TỰ PHẢN CÁCH MẠNG 7
-Đã ai tổng kết: từ khi đổi mới tới nay, Nhà Nước làm thất thoát bao nhiêu tiền của của nhân dân rồi?
-Thất thoát lòng tin của nhân dân phải chăng là thất thoát lớn nhất, không có gì bù dắp nổi của Nhà Nước?
-------------------------------------------------
(ĐC sưu tấm trên NET)
Ông Trịnh Xuân Thanh, ông Phạm Công Danh và những thuộc hạ trong hai vụ án chính là “bộ phận không nhỏ” thoái hóa, biến chất. Thế nhưng, điều đau xót là chỉ hai vụ án của “bộ phận không nhỏ” gây ra ấy lại làm đắm chìm tiền của Nhà nước hơn 12 nghìn tỷ đồng, trong khi đại bộ phận người dân vẫn phải trông chờ vào những chính sách miễn, giảm thuế của Nhà nước (đơn cử là việc hàng chục triệu nông dân chờ đợi từ việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ với số tiền 34,3 tỷ đồng!).
So sánh, đặt lên bàn cân như vậy càng thấy tính chất vô cùng nghiêm trọng mà “bộ phận không nhỏ” gây tổn thất cho đất nước, cho xã hội đến mức nào.
“Bộ phận không nhỏ” là cụm từ được nhắc đến khá lâu, dường như có từ trước đổi mới. Hàm ý của cụm từ này để áng lượng quy mô, tỷ lệ cán bộ, đảng viên phạm pháp, còn được gọi là thoái hóa, biến chất. Chất ở đây là chất đảng, chất giai cấp công nhân, chất cách mạng. Biến chất là khi người cán bộ, đảng viên đó bị thay đổi, biến đổi chất đảng, chất cách mạng, bị “thoái hóa” hay “tha hóa”, làm ngược với chất gốc.
Đã nhiều lần khi bàn về dự thảo văn kiện đại hội Đảng, có ý kiến đề nghị làm rõ cụm từ “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất”, đề nghị xác định “bộ phận không nhỏ” là bao nhiêu, ở mức nào? Không nhỏ có phải bộ phận lớn? Tuy nhiên, bàn đi tính lại, ban dự thảo văn kiện đại hội thấy rằng, dùng “bộ phận không nhỏ” là cụm từ đúng và hợp lý nhất. Không nhỏ nghĩa là không phải nhỏ để chủ quan, xem thường nhưng cũng không phải lớn, không phải “bộ phận lớn” để lo lắng về tính đa số.
Nhưng cũng đã từ lâu, trong sinh hoạt đảng bộ, chi bộ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, chúng ta vẫn có thói quen bê nguyên cụm từ này để đánh giá, nói về tình hình cán bộ, đảng viên trong đảng bộ, chi bộ mình. Nói “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất nhưng ở các đảng bộ, chi bộ không chỉ tên bộ phận đó là ai, là người nào, thành thử ai cũng nói tình hình vi phạm “không nhỏ” là ai đó chứ không phải mình. Khi đương nhiệm Chủ tịch nước, đồng chí Trương Tấn Sang mỗi lần tiếp xúc cử tri tại TP Hồ Chí Minh đều đau đáu trước câu hỏi của cử tri về vấn nạn tham nhũng.
Ngày 15-10-2014, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 4, TP Hồ Chí Minh, Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ: “Điều quan trọng trước hết phải nâng
cao tinh thần trách nhiệm với công việc, với đất nước của cán bộ. Tôi
nghĩ rằng đa số anh em là như vậy nhưng có một bộ phận mà Đảng nói là
không nhỏ, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng
không trả lời được.
Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”. Nói về “bộ phận không nhỏ”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nêu: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”.
Đề cập việc có những cá nhân suy thoái trong Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, “bộ phận không nhỏ” đó có thể nằm ngay trong mỗi con người chúng ta, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta. Tuy nhiên, với luật pháp, chỉ tên trong chúng ta cụ thể là ai, đấy lại là việc phải cần đến sự vào cuộc của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan điều tra…
Đối với người dân, ngay cả khi chưa có kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra hay bản án của tòa, họ cũng đã nhận biết theo cảm tính “bộ phận không nhỏ” đó núp ở đâu. Chúng núp ở những dự án đẻ ra bởi phần trăm được bỏ túi chứ không phải vì lợi ích của cộng đồng, cái phần trăm luật bất thành văn đứng trên luật pháp.
Chúng núp ở những công trình hàng ngàn tỷ chưa khánh thành đã hư hỏng, xuống cấp hoặc lãng phí, ở những con tàu, những ụ nổi, những thiết bị máy móc được mua với giá hàng triệu đô nhưng rốt cuộc chỉ để làm sắt vụn hay đồ phế thải. Chúng núp trong những biệt thự hoành tráng, những xe hơi sang trọng, những trang trại mênh mông mà chủ nhân của nó không phải lao động mới có được…
Tai mắt nhân dân khó gì qua được, thế nhưng từ tai mắt đến kết luận trên văn bản để khẳng định chính xác cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất lại phải theo quy trình xác minh, điều tra chặt chẽ chứ không phải cảm quan “nhìn là biết”.
Ông Trịnh Xuân Thanh trước khi bị phanh phui, con đường quan lộ được ví “lên như diều” mà không gặp bất cứ cản trở nào. Trong giai đoạn ông làm Phó Tổng giám đốc rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), đơn vị này thua lỗ, nợ nần trầm trọng tới hơn 3 nghìn tỷ đồng, thế nhưng vẫn được vinh danh Anh hùng Lao động?!
Việc thua lỗ của công ty ảnh hưởng tới lao động, sản xuất của hàng nghìn cán bộ, công nhân viên và tiền thuế Nhà nước, hiển nhiên việc đó không thể qua tai mắt thiên hạ - ở đây chính là cán bộ, nhân viên Tổng công ty.
Thế nhưng tại sao tai mắt nhân dân thì biết mà cơ quan Nhà nước lại không (ông Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó Chánh văn phòng Bộ - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng vào tháng 9-2013.
Tháng 2-2014, được Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương. Tháng 5-2015, ông được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang). Rõ ràng, ở đây không phải tai mắt quần chúng không biết mà chính là sự vô hiệu hóa của một số cá nhân, nhóm lợi ích, phớt lờ sự thật.
Điều đáng bàn nữa là hồi tháng 5-2016, ông Thanh đắc cử đại biểu Quốc hội khóa XIV được 198.392 phiếu, đạt tỷ lệ 75,28% số phiếu hợp lệ và trở thành người trúng cử với số phiếu được bầu chọn cao nhất tại Hậu Giang.
Vậy là cá nhân suy thoái trong “bộ phận không nhỏ” vượt qua mấy lần hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc, vượt qua sự kiểm chứng của hàng vạn cử tri tại Hậu Giang – nơi mà người dân chỉ biết vị dân biểu qua tấm ảnh và bản lý lịch vắn tắt, còn hầu hết họ không biết con người thực của vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh này ra sao.
Câu hỏi ở đây: Tại sao cá nhân suy thoái, vi phạm nghiêm trọng như vậy lại dễ dàng vượt qua hàng loạt sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước bằng các quyết định khen thưởng, bổ nhiệm và vượt qua hàng vạn quần chúng, cử tri để đắc cử đại biểu Quốc hội (trước khi bị miễn nhiệm)?
Tai mắt quần chúng là hàng ngàn cán bộ, công nhân viên PVC biết việc ông Chủ tịch Hội đồng quản trị làm ăn thua lỗ, suy thoái ra sao nhưng hàng vạn tai mắt đó đã bị vô hiệu hóa trước quyền lực của cá nhân, lợi ích nhóm.
Chính quyền lực cá nhân, lợi ích nhóm đó đã đánh bật, vô hiệu hóa cả những người có trách nhiệm trong các vòng hiệp thương bầu cử để đưa ứng viên Trịnh Xuân Thanh với bộ hồ sơ đẹp, đánh lừa hàng vạn cử tri Hậu Giang khiến ông Thanh trúng cử với số phiếu cao nhất địa phương.
Như vậy, “bộ phận không nhỏ” khi được dìu dắt, che chắn bởi những thế lực thì bộ phận ấy đã dễ dàng đánh lừa, qua triệu tai mắt quần chúng và gây ra những hậu quả ghê gớm. Bộ phận không nhỏ nhưng tác hại lại vô cùng lớn, cả về số tiền, tài sản thất thoát và tác hại về tinh thần, niềm tin trong nhân dân.
Bây giờ và mai sau, chúng ta cũng chưa thể định lượng “bộ phận không nhỏ” là bao nhiêu. Nhưng chỉ tên, vạch mặt để xử lý “bộ phận không nhỏ” đấy là trọng trách của Đảng. Một đảng dám dũng cảm nhìn nhận “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất và dũng cảm vạch tên, xử lý bộ phận đó dù biết đấy là công việc gian nan, phức tạp, là thách thức, áp lực thì đảng đó đã tự rũ bỏ những ung nhọt để gột rửa, trưởng thành. Đảng đó ắt phải tiến bộ.
Quá trình vận động, phát triển bao giờ cũng là sự đấu tranh giữa cái sáng và cái tối, giữa cái phàm và cái ưu. Luôn tu dưỡng, gột rửa, ấy là tính liêm, chính, chí, dũng của đảng.
Vì vậy, đừng nghĩ rằng việc lôi ra những ông Trịnh Xuân Thanh, ông Phạm Công Danh với số tiền hàng nghìn tỷ biến mất dưới tay họ là xám xịt, u tối bởi bầu trời muốn sáng hẳn phải gạt bỏ những khối mây đen, con đường đi tới phải gạt bỏ những gai góc chắn lối.
An Nhi
-Thất thoát lòng tin của nhân dân phải chăng là thất thoát lớn nhất, không có gì bù dắp nổi của Nhà Nước?
-------------------------------------------------
(ĐC sưu tấm trên NET)
Vạch tên “bộ phận không nhỏ”
16:05 26/09/2016Nói “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất nhưng ở các đảng bộ, chi bộ không chỉ tên bộ phận đó là ai, là người nào, thành thử ai cũng nói tình hình vi phạm “không nhỏ” là ai đó chứ không phải mình.
Ông Trịnh Xuân Thanh, ông Phạm Công Danh và những thuộc hạ trong hai vụ án chính là “bộ phận không nhỏ” thoái hóa, biến chất. Thế nhưng, điều đau xót là chỉ hai vụ án của “bộ phận không nhỏ” gây ra ấy lại làm đắm chìm tiền của Nhà nước hơn 12 nghìn tỷ đồng, trong khi đại bộ phận người dân vẫn phải trông chờ vào những chính sách miễn, giảm thuế của Nhà nước (đơn cử là việc hàng chục triệu nông dân chờ đợi từ việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ với số tiền 34,3 tỷ đồng!).
So sánh, đặt lên bàn cân như vậy càng thấy tính chất vô cùng nghiêm trọng mà “bộ phận không nhỏ” gây tổn thất cho đất nước, cho xã hội đến mức nào.
“Bộ phận không nhỏ” là cụm từ được nhắc đến khá lâu, dường như có từ trước đổi mới. Hàm ý của cụm từ này để áng lượng quy mô, tỷ lệ cán bộ, đảng viên phạm pháp, còn được gọi là thoái hóa, biến chất. Chất ở đây là chất đảng, chất giai cấp công nhân, chất cách mạng. Biến chất là khi người cán bộ, đảng viên đó bị thay đổi, biến đổi chất đảng, chất cách mạng, bị “thoái hóa” hay “tha hóa”, làm ngược với chất gốc.
Đã nhiều lần khi bàn về dự thảo văn kiện đại hội Đảng, có ý kiến đề nghị làm rõ cụm từ “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất”, đề nghị xác định “bộ phận không nhỏ” là bao nhiêu, ở mức nào? Không nhỏ có phải bộ phận lớn? Tuy nhiên, bàn đi tính lại, ban dự thảo văn kiện đại hội thấy rằng, dùng “bộ phận không nhỏ” là cụm từ đúng và hợp lý nhất. Không nhỏ nghĩa là không phải nhỏ để chủ quan, xem thường nhưng cũng không phải lớn, không phải “bộ phận lớn” để lo lắng về tính đa số.
Nhưng cũng đã từ lâu, trong sinh hoạt đảng bộ, chi bộ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, chúng ta vẫn có thói quen bê nguyên cụm từ này để đánh giá, nói về tình hình cán bộ, đảng viên trong đảng bộ, chi bộ mình. Nói “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất nhưng ở các đảng bộ, chi bộ không chỉ tên bộ phận đó là ai, là người nào, thành thử ai cũng nói tình hình vi phạm “không nhỏ” là ai đó chứ không phải mình. Khi đương nhiệm Chủ tịch nước, đồng chí Trương Tấn Sang mỗi lần tiếp xúc cử tri tại TP Hồ Chí Minh đều đau đáu trước câu hỏi của cử tri về vấn nạn tham nhũng.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã, đang đôn đốc chỉ đạo, xử lý nghiêm các vụ tham nhũng nổi cộm. |
Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”. Nói về “bộ phận không nhỏ”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nêu: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”.
Đề cập việc có những cá nhân suy thoái trong Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, “bộ phận không nhỏ” đó có thể nằm ngay trong mỗi con người chúng ta, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta. Tuy nhiên, với luật pháp, chỉ tên trong chúng ta cụ thể là ai, đấy lại là việc phải cần đến sự vào cuộc của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan điều tra…
Đối với người dân, ngay cả khi chưa có kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra hay bản án của tòa, họ cũng đã nhận biết theo cảm tính “bộ phận không nhỏ” đó núp ở đâu. Chúng núp ở những dự án đẻ ra bởi phần trăm được bỏ túi chứ không phải vì lợi ích của cộng đồng, cái phần trăm luật bất thành văn đứng trên luật pháp.
Chúng núp ở những công trình hàng ngàn tỷ chưa khánh thành đã hư hỏng, xuống cấp hoặc lãng phí, ở những con tàu, những ụ nổi, những thiết bị máy móc được mua với giá hàng triệu đô nhưng rốt cuộc chỉ để làm sắt vụn hay đồ phế thải. Chúng núp trong những biệt thự hoành tráng, những xe hơi sang trọng, những trang trại mênh mông mà chủ nhân của nó không phải lao động mới có được…
Tai mắt nhân dân khó gì qua được, thế nhưng từ tai mắt đến kết luận trên văn bản để khẳng định chính xác cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất lại phải theo quy trình xác minh, điều tra chặt chẽ chứ không phải cảm quan “nhìn là biết”.
Ông Trịnh Xuân Thanh trước khi bị phanh phui, con đường quan lộ được ví “lên như diều” mà không gặp bất cứ cản trở nào. Trong giai đoạn ông làm Phó Tổng giám đốc rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), đơn vị này thua lỗ, nợ nần trầm trọng tới hơn 3 nghìn tỷ đồng, thế nhưng vẫn được vinh danh Anh hùng Lao động?!
Việc thua lỗ của công ty ảnh hưởng tới lao động, sản xuất của hàng nghìn cán bộ, công nhân viên và tiền thuế Nhà nước, hiển nhiên việc đó không thể qua tai mắt thiên hạ - ở đây chính là cán bộ, nhân viên Tổng công ty.
Thế nhưng tại sao tai mắt nhân dân thì biết mà cơ quan Nhà nước lại không (ông Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó Chánh văn phòng Bộ - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng vào tháng 9-2013.
Tháng 2-2014, được Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương. Tháng 5-2015, ông được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang). Rõ ràng, ở đây không phải tai mắt quần chúng không biết mà chính là sự vô hiệu hóa của một số cá nhân, nhóm lợi ích, phớt lờ sự thật.
Điều đáng bàn nữa là hồi tháng 5-2016, ông Thanh đắc cử đại biểu Quốc hội khóa XIV được 198.392 phiếu, đạt tỷ lệ 75,28% số phiếu hợp lệ và trở thành người trúng cử với số phiếu được bầu chọn cao nhất tại Hậu Giang.
Vậy là cá nhân suy thoái trong “bộ phận không nhỏ” vượt qua mấy lần hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc, vượt qua sự kiểm chứng của hàng vạn cử tri tại Hậu Giang – nơi mà người dân chỉ biết vị dân biểu qua tấm ảnh và bản lý lịch vắn tắt, còn hầu hết họ không biết con người thực của vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh này ra sao.
Câu hỏi ở đây: Tại sao cá nhân suy thoái, vi phạm nghiêm trọng như vậy lại dễ dàng vượt qua hàng loạt sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước bằng các quyết định khen thưởng, bổ nhiệm và vượt qua hàng vạn quần chúng, cử tri để đắc cử đại biểu Quốc hội (trước khi bị miễn nhiệm)?
Tai mắt quần chúng là hàng ngàn cán bộ, công nhân viên PVC biết việc ông Chủ tịch Hội đồng quản trị làm ăn thua lỗ, suy thoái ra sao nhưng hàng vạn tai mắt đó đã bị vô hiệu hóa trước quyền lực của cá nhân, lợi ích nhóm.
Chính quyền lực cá nhân, lợi ích nhóm đó đã đánh bật, vô hiệu hóa cả những người có trách nhiệm trong các vòng hiệp thương bầu cử để đưa ứng viên Trịnh Xuân Thanh với bộ hồ sơ đẹp, đánh lừa hàng vạn cử tri Hậu Giang khiến ông Thanh trúng cử với số phiếu cao nhất địa phương.
Như vậy, “bộ phận không nhỏ” khi được dìu dắt, che chắn bởi những thế lực thì bộ phận ấy đã dễ dàng đánh lừa, qua triệu tai mắt quần chúng và gây ra những hậu quả ghê gớm. Bộ phận không nhỏ nhưng tác hại lại vô cùng lớn, cả về số tiền, tài sản thất thoát và tác hại về tinh thần, niềm tin trong nhân dân.
Bây giờ và mai sau, chúng ta cũng chưa thể định lượng “bộ phận không nhỏ” là bao nhiêu. Nhưng chỉ tên, vạch mặt để xử lý “bộ phận không nhỏ” đấy là trọng trách của Đảng. Một đảng dám dũng cảm nhìn nhận “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất và dũng cảm vạch tên, xử lý bộ phận đó dù biết đấy là công việc gian nan, phức tạp, là thách thức, áp lực thì đảng đó đã tự rũ bỏ những ung nhọt để gột rửa, trưởng thành. Đảng đó ắt phải tiến bộ.
Quá trình vận động, phát triển bao giờ cũng là sự đấu tranh giữa cái sáng và cái tối, giữa cái phàm và cái ưu. Luôn tu dưỡng, gột rửa, ấy là tính liêm, chính, chí, dũng của đảng.
Vì vậy, đừng nghĩ rằng việc lôi ra những ông Trịnh Xuân Thanh, ông Phạm Công Danh với số tiền hàng nghìn tỷ biến mất dưới tay họ là xám xịt, u tối bởi bầu trời muốn sáng hẳn phải gạt bỏ những khối mây đen, con đường đi tới phải gạt bỏ những gai góc chắn lối.
An Nhi
Kinh tế) - 7
nhà máy này gồm: đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng,
Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án
liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.
Ban chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những tồn tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban đã mở rộng thêm diện kiểm tra đối với các nhà máy hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài 5 nhà máy, dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả mà Quốc hội đã nêu lên tại Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 vừa qua (là nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình), Ban chỉ đạo cũng bổ sung sơ bộ thêm 7 nhà máy, dự án khác.
Đó là đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai. Các dự án này đang có tình trạng thua lỗ tương tự, cần tập trung xử lý dứt điểm theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhằm kéo giảm nguy cơ mất vốn đầu tư, tiêu hao nguồn lực nhà nước cũng như của xã hội.
Trong phiên họp vào chiều 20.12 tại Văn phòng Chính phủ để triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc xử lý các nhà máy, dự án này là phải “kiên quyết xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo nguyên tắc và cơ chế thị trường”.
Đồng thời, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo nghiên cứu các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
“Do vậy, tinh thần xử lý các dự án, nhà máy này là phải rất quyết liệt, khẩn trương, đồng bộ, đồng lòng, hợp sức, bảo đảm tới hết năm 2017 phải có chuyển biến căn bản về kết quả xử lý, phấn đấu tới hết năm 2018 cơ bản xử lý xong các dự án, doanh nghiệp này”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ.
Nhấn mạnh việc xử lý các hạn chế, yếu kém của các nhà máy, dự án này là vì sự phát triển của đất nước, Phó thủ tướng nêu rõ các bộ ngành, doanh nghiệp, ban quản lý dự án phải đồng lòng, đồng sức, báo cáo trung thực để tìm ra phương án xử lý và giải pháp khắc phục.
“Ban chỉ đạo sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, tổ chức, đơn vị, cá nhân với tên tuổi cụ thể, thực hiện nhiệm vụ gì, bao giờ hoàn thành. Kiên quyết không để công việc bị trì hoãn, không tiến triển”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Về phương án xử lý các dự án, nhà máy, Phó thủ tướng cho rằng song song với việc rà soát quá trình hình thành dự án, Ban chỉ đạo sẽ đánh giá tổng thể thực trạng, mức độ thiệt hại để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các dự án, nhà máy còn năng lực sản xuất sẽ thực hiện cơ cấu lại sản xuất, nguồn nhân lực, quản trị. Dự án, nhà máy nào không còn khả năng cơ cấu lại sẽ phải xử lý theo các hướng thoái vốn, bán đấu giá, cho giải thể, phá sản… theo quy định của pháp luật.
“Nhà nước nhất quyết không dùng tiền ngân sách để bù lỗ, hỗ trợ cho các dự án này nữa” – Phó thủ tướng dứt khoát.
Trưởng ban Chỉ đạo cũng đề nghị các cơ quan kiểm toán, thanh tra, điều tra vào cuộc, xác định rõ trách nhiệm và đề xuất xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình trước Quốc hội đã nhấn mạnh rằng những dự án này đã bộc lộ khiếm khuyết và lỗ hổng trong quản lý nhà nước, đặc biệt cả về khung pháp lý cũng về mặt thể chế là vai trò, trách nhiệm của các bộ quản lý.
Trong lần trao đổi với PV về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định chỉ có một cách là ngưng cấp vốn và để các dự án này phá sản: “Để cho các dự án này phá sản, chứ dứt khoát là Nhà nước không nên cứu bởi lẽ không thể để cho các doanh nghiệp nhà nước cứ yên tâm là sẽ được Nhà nước cứu mãi. Hơn nữa nếu cứu thì số tiền đưa ra cứu sẽ là cái giá mà xã hội phải trả. Các dự án thua lỗ lớn đã gây mất mát rất lớn cho xã hội rồi, những người đóng góp thuế phải chịu oan, họ đã đóng góp rất nhiều để cho các doanh nghiệp thực thi dự án”.
Cũng theo bà Lan, phải xử lý những người gây ra hậu quả, không thể quy trách nhiệm một cách chung chung, rồi lại phê bình, cảnh cáo, rút kinh nghiệm… Sự sụp đổ của những dự án này không thể chấp nhận cách xử lý thế bởi vì nếu không xử lý nghiêm thì sẽ gây ra một tiền lệ rất xấu là các doanh nghiệp cứ việc thua lỗ cho cái chung trong khi cá nhân vẫn giàu có như thường.
(Theo Một Thế Giới)
(Kinh tế) - Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ nằm đắp chiếu nhiều năm nay đã có phương án bán đấu giá tài sản vì “vô phương cứu chữa”. 2.700 tỷ đồng đã “rót” vào dự án trở thành những đồng tiền hoang phí.
Cố cứu nhưng không được
Nói về phương án xử lý dự án tai tiếng này, nguồn tin từ Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO) cho hay: Tổng công ty đang tiến hành các thủ tục đấu thầu để lựa chọn đơn vị tư vấn định giá và xác định giá khởi điểm làm căn cứ để đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của dự án nhà máy bột giấy Phương Nam”.
Thông tin từ VINAPACO cho biết thêm đã nhận được nhiều hồ sơ dự thầu và hiện Tổng công ty đã và đang tiến hành các phần việc liên quan đến chấm thầu để chọn đơn vị tư vấn định giá và xác định giá khởi điểm làm căn cứ để đấu giá bán tài sản của dự án, bao gồm toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho đến 31/12/2015 của dự án.
Thực tế, phương án bán đấu giá VINAPACO đã được lãnh đạo Bộ Công Thương “chốt” từ lâu. Đại diện Bộ Công Thương cho biết những phần việc VINAPACO đang làm là theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương sau nhiều lần họp bàn với các cơ quan, đơn vị có liên quan.
“Bộ cũng đã có quyết định thành lập Tổ công tác xử lý những tồn tại của Dự án, bao gồm đại diện các Bộ Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Tư pháp”, thông tin từ Bộ Công Thương cho biết.
Tính đến nay dự án nhà máy bột giấy Phương Nam đã bước sang năm thứ 14 kể từ khi được duyệt dự án nhưng vẫn chưa hoàn thành.
Ban đầu dự án này được UBND tỉnh Long An giao cho một đơn vị hoàn toàn xa lạ với lĩnh vực giấy làm chủ đầu tư vào năm 2003. Đó là Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải (Tracodi).
Thế nhưng, 5 năm trời Tracodi không hoàn thành được nhà máy. Năm 2008 UBND tỉnh Long An chủ động chuyển nhà máy về cho SCIC (Bộ Tài chính) quản lý. Tiếp đó, đến năm 2009 được giao về Tổng công ty Giấy Việt Nam làm chủ đầu tư dự án.
Sau khi tiếp nhận dự án, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã phê duyệt tổng mức đầu tư mới của dự án là 3.409 tỷ đồng. Như vậy, tính từ khi dự án được duyệt lần đầu vào năm 2003 (1.487 tỷ đồng), tổng mức đầu tư của dự án đã tăng gấp 2,3 lần.
Tháng 6/2012 dự án chạy thử nhưng không thành công do nguyên liệu đay của Long An không phù hợp với công nghệ sản xuất.
“Hồi ấy chạy thử không tải thì thành công, nhưng đến lúc chạy có tải thì thất bại. Lý do là cả hệ thống luôn bị tắc nghẽn, đặc biệt không thể chặt được mảnh đay đạt chất lượng yêu cầu”, đại diện VINAPACO cho biết và nói thêm, “Nhiều lần mời cả đơn vị nước ngoài vào nhưng cũng bó tay. Sau cùng chuyên gia nước ngoài cũng rút lui hết”.
Theo báo cáo của Tổng công ty giấy Việt Nam, công ty đã thay nguyên liệu đay bằng cây tràm cừ, rồi phối hợp giữa gỗ và đay, gỗ keo đều không có hiệu quả về mặt kinh tế.
“Sau khi chạy thử dự án gặp rất nhiều khó khăn về dây chuyền công nghệ, vùng nguyên liệu và tài chính. Tại thông báo số 195/TB-VPCP ngày 12/5/2014 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc ngừng đầu tư dự án”, báo cáo của VINAPACO tháng 11/2016 cho biết.
Cổ phần hóa bị mắc kẹt
Việc dự án bột giấy Phương Nam mắc kẹt cũng làm cho quá trình cổ phần hóa VINAPACO gặp vướng mắc.
VINAPACO đã báo cáo Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép không hợp nhất báo cáo tài chính chung của Tổng công ty giấy Việt Nam để hạch toán riêng.
Hồi tháng 12/2016, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ việc xác định giá trị DN để cổ phần hóa Tổng công ty giấy sẽ tiến hành sau khi xử lý bán đấu giá Nhà máy bột giấy Phương Nam.
Ngoài ra, Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam là một trong những dự án vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Quá trình đầu tư dự án, Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ ký thư bảo lãnh khoản vay Ngân hàng Societe Generale (Pháp) trị giá 67 triệu Euro cho dự án. Nhưng việc dự án không thể hoàn thành đã khiến Bộ Tài chính phải đứng ra “trả nợ thay”.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã phải cho dự án này vay từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để thanh toán nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng Societe Generale, không tính lãi đối với các khoản vay này và cho phép chưa phải nộp phí bảo lãnh cho đến khi dự án đi vào hoạt động và có lãi. Tuy nhiên đến nay dự án đã cho thấy không hiệu quả.
(Theo Vietnamnet)
Ngày 3-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2017.
Tinh gọn bộ máy, nhũng nhiễu sẽ giảm
Đại biểu (ĐB) Dương Văn Thống (tỉnh Yên Bái) đánh giá bộ máy quản lý hiện rất cồng kềnh; tăng hơn 20% so với 20-30 năm trước; không ít bộ phận không còn cần thiết cho công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành. ĐB này dẫn chứng tại Yên Bái, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước năm 2016 là hơn 17.200 người, số tiền tiêu ngân sách 1.100 tỉ đồng trong tổng chi thường xuyên hơn 4.000 tỉ đồng.
Theo ĐB Thống, nếu rà soát và sửa đổi tổng thể bộ máy hợp lý hơn, ít đầu mối hơn chắc chắn giảm chi ngân sách, từ đó bớt nhũng nhiễu. Ngoài ra, ông Thống đề nghị thành lập cơ quan lâm thời của trung ương có chức năng nghiên cứu, tham mưu để trong 1-2 năm tới rà soát lại tổng thể bộ máy, sau đó phê duyệt và thi hành, qua đó tinh gọn bộ máy, giảm nhân sự.
Cũng bàn về cán bộ, ĐB Phan Việt Cường (tỉnh Quảng Nam) nêu tình trạng cán bộ nhũng nhiễu,
thích ban ơn, có những việc có thể giải quyết ngay trong 1 ngày nhưng
lại để kéo dài 1 tuần, 10 ngày, nhiều tháng khiến nhà đầu tư lo ngại.
Còn theo Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, ông Ngọ Duy Hiểu, hiện có tình trạng bố trí cán bộ trong các cơ quan không phù hợp với năng lực, trình độ, kinh nghiệm; một số cán bộ, công chức không yếu về năng lực nhưng lại kém về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm. Do đó, nếu người đứng đầu không nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm gương thì e rằng người dân, doanh nghiệp lại tiếp tục kêu ca.
Chưa tháo gỡ được các dự án thua lỗ lớn
Giải trình trước QH về 5 dự án lớn (Nhà máy Sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Nhà máy Đạm Ninh Bình - PV) thua lỗ được nhiều ĐB nêu ra trong 2 ngày qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay Chính phủ đã có báo cáo, thời gian qua các cơ quan chức năng phối hợp tháo gỡ nhưng “chưa đạt hiệu quả”. Ngoài ra còn một số dự án khác tiềm ẩn nguy cơ tồn đọng và nếu không được tháo gỡ vướng mắc kịp thời sẽ có nguy cơ mất vốn.
Bộ trưởng cũng đánh giá qua những dự án này đã bộc lộ khiếm khuyết và lỗ hổng trong quản lý nhà nước, đặc biệt cả về khung pháp lý cũng như về mặt thể chế. “Phải làm rõ trách nhiệm của các cấp quản lý cũng như của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp; không loại trừ những hành động cố ý vi phạm pháp luật” - Bộ trưởng nói.
Sau phần giải trình của Bộ trưởng Tuấn Anh, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đề nghị sớm thành lập danh mục những dự án thua lỗ, “đắp chiếu” ngoài 5 dự án đã nêu.
“Nếu không công bố rộng rãi thì phải nắm cho chắc bởi vì chỉ cần mỗi ngày lỗ vài ba tỉ đồng; mỗi năm lỗ năm, bảy chục tỉ, không đến 1.000 tỉ như một số nhà máy nhưng cộng lại sẽ là con số rất lớn. Vùng sâu, vùng xa hàng chục triệu đồng bào ở diện nghèo rất cần những khoản kinh phí đang bị tiêu tốn vào những dự án ấy” - ĐB Nghĩa trăn trở.
Nội dung giải trình của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về thủy điện cũng nhận được nhiều tranh luận mạnh mẽ từ phía ĐBQH. Bộ trưởng Tuấn Anh khẳng định thủy điện là lĩnh vực cơ quan này “rất quan tâm và tạo điều kiện để thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước nhằm bảo đảm lợi ích của nhân dân cũng như sự phát triển hài hòa của xã hội, nhất là trong các vùng bị tác động của điện”.
Về vấn đề nhiệt điện, người đứng đầu ngành công thương cho rằng điểm nghẽn môi trường tại các dự án nhiệt điện không phải do công nghệ lạc hậu, bởi hầu hết các nhà máy này đều sử dụng công nghệ của các nước tiên tiến, mà nằm ở phần thiết bị cũng như các tổng thầu. Các nhà thầu thực hiện không chấp hành và không có điều kiện để thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến thiết bị công nghệ đó.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (tỉnh Phú Yên) cho rằng bộ trưởng nói quá trình đầu tư, vận hành các thủy điện đều đúng pháp luật, đúng quy trình là chưa thỏa đáng. Việc tích nước, xả lũ của thủy điện được nhiều địa phương phản ánh chưa đúng quy định. Ông Học cũng không đồng tình khi Bộ trưởng Tuấn Anh nói đời sống người dân các vùng triển khai thủy điện, sau khi tái định cư được bảo đảm vì thực tế nhiều nơi số hộ nghèo chiếm tới 30%, thậm chí là 80%.
(Pháp luật) - Trong năm 2016, truyền thông và dư luận đặt ra nhiều vấn đề về công tác bổ nhiệm nhân sự “siêu kỳ lạ” tại Bộ Công thương.
Có thể kể ra hàng loạt cái tên liên quan đến những đợt bổ nhiệm cán bộ “siêu kỳ lạ” tại Bộ Công thương như vụ ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải,…
Vụ xe sang và điểm “nóng” Trịnh Xuân Thanh
Câu chuyện liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh bắt đầu từ khi hình ảnh chiếc xe Lexus 570 trị giá hơn 5 tỷ mà ông này sử dụng có gắn biển số xanh, được nhiều cơ quan báo chí đăng tải.
Theo giải thích của ông Thanh tại thời điểm đó, chiếc xe Lexus là do ông mượn của bạn và có biển số xanh là để “thuận tiện công việc”.
Tuy nhiên, câu chuyện đã không dừng lại ở đó mà đi xa hơn sau khi một số báo lật lại thời gian ông Thanh làm Chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) từ 2009, sau đó kinh qua nhiều vị trí tại Bộ Công thương.
Theo tài liệu, PVC dưới thời kỳ ông Thanh làm lãnh đạo, đã bị mất cân đối về tài chính, sa lầy vào bất động sản, đặc biệt là có tình trạng đầu tư vốn vào nhiều dự án không đúng mục đích.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy, các cán bộ chủ chốt của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2013.
Mặc dù để xảy ra thua lỗ nghiêm trọng tại PVC nhưng điều lạ là tháng 9/2013, ông Thanh được ông Vũ Huy Hoàng – nguyên Bộ trưởng Công thương – bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng đại diện Bộ Công thương tại Đà Nẵng, rồi bổ nhiệm Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Công thương.
Ngoài ra, ông Trịnh Xuân Thanh cũng được quy hoạch chức danh thứ trưởng Bộ Công thương giai đoạn 2016-2021.
Thua lỗ tại PVFI đến “sếp” Sabeco
Ban cán sự Đảng Bộ Công thương mới đây đã yêu cầu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng quay định liên quan đến ông Vũ Quang Hải, trong đó có quyết định đồng ý điều động ông Hải đến nhận công tác tại Tổng công ty cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và đề cử tham gia Hội đồng quản trị Sabeco.
Trước khi về Sabeco, ông Hải từng được bổ nhiệm qua nhiều chức danh quan trọng tại nhiều doanh nghiệp, cơ quan quản lý trực thuộc Bộ Công thương.
Cụ thể, ông Hải từng là người đại diện phần vốn, Ủy viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC), từng giữ chức Trưởng phòng, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công thương) và là kiểm soát viên tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Theo tư liệu, trong thời gian ông Hải tại vị Tổng giám đốc, PVFI lỗ trên 220 tỷ đồng (năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng).
Liên quan đến những khoản lỗ tại PVFI, hồi giữa tháng 6 năm ngoái, 13/6, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải khi mới 25 tuổi làm Tổng giám đốc PVFI là đúng hay sai, ai chịu trách nhiệm gánh hậu quả làm mất vốn nhà nước và vốn của 4.700 cổ đông?”.
Chánh văn phòng Bộ đến Chủ tịch Sabeco
Đó là trường hợp ông Võ Thanh Hà. Ông Hà sau khi nắm giữ chức vụ Chánh văn phòng Bộ Công thương đã được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabeco vào tháng 10/2015, làm đại diện 23% trên tổng số gần 90% vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp này.
Tới ngày 1/1/2016, khi bà Phạm Thị Hồng Hạnh – Tổng Giám đốc Sabeco nhận quyết định nghỉ hưu, thì ông Hà tiếp tục kiêm nhiệm thêm chức danh Tổng Giám đốc Sabeco tới tháng 8/2016.
Việc bổ nhiệm ông Hà đã vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích từ VAFI. Theo ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó chủ tịch VAFI – Chủ tịch Sabeco phải sở hữu năng lực, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp… chứ không thể chọn một người không có kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp như ông Võ Thanh Hà.
Đại diện VAFI cũng cho biết, thủ tục giới thiệu ông Võ Thanh Hà ra Hội đồng quản trị Sabeco không đúng về mặt doanh nghiệp.
Sai phạm tại PVTex được điều về làm Cục trưởng
Từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex) – chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ – ông Vũ Đình Duy được ông Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng rồi Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Điều kỳ lạ là ông Duy được bổ nhiệm giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam kể từ ngày 8/4/2016, trước một ngày Bộ Công thương có Bộ trưởng mới.
Hồi tháng 10 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra tình hình tại PVTex và phát hiện nhiều sai phạm. Quá trình thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Gần đây nhất, quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp của ông Vũ Đình Duy cũng đã bị Bộ Công thương thu hồi.
Bị tố nhiều sai phạm vẫn được bổ nhiệm
Tháng 9/2013, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Đỗ Văn Hậu đã ra quyết định lập đoàn kiểm tra các dấu hiệu sai phạm tại PV EIC do Hội đồng quản trị đương nhiệm của PV EIC “tố” bà Vũ Thúy Huệ có hàng loạt sai phạm và tiêu cực, liên quan đến công tác quản lý và sử dụng vốn, điều hành doanh nghiệp…
Cụ thể, giai đoạn từ 2009-2011, PV EIC đã đầu tư nhiều dự án bất động sản, dự án sản xuất và mua bán cổ phần trong các công ty khác không đúng mục đích dẫn đến nhiều sai phạm về tài chính.
Tuy nhiên. vào tháng 2/2014, bà Vũ Thuý Huệ đã được bổ nhiệm là Kiểm soát viên chuyên trách phụ trách chung tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
Bà Vũ Thuý Huệ cũng được bổ nhiệm giữ chức vụ phó Vụ trưởng Bộ Công thương. Yuy nhiên, Hiện, Ban cán sự Đảng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương thu hồi quyết định điều động và bổ nhiệm bà Vũ Thúy Huệ.
Đồng thời, đồng ý để bà Huệ được thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.
Một “ghế” bổ nhiệm hai trưởng phòng
Cũng tại Bộ Công thương, một sự việc chưa có tiền lệ đã diễn ra, 2 người cùng giữ chức vụ, cùng vị trí tại một cơ quan quản lý nhà nước là chức Trưởng phòng Phòng Chống hàng giả tại Cục Quản lý thị trường.
Cụ thể, ông Kiều Nghiệp được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng phòng Phòng Chống hàng giả theo Quyết định 1268/QĐ-QLTT ngày 8/8/2013. Còn ông Thân Đức Công được bổ nhiệm cũng vào vị trí trên ngày 25/1/2014 theo Quyết định 116/QĐ-QLTT cũng của lãnh đạo Cục Quản lý thị trường.
Đáng nói, thời điểm bổ nhiệm ông Thân Đức Công vào vị trí Trưởng phòng Phòng Chống hàng giả thì không có văn bản nào hủy bỏ quyết định bổ nhiệm ông Kiều Nghiệp. Nghĩa là, cả hai Quyết định 1268 và Quyết định 166 đều cùng bổ nhiệm 2 người vào cùng một ví trí.
6 tháng sau, sự việc nêu trên mới được phát hiện, thời điểm này, lãnh đạo của Cục Quản lý thị trường cho biết, trong quá trình soạn thảo văn bản có những sai sót thuộc lỗi kỹ thuật nên dẫn đến sự việc đáng tiếc trên.
(Theo VTC)
(Xã hội) - Chiều 10/1, ông Nguyễn Lê Đình Thống, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa cho biết, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa đang bị cơ quan công an điều tra dấu hiệu tham ô 6,3 tỷ đồng vừa thi kết thúc môn cuối cùng lớp Cao cấp lý luận Chính trị K16.
Cụ thể, theo Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa, môn thi cuối cùng của lớp học Cao cấp Chính trị K16 vừa kết thúc vào ngày 5 và 6/1. Sau môn thi này, giáo viên sẽ chấm khóa luận tốt nghiệp trước khi cấp bằng cho học viên.
Ông Thống khẳng định hiện chưa có cơ sở để ra quyết định buộc thôi học đối với ông Đỗ Hồng Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa. Theo ông Thống, lý do là trường chưa nhận được bất kỳ văn bản chính thức nào của cấp có thẩm quyền liên quan đến việc học của ông Hải tại trường.
“Thứ 6 tuần này, tôi sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy. Trường hợp này, khi Thanh tra Sở Tài chính đã có kết luận như vậy thì theo tôi đã có dấu hiệu cố ý làm trái. Dấu hiệu như thế thì ông Hải có thể bị buộc thôi học tại trường”, ông Thống nhấn mạnh.
Theo Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa, ông Hải học lớp Cao cấp lý luận Chính trị K16 trong vòng 14 tháng và dự kiến kết thúc vào tháng 5/2017. Đây là lớp học dành cho cán bộ chủ chốt thuộc diện quy hoạch của tỉnh Khánh Hòa.
Trước đó, theo Thanh tra Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa, từ năm 2014 đến năm 2015, Công ty thủy lợi Nam Khánh Hòa đã triển khai thực hiện 24 công trình nạo vét và bơm tưới, 49 công trình sửa chữa thường xuyên với tổng số vốn xấp xỉ 8,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong các công trình này, chỉ duy nhất 1 công trình có thực 100% với chi phí đầu tư hơn 182 triệu đồng, số còn lại không thực hiện hoặc thực hiện rất ít.
Để hợp thức hóa, ông Đỗ Hồng Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa đã chỉ đạo làm giả hồ sơ, quyết toán khống để được giải ngân. Riêng ông Hải đã “bỏ túi” 6,3 tỷ từ những hành vi gian dối này. Hiện ông Hải đã nộp lại số tiền này vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính Khánh Hòa.
Đến ngày 23/11, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo kết luận thanh tra và xem xét hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, cuộc họp này chỉ dừng lại mức buộc thôi việc với ông Hải.
Theo nguồn tin riêng, trước thông tin trên, Viện KSND Tối cao đã có văn bản yêu cầu Viện KSND tỉnh Khánh Hòa giám sát vụ việc này để xử lý theo đúng quy định.
Được biết, hiện ông Hải đã bị đình chỉ công tác. Theo một đại diện Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa, hiện đơn vị đã có tờ trình gửi Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa ký quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông Hải.
Hiện vụ việc đang được Công an Khánh Hòa tiếp tục điều tra, làm rõ.
(Theo Dân Trí)
Dự kiến ngày 19-7, Tòa án nhân dân TP.HCM sẽ
đưa ra xét xử đại án cố ý làm trái, cho vay trái quy định gây thiệt hại
hơn 9.000 tỉ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (viết tắt VNCB) do bị
cáo Phạm Công Danh (51 tuổi - nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, tổng giám đốc Công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh) và 35 bị cáo khác thực hiện.
Tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, gây lỗ nặng hơn
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh có quy mô hoạt động đa ngành nghề, Phạm Công Danh từng sở hữu khối tài sản lớn hàng ngàn tỉ đồng cùng nhiều dự án từ Hà Nội đến Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Dương, Vũng Tàu, TP.HCM...
Với tham vọng có một ngân hàng để hỗ trợ các dự án kinh doanh và xây dựng bất động sản nên Phạm Công Danh đề xuất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản để thực hiện ý tưởng thành lập một ngân hàng này.
Tuy nhiên, đề xuất hình thành mô hình ngân hàng xây dựng không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận mà Ngân hàng Nhà nước chỉ đồng ý giao một ngân hàng yếu kém để nhóm cổ đông của Thiên Thanh tái cơ cấu.
Năm 2012, Trust Bank (Ngân hàng Đại Tín) do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện nhóm cổ đông Phú Mỹ sở hữu 84,92% cổ phần được xác định rơi vào tình trạng khó khăn đặc biệt. Theo kết luận thanh tra ngân hàng này, vốn chủ sở hữu bị âm hơn 2.854 tỉ đồng, lỗ lũy kế hơn 6.061 tỉ.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước cho phép nhóm cổ đông cũ (Phú Mỹ) chuyển nhượng cổ phần cho nhóm cổ đông mới (Tập đoàn Thiên Thanh, đại diện là ông Phạm Công Danh). Chủ trương này đã được Thủ tướng đồng ý phương án tái cơ cấu.
Từ cuối tháng 2-2013, ngân hàng này chính thức hoạt động dưới sự điều hành của nhóm cổ đông mới và ông Phan Thành Mai (45 tuổi) được bổ nhiệm làm tổng giám đốc.
TrustBank cũng được đổi tên là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - viết tắt VNCB.
Từ quá trình điều hành ngân hàng này, trên cương vị chủ tịch HĐQT, Phạm Công Danh đã có hàng loạt sai phạm trong việc vay, cho vay gây thất thoát cho ngân hàng hơn 9.000 tỉ đồng.
Hàng loạt sai phạm trong cho vay, điều hành Ngân hàng VNCB
Nhận một ngân hàng yếu kém và nợ nần, trong khi đó có những nhóm khách hàng vay tiền nhưng không trả, việc tái cơ cấu và quản lý hoạt động ngân hàng này của Phạm Công Danh tiếp tục đẩy ngân hàng này vào nợ nần, thất thoát trầm trọng hơn.
Theo cáo trạng, kể từ khi nhóm của Phạm Công Danh điều hành hoạt động kinh doanh của VNCB thì đến tháng 7-2014, vốn chủ sở hữu đã âm 18.469 tỉ đồng. Tổng nợ phải trả của ngân hàng này là 38.255 tỉ đồng, trong khi tổng tài sản chỉ có 16.745 tỉ.
Việc "đi xuống" của VNCB, theo cáo trạng của VKSND tối cao, là do hàng loạt vi phạm của Phạm Công Danh và đồng phạm.
Trong đó, rõ nhất là việc cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của Phạm Công Danh khi lập hồ sơ khống để thực hiện đề án nâng cấp hệ thống Corebanking để rút 63,2 tỉ đồng VNCB; ký các hợp đồng khống để thuê mặt bằng tại đường Tô Hiến Thành và Sư Vạn Hạnh, sau đó lấy 581 tỉ đồng từ VNCB để trả cho các hợp đồng khống này trả lãi cho các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và một số khoản nợ khác.
Sau đó dù không có lãi năm 2012 tại khu phức hợp Thương mại dịch vụ Thiên Thanh Đà Nẵng nhưng Phạm Công Danh vẫn chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB), Mai Hữu Khương (nguyên giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn), Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc phụ trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn) lập hồ sơ phát hành 2.500 trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và bán 900 trái phiếu Tập đoàn này cho ba công ty Thạch Hà, An Lộc và Công ty Minh Quang trị giá 900 tỉ đồng từ nguồn tiền của Ngân hàng VNCB rồi chuyển tiền cho Danh sử dụng.
Khoản tiền này sau đó không có khả năng thu hồi, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Ngân hàng VNCB.
Bên cạnh đó, Phạm Công Danh còn rút 5.490 tỉ đồng từ tiền gửi của khách hàng vào VNCB mà không có chữ ký của khách hàng là bà Trần Ngọc Bích, gây thiệt hại cho VNCB.
Tất cả các hành vi trên của Phạm Công Danh và đồng phạm đã bị Viện KSND tối cao truy tố tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài tội danh trên, Phạm Công Danh và đồng phạm còn bị truy tố vì hàng loạt vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trong đó vì cần tiền trả nợ, Phạm Công Danh đã ký các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu khống với bà Nguyễn Thị Như Loan (chủ tịch Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai) và nâng khống giá trị các lô đất tại Đà Nẵng làm tài sản đảm bảo để vay VNCB 5.000 tỉ đồng, rút tiền mặt 4.700 tỉ đồng để trả nợ cho nhiều nhóm khác nhau... gây thiệt hại cho VNCB là 2.095 tỉ đồng.
Tổng hợp nhiều sai phạm trên, theo kết luận của cáo trạng, tổng số tiền mà Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB đến thời điểm khởi tố vụ án hơn 9.000 tỉ đồng.
HOÀNG ĐIỆP
Dân trí Đánh giá tiến độ thoái vốn, cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước còn chậm chạp, tỷ lệ vốn đưa ra thị trường thấp, song
Thủ tướng cũng lưu ý, trong quá trình bán vốn, không được để xảy ra thất
thoát tài sản Nhà nước, nhất là liên quan đến đất đai ở những vị trí
thuận lợi.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp,
đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016-2020 diễn ra chiều
nay (6/12), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, số lượng DNNN đã giảm
rất nhanh trong 15 năm qua.
Cụ thể, theo số liệu báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (DN), số lượng DNNN đã giảm từ khoảng 6.000 DNNN năm 2001 xuống còn 718 DNNN tại thời điểm tháng 10/2016.
Tuy nhiên, Thủ tướng đánh giá, số vốn Nhà nước tại DN được thoái ra thị trường vẫn còn rất thấp, chỉ đạt 8%, tức là vẫn còn 92% vốn Nhà nước tại DN.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu, tại hội nghị chiều nay cần thảo luận và bàn
bạc về hai vấn đề quan trọng là tìm ra nguyên nhân vì sao thoái vốn Nhà
nước tại DN cũng như tỷ trọng cổ phần hóa vẫn còn thấp mặc dù chủ
trương của Đảng, Nhà nước là rất quyết liệt.
Vấn đề thứ hai là phải trả lời được một cách “trực tiếp, thẳng thắn” giải pháp nào để thoái vốn, CPH DNNN trong thời gian tới đạt hiệu quả cao nhất, Nhà nước thu được lợi ích tốt nhất, mang lại lợi ích cho xã hội?
Theo Thủ tướng, để có thể triển khai hiệu quả việc thoái vốn Nhà nước khỏi DN và tiến hành cổ phần hóa thành công thì điều đầu tiên là cần xác định được những DN nào Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối, DN nào nên “buông”.
“Danh sách xếp loại DNNN ở trên tay nhưng tôi chưa ký chính vì cần phải thống nhất, những DN nào cần thoái vốn toàn bộ, những DN nào cần chi phối và nếu cần nắm giữ thì ở tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?”, Thủ tướng cho biết.
Thủ tướng cũng cho biết, theo phản ánh có nhiều chính sách, cơ chế thoái vốn, cổ phần hóa thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 hiện đã không còn phù hợp, tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu tại hội nghị này, đại diện các bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và Ủy ban Nhân dân các địa phương phải chỉ ra được những chính sách bất hợp lý cụ thể là chính sách gì.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu tham gia hội nghị thảo luận về những vấn đề đang được quan tâm hiện nay như cổ phần hóa, thoái vốn những DNNN có quy mô lớn hay việc bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, việc chọn tổ chức tư vấn trong xác định giá trị DN…
“Tôi có nghe rằng, có DN rất lớn vừa qua khi tiến hành định giá và Kiểm toán Nhà nước xác định lại chênh lệch tới 10.000 tỷ đồng”, Thủ tướng lấy ví dụ.
Bên cạnh đó, có những vấn đề về việc dưới mệnh giá, bán cổ phần theo lô, chất lượng hoạt động của các DN sau cổ phần hóa, việc công hai minh bạch đảm bảo chặt chẽ trong quá trình cổ phần hóa là vấn đề đặt ra. Trong đó, Thủ tướng lưu ý, làm sao không để xảy ra thất thoát tài sản Nhà nước, nhất là về vấn đề đất đai ở những vị trí thuận lợi, bao gồm cả DN công an và quân đội, giá trị đất đai là rất lớn.
Cơ chế phá sản, giải thể những DN có thua lỗ kéo dài, các dự án không hiệu quả, đắp chiếu. Vấn đề thực hiện chính sách với lao động dôi dư khi thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu DNNN. Đóng góp ý kiến về cơ quan chuyên trách quản lý vốn tại DNNN. Đặt ra vấn đề trách nhiệm cá nhân với các lãnh đạo Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khi cố tình không chịu cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước khỏi doanh nghiệp... Đây đều là những vấn đề quan trọng Thủ tướng yêu cầu phải được trao đổi và làm rõ trong hội nghị diễn ra chiều nay.
(Ban chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những tồn tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban đã mở rộng thêm diện kiểm tra đối với các nhà máy hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài 5 nhà máy, dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả mà Quốc hội đã nêu lên tại Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 vừa qua (là nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình), Ban chỉ đạo cũng bổ sung sơ bộ thêm 7 nhà máy, dự án khác.
Đó là đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai. Các dự án này đang có tình trạng thua lỗ tương tự, cần tập trung xử lý dứt điểm theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhằm kéo giảm nguy cơ mất vốn đầu tư, tiêu hao nguồn lực nhà nước cũng như của xã hội.
Trong phiên họp vào chiều 20.12 tại Văn phòng Chính phủ để triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc xử lý các nhà máy, dự án này là phải “kiên quyết xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo nguyên tắc và cơ chế thị trường”.
Đồng thời, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo nghiên cứu các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
“Do vậy, tinh thần xử lý các dự án, nhà máy này là phải rất quyết liệt, khẩn trương, đồng bộ, đồng lòng, hợp sức, bảo đảm tới hết năm 2017 phải có chuyển biến căn bản về kết quả xử lý, phấn đấu tới hết năm 2018 cơ bản xử lý xong các dự án, doanh nghiệp này”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ.
Nhấn mạnh việc xử lý các hạn chế, yếu kém của các nhà máy, dự án này là vì sự phát triển của đất nước, Phó thủ tướng nêu rõ các bộ ngành, doanh nghiệp, ban quản lý dự án phải đồng lòng, đồng sức, báo cáo trung thực để tìm ra phương án xử lý và giải pháp khắc phục.
“Ban chỉ đạo sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, tổ chức, đơn vị, cá nhân với tên tuổi cụ thể, thực hiện nhiệm vụ gì, bao giờ hoàn thành. Kiên quyết không để công việc bị trì hoãn, không tiến triển”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Về phương án xử lý các dự án, nhà máy, Phó thủ tướng cho rằng song song với việc rà soát quá trình hình thành dự án, Ban chỉ đạo sẽ đánh giá tổng thể thực trạng, mức độ thiệt hại để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các dự án, nhà máy còn năng lực sản xuất sẽ thực hiện cơ cấu lại sản xuất, nguồn nhân lực, quản trị. Dự án, nhà máy nào không còn khả năng cơ cấu lại sẽ phải xử lý theo các hướng thoái vốn, bán đấu giá, cho giải thể, phá sản… theo quy định của pháp luật.
“Nhà nước nhất quyết không dùng tiền ngân sách để bù lỗ, hỗ trợ cho các dự án này nữa” – Phó thủ tướng dứt khoát.
Trưởng ban Chỉ đạo cũng đề nghị các cơ quan kiểm toán, thanh tra, điều tra vào cuộc, xác định rõ trách nhiệm và đề xuất xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình trước Quốc hội đã nhấn mạnh rằng những dự án này đã bộc lộ khiếm khuyết và lỗ hổng trong quản lý nhà nước, đặc biệt cả về khung pháp lý cũng về mặt thể chế là vai trò, trách nhiệm của các bộ quản lý.
Trong lần trao đổi với PV về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định chỉ có một cách là ngưng cấp vốn và để các dự án này phá sản: “Để cho các dự án này phá sản, chứ dứt khoát là Nhà nước không nên cứu bởi lẽ không thể để cho các doanh nghiệp nhà nước cứ yên tâm là sẽ được Nhà nước cứu mãi. Hơn nữa nếu cứu thì số tiền đưa ra cứu sẽ là cái giá mà xã hội phải trả. Các dự án thua lỗ lớn đã gây mất mát rất lớn cho xã hội rồi, những người đóng góp thuế phải chịu oan, họ đã đóng góp rất nhiều để cho các doanh nghiệp thực thi dự án”.
Cũng theo bà Lan, phải xử lý những người gây ra hậu quả, không thể quy trách nhiệm một cách chung chung, rồi lại phê bình, cảnh cáo, rút kinh nghiệm… Sự sụp đổ của những dự án này không thể chấp nhận cách xử lý thế bởi vì nếu không xử lý nghiêm thì sẽ gây ra một tiền lệ rất xấu là các doanh nghiệp cứ việc thua lỗ cho cái chung trong khi cá nhân vẫn giàu có như thường.
(Theo Một Thế Giới)
(Kinh tế) - Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ nằm đắp chiếu nhiều năm nay đã có phương án bán đấu giá tài sản vì “vô phương cứu chữa”. 2.700 tỷ đồng đã “rót” vào dự án trở thành những đồng tiền hoang phí.
Cố cứu nhưng không được
Nói về phương án xử lý dự án tai tiếng này, nguồn tin từ Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO) cho hay: Tổng công ty đang tiến hành các thủ tục đấu thầu để lựa chọn đơn vị tư vấn định giá và xác định giá khởi điểm làm căn cứ để đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của dự án nhà máy bột giấy Phương Nam”.
Thông tin từ VINAPACO cho biết thêm đã nhận được nhiều hồ sơ dự thầu và hiện Tổng công ty đã và đang tiến hành các phần việc liên quan đến chấm thầu để chọn đơn vị tư vấn định giá và xác định giá khởi điểm làm căn cứ để đấu giá bán tài sản của dự án, bao gồm toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho đến 31/12/2015 của dự án.
Thực tế, phương án bán đấu giá VINAPACO đã được lãnh đạo Bộ Công Thương “chốt” từ lâu. Đại diện Bộ Công Thương cho biết những phần việc VINAPACO đang làm là theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương sau nhiều lần họp bàn với các cơ quan, đơn vị có liên quan.
“Bộ cũng đã có quyết định thành lập Tổ công tác xử lý những tồn tại của Dự án, bao gồm đại diện các Bộ Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Tư pháp”, thông tin từ Bộ Công Thương cho biết.
Tính đến nay dự án nhà máy bột giấy Phương Nam đã bước sang năm thứ 14 kể từ khi được duyệt dự án nhưng vẫn chưa hoàn thành.
Ban đầu dự án này được UBND tỉnh Long An giao cho một đơn vị hoàn toàn xa lạ với lĩnh vực giấy làm chủ đầu tư vào năm 2003. Đó là Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải (Tracodi).
Thế nhưng, 5 năm trời Tracodi không hoàn thành được nhà máy. Năm 2008 UBND tỉnh Long An chủ động chuyển nhà máy về cho SCIC (Bộ Tài chính) quản lý. Tiếp đó, đến năm 2009 được giao về Tổng công ty Giấy Việt Nam làm chủ đầu tư dự án.
Sau khi tiếp nhận dự án, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã phê duyệt tổng mức đầu tư mới của dự án là 3.409 tỷ đồng. Như vậy, tính từ khi dự án được duyệt lần đầu vào năm 2003 (1.487 tỷ đồng), tổng mức đầu tư của dự án đã tăng gấp 2,3 lần.
Tháng 6/2012 dự án chạy thử nhưng không thành công do nguyên liệu đay của Long An không phù hợp với công nghệ sản xuất.
“Hồi ấy chạy thử không tải thì thành công, nhưng đến lúc chạy có tải thì thất bại. Lý do là cả hệ thống luôn bị tắc nghẽn, đặc biệt không thể chặt được mảnh đay đạt chất lượng yêu cầu”, đại diện VINAPACO cho biết và nói thêm, “Nhiều lần mời cả đơn vị nước ngoài vào nhưng cũng bó tay. Sau cùng chuyên gia nước ngoài cũng rút lui hết”.
Theo báo cáo của Tổng công ty giấy Việt Nam, công ty đã thay nguyên liệu đay bằng cây tràm cừ, rồi phối hợp giữa gỗ và đay, gỗ keo đều không có hiệu quả về mặt kinh tế.
“Sau khi chạy thử dự án gặp rất nhiều khó khăn về dây chuyền công nghệ, vùng nguyên liệu và tài chính. Tại thông báo số 195/TB-VPCP ngày 12/5/2014 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc ngừng đầu tư dự án”, báo cáo của VINAPACO tháng 11/2016 cho biết.
Cổ phần hóa bị mắc kẹt
Việc dự án bột giấy Phương Nam mắc kẹt cũng làm cho quá trình cổ phần hóa VINAPACO gặp vướng mắc.
VINAPACO đã báo cáo Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép không hợp nhất báo cáo tài chính chung của Tổng công ty giấy Việt Nam để hạch toán riêng.
Hồi tháng 12/2016, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ việc xác định giá trị DN để cổ phần hóa Tổng công ty giấy sẽ tiến hành sau khi xử lý bán đấu giá Nhà máy bột giấy Phương Nam.
Ngoài ra, Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam là một trong những dự án vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Quá trình đầu tư dự án, Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ ký thư bảo lãnh khoản vay Ngân hàng Societe Generale (Pháp) trị giá 67 triệu Euro cho dự án. Nhưng việc dự án không thể hoàn thành đã khiến Bộ Tài chính phải đứng ra “trả nợ thay”.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã phải cho dự án này vay từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để thanh toán nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng Societe Generale, không tính lãi đối với các khoản vay này và cho phép chưa phải nộp phí bảo lãnh cho đến khi dự án đi vào hoạt động và có lãi. Tuy nhiên đến nay dự án đã cho thấy không hiệu quả.
(Theo Vietnamnet)
Quyết xử dự án ngàn tỉ “đắp chiếu”
03/11/2016 22:26
Những dự án ngàn tỉ đồng đang thua lỗ đã bộc lộ lỗ hổng trong quản lý nhà nước; qua đó cần làm rõ trách nhiệm của các cấp quản lý, chủ đầu tư, không loại trừ việc cố ý vi phạm pháp luật
Tinh gọn bộ máy, nhũng nhiễu sẽ giảm
Đại biểu (ĐB) Dương Văn Thống (tỉnh Yên Bái) đánh giá bộ máy quản lý hiện rất cồng kềnh; tăng hơn 20% so với 20-30 năm trước; không ít bộ phận không còn cần thiết cho công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành. ĐB này dẫn chứng tại Yên Bái, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước năm 2016 là hơn 17.200 người, số tiền tiêu ngân sách 1.100 tỉ đồng trong tổng chi thường xuyên hơn 4.000 tỉ đồng.
Theo ĐB Thống, nếu rà soát và sửa đổi tổng thể bộ máy hợp lý hơn, ít đầu mối hơn chắc chắn giảm chi ngân sách, từ đó bớt nhũng nhiễu. Ngoài ra, ông Thống đề nghị thành lập cơ quan lâm thời của trung ương có chức năng nghiên cứu, tham mưu để trong 1-2 năm tới rà soát lại tổng thể bộ máy, sau đó phê duyệt và thi hành, qua đó tinh gọn bộ máy, giảm nhân sự.
Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu chất vấn tại hội trường Ảnh: NGUYỄN NAM
Còn theo Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, ông Ngọ Duy Hiểu, hiện có tình trạng bố trí cán bộ trong các cơ quan không phù hợp với năng lực, trình độ, kinh nghiệm; một số cán bộ, công chức không yếu về năng lực nhưng lại kém về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm. Do đó, nếu người đứng đầu không nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm gương thì e rằng người dân, doanh nghiệp lại tiếp tục kêu ca.
Chưa tháo gỡ được các dự án thua lỗ lớn
Giải trình trước QH về 5 dự án lớn (Nhà máy Sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Nhà máy Đạm Ninh Bình - PV) thua lỗ được nhiều ĐB nêu ra trong 2 ngày qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay Chính phủ đã có báo cáo, thời gian qua các cơ quan chức năng phối hợp tháo gỡ nhưng “chưa đạt hiệu quả”. Ngoài ra còn một số dự án khác tiềm ẩn nguy cơ tồn đọng và nếu không được tháo gỡ vướng mắc kịp thời sẽ có nguy cơ mất vốn.
Bộ trưởng cũng đánh giá qua những dự án này đã bộc lộ khiếm khuyết và lỗ hổng trong quản lý nhà nước, đặc biệt cả về khung pháp lý cũng như về mặt thể chế. “Phải làm rõ trách nhiệm của các cấp quản lý cũng như của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp; không loại trừ những hành động cố ý vi phạm pháp luật” - Bộ trưởng nói.
Sau phần giải trình của Bộ trưởng Tuấn Anh, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đề nghị sớm thành lập danh mục những dự án thua lỗ, “đắp chiếu” ngoài 5 dự án đã nêu.
“Nếu không công bố rộng rãi thì phải nắm cho chắc bởi vì chỉ cần mỗi ngày lỗ vài ba tỉ đồng; mỗi năm lỗ năm, bảy chục tỉ, không đến 1.000 tỉ như một số nhà máy nhưng cộng lại sẽ là con số rất lớn. Vùng sâu, vùng xa hàng chục triệu đồng bào ở diện nghèo rất cần những khoản kinh phí đang bị tiêu tốn vào những dự án ấy” - ĐB Nghĩa trăn trở.
Nội dung giải trình của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về thủy điện cũng nhận được nhiều tranh luận mạnh mẽ từ phía ĐBQH. Bộ trưởng Tuấn Anh khẳng định thủy điện là lĩnh vực cơ quan này “rất quan tâm và tạo điều kiện để thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước nhằm bảo đảm lợi ích của nhân dân cũng như sự phát triển hài hòa của xã hội, nhất là trong các vùng bị tác động của điện”.
Về vấn đề nhiệt điện, người đứng đầu ngành công thương cho rằng điểm nghẽn môi trường tại các dự án nhiệt điện không phải do công nghệ lạc hậu, bởi hầu hết các nhà máy này đều sử dụng công nghệ của các nước tiên tiến, mà nằm ở phần thiết bị cũng như các tổng thầu. Các nhà thầu thực hiện không chấp hành và không có điều kiện để thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến thiết bị công nghệ đó.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (tỉnh Phú Yên) cho rằng bộ trưởng nói quá trình đầu tư, vận hành các thủy điện đều đúng pháp luật, đúng quy trình là chưa thỏa đáng. Việc tích nước, xả lũ của thủy điện được nhiều địa phương phản ánh chưa đúng quy định. Ông Học cũng không đồng tình khi Bộ trưởng Tuấn Anh nói đời sống người dân các vùng triển khai thủy điện, sau khi tái định cư được bảo đảm vì thực tế nhiều nơi số hộ nghèo chiếm tới 30%, thậm chí là 80%.
Giải trình 10,5 triệu tỉ đồng tái cơ cấu kinh tế
Giải trình trước QH về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết nguồn lực 10,5 triệu tỉ đồng là mục tiêu cần đạt được để tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt từ 6,5%-7%. Trong đó, nguồn lực từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020 dự kiến là 2 triệu tỉ đồng.
“Để đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 6,5%-7% với hệ số đầu tư tăng trưởng (ICOR) dự kiến là 5-5,5 thì cần tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 32%-34% GDP, tương đương 9-10 triệu tỉ đồng. Như vậy, đặt mục tiêu phấn đấu 10,5 triệu tỉ đồng để quyết tâm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế mạnh mẽ, quyết liệt hơn” - ông nói.
Tuy nhiên, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nếu chỉ dựa vào số lượng nguồn lực là chưa đủ, điều quan trọng là phải sử dụng hiệu quả nguồn lực, trước hết là nguồn lực nhà nước. Theo đó, phải đẩy nhanh xử lý nợ xấu và áp dụng biện pháp kiên quyết đối với các ngân hàng thương mại yếu kém; cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp một cách thực chất…
Giải trình trước QH về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết nguồn lực 10,5 triệu tỉ đồng là mục tiêu cần đạt được để tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt từ 6,5%-7%. Trong đó, nguồn lực từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020 dự kiến là 2 triệu tỉ đồng.
“Để đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 6,5%-7% với hệ số đầu tư tăng trưởng (ICOR) dự kiến là 5-5,5 thì cần tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 32%-34% GDP, tương đương 9-10 triệu tỉ đồng. Như vậy, đặt mục tiêu phấn đấu 10,5 triệu tỉ đồng để quyết tâm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế mạnh mẽ, quyết liệt hơn” - ông nói.
Tuy nhiên, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nếu chỉ dựa vào số lượng nguồn lực là chưa đủ, điều quan trọng là phải sử dụng hiệu quả nguồn lực, trước hết là nguồn lực nhà nước. Theo đó, phải đẩy nhanh xử lý nợ xấu và áp dụng biện pháp kiên quyết đối với các ngân hàng thương mại yếu kém; cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp một cách thực chất…
Phương Nhung - Văn Duẩn
Những vụ bổ nhiệm cán bộ ‘siêu kỳ lạ’ ở Bộ Công thương bị ‘khui’ trong năm 2016
Thứ sáu, 13/01/2017, 10:04 (GMT+7)(Pháp luật) - Trong năm 2016, truyền thông và dư luận đặt ra nhiều vấn đề về công tác bổ nhiệm nhân sự “siêu kỳ lạ” tại Bộ Công thương.
Có thể kể ra hàng loạt cái tên liên quan đến những đợt bổ nhiệm cán bộ “siêu kỳ lạ” tại Bộ Công thương như vụ ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải,…
Vụ xe sang và điểm “nóng” Trịnh Xuân Thanh
Câu chuyện liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh bắt đầu từ khi hình ảnh chiếc xe Lexus 570 trị giá hơn 5 tỷ mà ông này sử dụng có gắn biển số xanh, được nhiều cơ quan báo chí đăng tải.
Theo giải thích của ông Thanh tại thời điểm đó, chiếc xe Lexus là do ông mượn của bạn và có biển số xanh là để “thuận tiện công việc”.
Tuy nhiên, câu chuyện đã không dừng lại ở đó mà đi xa hơn sau khi một số báo lật lại thời gian ông Thanh làm Chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) từ 2009, sau đó kinh qua nhiều vị trí tại Bộ Công thương.
Theo tài liệu, PVC dưới thời kỳ ông Thanh làm lãnh đạo, đã bị mất cân đối về tài chính, sa lầy vào bất động sản, đặc biệt là có tình trạng đầu tư vốn vào nhiều dự án không đúng mục đích.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy, các cán bộ chủ chốt của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2013.
Mặc dù để xảy ra thua lỗ nghiêm trọng tại PVC nhưng điều lạ là tháng 9/2013, ông Thanh được ông Vũ Huy Hoàng – nguyên Bộ trưởng Công thương – bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng đại diện Bộ Công thương tại Đà Nẵng, rồi bổ nhiệm Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Công thương.
Ngoài ra, ông Trịnh Xuân Thanh cũng được quy hoạch chức danh thứ trưởng Bộ Công thương giai đoạn 2016-2021.
Thua lỗ tại PVFI đến “sếp” Sabeco
Ban cán sự Đảng Bộ Công thương mới đây đã yêu cầu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng quay định liên quan đến ông Vũ Quang Hải, trong đó có quyết định đồng ý điều động ông Hải đến nhận công tác tại Tổng công ty cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và đề cử tham gia Hội đồng quản trị Sabeco.
Trước khi về Sabeco, ông Hải từng được bổ nhiệm qua nhiều chức danh quan trọng tại nhiều doanh nghiệp, cơ quan quản lý trực thuộc Bộ Công thương.
Cụ thể, ông Hải từng là người đại diện phần vốn, Ủy viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC), từng giữ chức Trưởng phòng, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công thương) và là kiểm soát viên tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Theo tư liệu, trong thời gian ông Hải tại vị Tổng giám đốc, PVFI lỗ trên 220 tỷ đồng (năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng).
Liên quan đến những khoản lỗ tại PVFI, hồi giữa tháng 6 năm ngoái, 13/6, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải khi mới 25 tuổi làm Tổng giám đốc PVFI là đúng hay sai, ai chịu trách nhiệm gánh hậu quả làm mất vốn nhà nước và vốn của 4.700 cổ đông?”.
Chánh văn phòng Bộ đến Chủ tịch Sabeco
Đó là trường hợp ông Võ Thanh Hà. Ông Hà sau khi nắm giữ chức vụ Chánh văn phòng Bộ Công thương đã được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabeco vào tháng 10/2015, làm đại diện 23% trên tổng số gần 90% vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp này.
Tới ngày 1/1/2016, khi bà Phạm Thị Hồng Hạnh – Tổng Giám đốc Sabeco nhận quyết định nghỉ hưu, thì ông Hà tiếp tục kiêm nhiệm thêm chức danh Tổng Giám đốc Sabeco tới tháng 8/2016.
Việc bổ nhiệm ông Hà đã vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích từ VAFI. Theo ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó chủ tịch VAFI – Chủ tịch Sabeco phải sở hữu năng lực, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp… chứ không thể chọn một người không có kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp như ông Võ Thanh Hà.
Đại diện VAFI cũng cho biết, thủ tục giới thiệu ông Võ Thanh Hà ra Hội đồng quản trị Sabeco không đúng về mặt doanh nghiệp.
Sai phạm tại PVTex được điều về làm Cục trưởng
Từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex) – chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ – ông Vũ Đình Duy được ông Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng rồi Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Điều kỳ lạ là ông Duy được bổ nhiệm giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam kể từ ngày 8/4/2016, trước một ngày Bộ Công thương có Bộ trưởng mới.
Hồi tháng 10 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra tình hình tại PVTex và phát hiện nhiều sai phạm. Quá trình thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Gần đây nhất, quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp của ông Vũ Đình Duy cũng đã bị Bộ Công thương thu hồi.
Bị tố nhiều sai phạm vẫn được bổ nhiệm
Tháng 9/2013, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Đỗ Văn Hậu đã ra quyết định lập đoàn kiểm tra các dấu hiệu sai phạm tại PV EIC do Hội đồng quản trị đương nhiệm của PV EIC “tố” bà Vũ Thúy Huệ có hàng loạt sai phạm và tiêu cực, liên quan đến công tác quản lý và sử dụng vốn, điều hành doanh nghiệp…
Cụ thể, giai đoạn từ 2009-2011, PV EIC đã đầu tư nhiều dự án bất động sản, dự án sản xuất và mua bán cổ phần trong các công ty khác không đúng mục đích dẫn đến nhiều sai phạm về tài chính.
Tuy nhiên. vào tháng 2/2014, bà Vũ Thuý Huệ đã được bổ nhiệm là Kiểm soát viên chuyên trách phụ trách chung tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
Bà Vũ Thuý Huệ cũng được bổ nhiệm giữ chức vụ phó Vụ trưởng Bộ Công thương. Yuy nhiên, Hiện, Ban cán sự Đảng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương thu hồi quyết định điều động và bổ nhiệm bà Vũ Thúy Huệ.
Đồng thời, đồng ý để bà Huệ được thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.
Một “ghế” bổ nhiệm hai trưởng phòng
Cũng tại Bộ Công thương, một sự việc chưa có tiền lệ đã diễn ra, 2 người cùng giữ chức vụ, cùng vị trí tại một cơ quan quản lý nhà nước là chức Trưởng phòng Phòng Chống hàng giả tại Cục Quản lý thị trường.
Cụ thể, ông Kiều Nghiệp được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng phòng Phòng Chống hàng giả theo Quyết định 1268/QĐ-QLTT ngày 8/8/2013. Còn ông Thân Đức Công được bổ nhiệm cũng vào vị trí trên ngày 25/1/2014 theo Quyết định 116/QĐ-QLTT cũng của lãnh đạo Cục Quản lý thị trường.
Đáng nói, thời điểm bổ nhiệm ông Thân Đức Công vào vị trí Trưởng phòng Phòng Chống hàng giả thì không có văn bản nào hủy bỏ quyết định bổ nhiệm ông Kiều Nghiệp. Nghĩa là, cả hai Quyết định 1268 và Quyết định 166 đều cùng bổ nhiệm 2 người vào cùng một ví trí.
6 tháng sau, sự việc nêu trên mới được phát hiện, thời điểm này, lãnh đạo của Cục Quản lý thị trường cho biết, trong quá trình soạn thảo văn bản có những sai sót thuộc lỗi kỹ thuật nên dẫn đến sự việc đáng tiếc trên.
(Theo VTC)
(Xã hội) - Chiều 10/1, ông Nguyễn Lê Đình Thống, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa cho biết, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa đang bị cơ quan công an điều tra dấu hiệu tham ô 6,3 tỷ đồng vừa thi kết thúc môn cuối cùng lớp Cao cấp lý luận Chính trị K16.
Cụ thể, theo Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa, môn thi cuối cùng của lớp học Cao cấp Chính trị K16 vừa kết thúc vào ngày 5 và 6/1. Sau môn thi này, giáo viên sẽ chấm khóa luận tốt nghiệp trước khi cấp bằng cho học viên.
Ông Thống khẳng định hiện chưa có cơ sở để ra quyết định buộc thôi học đối với ông Đỗ Hồng Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa. Theo ông Thống, lý do là trường chưa nhận được bất kỳ văn bản chính thức nào của cấp có thẩm quyền liên quan đến việc học của ông Hải tại trường.
“Thứ 6 tuần này, tôi sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy. Trường hợp này, khi Thanh tra Sở Tài chính đã có kết luận như vậy thì theo tôi đã có dấu hiệu cố ý làm trái. Dấu hiệu như thế thì ông Hải có thể bị buộc thôi học tại trường”, ông Thống nhấn mạnh.
Theo Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa, ông Hải học lớp Cao cấp lý luận Chính trị K16 trong vòng 14 tháng và dự kiến kết thúc vào tháng 5/2017. Đây là lớp học dành cho cán bộ chủ chốt thuộc diện quy hoạch của tỉnh Khánh Hòa.
Trước đó, theo Thanh tra Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa, từ năm 2014 đến năm 2015, Công ty thủy lợi Nam Khánh Hòa đã triển khai thực hiện 24 công trình nạo vét và bơm tưới, 49 công trình sửa chữa thường xuyên với tổng số vốn xấp xỉ 8,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong các công trình này, chỉ duy nhất 1 công trình có thực 100% với chi phí đầu tư hơn 182 triệu đồng, số còn lại không thực hiện hoặc thực hiện rất ít.
Để hợp thức hóa, ông Đỗ Hồng Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa đã chỉ đạo làm giả hồ sơ, quyết toán khống để được giải ngân. Riêng ông Hải đã “bỏ túi” 6,3 tỷ từ những hành vi gian dối này. Hiện ông Hải đã nộp lại số tiền này vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính Khánh Hòa.
Đến ngày 23/11, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo kết luận thanh tra và xem xét hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, cuộc họp này chỉ dừng lại mức buộc thôi việc với ông Hải.
Theo nguồn tin riêng, trước thông tin trên, Viện KSND Tối cao đã có văn bản yêu cầu Viện KSND tỉnh Khánh Hòa giám sát vụ việc này để xử lý theo đúng quy định.
Được biết, hiện ông Hải đã bị đình chỉ công tác. Theo một đại diện Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa, hiện đơn vị đã có tờ trình gửi Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa ký quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông Hải.
Hiện vụ việc đang được Công an Khánh Hòa tiếp tục điều tra, làm rõ.
(Theo Dân Trí)
Ngân hàng Xây dựng mất hơn 9.000 tỉ ra sao?
TTO - Chỉ một thời gian ngắn sau
khi tiếp nhận, tái cơ cấu và quản lý hoạt động của Ngân hàng Xây dựng,
Phạm Công Danh cùng đồng phạm đã đẩy ngân hàng này lún sâu vào nợ nần,
thất thoát.
Sau thua lỗ, Ngân hàng VNCB đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng vào tháng 2-2015 - Ảnh: Q.Định |
Tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, gây lỗ nặng hơn
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh có quy mô hoạt động đa ngành nghề, Phạm Công Danh từng sở hữu khối tài sản lớn hàng ngàn tỉ đồng cùng nhiều dự án từ Hà Nội đến Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Dương, Vũng Tàu, TP.HCM...
Với tham vọng có một ngân hàng để hỗ trợ các dự án kinh doanh và xây dựng bất động sản nên Phạm Công Danh đề xuất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản để thực hiện ý tưởng thành lập một ngân hàng này.
Tuy nhiên, đề xuất hình thành mô hình ngân hàng xây dựng không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận mà Ngân hàng Nhà nước chỉ đồng ý giao một ngân hàng yếu kém để nhóm cổ đông của Thiên Thanh tái cơ cấu.
Năm 2012, Trust Bank (Ngân hàng Đại Tín) do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện nhóm cổ đông Phú Mỹ sở hữu 84,92% cổ phần được xác định rơi vào tình trạng khó khăn đặc biệt. Theo kết luận thanh tra ngân hàng này, vốn chủ sở hữu bị âm hơn 2.854 tỉ đồng, lỗ lũy kế hơn 6.061 tỉ.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước cho phép nhóm cổ đông cũ (Phú Mỹ) chuyển nhượng cổ phần cho nhóm cổ đông mới (Tập đoàn Thiên Thanh, đại diện là ông Phạm Công Danh). Chủ trương này đã được Thủ tướng đồng ý phương án tái cơ cấu.
Từ cuối tháng 2-2013, ngân hàng này chính thức hoạt động dưới sự điều hành của nhóm cổ đông mới và ông Phan Thành Mai (45 tuổi) được bổ nhiệm làm tổng giám đốc.
TrustBank cũng được đổi tên là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - viết tắt VNCB.
Từ quá trình điều hành ngân hàng này, trên cương vị chủ tịch HĐQT, Phạm Công Danh đã có hàng loạt sai phạm trong việc vay, cho vay gây thất thoát cho ngân hàng hơn 9.000 tỉ đồng.
Hàng loạt sai phạm trong cho vay, điều hành Ngân hàng VNCB
Nhận một ngân hàng yếu kém và nợ nần, trong khi đó có những nhóm khách hàng vay tiền nhưng không trả, việc tái cơ cấu và quản lý hoạt động ngân hàng này của Phạm Công Danh tiếp tục đẩy ngân hàng này vào nợ nần, thất thoát trầm trọng hơn.
Theo cáo trạng, kể từ khi nhóm của Phạm Công Danh điều hành hoạt động kinh doanh của VNCB thì đến tháng 7-2014, vốn chủ sở hữu đã âm 18.469 tỉ đồng. Tổng nợ phải trả của ngân hàng này là 38.255 tỉ đồng, trong khi tổng tài sản chỉ có 16.745 tỉ.
Việc "đi xuống" của VNCB, theo cáo trạng của VKSND tối cao, là do hàng loạt vi phạm của Phạm Công Danh và đồng phạm.
Trong đó, rõ nhất là việc cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của Phạm Công Danh khi lập hồ sơ khống để thực hiện đề án nâng cấp hệ thống Corebanking để rút 63,2 tỉ đồng VNCB; ký các hợp đồng khống để thuê mặt bằng tại đường Tô Hiến Thành và Sư Vạn Hạnh, sau đó lấy 581 tỉ đồng từ VNCB để trả cho các hợp đồng khống này trả lãi cho các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và một số khoản nợ khác.
Sau đó dù không có lãi năm 2012 tại khu phức hợp Thương mại dịch vụ Thiên Thanh Đà Nẵng nhưng Phạm Công Danh vẫn chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB), Mai Hữu Khương (nguyên giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn), Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc phụ trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn) lập hồ sơ phát hành 2.500 trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và bán 900 trái phiếu Tập đoàn này cho ba công ty Thạch Hà, An Lộc và Công ty Minh Quang trị giá 900 tỉ đồng từ nguồn tiền của Ngân hàng VNCB rồi chuyển tiền cho Danh sử dụng.
Khoản tiền này sau đó không có khả năng thu hồi, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Ngân hàng VNCB.
Bên cạnh đó, Phạm Công Danh còn rút 5.490 tỉ đồng từ tiền gửi của khách hàng vào VNCB mà không có chữ ký của khách hàng là bà Trần Ngọc Bích, gây thiệt hại cho VNCB.
Tất cả các hành vi trên của Phạm Công Danh và đồng phạm đã bị Viện KSND tối cao truy tố tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài tội danh trên, Phạm Công Danh và đồng phạm còn bị truy tố vì hàng loạt vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trong đó vì cần tiền trả nợ, Phạm Công Danh đã ký các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu khống với bà Nguyễn Thị Như Loan (chủ tịch Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai) và nâng khống giá trị các lô đất tại Đà Nẵng làm tài sản đảm bảo để vay VNCB 5.000 tỉ đồng, rút tiền mặt 4.700 tỉ đồng để trả nợ cho nhiều nhóm khác nhau... gây thiệt hại cho VNCB là 2.095 tỉ đồng.
Tổng hợp nhiều sai phạm trên, theo kết luận của cáo trạng, tổng số tiền mà Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB đến thời điểm khởi tố vụ án hơn 9.000 tỉ đồng.
Doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ, ngân sách lo hụt thu hàng chục nghìn tỷ đồng
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng: Tình trạng thua lỗ, kinh doanh kém hiệu quả của khu vực doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) có thể khiến ngân sách hụt thu năm 2017 khoảng 12.000- 14.000 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Theo thống kê về kết quả thu
ngân sách do ngành thuế quản lý năm 2016, số thu ngân sách nhà nước
(NSNN) đạt trên 884.000 tỷ đồng, bằng 109,3% dự toán. “Trong số này, trừ
dầu thô thu không đạt dự toán, các khoản thu khác đều vượt khá so với
cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, thu từ tiền sử dụng đất đạt theo báo cáo
đạt hơn 97.000 tỷ đồng, bằng tới 195% dự toán. Có 59/63 địa phương hoàn
thành và vượt dự toán”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn
nói.
Điểm mừng là việc tăng thu thực sự từ phát triển sản xuất kinh
doanh. Nếu như năm 2015, số doanh nghiệp nộp thuế là 518.000 doanh
nghiệp thì. Một năm sau đó, con số này là khoảng 570.000 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng lo ngại
về những khoản thua lỗ, kinh doanh kém hiệu quả của khu vực DNNN. Khoản
thu này năm 2016 theo tính toán chỉ bằng 95% năm 2015, tương đương mức
giảm khoảng 9.000 tỷ đồng. So với dự toán 2016, mức giảm lên tới 19.000
tỷ đồng. “Số thu giảm thể hiện hiệu quả, chất lượng và tồn tại lớn của
doanh nghiệp Nhà nước hiện nay”, lãnh đạo Bộ Tài chính nói.
Theo ông Tuấn, nhiệm vụ thu ngân sách năm nay của ngành thuế khá
nặng nề bởi sự ảnh hưởng từ những khó khăn trên “không giảm mà tiếp tục
tăng. Với khu vực DNNN, ngành thuế lo ngại những khoản lỗ nghỉn tỷ đồng ở
các dự án lớn có thể làm nguồn thu từ khu vực này vẫn suy giảm. Trong
năm 2017, mức hụt thu ngân sách do DNNN làm ăn thua lỗ có thể lên tới
khoảng 12.000- 14.000 tỷ đồng.
Một khó khăn nữa theo Thứ trưởng là nguồn lực từ khu vực ngân hàng,
tổ chức tín dụng. Số thu từ khu vực này theo ông cũng chỉ bằng khoảng
79% so với bình quân các năm 2014-2015. Trong khi đó, các đơn vị lại
phải đang xử lý nợ xấu bằng phương thức trích dự phòng rủi ro. Điều này
khiến nộp ngân sách cũng giảm tương ứng.
Để thực hiện hiệu quả giải pháp thu thuế năm 2017, lãnh đạo Tổng
cục Thuế cam kết: Năm nay, ngành thuế sẽ tập trung, phấn đấu quyết liệt
để hoàn thành vượt mức cao nhất nhiệm vụ thu NSNN năm 2017 đã được Quốc
hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao là 968.580 tỷ đồng, tăng 9,5% so với
ước thực hiện năm 2016, trong đó thu từ dầu thô là 38.300 tỷ đồng, thu
nội địa là 930.280 tỷ đồng.
Tổng cục Thuế đã yêu cầu cục thuế các địa phương giao nhiệm vụ phấn
đấu thu cho các phòng, các chi cục thuế, đảm bảo vượt mức cao nhất dự
toán pháp lệnh được giao. Thực hiện phát động phong trào gắn việc bình
xét thi đua với phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN được
giao.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng lưu ý ngành thuế cần đẩy mạnh công tác
thanh tra, kiểm tra. Chỉ tiến hành thanh tra các doanh nghiệp có rủi ro
cao về thuế, tuyệt đối không đưa vào kế hoạch thanh tra các doanh nghiệp
có ý thức tuân thủ tốt pháp luật về thuế, tránh ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh công tác thu
hồi nợ thuế.
“Năm 2016, công tác xử lý nợ đọng thuế đã có kết quả quan trọng.
Đầu năm số nợ thuế là 76.000 tỷ đồng, nhưng đến cuối năm con số này chỉ
còn 72.000 tỷ đồng. Điều đáng nói là số nợ thuế này chủ yếu tồn tại từ
những năm trước để lại. Tôi đề nghị bước sang năm 2017, ngành thuế cần
thực hiện kiên quyết hơn nữa trong việc xử lý nợ thuế. 100% doanh nghiệp
cố tình chây ỳ, chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước phải được cưỡng chế”,
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói.
Theo Báo Tin tức
Thủ tướng: Chống thất thoát vốn Nhà nước liên quan đến “đất vàng”
Dân trí Đánh giá tiến độ thoái vốn, cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước còn chậm chạp, tỷ lệ vốn đưa ra thị trường thấp, song
Thủ tướng cũng lưu ý, trong quá trình bán vốn, không được để xảy ra thất
thoát tài sản Nhà nước, nhất là liên quan đến đất đai ở những vị trí
thuận lợi.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp,
đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016-2020 diễn ra chiều
nay (6/12), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, số lượng DNNN đã giảm
rất nhanh trong 15 năm qua.Cụ thể, theo số liệu báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (DN), số lượng DNNN đã giảm từ khoảng 6.000 DNNN năm 2001 xuống còn 718 DNNN tại thời điểm tháng 10/2016.
Tuy nhiên, Thủ tướng đánh giá, số vốn Nhà nước tại DN được thoái ra thị trường vẫn còn rất thấp, chỉ đạt 8%, tức là vẫn còn 92% vốn Nhà nước tại DN.
Toàn cảnh hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016-2020 đang diễn ra tại Hà Nội
Vấn đề thứ hai là phải trả lời được một cách “trực tiếp, thẳng thắn” giải pháp nào để thoái vốn, CPH DNNN trong thời gian tới đạt hiệu quả cao nhất, Nhà nước thu được lợi ích tốt nhất, mang lại lợi ích cho xã hội?
Theo Thủ tướng, để có thể triển khai hiệu quả việc thoái vốn Nhà nước khỏi DN và tiến hành cổ phần hóa thành công thì điều đầu tiên là cần xác định được những DN nào Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối, DN nào nên “buông”.
“Danh sách xếp loại DNNN ở trên tay nhưng tôi chưa ký chính vì cần phải thống nhất, những DN nào cần thoái vốn toàn bộ, những DN nào cần chi phối và nếu cần nắm giữ thì ở tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?”, Thủ tướng cho biết.
Thủ tướng cũng cho biết, theo phản ánh có nhiều chính sách, cơ chế thoái vốn, cổ phần hóa thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 hiện đã không còn phù hợp, tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu tại hội nghị này, đại diện các bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và Ủy ban Nhân dân các địa phương phải chỉ ra được những chính sách bất hợp lý cụ thể là chính sách gì.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu tham gia hội nghị thảo luận về những vấn đề đang được quan tâm hiện nay như cổ phần hóa, thoái vốn những DNNN có quy mô lớn hay việc bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, việc chọn tổ chức tư vấn trong xác định giá trị DN…
“Tôi có nghe rằng, có DN rất lớn vừa qua khi tiến hành định giá và Kiểm toán Nhà nước xác định lại chênh lệch tới 10.000 tỷ đồng”, Thủ tướng lấy ví dụ.
Bên cạnh đó, có những vấn đề về việc dưới mệnh giá, bán cổ phần theo lô, chất lượng hoạt động của các DN sau cổ phần hóa, việc công hai minh bạch đảm bảo chặt chẽ trong quá trình cổ phần hóa là vấn đề đặt ra. Trong đó, Thủ tướng lưu ý, làm sao không để xảy ra thất thoát tài sản Nhà nước, nhất là về vấn đề đất đai ở những vị trí thuận lợi, bao gồm cả DN công an và quân đội, giá trị đất đai là rất lớn.
Cơ chế phá sản, giải thể những DN có thua lỗ kéo dài, các dự án không hiệu quả, đắp chiếu. Vấn đề thực hiện chính sách với lao động dôi dư khi thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu DNNN. Đóng góp ý kiến về cơ quan chuyên trách quản lý vốn tại DNNN. Đặt ra vấn đề trách nhiệm cá nhân với các lãnh đạo Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khi cố tình không chịu cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước khỏi doanh nghiệp... Đây đều là những vấn đề quan trọng Thủ tướng yêu cầu phải được trao đổi và làm rõ trong hội nghị diễn ra chiều nay.
Bích Diệp
GDP 190 tỷ USD, mất 20 - 40 tỷ USD vì tham nhũng
Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam ít nhất đã 3 lần rúng động vì những vụ tham nhũng ODA. Tham nhũng là kẻ thù của phát triển nhưng vẫn đang hiện diện từng ngày trong đời sống kinh tế, xã hội, gây thất thoát hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Hồi đầu năm 2015, tại một hội nghị về tăng cường quản
trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam, một thành viên cơ quan thanh tra
Philippines đã công bố con số đáng phải suy nghĩ: “Các quốc gia đang
phát triển thất thoát khoảng 20 - 40 tỷ USD mỗi năm do hối lộ, đút lót,
tham ô và tham nhũng”.
Đáng buồn là trong số những quốc gia có nhiều khiếu nại
về gian lận, tham nhũng nhất, Việt Nam bị coi là điểm nóng, chỉ đứng
sau Ấn Độ. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, năm
2015, quy mô nền kinh tế hơn 90 triệu dân của chúng ta là 4,2 triệu tỷ
đồng - tức hơn 190 tỷ USD.
Trong một lần trả lời phỏng vấn trên báo chí đầu năm
nay, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, năm 2015, mặc
dù có cải thiện nhưng tình hình tham nhũng tiếp tục diễn biến phức tạp
nhất là ở một số ngành, lĩnh vực như đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu
tư xây dựng, tài chính, ngân hàng... và xảy ra ở nhiều cấp, nhiều
ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội.
Ông Tranh đánh giá, tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn được sử dụng dưới hình thức ngày càng tinh vi, rất
khó phát hiện.
Các dự án ODA trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông có nguy cơ xảy ra tham nhũng cao (ảnh minh hoạ).
Những vụ tham nhũng ODA gây rúng động
Thế giới coi nạn đút lót, hối lộ đang là “kẻ thù” của
phát triển và quản trị hiệu quả, cần phải loại bỏ mạnh mẽ, thế nhưng,
chỉ tính riêng trong vấn đề sử dụng vốn ODA thì Việt Nam đã xảy ra ít
nhất 3 vụ tham nhũng ODA rúng động - chưa kể có tình trạng tham nhũng
vặt, hoặc tham nhũng chưa được phát hiện.
Đầu tiên phải kể đến vụ bê bối PMU-18 hồi đầu năm 2006
đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín ngành giao thông vận tải thời bấy giờ.
Vụ việc này khiến Bùi Tiến Dũng - nguyên Tổng Giám đốc PMU 18 bị tuyên
án 23 năm tù giam, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình phải từ chức
và nguyên Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam, cùng với
đó kéo theo hàng loạt quan chức cấp cao khác vướng vào vòng lao lý.
Chỉ hai năm sau đó, năm 2008, Nhật Bản bắt giữ lãnh đạo
Công ty tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương vì hành vi hối lộ hơn 2,4 triệu
USD cho nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường
nước TPHCM - Huỳnh Ngọc Sĩ.
Đến năm 2014, Nhật tiếp tục bắt giữ Chủ tịch công ty tư
vấn giao thông JTC, sau khi ông này nhận tội hối lộ quan chức đường sắt
Việt Nam hơn 700.000 USD để đổi lấy việc trúng thầu gói tư vấn trong Dự
án đường sắt đô thị nội đô thành phố Hà Nội. Nhiều lãnh đạo ngành đường
sắt đã bị cách chức, khởi tố. Ông Trần Quốc Đông, nguyên Phó tổng giám
đốc Đường sắt Việt Nam bị truy tố với tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trước đó, trong năm 2012, Đan Mạch cũng tuyên bố từng
tạm dừng cấp vốn ODA vì phát hiện các dấu hiệu bất thường về tài chính,
với số tiền hơn nửa triệu USD trong 3 dự án.
Đây là những “nốt trầm” đáng buồn đối với Việt Nam
trong hoạt động nhận viện trợ ODA của các đối tác phát triển - nguồn vốn
sử dụng tiền thuế mà nhân dân các nước viện trợ đóng góp.
Ngay sau sự việc Nhật Bản cảnh cáo có thể ngừng viện
trợ ODA, phát biểu trước truyền thông hồi tháng 4/2015, TS Đặng Ngọc
Dinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng bình
luận: “Trong một đất nước phong bì tràn lan thế này mà các dự án lớn
không có gì mới là lạ”.
Liên tục bị World Bank “cấm cửa”
Tại lễ ký công hàm chiều 15/1/2016, Bộ trưởng Kế hoạch
Đầu tư - Bùi Quang Vinh cho biết, sự cố trong quá trình sử dụng, quản lý
ODA giữa Việt Nam với Nhật Bản đã khiến nguồn vốn vay năm 2014 của Việt
Nam chỉ trên 100 tỷ yen (850 triệu USD) - đây là mức thấp trong quá
trình hợp tác giữa hai nước từ trước đến nay.
Trên chuyến tàu "Đổi mới", muốn phát triển, Việt Nam buộc phải đấu tranh, loại trừ tham nhũng (ảnh minh hoạ).
Trước đó, sau vụ bê bối của JTC, Trưởng đại diện Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ông Mutsuya Mori đã chua chát nói:
“Tôi tha thiết mong vụ JTC là vụ cuối cùng xảy ra với các dự án ODA của
Nhật Bản. Nếu có vụ thứ ba tôi nghĩ là nhân dân Nhật Bản sẽ lên tiếng
buộc Chính phủ Nhật Bản dừng ODA cho Việt Nam. Nếu có vụ thứ ba sẽ không
có lối thoát”.
Tuy nhiên, dưới nhiều hình thức, tham nhũng, tiêu cực vẫn tiếp tục xảy ra, và lại là do các đối tác nước ngoài phát hiện!
Trong năm 2015, đã có hai doanh nghiệp bị Ngân hàng Thế
giới (WB) tuyên bố cấm cửa. Tháng 12/2015, WB tuyên bố không cho phép
Công ty Đầu tư Phát triển Môi trường SFC
Việt Nam tham gia đấu thầu tối thiểu 10 năm do có hành vi lừa đảo và
thông đồng thuộc hai dự án: Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị tại Việt Nam
và Dự án đầu tư hạ tầng ưu tiên ở thành phố Đà Nẵng do WB tài trợ.
Trước đó, vào hồi tháng 4/2015, một công ty của Mỹ cũng
đã bị WB cấm cửa vì có hành vi tham nhũng trong 2 dự án, trong đó có dự
án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên ở Tp Đà Nẵng.
Rõ ràng, nếu thực trạng này tiếp tục xảy ra, Việt Nam
sẽ phải trả giá nhiều hơn, nhất là khi nguồn vốn ưu đãi, không hoàn lại
ngày càng co hẹp lại do Việt Nam đã là một quốc gia có thu nhập trung
bình.
Việt Nam phòng chống tham nhũng dễ nhất thế giới
Hiện nhu cầu vốn cho phát triển của Việt Nam ước tính
tương đương khoảng 450 tỷ USD, bình quân 90 tỷ USD/năm, trong đó nguồn
vốn ODA và vốn nước ngoài khác chiếm 20% - 25%. Như vậy, Việt Nam vẫn
rất cần ODA.
ODA là nguồn vốn đi vay - có vay thì có trả. Tuy nhiên,
theo bà Nguyễn Xuân Thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính
đối ngoại, Bộ Tài chính, lãnh đạo địa phương vẫn chưa ý thức được đây là
“khoản vay”, thậm chí là vay đắt mà vẫn coi là nguồn “vốn cho không”
nên “tranh thủ đăng ký càng nhiều càng tốt”. Các tiêu cực cũng chính là
phát sinh từ tâm lý “xài tiền chùa” này.
Một nghiên cứu của VCCI chỉ ra rằng, nếu giảm 1% đơn vị
gánh nặng tham nhũng (tỷ lệ chi phí không chính thức trên thu nhập của
doanh nghiệp), đầu tư tư nhân sẽ tăng 6,4%, số việc làm tư nhân sẽ tăng
1,8%, và thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng 2,3%.
Do đó, để phát triển và phát triển một cách bền vững,
công bằng, việc chống tham nhũng, ngăn ngừa tham nhũng không chỉ là câu
chuyện riêng ở khâu quản lý, sử dụng vốn vay ODA mà là nhiệm vụ chung
của cả nền kinh tế.
Hồi tháng 11/2015, bên lề diễn đàn Quốc hội, trao đổi
với PV Dân trí, đại biểu Dương Trung Quốc bình luận: “Ở Việt Nam, về lý
thuyết là phòng chống tham nhũng dễ nhất thế giới, vì chúng ta chỉ có 1
Đảng lãnh đạo. Tham nhũng về thực chất là "chiếm công vi tư" - lấy của
chung làm của riêng, muốn tham nhũng phải có quyền lực, do đó, cần
khoanh vùng lại. Đảng ta có truyền thống kẻ thù nào cũng thắng, và nếu
quyết tâm thì kẻ thù này (tham nhũng - PV) chúng ta cũng sẽ thắng. Đấu
tranh đây là trận cuối cùng!”.
Bích Diệp
Nhận xét
Đăng nhận xét