biến cố
- Ngày 27 tháng 11 năm 1974, Tạ Đình Đề bị bắt lần thứ nhất. Bị giam cứu hai năm để điều tra.
- Từ ngày 7 tháng 6 đến 12 tháng 6 năm 1976, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử Tạ Đình Đề với tội danh tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa. Qua 6 ngày xét xử, Tòa tuyên "Tha bổng" Tạ Đình Đề - Luật pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không có từ "Tha bổng" .
- Tháng 8 năm 1985, Tạ Đình Đề lại bị bắt lần thứ hai.
- Ngày 3 tháng 9 năm 1987, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử Tạ Đình Đề với 34 tội danh. Những ngày này, nhiều cơn "Địa chấn" dữ dội ở khu vực trước Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội - Đó là những đám đông người từ các địa phương Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định kéo lên, người từ các Công xưởng, phố xá ùn ùn kéo tới, đứng tràn cả ra đường Lý Thường Kiệt. Kết quả Tòa không luận được tội trạng và tuyên là Tạ Đình Đề không phạm tội. Ông được trả tự do ngay tại Tòa .
Cống hiến
- Năm 1971, Tạo dựng cơ nghiệp mới cho Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt trên bãi trống Láng Hạ. Đường Láng Hạ ngày nay lúc đầu do Ông chỉ đạo làm một lối đi từ Đê La Thành xuống Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt. Trên mảnh đất này nhiều công nhân Đường sắt đã được chia đất làm nhà ở, nhiều căn hộ, biệt thự nay rất khang trang có giá trị rất lớn.
- Tại Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt trước những năm 1975, ông đã có nhiều quyết định táo bạo: áp dụng hình thức khoán sản phẩm, khoán công việc đến từng người, từng tổ và trả lương theo sản phẩm, thực hiện thưởng lương tháng 13 để công nhân có tiền ăn Tết. Công nhân được đưa đón bằng xe ô tô và ăn giữa ca không mất tiền....
- Vợt Bóng bàn duy nhất made in Vietnam sản xuất tại Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt của ông Tạ Đình Đề xuất khẩu đi 9 nước XHCN ở Đông Âu.
Huyền thoại
Cuộc đời của Ông bắt đầu bằng những câu chuyện huyền thoại và kết thúc cũng bằng những câu chuyện huyền thoại. Ông nổi danh với những hoạt động cách mạng được xem như huyền thoại. Sự ngang tàng, trượng nghĩa của mình mà Ông có rất nhiều bạn bè. Nhưng rồi sau đó, chính điều đó làm hại Ông. Cuộc đời Ông cũng là một chuỗi ngày dài bị oan khuất...- Một con người không có cấp bậc, chức vụ, không hề giữ trọng trách trong quân đội, trong chính quyền mà đã có nhiều huyền thoại. Trong Kháng chiến Chống Pháp từ Liên khu 3, Liên khu 4, Bình Trị Thiên, Việt Bắc... ông từng là Trưởng ban Tình báo Trung đoàn 52-Tây Tiến, các chiến sĩ Quân đội, nhân dân đều biết tên Ông. Tên tuổi của Tạ Đình Đề vang mãi tới Nam Bộ xa xôi. Đặc biệt ở Miệt Cống Thần, Chợ Đại (Hà Nam), Hà Nội... Bà con nhắc đến Ông với thái độ khâm phục, kính nể, trân trọng.
- Quân Pháp trong thời tạm chiếm Hà Nội nơm nớp tưởng chừng như lúc nào Ông cũng có mặt giám sát hành động của chúng. Chính bọn chúng thêu dệt nên những huyền thoại "Xuất Quỷ, Nhập Thần" của Ông trong nội thành Hà Nội thời tạm chiếm.
- Ông là một con người bị cuộc đời dần lên, hắt xuống ghê gớm; nhưng ông cũng là người ngang tàng ngay thẳng, không ngại nguy hiểm và dám bảo vệ quan điểm khi sự việc Ông cho là đúng. Chính vì tính ngang tàng, thẳng thắn đó, mà trên đường công danh, Ông gặp biết bao điều trắc trở.
- Lần thứ nhất tại Tòa án, Hội đồng Xét xử nhận định: "Toàn bộ hoạt động của Tạ Đình Đề từ 1971 đến 1974 là thấy việc gì có lợi cho đơn vị thì kể cả móc ngoặc, xin nhượng, mua bán, đổi chác để thực hiện bằng được. Thấy mặt hàng gì có khả năng bán được là tung tiền ra mua kỹ thuật và đầu tư sản xuất, trước mắt lấy lãi phục vụ kiến thiết cơ bản, hoạt động thể dục thể thao và mục tiêu lâu dài là đưa xí nghiệp trở thành xí nghiệp lớn, kinh doanh tổng hợp. Kết quả đạt được là một cơ ngơi khang trang được hoàn thành trong hai năm trên một bãi tha ma và ao rau muống... Các bị cáo cố ý làm trái nhưng không có tư lợi". Cuối cùng Hội đồng Xét xử tuyên "Tha bổng Tạ Đình Đề" - Luật pháp lúc đó và Luật Hình sự hiện nay không có từ "Tha bổng". Cáo trạng dựa vào một bản báo cáo thanh tra, nhưng Bà Thẩm phán Phùng Lê Trân phân tích: Báo cáo của Đoàn Thanh tra liên bộ chưa có căn cứ để tin. Xét về nguyên tắc thì không có quyết định thành lập Đoàn Thanh tra liên bộ. Báo cáo thanh tra không có ngày tháng, không ghi những ai, tên gì, của cơ quan nào được cử tham gia đoàn thanh tra. Không ghi ai là Trưởng đoàn, Đoàn gồm có mấy người... nên không thể xem đây là văn bản có giá trị pháp lý. Hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Dương Bạch Liên trong công văn số 72 ngày 4 tháng 12 năm 1974 khẳng định: "Có những việc liên quan đến Tổng Cục Đường sắt và Bộ có trách nhiệm, không phải Giám đốc Xưởng tự ý làm".
- Phiên tòa kéo dài 6 ngày trở thành một sự kiện chấn động dư luận thời bấy giờ. Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường sắt Hà Đăng Ấn cho công nhân Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt nghỉ việc để đi tham dự phiên tòa. Nhiều anh em công nhân ôm hoa đứng ở Cổng Hỏa Lò để tặng Ông khi Công an dẫn Ông sang Tòa án. Quảng trường Tòa án ngày nào cũng đông nghịt người theo dõi phiên tòa...
- Lần thứ hai tại Tòa án, Hội đồng Xét xử Tuyên án: "Tạ Đình Đề không phạm tội và được trả tự do ngay tại tòa. Tòa kiến nghị Tổng cục Đường sắt phục hồi quyền lợi mọi mặt cho bị cáo". Phiên Tòa xử Tạ Đình Đề lần này cũng như lần trước. Tòa không luận được tội trạng của Ông. Tội tập hợp những phần tử xấu lưu manh, trộm cắp thì hàng trăm công nhân con thương binh, liệt sĩ, những tù nhân đã được cải tạo mãn hạn tù, những chiến sĩ bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự bị thất nghiệp... được Ông dung nạp, đều là những người tốt. Không hề tìm thấy dấu vết một người trong số đó thoái hóa, biến chất. Việc làm của Giám đốc đều vì công việc, vì nhà máy, vì mọi người. Tòa không đủ chứng cứ kết tội. Các tội vi phạm khác, đều bị Luật sư tình nguyện bảo vệ Tạ Đình Đề, dùng luật bác bỏ. Điều lạ, Luật sư bảo vệ cho Ông là Luật sư không chuyên. Lời Tuyên án của Hội đồng Xét xử được truyền qua loa phóng thanh. Tiếng của Chánh án chưa dứt thì tiếng vỗ tay, hoan hô vỡ òa như sấm. Người ta ào vào công kênh Tạ Đình Đề lên vai, rồi tặng Ông những bó hoa. Chính những Chiến sĩ Công an vừa khóa tay Tạ Đình Đề, lại là người dẫn đầu mở lối cho Ông ra với bà con, bạn bè.
- Hồi Hà Nội xử vụ án Tạ Đình Đề, thiên hạ hiếu kỳ cả người lớn, cả trẻ em đến ngồi đầy trong sân Toà án. Đám trẻ chừng mười bốn, mười lăm tuổi đang ngồi xúm quanh một đứa lớn hơn đang liến láu kể chuyện, mắt mũi trợn trạo: "Thế này nhé, hồi Bác Hồ sang Trung Quốc, có người mời Bác hút thuốc lá. Bác vừa ngậm điếu thuốc trên môi thì Ông Tạ Đình Đề đứng bảo vệ Bác rút súng lục bắn "oành" một phát trúng điếu thuốc rơi xuống, ghê không? Chẳng là người ta đã tẩm thuốc độc vào điếu thuốc lá mà... " - Lũ trẻ ngồi ngẩn mặt nghe...
- Một hôm, có người hỏi Tạ Đình Đề: "Người ta nói anh bắn súng giỏi lắm phải không?", Ông Đề nói luôn: "Chúng mày chẳng biết gì về Tình báo cả, thằng Tình báo nào mà chẳng bắn trúng, khi cần bắn người ta thì nó... dí súng vào người ta mà bóp cò, làm gì mà chả trúng. Chúng mày đừng nghĩ như tiểu thuyết và xi-nê".
Danh hiệu
- Danh hiệu "Tú tài" (Cá nhân Ông Tự phong, vì hai lần tù - "Tái tù").
- Danh hiệu: Lão thành Cách mạng - Cán bộ hoạt động trước năm 1945.
- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
- Huân chương Độc lập hạng Ba (ngày 11/5/2007 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định truy tặng) .
Gia đình
- Cha là Cụ Tạ Đình Ky, Mẹ là Cụ Lê Thị Duyên (còn gọi là Bà Phó Ỳ); Ông có sáu anh em ruột. Người anh Tạ Đình Thái là Liệt sỹ Chống Pháp từ năm 1950, người chị Tạ Thị Ào là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Mẹ và các chị đều ủng hộ cán bộ cách mạng hoạt động từ thời kỳ tiền khởi nghĩa.
- Phu nhân của Ông là Bà Đặng Thị Thọ con Cụ Đặng Thị Huyền tức Nhà Tư sản Nghĩa Tường giàu có tiếng ở số 8 Hàng Ngang, Hà Nội. Phu nhân của Ông mất năm 2003 tại Hà Nội.
Nhận xét
Tạ Đình Đề là một mẫu người điển hình cho lối sống và lối suy nghĩ của thời "Hoàng Kim" trong lịch sử Việt Nam - Những năm 1954 - 1964, thời mà người ta sống bằng "Nhân Trị". Ông tư duy và sống dựa trên suy nghĩ của mình và lẽ phải, chứ không dựa vào quy định và cơ chế. Sai lầm trong quản lý của Tạ Đình Đề xuất phát từ việc đó, dẫu sao Ông cũng là một người đáng kính trọng.Nhà văn Chu Lai cũng đã viết:
- "Nhiều khi tôi cứ tẩn mẩn nghĩ, một con người bị cuộc đời dần lên, hắt xuống ghê gớm như Ông mà không biết đùa, không biết cười cợt, ngang tàng thì dễ quỵ lắm."
Ảnh hưởng
Sáng tác nghệ thuật:-
- Trong số những người được Ông cưu mang có Lưu Quang Vũ và Phan Lạc Hoa khi đó còn là những nghệ sỹ thất cơ lỡ vận. Sau này, Phan Lạc Hoa đã sáng tác ca khúc nổi tiếng "Tàu anh qua núi", trở thành "Ngành ca" của Đường sắt Việt Nam. Còn trong vở kịch "Tôi và Chúng ta" nổi tiếng, Lưu Quang Vũ đã lấy nguyên mẫu và chất liệu từ Tạ Đình Đề và Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt .
-
- Trong thời gian xét xử, một chính khách cấp cao của Việt Nam lúc đó là Hoàng Văn Hoan - Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự phiên tòa và liên tục ngồi ở hành lang bên phải.
-
- Đám tang ông có nhiều Cán bộ Cấp cao của Đảng và Nhà nước, đồng đội, bạn bè, chiến hữu của ông. Trong số đó có cả người từng ngồi ghế phiên toà xét xử ông, có cả nhiều người dân thường. Có hơn 50 người dân thường xin gia đình cho để tang vì Tạ Đình Đề đã chỉ huy phá kho thóc cứu đói họ và gia đình năm 1945....
Tản mạn về Tạ Đình Đề
Câu thơ Bút Tre:-
- "Kính viếng hương hồn bác Đề giản dị và vĩ đại.
- Cuộc đời bác không nhiều vinh quang, nhưng tràn đầy tình yêu thương. Đó là một cuộc đời hạnh phúc.
- Ở trên đời, chúng ta còn muốn gì hơn được hạnh phúc?
- Bác Đề đã đạt được tới ước mơ loài người trong đời mình."
- Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 10:54 ngày 31 tháng 1 năm 2015.
Tết Độc lập, kể chuyện Tạ Đình Đề - người cận vệ huyền thoại của Bác Hồ
Từng làm gián điệp cho địch, quay sang quy hàng rồi trở thành người cận vệ huyền thoại của Bác Hồ, được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba... Cuộc đời Tạ Đình Đề là một giai thoại khó quên.
Xung quanh Tạ Đình Đề có rất nhiều
câu chuyện vừa giai thoại, vừa mang tính huyền thoại. Xin được dẫn một
số câu chuyện vẫn được lưu truyền trong dân gian và bạn bè ông.
Người ta kể rằng, Tạ Đình Đề là tình báo địch, từng nhận nhiệm vụ theo dõi bác Hồ. Vào một bữa trưa, Bác Hồ nói với người cần vụ lấy thêm bát đũa rồi nói to: “Xin mời anh Tạ Đình Đề vào ăn cơm trưa với tôi”.
Biết đã bị lộ, Tạ Đình Đề nhảy vọt
ra đứng ngay ngắn trước mặt Bác Hồ. Không hiểu hai người nói chuyện gì
mà Tạ Đình Đề thay đổi mục đích chuyến “viếng thăm” này và nói “Vậy tôi
quyết định chấm dứt nhiệm vụ của địch giao cho, và xin đặt mình dưới
quyền chỉ huy của Bác”. Từ đó Tạ Đình Đề trở thành người cận vệ của Bác
Hồ. Và nhiều lần ông đã chứng tỏ tài năng xuất chúng của mình.
Nhà văn Mai Ngữ trong tác phẩm
“Lãng đãng chiều sương” kể một câu chuyện đặc biệt ly kỳ: “Tôi nhớ lại
hồi Hà Nội xử vụ án Tạ Đình Đề, thiên hạ hiếu kỳ cả người lớn cả trẻ em
đến ngồi đầy trong sân toà án. Tôi nghe trong đám trẻ chừng mười bốn,
mười lăm tuổi đang ngồi xúm quanh một đứa lớn hơn để chăm chú nghe kể
chuyện về Bác Hồ.
Có lần ở nước ngoài, một "vị
khách" mời Bác Hồ thuốc lá. Ông Tạ Đình Đề đứng bảo vệ Bác liền rút súng
lục bắn một phát trúng điếu thuốc rơi xuống. Chẳng là ông Đề biết người
ta đã tẩm thuốc độc vào điếu thuốc lá nên đã kịp xử lý.
Tài bắn súng như trong phim
Dân gian cũng nói nhiều đến tài
nghệ bắn súng “bách phát bách trúng” của Tạ Đình Đề. Ông Vi Hải, nguyên
là Thành đội trưởng Hà Nội (thời kỳ ông Đề làm đội trưởng biệt động Hà
Nội) kể với các nhà báo: Tạ Đình Đề chuyên dùng Broning, hai khẩu hai
tay, cứ vẩy một cái là trúng. Có lần trước mặt bá quan và hoa khôi ở Hà
Đông, viên sỹ quan Trung Quốc tuyên bố thi bắn súng.
Dù trong túi không có một cắc
nhưng ông Đề vẫn nhận lời thách đấu. Viên sỹ quan hăm hở cầm súng ngắm
cẩn thận, bắn 5 viên, chỉ trúng 3. Ông Đề lặng lẽ cầm súng, vẩy tay 5
cái, trúng cả 5. Thế là tất cả mọi người được ăn một chầu ở ASIA.
Một giai thoại khác không kém phần
“gay cấn” là vụ nổ súng ngay tại sân khấu khiến cho khán trường ngơ
ngác. Số là có lần đi dự một buổi trình diễn sân khấu, khi ca sỹ chưa
kịp nói lời chào khán giả thì Tạ Đình Đề đứng dậy, rút súng bắn diễn
viên chết ngay. Khi khám xét tử thi, người ta phát hiện ra một cục thạch
anh và một khẩu súng nhỏ xíu được cất giấu trong người. Hoá ra, đó là
một nữ điệp viên muốn nhân cơ hội ám sát lãnh tụ…
Người ta cũng kể lại rằng, hồi
những năm 1976, người dân Hà Nội thấy một người đàn ông oai vệ cưỡi một
chiếc xe máy diễu trên đường phố. Đó là Tạ Đình Đề. Một hôm, ông đang
chạy trên đường thì gặp tai nạn do va chạm với một chiếc ô tô.
Tiếng va quệt mạnh, cộng thêm
tiếng sắt thép, kính vỡ khiến cho người đi đường tá hoả nghĩ ông Đề
“chết là cái chắc”. Khi lại gần, chẳng ai thấy ông Đề đâu. Một lát sau,
có một người đàn ông từ trên cành cây xuống và… cười, không mảy may bị
làm sao cả.
Đại tá Quách Hải Lượng - người
từng gặp ông Tạ Đình Đề ở chiến khu Việt Bắc thì kể rằng: Tôi hỏi “Người
ta nói anh bắn súng giỏi lắm phải không?”, anh Đề nói vui: “Các ông
chẳng biết gì về tình báo cả, người tình báo nào mà chẳng bắn trúng, khi
cần bắn thì… dí súng vào người mà bóp cò, làm gì mà chả trúng. Chứ đừng
nghĩ bắn súng như tiểu thuyết và xi-nê”.
Huyền thoại Tạ Đình Đề giữa đôi bờ hư - thực
13:30 23/03/2015Khi tên tuổi của ông Tạ Đình Đề đã trở nên rất nổi tiếng, đến mức được người đời truyền tụng với những câu chuyện vừa hư vừa thực thì TS Dương Thanh Biểu mới đang còn là một cậu bé mà nói như ông là "chúng tôi thường xúm nhau lại dưới hàng tre râm mát trưa hè bên bờ sông Lam để nghe người lớn kể chuyện ông Đề".
Nhiều năm sau này, chính TS Dương Thanh Biểu cũng không thể ngờ
được, mình lại trở thành người bạn vong niên với ông Tạ Đình Đề, sau
những biến cố đắng cay của cuộc đời con người nổi tiếng ấy.
Những câu chuyện về ông Tạ Đình Đề dưới đây do TS Dương Thanh Biểu kể lại một cách trân trọng, từ những gì ông đã thu thập được cho thấy một huyền thoại Tạ Đình Đề trong hoạt động cách mạng. Những câu chuyện có thể vừa thực vừa hư. Nhưng, nói như TS Dương Thanh Biểu thì "những huyền thoại về Tạ Đình Đề ít nhiều bắt nguồn từ những hành động anh hùng có thật của ông rồi được nhân dân ta yêu mến rồi thêu dệt nên"...
"Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của bố mẹ tôi. Bố tôi là Tạ Đình Ky, người thông minh, sáng dạ nhưng sau kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình, ông quyết định ở nhà mở lớp dạy chữ cho con cháu trong thôn xóm. Mẹ tôi là bà Lê Thị Duyên. Ông bà sinh được 4 gái và 2 trai. Chị tôi là Tạ Thị Ào, Mẹ Việt Nam Anh hùng, có 3 người con hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Nghĩ về gia đình, tôi lại càng nhớ và tự hào về dòng họ Tạ của mình. Họ Tạ không chỉ có nhiều người thành danh về tri thức, khoa học mà còn có rất nhiều người trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước… Chính truyền thống và những tấm gương cao đẹp ấy đã thôi thúc tôi học tập và làm theo những bậc hiền tài của dòng họ.
Quê tôi đồng chiêm trũng, cái nghèo cứ đeo bám suốt năm tháng. Ấy thế
mà gia đình đã dành mọi ưu tiên để cho tôi theo học tại Văn Điển, Hà
Nội. Nhờ được học hành tử tế, tôi có điều kiện tiếp xúc với các tác phẩm
văn học và những tư tưởng tiến bộ của các nhà cách mạng… Từ đây tôi mới
hiểu thấu cảnh đời nô lệ, yêu thương người nghèo khổ, thích những gì là
cao đẹp, quý trọng những việc làm lợi cho dân, cho nước. Không chỉ
Thanh Oai có nhiều người nghèo khổ mà ngay ở Hà Nội cũng không hiếm
những người đói rách lầm than. Khi nghe tin Công ty Hỏa xa Vân Nam tuyển
công nhân thì tôi xin bố mẹ đi luôn. Mùa xuân năm 1935, tôi và anh Thái
lên Hà Nội theo tàu hỏa sang Vân Nam.
Sau khi làm thủ tục với Công ty Hỏa xa Vân Nam, công ty của Pháp, họ thấy tôi biết tiếng Việt, một ít tiếng Pháp, tiếng Anh và Trung Quốc nên được giao làm công việc "cu li", đỡ cực nhọc hơn phu phen một tý. Anh Thái không được học hành như tôi nên bị xếp làm công việc rất cực nhọc. Chúng tôi bàn nhau để anh Thái về quê giúp gia đình, còn tôi ở lại Vân Nam làm cho Pháp.
Đến bây giờ tôi không thể quên được, lúc đó mình chỉ là người làm thuê mà cả gan dùng cán xẻng xúc than nện cho tên đốc công người Pháp một trận nhừ đòn. Có người cho rằng do tôi có tính nóng nảy nhưng có lẽ cũng do tụi chủ Pháp quá khinh rẻ và hay ăn hiếp người dân lao động làm thuê. Đây là kỷ niệm đậm nét về thái độ coi thường thợ thuyền làm thuê của giới chủ bóc lột mà sau này khi trở thành lãnh đạo, tôi luôn luôn đặt vị trí trung tâm của đơn vị là phải chăm lo cuộc sống vật chất cũng như tinh thần cho người thợ như thế nào.
Bị thải hồi, đang lúc bơ vơ, tôi được gặp người của tổ chức cách mạng - Hội Ái hữu Cứu quốc sau đổi tên là Việt Nam Giải phóng cứu quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo…
Thời gian ở Vân Nam có một kỷ niệm cứ theo tôi suốt cả cuộc đời. Trong thời gian khó khăn này, Bác Hồ, có tên là Lý Thụy cũng có mặt tại đây để lãnh đạo phong trào cách mạng. Những thanh niên nhiệt huyết như chúng tôi được phân công bảo vệ Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo khác. Bọn mật thám đánh hơi được nhà cách mạng Lý Thụy có mặt tại Vân Nam nên chúng đã xây dựng các phương án đối phó.
Lúc đó, chúng tôi rất khoái và buồn cười khi nghe bọn mật thám Pháp và bọn Việt gian lo sợ các chiến sĩ cách mạng rồi truyền tụng với nhau rằng các chiến sĩ bảo vệ Lý Thụy có tài xuất quỷ nhập thần, có tài bắn súng cả ngày lẫn đêm, bắn đâu trúng đấy nên bọn chúng rất sợ hãi, không thể nào tiếp cận được mục tiêu. Sau đó, tôi bị chúng theo dõi chặt chẽ.
Tuy đã cảnh giác nhưng cuối cùng tôi đã bị bọn chúng bắt trong một
lần chuyển mệnh lệnh khẩn cấp. Sau nhiều ngày tra tấn, dụ dỗ đòi tôi
khai ra nơi ở của Lý Thụy và các đồng chí lãnh đạo nhưng chúng không
khai thác được gì. Bọn mật thám đã dùng những cực hình tra tấn rất dã
man mà không có kết quả, nên chúng quyết định thủ tiêu tôi. Rất may mắn,
tôi đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí
trong tổ chức của ta".
Trở lại với câu chuyện của Tạ Đình Đề. Rất nhiều lúc tôi thấy đôi mắt nhìn xa xăm của ông như đang lục nhớ điều gì đó trong ký ức. Chuyện tiếp tục: "Khi sang Vân Nam tôi cứ nghĩ, với khả năng của mình cũng chỉ mơ được làm nghề lái tàu hỏa là may mắn lắm rồi. Một hôm, vào đầu năm 1941, lúc đang làm nhiệm vụ bảo vệ đồng chí Lý Thụy và các đồng chí lãnh đạo thì tôi không ngờ được người của tổ chức gọi lên gặp gỡ, giao nhiệm vụ đi học quân sự. Lúc này tôi được tổ chức đặt cho bí danh là Lâm Giang. Từ đó, ngoài tên Tạ Đình Đề, tôi còn mang tên Lâm Giang.
Có thể nói, dù khóa học chỉ có hai năm nhưng chúng tôi được nhà trường trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ thuật, chiến thuật tình báo…
Tạ Đình Đề kể tiếp: "Công việc đang đà thuận lợi thì người liên lạc của chúng tôi bị bắt. Tình hình cách mạng trong nước lúc này đang phát triển. Tôi tìm mọi cách để bắt liên lạc với tổ chức... Tôi về đến quê hương đúng lúc nhân dân khắp nơi chuẩn bị nổi dậy cướp chính quyền. Giữa khí thế Cách mạng Tháng tám hào hùng đó, tôi đã bắt được liên lạc với tổ chức và tham gia cướp chính quyền tại huyện nhà. Lúc này tôi được cử làm cán bộ Ty Liêm phóng Hà Đông.
Tiếp đó tôi tham gia Vệ quốc đoàn và cùng một nhóm biệt động được cử thâm nhập vào Hà Nội. Đội biệt động chúng tôi được phân công vào ở nhờ nhà cô Thọ, sau này là vợ tôi. Tại ngôi nhà này, anh em chúng tôi đã thề với nhau là tuyệt đối trung thành với cách mạng, với Tổ quốc và với nhân dân. Đầu năm 1946, khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc nổ ra, tôi được điều sang Ban Tình báo Liên khu II, Đội trưởng Đội Biệt động thành Hà Nội...
Khi quân Pháp chiếm lại Hà Nội, cơ quan của tôi được chuyển vào vùng
tự do. Tuy vậy, do yêu cầu nhiệm vụ, hàng ngày chúng tôi phải vào ra nội
thành để lấy tin tức. Trong kháng chiến chống Pháp, các cơ sở bí mật
của chúng tôi ở nội thành Hà Nội hoạt động rất tốt.
Vì vậy, chúng tôi nắm rất chắc tình hình hoạt động của địch và báo cáo kịp thời với cấp trên để vạch kế hoạch đối phó, ngăn chặn. Trong những ngày đó, nhiều lần chúng tôi thoắt ẩn, thoắt hiện để thực hiện nhiệm vụ và đã lập được nhiều chiến công. Có một kỷ niệm mà bây giờ tôi vẫn nhớ mãi.
Vào thời gian cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt, một hôm, chúng tôi nhận được tin của cơ sở mật báo: Hiện nay, Dubrat - một tên trùm tình báo Pháp khét tiếng phụ trách xứ Bắc Kỳ - đang tung một nữ điệp báo ra vùng kháng chiến của ta để nắm tình hình. Sau khi xây dựng kế hoạch đối phó và báo cáo, được cấp trên chỉ đạo chúng tôi tiến hành thực thi nhiệm vụ.
Tôi đã cử những cán bộ, chiến sĩ nhanh nhẹn, thông minh bí mật theo sát nữ điệp viên này. Các chiến sĩ của tôi được sự hỗ trợ của nhân dân theo sát nó bắt đầu từ lúc xuất phát. Nữ điệp viên này rất có tài hóa trang để che mắt bộ đội. Chỉ cần có chút xao nhãng là mục tiêu biến mất. Khi cô ả vừa lò dò đặt chân đến vùng kháng chiến thì đã bị anh em chúng tôi đón lõng tóm gọn. Đây là nữ điệp viên khá xinh đẹp. Chúng tôi đưa thị đến nơi an toàn rồi tiến hành đấu tranh khai thác.
Thị khai mình là người Hà Nội, chuyên đi buôn thuốc nam từ thành phố ra vùng chiến khu. Hôm nay ra đây để mua nguyên liệu đưa về thành phố thì bị bắt. Tôi nghi ngờ điều thị khai, bèn chỉ đạo các cơ sở của ta tại Hà Nội xác minh lời khai của cô gái này. Từ các tài liệu, thông tin thu thập được, chúng tôi đã đấu tranh với thị.
Cuối cùng, với những tài liệu bằng chứng xác đáng, thị đã cúi đầu thú nhận: Y đã được bọn tình báo Pháp, đứng đầu là tên Dubrat tuyển mộ và huấn luyện. Y được giao nhiệm vụ ra vùng chiến khu để nắm tình hình, phục vụ âm mưu đánh phá vùng chiến khu cách mạng. Ngoài ra, nữ điệp viên này đã khai ra nhiều tin tức quan trọng về những âm mưu thâm độc của bọn viễn chinh Pháp trong việc chuẩn bị mở chiến dịch đánh ra vùng chiến khu... Nhờ vậy, chúng ta đã chủ động đối phó, làm thất bại âm mưu của kẻ địch.
Trong vụ điệp báo này, chính Dubrat đã thừa nhận thất bại trong việc thu thập tin tức trong vùng chiến khu của ta và rất khâm phục sự tài giỏi đối phó của tình báo Việt Minh".
Nghe chuyện Tạ Đình Đề kể, tôi mới vỡ lẽ ra rằng, những huyền thoại về ông ít nhiều bắt nguồn từ những hành động anh hùng có thật của Tạ Đình Đề rồi được người dân yêu mến và thêu dệt nên. Từ câu chuyện của ông, tôi lại nhớ vào một buổi sáng mùa thu năm 1995, tôi đến thăm Thượng tướng Hoàng Minh Thảo tại nhà riêng và cũng thật tình cờ gặp ông Đề đang ở đây.
Thượng tướng nhìn tôi rồi chỉ qua Tạ Đình Đề và giới thiệu: "Trước đây, khi tôi là Phó Tư lệnh Quân khu III, thì anh Đề là Phó ban Tình báo Quân khu. Anh Đề đã chỉ đạo Ban Tình báo nắm chắc tình hình và đã tham mưu chính xác, có hiệu quả cho Đảng ủy, chỉ huy Quân khu đánh địch và giữ vững tình hình chính trị trên địa bàn. Anh là con người nhiệt huyết, trách nhiệm".
Thượng tướng nhìn Tạ Đình Đề cười rồi nhìn tôi kể: "Tạ Đình Đề là người nhiệt huyết trong hoạt động tình báo lại yêu, ghét theo kiểu Lục Vân Tiên, nên những việc làm của anh được người dân yêu thích và truyền tụng. Huyền thoại về anh Đề cũng một phần do nhân dân ta khát vọng anh hùng, khát vọng yêu nước, thương dân nên đã truyền tụng cho nhau nghe những câu chuyện đó. Nhưng một phần cũng do chính bọn lính Pháp và ngụy quân trong thời tạm chiếm vì nơm nớp lo sợ, thêu dệt nên những huyền thoại "thần xuất, quỷ nhập". Đến mức bọn Pháp và ngụy quân ở Hà Nội và Khu III tưởng chừng như lúc nào ông Đề cũng có mặt giám sát hành động của chúng".
* “Tạ Đình Đề - Những góc khuất cuộc đời".
TS.Dương Thanh Biểu
Những câu chuyện về ông Tạ Đình Đề dưới đây do TS Dương Thanh Biểu kể lại một cách trân trọng, từ những gì ông đã thu thập được cho thấy một huyền thoại Tạ Đình Đề trong hoạt động cách mạng. Những câu chuyện có thể vừa thực vừa hư. Nhưng, nói như TS Dương Thanh Biểu thì "những huyền thoại về Tạ Đình Đề ít nhiều bắt nguồn từ những hành động anh hùng có thật của ông rồi được nhân dân ta yêu mến rồi thêu dệt nên"...
"Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của bố mẹ tôi. Bố tôi là Tạ Đình Ky, người thông minh, sáng dạ nhưng sau kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình, ông quyết định ở nhà mở lớp dạy chữ cho con cháu trong thôn xóm. Mẹ tôi là bà Lê Thị Duyên. Ông bà sinh được 4 gái và 2 trai. Chị tôi là Tạ Thị Ào, Mẹ Việt Nam Anh hùng, có 3 người con hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Nghĩ về gia đình, tôi lại càng nhớ và tự hào về dòng họ Tạ của mình. Họ Tạ không chỉ có nhiều người thành danh về tri thức, khoa học mà còn có rất nhiều người trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước… Chính truyền thống và những tấm gương cao đẹp ấy đã thôi thúc tôi học tập và làm theo những bậc hiền tài của dòng họ.
Ông Tạ Đình Đề (phải) với Giáo sư, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo. |
Sau khi làm thủ tục với Công ty Hỏa xa Vân Nam, công ty của Pháp, họ thấy tôi biết tiếng Việt, một ít tiếng Pháp, tiếng Anh và Trung Quốc nên được giao làm công việc "cu li", đỡ cực nhọc hơn phu phen một tý. Anh Thái không được học hành như tôi nên bị xếp làm công việc rất cực nhọc. Chúng tôi bàn nhau để anh Thái về quê giúp gia đình, còn tôi ở lại Vân Nam làm cho Pháp.
Đến bây giờ tôi không thể quên được, lúc đó mình chỉ là người làm thuê mà cả gan dùng cán xẻng xúc than nện cho tên đốc công người Pháp một trận nhừ đòn. Có người cho rằng do tôi có tính nóng nảy nhưng có lẽ cũng do tụi chủ Pháp quá khinh rẻ và hay ăn hiếp người dân lao động làm thuê. Đây là kỷ niệm đậm nét về thái độ coi thường thợ thuyền làm thuê của giới chủ bóc lột mà sau này khi trở thành lãnh đạo, tôi luôn luôn đặt vị trí trung tâm của đơn vị là phải chăm lo cuộc sống vật chất cũng như tinh thần cho người thợ như thế nào.
Bị thải hồi, đang lúc bơ vơ, tôi được gặp người của tổ chức cách mạng - Hội Ái hữu Cứu quốc sau đổi tên là Việt Nam Giải phóng cứu quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo…
Thời gian ở Vân Nam có một kỷ niệm cứ theo tôi suốt cả cuộc đời. Trong thời gian khó khăn này, Bác Hồ, có tên là Lý Thụy cũng có mặt tại đây để lãnh đạo phong trào cách mạng. Những thanh niên nhiệt huyết như chúng tôi được phân công bảo vệ Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo khác. Bọn mật thám đánh hơi được nhà cách mạng Lý Thụy có mặt tại Vân Nam nên chúng đã xây dựng các phương án đối phó.
Lúc đó, chúng tôi rất khoái và buồn cười khi nghe bọn mật thám Pháp và bọn Việt gian lo sợ các chiến sĩ cách mạng rồi truyền tụng với nhau rằng các chiến sĩ bảo vệ Lý Thụy có tài xuất quỷ nhập thần, có tài bắn súng cả ngày lẫn đêm, bắn đâu trúng đấy nên bọn chúng rất sợ hãi, không thể nào tiếp cận được mục tiêu. Sau đó, tôi bị chúng theo dõi chặt chẽ.
Lễ truy tặng Huân chương Độc lập hạng ba cho đồng chí lão thành cách mạng Tạ Đình Đề. |
Trở lại với câu chuyện của Tạ Đình Đề. Rất nhiều lúc tôi thấy đôi mắt nhìn xa xăm của ông như đang lục nhớ điều gì đó trong ký ức. Chuyện tiếp tục: "Khi sang Vân Nam tôi cứ nghĩ, với khả năng của mình cũng chỉ mơ được làm nghề lái tàu hỏa là may mắn lắm rồi. Một hôm, vào đầu năm 1941, lúc đang làm nhiệm vụ bảo vệ đồng chí Lý Thụy và các đồng chí lãnh đạo thì tôi không ngờ được người của tổ chức gọi lên gặp gỡ, giao nhiệm vụ đi học quân sự. Lúc này tôi được tổ chức đặt cho bí danh là Lâm Giang. Từ đó, ngoài tên Tạ Đình Đề, tôi còn mang tên Lâm Giang.
Có thể nói, dù khóa học chỉ có hai năm nhưng chúng tôi được nhà trường trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ thuật, chiến thuật tình báo…
Tạ Đình Đề kể tiếp: "Công việc đang đà thuận lợi thì người liên lạc của chúng tôi bị bắt. Tình hình cách mạng trong nước lúc này đang phát triển. Tôi tìm mọi cách để bắt liên lạc với tổ chức... Tôi về đến quê hương đúng lúc nhân dân khắp nơi chuẩn bị nổi dậy cướp chính quyền. Giữa khí thế Cách mạng Tháng tám hào hùng đó, tôi đã bắt được liên lạc với tổ chức và tham gia cướp chính quyền tại huyện nhà. Lúc này tôi được cử làm cán bộ Ty Liêm phóng Hà Đông.
Tiếp đó tôi tham gia Vệ quốc đoàn và cùng một nhóm biệt động được cử thâm nhập vào Hà Nội. Đội biệt động chúng tôi được phân công vào ở nhờ nhà cô Thọ, sau này là vợ tôi. Tại ngôi nhà này, anh em chúng tôi đã thề với nhau là tuyệt đối trung thành với cách mạng, với Tổ quốc và với nhân dân. Đầu năm 1946, khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc nổ ra, tôi được điều sang Ban Tình báo Liên khu II, Đội trưởng Đội Biệt động thành Hà Nội...
Người thân của ông Tạ Đình Đề nhận huân chương mà ông được truy tặng. |
Vì vậy, chúng tôi nắm rất chắc tình hình hoạt động của địch và báo cáo kịp thời với cấp trên để vạch kế hoạch đối phó, ngăn chặn. Trong những ngày đó, nhiều lần chúng tôi thoắt ẩn, thoắt hiện để thực hiện nhiệm vụ và đã lập được nhiều chiến công. Có một kỷ niệm mà bây giờ tôi vẫn nhớ mãi.
Vào thời gian cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt, một hôm, chúng tôi nhận được tin của cơ sở mật báo: Hiện nay, Dubrat - một tên trùm tình báo Pháp khét tiếng phụ trách xứ Bắc Kỳ - đang tung một nữ điệp báo ra vùng kháng chiến của ta để nắm tình hình. Sau khi xây dựng kế hoạch đối phó và báo cáo, được cấp trên chỉ đạo chúng tôi tiến hành thực thi nhiệm vụ.
Tôi đã cử những cán bộ, chiến sĩ nhanh nhẹn, thông minh bí mật theo sát nữ điệp viên này. Các chiến sĩ của tôi được sự hỗ trợ của nhân dân theo sát nó bắt đầu từ lúc xuất phát. Nữ điệp viên này rất có tài hóa trang để che mắt bộ đội. Chỉ cần có chút xao nhãng là mục tiêu biến mất. Khi cô ả vừa lò dò đặt chân đến vùng kháng chiến thì đã bị anh em chúng tôi đón lõng tóm gọn. Đây là nữ điệp viên khá xinh đẹp. Chúng tôi đưa thị đến nơi an toàn rồi tiến hành đấu tranh khai thác.
Thị khai mình là người Hà Nội, chuyên đi buôn thuốc nam từ thành phố ra vùng chiến khu. Hôm nay ra đây để mua nguyên liệu đưa về thành phố thì bị bắt. Tôi nghi ngờ điều thị khai, bèn chỉ đạo các cơ sở của ta tại Hà Nội xác minh lời khai của cô gái này. Từ các tài liệu, thông tin thu thập được, chúng tôi đã đấu tranh với thị.
Cuối cùng, với những tài liệu bằng chứng xác đáng, thị đã cúi đầu thú nhận: Y đã được bọn tình báo Pháp, đứng đầu là tên Dubrat tuyển mộ và huấn luyện. Y được giao nhiệm vụ ra vùng chiến khu để nắm tình hình, phục vụ âm mưu đánh phá vùng chiến khu cách mạng. Ngoài ra, nữ điệp viên này đã khai ra nhiều tin tức quan trọng về những âm mưu thâm độc của bọn viễn chinh Pháp trong việc chuẩn bị mở chiến dịch đánh ra vùng chiến khu... Nhờ vậy, chúng ta đã chủ động đối phó, làm thất bại âm mưu của kẻ địch.
Trong vụ điệp báo này, chính Dubrat đã thừa nhận thất bại trong việc thu thập tin tức trong vùng chiến khu của ta và rất khâm phục sự tài giỏi đối phó của tình báo Việt Minh".
Nghe chuyện Tạ Đình Đề kể, tôi mới vỡ lẽ ra rằng, những huyền thoại về ông ít nhiều bắt nguồn từ những hành động anh hùng có thật của Tạ Đình Đề rồi được người dân yêu mến và thêu dệt nên. Từ câu chuyện của ông, tôi lại nhớ vào một buổi sáng mùa thu năm 1995, tôi đến thăm Thượng tướng Hoàng Minh Thảo tại nhà riêng và cũng thật tình cờ gặp ông Đề đang ở đây.
Thượng tướng nhìn tôi rồi chỉ qua Tạ Đình Đề và giới thiệu: "Trước đây, khi tôi là Phó Tư lệnh Quân khu III, thì anh Đề là Phó ban Tình báo Quân khu. Anh Đề đã chỉ đạo Ban Tình báo nắm chắc tình hình và đã tham mưu chính xác, có hiệu quả cho Đảng ủy, chỉ huy Quân khu đánh địch và giữ vững tình hình chính trị trên địa bàn. Anh là con người nhiệt huyết, trách nhiệm".
Thượng tướng nhìn Tạ Đình Đề cười rồi nhìn tôi kể: "Tạ Đình Đề là người nhiệt huyết trong hoạt động tình báo lại yêu, ghét theo kiểu Lục Vân Tiên, nên những việc làm của anh được người dân yêu thích và truyền tụng. Huyền thoại về anh Đề cũng một phần do nhân dân ta khát vọng anh hùng, khát vọng yêu nước, thương dân nên đã truyền tụng cho nhau nghe những câu chuyện đó. Nhưng một phần cũng do chính bọn lính Pháp và ngụy quân trong thời tạm chiếm vì nơm nớp lo sợ, thêu dệt nên những huyền thoại "thần xuất, quỷ nhập". Đến mức bọn Pháp và ngụy quân ở Hà Nội và Khu III tưởng chừng như lúc nào ông Đề cũng có mặt giám sát hành động của chúng".
* “Tạ Đình Đề - Những góc khuất cuộc đời".
Án oan của 'nhân vật huyền thoại' Tạ Đình Đề
Dù đã nghỉ hưu được 3 năm nhưng TS Dương Thanh Biểu, nguyên phó Viện trưởng viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (viện KSNDTC) vẫn quan tâm đến những hoạt động của ngành.
35 năm gắn bó trong ngành, từng thụ lý những vụ án
oan mà ông phải mất cả năm trời để chứng minh trái - phải. Ông bảo: "Qua
mỗi vụ án, tôi luôn tự răn mình rằng, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải
làm đúng lương tâm và trách nhiệm cao nhất, bởi vì đằng sau những trang
hồ sơ vụ án, không chỉ là tội phạm mà còn là số phận của mỗi con
người...”. Trong ký ức của ông, vụ án Tạ Đình Đề, một con người huyền
thoại bị truy tố trước pháp luật khiến ông từng mất ăn, mất ngủ để giải
oan.
Sự đổi vai kỳ diệu
Trò chuyện với chúng tôi TS. Dương Thanh Biểu vẫn rưng rưng cảm xúc khi kể về con người huyền thoại ấy. Thời đó, từ người già cho đến trẻ con, không ai là không biết Tạ Đình Đề, con người cả cuộc đời như một thiên tiểu thuyết.
Sở dĩ người ta gọi Tạ Đình Đề là con người huyền thoại bởi cuộc đời ông đã gắn với câu chuyện Tạ Đình Đề được kẻ địch cử đi ám sát Bác Hồ, nhưng được Bác cảm hóa rồi trở thành cận vệ cho Bác.
Bỗng nhanh như chớp, một người từ tầng hai nhảy xuống đất, lách nhanh vào phòng ăn và đứng ngay trước mặt Bác. Các chiến sĩ bảo vệ thủ thế, sẵn sàng đối phó để bảo vệ Bác nhưng Bác khoát tay rồi mỉm cười thân thiện với vị khách đặc biệt: "Trông chú dạo này già dặn hơn trước nhiều, song có phần gầy và đen hơn lúc mới ra trường. Chắc chú vất vả lắm?"... Nhìn ánh mắt nhân từ, bao dung của Bác, vị khách lễ phép đáp: "Thưa Bác, trước hết cháu xin bày tỏ lòng khâm phục của cháu đối với Bác... Cháu xin hứa chấm dứt công việc của địch giao cho và xin phục tùng dưới sự điều hành, sai bảo của Bác". Cũng từ đó, Tạ Đình Đề trở thành người cận vệ trung thành của Bác - một trường hợp đổi vai kỳ diệu trong lịch sử nước ta.
Xin nói thêm, ở thời điểm xét xử vụ án Tạ Đình Đề, vụ Kiểm sát điều tra án an ninh (2C) vừa được tách ra từ Vụ 2B. Thời gian này, Vụ 2C được giao nhiệm vụ thụ lý kiểm sát điều tra vụ án Tạ Đình Đề phạm tội về tội an ninh. Ngày 15/9/1985, Tạ Đình Đề bị bắt giam, sau hơn 1 năm, cơ quan điều tra đề nghị viện KSNDTC gia hạn giam đặc biệt.
Lục lại tập hồ sơ đã cũ được TS. Dương Thanh Biểu lưu giữ cẩn thận, ông kể: Ngày 4/7/1975 Tạ Đình Đề đã từng bị bắt giam, truy tố, xét xử về tội Cố ý làm trái chế độ, tham ô và hối lộ. Tuy nhiên, khi xét xử, chủ tọa phiên tòa lúc đó là bà Phùng Lệ Trân đã phân tích sâu sắc và lần lượt bác bỏ thẳng thừng các lập luận của cáo trạng đã quy kết cho bị cáo. Khi Hội đồng xét xử quyết định Tạ Đình Đề không phạm tội và tuyên bố tha bổng ông tại phiên tòa thì hàng nghìn người dự khán đã vỗ tay nhiệt liệt.
Hôm đó, người thanh niên trẻ Dương Thanh Biểu cũng đến tham dự nhằm để bổ sung thêm kinh nghiệm cho mình. "Khi tòa tuyên án Tạ Đình Đề, một cảnh tượng xúc động hiện ra mà tôi chưa gặp lần nào trong đời: Rất nhiều người ào ào vào công kênh Tạ Đình Đề lên vai. Rất nhiều bó hoa tươi thắm tặng cho con người huyền thoại ấy. Những chiến sĩ công an trước đây khóa tay dẫn giải ông thì giờ mở còng và dẫn đầu mở lối cho ông ra với nhân dân, đồng đội, bạn bè và người thân... Tất cả như hòa trộn vào nhau như bản hòa ca chân thực chứa đựng nhiều cung bậc và âm hưởng của tình người...", ông bồi hồi nhớ lại.
Nhớ lại lúc cầm trong tay bộ hồ sơ Tạ Đình Đề bị truy tố về một tội an ninh, ông kể, khi ôm tập hồ sơ trên tay mà đồng chí Phan Xuân Bá, phó vụ trưởng giao nghiên cứu hồ sơ và đề xuất phê chuẩn theo đề nghị gia hạn giam đặc biệt của cơ quan an ninh điều tra, lòng ông trĩu nặng. Bởi vụ án gần 10 năm về trước, trong ông còn hiện hữu: "Lúc ấy, tôi không hiểu vì sao một vụ án nghiêm trọng, được huy động lực lượng điều tra và kiểm tra hùng hậu, các ngành chuẩn bị khá công phu, chu đáo nhưng rốt cuộc bản cáo trạng của VKSNDTC lại bị TAND thành phố Hà Nội bác bỏ một cách thẳng thừng như vậy? Sự bác bỏ đó nghe ra đầy thuyết phục, được dư luận nhân dân tham dự tại phiên tòa nhiệt liệt hoan nghênh".
Và sự băn khoăn trên đã giúp ông thấm thía một điều mà sau này khi đã trở thành cán bộ cao cấp của ngành cũng luôn luôn tâm niệm: Công tác điều tra, truy tố, xét xử một con người, nhất là người đó lại có ảnh hưởng trong xã hội phải hết sức thận trọng, khách quan và toàn diện.
Trở lại vụ án, khi nghiên cứu mấy tập hồ sơ vụ án Tạ Đình Đề dày cộm, có quá nhiều tài liệu khiến ông băn khoăn. Đặc biệt là những công văn báo cáo cấp trên hoặc trao đổi thông tin xoay quanh việc bắt Tạ Đình Đề, việc gia hạn tạm giam đặc biệt. "Không ít lần tôi tự nhủ, hãy cứng cỏi trong tư cách, bản lĩnh của cán bộ bảo vệ công lý". Ông nhớ lại cảm xúc đan xen về sự lựa chọn của người bảo vệ công lý và tình cảm con người trong quyết định báo cáo của mình.
Với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, ông thấy hành vi lượm lặt ca dao hò vè có tính chất châm biếm của Tạ Đình Đề xuất phát từ động cơ bất mãn chứ không có ý thức chống đối chế độ, Nhà nước. Và theo bộ luật hình sự thì hành vi đó không phạm tội. Ông bảo, mặc dù đã được cấp trên yêu cầu "nghiên cứu thế nào, báo cáo như vậy" nhưng ông cảm thấy lo lắng khi báo cáo quan điểm vụ án này vì trong hồ sơ có những vị quyền cao, chức trọng đã khẳng định chắc nịch phải xử Tạ Đình Đề về tội chống đối chế độ. Do vậy, ông cũng không vội vàng gì và tiếp tục nghiên cứu hồ sơ.
Trải qua một thời gian nghiên cứu hồ sơ và chỉnh sửa chi tiết bản báo cáo, phân tích đúng sai về hành vi của Tạ Đình Đề, ngày 8/1/1987, Viện trưởng VKSNDTC lúc đó là ông Trần Lê đã có công văn trả lời bộ Công an về việc không cần thiết giam cũng như đưa Tạ Đình Đề ra truy tố, xét xử. Sau đó là hàng loạt báo cáo của VKSNDTC được gửi đi cũng như tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành, bởi quan điểm vẫn chưa thống nhất. Sau một thời gian dài, với những lập luận đầy cơ sở, ngày 7/12/1987, VKSNDTC đã quyết định trả tự do cho Tạ Đình Đề.
Sau 9 năm ngày mất của Tạ Đình Đề, (ông mất ngày 29/2/1998), căn cứ vào thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp và xây dựng đất nước của ông, ngày 11/5/2007 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định truy tặng Tạ Đình Đề Huân chương Độc lập Hạng Ba. Tuy muộn nhưng cũng là một kết quả có hậu cho Tạ Đình Đề.
TS. Dương Thanh Biểu nói thêm: "Ông mất đi nhưng những huyền thoại về Tạ Đình Đề thì không bao giờ mất. Như trong điếu văn về ông mà thiếu tướng Văn Phác, nguyên chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Tây Tiến có đoạn: ...Anh Tạ Đình Đề ơi! Xin anh hãy yên nghỉ cùng với những chuyện như huyền thoại đẹp về anh...".
Cao Tuân
Sự đổi vai kỳ diệu
Trò chuyện với chúng tôi TS. Dương Thanh Biểu vẫn rưng rưng cảm xúc khi kể về con người huyền thoại ấy. Thời đó, từ người già cho đến trẻ con, không ai là không biết Tạ Đình Đề, con người cả cuộc đời như một thiên tiểu thuyết.
Sở dĩ người ta gọi Tạ Đình Đề là con người huyền thoại bởi cuộc đời ông đã gắn với câu chuyện Tạ Đình Đề được kẻ địch cử đi ám sát Bác Hồ, nhưng được Bác cảm hóa rồi trở thành cận vệ cho Bác.
TS. Dương Thanh Biểu tâm sự: "Vui nhất là khi Tạ Đình Đề được thả tự do, người dân đã rất hoan hô, ủng hộ".
Chuyện kể rằng hôm ấy, Bác đã ngồi vào bàn ăn cơm nhưng chưa dùng vội
mà quay sang nói với đồng chí bảo vệ thật to rằng cho Bác xin thêm đôi
đũa và cái bát vì hôm nay Bác có khách. Dù ngạc nhiên nhưng đồng chí bảo
vệ vẫn mang bát đũa ra đặt lên bàn và hỏi: "Thưa Bác, sao khách vẫn
chưa đến à?". Bác điềm nhiên trả lời: "Vị khách đã đến lâu rồi nhưng các
chú không biết để tiếp đón đấy thôi". Rồi Bác hướng mắt về phía buồng
ngủ nói to: "Xin mời chú Tạ Đình Đề xuống xơi cơm với Bác!"...Bỗng nhanh như chớp, một người từ tầng hai nhảy xuống đất, lách nhanh vào phòng ăn và đứng ngay trước mặt Bác. Các chiến sĩ bảo vệ thủ thế, sẵn sàng đối phó để bảo vệ Bác nhưng Bác khoát tay rồi mỉm cười thân thiện với vị khách đặc biệt: "Trông chú dạo này già dặn hơn trước nhiều, song có phần gầy và đen hơn lúc mới ra trường. Chắc chú vất vả lắm?"... Nhìn ánh mắt nhân từ, bao dung của Bác, vị khách lễ phép đáp: "Thưa Bác, trước hết cháu xin bày tỏ lòng khâm phục của cháu đối với Bác... Cháu xin hứa chấm dứt công việc của địch giao cho và xin phục tùng dưới sự điều hành, sai bảo của Bác". Cũng từ đó, Tạ Đình Đề trở thành người cận vệ trung thành của Bác - một trường hợp đổi vai kỳ diệu trong lịch sử nước ta.
Xin nói thêm, ở thời điểm xét xử vụ án Tạ Đình Đề, vụ Kiểm sát điều tra án an ninh (2C) vừa được tách ra từ Vụ 2B. Thời gian này, Vụ 2C được giao nhiệm vụ thụ lý kiểm sát điều tra vụ án Tạ Đình Đề phạm tội về tội an ninh. Ngày 15/9/1985, Tạ Đình Đề bị bắt giam, sau hơn 1 năm, cơ quan điều tra đề nghị viện KSNDTC gia hạn giam đặc biệt.
Lục lại tập hồ sơ đã cũ được TS. Dương Thanh Biểu lưu giữ cẩn thận, ông kể: Ngày 4/7/1975 Tạ Đình Đề đã từng bị bắt giam, truy tố, xét xử về tội Cố ý làm trái chế độ, tham ô và hối lộ. Tuy nhiên, khi xét xử, chủ tọa phiên tòa lúc đó là bà Phùng Lệ Trân đã phân tích sâu sắc và lần lượt bác bỏ thẳng thừng các lập luận của cáo trạng đã quy kết cho bị cáo. Khi Hội đồng xét xử quyết định Tạ Đình Đề không phạm tội và tuyên bố tha bổng ông tại phiên tòa thì hàng nghìn người dự khán đã vỗ tay nhiệt liệt.
Hôm đó, người thanh niên trẻ Dương Thanh Biểu cũng đến tham dự nhằm để bổ sung thêm kinh nghiệm cho mình. "Khi tòa tuyên án Tạ Đình Đề, một cảnh tượng xúc động hiện ra mà tôi chưa gặp lần nào trong đời: Rất nhiều người ào ào vào công kênh Tạ Đình Đề lên vai. Rất nhiều bó hoa tươi thắm tặng cho con người huyền thoại ấy. Những chiến sĩ công an trước đây khóa tay dẫn giải ông thì giờ mở còng và dẫn đầu mở lối cho ông ra với nhân dân, đồng đội, bạn bè và người thân... Tất cả như hòa trộn vào nhau như bản hòa ca chân thực chứa đựng nhiều cung bậc và âm hưởng của tình người...", ông bồi hồi nhớ lại.
Nhớ lại lúc cầm trong tay bộ hồ sơ Tạ Đình Đề bị truy tố về một tội an ninh, ông kể, khi ôm tập hồ sơ trên tay mà đồng chí Phan Xuân Bá, phó vụ trưởng giao nghiên cứu hồ sơ và đề xuất phê chuẩn theo đề nghị gia hạn giam đặc biệt của cơ quan an ninh điều tra, lòng ông trĩu nặng. Bởi vụ án gần 10 năm về trước, trong ông còn hiện hữu: "Lúc ấy, tôi không hiểu vì sao một vụ án nghiêm trọng, được huy động lực lượng điều tra và kiểm tra hùng hậu, các ngành chuẩn bị khá công phu, chu đáo nhưng rốt cuộc bản cáo trạng của VKSNDTC lại bị TAND thành phố Hà Nội bác bỏ một cách thẳng thừng như vậy? Sự bác bỏ đó nghe ra đầy thuyết phục, được dư luận nhân dân tham dự tại phiên tòa nhiệt liệt hoan nghênh".
Và sự băn khoăn trên đã giúp ông thấm thía một điều mà sau này khi đã trở thành cán bộ cao cấp của ngành cũng luôn luôn tâm niệm: Công tác điều tra, truy tố, xét xử một con người, nhất là người đó lại có ảnh hưởng trong xã hội phải hết sức thận trọng, khách quan và toàn diện.
Tạ Đình Đề, một nhân vật được ví như huyền thoại.
Bác bỏ "lệnh tạm giam đặc biệt"Trở lại vụ án, khi nghiên cứu mấy tập hồ sơ vụ án Tạ Đình Đề dày cộm, có quá nhiều tài liệu khiến ông băn khoăn. Đặc biệt là những công văn báo cáo cấp trên hoặc trao đổi thông tin xoay quanh việc bắt Tạ Đình Đề, việc gia hạn tạm giam đặc biệt. "Không ít lần tôi tự nhủ, hãy cứng cỏi trong tư cách, bản lĩnh của cán bộ bảo vệ công lý". Ông nhớ lại cảm xúc đan xen về sự lựa chọn của người bảo vệ công lý và tình cảm con người trong quyết định báo cáo của mình.
Với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, ông thấy hành vi lượm lặt ca dao hò vè có tính chất châm biếm của Tạ Đình Đề xuất phát từ động cơ bất mãn chứ không có ý thức chống đối chế độ, Nhà nước. Và theo bộ luật hình sự thì hành vi đó không phạm tội. Ông bảo, mặc dù đã được cấp trên yêu cầu "nghiên cứu thế nào, báo cáo như vậy" nhưng ông cảm thấy lo lắng khi báo cáo quan điểm vụ án này vì trong hồ sơ có những vị quyền cao, chức trọng đã khẳng định chắc nịch phải xử Tạ Đình Đề về tội chống đối chế độ. Do vậy, ông cũng không vội vàng gì và tiếp tục nghiên cứu hồ sơ.
Trải qua một thời gian nghiên cứu hồ sơ và chỉnh sửa chi tiết bản báo cáo, phân tích đúng sai về hành vi của Tạ Đình Đề, ngày 8/1/1987, Viện trưởng VKSNDTC lúc đó là ông Trần Lê đã có công văn trả lời bộ Công an về việc không cần thiết giam cũng như đưa Tạ Đình Đề ra truy tố, xét xử. Sau đó là hàng loạt báo cáo của VKSNDTC được gửi đi cũng như tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành, bởi quan điểm vẫn chưa thống nhất. Sau một thời gian dài, với những lập luận đầy cơ sở, ngày 7/12/1987, VKSNDTC đã quyết định trả tự do cho Tạ Đình Đề.
Sau 9 năm ngày mất của Tạ Đình Đề, (ông mất ngày 29/2/1998), căn cứ vào thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp và xây dựng đất nước của ông, ngày 11/5/2007 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định truy tặng Tạ Đình Đề Huân chương Độc lập Hạng Ba. Tuy muộn nhưng cũng là một kết quả có hậu cho Tạ Đình Đề.
TS. Dương Thanh Biểu nói thêm: "Ông mất đi nhưng những huyền thoại về Tạ Đình Đề thì không bao giờ mất. Như trong điếu văn về ông mà thiếu tướng Văn Phác, nguyên chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Tây Tiến có đoạn: ...Anh Tạ Đình Đề ơi! Xin anh hãy yên nghỉ cùng với những chuyện như huyền thoại đẹp về anh...".
Cái tâm giúp vượt qua mọi trở ngại Tuy nhiên, ông vẫn giữ vững quan điểm ban đầu nhưng nghĩ đến việc báo cáo ông đã hơi run rồi. "Nếu lãnh đạo không đồng ý với mình thì không những sẽ kéo thêm những ngày tháng đau khổ cho Tạ Đình Đề mà mình còn bị đánh giá là hữu khuynh, không kiên quyết đấu tranh chống tội phạm. Nhiều lúc mệt mỏi quá, tôi chặc lưỡi hay cứ báo cáo đề xuất đề nghị của cơ quan điều tra, có khi lại hay cho mình. Nhưng cuối cùng, cái tâm con người giúp tôi vượt qua mọi trở ngại, tôi mạnh dạn đề xuất không cần thiết phải tiếp tục tạm giam bị can thêm nữa", ông nói. Những ý kiến phân tích về vụ án của ông sau đó được phó vụ trưởng Phan Xuân Bá gật đầu đồng ý. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến quy kết cho ông có tư tưởng hữu khuynh, không kiên quyết đấu tranh chống tội phạm... |
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét