BÍ ẨN KHOA HỌC 53
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nhiều giả thiết về nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng kỳ lạ này đã được
các nhà khoa học đưa ra như chứng ù tai của con người, trang thiết bị
công nghiệp hay đường truyền thông tin không dây... Một số giả thiết
khác lại cho rằng tiếng ù bí ẩn là hậu quả của tần số bức xạ điện tử thấp hay các hoạt động địa chấn như vi chấn gây ra.
Còn theo giới chuyên khoa ở bệnh viện Aden, có thể đây là sản phẩm của những lớp da khô, cứng tích tụ lại trên bề mặt da đầu theo 1 cấu trúc hơi kì dị.
Còn nhớ một ngày cách đây 2 năm, chiếc sừng bỗng nhiên… rụng - khi ấy nó đã dài khoảng nửa mét. Người ta đã ngỡ từ đây cụ Saleh thôi không còn biệt danh "ông lão mọc sừng", ấy thế mà chỉ 8 ngày sau, sừng lại nhú lên ngay "địa điểm" cũ. Hiện nó vẫn không ngừng phát triển bên thái dương trái của cụ Saleh.
Kể từ lúc bắt đầu mọc sừng, đến nay là hơn chục năm, không biết bao người đã đổ về khu ổ chuột quận A'dban để ngắm tận mắt, sờ tận tay chiếc sừng kỳ lạ của ông cụ đã bước sang tuổi thập cổ lai hy, phần lớn là những người trong khu vực Nam Á.
Cũng thật lạ là đến nay, trường hợp mọc sừng hiếm hoi này vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu phương Tây để tìm hiểu rõ căn nguyên của bệnh.
Tiếng ù bí ẩn khiến con người... phát điên
Từ lâu, dân bản địa và khách du lịch của thành phố nhỏ Taos thuộc New
Mexico, đã rất bối rối và khó chịu bởi một tiếng ù bí ẩn với tần số thấp
từ đâu đó ngoài vùng sa mạc khiến con người chóng mặt, buồn nôn, thậm
chí phát điên.
Tiếng ù bí ẩn ở thành phố Taos (New Mexico) gây khó chịu cho dân bản địa và khách du lịch. |
Trong hơn 40 năm qua, các nhà khoa học đã dành nhiều thời gian cũng như công sức vào dự án nghiên cứu tiếng ù bí ẩn
này. Đây là âm thanh có tần số thấp, được cho là có nguồn gốc từ thành
phố Windsor, Canada, và từng được ghi nhận xuất hiện ở các thành phố
Leeds, Bristol, Largs ở Anh Quốc. Nhưng dần dần, nó đã lan rộng đến
thành phố Taos, bang New Mexico, Mỹ và thành phố Aukland, Úc.
Tuy xuất hiện tại những địa điểm khác
nhau trên thế giới nhưng âm thanh này có đặc điểm chung là gây tâm lý
khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe người nghe.
Tiếng ù bí ẩn này được cho là có nguồn gốc từ thành phố Windsor, Canada. |
Theo khảo sát, trung bình trong 50 người
mới chỉ có 1 người nghe thấy và phát hiện ra. Trong đó, hầu hết những
nhân chứng đều thuộc lứa tuổi từ 55 - 70.
Thứ âm thanh này khiến bất kỳ ai nghe
thấy cũng muốn phát điên lên. Nó trầm, ầm ầm và trở nên lớn hơn vào ban
đêm. Đặc biệt, ở vùng ngoại ô, âm thanh này phổ biến hơn cả. Các nhân
chứng cho biết đều có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chảy máu
cam và mất ngủ nếu chẳng may nghe phải thứ âm thanh kỳ lạ này.
Tiếng ù bí ẩn khiến con người... phát điên. (Ảnh minh họa) |
Một số chuyên gia đề nghị các nạn nhân
hãy áp dụng thử liệu pháp hành vi - nhận thức, tức một cách tâm lý trị
liệu để điều chỉnh cảm xúc, hành vi và quá trình nhận thức, để đối phó
với tiếng ồn. Trong khi đó, có vẻ như bí mật này sẽ tiếp tục tồn tại
thêm một thời gian chưa xác định. chuyên gia kỳ cựu Geoff Leventhall ở
Surrey (Anh) kết luận: "Nó là một bí ẩn suốt 40 năm, nên nhiều khả năng
bí mật này sẽ còn kéo dài trong tương lai".
Thực hư chuyện cây dã hương ngàn tuổi tỏa năng lượng chữa bệnh?
Từ nhiều đời nay, người dân xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang tôn thờ cây dã hương sống được khoảng nghìn năm là “cụ cây”. Từ
khi được phong cây dã hương cổ thụ độc nhất vô nhị của Thế giới và Di
sản cấp quốc gia năm 1989, nơi đây được nhiều du khách trong và ngoài
nước biết đến. Nhiều người còn tới đây hít thở “khí thiêng” từ dã hương
để cảm thụ năng lượng với mục đích chữa bệnh.
Đi từ xa đã thấy ngọn cây cao vút, màu
lá xanh non vươn cao hẳn lên như ngự trị đất trời, đó chính là cây dã
hương nghìn năm tuổi mà người dân trong vùng vẫn quen gọi là “cụ cây”.
Thiền, nằm, tựa vào thân cây để hít “khí thiêng”
Dù khách thập phương thường xuyên đến
thăm quan du lịch, nhưng nơi “cụ” dã hương ngự vẫn luôn giữ được vẻ trầm
mặc, suy tư của một con người đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử.
Một vị khách du lịch trong đoàn từ thiện Sen hồng của bộ Nội vụ đã thừa
nhận: “Chẳng thể tìm ở nơi đâu một cảm giác như lúc ngồi dưới cây dã
hương này, đó không chỉ là bóng mát, không chỉ là cảm giác thư thái từ
cây cỏ, nó có một cái gì linh thiêng, làm cho con người ta thông thoáng
hơn, khỏe mạnh hơn”.
Không chỉ có đoàn người của tổ chức Sen hồng mà tất cả du khách đến
đây đều ngồi lặng dưới tán cây, thả lỏng thân thể như muốn có một sự
giao hòa giữa người với vật. Hơn nữa, nhiều người còn tựa vào cây, cố
gắng chạm tay vào cây dù chỉ một lần. Tất cả họ đều tin rằng “cụ” dã
hương có một nguồn sinh khí kì diệu mà khi hít khí đó vào người có thể
làm cho con người khỏe mạnh hơn, thậm chí còn chữa được nhiều bệnh.
Cây dã hương nghìn năm tuổi ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang |
Những du khách ngồi hít khí thiêng dưới
cụ dã hương còn băn khoăn về chuyện mặc quần áo thế nào cho hiệu quả.
Cũng giống như khi ngồi thiền, thả lỏng cơ thể để giao hòa với tự nhiên,
nhiều người cho rằng khi hít khí thiêng cần phải mặc quần áo thoải mái,
thậm chí là cởi trần.
Hình ảnh những người đàn ông ăn mặc lịch
sự bước xuống từ ô tô sẵn sàng cởi áo, ngồi điềm nhiên, đầu hướng lên,
hai mắt nhắm lại hàng giờ không còn xa lạ với người dân nơi đây. Theo
như lời của du khách đoàn từ thiện Sen Hồng: “Không ai biết là lúc ngồi
hưởng khí thiêng có được mặc áo hay không, nhưng chắc chắn là càng có sự
hòa hợp, thì hiệu quả sẽ càng cao”.
Trong quá trình ngồi dưới tán cây hít
khí thiêng, có người thì nói phải để tâm hồn thư thái, vô ưu, vô lo,
nhưng một số khác lại lẩm nhầm những lời ước của bản thân mong cụ dã
hương nghe thấu. Sau hàng giờ ngồi dưới
tán cây mà không chuyển mình, không nói nửa lời, những du khách từ từ
đứng dậy, mỉm cười hài lòng như vừa đạt được một ước nguyện.
Chia sẻ với phóng viên về “sinh khí kì
diệu” từ cây dã hương nghìn năm tuổi, ông Nguyễn Văn Đề, người bảo vệ
khu di tích cây dã hương hơn 10 năm nay cho biết: "nhiều đoàn khách từ
xa tới thăm dã hương cũng như cụm di tích ở Tiên Lục, họ đều ngồi thiền.
Có người nằm dưới đất, toàn thân thả lỏng, mắt nhắm nghiền nghe tiếng
chim hót. Người thì tựa lưng vào gốc cây và cũng nhiều vị khách thì ôm
lấy thân cây, kì dị hơn là chổng ngược đầu lên làm nhiều người dân cũng
thấy lạ".
Cây dã hương nghìn năm tuổi ở Lạng Giang được nhiều đoàn du khách tới thăm |
Ông Đề nói: “Tôi cũng không biết rõ lắm
nhưng những cây to thì thường có một nguồn sinh khí nào đó. Nếu con
người tận dụng được nó, ắt hẳn sẽ có những tác dụng nhất định”.
Nhiều thanh niên ở xóm Ngoẹn, Tiên Lục
này còn được khách từ xa đến thuê để lấy cây tai chuột mọc trên cây dã
hương về chữa bệnh. Trong khi cây tai chuột mọc rất nhiều ở các chỗ khác
dễ lấy hơn nhưng không được tận dụng vì họ quan niệm rằng: chỉ có cây
tai chuột mọc trên cây dã mới có khả năng chữa bệnh.
Dân làng chưa ai thử
Trong khi khách du lịch đến đây hít khí
thiêng, thì tất cả người dân trong vùng đều không biết đến khả năng kì
diệu từ sinh khí của cụ cây.
Người dân Tiên Lục rất có ý thức bảo vệ
cụ dã hương với tâm niệm: “Cây còn xanh tốt thì dân làng còn làm ăn phát
đạt, thịnh vượng”. Tuy nhiên, việc hít khí thiêng thì chưa có ai thử mà
chủ yếu họ chỉ đến gốc cây dã ngồi hóng mát những lúc chiều hè oi ả.
Anh Nguyễn Đình Trung Kiên cho biết:
“Lúc đầu, chúng tôi thấy người ở xa về ngồi thiền dưới gốc cây, có nhiều
người ngực trần chạm vào cây để được sinh khí thì chỉ ngơ ngác nhìn
nhau, sau dần thành quen”.
Là người có tuổi thơ
và nhiều năm tháng gắn bó với cụ dã hương nghìn tuổi, bản thân ông
Nguyễn Văn Đề, có đôi phần tin vào khả năng kì diệu của cụ dã mặc dù
“chưa từng có nghiên cứu nào liên quan tới việc ngồi dưới tán cây, hít
khí mà có thể chữa được bệnh”, ông Đề cho biết.
Dù chưa từng làm việc như hít sinh khí,
chạm vào cây để lấy may hay chữa bệnh nhưng ông Đề cũng thường xuyên ra
gốc cây ngồi hóng mát những lúc mệt mỏi. Sau mỗi lần như vậy, ông đều
cảm thấy tâm hồn thư thái, thông thoáng hơn nhiều. Ông Đề tin rằng,
trong nhiều những nghiên cứu đang được tiến hành về cụ dã hương, sẽ có
thể có bằng chứng xác đáng về khả năng cứu thế của cụ cây này.
Nói về cụ dã hương và những nguồn sinh
khí kì diệu, anh Chu Văn Liêm, trưởng thôn Nghoẹn, xã Tiên Lục, huyện
Lạng Giang, Bắc Giang khẳng định:“Người ta nghĩ thế nào thì ra thế ấy,
chuyện cụ dã tỏa ra sinh khí cứu chữa được bệnh hay không vẫn chỉ là
người này truyền tai người kia. Dân ở đây có bệnh vẫn phải đến viện chứ
chưa thấy ra tìm cụ dã. Tuy nhiên, cây xanh, nhất là cây lại có lâu năm
tuổi đời ắt sẽ mang đến cho con người ta những cảm nhận linh thiêng. Về
chuyện này, chúng tôi vẫn chờ khoa học giải đáp”.
Du khách chụp ảnh bên cây dã hương |
Đối với chuyện chỉ có cây tai chuột trên
thân cụ dã mới chữa được bệnh thì chỉ là tin đồn. “Cây tai chuột có tác
dụng chữa bệnh sởi. Dù cây mọc ngoài cánh đồng, hay mọc trong vườn nhà
hay trên thân cụ dã hương đều là cây tai chuột và có tác dụng chữa bệnh
lên sởi như nhau”, anh Liêm cho biết.
“Cụ cây” dã hương có tán cây bao phủ
rộng đến bốn năm mét quanh thân nhưng rất ít khi rơi gãy vì gió bão.
Theo trưởng thôn ở đây, trong những lần cành cây gãy, còn có một sự lạ
là cành cây nằm ngay trên nóc Đình làng, nhưng khi rơi xuống lại rơi
chệch sang bên mép, không làm ảnh hưởng đến ngôi Đình của dân.
Thời chiến tranh chống Mỹ, khu vực các
xã xung quanh Tiên Lục bị máy bay Mỹ oanh tạc không khác gì chiến trường
miền Trung. Ấy vậy mà xã Tiên Lục, là nơi sơ tán của rất nhiều cơ quan,
trường học từ Thủ đô Hà Nội về không bị một viên đạn, mảnh bom nào bắn
vào.
Đối với vấn đề cây dã hương cứ mỗi khi gãy một cành to chính là báo hiệu một sự kiện lớn của đất nước thì rất nhiều người công nhận.
Hiện nay, trên cây vẫn còn nguyên những
cành bị gãy gọn như một vết thương lớn trên cơ thể cụ dã. Năm 1945 cành
dã hương lớn phía đông bắc gãy là lúc Cách mạng Tháng Tám thành công;
Năm 1954, cành phía tây gãy là năm chiến thắng Điện Biên Phủ; Năm 1964
cành phía nam gãy gắn với sự kiện Vịnh Bắc Bộ chiến tranh mở rộng ra
miền Bắc; Năm 1975 cành phía tây gãy gắn với sự kiện giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước; Năm 1984 cành phía tây bắc gãy gắn với “khoán 10”
và cành ở đỉnh ngọn phía nam gãy vào chiều 22/10/2006, thì 16 ngày sau
nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Đó cũng là cành dã hương
bị gãy gần đây nhất mà trong sổ ghi chép những sự kiện liên quan đến cây
dã hương, người dân ở đây ghi sự kiện này là “cành hội nhập”.
Trước kia trong ngọc phả của thôn còn có ghi lại câu chuyện Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) khi đi ngang qua thôn, thấy cây dã hương to, đẹp đã sắc phong cho cây là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (nghĩa là cây dã hương lớn nhất nước).
Trước kia trong ngọc phả của thôn còn có ghi lại câu chuyện Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) khi đi ngang qua thôn, thấy cây dã hương to, đẹp đã sắc phong cho cây là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (nghĩa là cây dã hương lớn nhất nước).
Dân làng ở đây lưu truyền rằng: Cây dã hương ở đất Bắc mà vươn tới tận
Huế, vì có một vị quan về đây chặt một đoạn rễ đem về kinh thành tiến
Vua; cây dã hương ở trời Nam mà cành sang tận trời Tây (ấy là năm 1905,
toàn quyền Đu-me đã cưa một cành dã hương ở đây cho người làm hai cây
thánh giá làm lưu niệm và năm 1932, ảnh cây dã hương đã được trưng bày ở
Hội chợ Mác-Xây Pháp)…Cụ dã hương trường tồn chính là điểm tựa tinh thần to lớn và niềm tự hào của người dân nơi đây.
Thời Pháp thuộc (năm 1938), cây dã hương đã được trường Viễn Đông Bác
Cổ xếp vào loại cây cổ thụ hiếm có của Bắc Kỳ. Năm 1989, cây cùng quần
thể cụm di tích Tiên Lục đã được Nhà nước xếp hạng là di tích cấp Quốc
gia.
Chu vi nhỏ nhất của gốc cây dã hương là hơn 8,3m, lớn nhất là trên 11m, nhiều người ôm không xuể. Lớp vỏ trung bình dày 15 cm. Cây có chiều cao khoảng 40m. Lá cây xanh quanh năm, hương hoa của cây toả ra mùi thơm ngát; hoa nở vào cuối xuân, đầu hè, màu vàng nhạt, cánh nhỏ li ti và có mùi thơm tựa như hoa Dạ Lan.
Chu vi nhỏ nhất của gốc cây dã hương là hơn 8,3m, lớn nhất là trên 11m, nhiều người ôm không xuể. Lớp vỏ trung bình dày 15 cm. Cây có chiều cao khoảng 40m. Lá cây xanh quanh năm, hương hoa của cây toả ra mùi thơm ngát; hoa nở vào cuối xuân, đầu hè, màu vàng nhạt, cánh nhỏ li ti và có mùi thơm tựa như hoa Dạ Lan.
Kỳ lạ cụ bà 97 tuổi mọc sừng dài 20cm giữa đầu gối ở Nam Định
Đã nhiều năm nay, bà Đoàn Thị Ngôn, sinh năm 1917, trú tại Xã Hải Lộc,
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã khốn khổ, đau đớn và bất tiện trong
sinh hoạt chỉ vì từ đầu gối mọc ra một chiếc sừng dài, to. Mặc dù chiếc
sừng mọc cách đây 6 năm, nhưng vì gia cảnh khốn khó, bà Ngôn không có
điều kiện đi bệnh viện để cắt bỏ, nên bà đành “sống chung” với chiếc
sừng.
Lê lết vì sừng
Chúng tôi tìm đến xóm 4, xã Hải Lộc, ở
đây không ai không biết cụ Ngôn, bởi cụ mắc một căn bệnh kì lạ mà ở đây
chưa ai từng gặp. Chiếc sừng này mọc và ngày càng phát triển lớn thêm.
Thời gian đầu, nhiều người kéo tới nhà cụ Ngôn chỉ để “mục sở thị”
chuyện đó là thật. Nhưng rồi chứng kiến chiếc sừng tai quái khiến cuộc
sống của cụ ngôn bị đảo lộn, khổ sở người dân ai cũng thương cảm. Mặc dù
đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, vậy mà bệnh tật vẫn chưa buông tha, chưa kể
bà còn nhiều lần còn bị người con rể bị bệnh thần kinh chửi mắng, đánh
đuổi ra khỏi nhà.
Tìm tới
nhà cụ Ngôn, trong căn nhà nhỏ rộng chừng 20m2, nhà cửa tềnh toàng, đồ
đạc chẳng có thứ gì giá trị. Gần như cố định ngồi trên chiếc giường, bởi
chiếc sừng trên chân cụ Ngôn khiến cụ không đi lại như bình thường
được. Theo như quan sát của phóng viên, chiếc sừng mọc lên từ giữa đầu
gối chân trái. Sờ thấy chiếc sừng rất cứng, dài khoảng 20cm, rộng khoảng
4cm và cụp vào phía đùi, chính điều đó khiến việc đi lại của cụ rất khó
khăn. Điều đặc biệt là, chỗ chân mọc sừng tuy sưng to nhưng lại không
có mủ và không chảy máu”. Không chỉ bị mọc sừng trên gối, một bên mắt
của cụ Ngôn còn bị thiên đầu thống lên đã mù hẳn, một bên mắt thì đã bị
mờ. Tai cụ bị lãng, nên việc trò chuyện, tiếp xúc với mọi người rất khó
khăn.
Cụ bà khổ sở vì chiếc sứng mọc ở đầu gối |
Chia sẻ với chúng tôi, chị Đoàn Thị
Tươi, 55 tuổi con gái duy nhất của cụ Ngôn cho biết: “Mẹ tôi, mắc phải
căn bệnh lạ này từ đầu năm 2008. Càng ngày chiếc sừng càng lớn thêm,
khiến cho chân mẹ tôi bị đau nhức suốt ngày đêm”. Được biết, ban đầu chỉ
là do cu Ngôn không may bị ngã, đầu gối có vết xước và bắt đầu mưng mủ,
sau khi bóp hết mủ thì vết thương khỏi. Sau đó cụ Ngôn không còn thấy
cảm giác đau đớn nữa. Tuy nhiên từ chỗ vết thương đó bắt đầu đùn lên
những vảy nến.
“Ban đầu, chiếc sừng giống như một mảnh
da thô dày. Đã có thời gian, con cháu đã dùng lưỡi dao lam cắt cho cụ,
nhưng sau một thời gian không để ý tới, nó đã phát triển rất nhanh,
giống như một chiếc sừng bò rất cứng, có cắt cũng không được vì cụ kêu
đau” – bà Tươi kể.
Từ lúc chiếc sừng mọc lên khiến cụ Ngôn
sinh hoạt rất khó khăn. Nhăn nhó vì chiếc sừng khiến cụ nhức, cụ Ngôn
khẽ nói: “chẳng hiểu vì sao chân tôi lại mọc lên cái sừng này. Nhiều hôm
nó đau rức, khiến tôi không sao ăn ngủ được. Đêm lật mình không nổi”.
Chiếc sừng giống như một sợi dây vô hình bó buộc chân cụ Ngôn một chỗ,
vì cứ đi chiếc sừng cọ vào đùi lại khiến cụ bị đau nhức. Bếu muốn di
chuyển cụ Ngôn đều phải lết đi. Dường như mọi sinh hoạt hằng ngày của cụ
đều chỉ diễn ra xung quanh chiếc dường nhỏ bé, với sự chăm sóc của
người con gái.
Chiếc sừng dài 20 cm của cụ Ngôn |
Cũng theo bà Tươi, tới nay, gia đình vẫn
chưa đưa cụ đi viện khám: “Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cái ăn cái mặc
còn lo không đủ nên không đưa cụ đi khám đâu được. Khi thấy cái sừng ở
chân cụ càng lúc càng mọc dài ra, gia đình cũng chỉ biết chăm lo ăn uống
cho cụ chứ không có tiền đưa đến bác sĩ. Lúc nào cụ đau quá, thì gia
đình gọi bác sĩ tiêm thuốc giảm đau cho bà chứ cũng không biết phải làm
như thế nào” – bà Tươi ngậm ngùi nói. Được biết, bà Tươi là con gái duy
nhất của cụ Ngôn, nhưng hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn. Lấy chồng và
sinh được 3 con, nhưng chồng chị không may bị bệnh tâm thần, nên thường
xuyên chửi bới đánh đập bà. “Trước tôi cũng đón mẹ tôi sang ở cùng để
tiện chăm sóc, nhưng chồng tôi bị bệnh, nhiều hôm ông ta còn đánh đuổi
mẹ tôi đi. May mà bên xã xây dựng cho ngôi nhà tình nghĩa, nên mẹ con
tôi mới có chốn dung thân. Chứ bây giờ nhà tôi, mà chồng tôi cũng không
cả cho tôi về, không cho sử dụng cả bếp cũng như nguồn nước”.
Từng bị bệnh liên quan về chân
Theo lời bà Tươi cho biết, cuộc sống của
cụ Ngôn vất vả đầm đìa ngay từ thủa nhỏ. “Mẹ tôi mới sinh ra được 3
tháng tuổi, thì bị gia đình bỏ. Bà ở cùng một người chú, lớn lên nghèo
khó phải bươn chải từ nhỏ để kiếm sống. Khi lấy chồng, mẹ tôi cũng chỉ
là vợ lẽ, được khoảng 10 năm thì bố tôi mất. Vậy là gánh nặng vừa làm
bố, vừa làm mẹ nuôi tôi, khiến bà càng thêm vất vả. Giờ đây, đến khi
tuổi già vẫn chưa hết khổ”, bà Tươi nghẹn giọng.
Được biết, chiếc sừng mọc ở đầu gối cụ
Ngôn đã phát triển nhanh trong 2 năm trở lại đây. Trước đó, cụ Ngôn từng
có nhiều bệnh liên quan tới chân. Theo lời bà Tươi cho biết, Năm 1960,
chân phải của cụ Ngôn dẫm phải mảnh sành, bị nhiễm trùng uốn ván. Sau
đó, do không được chữa trị, lên chân cụ bị teo dần đi. Từ đó việc đi lại
của cụ đã gặp khó khăn do chân phải cụ chỉ đi sập sềnh bằng 5 đầu ngón
chân, khiến gan bàn chân bị sưng to và khớp nối bị hoại tử.
Chị tươi chăm sóc cho mẹ |
Đến năm 1969, chân trái cũng là chân
đang mọc sừng của cụ Ngôn bây giờ cũng từng bị thương. “Năm đó, mẹ tôi
đi hái rau, bị đỉa cắn mất nhiều máu quá. Về nhà lại không khử trùng chỗ
vết thương. Thành thử từ miệng chỗ vết thương bị thối dần ra, lên tới
tận mông. Khi đó, bố tôi còn sống ông đi lấy thuốc lá đắp cho mẹ tôi như
không khỏi. Được mọi người mách nước, mẹ tôi bôi vôi tỏa nên vết thương
dần bình phục.
Sức khỏe của cụ Ngôn cũng đang rất yếu
do chân, tay đều bị tàn tật không di chuyển được, đôi mắt của cụ bị viêm
đầu thống và đôi tai của cụ cũng bị lãng. Điều kiện gia đình không có,
sức khỏe của cụ chỉ trông chờ vào số mệnh. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
của cụ Ngôn rất vất vả. bữa ăn thì bữa cơm bữa cháo. “Mỗi lần ăn mẹ tôi
chỉ ăn được một thìa to cơm, nhiều hôm gối đau nhức bà bỏ cả cơm”, bà
Tươi nói. Ngồi nhìn bà Tươi xúc từng thìa cơm đút cho mẹ ăn, bát cơm
chẳng có gì ngoài nước mắn khiến chúng tôi không khỏi đau lòng. Bà Tươi
kể: “Bình thường mọi việc mẹ tôi đều cố gắng làm vì biết tôi nhiều
việc. bình thường tôi không có nhà, mẹ tôi phải ghì chiếc bát vào đầu
gối chân phải, mặc dù run tay nhưng mẹ tôi vẫn có thể tự xúc ăn, lúc mỏi
tay quá bà đặt bát xuống và tự bốc cơm”.
Chiếc sừng dài trên đầu gối cụ Ngôn làm
nhiều người hàng xóm thấy lạ và lo lắng cho sức khỏe của cụ. nhiều người
thương cảm qua thăm, người cho tám bánh, gói quà. Người lại cho cụ vài
đồng. nhưng khổ nỗi, nhà người con rể ngay bên cạnh, ông ta chửi bới
suốt ngày, không cho ai đến chơi với cụ. Nhiều khi đi thăm cụ Ngôn mà
hàng xóm phải tránh mặt con rể cụ. Hiện tại mỗi tháng cụ Ngôn được xã hỗ
trợ mỗi tháng 180 nghìn lương người cao tuổi.
Ông Cao Đức Thiệp, chủ tịch UBND xã Hải
Lộc xác nhận, trong hộ khẩu cụ Ngôn và chị Tươi hiện đang sống trong căn
nhà hơn 20m2 (Căn nhà được tài trợ 15 triệu đồng từ quỹ phòng chống
thiên tai, chữ thập đỏ trung ương và đóng góp thêm của gia đình). Một
căn nhà khác trong cùng mảnh đất của cụ hiện có người con rể bị bệnh tâm
thần sống mọt mình, thường hay đánh chửi cụ và chị Tươi.
Cụ già mọc sừng sau những giấc mơ
Hồi còn trẻ, cụ Saleh Talib Saleh thường xuyên mơ
thấy mình… mọc sừng. Tưởng rằng đó là chuyện hoang đường ai dè đến năm
78 tuổi, một chiếc sừng bắt đầu nhú ra trên đầu.
Cụ Saleh Talib Saleh năm nay 102 tuổi.
Theo lời kể của cụ Saleh, 102 tuổi, hiện sống tại khu ổ chuột quận
A'dban, tỉnh Shabwa, Yemen, tính đến nay tuổi thọ chiếc sừng đã đạt 25
năm có lẻ. Chính cụ cũng không lý giải được vì sao, làm cách nào mà cái
sừng mọc nhô lên khỏi đầu cụ và phát triển tới chiều dài gần… nửa mét.Còn theo giới chuyên khoa ở bệnh viện Aden, có thể đây là sản phẩm của những lớp da khô, cứng tích tụ lại trên bề mặt da đầu theo 1 cấu trúc hơi kì dị.
Còn nhớ một ngày cách đây 2 năm, chiếc sừng bỗng nhiên… rụng - khi ấy nó đã dài khoảng nửa mét. Người ta đã ngỡ từ đây cụ Saleh thôi không còn biệt danh "ông lão mọc sừng", ấy thế mà chỉ 8 ngày sau, sừng lại nhú lên ngay "địa điểm" cũ. Hiện nó vẫn không ngừng phát triển bên thái dương trái của cụ Saleh.
(Ảnh: Yobserver)
Cụ Saleh cho biết, ngoài cụ ra thì con cháu trong họ tộc không một ai có
dấu hiệu mọc sừng tương tự (hay chí ít cũng không có giấc mơ lạ kỳ như
cụ thường gặp thời trai trẻ). "Có lẽ đây là món quà đặc biệt mà thánh
Allah chỉ dành tặng riêng cho tôi".Kể từ lúc bắt đầu mọc sừng, đến nay là hơn chục năm, không biết bao người đã đổ về khu ổ chuột quận A'dban để ngắm tận mắt, sờ tận tay chiếc sừng kỳ lạ của ông cụ đã bước sang tuổi thập cổ lai hy, phần lớn là những người trong khu vực Nam Á.
Cũng thật lạ là đến nay, trường hợp mọc sừng hiếm hoi này vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu phương Tây để tìm hiểu rõ căn nguyên của bệnh.
Theo Gia đình Việt Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét