Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 12

(ĐC sưu tầm trên NET)

Đột kích lò sản xuất thực phẩm giảm béo giả, bắt khẩn cấp giám đốc

TPO - Cơ quan chức năng tiến hành bắt khẩn cấp ông Nguyễn Duy Bảo sau khi kiểm tra công ty chuyên kinh doanh thực phẩm chức năng do ông này làm giám đốc. Khoảng hơn 60 thùng tang vật gồm cả bao bì, nhãn mác giả, nhiều bịch thuốc dạng viên nén và cả sản phẩm thành phẩm, đã bị thu giữ.
Lượng lớn bao bì, nhãn hiệu dùng để dán giả, đóng gói. Ảnh CA cung cấp. Lượng lớn bao bì, nhãn hiệu dùng để dán giả, đóng gói. Ảnh CA cung cấp.

Sau hơn 3 tháng trinh sát, chiều ngày 24/6, tổ công tác đặc biệt 113, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công An phối hợp với Phòng Cảnh sát ĐTTP về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TPHCM, đã kiểm tra công ty TNHH Bảo Khang. Đây là công ty chuyên kinh doanh thực phẩm chức năng có trụ sở chính tại số 1069 Phan Văn Trị, P. 10, Q. Gò Vấp do ông Nguyễn Duy Bảo, 34 tuổi ngụ ở Gò Vấp làm giám đốc.
Tối cùng ngày, cơ quan chức năng tiến hành bắt khẩn cấp ông Bảo cùng thuộc cấp là Tống Kim Quý, 24 tuổi, kế toán của công ty.
Cùng thời điểm, lực lượng chức năng đã đồng loạt kiểm tra 3 đơn vị khác của công ty này ở căn hộ tại chung cư Phú An, phường Thới An, quận 12; một kho hàng đặt tại 237/21/11 đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp và nhà riêng của ông giám đốc ở cùng quận.
Tại cả 4 địa điểm này, lực lượng chức năng phát hiện một lượng lớn bao bì, nhãn hiệu, viên nén… được công ty nhập từ Trung Quốc.
Ông Bảo cho biết công ty Bảo Khang là nơi trực tiếp dán giả nhãn mác, chia và đóng hộp, gói thành phẩm các thương hiệu thực phẩm chức năng giảm cân của Mỹ và phân phối ra thị trường.
Các loại thực phẩm chức năng này được bán ra với giá khoảng 400 ngàn đến 2 triệu đồng tùy loại. Khoảng hơn 60 thùng tang vật gồm cả bao bì, nhãn mác giả, nhiều bịch thuốc dạng viên nén và cả sản phẩm thành phẩm đã được Tổ công tác niêm phong, đưa về trụ sở của PC46.
Đột kích lò sản xuất thực phẩm giảm béo giả, bắt khẩn cấp giám đốc - ảnh 1 Công an làm việc với những người có liên quan. Ảnh CA cung cấp.
Trước đó, ngày 4/8/2014, Đoàn Thanh tra của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra công ty này và phát hiện nhiều loại thực phẩm chức năng với tên gọi là “thuốc chữa bệnh” có công dụng như “thần dược”.
Tại thời điểm thanh tra, Đoàn kiểm tra phát hiện sản phẩm thực phẩm chức năng Express Slimming được công bố là thực phẩm giảm cân chiết xuất từ trái thanh long nhưng ông Nguyễn Duy Bảo- Giám đốc công ty đã cho in trên “tạp chí” nội bộ của công ty rằng đây là “thuốc chữa bệnh”.
Trên website của công ty cũng như “tạp chí”, thực phẩm chức năng này được quảng cáo với tựa đề: “Do đâu thuốc giảm cân Express Slimming mang lại hiệu quả tốt nhất?”, rồi khẳng định: “Đã có nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy trái thanh long có tác dụng giải độc, bổ phế, làm giảm choresterol của thức ăn….giúp cơ thể giảm cân nhanh chóng, an toàn qua hệ bài tiết và tiêu hóa”.
Tuy nhiên, ông Bảo không cung cấp được tên nhà khoa học nghiên cứu về sản phẩm và các kết quả thử nghiệm lâm sàng thực tế. Ngoài ra, sản phẩm này không có phụ đề nhãn tiếng Việt.

Ngân hàng có “chặt chém” phí bảo lãnh bất động sản?
Theo Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7 tới, chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở tương lai phải được ngân hàng thực hiện bảo lãnh. Nếu chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ bàn giao thì ngân hàng phải hoàn trả số tiền mà người mua nhà đóng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ áp phí bảo lãnh bao nhiêu và ai phải chịu mức phí này là điều đang gây tranh cãi.
TIN LIÊN QUAN
    Doanh nghiệp hết “chây ỳ” giao nhà
    Ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cũng cho biết:  “Thời gian vừa qua, rất nhiều dự án, chủ đầu tư huy động vốn từ khách hàng nhưng sử dụng không đúng mục đích, không đầu tư vào dự án mà đầu tư vào nhiều dự án khiến cho dự án bị chậm trễ, không có khả năng hoàn thành và không bàn giao được cho khách hàng theo đúng cam kết. Khách hàng muốn lấy tiền cũng không được nên xảy ra nhiều tranh chấp, bức xúc”.

    Tuy nhiên, tình trạng trên có thể chấm dứt bởi khi Luật kinh doanh Bất động sản 2014 có hiệu lực. Theo khoản 1, Điều 56 của dự Luật trên, chủ đầu tư trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ cam kết với khách hàng. Như vậy, ngân hàng bảo lãnh sẽ cam kết hoàn trả số tiền mà khách hàng đã thanh toán và các khoản tiền khác nếu có trong trường hợp chủ đầu tư chậm trễ bàn giao sản phẩm.
    Ông Đoàn Thái Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng: “Đây là quy định có lợi cho người mua nhà, khi chủ đầu tư được ngân hàng bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ bàn giao thì ngân hàng phải hoàn trả số tiền mà người mua nhà đóng cho chủ đầu tư. Như vậy, những người mua nhà gần như không chịu rủi ro khi chủ đầu tư vi phạm việc bàn”.
    Người mua nhà sẽ phải gánh phí bảo lãnh?
    Tuy quy định trên rất có lợi cho người mua nhà, song điều khiến nhiều người dân mua nhà băn khoăn là liệu mức phí sẽ được tính ra sao, liệu ngân hàng có tính phí “trên trời” khi tham gia bảo lãnh?
    Về vấn đề này, ông Đoàn Thái Sơn cho biết: “Luật Kinh doanh bất động sản 2014 nêu quy định rõ, mức phí bảo lãnh của ngân hàng thu của khách hàng sẽ do các bên thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường. Như vậy, mức phí này sẽ phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mức độ rủi ro của từng dự án mà ngân hàng tham gia bảo lãnh cũng như mức độ cạnh tranh. Các ngân hàng sẽ xếp hạng tín nhiệm đối với từng doanh nghiệp, đây là một trong những cơ sở quan trọng để ấn định mức phí. Với dự án có tài sản đảm bảo thì mức phí có thể được điều chỉnh giảm”.
    Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP-Invest) đề nghị, nên đề rõ phí bảo lãnh là bao nhiêu vào đơn giá bán nhà.
    “Ví dụ, 1m2 có giá là bán 25 triệu đồng, căn hộ diện tích 100m2 thì khi người mua nộp tới đợt cuối cùng trước khi nhận nhà sẽ vào khoảng 70% giá trị hợp đồng khoảng 1,7 tỷ đồng. Nếu mức phí bảo lãnh là khoảng 0,5% thì số tiền cụ thể là khoảng hơn 8 triệu đồng. Còn nếu doanh nghiệp tín nhiệm thấp, mức phí bảo lãnh là 2% thì số tiền là khoảng 32 triệu đồng. Nếu khoản này đảm bảo cho người mua nhà thì bỏ ra 8 triệu đồng cho một căn nhà trị giá 2,5 tỷ đồng sẽ không phải là quá lớn”, ông Hiệp tính toán.
    Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng, việc yêu cầu người mua nhà hoàn toàn phải chịu mức phí bảo lãnh là bất công và có thể làm “nguội” thị trường bất động sản.
    Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Văn Phấn cho rằng, bảo lãnh là việc làm bình thường của các ngân hàng, hiện đã có doanh nghiệp bất động sản hợp tác với ngân hàng để thực hiện bảo lãnh. Chủ đầu tư này và ngân hàng không tính mức phí bảo lãnh vào giá bán.
    “Như vậy, không phải vì phí bảo lãnh mà thị trường sẽ “nguội” đi hay “ấm” lên. Bản chất việc thị trường “nóng” hay “nguội” là do cung-cầu chứ không vì phí bảo lãnh”, ông Phấn chia sẻ.
     Được biết, Nghị định hướng dẫn Luật kinh doanh bất động sản đã được Bộ Xây dựng  ký trình Thủ tướng Chính phủ cách đây khoảng 1 tuần.
    Thùy Liên

    GS Trần Văn Khê từng chịu nhiều điều tiếng

     Lúc về Việt Nam để làm công tác giới thiệu âm nhạc truyền thống ra thế giới, GS Trần Văn Khê đã bị chịu nhiều điều tiếng, bị hiểu lầm là lấy tài liệu mang ra nước ngoài lấy tiền, làm 'chảy máu' âm nhạc truyền thống.

    Yêu âm nhạc dân tộc thiết tha
    Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, người có nhiều năm gắn bó và được GS Trần Văn Khê hướng dẫn tận tình khi nghiên cứu, làm hồ sơ về âm nhạc vô cùng tiếc nuối trước sự ra đi của GS Trần Văn Khê.
    Nhạc sĩ tâm sự: "Sự mất đi của bác là một mất mát lớn lao đối với nền âm nhạc truyền thống của Việt Nam bởi bác có một tiếng nói quốc tế trong lĩnh vực âm nhạc này. Cho tới cách nay hơn 1 tháng, bác vẫn viết bài trên mạng, giới thiệu miệt mài âm nhạc truyền thống Việt Nam với bạn bè quốc tế. Bác giới thiệu một người ta tin một, bác giới thiệu hai người ta tin hai. Bác có tiếng nói trong trường quốc tế, bác mất đi là Việt Nam mất vị thế quốc tế. Tiếng nói của Việt Nam ra ngoài nước thiệt thòi, hụt hẫng. Có thể sẽ có những vị khác nhưng để được như GS Khê chắc phải nhiều năm nữa".
    Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan chia sẻ rằng, GS Trần Vân Khê là người đầu tiên giới thiệu, giảng dạy âm nhạc truyền thống Việt Nam trên toàn thế giới. Đây là việc làm rất quan trọng và vì công việc mà GS đã có học trò khắp các nước.
    GS Trần Văn Khê, ca trù
    Chính những học trò này, GS Trần Văn Khê luôn hướng họ làm các đề tài liên quan tới âm nhạc truyền thống Việt Nam. Từ đó, học trò khắc các nước của GS dù có làm đề tài theo hướng của ông hay không thì ít nhiều cũng biết được âm nhạc truyền thống Việt Nam nó như thế nào. "Đó là tình yêu đất nước thiết tha thông qua việc yêu âm nhạc truyền thống", nhạc sĩ Hoành Loan nhấn mạnh.
    GS Khê cũng là người giới thiệu âm nhạc Việt Nam trong các chương trình UNESCO và được đánh giá cao. Trong cuộc thi về băng đĩa, GS đã giới thiệu nhiều nghệ nhân như Quách Thị Hồ, Tống Văn Ngữ.
    Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan nhớ lại một lần mà ông phải bái phục GS Khê về lòng yêu thiết tha âm nhạc dân tộc. "Khi giới thiệu cho sinh viên Pháp về âm nhạc dân tộc, họ say sưa nghe không màng tới thời gian. GS thì nói liền mấy tiếng không ngừng nghỉ. Một con người hiểu âm nhạc Việt Nam tới sâu sắc như vậy quả là ít có ở Việt Nam", nhạc sĩ Hoành Loan chia sẻ.
    Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan kể, đối với Viện Âm nhạc Việt Nam, GS Khê là người cộng tác, vừa là thầy, vừa là bạn, vừa là cha chú đối với Viện. GS toàn dùng tiền của mình giúp cho Viện từ máy ghi âm, thiết bị, hướng dẫn cán bộ nghiên cứu phương pháp điền dã. Điều này đã đóng vai trò quan trọng giúp viện đi đúng phương pháp sưu tầm của thế giới.
    Những năm 1980, phương pháp sưu tầm âm nhạc của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sưu tầm giai điệu, nốt nhạc trong sinh thái văn hóa. GS đã dạy lớp nghiên cứu của Viện hiểu rằng, để có công trình nghiên cứu âm nhạc còn phải có một nhãn quan văn hóa, phải đặt trong một sinh cảnh văn hóa, không gian và thời gian lịch sử nhất định.
    Cùng với phương pháp điền dã, từ những năm 1990 lần nào ở Pháp về GS đều nói chuyện so sánh âm nhạc Việt nam với Thế giới để các cán bộ ở Viện nghe. GS nói nghiên cứu không thể thấu đáo được khi chỉ nghiên cứu trong nước mình mà không liên hệ với các nước trong khu vực. Chính điều này buộc các nhà nghiên cứu của Việt Nam phải mở rộng tầm nhìn, liên hệ quốc tế.
    Những năm 1990, GS Khê đang còn là ủy viên hội đồng UNESCO, hướng dẫn Việt Nam xây dựng hồ sơ di sản văn hóa. Di sản Nhã nhạc là loại hình đầu tiên được làm hồ sơ.
    Ca trù cũng vậy. Ca trù là nghệ thuật duy nhất của Việt Nam bị hắt hủi nhưng GS đã đánh giá và nói chuyện với vị lãnh đạo Việt Nam về giá trị văn học và âm nhạc. Năm 2005 nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá ca trù nhưng cuối cùng GS đã thuyết phục được nhà nước đồng ý làm hồ sơ di sản cho ca trù.
    "GS là người đầu tiên hướng cho chúng ta phương pháp xây dựng di sản kiệt tác là như thế nào", nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho biết.
    Lần đầu tiên được GS Khê hướng dẫn làm hồ sơ xây dựng Ca trù, nhạc sĩ Đặng Hoành Loan mới thực sự biết được thế nào là văn bản chuẩn quốc tế, chuẩn về kỹ thuật, nội dung, ngôn ngữ. GS sửa từng nội dung, sửa chỗ nào chỉ ra tại sao sửa. "Tôi lớn lên từ những điều tưởng như nhỏ nhặt đó", nhạc sĩ Hoành Loan nhớ lại.
    Cũng chính lần đó, khi nói chuyện về nghệ thuật ca trù, trong lúc viện âm nhạc phân tích về cái hay, cái độc đáo của Ca trù, GS Khê đã thẳng thắn chỉ ra 2 cái hay nhất mà Viện thiếu vẫn chưa đưa ra được để thuyết phục nhiều người khó tính. "GS phân tích, cái độc đáo của ca trù là cái phách, tại sao phách ca trù lại có 3 lá. Phách 1, phách đôi để tạo ra 2 âm sắc khác nhau, đó mới là cái độc đáo, phát hiện tinh tế về âm nhạc.
    GS phát hiện thêm cho Viện cái độc đáo khác nữa của giọng hát ca trù ngoài cái mà Viện phát hiện trước đó là giọng hát ca trù dung giọng. Nhưng dung giọng chưa độc đáo, giọng hát ca trù độc đáo ở cách hát đổ hột. GS bảo, nghệ nhân Quách Thị Hồ có giọng hát đổ hột như tiếng ngọc rơi trên mâm bạc. Chính GS đã cung cấp cách nhìn vào chi tiết nghệ thuật, âm nhạc dân tộc của Việt Nam mà phương Tây chưa có.
    Một giáo sư bậc thầy
    GS Trần Văn Khê, ca trù
    Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan kể, thời gian làm việc với GS Khê, nhạc sĩ chưa từng thấy GS cáu gắt bao giờ. "Khi làm việc với GS để lập hồ sơ Đờn ca tài tử. GS là bậc thầy đứng cách tôi vời vợi. Trao đổi với GS mới thấy mình ngu ngọng nhưng GS chỉ nói là cái này chú chưa biết, GS hướng dẫn tận tình, không cáu gắt, đặc biệt là không bao giờ hỏi đến tiền. Tôi không biết GS có bao nhiêu tiền, nhiều đến cỡ nào nhưng làm việc hăng say từ 2h đến 6h30 chiều, chỉ bảo tường tận mà chưa bao giờ đòi tôi một đồng thù lao nào cả", nhạc sĩ Hoành Loan nhấn mạnh.
    Mặc dù GS không ưng với Bộ VHTT&DL giao cho Viện âm nhạc làm hồ sơ Đờn ca tài tử bởi GS muốn Nam bộ làm hơn, vì chỉ có Nam bộ mới làm tốt hơn tất cả các vùng miền khác về Đờn ca tài tử.  Nhưng dù không ưng lắm, như nhiều người khác giận dỗi, nhưng GS vẫn tận tình chỉ bảo. Kể cả khi xong rồi, GS vẫn nói rằng giao cho Nam bộ vẫn tốt hơn nhưng vẫn không hề 'ấm ức'.
    "Như vậy cho thấy GS Khê trân trọng ngay cả với những quy định pháp luật mặc dù lúc đó, GS có thể yêu cầu đưa cho Nam Bộ làm", nhạc sĩ Hoành Loan nhấn mạnh.
    Nhạc sĩ Hoành Loan bảo, cũng có một thời gian GS làm việc ở Việt Nam bị nhiều hiểu nhầm. Người ta xôn xao GS về nước lấy tư liệu đem bán thế giới để thu về lợi cá nhân, làm chảy máu âm nhạc dân tộc dù đó chính là giai đoạn GS giới thiệu âm nhạc Việt Nam ra thế giới nhiều. GS đã nhận biết bao nhiêu tai tiếng nhưng ông không giận, chỉ nói rằng người ta chưa hiểu mình, rồi sẽ hiểu.
    "Đúng là người làm khoa học, không bực tức với câu chuyện xung quanh, bỏ qua tất cả chỉ tập trung vào chuyên môn của mình. Tôi khẳng định cả đời GS không có chuyện buôn bán tài liệu. Chỉ một lòng giới thiệu âm nhạc việt nam ra thế giới. GS toàn đi đi về về bằng tiền của mình để giới thiệu âm nhạc Việt Nam thôi", nhạc sĩ Đặng Hoành Loan tâm sự.
    "GS Khê cũng có cách hành xử với âm nhạc dân tộc rất mở, tinh tế", nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho biết.
    Ông kể, có lần khi nói chuyện về dân ca Việt Nam, GS bảo nhạc sĩ tổ chức chương trình để một số nghệ nhân có thể ca hát, giới thiệu âm nhạc truyền thống. Nhưng lúc đó  nhạc sĩ Hoành Loan nói quan họ cổ thì không còn, chỉ có quan họ người ta đệm đàn để hát. GS Khê nói: "Ngày nay người ta đã hát có đàn, cứ tổ chức hát có đàn, chứ không phải là nhất nhất cổ".
    "Điều này cho thấy cái hành xử với âm nhạc truyền thống, không cứ phải đẩy nó vào cổ sơ. Gợi mở cách ngẫu hững, không thể ép người ta chỉ hát những bài cũ. Quan điểm của GS rất gợi mở. Đúng là cách nhìn của GS bậc thầy", nhạc sĩ Đặng Hoành Loan nhấn mạnh.
    Tình Lê

    Thu ngân sách vượt chỉ tiêu, TP HCM kiến nghị thưởng gần 8.000 tỷ đồng

    Thứ Tư 17:00 24/06/2015
    (HNMO) - UBND TP Hồ Chí Minh vừa kiến nghị Trung ương thưởng 7.994 tỷ đồng theo quy định để tăng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chống ngập và cung cấp nước sạch, do thu ngân sách vượt chỉ tiêu được giao năm 2014.

    Trong văn bản gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ, UBND TP Hồ Chí Minh thông tin, năm 2014 dù nền kinh tế còn khó khăn nhưng thành phố đã khắc phục và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách được Trung ương giao. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (không kể thu từ dầu thô) đạt 110,35% dự toán, theo đó, chỉ tiêu là 226.300 tỷ đồng và thu được 252.186 tỷ đồng.
    Ảnh minh họa từ internet
    Ảnh minh họa từ internet

    UBND thành phố kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng thưởng vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2014 cho thành phố, theo quy định của Luật Ngân sách và Nghị định của Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với TP Hồ Chí Minh.

    Theo UBND TP Hồ Chí Minh, với số tiền trên, thành phố sẽ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo Nghị Quyết của Bộ Chính trị "về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hồ Chí Minh đến năm 2020". Đặc biệt, đầu tư các dự án chống ngập, giải quyết cung cấp nước hợp vệ sinh, trường học, nhà trẻ cho con công nhân trên địa bàn.

    Theo UBND thành phố, nhu cầu vốn để đầu tư các công trình, dự án trên địa bàn là rất lớn, bình quân 35.000 tỷ đồng/năm. Trong khi, số thu ngân sách thành phố được hưởng theo tỷ lệ điều tiết ngày càng giảm. Cụ thể, số vốn dành cho đầu tư phát triển của thành phố còn hơn 6.800 tỷ đồng mỗi năm, chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đầu tư hàng năm.

    Dù có tranh chấp, Mỹ - Trung cố tránh đối đầu

    media “Đối thoại chiến lược và kinh tế” Mỹ Trung lần thứ 7 diễn ra tại Washington DC - REUTERS /Yuri Gripas
    Mặc dù đang có nhiều bất đồng, tranh chấp, Hoa Kỳ và Trung Quốc đề cao mối quan hệ song phương “chân thành” và “ chín chắn”, sẽ giúp tránh “đối đầu” giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới, được xem là hai đối thủ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
    Các đại biểu của chính phủ hai nước từ hôm qua, 23/06/2015, đã tham gia cuộc “Đối thoại chiến lược và kinh tế” lần thứ 7 tại Washington. Cuộc đối thoại diễn ra dưới sự chủ trì, về phía Mỹ của phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry, bộ trưởng Tài chính Jacob Lew, và về phía Trung Quốc của phó Thủ tướng Uông Dương và Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, người điều hành chính sách ngoại giao của Bắc Kinh.
    Cuộc đối thoại thường niên Mỹ-Trung, chủ yếu là họp kín, là dịp để đề cập đến những hồ sơ đang gây bất hòa giữa hai nước : căng thẳng Biển Đông, tấn công tin học, nhân quyền và kinh tế. Nhưng đây cũng là dịp để bàn về hợp tác trong các hồ sơ như khí hậu, hạt nhân Iran, Bắc Triều Tiên và các hồ sơ quốc tế khác.
    Hôm qua, phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đã tỏ thái độ hòa dịu, kêu gọi Bắc Kinh và Washington không nên theo con đường đối đầu như trước đây, mà nên đối thoại với nhau. Nhưng ông Uông Dương nhìn nhận là trên một số vấn đề, Hoa Kỳ và Trung Quốc không có sự “đồng thuận”.
    Về phía Mỹ, phó Tổng thống Joe Biden cũng có giọng điệu hòa dịu, kêu gọi đối thoại “chân thành và thẳng thắng” giữa hai cường quốc, tuy là hai đối thủ cạnh tranh có nhiều khác biệt quan trọng. Nhưng trên vấn đề Biển Đông, ông Biden nhắc lại rằng đối với Hoa Kỳ, con đường hàng hải qua vùng này phải được rộng mở và được bảo vệ cho thương mại thế giới. Tuy không nói tên Trung Quốc, nhưng phó Tổng thống Mỹ chỉ trích những quốc gia chuyên có những hành động cưỡng ép và dọa nạt, và chỉ gây mất ổn định trong khu vực.
    Nạn tấn công tin học cũng là hồ sơ gây căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhất là sau vụ các tin tặc Trung Quốc bị tố cáo đã ăn cắp dữ liệu cá nhân của hàng triệu công chức liên bang của Mỹ.
    Nhưng phó tổng thống Joe Biden nhấn mạnh rằng Bắc Kinh là “đối tác” của Hoa Kỳ trong nhiều hồ sơ, đặc biệt là khí hậu. Ngoại trưởng John Kerry thì khen ngợi việc Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng với các cường quốc khác đã hợp lực tìm ra một thỏa thuận cho hồ sơ hạt nhân Iran.
    Hôm nay, phái đoàn Trung Quốc sẽ được Tổng thống Obama tiếp để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 9 năm nay.



    Hốt hoảng vì con trai "biếu quan tài" lúc nửa đêm

    (ĐSPL) – Vì không xin được tiền, đứa con trai đã mang quan tài đến đặt trước nhà bố mẹ mình.
    Tin từ tờ Vietnamnet, công an phường Kim Long (TP Huế) cho biết, sáng ngày 23/6, CA phường này đã mời chồng bà N.T.H H (70 tuổi, trú đường Phạm Thị Liên, Kim Long, Huế) và anh Trần Minh Sơn – con trai bà  lên làm việc liên quan đến vụ con trai “biếu quà" cha mẹ bằng cỗ quan tài. Cũng tại đây, cơ quan CA yêu cầu trước 18h cùng ngày, Trần Minh Sơn phải di chuyển quan tài ra khỏi nhà cha mẹ.
    Hốt hoảng vì con trai

    Bà H. bên chiếc quan tài “được” con trai “biếu” lúc nửa đêm. Ảnh: Vietnamnet.

    Trước đó, vào khoảng 23h ngày 21/6, con gái bà N.T.H. đang nằm ngủ trong quán cà phê cạnh nhà thì nghe tiếng động lạ phía bên ngoài quán nên cùng gọi người nhà chạy ra xem có chuyện gì.
    Khi vừa mở của, gia đình bà H. hoảng hồn phát hiện một chiếc quan tài màu vàng còn mới đặt ngay trước cửa quán. Sự việc khiến bà N.T.H ngất xỉu, cả nhà ai cũng hoang mang, sợ hãi.
    Sáng ngày 22/6, vợ chồng bà N.T.H. đã nhờ người khiêng chiếc quan tài vào vườn nhà và nhanh chóng trình báo sự việc lên công an phường Kim Long (TP Huế). Khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xác định Trần Minh Sơn (SN 1980, con trai bà H) chính là kẻ đã “biếu” quan tài cha mẹ lúc nửa đêm.
    Theo thông tin trên báo Đất Việt, bà N.T.H cho biết, mặc dù đã lớn tuổi nhưng Sơn thường ăn chơi, lêu lổng, không chịu tìm kiếm việc làm và thường vô lễ với cha mẹ.
    "Người đưa chiếc quan tài đặt trước nhà không ai khác chính là cậu con trai tên là Trần Minh Sơn đã bị vợ chồng bà "từ mặt" cách đây gần 10 năm vì lí do hay đánh đập cha mẹ. Mấy hôm trước, nghe tin chị gái bán nhà có tiền nên nó về xin tiền nhưng bị từ chối", bà H. chia sẻ.
    Tại buổi làm việc giữa ông Trần Văn Minh và Trần Minh Sơn tại trụ sở công an sáng 23/6, Công an phường Kim Long, TP.Huế đã yêu cầu Trần Minh Sơn vận chuyển chiếc quan tài rời khỏi vườn nhà ông Minh trước 18h chiều ngày 23/6
     “Sáng 21/6, sau khi nghe tin chị gái mình li dị chồng và bán nhà chia được gần 1 tỉ đồng nên Sơn có tìm đến xin 15 triệu đồng nhưng không được chấp thuận. Đến tối thì xảy ra sự việc trên” – bà H. cho biết.
    MẠC NHIÊN (Tổng hợp)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét