Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 32 (Nội chiến ở Nga Xô)

(ĐCsưu tầm trên NET)

Nội chiến Nga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội chiến Nga
Một phần của Chiến tranh thế giới thứ nhấtCách mạng 1917–23
Ejército-rojo--russianbolshevik00rossuoft.png
Biệt đội Hồng Quân trong cuộc Nội chiến Nga
.
 
 
 
Nội chiến Nga kéo dài từ ngày 7 tháng 11 (25 tháng 10) năm 1917 đến tháng 10 năm 1922 . Ngay sau khi những người Bolshevik giành được chính quyền, những người ủng hộ chính quyền Nga Hoàng cũ vùng dậy bạo động, dẫn tới nhiều năm nội chiến toàn diện. Được gọi với biệt danh "Bạch vệ binh", các lực lượng đó được phương Tây giúp đỡ. Các quân đội đồng minh được chỉ đạo bởi Hoa Kỳ, AnhPháp tìm cách ngăn cản sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản hay cố gắng rút khỏi cuộc chiến của Nga, nhằm mục đích xâm nhập Liên bang Xô viết, giúp đỡ các lực lượng thù địch với người Bolshevik nhằm lật đổ chế độ Xô viết.

Chủ thuyết của những người Bolshevik


Vladimir Ilyich Lenin
Những người Bolshevik, sau này là Đảng cộng sản Liên bang Xô viết (KPSS), ban đầu chỉ giữ được quyền lực trong tình trạng yếu ớt, hiểm nghèo. Trong chính đảng của họ cũng bị chia rẽ giữa sĩ quanbinh lính về cách thức và một số vấn đề chính sách. Mặc dù có những vấn đề đó, họ nhanh chóng củng cố việc nắm giữ quyền lực và từng bước mở rộng phần lãnh thổ kiểm soát, và ban hành các đạo luật ngăn cấm bất kỳ một đảng chính trị đối lập nào dưới khẩu hiệu "chủ nghĩa tập trung dân chủ".
Trước cách mạng, học thuyết Bolshevik về dân chủ, chủ nghĩa tập trung kết luận rằng chỉ một tổ chức chặt chẽ và bí mật là có thể lật đổ chính phủ thành công; sau cách mạng, họ cho rằng chỉ một tổ chức như vậy có thể đánh bại các kẻ thù bên trong và bên ngoài. Việc tham gia cuộc nội chiến càng đưa họ đến việc đưa các nguyên tắc đó ra thực hiện.
Cho rằng cái cách mạng cần không phải là một tổ chức nghị viện nhỏ nhặt mà là một đảng hành động với các chức năng như một tổ chức khoa học chỉ đạo, một đội quân tiên phong gồm những nhà hoạt động và một cơ quan kiểm soát trung ương, Lenin cấm các bè phái trong Đảng. Ông cũng cho rằng Đảng phải là một tổ chức tinh hoa gồm những nhà cách mạng chuyên nghiệp cống hiến đời mình cho sự nghiệp và thực hiện cách quyết định của họ với kỷ luật sắt, theo thế việc đưa các nhà hoạt động trung thành với đảng nắm trách nhiệm quản lý các viện chính trị cũ và mới, các đơn vị quân đội, nhà máy, bệnh viện, trường đại học, và các điểm phân phối thực phẩm. Dựa trên nền tảng đó, hệ thống Nomenklafura sẽ tiến triển và trở thành tiêu chuẩn thông lệ.
Về lý thuyết, hệ thống đó là dân chủ bởi vì mọi cơ quan của đảng lãnh đạo được bầu từ bên dưới, nhưng cũng là tập trung hóa bởi vì các hội đồng cấp dưới sẽ chịu trách nhiệm trước các tổ chức cấp trên. Khi thực hiện, "đường lối tập trung dân chủ" còn tập trung hơn, với các quyết định của cơ quan cấp trên bắt buộc các cơ quan cấp dưới. Theo thời gian, các cán bộ đảng ngày càng trở thành những người đam mê địa vị và chuyên nghiệp. Tư cách đảng viên đòi hỏi các kỳ thi, các lớp học đặc biệt, các trại, các trường và sự đề cử của ba đảng viên đương chức.

Cheka

Vào tháng 12 năm 1917, Cheka - lực lượng an ninh nội bộ đầu tiên của Bolshevik được thành lập. Sau đó nó đổi tên thành GPU, OGPU, MVD, NKVD và cuối cùng là KGB. Những "cảnh sát mật" này chịu trách nhiệm tìm ra những kẻ bị đảng coi là chống đối cách mạng và trục xuất họ khỏi đảng hay đưa ra tòa. Vào mùng 5 tháng Chín 1918, Cheka được giao trách nhiệm nhắm tới các thành phần sót lại của chính quyền Sa hoàng, chống đối đảng từ cánh tả như Các mạng xã hội và các nhóm chống Bolshevik khác như người Kozak, chính sách Khiếp sợ Đỏ. Felix Dzerzhinsky, lãnh đạo đầu tiên của Cheka nói vào tháng Sáu 1918 với tờ New Life: "Chúng tôi hiện thân là sự khiếp sợ được tổ chức - điều này cần phải được nói rất rõ ràng - sự khiếp sợ như vậy là rất cần thiết trong điều kiện cuộc sống của chúng ta hiện nay trong thời gian cách mạng."

Nhìn nhận về tương quan các lực lượng của hai bên

Các lực lượng đứng về phía Bolshevik

Lực lượng đông đảo nhất, nhiệt tình nhất và có trình độ nhất ủng hộ phía Bolshevik chính là các công nhân Nga. Tính đến năm 1913, tổng số công nhân nước Nga có khoảng 18 triệu (chiếm 10% dân cư), trong đó có khoảng 3,6 triệu công nhân công nghiệp. Các công nhân Nga có cuộc sống rất khó khăn dưới chế độ Nga Hoàng, hoàn toàn không được hưởng chút gì về tự do chính trị, có tinh thần cách mạng triệt để và chịu ảnh hưởng sâu đậm của phía Bolshevik. Giai cấp công nhân Nga có mối quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân, lại có phân bố tương đối tập trung, thuận lợi cho việc tổ chức và lãnh đạo đấu tranh.
Một bộ phận khác ủng hộ phía Bolshevik là các nông dân Nga. Là giai cấp có số lượng đông đảo nhất nước Nga, lực lượng này đã được phía Bolshevik hứa sẽ đưa ruộng đất về cho mình. Khi chính quyền Xô Viết thông qua Sắc lệnh về ruộng đất, thỏa mãn được yêu cầu về tư liệu sản xuất của nông dân Nga: Đó là ruộng đất. Trong Sắc lệnh có quy định:
1) Nay hủy bỏ ngay lập tức và không có bồi thường quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ.
2) Các điền trang của địa chủ cũng như những ruộng đất của các thái ấp, của các nhà tu và giáo hội với toàn bộ gia súc và nông cụ, tất cả những kiến trúc và nhà cửa phụ thuộc đều giao cho các ủy ban ruộng đất của tổng và các Xô Viết đại biểu nông dân huyện xử lý....
Trong các lực lượng khác ủng hộ phía Bolshevik còn có lực lượng binh lính cũ của Nga Hoàng. Nhiều đơn vị quân lính được giao nhiệm vụ đàn áp lực lượng ủng hộ Bolshevic đã chạy sang hàng ngũ cách mạng. Vốn đa số xuất thân từ nông dân, nhiều binh lính đã được phía Bolshevik giác ngộ về những quyền lợi giai cấp mà họ sẽ có được khi tham gia tiến hành cách mạng. Hơn nữa, nhiều đơn vị quân Nga Hoàng được thành lập từ những người công nhân Nga, vốn trước đây tham gia các cuộc biểu tình, tuần hành bạo động chống đối Nga Hoàng, đã bị nhà cầm quyền bắt lại và bị đẩy ra mặt trận bắn nhau với quân Đức. Khi cách mạng Tháng Mười nổ ra, những đơn vị này lẽ tự nhiên mang theo trang bị và vũ khí, quay lại với phía những người Bolshevik. Những người thủy binh trong quân đội Nga Hoàng cũng là những người ủng hộ nhiệt thành cho cách mạng Tháng Mười. Do nổi danh từ vụ Thiết giáp hạm Potemkin năm 1905, những người Bolshevik rất để ý đến lực lượng này và đã thu được không ít thành công trong việc giác ngộ lực lượng thủy binh, lính thủy đánh bộ Nga Hoàng đứng về phía mình. Ngoài ra còn có nhiều đơn vị bộ binh, kị binh cũng như nhiều binh chủng khác đã được tuyên truyền từ trước khi chiến tranh thế chiến thứ nhất nổ ra, tuy mức độ có ít hơn.
Các lực lượng quân sự của phía Bolshevik, ban đầu được gọi với tên:"Cận vệ đỏ", sau được thống nhất với tên: "Hồng Quân":
  • Ngày 15 tháng 1 1918: Hồng Quân Công Nông được thành lập.
  • Ngày 29 tháng 1 1918: Hồng Hải Quân Công Nông được thành lập.

Các lực lượng chống đối phía Bolshevik

Một lẽ rất tự nhiên, lực lượng chống đối phái Bolshevik đầu tiên cần kể đến là những tướng tá, quý tộc cũng như nhiều sỹ quan cũ trong quân đội Nga Hoàng. Họ là những người đã bị tước bỏ hết tất cả các đặc quyền giai cấp, các ruộng đất, các điền trang thái ấp rộng mênh mông đã được tích cóp từ đời cha ông tổ tiên của họ, cũng như những thứ họ sắp được hưởng khi chiến tranh kết thúc.
Năm 1913, nước Nga có 367,2 triệu hecta đất trồng trọt thì họ hàng Nga Hoàng, địa chủ, tu viện đã chiếm 152,5 triệu hecta, phú nông chiếm 80 triệu, số còn lại là của trung nông và bần nông.
Đối tượng thứ hai đó là Giáo hội Nga. Do chính quyền Xô Viết đã thi hành một chính sách tịch thu nhiều tài sản của Giáo hội, thuyết phục các lực lượng ủng hộ mình từ bỏ tôn giáo, hạn chế nhiều nghi thức nhà thờ, thậm chí nhiều cán bộ Xô Viết đã tung lực lượng dưới quyền đốt bỏ các nhà thờ của các cha đạo chống Xô Viết. Ngoài ra còn vì lý do là Giáo Hội đã không còn uy quyền như dưới thời Nga Hoàng, thời mà nước Nga như thời Trung Cổ: Nhà Thờ gắn liền với Nhà Nước.
Đối tượng thứ ba đó là một bộ phận công nhân Nga đã được phái Menshevik tuyên truyền. Phái Menshevik và phái Bolshevik đã phân tách ra từ cùng một chính đảng, cả hai đều thừa hưởng nhiều di sản giống nhau, và lẽ tự nhiên là các cơ sở ủng hộ hai bên đều có cùng chung bản chất giai cấp. Ngoài ra còn do sai lầm của phái Bolshevik, coi nhẹ tuyên truyền trong lực lượng công nhân công nghiệp nhẹ và các thợ thủ công, khiến phái Menshevik có ảnh hưởng không nhỏ trong các lực lượng này.
Đối tượng thứ tư đó là một bộ phận nông dân Nga. Nhiều nông dân mộ đạo bị phản tuyên truyền bởi Nhà Thờ (tình trạng này cũng không khác như hồi Cách Mạng Tư Sản Pháp), đã bị kích động đứng lên chống Cách Mạng. Hơn nữa có nhiều dân tộc trong Đế Chế Nga, như người Cossack, đã gây ra nhiều tác hại cho phía Bolshevik. Thực ra mà nói, những vùng nông thôn Cossack có nhiều dân nghèo đã theo về với những người Bolshevik, nhưng nhiều vùng Cossack có đông tầng lớp trung nông, ít bần nông - không bị lo lắng về ruộng đất - lại e ngại bị trả thù do đã đàn áp dã man công nhân Nga dưới thời Nga Hoàng. Dưới thời Nga Hoàng, người Cossack luôn cho rằng mình là thành phần được ưu ái, họ vốn được hưởng nhiều quyền lợi trong Đế chế Nga. Người Cossack được trực tiếp bầu ra các ataman của họ, người Cossack được chọn vào trong các đơn vị ngự lâm quân cho Nga Hoàng. Cướp bóc là động lực chính để người Cossack ra mặt trận. Còn ở thời Bolshevik, người Cossack thờ ơ với Sắc lệnh về ruộng đất, chấm dứt chiến tranh là điều họ mong muốn nhưng e ngại bị trả thù do đã đàn áp công nhân Nga, bị phản tuyên truyền về việc ruộng đất của họ sẽ bị tước đoạt, đem chia cho những thành phần dân tộc khác. Ngoài ra do định kiến phải suốt đời trung thành với các sỹ quan, hết lòng phụng sự Nga Hoàng, các sai lầm của phía Bolshevik, sự vô kỉ luật của nhiều đơn vị Hồng Quân  đã khiến nhiều lần và nhiều người Cossack đứng lên chống phía Bolshevik. Tình trạng trên cũng là tình trạng chung của nhiều dân tộc khác trong đế quốc Nga.
Đối tượng thứ năm là các dân tộc vốn bị áp bức theo kiểu đế quốc trong hệ thống Đế chế Nga cũ. Khi chế độ Nga Hoàng sụp đổ, họ rất muốn đứng ra thành lập nhà nước của riêng họ trong lòng nước Nga. Chính quyền Xô Viết rất không muốn điều này xảy ra, vì họ sẽ bị mất các nguồn tài nguyên quý giá, các khu địa chính trị có vị trí chiến lược. Điều này cũng sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho các dân tộc khác trong một quốc gia nhiều dân tộc như Đế Quốc Nga. Sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga sẽ bị đe dọa, an ninh của Nga sẽ bị ảnh hưởng do nguy cơ các thế lực bên ngoài sẽ kích động các dân tộc vốn có hằn thù với người Nga tham gia vào việc làm suy yếu nước Nga.
Đối tượng thứ sáu không thể không kể đến là các thế lực bên ngoài nước Nga. Kế hoạch đánh gục nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, âm mưu chia xé nước Nga và các vùng lãnh thổ phụ thuộc của nó khiến các nước như Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Đức... tiến hành nhiều cuộc can thiệp bằng quân sự, cung cấp nhiều chuyến hàng viện trợ, công nhận các chính phủ do các lực lượng chống đối phía Bolshevik lập ra, đã giúp cho các lực lượng chống đối Bolshevik có thể tiến hành cuộc chiến được dai dẳng.
Những lực lượng chống đối Bolshevik, đa số tập trung dưới một ngọn cờ của quân "Bạch Vệ".

Các lực lượng trung lập

Trong lòng nước Nga còn có một nhóm nhỏ quân sự xuất thân từ các nông dân. Họ là những người nông dân đứng lên chống chế độ Nga Hoàng nhưng cũng không muốn ngả theo phía khác. Họ đã tập trung lại thành nhiều nhóm nhỏ với nhau và được gọi là "Quân Xanh". Trong cuộc nội chiến, Quân Xanh nhiều khi ngả về phía Hồng Quân, nhưng cũng có nhiều nhóm Quân Xanh bị lợi dụng, quay lại chống phía Hồng Quân.

Diễn biến

Kế hoạch phát động cuộc nội chiến

Ngay khi cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga nổ ra, do lực lượng Cận Vệ Đỏ còn ít ỏi chỉ có hơn 1 triệu quân, đế quốc Nga lại quá rộng lớn nên những người Bolshevik đã không thể nắm chính quyền được ở nhiều vùng đất cũng như tiến hành truy quét các lực lượng của phe chống đối.
Như một tất yếu, các lực lượng chống đối của phía Bolshevik: quân Bạch Vệ đã hoạt động ngay từ phút đầu. Nhưng do lực lượng của Bạch Vệ còn chia rẽ ra thành nhiều phe phái (Nga Hoàng và gia đình đã bị chính quyền Xô Viết bắt giữ và xử tử hình vào tháng 7 năm 1918), binh lính hoang mang, nhiều đơn vị bỏ hàng ngũ, bắn vào các sỹ quan và mang theo vũ khí bỏ về nhà khiến quân Bạch Vệ nhiều nơi phải rút đi để tập hợp binh chúng.
Tuy vậy do ưu thế tạm thời về vũ khí, trang bị và huấn luyện nên nhiều đơn vị Hồng Quân đã phải rút lui bởi thế tấn công của quân Bạch Vệ.
                                       

Kế hoạch can thiệp từ bên ngoài

Cách Mạng Tháng Mười Nga đã diễn ra và thành công khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra và vào giai đoạn quyết liệt nên các cường quốc trên thế giới không rảnh tay can thiệp vào tình hình nước Nga. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, các nước này đã từng bước leo thang chống lại chính quyền Xô Viết. Đức tuy đã tạm thời kí hòa ước nhưng vẫn muốn chiếm được thêm nhiều vùng đất của Nga. Trong khi đó, từ cuối năm 1917, các cường quốc trong phe Hiệp Ước đã thảo ra một kế hoạch bao vây và tấn công nước Nga Xô Viết: Pháp sẽ tấn công và lật đổ chính quyền Xô Viết ở Ukraina, Krym, Bessarabia; Anh sẽ tấn công và lật đổ chính quyền Xô Viết ở phía bắc nước Nga, ở vùng sông Đông, Kuban, Kavkaz; Mỹ và Nhật sẽ tấn công ở vùng Viễn Đông và Siberia.
Các cường quốc trong phe Hiệp Ước không công nhận chính quyền Xô Viết, lấy cớ nước Nga Xô Viết rút ra khỏi chiến tranh để phối hợp với các lực lượng chống đối trong nước, lật đổ chính quyền Xô Viết buộc nước Nga phải chấp nhận các lợi ích của Đế quốc Anh, Pháp và Mỹ.

Tình hình chiến sự trong năm 1918

Tháng 03-1918, quân Anh, Pháp, Mỹ đổ bộ lên Murmansk. Họ chiếm Murmansk, Arkhangelsk và tiến theo hướng Moskva, Petrograd. Tháng 4-1918, quân Nhật đổ bộ lên Vladivostok, thành phố cực đông nước Nga. Sau đó các đơn vị quân viễn chinh Mỹ, Anh, Pháp, Ý cũng đổ bộ lên đó. Chính quyền Xô Viết ở đây bị lật đổ. Quân Bạch Vệ lần lượt chiếm các thành phố Iếccut, Vecnêudinxcơ, Sita và nhiều thành phố khác. Tháng 8-1918 quân Anh, Pháp đánh chiếm các thành phố cảng Odessa và Sevastopol trên bờ biển Đen nhằm giáng đòn tấn công vào vùng trung tâm nước Nga. Tháng 11-1917, Rumani được Pháp hỗ trợ đã chiếm Bessarabia. Tháng 5-1918, quân đoàn Tiệp Khắc nổi loạn ở vùng sông Volga và Siberia.
Quân đoàn Tiệp Khắc (có 50.000 người) được thành lập ở nước Nga trước Cách Mạng Tháng Mười. Họ là những tù binh người Czech và Slovakia thuộc quân đội Austria-Hungary bị bắt tại chiến trường Nga. Các nước Hiệp Ước dịch chuyển họ sang mặt trận phía tây để đánh Đức. Sau khi nước Nga ra khỏi cuộc chiến, chính phủ Xô Viết đã cho phép họ qua đường Siberia và Viễn Đông để sang Pháp.
Khi 60 đoàn tàu chở quân đoàn Tiệp Khắc đang trên đoạn đường ở gần Vladivostok, đội quân đó đã nổi loạn. Được sự góp sức của quân Bạch Vệ, các lực lượng xã hội cách mạng và Menshevik, đội quân này đã chiếm được một vùng rộng lớn ở Siberia, và một số nơi tại vùng lưu vực sông Volga và Ural. Tại các vùng đó, các lực lượng chống đối Bolshevik đã tiến hành các hoạt động lật đổ chính quyền Xô Viết, dựng lên các chính quyền nào là: "Chính phủ miền Bắc" ở Arkhangelsk, "Chính phủ người Siberia" ở Omsk, "Chính phủ Ural" ở Ekaterinodar. "Chính phủ Siberia tự trị" ở Vladivostok. Các chính phủ này đã bị lợi dụng để các nước bên ngoài lấy lời kêu gọi để biện minh cho hành động can thiệp vào nước Nga.Như vậy là, cuộc nổi loạn của binh đoàn Tiệp Khắc là cái mốc cho việc mở rộng can thiệp vũ trang của các nước Đế Quốc..
Ở Kadan, lực lượng Bạch vệ đã chiếm được kho bạc với 600 triệu rúp vàng, phần lớn số vàng dự trữ của Nhà nước Xô Viết.
Tại khu vực Tây Nam nước Nga, các nước đế quốc đã kích động và giúp sức cho các thế lực chống chính quyền Bolshevik ở Azerbaidjan, Armenia nổi loạn. Ngày 31-07-1918, chính quyền Xô Viết ở Baku bị lật đổ, và 4 ngày sau, quân Anh đã vào chiếm Baku.
Trong khi đó quân Đức đã vi phạm hòa ước, cho quân xâm nhập vùng ngoại Kavkaz, vùng Sông Đông và vùng Krym. Quân Bạch vệ Cossack của các tướng Craxnok và Mamontop, được quân Đức giúp sức chiếm vùng sông Đông và tiến về thành phố Tsaritsyn (sau là Volgograd). Thực tế, Đức đã đánh chiếm Ukraine, dựng lên ở đây một chính phủ thân Đức.
Tại khu vực trung tâm nước Nga, các lực lượng chống đối cũng đã có nhiều hành động ngay trong nhiều thành phố, ngay cả ở Moscow. Ngày 06-07-1918, trong thời gian Đại hội lần V Xô Viết toàn Nga đang họp, phía Xã hội-Cách mạng, được sự giúp đỡ ngấm ngầm của các thế lực nước ngoài đã nổi loạn chống chính quyền Xô Viết ở Moscow. Để kiếm cớ gây ra cuộc chiến tranh với Đức, lực lượng này đã ám sát đại sứ Đức ở Moscow. Nhưng cuộc phiến loạn này đã nhanh chóng bị đập tan. (Ngày 14-07, chính phủ Đức đã đòi gửi 1 tiểu đoàn lính Đức đến bảo vệ sứ quán ở Moscow nhưng chính phủ Xô Viết đã từ chối lời đề nghị đó).
Mùa hè năm 1918, đất nước Xô Viết ở trong một tình huống cực kì khó khăn và nguy hiểm. Khoảng 14 vạn quân của 11 nước đế quốc và chư hầu (về sau tăng lên tới 30 vạn), cùng khoảng 1 triệu quân chống đối phía Bolshevik các loại đã chiếm được khoảng 3/4 lãnh thổ của đất nước Xô Viết. Họ đã chiếm được những trung tâm nguyên liệu, nhiên liệu và lúa mì. Nền kinh tế của đất nước rơi vào tình trạng cực kì khó khăn: các nhà máy phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu và nhiên liệu, giao thông bị đình trệ, nhân dân (nhất là dân các thành phố) lâm vào cảnh đói rét và bệnh tật. Các thế lực chống đối nổi lên ở nơi nơi: kể cả ở Moscow và Petrograd. Ngày 30-08-1918, các lực lượng Xã hội-Cách mạng đã tiến hành hoạt động ám sát Lenin nhưng thất bại. Tại các vùng bị chiếm đóng, các lực lượng thân Bolshevik bị truy sát ráo riết, các đảng viên Bolshevik bị sát hại dã man. Những nơi mà ruộng đất, tài sản đã được chia cho dân nghèo bị cướp lại, nhiều người dân bị hãm hại và bị bóc lột thậm tệ.
                                         

Nhận định

Về các tướng lĩnh quân đội Nga, ngay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các tướng lĩnh này đã tỏ thái độ hục hặc với nhau và không đoàn kết, hầu như các đoàn quân của họ đều chiến đấu rời rạc. Họ không có khả năng cố kết thành một lực lượng thống nhất, dưới quyền lãnh đạo của một thủ lãnh chung. Các tướng trong giai đoạn này như những sứ quân biệt lập, mạnh ai người nấy chiếm đất giành dân.
Các tướng lĩnh này cũng không thể nắm rõ được tình hình của các đội quân dưới quyền. Quân lính của họ cũng là những người nông dân, mong ngóng hòa bình được lập lại để quay về với đồng ruộng của mình. Binh lính thấy rõ sự khác nhau trong chỉ huy của các sỹ quan của mình so với các sỹ quan Hồng Quân.
Khi tiến chiếm một thành phố nào đó, việc đầu tiên là tiến hành các vụ cướp bóc, giết chóc và trả thù. Một điều tệ hại là trong đầu óc của nhiều sỹ quan rất đam mê việc giết chóc những người Do Thái vì những lý do tôn giáo, còn trong khi đó đội ngũ Hồng Quân lại mở rộng vòng tay với những con người này(cần dẫn chứng). Việc Sắc lệnh ruộng đất được ban ra và thi hành đã tạo tâm lý hứng khởi cho các nông dân Nga. Binh lính Bạch vệ khi tiến vào các vùng nông thôn thì thấy nông dân bị cướp bóc. Ruộng đất của nông dân vẫn bị địa chủ, chúa đất chiếm đoạt. Cuộc sống cực khổ của nông dân, sự liều chết chống lại của nông dân để giữ được ruộng đất do phía Bolshevik chuyển giao đã làm họ liên tưởng đến cuộc sống quê nhà, khi các đoàn quân Bạch Vệ khác tiến vào quê nhà họ. Những người lính Cossacks thì lại mong ngóng được trở về quê hương bản quán và cảm thấy tức giận trước cách đối xử của các sỹ quan đối với mình.
Những thành phần của giai cấp tư sản Nga ban đầu cũng muốn thành lập một nền cộng hòa dân chủ tư sản nhưng họ lại không nắm trong tay quân đội. Họ phải lao mình theo các cuộc chiến chinh của quân Bạch vệ, tiến hành chém giết cùng với các sỹ quan đó mà không thể tiến hành các hoạt động tuyên truyền và thuyết phục. Thời đại đó cũng quá khác với thời đại của Cách Mạng Tư Sản Pháp, giai cấp công nhân đã tồn tại lâu và quá biết những hành động của giai câp tư sản. Giai cấp tư sản không thể quét sạch được các tàn dư phong kiến như tư sản Pháp đã làm, và họ cũng không thể hứa là đem lại nhiều quyền lợi cho công nhân hơn so với lời hứa quốc hữu hóa nhà máy xí nghiệp, bỏ các chủ bóc lột như của những người Bolshevik.
Thêm vào đó việc quân đội nước ngoài đổ bộ lên lãnh thổ Nga khiến những người Nga tức giận. Không một dân tộc nào trên thế giới cảm thấy sung sướng khi thấy quân đội nước ngoài xuất hiện trên lãnh thổ của mình. Lòng tự hào dân tộc của người Nga khiến cho họ nhìn thấy các đơn vị Bạch Vệ như những kẻ phản quốc.
Các quân đội nước ngoài đã tham gia nhiều cuộc chiến, tâm lí chung của binh lính là không muốn chiến đấu. Hơn nữa các điều kiện nội tại của các nước cũng không thể khiến chính phủ cho quân đội đặt chân lâu trên nước Nga. Chính phủ cuối cùng cũng đành gửi các nguồn viện trợ cho quân Bạch Vệ. Cả vấn đề này cũng bị chỉ trích nên khi quân Bạch Vệ suy yếu, các nguồn viện trợ này sẽ bị cắt giảm ngay.

Các biện pháp đối phó của lực lượng Bolshevik

Trước tình hình khẩn cấp, lực lượng Bolshevik buộc phải đáp trả bằng những biện pháp cứng rắn và quyết liệt.
Trước hết là phải thanh trừng các lực lượng chống phá trong hậu phương. Chiến dịch "khủng bố đỏ" được thi hành, tấn công khốc liệt vào các phần tử "có quan hệ với các tổ chức bạch vệ, các âm mưu và bạo loạn". Khủng bố đỏ rất tàn khốc, nhưng cũng rất hiệu quả.
Tháng 9-1918, nước CH Xô Viết tuyên bố là một mặt trận quân sự thống nhất. Tháng 11-1918, Hội đồng quốc phòng công nông được thành lập. Về sau, tháng 6-1919, các nước Xô Viết Nga, Ukraine, Belarus, Lithuana, Latvia, Estonia kí kết liên minh quân sự, thành lập bộ chỉ huy thống nhất.
Muốn đánh nhau phải có quân đội. Lenin yêu cầu cần phải có một lực lượng 3 triệu quân. Đồng thời, Hồng quân đặc biệt xem trọng chất lượng chính trị, kỉ luật nghiêm minh. Chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện. Và những người Bolshevik có một ư thế: họ kiểm soát được những vùng đông dân nhất nước. Vì thế, quân số tăng nhanh chóng: từ 50 vạn (trước mùa hè 1918), đến tháng 9-1919 đã là 3,5 triệu, "vượt chỉ tiêu". Cuối năm 1920 còn đông hơn: 5,3 triệu.
Chính sách kinh tế cũng thay đổi. Năm 1919, lực lượng Bolshevik thực thi chính sách cộng sản thời chiến: độc quyền lương thực, trưng thu lương thực thừa, trực tiếp nắm toàn bộ công nghiệp, thực hiện chế độ lao động cưỡng bức toàn dân, thi hành trả lương bằng hiện vật, áp dụng chế độ ăn uống miễn phí với trẻ con, công nhân công nghiệp, đường sắt, giao thông nhằm mục đích điều phối và tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực quốc gia cho cuộc chiến.
Các chính sách của những người Bolshevik tuy lắm lúc rất khắc nghiệt, nhưng rất hiệu quả trong tình hình chiến cuộc căng thẳng lúc đó. Nửa sau năm 1918, quân đoàn Tiệp Khắc bị đánh tan và dạt sang bên kia dãy Ural. Quân đoàn Bạch vệ Sông Đông của Craxnok bị tiêu diệt. Các lực lượng nổi loạn ở hậu phương đã bị "khủng bố đỏ" trấn áp.
Nước Cộng hòa Xô Viết đã sẵn sàng cho những trận đánh lớn vào năm 1919.
 

Tình hình chiến sự năm 1919-bước ngoặt của cuộc nội chiến

Khoảng tháng 3-1919, diễn ra đại hội VII đảng Bolshevik, thông qua cương lĩnh mới của Lenin, và đổi tên từ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thành Đảng Cộng sản Liên Xô.
Đại hội kết thúc trong lúc tình hình chiến sự diễn biến phức tạp hơn.
Thế chiến I chấm dứt là cơ hợi thuận lợi cho các nước đế quốc can thiệp sâu rộng. Tới tháng 2-1919, có 13 vạn quân ở Nam Nga, ở Viễn Động là 15 vạn, ở phía Bắc là 20 vạn, tổng cộng lên đến 30 vạn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, họ chỉ chủ yếu ủng hộ qua việc viện trợ, còn các đội quân Bạch vệ vẫn là lực lượng chủ yếu chống lại phe Bolshevik.
Mùa xuân năm 1919, các lực lượng Bạch vệ bắt đầu tấn công:
  • Tại phía Đông, đô đốc Kolchak và quân đoàn Tiệp Khắc chiếm đóng Sibir, Ural nhằm hướng tới sông Volga, uy hiếp Samara, Cadan.
  • Ở phía Nam, tướng Denikin chiếm Kiev, Kharkov và có lúc uy hiếp cả Tula, Moskva.
  • Tướng Miler cùng quân đội Mĩ, Anh, Pháp tấn công ở phía Bắc, còn phía Tây Bắc là quân của tướng Yudenit.
  • Ở phía Tây, quân đội Ba Lan đã tiến vào Ukraina, Belarus.
Một lần nữa, chính quyền Bolshevik lại lâm vào tình hình nguy hiểm: gần như toàn bộ các lực lượng Bạch vệ đã dốc toàn lực tổng tấn công, bao vây từ nhiều hướng. Họ có quân số không phải là ít ỏi, lại được sự ủng hộ của các nước đế quốc. Trong khi Hồng quân Xô Viết chỉ có một mình. Những người Bolshevik đang trải qua một thời kì nặng nề nhất trong cuộc nội chiến. Nếu họ không vượt qua, họ sẽ mất hết.
Không thể nào cùng lúc đối chọi tất cả các đội quân Bạch vệ, Hồng quân đã lợi dụng sự rời rạc và mâu thuẫn giữa các phe phái của phía Bạch vệ, lần lượt tiêu diệt từng thế lực một. Trước hết, là "tất cả để chiến đấu với Kolchak". Mọi lực lượng đều dồn cho việc đánh bại đội quân Kolchak. Tháng 7-1919, Hồng quân đã đánh chiếm Ural, đẩy lùi Kolchak đến tận Sibir. Cuối năm, quân Kolchak hoàn toàn thất bại. Bản thân ông bị bắt và bị xử tử ở Iêccut.
Đồng thời, cuộc tấn công của Yudenit vào Petrograd cũng thất bại hoàn toàn.
Trước những thất bại của Kolchak và Yudenit, từ nửa sau năm 1919 các nước đế quốc đã chuyển trọng tâm xuống phía Nam với lực lượng chủ yếu của Denikin. Đội quân của Denikin chiếm đóng toàn bộ miền Nam nước Nga với nhiều vùng nhiên liệu chủ yếu và vùng lúa mì quan trọng. Họ cũng được sự viện trợ mạnh của nước ngoài về vũ khí, phương tiện chiến tranh (kể cả xe tăng, máy bay) và cả sĩ quan chỉ huy. Người Anh phái tới gần 2000 sĩ quan và vũ khí của Mĩ có thể trang bị cho đội quân 10 vạn người. Rõ ràng đây là một đối thủ đáng nể của những người Bolshevik.
Bây giờ là khẩu hiệu "tất cả để chiến đấu với Denikin". Chiến cuộc diễn ra hết sức cam go và quyết liệt. Chính quyền Bolshevik buộc phải thi hành nhiều biện pháp khẩn cấp, huy động toàn bộ mọi nguồn tài lực và vật lực cho cuộc chiến. 8 vạn đảng viên và đoàn viên đã được điều động ra mặt trận. Cuối cùng, Hồng quân cũng giành được những thắng lợi quyết định ở Orel và Voronezth (10-1919). Lực lượng Denikin phải rút xuống Krym. Đầu năm sau, Hồng quân đã kiểm soát được Ukraine và Bắc Kavkaz.
Các đội quân nước ngoài cũng bị đẩy lùi ở khắp các mặt trận và phải rút quân dần dần ngay từ năm 1919.
Năm 1919 được đánh giá là một bước ngoặt lớn của cuộc nội chiến. Với việc các lực lượng căn bản của quân Bạch vệ bị đánh tan và Hồng quân giành lại được những vùng đất quan trọng, phe Bolshevik từ tình thế hiểm nghèo đã tiến lên giành lấy ưu thế của cuộc chiến. Các nước đế quốc cũng không thể can thiệp sâu hơn nữa, đành phải rút dần quân và cắt giảm viện trợ. Phe Bạch vệ chưa bị đánh bại hoàn toàn nhưng đã không còn đủ khả năng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Những sự kiện năm 1920 và 1921 chỉ là sự bùng lên của một ngọn nến sắp tắt.
                                                                            

Tình hình chiến sự năm 1920-lực lượng Bạch vệ bị đánh bại hoàn toàn

Tình hình chiến sự đầu năm 1920 đã dần dần lắng dịu trở lại. Những người Bolshevik đã tranh thủ thời gian này để khôi phục lại đất nước bị tàn phá sau nhiều năm chiến tranh, đồng thời cũng tăng cường việc tiến đánh các lực lượng còn lại của Bạch vệ. Đại hội Đảng lần IX ngày 29-3-1920 đã đề ra kế hoạch khôi phục nền kinh tế quốc dân. Cùng lúc, Hội đồng ủy viên nhân dân quyết định thành lập Ủy ban nhà nước điện khí hóa nước Nga (GOELRO) với kế hoạch điện khí hóa cả nước. Tình hình kinh tế đã có một số biến chuyển theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, những người Bạch vệ vẫn chưa nguôi hy vọng. Họ vẫn tìm mọi cách giành lại vị thế đã mất. Trong tình hình đó - được sự giúp đỡ của Anh, Pháp, Mĩ - quân đội Ba Lan đã tấn công vào Ukraine (25-4-1920) với mục đích đòi lại những vùng đất từng bị Đế quốc Nga lấy mất. Ngày 6-5, Kiev thất thủ. Chớp thời cơ, lực lượng Bạch vệ còn lại của Vranghel, Petluara và Yudenit nổi dậy hỗ trợ. Thậm chí Vranghel đã đề ra kế hoạch tấn công vào Moskva.
Một lần nữa, chiến cuộc lại bùng nổ. Sau một thời gian bị động, ngày 14-5-1920 Hồng quân bắt đầu phản công. Đến tháng 7, các cuộc phản công thu được kết quả khả quan. Quân Ba Lan bị đẩy lui và sau đó bị đánh bật khỏi Ukraine. Nhân cơ hội, Hồng quân tràn vào Ba Lan, mưu toan biến Ba Lan thành bàn đạp cho việc mở rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa sang châu Âu và phối hợp với phong trào cách mạng Đức. Nhưng họ đã thất bại nặng nề ở gần Warszawa. Cuối cùng, ngày 12-10-1920, hiệp định đình chiến được ký kết, sau đó là hòa ước 18-3-1921.
Sau khi ký hòa ước với Ba Lan, Hồng quân chĩa mũi dùi vào 6 vạn quân Bạch vệ Vranghel. Giữa tháng 11-1920, Hồng quân chiếm Krym. Vranghel buộc phải lưu vong sang nước ngoài.
Cùng năm, ở Trung Á, các lực lượng Bạch vệ cũng bị đánh bại. Năm 1920 nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về Chính quyền Xô viết.

Nguyên nhân thắng lợi của Chính quyền Bolshevik

Lực lượng quân sự quá đông đảo (hơn 5 triệu quân) với lý tưởng chiến đấu rõ ràng.

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 15:43, ngày 6 tháng 9 năm 2014.
                                    

Mikhail Vasilyevich Frunze

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mikhail Vasilyevich Frunze
Михаи́л Васи́льевич Фру́нзе
Frunze-mikhail.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ 15 tháng 1 năm 1925 – 31 tháng 10 năm 1925
Tiền nhiệm Lev Davidovich Trotsky
Kế nhiệm Kliment Yefremovich Voroshilov
Thông tin chung
Đảng phái Đảng Bônsêvích
Sinh 2 tháng 2, 1885
Bishkek, Turkestan
Mất 31 tháng 10, 1925 (40 tuổi)
Moskva, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga, Liên Xô
Mikhail Vasilyevich Frunze (tiếng Nga: Михаи́л Васи́льевич Фру́нзе; tiếng Romania: Mihail Frunză; còn được biết tới qua các bút danh Арсе́ний Три́фоныч–Arseniy Trifonych, Серге́й Петро́в–Sergei Petrov, А. Шу́йский–A. Shuiskiy, М. Ми́рский–M. Mirskiy; 2 tháng 2 [ 21 tháng 1] năm 1885–31 tháng 10 năm 1925) là một nhà lãnh đạo của đảng Bolshevik trước và sau cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Tên ông được đặt cho một học viện quân sự nổi tiếng của Liên Xô.

Cuộc đời và sự ngiệp

Frunze sinh ra ở Bishkek, một thị trấn nhỏ nằm ở miền Nam đế quốc Nga, lúc đó đang thuộc vùng Kyrgyz của Turkestan. Cha ông là một thầy thuốc người Rumani gốc vùng Kherson, còn mẹ ông là người Nga. Frunze đi học tại Verniy (nay là Almaty) và năm 1904 ông học ở Đại học Bách khoa Sankt-Peterburg.

Tượng đài của M. V. Frunze tại Trung tâm Văn hóa Quân đội Nga ở Moskva
Tại Đại hội II Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga diễn ra ở Luân Đôn năm 1903, nội bộ đảng chia rẽ thành 2 phái lớn: phái Bolshevik của Lenin và phái Menshevik của Julius Martov. Frunze chọn theo phe của Lenin. Hai năm sau Đại hội, Frunze trở thành một nhà lãnh đạo của Cách mạng 1905, ông tổ chức cuộc đình công lớn của công nhân dệtShuyaIvanovo. Cách mạng bị chế độ Nga hoàng đàn áp, Frunze bị bắt vào năm 1907 và bị xử tử hình, tuy nhiên sau đó ông được giảm án thành khổ sai chung thân và bị đày đi Xibia. Sau mười năm khổ sai ở Xibia, Frunze vượt ngục, trốn đến Chita và trở thành biên tập viên của tờ Vostochnoe Obozrenie, một tuần báo của đảng Bônsêvích.
Khi cuộc Cách mạng tháng Hai (1917) bùng nổ, Frunze trở thành người đứng đầu của lực lượng dân binh tại Minsk và sau đó ông được bầu làm chủ tịch của Xô viết tại Byelarussia. Không lâu sau ông tới Moskva và lãnh đạo một lực lượng dân binh của công nhân đang đấu tranh giành quyền kiểm soát thành phố.
Sau khi cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ, Frunze trở thành Chính ủy của tỉnh Voznesensk vào năm 1918. Trong thời gian đầu của cuộc Nội chiến Nga, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy của Cụm Tập đoàn quân Nam -lúc này đang gặp khó khăn trước lực lượng Bạch vệ của Đô đốc Aleksandr Vasiliyevich Kolchak. Dưới sự chỉ huy của Frunze, Hồng quân nhanh chóng lật ngược tình thế và đã đánh bại quân của Kolchak tại Omsk. Để tưởng thưởng cho thành tích đó, người lãnh đạo Hồng quânLev Davidovich Trotsky đã bổ nhiệm ông làm chỉ huy của toàn bộ Mặt trận phía Đông. Tiếp theo, Frunze lại chỉ huy Hồng quân tiến vào Turkestan, trấn áp cuộc nổi dậy Basmachi cũng như tiêu diệt tàn quân Bạch vệ ở đây. Lực lượng Hồng quân của Frunze đã giải phóng Khiva vào tháng 2 và Bukhara vào tháng 9.
Tháng 11/1920, Frunze tái chiếm Krym và đuổi lực lượng Bạch vệ của Pyotr Nikolayevich Wrangel ra khỏi Nga. Ông cũng lãnh đạo Hồng quân đánh tan các lực lượng vô chính phủ của Nestor Ivanovych Makhno và lực lượng li khai của Symon Vasylyovych Petliura tại Ukraina.
Vào năm, 1921, Frunze được bầu làm thành viên của Ban chấp hành Trung ương của đảng Bônsêvích. Đến ngày 2 tháng 6 năm 1924 ông trở thành thành viên ứng cử của Bộ chính trị và vào tháng 1 năm sau ông được bầu làm Chủ tịch của Hội đồng Quân sự Cách mạng. Frunze chủ trương ủng hộ Grigory Yevseevich Zinoviev và vì vậy ông trở thành địch thủ chính trị của Iosif Vissarionovich Stalin, mặc dù trước đó họ có mối quan hệ tương đối hòa nhã.
Frunze được đánh giá là một trong những người cộng sản lãnh đạo có tầm nhìn rất sáng tạo và gần như là không chính thống về các chính sách cũng như về việc thi hành chúng. Ông được các bạn chiến đấu rất kính trọng vì lòng dũng cảm, sự thành công trong việc đạt được các mục tiêu quân sự quan trọng cũng như quá trình đấu tranh cách mạng bền bỉ trong thời kì đảng Cộng sản còn bị cấm ở chể độ Nga hoàng. Frunze cũng được xem là người có nhiều khả năng kế thừa ngôi vị lãnh đạo của Lenin, lý do là ông có nhiều năng lực trong việc xử lý các vấn đề lý thuyết cũng như thực tế của Đảng, đồng thời ông cũng tỏ ra không có tham vọng cá nhân gì trái ngược với quyền lợi của Đảng.

Cái chết

Frunze vốn mắc bệnh loét đường tiêu hóa mãn tính. Những người xung quanh đã nhiều lần khuyên ông đi phẫu thuật, tuy nhiên Frunze tỏ ra ưa thích các phương pháp chữa trị truyền thống hơn. Đến năm 1925, bệnh tình của Frunze đột ngột chuyển biến xấu và ông phải nhập viện. Lúc đó cả I. V. Stalin và Anastas Ivanovich Mikoyan đều tới gặp Frunze và yêu cầu ông phải phẫu thuật. Về việc này, Frunze đã viết thư cho vợ mình như sau:
Hiện giờ anh cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh; việc thực hiện - thậm chí là nghĩ tới - một cuộc phẫu thuật thật sự là ngớ ngẩn. Tuy nhiên cả hai người đại diện của Đảng đều đòi anh phẫu thuật cho được.
—Mikhail Vasilyevich Frunze, 
Frunze chết vì ngộ độc chloroform trong quá trình phẫu thuật vào ngày 31 tháng 10 năm 1925. Ngay cả đối với trình độ y học thời đó, phẫu thuật loét dạ dày là một chuyện rất bình thường, vì vậy có nhiều ý kiến cho rằng các địch thủ chính trị của Frunze - hay chính bản thân Stalin - đã bày mưu đầu độc ông. Tuy nhiên hiện không có bằng chứng nào đủ mạnh để chứng minh cho việc này. Có điều, trong cuộc phẫu thuật đó các bác sĩ đã dùng một lượng chlorofrom nhiều hơn bình thường vài lần.
Frunze được mai táng tại Nghĩa trang tường điện Kremli. Tất cả 4 bác sĩ phẫu thuật cho ông (Martynov, Grekov, Rozanov và Get'e) đều chết vào năm 1934.

Di sản


Chân dung của Frunze trên môt con tem Liên Xô phát hành năm 1960.
Thành phố BishkekKyrgyzstan được đổi tên thành Frunze vào năm 1926. Đến năm 1991, nó được trả về tên cũ, tuy nhiên con đường và viện bảo tàng mang tên ông vẫn được giữ nguyên tên gọi. Trong khuôn viên viện bảo tàng có ngôi nhà tranh mà Frunze sinh sống thời niên thiếu. Nó được bảo tồn nguyên vẹn trong một kiến trúc hiện đại lớn hơn. Một ngôi làng nằm cách thủ đô Kyrgyzstan 2 phút (tính theo việc đi từ đường sân bay vào thủ đô) cũng được đặt tên là làng Frunze[cần dẫn nguồn].
Tên của ông được đặt cho một học viện quân sự danh tiếng vào bậc nhất Liên Xô: Học viện quân sự Frunze.
Sư đoàn bộ binh số 2 (Liên Xô) từng mang tên là Sư đoàn bộ binh Cờ Đỏ số 2 Byelarussia nhân danh M.V. Frunze.
Một ga hệ thống tàu điện ngầm Moskva được đặt tên là Frunzenskaya nhằm vinh danh Frunze, và một tượng đá của ông cũng được tạc gần đó. Ở Shuya người ta xây dựng một bảo tàng tưởng niệm Frunze. Nhiều đường phố ở Nga hiện nay cũng được đặt tên là Frunze.
Sau khi Frunze qua đời, cái tên Frunzik (có nghĩa là "Frunze" nhỏ) bắt đầu trở nên thịnh hành trong cộng đồng người dân Liên Xô sống ở vùng Kavkaz và Turkestan. Người mang tên Frunzik nổi tiếng nhất có lẽ là Mher (Frunzik) Mushegovich Mkrtchyan, một diễn viên phim hài nổi tiếng của Liên Xô.
Tàu chiến Poltava được đổi tên thành Frunze vào tháng 1 năm 1926.

Trong văn học

Tác phẩm "Câu chuyện về Mặt Trăng không bao giờ biến mất" của Boris Andreyevich Pilnyak dựa trên cái chết của Frunze. Cái chết của ông cũng là hạt nhân trung tâm của hai chương đầu của tiểu thuyết Những thế hệ mùa đông do Vasily Pavlovich Aksyonov sáng tác.

Câu nói nổi tiếng

  • "Tất cả những gì chúng ta làm, mọi hành động, đều phải phù hợp với những tư tưởng cao nhất của Cách mạng."
  • "Hồng quân được tạo ra bởi công nông và nó được lãnh đạo bởi ý chí của tầng lớp lao động. Ý chí đó được thực thi bởi một Đảng Cộng sản thống nhất."
Tiền nhiệm:
Lev Davidovich Trotsky
Dân ủy Quân sự và Hải quân Liên Xô
1925
Kế nhiệm:
Kliment Yefremovich Voroshilov
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 14:30, ngày 4 tháng 10 năm 2014.

Sông Đông êm đềm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sông Đông êm đềm
Тихий Дон (Tikhii Don)
MikhailSholokhov AndQuietFlowsTheDon.gif
Bìa của phiên bản xuất bản tại Việt Nam do NXB Văn học ấn hành.
Thông tin sách
Tác giả Michail Aleksandrovich Sholokhov
Quốc gia Liên Xô
Ngôn ngữ tiếng Nga
Thể loại Tiểu thuyết
Nhà xuất bản Nhà xuất bản Văn học (bản dịch tiếng Việt)
Ngày phát hành 1928-1940 (nguyên bản)
Bản tiếng Việt
Người dịch Nguyễn Thụy Ứng
Sông Đông êm đềm (tiếng Nga: Тихий Дон, Tikhy Don) là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Với tác phẩm này, Sholokhov đã được tặng Giải Nobel văn học năm 1965.

Sáng tác

Sau khi tham gia cuộc Nội chiến ở phía Hồng quân năm 1920, Sholokhov trở về quê, một làng Cossack thuộc trấn Veshenskaya vùng sông Đông (nay là tỉnh Rostovsky, Liên bang Nga) năm 1924. Ông bắt đầu viết Sông Đông êm đềm từ năm 1925 và lần lượt phát hành:
Bản dịch tiếng Việt phổ biến nhất là của dịch giả Nguyễn Thụy Ứng, được in thành tám tập. Năm 2005, được in làm bốn tập, trong đó dịch giả đã hiệu đính lại bản dịch, thêm phần phụ lục để giới thiệu một số đoạn trước đây bị cắt bỏ. Lần tái bản gần nhất (2007), Nhà xuất bản Văn học gộp thành hai quyển.

Nội dung

Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông. Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết. Gregori phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó. Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ "bên Đỏ" rồi lại sang "bên Trắng". Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu. Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết Nataliađã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do thiếu thốn, bệnh tật. Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin. Chính quyền Xô viết ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori. Cùng trong lúc này, Gregori đã đem tất cả vũ khí thả xuống sông Đông như một hành động giã từ vũ khí. Trở về vùng sông Đông, anh gặp lại con trai. Anh được biết bố mẹ đã mất, anh trai (lính bảo hoàng) bị em rể (hồng quân) giết. Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất. Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.

Đặc điểm

Người ta thường so sánh Sông Đông êm đềm với Chiến tranh và Hoà bình của Lev Nikolayevich Tolstoy. Bộ sử thi này một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trường phái Hiện thực Xã hội chủ nghĩa mà trong đó Sholokhov đã hợp nhất được những di sản nghệ thuật của Tolstoy và Gogol.
Ngay từ chương mở đầu tác phẩm đưa đã đưa độc giả vào cuộc sống của những người nông dân Cossack vùng sông Đông trước cách mạng tháng Mười với nếp sống phong kiến gia trưởng nghiệt ngã, cùng những xung đột căng thẳng trong những quan hệ gia đình, sinh hoạt. Từ chương 2 hành động của tiểu thuyết mở rộng dần sang những vấn đề xã hội nóng bỏng gắn liền với những biến động của lịch sử diễn ra trên đất nước: những định kiến của người dân Cossack, vốn trước kia được Nga hoàng ưu đãi đặc biệt nhằm mua chuộc, sử dụng để chống phá mọi phong trào đấu tranh của nhân dân, sự phân hóa xã hội trong cộng đồng Cossack, cuộc đấu tranh giai cấp đặc biệt phức tạp và ác liệt vùng sông Đông. Trong các tập 2, 3 và 4, tác phẩm tập trung miêu tả bối cảnh lịch sử những năm nội chiến, những xung đột gia đình gắn với xung đột xã hội.
Cũng như các tác giả kinh điển của trường phái hiện thực, Sholokhov đã viết Sông Đông êm đềm với tất cả sự thật dù tàn nhẫn nhưng là lô-gíc tất yếu của hoàn cảnh, tác động xã hội. Mặc dù rất đáng yêu, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng số phận của Gregori, Aksinia, Natalia và nhiều nhân vật khác nữa đều bi thảm trong dòng chảy khốc liệt của những biến động xã hội lớn lao ở nước Nga thời kỳ Nội chiến. Bộ sử thi đồ sộ với trên 100 nhân vật diễn ra trong 10 năm trên một không gian rộng lớn, với những sự kiện dồn dập nhưng được kết cấu vô cùng chặt chẽ. Mỗi nhân vật đều được mô tả với đặc điểm tâm lý, tính cách và cả thể hình rất riêng biệt, từ người nông dân bần cùng nhiệt tình đi theo cách mạng đến bọn phú nông chống phá cách mạng với lòng hằn thù sâu sắc, từ những đảng viên trung kiên đến bọn chỉ huy, binh lính trong các đạo quân bạch vệ liều lĩnh và tàn bạo, từ những chàng trai Cossack bộc trực và quả cảm đến những cô gái Cossack yêu thương say đắm và giàu lòng vị tha. Độc giả bị cuốn hút bởi tính cách, tâm hồn Aksinia và cũng nhớ cả "lọn tóc trên cái gáy rám nắng" của nàng. Tính hiện thực sâu sắc của Sông Đông êm đềm thể hiện rõ nét ở từng hình tượng nhân vật với tất cả những gì tốt đẹp, bình thường, thậm chí xấu xa như cuộc đời vẫn luôn là như vậy. Aksinia hấp dẫn, mãnh liệt, chiến đấu đến cùng để giành giật tình yêu nhưng cũng không vượt qua nổi những phút cô đơn, tuyệt vọng và cả bản năng rất đàn bà. Natalia thủy chung, hiền dịu nhưng nhẫn nhục, cam chịu và yếu đuối. Chính vì vậy những nhân vật của Sông Đông êm đềm lại càng thực, càng sống trong lòng độc giả. Với tình yêu và hấp thụ được cái hồn của vùng đất sông Đông, Sholokhov đã đưa vào Sông Đông êm đềm cảnh vật quê hương, những tập tục, những bài dân ca một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện với con người.
Trong Sông Đông êm đềm hình tượng nhân vật Gregori tiêu biểu cho tầng lớp trung nông trải qua nhiều lầm lạc, dao động về tư tưởng chính trị trong những năm bão táp. Tính cách của Gregori phức tạp, mâu thuẫn. Đó là một con người chính trực, tự trọng, nồng nhiệt, mạnh mẽ và dũng cảm rất Cossack, yêu làng xóm và quê hương, nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư hữu. Với những định kiến đã hình thành từ lâu trong cộng đồng Cossack, Gregori cho rằng cách mạng đã tước đoạt mất những quyền lợi của cộng đồng Cossack, xâm phạm vào truyền thống, danh dự của họ. Gregori muốn rằng những người Cossack không theo phe đỏ cũng không thuộc phe trắng, nhưng rồi cuộc đấu tranh quyết liệt diễn ra ngay trên quê hương sông Đông, ngay trong những người Cossack đã không cho phép họ lựa chọn con đường thứ ba. Gregori đã rơi vào lầm lạc khi tách khỏi nhân dân, đi theo quân bạch vệ, phạm tội chống lại nhân dân, chống lại tổ quốc. Nhưng giữa những ngày tháng đó chàng vẫn không thôi dằn vặt, cảm thấy mình lạc lõng, đau khổ với những quyết định của mình. Gregori đã bỏ trốn về nhà mà trong thâm tâm vẫn chưa xác định được con đường tất yếu phải đi. Những định kiến và tư tưởng cũ vẫn níu giữ Gregori trong tư thế bấp bênh, lưng chừng, có lúc chàng gia nhập hồng quân, có lúc lại bị cuốn về phe đối nghịch. Kết cục của sự lừng chừng giữa những dòng xoáy của xã hội đã khiến chàng không tìm được cho mình một con đường, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, những người phụ nữ gắn bó với chàng phải chịu kết cục thảm thương và bản thân chàng rơi vào tình thế nguy hiểm khi mang trọng tội phản bội chính quyền xô viết và bên mình không còn một ai thân thích.
Không chỉ những nhân vật được khắc họa tới mức điển hình, những vấn đề muôn thuở của con người như tình yêu, ý nghĩa cuộc sống, những quan hệ họ tộc và làng xóm được mô tả rất thành công, Sông Đông êm đềm còn biểu hiện một cách chân thực, sống động cuộc sống, số phận của cả một dân tộc, một vùng đất của người Cossack đúng như trong lời một bài hát Cossack cổ:
Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack
Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng
Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút
Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha
và của người dân Nga nói chung trong thời kỳ Nội chiến.
"Sức mạnh nghệ thuật và sự chính trực, mà với nó, trong cuốn sử thi sông Đông, ông đã biểu hiện cả một giai đoạn lịch sử của người dân Xô viết.'" chính là những gì làm nên Giải Nobel Văn học của Sholokhov.

Nghi vấn về tác giả

Sau khi Sông Đông êm đềm được xuất bản và kéo dài nhiều thập kỷ, trong tình trạng bản thảo bị thất lạc sau những năm phát xít Đức chiếm đóng Veshenskaya, đã dấy lên những cuộc tranh luận về việc Sholokhov đã viết tác phẩm này phần lớn dựa trên bản thảo của một nhà văn Cossack đồng hương, sỹ quan Bạch vệ Fyodor Kryukov (đã mất năm 1920). Nhà văn Alexandr Isayevich Solzhenitsyn (Giải Nobel Văn học năm 1970) là một trong những người ủng hộ tích cực nhất quan điểm này.
Các luận cứ chính được đưa ra là:
  • Sholokhov là người ít học (ông chỉ học bốn năm cấp một ở trường làng rồi bỏ học đi làm liên lạc cho Hồng quân)
  • Sholokhov còn quá trẻ và thiếu trải nghiệm cuộc sống để có thể viết nên những áng văn như thế (khi phần đầu tiên của Sông Đông êm đềm được xuất bản năm 1928, Sholokhov mới 23 tuổi)
  • Các tác phẩm sau này của Sholokhov có chất lượng văn chương kém hẳn Sông Đông êm đềm.
Năm 1984, một tập thể các nhà khoa học Bắc Âu đứng đầu là Geir Kjetsaa, Giáo sư trường Đại học Oslo đã áp dụng các phương pháp khoa học để dùng máy tính phân tích, so sánh văn bản của Sông Đông êm đềm với các tác phẩm khác của Sholokhov và đưa ra kết luận ủng hộ quan điểm ông chính là tác giả.
Tháng 11 năm 1999, Ủy ban Di sản văn học của Sholokhov đã họp báo công bố tìm thấy bản thảo phần một và phần hai của Sông Đông êm đềm. Các công việc của ủy ban này đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ, giúp đỡ.

Chuyển thể

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 12:54, ngày 12 tháng 8 năm 2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét