Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 9 (Nữ cảnh sát xinh đẹp...)

(ĐC chép từ 24h.com.vn)

Nữ cảnh sát xinh đẹp và tên sát nhân bí ẩn

Nữ cảnh sát xinh đẹp bất ngờ biến mất tại nơi làm việc, một nhà tù được coi là nơi “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Không dấu vết nào được tìm thấy.
Nhà tù Greanhaven nằm ở trung tâm quận Dutchess, tiểu bang New York. Bao quanh Greenheaven là những bức tường được xây kiên cố cao hơn 10m, và dày tầm 1m, hệ thống bảo vệ và canh gác nghiêm ngặt đảm bảo Greenheaven là nơi “nội bất xuất ngoại bất nhập”.
Tháng 5/1981, có khoảng 1.700 tù nhân bị giam giữ tại đây, trong đó có khoảng 1.000 tù nhân phạm tội giết người. Là nơi giam giữ những tù nhân nguy hiểm nhất của tiểu bang, Greenheaven luôn được đặt trong tình trạng an ninh ở mức cao nhất, và các nhân viên ở đây ý thức được sự nguy hiểm của những con người mình tiếp xúc hàng ngày. Bất cứ hành động mang ý chống trả hay nổi loạn của tù nhân đều sẽ được xử lý bằng bạo lực.
Có đến 540 cán bộ giám sát an ninh tại Greenheaven. Cuộc nổi loạn đẫm máu vào năm 1971 với tên gọi “Nổi loạn Attica” đã khiến hành chục tù nhân và nhân viên an ninh thiệt mạng. Đó là một sự kiện không thể quên đối với những người làm việc tại đây.
Donna Paynant, một nữ sĩ quan trẻ, 31 tuổi là nhân viên giám sát an ninh tại nhà tù Greenheaven. Trước đây cô làm việc tại nhà tù Clinton và mới chuyển đến Greenhevean được một tháng. Thời gian làm việc của cô từ 13h đến 21h hàng ngày.
Nữ cảnh sát xinh đẹp và tên sát nhân bí ẩn (Kỳ 1) - 1
Lối vào Greenheaven 
Ngày 15/5/1981, 12h08 Payant  quẹt thẻ điểm danh bắt đầu ca làm việc của mình. Lúc đó vẫn đang giờ ăn, cô đi tới phòng ăn của nhân viên, mua một lon Coca và ngồi trò chuyện với đồng nghiệp của mình.
12h55, Payant đi tuần dọc hành lang nhà tù với hai nhân viên khác là Claude King và Barbara Hinson. Một cuộc điện thoại vang lên tại phòng giám sát, Hinson là người nhấc máy. Cô nói với Payant có người muốn gặp cô.
Theo lời King kể lại, khi nghe giọng của người đầu dây bên kia, Paynant có vẻ lo lắng, giọng cô đáp rất nhỏ.  Sau khi yên lặng lắng nghe, Paynat có hỏi lại vài câu, “Ai? Chuyện gì? Vâng, tôi biết” rồi vội vàng gác máy.
Payant  nói với King rằng có lệnh của cấp trên, cô sẽ trở lại sau vài phút. Payant vội vàng rời đi, dọc theo lối hành lang, hướng tới phòng của bác sĩ điều trị tại khu điều trị cho bệnh nhân phía khu nhà bên cạnh.
Teddy Goodman, một tù nhân khi đang làm công việc được giao tại khu vực điều trị nhìn thấy Payant.  Goodman đứng ở một góc khuất gần hành lang khu điều trị. Payant đã không nhìn thấy Goodman. Goodman bị giam tại Greenhaven từ năm 1977 sau khi ông bị buộc tội giết chết đối tác kinh doanh của mình ở Bronx.
Theo lời khai của Goodman sau này, ông khẳng định mình đã nhìn thấy Payant, “Cô ấy mặc bộ quân phục, tay áo đươc sắn gọn, mái tóc ngắn, hơi xoăn, màu vàng, trên tay có cầm một cốc nước.”
Nữ cảnh sát xinh đẹp và tên sát nhân bí ẩn (Kỳ 1) - 2
Khu phòng giam bên trong Greenheaven 
Cũng theo Goodman, Payant đi cùng một tù nhân khác, một người đàn ông cao to, da đen, đôi mắt màu xanh rất đặc biệt. Một vài tuần trước, Goodman có thấy một người đàn ông diện mạo giống như vậy tại khu nhà nguyện trong tù.
Khi Payant và người này đến căn phòng cuối hành lang, anh ta đã mở cửa cho Payant bước vào  trong. Goodman đứng đó quan sát một hồi, hút hết điếu thuốc, sau đó quay lại khu nhà nguyện. 14h45, Goodman quay lại để đi thu rác tại khu này theo phân công, ông không  thấy chiếc thùng rác ở đấy, nó đã được mang đi.
18h, tiếng chuông báo bàn giao ca của các nhân viên giám sát vang lên. Donna Payant đã không có mặt tại hội trường.
Việc vắng mặt của Payant trong giờ giao ca là không thể chấp nhận được. Sự việc ngay lập tức được thông báo cho cấp trên. Một số người liên tục gọi cho Payant và kiểm tra một vài nơi Payant có thể đến đều không có kết quả. Họ nghĩ rằng Payant mới đến đây làm việc nên có thể côc đã “lạc” ở khu vực nào đó. Tới tận 20h, vẫn không ai thấy có thông tin nào về  Payant. Toàn bộ hệ thống nhà tù Greenheaven được thông báo sự việc, an ninh nhanh chóng được thắt chặt. Tất cả các tù nhân được đưa trở lại phòng giam. Một cuộc tìm kiếm lớn được tiến hành. Gần 200 người được huy động cho cuộc tìm kiếm này với sự hỗ trợ của những chú chó nghiệp vụ.
Cuộc tìm kiếm trở nên căng thẳng hơn khi trời đã khuya.
Theo mùi của Payant để lại trên chiếc áo quân phục tại phòng làm việc, những chú chó dẫn đoàn tìm kiếm chạy dọc hành lang phía tây, tới khu vực điều trị cho tù nhân, rồi hướng theo khu nhà nguyện, chúng dừng lại ở đấy một lúc lâu trước khi chạy tới khu tập kết rác ở Greenheaven. Tại đó, hai thùng sắt lớn đầy rác đang đợi để chuyển đi. Rất nhiều các loại mùi ở đó khiến những chú chó nghiệp vụ không thể đánh hơi tiếp.
Đèn vẫn sáng khắp nhà tù Greenheaven, đội tìm kiếm vẫn chưa có ý định dừng lại. Không có dấu vết nào của Payant. Có người cho rằng Payant đã bí mật rời khỏi Greenheaven. Giả thuyết đó nhanh chóng bị bác bỏ bởi hệ thống an ninh tại đây không dễ dàng bỏ sót chi tiết này.  Chắc chắn Payant đang ở đâu đó trong Greenheaven.
Với hệ thống an ninh cực kì nghiêm ngặt của nhà tù Greenheaven, có thể kết luận Donna Payant vẫn đang ở đâu đó trong nhà tù. Cảnh sát không tin cô thoát được ra ngoài mà hệ thống an ninh không phát hiện ra.
Đội tìm kiếm đã tìm kiếm khắp mọi ngóc ngách của Greenheaven, thậm chí trong từng buồng giam của tù nhân nhưng vẫn không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của Payant.
Sáng sớm thứ 7 ngày 16/5, một chiếc xe tải chuyên dụng được điều đến Greenheaven để thu gom rác. Từng thùng rác được kiểm tra cẩn thận trước khi chuyển lên xe đưa ra bãi rác ở thị trấn Amenia, cách Greenheaven khoảng 20 dặm trong sự giám sát của các nhân viên an ninh. Gần 10h, chiếc xe rời khỏi Greenheaven với một bí mật khủng khiếp bên trong những chiếc bao rác mà không ai có thể ngờ tới.
Peter Cooper, người lái chiếc xe tải rác vội vã rời đi, cùng với hai nhân viên giám sát theo xe ra khỏi Greenheaven.
10h30, chiếc xe tới bãi rác Amenia. Từng bao rác được trút xuống bãi. Một chiếc túi màu xanh lá cây bất ngờ bị rách, không ai đủ bình tĩnh khi nhìn thấy những thứ bên trong đó, một chiếc chân người lẫn trong đống rác. Đội điều tra nhanh chóng có mặt tại khu vực bãi rác.
Nữ cảnh sát xinh đẹp và tên sát nhân bí ẩn (Kỳ 2) - 1
 Donna Payant, nạn nhân
Trong những chiếc túi rác nhựa, một số bộ phận cơ thể người được tìm thấy. Cảnh sát chắc chắn đó là xác của Payant bị hung thủ chia nhỏ để dễ dàng phi tang. Bộ quân phục của Payant cũng được tìm thấy, nó đã bị cắt nát. Bên trong một túi rác lớn là phần trên cơ thể Payant. Khuôn mặt cô có nhiều chỗ thâm tím, có những vết thương nặng ở vùng mắt, cổ và ngực. Trên má và ngực Payant có vết cắn, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
Cái chết của Donna gây chấn động giới cảnh sát New York. Việc một cảnh sát bị giết hại dã man như vậy ngay tại nơi làm việc là một điều không thể chấp nhận được đối với ngành cảnh sát.
Ngày 18/5, hơn 5.000 nhân viên cảnh sát từ khắp nơi trên nước Mỹ đã tới dự tang lễ của Payant tại Dannemora.
Thống đốc bang New York, Hugh Carey cũng tới dự tang lễ. Theo thông đốc, đây là một vụ giết người bạo lực và vô lương tâm, bằng mọi cách phải điều tra để tìm ra hung thủ trong thời gian ngắn nhất.
Donna Payant sinh ra ở Dannemora, New York. Cha cô, Edwin J. Collins là một sĩ quan cao cấp từng làm việc tại nhà tù nổi tiếng Clinton trong suốt 28 năm. Donna Payant kết hôn với Leo Payant, một sĩ quan cảnh sát. Cô đã có một thời gian dài ở nhà nội trợ và chăm sóc 3 đứa con nhỏ trước khi làm việc ở Clinton cùng chồng và cha mình.
Nữ cảnh sát xinh đẹp và tên sát nhân bí ẩn (Kỳ 2) - 2
Bia mộ Donna Payant tại Dannemora
Donna Payant là một người phụ nữ đẹp và cuốn hút. Mái tóc màu vàng cắt gọn, nụ cười tươi được coi là “vũ khí” của cô. Cô rất tự tin vào khả năng của mình khi làm một nhân viên giám sát an ninh tại Greenheaven. Từ Greenheaven tới nhà Payant rất xa, nhưng Payant không ngại vấn đề đi lại. Cô hi vọng mình sẽ được chuyển công tác, sớm “thoát” khỏi Greenheaven, nơi giam giữ toàn tù nhân nam. Nhưng ý định của Payant chưa kịp thực hiện thì án mạng xảy ra.
Cuộc điều tra được thực hiện khẩn trương dưới sự chỉ đạo của Cảnh sát trưởng Francis De Francesco, người đứng đầu Cục điều tra hình sự New York.
Nơi Payant làm việc và bị giết hại, hầu hết giam giữ các tù nhân bị buộc tội giết người. Theo nhận định ban đầu của Francesco, có tới 1.000 người có thể là nghi phạm trong vụ án này. Cuộc điện thoại cuối cùng gọi cho Payant là chi tiết quan trọng nhất trong quá trình điều tra. Ai đó đã gọi cho Payant để dụ cô tới một địa điểm không người để dễ dàng ra tay.
Tất cả những cá nhân lên quan đến Payant và gặp gỡ cô ngày hôm đó đều được điều tra. Việc khám nghiệm tử thi cũng gấp rút được tiến hành. Trên các phần cơ thể của Payant có nhiều vết thương, ban đầu chưa rõ chúng được gây ra bởi hung thủ hay do chiếc xe ủi trong quá trình phân loại rác tại bãi. Tiến sĩ Michael Baden là người thực hiện việc khám nghiệm.
Theo kết luận ban đầu, nguyên nhân dẫn đên cái chết của Payant là do cô bị thắt cổ bằng một loại sợi mảnh. Trên đầu nạn nhân có vết thương, đó có thể là lý do khiến Payant bất tỉnh trước khi bị giết.
Trên má và ngực nạn nhân có vết cắn sâu, đó chắc chắn là do hung thủ gây nên. Một sợi tóc đen vướng trong khóa thắt lưng, đây không phải tóc của nạn nhân. Không có bất kì dấu vân tay nào được tìm thấy trên người nạn nhân cũng như bộ quân phục của cô. Việc điều tra gặp nhiều khó khăn.
Không có bằng chứng xác thực được tìm thấy có thể hỗ trợ cho quá trình điều tra. Đầu mối duy nhất có thể hi vọng đó là cuộc gọi tới cho Payant trước khi cô mất tích.
Theo lời khai của Claude King, người đã nghe máy và chuyển cho Payant, một người đàn ông đã gọi điện cho Payant, giọng nói và cách phát âm của người này nghe như giọng của một người da đen. King khẳng định cuộc gọi đó được thực hiện bởi một tù nhân chứ không phải nhân viên nhà tù Greenheaven.
Tất cả những tù nhân được coi là có quan hệ với Payant được lên danh sách và bắt đầu phỏng vấn. Đây là nhiệm vụ khó khăn đối với các nhân viên điều tra. Trong khi đó, các tù nhân truyền tai nhau thông tin Payant bị thủ tiêu bởi chính những đồng nghiệp của mình khi cô phát hiện họ dùng thuốc độc đối với các tù nhân. Tuy nhiên, không ai tin và điều tra theo hướng đó.
Lãnh đạo Greenheaven và đội điều tra liên tục bị gây áp lực từ phía nhà chức trách. Việc một nhân viên an ninh bị giết hại ngay trong một cơ sở mà an ninh được tối đa hóa nhất định phải điều tra sớm.
Greenheaven là một nhà tù lớn, với hàng chục khu buồng giam, khu điều trị, khu nhà nguyện, hội trường lớn, sân thể thao, tầng hầm…., không dễ dàng để nắm rõ mọi nơi nếu như không làm việc và sống một thời gian dài ở đây.
Nữ cảnh sát xinh đẹp và tên sát nhân bí ẩn (Kỳ 3) - 1
Lemuel Warren Smith
Kiểm tra lịch trình thu gom rác và xác định rác lẫn trong những bao rác chứa xác nạn nhân, các nhân viên điều tra phát hiện đó là rác thải của khu nhà nguyện trong Greenheaven.
Martin Rahilly, một nhân viên an ninh trong Greenheaven cho biết, hôm xảy ra vụ mất tích, lúc 1h30, anh có mặt tại khu nhà nguyện, lúc đó có một tù nhân tên là Alfredo Diaz cũng có mặt ở đó. Diaz có hỏi Rahilly về việc gọi điện thoại ra bên ngoài cho một người thân. Rahilly có theo Diaz tới bàn điện thoại trong khu vực dành cho tù nhân gọi điện, anh nhận thấy đồ đạc bên trong rất lộn xộn. Giấy tờ và một số đồ đạc khác bị vứt dưới sàn. Trong khi giám sát Diaz thực hiện cuộc gọi, Rahilly bất ngờ nghe thấy tiếng động trong căn phòng gần đó.
Khi Rahilly mở cửa anh nhìn thấy một tù nhân trong phòng, tay cầm một chiếc túi lớn chuyên dùng để đựng rác. Tù nhân này làm nhiệm vu thu gom rác trong nhà nguyện. Nhìn thấy Rahilly, hắn ta chào anh rồi nhanh chóng làm việc của mình, lúc dó, Diaz vẫn đang nói chuyện điện thoại. Rahilly không hề nghi ngờ những hành động mình vừa chứng kiến.
Vài phút sau, tù nhân này rời khỏi căn phòng cùng với một túi rác lớn. Hăn tên là Lemuel Smith. Smith là đối tượng mà các nhân viên điều tra quan tâm nhất trong vụ này.
Lemuel Warren Smith sinh năm 1941 tại thành phố Amsterdam, trung tâm tiêu bang New York. Smith có một anh trai hơn hắn 1 tuổi nhưng người này đã sớm qua đời. Sự đau buồn của cha mẹ Smith đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của hắn những năm đó.
17 tuổi, Smith chơi bóng rổ rất giỏi, tương lai hứa hẹn trở thành một vận động viên nổi tiếng.
Năm 1958, gia đình Smith chuyển đến Marylan. Không lâu sau, Smith bị bắt khi hành hung một phụ nữ tại cửa tiệm giặt đồ. Smith bị giam giữ một thời gian.
Vào ngày lễ Tạ ơn năm 1976, Robert Hedderman, chủ một cửa hàng lớn ở trung tâm thành phố Albany và trợ lý của ông, Margaret Byron bị đâm chết. Cả hai nạn nhân đều bị cắt cổ. Có vết cắn trên người.
Một tháng sau, ngày 23/12/1976, Joan Richburg, 42 tuổi bị bắt cóc từ trung tâm mua sắm New York đến một bãi đỗ xe gần đó. Cô bị tấn công tình dục và bị giết dã man. Hai vụ án này chưa thể tìm ra hung thủ.
Tháng 7/1977, một người phụ nữ 30 tuổi Marilee Wilson cũng bị giết hại. Nghi phạm bi bắt tại trận, hắn chính là Smith. Smith đã thú nhận điều này. Quá trình điều tra phát hiện thêm Sith chính là hung thủ của hai vụ giết người năm 1976 chưa được điều tra.
Một điều đặc biệt, Smith đều để lại những vết cắn trên người nạn nhân của mình. Những vết cắn này chính là bằng chứng giúp các nhà điều tra buộc tội hắn.
Chuyên gia nha khoa, tiến sĩ Lowell Levine đã kiểm tra những vết cắn trên xác nạn nhân và khẳng định nó phù hợp với cấu trúc hàm răng của Smith. Smith bị kết án chung thân và chịu án tại Greenheaven năm 1978.
Trong vụ án của Donna Payant khi phát hiện có những vết cắn trên cơ thể nạn nhân, tiến sĩ Lowell Levine đã được mời tới điều tra. Thật bất ngờ, khi phân tích các dấu răng để lại, Levine phát hiện có những điểm tương đồng trong vụ án năm nào ông tham gia điều tra. Vết răng để lại trên cơ thể Payant hoàn toàn giống như vết răng của hung thủ trong vụ án của Marilee Wilson. Levine khẳng định, Lemuel Smith chính là hung thủ giết Payant ngay tại nhà tù Greenheaven.
Kết luận của tiến sĩ Levine là bằng chứng xác thực nhất chống lại Smith, có thể buộc tội hắn chính là kẻ ra tay dã man với Donna Payant.
Mùng 1/6/1981, Smith chính thức bị buộc tội giết Payant tại nhà tù Greenheaven. Hắn đang chịu án chung thân tại Greenheaven, vì vậy khi bị buộc tội giết người lần nữa, chắc chắn hắn sẽ đối mặt với án tử hình.
Smith bị giam giữ nghiêm ngặt hơn chờ phiên tòa xét xử. Không lâu sau đó, hắn được chuyển đến nhà tù Fishkill, cách Greenheaven khoảng 20 dặm.
Ngày 10/6. Smith được đưa đến tòa án Dutchess để chuẩn bị cho phiên tòa sắp được mở công khai. Khi được hỏi có cần luật sư bào chữa, Smith khẳng định mình không biết chuyện gì đang xảy ra, không có lý do gì để hắn cần một luật sư.
Câu chuyện của Smith gây sự chú ý đặc biệt tới luật sư C. Vernon Mason. Mason đóng vai trò quan trọng trong hội luật sư bảo vệ những tù nhân da đen ở New York. Mason đã viết thư cho người bạn của mình, luật sư William Kunstler kể về mối quan tâm của ông về vụ án của Smith. William Kunstler đồng ý tham gia bào chữa cho Smith, ông quyết tâm cứu Lemuel Smith thoát khỏi chiếc ghế điện tử hình.
Nữ cảnh sát xinh đẹp và tên sát nhân bí ẩn (Kỳ cuối) - 1
 Bác sĩ Neal Riesner
Cũng trong tháng 6/1981, một nhóm nghiên cứu pháp y đã được mời tham gia vụ án này, mẫu pháp y cần nghiên cứu chính là những vết cắn trên cơ thể Payant.
Về phía luật sư Mason và Kunstler, để đảm bảo cho tính chính xác của những bằng chứng, họ cũng mời bác sĩ nha khoa Neal Riesner tham gia. Bác sĩ Neal Riesner hiện đang làm viện trưởng của viện nha khoa Westchester, chuyên gia tư vấn của hội nha khoa Mỹ.
Trả lời phỏng vấn của báo chí, tiến sĩ Neal Riesner cho biết, “Tôi biết kết quả có được sẽ rất quan trọng. Nó sẽ quyết định cả một phiên tòa.”
Ngày 2/7/1981, phía cảnh sát cung cấp cho tiến sĩ Riesner một bộ khuôn răng của Smith và một số hình ảnh về vết căn trong vụ án Payanat, cả những hình ảnh từ vụ giết Marilee Wilson. Chỉ mất vài giờ xem xét, tiến sĩ Riesner khẳng định các vết cắn trên cơ thể Payant do Smith gây ra. Và kết luận của Riesner thực sự khiến luật sư Mason thất vọng.
Đầu năm 1982, luật sư Kunstler và Mason lên kế hoạch cho việc cứu Smith khỏi án tử hình. Thời gian này, Smith vẫn đang bị giam giữ tại Fishkill.
Kunstler và Mason đã gửi thư cho các quan chức trong thành phố và các tiểu bang khác nhau “phàn nàn” về mọi thứ trong tù mà Smith đã chịu, từ chất lượng thực phẩm đến việc phân biệt chủng tộc và lạm dụng tù nhân của các nhân viên an ninh trong tù. Chính Smith cũng cho biết cuộc sống của hắn luôn gặp nguy hiểm, “một tù nhân da đen giết chết một cảnh sát da trắng”  được coi là lý do chính cho những khó khăn Smith đang gặp phải.
Nữ cảnh sát xinh đẹp và tên sát nhân bí ẩn (Kỳ cuối) - 2
Donna Payant, nạn nhân
Phiên tòa xét xử Lemuel Smith chính thức được mở tại tòa án Dutchess, Poughkeepsie vào ngày 20/1/1983. Công tố viên William Stanton đã nghiên cứu tất cả các bằng chứng có liên quan và sẵn sàng đối đầu với luật sư bào chữa William Kunstler.
Teddy Goodman, tù nhân đã nhìn thấy Payant hôm cô bị giết cũng có mặt tại phiên tòa.  Khi công tố viên đưa cho Goodman một bức ảnh của Donna Payant, ông khẳng định cô chính là người mà mình đã nhìn thấy hôm đó, “Đây chính là người phụ nữ hôm đó, tôi nhìn thấy cô ta đi với một người đàn ông da đen, cao lớn đi tới căn phòng phía cuối hành lang”.
Thêm một nhân chứng nữa là nhân viên an ninh Martin Rahilly. Anh đã nhìn thấy Smith tại căn phòng mà Goodman xác nhận nhìn thấy Payant đi vào đó.
Với những bằng chứng và nhân chứng được phía công tố đưa ra trước tòa, những lời bào chữa của luật sư William Kunstler hoàn toàn không được chấp nhận.
Sáng ngày 21/4/1983, bản án cuối cùng dành cho Smith đã được thông qua. Theo đó, hắn bị kết tội giết người và lĩnh án tử hình.
Smith không phản ứng gì trước bản án đấy. Khi được dẫn ra khỏi phòng xét xử, hắn nói với các phóng viên rằng, “Nếu họ biết suy nghĩ, tôi sẽ được tha bổng. Hiện tại, tôi cảm thấy ổn.”
Smith không nhân tội, sự thật về cái chết của Donna Pyant và những gì xảy ra ngày hôm đó với cô chỉ duy nhất một mình hung thủ biết.
Mai Tân (Theo Trutv) (Khampha.vn)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét