Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

BÍ ẨN KHOA HỌC 53

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những Cột Nước Của Đại Dương Được Hình Thành Như Thế Nào?

NHỮNG CỘT NƯỚC CỦA ĐẠI DƯƠNG
ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Ngày 4 tháng 12 năm 1960, một con tàu mang tên Malmo đang chạy trên vùng biển Địa Trung Hải thuyền trưởng và các thuyền viên đã nhìn thấy một vật hình cột trắng như mây tích tụ lại rất kì lạ nhô lên từ mặt biển nhưng chỉ vài giây sau thì biến mất. Chỉ vài giây sau nữa, một cột khác như vậy lại xuất hiện. Các thuyền viên đã dùng kính viễn vọng quan sát và phát hiện đó là những cột nước được gồng vào không trung từ mặt biển theo từng chu kì, thời gian một cột nước bắn lên không trung chỉ duy trì 7 giây sau lại biến mất, ước chừng khoảng 2 phút 20 giây sau lại xuất hiện đợt khác. Người ta dùng máy đo cự li biết được cột nước đó cao 150,6m.
Các cột nước kì lạ này được hình thành như thế nào? Giới khoa học không ngừng tranh luận. Có người cho rằng đấy là vòi rồng biển. Gió xoáy cực mạnh khi thổi lưới trên mặt biển cuốn các cột nước lên trên tạo thành, Những vòi rồng biển đáng lí ra phải có hình cái phễu, điều này không giống với tình hình mà các thuyền viên quan sát được. Hơn nữa, theo những nhà nghiên cứu khí tượng có liên quan cho thấy lúc đó không đủ điều kiện để hình thành các vòi rồng biển. Vì vậy mà có người cho rằng, những cột nước đó sinh ra là do núi lửa ở dưới đáy biển phun khí lên. Bởi Địa Trung Hải là nơi có rất nhiều núi lửa đang hoạt động, nhưng vùng biển sinh ra hiện tượng đó lại không có dấu hiệu cho thấy có núi lửa đang hoạt động. Hơn nữa các thuyền viên của con tàu lúc nhìn thấy những cột nước đó cũng không nghe thấy tiếng nổ nào của núi lửa. Hoặc giả sử rằng núi lửa đang hoạt động dưới nước đi chăng nữa thì các vùng biển xung quanh cũng không thể yên tĩnh như vậy. Vì thế, có người lại suy đoán đây là do phá nổ dưới nước, con người tạo ra cột nước đó. Nhưng cột nước đó lại có đặc trưng là phun lên từng đợt có tính chu kì rất quy tắc. Các thuyền viên cũng không nghe thấy có tiếng nổ nào cả. Vì vậy, khả năng này cũng khó chấp nhận.
Phát hiện của những thuyền viên để lại cho chúng ta một bài toán khó giải.

Hiện Tượng Đá Băng Rơi

HIỆN TƯỢNG ĐÁ BĂNG RƠI
Đêm 2 tháng 9 năm 1958, Basigolqua đang ở tại nhà của mình thuộc thành phố Mađrin vùng Neo Giexi nước Mỹ. Lúc ông từ trong bếp định bước ra, bỗng cửa mái nhà sập xuống. Basigolqua không bị thương nhưng vô cùng khiếp sợ. Ông xem xét một hồi và phát hiện ra một tảng đá băng to nặng khoảng 70 pounds rơi xuống mái nhà bếp vỡ thành 5 tảng bé. Basigolqua cảm thấy vô cùng ngạc, nhiên bởi khi đó trời đã muộn lại không có mưa bão. Có hai phi cơ bay qua trước khi sự việc xảy ra, nhưng nhân viên hàng không đã kiểm tra và nói rằng không có máy bay nào chở đá băng vào thời điểm ấy. Các chuyên gia khí tượng của trường Đại học Lutgis gần đó khẳng định, điều kiện  thời tiết đêm mùng 2 tháng 9 không thể có mưa đá to, nặng như vậy. Vậy tảng đá đó đến từ đâu?
Đá rơi từ ''trên trời” là một trong những hiện tượng bí ẩn về khí tượng học thường gặp nhất và làm con người khó hiểu nhất. Các chuyên gia khí tượng thường giải thích đó là do bề ngoài máy bay xuất hiện đá băng. Nhưng kiểu giải thích này không có sức thuyết phục. Trước hết, hệ thống làm nóng điện tử của các máy bay hiện đại đủ khả năng phòng chống sự kết tinh băng đá, trên bề mặt máy bảy và động cơ. Hơn nữa, theo cục quản lý hàng không liên bang Mỹ, nếu là loại máy bay cũ không có hệ thống làm nóng, thì do kết cấu tự động và trạng thái bay ở tốc độ cao của nó cũng ít khi có tình trạng đóng băng thành tảng lớn. Quan trọng hơn nữa là những tảng băng nói đến trong nhiều báo cáo đều to và nặng, nếu trên bất kì máy bay nào mà có các tảng đá băng như vậy thì sớm đã xảy ra tại nạn rơi máy bay nghiêm trọng rồi.
Những báo cáo đầu tiên về hiện tượng đá băng rơi
Thực tế, từ rất lâu trước khi máy bay được phát minh ra thì đã có báo cáo về hiện tượng này. Ví dụ vào thế kỉ XVIII, ở Slicapadan, Ấn Độ từng có băng đá to nhỏ rơi xuống, đến 3 ngày sau mới tan hết.
Tờ tạp chí triết học Estein đưa tin: Một đêm tháng 8 năm l849, tại nông trại Bowaliche vùng Scotlen có một tảng băng rất lớn rơi xuống, nó có thể to tới 20x20 thước Anh. Theo báo cáo của nông dân nơi đó khi tảng băng rơi xuống thì có tiếng sấm lớn. Kiểm nghiệm của các chuyên gia cho thấy, nó giống như thể kết tinh của nước thành khối băng. Về cơ bản, nó được kết hợp chặt chẽ từ thể lập phương của các tảng băng đá từ l -3 inches. Mặc dù những người đo đạc không cân đo chính xác được tảng đá băng lớn này, nhưng họ cho rằng gia đình nông dân đó rất may không bị lảng băng đè chết. Điều kì lạ là, trung tâm khí tượng hôm đó không hề có thông báo gì về mưa đá hoặc tuyết rơi.
Ngày 26 tháng 12 năm 1950, một người khác ở thị trấn nhỏ thuộc Scotlen báo cáo có một “tảng băng'' đã rơi xuống gần nhà ông ta.
Chính quyền địa phương lập tức thông báo cho chuyên gia khí tượng học Pike ở thị trấn Ledin. Ông Pike và đồng nghiệp đã cùng đến để xem xét hiện tượng băng rơi này. Nó như một tập hợp vật chất bị đông lại thành băng, trong đó có cả bụi, sợi tơ, rong tảo biển . . . Tảng băng đó chủ yếu gồm các viên đá khoảng 4 inh đóng thành một khối. Nhưng Pike không hiểu được tại sao lại có các vật đọng lại như trên?
Phân tích hóa học cho thấy trong các tảng băng không có thành phần Fe và KaNo3, mà đó lại là hai thành phần vốn có khi nước đóng băng nhanh. Cục trưởng Cục khí tượng Mỹ, ông Barla - Xadi đã tuyên bố: Các tảng, băng rơi không phải được hình thành từ bất kì quá trình đã biết nào về khí tượng học.
Hệ thống quan điểm về hiện tượng băng rơi
Ông Chales Fule là một trong những chuyên gia thu thập và nghiên cứu về hiện tượng khác thường này. Ông đã có nhiều bài viết khoa học trong đó nhận định băng rơi thực chất là một hiện tượng kì lạ của tự nhiên nhưng nó cũng khá phổ biến. Bạn bè ông chế giễu lí luận này, họ cho rằng: ''Nếu thực sự có tảng băng tương đương băng ở Bắc Băng Dương trôi “trên trời'' thì có lúc sẽ bị sấm chớp mạnh làm vỡ vụn''.
Lí luận khác cho rằng băng rơi có quan hệ với các vật thể bay không xác định. Một học giả về vật thể bay không xác định giải thích: ''Giải thích dễ hiểu nhất là khi một phương tiện bay làm bằng kim loại bay với tốc độ cao từ vũ trụ băng giá vào Trái Đất, thì trên bề mặt nở đương nhiên phủ một lớp băng, lớp băng này trong quá trình vật thể vận động có thể rơi xuống tự nhiên hoặc do thiết bị làm sạch băng trên phi thuyền, hoặc nguyên nhân có thể là do nhiệt sản sinh từ ma sát giữa phi thuyền và khí quyển làm băng tan ra. Dù cho tàu vũ trụ có đứng lại trong vũ trụ, thì băng ở trên mặt nó (chỉ phương tiện bay làm bằng kim loại) cũng có thể rơi xuống Trái Đất bởi ánh nắng Mặt trời. Tất cả đều là rất tự nhiên, ''nhưng trên thực tế, rất ít vụ băng rơi có chứng cứ rõ ràng về sự xuất hiện của các vật thể bay không xác định''.
Các nhà khoa học thường dùng hai cách lí luận để giải thích hiện tương này. Một là người ta cho rằng các tảng băng rơi hình thành ở nơi nào đó của tầng khí quyển. Ví như chuyên gia nghiên cứu về các hiện tượng thiên nhiên kì lạ, ông Kelise cho rằng: ''Một hệ thống mưa đá. liên tục có thể sản sinh và tích tụ thành một khối lượng đá băng lớn như vậy''. Hướng lí luận thứ hai cho rằng những tảng băng kì thực là những sao băng từ vũ trụ. Trước đây mọi người đã từng cho rằng quan điểm này là hoang đường ngây ngô, nhưng gần đây lại có khá nhiều người ủng hộ, đồng tình. Theo quan điểm của nhà phê bình Leonard Vil1es, vấn đề duy nhất của quan điểm này là: ''Trên tảng băng đó không hề có dấu vết nào của việc sao băng rơi vào tầng khí quyển, và cũng không ai biết chúng đến từ sao băng nào'' . Cuộc tranh luận cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Hiện tượng băng rơi vẫn còn là một bí ẩn?

Ảo Ảnh Núi Bí Ẩn

ẢO ẢNH NÚI BÍ ẨN
Ảo ảnh núi ít gặp hơn ảo ảnh biển. Chu Lượng Công người đời Thanh, Trung Quốc từng nói: người ta chỉ biết đến ảo ảnh biển chứ ít ai biết còn có ảo ảnh núi. Khoảng hai mươi dặm về phía tây ấp Thái Duy Khứ, tỉnh Sơn Đông có một ngọn núi trơ trọi, trên núi có Di Tề miếu (miếu thờ Bá Di, Thúc Tề). Nơi đây thường được ca tụng là nơi giao hòa xuân hạ. Mỗi khi gió tây nam thổi tới thì bóng núi đổ về Thành Tây. Nhìn từ trên thành xuống thấy có đủ cả núi cao, rừng rậm, đền miếu, người, vật. . . Được một lát thì cảnh vật dần mờ xa, rồi không còn thấy gì nữa. ''Thư ảnh quyển 5).
Bồ Tùng Linh đời Thanh cũng từng viết: ''ảo ảnh núi Lỗ Sơn là một trong tám danh lam thắng cảnh trong vùng, phải vài năm mới xuất hiện một lần. Công tử Tôn Vũ Niên cùng uống rượu với bạn bè trên lầu, bỗng thấy trên đỉnh núi sừng sững mọc lên một ngọn tháp cao đến tận mây xanh: Mấy người cùng nhìn nhau sửng sốt, nhớ là quanh đấy đâu có thiền viện nào. Một lúc sau, Tôn Vũ Niên lại thấy mấy chục tòa cung điện, mái cong ngói biếc, chàng mới ngộ ra là ảo ảnh núi. Được một lát, Tôn Vũ Niên lại đưa mắt nhìn thì thấy xa sau, bảy dặm vẫn là thành quách, bên trong như có nhà cửa phố phường, người qua kẻ lại như mắc cửi. Chợt nổi trận cuồng phong, khí mênh mang, cảnh vật mờ dần, mờ dần. Khi gió yên trời hửng chỉ thấy một tòa lầu cao sát tới tầng mây, lầu có năm gian, cửa chính và cửa sổ đều mở toang, ánh sáng bên ngoài. Chỉ từng tầng mà đếm, thấy lầu càng cao thì ánh sáng càng nhỏ đần, đếm đến tầng thứ tám thì chỉ còn nhờ bằng ánh sao thôi, lên trên nữa thì mờ mờ nhỏ tí không thể đếm được bao nhiêu tầng nữa.. Người lên lầu đi lại tung tăng, người đứng kẻ tựa không giống nhau.. Một lúc lâu thì lầu cứ thấp xuống, có thể thấy nóc, lại thấp dần như lầu bình thường, lại dần dần như ngôi nhà cao, chợt nhiên nhỏ lại bằng ngón tay rồi bằng hạt đậu, rồi không nhìn thấy nữa. Lại nghe nói có người đi sớm thấy trên núi cũng có người ở và hàng quán không khác gì. dưới trần, nên gọi là ''thành ma'' vậy'' (Liêu trai chí dị Sơn thị).
Những miêu tả đã quá rõ ràng.
Ngoài ra, vào cuối  đời Thanh, trong tác phẩm Hưng Sơn huyện chí có những ghi chép rất sinh động về ảo ảnh ở núi Thần Nông: ''Núi thần Nông. . . còn gọi là Thần Nông Giá, cao sừng sững, lạnh thấu xương là nơi âm u hiểm trở nhất trong vùng. Những khi mưa dầm vừa tạnh thì thấy đỉnh núi ''ẩn hiện, vẻ như thành quách càng quê, tương truyền là ảo ảnh núi'' . (ảo. ảnh . ở núi Thần Nông gần đây đã được nhiều người dân địa phương cũng như những chuyên gia kĩ thuật vào núi khảo sát tận mắt trông thấy. Hiển nhiên là ảo ảnh núi và ảo ảnh biển đều có chung một nguyên lí hình thành. Ảo ảnh biển xuất hiện ngoài biển hoặc sa mạc, còn ảo ảnh núi thì xuất hiện trên các đỉnh núi. cao, đây đều thuộc về một loại hiện tượng quang học khí quyển, có điều là nhìn trên núi cao không được rộng rãi như trên biển hoặc trên sa mạc, hay bị núi cao che chặn, cảnh vậy ở phía xa khó phản xạ lại. Nếu tầm nhìn xung quanh đỉnh núi rộng rãi và bằng phẳng thì sẽ có đủ điều kiện tự nhiên để ảo ảnh biển dễ dàng xuất hiện. Các đơn vị du lịch ở những vùng núi có dạng kì quan ảo ảnh núi này đã nắm bắt ngay cơ hội khai thác, bởi đây là một nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc và hiếm thấy. Du khách gần chắc hẳn sẽ đổ xô tới chiêm ngưỡng, như tác giả đời Nguyên, Triệu Hiển Hoằng từng nói trong khúc Trú dạ lạc: ''Du thưởng viên lâm rượu nửa say, dừng ngựa xem, ảo ảnh núi mênh mang”.
Vào lúc 7giờ sáng ngày 14 tháng 10 năm 1985, tại đỉnh Kim của núi Nga Mi đã xuất hiện ảo ảnh núi. Một người tận mắt chứng kiến đã nói: ''Mây phô trên bậc thềm, lầu gác san sát khắp nơi, từng hàng từng dãy những phòng ốc trải dài mấy mươi dặm, ở giữa rõ ràng sáng sủa, bốn bề hư ảo. Phần rõ ràng  nhất là tòa cung điện xây bằng bạch ngọc đổ bóng dài. Cung điện phòng ốc hiên bay nóc lượn, nối tiếp tận chân trời, hùng vĩ hiên ngang, gần như cố cung ở Bắc Kinh” . . . “Một hàng bảo tháp cao vời vợi, nổi bật nhất là một tòa tháp đếm đến 30 tầng, mỗi tầng đều có một vị Bồ Tát giống như tượng tạc, thấp thoáng còn có các tăng lữ đang rì rầm cầu khấn''.
Hiện tượng này hiếm nhưng không phải duy nhất. Sáng này mùng 3 tháng 7 năm 1992, một nhà báo của Trung Tân Xã sau khi mục kích ảo ảnh tại núi Lang Nha, huyện Trừ, tỉnh An Huy đã viết báo cáo như sau: “Sáng hôm đó, lúc 8 giờ 50 phút, gác Hội Phong trên đỉnh núi Lang Nha đột nhiên bị đám sương mù màu xanh xám che phủ, tiếp đó là một đám sương màu trắng sữa. Trên màn sương cuộn bay chợt mọc lên trùng trùng núi cao ngất lạ lùng, phạm vi đến hàng trăm dặm. Cây cối đất đá trong đó tưởng như với tay chạm được. Phía cầu Thạch Bái cách bác Hội Phong 30 dặm về hướng nam, 6 tầng sương mù quấn quít nhanh 6 tầng núi cao, như đua nhau về gác Hội Phong. Cách 10 dặm về phía tây là bãi Anh Thạch, đám núi sừng sững hiện trong màn sương, thế núi chỉnh tề mà dựng đứng, nhìn rõ cả thân núi. Phía khách sạn Dương Gia cách gác Hội Phong 20 dặm về phía tây hiện ra hai dãy núi dài, xanh đen ẩn hiện, đứng sừng sững trước gác Hội Phong. Hướng thị trấn Ô Y cách gác Hội Phong 30 dặm về phía nam, quần sơn lớp lớp hiện ra trong màn sương mù dày đặc, đỉnh núi cao vút, khi tỏ khi mờ, các ngọn núi cách nhau khá xa, nhưng phong cảnh vô cùng hoành tráng. Đến 10 giờ, cảnh vật kì lạ biến mất, đỉnh núi Lang Nha trở lại với dáng vẻ cũ”.

Hải Quái “Xuất Quỷ Nhập Thần”

Hải quái “xuất quỷ nhập thần”
            Biển cả mênh mông chứa đựng bao điều thần kì, thậm chí là những bí mật mà  con người không cách nào khám phá ra, trong đó ẩn số về hải quái là điều gây cho con người sự chú ý nhất. Từ xưa đến nay, những truyền thuyết về những quái vật trong lòng biển khơi chưa bao giờ chấm dứt, rất nhiều những truyền thuyết sau đó đã được chứng minh, từ đó đã viết nên lịch sử của giới sinh vật. Tuy nhiên cũng có nhiều truyền thuyết cho đến nay vẫn còn là bí mật, bí ẩn nhất về loài hải quái là con trăn biển. Ở phương tây, từ thời Hi Lạp cổ đã ghi lại những chuyện có liên quan đến loài trăn biển này. Về sau người ta xếp loài trăn biển này cùng với rồng và coi là loài quái thú, trong rất nhiều tranh ảnh đều vẽ về chúng. Theo như thống kê, trên thế giới những người được tận mặt nhìn thấy trăn biển đã lên với con số hàng vạn người. Năm 1817, một con tàu khi tới mặt biển gần bang Masachuset của Mỹ đã nhìn thấy một con quái vật dài chừng 40 mét. Đầu của nó dài giống đuôi rắn, nhưng lại to như đầu ngựa, thân thể màu tro có một nửa thô ráp như thùng đựng bia. Năm 1959, hai người Anh từng tận mắt nhìn thấy trăn biển, đầu của chúng trông giống như lòai rắn thông thường, ánh mắt toát ra những tia nhìn lạnh lẽo, cái miệng rộng đỏ màu máu giống như chia cái đầu ra làm hai, trông rất đáng sợ. Tuy nhiên cho đến ngày hôm nay người ta chưa từng bắt được một con trăn biển nào hay tử thi của nó, thế nên các nhà khoa học vẫn còn rất nhiều nghi vấn về con vật này. Những tranh luận về lòai hải quái này vẫn chưa ngừng nghỉ, và các loại hải quái khác vẫn không ngừng xuất hiện.
            Thi thể kì quái
            Năm 1997, một tàu đánh cá của Nhật đang đánh cá trên mặt biển phía Nam Thái Bình Dương gần Niu Dilân đã đánh bắt được thi thể của một động vật kì quái. Nó  có một cái cổ dài, nhỏ như đầu rắn, trên thân thể hình quả trám có bốn vây cá hình bầu dục. Chưa một người nào từng nhìn thấy con vật này, chúng trông giống như loài khủng long cổ đại thời nguyên thủy. Thật đáng tiếc, do thuyền trưởng con tàu đã hạ lệnh vứt con vật này xuống dưới biển do không chịu nổi mùi hôi thối bốc ra từ xác của con vật. Chỉ có một thuyền viên chụp được bốn kiểu ảnh, vẽ lại và ghi lại một vài chỉ số để làm bằng chứng. Con quái vật này thân đài đến 10 mét, trọng lượng 2 tấn, không thể là rùa biển hay báo biển, hơn nữa các loại động vật cỡ lớn như cá voi hay cá mập cũng chỉ có một đôi vây. Ngoài ra, cá mập chỉ có phần gan là có mỡ còn con quái vật này dưới lớp da là từng lớp từng lớp mỡ. Thịt cá mập có màu trắng, còn thịt của con quái thú này lại có màu đỏ. Các nhà hải dương học cho rằng có thể nó là động vật biển chưa từng được biết tới.
            Quái thú Nhật Bản
            Năm 1995 ở Nhật Bản lại rộ lên một tin tức liên quan đến quái thú. Một máy thám hiểm đời mới của Nhật trong khi thăm dò nghiên cứu dưới độ sâu hơn 7000 mét ở vịnh biển Tây Thái Bình Dương thì đột nhiên bị một quái vật tóm gọn. Theo như dự đoán, con quái vật này dài chừng 60 mét, cao hơn 50 mét, có một cái mồm to đầy máu và những móng vuốt sắc nhọn. Máy thám hiểm phải chạy hết công suất mới có thể thoát khỏi con vật đó. Con quái vật khổng lồ đó là gì vậy? Thân thể của nó làm thế nào có thể chịu được áp lực nước lớn như vậy? Thức ăn chính của chúng là gì? Hay con quái vật này không tồn tại và máy thám hiểm chỉ bị vướng vào các lớp đá dưới biển? Những lời giải thích về con quái vật này cho đến nay là rất nhiều.
            Bí ẩn vế con quái vật sống hàng nghìn năm dưới hồ Loc-net
            Trong số các truyền thuyết về quái vật được lưu truyền trên khắp thế giới, quái vật dưới đáy hồ Loc – net  được cho là nổi tiếng nhất. Từ thời trung cổ đã bắt đầu có những ghi chép liên quan đến nó. Hơn một nghìn năm sau bí ẩn về con quái vật này vẫn thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, bởi vì từ những báo cáo về việc mục kích thấy con quái vật này thì thấy rằng chúng có những nét quá giống loài khủng long cổ rắn. Những người từng tận mắt nhìn thấy con quái vật này đều miêu tả tương tự nhau. Đó là một con vật xương sống lớn màu tro, hình dáng giống như voi nhưng lại có cái cố dài và cái đầu rắn. Năm 1934, một vị bác sĩ đã chụp được ảnh quái vật, ông cho đăng lên báo và sự kiện này đã gây chấn động cả thế giới. Tấm ảnh này trong một thời gian dài được coi là bằng chứng về sự tồn tại quái vật hồ Loc-net. Gần đây trên phương tiện truyền thông nước Anh đã đăng tin một ông già người Anh có tên Mike Lawton đã phát hiện hóa thạch của loài khủng long cổ rắn sống cách đây 150 triệu năm tại gần hồ Loc-net. Các nhà khoa học thuộc viện bảo tàng Thụy Sĩ đã xác nhận hóa thạch này là đáng tin cậy, hóa thạch đó đúng là của lòai khủng long cổ rắn. Ngay từ kỉ Giu-ra lòai khủng long cổ rắn đã sinh sống và phát triển, hơn nữa, con quái vật hồ Loc-net từng làm đau đầu cho các nhà khoa học có khả năng là hậu duệ của loài khủng long cổ rắn này. Tuy nhiên khi khủng long vì một nguyên nhân nào đó mà bị tuyệt chủng trên toàn thế giới, thì thật khó có thể tin được rằng có một chi của loài khủng long cổ rắn vẫn còn may mắn sống sót. Còn nhà khoa học Porman, người chuyên nghiên cứu về loại này cho biết, quái vật hồ Loc-net thực sự chỉ là con cá trèn dài từ 7 đến 8 mét. Ông nói loài là cá trèn sống ở trong hồ Loc-net này thông thường sống đến năm 10 tuổi thì sẽ bơi ra Đại Tây Dương. Tuy nhiên trong đó cũng có một số con không dám mạo hiểm vượt ra biển khơi mà vẫn lưu lại trong hồ. Loài cá này do không trải qua biến cố gì khi sống trong hồ nên phát triển ngày càng lớn, sau cùng trở thành cái mà người ta gọi là ''thủy quái''. Ngoài ra còn có người cho rằng con thủy quái hồ Loc-net chẳng qua là một khúc cây thông mục mà thôi. Cho đến nay những bí ẩn xung quanh con quái vật này vẫn chưa được giải thích, và nó sẽ vẫn tiếp tục trở thành một bí ẩn của thế giới.

Thủy quái xuất quỷ nhập thần - Yếu Quái Biển Huyền Bí

YÊU QUÁI BIỂN HUYỀN BÍ
So với quái vật ở hồ, có lẽ yêu quái ở biển thần bí hơn một chút. Vì dù thế nào, nước trong hồ có thể hút cạn, còn nước trong bể thì không thể. Dưới đây sẽ kể về đủ các loại yêu quái ở biển.
Bulaien Niutơn trong cuốn sách Quái vật và con người đã mô tả một cách sinh động sự việc tàu ngầm của Đức U28 đã dùng ngư lôi bắn chìm tàu. Ibria của Anh vào năm 1915. Khi tàu Ibiria bị chìm, tàu đã nổ ở dưới nước. Viên chỉ huy tàu ngầm của Đức Gioóc Canten Pluhen Vôn Phôxtơna và các thủy thủ của ông ta đã kinh ngạc nhìn thấy một con quái vật bị tàu nổ hất tung lăn không trung. Những người Đức mục kích sự việc này kể lại chí ít con vật cũng dài 18 mét, trông có vẻ giống một con cá sấu khổng lờ, nhưng chân lại có màng và một cái đuôi nhọn.
Arittot (năm 384 - 322 TCN), trong cuốn sách có tựa đề Lịch sử động vật đã viết: ''ở Lybi cớ rắn rất to, các thủy thủ ở bờ biển nói là họ đã nhìn thấy rất nhiều xương cốt gia súc, theo họ, những gia súc này đã bị rắn ăn thịt. Hơn nữa khi họ tiếp tục hành trình thì những con rắn này đã tấn công họ, chúng leo lên chiếc thuyền ba tầng rồi làm lật thuyền''. Livê (năm 59 - 17 TCN) chép về một con quái vật ở biển. Thậm chí nó đã làm rối loạn quân đoàn La mã không biết sợ hãi trong thời gian chiến tranh Bunô. Cuối cùng, nó đã bị pháo nỏ và máy ném đá hạng nặng bắn tan, những pháo nỏ và máy ném đá này được chính thức giữ lại, dùng để chinh phục các đồn lũy xung quanh thành thị.
Tác giả Lịch sử tự nhiên Pulinni (năm 23 - 79 sau Công nguyên), đã từng nhắc đến việc một đơn vị bộ đội Hy Lạp theo mệnh lệnh của Alếcxanđơ, quốc vương Maxêđoan đi thám hiểm, họ đã bị rất nhiều rắn biển dài đến 9 mét tấn công ở vịnh Pécxích.
Mặc dù những con quái vật có dạng rắn biển này có thể là loài quái vật có hình dạng to lớn, tốc độ rất nhanh và khoẻ mạnh, nhưng so với quái vật trong báo cáo của một người thợ lặn Ôxtrâylia ở Nam Thái Bình Dương thì nó không đáng gì. Đó là vào năm 1953, người thợ lặn Ôxtrâylia đã sử dụng những thiết bị mới nhất lúc đó đang tiến hành phá một kỷ lục lặn. Có một con cá mập dài 4,5 mét bám theo người thợ lặn. Khi con cá mập lượn vòng bơi xuống phía trên anh ta, hình như nó rất hiếu kì và không có ý tấn công. Người thợ lặn đến một bãi đá ngầm thì dừng lại. Phía dưới bãi đá ngầm có một cái rãnh sâu rất lớn, cái rãnh sâu này như dẫn đến một thế giới đen tối chưa biết. Anh ta dự định là không tiếp tục đi xuống nữa, đứng trên bãi đá ngầm quan sát xung quanh. Con cá mập cách anh ta 9 mét, ở độ cao tương đối so với anh ta là 6 mét.
Bỗng nhiên nước biển trở nên lạnh. Con quái vật từ dưới rãnh sâu dưới bãi đá ngầm nhô lên. Anh ta kể, nó là một vật bằng phẳng, màu nâu, to bằng một sân bóng, màu nâu sẫm, hơn nữa nó co lại rất chậm. Nó nổi dần từ bên cạnh anh ta và bãi đá ngầm. Lúc đó anh ta đứng yên không động đậy. Con cá mập cũng không động đậy, có thể vật ấy đã mang theo cái lạnh buốt từ dưới hang sâu lên, cũng có thể vì sợ hãi cực độ (nếu đại não của cá mập có thể thể nghiệm tâm trạng này). Người thợ lặn này sợ đến chết khiếp khi nhìn thấy cái vật giống như tấm chăn khổng lồ sống bắt lấy con cá mập, con cá mập giãy giụa một cách tuyệt vọng, sau đó cùng với con quái vật chìm xuống. Người thợ lặn tiếp tục nhìn theo cho đến khi chúng mất hút trong đêm tối. Nước biển dán dần ấm trở lại. Anh ta ơn trời ơn đất vì đã an toàn trở lại mặt nước.
Vậy quái vật có hình dạng thế nào? Có một thứ lí luận bao dung tất cả hay không? Hoặc giả, có lẽ chúng ta đang tìm kiếm mấy giả thiết riêng biệt để thích hợp với những tình hình mục kích khác nhau? Giải thích đầu tiên và đáng tin cậy nhất là, chúng ta đang chú ý đến những động vật thuộc thời kì tương đối sớm may mắn còn sót lại, hoặc chúng ta đang chú ý đến những biến dị đời sau của các động vật may mắn còn sót lại, chúng theo các quá trình diễn biến khác nhau mà tiến hóa thành. Thế giới này rất lớn, hồ ao, đại dương của nó rất sâu, đủ để dung nạp số lượng lớn những quái vật khổng lồ, thần bí mà con người chưa thấy bao giờ. Lĩnh vực chưa biết vẫn chưa hoàn toàn biến mất, sự hiểu biết của chúng ta về đại dương không bằng sự hiểu biết của chúng ta đối với mặt ngoài sao Hoả.

Thủy quái xuất quỷ nhập thần - Quái Vật Ở Hồ Ken

QUÁI VẬT Ở HỒ KEN
Trên hành tinh mà con người đang sống, có rất nhiều bí mật đang chờ con người khám phá, nhưng trong vô số những điều bí ẩn này, những câu chuyện kì lạ có liên quan đến hồ ao nhiều vô kể. Có lẽ vì thế giới ở đáy hồ trong con mắt của mọi người luôn luôn mang những ý nghĩa thần bí không lường hết được Người ta cảm thấy hứng thú đặc biệt với những hiện tượng kì lạ có liên quan đến hồ ao. Trong lãnh thổ của Liên Xô cũ có một cái hồ tên là hồ Ken đã thu hút mọi người.
Hồ Ken nằm ở miền nam Kazắcxtan. Theo truyền thuyết, ở đây có một loại lạc đà kì lạ sinh sống, trên lưng nó chỉ có một bướu, toàn thân mọc đầy lông trắng, cổ dài, còn có cái đầu giống như rắn. Trong truyền thuyết còn nói là nước hồ có thể chữa được bệnh cho con người.
Liên Xô cũ có một người tên là Annatôli Bêchensky thường đến hồ Ken tiến hành khảo sát, một người chăn cừu đã kể cho anh ta nghe một chuyện như thế này:
Trước đó ít ngày, vào một hôm, người chăn cừu đang thả cừu ở ven hồ Ken. Thấy hai chàng trai chạy đến mép hồ, phấn khởi cởi quần áo, lội xuống hồ tắm. Ai ngờ, khi hai người lội xuống nước được mấy bước bỗng kêu lên thảm thiết, những người chăn cừu nghe tiếng vội quất ngựa chạy đến thì hai chàng trai đã biến mất không thấy bóng dáng đâu nữa. Người chăn cừu nhìn lại, trên mặt hồ như mới có một xoáy nước, cuộn nước ào ào, khiến họ hốt hoảng bỏ chạy.
Người chăn cừu nói đến đây, ngừng lại một chút, rồi lại nói tiếp: ''Anh không biết đấy thôi, cái hồ Ken này thật là thần kì. Sự việc xảy ra về hai chàng trai chưa được mấy ngày thì có một lần tôi lùa đàn cừu xuống hồ uống nước. Khi tôi quay trở lại mới phát hiện thấy thiếu hai con, xem ra trong hồ này thực sự có một con quái vật lớn. Hai con cừu cũng gặp bất hạnh như hai chàng trai''. Annatôli Bêchenxki nghĩ: “Câu chuyện mà người chăn cừu kể tất nhiên không có nghĩa là sự thật. Nhưng anh ta kể có căn cứ, hơn nữa toàn bộ sự việc xảy ra đều do chính anh ta tận mắt nhìn thấy. Như vậy là trong hồ Ken có một con quái vật thật. Vậy thì rốt cuộc con quái vật ấy có hình dạng như thế nào''.
Về sau Annatôli Bêchenxki còn được nghe người dân địa phương kể, trong hồ Ken còn có một hiện tượng đặc biệt kì lạ, bất kể là mùa khô hay mùa mưa, nước trong hồ trước sau vẫn không nhiều không ít, luôn như nhau, đây là chuyện gì vậy?
Năm 1974, Annatôli Bêchenxki lại đến hồ Ken, lần này ông đem theo cậu con trai. Một hôm, ông ta và cậu con trai đem theo súng săn và máy ảnh đi dạo ở ven hồ. Đi mãi đi mãi, ông ta liền đặt súng xuống một gò đất cách mép hồ không xa, định chụp một số cảnh hồ thú vị.
Hai bố con đi đến mép hồ, vừa chụp được mấy kiểu thì bỗng nhiên có một đàn chim rất đông từ ven hồ bay ào lên, rồi lao xuống mặt nước sau đó dùng cánh đập mặt nước liên tục. Một lúc sau chúng hốt hoảng bay vút lên cao, một lúc sau lại lượn vòng không ngớt trên cùng chỗ ban nãy, hình như bị cái gì đó doạ nạt, cũng giống như phát hiện có vật gì đó ở trong nước. Nhưng, họ nhìn mặt hồ không có một động tĩnh gì, mặt nước vẫn lặng như tờ. Hai bố con Annatôli nhìn nhau, cảm thấy rất bối rối khó hiểu, nghĩ bụng. ''Có chuyện gì vậy nhỉ?''
Đúng lúc này, mặt hồ đang phẳng như gương, đột nhiên nổi lên những làn sóng lăn tăn, và bắt đầu dao động. Tiếp đó mặt hồ xuất hiện một dòng chảy, dài khoảng 15 mét, nó uốn lượn xoay tròn, di chuyển chầm chậm, giống như dưới nước đang có một con rắn to lớn đang bơi Annatôli chợt nhớ đến chuyện mà người chăn cừu (kể cho ông ta nghe. Ôi thôi, phải chăng lúc này là lúc quái vật trong hồ xuất hiện. Nghĩ đến đây ông ta chạy như bay đến chỗ đặt khẩu súng săn để lấy súng. Nhưng khi Annatôli lấy được súng quay trở lại thì chỉ thấy dòng nước uốn lượn trong hồ bắt đầu cuộn lên, làm gió nhè nhẹ, thổi lướt trên mặt hồ. Mấy phút sau dòng nước này cũng lặng dần, mặt hồ trở lại yên tĩnh. Annatôli nhìn mặt nước yên ắng, ngẫm nghĩ. Sự việc mà ông ta tận mắt chứng kiến đã chứng minh hồ Ken quả thật là có một loài động vật tồn tại. Có điều nó là con vật gì?
Phải chăng đó là quái vật mà người ta đã đồn đại. Anatoli không biết trả lời như thế nào. Nhưng ông ta biết muốn vạch rõ những điều bí mật này của hồ Ken thì còn phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu.

Thủy quái xuất quỷ nhập thần - Quái Vật Ở Hồ Nixơ Rốt Cuộc Là Con Vật Gì

QUÁI VẬT Ở HỒ NIXƠ RỐT CUỘC LÀ CON VẬT GÌ
Vùng hồ đẹp như tranh
Ở miền bắc Scốtlen, dãy núi Cơlen uốn lượn kéo dài từ tây nam sang đông bắc, trùng trùng điệp điệp, hùng vĩ. Ngọn  núi Nivixơ cao 1.344 mét so với mặt biển, là ngọn núi cao nhất trên bán đản Anh. Từ Nivixơ, trong tiếng Anh có nghĩa là Núi có mây mù trên đỉnh. Trên đỉnh núi tuyết trắng phủ quanh năm, mây mù che khuất, đá núi nhấp nhô, cây cối bạt ngàn, che phủ kín các ngọn núi đứng từ xa trông như biển xanh mênh mông, sang xanh muôn trùng.
Từ núi Nivixơ theo hướng đông bắc đến gần thành phố Invôxơ có một thung lũng lớn Scốtlen nổi tiếng thế giới. Trong thung lũng có một dãy hồ sâu hẹp dài, theo hướng từ tây sang đông là hồ Nixơ, hồ Rôxi, hồ Ôxơ. Ba hồ này vốn thông với nhau, vả lại chỉ có nước hồ Nixơ thông qua con sông Nixơ theo hướng đông bắc đổ ra vịnh biển Mori. Còn hồ Rôxi và Ôxơ thì không thông với biển. Nhưng ba hồ đều nằm trên một tuyến trong thung lũng. Người địa phương ở đây đã lợi dụng đặc điểm này của vị trí địa lí đã đào một con kênh dài 96 cây số gọi là Karitôria, nối liền ba hồ với nhau, thông ra vịnh Rôen của biển Đại Tây Dương và vịnh Môri của Biển Bắc, trở thành tuyến giao thông đường thủy quan trọng miền Bắc Scốtlen. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu quái vật ở hồ Nixơ, nên phải đồng thời giới thiệu quái vật ở hồ Rôxi và quái vật ở hồ Ôxơ, trên thực tế cả ba đều cùng là những bí ẩn.
Trong ba hồ, Nixơ là hồ lớn nhất và sâu nhất, sâu từ 213 đến 293 mét, dài 39 cây số bình quân rộng khoảng 1,6 cây số (chỗ rộng nhất 2,8 cây số). Đây là hồ nước ngọt, quanh năm không đóng băng, là nơi cung cấp nước cho sinh vật. Vì thế tôm cá trong hồ rất nhiều, chim nước từng đàn, môi trường thiên nhiên ưu việt.
Truyền thuyết lịch sử và thăm dò
Từ hơn 1500 năm trước, đã bắt đầu lưu truyền những câu chuyện trong hồ Nixơ có những con quái vật khổng lồ nuốt người và gia súc. Thời xưa có một con số người thậm chí đã quả quyết là đã tận mắt nhìn thấy những con quái vật này. Có người nói nó có cái vòi dài như vòi voi toàn thân mềm nhũn, có người nói nó có cổ dài đầu tròn, có người nói khi nó xuất hiện bọt nước sủi lên tầng tầng lớp lớp, bắn tung toé ra xung quanh, có người nói miệng nó phun ra khói, làm mặt hồ có lúc mù mịt.... mỗi một tin đồn mỗi cách khác nhau, càng đồn càng rộng, càng truyền càng ly kì, khiến người nghe phải sợ hãi.
Năm 1802, có một nông dân tên là Alếchxanđơ Maicơntanna kể, có một lần ông ta làm việc ở ven hồ Nixơ, bỗng nhìn thấy một con quái vật khổng lồ nổi trên mặt nước, dùng cái vây ngắn thô to để khoát nước, hình dạng rất kì dị, hùng hùng hổ hổ rẽ nước bơi về phía anh ta, cách anh ta chừng 45 mét thì anh thết hoảng bỏ chạy.
Mùa thu năm 1880, có một chiếc du thuyền bơi trên hồ. Bỗng, có một con quái vật khổng lồ từ đáy hồ lao lên mặt nước, toàn thân quái vật màu đen, cổ nhỏ dài, đầu hình tam giác, giống như một con rồng lớn ngóc đầu lên bơi trong hồ, làm mặt hồ cuộn lên những đợt sóng lớn, làm chiếc du thuyền bị chìm, toàn bộ du khách chết đuối, tin này truyền đi làm chấn động cả nước Anh.
Cũng năm ấy, một người thợ lặn tên là Đênghen Môxatanca lặn xuống đáy hồ Nixơ để kiểm tra xác chiếc tàu bị nạn. Anh ta lặn xuống đáy hồ không lâu, liền phát tín hiệu khẩn cấp, mọi người vội vàng kéo anh từ đáy hồ lên bờ, mặt anh ta trắng bệch, toàn thân run rẩy, không nói được câu nào. Sau mấy ngày nghỉ ngơi chạy chữa anh ta mới kể lại chuyện anh ta gặp phải ở đáy hồ. Khi anh ta đang kiểm tra xác tàu, thì chợt phát hiện thấy một con thú lớn ẩn ở bên cạnh một khối đá dưới đáy hồ, nhìn xa xa, con thú giống như một con ếch khổng lồ, hình dạng cổ quái kì dị rất đáng sợ làm anh ta sợ hãi suýt ngất.
Sóng gió lại nổi lên
Năm 1933 Báo người đưa tin... lần đầu tiên đưa tin về những điều mắt thấy tai nghe của hai vợ chồng GionMaike với đầu đề nổi bật, nói rằng hai vợ chồng họ đã tận mắt nhìn thấy một con thú khổng lồ đùa giỡn nước trong hồ. Bài viết đã làm mọi người hứng thú.
Gần như đồng thời với việc hai vợ chồng Mai ke, bác sĩ thú y Gơrantơ và một số công nhân sửa đường ở ven hồ cũng nói là họ đã nhìn thấy quái vật này. Theo Gơrantơ nhớ lại, có một lần ông ta đi qua bờ hồ Ni xơ, bỗng nghe thấy nước hồ ào ào, nhìn ra thì là một con quái vật đang bơi trên mặt hồ, nó có sống lưng rất to, như một con voi, còn có một cái cổ nhỏ dài, lại giống như khủng long, da thô xù xì có nếp gập.
Nước Anh đã từng tổ chức Hiệp hội điều tra hiện tượng hồ Nixơ treo giải thưởng 1 triệu bảng Anh cho ai bắt được quái vật này, dù là sống hay chết cũng đều được thưởng. Rất nhiều người ào ào kéo đến bờ hồ Ni xơ thử vận may, ngày đêm tìm kiếm, hy vọng may mắn bắt được quái vật. Nhưng quái vật hình như cố ý đùa giỡn với họ, trong một thời gian dài vắng bặt tăm hơi, không xuất lộ trên mặt hồ nữa. Những người muốn bắt quái vật để được thưởng, không những không bắt được quái vật mà đến cái bóng của nó cũng chẳng thấy, đành phải thất vọng rời khỏi hồ Nixơ.
Ở nước Anh có một thiếu tá hải quân tên là Cơnđơ đã đi phỏng vấn 50 người từng tận mắt nhìn thấy quái vật, tổng hợp các tài liệu rồi nghiên cứu và suy luận. Lần đầu tiên ông ta đã giới thiệu một cách tương đối có hệ thống về hình dạng đại thể của quái vật: nó có thân dài khoảng 15 mét, cổ dài khoảng 1,2 mét, trên lưng có vài cái gai giống u lạc đà màu da xám đen, giống loài khủng long....
Đây là giả thiết và suy đoán của thiếu tá Cơnđơ nên không chân thực, đáng tin. Rốt cuộc nó là con vật như thế nào? Chẳng ai có thể nói được rõ ràng chính xác.
Tấm ảnh dưới nước
Một tổ nghiên cứu của Viện khoa học ứng dụng chuyên gia Renxơ dẫn đầu, khi tiến hành thám hiểm ở hồ Nixơ, đã sử dụng máy chụp ảnh dưới nước chụp được một cái chân vây lớn. Ngày 19 tháng 6 năm 1975, một chiếc máy ảnh chụp dưới nước được lắp đặt trong hồ Nixơ đã chụp được mấy trăm bức ảnh, nhưng chẳng nhìn thấy gì. Khoảng 9 giờ 45 phút chiều hôm ấy có một động vật tiếp cận máy ảnh đặt dưới nước, rồi biến đi rất nhanh, nên chỉ chụp được một tấm ảnh ở bộ phận cực nhỏ của con vật, không nhìn được nó là gì? Khoảng một giờ sau, con vật này lại xuất hiện, có thể do đèn flash loé sáng nhanh hoặc chậm vài giây, nên trên ảnh chỉ nhìn thấy một mảng da xù xì có các chấm màu vàng, không thể chứng minh được con vật  ấy rốt cuộc là con gì. Cho đến 4 giờ 32 phút sáng sớm hôm sau, đèn flash đã kịp thời bật sáng, máy ảnh mới chụp được một cảnh quý, trên tấm ảnh hiện ra hình dáng của một con quái vật sống (thân và đầu), thân hình thoi, một cái cổ nhỏ dài, vươn cong hình cung, một phần của cái cổ do bóng đen nên không nhìn rõ, cuối cùng chỉ là một cái chấm, chứng tỏ con quái vật đã hiếu kì chuyển hướng đầu về phía máy ảnh, hai chân vây ở thân vươn ra, xem ra giống như con quái vật hốt hoảng lao đến máy ảnh. Theo dự đoán con quái vật dài khoảng 6,5 mét. Không lâu sau đó con quái vật tiến công lao vào máy ảnh, kết quả làm cho máy ảnh bị đổ. Có một số học giả căn cứ vào tấm ảnh chụp dưới nước này để chứng minh là trong hồ Nixơ thực sự có quái vật tồn tại.
Nhưng có một số nhà khoa học đã phủ định những tấm ảnh này, cho rằng Renxơ và một số người đã đọc sai tấm ảnh, thậm chí có một số học giả cho rằng cái gọi là tấm ảnh chụp dưới nước chỉ là một trò bịp.
Renxơ cùng một số người đã lắp đặt máy định vị bằng sóng âm, cố dùng máy theo dõi tiếng động của nó để đo quái vật. Năm 1976, trong một lần tiến hành thăm dò bằng máy định vị bằng sóng âm đã phát hiện được một vật thể ở đáy hồ sâu. Theo chuyên gia máy định vị Côlain nói: thì vật này có hình dạng của một thi thể, có một vật lồi lên như cái cổ. Rốt cuộc thì đây là vật thể gì. Là vật trầm tích hay là thi thể của quái vật? Khó có thể khẳng định.
Renxơ và học giả người Anh Scatô đã đặt cho quái vật hồ Nixơ là Lăng Kì Long Nixơ. (Rồng vây hình thoi Nixơ). Nhưng rất nhiều học giả có thái độ nghi ngờ và phủ định nhận định này, cho rằng nhận định này còn thiếu những chứng cứ đầy đủ, khó làm cho người ta tin.
Hoài nghi và phủ định
Từ xưa đến nay, có không ít học giả luôn có thái độ hoài nghi thậm chí hoàn toàn phủ định bí mật của quái vật Nixơ. Họ cho rằng, hồ Nixơ hoàn toàn không có quái vật gì cả mà là một hiện tượng khúc xạ ánh sáng tạo nên cảm giác sai cho con người.
Có người thì cho rằng rất có thể dưới đáy hồ Nixơ có một số đá bùn vữa có sức nổ, loại đá bùn vữa này sẽ nổi lên trên mặt nước trong một điều kiện nhất định nào đó rồi trôi nổi theo sóng. Khi người ta đứng trên bờ hồ, nhìn từ xa, do sai lầm của thị giác thường coi khối bùn vữa có hình dáng kì.
Ngày 5 tháng 8 năm 1982, tạp chí Nhà khoa học mới của Anh đã công bố một bài viết có tựa đề Vạch rõ điều bí mật về quái vật ở hồ Nixơ của một kĩ sư điện tử về hưu tên là Rôbôtô Cơlâygơ. Ông cho rằng, cái gọi là quái vật hồ Nixơ hoàn toàn không phải là động vật thời tiền sử thần bí gì đó, mà là thân cây xích tùng thông cổ trôi nổi trên mặt hồ. Thân cây xích tùng cổ này từ sau thời kì băng hà kết thúc đã chìm xuống đáy hồ, một số bị bùn đất vùi lấp. Dưới đáy hồ Nixơ sâu 250 mét, mỗi centimét vuông phải chịu một áp lực 25 kilôgam. Áp lực lớn làm cho vỏ cây, gỗ mềm của thân cây tạo nên một tầng bị ép rất chặt. Do loài cây này có nhựa thông, vì thế đã hình thành một lớp vỏ ngoài chắc chắn rất giống lốp cao su, chống nước, chống mục. Toàn bộ thân cây hình thành một vật hình viên nang, bị áp lực 25 kilôgam trên một centimét vuông ép chặt lại với nhau, trong thân cây hình viên nang hình thành một số chất khí, do tác dụng phản áp lực của nước bên ngoài thân cây, áp lực của những chất khí này đạt tới mức độ tương đối lớn. Những khí thể này nở to hơn sẽ làm cho nhựa thông và hắc ín đẩy áp lực ra bên ngoài. Vậy là những chất nhựa thông, hắc ín sẽ tạo nên một số chỗ lồi ra bên ngoài thân cây, những chỗ lồi ấy chứa đầy bọt khí nhỏ, tức thì thân cây có sức nổi, từ đó đã làm cho thân cây xích tùng bị chìm lâu ngày dưới đáy hồ nổi lên mặt nước. Thân cây nổi lên có hình thoi, hơn nữa còn kèm theo rất nhiều bọt, cho nên trông giống như lớp da của một số động vật thủy sinh mềm nhẵn bóng. Sau khi sức nổi trong những chỗ lồi của thân cây tiêu hao hết, nó lại lặng lẽ chìm xuống đáy hồ. Hiện tượng lúc chìm lúc nổi của thân cây này cũng như hình thể của nó đã làm cho những người đứng trên bờ hồ nhìn                                                                ra xa sẽ nhận lầm là quái vật. Thực ra, cái gọi là quái vật chính là thân cây xích tùng cổ lúc chìm lúc nổi.
Còn chờ đi sâu nghiên cứu
Năm 1969, có người còn nói là trong hồ Môra ở gần hồ Nixơ cũng nhìn thấy một con quái vật dài khoảng 15 mét. Hồ Môra là một hồ hoàn toàn không thông với biển, sâu khoảng 3.10 mét. Vậy thì con quái vật ở hồ Nixơ và hồ Môra gần đó có phải là cùng một loài quái vật hay không? Đây lại là một dấu hỏi.
Vào một buổi bình minh ngày 23 tháng 6 năm 1978. Raitơ câu cá ở hồ Nixơ, tận mắt nhìn thấy quái vật. Raitơ nói: Khi nó nhô lên trên mặt nước cách chỗ tôi chỉ có khoảng 27 mét, tôi đã sợ hãi nhảy dựng lên. Ông ta còn nói, thân thể của con quái vật này màu đen, giống như một con thuyền nhỏ bị lật úp, cổ của nó dài ít nhất là 4 mét, đầu nó to bằng quả bóng đá. Tin này đã làm xôn xao toàn thế giới, phóng viên nhà thám hiểm, nhà du lịch và nhà khoa học của rất nhiều nước đã vượt hàng nghìn dặm lũ lượt kéo đến bờ hồ Nixơ đều hy vọng tận mắt nhìn thấy con quái vật này, nhưng chẳng ai nhìn thấy tăm hơi nó. Mọi người đành thất vọng trở về.
Về sau, lại có một học giả Mĩ, Hội trưởng Hội động vật ẩn của Mĩ Bêgiô muốn thử được chứng kiến sự tồn tại của con quái vật hồ Nixơ đã tuyên bố ông ta đã phát hiện quái vật ở hồ Nixơ. Liệu tin này có đáng tin cậy hay không? Còn phải đợi chứng minh, khó mà kết luận. Thực ra, từ xưa đến nay, tuy có rất nhiều người nói rằng họ đã tận mắt nhìn thấy con quái vật này, nhưng đều chỉ có thể kể sơ lược một bộ phận nào đó nổi trên mặt nước của con quái vật. Không thể kể hình dáng toàn thân của quái vật, vì chẳng có ai nhìn thấy con quái vật một cách hoàn chỉnh.
Gần một hai chục năm nay, có những người thợ lặn đã lặn xuống dưới đáy hồ Nixơ, nhưng vì đáy hồ quá đục, dưới đó rất khó phân biệt rõ ràng; có người đã dùng tàu ngầm, nhưng cũng chẳng có thu hoạch gì. Có người sử dụng máy ảnh tự động, nhưng cũng vô ích không kết quả, có người đã dùng cá heo để giúp tìm kiếm, vì cá heo có một hệ thống định vị bằng âm thanh rất nhạy cảm, dù là ban ngày hay ban đêm, cá heo đều có thể phân biệt không sai sót những động vật sống trong nước trong phạm vi 3000 mét. Nhưng do hồ Nixơ là hồ nước ngọt, cá heo không quen sống trong môi trường nước ngọt, vì thế dù cá heo là động vật tinh nhanh, thông minh nhất trong các động vật biển, nhưng cũng bất lực trong việc tìm kiếm quái vật hồ Nixơ.
Các nhà khoa học trên toàn thế giới tin chắc rằng trong hồ Nixơ thực sự có một loài động vật mà con người chưa phát hiện ra đang tồn tại. Họ cho rằng, mấy trăm triệu năm trước, vùng hồ Nixơ vốn là một vùng biển cả mênh mông, về sau do sự vận động liên tục của vỏ Trái đất, đã trải qua nhiều lần biến thiên lục địa và biển, mới biến thành diện mạo ngày nay. Vì thế rất có thể có một loài động vật viễn cổ mà con người vẫn chưa biết. Loài bò sát biển độc đáo đến nay vẫn còn sinh sống trong hồ Nixơ. Đây chỉ là một giả thiết và suy đoán, còn cần phải có những chứng cứ vật thật đầy đủ, mới có thể chứng minh được. Vấn đề còn chờ các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét