MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 4
-Thế nào là định hướng XHCN!?
-------------------------------------
(ĐC sưu tầm trêh NET)
Nguyễn Hoàng Phi tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNG YẾN.
-------------------------------------
(ĐC sưu tầm trêh NET)
Sống chung rồi mới kết hôn, tính vợ chồng từ lúc nào?
(PLO)- Quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Năm 2013, tôi và bạn trai thuê nhà
trọ chung sống với nhau như vợ chồng và có tạo lập được một số tài sản
chung. Giờ chúng tôi muốn đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng tính từ
năm 2013 hay bây giờ?
Nguyen Thi Ly (ly_quan_tinhyeu142013@yahoo.com)
Luật sư LÊ ĐĂNG LIỆU,
Đoàn luật sư TP.HCM, trả lời: Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014, quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo
quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền,
nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được
giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống
với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó
thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ
hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì quan hệ hôn nhân của bạn được xác lập tại thời điểm hai bạn đăng ký kết hôn chứ không phải từ ngày hai bạn sống chung với nhau (năm 2013).Làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn, có được gọi là vợ chồng?
(PLO)- Nhiều bạn đọc thắc mắc là họ có tổ chức lễ cưới nhưng không đăng ký kết hôn thì có được xem là vợ chồng hay không.
Hai chúng tôi (ở cùng huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai nhưng khác xã) vừa làm đám cưới với nhau vào tháng
3-2015. Thế nhưng, bạn bè nói là nếu chúng tôi không đăng ký kết hôn ở
UBND xã thì không phải là vợ chồng. Chúng tôi làm đám cưới rồi thì có
được xem là đã kết hôn hay phải đi đăng ký?
Pham Tuan Khanh (khanhtuan_hongle_32015@gmail.com);Hang Nga Tran (hangnga_1995@yahoo.com); Hung Tien Le (letienhung15693_maybay@gmail.com)
Luật sư LÊ ĐĂNG LIỆU, Đoàn luật sư TP.HCM, trả lời:Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Tại Điều 8 Luật trên quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại Luật này.
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Về đăng ký kết hôn thì tại Điều 9 Luật trên cũng quy định rõ:
- Việc kết hôn phải được đăng ký và
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này
và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định
tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
- Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, căn cứ Điều 17 Nghị định số
158/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định thẩm quyền
đăng ký kết hôn trong nước là UBND cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Việc hai bạn làm đám cưới nhưng không
đăng ký kết hôn theo quy định nêu trên thì không gọi là đã kết hôn và
không được xem là vợ chồng.
Như vậy, để được pháp luật công nhận là
vợ chồng thì hai bạn phải đến UBND cấp xã (nơi cư trú của một trong hai
bên) làm thủ tục đăng ký để được cấp giấy chứng nhận kết hôn theo luật
định.
KIM PHỤNGNgười chết, kẻ đi tù chỉ vì chuyện chó... phóng uế bừa bãi
(PLO)-
Ngày 18-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Hoàng Phi (33 tuổi) 5 năm
tù về tội giết người.
Đồng thời, HĐXX cũng buộc bị cáo Phi
phải bồi thường phía người bị hại 100 triệu đồng và cấp nuôi con 1 triệu
đồng /tháng. HĐXX nhận định trong vụ án này có phần lỗi phía bị hại nên
chiếu cố phần hình phạt cho bị cáo.
Theo hồ sơ, tối ngày 30-4-2013, bà
Nguyễn Thị Mỹ cãi nhau với ông Trương Tuấn Khanh về việc ông Khanh để
chó phóng uế trước nhà bà ở cư xá Vĩnh Hội thuộc quận 4. Lúc này, Phi
chở bạn gái đến nhà bác là bà Mỹ chơi, thấy cãi nhau nên can ngăn.
Nguyễn Hoàng Phi tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNG YẾN.
Sau đó,
Phi chở bạn gái và cháu ngoại bà Mỹ đi chơi thì bị ông Khanh chạy đến
đuổi đánh, khiến bị té xe. Ông Khanh tiếp tục dùng ghế xếp đánh Phi. Phi
đứng dậy giằng co lấy được ghế xếp, đánh lại làm ông Khanh té ngã xuống
đường bất tỉnh.
Cùng lúc
này, Trương Thiệu Huy ( con trai ông Khanh) chạy ra thấy cha bị đánh
nên lấy cây gậy đánh Phi thì bị ngăn cản. Bà Mỹ đứng gần đó chạy đến ôm
Huy. Sau khi thoát ra, Huy chạy vào nhà lấy cây rựa và tuýp sắt đánh bà
Mỹ gây thương tích. Khi bà Mỹ chạy vào nhà đóng cửa lại, Huy tiếp tục
dùng cây rựa đánh vào cửa kiếng làm mảnh vỡ văng trúng con gái bà , gây
thương tích cho cô này.
Sau khi
nhận được tin báo, công an đã đến giải quyết vụ việc. Ông Khanh được đưa
đi cấp cứu ở bệnh viện, Phi lấy xe đi về nhà. Vài ngày sau ông Khanh
chết vì chấn thương sọ não.
Trong vụ
án này, Huy có hành vi đập bể kính nhưng do giá trị dưới hai triệu đồng
nên chưa cấu thành tội huỷ hoại tài sản. Nhưng Huy cũng bị khởi tố,
truy tố về tội cố ý gây thương tích vì có yêu cầu của các nạn nhân bị
thương tích 0 và 1% nhưng sau đó họ rút yêu cầu nên được đình chỉ xét
xử.
Viện phí tăng nhưng mức đóng bảo hiểm y tế không tăng
(PL)- Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1-1-2015
đã điều chỉnh mức đồng chi trả nên không ảnh hưởng lớn đến các đối tượng
BHYT.
“Nghị định 16 ngày 14-2-2015 của Chính
phủ quy định lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính
đúng, tính đủ theo ba giai đoạn: Đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền
lương, chi phí trực tiếp; đến năm 2018, tính thêm chi phí quản lý; đến
năm 2020 thêm chi phí khấu hao tài sản cố định”.Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), cho biết như trên và nhấn mạnh đây là một chính sách lớn tác động đến người bệnh và cả hệ thống cơ sở y tế.
Giảm bớt đóng góp của người bệnh
. Phóng viên:
Lộ trình điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế sẽ được thực hiện theo ba
giai đoạn. Dự kiến mỗi đợt sẽ tăng bao nhiêu phần trăm so với mức giá
hiện tại và mức đóng BHYT của người dân sẽ điều chỉnh như thế nào?
+ Ông Nguyễn Nam Liên: Việc kết cấu các yếu tố
chi phí vào giá theo lộ trình trên phải thực hiện theo quy định về
phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ (Thông tư 25/2014
của Bộ Tài chính). Liên bộ Y tế - Tài chính đang tính toán các phương án
nên chưa có số liệu mức tăng cụ thể bao nhiêu phần trăm giá dịch vụ.
Riêng về mức đóng BHYT thì đến nay không có gì thay đổi.
. Có thể yên tâm là khi các bệnh
viện (BV) tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế thì người dân, đặc biệt là
người có BHYT sẽ được lợi trước nhất?
+ Thứ nhất là người bệnh được thụ hưởng
dịch vụ y tế chất lượng tốt hơn do BV được thu đủ chi phí nên sẽ có kinh
phí để nâng cao chất lượng chăm sóc và phục vụ người bệnh. Cũng do giá
được tính đủ, các BV mạnh dạn triển khai các kỹ thuật y tế mới và người
dân sẽ được thụ hưởng các dịch vụ này.
Thứ hai là giảm bớt sự đóng góp thêm của người bệnh đối
với các dịch vụ mà trước đây do mức giá thấp, một số chi phí chưa được
kết cấu vào giá nên cơ quan BHXH không thanh toán đủ cho người bệnh. Nay
giá tính đủ được cơ quan BHXH thanh toán làm tăng quyền lợi của người
có thẻ BHYT.
. Ông có thể cho một ví dụ dễ hiểu về vấn đề này?
+ Ví dụ lấy một giá dịch vụ kỹ thuật là
“đỡ đẻ thường ngôi chỏm”, liên bộ Y tế -Tài chính đã tính toán chi phí
để thực hiện dịch vụ là 525.000 đồng. Nếu quy định mức thu bằng 70% thì
giá dịch vụ là 370.000 đồng và cơ quan BHXH sẽ chỉ thanh toán cho BV
dịch vụ này là 370.000 đồng. BV vẫn triển khai dịch vụ trên và phần
chênh lệch 155.000 đồng buộc phải thu thêm từ người bệnh. Nếu quy định
giá là 525.000 đồng thì BHXH sẽ thanh toán cho BV 525.000 đồng, người
bệnh không phải trả thêm 155.000 đồng này.
Viện phí tăng thu hút sự quan tâm của người bệnh. Trong ảnh: Người dân đóng viện phí tại BV Ung bướu TP.HCM. Ảnh: TÙNG SƠN
Không tác động lớn đến người đồng chi trả 20%
. Nhưng trên thực tế cơ quan BHXH
không thanh toán hết chi phí khám, chữa bệnh mà người tham gia BHYT phải
đồng chi trả. Vậy khi giá dịch vụ tăng thì đồng nghĩa người tham gia
BHYT sẽ chi nhiều hơn?
+ Đúng là khi điều chỉnh giá dịch vụ y
tế thì phần lớn chi trả của người bệnh sẽ tăng lên nếu vẫn quy định mức
đồng chi trả như trước đây. Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT
có hiệu lực từ 1-1-2015 đã điều chỉnh mức đồng chi trả nên việc ảnh
hưởng đến các nhóm đối tượng có khác nhau:
- Đối với người nghèo, đồng bào dân tộc
thiểu số, người có công, trẻ em dưới sáu tuổi: Không bị ảnh hưởng vì
được BHYT thanh toán 100% chi phí (trước đây phải đồng chi trả 5%).
- Đối với người cận nghèo: Mức tác động
không nhiều vì đối tượng này được BHYT thanh toán 95% chi phí, chỉ phải
đồng chi trả 5% (trước đây phải đồng chi trả 20%). Ví dụ một bệnh nhân
điều trị hết 10 triệu đồng. Trước 31-12-2014, bệnh nhân sẽ phải đồng chi
trả mức 20% là 2 triệu đồng. Nhưng từ 1-1-2015 bệnh nhân đồng chi trả
mức 5% là 500.000 đồng. Giả sử sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, chi
phí của điều trị trên là 13 triệu đồng. Mức đồng chi trả của người bệnh
lúc này là 650.000 đồng (5% x 13.000.000). Như vậy mức đồng chi trả vẫn
thấp hơn mức phải trả trước đây.
- Đối tượng có thẻ BHYT đồng chi trả
20%: Bị ảnh hưởng không nhiều vì như đã phân tích ở trên, khi chưa tính
đủ giá người bệnh phải trả thêm một số khoản chi phí, nay được tính đủ
thì sẽ không phải trả thêm các chi phí này. Mặt khác, từ 1-1-2015, người
tham gia BHYT từ năm năm liên tục trở lên đi khám, chữa bệnh đúng tuyến
mà số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn sáu tháng lương cơ sở thì chỉ
phải thanh toán tối đa sáu tháng lương cơ sở.
. Hiện cả nước còn khoảng 30% dân số
chưa tham gia BHYT, chủ yếu là người có mức sống trung bình. Việc tăng
phí dịch vụ y tế sẽ tác động không nhỏ tới đối tượng này. Bộ Y tế có
những giải pháp nào hỗ trợ nhóm đối tượng này?
+ Đúng là khi điều chỉnh giá dịch vụ y
tế, các đối tượng không có thẻ BHYT sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy
nhiên, với chính sách này quan điểm của Nhà nước là để khuyến khích
người dân tham gia BHYT để tiến tới BHYT toàn dân. Thực tế hiện nay do
mức giá dịch vụ còn thấp nên nhiều người không tham gia BHYT mà bỏ tiền
túi ra chi trả khi có bệnh. Nay điều chỉnh giá, người dân sẽ thấy được
lợi ích, tính nhân văn của BHYT là chỉ phải đóng một mức nhỏ để mua BHYT
khi đau ốm sẽ được BHYT thanh toán, giảm được rất nhiều chi phí.
Ngoài ra, để hạn chế tác động đối với
người bệnh, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hỗ trợ tối thiểu 30% mệnh giá
để người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp có mức
sống trung bình tham gia BHYT, giảm mức đóng BHYT khi tham gia BHYT theo
hộ gia đình. Các tỉnh cũng đã và đang thành lập quỹ hỗ trợ khám, chữa
bệnh người nghèo để hỗ trợ các trường hợp bệnh nặng, chi phí điều trị
lớn.
Chưa tính đến tăng mức đóng BHYT
. Người dân cho rằng khi thực hiện
các dịch vụ kỹ thuật cao như chụp CT, cộng hưởng từ…, họ phải đồng chi
trả nhiều. Vậy khi tăng giá dịch vụ y tế thì có làm giảm chi phí từ
tiền túi của họ không?
+ Chụp CT, cộng hưởng từ… là các dịch vụ
được cơ quan BHYT thanh toán. Mức thanh toán còn tùy thuộc vào mức đồng
chi trả của các nhóm đối tượng. Trong một số trường hợp người bệnh sử
dụng chụp CT, cộng hưởng từ… mà BV phải vay vốn, liên doanh, liên kết
thì phải trả thêm tiền khấu hao máy móc, hóa chất. Nếu khi điều chỉnh
giá dịch vụ có tính thêm khấu hao này thì quỹ BHYT sẽ chi trả cả phần
khấu hao theo các tỉ lệ mà đối tượng được hưởng BHYT, như vậy sẽ giảm
chi phí từ tiền túi của người dân.
. Theo giải thích
của ông, trong hầu hết mọi trường hợp khi tăng giá dịch vụ y tế, cơ quan
BHXH sẽ phải chi trả nhiều hơn. Vậy liệu có nguy cơ dẫn tới vỡ quỹ BHYT
như đã từng xảy ra trước đây và lúc đó phải tăng mức đóng BHYT?
+ Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo
lộ trình không phải là làm tăng chi phí dịch vụ. Chi phí dịch vụ vẫn bao
gồm bảy yếu tố cấu thành, hiện mới tính ba yếu tố, phần còn lại do Nhà
nước chi trả. Lộ trình điều chỉnh giá song song với lộ trình chuyển phần
ngân sách nhà nước cấp cho các BV sang hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người
dân. Theo liên bộ tính toán, nếu kết cấu tiền lương vào giá dịch vụ thì
quỹ BHYT vẫn có khả năng cân đối. Thêm nữa, khi Nhà nước có nguồn lực để
hỗ trợ người dân tham gia BHYT thì tỉ lệ người dân có thẻ BHYT sẽ tăng
lên, theo đó nguồn quỹ BHYT cũng sẽ tăng. Hiện nay mức đóng BHYT là 4,5%
mức lương cơ sở, còn mức trần theo quy định là 6%. Việc có phải tăng
mức đóng BHYT hay không liên bộ sẽ tính toán và đề xuất cụ thể trên cơ
sở cân đối quỹ BHYT.
. Xin cám ơn ông!
Cải cách thủ tục khám, chữa bệnh
Thực tế người dân tham gia
BHYT vẫn còn tâm lý lo ngại thủ tục giấy tờ rườm rà, thời gian chờ đợi
lâu, phân biệt đối xử người có thẻ với các đối tượng khác… Về vấn đề
này, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y
tế), cho biết: Song song với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ
trình, Bộ Y tế đã và đang tăng cường chỉ đạo các BV cải cách thủ tục
hành chính trong khám, chữa bệnh, thực hiện tốt quy tắc ứng xử để giảm
phiền hà cho người bệnh, tăng cường giáo dục y đức… nhằm từng bước nâng
cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Việc tính đúng, tính đủ giá
dịch vụ y tế thực chất là tính lại đường đi của đồng tiền. Một nửa nguồn
kinh phí mà Bộ Tài chính trước đây cấp cho các BV (theo chỉ tiêu giường
bệnh) thì nay sẽ dồn hết cho quỹ BHYT nhưng không phải đưa vào quỹ mà
là chuyển hỗ trợ cho người dân mua BHYT. Lúc này các BV sẽ làm dịch vụ
công đúng nghĩa, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Việc làm này là minh
bạch và có lợi cho người bệnh.
Ông NGUYỄN MINH THẢO,
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
D.TÍNH ghi
Nhận xét
Đăng nhận xét