CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 59
(ĐC sưu tầm trên NET)
Với tư tưởng quân sự linh hoạt và nghệ
thuật tác chiến cao siêu của mình, Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân,
người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ đã trở thành nhà lãnh đạo lỗi lạc bậc
nhất của lịch sử thế giới.
Lã Hậu, Võ Tắc Thiên, Châu Tín là
những cái tên mà mỗi lần nhắc đến, người ta phải rùng mình khiếp sợ vì
những thủ đoạn tàn độc trong cung cấm.
Dương Quý Phi được xem là người có vẻ
đẹp tròn trịa, đẫy đà. Nàng được xem là chuẩn mực cho sắc đẹp thời bấy
giờ, nhưng ít ai biết, chính vẻ đẹp mập mạp đó là nguyên nhân khiến nàng
mắc chứng vô sinh.
4 trận chiến vang danh lịch sử của Thành Cát Tư Hãn
1. Trận Dã Hồ Lãnh
Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn đưa quân tấn công vùng Dã Hồ Lãnh (nước Kim). Chủ soái quân sự của nhà Kim lúc này là Hoàn Nhan Thừa Dụ. Cậy mình có lợi thế phòng ngự quân sự là địa thế núi non hiểm trở và có Trường Thành che chắn bảo vệ, Hoàn Nhan cho rải binh lực khắp nơi ở Dã Hồ còn mình trấn giữa. Chính điều này đã khiến cho binh lực bị phân tán.
Đối phó với kế sách này, Thành Cát Tư Hãn dùng chiến thuật tập trung đột phá, dồn toàn bộ lực lượng đánh thẳng vào đại bản doanh của Hoàn Nhan khiến cho Hoàn Nhan không kịp trở tay và bại trận.
2. Trận chiến thành Ngột Lạt Hải
Trong trận chiến thành Ngột Lạt Hải, Thành Cát Tư Hãn đã điều động 20 quan thiên hộ và đội cận vệ đặc biệt của mình huấn luyện quân đội tấn công, đồng thời phái các tổ trinh sát nhỏ tách khỏi quân chủ lực vài chục dặm đi thu thập tin tức tình báo. Sau một tháng, đội quân của ông như thần binh thiên tướng, áp sát thành Ngột Lạt Hải (nước Tây Hạ).
Không chỉ rèn luyện quân đội, ông còn đánh vào “tâm lý” và điều này đã giúp ông giữ được nhiều sinh mạng. Cụ thể, trước đó, ông đã thả một người chăn dê người Tây Hạ chạy được vào thành tung tin: Sau khi công phá được thành, quân của Thành Cát Tư Hãn sẽ giết chết tất cả những người ngoan cố bảo vệ thành trì không chịu đầu hàng.
3. Trận đánh đầu tiên với Vua Ba Tư, Ma Kha Mạt
Trận đánh với Ma Kha Mạt, Thành Cát Tư Hãn đã phân tích lực lượng của địch và biết được cánh quân tả có lực lượng yếu nhất.
Khi vào trận, kèn hiệu lệnh vừa vang lên, Tốc Bất Đài (danh tướng của Thành Cát Tư Hãn) dẫn quân đánh thẳng vào trung quân, thu hút sự chú ý của Ma Kha Mạt. Còn quân chủ lực do Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh phát huy khả năng tốc chiến, tấn công bất ngờ vào cánh tả khiến chúng lập tức tan rã.
Lúc này, Ma Kha Mạt vội chia quân đi cứu cánh tả, trúng ý Tốc Bất Đài. Sau khi quân chủ lực đánh vào cánh tả, lại vòng về sau lưng, tấn công thọc mạnh vào trung quân của Ma Kha Mạt. Khiến đội quân này rối loạn, nhà vua phải bỏ chạy về chỗ con trai.
4. Trận chiến ở Sa Đà
Trong trận chiến ở Sa Đà, thực lực của Thiết Mộc Chân kém xa so với Vương Hãn và Trát Mộc Hợp.
Vương Hãn dốc toàn bộ lực lượng kéo đến, mũi tiến công chia thành 4 thê đội, từng thê đội lần lượt ra trận, sau khi ép sát địch vào một địa điểm, trung quân sẽ phân thành 4 lộ bao vây 4 hướng, tiêu diệt địch.
Thiết Mộc Chân quyết định dốc toàn lực ngăn chặn thê đội 1 và 2, tấn công thê đội 3. Thê đội 3 giỏi tiến công theo kiểu dàn hàng ngang, kiểu tiến công này rất dễ bị chọc thủng, một khi đã phá thủng được, sẽ dốc sức tiến về phía trước đánh vào thê đội 4, chỉ cần phá được đội quân bảo vệ Vương Hãn, sẽ khiến chúng mất hết sĩ khí, tất sẽ đại thắng.
Khoahocthuvi.net
Nguồn: Ngaynay.vn
Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn đưa quân tấn công vùng Dã Hồ Lãnh (nước Kim). Chủ soái quân sự của nhà Kim lúc này là Hoàn Nhan Thừa Dụ. Cậy mình có lợi thế phòng ngự quân sự là địa thế núi non hiểm trở và có Trường Thành che chắn bảo vệ, Hoàn Nhan cho rải binh lực khắp nơi ở Dã Hồ còn mình trấn giữa. Chính điều này đã khiến cho binh lực bị phân tán.
Đối phó với kế sách này, Thành Cát Tư Hãn dùng chiến thuật tập trung đột phá, dồn toàn bộ lực lượng đánh thẳng vào đại bản doanh của Hoàn Nhan khiến cho Hoàn Nhan không kịp trở tay và bại trận.
2. Trận chiến thành Ngột Lạt Hải
Trong trận chiến thành Ngột Lạt Hải, Thành Cát Tư Hãn đã điều động 20 quan thiên hộ và đội cận vệ đặc biệt của mình huấn luyện quân đội tấn công, đồng thời phái các tổ trinh sát nhỏ tách khỏi quân chủ lực vài chục dặm đi thu thập tin tức tình báo. Sau một tháng, đội quân của ông như thần binh thiên tướng, áp sát thành Ngột Lạt Hải (nước Tây Hạ).
Không chỉ rèn luyện quân đội, ông còn đánh vào “tâm lý” và điều này đã giúp ông giữ được nhiều sinh mạng. Cụ thể, trước đó, ông đã thả một người chăn dê người Tây Hạ chạy được vào thành tung tin: Sau khi công phá được thành, quân của Thành Cát Tư Hãn sẽ giết chết tất cả những người ngoan cố bảo vệ thành trì không chịu đầu hàng.
3. Trận đánh đầu tiên với Vua Ba Tư, Ma Kha Mạt
Trận đánh với Ma Kha Mạt, Thành Cát Tư Hãn đã phân tích lực lượng của địch và biết được cánh quân tả có lực lượng yếu nhất.
Khi vào trận, kèn hiệu lệnh vừa vang lên, Tốc Bất Đài (danh tướng của Thành Cát Tư Hãn) dẫn quân đánh thẳng vào trung quân, thu hút sự chú ý của Ma Kha Mạt. Còn quân chủ lực do Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh phát huy khả năng tốc chiến, tấn công bất ngờ vào cánh tả khiến chúng lập tức tan rã.
Lúc này, Ma Kha Mạt vội chia quân đi cứu cánh tả, trúng ý Tốc Bất Đài. Sau khi quân chủ lực đánh vào cánh tả, lại vòng về sau lưng, tấn công thọc mạnh vào trung quân của Ma Kha Mạt. Khiến đội quân này rối loạn, nhà vua phải bỏ chạy về chỗ con trai.
4. Trận chiến ở Sa Đà
Trong trận chiến ở Sa Đà, thực lực của Thiết Mộc Chân kém xa so với Vương Hãn và Trát Mộc Hợp.
Vương Hãn dốc toàn bộ lực lượng kéo đến, mũi tiến công chia thành 4 thê đội, từng thê đội lần lượt ra trận, sau khi ép sát địch vào một địa điểm, trung quân sẽ phân thành 4 lộ bao vây 4 hướng, tiêu diệt địch.
Thiết Mộc Chân quyết định dốc toàn lực ngăn chặn thê đội 1 và 2, tấn công thê đội 3. Thê đội 3 giỏi tiến công theo kiểu dàn hàng ngang, kiểu tiến công này rất dễ bị chọc thủng, một khi đã phá thủng được, sẽ dốc sức tiến về phía trước đánh vào thê đội 4, chỉ cần phá được đội quân bảo vệ Vương Hãn, sẽ khiến chúng mất hết sĩ khí, tất sẽ đại thắng.
Khoahocthuvi.net
Nguồn: Ngaynay.vn
3 người đàn bà tàn ác nhất trong lịch sử Trung Hoa
1. Lã Hậu
Lã hậu hay Lữ hậu, người Đan Phụ (nay là huyện Đan tỉnh Sơn Đông) là hoàng hậu đầu tiên đời nhà Hán - vợ Hán Cao Tổ Lưu Bang. Lã hậu có tên Lã Trĩ. Lịch sử Trung Hoa có nhiều bà hoàng nổi danh độc ác, nhưng nói về độ tàn độc, có lẽ phải nói đến Lã hậu.
Bà là vợ của Hán Cao Tổ Lưu Bang, nhưng sau khi chồng qua đời, bà nắm mọi quyền hành. Nhưng điều mà không ai có thể phủ nhận đó là, người đàn bà ghê gớm này lại có tại trị quốc, được nhiều triều thần nể trọng. Bà làm việc theo phép tắc và rất nghiêm khắc, sẽ nghiêm trị tất cả những kẻ nào không nghe lời bà và có ý không tốt.
Nhưng bên cạnh đó, bà lại là người có tâm địa độc ác vô cùng. Sau khi Hán Cao Tổ qua đời, bà lập tức trị vì đất nước. Vì con trai của bà dù là hoàng thượng nhưng cũng chỉ như là người dưới chướng bà, bị bà điều khiển mọi thứ. Vì thế mà con cái cũng không phục bà, bị bà kèm cặp đến ức mà ốm.
Còn, những phi tần mà được Hán Cao tổ sủng ái, khi nắm quyền bà nghiêm trị hết. Nhất là Thích Phu nhân, người được coi là đã cản trở mối quan hệ tốt đẹp của bà và Tiên đế. Vì uất ức trước đó Thích phu nhân xinh đẹp, quyến rũ nên nhất định bà tìm cách hại bà ta.
Bà ta sai người chặt hết chân tay Thích Phu nhân, chọc mù mắt, đâm thủng tai, bắt uống thuốc độc cho câm, sau đó quẳng kẻ tình địch trong tình trạng sống dở chết dở như thế vào một căn hầm tối, gọi là “Người lợn”. Tình cảnh của Thích Phu nhân đáng sợ đến mức một lần con trai Lã Hậu là Hán Huệ Đế tình cờ nhìn thấy, sợ quá lâm bệnh, nằm liệt giường.
Ngoài ra, với con trai của phi tần trong cung mà thân thiết với con trai bà, bà nhất định tìm cách dìm cho chết. Vì không muốn sau này xảy ra chuyện tranh quyền đoạt vị. Bà quyết định sai người bóp chết cậu con trai của tình địch, người anh em thân thiết, cùng cha khác mẹ của con trai mình.
Có lẽ, trong lịch sử, không còn ai có thể tàn nhận, dùng hình thức tra tấn dã man hơn người đàn bà này.
2. Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên, được mệnh danh là người đàn bà quyền lực nhất trong lịch sử. Vì bà là nữ hoàng đầu tiên, người được lên làm vua, nắm mọi quyền hành triều chính.
Bà tuy không phải là người xinh đẹp nhưng lại biết cách dùng thủ đoạn của mình để lấy lòng nhà vua, và cũng chính nhờ những thủ đoạn, mưu đồ ác độc của bà, ngay cả với con cái của mình mà bà được ‘buông rèm nhiếp chính’, trở thành nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử.
Ban đầu bà có tên là Võ Mị Nương, là người hiền lành, ngoan ngoãn, lễ độ, được Vương hoàng hậu đưa vào trong cung, đứng cùng phe để đánh gục các phi tần khác, đặc biệt là Tiêu Thục Phi.
Nhưng chẳng ngờ, sau Mị Nương được hoàng thượng sủng ái, sinh được hoàng tử, nên được nhà vua rất cưng chiều. Từ đó thế lực chuyển qua tay người đàn bà này. Và người đầu tiên bà ta muốn chính là chiếm đoạt ngôi vị hoàng hậu của Vương hoàng hậu.
Để hoàng hậu bị phế, Võ Tắc Thiên đã không tiếc bóp chết chính đứa con của mình để đổ oan cho Vương Hoàng hậu. Sự đã thành, sau đó hoàng hậu lập tức bị phế cùng với những lời dỗ ngon ngọt của người đàn bà xảo trá này mà hoàng thượng nghe theo lời bà ta.
Những phi tần trong cung đều khiếp sợ người đàn bà dám giết cả con mình để được ngôi vị này. Bà ta nịnh bợ hoàng thượng, đứng sau buồng nhiếp chính và xúi giục hoàng thượng. Sau đó, khi hoàng thượng yếu, bà ta nắm toàn bộ quyền hành và trở thành nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử bởi những thủ đoạn tàn ác. Không những vậy, người đàn bà này còn nổi tiếng là dâm ô, đưa rất nhiều đàn ông vào cung để hưởng lạc.
Có điều, không ai có thể phủ nhận được, bà ta là một người đàn bà quyền lực, có khả năng lãnh đạo, có óc chính trị và trị vì đất nước rất hưng thịnh.
3. Chiêu Tín
Chiêu Tín được mệnh danh là Quái vật trong triều Hán, vì bà ta luôn dùng các thủ đoạn tàn độc, man rợ mà dường như con người không thể làm để hành hạ các phi tần mà hoàng thượng Lưu Khứ sủng ái.
Chuyện kể lại, có hai phi tần Vương Chiêu Bình, Vương Địa Dư, hứa hẹn lập họ làm hoàng hậu. Nhưng vì hai người đàn bà này hoang dâm vô độ nên sau này ông quay ra sủng ái Chiêu Tín. Và vì vậy, Chiêu Tín được thể, quyết định trả thù hai người đàn bà kia.
Khi hai người đàn bà kia ra tay hãm hại Chiêu Tín thì bị phát hiện. Lúc này nhà vua Lưu Khứ cho người bắt hai ả tới điều tra, dùng hình phạt là rùi sắt nóng nướng chín thịt, đánh roi mây để phải khai ra. Và khi đã khai ra, thì ông ta dùng hình phạt dã man, dùng dao đâm chết và cho Chiêu Tín đâm chết một người.
Hai người đàn bà này bị thiêu cháy và đem đổ tro đi. Đó là hai người đàn bà từng được Lưu Khứ sủng ái nhưng cuối cùng lại nhận được kết cụ bi thảm như vậy.
Sau này, Chiêu Tín vì ghen tức với các phi tần khác, không muốn ai nhận được sự sủng ái của mình nên đã giết hại, vu oan, lập mưu hãm hại nhiều người, dùng những hình thức như móc mắt, rùi lửa nóng nung chín thịt, đâm vào vùng kín hay chặt tay chân, cắt lưỡi… Thậm chí bà ta còn cho những người khác chứng kiến để răn đe.
Đây có lẽ là người đàn bà quái vật nhất, tàn độc nhất và man rợ nhất. Thật khi nghĩ lại còn thấy rùng mình. Còn nhà vua thì bị bà ta mê hoặc, không biết phải trái là gì, giết hết những người mình đã từng thương yêu…
Khoahocthuvi.net
Nguồn: Khám phá
Lã hậu hay Lữ hậu, người Đan Phụ (nay là huyện Đan tỉnh Sơn Đông) là hoàng hậu đầu tiên đời nhà Hán - vợ Hán Cao Tổ Lưu Bang. Lã hậu có tên Lã Trĩ. Lịch sử Trung Hoa có nhiều bà hoàng nổi danh độc ác, nhưng nói về độ tàn độc, có lẽ phải nói đến Lã hậu.
Bà là vợ của Hán Cao Tổ Lưu Bang, nhưng sau khi chồng qua đời, bà nắm mọi quyền hành. Nhưng điều mà không ai có thể phủ nhận đó là, người đàn bà ghê gớm này lại có tại trị quốc, được nhiều triều thần nể trọng. Bà làm việc theo phép tắc và rất nghiêm khắc, sẽ nghiêm trị tất cả những kẻ nào không nghe lời bà và có ý không tốt.
Nhưng bên cạnh đó, bà lại là người có tâm địa độc ác vô cùng. Sau khi Hán Cao Tổ qua đời, bà lập tức trị vì đất nước. Vì con trai của bà dù là hoàng thượng nhưng cũng chỉ như là người dưới chướng bà, bị bà điều khiển mọi thứ. Vì thế mà con cái cũng không phục bà, bị bà kèm cặp đến ức mà ốm.
Còn, những phi tần mà được Hán Cao tổ sủng ái, khi nắm quyền bà nghiêm trị hết. Nhất là Thích Phu nhân, người được coi là đã cản trở mối quan hệ tốt đẹp của bà và Tiên đế. Vì uất ức trước đó Thích phu nhân xinh đẹp, quyến rũ nên nhất định bà tìm cách hại bà ta.
Bà ta sai người chặt hết chân tay Thích Phu nhân, chọc mù mắt, đâm thủng tai, bắt uống thuốc độc cho câm, sau đó quẳng kẻ tình địch trong tình trạng sống dở chết dở như thế vào một căn hầm tối, gọi là “Người lợn”. Tình cảnh của Thích Phu nhân đáng sợ đến mức một lần con trai Lã Hậu là Hán Huệ Đế tình cờ nhìn thấy, sợ quá lâm bệnh, nằm liệt giường.
Ngoài ra, với con trai của phi tần trong cung mà thân thiết với con trai bà, bà nhất định tìm cách dìm cho chết. Vì không muốn sau này xảy ra chuyện tranh quyền đoạt vị. Bà quyết định sai người bóp chết cậu con trai của tình địch, người anh em thân thiết, cùng cha khác mẹ của con trai mình.
Có lẽ, trong lịch sử, không còn ai có thể tàn nhận, dùng hình thức tra tấn dã man hơn người đàn bà này.
2. Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên, được mệnh danh là người đàn bà quyền lực nhất trong lịch sử. Vì bà là nữ hoàng đầu tiên, người được lên làm vua, nắm mọi quyền hành triều chính.
Bà tuy không phải là người xinh đẹp nhưng lại biết cách dùng thủ đoạn của mình để lấy lòng nhà vua, và cũng chính nhờ những thủ đoạn, mưu đồ ác độc của bà, ngay cả với con cái của mình mà bà được ‘buông rèm nhiếp chính’, trở thành nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử.
Ban đầu bà có tên là Võ Mị Nương, là người hiền lành, ngoan ngoãn, lễ độ, được Vương hoàng hậu đưa vào trong cung, đứng cùng phe để đánh gục các phi tần khác, đặc biệt là Tiêu Thục Phi.
Nhưng chẳng ngờ, sau Mị Nương được hoàng thượng sủng ái, sinh được hoàng tử, nên được nhà vua rất cưng chiều. Từ đó thế lực chuyển qua tay người đàn bà này. Và người đầu tiên bà ta muốn chính là chiếm đoạt ngôi vị hoàng hậu của Vương hoàng hậu.
Để hoàng hậu bị phế, Võ Tắc Thiên đã không tiếc bóp chết chính đứa con của mình để đổ oan cho Vương Hoàng hậu. Sự đã thành, sau đó hoàng hậu lập tức bị phế cùng với những lời dỗ ngon ngọt của người đàn bà xảo trá này mà hoàng thượng nghe theo lời bà ta.
Những phi tần trong cung đều khiếp sợ người đàn bà dám giết cả con mình để được ngôi vị này. Bà ta nịnh bợ hoàng thượng, đứng sau buồng nhiếp chính và xúi giục hoàng thượng. Sau đó, khi hoàng thượng yếu, bà ta nắm toàn bộ quyền hành và trở thành nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử bởi những thủ đoạn tàn ác. Không những vậy, người đàn bà này còn nổi tiếng là dâm ô, đưa rất nhiều đàn ông vào cung để hưởng lạc.
Có điều, không ai có thể phủ nhận được, bà ta là một người đàn bà quyền lực, có khả năng lãnh đạo, có óc chính trị và trị vì đất nước rất hưng thịnh.
3. Chiêu Tín
Chiêu Tín được mệnh danh là Quái vật trong triều Hán, vì bà ta luôn dùng các thủ đoạn tàn độc, man rợ mà dường như con người không thể làm để hành hạ các phi tần mà hoàng thượng Lưu Khứ sủng ái.
Chuyện kể lại, có hai phi tần Vương Chiêu Bình, Vương Địa Dư, hứa hẹn lập họ làm hoàng hậu. Nhưng vì hai người đàn bà này hoang dâm vô độ nên sau này ông quay ra sủng ái Chiêu Tín. Và vì vậy, Chiêu Tín được thể, quyết định trả thù hai người đàn bà kia.
Khi hai người đàn bà kia ra tay hãm hại Chiêu Tín thì bị phát hiện. Lúc này nhà vua Lưu Khứ cho người bắt hai ả tới điều tra, dùng hình phạt là rùi sắt nóng nướng chín thịt, đánh roi mây để phải khai ra. Và khi đã khai ra, thì ông ta dùng hình phạt dã man, dùng dao đâm chết và cho Chiêu Tín đâm chết một người.
Hai người đàn bà này bị thiêu cháy và đem đổ tro đi. Đó là hai người đàn bà từng được Lưu Khứ sủng ái nhưng cuối cùng lại nhận được kết cụ bi thảm như vậy.
Sau này, Chiêu Tín vì ghen tức với các phi tần khác, không muốn ai nhận được sự sủng ái của mình nên đã giết hại, vu oan, lập mưu hãm hại nhiều người, dùng những hình thức như móc mắt, rùi lửa nóng nung chín thịt, đâm vào vùng kín hay chặt tay chân, cắt lưỡi… Thậm chí bà ta còn cho những người khác chứng kiến để răn đe.
Đây có lẽ là người đàn bà quái vật nhất, tàn độc nhất và man rợ nhất. Thật khi nghĩ lại còn thấy rùng mình. Còn nhà vua thì bị bà ta mê hoặc, không biết phải trái là gì, giết hết những người mình đã từng thương yêu…
Khoahocthuvi.net
Nguồn: Khám phá
Dương Qúy Phi mắc chứng vô sinh do... béo phì
Dương
Quý Phi, tên thật là Dương Ngọc Hoàn sinh ngày 1-6-719, chết năm 756,
tại Thục Quận (Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc). Sinh ra trong một gia
đình quan lại, Dương Ngọc Hoàn sớm đã không phải lo cảnh cơm áo gạo
tiền, nàng chuyên tâm học đàn hát, lại có sắc đẹp trời ban.
Là một trong bốn mỹ nhân có vẻ đẹp vĩnh cửu của Trung Quốc cổ đại, Dương Quý Phi nổi tiếng thiên hạ bởi nhan sắc “tu hoa” (đến hoa cũng hổ thẹn). Ngợi ca nhan sắc khuynh nước khuynh thành của Dương Quý Phi, “thi tiên” Lý Bạch có bài: “Thanh bình điệu”: “Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung, Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng. Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến, Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng”. (Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. Gió xuân dìu dặt giọt sương trong. Ví chăng non ngọc không nhìn thấy, Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông - Ngô Tất Tố dịch).
Nhưng phàm là con người khó mà đạt tới độ “thập toàn thập mỹ”. Nhà văn Kỷ Liên Hải trong cuốn "Kỷ Liên Hải khâm phục Tứ Đại Mỹ Nhân" từng đúc kết ra rằng, xưa nay, người ta vẫn hay tôn sùng nhan sắc tuyệt trần của các nàng, mà ít ai để ý, tứ đại mỹ nhân cũng như bất kỳ một người nào khác, vẫn có những điểm yếu của mình.
Riêng với Dương Quý Phi, mỹ nhân có vẻ đẹp “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” bị cho là có những khiếm khuyết về sức khỏe. Ngoài giả thuyết cơ thể mỹ nhân có mùi hôi, còn có một số giả thuyết cho rằng, Dương Quý Phi gặp trục trặc ở đường sinh nở và mắc bệnh nội tiết.
Có quan điểm cho rằng, vẻ đầy đặn là nguyên nhân khiến đại mỹ nhân không thể thụ thai. Dấu hiệu vô sinh xuất hiện ngay từ thời Ngọc Hoàn hãy còn bừng bừng sức xuân, sống nghĩa phu thê mặn nồng với Hoàng Thọ vương Lý Dục – con thứ 18 của Đường Huyền Tông. Dù trong độ tuổi lý tưởng để thụ thai, nhưng Dương Quý Phi vẫn không có tin mừng.
Nếu xét ở góc độ y học hiện đại, quá béo là tác nhân gây hại tới tử cung, thậm chí dẫn tới chứng ung thư nội mạc tử cung. Với những phụ nữ có thân hình quá khổ, tổ chức mỡ sẽ khiến nội tiết tố androgen trong máu biến chuyển thành một loại oestrogen đặc biệt có khả năng gây ung thư.
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, phụ nữ quá mập mạp thường không có kinh nguyệt đều đặn. Khi vòng kinh bị rối loạn, cơ chế rụng trứng cũng trở nên thất thường và dẫn tới nguy cơ bị đa nang buồng trứng hoặc không có progesterone ức chế tăng sinh nội mạc tử cung, dễ gây ra hiện tượng tăng sinh quá độ nội mạc tử cung, thậm chí dẫn tới chứng ung thư nội mạc tử cung.
Thông thường, tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng chỉ xảy ra với những người phụ nữ từ 45 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, đối với những người béo phì, hiện tượng này xảy ra sớm hơn. Bên cạnh đó, béo phì còn làm tăng khả năng viêm nhiễm cho buồng trứng, giảm khả năng sống của trứng và phôi thai. Môi trường nuôi dưỡng cho trứng và noãn phát triển trong cơ thể của một phụ nữ có nhiều mỡ, có sự khác biệt rất lớn so với những người bình thường, gây nguy hại nghiêm trọng cho quá trình thụ thai.
Đặc biệt, sự viêm nhiễm ở người béo phì có thể làm hại các tế bào và nếu xảy ra với trứng thì sẽ tác động xấu đến sự “sống sót” của bào thai. Ngoài ra, ở những phụ nữ béo phì, chất lượng của phôi cũng kém hơn bình thường.
Quá trình thụ tinh, làm tổ trong tử cung cũng rất mong manh và dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chuyển hóa, dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường của căn bệnh vô sinh.
Một số ý kiến cho rằng, Dương Qúy Phi không thể lên ngôi hoàng hậu vì bao nhiêu năm hưởng ân sủng vẫn không thể sinh một mụn con. Lập hậu và việc trọng đại của đất nước, người lên ngôi phải là người toàn vẹn, con đẻ của hoàng hậu sẽ được lập làm thái tử, sau này kế nghiệp đế vương.
Vì vậy, ngôi vị hoàng hậu thường do quan hệ huyết thống mẫu-tử mà nên. Dương Ngọc Hoàn một thời gian dài không sinh con, ngôi vị hoàng hậu cũng một thời gian dài không có người đảm đương. Đại thọ 61 tuổi, Đường Huyền Tông đã viết chiếu thư lập Ngọc Hoàn làm Phi, chứ không phải làm hoàng hậu.
Tuy nhiên, không phải chỉ mỗi Dương Qúy Phi, 3 người còn lại trong tứ đại mỹ nhân cũng được cho là có nhược điểm về hình thể. Theo đó, Tây Thi – mỹ nhân trầm ngư – tuy đẹp đến mức khi nàng soi mặt ở suối, cá nhìn thấy bóng nàng phải lặn xuống vì xấu hổ, vẫn có một điểm xấu là đôi chân to. Điêu Thuyền – mỹ nhân bế nguyệt – tuy khiến cho mặt trăng phải ẩn mình vào mây vì tự thấy kém phần tươi sáng nhưng lại mắt bên to bên nhỏ, dĩ nhiên là không quá chênh lệch và có thể giấu đi bằng kỹ thuật điểm trang. Còn Vương Chiêu Quân – mỹ nhân lạc nhạn từng khiến chim trên trời phải sa xuống vì ngẩn ngơ trước nhan sắc nàng – thì có tật vai bên cao bên thấp.
Người phương Đông vẫn nói, đến trời đất còn không hoàn hảo, nói gì đến con người. Mỹ nhân dù có chút khiếm khuyết thì vẫn là mỹ nhân và sự thực là sắc đẹp của họ vẫn còn được truyền tụng sau hàng nghìn năm.
Khoahocthuvi.net
Theo Người đưa tin, Khám phá
Là một trong bốn mỹ nhân có vẻ đẹp vĩnh cửu của Trung Quốc cổ đại, Dương Quý Phi nổi tiếng thiên hạ bởi nhan sắc “tu hoa” (đến hoa cũng hổ thẹn). Ngợi ca nhan sắc khuynh nước khuynh thành của Dương Quý Phi, “thi tiên” Lý Bạch có bài: “Thanh bình điệu”: “Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung, Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng. Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến, Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng”. (Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. Gió xuân dìu dặt giọt sương trong. Ví chăng non ngọc không nhìn thấy, Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông - Ngô Tất Tố dịch).
Nhưng phàm là con người khó mà đạt tới độ “thập toàn thập mỹ”. Nhà văn Kỷ Liên Hải trong cuốn "Kỷ Liên Hải khâm phục Tứ Đại Mỹ Nhân" từng đúc kết ra rằng, xưa nay, người ta vẫn hay tôn sùng nhan sắc tuyệt trần của các nàng, mà ít ai để ý, tứ đại mỹ nhân cũng như bất kỳ một người nào khác, vẫn có những điểm yếu của mình.
Riêng với Dương Quý Phi, mỹ nhân có vẻ đẹp “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” bị cho là có những khiếm khuyết về sức khỏe. Ngoài giả thuyết cơ thể mỹ nhân có mùi hôi, còn có một số giả thuyết cho rằng, Dương Quý Phi gặp trục trặc ở đường sinh nở và mắc bệnh nội tiết.
Có quan điểm cho rằng, vẻ đầy đặn là nguyên nhân khiến đại mỹ nhân không thể thụ thai. Dấu hiệu vô sinh xuất hiện ngay từ thời Ngọc Hoàn hãy còn bừng bừng sức xuân, sống nghĩa phu thê mặn nồng với Hoàng Thọ vương Lý Dục – con thứ 18 của Đường Huyền Tông. Dù trong độ tuổi lý tưởng để thụ thai, nhưng Dương Quý Phi vẫn không có tin mừng.
Nếu xét ở góc độ y học hiện đại, quá béo là tác nhân gây hại tới tử cung, thậm chí dẫn tới chứng ung thư nội mạc tử cung. Với những phụ nữ có thân hình quá khổ, tổ chức mỡ sẽ khiến nội tiết tố androgen trong máu biến chuyển thành một loại oestrogen đặc biệt có khả năng gây ung thư.
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, phụ nữ quá mập mạp thường không có kinh nguyệt đều đặn. Khi vòng kinh bị rối loạn, cơ chế rụng trứng cũng trở nên thất thường và dẫn tới nguy cơ bị đa nang buồng trứng hoặc không có progesterone ức chế tăng sinh nội mạc tử cung, dễ gây ra hiện tượng tăng sinh quá độ nội mạc tử cung, thậm chí dẫn tới chứng ung thư nội mạc tử cung.
Dương Qúy Phi mắc chứng vô sinh do... béo phì
Thực tế cho thấy, những phụ nữ có vấn đề ở tử cung và buồng trứng thường gặp trắc trở về khả năng sinh nở.Thông thường, tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng chỉ xảy ra với những người phụ nữ từ 45 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, đối với những người béo phì, hiện tượng này xảy ra sớm hơn. Bên cạnh đó, béo phì còn làm tăng khả năng viêm nhiễm cho buồng trứng, giảm khả năng sống của trứng và phôi thai. Môi trường nuôi dưỡng cho trứng và noãn phát triển trong cơ thể của một phụ nữ có nhiều mỡ, có sự khác biệt rất lớn so với những người bình thường, gây nguy hại nghiêm trọng cho quá trình thụ thai.
Đặc biệt, sự viêm nhiễm ở người béo phì có thể làm hại các tế bào và nếu xảy ra với trứng thì sẽ tác động xấu đến sự “sống sót” của bào thai. Ngoài ra, ở những phụ nữ béo phì, chất lượng của phôi cũng kém hơn bình thường.
Quá trình thụ tinh, làm tổ trong tử cung cũng rất mong manh và dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chuyển hóa, dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường của căn bệnh vô sinh.
Một số ý kiến cho rằng, Dương Qúy Phi không thể lên ngôi hoàng hậu vì bao nhiêu năm hưởng ân sủng vẫn không thể sinh một mụn con. Lập hậu và việc trọng đại của đất nước, người lên ngôi phải là người toàn vẹn, con đẻ của hoàng hậu sẽ được lập làm thái tử, sau này kế nghiệp đế vương.
Vì vậy, ngôi vị hoàng hậu thường do quan hệ huyết thống mẫu-tử mà nên. Dương Ngọc Hoàn một thời gian dài không sinh con, ngôi vị hoàng hậu cũng một thời gian dài không có người đảm đương. Đại thọ 61 tuổi, Đường Huyền Tông đã viết chiếu thư lập Ngọc Hoàn làm Phi, chứ không phải làm hoàng hậu.
Tuy nhiên, không phải chỉ mỗi Dương Qúy Phi, 3 người còn lại trong tứ đại mỹ nhân cũng được cho là có nhược điểm về hình thể. Theo đó, Tây Thi – mỹ nhân trầm ngư – tuy đẹp đến mức khi nàng soi mặt ở suối, cá nhìn thấy bóng nàng phải lặn xuống vì xấu hổ, vẫn có một điểm xấu là đôi chân to. Điêu Thuyền – mỹ nhân bế nguyệt – tuy khiến cho mặt trăng phải ẩn mình vào mây vì tự thấy kém phần tươi sáng nhưng lại mắt bên to bên nhỏ, dĩ nhiên là không quá chênh lệch và có thể giấu đi bằng kỹ thuật điểm trang. Còn Vương Chiêu Quân – mỹ nhân lạc nhạn từng khiến chim trên trời phải sa xuống vì ngẩn ngơ trước nhan sắc nàng – thì có tật vai bên cao bên thấp.
Người phương Đông vẫn nói, đến trời đất còn không hoàn hảo, nói gì đến con người. Mỹ nhân dù có chút khiếm khuyết thì vẫn là mỹ nhân và sự thực là sắc đẹp của họ vẫn còn được truyền tụng sau hàng nghìn năm.
Khoahocthuvi.net
Theo Người đưa tin, Khám phá
Nhận xét
Đăng nhận xét