MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 5

 (ĐC sưu tầm trêh NET)

Khách trốn vé tử vong vì rơi xuống nhà dân từ máy bay

Một trong hai người bám vào càng chiếc máy bay của hãng British Airways, di chuyển hơn 12.800 km từ Nam Phi sang Anh, đã rơi xuống mái nhà dân và thiệt mạng hôm 18/6.
Một máy bay của hãng British Airways. Ảnh:
Một máy bay của hãng British Airways. Ảnh: Getty
Theo Telegraph, hai người đàn ông chưa rõ danh tính trốn trong bộ phận hạ cánh của máy bay hãng British Airways trong lộ trình từ thành phố Johannesburg (Nam Phi) tới London (Anh) nhằm đi lậu vé.
Sau khi vượt hành trình 12.875 km, một người rơi xuống mái của cửa hàng tại khu Richmond, phía tây nam thủ đô London, sáng 18/6. Phát ngôn viên của sở cảnh sát London (Scotland Yard) cho hay: "Chúng tôi nhận cuộc gọi của người dân vào lúc 9h35 để báo rằng họ phát hiện một thi thể trên mái nhà".
Trong khi đó, người đàn ông còn lại khoảng 25 tới 30 tuổi may mắn sống sót nhưng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Theo các nhà điều tra, do trốn trong bộ phận hạ cánh, cơ thể của hai người đàn ông phải chịu đựng điều kiện thiếu oxi và nhiệt độ thấp. Hầu hết những trường hợp như vậy được ghi nhận tử vong.
Một phát ngôn viên của British Airways cho biết: "Chúng tôi đang phối hợp với cảnh sát và các nhà chức trách ở thành phố Johannesburg để tìm hiểu vụ việc hy hữu này".
Tháng 9/2012, Jose Matada, 26 tuổi, thiệt mạng sau khi rơi từ khung gầm phi cơ xuống một tuyến đường ở Mortlake, phía tây London. Máy bay di chuyển từ Angola tới sân bay Heathrow.
Theo giới điều tra, thanh niên người Mozambique vẫn sống sót trong chuyến hành trình dài 12 tiếng khi trốn trong khung gầm ở nhiệt độ -60 độ C. Họ tin rằng anh ta chết khi rơi xuống đất.

Vụ tố lãnh đạo VFF: Ông Chương hối lộ 20 tháng lương để “được” gì?

Vụ lùm xum liên quan đến ông Nguyễn Văn Chương, người đứng đơn tố cáo hai quan chức VFF nhận hối lộ đang có nhiều điều cắc cớ cần phải cắt nghĩa một cách ngọn ngành. Theo đơn mà ông Chương gửi đến các cơ quan truyền thông, số tiền cựu cán bộ VFF phải chi để đạt mục đích "chạy ghế" là hơn 200 triệu đồng.
VFF, Nguyen Van Chuong, Nguyen Van Chuong to cao VFF, VFF nhan hoi lo
Ông Nguyễn Văn Chương (trái).

Theo tìm hiểu, mức lương trung bình của một cán bộ cấp phòng của VFF vào khoảng 10 triệu đồng/tháng. Hóa ra, để nhắm đến cái ghế mà bản thân yêu thích, ông Chương sẵn sàng chi ra đến… 20 tháng lương. Cái con số kể trên rất đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Câu hỏi đặt ra, tại sao người ta chấp nhận đánh đổi 20 tháng lương để giữ cái ghế của mình. Nghĩa là, ông Chương sẽ phải nhịn đói, hoặc sống nhờ vợ con trong khoảng gần 2 năm trời. Thế nhưng, người ta sẽ chẳng tin một ai đó lại chấp nhận mất tiền cho những vị trí không béo bở, thơm tho. Thậm chí, mức lương hẻo kể trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Có thể, đằng sau cái ghế là cơ man những điều mà bấy lâu nay, dư luận không thể thấu rõ. Đến đây, người ta mới sực nhớ đến phát biểu của ông Lê Hùng Dũng với một  tờ báo với đại ý rằng: ông Chương có nhiều vấn đề liên quan đến tài chính như thu tiền để ngoài sổ sách, bán điện ra bên ngoài… Rằng, chắc chắn VFF sẽ mời các cơ quan chức năng vào cuộc làm cho ra ngô, ra khoai những thứ bùng nhùng của Trung tâm đào tạo trẻ giai đoạn ông Chương làm giám đốc. Và cũng vì sự bùng nhùng này mà VFF quyết định sa thải ông Chương để rồi cuối cùng nổ ra cuộc chiến về pháp lí. Tất nhiên, ông Dũng phải chịu trách nhiệm với những phát ngôn của mình. Nhưng chắc chắn một điều, là một doanh nhân lọc lõi, ông Dũng thừa hiểu, đã liên quan đến việc pháp lý thì chẳng thể "nổ" cho bõ tức. Lời nói là đọi máu và nếu không có chứng lí, hơn ai hết, ông Dũng sẽ phải trả giá đắt cho phát ngôn của mình.
Không biết có phải do đợt phản kích khá quyết liệt từ VFF hay những nguyên nhân nào khác mà mấy ngày nay, người ta không thấy ông Nguyễn Văn Chương phát ngôn một cách mạnh mẽ. Gọi điện hỏi ông này về những vấn đề mà lãnh đạo VFF nêu thì nhận được câu trả lời rất chung chung là "tôi từng đạt danh hiệu đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013 thì làm sao có chuyện đó được. Cái gì cũng phải có bằng chứng chứ". Nói rồi ông Chương tắt máy. Cũng từ đó mà người ta không thể liên lạc, hoặc nếu có chỉ là những lời hẹn cho xong của ông Chương.
Đang có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vụ tố cáo của cựu cán bộ VFF. Người thì bảo, đây là đòn thù của một cá nhân vốn bị tổ chức này cho mất việc. Nói như ông Chủ tịch Lê Hùng Dũng thì đây là hành động cố ý nhằm hạ uy tín cá nhân và tổ chức. Đặc biệt, có người đứng sau giật dây ông Nguyễn Văn Chương. Nhưng, cũng có người tin, điều ông Chương tố cáo là sự thật dù những chứng lí ghi nhận đến lúc này là vô cùng yếu, hoặc chưa được người trong cuộc tung ra. Nhưng, có một điều mà nếu những ai tỉnh táo sẽ thấy, ông Nguyễn Văn Chương đã đi một nước cờ vô cùng mạo hiểm. Nếu tố cáo đúng, ông cũng mang tội hối lộ. Nếu tố cáo sai, ông mắc tội vu khống cá nhân, tổ chức và chắc chắn sẽ bị xử lí rất nặng. Tên đã bắn đi thì không thể lấy lại được. Lúc này, rất cần các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để kết luận về một nghi án vốn đang làm chao đảo nền bóng đá Việt Nam. Nếu có hành vi nhận hối lộ thì cần phải xử lí thích đáng. Nếu phát hiện có một cuộc chiến nhằm triệt hạ nhau thì cơ quan chức năng cũng phải sớm đưa ra kết luận và trả lại danh tiếng cho người liên quan. Nhưng, chắc chắn một điều, đến lúc này, người đầu tiên chịu tổn thất chính là ông Nguyễn Văn Chương. Mà nói như ngôn ngữ của bóng đá, cầu thủ này đã có cách tiếp cận trận đấu sai và phải trả giá.

Quốc Khánh


Ba thuyết âm mưu gây bất ngờ lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký
Thứ sáu, 19 Tháng 6 2015 14:42:49
Tề Thiên Đại Thánh là ai, danh tính sư phụ của Tôn Ngộ Không và cái chết thật - giả của vua khỉ là những bí ẩn gây nên nhiều tranh luận trong Tây Du Ký.
Tuần qua, cư dân mạng như dậy sóng về giả định Tôn Ngộ Không thật đã bị "thủ tiêu" từ hồi thứ 57 trong tác phẩm Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân. Giả định này đã được tác giả của bài viết đăng trên 1 Facebook đưa ra 8 luận cứ để chứng minh cho suy nghĩ của mình.
Theo đó, ở hồi thứ 57, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã biến hóa thành Tôn Ngộ Không, từ pháp bảo đến thần thông đều ngang nhau. Dù cho cả hai cùng lên Thiên Đình đến Nam Hải Quan Âm, hay xuống Âm Phủ thì không ai có thể phân biệt được đâu là Tôn Ngộ Không thật. Cuối cùng, chỉ có Như Lai Phật Tổ mới phân biệt được và Tôn Ngộ Không đã bị đánh chết, còn Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã thế chỗ Tôn Ngộ Không đi thỉnh kinh.
Liệu rằng, giả thuyết này có hoàn toàn chính xác và trong tác phẩm Tây Du Ký còn những giả thuyết "gây sốc" nào nữa không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


1. Tôn Ngộ Không thực ra là ai?

Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa.
Trong khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân.
3 thuyết âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký

Tôn Ngộ Không trên bìa một cuốn truyện cổ Trung Hoa
Tuy nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại Thánh mà thôi.
3 thuyết âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký
Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km).
Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.
3 thuyết âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký
Dân gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”.
Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh.
Với những dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.
2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?
Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện.
Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.
3 thuyết âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký
Nhân vật Bồ Đề Tổ Sư
Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân.
Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ.
Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.
3 thuyết âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký

Tranh vẽ Thông Thiên Giáo chủ
Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.
3 thuyết âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký
Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân.
Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá.Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ?
3 thuyết âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký
Thái Thượng Lão Quân không trị nổi Tề Thiên Đại Thánh phải chăng vì lo sợ điều gì?
3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?
Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả.
3 thuyết âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký
Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra.
Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.
3 thuyết âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký
Như Lai Phật Tổ là người phân biệt được Ngộ Không thật, Ngộ Không giả trong nguyên tác
Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?
Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ. Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng.
Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?
3 thuyết âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký
Ngộ Không trước kia thường xuyên mâu thuẫn ý kiến với sư phụ Đường Tăng...

Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.
3 thuyết âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký
... nhưng đột nhiên "ngoan ngoãn" lạ thường sau cuộc chiến thật - giả

Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.
Ba giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.

Nguồn: Vanhocphatgiao, Pantheon, Wikipedia
Theo kenh14

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH