Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

CHUYỆN VỤ ÁN 13 (Lê Quốc Túy-Hoàng Cơ Minh)

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Hoàng Cơ Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

   Sự đền tội của trùm phản động Hoàng Cơ Minh (phần 1)
   Sự đền tội của trùm phản động Hoàng Cơ Minh (phần 2)
    Sự đền tội của trùm phản động Hoàng Cơ Minh (phần 3)

Trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975

Hoàng Cơ Minh sinh năm 1935 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà đông, nay là huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Cha ông là Hoàng Huân Trung (1877 - 1950) đỗ Cử nhân Nho học khoa Quý Mão (1902), cựu Tuần phủ, Hội trưởng Hội Khai trí Tiến đức.
Các anh em của ông đều tham gia chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đó là bác sĩ Hoàng Cơ Bình, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Bắc phần năm 1954, Bộ trưởng Y tế Việt Nam Cộng hòa, từng ra tranh cử Phó Tổng thống; Luật sư Hoàng Cơ Thụy Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Lào.
Năm 1955, ông tốt nghiệp Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang.
Từ năm 1964 đến 1966, ông là tùy viên quân sự tại Seoul, Hàn Quốc.
Năm 1969, ông tốt nghiệp khóa chỉ huy tham mưu cao cấp tại Trường Võ bị Đà Lạt.
Từ năm 1969 đến năm 1971 là Tham mưu phó Chiến tranh Chính trị Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1974 thăng chức phó đề đốc.
Từ năm 1974 đến năm 1975 ông là Tư lệnh Vùng II Duyên hải.

Di tản, thành lập Mặt trận và lập chiến khu

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân đội Miền Bắc, ông di tản đến đảo Guam sau đó định cư tại Mỹ.
Từ năm 1976 đến năm 1978, lập Lực lượng Quân nhân Việt Nam Hải ngoại.
Năm 1979, lập Lực lượng Quân dân Việt Nam Hải ngoại.
Ngày 30 tháng 4 năm 1980, tại miền nam tiểu bang California, Hoàng Cơ Minh thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam kết nạp một số sĩ quan và viên chức cũ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa làm nòng cốt.
Năm 1981, Hoàng Cơ Minh lập căn cứ tại một điểm gần biên giới Thái Lan - Lào thuộc huyện Buntharích, tỉnh Uđông (Thái Lan), cách Bangkok 500 km về phía Đông Bắc.
Ngày 10 tháng 9 năm 1982, tại căn cứ này, ông đã tổ chức đại hội lập ra Việt Nam canh tân cách mạng đảng gọi tắt là Việt Tân, đưa ra cương lĩnh, xác định mục tiêu là xóa bỏ chế độ cộng sản Việt Nam.
Ngày 27 tháng 12 năm 1983, Hoàng Cơ Minh lập ra đài phát thanh Việt Nam kháng chiến và cho xuất bản tờ báo Kháng chiến bằng tiếng Việt, phát hành tại Mỹ và nhiều nước khác.
Từ năm 1983 đến 1985 ông vào các trại tỵ nạn người Việt trên đất Thái Lan tuyển mộ được 200 người đưa về căn cứ để huấn luyện và lập thành bốn Quyết đoàn mang bí số 7684, 7685, 7686, 7687. Mỗi Quyết đoàn có quân số khoảng 50 người.

Các cuộc Đông tiến

Ngày 24 tháng 2 năm 1982, tại chiến khu U-Đông Hoàng Cơ Minh họp báo công bố cương lĩnh chính trị và sau đó bắt đầu tổ chức những đợt hành quân Đông tiến, xuyên Lào trở về Việt Nam.
Năm 1985, ông tổ chức cho Đặng Quốc Hiền, tư lệnh lực lượng vũ trang kháng chiến dẫn đầu 40 binh sĩ trở về Việt Nam. Toán xâm nhập bị quân Lào chặn đánh, Đặng Quốc Hiền bị giết.
Ngày 15 tháng 5 năm 1986, ông tổ chức cuộc hành quân Đông Tiến I giao cho Dương Văn Tư, tư lệnh lực lượng vũ trang kháng chiến (thay Đặng Quốc Hiền) dẫn 100 quân xâm nhập Việt Nam. Ngày 19 tháng 9 năm 1986, khi vừa đặt chân lên biên giới Việt Nam toán quân Dương Văn Tư bị bị bộ đội biên phòng Việt Nam (đồn 637), Lào và Campuchia chặn đánh và gây tổn thất.
Ngày 1 tháng 12 năm 1986, Hoàng Cơ Minh mở cuộc hành quân Đông Tiến II xâm nhập Việt Nam và đích thân chỉ huy. Khi toán quân chuẩn bị vượt sông Mekong thì bị quân đội Lào-Việt phối hợp bắn chặn nên buộc phải quay về căn cứ.
Ngày 7 tháng 7 năm 1987, Hoàng Cơ Minh trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân Đông Tiến II lần 2 với mục tiêu xâm nhập Việt Nam đến Tây Nguyên, để xây dựng căn cứ.
Ngày 11 tháng 7 1987, đoàn quân vượt sông Mekong vào đất Lào. Hai mươi ngày sau khi tiến gần đến biên giới Việt Nam thì bị quân đội Lào phối hợp với quân du kích chặn đánh tổng cộng 15 trận. Đêm 27 tháng 8 năm 1987, trong trận đánh cuối cùng ông bị thương và tự sát, toán quân tan rã, một số chạy về Thái Lan, một số bị bắt sống.
Tháng 12 năm 1987, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án Nhân dân tối cao của Việt Nam đã mở phiên tòa xét xử "vụ án Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn" và tuyên phạt: 1 chung thân, 15 án từ 3 đến 19 năm tù giam, một án treo, 1 tha bổng.
Sau khi trở về Hoa Kỳ, ngày 10 tháng 4 1991 một số thành viên khác có tham gia trong chiến dịch Đông Tiến bị truy tố về các gian lận tài chính Đông tiến đến đây kết thúc.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 13:35, ngày 19 tháng 9 năm 2014.
a

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét