Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

DÂN CHỦ QUÁ TRỚN

-Đâu phải là đại chúng (dân)!!!
-Đó mà gọi là bất bạo động à?
-Dân chủ quá trớn là một biểu hiện của tư duy mù quáng. Bởi thực ra đó là phản dân chủ chứ không phải dân chủ và tất yếu dẫn đến một xã hội độc đoán khác.
-Phá hoại xã hội hay xây dựng xã hội?
-Khùng, anh hùng hay ''rỗi hơi'' !?
-Đáng thương và cả đáng ghét!
-''Bề trên'' có sai trong chính sách dẫn đến một số trí thức bất mãn mà thôi, nhưng ''đám có học bên dưới'' đã hành động quá lố! Tại bóng ma Hồng Vệ Binh chăng!?
-Lão Tử nói: ''Chính trị của thánh nhân là làm cho dân có lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu (không ham muốn, không tranh giành), xương cốt thì mạnh. Khiến cho dân không biết, không muốn, mà bọn trí xảo không dám hành động'', ''Thời xưa, người khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh cơ xảo, mà làm cho dân đôn hậu chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu''
-Ý chí chính quyền của một ''khối chắp vá cơ học'' thành cường quốc (?) đang trên đà bành trướng để sống còn một cách vị kỷ: không được ''ủy mị''!











------------------------------------------------------------


(ĐC sưu tầm trên NET)

                                    

Thứ tư, 1/10/2014 | 11:11 GMT+7

Biểu tình ở Hong Kong nhìn từ trên không

Cuộc biểu tình ở Hong Kong được ghi lại bởi một máy bay không người lái có gắn máy quay, cho thấy hàng chục nghìn người phủ kín các phố trung tâm.
    Theo Storyful, video được chủ nhân tài khoản mạng xã hội Nero Chan thực hiện từ máy bay không người lái hôm 29/9, khi hàng nghìn người đổ ra các con phố ở Hong Kong để biểu tình. Họ yêu cầu cải cách bộ máy lập pháp địa phương và phản đối việc Bắc Kinh ra các quy định mới về cuộc bầu cử người đứng đầu chính quyền đặc khu dự kiến diễn ra năm 2017.
    Những người biểu tình còn yêu cầu Trưởng đặc khu Hong Kong Leung Chun-ying từ chức sau khi ông này gọi Occupy Central, một trong những nhóm tổ chức biểu tình đường phố, là "phi pháp".
    Số cuộc tuần hành đã tăng thêm kể từ sau khi cảnh sát chống bạo động sử dụng hơi cay để trấn áp hôm 28/9. Căng thẳng trong những ngày sau đó giảm bớt khi lực lượng an ninh không còn hiện diện nhiều như trước.
    Như Tâm (Video: Youtube)

    Thủ lĩnh biểu tình 17 tuổi ở Hồng Kông là ai?

    (TNO) Joshua Wong, 17 tuổi, là một trong những nhà hoạt động chính trị dữ dội nhất tại Hồng Kông, người từng bị truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi là “phần tử quá khích”.


    Hãng tin CNN đăng tải chân dung Joshua Wong, người phát động phong trào kêu gọi sinh viên Hồng Kông bãi khóa biểu tình đòi dân chủ
    >> Trung Quốc phản đối thế lực nước ngoài ủng hộ biểu tình ở Hồng Kông
    >> Cảnh sát chống bạo động rút khỏi khu vực biểu tình ở Hồng Kông
    >> Người biểu tình ở Hồng Kông bất chấp hơi cay và dùi cui
    >> Thủ lĩnh phe biểu tình ở Hồng Kông kêu gọi rút lui
    >> Hồng Kông thả thủ lĩnh biểu tình 17 tuổi

    Thành lập phong trào đòi dân chủ của giới trẻ
    Trong vòng 2 năm qua, Joshua Wong (tên theo phiên âm Hán-Việt là Hoàng Chi Phong), một thiếu niên gầy gò và đeo kiếng cận, đã thành lập được một phong trào đòi dân chủ của giới trẻ tại Hồng Kông, theo CNN.
    Một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc từng nhận xét phong trào này lớn mạnh ngang ngửa với các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn cách đây 25 năm về trước.
    Và mục tiêu của Joshua Wong là nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc cho Hồng Kông được tự bầu chọn lãnh đạo của mình, CNN cho biết.
    Khi trao trả Hồng Kông về cho Trung Quốc vào năm 1997, Anh và Trung Quốc đã cùng ký một hiệp ước, theo đó, Trung Quốc cam kết sẽ cho phép Hồng Kông “quyền tự trị cao cấp”, bao gồm việc cho phép bầu cử dân chủ để chọn ra đặc khu trưởng. Nhưng thỏa thuận hầu như không được thực hiện 17 năm nay, theo CNN.
    Bắc Kinh mới đây đã tuyên bố người dân Hồng Kông chỉ có thể bầu ra lãnh đạo mới từ các ứng viên mà Bắc Kinh đã lọc ra từ trước.
    Wong đang nỗ lực chiến đấu chống lại điều này và đang rất nôn nóng. “Tôi không nghĩ cuộc chiến của chúng tôi sẽ kéo dài quá lâu”, Wong nói với CNN.
    “Nếu bạn đã có tâm lý rằng đấu tranh cho dân chủ là một cuộc chiến kéo dài và bạn tiến hành từ từ, thì bạn sẽ không bao giờ chiến thắng. Bạn phải xem mọi cuộc chiến như trận chiến cuối cùng, chỉ có vậy thì bạn mới có quyết tâm để chiến đấu”, Wong nói.
    :rel:d:bm:GF2EA9R156501
    Hàng ngàn người biểu tình bao vây trụ sở chính quyền Hồng Kông để đòi dân chủ vào hôm 27.9 - Ảnh: Reuters
    CNN cho biết Wong từng đạt được thành công trước chính quyền Bắc Kinh.
    Hồi năm 2011, Wong, khi đó mới 15 tuổi, đã phản đối kịch liệt đề xuất đem chương trình “Giáo dục đạo đức và quốc gia” vào các trường học Hồng Kông của Bắc Kinh.
    Cùng với sự giúp đỡ của một số người bạn, Wong bắt đầu tạo dựng một phong trào sinh viên mang tên Scholarism.
    Vào tháng 9.2012, Scholarism huy động thành công 120.000 người biểu tình, bao gồm 13 cuộc biểu tình tuyệt thực của giới trẻ.
    Các cuộc biểu tình diễn ra tại khu vực trụ sở chính quyền Hồng Kông, khiến lãnh đạo đặc khu phải bãi bỏ đề xuất giáo dục nói trên.
    Khi ấy Wong nhận ra rằng giới trẻ Hồng Kông nắm giữ một quyền lực rất lớn, CNN nhận định.
    “Cách đây 5 năm, không thể tưởng tượng được chuyện sinh viên Hồng Kông sẽ quan tâm đến chính trị. Nhưng đã có một sự thức tỉnh khi vấn đề giáo dục phát sinh. Chúng tôi bắt đầu quan tâm đến chính trị”, Wong kể lại.
     

    Joshua Wong đã bị bắt vào tối 26.9 trong khi đang cùng các sinh viên biểu tình tiến vào khu vực trụ sở chính quyền Hồng Kông và sau đó đã được thả vào tối 28.9.
    Cảnh sát đã lục soát phòng trọ trong ký túc xá của sinh viên này và đã tịch thu một số thứ, bao gồm máy tính và điện thoại, các nhà tổ chức biểu tình cho hay.

    Sinh viên 17 tuổi này còn cáo buộc rằng, từ các hãng thông tấn thay đổi cách đưa tin để thể hiện xu hướng thân Bắc Kinh, cho đến “thói ưu đãi người nhà” khi các chính trị gia thân Bắc Kinh luôn giành được những vị trí cao trong chính quyền, Hồng Kông đang nhanh chóng trở thành nơi “không khác gì so với các thành phố Trung Quốc khác đang nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương”. Đó là lý do vì sao Wong tập trung chú ý đến việc đấu tranh giành quyền tự bỏ phiếu chọn lãnh đạo. Nhóm của Wong, vốn hiện có khoảng 300 thành viên, đã trở thành một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất của phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông, theo CNN.
    Hồi tháng 6, Scholarism đã thảo ra một kế hoạch cải cách cách thức bầu cử đặc khu trưởng Hồng Kông và kế hoạch này đã giành được sự ủng hộ của gần 1/3 cử tri trong một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức.
    Sang tháng 7, phong trào của Wong tiến hành một cuộc biểu tình ngồi, khiến quan chức Trung Quốc phải lên tiếng cảnh cáo. Lần đó khoảng 511 người đã bị bắt, theo CNN.
    Trong tuần này, Scholarism đang huy động sinh viên bãi khóa, một hành động có tác động rất lớn khi Hồng Kông là một nơi coi trọng giáo dục, để gửi thông điệp đòi dân chủ đến Bắc Kinh.
    Và cuộc biểu tình của sinh viên đã nhận được sự hưởng ứng lớn. Lãnh đạo các trường học cam kết sẽ khoan dung cho các sinh viên bãi khóa để tham gia biểu tình và hiệp hội giáo viên lớn nhất Hồng Kông đã đưa ra khẩu hiệu kêu gọi “Đừng để sinh viên biểu tình bơ vơ một mình”.
    :rel:d:bm:GF2EA9R0LDN01
    Một sinh viên Hồng Kông bị cảnh sát áp giải trong một cuộc biểu tình hôm 27.9 - Ảnh: Reuters
    "Phần tử quá khích"
    Trong khi đó, phản ứng của Trung Quốc hoàn toàn khác. Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi Scholarism là nhóm các phần tử “quá khích”.
    Wong cho biết mình cũng bị nêu tên trong Sách Xanh An ninh Quốc gia Trung Quốc, vốn liệt kê các mối đe dọa nội bộ đến sự ổn định của đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Hồi giữa tuần này, tờ Wen Wei Po (Trung Quốc) đăng một bài viết về Wong, cáo buộc sinh viên này có quan hệ mật thiết với Mỹ và khẳng định CIA đang cố thâm nhập vào các trường học Hồng Kông, theo Reuters.
    Tuy nhiên, sinh viên này không chịu lùi bước. “Người dân không nên sợ chính phủ của mình. Chính phủ phải sợ người dân của mình”, CNN dẫn lời Wong.
    Joshua Wong sinh ngày 13.10.1996 tại Hồng Kông. Chịu ảnh hưởng của bố mẹ, từ nhỏ cậu đã thích tham gia các hoạt động xã hội. Ngày 20.5.2011, Wong cùng một học sinh trung học khác là Lâm Lương Ngạn thành lập phong trào Học dân tư triều (Scholarism). Tháng 8.2014, Wong được nhận vào Đại học Mở Hồng Kông, theo học chuyên ngành khoa học xã hội (chính trị và hành chính cộng đồng). Tài khoản Facebook của Wong hiện có hơn 200.000 người theo dõi.
    Tờ Hoàn Cầu thời báo của Bắc Kinh cho rằng phong trào Scholarism của Wong được nước ngoài đặc biệt chú ý chỉ vì nó được thành lập bởi một nhóm các thanh niên thế hệ hậu 9X. Tờ này cũng cho biết Wong, thủ lĩnh của nhóm này, nhiệt tình, có tư duy tốt, nói năng lưu loát không thua gì một chính khách. Giáo viên Từ Kỳ Hoa, người từng công khai biện luận cùng Wong về vấn đề giáo dục quốc dân, từng thừa nhận Wong là một người có tâm, lúc bình luận sự việc rất có lý có tình, nhưng có lúc khi mọi người đang đề cập tới đề tài này thì cậu đột ngột bẻ ngoặt sang đề tài khác không liên quan.
    Theo Hoàn Cầu thời báo của Bắc Kinh thì các thành viên của phong trào Scholarism học vấn có hạn, cách tiếp cận chưa chín chắn. Tờ báo này cũng nói chung chung rằng năm ngoái có đài truyền hình Hồng Kông, mặc dù rất quan tâm tới Wong nhưng vẫn tỏ ra khá ngờ vực về việc liệu thanh niên Hồng Kông có thể có tiền đồ tươi đẹp hay không, khi tham gia các hoạt động diễu hành, biểu tình, thị uy. Hoàn Cầu thời báo và các báo đài nhà nước của Trung Quốc đều gọi Wong và các thủ lĩnh sinh viên như anh này là "phần tử quá khích."
    Lucy Nguyễn 
    Hoàng Uy


    Người Hong Kong tích trữ lương thực chuẩn bị cho biểu tình lâu dài

    VOV.VN - Hàng chục nghìn người biểu tình ngày 29/9 mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên khắp các con phố ở Hong Kong.
    Theo Reuters, họ cũng đã tích trữ lương thực và dựng hàng rào do lo ngại cảnh sát có thể sẽ phải tìm cách dẹp các cuộc biểu tình trước ngày Quốc khánh Trung Quốc (1/10).
    Cảnh sát chống bạo động Hong Kong đã phun hơi cay vào người biểu tình vào cuối tuần qua nhưng đến ngày 28/9, họ đã ngừng việc này do những cuộc biểu tình đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Người biểu tình đã luân phiên canh gác cho nhau trong đêm 29/9 trên các đường phố tại Hong Kong.
    Một quầy cung cấp xúc xích cho những người tham gia biểu tình ở Hong Kong (Ảnh Reuters)
    Rất nhiều người biểu tình, chủ yếu là sinh viên, đang yêu cầu Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh từ chức, sau khi Bắc Kinh ngày 31/8 từ chối việc Hong Kong được bầu cử để chọn ra nhà lãnh đạo cho mình trong năm 2017.
    Những người biểu tình đã tuần hành ở ít nhất 4 khu phố đông đúc nhất của Hong Kong, bao gồm khu hành chính Admiralty, khu trung tâm tài chính và Causeway Bay, một trong những khu phố mua sắm đông đúc nhất tại Hong Kong và khu dân cư Mong Kok ở Kowloon.
    Kể từ đêm 26/9, khoảng 80.000 người đã đổ ra khắp các đường phố tại Hong Kong. Họ dựng các trạm cung cấp nước sạch, trái cây, áo mưa, khăn mặt, kính và lều trại và tuyên bố sẽ đấu tranh lâu dài.
    Một số người còn dựng hàng rào sắt tại nhiều vị trí để ngăn cản bước tiến của cảnh sát. Tại một con phố, nhiều xe tải và xe du lịch đã được đỗ nối đuôi nhau để chặn đường.
    Các cuộc biểu tình tại Hong Kong dự kiến sẽ gia tăng trong ngày 1/10 và có thể lan sang cả Macau.
    Cảnh tượng hỗn loạn tại Hong Kong được phát trên truyền hình đã gây ra những ấn tượng sâu sắc ở khắp nơi trên thế giới.
    Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu tuyên bố Bắc Kinh “cần phải lắng nghe thật kỹ những đòi hỏi của người dân Hong Kong”./.
    Trần Khánh/VOV.VN
     

    Biểu tình ở Hong Kong đe dọa giấc mơ TQ

    Làn sóng biểu tình ở Hong Kong đang thu hút sự chú ý của cả thế giới vào ông Tập Cận Bình. Người ta lo ngại rằng, nếu không được xử lý phù hợp, các cuộc biểu tình đường phố thậm chí có thể biến thành một cuộc cách mạng màu phiên bản TQ.


    TQ, Hong Kong, dân chủ, Tập Cận Bình, biểu tình,
    Biểu tình ở Hong Kong. Ảnh: AP
    “Các phong trào đường phố có thể trở thành một cuộc cách mạng khi nhiều người biểu tình bị cuốn vào đó”, bản tiếng Anh của tờ Thời báo Hoàn cầu TQ viết hôm qua. “Tuy nhiên, Hong Kong không phải là một quốc gia, cũng không có các điều kiện cho một cuộc ‘cách mạng màu’, và các lực lượng đường phố cũng không đủ ảnh hưởng để huy động toàn bộ dân chúng”. Tuy nhiên, dù không có một kết cục như vậy và rất khó có thể xảy ra điều đó, thì những gì mà người biểu tình đang làm đều bất lợi với ông Tập Cận Bình cũng như toàn bộ đội ngũ lãnh đạo TQ.
    Khi ông Tập muốn thể hiện với tất cả rằng, ông là người lãnh đạo quyền lực và hiệu quả nhất trong nhiều thập niên; rằng đảng cầm quyền chịu trách nhiệm hoàn toàn cho dù vô số vấn đề của TQ như tham nhũng, bất bình đẳng thu nhập, bất ổn xã hội; rằng ông có tầm nhìn toàn diện với mọi người dân TQ gồm cả người ở Hong Kong hay Đài Loan… thì cuộc biểu tình lại đang chuyển tải thông điệp ngược lại.
    Cho tới nay, thông điệp từ Bắc Kinh đều được kiểm soát cẩn thận. Một người phát ngôn cơ quan phụ trách vấn đề Hong Kong nói rằng, Bắc Kinh tin tưởng Đặc khu hành chính Hong Kong (HKSAR) có thể giải xử lý phong trào biểu tình Occupy Central theo luật pháp.
    Trong khi đó, lại có bài báo lập luận rằng, TQ có thể điều quân đội tới Hong Kong nếu như cảnh sát địa phương không có khả năng đối phó với biểu tình. Thông tin này đăng tải được vài giờ trên Thời báo Hoàn cầu TQ trước khi bị gỡ bỏ. Một số trang web khác của nước này như Sohu cũng đăng lại tin.
    “Mọi trang web phải lập tức xóa đi những thông tin về sinh viên Hong Kong đụng độ và về ‘Occupy Central’. Kịp thời báo cáo mọi vấn đề. Quản lý chặt chẽ mọi kênh tương tác và hoàn toàn xóa bỏ các thông tin bất lợi. Điều này cần phải tuân thủ một cách chính xác”, mạng Digital Times TQ nói về chỉ thị ban hành với truyền thông nước này.
    Trong mọi nỗ lực dự đoán các biện pháp tiếp theo của Bắc Kinh đối phó với biểu tình ở Hong Kong, thì điều quan trọng là cần nhìn nhận quan điểm chính trị của ông Tập Cận Bình. Ông có vẻ thiên về việc ủng hộ áp dụng quyền lực từ trên cao.
    Tuần trước, ông Tập đã có cuộc gặp với những người Đài Loan ủng hộ thống nhất ở Bắc Kinh. TQ sẽ “có lập trường vững chắc và kiên quyết”, Tân hoa xã dẫn lời ông nói với đoàn đại biểu. “Không hành động ly khai nào sẽ được dung thứ”.
    Cùng lúc đó, ông Tập gắn chuyện thống nhất Đài Loan vào “giấc mơ TQ” của ông: “Chúng ta đang tiến gần hơn tới mục tiêu hồi sinh vĩ đại hơn bất kỳ thời khắc lịch sử nào. Chúng ta có sự tự tin và khả năng hơn bao giờ hết để hiện thực mục tiêu ấy, đó là tin tức tốt lành và cơ hội lịch sử cho Đài Loan”, ông bình luận.
    Cuộc biểu tình Hong Kong cũng diễn ra trong lúc ông Tập dường như đang có ý định xây dựng sự sùng bái cá nhân xung quanh mình, trước hết là về mặt quản trị. Hôm chủ nhật, Tân hoa xã đưa tin cuốn sách mới có tiêu đề ‘Tập Cận Bình: Cách quản trị của TQ” được dịch ra ít nhất 9 ngôn ngữ. Cuốn sách này gồm 79 bài viết, nhất mạnh vào “những bài phát biểu, trả lời, chỉ thị, đối thoại của ông Tập” và “cũng gồm 45 hình ảnh của ông Tập”, hãng này cho biết.
    Cuối cùng, nếu được coi là hoàn toàn cần thiết, ông Tập và đội ngũ lãnh đạo của ông có lẽ sẽ không nhượng bộ trong quan điểm với phong trào biểu tình. Rủi ro về kinh tế và kinh doanh là một cái giá có thể chấp nhận được để đảm bảo quyền lực của TQ với Hong Kong.
    Thái An(theo Businessweek)
     

    Hong Kong: Cảnh sát chuẩn bị hơi cay, đạn cao su

    VOV.VN - Cảnh sát Hong Kong đã chuẩn bị sẵn hàng thùng đạn hơi cay và đạn cao su trước thời điểm người biểu tình được cho là định chiếm trụ sở chính quyền.
    Theo AFP, các quan chức Hong Kong ngày 2/10 đã thúc giục những người biểu tình giải tán càng sớm càng tốt. 
    Người biểu tình đã phong tỏa khu vực trung tâm Hong Kong khi hàng loạt người đã ngồi la liệt tại khắp các con phố và đã ra tối hậu thư yêu cầu Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh phải từ chức trước đêm 2/10 nếu không muốn phải đối mặt với việc gia tăng các hành động biểu tình. 
     
    Một người biểu tình chụp lại được cảnh một cảnh sát chuyển những thùng đạn hơi cay (Ảnh AFP)
    Trong khi đó, chính quyền Hong Kong ngày 2/10 tuyên bố họ muốn đường phố xung quanh tòa nhà chính quyền, nơi có 3.000 nhân viên công quyền làm việc, phải phong quang. 
    Trong tuyên bố của mình, chính quyền Hong Kong kêu gọi người biểu tình “không được ngăn cản lối vào tòa nhà và giải tán trong hòa bình sớm nhất có thể". 
    Ngoài ra, các quan chức Hong Kong cũng cho biết các lớp học tại các khu vực bị ảnh hưởng của cuộc biểu tình vẫn sẽ đóng cửa trong ngày 3/10. 
    Chiều 2/10, nhiều sỹ quan cảnh sát Hong Kong đã được điều đến các khu vực có đông người biểu tình. Việc cảnh sát chuyển các thùng đạn cao su vào chiều cùng ngày cũng khiến nhiều người biểu tình cảm thấy phải cảnh giác hơn.
    Nhiều hình ảnh được chia sẽ trên các phương tiện truyền thông và truyền hình cho thấy một thùng có ghi dòng chữ “Chứa nhiều đạn cao su 38mm hình tròn” được viết trên đó. Ngoài ra một thùng khác có ghi chữ “1,5 inches, CS”, được cho là chứa các loại đạn hơi cay.
    “Tôi lo ngại rằng cảnh sát sẽ dùng vụ lực giải tán đám đông vào tối 2/10”, Andrew Shum nói, “mọi người đều đang thảo luận xem họ sẽ làm gì tiếp theo”./.
    Trần Khánh/VOV.VN
     

    03/10/2014

    Sự kiện Hồng Kông : chính phủ và phía biểu tình đang chuẩn bị vào đối thoại công khai

    Tin mới nhất từ HK.

    Hai bên đã đồng ý đi đến đối thoại. Cụ thể như thế nào thì hiện chưa rõ, nhưng bước đầu, là ĐỐI THOẠI đã được định.

    Phía chính quyền vẫn tạm để yên cho tình hình nếu phía biểu tình vẫn ở trạng thái hiện tại (không dấn thêm bước nữa trong việc chiếm lĩnh các tòa nhà chính phủ). Trưởng Khu hành chính HK đã họp báo khẩn, khẳng định không từ chức, và cũng tỏ thái độ mềm mỏng với phía biểu tình. 

    Phía biểu tình đã gửi thư cho Trưởng Khu hành chính HK, và cũng đồng ý với việc ĐỐI THOẠI.
    (Từ http://giaovn.blogspot.com)
     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét