Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 7

Một lần, vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước, Ỷ Lan tâu:
- Muốn dân giàu nước mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lợi và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng Đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.


----------------------------------------

 (ĐC sưu tầm trêh NET)


Trung Quốc:

Đường dây mại dâm 'khủng' có hơn 1.000 cô gái tham gia

Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ đường dây mại dâm quy mô cực lớn có hơn 1.000 cô gái tới từ nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc tham gia. Họ là những người đẹp trẻ tuổi, làm nghề người mẫu, tiếp viên hàng không, hoặc có thể chỉ là sinh viên sẵn sàng phục vụ các đại gia.
Theo cảnh sát Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, nhóm các người mẫu trẻ luôn được trả giá cao nhất, một đêm có thể lên đến vài nghìn đô la Mỹ. Một số chân dài ít tiếng tăm sợ thua kém đồng nghiệp sẵn sàng sang Hàn Quốc thẩm mỹ để “nâng giá”.
Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ tạm thời 39 đối tượng, bao gồm 10 môi giới, 5 gái mại dâm và 24 khách mua dâm. “Số lượng này không dừng ở đây. Với mạng lưới hơn 1.000 người, đây là vụ án phức tạp. Đa số các cô gái bán dâm đều còn rất trẻ, tuổi đời chỉ dao động 20, ngoài sinh viên học sinh, là người mẫu và cả hoa khôi trong các cuộc thi sắc đẹp” , đại diện cảnh sát nói khi trả lời phỏng vấn Cri.
Đường dây mại dâm 'khủng' có hơn 1.000 cô gái tham gia - ảnh 1  
Một người mẫu trong đường dây bán dâm.
“Họ phải ăn mặc như một ngôi sao. Địa điểm 'hành sự' thường là tại các khách sạn cao cấp tầm 4 sao, mức giá tối thiểu giao dịch không dưới 3.000 NDT. Trong số này, các cô được giữ lại 2.000 NDT, phần còn lại chuyển cho môi giới”, người này nói thêm.

Nói về lý do các người đẹp showbiz cũng tham gia mại dâm, cảnh sát cho biết: “Họ đa phần đều chưa nổi tiếng đình đám, muốn sớm đổi vận trong sự nghiệp phải cần tiền. Đây cũng là lý do khiến họ sẵn sàng bán dâm”.

Cảnh sát đưa ra thông báo về tiến trình điều tra cũng như thân phận của các người mẫu nhúng chàm: "Vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ vì địa bàn của nhóm đối tượng quá rộng. Về danh tính của những nghệ sĩ có liên quan, chúng tôi chưa thể cung cấp do đang trong quá trình điều tra".
Theo Zing

Những triệu phú nông dân 9X

(Tấm Gương) - Hội tụ tại Liên hoan Thanh niên nông thôn toàn quốc lần thứ II năm 2015 có nhiều triệu phú nông dân là 9X và nữ giới. Họ là những tấm gương vượt khó làm giàu trên quê hương, tạo việc làm cho nhiều người.
Nhiều mô hình hay
Tròn 20 tuổi, Cao Hữu Trí, SN 1995 trở thành triệu phú từ cây quýt đường ngay trên quê hương tại ấp Đồng Tâm, xã Tâm Lập (huyện Phú Giáo, Bình Dương). Hoàn cảnh gia đình khó khăn, Trí sớm phải nghỉ học, rồi trở thành lao động chính, quản lý hơn 3ha trồng cao su và các loại cây ăn quả như quýt đường, bưởi da xanh, vú sữa. Nhận thấy cây quýt đường thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương nên anh tập trung vốn đầu tư cải tạo vườn tạp, trồng chuyên canh cây quýt.
Cao Hữu Trí làm giàu từ mô hình trông quýt đường (ảnh: NVCC)
Cao Hữu Trí làm giàu từ mô hình trông quýt đường (ảnh: NVCC).
Thành lập hợp tác xã chiết xuất tinh dầu sẽ tận dụng thế mạnh của quê mình là có vùng nguyên liệu thiên nhiên rộng lớn, có nhiều khách du lịch để bao tiêu sản phẩm. Từ đó, sẽ hỗ trợ được bà con về kỹ thuật, thu mua nguyên liệu
Ma A Nủ - Chủ nhiệm HTX chiết xuất tinh dầu ở Sa Pa, Lào Cai
“Sau 3 năm cải tạo vườn quýt khô cằn của gia đình bằng cách áp dụng những khoa học kỹ thuật mới, mình phát triển thêm 4ha đất vườn quýt mới với 3.500 gốc quýt và xen canh nhiều loại cây ăn quả khác. Lợi nhuận từ vườn đạt 500 triệu đồng/năm”, Trí cho biết. Hiện, vườn quýt của Trí tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động và 20 lao động thời vụ.
Ma A Nủ (SN 1994), người dân tộc Mông là Chủ nhiệm Hợp tác xã Chiết xuất tinh dầu ở xã San Sả Hồ (huyện Sa Pa, Lào Cai). Năm 2013, A Nủ học hỏi, tìm hiểu mô hình chiết xuất tinh dầu từ Viện VIRI, thành lập nhóm sản xuất tinh dầu, rồi phát triển thành hợp tác xã.
Từ 5 thành viên, đến nay hợp tác xã có 13 thành viên. Nhà xưởng sản xuất xây mới có diện tích 200m2 và vùng nguyên liệu có quy mô đạt 100 tấn/năm (bao gồm 1,5ha cây dược liệu trồng tập trung và quản lý gần 60ha cây dược liệu mọc tự nhiên). Không dừng lại sản xuất các loại tinh dầu, sản phẩm từ tinh dầu, hợp tác xã của Ma A Nủ phát triển các dịch vụ tắm ngâm thảo dược, du lịch homestay. Năm 2014, doanh thu từ bán hàng đạt 500 triệu đồng và thu lãi 300 triệu, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động cùng 20-30 lao động thời vụ.
Bí thư Chi đoàn thôn Tam Đô, xã Hoàng Hoa Thám (huyện Ân Thi, Hưng Yên) Tăng Văn Lân lại chọn làm giàu từ mô hình vườn ao chuồng. Năm 2012, sau khi rời quân ngũ, Văn Lân mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng vốn tự có và vay ngân hàng để khởi nghiệp. Trên diện tích 7.200m2 đất ven sông, Lân xây dựng chuồng trại nuôi lợn nái, vịt siêu thịt, gà Đông Tảo; cải tạo 3.600m2 ao thả cá; trồng 300 m2 nấm rơm và một số cây ăn quả. Đến nay, mô hình của Lân cho doanh thu hàng năm từ 1-1,2 tỷ đồng, lợi nhuận 250-300 triệu đồng. Tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập 3-3,5 triệu đồng/tháng và 3-5 lao động thời vụ.
Những bóng hồng làm kinh tế giỏi
Với mô hình dịch vụ “Hoa tươi Hạnh phúc”, Bí thư Đoàn xã Kim Long (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) Phan Thị Phúc (SN 1982) thu về hàng năm 300 triệu đồng và giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Không chỉ kinh doanh, mô hình dịch vụ của Phúc còn hỗ trợ, giúp đỡ đào tạo nghề miễn phí cho nhiều lao động. Với những cố gắng của bản thân, Phan Thị Phúc đã được trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì những đóng góp cho công tác Đoàn và sự phát triển của quê hương.
Lê Thị Tỉnh (1984, Thái Bình) cũng làm giàu ngay trên quê hương mình khi gắn với mô hình trồng cây dược liệu. Năm 2013, với số vốn khởi nghiệp 100 triệu đồng, Tỉnh lập Cty CP đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Thái Hưng. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm nên vụ đầu tiên bị mất trắng.
Được sự động viên của lãnh đạo UBND xã và gia đình, tỉnh vay vốn của Ngân hàng CSXH tiếp tục đầu tư vào cây dược liệu, chủ yếu là chùm ngây, đinh lăng, hoàn ngọc. Cty chị còn xây dựng xưởng sản xuất và chế biến trà thảo dược với sản phẩm là Trà đinh lăng Thái Hưng, Trà Chùm Ngây Thái Hưng. Hiện, Cty đang tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động và 10 lao động thời vụ, đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm với lợi nhuận từ 600-800 triệu đồng/năm.
Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1991) ở thôn Trung Duyệt, xã Phú Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình đạt doanh thu 350 triệu đồng/năm từ mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Đến nay, mô hình của chị có diện tích ao hồ 20ha; hơn 5ha trồng cao su, keo, bạch đàn; chăn nuôi bò lai, gà vịt. Mô hình giải quyết việc làm cho 5 lao động thường xuyên và 10 lao động mùa vụ.
Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, những thanh niên nỗ lực thoát nghèo, làm giàu trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động khác là góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững, hiệu quả.
“Đóng góp lớn nhất của họ là tạo dấu mốc lan tỏa tinh thần ly nông không ly hương, làm giàu trên quê hương. Không có những thanh niên uy tín, mạnh dạn đổi mới tư duy sản xuất, chuyển đổi sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô, liên kết thành lập các nhóm sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp thì sẽ khó tạo được sức lan tỏa ra cộng đồng để mọi người làm theo”, anh Tuấn nói.
Mai Xuân Tùng
Tiền Phong

Tăng lương: Người lao động mừng ít lo nhiều

Lương tăng thì giá cả nhiều mặt hàng sẽ tăng theo, trong khi DN có thể cắt giảm chi phí cho người lao động khiến thu nhập của họ có thể không tăng.

Nhiều người lao động lo lắng khi tăng lương
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu để tăng lương cho người lao động vào năm 2016.
Thông tin này có thực sự khiến người lao động vui mừng không? Có lẽ là vui - buồn lẫn lộn. Bởi, ai cũng muốn tăng lương để có điều kiện cải thiện cuộc sống. Thế nhưng với nhiều người, lương tăng chẳng ý nghĩa gì vì lương tăng thì giá cả các mặt hàng cũng tăng theo, có khi lương mới còn phải sống kham khổ hơn mức lương cũ.
Nhiều người lao động lo lắng khi tăng lương
Nhiều người lao động lo lắng khi tăng lương.
Giá - lương bao năm qua cứ vờn đuổi nhau. Lương thì luôn chạy theo giá. Vừa có thông tin tăng lương, người lao động chưa kịp cầm lương mới trên tay thì giá các mặt hàng đã tăng mất rồi. Tác động của tiền lương với những người làm công là một vấn đề, nhưng với xã hội thì lại là vấn đề khác.
Chị Nguyễn Thị Minh Lý, công nhân KCN Yên Phong (Bắc Ninh) cho biết: “Lương công nhân hiện đang hơn 5 triệu/tháng. Mức lương này chỉ đủ trang trải cho cuộc sống bản thân. Mỗi lần tăng lương thì giá thuê nhà trọ, tiền mua thức ăn cũng tăng theo. Cho nên, việc tăng lương không có nhiều ý nghĩa với người lao động. Mong muốn của người lao động là Nhà nước giữ ổn định, giảm giá điện, xăng dầu, nước sinh hoạt, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu thì việc tăng lương mới có ý nghĩa”.
Ông Nguyễn Văn Đại, hiện đang là lao động tự do cho rằng, tăng lương là tăng cho những người làm công ăn lương chứ người dân như chúng tôi đâu có lợi gì. Đã không có lợi thì chớ, mỗi khi tăng lương giá cả các mặt hàng lại tăng vùn vụt. “Người ta bán hàng thì bán cho toàn xã hội chứ đâu có phân biệt ông này không có lương thì bán rẻ, ông kia mới được tăng lương thì bán đắt hơn” – ông Đại thở dài nói.
Nghe nói đên tăng lương thì cả người lao động và doanh nghiệp đều sợ. Người lao động sợ thị trường sinh hoạt phí sẽ có mặt bằng mới, lương mới không thể kham nổi. Còn doanh nghiệp, khi lương tối thiểu tăng sẽ kèm theo mức đóng bảo hiểm tăng. Việc tăng các khoản chi phí cho lao động đồng nghĩa với giảm tiền trong túi của doanh nghiệp.
Theo tính toán của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mức độ tăng lương tối thiểu sẽ tác động lớn tới mức tăng của các loại phụ cấp và các khoản chế độ chính sách liên quan. Do đó, khi tăng lương tối thiểu thêm 10% có thể làm tổng quỹ lương DN phải chi trả cho NLĐ tăng thêm hơn 17%.
Ông Triệu Tuấn Phong – Giám đốc Công ty Xây dựng Hùng Mạnh cho biết: “Công ty phải tuân thủ các qui định của pháp luật về chế độ lương, thưởng, nghỉ lễ… của người lao động. Mặc dù có cả năm chuẩn bị cho việc tăng lương sắp tới nhưng chúng tôi không thể không lo lắng. Ở đây không phải chỉ lo chi trả cho người lao động trong 1 tháng hay 1 năm mà cả một quá trình lâu dài.
Với điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay, chúng tôi không biết có đảm bảo doanh số để có thể trả lương cho người lao động theo đúng luật hay không. Có thể chúng tôi phải cân đối để cắt một số khoản thưởng, ăn trưa… để chia sẻ với tình hình khó khăn của công ty”.
Có thể thấy, ai cũng có cách ứng phó riêng của mình với việc “tăng lương”. Doanh nghiệp sẽ co khoản thưởng, thu nhập tăng thêm. Người làm công, đặc biệt làm làm cho các DN thì thu nhập “vẫn y nguyên” nhưng trên danh nghĩa là có tăng lương. Trong khi đó, giá cả các mặt hàng sẽ thay nhau “chạy” trước lương. Và chốt lại, tất cả mọi người, kể cả người không có lương, phải tìm cách “bóp” các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của mình.
Đúng là nói tới câu chuyện tiền lương và giá cả thì rất vô cùng. Người đi làm mong muốn có được đồng lương tương xứng với sức lao động của mình để trang trải cuộc sống nhưng câu chuyện giá và lương luôn đeo đuổi nhau khiến cuộc sống của họ luôn trong tình trạng phải cân đong từng đồng.
Bao giờ sống được bằng lương? Theo ông Đặng Như Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội: “Giữa tiền lương với giá trị lao động người ta mang đến theo đúng yêu cầu công việc với giá trị để trả cho công việc đó tương ứng thì hiện nay mình đang xác định tiền lương không đủ, không đáp ứng được. Nếu bàn về chế độ thì từ trước tới nay mình chưa làm được tiền lương cho ra tiền lương, chưa làm đúng. Bây giờ phải làm cho đúng.
Nhưng đúng rồi thì mình giữ nguyên bộ máy như hiện này thì hết nhiều tiền quá. Số người đáp ứng được công việc mới chỉ được 50% thôi, số còn lại không đáp ứng được. Cho nên, không biết đến bao giờ mới gỡ được bài toán cải cách tiền lương. Vì như hiện nay là đụng đâu chạm đấy”.
Theo Vũ Hạnh 
VOV.VN

Con nợ nghìn tỷ: Nhởn nhơ du lịch nước ngoài, mua ôtô xịn

- “Dù doanh nghiệp còn đang nợ nần chồng chất nhưng đến kỳ hạn vẫn cố tình chây ỳ. Không những vậy, những con nợ vẫn vô tư đi du lịch nước ngoài, thay đổi xe sang liên tục” khiến ngân hàng phải chào thua.
 Bó tay với con nợ
Đó là một thực trạng được ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế phản ánh về nỗi khổ khi đi đòi nợ của các ngân hàng trong một hội thảo mới đây. Bàn về việc xử lý nợ xấu, ông Lực cho rằng, rất khó để bắt những trường hợp như thế phải hoàn trả đủ những khoản nợ ngân hàng. Đây là một trong những vấn đề, theo ông, đang khiến việc xử lý nợ xấu vẫn còn “nhiều việc phải làm.”
Theo ông Lực, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đặc biệt là phía lực lượng công an, chính quyền địa phương trong những vấn đề tương tự khi các doanh nghiệp, cá nhân cố tình không trả nợ gặp nhiều khó khăn. Công tác cưỡng chế rõ ràng đang có “vấn đề” bởi có khi tòa án đã ra quyết định cuối cùng nhưng chẳng tìm thấy con nợ đâu.
Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho biết, với 300.000 tỷ đồng nợ xấu không phải vấn đề lớn, khi các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro được 150.000 tỷ đồng, số còn lại Cty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) có thể xử lý được.
“Trong số 13.500 án dân sự liên quan tới tổ chức tín dụng, tới nay mới xử lý được 300 án. Nhiều lãnh đạo ngân hàng nói rằng họ quá mệt mỏi và không sức đâu đi kiện tụng. Vì từ khi khởi kiện tới khi thi hành án cũng phải 1 - 2 năm, thậm chí 10 năm. Giờ chỉ cần xử được 1 nửa số án dân sự còn tồn đọng đã có thể xử lý được 1 nửa nợ xấu ngân hàng”, TS Vũ Đình Ánh cho biết.
Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở , nợ-xấu, ngân-hàng, ngân-hàng-nhà-nước, mua-bán-nợ, nợ-công, pháp-lý,Ngân hàng , xử lý nợ xấu
Nhiều doanh nghiệp đang nợ nần chồng chất
Chỉ ra vướng mắc với quá trình xử lý nợ xấu của VAMC, TS Nguyễn Quốc Hùng liệt kê tới 11 khó khăn, bất cập, như: Tiến hành cơ cấu nợ, giảm lãi còn nhiều hạn chế; có doanh nghiệp phát sinh nợ xấu tại nhiều tổ chức tín dụng; khách hàng không đồng ý bàn giao tài sản đảm bảo; VAMC không có quyền chủ động xử lý nợ xấu mua bằng tài sản đảm bảo…
Đau đầu xử lý nợ
Thực tiễn xử lý nợ xấu ở nước ta trong thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo Luật sự Trương Thanh Đức, vướng mắc lớn nhất chính là sự cản trở pháp lý với 4 nhóm: Cản trở pháp lý do xung đột pháp luật; cản trở pháp lý do sự bất cập pháo luật; cản trở pháp lý do áp dụng sai luật và cản trở pháp lý do bất chấp pháp luật” và “ước lượng 70% rào cản xử lý nợ xấu là do các vướng mắc pháp lý.
Một vấn đề nguy hiểm nhất khi xử lý nợ xấu là “cản trở pháp lý.” Theo quy định, ngân hàng có quyền được thu giữ tài sản trong một số trường hợp nhưng ông Đức cho rằng, quyền này khó được thực hiện bởi “sức ép dư luận” ủng hộ cho đối tượng nợ.
Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở , nợ-xấu, ngân-hàng, ngân-hàng-nhà-nước, mua-bán-nợ, nợ-công, pháp-lý,Ngân hàng , xử lý nợ xấu
Thực tiễn xử lý nợ xấu ở nước ta trong thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn.
Đồng tình, bà Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam còn khẳng định, phía tổ chức tín dụng gặp khó ngay từ khi khởi kiện với những trường hợp bắt buộc.
Ông Đức kiến nghị, đã đến lúc luật pháp và hành pháp phải xoay chiều cho phù hợp với nguyên lý của nền kinh tế thị trường. Đó là, phải ưu tiên trước hết bảo vệ quyền lợi của "chủ nợ" thay vì "con nợ", tức là bảo vệ quyền sở hữu trọn vẹn là đồng tiền cho vay, tahy vì bảo vệ quyền sở hữu hạn chế là đồng tiền đi vay hay tài sản đã đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Điều này cần phải được cụ thể hóa trong các đạo luật liên quan đến quan hệ vay nợ, thế chấp và xử lý hệ quả pháp lý.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, muốn xử lý nợ xấu nhanh, dứt điểm và hiệu quả thì không thể chỉ trông chờ và nỗ lực của riêng ngành Ngân hàng mà còn cần sự tham gia tích cực của các tổ chức đơn vị có liên quan, từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy trình thủ tục đến thực phi pháp luật liên quan đến tín dụng ngân hàng, đặc biệt là liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp.
NHNN nên đóng vai trò đầu mối phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ xây dựng để chính sửa các quy định có liên quan từ Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở đến các văn bản hướng dẫn dưới luật, nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ nợ và người vay nợ.

Quán bình dân Hà Nội: Tái chế thức ăn thừa, bẩn bán cho khách

Ăn uống ngoài hàng quán bình dân vẫn đang là thói quen phổ biến của nhiều người Việt Nam, đặc biệt là tại các đô thị bận rộn, gấp gáp. Tuy nhiên, mức độ đảm bảo vệ sinh của nhiều hàng quán luôn ở mức đáng báo động, trong khi người tiêu dùng lại có tâm lý “khuất mắt trông coi”.

 Ngay giữa Hà Nội, không khó để mỗi thực khách “được” trải nghiệm các kiểu ăn thừa, ăn bẩn và cả… ăn giả ở các hàng quán. Thậm chí ở không ít hàng, người bán và người phục vụ còn không buồn giấu giếm hành vi của mình, mà thực hiện rất công khai.
Thường xuyên phải… ăn thừa
Không khó để chứng kiến cảnh phục vụ… “đồ thừa” ở nhiều hàng ăn hiện nay. Đó thường là các món phụ, bổ sung như rau sống (các hàng bún riêu, bún cá…), quẩy (hàng phở, bún) hay dưa góp (hàng cơm rang).
Sau khi khách ăn xong, còn thừa lại rau sống, quẩy hay dưa góp, người phục vụ “hồn nhiên” cầm ra đổ luôn vào rổ hay chậu đồ nguyên để sau đó lại lấy ra phục vụ cho khách sau.
Như hàng bún cá, bún riêu rất đông khách ở con ngõ trên phố Nhân Hòa thường được mở vào buổi trưa các ngày trong tuần. Mỗi khi bàn nào ăn xong, một chú có tuổi làm nhiệm vụ dọn bát, lau bàn sẽ nhanh tay cầm ngay rổ rau sống còn thừa và mang ra… đổ ụp vào rổ rau to dùng chung của mọi người. Chú không quên làm động tác trộn qua lại trong rổ rau chung đó, sao cho các cọng rau nguyên vẹn trộn lẫn với rau ăn thừa để thực khách dễ… “khuất mắt trông coi”.
quán cơm, bình dân, thức ăn, đồ thừa, thịt bò, hàng giả, quán-cơm, bình-dân, thức-ăn, đồ-thừa, thịt-bò, hàng-giả,
"Tái chế" đồ ăn thừa là hành vi phổ biến ở nhiều quán ăn bình dân hiện nay
Vậy nên, khi một rổ rau sống mới được bưng ra phục vụ, không khó để nhìn thấy những cọng rau “ăn dở” đã bị bẻ một phần hoặc thậm chí chỉ còn nguyên cuống nằm xen lẫn.
Thực tế “tái chế” rau sống này rất phổ biến ở các hàng bún riêu, cháo lòng, bún cá… Và để tìm ra một hàng ăn “dũng cảm” đổ rau thừa đi thì quả là không hề dễ chút nào.
Bên cạnh đó, quẩy “thừa” cũng là một thực trạng phổ biến hiện nay.
Tại quán phở bò ở K5 phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội), thực khách vào quán thường phải chờ đợi một lúc vì có quá đông khách, đội ngũ 7 người bán và phục vụ làm liên tay mà không xuể.
Khi bàn nào ăn xong và đứng dậy thanh toán, một nhân viên của quán vừa ra dọn bát, lau bàn và cầm luôn rổ quẩy thừa ra đổ vào túi quẩy chung để phục vụ tiếp khách sau. Thậm chí, lúc đông khách quá, nhân viên còn cầm ngay rổ quẩy thừa đó rồi lấy thêm quẩy ở túi cho đủ số lượng và mang luôn ra phục vụ khách mới.
Có lần, chứng kiến cảnh đó, một khách hàng đã không giữ được bình tĩnh, quát to: “Tại sao lại đi lấy đồ thừa cho người ta ăn? Cầm ngay rổ quẩy thừa mang ra bàn cho khách là sao?” Vậy nhưng, đáp lại chỉ là sự ngó lơ của cả chủ và tớ.
Kinh khủng hơn, hàng phở bò – cơm rang trên mặt phố Trần Đại Nghĩa (ngay gần ký túc xá của trường Đại học Kinh tế Quốc dân) thậm chí còn ngang nhiên “tái chế” cả… dưa góp ăn thừa. Mặc dù ướt sũng nước song các phần dưa góp thừa của khách vẫn được các nhân viên của quán này đổ thẳng vào chậu dưa góp chung, rồi sau đó lại múc ra cho khách ăn sau.
Cần nhấn mạnh rằng, việc dùng lại đồ thừa kể trên đang diễn ra công khai và phổ biến ở rất nhiều hàng quán chứ không phải đơn lẻ ở những hàng cá biệt nào.
Các chủ quán và nhân viên phục vụ thường vờ như không nghe thấy khi có khách hàng nào khiếu nại, hoặc lấy lý do “chỉ giữ lại phần đồ nguyên mà khách chưa đụng đũa đến thôi”, dù ai cũng biết nguyên nhân thực sự là các hàng quán đó muốn tiết kiệm chi phí mà bỏ qua yếu tố đảm bảo vệ sinh cho khách hàng.
Và thường xuyên “ăn giả”
Những bà nội trợ thông thái khi ra hàng bún riêu, phở có món thịt bò tái (chần) hẳn sẽ phải băn khoăn: Tại sao giá thịt bò loại “chần được” ngoài chợ cóc là 25.000 đồng - 30.000 đồng/lạng, ứng với vài miếng khi thái ra, mà ở ngoài hàng, một bát 25.000 đồng được cho nhiều thịt bò thế? Còn bao nguyên liệu khác nữa, vậy họ được lãi bao nhiêu khi bán cho khách?
Chị Bích Thảo (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Sau một thời gian ra hàng, giờ mình không dám ăn bò tái nữa. Vì nếu để ý, bò ngon thì khi tái phải thơm, ngọt. Trong khi hầu hết các hàng bình dân đều dùng loại thịt không rõ mùi bò, thậm chí ngửi như mùi thịt lợn vậy. Nên khi ăn tái thì rất sợ”.
quán cơm, bình dân, thức ăn, đồ thừa, thịt bò, hàng giả, quán-cơm, bình-dân, thức-ăn, đồ-thừa, thịt-bò, hàng-giả,
Nếu "tinh" miệng, khách hàng sẽ dễ nhận ra thịt bò tái ngoài quán thường không thơm và kém ngọt, so với thịt bò "chuẩn" mua về nhà
Trước đó, nhiều tờ báo đã chỉ ra thực tế đáng sợ chứng minh cho nạn dùng “đồ giả” trong quán ăn, là các loại thịt trâu nhập khẩu kém chất lượng bị tuồn ra thị trường để làm “giả bò”, hoặc các lái buôn tìm mua thịt lợn nái (lợn sề) rồi về “điều chế” để ra thịt bò hay thậm chí là các loại thịt đặc sản như nhím, nai…
Bác Nguyễn Thị Sơn (Bắc Bình, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) không quên câu chuyện của những tay lái buôn thịt tìm về các làng quê để lấy mối thịt mang xuống Hà Nội tiêu thụ.
“Ban đầu, khi cậu lái buôn về hỏi mua lợn nái, mọi người ở làng không tin, tưởng đùa. Vì lợn nái thì thịt hôi, lại dai, giá rẻ, cái giống ấy ai mua nhiều làm gì. Nhưng cậu lái buôn cười ha hả, bảo “các cô có tin là cái giả vả chết cái thật không? Bọn cháu mang thịt này về Hà Nội là thành bò xịn hết!” Nghĩ mà sợ”, bác Sơn kể lại.
(Theo ANTĐ)

Thịt ôi, cá chết chảy về nhà hàng, quán cơm

Cá quả giá 30 nghìn đồng/kg, cá mè 10 nghìn đồng/kg, thịt lợn giá 20 nghìn đồng/kg. Nhiều thực phẩm không đảm bảo chất lượng ở các chợ đầu mối được tiểu thương mua với giá rất rẻ để bán lại cho các bếp ăn công ty, nhà hàng, quán cơm, chợ cóc.

 Tại cửa hàng bán cá quả cạnh chợ cá làng Sở Thượng lúc 3 giờ sáng ngày 1/4, la liệt các thùng cá quả chết, một số con có mùi tanh ươn. Mỗi con nặng khoảng một cân trở lên.
Trong vai người đi lấy hàng bán cho các quán cơm, PV được bà chủ hàng tên Nguyệt cho biết, loại cá quả chết được ướp trong các thùng lạnh giá chỉ 30 nghìn đồng/kg, trong khi cá tươi sống dao động 90 -100 nghìn đồng/kg. Bà chủ này cho hay, nếu bán cho các nhà hàng thì lấy loại này (chỉ vào cá chết - PV) là lãi nhất, chất lượng cũng như loại tươi sống thôi. Theo quan sát của phóng viên sáng 1/4, loại cá này được khá nhiều thương lái mua.
Khoảng 2 giờ sáng 2/4, phía trong chợ cá Yên Sở, nhiều cá mè, trắm, rô phi nằm ngổn ngang trên nền chợ. Loại các mè 1-2 kg/con, chạm tay vào thấy mát lạnh do ướp đá. Giá 1 kg là 8-10 nghìn đồng. Một tiểu thương chuyên gom loại cá này về bán lại cho các quán cơm, bếp ăn công ty kể, mỗi ngày chị mua từ một đến một tạ rưỡi cá. Sau khi gom cá chết từ các xe bán buôn, người phụ nữ này ướp cá với đá, đặt vào các thùng xốp.
Chợ-đầu-mối, thịt-ôi, giá-rẻ, nhà-hàng
Thịt lợn chết, bốc mùi được bán với giá 20.000 đồng/kg tại chợ đầu mối phía Nam.
Trên chiếc xe mang biển số 29 N4 - 9707, loại cá mè chết này được chở về chợ đầu mối Phùng Khoang (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Tại đây, cá được chia nhỏ thành từng khúc rồi phân phối lại cho các nhà hàng, quán cơm với giá 15-17 nghìn đồng/kg.
“Có công ty lấy của tôi cả tạ cá về nấu cho công nhân”, tiểu thương này kể. Nhiều loại cá trắm, trôi chết cũng được bán với giá rẻ khoảng 10-12 nghìn đồng/kg cho các tiểu thương. “Cá này chỉ bán cho quán cơm, nhà hàng thôi, bán ở chợ sao được, khách mua nhận ra ngay”, một tiểu thương thu gom cá chia sẻ.
Thịt lợn thối về các chợ cóc
Tại chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội), đi dọc các ki ốt bán thịt lớn, PV nhận thấy có rất nhiều loại thịt lợn khác nhau được bày bán. Có loại được đóng dấu kiểm dịch, có loại không. Tại một quầy bán thịt, thịt lợn chuyển màu tối thẫm, sờ vào thấy cứng. Chủ hàng nói: “Thịt trung bình thì chỉ quán cơm lấy thôi. Nhưng không phải lợn thối đâu mà sợ, chỉ là màu nó tái tái thôi. Tôi bán suốt, 45 nghìn đồng/kg. Cái này về làm thịt kho, thịt xào… miễn không phải luộc là được. Không làm sao cả”.
Mang hình ảnh về sản phẩm thịt lợn sang gặp ông Phạm Đăng Vĩnh, Trạm trưởng Trạm Thú y quận Hoàng Mai, ông Vĩnh cho hay, đây là thịt lợn chết do quá trình vận chuyển, lẽ ra phải tiêu hủy thay vì lưu thông trên thị trường.
Tại quầy hàng của tiểu thương tên Thiều luôn có rất đông người mua. Đa số mua buôn. Thịt lợn tại quầy, thâm đen và bốc mùi, giá 20 nghìn đồng/kg. Người bán hàng thái độ cáu kỉnh, nhanh chóng bán tống bán tháo, quát mắng khách hàng: “19,9 nghìn cũng không. Mua thì mua nhanh không mua thì thôi... thế có lấy không thì nói một câu”.
Thịt lợn trong quầy hàng của tiểu thương này đều đã được bỏ bì. Bì lợn tím tái, mỡ đóng tảng và có mùi lạ, không hề có dấu kiểm dịch.
Tuy nhiên, khi được hỏi, chị Thiều trả lời: “Mua được bao nhiêu cân, nếu mua nhiều thì chị có thể làm giấy kiểm dịch cho”. Giá bán lẻ của những thớ thịt kém chất lượng này là 35 nghìn đồng/kg thịt chưa bỏ bì, 40 nghìn đồng/ kg thịt đã được lọc bì.
Tiểu thương Thiều khẳng định mình là người bán buôn số lượng lớn ở chợ, rất nhiều các chủ ki ốt bán thịt ở chợ đầu mối phía Nam đều đến đây lấy hàng về bán. Họ cất hàng với giá 20 nghìn đồng/ kg và bán lại cho khách hàng với giá 50- 55 nghìn đồng/kg. Thịt loại này sau khi bỏ bì đi chỉ đậm màu hơn so với thịt tươi, rất khó nhận ra sự khác biệt.
Phóng viên theo chân một tiểu thương điều khiển xe máy mang biển số 29- U1 1468. Sau khi lấy hàng của bà Thiều, khách hàng này chở hàng về chợ bán lẻ ở ngã tư Lĩnh Nam- quận Hoàng Mai, chia nhỏ và bán lại cho người dân trong vùng. Một tiểu thương mua thịt lợn của bà Thiều mang về phân phối ở chợ Tân Mai. Một tiểu thương khác bày bán sản phẩm thịt lợn này tại một sạp hàng trên phố Đại La.
(Theo Tiền phong)

Công nhân 'ngồi trên đống lửa' vì được nghỉ Tết... dài bất tận

Nhiều công nhân của công ty CP Khoáng sản và luyện kim Thăng Long nghỉ từ tết đến giờ vẫn chưa được gọi đi làm, thế nhưng càng chờ, càng… không thấy đâu.

Càng đợi, càng… không thấy đâu
Theo tin tức phản ánh của anh Nguyễn Huy Hoàng (SN 1972, ở thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) gửi tới báo Người đưa tin, anh cùng nhiều công nhân lái máy xúc làm việc tại mỏ sắt thuộc công ty CP Khoáng sản và luyện kim Thăng Long được công ty cho nghỉ tết nguyên đán Ất Mùi nhưng đến nay chưa được gọi đi làm lại.
Cụ thể, sau ngày 31/1/2015 công ty tổ chức trả lương và nợ lại 4 ngày công rồi cho toàn bộ công nhân về nghỉ tết. Mặc dù hợp đồng lao động một năm của anh và những công nhân khác đến tháng 10/2015 mới hết hạn nhưng đến nay, công ty không thông báo cho công nhân tiếp tục làm việc.
Ngoài ra trong thời gian làm việc phía công ty có phát cho công nhân tờ đơn tự nguyện không đóng bảo hiểm với lý do làm việc trong thời gian nông nhàn.
  Công nhân 'ngồi trên đống lửa' vì được nghỉ Tết... dài bất tận - Ảnh 1
Mỏ sắt của Công ty CP Khoáng sản và luyện kim Thăng Long đang khai thác.
Do thời gian đợi việc quá lâu, anh Hoàng có gọi điện tới lãnh đạo công ty là ông Hoàng Hữu Gia – Giám đốc khai thác mỏ nhưng ông Gia trả lời không biết. Cách đây 1 tháng, anh có liên hệ trực tiếp tới ông Phạm Lê Hùng – Tổng Giám đốc công ty. Ông Hùng trả lời sẽ giải quyết dứt điểm cho công nhân nhưng sau đó anh Nguyễn Huy Hoàng gọi lại nhưng TGĐ không nghe máy.
“Việc công ty không thông báo nghỉ việc hay tiếp tục đi làm khiến đời sống của anh em công nhân rất khó khăn. Hiện nay do thời gian chờ việc quá lâu nên nhiều người đã phải đi làm những công việc khác ở tỉnh xa”, anh Hoàng chia sẻ.
Theo anh Hoàng, nếu công ty không gọi đi làm trở lại thì có thông báo để công nhân được biết làm việc khác. Việc không có thông báo rõ ràng khiến công nhân vừa phải chờ đợi, vừa suy nghĩ không biết có đi làm chỗ khác hay không. Họ sợ đi làm chỗ khác thì công ty lại gọi đi làm trở lại. Trong khi đó, đa số đời sống công nhân hết sức khó khăn.
Hết mùa mưa, công nhân sẽ được gọi đi làm?
Trước phản ánh của công nhân, PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Hữu Gia – Giám đốc khai thác mỏ công ty CP Khoáng sản và luyện kim Thăng Long.
Ông Gia cho biết do ngành khai thác khoáng sản đang khó khăn nên ty CP Khoáng sản và Luyện kim Thăng Long còn đang nghỉ. Một số công nhân được doanh nghiệp gọi đi làm lại để bảo dưỡng nhà máy, số khác tự nghỉ đi làm những công việc khác ở các tỉnh. Số công nhân còn lại sẽ được doanh nghiệp gọi đi làm lại khi hết mùa mưa.
  Công nhân 'ngồi trên đống lửa' vì được nghỉ Tết... dài bất tận - Ảnh 2
Đơn đề nghị của anh Hoàng gửi cơ quan báo chí.
Trước câu hỏi của PV, tại sao hợp đồng của công nhân đến tháng 10 mới hết hạn mà phía doanh nghiệp lại không có bất kỳ thông báo nào để họ đi làm lại hay nghỉ việc thì ông Gia nói mình là giám đốc điều hành nên không nắm rõ. Vấn đề này PV cần gặp phía phòng tổ chức để trao đổi.
Tiếp tục liên hệ với phòng tổ chức, ông Phan Trọng Khôi, trưởng phòng tổ chức lúc đó cho biết, hiện bây giờ ông đã nghỉ việc để chữa bệnh.
Theo ông Khôi, trong khoảng thời gian trước tết nguyên đán Ất Mùi còn làm việc tại công ty, ông cung cấp thông tin: Công ty đang trong giai đoạn khó khăn, không bán được hàng nên giảm sản xuất. Công ty có thuê kho ở Việt Trì để chở hàng bán nhưng chưa được, hiện lãnh đạo vẫn đang cố gắng giải quyết hàng cũ để dần dần gọi công nhân đi làm.
Về việc thông báo nghỉ việc cho công nhân, ông Khôi lý giải: “TGĐ gửi tin nhắn báo cho tổ trưởng, trưởng ca để thông báo cho công nhân tiếp tục nghỉ và trả lương nghỉ việc, chứ không báo trực tiếp cho công nhân. Hiện tôi vẫn giữ tin nhắn này trong điện thoại”.
Ông Khôi cũng làm rõ thêm thông tin về việc ký kết hợp đồng cũng như chế độ bảo hiểm tại công ty CP Khoáng sản và Luyện kim Thăng Long.
Theo đó, công ty không ký hợp đồng năm một mà có quy định khi công nhân mới vào ứng tuyển sẽ ký hợp đồng 3 tháng. Sau 3 tháng thì ký hợp đồng 1 năm. Sau 1 năm ký hợp đồng 3 năm. Sau 3 năm ký hợp đồng không thời hạn. Việc đóng bảo hiểm theo sự tự nguyện, nhà nước quy định 30,4 % thì công ty đóng cho 21,4% còn cá nhân đóng 9%.
“Hiện nay có một số lao động làm nông nghiệp ở xã nên đăng ký không muốn đóng bảo hiểm vì bấp bênh do đó công ty trả lương hợp đồng”, ông Khôi phân tích rõ.
Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Phương Vân, Phó Giám đốc Phòng Bảo hiểm nhân thọ Huyện Thanh Sơn cũng xác nhận Công ty CP Khoáng sản và Luyện kim Thăng Long hàng năm đóng bảo hiểm cho công nhân đầy đủ.
“Sự việc công nhân phản ánh thông tin như trên là chưa đầy đủ. Hiện công ty chưa bố trí được sản xuất nên chưa gọi công nhân đi làm. Công nhân phải liên lạc với tổ trưởng để hỏi về tình hình công việc. Hiện công ty đã nâng người bảo vệ lên để bảo vệ công ty, vẫn có người trực để công nhân tới có thể gặp làm việc rõ khúc mắc”, ông Khôi nêu rõ.
Ngọc An – Phương Quế

Khổ vì mỏ sắt 'lớn nhất Đông Nam Á'

Sau 4 năm khai thác, dự án mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) đã không thể “đổi đời” cho người dân ở khu vực này, trái lại còn khiến người dân thêm cực khổ.

Mỏ sắt Thạch Khê được quy hoạch trên diện tích gần 3.900 ha nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) gồm Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Trị và Thạch Lạc với gần 5.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Đây được xem là mỏ trữ lượng quặng lớn nhất Đông Nam Á, ước tới hơn 540 triệu tấn, chiếm hơn 1/2 trữ lượng quặng sắt toàn quốc.
  Khổ vì mỏ sắt 'lớn nhất Đông Nam Á' - Ảnh 1 Công trường rộng lớn của dự án sắt Thạch Khê. Ảnh: Internet
Dự án này được khai thác từ tháng 9-2009 với kỳ vọng sẽ biến Hà Tĩnh từ một tỉnh thuần nông thành một trong những trung tâm công nghiệp nặng của cả nước và là trung tâm khai thác luyện cán thép lớn nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, kỳ vọng đã biến thành thất vọng.
Thạch Hải là một trong những xã nghèo nằm trong vùng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê phải chịu nhiều ảnh hưởng rất nặng nề của dự án. Theo kế hoạch báo cáo ban đầu của ban quản lí mỏ sắt thì đến năm 2013 cả xã phải di dời đến nơi ở mới.
Thế nhưng theo phản ánh của UBND xã Thạch Khê, thực tế đến nay chủ đầu tư không thực hiện được như phương án ban đầu mà còn gây hậu quả ảnh hưởng trực tiếp kéo lùi đời sống dân sinh trở lại khó khăn, môi trường ô nhiễm nặng, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt.
Liên tục trong 4 năm qua, hàng chục héc-ta lạc, rau màu và các loại cây trồng khác đã bị chết khô, sản xuất không có thu hoạch, đời sống nhân dân hết sức vất vả, hộ đói nghèo ngày càng tái diễn. Đất ở thì không cấp cho nhân dân nên có nhiều cặp vợ chồng và có nhiều thế hệ phải sống chung trong một nhà.
Ngoài ra, theo lãnh đạo xã Thạch Hải, bãi thải của dự án đã san lấp hàng chục ha đất sản xuất nông nghiệp và làm sạt lấp hàng trăm ngôi mộ. Hàng nghìn ngôi mộ hư hỏng không được đền bù cho dân để tu sửa và hàng trăm héc-ta cây cối chưa trả tiền cho nhân dân. Còn khu tái định cư cho các hộ dân vẫn chỉ nằm trên giấy.
Việc cam kết của công ty khai thác sắt Thạch Khê đối với chính quyền địa phương từ đầu năm 2012 về việc đền bù, hỗ trợ cho nhân dân đầu tư xây dựng một số công trình trên địa bàn xã đến nay vẫn chỉ là con số không tròn trĩnh. Trong những năm qua, xã Thạch Khê đã có văn bản gửi khắp nơi, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Do đó những đơn thư đầy bức xúc của người dân gửi đến chính quyền xã cũng tới tấp.
Trong kiến nghị gửi lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mới nhất vào ngày 15-8, UBND xã Thạch Hải phải ngao ngán thốt lên: Nhìn chung toàn cảnh bức tranh về sự nghiệp của nhân dân xã nhà nằm trong tình trạng “Đi không được ở không xong”.
Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê có chủ đầu tư là Công ty cổ phần khai thác mỏ sắt Thạch Khê (TIC). Công ty có vốn pháp định 2.400 tỷ đồng với sự tham gia của các tập đoàn kinh tế và Tổng công ty hàng đầu như Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh...
Theo Báo Hải quan

Chân dung những đại gia vung tiền săn 'của lạ'

Để thưởng thức "của lạ", hàng loạt đại gia không ngại vung tiền. Điểm danh những vụ đại gia mua dâm gây sốc dư luận.

Đại gia mua dâm trẻ vị thành niên
Nhiều năm gần đây, những vụ việc đại gia mua dâm bị phanh phui ngày càng nhiều.
Ngày 17/6, một đại gia Cà Mau bị bắt vì hành vi mua dâm với trẻ em đã gây xôn xao dư luận. Nguồn tin từ cơ quan CSĐT Công an TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với ông Tiêu Văn Luận (56 tuổi, trú tại P.9, TP Cà Mau) để điều tra, làm rõ hành vi mua dâm đối với trẻ vị thành niên.
Đại gia này đã thực hiện hai lần mua dâm, mỗi lần trả 500.000 đồng. Tuy nhiên, số tiền này lại thuộc về người môi giới mua dâm, bà Lâm Thị Châu (40 tuổi, chủ quán nơi em M. làm việc).
  Chân dung những đại gia vung tiền săn 'của lạ' - Ảnh 1

Đại gia Cà Mau vừa bị bắt vì hành vi mua dâm trẻ vị thành niên.

Khá có tiếng đất Cà Mau vì là chủ khách sạn 9 tầng lớn nhất thành phố, từng thực hiện dự án làm nhà di động ở Cà Mau và được Hiệp hội quốc tế cấp thẻ "Những người thợ nề và thợ thủ công", vậy nên thông tin đại gia này bị bắt khi mua dâm khiến danh tiếng của ông bị ảnh hưởng nặng nề.
Hiện cơ quan điều tra đã bắt ông Tiêu Văn Luận và bà Lâm Thị Châu để điều tra về hành vi “Môi giới" và "mua bán dâm trẻ vị thành niên”.
Đại gia chi cả ngàn đô mua dâm
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu những vụ việc đại gia mua dâm bị phanh phui. Khi những đường dây bán dâm ngàn đô bị triệt phá, những đại gia mua dâm cũng bị lộ diện.
Vào tháng 4/2015, 6 đại gia cũng bị bắt khi đang mua dâm với 6 chân dài là diễn viên người mẫu tại ba khách sạn ở TP HCM. Các đại gia đều là doanh nhân thành đạt, có vợ con đề huề và đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau.
Trước khi có mặt ở TP HCM để công tác, các đại gia liên hệ với "em út" từ nhiều ngày trước đó. Có chân dài đi khách thường xuyên, trở thành mối quen thì lấy giá rẻ là 500 USD/lượt, còn thực tế giá quy định là 1.000 USD/lượt. Đại gia N.V.T (SN 1973, ngụ tỉnh Đồng Nai) do mối quen nên mỗi lần chỉ phải trả giá phải chăng, là 500USD/lượt. Còn đại gia L.Q.T là người mới nên giá mua dâm sẽ là 1.000USD/lượt.
Không chỉ mua dâm theo giờ, nếu các đại gia cần thì các chân dài sẵn sàng nhận các chuyến “sex tour” với giá hàng chục ngàn USD/chuyến, phục vụ tới bến.
"Đại gia chân đất" ưa "của lạ"
Để được sở hữu người đẹp trong vài tiếng ngắn ngủi, các đại gia từ những chủ doanh nghiệp, Việt kiều có tiếng cho đến những "đại gia chân đất" mới phất giàu thích “của lạ” đều không ngại vung tiền.
Một trong những vụ mua dâm gây xôn xao bị phanh phui gần đây phải kể đến vụ hàng loạt đại gia giàu sổi nhờ bán đất đai ở ven vùng Bình Chánh bị bắt quả tang khi họ bỏ ra hàng ngàn đô la để mua vui với các chân dài. Không tiếc tiền, đại gia vung 1.000 - 1.500 USD để chiều lòng các người đẹp mỗi lần mua dâm hạng Vip.
Đại gia” Nguyễn.V.N (52 tuổi, huyện Bình Chánh, TP.HCM) và Trần.T.H (33 tuổi, huyện Bình Chánh), 2 đại gia là T.V.T (52 tuổi, huyện Bình Chánh) và Đ.V.M (44 tuổi) trong vụ việc này đều chọn chân dài người mẫu, hoa khôi duyên dáng để “giao dịch”.
"Đãi" đối tác bằng chân dài giá ngàn đô
Không chỉ để thỏa mãn thú vui của bản thân, không ít đại gia chi tiền đãi đối tác bằng chân dài giá nghìn đô. Thông thường, các chân dài bán dâm là mối thân quen với đại gia, khi cần họ có thể bán dâm cho đối tác làm ăn của các đại gia này. Những vụ làm ăn lớn với đối tác thân quen, lại cần công việc suôn sẻ, đại gia sẽ lấy lòng đối tác bằng chính những mối chân dài bán dâm mà mình quen biết, trở thành món quà đãi đối tác “đặc biệt”.
Nhiều khi, việc chia sẻ chân dài cũng thể hiện cho thiện chí làm ăn của đối tác. Trong khi đó, những đối tác làm ăn qua loa sẽ chỉ chi tiền hạng trung cho những em không nằm trong tốp.
Theo Kiến thức
 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét