Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 2

-Thế nào là định hướng XHCN!?

------------------------------------------ 

(ĐC sưu tầm trên NET)

Thị trường truyền hình trả tiền: Cá bé đua nhau "tố" cá lớn

Các đài truyền hình cáp địa phương đồng loạt bức xúc, "tố" các ông lớn như SCTV, Viettel dùng nhiều "chiêu trò" cạnh tranh không lành mạnh, nhất là chạy đua về giá cước để "bóp chết" các đối thủ nhỏ hơn.

Thị trường truyền hình trả tiền: Cá bé đua nhau tố cá lớn
Phát biểu tại Hội thảo "Vấn đề xây dựng đơn giá thuê bao truyền hình trả tiền" do Hiệp hội Truyền hình trả tiền (VNPayTV) tổ chức sáng 17/6, ông Hà Văn Dũng, Giám đốc Truyền hình cáp Nghệ An khẳng định, chiến lược kinh doanh của Viettel đang là vấn đề rất "nóng" hiện nay. "Do thị trường đang thiếu một quy chuẩn về giá nên Viettel cạnh tranh về giá không theo một cơ sở nào, khiến cho chúng tôi không biết đường nào mà lần", ông Dũng than thở. 
Lấy thí dụ ngay tại TP Vinh, ông Dũng cho biết các tờ rơi quảng cáo do Viettel phát ra toàn đề cập đến gói "3 trong 1", bao gồm cả Internet lẫn truyền hình trả tiền. Giá cước của truyền hình trả tiền cụ thể là bao nhiêu hoàn toàn không được nhắc đến. Thậm chí ở nhiều nơi, Viettel còn tặng không dịch vụ cho khách hàng, không thu phí. "Viettel đang lấy nền tảng Internet để cạnh tranh chứ không phải cạnh tranh bằng chính dịch vụ truyền hình trả tiền. Do vậy, tôi kiến nghị Hiệp hội cần yêu cầu Viettel dừng ngay việc bù chéo dịch vụ, trước mắt khi cơ quan quản lý chưa vào cuộc. Nếu không, chỉ 5 năm nữa thôi, các đơn vị truyền hình trả tiền địa phương như chúng tôi sẽ chết hết", vị đại diện Truyền hình cáp Nghệ An gay gắt. 
Đồng quan điểm, đại diện Công ty Truyền hình cáp Thái Bình mô tả thị trường truyền hình cáp hiện nay là "tình trạng cá lớn nuốt cá bé", khi từ Nghệ An trở ra Bắc, mỗi đơn vị cung cấp truyền hình cáp analog lại đưa ra một mức giá khác nhau.  Ngay trong một tỉnh, giữa các địa bàn khác nhau cũng có mức giá khác nhau, đôi khi chênh nhau tới 50%. Chẳng hạn như tại Quảng Ninh có giá cước 66.000 đồng, nhưng ở  Cẩm Phả - do chưa có nhiều áp lực cạnh tranh, giá cước lại vọt lên 88.000 đồng. 
Ngược lại, ở Hòn Gai lại chỉ có 50.000 đồng. Ông lớn SCTV khi Bắc tiến thu phí ở các thành phố lớn 100.000 đồng/tháng nhưng ở tỉnh thì chỉ áp dụng mức 50.000 đồng, về huyện thậm chí chỉ còn hơn 30.000 đồng, buộc các đài đang áp dụng mức giá hơn 100.000 đồng/tháng phải hạ giá theo. "Chính sách giá này khiến cho các doanh nghiệp bé rất thua thiệt, đuối sức. Các ông lớn có rất nhiều chiêu trò khác ngoài giá, nên sự can thiệp của cơ quan quản lý là rất cần thiết để đảm bảo cho thị trường cạnh tranh lành mạnh". 
Không kém phần bức xúc, ông Lê Văn Minh, Giám đốc Công ty Truyền hình cáp Hải Dương cho biết, cả ba ông lớn SCTV, Viettel và FPT đều có hành vi cạnh tranh mang tính chèn ép trên địa bàn. Mức cước mà Truyền hình cáp Hải Dương đang cung cấp cho người dùng là 55.000 đồng/tháng, nhưng SCTV ồ ạt tung ra dịch vụ chỉ với 33.000 đồng/tháng để thu hút khách hàng. Tương tự, Viettel chỉ bắt người dùng trả tiền cước sử dụng dịch vụ Internet, còn truyền hình số và analog thì được... tặng, nơi miễn phí cả năm, chỗ miễn phí 6 tháng. Điều đáng nói, theo ông Minh, là SCTV hiện đang là Phó Chủ tịch Hiệp hội, "đã không bảo vệ mà còn đè bẹp anh em thành viên".
Riêng đại diện Truyền hình cáp Hải Phòng, ông Đỗ An Thắng còn cho biết, đơn vị này đã gửi văn bản lên Bộ TT&TT và Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương), tố Viettel vi phạm quy định về giấy phép, cạnh tranh không lành mạnh. "“Dù không được phép cung cấp dịch vụ Analog nhưng để giành khách hàng, Viettel đã triển khai lắp đặt, cung cấp dịch vụ truyền hình cáp công nghệ tương tự khi chưa được phép”, ông Thắng giải thích.
Vẫn loay hoay chuyện "giá sàn"
Hầu hết các ý kiến tại hội thảo vẫn mong muốn có được một mức giá sàn cho dịch vụ Truyền hình trả tiền để đối phó với tình trạng mà họ cho là "bán phá giá" của một số doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương) một lần nữa khẳng định, truyền hình trả tiền không nằm trong danh mục dịch vụ mà Nhà nước phải quản lý giá, do đó, giá cước vẫn phải tuân theo cơ chế thị trường. Dù vậy, Luật Cạnh tranh đã quy định rõ, doanh nghiệp không được phép cung cấp dịch vụ dưới giá thành. Vì vậy, một hướng giải quyết là Hiệp hội có thể yêu cầu các doanh nghiệp thành viên phải niêm yết, công bố giá thành một cách công khai để có cơ sở cho lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra. 
Tỏ ra trung dung hơn so với các đồng nghiệp địa phương, ông Trần Văn Úy, Tổng giám đốc SCTV thừa nhận rằng, việc các doanh nghiệp truyền hình trả tiền kiến nghị Bộ TT&TT ban hành giá sàn là "không phù hợp" và việc duy nhất khả thi là phát hiện doanh nghiệp nào đó bán dưới giá thành, vi phạm Luật cạnh tranh mà thôi. "Người dân thì chỉ muốn rẻ, càng miễn phí nhiều càng tốt. Doanh nghiệp thì muốn lợi nhuận. Ta cần tìm cách cân đối, hài hòa giữa các nhu cầu đó như thế nào", ông Úy nêu quan điểm. 
Nên chăng, theo đại diện SCTV, nên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp giá vốn để khi một doanh nghiệp bán dưới giá vốn, Cục Quản lý Cạnh tranh có thể vào cuộc được. Hoặc nếu một doanh nghiệp công bố giá vốn quá thấp đến bất thường, Hiệp hội có thể kiểm tra, xác minh, yêu cầu doanh nghiệp đó chứng minh. 
Thế nhưng có mặt tại Hội thảo, đại diện Cục Quản lý Cạnh tranh lại nói rằng, việc chứng minh được giá dịch vụ thấp hơn giá thành là một quá trình "rất phức tạp, rất khó" và khuyến nghị các doanh nghiệp truyền hình trả tiền chuyển hướng sang công khai chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng... để tăng sức cạnh tranh.
Băn khoăn trước ý kiến này, ông Vũ Văn Hiến, Chủ tịch VNPayTV hy vọng mình "chỉ nghe nhầm". "Đành rằng khó, nhưng không thể không làm. Nếu khó mà bỏ luôn thì rất gay, vì doanh nghiệp còn biết trông cậy vào đâu cho tính pháp lý của hoạt động trên thị trường?". 
Ông Hiến cam kết, Hiệp hội sẽ tích cực giúp đỡ cơ quan quản lý tính được đầu vào của truyền hình trả tiền để làm sở cứ cho việc thanh tra, kiểm tra. Tuy vậy, ông vẫn kêu gọi các doanh nghiệp truyền hình trả tiền "ngừng triệt tiêu nhau bằng giá" vì không thể triệt tiêu nhau mãi được nếu muốn kinh doanh còn có lãi. "Xét về lâu dài và tổng thể thì người dùng cũng thiệt hại, vì sau một thời gian, doanh nghiệp nhỏ chết hết, thị trường sẽ quay trở lại tình trạng độc quyền".
Theo Vietnamnet

Ổ cờ bạc "khủng" núp bóng công ty game

Dân trí Xương thuê mặt bằng để mở Công ty TNHH Game Center Đại Hoàng Kim, nhưng thực chất là để hoạt động cờ bạc trá hình, thu lợi bất chính hàng chục triệu đồng mỗi ngày.

Ngày 17/6, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) – Công an TPHCM cho biết đã bàn giao 34 đối tượng cùng tang vật có liên quan đến tổ chức cờ bạc núp bóng công ty game mà đơn vị này vừa triệt phá cho công an quận 5 để điều tra theo thẩm quyền.
Huỳnh Vĩnh Xương tại cơ quan công an
Huỳnh Vĩnh Xương tại cơ quan công an
Trước đó vào lúc 15h15 ngày 16/6, Phòng PC45 phối hợp cùng Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) - Công an TPHCM và Công an quận 5 bất ngờ ập vào kiểm tra hành chính Công ty TNHH Game Center Đại Hoàng Kim (số 46 – 48 đường Trần Hưng Đạo, phường 7, quận 5) và phát hiện hàng chục người đang chơi cờ bạc dưới hình thức máy bắn cá, máy đặt thú.
Công an tiến hành lập biên bản tạm giữ đối với 34 đối tượng, đồng thời thu giữ tang vật là hơn 485 triệu đồng, 200 USD, 34 thẻ từ, 8 máy bắn cá, 2 máy đặt thú, 1 máy tài – xỉu...
Theo cơ quan công an, Công ty TNHH Game Center Đại Hoàng Kim do đối tượng Huỳnh Vĩnh Xương (26 tuổi, ngụ quận 11) đứng ra điều hành. Xương thuê đối tượng Huỳnh Văn Thanh Xuân làm nhiệm vụ bán thẻ từ và thuê Đỗ Thị Kim Ngọc làm phục vụ, đổi tiền thắng – thua cho các con bạc.
Để phục vụ con bạc, Xương bố trí 8 máy bắn cá, 2 máy đặt thú, 1 máy tài – xỉu hoạt động liên tục từ 8h sáng đến 23h đêm.
Theo quy định, khi các con bạc vào đây chơi sẽ gặp Xuân đặt cọc 50 ngàn đồng để mua thẻ từ, rồi tiếp tục mua điểm nạp vào thẻ theo giá quy đổi 100 ngàn đồng tương đương 50 điểm.
Khi kết thúc chơi, nếu thẻ từ của con bạc còn dư điểm thì mang đến gặp nhân viên Ngọc để kiểm tra và đổi ngược ra tiền mặt.
Công an xác định, từ hoạt động cờ bạc này, mỗi ngày Xương thu lợi bất chính từ 20 -30 triệu đồng.
Tang vật mà công an thu giữ
Tang vật mà công an thu giữ
Đáng nói Xương còn mở thêm một số điểm cờ bạc dưới dạng máy bắn cá, máy đặt thú... tại địa bàn quận 11 và thuê người khác đứng tên.
Hiện công an đang mở rộng điều tra.
Đình Thảo

Vụ hai vợ chồng ôm mìn tự sát: Do vỡ nợ!

Dân trí Vụ việc hai vợ chồng anh Trung ôm mìn tự sát và cùng tử vong gây chấn động dư luận tại Nghệ An. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, do vỡ nợ số tiền lớn, vợ chồng anh Trung cùng quẫn dẫn đến hành động tiêu cực.

Hiện trường vụ việc vào sáng ngày 15/6/2015.

Hiện trường vụ việc vào sáng ngày 15/6/2015.
Như Dân trí đã thông tin, vào khoảng 10h sáng ngày 15/6, tại thị trấn Con Cuông (huyện Con Cuông, Nghệ An) đã xảy ra một vụ nổ mìn tự sát. Nạn nhân được xác định là anh Lương Văn Trung (SN 1975) và vợ là chị Nguyễn Thị Hợi (SN 1983) cùng trú tại khối 3, thị trấn Con Cuông. Nhiều người chứng kiến hiện trường sau vụ nổ vẫn chưa kết kinh hãi bởi sức công phá của quả mìn lên hai cơ thể người. Cơ quan chức năng và gia đình đã phải rất vất vả gom thi thể của vợ chồng anh Trung để tổ chức khâm liệm, mai táng.
“Trước khi sự việc xảy ra, chúng tôi thấy vợ chồng chú Trung chở nhau vào quán nước. Sau đó còn thấy chú Trung gửi xe máy ở quán, hai vợ chồng dẫn nhau vào khu vực dự án đang làm dở. Chúng tôi nghĩ chỗ này đông người, hai vợ chồng có chuyện riêng không tiện nói nên cũng không để ý. Đến khi nghe thấy tiếng nổ, mọi người chạy đến. Kinh hoàng quá. Việc gì cũng có cách giải quyết, sao lại phải chọn cách chết một cách đau đớn như vậy? Người ra đi thì dễ, chỉ tội hai đứa con nhỏ”, một người dân kể trong nỗi bàng hoàng khi tận mắt thấy hiện trường vụ việc.
Sau cái chết nghiệt ngã của hai vợ chồng anh Trung, đã có nhiều lời đồn đại liên quan đến nguyên nhân dẫn đến sự việc. Có dư luận cho rằng đây là một vụ ghen tuông. Tuy nhiên, phần lớn những người quan tâm đến sự việc thì cho rằng anh Trung dính vào lô đề dẫn đến nợ nần, không có khả năng trả nên cùng vợ tự sát.
Con nhỏ của vợ chồng anh Trung bên thi hài bố mẹ.
Con nhỏ của vợ chồng anh Trung bên thi hài bố mẹ.
Một số người khác lại cho rằng chị Hợi vay nợ một số tiền rất lớn với lãi suất lên tới 10%/tháng. Khi số tiền gốc và lãi quá lớn, không có khả năng trả, bị chủ nợ thúc ép, chị đã nghĩ đến phương án tự kết liễu cuộc đời để trốn nợ. Biết được ý định của vợ, anh Trung cũng chọn phương án này vì không còn cách nào để giúp vợ trả một số nợ “khổng lồ” như thế.
Vợ chồng anh Trung, chị Hợi có 2 con, cháu đầu 11 tuổi, cháu thứ 2 năm nay 8 tuổi. Anh Trung làm nghề lái xe, chị Hơi làm thợ may nên cuộc sống cũng không quá khó khăn. Hàng xóm đánh giá gia đình anh Trung khá đầm ấm, ít khi xảy ra cãi vã, biết cư xử và không bao giờ làm mất lòng hàng xóm. Tuy nhiên, thời gian gần đây chị Hợi có vẻ buồn chán, lo lắng. Mấy ngày trước khi sự việc xảy ra, người ta thấy hai vợ chồng đưa hai con về nhà ngoại gửi.
Trong một lúc mất cả hai con, ông Lương Văn Q. – bố anh Trung chết lặng. Nén nỗi đau, ông gắng gượng vực mình dậy, đứng ra tổ chức tang lễ cho các con. Sau khi những phần thi thể của vợ chồng anh Trung được gom lại, khâm liệm để chuẩn bị chôn cất, hai cháu bé cũng được đón về để chịu tang bố mẹ. Chúng quá nhỏ để hiểu rằng bố mẹ đã phải chọn cái chết đau đớn như thế. Nhìn hai trẻ nhỏ cúi đầu trước bàn thờ để cảm ơn những người đến thắp hương cho bố mẹ, nhiều người không khỏi xót xa.
Người dân vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi vụ nổ mìn tự sát xảy ra.

Người dân vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi vụ nổ mìn tự sát xảy ra.
Sáng ngày 16/6, thi thể chị Nguyễn Thị Hợi đã được đưa đi an táng tại nghĩa trang của xã. Do phong tục địa phương, đến chiều tối cùng ngày, anh Trung mới được mang đi chôn cất. Nguyên nhân dẫn đến việc vợ chồng anh Trung chọn cách kết thúc cuộc sống của mình một cách bi thảm như vậy vẫn đang là một ẩn số. Nhưng nỗi đau mà họ để lại cho những người thân, cho hai con thơ không gì có thể bù đắp được.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hà Huy Dương – Trưởng Công an thị trấn Con Cuông cho biết: “Trước cái chết của vợ chồng anh Trung, có nhiều lời đồn đoán về nguyên nhân. Chúng tôi không loại trừ khả năng nào. Trong quá trình sinh sống tại địa phương, anh Trung luôn chấp hành tốt chủ trương của địa phương, chưa từng vi phạm pháp luật, cũng không nghe thông tin anh này chơi lô đề. Bởi vậy, khả năng anh Trung chơi lô đề bị vỡ nợ, theo tôi, rất khó xảy ra. Còn thông tin trước khi sự việc xảy ra có một nhóm đối tượng đến nhà anh Trung, chị Hợi gây áp lực buộc hai vợ chồng phải trả nợ thì Công an thị trấn chưa nhận được thông tin”.
Thi thể chị Hợi đã được đưa đi an táng vào sáng ngày 16/6.
Thi thể chị Hợi đã được đưa đi an táng vào sáng ngày 16/6.
Sau khi hoàn tất công tác khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, Công an tỉnh Nghệ An đã bàn giao hồ sơ vụ việc cho Công an huyện Con Cuông. Đại tá Nguyễn Đăng Việt – Phó trưởng Công an huyện Con Cuông cho biết, đây là một vụ tự sát bằng mìn nên cơ quan điều tra không khởi tố vụ án. “Về nguyên nhân dẫn đến tự sát, bước đầu xác định là do vỡ nợ. Tuy nhiên, vỡ nợ bao nhiêu tiền, vì sao lại vỡ nợ… thì chưa xác định được”, Đại tá Việt thông tin.
Hoàng Lam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét