BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 89 (Trương vĩnh Ký)
-THÀ ĐUI
-Chỉ có một đánh giá: Trương Vĩnh Ký là một người tài năng, yêu nước, nhưng nhu nhược, nể phục Thực dân Pháp. Vì vậy không thể tôn vinh như anh hùng dân tộc!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải; là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được kết nạp làm thành viên thứ 18 của hội "Savants du Monde", một hội gồm nhiều nhà khoa học, văn học Pháp . Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành một trong số ít những người biết nhiều thứ tiếng ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới
Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo", bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên mang tên là Gia Định báo ).
Ông sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 (tức năm Đinh Dậu, Minh Mạng thứ 17) tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Vĩnh Ký là con thứ ba (sau một anh cả và một người chị) của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu.
Lúc 5 tuổi, Vĩnh Ký cùng anh trai là Trương Chánh Sử được đi học chữ Hán với một thầy đồ tên Học ở trong xóm dạy.
Năm ông 8 tuổi cha ông được triều đình cử đi phò tá đoàn sứ thần sang Cao Miên (Campuchia ngày nay), rồi mất vì bệnh ở bên ấy.
Thấy ông ngoan và cần mẫn, Cố Tám (một tu sĩ Công giáo từng được ông Thi che giấu lúc nhà Nguyễn cấm đạo gắt gao) đã khuyên mẹ ông cho ông đi học chữ Quốc ngữ và cải theo đạo Công giáo. Sau đó, ông có tên là Jean-Baptiste Pétrus Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm là Pétrus Trương Vĩnh Ký, viết và gọi tắt là Pétrus Ký.
Đến khi Linh mục Long từ Pháp sang, Cố Tám (ít lâu sau ông mất) cho Pétrus Ký theo hầu nhà truyền giáo này. Thấy ông thông minh và ham học, Linh mục Long đã tận tình dạy dỗ chữ Latinh, đồng thời dành riêng cho ông một chỗ ở trong nhà Giảng vừa mới thành lập ở Cái Nhum (1846).
Năm 11 tuổi (1848), theo đề nghị của Linh mục Long, vị Giám mục chủ quản xứ đạo lúc bấy giờ cho Pétrus Ký theo học với Cố đạo Hòa (tức Linh mục người Pháp Belleveaux), đang giữ chức Cai tại trường đạo Pinha-lu ở Phnom Penh (Cao Miên). Ở đây, có các học sinh là người Cao Miên (Campuchia), Ai Lao (Lào), Miến Điện (Myanma), Trung Quốc;... ông lân la làm quen và rồi học luôn các thứ tiếng ấy.
Năm 1851, Pétrus Ký lại được gửi vào trường đạo Dulalma ở Penang (đây là một hòn đảo nhỏ trên vùng biển Hạ Châu, tức Nam Dương, nay thuộc Malaysia). Ban đầu, đoàn du học (có Linh mục Long đi theo) đi theo đường bộ xuất phát từ Nam Vang, nhưng rồi đoàn bị lạc giữa rừng, lại gặp bão ở Biển Hồ, nên phải trở về Sài Gòn để xuống tàu thủy qua Penang... Trong khoảng thời gian theo học tại đây, ông còn học thêm các thứ tiếng khác, như: Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Mã Lai, Nhật Bản, Hy Lạp, Thái Lan, Pháp,...
Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký học xong và về nước đúng vào lúc mẹ ông qua đời.
Lúc Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn, cũng là lúc thực dân Pháp đem quân sang xâm chiếm Việt Nam (Đà Nẵng bị tấn công ngày 1 tháng 9 năm 1858). Vì thế, việc cấm đạo Công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn.
Lược kê ra một số sự kiện đáng chú ý:
Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, trung tá hải quân Jean Bernard Jaureguiberry và 800 lính ở lại giữ thành Gia Định. Pétrus Ký viết thư cho Jean, trong đó kêu gọi quân Pháp nhanh chóng đánh đuổi quân nhà Nguyễn để hỗ trợ các tín hữu Ki-tô giáo tại Việt Nam.
Không du học nữa, và cũng không thể ở quê nhà vì chuyện đã viết thư cầu viện Pháp, Pétrus Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị Giám mục người Pháp Dominique Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860.
Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Tấn Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang [Chợ Quán] do Linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai) và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sài Gòn.
Ngày 8 tháng 5 năm 1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy. Cũng trong năm này, ông theo sứ thần Simo đáp thuyền Forbin ra Huế bàn việc nghị hòa. Trong hiệp ước nghị hòa, nhà Nguyễn phải chịu mất 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, điều này khiến nhiều người Việt căm phẫn và chỉ trích Pétrus Ký vì ông đã giúp Pháp thương thảo hiệp ước này.
Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản đứng đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và ông Giản đã xin Pétrus Ký đi theo làm thông ngôn.
Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Hoàng đế Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại Rôma. Ngày 18 tháng 3 năm 1864, phái đoàn về đến Sài Gòn
Năm 1865, Pétrus Ký xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Mãi đến ngày 16 tháng 5 năm 1869 mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm Chủ bút; và khi ấy tờ báo mới thật sự được khởi sắc.
Từ năm 1866 đến 1868, ông được bổ làm Giáo sư dạy tiếng Pháp ở trường Thông ngôn Sài Gòn.
Năm 1869, Sứ thần Tây Ban Nha sang Việt Nam nhằm ký thương ước với triều đình Huế. Tới Sài Gòn, vị sứ thần này đã xin Chính quyền Pháp ở Nam Kỳ cho phép Pétrus Ký đi theo giúp đỡ. Nhiệm vụ hoàn thành, nhân thời gian rãnh rỗi, ông sang thăm Hồng Kông, Ma Cao, Quảng Đông, Quảng Tây,...
Năm 1872, Pétrus Ký được Pháp thăng chức Tri huyện hạng nhất, đồng thời được bổ làm Đốc học (Giám đốc) trường Sư phạm dạy người Pháp học tiếng phương Đông, kiêm chức thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn (1 tháng 6 năm 1872).
Ngày 1 tháng 1 năm 1874, Pétrus Ký lãnh chức Giáo sư dạy chữ Việt và chữ Pháp cho người Pháp và người Tây Ban Nha tại trường Tham biện Hậu bổ (Collège des administrateurs stagiaires), rồi làm Chánh đốc học trường ấy, đồng thời lãnh chức Ủy viên thượng Hội đồng Giáo dục (17 tháng 11 năm 1874). Cũng trong năm này, Pétrus Ký được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 "Thế giới Thập Bát Văn Hào"[8][cần dẫn nguồn]
Năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Khi về Sài Gòn, ông viết cuốn Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876).
Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm Ủy viên Hội đồng cai trị Sài Gòn.
Ngày 17 tháng 5 năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong danh hiệu Viện sĩ (Officier d'Académie)
Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cử sang Đông Dương làm Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ, trong bối cảnh sau khi Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi làm cuộc binh biến chống Pháp thất bại. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc. Khoảng đầu tháng 6 năm ấy, Pétrus Ký ra Huế, được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.
Trong vai trò này, Pétrus Ký chủ trương An Nam không thể chống lại Pháp được, mà phải tuân theo họ, nhất là sau khi cuộc nổi dậy của vua Hàm Nghi thất bại. Pétrus Ký coi những người tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp chỉ là đám phiến loạn không hiểu thời cuộc, ông cho rằng rằng tinh thần ái quốc của họ chỉ là do sự hận thù đối với các con chiên Công giáo cộng tác với người Pháp. Ông đề nghị Paul Bert cho huấn luyện và cấp vũ khí cho các đơn vị lính người Việt, dùng các đơn vị này để trấn áp các cuộc nổi dậy của phong trào Cần Vương. Ông cũng cho rằng: về phương diện chính trị và kinh tế, nước Pháp là người đi đồng hóa, còn người An Nam là kẻ chịu đồng hóa. Ông tin rằng việc người Pháp tấn công Việt Nam là một sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó, và người Pháp với tư cách là chủ nhân, cần giảng dạy người An Nam những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo người An Nam.
Pétrus Ký đề ra nhiều chính sách có lợi cho Pháp, nên Paul Bert cho rằng sẽ rất có lợi cho Pháp nếu giữ Pétrus Ký làm việc lâu dài ở triều đình nhà Nguyễn. Nhưng ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết. Mất người bảo hộ, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân Pháp không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách...
Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức nhỏ, nhưng Pétrus Ký vẫn
bị những người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào
ngạch Giáo sư sinh ngữ Đông Phương
của ông. Khi trước, lúc còn được người Pháp ưu ái, những sách của
Pétrus Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho
học sinh. Nhưng từ khi bị hắt hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ
tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc
nhiều nợ.
Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu.
Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888-1889). Cũng trong năm này, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp. Sống trong hoàn cảnh buồn bã, ông bệnh hoạn luôn. Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898.
Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Hay tin Pétrus Ký, một con người nhiều học vấn, sẽ ra làm việc với Pháp, một số quan lại nhà Nguyễn
đâm ra nghi kỵ ông. Nhưng sau nhiều toan tính, ông nghĩ rằng phải làm
việc để cải biến xã hội An Nam, trước hết là trong phương diện văn hóa,
nhất là lúc ấy, Pháp và Nam triều chưa hiểu nhau, chưa thành thật với
nhau. Pétrus Ký đã mượn câu cách ngôn Latinh "Ở với họ mà không theo họ" ("Sic vos non vobis"), để biện minh cho việc nhận lời làm thông ngôn cho Jauréguiberry. Mặc dù làm việc cho thực dân Pháp, nhưng khi sưu tầm và chú thích bản Gia Định thất thủ vịnh, Trương Vĩnh Ký vẫn gọi họ là "giặc".
Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....
Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung:
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến phê phán, buộc tội vì Trương Vĩnh Ký đã cộng tác với thực dân Pháp. Đương thời, Trương Vĩnh Ký bị giới nho sỹ Bắc Hà nhạo báng, châm biếm bằng những câu thơ, đối chương lên báo chí. Hiện nay, nhiều tác giả như Lê Thanh trong quyển Trương Vĩnh Ký, Trần Huy Liệu trong Lịch sử 80 năm chống Pháp, Phạm Long Điền và Nguyễn Sinh Duy trong quyển Cuốn sổ bình sanh của Trương Vĩnh Ký.... cũng phê phán Trương Vĩnh Ký vì sự cộng tác với thực dân Pháp của ông.
Ông Nguyễn Sinh Duy, trong cuốn “Trương Vĩnh Ký – cuốn sổ bình sanh” viết:
Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975 (lúc đó gọi là Sài Gòn và Gia Định) có tới 2 con đường mang tên ông với 2 tên gọi khác nhau. Đường Petrus Ký của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là đường Lê Hồng Phong ở quận 5 và quận 10; còn đường Trương Vĩnh Ký của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Nguyễn Văn Bảo ở quận Gò Vấp.
Hiện nay vẫn còn một con đường lớn mang tên ông tại quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một ngôi trường mang tên ông tại xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre.
Giới học thuật, trí thức Việt Nam trong những ngày qua xôn xao về chuyện việc ra mắt cuốn sách nghiên cứu về nhân vật Trương Vĩnh Ký bị "lệnh miệng" đình lại.
Bị cấm ra mắt
Quyển sách ‘Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ’ ra đời như một công trình nghiên cứu có bề dày hơn 50 năm của tác giả, học giả Nguyễn Đình Đầu. Ông cho biết sách đã được Cục Xuất Bản chấp thuận và cấp phép lưu chiểu trong mấy tháng qua.
Thế nhưng, theo tin từ trang vanviet.info và sau đó được cộng đồng mạng chia sẽ rất nhiều, ngày 4/1/2017, một “lệnh miệng” được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách.
Chính học giả Nguyễn Đình Đầu cũng hoàn toàn không được biết trước
“Tôi mới được tin ngày hôm qua. Công ty Nhã Nam và NXB Tri Thức cũng không có văn bản, chỉ có chỉ thị bằng lời nói. Chính tôi cũng không biết là vì sao?”
“Theo tôi được biết thì tác giả, cụ Nguyễn Đình Đầu, không đồng ý sửa chữa bất cứ nội dung nào đã viết trong sách. Cụ là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, cẩn trọng và có bản lĩnh. Xung quanh câu chuyện đánh giá một cách khoa học, khách quan về cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký vấn còn có ý kiến khác nhau. Thậm chí, mặc dầu nhà nước đã chính thức thừa nhận công lao của Trương Vĩnh Ký bằng việc lấy tên của ông đặt cho các đường phố và trừơng học, mà vẫn có người chửi bới ông ấy như là một " học giả Việt gian" cơ mà. Vì vậy tiếp tục trao đổi, tranh luận công khai những quan điểm của tác giả cuốn sách là cần thiết. Và giá cứ để cuộc giới thiệu sách diễn ra như đã định và tiếp tục phát hành bình thường thì có hay hơn chăng?”
Nhiều ý kiến cho rằng phải chăng do tên gọi của quyển sách là "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ" mà tác phẩm này đã không được ra mắt như đã định?
Tác giả quyển sách cho biết công trình của ông khảo cứu tất cả những người nói về Trương Vĩnh Ký, phê bình Trương Vĩnh Ký khi còn sống và sau khi qua đời.
“Trong tất cả giai đoạn thăng trầm lịch sử của Việt Nam, có những người khen Trương Vĩnh Ký, có người chê Trương Vĩnh Ký nhưng đều không dựa vào tài liệu chính thức. Vì thế tôi thấy muốn hoà hợp dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, thì tôi nghĩ đối với nhân vật lịch sử đặc biệt như Trương Vĩnh Ký, thì nên làm một hồ sơ về Trương Vĩnh Ký.”
Như thế, nếu chỉ là “Hồ sơ Trương Vĩnh Ký” thì sao? Giáo sư Chu Hảo cho biết:
“Đúng, có lẽ cái tựa sách ấy đã làm cho một số người kiên trì bài bác đến mức thóa mạ Trương Vĩnh ký phật ý và phản ứng mạnh mẽ. Phản ứng ấy khi được công bố công khai rộng rãi cũng mang lại it nhiều bổ ích cho nền học thuật nước nhà.”
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã thì nhận định rằng “nếu nói về nỗi oan, thì có thể dưới một góc độ về chính trị, thì cho ông Trương Vĩnh Ký là người thân Pháp hay gì đó thì không đúng vì một người học thuật như ông thì ở bất cứ ở đâu và thời gian nào họ cũng thể hiện tính cách và công trình của họ có giá trị muôn đời.
Một công trình hơn 50 năm
Ngay từ bài mở đầu của cuốn sách, Giáo sư Phan Huy Lê đã gọi đây là “một công trình như một hồ sơ Trương Vĩnh Ký mang tên "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ.”
“Tôi coi đây là một công trình tổng hợp có giá trị về Trương Vĩnh Ký, cung cấp một hệ thống tư liệu khá đầy đủ và khách quan với nhiều góc nhìn khác nhau, cho tất cả các nhà khoa học trên mọi lĩnh vực muốn nghiên cứu sâu về nhà bác học Trương Vĩnh Ký.”
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, người đã nhận được thư mời đến buổi ra mắt sách (nhưng đã không xảy ra) dùng hai từ “đặc biệt” để nói về Trương Vĩnh Ký, một người ông rất kính trọng.
“Theo tôi, một nhân vật như Trương Vĩnh Ký là một nhân vật rất đặc biệt, mà tôi vẫn cho là tiêu biểu cho thân phận của người Việt Nam. Ông sống ở thời kỳ Pháp thuộc, nơi đó lại là Nam kỳ, thuộc Pháp. Mà khi mình sống thời kỳ Pháp thuộc, mình sống như thế nào trong giới học thuật đó, mà để mãi với thời gian thì đó là một vấn đề rất quan trọng. Ông Trương Vĩnh Ký đã làm được điều đó. Những công trình nghiên cứu và con người, nhân cách của ông là muôn đời.”
Để gọi là một công trình như cách nói của Giáo sư Phan Huy Lê và Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu, học giả Nguyễn Đình Đầu đã bỏ ra hơn 50 năm để sưu tầm những tài liệu có giá trị thực tiễn, bắt đầu từ năm 1960, khi ông là hội viên hội nghiên cứu Đông Dương.
Từ đó, ông đã tìm những sách mà Trương Vĩnh Ký viết về Gia Định ngày xưa, về Nam Bộ hoặc những bài mà Trương Vĩnh Ký sưu tầm lại về Gia Định cổ, Gia Định thất thủ, Gia Định mới, lịch sử Nam Bộ, địa lý Nam Bộ bằng tiếng Pháp…và xem như đây là “một khám giá mới về sự hợp tác của Trương Vĩnh Ký với Pháp, sự nghiệp văn hoá của ông dựa trên tinh thần dân tộc chứ không phải theo thực dân.”
“Đến 1991, tôi có dịp đi Pháp tôi nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký, những tài liệu mà ở Pháp có mà nơi khác không có.”
Tại đây ông cho biết đã tìm được những tài liệu về thân thế của Trương Vĩnh Ký và cả những thơ văn của Trương Vĩnh Ký viết bằng tay nói về tình hình Sài Gòn những năm 1860. Ông cất công tìm gặp cả người thầy của Trương Vĩnh Ký từ năm 1849, 1850 là ông Cố Long, vừa là một linh mục, vừa là nhà bác học.
Từ chối lịch sử
Nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo khi còn tại thế từng thốt lên rằng “Cho đến bây giờ chưa ai vượt được Trương Vĩnh Ký về pháp ngữ tiếng Việt viết bằng tiếng Pháp.”
Theo học giả Nguyễn Đình Đầu, các tài liệu của Trương Vĩnh Ký bằng tiếng Việt hoặc tiếng Pháp đều căn cứ trên di sản văn hoá chính thức của Việt Nam.
“Trương Vĩnh Ký luôn chủ trương người Việt phải dùng chữ Việt. Người Việt Nam phải dùng tiếng Việt để nói tiếng Việt; và muốn được sâu sát nữa về phương diện triết học, sử học và di sản văn hoá dân tộc thì phải biết chữ Hán nữa.”
“Tuy hợp tác với Pháp nhưng vẫn là giữ tinh thần quốc gia, tức tinh thần yêu nước, lúc đó là trung thân với ái quốc. Vì thấm nhuần tinh thần Thiên chúa giáo và tây phương nên thấm nhuần tinh thần dân chủ, nhưng vẫn giữ được các cốt cách của Việt Nam.”
Những phẩm chất, tinh thần văn hóa dân tộc của Trương Vĩnh Ký được học giả Nguyễn Đình Đầu và sự cộng tác của nhiều dịch giả khác đặt trọn trong Công trình “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ”, như lời giới thiệu của giáo sư Phan Huy Lê:
Thế nhưng, xu thế khách quan, trung thực về một nhân vật của lịch sử đã không được phép giới thiệu đến hậu thế, như luật sư Lê Luân đã viết trên trang nhà của mình:
“Nhưng nhân vật ấy cho đến lúc này, khi vừa mới có cơ hội được trở lại với lịch sử thì cũng ngay lập tức đã bị ngăn trở lại một cách dứt khoát và quyết liệt đến ngỡ ngàng trước những sự phẫn nộ của nhiều người dân mà đã biết sự thật về Ông.”
Có một ngôi trường từng được mang tên Petrus Ký.
Nhưng sau 1975 bị đổi tên. Cũng sau năm đó, bức tượng của ông được dựng gần Bưu điện Sài Gòn từ năm 1927 bị bứng đi mất.
Tượng Petrus Ký
Nghĩ về Học Giả Trương Vĩnh Ký
Trong bài viết của tác giả Huỳnh Ái Tông tham khảo từ "Các Nhà Văn Quốc Ngữ Tiền Phong ", cùng với bài viết "Tầm vóc quốc tế của Pétrus Ký" của tác giả Mai Bá Triều về nhà báo tiên phong của Việt Nam, một học giả uyên thâm về ngôn ngữ học và một nhà văn hóa có những nổ lực đóng góp tích cực cho quê hương Việt Nam, bài viết này xin đi qua những nét giá trị và trân quí về hình ảnh của Petrus Trương Vĩnh Ký.
Việt Hải Los Angeles
Theo Huỳnh Ái Tông cho biết về nguồn gốc và cuộc đời của học giả Petrus Ký như sau:
“Tên thật của ông, là Trương Chánh Ký sau đổi thành Trương Vĩnh Ký, tên thánh là Jean Paptiste, tên chữ là Pétrus, tự Sĩ Tải. Vì vậy người ta thường viết tên ông là Pétrus Jean Paptiste Trương Vĩnh Ký, sanh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại làng Vĩnh Thành (tục danh Cái Mơn), tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long, sau nầy thuộc tỉnh Bến Tre.
Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và Nguyễn Thị Châu, năm 1842, được 5 tuổi, ông học chữ hán với ông giáo Học. Năm 1847, cha ông qua đời trong khi trấn nhậm ở một vùng gần Nam Vang (Phnom Penh), có lẽ sau đó, mẹ ông giao ông cho giáo sĩ Tám, với sự dìu dắt của vị giáo sĩ nầy, ông học chữ Quốc ngữ, sau đó giáo sĩ Tám mất, có nhà truyền giáo người Pháp tên Việt là linh mục Long, đem về nhà dòng chánh ở Cái Nhum (Bến Tre) cho học chữ La tinh. “
Đó là về gia cảnh, còn về đường hoạt dộng ngoài xã hội, ông có những thành công về văn học, nhưng con đường phù du chính trị lại nhiều trắc trở theo tác giả Huỳnh Ái Tông. Trong sự thân tình với quan Toàn quyền Paul Bert khi nhờ ông giúp cho việc liên lạc với triều đình Huế, sau sung Cơ Mật Viện và làm Giám quan, cố vấn cho vua Đồng Khánh. Ngày 11-11-1887 khi Paul Bert mất, ông từ bỏ sân khấu chánh trị mà cả phía Pháp cũng như quan lại Nam triều đầy đố kỵ, vì kẻ không tin cẩn, người lại ghen ghét ông. Ở giai đoạn cuối đời, ông dành nhiều thời giờ cho sáng tác và vui thú văn chương.
"Dưới triều vua Minh Mạng, năm 1835 hạ Chiếu cấm đạo, nên năm 1848, Linh mục Long đưa Trương Vĩnh Ký qua học tại Trung Học Pinhalu ở Campuchea, đây là trường đạo dành để dạy học trò người Việt, Miên, Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Hoa , nhờ ở chung với học sinh các nước Đông Nam Á mà ông học nói và viết thông thạo các ngôn ngữ kể trên. Năm 1851, Trương Vĩnh Ký theo Linh mục Long qua họctại Tổng Chủng Viện Viễn Đông Quốc Ngoại Truyền Giáo ở Poulo-Pénang (Hạ Châu). Trong 6 năm theo học ở Pénang, ông đã học về văn chương, khoa học, triết lý qua chữ La tinh, và ở tại đây, công có dịp học thêm các ngôn ngữ Pháp, Anh, Hy Lạp, Ấn Độ và Nhật.
Năm 1858, được tin mẹ mất, ông rời Poulo-Pénang trở về Cái Mơn, năm nầy ông được 21 tuổi. Hai năm sau, qua sự giới thiệu của Linh mục Lefèvre, Trương Vĩnh Ký ra làm thông ngôn cho Đại úy Jauréguiberry. Năm 1861, ông lập gia đình với bà Vương Thị Thọ rồi lập gia cư ở Chợ Quán (nay ở ngay tại góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng, quận 5 Sàigòn). Năm 1862, ông bị chuyển ra làm việc ở Huế.
Năm 1863, Trương Vĩnh Ký được Pháp phái theo sứ bộ Nam triều do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, phái bộ sang triều kiến Pháp hoàng Napoléon III. Nhờ sứ trình nầy, ông có dịp viếng các nước Anh, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ai Cập, Ý, La Mã. Tại La Mã, ông được Giáo hoàng Pio IX tiếp kiến, còn trong lúc ở Paris, ông kết thân với các nhà thông thái, danh vọng nước Pháp như Paul Bert, Duruy, Littré ... Ông được cử vào Hội viên của hội chuyên khảo về Nhân loại, và hội chuyên học tiếng Đông phương.
Từ năm 1886-1888, Trương Vĩnh Ký được bổ nhậm chức Giám đốc và dạy ngôn ngữ Đông Phương ở Trường Thông Ngôn ( Collège des Interprètes).
Ngày 16-9-1869, ông được Thống soái Nam Kỳ Ohier bổ nhiệm Chánh Tổng Tài tờ Gia Định Báo. Ông đã điều hành tờ báo nầy cho đến năm 1872, Năm nầy ông được thăng Tri Huyện và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Sư Phạm (Ecole Normal). Năm 1874, ông là giáo sư dạy chữ Quốc ngữ và chữ hán ở Trường Hậu Bổ (Collège des Stagiaires).
Từ 1866-1886, khoảng thời gian 20 năm nầy, ông chuyên về vấn đề văn hóa và giáo dục. Nhưng năm 1886, người bạn cũ của ông là Paul Bert sang làm Thống Đốc Nam Kỳ, vì tình bạn ông đã bước sang sân khấu chánh trị, một bước phù du mà cuối cùng cuộc đời ông nghèo nàn, danh vọng một thời đã mai một! "
Trong bài viết của tác giả Cao Tự Thanh bàn về văn nghiệp của Trương Vĩnh Ký
trong quá trình tái cấu trúc xã hội ở Việt Nam hậu bán thế kỷ 19, tác giả viết:
"Nhìn chung, có thể chia các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký thành bốn mảng: Sưu tầm – chuyển ngữ (phiên dịch các tác phẩm chữ Hán, phiên âm các tác phẩm chữ Nôm, văn bản hóa các tác phẩm truyền miệng trong dân gian...), Sáng tác (du ký, thơ...), Khảo cứu (về tiếng Việt và một số ngôn ngữ nước ngoài, lịch sử, địa lý, phong tục...), Từ điển, trong đó hai mảng đầu được nhiều người biết tới nhất. Quả thật những đóng góp học thuật và xã hội chủ yếu của ông là nằm trong hai mảng này, mặc dù trên phương diện khảo cứu ông cũng có một số đóng góp đáng chú ý, chẳng hạn quan điểm của ông về tiếng Việt đã được những nhà ngữ học như Cao Xuân Hạo đánh giá cao. Có thể nói hai mảng tác phẩm này của Trương Vĩnh Ký là chứng nhân tại bước ngoặt lớn cuối thế kỷ XIX của văn hóa sử Việt Nam, bước ngoặt mà ảnh hưởng lâu bền đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên Trương Vĩnh Ký không có học vấn sâu rộng về các lãnh vực khoa học kỹ thuật và tự nhiên, nên hoạt động của ông chủ yếu chỉ giới hạn trong các lãnh vực khoa học xã hội và nhân văn vốn có những mối quan hệ trực tiếp với tư tưởng và chính trị. Hoạt động học thuật và xã hội của ông do đó cũng chịu tác động nhiều hơn của bối cảnh lịch sử đương thời ở Nam Kỳ thuộc địa, khi sự có mặt của người Pháp đã hủy diệt xã hội phong kiến đồng thời tạo ra những tiền đề cho sự hình thành một xã hội khác ở Việt Nam."
Kiến thức uyên bác, năng khiếu thiên bẩm đã tạo cho Petrus Ký là một hình ảnh nổi bật trong văn học sử Việt Nam. Sự nghiệp văn học của ông hình thành trong bối cảnh chuyển đổi từ nền nho học sang tân học với chữ Quốc ngữ theo hệ thống mẫu tự La tinh. Và ông đã thật sự đóng góp nhiều áng văn tiền phong cho sự phát triển chữ Quốc ngữ của chúng ta dùng ngày hôm nay:
"Có thể chia văn nghiệp của Trương Vĩnh Ký làm hai thời kỳ trước 1879 và từ 1879 trở đi. Các tác phẩm được nhiều người biết tới nhất trong thời kỳ đầu có Chuyện đời xưa (sưu tầm, 1866), Abrége de gramaire annamite (biên soạn, 1867), Cours pratique de langue annamite (biên soạn, 1868), Mẹo luật dạy học tiếng Pha Lang Sa (biên soạn, 1869), Poème Kim Vân Kiều (phiên âm, 1875), Petite cours de Géographie de la Basse Cochinchine (biên soạn, 1876), Đại Nam quốc sử ký diễn ca (phiên âm, 1875), Alphabet quốc ngữ (biên soạn, 1876) và nổi bật là hai tác phẩm gắn liền với nhiều tai tiếng của ông tức Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi (du ký, 1876) và Cours d’histoire annamite (à l’usage des écoles de la Basse – Cochinchine) (biên soạn, 1875 – 1877), trong thời kỳ sau thì gồm nhiều tác phẩm như Chuyện khôi hài (sưu tầm, 1882), Kiếp phong trần (sáng tác, 1882), Trương Lưu hầu phú, Cổ Gia Định phong cảnh vịnh, Gia Định thất thủ vịnh, Kim Gia Định phong cảnh vịnh (phiên âm, 1882), Bất cượng chớ cượng làm chi (sáng tác, 1882), Phép lịch sự An Nam (biên soạn, 1883), Tam tự kinh quốc ngữ diễn ca, Sơ học vấn tân quốc ngữ diễn ca (dịch Hán Việt, 1884), Ước lược truyện tích nước An Nam (biên soạn, 1887), Lục Vân Tiên truyện (phiên âm, 1889), Đại học, Trung dung, Minh tâm bửu giám (dịch Hán Việt, 1889) và nổi bật là tờ Miscélannées, tờ báo tư nhân đầu tiên ở Việt Nam (1888 – 1889).... So sánh về ngôn ngữ thì có thể thấy trong thời kỳ đầu ông viết tiếng Pháp nhiều hơn đồng thời phiên âm, phiên dịch tài liệu Hán Nôm ít hơn trong thời kỳ sau, điều này cũng phản ảnh những thay đổi trong sinh hoạt văn hóa đương thời trên địa bàn Lục tỉnh."
Tương tự như hình ảnh thi hào Rabindranath Tagore của Ấn Độ xuất dương ra xứ ngoài để lại những ấn tượng văn minh, những nỗi cảm thông sâu xa về văn hóa, Petrus Ký đã tạo hình ảnh cho người nước ngoài hiểu và cảm thông với văn hóa Việt Nam. Theo tác giả Mai Bá Triều đề cập về những tác phẩm Việt Nam đầu tiên trên diễn đàn khoa học quốc tế:
"Trong chuyến tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam bộ (từ 14-7-1863 đến 18-3-1864) với vai trò thông dịch viên, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã viết tác phẩm đầu tay Khái quát về vương quốc Khơme hay Campuchia (Notice sur le Royaume de Khmer ou de Kambodje) đăng trên nội san của Hội Địa lý (Bulletin de la Société de Géographie) xuất bản năm 1863 ở Paris. Đây được xem là bài viết đầu tiên của một người Việt Nam đăng trên một diễn đàn khoa học quốc tế, cũng là tác phẩm mở đầu cho sự trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và thế giới."
Đối với Pétrus Ký, đây cũng là bước khởi đầu sự nghiệp văn hóa ngoài phạm vi xứ sở của mình. Ban biên tập nội san đã đánh giá: “Tác phẩm này của Pétrus Trương Vĩnh Ký, một thông dịch viên cho phái bộ An Nam, sang thăm nước Pháp tháng 10, 11-1863. Tuy còn trẻ (26 tuổi) nhưng kiến thức rất sâu rộng, lại biết nhiều thứ tiếng Tây Âu và phần lớn các ngôn ngữ chính của Á Đông. Tác phẩm này cho thấy ông là người thông thạo tiếng Pháp y như tiếng mẹ đẻ của mình”. Gần bảy trang viết của Pétrus Trương Vĩnh Ký là những lời giới thiệu đầu tiên về vương quốc Khơme hay Campuchia, những phác họa đời sống, phong tục tập quán của xứ này; điều quan trọng là ông đã thông báo cho thế giới sự hiện diện của di chỉ Angkor và các di chỉ khác, nhờ vậy các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm đến nền văn minh Đông Dương. Để nắm vững xứ Campuchia như vậy, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã có ba năm lưu trú tại chủng viện Pinhalu ở Campuchia với nhà truyền giáo Bouilleveaux (thường được gọi với tên Việt là cố Long), người được coi là đã phát hiện di tích Angkor."
Trở lại lịch sử của phương Đông vẫn có những tinh thần sáng suốt từ Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bổn đến Rabindranath Tagore của Ấn Độ cổ xúy theo đà văn minh tiến hóa của thế giới, những ý thức về thời cuộc, những thay đổi hiện đại cần thiết từ bên ngoài biên cương xứ sở còn lạc hậu, đi một ngày đàng học một sàn khôn, Việt Nam có Nguyễn Trường Tộ, có Petrus Trương Vĩnh Ký, những ý thức canh tân Việt Nam. Áp dụng cái khôn của phương Tây không có nghĩa là trao tâm thức cho ngoại nhân. Những đố kỵ hẹp hòi khi quân Cộng Sản tiến chiếm miền Nam Việt Nam, lên án khắt khe Petrus Ký và cho hạ bệ bức tượng của ông. Huỳnh Ái Tông cho nhận xét tiếp về Petrus Ký:
“Cộng tác với Pháp, nhưng chắc chắn Trương Vĩnh Ký không thích con đường chính trị, ông lại thiết tha với nền văn học chữ quốc ngữ, ông có chủ đích quay về sự nghiệp văn chương của mình, khi Paul bert mất, ông không ngần ngại từ bỏ sân khấu chánh trị, trở lại nghề dạy học, viết sách dạy các thứ tiếng Đông phương, về phương diện nầy, ông là nhà ngôn ngữ học quảng bác, vì ông có thể nói và viết 15 ngôn ngữ Tây phương và 11 ngôn ngữ Đông phương.
Viết sách dạy người Pháp học tiếng Việt và ngược lại, dịch bộ Tứ Thư (Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử), cũng như một số sách chữ Hán ra chữ quốc ngữ, cốt để phổ biến ngôn ngữ và tư tưởng Đông phương, chính ở phương diện nầy chúng ta thấy ông là nhà văn hóa, ở sân khấu chánh trị ông mong tạo sự thông cảm giữa người Việt và người Pháp, giữa những xung đột lớn lao về chánh trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước. Tuy theo đạo Thiên chúa nhưng phải nhận ông vẫn giữ được phong hóa Đông phương, thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh trong những tác phẩm của ông. "
Tác giả Mai Bá Triều bên Bỉ cho thấy hình ảnh của Petrus Ký mang nét văn minh phương Tây khi xuất ngọai. Ông hòa đồng trong tập thể của các nhà khoa học thế giới:
"Năm 1873 ông Léon de Rosny, nhà Đông phương và ngôn ngữ học nổi tiếng người Pháp (tác giả bài viết Khái quát ngôn ngữ An Nam năm 1855), đã tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về Đông phương học (Congrès International des Orientalistes) với đại diện từ 33 quốc gia tham dự.
Pétrus Trương Vĩnh Ký không những đại diện xứ An Nam mà còn là thành viên ban tổ chức hội nghị, hiển nhiên ông trở thành một trong những người tiên phong về ngành Đông phương học trên thế giới. Ông hiện diện trong “sân chơi lớn” này, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa cùng những nhà khoa học tầm cỡ như Henry Schliemann, người đã tìm ra thành Troy và kho tàng thành Mycènes; Andrew Dickson White, đồng sáng lập và viện trưởng đầu tiên của Đại học Cornell (Mỹ, 1868) cùng hàng trăm học giả nổi tiếng khác trên thế giới. Trong số 33 đại biểu dự hội nghị, trừ trưởng đoàn Nhật Bản chỉ có Pétrus Ký là người châu Á (đại diện của các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan tại hội nghị lại là người châu Âu). Sau đó, nhân triển lãm quốc tế 1889 (Expo 1889) tại Paris, Hội Dân tộc học Paris đã tổ chức hội nghị quốc tế về dân tộc học (Congrès International des Sciences Ethnographiques) và đại diện cho xứ An Nam vẫn là Pétrus Trương Vĩnh Ký.
Hai tư liệu vừa được sưu tầm này cho thấy các hoạt động trên diễn đàn văn hóa quốc tế của Pétrus Ký, và chắc hẳn sẽ còn nhiều điều về nhà bác học này chưa được khám phá hết. Có thể chúng ta sẽ còn thấy tên ông trong biên bản của những hội nghị khoa học tương tự. Tuy nhiên chúng ta đều biết ông đã có mặt trong Từ điển bách khoa Larousse với cương vị là một nhà bác học về ngôn ngữ.”
Sau những tranh chấp Pháp Việt, nhất là thời kỳ hậu Paul Bert, khiến cho Pertrus Ký gặp nhiều khó khăn trong cuộc đời chính trị xã hội của ông hơn.
“Từ chuyến sang Pháp tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản cho đến các hội nghị khoa học quốc tế mà ông tham dự, Pétrus Ký đã đặt mối quan hệ, trao đổi thư từ thường xuyên với các học giả trên thế giới, những người có ý tưởng nhân đạo cao đẹp, với mong muốn sau này họ có thể giúp đỡ người Việt trên nhiều lĩnh vực: khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội... Trong số đó có ông Paul Bert, người mà Pétrus Ký đã có được mối quan hệ có lẽ là thân thiện nhất. Ông Paul Bert là bác sĩ, giáo sư Đại học khoa học ở Bordeaux và Paris, thành viên Hàn lâm viện Pháp, bộ trưởng Bộ Giáo dục và nghị sĩ Quốc hội Pháp. Giữa hai ông đã có hơn 20 năm liên hệ với nhau qua thư tín, hướng tới mục tiêu cải tổ VN để tiếp cận được với các nước văn minh trên thế giới, theo phương châm “hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau” thay vì chính sách “đồng hóa” (assimilation) của thực dân Pháp. Sau này, khi được bổ nhiệm làm toàn quyền Đông Dương, chỉ trong vài tháng đầu tiên ở cương vị mới ông Paul Bert đã cho thành lập một Hàn lâm viện Bắc kỳ (Académie Tonkinoise) để duy trì và phục hưng nền văn hóa truyền thống VN. Cùng sang VN với ông Paul Bert còn có các cộng sự thân tín của ông như J.Chailley; G.Dumoutier (nhà VN học đã kêu gọi sự hợp tác của các nhà Nho học để cùng bảo tồn bản sắc dân tộc qua việc phục hồi chữ Hán - Nôm).
Vào ngày 9-11-1886, trong khi đang làm việc với vua Đồng Khánh tại Huế, ông Paul Bert đột ngột từ trần. Sự kiện này đã gây nên một tổn thất lớn lao nhất cho cuộc đời và sự nghiệp của Pétrus Trương Vĩnh Ký, vì sau đó các cộng sự thân tín của ông Paul Bert đều bị thất sủng bởi những kẻ kế nhiệm ông, vốn luôn muốn duy trì chính sách đồng hóa của thực dân Pháp. Bản thân Pétrus Trương Vĩnh Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập.”
Giở lại trang lịch sử cũ cho ta thấy rằng Petrus Trương Vĩnh Ký là một nhà ngữ học xuất chúng, một học giả yêu nước, và là một nhà văn hóa anh minh, những đóng góp về văn hóa của ông để lại cho hậu thế rất quí báu. Ông đã thành công về văn hóa, nhưng thất bại về đường chính trị, khi mà triều đình Việt Nam trong buổi giao thời vẫn có những vị quan không có tầm nhìn sâu xa và chiến lược như của xứ Phù Tang trong triều đại của Minh Trị Thiên Hoàng, để ngày hôm nay Nhật Bổn đã nhảy vọt bỏ xa Việt Nam.
Petrus Trương Vĩnh Ký là hình ảnh đẹp đẽ, danh dự Petrus Trương Vĩnh Ký cần được phục hồi và Petrus Trương Vĩnh Ký cần được tri ân xứng đáng, và rằng không mặc cảm.
Việt Hải Los Angeles
Petrus Ký: Một thời khó quên
Nguyễn Quí Định (LPK 1950-55)
Tôi sinh ra ở cái xứ Đông Dương thời Indochine francaise,vì vậy nên cha mẹ đi làm đâu mình theo đó.Ông già làm cho Chemin de fer xứ Chùa Tháp ,tôi theo học Ecole primaire de Backtouck,học chữ Pháp đã rồi thêm vài giờ chữ Miên trong tuần..Học chữ Samaki xi bồ hóc sóc xà bai, tâu na bòn ơi……giống như nhai và nuốt những con sâu róm vậy ! Mệt ..Về nhà thì học Võ cá bự lại rẻ(Vocabulaire) , quít sơ măng đờ bông sên…hay là tụng mắt nhấm mắt mở... Ma soeur(chị tôi) ,long(dài), mou(mềm)...Buồn cho cái thời thuộc địa...Colonial. ..Formidable. ..Cotab.. Lucky...Đã vậy Nha Học Chánh Đông Pháp còn tọng thêm Tam Thiên Tự : …thiên trời ,địa đất, cử cất tồn còn , tử con , tôn cháu , lục sáu , tam ba , gia nhà , quốc nước , tiền trước , hậu sau , ngưu trâu , mã ngựa, cự cựa, nha răng…etc…etc…Đêm đêm ngủ thớt chợlớn, đi đội trái cây về chợ nhỏ cho mẹ bán,rồi mới được đi học.
Mất cha còn chú,sảy mẹ ấp vú dì..Lại theo chú về học Ecole primaire de ChauDoc tiếp tục sự nghiệp vừa chơi vừa học.Cũng may hấp thụ thêm được tình nghĩa Quốc Văn Giáo-Khoa thư,nên cũng biết thờ cúng tổ tiên ông bà chút chút ,nghe lời dạy bề trên,nhường nhịn kẻ dưới…nhớ ơn thầy dạy,vui vẻ với bạn bè,bồi đấp luân lý giáo khoa ,vun bón tình người xung quanh ta . Đọc quyển Chuyện Đời Xưa của Petrus Ký với những hào quang…Đạo tâm nhơn,Hiếu tâm nhơn,Hảo tâm nhơn,Thiện tâm nhơn,…thì hoàng thiên bất phụ Xem lại sử sách không ngờ thân sinh của Học-giả Petrus Ký là Lảnh Binh Trương Chánh Thi cũng sang đóng ở Nam-Vang và mất năm 1847.Petrus Ký theo học trường Pinhalu (Cao Miên) là 1 trường Trung-Học Pháp ở Đông Nam Á ,với nhiều sắc dân nên ngôn ngữ của Ngài khá rộng.
Bèo giạt huê trôi tôi theo sông nước ĐBSCL về Saigon đô hội trụ trì Ecole primaire de Cầu Kho,học thêm trường Lê Ba Cẳng (Lê Bá Cang),Tân Thanh của thầy Phan-Út Phan-Ngô.May quá chộp được cái bằng Tiểu học CEPSI .
Con người ta đều có số....thi Concours d’admission vào Lycee Petrus Ký được chấm đậu eleve boursier đàng hoàng.Giờ thì đường đường trở thành môn đệ chân truyền của Tổ-sư Petrus Trương Vĩnh Ký.Mới đút đầu vô cổng trường đã phải đi biểu tình chống bắt bớ của bót Catinat...với đàn anh Trần Văn Ơn.Cũng gậy gộc,trang bị đá gạch đương đầu với mã tà ,ma trắc,súng ống,dùi cui...ở đường Lagrandiere và Pellerin.Tôi còn nhớ vài câu thơ của tờ báo cho tin lúc bây giờ :
9 tháng giêng là ngày lịch sử
Số sinh viên nam nữ có trên ngàn
Đến trước Nha Học Chánh xếp hàng
Xin cho gặp mặt quan Giám Đốc
Có mươi trò còn đang đi học
Cớ chi ông bắt cóc cầm tù….??
Hồi kết cuộc là anh Trần Văn Ơn bị bắn chết,tôi chạy vuột được về nhà ở khu Nhà Thờ Huyện Sĩ.
Đám ma anh Ơn đầu Cholon đuôi Saigon.Tôi chưa thấy lần nào dân Việt ta đoàn kết như lúc nầỵ Xích lô xe kéo đều xung phong giúp đở,các chị bán hàng rong,bán bánh mì tặng không cho bà con ở Sân Vận Động trường Petrus Ký,nơi xuất phát đám ma anh Ơn.
Thê’ rồi thời … Xuân đi học coi người hớn hở
Gặp cậu Thu đi ở giữa đàng….
bắt đầu bằng 1ere Année D,tụi bạn gọi là 1 Dê…nằm ở dãy bên mặt bước vô trường,bên trái tượng đồng đen Ông Petrus-Ky ở giữa sân. Trong lớp D của tôi có thằng bạn cùng đinh quê ở Xứ Quảng...nhảy núp trong toa xe lửa trốn vô nam đi học.Cha nội trời thần đất lở nầy tên là Tú.
Hai đứa tụi tôi chuyên tri.....quần đen(hay trắng) áo bà ba trắng đi guốc vông,đội nón casque đi học cho nó giống các chàng sĩ tử trong Quốc Văn Giáo Khoa thư,trong khi đó các bạn khác sọt trắng,áo sơ-mi cụt tay,giày bata hay sandal.Chúng tôi thường kéo lê guốc...lốp cốp lảng cảng trên nền gạch bông của trường..lâu lâu một lần , bị thầy Surveillant General người Tây ốm hay mặt đồ trắng kêu lên sát xà phòng mẹt xà lù inh ỏị Vậy mà vui...Từ đó tôi có cái biệt danh trường tồn bất tử-Tú Định dính đeo như heo bú tới ngày hôm nay...măc . dù trên 7 bó rồi mà vẫn là Tú Định,không tăng không giảm..Tôi có thằng em 1 cha khác mẹ(!) tên là Tú Đại ở xứ Mùn-Che bên Đức có vẻ khấm khá hơn nhờ biết recycle , cậu ta là một nhè ven Xứ Quảng chính hiệu Con nai vàng.Còn một loạt bạn bè bị dính những nicknames kỳ quặc Tú Sơn (Tout Seul),Tú Rua (Toujours),Tú Địa (Tout Dire),etc... .
Mài mòn thủng đít không biết bao nhiêu bộ bà ba dính lem mầu mực tím...những ngòi bút lá tre đâm vào tay,phóng vào bàn học ,giấy chậm ,không biết bao lần...những ngòi viết rond để viết Ecriture...cũ ng được làm tên phóng vào những cây chuối sau hè.Những bài Con Bò Té Sông Lăn Xe (Composition francaise),hay Redaction vietnamienne được làm ngay tại lớp khá chỉnh có Nhập đề Thân Bài Kết luận cân xứng...Còn bài văn cuối đời của tôi giờ thì, hởi ôi !....Introduction. ..dài lê thê,lướt thướt ...Corps du devoir nhiều khi không rõ nét,đâm bang chẻ củi. Conclusion thì đến bất chợt....Ôi ! Đời C’est la vie,Tình C’est la mort.Tôi còn nhớ….ba.n HH giờ ở Cali ,chúng tôi lúc đó đều học Histoire du Vietnam ,Geographie bằng tiếng Pháp với Mme Dung. Cô kêu HH lên bản chỉ bản đồ thê’giới…Cô hỏi HH: trò chỉ coi TP Londres ở đâu… Cu HH loay quay chỉ lên củ khoai Na-Uy Thụy Điển…hoài ..cô giận hét lên: Lông ở dưới kìa,không thấy sao cứ chỉ ở trên hoài à. Alê phút la căn (-:) Cả lớp đều cười..Cô thì sau đó thấy bị hố…to…rồi (-Có những giờ Toán của Giáo sư Cang…vị giáo sư khá nghiêm nghị,hay hút pipe,tôi đã chụp lén hình thầy…,vẽ thêm râu hít-le làm roulement trong lớp đều khoái chí cười…Thầy cho điểm rất cao 20/20 cho những trò nào tô mầu đẹp lên những paraboles,hyperbole s….Một bửa nọ đang làm bài ,cả lớp đều im lặng,con ruồi bay qua cũng nghe…tôi nghịch ngợm lên giây thiều cái máy nhạc nhỏ ..đờn lên bản Nương Chiều của Phạm Duy để trong hộc bàn…Trời !…lúc nầy sao nó nghe lớn dữ vậy kìa ? Cả lớp xôn xao…Thầy Cang xuống xét hộc tủ của tôi…giận dử cho tôi 2 con 00 encadré,nghỉa là bị phạt đi quét lớp 2 cái chủ nhật liền(-:) Không oan ức tí nào cả ! Sau nầy đi sang Pháp,gặp thầy ...nhắc lại chuyện xưa tích cũ..thầy cười...giờ thầy đã ra người thiên-cổ...mong thầy hãy xá tội cho nhất quỹ nhì ma thứ ba học trò.
Trong thời kỳ 50-54,có phong trào làm báo lậu in bột để phổ biến tin tức nội bô….Nhóm LPK chúng tôi ra tờ Kiên-Chí được in ở Đồng Ông Cộ,trong đó có anh Nguyên lùn hiện ở Ốc-La-Ma-Ho,anh Trai ở Quận 12 ,anh Tú giờ ở xứ Úc thòi lòi ,miền tây gần Bẹt cà na....cùng thời với tờ Tin Văn của Vietnam Học Đường,Nắng Lên của Tân-Thanh….
Hết học Văn với các thầy Ưng-Thiều,Phan-Ngô…theo quyển Văn-học của Dương Quảng-Hàm.Rồi đến giai đoạn học 6eme Bleu Anh-văn-> Chin chít Nô Mao(Chin,Cheek, Nose,Mouth) ,the chair is under the table,Ken Du Đánh Đu (Can You Then Do)…lúc nầy ngồi ở lớp học enseignement secondaire…các em Gia-Long thường hay lượn qua lượn lại bằng Velosolex..bê n cửa sổ đường hàng dầu bên hông…những thoáng lo ra…và lo xa…đẹp đời..Còn nhiều chuyện phải kể nhưng thôi,để dành lại cho mai sau nhé !
Petrus Ký đã dạy chúng ta: người đời sanh ký tử quy,đường đi nước bước phải vắn vỏị Ai có phận nấy.Nhập thế cuộc bất khả vô danh vị Sự sống là tạm bợ , đỏ như hoa nở .Vạn sự đều chóng qua,tan đi như mây khói .Ta nên tùy sức tùy phận làm vai tuồng mình cho xong.
Học…học hoài học mãi…đến giờ nầy..đầu bạc răng long,đầu gối lỏng…vẫn còn học…học để làm Người,không thành Ngợm.!Học đến giờ nầy ,càng già nho càng thâm,hán càng rộng,Khổng Mạnh cương thường …number one…Có 1 điều ước ghi khắc cốt là mong sao có ngày nào đó chúng ta cùng quây quần vui-vẻ bên bức tượng đồng đen của sư-tổ Petrus Trương Vĩnh Ký của chúng ta,và cùng ôn lại những ngày xưa thân ái .
Bye Bye ...Au revoir.....
Kể từ khi giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đến Việt Nam truyền đạo vào năm 1625, Đắc Lộ đã là người tiền phong trong việc quốc ngữ hoá tiếng việt từ gốc hán sang mẩu tự La mã mà tác phẩm nổi tiếng là cuốn tự điển Việt-Bồ-La (Việt-Bồ đào Nha-Latin) ra đời vào năm 1651.
Với hàng trăm tác phẩm, Pétrus Trương Vĩnh Ký là một trong những người đã đóng góp vào việc canh tân và hoàn thiện tiếng việt, một ngôi trường lớn ở Sài Gòn đã lấy tên ông đặt cho trường học nổi tiếng, nơi đã đào tạo những người con ưu tú của miền Nam VN trước 1975 - Ngôi trường đã bị đổi tên sau khi miền Nam được giải phóng - tuy nhiên tên tuổi của Pétrus Trương Vĩnh Ký vẫn còn ngự trị trong tiến trình xây dựng văn hoá và văn học Việt Nam, một vài người đã viết về Pétrus Ký:
Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy.
Trương Vĩnh Ký, người tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - Kiến Hoà cũ). Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Năm ông 3 tuổi, thân phụ ông được triều đình cử đi sứ sang Cao Miên rồi mất ở bên ấy.
Nhờ mẹ tần tảo, lên 5 tuổi Trương Vĩnh Ký được đi học chữ Hán, do thầy đồ dạy tại Cái Mơn. Đến năm lên 9 tuổi, ông được linh mục Tám đem về nuôi, vì nhớ ơn lúc nhà Nguyễn cấm đạo Công giáo gắt gao; ông Thi, tức cha của Pétrus Ký, đã hết lòng che giấu ông.
Năm 1851, trường này chọn 3 học sinh xuất sắc, trong số đó có Pétrus Ký, để cấp học bổng đi du học tại Chủng viện Giáo Hoàng ở Pinang thuộc (Malaysia). Đây là một trường chuyên đào tạo các tu sĩ cho vùng Viễn Đông...
Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký đang học đến năm thứ 6, và chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp để chịu chức linh mục, thì vào lúc giữa năm, ông phải vội vàng về nước vì được tin người mẹ hiền qua đời.
Để tránh bị bắt bớ, Trương Vĩnh Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị giám mục người Pháp Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860.
Ngày 8 tháng 5 năm 1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy.
Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại La Mã.
Năm 1866, ông thay thế linh mục Croc làm hiệu trưởng Trường Thông ngôn. Ngày 15 tháng 9 năm 1869, ông được thủy sư đô đốc Pháp là Ohier bổ nhiệm làm chủ bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị và xã hội.
Năm 1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm ủy viên hội đồng cai trị Sài Gòn.
Đến Huế, Pétrus Ký được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.
Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức, nhưng Trương Vĩnh Ký vẫn bị người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Rồi năm 1888, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp.
Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu. Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888 - 1889).
Không những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương:
Hiện nay tại Sài Gòn cũng có 1 trường mang tên Trương Vĩnh Ký là Trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký.
Ông có rất nhiều tác phẩm (118 tác phẩm hoặc 121 tác phẩm), lược kê một số như:
Hay tin Pétrus Ký, một con người tài giỏi, sẽ ra làm việc với Pháp, một số quan lại nhà Nguyễn đâm ra nghi kỵ ông. Nhưng sau nhiều toan tính, ông nghĩ rằng phải làm việc để giúp đỡ đồng bào, nhất là lúc ấy, Pháp và Nam triều chưa hiểu nhau, chưa thành thật với nhau. Pétrus Ký đã mượn câu châm ngôn Latin Ở với họ mà không theo họ (Sic vos non vobis), để biện minh cho việc nhận lời làm thông ngôn cho Jauréguiberry.
Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....
Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung :
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con mọt sách,
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,
Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài!
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Và câu ghi nơi nhà mồ bằng tiếng Latinh: Miseremini Mei Satem Vos Amici Mei (Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi).
Ông còn được xem là có công trong ngành làm vuờn ở Cái Mơn. Các giống cây ăn trái như là sầu riêng,chôm chôm tróc, măng cụt tróc, bòn bon (Lansium domesticum)... đều do ông đem từ Pinang mỗi khi bãi trường về thăm nhà.
Vài nét về Trường Trung Học Pétrus Trương Vĩnh Ký
Năm 1925 kiến trúc sư Hebrard de Villeneuf được chỉ định lập bản đồ thiết kế một ngôi trường mới tại Chợ Quán.
Ngày 28-11-1927 Toàn quyền Đông Dương G.Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này đặt dưới sự điều hành của Ban Giám Đốc trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.
Năm 1928 khi các khu trường mới xây dựng xong,ngày 11-8-1928 Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều,thành lập tại Chợ Quán ,kể từ kỳ tựu trường 1928-1929,một trường Cao Đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này,và được mang tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký.
Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký , thường gọi tắt là Lycée Petrus Ký khai giảng ngày đầu tiên là ngày 01-10-1928 . Hiệu trưởng đầu tiên là Ông Sainte Luce Banchelin, giám học là Ông Boulé, phát ngân viên là Ông Mahé. Chủ tịch hội đồng quản trị là Ông Gazano và các ủy viên người Việt Nam là Ông Nguyễn Thành Giung, tiến sĩ hóa học, giáo sư khế ước, Ông Hồ Bảo Toàn và Trần Lê Chất, quan chức, là hai phụ huynh học sinh, ủy viên người Pháp là hai Ông Sainte Luce Banchelin và Mahé.
Từ 1949 đến 1950 học sinh Petrus Ký tham gia các phong trào đấu tranh của học sinh Saigon như chống độc lập giả hiệu, tẩy chay cuộc viếng thăm hai trường Petrus Ký và Gia Long của Bảo Đại vào tháng 9-1949, đòi học tiếng Việt trong nhà trường. Ngày 23-11-1949 toàn trường bãi khóa đòi thả 5 học sinh của trường bị bắt. Ngày 24-11-1949 nhà cầm quyền lúc bấy giờ ra lệnh đóng cửa trường vô thời hạn. Đến tháng 12-1949 phụ huynh và học sinh đòi nhà cầm quyền mở cửa trường trở lại cho học sinh đi học. Nha học chánh Saigon bắt buộc học sinh muốn học lại phải làm cam kết. Cuộc đấu tranh dằng co đến ngày 9-01-1950 học sinh các trường đồng loạt hẹn nhau đi biểu tình yêu cầu Giám đốc Nha học chánh và Thủ hiến giải quyết. Chánh quyền không giải quyết được và lúc 12g30 theo lệnh của thực dân Pháp đưa lính đến giải tán và đàn áp cuộc biểu tình dẫn đến cái chết của Anh Trần Văn Ơn, học sinh lớp Seconde (lớp 10 bây giờ) của trường Petrus Ký.
Cái chết anh Trần Văn Ơn dấy lên làn sóng căm phẩn cả nước. Ngày 12-01-1950 gần cả triệu người ở Saigon và nhiều tỉnh về dự đám tang anh Ơn, hầu như cả Thành phố Saigon ngưng hoạt động, ngưng họp chợ, các cửa hàng đóng cửa, công chức không đến Sở làm việc, học sinh, sinh viên trường công tư, công nhân, người buôn bán, xích lô... đến dự lễ truy điệu anh Ơn tại trường Petrus Ký. Sau đó trường mở cửa lại và nhà cầm quyền Pháp bãi bỏ chế độ nội trú của trường.
Muốn vào học trường Petrus Ký học sinh ưu tú của Saigon và các tỉnh phía Nam phải qua kỳ thi tuyển rất gay go, từ khi mới thành lập cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thị Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký. Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký. Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật trong không khí trang trọng.
Học sinh Petrus Ký cũng chọc phá thầy cô, cũng đóng vai thứ ba học trò không khác gì những học trò các trường khác, nhưng chúng ta phải hãnh diện mà nói rằng cái phá hay cái đùa của học trò Petrus Ký có phần nào trí thức, ý nhị, và thông minh, chớ không quá quê mùa cục mịch, vô ý thức như một số học sinh các trường khác.
Cấp chỉ huy Pháp đầu tiên mà Petrus Key phục vụ là Hải quân Trung tá Jean Bernard Jauréguiberry, Chỉ huy trưởng Sài Gòn từ tháng 3/1859 tới tháng 4/1860, người sau này thăng tiến tới chức Bộ trưởng Hải quân & Thuộc địa. Sau đó, Petrus Key làm việc liên tục cho Soái phủ Sài Gòn và rồi chính phủ Bảo hộ Pháp tới trước ngày nhắm mắt.
Nhà bác học Petrus Key (Trương Vĩnh Ký). Ảnh TL.
Trương Vĩnh Ký (1837-1898).
Nguồn:
http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/4908-gop-phan-nghien-cuu-ve-truong-vinh-ky.aspx
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình
Dầu đui mà đặng trọn mình
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu
Sang chi theo thói tha cầu
Dọc ngang chẳng đoái trên đầu có ai
Sáng chi đắm sắc tham tài
Lung lòng nhân dục mang tai họa trời
Sáng chi sàm nịnh theo đòi
Nay vinh mai nhục mang lời thị phi
Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi
Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân
Thấy rồi muôn việc trong trần
Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta.
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình
Dầu đui mà đặng trọn mình
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu
Sang chi theo thói tha cầu
Dọc ngang chẳng đoái trên đầu có ai
Sáng chi đắm sắc tham tài
Lung lòng nhân dục mang tai họa trời
Sáng chi sàm nịnh theo đòi
Nay vinh mai nhục mang lời thị phi
Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi
Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân
Thấy rồi muôn việc trong trần
Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta.
-Chỉ có một đánh giá: Trương Vĩnh Ký là một người tài năng, yêu nước, nhưng nhu nhược, nể phục Thực dân Pháp. Vì vậy không thể tôn vinh như anh hùng dân tộc!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Petrus Trương Vĩnh Ký - Một Tấm Lòng
Trương Vĩnh Ký và những nỗ lực phổ biến chữ quốc ngữ
Trương Vĩnh Ký - Hồn xưa, nhà cũ
Trương Vĩnh Ký
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được kết nạp làm thành viên thứ 18 của hội "Savants du Monde", một hội gồm nhiều nhà khoa học, văn học Pháp . Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành một trong số ít những người biết nhiều thứ tiếng ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới
Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo", bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên mang tên là Gia Định báo ).
Thân thế và sự nghiệp
Đi học
Năm ông 8 tuổi cha ông được triều đình cử đi phò tá đoàn sứ thần sang Cao Miên (Campuchia ngày nay), rồi mất vì bệnh ở bên ấy.
Thấy ông ngoan và cần mẫn, Cố Tám (một tu sĩ Công giáo từng được ông Thi che giấu lúc nhà Nguyễn cấm đạo gắt gao) đã khuyên mẹ ông cho ông đi học chữ Quốc ngữ và cải theo đạo Công giáo. Sau đó, ông có tên là Jean-Baptiste Pétrus Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm là Pétrus Trương Vĩnh Ký, viết và gọi tắt là Pétrus Ký.
Đến khi Linh mục Long từ Pháp sang, Cố Tám (ít lâu sau ông mất) cho Pétrus Ký theo hầu nhà truyền giáo này. Thấy ông thông minh và ham học, Linh mục Long đã tận tình dạy dỗ chữ Latinh, đồng thời dành riêng cho ông một chỗ ở trong nhà Giảng vừa mới thành lập ở Cái Nhum (1846).
Năm 11 tuổi (1848), theo đề nghị của Linh mục Long, vị Giám mục chủ quản xứ đạo lúc bấy giờ cho Pétrus Ký theo học với Cố đạo Hòa (tức Linh mục người Pháp Belleveaux), đang giữ chức Cai tại trường đạo Pinha-lu ở Phnom Penh (Cao Miên). Ở đây, có các học sinh là người Cao Miên (Campuchia), Ai Lao (Lào), Miến Điện (Myanma), Trung Quốc;... ông lân la làm quen và rồi học luôn các thứ tiếng ấy.
Năm 1851, Pétrus Ký lại được gửi vào trường đạo Dulalma ở Penang (đây là một hòn đảo nhỏ trên vùng biển Hạ Châu, tức Nam Dương, nay thuộc Malaysia). Ban đầu, đoàn du học (có Linh mục Long đi theo) đi theo đường bộ xuất phát từ Nam Vang, nhưng rồi đoàn bị lạc giữa rừng, lại gặp bão ở Biển Hồ, nên phải trở về Sài Gòn để xuống tàu thủy qua Penang... Trong khoảng thời gian theo học tại đây, ông còn học thêm các thứ tiếng khác, như: Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Mã Lai, Nhật Bản, Hy Lạp, Thái Lan, Pháp,...
Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký học xong và về nước đúng vào lúc mẹ ông qua đời.
Lúc Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn, cũng là lúc thực dân Pháp đem quân sang xâm chiếm Việt Nam (Đà Nẵng bị tấn công ngày 1 tháng 9 năm 1858). Vì thế, việc cấm đạo Công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn.
Làm việc trong chính quyền thuộc địa
Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, trung tá hải quân Jean Bernard Jaureguiberry và 800 lính ở lại giữ thành Gia Định. Pétrus Ký viết thư cho Jean, trong đó kêu gọi quân Pháp nhanh chóng đánh đuổi quân nhà Nguyễn để hỗ trợ các tín hữu Ki-tô giáo tại Việt Nam.
Không du học nữa, và cũng không thể ở quê nhà vì chuyện đã viết thư cầu viện Pháp, Pétrus Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị Giám mục người Pháp Dominique Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860.
Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Tấn Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang [Chợ Quán] do Linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai) và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sài Gòn.
Ngày 8 tháng 5 năm 1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy. Cũng trong năm này, ông theo sứ thần Simo đáp thuyền Forbin ra Huế bàn việc nghị hòa. Trong hiệp ước nghị hòa, nhà Nguyễn phải chịu mất 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, điều này khiến nhiều người Việt căm phẫn và chỉ trích Pétrus Ký vì ông đã giúp Pháp thương thảo hiệp ước này.
Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản đứng đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và ông Giản đã xin Pétrus Ký đi theo làm thông ngôn.
Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Hoàng đế Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại Rôma. Ngày 18 tháng 3 năm 1864, phái đoàn về đến Sài Gòn
Năm 1865, Pétrus Ký xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Mãi đến ngày 16 tháng 5 năm 1869 mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm Chủ bút; và khi ấy tờ báo mới thật sự được khởi sắc.
Từ năm 1866 đến 1868, ông được bổ làm Giáo sư dạy tiếng Pháp ở trường Thông ngôn Sài Gòn.
Năm 1869, Sứ thần Tây Ban Nha sang Việt Nam nhằm ký thương ước với triều đình Huế. Tới Sài Gòn, vị sứ thần này đã xin Chính quyền Pháp ở Nam Kỳ cho phép Pétrus Ký đi theo giúp đỡ. Nhiệm vụ hoàn thành, nhân thời gian rãnh rỗi, ông sang thăm Hồng Kông, Ma Cao, Quảng Đông, Quảng Tây,...
Năm 1872, Pétrus Ký được Pháp thăng chức Tri huyện hạng nhất, đồng thời được bổ làm Đốc học (Giám đốc) trường Sư phạm dạy người Pháp học tiếng phương Đông, kiêm chức thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn (1 tháng 6 năm 1872).
Ngày 1 tháng 1 năm 1874, Pétrus Ký lãnh chức Giáo sư dạy chữ Việt và chữ Pháp cho người Pháp và người Tây Ban Nha tại trường Tham biện Hậu bổ (Collège des administrateurs stagiaires), rồi làm Chánh đốc học trường ấy, đồng thời lãnh chức Ủy viên thượng Hội đồng Giáo dục (17 tháng 11 năm 1874). Cũng trong năm này, Pétrus Ký được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 "Thế giới Thập Bát Văn Hào"[8][cần dẫn nguồn]
Năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Khi về Sài Gòn, ông viết cuốn Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876).
Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm Ủy viên Hội đồng cai trị Sài Gòn.
Ngày 17 tháng 5 năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong danh hiệu Viện sĩ (Officier d'Académie)
Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cử sang Đông Dương làm Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ, trong bối cảnh sau khi Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi làm cuộc binh biến chống Pháp thất bại. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc. Khoảng đầu tháng 6 năm ấy, Pétrus Ký ra Huế, được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.
Trong vai trò này, Pétrus Ký chủ trương An Nam không thể chống lại Pháp được, mà phải tuân theo họ, nhất là sau khi cuộc nổi dậy của vua Hàm Nghi thất bại. Pétrus Ký coi những người tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp chỉ là đám phiến loạn không hiểu thời cuộc, ông cho rằng rằng tinh thần ái quốc của họ chỉ là do sự hận thù đối với các con chiên Công giáo cộng tác với người Pháp. Ông đề nghị Paul Bert cho huấn luyện và cấp vũ khí cho các đơn vị lính người Việt, dùng các đơn vị này để trấn áp các cuộc nổi dậy của phong trào Cần Vương. Ông cũng cho rằng: về phương diện chính trị và kinh tế, nước Pháp là người đi đồng hóa, còn người An Nam là kẻ chịu đồng hóa. Ông tin rằng việc người Pháp tấn công Việt Nam là một sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó, và người Pháp với tư cách là chủ nhân, cần giảng dạy người An Nam những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo người An Nam.
Pétrus Ký đề ra nhiều chính sách có lợi cho Pháp, nên Paul Bert cho rằng sẽ rất có lợi cho Pháp nếu giữ Pétrus Ký làm việc lâu dài ở triều đình nhà Nguyễn. Nhưng ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết. Mất người bảo hộ, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân Pháp không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách...
Cuối đời
Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu.
Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888-1889). Cũng trong năm này, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp. Sống trong hoàn cảnh buồn bã, ông bệnh hoạn luôn. Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898.
Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Chức vụ, huân huy chương
Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ, đương thời ông là một học giả nổi tiếng. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương:- Nhận huy chương Dũng sĩ cứu thế của Tòa thánh Ki-tô giáo La Mã ngày 1 tháng 10 năm 1863.
- Năm 1871, được cử làm hội viên Hội Nhân Văn và Khoa học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội nhân chủng học, Hội Giáo dục Á châu.
- Năm 1874, được phong Giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Pétrus Ký đã thông hiểu 27 sinh ngữ trên thế giới.
- Nhận huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha ngày 27 tháng 6 năm 1886.
- Trở thành hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu ngày 15 tháng 2 năm 1876.
- Trở thành hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7 tháng 7 năm 1878.
- Nhận khuê bài Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d'Académie) của Hàn Lâm viện Pháp ngày 17 tháng 5 năm 1883.
- Nhận Tứ đẳng Long tinh, Ngọc khánh, Long khánh của Nam triều ngày 17 tháng 5 năm 1886.
- Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886 [10]
- Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887.
- Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt.
- Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ.
- Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
- Vua Bảo Đại truy tặng hàm Lễ Bộ Thượng thư.
Một số tác phẩm
Ông có trên một trăm tác phẩm (có nguồn ghi 119 tác phẩm), nhiều quyển rất đáng chú ý, như:- Truyện đời xưa
- Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
- Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
- Tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ
- Ký ức lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận
- Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
- Voyage au Tonkin en 1876 (Chuyến đi ra Bắc Kỳ năm Ất Hợi, 1786)
- Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
- Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
- Lục súc tranh công
- Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng quan thoại hay chữ Trung Quốc)
- Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
- Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
- Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
- Cours de littérature annamite (Bài giảng văn chương An Nam)
- Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
- Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ
- Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp), v.v...[11]
Cuối đời
Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....
Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung:
- Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
- Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
- Học thức gửi tên con mọt sách,
- Công danh rốt cuộc cái quan tài.
- Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,
- Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài!
- Cuốn sổ bình sanh công với tội,
- Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Đánh giá
Ở cuối thế kỷ 19, học giả Pháp tên là Jean Bouchot đã gọi Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cho đến ở nước Trung Hoa hiện đại nữa." Ngoài ra, ông này còn viết:- Ta phải xem đời của cụ Trương Vĩnh Ký là một bài học và một gương tốt cho ta. Một bài học vì, vì ta thấy người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Âu châu trong đủ ngành khoa học...
- Học giả Vương Hồng Sển:
- Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của là ba ông minh triết bảo thân, gần bùn mà chẳng nhuốm mùi bùn, không ham "đục nước béo cò" như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà lòng giữ Hán, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm cho nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng
- Nhà văn Sơn Nam:
- Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn...Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nước tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẽ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ...
- Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. "Chuyện đời xưa" của ông cùng là "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của hãy còn được nhắc nhở
- Giáo sư Thanh Lãng:
- Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn...Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là "cách nói tiếng An Nam ròng" và viết "trơn tuột như lời nói". Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn
- Giáo sư Nguyễn Huệ Chi:
- Những biên soạn của Trương Vĩnh Ký đã có những đóng góp quan trọng cho một số ngành khoa học đương thời, nhất là khoa ngôn ngữ học và khoa học lịch sử… Các sáng tác của Trương cũng nói lên ít nhiều cá tính một con người cần mẫn trong công việc, có cái nhìn tinh tế và óc tò mò trước sự vật, nhiều lúc có khả năng hài hước hóa mọi chuyện ở đời..
- Nhà nghiên cứu Lê Thanh:
- Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy
- Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh: Nếu cụ Võ Trường Toản là "Hậu tổ" của Nho học ở đất Gia Định thì cụ Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền của chữ quốc ngữ trong toàn cõi đất Việt
- Nhà văn Vũ Ngọc Phan:
- Trong số những sách dịch thuật, khảo cứu và sáng tác của ông, người ta thấy chỉ những sách khảo cứu của ông là có giá trị hơn cả...Người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp...
- Học giả Nguyễn Văn Tố tóm tắt sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký gọn trong 3 tiếng Bác học, Tâm thuật, Khiêm tốn
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến phê phán, buộc tội vì Trương Vĩnh Ký đã cộng tác với thực dân Pháp. Đương thời, Trương Vĩnh Ký bị giới nho sỹ Bắc Hà nhạo báng, châm biếm bằng những câu thơ, đối chương lên báo chí. Hiện nay, nhiều tác giả như Lê Thanh trong quyển Trương Vĩnh Ký, Trần Huy Liệu trong Lịch sử 80 năm chống Pháp, Phạm Long Điền và Nguyễn Sinh Duy trong quyển Cuốn sổ bình sanh của Trương Vĩnh Ký.... cũng phê phán Trương Vĩnh Ký vì sự cộng tác với thực dân Pháp của ông.
Ông Nguyễn Sinh Duy, trong cuốn “Trương Vĩnh Ký – cuốn sổ bình sanh” viết:
- Chỗ đứng của Trương Vĩnh Ký vẻ vang và đồ sộ không phải trên văn đàn dân tộc Việt Nam mà chính ở trong nền văn chương thuộc địa (une littérature coloniale) của người chính quốc Pháp và những ngòi bút phục vụ quyền lợi thuộc địa
- Lịch sử Việt Nam cận đại luôn luôn phải nhắc đến Trương Vĩnh Ký như một nhân vật phản diện điển hình. Đây là trường hợp có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Chúng ta cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, đầy đủ để có một sự đánh giá đúng đắn về tội tiếp tay cho giặc của nhà bác học siêu hình Trương Vĩnh Ký.
Tên đường và tên trường
Từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1975, tên của ông đã được đặt cho một ngôi trường trung học lớn ở Đô thành Sài Gòn dành cho nam sinh: Trường Trung học Petrus Ký. Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong.Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975 (lúc đó gọi là Sài Gòn và Gia Định) có tới 2 con đường mang tên ông với 2 tên gọi khác nhau. Đường Petrus Ký của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là đường Lê Hồng Phong ở quận 5 và quận 10; còn đường Trương Vĩnh Ký của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Nguyễn Văn Bảo ở quận Gò Vấp.
Hiện nay vẫn còn một con đường lớn mang tên ông tại quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một ngôi trường mang tên ông tại xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre.
“PETRUS KÝ – NỖI OAN THẾ KỶ”, MỘT QUYỂN SÁCH NÊN ĐỌC, NHƯNG VẪN CÒN XA SO VỚI KỲ VỌNG CỦA ĐỘC GIẢ (FB Đoàn Lê Giang)
Quyển sách “Petrus Ký – nỗi oan thế kỷ” của GS Nguyễn
Đình Đầu là quyển sách được nói đến đã lâu, đến nay mới ra mắt. Petrus Ký là
nhân vật gây tranh cãi – tranh cãi từ khi ông còn sống đến nay, cứ có một người
khen lại có một người chê, thậm chí có người đã từng chê rồi, tự mình lại khen;
hay có người từng khen rồi, tự mình lại chê… Người Pháp khen ông đến mây xanh,
nhưng cũng có người Pháp chê ông thậm tệ; ở miền Bắc giới sử học từng chê ông
thậm tệ, bây giờ nhiều người lại khen; trong Nam trước 1975 bên cạnh rất nhiều
người khen, lại có không ít nhà nghiên cứu đứng đắn, nghiêm cẩn chê như: GS
Nguyễn Văn Trung, Phạm Long Điền, Nguyễn Sinh Duy… Bây giờ ở hải ngoại nhiều
người khen, nhưng cũng không ít nhà nghiên cứu nghiêm túc lại chê. Nói chung
khen chê họ Trương không là độc quyền của ai.
Vậy vấn đề đặt ra đối với một công trình nghiên cứu
về Trương Vĩnh Ký là gì? Đó là phải trình bày tư liệu một cách đấy đủ và khách
quan để cho độc giả tự mình suy nghĩ.
1) Độc giả cần một tập sách Trương Vĩnh Ký dày dặn
in tất cả các tác phẩm, công trình, bài viết, thư tín của ông có dịch chú cẩn
thận. Việc này không đơn giản, vì cho đến nay chưa ai cho biết đích xác Trương
Vĩnh Ký đã xuất bản bao nhiêu quyển sách: 108 hay 120 hay 130? Và thế nào là
sách? Vì gọi là sách nhưng đến khi cầm lấy trên tay chỉ có 4 trang lại là phiên
âm một tác phẩm nổi tiếng của quá khứ. Ví dụ như quyển “Học trò khó phú’ của
ông thực ra chỉ là bài “Hàn Nho phong vị phú” của Nguyễn Công Trứ mà gần như ai
cũng biết. Đọc Trương Vĩnh Ký không dễ. Tôi đã từng đọc 1 luận án TS về Trương
Vĩnh mà người viết dù ngợi ca họ Trương đến mây xanh mà cũng không rõ ông viết
gì, và có phải tác phẩm của ông không?
2) Độc giả cần một quyển sưu tầm các bài nghiên cứu
nghiêm túc về Trương Vĩnh Ký, đủ mọi quan điểm, từ trước đến nay
3) Độc giả cần một sự giới thiệu đánh giá một cách
khách quan về tài năng, học vấn, thái độ chính trị, sự tự phán của Trương Vĩnh
Ký, trên cơ sở một thái độ làm việc nghiêm cẩn, dựa trên tư liệu thực chứng, với
một tinh thần khoa học, khách quan.
Nếu vậy quyển sách của GS Nguyễn Đình Đầu rất đáng đọc,
nhưng vẫn còn xa với kỳ vọng của độc giả.
1) Công trình này sưu tập rất ít công trình và tác
phẩm của Trương Vĩnh Ký, các công trình được sưu tập phần nhiều là công trình
quen thuộc đã được xuất bản (Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ, Chuyến đi BK năm Ất
hợi, Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài, Một số bài viết cho tạp chí, thư từ…).
Nói chung còn thiếu rất nhiều công trình, tác phẩm quan trọng, thiếu nhiều bức
thư thân Pháp, yêu cầu quân Pháp đến để cứu giáo dân… Nói chung là thiếu rất nhiều
tư liệu bất lợi cho việc đánh giá TVK. Nhiều tên tác phẩm bị viết sai, không biết
do soạn giả hay nhà xuất bản, ví dụ: “Thạnh suy bỉ thời phú” (tr.33), là sai,
đúng ra là “Thạnh suy bĩ thới phú” (Bài phú về sự thịnh, suy, bĩ, thái); “Hàn
Nho phong vị phú” (tr.33), thực ra không có tác phẩm quốc ngữ nào của TVK tên vậy,
mà chỉ có “Học trò khó phú”. “Mắc cúm từ” (tr.33) cũng không đúng, mà là “Mắc bệnh
cúm từ”… Nói chung công trình cỡ này mà không cẩn trọng thì di hại rất lớn, vì
nhiều người tin, cứ nhắm mắt chép theo.
2) Công trình còn dùng những nhận định bốc đồng thiếu
kiểm chứng. Ví dụ trong Lời giới thiệu của GS.PHL, có viết: TVK “thông thạo nhiều
ngôn ngữ từ Hán, Nôm đến tiếng Latin, Pháp, Anh, Hy Lạp, Ấn, Nhật, Khmer, Thái,
Lào”. Tôi biết chắc là TVK biết Hán Nôm khá vừa phải, bằng chứng là bản “Kim
Vân Kiều truyện” (1875) của ông tôi không dám đưa cho ai coi để bảo vệ uy tín của
ông, vì ông phiên âm, chú thích sai nhiều quá! Ông cũng không biết tiếng Nhật,
còn các thứ tiếng Lào, Thái, Ấn kia chỉ ở mức nhập môn, vì ở trường truyền giáo
hải ngoại Penang người ta dạy nhiều ngôn ngữ phương Đông nhưng với 3 năm học ở
đó, họ Trương chỉ đủ thời gian học vỡ lòng vài thứ tiếng (chào hỏi, hỏi đường…),
và các sách dạy tiếng của ông chỉ là kết quả từ nhũng bài học ngôn ngữ ở trường
đó. Theo Nguyễn Văn Trung và Vũ Ngự Chiêu, thì TVK biết chừng 7-8 ngoại ngữ,
trong đó 3-4 ngôn ngữ thành thục chứ không phải 14-15 ngôn ngữ, thậm chí 26
ngôn ngữ như những huyền thoại về ông. Vũ Ngự Chiêu viết: “Petrus Key có thể biết
được năm, sáu thứ tiếng. Sau này, Petrus Key nghiên cứu thêm chữ Hán và chữ
Nôm, và có thể biết (đọc, viết hoặc nói) được 7, 8 thứ tiếng là cùng. (Nguyễn
Văn Trung, 1993, tr. 138) Nhưng nếu nói thông thạo, thì chỉ khoảng 3, 4 thứ tiếng
(Pháp, Việt, Việt Hán và chữ Nôm). Chỉ ngần ấy đã đủ là một học giả trong thế kỷ
XIX và XX” (Góp phần nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký).
3) Công trình này phần sưu tập các nhận định khác
nhau về Trương Vĩnh Ký, chiếm quá nửa, đến hơn 300 trang. Bên cạnh các tư liệu
quen thuộc có thể thấy dễ dàng trên mạng hay trong các khóa luận, luận văn đại
học cao học, công trình có đưa vào nhiều tư liệu mới, nhất là tư liệu tiếng
Pháp. Tuy nhiên những tư liệu bất lợi cho sự đánh giá TVK chưa phong phú, đầy đủ.
Nói tóm lại công trình này nghiêm túc và có nhiều tư
liệu mới, đáng đọc, nhưng vẫn còn quá xa so với mong đợi của người đọc. Thực ra
với một nhà nghiên cứu ở tuổi cửu thập rồi thì không thể đòi hỏi nhiều. Việc
nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ về TVK vẫn là một đòi hỏi phía trước.
Tên quyển sách là “Petrus Ký nỗi oan thế kỷ”, có vẻ
tiểu thuyết quá, nó đánh vào tình cảm nhiều hơn là thuyết phục về lý trí và bằng
tư liệu.
Trương Vĩnh Ký là một người đáng quý, một học giả
đáng tự hào về học vấn của nước ta, nhất là trong buổi đầu tiếp xúc với phương
Tây. TVK từng bị hiểu lầm, từng bị huyền thoại hóa theo âm mưu của thực dân, từng
bị khen chê theo yêu ghét cá nhân, theo xu hướng chính trị và thời cuộc. Đã đến
lúc chấm dứt tình trạng ấy. Chúng ta ủng hộ tự do học thuật, nên rất cần những
công trình nghiêm cẩn, chứ không muốn thêm những công trình thiên lệch hay những
huyền thoại mới về ông.
'Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ' hay lịch sử bị chối bỏ?
Cát Linh, RFA
2017-01-06
2017-01-06
Giới học thuật, trí thức Việt Nam trong những ngày qua xôn xao về chuyện việc ra mắt cuốn sách nghiên cứu về nhân vật Trương Vĩnh Ký bị "lệnh miệng" đình lại.
Bị cấm ra mắt
Quyển sách ‘Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ’ ra đời như một công trình nghiên cứu có bề dày hơn 50 năm của tác giả, học giả Nguyễn Đình Đầu. Ông cho biết sách đã được Cục Xuất Bản chấp thuận và cấp phép lưu chiểu trong mấy tháng qua.
Thế nhưng, theo tin từ trang vanviet.info và sau đó được cộng đồng mạng chia sẽ rất nhiều, ngày 4/1/2017, một “lệnh miệng” được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách.
Chính học giả Nguyễn Đình Đầu cũng hoàn toàn không được biết trước
“Tôi mới được tin ngày hôm qua. Công ty Nhã Nam và NXB Tri Thức cũng không có văn bản, chỉ có chỉ thị bằng lời nói. Chính tôi cũng không biết là vì sao?”
Theo tôi được biết thì tác giả, cụ Nguyễn Đình Đầu, không đồng sửa chữa bất cứ nội dung nào đã viết trong sách. Cụ là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, cẩn trọng và có bản lĩnh.Khi được hỏi về khả năng những ấn bản đang được phát hành mấy tháng qua có bị thu hồi hết và buộc phải sửa chữa nội dung gốc theo yêu cầu của Cục Xuất Bản hay không, Giáo sư Chu Hảo, giám đốc NXB Tri Thức cho biết:
- Giáo sư Chu Hảo
“Theo tôi được biết thì tác giả, cụ Nguyễn Đình Đầu, không đồng ý sửa chữa bất cứ nội dung nào đã viết trong sách. Cụ là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, cẩn trọng và có bản lĩnh. Xung quanh câu chuyện đánh giá một cách khoa học, khách quan về cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký vấn còn có ý kiến khác nhau. Thậm chí, mặc dầu nhà nước đã chính thức thừa nhận công lao của Trương Vĩnh Ký bằng việc lấy tên của ông đặt cho các đường phố và trừơng học, mà vẫn có người chửi bới ông ấy như là một " học giả Việt gian" cơ mà. Vì vậy tiếp tục trao đổi, tranh luận công khai những quan điểm của tác giả cuốn sách là cần thiết. Và giá cứ để cuộc giới thiệu sách diễn ra như đã định và tiếp tục phát hành bình thường thì có hay hơn chăng?”
Nhiều ý kiến cho rằng phải chăng do tên gọi của quyển sách là "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ" mà tác phẩm này đã không được ra mắt như đã định?
Tác giả quyển sách cho biết công trình của ông khảo cứu tất cả những người nói về Trương Vĩnh Ký, phê bình Trương Vĩnh Ký khi còn sống và sau khi qua đời.
“Trong tất cả giai đoạn thăng trầm lịch sử của Việt Nam, có những người khen Trương Vĩnh Ký, có người chê Trương Vĩnh Ký nhưng đều không dựa vào tài liệu chính thức. Vì thế tôi thấy muốn hoà hợp dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, thì tôi nghĩ đối với nhân vật lịch sử đặc biệt như Trương Vĩnh Ký, thì nên làm một hồ sơ về Trương Vĩnh Ký.”
Như thế, nếu chỉ là “Hồ sơ Trương Vĩnh Ký” thì sao? Giáo sư Chu Hảo cho biết:
“Đúng, có lẽ cái tựa sách ấy đã làm cho một số người kiên trì bài bác đến mức thóa mạ Trương Vĩnh ký phật ý và phản ứng mạnh mẽ. Phản ứng ấy khi được công bố công khai rộng rãi cũng mang lại it nhiều bổ ích cho nền học thuật nước nhà.”
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã thì nhận định rằng “nếu nói về nỗi oan, thì có thể dưới một góc độ về chính trị, thì cho ông Trương Vĩnh Ký là người thân Pháp hay gì đó thì không đúng vì một người học thuật như ông thì ở bất cứ ở đâu và thời gian nào họ cũng thể hiện tính cách và công trình của họ có giá trị muôn đời.
Một công trình hơn 50 năm
Ngay từ bài mở đầu của cuốn sách, Giáo sư Phan Huy Lê đã gọi đây là “một công trình như một hồ sơ Trương Vĩnh Ký mang tên "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ.”
“Tôi coi đây là một công trình tổng hợp có giá trị về Trương Vĩnh Ký, cung cấp một hệ thống tư liệu khá đầy đủ và khách quan với nhiều góc nhìn khác nhau, cho tất cả các nhà khoa học trên mọi lĩnh vực muốn nghiên cứu sâu về nhà bác học Trương Vĩnh Ký.”
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, người đã nhận được thư mời đến buổi ra mắt sách (nhưng đã không xảy ra) dùng hai từ “đặc biệt” để nói về Trương Vĩnh Ký, một người ông rất kính trọng.
“Theo tôi, một nhân vật như Trương Vĩnh Ký là một nhân vật rất đặc biệt, mà tôi vẫn cho là tiêu biểu cho thân phận của người Việt Nam. Ông sống ở thời kỳ Pháp thuộc, nơi đó lại là Nam kỳ, thuộc Pháp. Mà khi mình sống thời kỳ Pháp thuộc, mình sống như thế nào trong giới học thuật đó, mà để mãi với thời gian thì đó là một vấn đề rất quan trọng. Ông Trương Vĩnh Ký đã làm được điều đó. Những công trình nghiên cứu và con người, nhân cách của ông là muôn đời.”
Để gọi là một công trình như cách nói của Giáo sư Phan Huy Lê và Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu, học giả Nguyễn Đình Đầu đã bỏ ra hơn 50 năm để sưu tầm những tài liệu có giá trị thực tiễn, bắt đầu từ năm 1960, khi ông là hội viên hội nghiên cứu Đông Dương.
Petrus Ký cũng trải qua nhiều sóng gió của khen – chê, tôn vinh – phê phán, nhưng cuối cùng xu thế khách quan, trung thực vẫn chi phối.“Lúc đầu tôi chỉ chú ý đến tờ báo Gia Định báo thời Trương Vĩnh Ký làm chủ bút. Tôi đọc những bài Trương Vĩnh Ký viết về chương trình học của trường Thông Ngôn. Tôi thấy rất đặc biệt vì trường Thông Ngôn vừa dạy cho người Pháp vừa dạy cho người Việt (bằng chữ Hán). Sau đó tôi tình cờ thấy trong thư viện có 1 hồ sơ để ở chỗ khá đặc biệt, của Đại tá Hải quân Pháp coi cái đạo quân chiếm đóng Sài Gòn 1960. Trong hồ sơ đó, tôi thấy có hai cái thư của vị đại tá gửi cho thống đốc nói về Trương Vĩnh Ký. Ông thống đốc muốn kiếm 1 người thông ngôn, nói rõ người đó là Petrus Ký.”
- Giáo sư Phan Huy Lê
Từ đó, ông đã tìm những sách mà Trương Vĩnh Ký viết về Gia Định ngày xưa, về Nam Bộ hoặc những bài mà Trương Vĩnh Ký sưu tầm lại về Gia Định cổ, Gia Định thất thủ, Gia Định mới, lịch sử Nam Bộ, địa lý Nam Bộ bằng tiếng Pháp…và xem như đây là “một khám giá mới về sự hợp tác của Trương Vĩnh Ký với Pháp, sự nghiệp văn hoá của ông dựa trên tinh thần dân tộc chứ không phải theo thực dân.”
“Đến 1991, tôi có dịp đi Pháp tôi nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký, những tài liệu mà ở Pháp có mà nơi khác không có.”
Tại đây ông cho biết đã tìm được những tài liệu về thân thế của Trương Vĩnh Ký và cả những thơ văn của Trương Vĩnh Ký viết bằng tay nói về tình hình Sài Gòn những năm 1860. Ông cất công tìm gặp cả người thầy của Trương Vĩnh Ký từ năm 1849, 1850 là ông Cố Long, vừa là một linh mục, vừa là nhà bác học.
Từ chối lịch sử
Nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo khi còn tại thế từng thốt lên rằng “Cho đến bây giờ chưa ai vượt được Trương Vĩnh Ký về pháp ngữ tiếng Việt viết bằng tiếng Pháp.”
Theo học giả Nguyễn Đình Đầu, các tài liệu của Trương Vĩnh Ký bằng tiếng Việt hoặc tiếng Pháp đều căn cứ trên di sản văn hoá chính thức của Việt Nam.
“Trương Vĩnh Ký luôn chủ trương người Việt phải dùng chữ Việt. Người Việt Nam phải dùng tiếng Việt để nói tiếng Việt; và muốn được sâu sát nữa về phương diện triết học, sử học và di sản văn hoá dân tộc thì phải biết chữ Hán nữa.”
“Tuy hợp tác với Pháp nhưng vẫn là giữ tinh thần quốc gia, tức tinh thần yêu nước, lúc đó là trung thân với ái quốc. Vì thấm nhuần tinh thần Thiên chúa giáo và tây phương nên thấm nhuần tinh thần dân chủ, nhưng vẫn giữ được các cốt cách của Việt Nam.”
Những phẩm chất, tinh thần văn hóa dân tộc của Trương Vĩnh Ký được học giả Nguyễn Đình Đầu và sự cộng tác của nhiều dịch giả khác đặt trọn trong Công trình “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ”, như lời giới thiệu của giáo sư Phan Huy Lê:
Theo tôi, một nhân vật như Trương Vĩnh Ký là một nhân vật rất đặc biệt, mà tôi vẫn cho là tiêu biểu cho thân phận của người Việt Nam.“Trong lịch sử Việt Nam, việc bình luận, đánh giá không ít nhân vật lịch sử thường bị chi phối bởi bối cảnh lịch sử như vậy. Nhưng xu hướng chung vẫn là sự thắng thế của kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc, khách quan và thái độ công minh trước lịch sử. Petrus Ký cũng trải qua nhiều sóng gió của khen – chê, tôn vinh – phê phán, nhưng cuối cùng xu thế khách quan, trung thực vẫn chi phối.”
- Tiến sĩ Nguyễn Nhã
Thế nhưng, xu thế khách quan, trung thực về một nhân vật của lịch sử đã không được phép giới thiệu đến hậu thế, như luật sư Lê Luân đã viết trên trang nhà của mình:
“Nhưng nhân vật ấy cho đến lúc này, khi vừa mới có cơ hội được trở lại với lịch sử thì cũng ngay lập tức đã bị ngăn trở lại một cách dứt khoát và quyết liệt đến ngỡ ngàng trước những sự phẫn nộ của nhiều người dân mà đã biết sự thật về Ông.”
Có một ngôi trường từng được mang tên Petrus Ký.
Nhưng sau 1975 bị đổi tên. Cũng sau năm đó, bức tượng của ông được dựng gần Bưu điện Sài Gòn từ năm 1927 bị bứng đi mất.
Nghĩ về Học Giả Trương Vĩnh Ký
Tượng Petrus Ký
Trường Petrus Ky, GS. Nguyễn Thanh Liêmhttp://namkyluctinh.org/ntliem/ntliem-truongpetrusky.htm
GS. Nguyễn Thanh Liêm & Trường Petrus Ky, VHLA:http://tranquanghai.multiply.com/reviews/item/258
Học giả Petrus Ký, VHLA,
http://tranquanghai.info/p1242-viet-hai-%3Ahoc-gia-truong-vinh-ky.html
http://tranquanghai.info/p1242-viet-hai-%3Ahoc-gia-truong-vinh-ky.html
Petrus Ký, nhà báo Việt Nam tiên phong, VHLA:http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=279&ia=2555
Nghĩ về Học Giả Trương Vĩnh Ký
Trong bài viết của tác giả Huỳnh Ái Tông tham khảo từ "Các Nhà Văn Quốc Ngữ Tiền Phong ", cùng với bài viết "Tầm vóc quốc tế của Pétrus Ký" của tác giả Mai Bá Triều về nhà báo tiên phong của Việt Nam, một học giả uyên thâm về ngôn ngữ học và một nhà văn hóa có những nổ lực đóng góp tích cực cho quê hương Việt Nam, bài viết này xin đi qua những nét giá trị và trân quí về hình ảnh của Petrus Trương Vĩnh Ký.
Việt Hải Los Angeles
Theo Huỳnh Ái Tông cho biết về nguồn gốc và cuộc đời của học giả Petrus Ký như sau:
“Tên thật của ông, là Trương Chánh Ký sau đổi thành Trương Vĩnh Ký, tên thánh là Jean Paptiste, tên chữ là Pétrus, tự Sĩ Tải. Vì vậy người ta thường viết tên ông là Pétrus Jean Paptiste Trương Vĩnh Ký, sanh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại làng Vĩnh Thành (tục danh Cái Mơn), tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long, sau nầy thuộc tỉnh Bến Tre.
Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và Nguyễn Thị Châu, năm 1842, được 5 tuổi, ông học chữ hán với ông giáo Học. Năm 1847, cha ông qua đời trong khi trấn nhậm ở một vùng gần Nam Vang (Phnom Penh), có lẽ sau đó, mẹ ông giao ông cho giáo sĩ Tám, với sự dìu dắt của vị giáo sĩ nầy, ông học chữ Quốc ngữ, sau đó giáo sĩ Tám mất, có nhà truyền giáo người Pháp tên Việt là linh mục Long, đem về nhà dòng chánh ở Cái Nhum (Bến Tre) cho học chữ La tinh. “
Đó là về gia cảnh, còn về đường hoạt dộng ngoài xã hội, ông có những thành công về văn học, nhưng con đường phù du chính trị lại nhiều trắc trở theo tác giả Huỳnh Ái Tông. Trong sự thân tình với quan Toàn quyền Paul Bert khi nhờ ông giúp cho việc liên lạc với triều đình Huế, sau sung Cơ Mật Viện và làm Giám quan, cố vấn cho vua Đồng Khánh. Ngày 11-11-1887 khi Paul Bert mất, ông từ bỏ sân khấu chánh trị mà cả phía Pháp cũng như quan lại Nam triều đầy đố kỵ, vì kẻ không tin cẩn, người lại ghen ghét ông. Ở giai đoạn cuối đời, ông dành nhiều thời giờ cho sáng tác và vui thú văn chương.
"Dưới triều vua Minh Mạng, năm 1835 hạ Chiếu cấm đạo, nên năm 1848, Linh mục Long đưa Trương Vĩnh Ký qua học tại Trung Học Pinhalu ở Campuchea, đây là trường đạo dành để dạy học trò người Việt, Miên, Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Hoa , nhờ ở chung với học sinh các nước Đông Nam Á mà ông học nói và viết thông thạo các ngôn ngữ kể trên. Năm 1851, Trương Vĩnh Ký theo Linh mục Long qua họctại Tổng Chủng Viện Viễn Đông Quốc Ngoại Truyền Giáo ở Poulo-Pénang (Hạ Châu). Trong 6 năm theo học ở Pénang, ông đã học về văn chương, khoa học, triết lý qua chữ La tinh, và ở tại đây, công có dịp học thêm các ngôn ngữ Pháp, Anh, Hy Lạp, Ấn Độ và Nhật.
Năm 1858, được tin mẹ mất, ông rời Poulo-Pénang trở về Cái Mơn, năm nầy ông được 21 tuổi. Hai năm sau, qua sự giới thiệu của Linh mục Lefèvre, Trương Vĩnh Ký ra làm thông ngôn cho Đại úy Jauréguiberry. Năm 1861, ông lập gia đình với bà Vương Thị Thọ rồi lập gia cư ở Chợ Quán (nay ở ngay tại góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng, quận 5 Sàigòn). Năm 1862, ông bị chuyển ra làm việc ở Huế.
Năm 1863, Trương Vĩnh Ký được Pháp phái theo sứ bộ Nam triều do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, phái bộ sang triều kiến Pháp hoàng Napoléon III. Nhờ sứ trình nầy, ông có dịp viếng các nước Anh, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ai Cập, Ý, La Mã. Tại La Mã, ông được Giáo hoàng Pio IX tiếp kiến, còn trong lúc ở Paris, ông kết thân với các nhà thông thái, danh vọng nước Pháp như Paul Bert, Duruy, Littré ... Ông được cử vào Hội viên của hội chuyên khảo về Nhân loại, và hội chuyên học tiếng Đông phương.
Từ năm 1886-1888, Trương Vĩnh Ký được bổ nhậm chức Giám đốc và dạy ngôn ngữ Đông Phương ở Trường Thông Ngôn ( Collège des Interprètes).
Ngày 16-9-1869, ông được Thống soái Nam Kỳ Ohier bổ nhiệm Chánh Tổng Tài tờ Gia Định Báo. Ông đã điều hành tờ báo nầy cho đến năm 1872, Năm nầy ông được thăng Tri Huyện và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Sư Phạm (Ecole Normal). Năm 1874, ông là giáo sư dạy chữ Quốc ngữ và chữ hán ở Trường Hậu Bổ (Collège des Stagiaires).
Từ 1866-1886, khoảng thời gian 20 năm nầy, ông chuyên về vấn đề văn hóa và giáo dục. Nhưng năm 1886, người bạn cũ của ông là Paul Bert sang làm Thống Đốc Nam Kỳ, vì tình bạn ông đã bước sang sân khấu chánh trị, một bước phù du mà cuối cùng cuộc đời ông nghèo nàn, danh vọng một thời đã mai một! "
Trong bài viết của tác giả Cao Tự Thanh bàn về văn nghiệp của Trương Vĩnh Ký
trong quá trình tái cấu trúc xã hội ở Việt Nam hậu bán thế kỷ 19, tác giả viết:
"Nhìn chung, có thể chia các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký thành bốn mảng: Sưu tầm – chuyển ngữ (phiên dịch các tác phẩm chữ Hán, phiên âm các tác phẩm chữ Nôm, văn bản hóa các tác phẩm truyền miệng trong dân gian...), Sáng tác (du ký, thơ...), Khảo cứu (về tiếng Việt và một số ngôn ngữ nước ngoài, lịch sử, địa lý, phong tục...), Từ điển, trong đó hai mảng đầu được nhiều người biết tới nhất. Quả thật những đóng góp học thuật và xã hội chủ yếu của ông là nằm trong hai mảng này, mặc dù trên phương diện khảo cứu ông cũng có một số đóng góp đáng chú ý, chẳng hạn quan điểm của ông về tiếng Việt đã được những nhà ngữ học như Cao Xuân Hạo đánh giá cao. Có thể nói hai mảng tác phẩm này của Trương Vĩnh Ký là chứng nhân tại bước ngoặt lớn cuối thế kỷ XIX của văn hóa sử Việt Nam, bước ngoặt mà ảnh hưởng lâu bền đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên Trương Vĩnh Ký không có học vấn sâu rộng về các lãnh vực khoa học kỹ thuật và tự nhiên, nên hoạt động của ông chủ yếu chỉ giới hạn trong các lãnh vực khoa học xã hội và nhân văn vốn có những mối quan hệ trực tiếp với tư tưởng và chính trị. Hoạt động học thuật và xã hội của ông do đó cũng chịu tác động nhiều hơn của bối cảnh lịch sử đương thời ở Nam Kỳ thuộc địa, khi sự có mặt của người Pháp đã hủy diệt xã hội phong kiến đồng thời tạo ra những tiền đề cho sự hình thành một xã hội khác ở Việt Nam."
Kiến thức uyên bác, năng khiếu thiên bẩm đã tạo cho Petrus Ký là một hình ảnh nổi bật trong văn học sử Việt Nam. Sự nghiệp văn học của ông hình thành trong bối cảnh chuyển đổi từ nền nho học sang tân học với chữ Quốc ngữ theo hệ thống mẫu tự La tinh. Và ông đã thật sự đóng góp nhiều áng văn tiền phong cho sự phát triển chữ Quốc ngữ của chúng ta dùng ngày hôm nay:
"Có thể chia văn nghiệp của Trương Vĩnh Ký làm hai thời kỳ trước 1879 và từ 1879 trở đi. Các tác phẩm được nhiều người biết tới nhất trong thời kỳ đầu có Chuyện đời xưa (sưu tầm, 1866), Abrége de gramaire annamite (biên soạn, 1867), Cours pratique de langue annamite (biên soạn, 1868), Mẹo luật dạy học tiếng Pha Lang Sa (biên soạn, 1869), Poème Kim Vân Kiều (phiên âm, 1875), Petite cours de Géographie de la Basse Cochinchine (biên soạn, 1876), Đại Nam quốc sử ký diễn ca (phiên âm, 1875), Alphabet quốc ngữ (biên soạn, 1876) và nổi bật là hai tác phẩm gắn liền với nhiều tai tiếng của ông tức Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi (du ký, 1876) và Cours d’histoire annamite (à l’usage des écoles de la Basse – Cochinchine) (biên soạn, 1875 – 1877), trong thời kỳ sau thì gồm nhiều tác phẩm như Chuyện khôi hài (sưu tầm, 1882), Kiếp phong trần (sáng tác, 1882), Trương Lưu hầu phú, Cổ Gia Định phong cảnh vịnh, Gia Định thất thủ vịnh, Kim Gia Định phong cảnh vịnh (phiên âm, 1882), Bất cượng chớ cượng làm chi (sáng tác, 1882), Phép lịch sự An Nam (biên soạn, 1883), Tam tự kinh quốc ngữ diễn ca, Sơ học vấn tân quốc ngữ diễn ca (dịch Hán Việt, 1884), Ước lược truyện tích nước An Nam (biên soạn, 1887), Lục Vân Tiên truyện (phiên âm, 1889), Đại học, Trung dung, Minh tâm bửu giám (dịch Hán Việt, 1889) và nổi bật là tờ Miscélannées, tờ báo tư nhân đầu tiên ở Việt Nam (1888 – 1889).... So sánh về ngôn ngữ thì có thể thấy trong thời kỳ đầu ông viết tiếng Pháp nhiều hơn đồng thời phiên âm, phiên dịch tài liệu Hán Nôm ít hơn trong thời kỳ sau, điều này cũng phản ảnh những thay đổi trong sinh hoạt văn hóa đương thời trên địa bàn Lục tỉnh."
Tương tự như hình ảnh thi hào Rabindranath Tagore của Ấn Độ xuất dương ra xứ ngoài để lại những ấn tượng văn minh, những nỗi cảm thông sâu xa về văn hóa, Petrus Ký đã tạo hình ảnh cho người nước ngoài hiểu và cảm thông với văn hóa Việt Nam. Theo tác giả Mai Bá Triều đề cập về những tác phẩm Việt Nam đầu tiên trên diễn đàn khoa học quốc tế:
"Trong chuyến tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam bộ (từ 14-7-1863 đến 18-3-1864) với vai trò thông dịch viên, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã viết tác phẩm đầu tay Khái quát về vương quốc Khơme hay Campuchia (Notice sur le Royaume de Khmer ou de Kambodje) đăng trên nội san của Hội Địa lý (Bulletin de la Société de Géographie) xuất bản năm 1863 ở Paris. Đây được xem là bài viết đầu tiên của một người Việt Nam đăng trên một diễn đàn khoa học quốc tế, cũng là tác phẩm mở đầu cho sự trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và thế giới."
Đối với Pétrus Ký, đây cũng là bước khởi đầu sự nghiệp văn hóa ngoài phạm vi xứ sở của mình. Ban biên tập nội san đã đánh giá: “Tác phẩm này của Pétrus Trương Vĩnh Ký, một thông dịch viên cho phái bộ An Nam, sang thăm nước Pháp tháng 10, 11-1863. Tuy còn trẻ (26 tuổi) nhưng kiến thức rất sâu rộng, lại biết nhiều thứ tiếng Tây Âu và phần lớn các ngôn ngữ chính của Á Đông. Tác phẩm này cho thấy ông là người thông thạo tiếng Pháp y như tiếng mẹ đẻ của mình”. Gần bảy trang viết của Pétrus Trương Vĩnh Ký là những lời giới thiệu đầu tiên về vương quốc Khơme hay Campuchia, những phác họa đời sống, phong tục tập quán của xứ này; điều quan trọng là ông đã thông báo cho thế giới sự hiện diện của di chỉ Angkor và các di chỉ khác, nhờ vậy các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm đến nền văn minh Đông Dương. Để nắm vững xứ Campuchia như vậy, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã có ba năm lưu trú tại chủng viện Pinhalu ở Campuchia với nhà truyền giáo Bouilleveaux (thường được gọi với tên Việt là cố Long), người được coi là đã phát hiện di tích Angkor."
Trở lại lịch sử của phương Đông vẫn có những tinh thần sáng suốt từ Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bổn đến Rabindranath Tagore của Ấn Độ cổ xúy theo đà văn minh tiến hóa của thế giới, những ý thức về thời cuộc, những thay đổi hiện đại cần thiết từ bên ngoài biên cương xứ sở còn lạc hậu, đi một ngày đàng học một sàn khôn, Việt Nam có Nguyễn Trường Tộ, có Petrus Trương Vĩnh Ký, những ý thức canh tân Việt Nam. Áp dụng cái khôn của phương Tây không có nghĩa là trao tâm thức cho ngoại nhân. Những đố kỵ hẹp hòi khi quân Cộng Sản tiến chiếm miền Nam Việt Nam, lên án khắt khe Petrus Ký và cho hạ bệ bức tượng của ông. Huỳnh Ái Tông cho nhận xét tiếp về Petrus Ký:
“Cộng tác với Pháp, nhưng chắc chắn Trương Vĩnh Ký không thích con đường chính trị, ông lại thiết tha với nền văn học chữ quốc ngữ, ông có chủ đích quay về sự nghiệp văn chương của mình, khi Paul bert mất, ông không ngần ngại từ bỏ sân khấu chánh trị, trở lại nghề dạy học, viết sách dạy các thứ tiếng Đông phương, về phương diện nầy, ông là nhà ngôn ngữ học quảng bác, vì ông có thể nói và viết 15 ngôn ngữ Tây phương và 11 ngôn ngữ Đông phương.
Viết sách dạy người Pháp học tiếng Việt và ngược lại, dịch bộ Tứ Thư (Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử), cũng như một số sách chữ Hán ra chữ quốc ngữ, cốt để phổ biến ngôn ngữ và tư tưởng Đông phương, chính ở phương diện nầy chúng ta thấy ông là nhà văn hóa, ở sân khấu chánh trị ông mong tạo sự thông cảm giữa người Việt và người Pháp, giữa những xung đột lớn lao về chánh trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước. Tuy theo đạo Thiên chúa nhưng phải nhận ông vẫn giữ được phong hóa Đông phương, thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh trong những tác phẩm của ông. "
Tác giả Mai Bá Triều bên Bỉ cho thấy hình ảnh của Petrus Ký mang nét văn minh phương Tây khi xuất ngọai. Ông hòa đồng trong tập thể của các nhà khoa học thế giới:
"Năm 1873 ông Léon de Rosny, nhà Đông phương và ngôn ngữ học nổi tiếng người Pháp (tác giả bài viết Khái quát ngôn ngữ An Nam năm 1855), đã tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về Đông phương học (Congrès International des Orientalistes) với đại diện từ 33 quốc gia tham dự.
Pétrus Trương Vĩnh Ký không những đại diện xứ An Nam mà còn là thành viên ban tổ chức hội nghị, hiển nhiên ông trở thành một trong những người tiên phong về ngành Đông phương học trên thế giới. Ông hiện diện trong “sân chơi lớn” này, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa cùng những nhà khoa học tầm cỡ như Henry Schliemann, người đã tìm ra thành Troy và kho tàng thành Mycènes; Andrew Dickson White, đồng sáng lập và viện trưởng đầu tiên của Đại học Cornell (Mỹ, 1868) cùng hàng trăm học giả nổi tiếng khác trên thế giới. Trong số 33 đại biểu dự hội nghị, trừ trưởng đoàn Nhật Bản chỉ có Pétrus Ký là người châu Á (đại diện của các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan tại hội nghị lại là người châu Âu). Sau đó, nhân triển lãm quốc tế 1889 (Expo 1889) tại Paris, Hội Dân tộc học Paris đã tổ chức hội nghị quốc tế về dân tộc học (Congrès International des Sciences Ethnographiques) và đại diện cho xứ An Nam vẫn là Pétrus Trương Vĩnh Ký.
Hai tư liệu vừa được sưu tầm này cho thấy các hoạt động trên diễn đàn văn hóa quốc tế của Pétrus Ký, và chắc hẳn sẽ còn nhiều điều về nhà bác học này chưa được khám phá hết. Có thể chúng ta sẽ còn thấy tên ông trong biên bản của những hội nghị khoa học tương tự. Tuy nhiên chúng ta đều biết ông đã có mặt trong Từ điển bách khoa Larousse với cương vị là một nhà bác học về ngôn ngữ.”
Sau những tranh chấp Pháp Việt, nhất là thời kỳ hậu Paul Bert, khiến cho Pertrus Ký gặp nhiều khó khăn trong cuộc đời chính trị xã hội của ông hơn.
“Từ chuyến sang Pháp tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản cho đến các hội nghị khoa học quốc tế mà ông tham dự, Pétrus Ký đã đặt mối quan hệ, trao đổi thư từ thường xuyên với các học giả trên thế giới, những người có ý tưởng nhân đạo cao đẹp, với mong muốn sau này họ có thể giúp đỡ người Việt trên nhiều lĩnh vực: khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội... Trong số đó có ông Paul Bert, người mà Pétrus Ký đã có được mối quan hệ có lẽ là thân thiện nhất. Ông Paul Bert là bác sĩ, giáo sư Đại học khoa học ở Bordeaux và Paris, thành viên Hàn lâm viện Pháp, bộ trưởng Bộ Giáo dục và nghị sĩ Quốc hội Pháp. Giữa hai ông đã có hơn 20 năm liên hệ với nhau qua thư tín, hướng tới mục tiêu cải tổ VN để tiếp cận được với các nước văn minh trên thế giới, theo phương châm “hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau” thay vì chính sách “đồng hóa” (assimilation) của thực dân Pháp. Sau này, khi được bổ nhiệm làm toàn quyền Đông Dương, chỉ trong vài tháng đầu tiên ở cương vị mới ông Paul Bert đã cho thành lập một Hàn lâm viện Bắc kỳ (Académie Tonkinoise) để duy trì và phục hưng nền văn hóa truyền thống VN. Cùng sang VN với ông Paul Bert còn có các cộng sự thân tín của ông như J.Chailley; G.Dumoutier (nhà VN học đã kêu gọi sự hợp tác của các nhà Nho học để cùng bảo tồn bản sắc dân tộc qua việc phục hồi chữ Hán - Nôm).
Vào ngày 9-11-1886, trong khi đang làm việc với vua Đồng Khánh tại Huế, ông Paul Bert đột ngột từ trần. Sự kiện này đã gây nên một tổn thất lớn lao nhất cho cuộc đời và sự nghiệp của Pétrus Trương Vĩnh Ký, vì sau đó các cộng sự thân tín của ông Paul Bert đều bị thất sủng bởi những kẻ kế nhiệm ông, vốn luôn muốn duy trì chính sách đồng hóa của thực dân Pháp. Bản thân Pétrus Trương Vĩnh Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập.”
Giở lại trang lịch sử cũ cho ta thấy rằng Petrus Trương Vĩnh Ký là một nhà ngữ học xuất chúng, một học giả yêu nước, và là một nhà văn hóa anh minh, những đóng góp về văn hóa của ông để lại cho hậu thế rất quí báu. Ông đã thành công về văn hóa, nhưng thất bại về đường chính trị, khi mà triều đình Việt Nam trong buổi giao thời vẫn có những vị quan không có tầm nhìn sâu xa và chiến lược như của xứ Phù Tang trong triều đại của Minh Trị Thiên Hoàng, để ngày hôm nay Nhật Bổn đã nhảy vọt bỏ xa Việt Nam.
Petrus Trương Vĩnh Ký là hình ảnh đẹp đẽ, danh dự Petrus Trương Vĩnh Ký cần được phục hồi và Petrus Trương Vĩnh Ký cần được tri ân xứng đáng, và rằng không mặc cảm.
Việt Hải Los Angeles
Petrus Ký: Một thời khó quên
Nguyễn Quí Định (LPK 1950-55)
Tôi sinh ra ở cái xứ Đông Dương thời Indochine francaise,vì vậy nên cha mẹ đi làm đâu mình theo đó.Ông già làm cho Chemin de fer xứ Chùa Tháp ,tôi theo học Ecole primaire de Backtouck,học chữ Pháp đã rồi thêm vài giờ chữ Miên trong tuần..Học chữ Samaki xi bồ hóc sóc xà bai, tâu na bòn ơi……giống như nhai và nuốt những con sâu róm vậy ! Mệt ..Về nhà thì học Võ cá bự lại rẻ(Vocabulaire) , quít sơ măng đờ bông sên…hay là tụng mắt nhấm mắt mở... Ma soeur(chị tôi) ,long(dài), mou(mềm)...Buồn cho cái thời thuộc địa...Colonial. ..Formidable. ..Cotab.. Lucky...Đã vậy Nha Học Chánh Đông Pháp còn tọng thêm Tam Thiên Tự : …thiên trời ,địa đất, cử cất tồn còn , tử con , tôn cháu , lục sáu , tam ba , gia nhà , quốc nước , tiền trước , hậu sau , ngưu trâu , mã ngựa, cự cựa, nha răng…etc…etc…Đêm đêm ngủ thớt chợlớn, đi đội trái cây về chợ nhỏ cho mẹ bán,rồi mới được đi học.
Mất cha còn chú,sảy mẹ ấp vú dì..Lại theo chú về học Ecole primaire de ChauDoc tiếp tục sự nghiệp vừa chơi vừa học.Cũng may hấp thụ thêm được tình nghĩa Quốc Văn Giáo-Khoa thư,nên cũng biết thờ cúng tổ tiên ông bà chút chút ,nghe lời dạy bề trên,nhường nhịn kẻ dưới…nhớ ơn thầy dạy,vui vẻ với bạn bè,bồi đấp luân lý giáo khoa ,vun bón tình người xung quanh ta . Đọc quyển Chuyện Đời Xưa của Petrus Ký với những hào quang…Đạo tâm nhơn,Hiếu tâm nhơn,Hảo tâm nhơn,Thiện tâm nhơn,…thì hoàng thiên bất phụ Xem lại sử sách không ngờ thân sinh của Học-giả Petrus Ký là Lảnh Binh Trương Chánh Thi cũng sang đóng ở Nam-Vang và mất năm 1847.Petrus Ký theo học trường Pinhalu (Cao Miên) là 1 trường Trung-Học Pháp ở Đông Nam Á ,với nhiều sắc dân nên ngôn ngữ của Ngài khá rộng.
Bèo giạt huê trôi tôi theo sông nước ĐBSCL về Saigon đô hội trụ trì Ecole primaire de Cầu Kho,học thêm trường Lê Ba Cẳng (Lê Bá Cang),Tân Thanh của thầy Phan-Út Phan-Ngô.May quá chộp được cái bằng Tiểu học CEPSI .
Con người ta đều có số....thi Concours d’admission vào Lycee Petrus Ký được chấm đậu eleve boursier đàng hoàng.Giờ thì đường đường trở thành môn đệ chân truyền của Tổ-sư Petrus Trương Vĩnh Ký.Mới đút đầu vô cổng trường đã phải đi biểu tình chống bắt bớ của bót Catinat...với đàn anh Trần Văn Ơn.Cũng gậy gộc,trang bị đá gạch đương đầu với mã tà ,ma trắc,súng ống,dùi cui...ở đường Lagrandiere và Pellerin.Tôi còn nhớ vài câu thơ của tờ báo cho tin lúc bây giờ :
9 tháng giêng là ngày lịch sử
Số sinh viên nam nữ có trên ngàn
Đến trước Nha Học Chánh xếp hàng
Xin cho gặp mặt quan Giám Đốc
Có mươi trò còn đang đi học
Cớ chi ông bắt cóc cầm tù….??
Hồi kết cuộc là anh Trần Văn Ơn bị bắn chết,tôi chạy vuột được về nhà ở khu Nhà Thờ Huyện Sĩ.
Đám ma anh Ơn đầu Cholon đuôi Saigon.Tôi chưa thấy lần nào dân Việt ta đoàn kết như lúc nầỵ Xích lô xe kéo đều xung phong giúp đở,các chị bán hàng rong,bán bánh mì tặng không cho bà con ở Sân Vận Động trường Petrus Ký,nơi xuất phát đám ma anh Ơn.
Thê’ rồi thời … Xuân đi học coi người hớn hở
Gặp cậu Thu đi ở giữa đàng….
bắt đầu bằng 1ere Année D,tụi bạn gọi là 1 Dê…nằm ở dãy bên mặt bước vô trường,bên trái tượng đồng đen Ông Petrus-Ky ở giữa sân. Trong lớp D của tôi có thằng bạn cùng đinh quê ở Xứ Quảng...nhảy núp trong toa xe lửa trốn vô nam đi học.Cha nội trời thần đất lở nầy tên là Tú.
Hai đứa tụi tôi chuyên tri.....quần đen(hay trắng) áo bà ba trắng đi guốc vông,đội nón casque đi học cho nó giống các chàng sĩ tử trong Quốc Văn Giáo Khoa thư,trong khi đó các bạn khác sọt trắng,áo sơ-mi cụt tay,giày bata hay sandal.Chúng tôi thường kéo lê guốc...lốp cốp lảng cảng trên nền gạch bông của trường..lâu lâu một lần , bị thầy Surveillant General người Tây ốm hay mặt đồ trắng kêu lên sát xà phòng mẹt xà lù inh ỏị Vậy mà vui...Từ đó tôi có cái biệt danh trường tồn bất tử-Tú Định dính đeo như heo bú tới ngày hôm nay...măc . dù trên 7 bó rồi mà vẫn là Tú Định,không tăng không giảm..Tôi có thằng em 1 cha khác mẹ(!) tên là Tú Đại ở xứ Mùn-Che bên Đức có vẻ khấm khá hơn nhờ biết recycle , cậu ta là một nhè ven Xứ Quảng chính hiệu Con nai vàng.Còn một loạt bạn bè bị dính những nicknames kỳ quặc Tú Sơn (Tout Seul),Tú Rua (Toujours),Tú Địa (Tout Dire),etc... .
Mài mòn thủng đít không biết bao nhiêu bộ bà ba dính lem mầu mực tím...những ngòi bút lá tre đâm vào tay,phóng vào bàn học ,giấy chậm ,không biết bao lần...những ngòi viết rond để viết Ecriture...cũ ng được làm tên phóng vào những cây chuối sau hè.Những bài Con Bò Té Sông Lăn Xe (Composition francaise),hay Redaction vietnamienne được làm ngay tại lớp khá chỉnh có Nhập đề Thân Bài Kết luận cân xứng...Còn bài văn cuối đời của tôi giờ thì, hởi ôi !....Introduction. ..dài lê thê,lướt thướt ...Corps du devoir nhiều khi không rõ nét,đâm bang chẻ củi. Conclusion thì đến bất chợt....Ôi ! Đời C’est la vie,Tình C’est la mort.Tôi còn nhớ….ba.n HH giờ ở Cali ,chúng tôi lúc đó đều học Histoire du Vietnam ,Geographie bằng tiếng Pháp với Mme Dung. Cô kêu HH lên bản chỉ bản đồ thê’giới…Cô hỏi HH: trò chỉ coi TP Londres ở đâu… Cu HH loay quay chỉ lên củ khoai Na-Uy Thụy Điển…hoài ..cô giận hét lên: Lông ở dưới kìa,không thấy sao cứ chỉ ở trên hoài à. Alê phút la căn (-:) Cả lớp đều cười..Cô thì sau đó thấy bị hố…to…rồi (-Có những giờ Toán của Giáo sư Cang…vị giáo sư khá nghiêm nghị,hay hút pipe,tôi đã chụp lén hình thầy…,vẽ thêm râu hít-le làm roulement trong lớp đều khoái chí cười…Thầy cho điểm rất cao 20/20 cho những trò nào tô mầu đẹp lên những paraboles,hyperbole s….Một bửa nọ đang làm bài ,cả lớp đều im lặng,con ruồi bay qua cũng nghe…tôi nghịch ngợm lên giây thiều cái máy nhạc nhỏ ..đờn lên bản Nương Chiều của Phạm Duy để trong hộc bàn…Trời !…lúc nầy sao nó nghe lớn dữ vậy kìa ? Cả lớp xôn xao…Thầy Cang xuống xét hộc tủ của tôi…giận dử cho tôi 2 con 00 encadré,nghỉa là bị phạt đi quét lớp 2 cái chủ nhật liền(-:) Không oan ức tí nào cả ! Sau nầy đi sang Pháp,gặp thầy ...nhắc lại chuyện xưa tích cũ..thầy cười...giờ thầy đã ra người thiên-cổ...mong thầy hãy xá tội cho nhất quỹ nhì ma thứ ba học trò.
Trong thời kỳ 50-54,có phong trào làm báo lậu in bột để phổ biến tin tức nội bô….Nhóm LPK chúng tôi ra tờ Kiên-Chí được in ở Đồng Ông Cộ,trong đó có anh Nguyên lùn hiện ở Ốc-La-Ma-Ho,anh Trai ở Quận 12 ,anh Tú giờ ở xứ Úc thòi lòi ,miền tây gần Bẹt cà na....cùng thời với tờ Tin Văn của Vietnam Học Đường,Nắng Lên của Tân-Thanh….
Hết học Văn với các thầy Ưng-Thiều,Phan-Ngô…theo quyển Văn-học của Dương Quảng-Hàm.Rồi đến giai đoạn học 6eme Bleu Anh-văn-> Chin chít Nô Mao(Chin,Cheek, Nose,Mouth) ,the chair is under the table,Ken Du Đánh Đu (Can You Then Do)…lúc nầy ngồi ở lớp học enseignement secondaire…các em Gia-Long thường hay lượn qua lượn lại bằng Velosolex..bê n cửa sổ đường hàng dầu bên hông…những thoáng lo ra…và lo xa…đẹp đời..Còn nhiều chuyện phải kể nhưng thôi,để dành lại cho mai sau nhé !
Petrus Ký đã dạy chúng ta: người đời sanh ký tử quy,đường đi nước bước phải vắn vỏị Ai có phận nấy.Nhập thế cuộc bất khả vô danh vị Sự sống là tạm bợ , đỏ như hoa nở .Vạn sự đều chóng qua,tan đi như mây khói .Ta nên tùy sức tùy phận làm vai tuồng mình cho xong.
Học…học hoài học mãi…đến giờ nầy..đầu bạc răng long,đầu gối lỏng…vẫn còn học…học để làm Người,không thành Ngợm.!Học đến giờ nầy ,càng già nho càng thâm,hán càng rộng,Khổng Mạnh cương thường …number one…Có 1 điều ước ghi khắc cốt là mong sao có ngày nào đó chúng ta cùng quây quần vui-vẻ bên bức tượng đồng đen của sư-tổ Petrus Trương Vĩnh Ký của chúng ta,và cùng ôn lại những ngày xưa thân ái .
Bye Bye ...Au revoir.....
TRUONG CUA TOI = TRUONG CUA CAC BAN VA TRUONG CUA CHUNG TA .
THAN GUI CAC BAN DA TUNG HOC CHUNG VOI NHAU va cac Ban Tren lop hay duoi lop tuy cung truong nhung klhg biet nhau
cam on Ong ban Vo Phuong Cuong KQ da gui nnhung hinh anh nay de goi nho lai nhung ky niem '
Con thieu pho tuong Ong Petrus Ky , o cong di vao .
Dinh
Pétrus Trương Vĩnh Ký
Kể từ khi giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đến Việt Nam truyền đạo vào năm 1625, Đắc Lộ đã là người tiền phong trong việc quốc ngữ hoá tiếng việt từ gốc hán sang mẩu tự La mã mà tác phẩm nổi tiếng là cuốn tự điển Việt-Bồ-La (Việt-Bồ đào Nha-Latin) ra đời vào năm 1651.
Với hàng trăm tác phẩm, Pétrus Trương Vĩnh Ký là một trong những người đã đóng góp vào việc canh tân và hoàn thiện tiếng việt, một ngôi trường lớn ở Sài Gòn đã lấy tên ông đặt cho trường học nổi tiếng, nơi đã đào tạo những người con ưu tú của miền Nam VN trước 1975 - Ngôi trường đã bị đổi tên sau khi miền Nam được giải phóng - tuy nhiên tên tuổi của Pétrus Trương Vĩnh Ký vẫn còn ngự trị trong tiến trình xây dựng văn hoá và văn học Việt Nam, một vài người đã viết về Pétrus Ký:
Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không
đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn… Và nhờ ông, câu
văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của
ông chính là “cách nói tiếng An Nam ròng” và viết “trơn tuột như lời
nói”. Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với
văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch
lạc khúc chiết hơn.
-Thanh Lãng
Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy.
- Lê Thanh.
Trương Vĩnh Ký (6 tháng 12 năm 1837 - 1 tháng 9 năm 1898) khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tên thánh: Jean-Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký.
Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn và là nhà bác học Việt Nam, thông
thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse và là một
trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về
văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.
Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn
học Quốc ngữ và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt
Nam. Ông sáng lập, là tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên,
cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác. Vì thế có thể xác định
rằng Trương Vĩnh Ký là người tiên phong trong làng báo chí Việt Nam -
hay còn gọi là ông tổ của ngành báo chí việt, phương tiện truyền thông
đại chúng đầu tiên ở Việt Nam, trước khi có đài phát thanh và truyền
hình.
Petrus Trương Vĩnh Ký trong y phục triều nhà Nguyễn
Tiểu sử
Trương Vĩnh Ký, người tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - Kiến Hoà cũ). Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Năm ông 3 tuổi, thân phụ ông được triều đình cử đi sứ sang Cao Miên rồi mất ở bên ấy.
Tượng Petrus Ký ngày nay tại Cái Mơn
Đi học
Nhờ mẹ tần tảo, lên 5 tuổi Trương Vĩnh Ký được đi học chữ Hán, do thầy đồ dạy tại Cái Mơn. Đến năm lên 9 tuổi, ông được linh mục Tám đem về nuôi, vì nhớ ơn lúc nhà Nguyễn cấm đạo Công giáo gắt gao; ông Thi, tức cha của Pétrus Ký, đã hết lòng che giấu ông.
Ông Tám mất, có hai nhà truyền giáo
người Pháp, thường gọi là Cố Hòa, Cố Long, biết Pétrus Ký vừa có trí
thông minh vừa chăm học, nên đem về trường dòng ở Cái Nhum dạy chữ
Latin. Năm 1848, Cố Long đưa Pétrus Ký sang học tại Chủng viện Pinhalu ở
Phnom Penh, Cao Miên.
Nhà bia đá Petrus Ký ở Cái Mơn
Năm 1851, trường này chọn 3 học sinh xuất sắc, trong số đó có Pétrus Ký, để cấp học bổng đi du học tại Chủng viện Giáo Hoàng ở Pinang thuộc (Malaysia). Đây là một trường chuyên đào tạo các tu sĩ cho vùng Viễn Đông...
Mặt trước bia đá tại Cái Mơn
Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký đang học đến năm thứ 6, và chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp để chịu chức linh mục, thì vào lúc giữa năm, ông phải vội vàng về nước vì được tin người mẹ hiền qua đời.
Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn
giữa lúc Pháp đem quân vào chiếm Việt Nam, bắt đầu từ Đà Nẵng ngày 1
tháng 9 năm 1858, rồi Sài Gòn ngày 17 tháng 2 năm 1859, đến Gia Định,
tiếp theo là việc mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vì thế, việc cấm đạo
công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn. Lúc ấy, Pétrus Ký phân vân rồi quyết
định không trở lại chủng viện nữa.
Mặt sau bia đá tại Cái Mơn
Cộng tác với Pháp
Để tránh bị bắt bớ, Trương Vĩnh Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị giám mục người Pháp Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860.
Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà
Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang, Chợ
Quán) do linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai và dời về cư ngụ ở Chợ
Quán, Sài Gòn.
Nhà Petrus Ký cư ngụ ở Chợ Quán - 1889
Năm 1863, triều đình Huế cử một phái
đoàn do Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông,
Phan Thanh Giản xin Trương Vĩnh Ký đi theo làm thông ngôn.
Nhà Petrus Ký ngày nay ở Chợ Quán
Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại La Mã.
Về nước, năm 1865, Trương Vĩnh Ký viết cho tờ Gia Định báo (tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên) do ông Ernest Potteaux làm quản nhiệm.
Phía trong nhà Petrus Ky - Chợ Quán
Năm 1866, ông thay thế linh mục Croc làm hiệu trưởng Trường Thông ngôn. Ngày 15 tháng 9 năm 1869, ông được thủy sư đô đốc Pháp là Ohier bổ nhiệm làm chủ bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị và xã hội.
Ngày 1 tháng 1 năm 1871, Trường Sư phạm (École normale) được thành lập, Pétrus Ký được cử làm hiệu trưởng.
Ngày 1 tháng 4 năm 1871, Pétrus Ký được Pháp phong hạng nhất huyện (hàm), được cử làm thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn.
Năm 1873, Pétrus Ký được giao nhiệm vụ
điều hành trường Tham biện Hậu Bổ (Collège des administrateurs
stagiaires), dạy Việt và Hán văn và cũng bắt đầu viết sách.
Nhà mồ của Petrus Ký vào khoảng năm 1930
Năm 1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm ủy viên hội đồng cai trị Sài Gòn.
Năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong hàm Viện sĩ (Officier d'Académie).
Năm 1886, Paul Bert -
nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học - được cử sang Đông
Dương làm khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vốn là bạn từ trước, nên Paul
Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc.
Ngỏ vào nhà mồ Petrus Ký, đường Trần Hưng Đạo
Đến Huế, Pétrus Ký được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.
Ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất
ngờ bị bệnh chết, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân không cùng cánh bỏ
rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi
kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học
tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách...
Nhà mồ Petrus Ký hiện nay
Phiá trong nhà mồ Petrus Ký
Cuối đời
Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức, nhưng Trương Vĩnh Ký vẫn bị người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Rồi năm 1888, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp.
Và khi trước, lúc còn được ưu ái,
những sách của Trương Vĩnh Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in,
để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hất hủi, lui về ẩn dật ở Chợ
Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến
Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ.
Tượng Petrus Ký trên Đại Lộ Thống Nhất ở Sài Gòn trước 1975
Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu. Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888 - 1889).
Sống trong hoàn cảnh buồn bã, túng quẩn, bệnh hoạn luôn, Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898.
Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay
là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình
Trọng thuộc Quận 5, Sài Gòn.
Buổi khánh thành tượng Petrus Ký trên Boulevard Norodom
Chức vụ, huân huy chương
Không những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương:
- Nhận huy chương Dũng sĩ cứu thế của Tòa thánh La Mã ngày 1 tháng 10 năm 1863.
- Năm 1871, được cử làm hội viên Hội Nhân Văn và Khoa học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội nhân chủng học, Hội Giáo dục Á châu.
- Năm 1874, được phong giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Pétrus Ký đã thông hiểu 27 sinh ngữ trên thế giới.
- Trong cuộc bầu chọn “ Toàn Cầu Bác Học Danh Gia” vào năm 1874, Pétrus Ký đã được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 “Thế giới Thập Bát Văn Hào”.
- Nhận huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha ngày 27 tháng 6 năm 1886.
- Trở thành hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu ngày 15 tháng 2 năm 1876.
- Trở thành hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7 tháng 7 năm 1878.
- Nhận huy chương Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng của Pháp ngày 17 tháng 5 năm 1883.
- Nhận Tứ đẳng Long Tinh, Ngọc Khánh, Long Khánh của Nam triều ngày 17 tháng 5 năm 1886.
- Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886.
- Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887
- Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt.
- Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ.
- Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
- Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư.
Trước đây, ông được Bộ Giáo Dục Việt
Nam Cộng Hòa công nhận là một học giả, có công lao góp vào việc hoàn
thiện tiếng việt nên đặt lại tên cho một ngôi trường trung học lớn nhất
miền Nam (chuyển từ Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký sang Trường Trung Học
Pétrus Ký). Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường trung học Lê
Hồng Phong ở Sài Gòn.
Tượng Petrus Ký nhìn về hướng Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn trước 'Giải Phóng' 1975, nay đã bị phế bỏ.
Hiện nay tại Sài Gòn cũng có 1 trường mang tên Trương Vĩnh Ký là Trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký.
Một số tác phẩm
Ông có rất nhiều tác phẩm (118 tác phẩm hoặc 121 tác phẩm), lược kê một số như:
- Truyện đời xưa
- Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
- Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
- Petit cours de géographie de la Basse-Cochinchine
- Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
- Voyage au Tonkin en 1876 (Đông Kinh du ký)
- Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
- Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
- Lục súc tranh công
- Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng quan thoại hay chữ Trung Quốc)
- Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
- Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
- Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
- Cours de littérature annamite, 1891 (Bài giảng văn chương An nam)
- Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
- Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp) v.v...
Hiện còn nhiều trước tác của Trương Vĩnh Ký đã bị thất lạc, không còn đầy đủ hoặc nằm ở thư viện nước ngoài.
Nỗi lòng
Hay tin Pétrus Ký, một con người tài giỏi, sẽ ra làm việc với Pháp, một số quan lại nhà Nguyễn đâm ra nghi kỵ ông. Nhưng sau nhiều toan tính, ông nghĩ rằng phải làm việc để giúp đỡ đồng bào, nhất là lúc ấy, Pháp và Nam triều chưa hiểu nhau, chưa thành thật với nhau. Pétrus Ký đã mượn câu châm ngôn Latin Ở với họ mà không theo họ (Sic vos non vobis), để biện minh cho việc nhận lời làm thông ngôn cho Jauréguiberry.
Sau 1975, tượng Petrus Ký được dời về Bảo Tàng Nghệ Thuật "Hui Bon Hoa"
Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....
Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung :
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con mọt sách,
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,
Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài!
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Và câu ghi nơi nhà mồ bằng tiếng Latinh: Miseremini Mei Satem Vos Amici Mei (Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi).
Về hoa quả ở Cái Mơn
Ông còn được xem là có công trong ngành làm vuờn ở Cái Mơn. Các giống cây ăn trái như là sầu riêng,chôm chôm tróc, măng cụt tróc, bòn bon (Lansium domesticum)... đều do ông đem từ Pinang mỗi khi bãi trường về thăm nhà.
Trái bòn bon mà Pétrus Ký đem từ Pinang, Mã Lai về trồng ở Cái Mơn
Vài nét về Trường Trung Học Pétrus Trương Vĩnh Ký
Năm 1925 kiến trúc sư Hebrard de Villeneuf được chỉ định lập bản đồ thiết kế một ngôi trường mới tại Chợ Quán.
Ngày 28-11-1927 Toàn quyền Đông Dương G.Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này đặt dưới sự điều hành của Ban Giám Đốc trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.
Tượng đặt trong Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký
Năm 1928 khi các khu trường mới xây dựng xong,ngày 11-8-1928 Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều,thành lập tại Chợ Quán ,kể từ kỳ tựu trường 1928-1929,một trường Cao Đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này,và được mang tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký.
Cổng trường Petrus Ký trước 1975
Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký , thường gọi tắt là Lycée Petrus Ký khai giảng ngày đầu tiên là ngày 01-10-1928 . Hiệu trưởng đầu tiên là Ông Sainte Luce Banchelin, giám học là Ông Boulé, phát ngân viên là Ông Mahé. Chủ tịch hội đồng quản trị là Ông Gazano và các ủy viên người Việt Nam là Ông Nguyễn Thành Giung, tiến sĩ hóa học, giáo sư khế ước, Ông Hồ Bảo Toàn và Trần Lê Chất, quan chức, là hai phụ huynh học sinh, ủy viên người Pháp là hai Ông Sainte Luce Banchelin và Mahé.
Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký
Từ 1949 đến 1950 học sinh Petrus Ký tham gia các phong trào đấu tranh của học sinh Saigon như chống độc lập giả hiệu, tẩy chay cuộc viếng thăm hai trường Petrus Ký và Gia Long của Bảo Đại vào tháng 9-1949, đòi học tiếng Việt trong nhà trường. Ngày 23-11-1949 toàn trường bãi khóa đòi thả 5 học sinh của trường bị bắt. Ngày 24-11-1949 nhà cầm quyền lúc bấy giờ ra lệnh đóng cửa trường vô thời hạn. Đến tháng 12-1949 phụ huynh và học sinh đòi nhà cầm quyền mở cửa trường trở lại cho học sinh đi học. Nha học chánh Saigon bắt buộc học sinh muốn học lại phải làm cam kết. Cuộc đấu tranh dằng co đến ngày 9-01-1950 học sinh các trường đồng loạt hẹn nhau đi biểu tình yêu cầu Giám đốc Nha học chánh và Thủ hiến giải quyết. Chánh quyền không giải quyết được và lúc 12g30 theo lệnh của thực dân Pháp đưa lính đến giải tán và đàn áp cuộc biểu tình dẫn đến cái chết của Anh Trần Văn Ơn, học sinh lớp Seconde (lớp 10 bây giờ) của trường Petrus Ký.
Lối vào chính của trường Petrus Ký trước 1975
Cái chết anh Trần Văn Ơn dấy lên làn sóng căm phẩn cả nước. Ngày 12-01-1950 gần cả triệu người ở Saigon và nhiều tỉnh về dự đám tang anh Ơn, hầu như cả Thành phố Saigon ngưng hoạt động, ngưng họp chợ, các cửa hàng đóng cửa, công chức không đến Sở làm việc, học sinh, sinh viên trường công tư, công nhân, người buôn bán, xích lô... đến dự lễ truy điệu anh Ơn tại trường Petrus Ký. Sau đó trường mở cửa lại và nhà cầm quyền Pháp bãi bỏ chế độ nội trú của trường.
Dãy lớp học ở Petrus Ký khoảng cuối thập niên 50
Muốn vào học trường Petrus Ký học sinh ưu tú của Saigon và các tỉnh phía Nam phải qua kỳ thi tuyển rất gay go, từ khi mới thành lập cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thị Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký. Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký. Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật trong không khí trang trọng.
Lối vào chính ở trường ngày nay, bảng tên Petrus Trương Vĩnh Ký đã được che lại.
Học sinh Petrus Ký cũng chọc phá thầy cô, cũng đóng vai thứ ba học trò không khác gì những học trò các trường khác, nhưng chúng ta phải hãnh diện mà nói rằng cái phá hay cái đùa của học trò Petrus Ký có phần nào trí thức, ý nhị, và thông minh, chớ không quá quê mùa cục mịch, vô ý thức như một số học sinh các trường khác.
Phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sư
được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Các giáo
sư được bổ nhiệm về trường Petrus Ký và một số các trường lớn khác ở
Saigon thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách
tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đã dạy lâu năm ở
tỉnh. Quý thầy đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh,
và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường. Một số
giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo
dục sau khi dạy ở trường một thời gian.
Các lớp học ngày nay
Từ khi thành lập đến nay trường Trung
học Petrus Trương Vĩnh Ký luôn giữ vửng một truyền thống học giỏi và yêu
nước và đào tạo rất nhiều nhân tài cho đất nước. Sau ngày miền Nam giải
phóng 1975, trường không còn mang tên nhà học giả Petrus Trương Vĩnh Ký
mà được đặt tên Lê Hồng Phong, cũng như Sài Gòn đã mất tên kể từ đó.
=========================================
Hình ảnh bổ sung của vài người bạn bloggers Yahoo - 2009
Trường Petrus Ký đang xây dựng - 1925
Trường Petrus Ký - thập niên 60
Vài tài liệu mới về Petrus Key (Trương Vĩnh Ký) (1837-1898) - Kỳ 1
LTS: Petrus Key (sau này sửa thành Trương Vĩnh Ký) thường được ca ngợi là một học giả lớn miền Nam. Ông cũng có công quảng bá loại tiếng Việt mới, tức quốc ngữ hiện nay mà các giáo sĩ Portugal và Espania đã sáng chế vào thế kỷ XVII. Tuy nhiên, Petrus Key cũng đóng một vai trò đáng kể trong cuộc xâm lăng Việt Nam của Pháp. Ông là một trong những thông ngôn người Việt đầu tiên đã hợp tác với Pháp, bên cạnh những giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại đã tiềm phục trong vương quốc Ðại Nam từ nhiều thế kỷ).Cấp chỉ huy Pháp đầu tiên mà Petrus Key phục vụ là Hải quân Trung tá Jean Bernard Jauréguiberry, Chỉ huy trưởng Sài Gòn từ tháng 3/1859 tới tháng 4/1860, người sau này thăng tiến tới chức Bộ trưởng Hải quân & Thuộc địa. Sau đó, Petrus Key làm việc liên tục cho Soái phủ Sài Gòn và rồi chính phủ Bảo hộ Pháp tới trước ngày nhắm mắt.
Hầu hết tư liệu Pháp
đều công nhận Petrus Key là một "khai quốc công thần" của nền Bảo hộ
Pháp, không những tại Nam Kỳ, mà còn trong toàn cõi Ðông Dương. Năm
1876, chẳng hạn, Petrus Key làm một chuyến viễn du Bắc Kỳ, cung cấp tài
liệu tại chỗ cho Thống đốc Duperré mưu chiếm miền Bắc, nhưng kế hoạch
này không được Paris chấp thuận.
Năm 1886, "ẩn sĩ"
Petrus Key ra Huế, làm trong Cơ Mật Viện để huấn luyện vua Ðồng Khánh
(1885-1889) biết đồng hóa quyền lợi bản thân với quyền lợi Ðại Pháp–tức
tách biệt Bắc Kỳ ra khỏi ảnh hưởng Huế, đổi lại, được phần nào tự trị
trong các tỉnh còn lại của Trung Kỳ, từ Thanh-hóa vào Bình-thuận; và
chiêu mộ các lãnh tụ Cần vương về hàng dưới chiêu bài "an phủ." Nhờ vậy,
được Tổng Trú sứ Paul Bert ân thưởng Ðệ ngũ đẳng Bảo quốc Huân chương,
một loại huân chương cao quí mà bao công dân Pháp thèm muốn.
Năm 1888, Petrus Key
cũng được sử dụng vào kế hoạch điều đình với Xiêm La để sát nhập vương
quốc Lào vào lãnh thổ Liên bang Ðông Dương thuộc Pháp.
Dưới thời Pháp thuộc,
Petrus Key còn được coi như "nhà văn hóa lớn" của nền quốc ngữ mới qua
một số tác phẩm "đồ sộ" của ông. Thực ra, toàn bộ công trình văn hóa của
Petrus Key chẳng có gì khác hơn những bài giảng dạy tại trường Thông
ngôn Pháp ở Sài Gòn, kể cả vài cuốn tự điển loại bỏ túi và hai cuốn "cổ
tích" bằng Pháp ngữ mang tựa Cours d’ờhistoire annamite [Bài giảng sử
An Nam] dành cho các trường ở Nam Kỳ (1875-1877).
Ngoài ra, Petrus Key
còn có thời gian phụ trách tờ Gia Ðịnh Báo của Soái phủ Sài Gòn, và tự
chủ trương tờ Thống Loại Khóa Trình, một thứ học báo dùng làm sách giáo
khoa cho các học sinh tiểu học Nam kỳ.
Nhà bác học Petrus Key (Trương Vĩnh Ký). Ảnh TL.
Dưới thời Pháp thuộc,
tên Petrus [Trương Vĩnh] Ký được dùng đặt cho tên một trường Bảo hộ
Pháp lớn nhất miền Nam ngay tại Sài Gòn. Sau ngày Pháp tái chiếm miền
Nam, và cho tới năm 1975, trường Petrus Ký vẫn là một trường trung học
công lập danh tiếng miền Nam.
Ðể biện minh cho việc
lấy tên Petrus Ký đặt tên cho ngôi trường từng đào tạo hàng chục ngàn
nhân tài này, người ta vời vẽ ra hàng trăm giai thoại về sự tài giỏi,
thiên tài về ngôn ngữ, v.v... của Petrus Key, khiến khó biết chi tiết
nào thực, chi tiết nào giả.
Trong dịp nghiên cứu
tại Paris từ năm 1996 tới 2000, chúng tôi tìm được một số tư liệu có
thể giúp đóng góp về việc tìm hiểu và tái dựng lại cuộc đời và sự
nghiệp Trương Vĩnh Ký.
Người mà chúng ta biết
như Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký, Pétrus Trương Vĩnh Ký, hay Pierre
J.B. Trương Vĩnh Ký hiện nay thoạt tiên chỉ xuất hiện với cái tên ngắn
ngủi "Petrus Key," hoặc "chú Ký."
Có ba tài liệu giúp
khẳng định Petrus Key là Trương Vĩnh Ký sau này. Chúng tôi trích đăng
tài liệu thứ nhất là thư Petrus Key gửi cho Hải Quân Trung tá Jean
Bernard Jauréguiberry vào tháng 3/1859.
Ðây là lá thư ra mắt
của Petrus Key với Jauréguiberry và quan tướng Pháp, ca ngợi công ơn
binh đội Pháp như những thiên thần được Thượng đế gửi xuống cứu giúp
giáo dân Ki-tô Việt Nam. (Ðã công bố trên nguyệt san Quốc Dân năm 1996,
và bị trộm cắp trích đăng đó đây).
TÀI LIỆU I
Tháng 3/1859, Petrus Key
viết thư ra mắt Ðại Nguyên Soái (Grand Chef) Pháp, van nài hạm đội Pháp
hãy tấn công ngay các thành trì miền Nam để giải phóng giáo dân Ki-tô
và dân tộc Việt dưới ách cai trị chuyên chế, bạc đãi giáo dân của nhà
Nguyễn.
Vì lý do kỹ thuật, phóng ảnh của tài liệu lịch sử trên không được toàn vẹn (có một số từ rất khó đọc).
Luật sư Trần Thanh Hiệp tóm lược nội dung thư như sau:
Thư Petrus Key có thể chia làm 3 điểm:
1. Petrus
Key đã nhân danh một người che chở, bảo vệ cho tất cả Giáo dân Ki-tô
cầu cứu hạm đội Pháp như các tông đồ kêu cứu Chúa và Chúa đã gửi xuống
những Samson, Moise, Joseph để cứu khổ, cứu nạn. Petrus Key đã nói
những lời van nài (supplications) thật sự, của những nạn nhân bị đàn áp
một sống, mười chết. Ðể được ứng cứu, Petrus Key đã hết lời ca ngợi
hạm đội Pháp vượt qua bao khó khăn trên bước viễn chinh để đến Việt
Nam, và Petrus Key rất mong sự ra tay của binh lực Pháp.
2. Ðể giải
thích lời kêu gọi cấp cứu của mình, Petrus Key đã mô tả thảm cảnh cấm
đạo, giết đạo đang diễn ra, giáo dân "như đàn cừu non giữa đám sói tham
mồi," hàng ngày tính mạng bị đe dọa, bị đặt vào thế phải lựa chọn ở
khắp các ngả đường, giữa "bước qua thánh giá" hay bị chết chém. Ðó là
chưa kể việc còn nhiều đe dọa đối với an ninh bản thân, tính mạng của
giáo dân, bị theo dõi ngày cũng như đêm, tên tuổi bị niêm yết khắp nơi,
bị quan quân tróc nã, tra hỏi, xét xử, đánh đập, giam cầm. Trong vòng
vây nghiệt ngã ấy, Petrus Key đã không thể liên lạc được với binh lực
Pháp nên chỉ còn biết chờ đợi được giải vây.
3. Petrus
Key cho người Pháp biết rằng nội bộ quan quân của triều đình rất rối
ren. Quan quân rất sợ binh lực Pháp. Lính hàng ngày bỏ trốn nếu có cơ
hội. Dân chúng hoang mang, oán trách quan quân gây chiến, chỉ mong có
hoà bình để được sống yên ổn. Bởi vậy binh lực Pháp không nên trì hoãn
nữa. "Hãy thương xót chúng tôi," "Hãy giải phóng chúng tôi khỏi nanh
vuốt kẻ thù," đó là những lời kêu cứu của người viết thư!
Lược dịch Thư Petrus Key gửi Ðại Nguyên soái Pháp
Kính gửi Ðại quan (Ông chủ lớn)
Và các sĩ quan tôn kính của Ðoàn Chiến Hạm Pháp Quốc,
Ðáng lẽ tôi không được
phép viết thư cho một người giữ chức vụ cao quý như Ngài; nhưng khi cái
chết đang đe dọa từng bước chân, khi những hiểm nguy dồn dập đang vây
quanh chúng tôi khắp nơi, tôi tin chắc rằng tấm lòng độ lượng của Ngài
sẽ miễn thứ cho tôi được gởi đến Ngài những dòng chữ này. Tôi không dám
hành động do lòng kiêu căng vô lối mà chỉ do sự dẫn giắt của ích lợi
chung, và những hiểm nguy đang bao vây chúng tôi đã thúc đẩy tôi có hành
động này.
Thuở xa xưa, khi các
tông đồ bị bão tố dồi đẩy, đã van xin một cách tin tưởng với Thượng đế
An lành "Hãy cứu chúng con, chúng con đang bị đắm chìm." Nhưng nhu cầu
khẩn thiết bất chấp các luật lệ. Mảnh giấy thô thiển này, lá thư vụng
viết này sẽ trình bày rõ với Ngài hoàn cảnh thật khốn khổ của tôi; thực
ra, ở đây, dọc đường đi, tôi chẳng có gì trên người, không giấy, không
tài liệu, không cả nghiên mực đàng hoàng, không ngòi bút thích hợp.
Nhưng tôi xin nhân danh
người đại diện cho các đạo hữu Ki-tô, dâng lên Ngài những lời than van
của chúng tôi; tôi xin kể cho Ngài nghe tất cả nỗi đau khổ và bạo tàn
mà chúng tôi phải gánh chịu dưới ách chuyên chế của bọn quan lại, vì
quí Ngài là những người báo thù cho sự Tự do cho chúng tôi, vì quí Ngài
là sứ thần của Thượng Ðế, trong cõi nước Chúa, đã được Chúa lựa chọn
để giải cứu chúng tôi khỏi bàn tay của kẻ thù chúng ta, giống như trước
đây Chúa đã sai Samson đi rửa hận cho dân tộc ông ta, hay đã sai Moise
đến giải phóng dân Israel (Do Thái) khỏi lao tù Egypt (Ai Cập), hay đã
phái Joseph đến giới thiệu ngôi nhà của Jacob trong những cánh đồng
bình an ở Channan....
Chiêm nghiệm sự thụ
mệnh Thượng Ðế, nhìn lại biết bao đại dương Ngài đã vượt qua, biết bao
xứ và vương quốc Ngài đã đặt chân, biết bao mối hiểm nguy, trên đất
liền cũng như ngoài biển cả, để đến được với chúng tôi, chúng tôi có
một niềm tin và hy vọng sẽ được Ngài bảo vệ. Hiện nay, chúng tôi giống
như bầy cừu non giữa đàn chó sói đói mồi; sự chết truy đuổi không
ngừng; sự khủng bố dầy phủ chốn cư ngụ; và lưỡi gươm chờ trực trước
cửa. Giữa bầu không khí sợ hãi triền miên đó, giữa những nguy hiểm bất
tận đó, trợ lực duy nhất của chúng tôi là hy vọng vào Ngài.
Chiến dịch bài đạo ngày
càng gia tăng, nơi đâu cũng có đặt Thập tự Giá dưới bước chân của
chúng tôi, và [quan binh] căn cứ trên thái độ kính mến hay khinh bỉ
Thập tự Giá mà nhận diện chúng tôi; những tòa án chờ đợi chúng tôi ở
mọi ngả đường. Chúng tôi ngã xuống, chết vì những đòn vọt; chúng tôi bị
vất vào ngục thất để chờ chết. Ngày thì phải lo việc sưu dịch nặng
nhọc, ban đêm thì phải canh gác bảo vệ an ninh làng xóm, và thật ít khi
có được giấc ngủ. Họ tên chúng tôi bị niêm yết trên những bản cáo thị,
ngày đêm bị kiểm soát, không phút giây xao lãng. Tôi còn biết nói gì
hơn...? Ngày và đêm trĩu nặng ưu tư. Lưỡi dao của đao phủ đe dọa. Trước
mắt là hố thẳm, sau lưng đàn sói! Và chúng tôi kẹt giữa ngục đá và sự
tử đạo dưới lưỡi dao đang dơ cao.
Nhiều nhà truyền giáo
đang bị giam cầm trong ngục thất và rất nhiều đạo hữu Ki-tô đang ở trong
tay kẻ thù. Hôm qua, văn thư của các quan lại lưu truyền khắp các làng
mạc, cho lệnh tăng cường thêm từ 10 tới 20 người cho các toán lính
chịu trách nhiệm lùng bắt tín đồ của Chúa; và đã có nhiều người đang
phải rên xiết dưới gông cùm trong tòa thành mà người ta mới dựng lên
gần cầu Tham Lương. – Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không
kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta.
Ðây là tình trạng khốn
khổ mà chúng tôi đang sống; tinh thần chúng tôi trôi nổi bấp bênh; mối
sợ hãi và lo lắng làm héo mòn và tiêu tán dần con người của chúng tôi.
Chẳng còn sự nghỉ ngơi thân xác! Chẳng còn được sự an bằng tinh thần!
Thật đúng vậy! Bụng dạ đâu mà nhai nuốt, hay cách nào thưởng thức sự êm
ái của chiếu nằm khi con người luôn luôn thấy lưỡi gươm đang treo trên
đầu họ?...
Phần tôi, kẻ nô bộc hèn
mọn của Ngài, đang nôn nóng tìm gặp Ngài, đã buộc phải dừng lại sau
khi đã đi được ba phần tư chặng đường, sau khi đã đổi ngựa và người để
đi cho đến đích cuối của cuộc hành trình. Các đồn binh được dựng lên
khắp mọi nơi, những cuộc khám xét thường xuyên dài theo các trục lộ mà
tôi phải vượt qua, và tôi như một con cá đang lội trong một dòng sông
khô cạn, chẳng còn phương tiện để tiếp tục.
Tôi đã cố gắng vượt qua
rừng rậm, đồng ruộng, đồi núi và bình nguyên để đến với Ngài, dù khó
khăn cách nào đi nữa chẳng quản ngại, mà cũng không được. Chỉ đành biết
chờ đợi các vũ khí vô địch của Ngài đến giải cứu tôi. Trên đây là những
nỗi khó khăn của chúng tôi, mà theo chỗ tôi hiểu, có lẽ Ngài không
phải không biết đến.
Nếu trái tim Ngài chưa
khép kín sự Bác ái mà Chúa Jésus Christ đã từng rao giảng, để làm tròn
sự mong đợi của Giáo hội, thì xin Ngài hãy mở rộng bàn tay cứu giúp,
giương rộng cánh tay đầy quyền năng, và Ngài sẽ xứng đáng với Chúa và
Giáo hội. Rất đông [quân địch] đang bao vây Ngài, nhưng Ngài sẽ chế ngự
được họ không mấy khó khăn. Vì sự sợ hãi đã xâm chiếm kẻ thù của chúng
ta và làm cho họ không dám đến gần.
Tôi đã thấy những đám
lính đào ngũ, và đã nghe tin đồn rằng trong quân đội, từ cấp chỉ huy đến
tên tiểu tốt, hầu hết đều nói rằng mặc dù có lệnh quan, họ neo thuyền
giữa giòng sông để nếu cần sẽ lội thoát thân.
Cả dân tộc, kể cả kẻ
ngoại đạo, đang rên xiết và đòi hỏi hòa bình với những lời thảm thương.
Họ nói: "Nếu vì quyền lợi vương quốc thì họ phải cho chúng ta thấy có
một ông vua đem lại sự thái bình cho chúng ta, chấm dứt những công việc
khổ nhọc... mà các quan lại đòi hỏi để phục vụ chiến tranh – Tại sao
lại phải làm việc không công suốt ngày? Ai muốn ngồi trên ngai vàng
cũng được miễn là họ làm nhẹ được gánh nặng của chúng tôi?" Xin đừng
chần chừ nữa, xin mở rộng bàn tay giải phóng của Ngài để chấm dứt những
nỗi cơ cực của dân tộc chúng tôi.
Sự quang vinh và danh
dự của Ngài đòi hỏi Ngài phải làm, những mối ưu khổ của chúng tôi cũng
đòi hỏi Ngài phải làm nhiệm vụ đó. Và các thế kỷ sau sẽ nói đến chiến
công của Ngài, sự tưởng nhớ Ngài sẽ không bao giờ phai, những lời tán
dương về Ngài sẽ lưu truyền trong lịch sử Giáo hội, và tên Ngài sẽ được
tôn vinh đời này qua đời khác, và quan trọng hơn cả là Ngài sẽ xứng
đáng sống đời đời trên cõi Trời, cuộc sống hằng cửu, mà người thường
khó đạt được.
Hãy thương xót chúng
tôi. Hãy thương xót chúng tôi. Quí Ngài là những nhà giải phóng của
chúng tôi và bàn tay của kẻ thù đã xâm phạm đến chúng tôi! Than ôi!
Người đi giày biết rất rõ chiếc giày thốn đau ở chỗ nào. Chúng tôi cũng
biết là "Kẻ nào ôm đồm quá nhiều thì giữ không được chặt." Nhưng những
nỗi khổ đau của chúng tôi đã khiến chúng tôi phải kêu cứu đến quyền
lực của Ngài và đệ trình lên Ngài, tự đáy lòng của chúng tôi, tất cả
những sự việc kể trên mong chờ sự thận trọng và minh triết của Ngài
phán đoán.
VŨ NGỰ CHIÊU - hồn việt
Vài tài liệu mới về Petrus Key (Trương Vĩnh Ký) (1837-1898) - kỳ cuối
04 Tháng Năm 2011 7:00 SAVŨ NGỰ CHIÊU
Người mà
chúng ta biết như Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký, Pétrus Trương Vĩnh Ký,
hay Pierre J.B. Trương Vĩnh Ký hiện nay thoạt tiên chỉ xuất hiện với cái
tên ngắn ngủi "Petrus Key," hoặc "chú Ký". Có ba tài liệu giúp khẳng
định Petrus Key là Trương Vĩnh Ký sau này. Hồn Việt đã giới thiệu
với độc giả tài liệu thứ nhất là thư Petrus Key gửi cho Hải Quân Trung
tá Jean Bernard Jauréguiberry vào tháng 3/1859. Kỳ này chúng tôi tiếp
tục trích đăng những tài liệu còn lại.
Tài liệu thứ hai
là danh sách phái đoàn thông ngôn của Soái phủ Pháp, dưới quyền Trung tá
Henri Rieunier, được cử tháp tùng sứ đoàn Phan Thanh Giản qua Pháp và
rồi Espania vào tháng 7 năm 1863.
Danh sách này xếp chữ
typo, với phụ chú chữ Hán ở phía tay trái, và có chữ ký chứng thực của
Rieunier. Phần sắp chữ typo, chỉ đề tên “Petrus Key, Giáo sư trường
Thông ngôn.” Phần chữ Hán, có thêm chi tiết: nhất đẳng thông ngôn Trương
Vĩnh Ký. (Đã trích đăng trong Chính Đạo, Hồ Chí Minh: Con người &
Huyền thoại, tập I (1997); và Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn, tập
I (1999))
Tài liệu thứ ba là bản dịch thư sứ đoàn Việt gửi “Phó vương” Alexandrie, cảm tạ sự tiếp đón nồng nhiệt sứ đoàn.
Dưới bản dịch Pháp ngữ này có chữ ký Petrus Trương Vĩnh Key; và lời thị thực của Trung tá Rieunier.
Mới đây, trong dịp làm
việc tại Kho Lưu trữ Quốc Gia 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi
được tham khảo thêm một số tài liệu về việc mua bán sách của Petrus Key
trước và sau ngày ông từ trần.
Tài Liệu II
Thư Linh mục Borelle gửi Giám Mục Lefèbvre
Ngày 24/3 [1859]
Giám Mục Tsauropolis [Lefèbvre]
Bẩm Ðức Cha:
Ngày hôm kia, Cha [Nguyễn
Văn] Lựu (một trong những giáo mục của chúng ta) đã chuyển cho tôi thư
[Honorée] ngày 15 của Ðức Cha mà ông ta cũng đã trao tận tay cho Giám
mục Pernot, và Cha Lựu đã trở lại đây với hồi âm của giáo hữu của Ngài.
Bởi thế, mặc dù bị cúm nhẹ, tôi tự nhủ có bổn phận viết đôi dòng. Có vẻ
là chúng tôi đang bị kết án phải chôn chân chịu hành hạ ở đây [rester en
putgatoire] vài tháng nữa, cho đến lúc mà tàu chiến của chúng ta có thể
mang đến tự do cho chúng tôi.
Nếu chỉ có chúng tôi bị khổ
sở, cũng chẳng khó khăn gì để giữ gìn đạo hạnh. Nhưng những tín đồ tội
nghiệp [sẽ] rơi vào tình trạng cực kỳ gian nan vì các quan viên đang
nghiến xiết hàm răng chống lại tín đồ Da-tô mãnh liệt hơn bao giờ hết,
và không ngừng tuyên bố rằng chúng ta là nguồn gốc của mọi thảm bại mà
họ gánh chịu ở Gia Ðịnh (Sài Gòn). Có vẻ là những người vây quanh Ngài
không chú tâm vừa đủ trong việc canh chừng bọn gián điệp của triều đình
đang luồn lách tới sát Ngài. Trong số này có kẻ được Ðại nhân ban phước
và đã hôn kính nhẫn [Giám mục] của Ngài, và chúng trình diễn Ngài như
một nhà Bảo hộ lớn [vĩ đại] của tất cả những kẻ đào ngũ [transfuges], dù
là tín đồ Da Tô, hay ngoại đạo, bên cạnh người Pháp.
Chúng đã báo cáo với các
quan lại những cộng tác [dịch vụ] mà người Da tô [Xtiens] đã cống hiến
cho người Pháp và các ông quan [Ðại Nam] này đã thề là sẽ trả thù trên
đầu tất cả dân Da tô, chẳng cần phân biệt khinh trọng. Mỗi ngày, họ đưa
về các tỉnh Mỹ Tho và Long Hồ [Vĩnh Long] những biện pháp ngày càng
nghiêm ngặt chống lại tín đồ Da tô và trên hết, là kiểm soát gắt gao.
Chỉ cần hơi nghi ngờ thôi là họ tra tấn liền. Ngày hôm qua ông Huyện Ba
Vát [Xát?] đột ngột đến xét nhà Cả Lễ và điều tra, khám xét tỉ mỉ, và
trở lại cũng đột ngột như khi đến.
Tôi không hiểu quan Huyện có
nghĩ rằng ông ta có thể tìm ra một giáo sĩ Âu Châu [ "Thầy Tây"] hay
một đạo trường bổn quốc [giáo mục bản xứ], hay lấy cớ rằng thầy Quang đã
bị buộc tội là từng qua "học bên Tây", dù rằng họ chưa bắt giữ [Thầy
Quang]
Ðau khổ nhất là tất cả các
tín đồ Da Tô không được phép di chuyển, dù chỉ để tìm thực phẩm cho năm
nay, vì người ta đã đặt thánh giá tại các trạm kiểm soát thuế; số trạm
thuế cũng đã gia tăng nhiều lần. Ngay đến những người lương thiện cũng
không dám mạo hiểm đi buôn bán vì các quan đã trưng thu tất cả tàu
thuyền của dân. Lúa đã chín, có thể rụng xuống gốc vì người làm mùa và
người mua đều đau khổ, và chẳng thiếu gì người lương đã bày tỏ ý muốn
thấy tàu Tây sớm đến đánh chiếm các tỉnh để chấm dứt cảnh lính tráng
cướp bóc, tàn phá ruộng vườn, và chấm dứt mọi vấn đề [việc].
Trước đây Cả Thiện và một số
người có viễn kiến [nhìn xa thấy rộng] có ý kiến rằng nếu các tầu chiến
chỉ đến để chiếm các tỉnh và rồi đặt chúng ta ở đó họ cảm thấy tốt hơn
là không dính líu, nhưng ngày nay họ thích chịu đựng các hậu quả vô
chính phủ hơn là chịu đựng sự oán giận [retentissment] của ông Thượng,
người chắc chắn sẽ trút mọi sự tức giận lên đầu giáo dân Da Tô.
Tại đây, ai nấy đều run sợ
cho tính mạng họ. Trong khi mà nếu các tỉnh bị tàn phá, và nếu có phương
tiện đưa xuống đây 1 hay 2 chiến hạm, người ta chẳng mong gì hơn là
ngăn chặn ăn cướp và mỗi làng sẽ có 1 cơ quan hành chính riêng, và nếu
giáo dân Da tô [được ở lại làng cũ] thoát khỏi cảnh săn giết, thương mại
sẽ bắt đầu trở lại và mỗi gia đình sẽ có khả năng sản xuất thực phẩm đủ
dùng trong năm. Ngay đến những người lương cũng sẽ tri ơn Pháp.
Tại đây, các làng xã không
còn lúa [thóc] dự trữ nữa, người ta phải đi vay mượn. Và trong cả họ đạo
người ta chỉ còn khoảng 400 hộc [mesures] lúa. Nếu có được 1 con đường
khả dụng từ đây đến Gia Ðịnh, Ðức Cha Pernot có thể lên tâm sự với Ngài
vì tôi lo rằng vị thế của Ngài rất nặng nề, nhưng đó là điều chưa làm
được cho tới khi Ngài [Ðại nhân] đã chiếm được con Rạch Cắt, ở đó có 1
đạo quân [Việt]. Bến Lức, Sơn Cần Ðốt, Vũng Già và Rạch Chanh Gò Ðen.
Tại tất cả các đồn trên đều
có 1 đạo quân và 1 cây thánh giá để bước qua, như 1 điều kiện bắt buộc
[sine que non] để đi qua. Tôi không rõ chú Ký (người thông ngôn) có thể
đến được chỗ Ngài hay chăng nhưng tôi biết rằng chú ta suýt nữa đã bị
bắt ở 1 trong những đồn trên và chú ta sẽ rất vui mừng khi người ta cho
chú tiếp tục đi bằng đường bộ.
Thật may mắn là Chỉ huy
trưởng Jauréguiberry, có lẽ do ông ta được đào tạo khá hơn [tout
pourtant qu’ờil est soit de meilleure composition], và đối xử với Ngài
dễ dãi [déférence] hơn là Ðề đốc, điều này có thể có ích cho chúng ta
trong các tỉnh dưới. Còn lại, Ðức Cha có thể tin được rằng tôi đặt kỳ
vọng trên sự đoàn kết chặt chẽ của tất cả thành viên khổ sở trong họ
đạo. Vì tôi không chút hoài nghi rằng họ đạo chẳng bao giờ bỏ dân (cơ
hội varsable (thuận tiện), .... Sự kiên nhẫn cho phép Ngài chỉ huy tàu
đến cứu giúp chúng tôi.
Trong khi chờ đợi thượng đế
chiếu cố sức khỏe Ngài và những phương tiện để bồi hoàn lại [de réparer
in quantum], sự không hành động có nghĩa là sự kết án tất cả các thành
viên của họ đạo...
Ðức Cha cao cả
Kẻ tôi tớ hèn mọn và vâng lời nhất
H[enri] Borelle, Tổng Quản lý
Kẻ tôi tớ hèn mọn và vâng lời nhất
H[enri] Borelle, Tổng Quản lý
Cha Thường vẫn bị đau và có thể chết trong tù nếu không sớm được phóng thích.
Cha Quí bị cướp [indisposé] khá nặng, nhưng đã khá hơn tất cả các cha [confesseurs] khác thuộc 3 tỉnh.
Những việc chối đạo
[apostasies] xảy ra hàng ngày vì tất cả các tín đồ Da tô một khi bị bắt,
hoặc ở trạm kiểm soát thuế, hoặc tại làng xã, đều bị ép chối đạo [faux
pas, tức bước qua thập tự giá] vì sợ chết hay bị tra tấn trong những
tình cảnh hiện nay.
Hai chú Bộ và Ðính, tôi bắt
buộc phải gửi trả về gia đình vì hai chú này không giữ được lời thệ
[vocation]. Ðây là 2 đối tượng bị mất.
(Chú Cam [?] cùng về với
chú Ký năm ngoái [1858] hiện trở thành tay nghiện cờ bạc và ăn trộm lớn,
và tôi cũng chẳng ngạc nhiên lắm. Chú ta đã từng bị trừng phạt ở trường
Pinang vì tội trộm cắp). (Chữ in nghiêng của nguời dịch)
Tôi tin rằng 8 lá thư [đã]
gửi ra ngoại quốc nhân dịp người đưa thư Khiêm, có phải vậy không thưa
Ðức Cha? Tất cả những họ đạo ở hai tỉnh trên họ có dịp tham gia vào việc
người Pháp có mặt ở Cá Trê? Các giáo mục có được tham gia vào guồng máy
hành chính như định trước?
Ở đây, tất cả chúng tôi đều
bị kết án biệt lập tuyệt đối. Chẳng có 1 huyện nào ở đó người ta dám gọi
giáo dân Ki-tô lên để sinh tế (?)
Ghi chú:
Tài liệu này có hai điểm đáng ghi nhận:
Năm 1858, Petrus Key đã về tới Cái Mơn, Vĩnh Long. Cùng từ trường Pinang về có ba "chú" khác bị sa thải vì hạnh kiểm.
Năm
1859, Borelle gọi Petrus Key là "chú Ký" mà không phải "Cha Ký" (như
trường hợp "Cha Lựu." Ðiều này có nghĩa Petrus Key chưa được thụ phong
linh mục, và như thế không tốt nghiệp Chủng viện Pinang).
Phải chăng Petrus Key chính là loại "thày kẻ giảng bị trục xuất vì lý do hạnh kiểm" mà Ðề đốc Rieunier sau này nhắc đến?
Trương Vĩnh Ký (1837-1898).
Tài Liệu III
Thư của Sứ đoàn Ðại Nam gửi Phó Vương Alexandrie
Nội dung thư này chẳng có gì
đặc biệt, và được nhắc đến trong một số tác phẩm đã ấn hành. Ðáng chú ý
là người thông dịch ký tên là Petrus Truong Vinh Key.
Hai chữ "Truong Vinh" đã được thêm vào giữa tên "Petrus" và họ "Key."
Chữ "Key" vài tháng trước
cũng đã được dịch qua chữ nho là "Kí." Ðiều này chứng tỏ chậm lắm từ năm
1863-1864, "chú Kí" của Linh mục Borelle năm 1858-1859, đã tìm được phả
mới-Trương Vĩnh.
Tài Liệu IV
Số tác phẩm Petrus Key đã ấn hành
Một trong những vấn nạn hiện nay là tổng số tác phẩm Petrus Key đã hoàn tất và xuất bản.
Theo tư liệu tại Kho Lưu trữ
Quốc Gia II tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), năm 1878, Petrus Key
xuất bản cuốn Tự điển Pháp-Việt, với tựa đề nguyên văn như sau: Dictionnaire Francais-Annamite/ Tự vị tiếng Pha Lang Sa Giải nghĩa theo tiếng Annam. (GOUCOCH, IA-6, HS 223) [Làm copy, 12 trang]
Năm 1884, Petrus Key in một catalog sách đã xuất bản, gồm bốn mươi bảy tựa:
Gồm 12 tựa do chính phủ Nam Kỳ hoặc các cơ quan yêu cầu.
23 cuốn do các nhà xuất bản thương mại.
2 cuốn do nhà xuất bản Hội truyền giáo. [Làm copy, 4 trang]
Một danh sách viết tay khác ghi năm mươi ba [53] cuốn, kể cả 9 cuốn in thạch bản. (GOUCOCH, IA-6, HS 217 (3)) [Làm copy, 3 trang]
Ngày 31/3/1885, Pháp đồng ý trợ cấp cho Petrus Key Một ngàn năm trăm [1500] đồng để khuyến khích in Petit dictionnaire francais-annamite [Tiểu tự điển Pha Lăng Sa giải nghĩa qua tiếng Annam]. (GOUCOCH, IA-6, HS 217 (3)) [Làm copy, 4 trang]
7/7/1888, Petrus Key viết
thư cho Thống soái Nam Kỳ về việc không có répétiteur người Miên cho lớp
dạy tiếng Miên tại trường Chasseloup Laubat. (GOUCOCH, IA-6, HS 232 (5,
61)) Petrus Key được giao phụ trách lớp dạy tiếng Miên và tiếng Tàu. [Làm copy, 2 trang]
Năm 1889, Petrus Key xuất bản cuốn Tự điển Việt-Pháp, với tựa đề nguyên văn như sau: Dictionnaire Annamite-Francais/ Tự vị tiếng Annam Giải nghĩa theo tiếng Pha Lang Sa. (GOUCOCH, IA-6, HS 217 (3), 223) [Làm copy, 6 trang]
Năm 1890, có mười ba [13] tựa sách của Petrus Key. (GOUCOCH, IA-6, HS 217 (3))
Ngày 12/12/1895, Petrus Key viết thư yêu cầu chính phủ Nam Kỳ mua giúp 2000 cuốn Cours d’Annamite parlé [Bài giảng tiếng An-nam-mít nói].
Giá hai đồng một cuốn. Ngày 13/1/1897, Hội đồng Quản hạt chấp thuận mua
1000 cuốn, với giá tiền Hai ngàn đồng. (GOUCOCH, IA-6, HS 231(12))
Năm 1896, Petrus Key yêu cầu mua 2000 bản Minh Tâm Bửu Giám [Le Précieux Miroir du Coeur].
Ngày 3 và 26/10/1898, Bà quả phụ Petrus Key gửi thư yêu cầu chính phủ Nam Kỳ mua giúp số sách tồn kho của Petrus Key.
Ngày 11/11/1898, Phòng 3 gửi
Thông tư số 37 cho 18 tỉnh, yêu cầu mua sách Petrus Key. 8 tỉnh không
mua (Rạch Giá, Trà Vinh, Sa Dec, Mỹ Tho, Bạc Liêu, Thủ Dầu Một, Châu
Ðốc, Gò Công). Ba tỉnh mua cao nhất là Tân An (7 tựa, $98.30), Cần Thơ
(5 tựa, $94.40), Vĩnh Long (6 tựa, $93.30). Kế đến Bến Tre (2 tựa, mỗi
tựa 100 cuốn, $60.00), Long Xuyên (12 tựa, $52.40), Hà Tiên (7 tựa,
$31.50), Sóc Trăng (5 tựa, $31.40), Gia Ðịnh (1 tựa Vocabulaire annamite-francais, $27.00). Biên Hoà mua mỗi tựa một cuốn, Chợ Lớn mua 2 tựa.
Ngày 2/5/1899, Phòng 3 Ban
Thư ký [3è Bureau du Secrétaire du Gouvernement] cho bà Petrus Key biết
đồng ý mua hai mươi ba [23] tựa sách, với tổng số tiền Năm trăm chín
mươi ba đồng, tám mươi xu [$ 593.80]. (GOUCOCH, IA-6, HS 223) [Làm copy, 5 trang]
Những tựa sách bán được có:
Thầy trò
Sơ học văn tân [Répertoire pour les nouveaux étudiants] Tứ thơ No.1 Bất cượng [Fais ce que dois, advienne que pourra] Mắc bịnh cúm từ Ngư tiều trường điệu Bài hịch con qụa [Proscription des corbeaux] Vocabulaire Annamite-Francais. Học trò khó phú [Un lettré pauvre] Alphabet francais Thạnh suy bỉ thói phú [Caprices de la fortune] Phan Trần Kim Vân Kiều truyện Trung Dung Ước lược Miscellanés |
Manuel [des écoles
primaires à l’usage des jeunes élèves des écoles de l’administration de
la basse Cochinchine, 1er volume: 1. Syllabaire quốc ngữ, 2è histoire
annamite; 3e histoire chinoise (1876), 2e volume: simples notions sur les sciences, n’a pas paru (1876)]
Minh Tâm [Bửu giám]
Thơ dạy làm dâu [La Bru] Lục súc tranh công Kiếp phong trần [Événements de la vie] Trương Lương [Apologie de Truong Luong = Trương Lưu hầu phú] Cờ bạc nha phiến. (GOUCOCH, IA-6, HS 223) [Làm copy, 5 trang] |
Ngày 15/5/1899, tức một năm
sau ngày Petrus Key từ trần, tại thư viện Nam Kỳ có 88 cuốn sách của
Petrus Key. Không rõ đây là 88 đơn vị hay 88 tựa sách khác nhau.
(GOUCOCH, IA-6, HS 223)
Trong số các tác phẩm của Petrus Key, có tập Prosodie et versification annamite [Phép văn thi Annam].
Cuốn này chỉ in thạch bản, còn lại bốn (04) bài, khoảng 80 trang:
Bài thứ hai: Phép làm văn, làm thơ. [Làm copy, 2 trang]
Bài thứ tư: Văn dùng trong việc thi học trò.
Bài thứ năm: Hoài cổ tự thuật phú
Bài thứ sáu: Phép làm văn (GOUCOCH, IA-7, HS 206 (3)).
Thử nhận xét về “Tâm Bút” phê phán Petrus Ký
Nguyên Nguyên
Cách
đây chừng ba tháng, tình cờ người viết được đọc hai bài viết trích từ
một quyển sách tâm bút mới nhất của nhà văn Nguyên Vũ mang tựa đề “Ngàn
Năm Soi Mặt” do Văn Hoá xuất bản và phát hành đầu năm 2002. Một bài bàn
về “việc nghiên cứu Nhà Tây Sơn”, và một bài về Dương Văn Minh, cả hai
đều được đăng trong tạp chí ĐI TỚI xuất bản tại Québec – Gia nã Đại. Hai
bài này tiêu biểu cho hai thiên trong tất cả 4 thiên của quyển “Ngàn
Năm Soi Mặt”. Hai thiên kia là “Góp phần vào việc nghiên cứu Petrus Key”
và “Vấn đề tài liệu nghiên cứu Việt sử”. Cách đây vài năm người viết
cũng có dịp đọc quyển tâm bút “PARIS Xuân 96” cũng của Nguyên Vũ do nhà
Văn Hoá ấn hành và xuất bản vào năm 1997.
Cả hai quyển “tâm bút” của Nguyên Vũ đều dành đến khoảng một phần tư
sách cho việc phê phán và công kích Petrus Trương Vĩnh Ký, người thường
được xem có công lớn trong việc triển khai chữ quốc ngữ tại Việt Nam.
Việc phê phán và chỉ trích Petrus Ký của tác giả bắt nguồn từ những công
trình tra cứu các tài liệu tàng trữ tại những thư viện hoặc văn khố ở
bên Tây trong khoảng mùa Xuân năm 1996. Và thật ra chỉ dựa vào một, và
duy nhất chỉ một, lá thư đánh máy không có đề ngày tháng, không có chữ
ký cuối thư, nhưng đề tên người viết là Petrus KEY, gởi cho một sĩ quan
cao cấp thuộc quân đội Pháp tại Việt Nam lúc đó, quan ba hải quân
Jauréguiberry. Trong thư đó Petrus Key (?) đại khái có ca tụng nước Pháp
và mong mỏi nước Pháp sớm mang quân sang đánh chiếm nước An Nam để bảo
vệ đạo Ki Tô và những con chiên ngoan đạo.
Phải thẳng thắn nhìn nhận Nguyên Vũ quả thật là một nhà văn đã “thành danh” từ lâu, ngay từ khi còn ở Việt Nam. Hành văn rất lưu loát và khá trong sáng. Một thể văn hoàn toàn mới mẻ được tác giả gọi “tâm bút”, phản ảnh tư duy và tao ngộ của tác giả, bao gồm loại văn hồi ký pha trộn với lối viết sử liệu, và giải bày tâm tư cùng quan niệm chính trị, hoặc phê phán đối với những nhân vật hay hiện tượng lịch sử. Giới ghiền đọc sách nhất là những sách về sử học có thể tìm thấy ở các quyển tâm bút của Nguyên Vũ một số dữ kiện hay hay nhưng dễ đọc vì không khô khan, khó hiểu như những quyển sách sử học thông thường. Theo thiển ý những ai thường khao khát tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, nhất là về nhà Tây Sơn, các giai đoạn triều Nguyễn, mãi cho đến biến cố 11 tháng 11 năm 1960 tại Miền Nam Việt Nam, nên tìm đọc ít nhất 1 quyển sách của tác giả Nguyên Vũ, Chính Đạo hoặc Ts Vũ Ngự Chiêu.
Phải thẳng thắn nhìn nhận Nguyên Vũ quả thật là một nhà văn đã “thành danh” từ lâu, ngay từ khi còn ở Việt Nam. Hành văn rất lưu loát và khá trong sáng. Một thể văn hoàn toàn mới mẻ được tác giả gọi “tâm bút”, phản ảnh tư duy và tao ngộ của tác giả, bao gồm loại văn hồi ký pha trộn với lối viết sử liệu, và giải bày tâm tư cùng quan niệm chính trị, hoặc phê phán đối với những nhân vật hay hiện tượng lịch sử. Giới ghiền đọc sách nhất là những sách về sử học có thể tìm thấy ở các quyển tâm bút của Nguyên Vũ một số dữ kiện hay hay nhưng dễ đọc vì không khô khan, khó hiểu như những quyển sách sử học thông thường. Theo thiển ý những ai thường khao khát tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, nhất là về nhà Tây Sơn, các giai đoạn triều Nguyễn, mãi cho đến biến cố 11 tháng 11 năm 1960 tại Miền Nam Việt Nam, nên tìm đọc ít nhất 1 quyển sách của tác giả Nguyên Vũ, Chính Đạo hoặc Ts Vũ Ngự Chiêu.
Thế nhưng, như tác giả Nguyên Vũ đã mặc nhiên nhìn nhận, không biết vô
tình hay cố ý, qua tiềm thức hay trong ý thức sáng suốt, những tác phẩm
tâm bút đó không thể khoác lên nó một chiếc áo giá trị sử liệu có phẩm
chất cao. Bởi hai lý do giản đơn như sau. Thứ nhất, tác giả viết sách về
sử học nhưng lại gán cho sách một thể văn mới mang tên “tâm bút” bao
hàm một lối văn hơi nghiêng về “con tim” (tâm), về những tâm tư, tâm sự
hoặc tâm tình, tâm can, tâm linh, tâm hồn, tâm huyết, tâm đủ thứ của tác
giả – tức có thể sẽ mang ít nhiều tính cách chủ quan, sôi nổi của một
văn sĩ chứ không phải của một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Thứ hai, vô
hình chung tác giả cũng cho biết chính tác giả cũng không “sua”, không
hoàn toàn tin tưởng ở những gì tác giả viết, cho nên tác giả đã cố tránh
ghi tên thật và chức năng khoa bảng của tác giả Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu,
PhD JD – và chỉ đề tên tác giả của hai quyển sách đó bằng bút hiệu nhà
văn Nguyên Vũ. Trong sinh hoạt của giới chuyên nghiệp, việc một người
mang học vị tiến sĩ về khoa sử học viết một quyển sách về sử học lại ký
tên bằng bút hiệu văn sĩ, có lẽ cũng không khác nhau mấy chuyện một bác
sĩ y khoa biên toa thuốc cho bệnh nhân và ký tên trong toa bằng bút hiệu
thi sĩ của mình. Hoặc một luật sư ra toà, khi xưng tên họ luật sư đó
lại quên ngang xương và xưng tên qua danh tánh ca sĩ của nghề tay trái
của mình.
Mục đích của bài viết này do đó khởi điểm bằng việc chính tác giả cũng
không “sua” về khám phá về lá thư mệnh danh của Petrus Key – sẽ thử phân
tích những gì viết về Petrus Trương Vĩnh Ký trong hai quyển tâm bút kể
trên. Bài này sẽ chia làm hai phần. Phần thứ nhất sẽ trích lại những
đoạn chính yếu trong một bài viết về quyển tâm bút “Paris Xuân 96” đã
được đăng tải ở một vài đặc san của cựu học sinh trường Petrus Ký xuất
bản bên ngoài nước Việt Nam vào khoảng năm 2000. Phần thứ hai sẽ đưa ra
một vài nhận xét về lá thư tìm được từ các thư viện và văn khố ở bên
Tây, được Nguyên Vũ xem rằng của một người mang tên Petrus Key, và theo
Nguyên Vũ Petrus Key và Petrus Ký tuy hai nhưng chỉ là một. Những chú
giải và bàn luận về bức thư này đã tạo nên 1 trong 4 thiên chính của
quyển tâm bút mới “Ngàn năm soi mặt”.
1. Nhận xét về công kích Petrus Ký qua “Paris Xuân 96”
Quyển “Paris Xuân 96” (từ đây trở đi xin gọi tắt là quyển “Paris” hay “Paris”) là một quyển sách “tâm bút” về sự kiện lịch sử mà tác giả đã tìm tòi ra được trong mùa xuân 1996 tại các thư viện và văn khố lớn ở Pháp. “Paris” được tác giả minh định là một quyển tâm bút, nên đã xuyên qua một số đề tài khác biệt và rất rộng kéo từ thời Tây sang đánh Việt Nam cho đến 1975. Điểm liên hệ chính đến bài này là những nhận xét Nguyên Vũ đã dành cho cuộc đời và sự nghiệp của Petrus Ký – trang 67 đến 74.
Trang 68 Nguyên Vũ (từ đây xin viết tắt NV) viết:
“Ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), theo tiểu sử chính thức, người làng Vĩnh Thành, huyện Tân-minh, tỉnh Bến Tre. Con ông Trương Chánh Thi. Mồ côi cha từ năm 1840, cậu bé Trương vĩnh Ký được mẹ bán cho một giáo sĩ Pháp làm con nuôi. Năm 1847, giáo sĩ này gửi cậu bé Petrus thông minh đĩnh ngộ qua học ở Pinhalu, Cao Miên.”
Có cái gì không ổn khi NV viết đoạn đầu tóm tắt về tiểu sử Petrus Ký như trên? Thứ nhất không lẽ tác giả không có điều nghiên tư liệu viết bằng tiếng Việt về tiểu sử Petrus Ký hay sao mà ông không viết đến nghề nghiệp thân phụ của Petrus Ký? Vô đoạn đầu, tác giả đã có vẻ viết hơi thiếu vô tư rồi. Xin ghi lại ở đây thân phụ của Petrus Ký, ông Trương Chánh Thi là võ quan mang chức lãnh binh thuộc hai trào Minh Mạng và Thiệu Trị. Trước khi Trương Chánh Thi mất, ông lãnh mạng triều đình làm sứ thần bên cạnh vua Cao Miên, đóng quân ở phụ cận Nam Vang. Và ông Thi qua đời tại Nam Vang, lúc Petrus Ký vừa lên ba tuổi. Thứ hai, NV cũng có lối viết sử khá “sexist” (tức chỉ để ý đến phái nam mà không đá động gì đến phái nữ) phù hợp với thời xa xưa, trước thập kỷ 60: Không biên ra danh tánh của bà mẹ Petrus Ký, mà nhiều sách vở đã ghi lại, bà Nguyễn Thị Châu.
Thế tại sao NV lại cố tình gạt ra ngoài dữ kiện huyết thống đó mà có thể rất nhiều độc giả hiếu kỳ muốn biết? Đó có lẽ vì tác giả muốn gán ghép việc Nguyễn Thị Châu “bán” Petrus Ký cho một ông giáo sĩ làm con nuôi. Nếu viết Petrus Ký là con trai út của ông lãnh binh từng làm sứ thần ở xứ Chùa Tháp thì dùng động từ “bán” không đư?c. Bởi một bà goá phụ của một vị sứ thần mới đôi ba năm thì làm gì túng bẩn đến nỗi phải đem con ra bán (!). Nhất là bà mẹ lại là người “Nam kỳ” đâu có dễ bị đói rét không đủ tiền nuôi con mà phải “bán”. Tác giả đã cố tình hay vô ý gạt ra ngoài dữ kiện thiết yếu thân sinh của Petrus Ký làm lãnh binh và tên họ mẹ của ông để dễ dàng đưa độc giả đến một phỏng đoán là cha của Petrus Ký chắc là người nông dân lam lũ hoặc một tá điền vô danh nào đó và mẹ của ông chắc thuộc giới buôn thúng bán bưng. Cũng có thể trong lối viết thể văn tâm bút mới, tác giả muốn thêm mắm dậm muối vào tiểu sử Petrus Ký một chút ít mùi vị “giai cấp” cho vui vui.
Theo mấy quyển sách tiếng Việt, bà cụ Châu vào một ngày nào đó trong năm 1846 được một cha cố người An Nam tên Cố Tám ghé thăm. Cố Tám vào nhiều năm trước có mang ơn của lãnh binh Trương Chánh Thi đã che chở giúp cố thoát được một cuộc vây bắt của quân lính triều đình đàn áp tôn giáo. Ông Cố Tám lúc đó muốn đền ơn cố nhân bằng cách nhận nuôi dưỡng và lo cho Petrus Ký ăn học. Cố Tám mới dẫn Petrus Ký về giáo đường dạy dỗ kinh thư và chữ quốc ngữ lúc đó mới bắt đầu phát triển. Về sau, khi Cố Tám về cõi Chúa, Petrus Ký mới được một linh mục người Pháp, có tên Việt là cố Long, trông nom.
Tác giả viết tiếp:
“Bốn năm sau, 1851, Petrus được du học ở Penang, với triển vọng thành một thứ thày kẻ giảng tức phụ tá hay thông ngôn bản xứ của các giáo sĩ Pháp. Không rõ Petrus đã tốt nghiệp đại chủng viện hay chưa.”
Nêu lên nghi vấn không biết Petrus Ký có học nổi chương trình học bằng tiếng ngoại quốc hay không, tác giả có lẽ muốn bày tỏ nỗi băn khoăn của rất nhiều người đối với sự liên hệ giữa thành công trong việc học vấn và thành công trên trường đời. Điểm này chứng tỏ sự thành thật và tâm sự chính đáng của tác giả. Xin miễn bàn. Chỉ xin được góp ý lịch sử tự cổ chí kim vẫn cho thấy có nhiều người không có được tốt nghiệp khoa bảng gì hết nhưng đều thành công lẫy lừng trên nhiều lãnh vực. Hiện đại có Bill Gates người giàu nhất nhân loại đã từng bị đuổi ra khỏi đại học Harvard vì cứ thi hỏng hoài. Ở Việt Nam có những nhà nghiên cứu lừng danh như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Đăng Thục, Lê Ngọc Trụ, v.v. không có một bằng cấp lận lưng về chính các lãnh yực mà các vị ấy được nổi tiếng. Ở Trung quốc Kim Dung chỉ tốt nghiệp về ngành luật nhưng lại trở thành một đại văn hào về tiểu thuyết kiếm hiệp.
Theo các sách tiếng Việt, thời gian du học của Petrus Ký tại Penang là 8 năm. Chương trình học gồm cả thần học, triết học, tiếng Hy Lạp, tiếng Anh và nhất là tiếng La Tinh. Trong một kỳ thi luận văn bằng tiếng Latin, Petrus Ký đoạt hạng nhất và được quan Toàn Quyền Anh ở Singapore thưởng 100 đồng. Thiết tưởng một người đoạt giải thưởng hạng nhất quốc tế tại một chủng viện chứa 300 học viên Âu Á đã chứng tỏ được khả năng học vấn của mình rồi. Việc trở về nước với mảnh văn bằng hay với tay không sau 8 năm du học trở nên không quan trọng. Quan trọng hay không là những đóng góp gì Petrus Ký đã dành cho quê hương và dân tộc của ông ta.
Qua trang 69, NV viết:
“Từ ngày 12/4/1886 ông được theo Paul Bert ra Huế, làm việc trong Viện Cơ Mật. Vì triều đình Huế chưa có những người hợp tác “tinh thành với Đại Pháp” như Petrus Ký mong muốn, thời gian ngắn ngủi tại kinh đô nhà Nguyễn để lại những kỷ niệm đáng buồn.
Viện Cơ Mật Huế hơn một lần yêu cầu Pháp đừng gửi ra Huế những “quan thông ngôn” như Petrus Ký, hay Diệp Văn Cương, Lê Duy Hinh, v.v. nữa.”
Viện Cơ Mật Huế đã hơn một lần yêu cầu Pháp đừng gửi ra Huế những “quan thông ngôn” như Petrus Ký, hay Diệp Văn Cương, Lê Duy Hinh, v.v. nữa? Yêu cầu bằng văn thư, hoặc bằng điện thoại bằng fax, hay bằng email? Không thấy tác giả trưng bày chứng cớ gì hết.
Xin phép tóm tắt những gì sách vở tiếng Việt ghi lại về những chuyến đi Huế của Petrus Ký. Trong chuyến đi Tây tháp tùng phái đoàn Phan Thanh Giản để thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Nam Gia Định, Biên Hoà và Định Tường vào năm 1883, Petrus Ký được
dịp làm bạn với nhiều học giả Pháp kể cả Victor Hugo, Ernest Renan, nhưng đáng kể nhất là Paul Bert. Paul Bert là một bác sĩ y khoa và tiến sĩ khoa học, giáo sư tại đại học Bordeaux. Vào tháng Giêng năm 1886 Paul Bert được đề cử làm toàn quyền xứ An Nam và Bắc Kỳ. Đến Sàigòn, Paul Bert tới thăm gia đình Petrus Ký và thiết chặt tình bằng hữu sau đôi ba năm liên lạc bằng thư từ với nhau. Trong chuyến ra Huế năm đó Paul Bert rủ Petrus Ký đi cùng để dễ ăn dễ nói với vua Đồng Khánh. Sau đó Paul Bert đi luôn ra Bắc và Petrus Ký ở lại Huế.
Vua Đồng Khánh đã có ấn tượng rất tốt với khả năng và tinh thần phò tá triều đình của Petrus Ký mới ngỏ ý mời Petrus Ký “tham chánh”. Song Petrus Ký từ chối và chỉ xin lãnh chức “Cơ Mật viện Tham tá đặng phò Hoàng Thượng tiến hành điều độ sự nghị”. (Cơ Mật Viện nói theo ngôn ngữ thời bây giờ là Hội Đồng An Ninh Quốc Gia bao gồm 4 đại thần thuộc hàng Chánh nhất Phẩm có nhiệm vụ cố vấn cho nhà vua). Lúc đó phe Tây bắt đầu có những hành vi phá bỉnh và lũng đoạn những hoạt động của Petrus Ký. Quan Hiệp Lý Villard ở Sài Gòn nhân chuyến du hành ra Huế của Petrus Ký tự động ký nghị định cho ông nghỉ ba tháng không lương. Rồi sau này khi Paul Bert chết tại Hànội (ngày 11/11/1886), người thay thế tạm thời của ông là Công sứ Bắc kỳ P. Vial tiếp tục trù Petrus Ký và giảm lương để dùng áp lực đưa ông về hưu. Thật ra Petrus Ký ở Huế không lâu vì đến khoảng thượng tuần tháng 7 năm 1886, có lẽ thấy cái “job” của mình – dù dưới mục đích tốt đẹp đề huề gì chăng nữa – rất khó khăn, gây nhiều “stress” và bệnh hoạn, Petrus Ký từ chức trở về Sàigòn trong sự bịn rịn của vua Đồng Khánh. Bằng chứng, vua Đồng Khánh có làm thơ bằng chữ nho tống tiễn Petrus Ký và bản dịch bài thơ này của Huyền Mặc đạo nhân được đăng trong đặc san Đồng Nai 1933. Sau đó khoảng cuối tháng 9, Petrus Ký được vua Đồng Khánh “điều ra” Huế một lần nữa để tham khảo ý kiến trong việc đối phó với nước “Đại Pháp”, trước khi trở về Sài gòn hưu trí vĩnh viễn.
Đoạn kế tiếp của quyển Paris đưa ra thêm một dữ kiện sai lầm to tát, chứng tỏ việc viết lịch sử của một tiến sĩ sử học đã bị ảnh hưởng nặng nề của ngòi bút một nhà văn tên tuổi:
“Để tưởng nhớ công đức với tân trào, từ năm 1946, chính phủ Nam Kỳ tự trị của Y sĩ Nguyễn Văn Thinh lấy tên Petrus Ký đặt cho trường trung học bản xứ lớn nhất Sàigòn.”
Theo tất cả các tài liệu, văn bản, sách vở về lịch sử có sẵn ở tại Việt Nam hoặc ở bên ngoài VN, trường Petrus Trương Vĩnh Ký chính thức mang tên người có công phát triển chữ quốc ngữ bắt đầu từ niên học 1929-1930. Trước đó trường này mang tên là Collège de Cochinchine. Điều này đã được Trần Văn Lắm, cựu Chủ Tịch Thượng Viện VNCH, lúc còn sinh thời xác nhận với các anh em cựu học sinh trường Petrus Ký, cũng như đã được ghi nhận trong các quyển hồi ký của Trần Văn Khê. Năm sinh của Trường trung học Petrus Ký là 1929 chứ không phải 1946 dưới thời ông Thinh. Vào năm 1946, không ai còn gọi thời Pháp thuộc “tân” trào nữa, nó đã cũ mèm và bắt đầu vào giai đoạn suy thoái và kết liễu! Sự kiện lịch sử rõ ràng như vậy lẽ nào tác giả lại sơ suất trong lúc thu thập tài liệu để viết quyển Paris? Nhưng nếu lầm lộn tại sao tác giả lại lồng tên trường vào thời ông Thinh? Có dụng ý nào đó chăng?
Quyển Paris viết tiếp:
“Người ta xưng tụng ông Petrus Ký là nhà bác học, thông thạo tới … 26 thứ tiếng (một điều bất khả, theo những nghiên cứu về ngôn ngữ hiện nay), v.v.”
Những nghiên cứu về ngôn ngữ nào sao không thấy tác giả trích dẫn? Theo như tài liệu người viết (từ đây xin viết tắt nv) đọc được, người đầu tiên viết Petrus Ký thông thạo 26 thứ tiếng là một ông Tây tên là Pierre Vieillard. Chính Nguyễn Văn Trấn trong quyển tiểu sử về Petrus Ký cũng chỉ viết Petrus Ký trong lúc ở Nam Vang học hành chung đụng với các học trò từ Cao Miên, Lào, Thái, Tàu nên thu nhập được tiếng nói thôi chứ chưa chắc đã thông thạo chữ viết. Tương tự trong 8 năm ở Penang, Petrus Ký cũng có lẽ học được tiếng Mã Lai hoặc tiếng Indonesia và một số tiếng nữa cũng qua sự chung đụng với trên dưới 300 học sinh từ nhiều nước khác trên thế giới sang đó du học. Những ngôn ngữ Petrus Ký thông thạo theo thiển ý có thể liệt kê như sau: Chữ quốc ngữ, chữ Nôm, chữ Nho, tiếng Tây, tiếng Latin, tiếng Tây Ban Nha (trong chuyến đi Tây với cụ Phan Thanh Giản, Petrus Ký có ghé Tây Ban Nha và được Nữ Hoàng Isabelle xứ này trao tặng huân chương), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Mã Lai, và có lẽ một chút ít tiếng Nhật. Cộng với những thứ tiếng ông chỉ biết nói và viết sơ sơ nếu không đến 26 thì cũng tròn trèm 16. Đầy đủ thẩm quyền để góp công phát triển chữ quốc ngữ còn đang trong thời kỳ phôi thai và theo với đóng góp, đã được vinh danh 1 trong 18 nhà bác học trên thế giới vào thời đó.
Paris viết tiếp:
“Thực ra, trên phương diện văn hoá và tinh thần quốc gia, ông Petrus Ký khó so sánh được với những nhân tài miền Nam như cụ Võ Trường Toản, hay những anh hùng vị quốc vong thân như Trương Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, v.v.”
Tôn trọng ý kiến riêng của tác giả chúng ta nên miễn bàn đến việc so sánh này nhưng chỉ nên bàn đến cái ethos (theo NV trong Paris) tức bản chất của đối tượng so sánh. Nv xin thú thật rất đỗi ngạc nhiên khi thấy NV đã so sánh một thư sinh chân yếu tay mềm, trói gà không chặc với một tướng lãnh trong việc chống đuổi ngoại xâm. Nó chẳng khác nào người ta so sánh cành hoa đào với súng đại bác. So sánh người mẫu Cindy Crawford với tướng Colin Powell. So sánh tướng Võ Nguyên Giáp với nhà văn Dương Thu Hương. Tướng De Gaulle với đào Brigitte Bardot. Điếu xi gà của tổng thống Clinton với cây thiết bảng của Tề Thiên Đại Thánh.
NV viết tiếp:
“Một nước Việt Nam độc lập thực sự phải dành việc vinh danh các vĩ nhân bằng cách đặt tên họ cho các trường học lớn. Công lao của ông Petrus Ký so với những Võ Trường Toản hay Quang Trung Nguyễn Huệ, thiết tưởng chẳng cần thêm một lời bàn.”
Không hiểu tác giả muốn nói cái gì ở đây. Ở Mỹ Tho có trường Nguyễn Đình Chiểu, ở Sàigòn đã có trường Võ Trường Toản ở gần Sở Thú, và hình như đâu đó có trường Thủ Khoa Huân rồi. Hay là tác giả muốn xin đổi tên trường Chu Văn An (trường mà tác giả được học vào một hai năm cuối) thành trường Quang Trung chăng? Có một điểm đáng để ý, tác giả hình như vẫn còn mang phong tác của một ông “nhà binh” vì không thấy tác giả đề nghị đổi tên các trường để vinh danh những nhà văn hào như Nguyễn Du, Tú Xương, Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Chú, Bà Huyện Thanh Quan, v.v. để học sinh có thể noi gương hiếu học hầu bảo vệ văn hoá của tổ tiên để lại. “Thiết tưởng” tên những nhà quân sự chỉ nên để vào các trường quân sự như người ta đã làm: Trung tâm huấn luyện quân sự Quang Trung, tác giả đã quên rồi sao?
Bây giờ xin trở lại trang 67 của quyển Paris:
“Xúc động và ngỡ ngàng nhất là lá thư không đề ngày của Petrus Key – một loại “thày kẻ giảng” được các giáo sĩ Pháp giới thiệu vào thông ngôn đoàn của đạo quân viễn chinh Pháp-Espania. Thư đến tay Jauréguiberry cuối tháng 3/1859. Trong thư, Petrus Key –
tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này – nhân danh khối giáo dân Ki-Tô Việt Nam, khẩn nài quân Pháp hãy chiếm ngay miền Nam, lật đổ chính quyền nhà Nguyễn hầu cứu vớt giáo dân khỏi tay bạo chúa. Cậu thanh niên 22 tuổi đời, mới rời khỏi tu viện Penang,
ca tụng Grand Chef (Đại Nguyên Soái hay ông Chủ Lớn) Rigault de Genouilly (hoặc Jauréguiberry) như Samson, Moise hay Jacob đã ‘được Thượng đế gửi tới gi?i thoát giáo dân Việt Nam’.
Nhận xét về lá thư của cậu thanh niên sôi bỏng tham vọng, tự xưng làm ‘kẻ đầy tớ hèn mọn và vô dụng’ Petrus Key, Jauréguiberry nhận định nội dung thư chẳng có gì đáng kể. Thực vậy, giống như Luật sư Trần Thanh Hiệp ghi nhận, văn chương trong thư tầm thường, tư tưởng hời hợt, nông cạn”.
Qua đoạn văn này NV đã kết tội Petrus Ký bằng hai lẽ: Thứ nhất Petrus Ký chính là Petrus Key (hoàn toàn không có chứng minh, và sẽ được bàn rộng hơn ở phần 2), và thứ hai, Petrus Key không có yêu nước gì hết, nếu không nói đã mù quáng với tham vọng và nối giáo cho giặc Pháp xâm chiếm Việt Nam.
Trước hết xin mạn phép góp ý tổng quát về lịch sử và lòng yêu nước. Lịch sử theo thiển ý thường lấy đối tượng là lòng yêu nước. Lòng yêu nước thường được khơi động bởi ý niệm quốc gia. Yêu nước mình thường thường lại không đồng thuận nếu không nói chống lại tình yêu nước của người nước khác và đôi khi cũng nằm trong thế đối nghịch với người yêu nước cũng cùng chung dân tộc nòi giống với mình. Yêu nước và yêu địa phương do ý niệm quốc gia khơi động thường đưa đến mâu thuẫn với tình liên đới nhân loại, tình nhân bản. Rất khó mà đặt một tiêu chuẩn tuyệt đối, phổ quát hay vĩnh cửu cho tình yêu nước, bởi “quốc gia” vừa là một thực thể, nhưng cũng vừa là một ý niệm hết sức trừu tượng mơ hồ do ở chỗ ý niệm này chỉ được thể hiện bằng chính quyền, do một nhóm người cầm quyền trong tay.
Theo sách vở tàng trữ tại các văn khố ở Sàigòn Petrus Ký rời trường Penang vào khoảng đầu năm 1859. Ông hồi hương và về thẳng tới Cái Mơn, để tang cho Mẹ, rồi sáng làm việc nhà thờ chiều làm thầy giáo làng ở trường Cái Nhum. (Lói sống như vậy không thể gọi đầy sôi bỏng tham vọng được?) Ông ta vừa bắt đầu sống yên với thân phận thầy giáo làng dạy trẻ lớp Sơ Học và Đồng Ấu, thì có một buổi quan quân triều đình đi càn quét mấy vụ họp hành của các cha cố trong vùng. Petrus Ký được đồng bào trong làng báo động trước nên lẻn trốn và mò về Sàigòn tá túc ở nhà Giám Mục Lefebvre. Và chính giám mục Lefebvre này sau đó đã tìm “job” cho Petrus Ký làm thông ngôn cho quan ba hải quân Jauréguiberry. Quân Pháp lúc đó đã bắt đầu đánh chiếm nước Nam rồi chứ không đợi Petrus KEY mời mọc như NV viết. (Người đọc cũng không khỏi thắc mắc làm thế nào NV có thể biết quan Jauréguiberry nhận được thư của Petrus Key vào cuối tháng 3 năm 1859, từ một lá thư không đề ngày tháng, không chữ ký và cũng không có mộc đóng dấu ghi nhận “Received” như thời bây giờ). Sách lịch sử thường ghi Rigault de Genouilly đã chỉ huy, với sự trợ lực của quân Y Pha Nho (tức Tây Ban
Nha), bắn phá cửa Hàn hai lần, một lần năm 1843 và lần thứ hai năm 1858. Sàigòn thất thủ ngày 17 tháng 2 năm 1859 lúc Petrus Ký vừa về làng chưa biết gì tới mấy ông Quan Trên người Tây đó hết (!).
Điểm thứ hai, tác giả cho rằng thư đó là thư của Petrus Ký, nhưng không có đề ngày và lại ký tên là Petrus Key.
Thật lạ Nguyên Vũ có vẻ không có óc trinh thám – bởi ông có vẻ không để ý rằng khi người ta mới học cái gì mới, nhất là phong thói lịch sự Tây Phương thì người ta ưa cóp mấy cái hình thức trước khi chú trọng đến nội dung. Những ai đã qua ngưỡng cửa trung học ở Việt Nam cũng đều có thể nhớ rằng ở giờ học Việt văn các thầy cô thường giảng là khi bình luận một đoạn văn hay một bài văn, học sinh phải phân tích đoạn văn hay bài văn đó qua phần hình thức trước rồi mới đến nội dung. Petrus Ký, ngày nay ta nhìn lại chỉ mới đi du học phương xa về, tất nhiên phải viết thư rất thận trọng nhất là về hình thức – bởi nếu nội dung có dở cũng không sao chứ cú pháp hình thức mà sai thì người nhận thư có thể bỏ vào sọt rác! Nhất là đây là một loại thư xin việc hay tự giới thiệu mình trước khi nhận việc làm. Xin việc thì thời nào cũng vậy, phải viết cho trúng hình thức để gây ấn tượng người đọc. Viết cho trúng hình thức – có ngày tháng đàng hoàng. Tên cũng phải trúng nữa. Thời đó tên “cúng cơm” viết trúng rất quan trọng nhất là đó là résumé để xin việc làm thông ngôn. Thời đó cũng chưa được gọi tên hay đổi tên loạn xị như bây giờ, tỷ như tên Hiền biến thành Henry, tên Đạt biến thành David, Huyền là Helen, Mỹ là Monica, hoặc Nguyễn Cao Minh biến thành Wayne Minh (tên riêng biến thành họ và họ biến thành tên), v.v. Petrus Ký chỉ có tên rửa tội Jean Baptiste, tên “thêm sức” là Petrus và tên cha mẹ đặt Trương Vĩnh Ký mà thôi. Thành ra nếu Petrus Ký có biên thư hẹn ngày nhận việc hay xin việc chắc chắn ông ta sẽ rất cẩn thận biên tên mình cho thật đúng, y như mọi người xin việc ngày nay: Petrus Trương Vĩnh Ký, chứ không bao giờ là Petrus Key hết! Trong những bức thư Petrus Ký viết có đăng lại trong quyển sách tiểu sử Petrus Ký của Nguyễn Văn Trấn đều có đề ngày và ký tên (theo với hình thức) phía cuối thư là P. Trương Vĩnh Ký.
NV thêm vào 2 câu kế:
“…Jauréguiberry nhận định nội dung thư chẳng có gì đáng kể. Thực vậy, giống như Luật sư Trần Thanh Hiệp ghi nhận, văn chương trong thư tầm thường, tư tưởng hời hợt, nông cạn”.
Ông Jauréguiberry nhận định về thư Petrus Ký với ai? Ông ấy phê trên thư là “chẳng có gì đáng kể” à? Rõ thật tác giả có đầu óc tưởng tượng khá phong phú, nv xin giở mũ chào khâm phục! Lại còn giống như nhận xét của Luật Sư Trần Thanh Hiệp nữa. Câu nhận xét này theo cú pháp và lối hành văn hiện đại có thể gây rất nhiều hiểu lầm, và tai hại (làm cháy) cho người bạn quý vong niên của tác giả là luật sư Trần Thanh Hiệp. Trước hết nó gây hiểu lầm rằng nhận xét của Luật Sư Trần Thanh Hiệp “sâu sắc” bằng ông tây Jauréguiberry hoặc hai người đó, ông Jauréguiberry và ông Trần Thanh Hiệp, có trình độ nhận xét về con người, về lối hành văn trong thư từ bằng tiếng Tây giống nhau. Người này có trình độ tiếng Tây tương đương với người kia, và chắc hẳn vượt xa tiếng Tây của Petrus Key. Cũng chẳng có gì lạ, nv có thể chấp nhận điểm này và tin rằng cũng ít ai sẽ đem vấn đề này ra tranh cãi. Vấn đề NV quên nêu ra là authenticity (tính xác thực) của bức thư đó. Từ đầu đến đuôi NV vô tình quên đặt câu hỏi then chốt là bức thư đó có đích thực của Petrus Trương Vĩnh Ký hay của một tên lính kín nào đó mang tên hay mạo tên Petrus Key. Tức NV đã không hề chứng minh rằng Petrus Key và Petrus Ký tuy hai mà một. (Điểm này sẽ được đề cập trở lại trong phần 2). NV có vẻ chỉ đơn thuần chú ý đến cách viết Francais của bức thư trên. Theo thiển ý khi tìm tòi tài liệu sử người nghiên cứu phải hết sức thận trọng và phải đặt để công tác ch?ng minh tính xác thực của dữ kiện lên hàng đầu.
Với một dụng ý rất tốt NV đề cập đến tên tuổi luật sư Trần Thanh Hiệp, nhưng vô tình đã “làm cháy” ông Hiệp bởi ông Hiệp không phải là một sử gia chuyên nghiệp nhất là về ngành suy tra, để phân biệt cái gì thực cái gì giả trong tài liệu và dữ kiện, và đó mới là mấu chốt của vấn đề đối người nghiên cứu chuyên nghiệp. Trong nhiều trang trong quyển Paris Nguyên Vũ có tâm tình rằng NV bắt đầu học luật vào năm 1997. Theo dõi sự nghiệp của một nhà văn tên tuổi người ta được biết NV đã tốt nghiệp bằng Tiến Sĩ Luật tại đại học Houston vào năm 1999. Cả Nguyên Vũ lẫn luật sư Trần Thanh Hiệp do đó đều biết rõ rằng nhận xét của luật sư Hiệp nếu viết theo kiểu Nguyên Vũ, theo ngữ ngôn của ngành luật có thể được xem là hearsay (tức lời nói của người ngoài cuộc, “lời nghe nói”) khó được nhận làm chứng cớ trong phiên xử ở toà. Những nhận xét đó cũng không có liên hệ gì đến tố trạng đó hết. Ngoài ra bất cứ ai cũng đều có thể đồng ý rằng một bức thư đánh máy không đề ngày tháng, không chữ ký, rất khó được nhận làm bằng chứng ở một toà án nào cả, ngay cả thứ bằng chứng vòng ngoài, trừ phi đó là một thứ toà án ở một quốc gia nhược tiểu dưới một chính thể độc tài.
Nguyên Vũ tạm kết thúc đoạn viết về Petrus Ký ở trang 71 như sau:
“Dẫu vậy, giáo viên và học sinh trường Trương Vĩnh Ký Sài-gòn lên tới hàng chục ngàn, nếu không phải hàng trăm ngàn. Họ nghĩ gì? Họ sẽ trách ông Trương Vĩnh Ký đã viết lá thư ra mắt Trung tá Jauréguiberry, viên quan cai trị đầu tiên Sàigòn, trước khi nhận chức thông ngôn, hay trách tôi, người tìm thấy lá thư đầu tiên?”
Đoạn này cho người đọc thấy NV đã bắt chước “Việt cộng” gọi giáo sư trường Petrus Ký là giáo viên. Thực ra nói theo ngữ ngôn thật chính xác người ta nói chỉ có giáo viên trường Lê Hồng Phong và giáo sư trường Petrus Ký chứ không hề có giáo sư trường Lê Hồng Phong hay giáo viên trường Petrus Ký. Không biết các thầy cô và các đàn anh đàn em nghĩ gì về khám phá của NV, chứ riêng nv hoàn toàn không hề trách cứ gì NV hết. Nv còn thầm phục nữa là khác việc NV đã bỏ nhiều công sức, thì giờ và tiền bạc để đi Tây lo tham khảo và nghiên cứu về lịch sử, đóng góp vào kho tàng sử học còn thiếu sót của Việt Nam. NV chỉ thi hành công tác của chức năng sử gia của mình mà thôi. Và công tác đó thực ra chỉ mới bắt đầu, bởi nó thiếu thốn phần “luận chứng” mấu chốt chứng minh rằng Petrus Key và Petrus Ký tuy tên đánh vần khác nhau nhưng chỉ một người, và có phải Petrus Trương Vĩnh Ký đã thực sự viết lá thư đó hay không.
Quyển “Paris Xuân 96” (từ đây trở đi xin gọi tắt là quyển “Paris” hay “Paris”) là một quyển sách “tâm bút” về sự kiện lịch sử mà tác giả đã tìm tòi ra được trong mùa xuân 1996 tại các thư viện và văn khố lớn ở Pháp. “Paris” được tác giả minh định là một quyển tâm bút, nên đã xuyên qua một số đề tài khác biệt và rất rộng kéo từ thời Tây sang đánh Việt Nam cho đến 1975. Điểm liên hệ chính đến bài này là những nhận xét Nguyên Vũ đã dành cho cuộc đời và sự nghiệp của Petrus Ký – trang 67 đến 74.
Trang 68 Nguyên Vũ (từ đây xin viết tắt NV) viết:
“Ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), theo tiểu sử chính thức, người làng Vĩnh Thành, huyện Tân-minh, tỉnh Bến Tre. Con ông Trương Chánh Thi. Mồ côi cha từ năm 1840, cậu bé Trương vĩnh Ký được mẹ bán cho một giáo sĩ Pháp làm con nuôi. Năm 1847, giáo sĩ này gửi cậu bé Petrus thông minh đĩnh ngộ qua học ở Pinhalu, Cao Miên.”
Có cái gì không ổn khi NV viết đoạn đầu tóm tắt về tiểu sử Petrus Ký như trên? Thứ nhất không lẽ tác giả không có điều nghiên tư liệu viết bằng tiếng Việt về tiểu sử Petrus Ký hay sao mà ông không viết đến nghề nghiệp thân phụ của Petrus Ký? Vô đoạn đầu, tác giả đã có vẻ viết hơi thiếu vô tư rồi. Xin ghi lại ở đây thân phụ của Petrus Ký, ông Trương Chánh Thi là võ quan mang chức lãnh binh thuộc hai trào Minh Mạng và Thiệu Trị. Trước khi Trương Chánh Thi mất, ông lãnh mạng triều đình làm sứ thần bên cạnh vua Cao Miên, đóng quân ở phụ cận Nam Vang. Và ông Thi qua đời tại Nam Vang, lúc Petrus Ký vừa lên ba tuổi. Thứ hai, NV cũng có lối viết sử khá “sexist” (tức chỉ để ý đến phái nam mà không đá động gì đến phái nữ) phù hợp với thời xa xưa, trước thập kỷ 60: Không biên ra danh tánh của bà mẹ Petrus Ký, mà nhiều sách vở đã ghi lại, bà Nguyễn Thị Châu.
Thế tại sao NV lại cố tình gạt ra ngoài dữ kiện huyết thống đó mà có thể rất nhiều độc giả hiếu kỳ muốn biết? Đó có lẽ vì tác giả muốn gán ghép việc Nguyễn Thị Châu “bán” Petrus Ký cho một ông giáo sĩ làm con nuôi. Nếu viết Petrus Ký là con trai út của ông lãnh binh từng làm sứ thần ở xứ Chùa Tháp thì dùng động từ “bán” không đư?c. Bởi một bà goá phụ của một vị sứ thần mới đôi ba năm thì làm gì túng bẩn đến nỗi phải đem con ra bán (!). Nhất là bà mẹ lại là người “Nam kỳ” đâu có dễ bị đói rét không đủ tiền nuôi con mà phải “bán”. Tác giả đã cố tình hay vô ý gạt ra ngoài dữ kiện thiết yếu thân sinh của Petrus Ký làm lãnh binh và tên họ mẹ của ông để dễ dàng đưa độc giả đến một phỏng đoán là cha của Petrus Ký chắc là người nông dân lam lũ hoặc một tá điền vô danh nào đó và mẹ của ông chắc thuộc giới buôn thúng bán bưng. Cũng có thể trong lối viết thể văn tâm bút mới, tác giả muốn thêm mắm dậm muối vào tiểu sử Petrus Ký một chút ít mùi vị “giai cấp” cho vui vui.
Theo mấy quyển sách tiếng Việt, bà cụ Châu vào một ngày nào đó trong năm 1846 được một cha cố người An Nam tên Cố Tám ghé thăm. Cố Tám vào nhiều năm trước có mang ơn của lãnh binh Trương Chánh Thi đã che chở giúp cố thoát được một cuộc vây bắt của quân lính triều đình đàn áp tôn giáo. Ông Cố Tám lúc đó muốn đền ơn cố nhân bằng cách nhận nuôi dưỡng và lo cho Petrus Ký ăn học. Cố Tám mới dẫn Petrus Ký về giáo đường dạy dỗ kinh thư và chữ quốc ngữ lúc đó mới bắt đầu phát triển. Về sau, khi Cố Tám về cõi Chúa, Petrus Ký mới được một linh mục người Pháp, có tên Việt là cố Long, trông nom.
Tác giả viết tiếp:
“Bốn năm sau, 1851, Petrus được du học ở Penang, với triển vọng thành một thứ thày kẻ giảng tức phụ tá hay thông ngôn bản xứ của các giáo sĩ Pháp. Không rõ Petrus đã tốt nghiệp đại chủng viện hay chưa.”
Nêu lên nghi vấn không biết Petrus Ký có học nổi chương trình học bằng tiếng ngoại quốc hay không, tác giả có lẽ muốn bày tỏ nỗi băn khoăn của rất nhiều người đối với sự liên hệ giữa thành công trong việc học vấn và thành công trên trường đời. Điểm này chứng tỏ sự thành thật và tâm sự chính đáng của tác giả. Xin miễn bàn. Chỉ xin được góp ý lịch sử tự cổ chí kim vẫn cho thấy có nhiều người không có được tốt nghiệp khoa bảng gì hết nhưng đều thành công lẫy lừng trên nhiều lãnh vực. Hiện đại có Bill Gates người giàu nhất nhân loại đã từng bị đuổi ra khỏi đại học Harvard vì cứ thi hỏng hoài. Ở Việt Nam có những nhà nghiên cứu lừng danh như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Đăng Thục, Lê Ngọc Trụ, v.v. không có một bằng cấp lận lưng về chính các lãnh yực mà các vị ấy được nổi tiếng. Ở Trung quốc Kim Dung chỉ tốt nghiệp về ngành luật nhưng lại trở thành một đại văn hào về tiểu thuyết kiếm hiệp.
Theo các sách tiếng Việt, thời gian du học của Petrus Ký tại Penang là 8 năm. Chương trình học gồm cả thần học, triết học, tiếng Hy Lạp, tiếng Anh và nhất là tiếng La Tinh. Trong một kỳ thi luận văn bằng tiếng Latin, Petrus Ký đoạt hạng nhất và được quan Toàn Quyền Anh ở Singapore thưởng 100 đồng. Thiết tưởng một người đoạt giải thưởng hạng nhất quốc tế tại một chủng viện chứa 300 học viên Âu Á đã chứng tỏ được khả năng học vấn của mình rồi. Việc trở về nước với mảnh văn bằng hay với tay không sau 8 năm du học trở nên không quan trọng. Quan trọng hay không là những đóng góp gì Petrus Ký đã dành cho quê hương và dân tộc của ông ta.
Qua trang 69, NV viết:
“Từ ngày 12/4/1886 ông được theo Paul Bert ra Huế, làm việc trong Viện Cơ Mật. Vì triều đình Huế chưa có những người hợp tác “tinh thành với Đại Pháp” như Petrus Ký mong muốn, thời gian ngắn ngủi tại kinh đô nhà Nguyễn để lại những kỷ niệm đáng buồn.
Viện Cơ Mật Huế hơn một lần yêu cầu Pháp đừng gửi ra Huế những “quan thông ngôn” như Petrus Ký, hay Diệp Văn Cương, Lê Duy Hinh, v.v. nữa.”
Viện Cơ Mật Huế đã hơn một lần yêu cầu Pháp đừng gửi ra Huế những “quan thông ngôn” như Petrus Ký, hay Diệp Văn Cương, Lê Duy Hinh, v.v. nữa? Yêu cầu bằng văn thư, hoặc bằng điện thoại bằng fax, hay bằng email? Không thấy tác giả trưng bày chứng cớ gì hết.
Xin phép tóm tắt những gì sách vở tiếng Việt ghi lại về những chuyến đi Huế của Petrus Ký. Trong chuyến đi Tây tháp tùng phái đoàn Phan Thanh Giản để thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Nam Gia Định, Biên Hoà và Định Tường vào năm 1883, Petrus Ký được
dịp làm bạn với nhiều học giả Pháp kể cả Victor Hugo, Ernest Renan, nhưng đáng kể nhất là Paul Bert. Paul Bert là một bác sĩ y khoa và tiến sĩ khoa học, giáo sư tại đại học Bordeaux. Vào tháng Giêng năm 1886 Paul Bert được đề cử làm toàn quyền xứ An Nam và Bắc Kỳ. Đến Sàigòn, Paul Bert tới thăm gia đình Petrus Ký và thiết chặt tình bằng hữu sau đôi ba năm liên lạc bằng thư từ với nhau. Trong chuyến ra Huế năm đó Paul Bert rủ Petrus Ký đi cùng để dễ ăn dễ nói với vua Đồng Khánh. Sau đó Paul Bert đi luôn ra Bắc và Petrus Ký ở lại Huế.
Vua Đồng Khánh đã có ấn tượng rất tốt với khả năng và tinh thần phò tá triều đình của Petrus Ký mới ngỏ ý mời Petrus Ký “tham chánh”. Song Petrus Ký từ chối và chỉ xin lãnh chức “Cơ Mật viện Tham tá đặng phò Hoàng Thượng tiến hành điều độ sự nghị”. (Cơ Mật Viện nói theo ngôn ngữ thời bây giờ là Hội Đồng An Ninh Quốc Gia bao gồm 4 đại thần thuộc hàng Chánh nhất Phẩm có nhiệm vụ cố vấn cho nhà vua). Lúc đó phe Tây bắt đầu có những hành vi phá bỉnh và lũng đoạn những hoạt động của Petrus Ký. Quan Hiệp Lý Villard ở Sài Gòn nhân chuyến du hành ra Huế của Petrus Ký tự động ký nghị định cho ông nghỉ ba tháng không lương. Rồi sau này khi Paul Bert chết tại Hànội (ngày 11/11/1886), người thay thế tạm thời của ông là Công sứ Bắc kỳ P. Vial tiếp tục trù Petrus Ký và giảm lương để dùng áp lực đưa ông về hưu. Thật ra Petrus Ký ở Huế không lâu vì đến khoảng thượng tuần tháng 7 năm 1886, có lẽ thấy cái “job” của mình – dù dưới mục đích tốt đẹp đề huề gì chăng nữa – rất khó khăn, gây nhiều “stress” và bệnh hoạn, Petrus Ký từ chức trở về Sàigòn trong sự bịn rịn của vua Đồng Khánh. Bằng chứng, vua Đồng Khánh có làm thơ bằng chữ nho tống tiễn Petrus Ký và bản dịch bài thơ này của Huyền Mặc đạo nhân được đăng trong đặc san Đồng Nai 1933. Sau đó khoảng cuối tháng 9, Petrus Ký được vua Đồng Khánh “điều ra” Huế một lần nữa để tham khảo ý kiến trong việc đối phó với nước “Đại Pháp”, trước khi trở về Sài gòn hưu trí vĩnh viễn.
Đoạn kế tiếp của quyển Paris đưa ra thêm một dữ kiện sai lầm to tát, chứng tỏ việc viết lịch sử của một tiến sĩ sử học đã bị ảnh hưởng nặng nề của ngòi bút một nhà văn tên tuổi:
“Để tưởng nhớ công đức với tân trào, từ năm 1946, chính phủ Nam Kỳ tự trị của Y sĩ Nguyễn Văn Thinh lấy tên Petrus Ký đặt cho trường trung học bản xứ lớn nhất Sàigòn.”
Theo tất cả các tài liệu, văn bản, sách vở về lịch sử có sẵn ở tại Việt Nam hoặc ở bên ngoài VN, trường Petrus Trương Vĩnh Ký chính thức mang tên người có công phát triển chữ quốc ngữ bắt đầu từ niên học 1929-1930. Trước đó trường này mang tên là Collège de Cochinchine. Điều này đã được Trần Văn Lắm, cựu Chủ Tịch Thượng Viện VNCH, lúc còn sinh thời xác nhận với các anh em cựu học sinh trường Petrus Ký, cũng như đã được ghi nhận trong các quyển hồi ký của Trần Văn Khê. Năm sinh của Trường trung học Petrus Ký là 1929 chứ không phải 1946 dưới thời ông Thinh. Vào năm 1946, không ai còn gọi thời Pháp thuộc “tân” trào nữa, nó đã cũ mèm và bắt đầu vào giai đoạn suy thoái và kết liễu! Sự kiện lịch sử rõ ràng như vậy lẽ nào tác giả lại sơ suất trong lúc thu thập tài liệu để viết quyển Paris? Nhưng nếu lầm lộn tại sao tác giả lại lồng tên trường vào thời ông Thinh? Có dụng ý nào đó chăng?
Quyển Paris viết tiếp:
“Người ta xưng tụng ông Petrus Ký là nhà bác học, thông thạo tới … 26 thứ tiếng (một điều bất khả, theo những nghiên cứu về ngôn ngữ hiện nay), v.v.”
Những nghiên cứu về ngôn ngữ nào sao không thấy tác giả trích dẫn? Theo như tài liệu người viết (từ đây xin viết tắt nv) đọc được, người đầu tiên viết Petrus Ký thông thạo 26 thứ tiếng là một ông Tây tên là Pierre Vieillard. Chính Nguyễn Văn Trấn trong quyển tiểu sử về Petrus Ký cũng chỉ viết Petrus Ký trong lúc ở Nam Vang học hành chung đụng với các học trò từ Cao Miên, Lào, Thái, Tàu nên thu nhập được tiếng nói thôi chứ chưa chắc đã thông thạo chữ viết. Tương tự trong 8 năm ở Penang, Petrus Ký cũng có lẽ học được tiếng Mã Lai hoặc tiếng Indonesia và một số tiếng nữa cũng qua sự chung đụng với trên dưới 300 học sinh từ nhiều nước khác trên thế giới sang đó du học. Những ngôn ngữ Petrus Ký thông thạo theo thiển ý có thể liệt kê như sau: Chữ quốc ngữ, chữ Nôm, chữ Nho, tiếng Tây, tiếng Latin, tiếng Tây Ban Nha (trong chuyến đi Tây với cụ Phan Thanh Giản, Petrus Ký có ghé Tây Ban Nha và được Nữ Hoàng Isabelle xứ này trao tặng huân chương), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Mã Lai, và có lẽ một chút ít tiếng Nhật. Cộng với những thứ tiếng ông chỉ biết nói và viết sơ sơ nếu không đến 26 thì cũng tròn trèm 16. Đầy đủ thẩm quyền để góp công phát triển chữ quốc ngữ còn đang trong thời kỳ phôi thai và theo với đóng góp, đã được vinh danh 1 trong 18 nhà bác học trên thế giới vào thời đó.
Paris viết tiếp:
“Thực ra, trên phương diện văn hoá và tinh thần quốc gia, ông Petrus Ký khó so sánh được với những nhân tài miền Nam như cụ Võ Trường Toản, hay những anh hùng vị quốc vong thân như Trương Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, v.v.”
Tôn trọng ý kiến riêng của tác giả chúng ta nên miễn bàn đến việc so sánh này nhưng chỉ nên bàn đến cái ethos (theo NV trong Paris) tức bản chất của đối tượng so sánh. Nv xin thú thật rất đỗi ngạc nhiên khi thấy NV đã so sánh một thư sinh chân yếu tay mềm, trói gà không chặc với một tướng lãnh trong việc chống đuổi ngoại xâm. Nó chẳng khác nào người ta so sánh cành hoa đào với súng đại bác. So sánh người mẫu Cindy Crawford với tướng Colin Powell. So sánh tướng Võ Nguyên Giáp với nhà văn Dương Thu Hương. Tướng De Gaulle với đào Brigitte Bardot. Điếu xi gà của tổng thống Clinton với cây thiết bảng của Tề Thiên Đại Thánh.
NV viết tiếp:
“Một nước Việt Nam độc lập thực sự phải dành việc vinh danh các vĩ nhân bằng cách đặt tên họ cho các trường học lớn. Công lao của ông Petrus Ký so với những Võ Trường Toản hay Quang Trung Nguyễn Huệ, thiết tưởng chẳng cần thêm một lời bàn.”
Không hiểu tác giả muốn nói cái gì ở đây. Ở Mỹ Tho có trường Nguyễn Đình Chiểu, ở Sàigòn đã có trường Võ Trường Toản ở gần Sở Thú, và hình như đâu đó có trường Thủ Khoa Huân rồi. Hay là tác giả muốn xin đổi tên trường Chu Văn An (trường mà tác giả được học vào một hai năm cuối) thành trường Quang Trung chăng? Có một điểm đáng để ý, tác giả hình như vẫn còn mang phong tác của một ông “nhà binh” vì không thấy tác giả đề nghị đổi tên các trường để vinh danh những nhà văn hào như Nguyễn Du, Tú Xương, Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Chú, Bà Huyện Thanh Quan, v.v. để học sinh có thể noi gương hiếu học hầu bảo vệ văn hoá của tổ tiên để lại. “Thiết tưởng” tên những nhà quân sự chỉ nên để vào các trường quân sự như người ta đã làm: Trung tâm huấn luyện quân sự Quang Trung, tác giả đã quên rồi sao?
Bây giờ xin trở lại trang 67 của quyển Paris:
“Xúc động và ngỡ ngàng nhất là lá thư không đề ngày của Petrus Key – một loại “thày kẻ giảng” được các giáo sĩ Pháp giới thiệu vào thông ngôn đoàn của đạo quân viễn chinh Pháp-Espania. Thư đến tay Jauréguiberry cuối tháng 3/1859. Trong thư, Petrus Key –
tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này – nhân danh khối giáo dân Ki-Tô Việt Nam, khẩn nài quân Pháp hãy chiếm ngay miền Nam, lật đổ chính quyền nhà Nguyễn hầu cứu vớt giáo dân khỏi tay bạo chúa. Cậu thanh niên 22 tuổi đời, mới rời khỏi tu viện Penang,
ca tụng Grand Chef (Đại Nguyên Soái hay ông Chủ Lớn) Rigault de Genouilly (hoặc Jauréguiberry) như Samson, Moise hay Jacob đã ‘được Thượng đế gửi tới gi?i thoát giáo dân Việt Nam’.
Nhận xét về lá thư của cậu thanh niên sôi bỏng tham vọng, tự xưng làm ‘kẻ đầy tớ hèn mọn và vô dụng’ Petrus Key, Jauréguiberry nhận định nội dung thư chẳng có gì đáng kể. Thực vậy, giống như Luật sư Trần Thanh Hiệp ghi nhận, văn chương trong thư tầm thường, tư tưởng hời hợt, nông cạn”.
Qua đoạn văn này NV đã kết tội Petrus Ký bằng hai lẽ: Thứ nhất Petrus Ký chính là Petrus Key (hoàn toàn không có chứng minh, và sẽ được bàn rộng hơn ở phần 2), và thứ hai, Petrus Key không có yêu nước gì hết, nếu không nói đã mù quáng với tham vọng và nối giáo cho giặc Pháp xâm chiếm Việt Nam.
Trước hết xin mạn phép góp ý tổng quát về lịch sử và lòng yêu nước. Lịch sử theo thiển ý thường lấy đối tượng là lòng yêu nước. Lòng yêu nước thường được khơi động bởi ý niệm quốc gia. Yêu nước mình thường thường lại không đồng thuận nếu không nói chống lại tình yêu nước của người nước khác và đôi khi cũng nằm trong thế đối nghịch với người yêu nước cũng cùng chung dân tộc nòi giống với mình. Yêu nước và yêu địa phương do ý niệm quốc gia khơi động thường đưa đến mâu thuẫn với tình liên đới nhân loại, tình nhân bản. Rất khó mà đặt một tiêu chuẩn tuyệt đối, phổ quát hay vĩnh cửu cho tình yêu nước, bởi “quốc gia” vừa là một thực thể, nhưng cũng vừa là một ý niệm hết sức trừu tượng mơ hồ do ở chỗ ý niệm này chỉ được thể hiện bằng chính quyền, do một nhóm người cầm quyền trong tay.
Theo sách vở tàng trữ tại các văn khố ở Sàigòn Petrus Ký rời trường Penang vào khoảng đầu năm 1859. Ông hồi hương và về thẳng tới Cái Mơn, để tang cho Mẹ, rồi sáng làm việc nhà thờ chiều làm thầy giáo làng ở trường Cái Nhum. (Lói sống như vậy không thể gọi đầy sôi bỏng tham vọng được?) Ông ta vừa bắt đầu sống yên với thân phận thầy giáo làng dạy trẻ lớp Sơ Học và Đồng Ấu, thì có một buổi quan quân triều đình đi càn quét mấy vụ họp hành của các cha cố trong vùng. Petrus Ký được đồng bào trong làng báo động trước nên lẻn trốn và mò về Sàigòn tá túc ở nhà Giám Mục Lefebvre. Và chính giám mục Lefebvre này sau đó đã tìm “job” cho Petrus Ký làm thông ngôn cho quan ba hải quân Jauréguiberry. Quân Pháp lúc đó đã bắt đầu đánh chiếm nước Nam rồi chứ không đợi Petrus KEY mời mọc như NV viết. (Người đọc cũng không khỏi thắc mắc làm thế nào NV có thể biết quan Jauréguiberry nhận được thư của Petrus Key vào cuối tháng 3 năm 1859, từ một lá thư không đề ngày tháng, không chữ ký và cũng không có mộc đóng dấu ghi nhận “Received” như thời bây giờ). Sách lịch sử thường ghi Rigault de Genouilly đã chỉ huy, với sự trợ lực của quân Y Pha Nho (tức Tây Ban
Nha), bắn phá cửa Hàn hai lần, một lần năm 1843 và lần thứ hai năm 1858. Sàigòn thất thủ ngày 17 tháng 2 năm 1859 lúc Petrus Ký vừa về làng chưa biết gì tới mấy ông Quan Trên người Tây đó hết (!).
Điểm thứ hai, tác giả cho rằng thư đó là thư của Petrus Ký, nhưng không có đề ngày và lại ký tên là Petrus Key.
Thật lạ Nguyên Vũ có vẻ không có óc trinh thám – bởi ông có vẻ không để ý rằng khi người ta mới học cái gì mới, nhất là phong thói lịch sự Tây Phương thì người ta ưa cóp mấy cái hình thức trước khi chú trọng đến nội dung. Những ai đã qua ngưỡng cửa trung học ở Việt Nam cũng đều có thể nhớ rằng ở giờ học Việt văn các thầy cô thường giảng là khi bình luận một đoạn văn hay một bài văn, học sinh phải phân tích đoạn văn hay bài văn đó qua phần hình thức trước rồi mới đến nội dung. Petrus Ký, ngày nay ta nhìn lại chỉ mới đi du học phương xa về, tất nhiên phải viết thư rất thận trọng nhất là về hình thức – bởi nếu nội dung có dở cũng không sao chứ cú pháp hình thức mà sai thì người nhận thư có thể bỏ vào sọt rác! Nhất là đây là một loại thư xin việc hay tự giới thiệu mình trước khi nhận việc làm. Xin việc thì thời nào cũng vậy, phải viết cho trúng hình thức để gây ấn tượng người đọc. Viết cho trúng hình thức – có ngày tháng đàng hoàng. Tên cũng phải trúng nữa. Thời đó tên “cúng cơm” viết trúng rất quan trọng nhất là đó là résumé để xin việc làm thông ngôn. Thời đó cũng chưa được gọi tên hay đổi tên loạn xị như bây giờ, tỷ như tên Hiền biến thành Henry, tên Đạt biến thành David, Huyền là Helen, Mỹ là Monica, hoặc Nguyễn Cao Minh biến thành Wayne Minh (tên riêng biến thành họ và họ biến thành tên), v.v. Petrus Ký chỉ có tên rửa tội Jean Baptiste, tên “thêm sức” là Petrus và tên cha mẹ đặt Trương Vĩnh Ký mà thôi. Thành ra nếu Petrus Ký có biên thư hẹn ngày nhận việc hay xin việc chắc chắn ông ta sẽ rất cẩn thận biên tên mình cho thật đúng, y như mọi người xin việc ngày nay: Petrus Trương Vĩnh Ký, chứ không bao giờ là Petrus Key hết! Trong những bức thư Petrus Ký viết có đăng lại trong quyển sách tiểu sử Petrus Ký của Nguyễn Văn Trấn đều có đề ngày và ký tên (theo với hình thức) phía cuối thư là P. Trương Vĩnh Ký.
NV thêm vào 2 câu kế:
“…Jauréguiberry nhận định nội dung thư chẳng có gì đáng kể. Thực vậy, giống như Luật sư Trần Thanh Hiệp ghi nhận, văn chương trong thư tầm thường, tư tưởng hời hợt, nông cạn”.
Ông Jauréguiberry nhận định về thư Petrus Ký với ai? Ông ấy phê trên thư là “chẳng có gì đáng kể” à? Rõ thật tác giả có đầu óc tưởng tượng khá phong phú, nv xin giở mũ chào khâm phục! Lại còn giống như nhận xét của Luật Sư Trần Thanh Hiệp nữa. Câu nhận xét này theo cú pháp và lối hành văn hiện đại có thể gây rất nhiều hiểu lầm, và tai hại (làm cháy) cho người bạn quý vong niên của tác giả là luật sư Trần Thanh Hiệp. Trước hết nó gây hiểu lầm rằng nhận xét của Luật Sư Trần Thanh Hiệp “sâu sắc” bằng ông tây Jauréguiberry hoặc hai người đó, ông Jauréguiberry và ông Trần Thanh Hiệp, có trình độ nhận xét về con người, về lối hành văn trong thư từ bằng tiếng Tây giống nhau. Người này có trình độ tiếng Tây tương đương với người kia, và chắc hẳn vượt xa tiếng Tây của Petrus Key. Cũng chẳng có gì lạ, nv có thể chấp nhận điểm này và tin rằng cũng ít ai sẽ đem vấn đề này ra tranh cãi. Vấn đề NV quên nêu ra là authenticity (tính xác thực) của bức thư đó. Từ đầu đến đuôi NV vô tình quên đặt câu hỏi then chốt là bức thư đó có đích thực của Petrus Trương Vĩnh Ký hay của một tên lính kín nào đó mang tên hay mạo tên Petrus Key. Tức NV đã không hề chứng minh rằng Petrus Key và Petrus Ký tuy hai mà một. (Điểm này sẽ được đề cập trở lại trong phần 2). NV có vẻ chỉ đơn thuần chú ý đến cách viết Francais của bức thư trên. Theo thiển ý khi tìm tòi tài liệu sử người nghiên cứu phải hết sức thận trọng và phải đặt để công tác ch?ng minh tính xác thực của dữ kiện lên hàng đầu.
Với một dụng ý rất tốt NV đề cập đến tên tuổi luật sư Trần Thanh Hiệp, nhưng vô tình đã “làm cháy” ông Hiệp bởi ông Hiệp không phải là một sử gia chuyên nghiệp nhất là về ngành suy tra, để phân biệt cái gì thực cái gì giả trong tài liệu và dữ kiện, và đó mới là mấu chốt của vấn đề đối người nghiên cứu chuyên nghiệp. Trong nhiều trang trong quyển Paris Nguyên Vũ có tâm tình rằng NV bắt đầu học luật vào năm 1997. Theo dõi sự nghiệp của một nhà văn tên tuổi người ta được biết NV đã tốt nghiệp bằng Tiến Sĩ Luật tại đại học Houston vào năm 1999. Cả Nguyên Vũ lẫn luật sư Trần Thanh Hiệp do đó đều biết rõ rằng nhận xét của luật sư Hiệp nếu viết theo kiểu Nguyên Vũ, theo ngữ ngôn của ngành luật có thể được xem là hearsay (tức lời nói của người ngoài cuộc, “lời nghe nói”) khó được nhận làm chứng cớ trong phiên xử ở toà. Những nhận xét đó cũng không có liên hệ gì đến tố trạng đó hết. Ngoài ra bất cứ ai cũng đều có thể đồng ý rằng một bức thư đánh máy không đề ngày tháng, không chữ ký, rất khó được nhận làm bằng chứng ở một toà án nào cả, ngay cả thứ bằng chứng vòng ngoài, trừ phi đó là một thứ toà án ở một quốc gia nhược tiểu dưới một chính thể độc tài.
Nguyên Vũ tạm kết thúc đoạn viết về Petrus Ký ở trang 71 như sau:
“Dẫu vậy, giáo viên và học sinh trường Trương Vĩnh Ký Sài-gòn lên tới hàng chục ngàn, nếu không phải hàng trăm ngàn. Họ nghĩ gì? Họ sẽ trách ông Trương Vĩnh Ký đã viết lá thư ra mắt Trung tá Jauréguiberry, viên quan cai trị đầu tiên Sàigòn, trước khi nhận chức thông ngôn, hay trách tôi, người tìm thấy lá thư đầu tiên?”
Đoạn này cho người đọc thấy NV đã bắt chước “Việt cộng” gọi giáo sư trường Petrus Ký là giáo viên. Thực ra nói theo ngữ ngôn thật chính xác người ta nói chỉ có giáo viên trường Lê Hồng Phong và giáo sư trường Petrus Ký chứ không hề có giáo sư trường Lê Hồng Phong hay giáo viên trường Petrus Ký. Không biết các thầy cô và các đàn anh đàn em nghĩ gì về khám phá của NV, chứ riêng nv hoàn toàn không hề trách cứ gì NV hết. Nv còn thầm phục nữa là khác việc NV đã bỏ nhiều công sức, thì giờ và tiền bạc để đi Tây lo tham khảo và nghiên cứu về lịch sử, đóng góp vào kho tàng sử học còn thiếu sót của Việt Nam. NV chỉ thi hành công tác của chức năng sử gia của mình mà thôi. Và công tác đó thực ra chỉ mới bắt đầu, bởi nó thiếu thốn phần “luận chứng” mấu chốt chứng minh rằng Petrus Key và Petrus Ký tuy tên đánh vần khác nhau nhưng chỉ một người, và có phải Petrus Trương Vĩnh Ký đã thực sự viết lá thư đó hay không.
2. Lá thư Petrus Key và việc chứng minh tính xác thực của dữ kiện
Trước khi thử khảo sát việc chứng minh lá thư NV tìm ra là của chính Petrus Key hay Petrus Key có thật hay không, hoặc Petrus Key và Petrus Ký tuy hai mà một, người viết xin kể lại một chuyện “ao thả vịt” động trời ở Tây Phương.
Đó là chuyện nhật ký của Hitler. Lúc đó vào khoảng cuối thập niên 1970. Một người nghiên cứu lịch sử nào đó tuyên bố rằng ông ta mới tìm ra được nhật ký của Hitler. Thế là những tờ báo lớn cử đại diện đến thương lượng với nhà sử học đó để xin mua lại bản quyền đăng báo và phổ biến cho các tờ báo lớn trên khắp thế giới. Hình như cuối cùng tờ báo lớn của Đức Stern (ngôi sao) mua lại được bản quyền thì phải, với giá khoảng hơn 10 triệu đô-la. Lâu năm nv không nhớ rõ mọi sự việc, nhưng hình như các báo lớn trên thế giới bắt đầu đăng tải quyển nhật ký “của Hitler” đó được một hai kỳ thì có một vài nhà nghiên cứu có thẩm quyền chứng minh rằng đó chỉ một thứ “vịt bịp” (hoax) chứ không phải nhật ký thật của Hitler gì hết. Tờ báo bị hố một vố khá nặng. Sự thật có lẽ người hùng của Đức quốc xã ngày đêm mãi lo chỉ huy hành quân tàn sát dân Do Thái và du dương với bà Eva nên chắc không có dư thì giờ để viết nhật ký.
Trong sinh hoạt nghề nghiệp của giới khoa bảng và nghiên cứu, cái thước để đo lường khả năng chuyên môn của những nhà nghiên cứu là những bài báo hoặc sách xuất bản đã được “duyệt chuẩn” (refereed) bởi những “bậc sư” trong ngành chuyên môn đó. Việc vinh thăng chức vụ ở đại học (từ phó giáo sư lên giáo sư chẳng hạn) cũng thông thường dựa trên những bài báo có chất lượng xuất bản ở những tạp chí khoa học hay văn khoa, sử học, kinh tế, v.v. có tầm vóc. Rất nhiều tạp chí mỗi khi nhận bài để đăng lên báo đòi hỏi bài xin dự đăng phải được duyệt chuẩn bởi ba vị có đầy đủ thẩm quyền trong ngành chuyên môn đó. Thành ra khi bài nghiên cứu của mình được nhận đăng như một refereed publication (bài báo được duyệt chuẩn), người nghiên cứu thường thấy hãnh diện vì công trình nghiên cứu đã được đền đáp xứng đáng và sung sướng bởi sự nghiệp đang trên đường thăng tiến đi lên. Điều này vẫn chưa có nghĩa rằng những phát minh hay những kết luận đăng trong bài sẽ đạt được giá trị chân lý vĩnh cửu, nhất là đối với những ngành thuộc khoa học nhân văn như sử học chẳng hạn. Rất tiếc ngày nay trong khi tại các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, Phi Luật Tân, Inđô, Hongkong, v.v. giới nghiên cứu đã làm quen với sinh hoạt viết những bài nghiên cứu đăng báo có duyệt chuẩn, thì hình như tại Việt Nam và nhất là trong cộng đồng di tản Việt bên ngoài VN, sinh hoạt viết báo có duyệt chuẩn vẫn hãy còn xa lạ với giới nghiên cứu chứ đừng nói đến người đọc. Trên khía cạnh này nv xin ghi nhận tìm tòi của tác giả về lá thư Petrus Key chưa hề được thử lửa với các báo nghiên cứu chuyên môn có tầm vóc mà chỉ được đăng tải qua hai quyển tâm bút do chính nhà xuất bản Văn Hoá của tác giả xuất bản mà thôi. Dù vậy, nv cũng để ý tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu cũng đã có một bài báo đăng trên Journal of Asian Studies có duyệt chuẩn đàng hoàng, nhưng về một đề tài khác biệt.
Thuở sinh viên nv có dịp đi làm thêm ở một thư viện công cộng tại Tân Tây Lan. Công việc bán thời gian ở đó bao gồm việc lục ra sách báo hay tài liệu và đưa ra cho khách theo như yêu cầu ở quầy hàng. Điểm nhận xét quan trọng liên hệ đến vấn đề nòng cốt của bài là bất cứ tại thư viện nào trên thế giới – người xin mượn tài liệu nghiên cứu tại thư viện đều có thể “nhét” vào, hoặc để quên trong chồng tài liệu hay hồ sơ đó một tấm giấy lộn hay đã được soạn sẵn, xong rồi hoàn trả lại quầy hàng của thư viện mà người trông coi quầy hàng không hề hay biết gì hết. Việc đó rất dễ hiểu bởi người coi quầy hàng và những người có công soạn ra chồng tài liệu hay hồ sơ đó là những người khác nhau. Rất thông thường những người đúc kết ra những hồ sơ tài liệu đó hiện đã ra người thiên cổ hay đã về hưu rồi. Thí dụ ngay như bây giờ ai đó làm một bức thư giả mạo của một nhân vật lịch sử nào đó – xong rồi phơi xấy cho nó cũ kỹ ra, rồi đi qua Luân Đôn, vào thư viện trường nào nổi tiếng ở Anh quốc, mượn chồng hồ sơ chưá sử liệu liên hệ đến nhân vật đó, kiếm một bàn trống nhìn ra ngoài để được ngắm cảnh vật thơ mộng. Đọc qua hồ sơ đó. Trước khi trả lại hồ sơ, nhét tờ giấy lộn đó vào. Chắc chắn 5, 10 năm sau hay thế kỷ sau thế nào cũng có người đến nghiên cứu và suy tra về bức thư giả mạo đó. Presto.
Thế muốn chứng minh lá thư Petrus Key đó chính thật của Petrus Trương Vĩnh Ký – một điểm NV hoàn toàn chấp nhận rồi có vẻ bắt độc giả hay những người thích công kích Petrus Ký cũng chấp nhận theo – ta phải làm thế nào.
Theo thiển ý, trước hết ta thử tìm tòi qua văn phong của NV:
“Xúc động và ngỡ ngàng nhất là lá thư không đề ngày của Petrus Key – một loại “thày kẻ giảng” được các giáo sĩ Pháp giới thiệu vào thông ngôn đoàn của đạo quân viễn chinh Pháp-Espania. Thư đến tay Jauréguiberry cuối tháng 3/1859. Trong thư, Petrus Key –
tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này”
Gạt ra ngoài một hai điểm có thể hơi sai trật như “một loại thày kẻ giảng”, “được CÁC giáo sĩ Pháp”, ta nên tập trung vào điểm then chốt: “Petrus Key – tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này”. Có cái gì lấn cấn trong mệnh đề ngắn ngủi đó: “Petrus Key – tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này” hay không? Ta thử xem cho kỹ mệnh đề đó tương đương với những hiện tượng lô-gích nào? Nó tương đương với lô-gích cơ bản nhất, và đó là sự suy đoán. Suy đoán từ sự kiện A đến kết luận B. Ta hãy rọi kính hiển vi vào từ “tức” – Petrus Key tức Petrus Ký, . . . Nó có thể dễ dàng được xem tương đương với một kết luận rất quan trọng bắt buộc phải dựa trên những luận chứng tràng giang đại hải, mà ở đây đã hoàn toàn thiếu thốn. Người ta có thể đặt câu hỏi tác giả có quyền dùng chữ tức hay không khi tác giả không hề đưa ra chứng minh hay luận chứng gì hết để hỗ trợ cho việc xử dụng từ “tức” đó. Điều này cũng tương đương với việc một con bệnh đi bác sĩ khám bệnh, con bệnh hay thân nhân sẽ nghĩ sao khi bác sĩ không có chẩn bệnh gì hết mà đã bắt đầu loay hoay lo viết toa thuốc để làm cho lẹ hầu tiếp một bệnh nhân khác đang đợi ở phòng ngoài. Nó cũng giống như một phiên xử ở toà, công tố viện không cần phải đĂa ra bằng chứng kết tội gì hết và luật sư biện hộ im lặng từ đầu đến cuối phiên xử, rồi quan toà kêu bồi thẩm kéo vào phòng kín để quyết định chung cuộc cho bị can. Hệ thống pháp lý như vậy sẽ đi về đâu?
Trong ngành nào cũng vậy, từ ngành sửa chữa xe hơi, sửa Tivi, cho đến việc thông ống cống, chẩn mạch đông y, sửa chữa phi thuyền không gian đang bay gần đến Hoả Tinh, v.v. và v.v. muốn đi từ sự kiện A đến kết luận B ta cần phải qua một chuỗi trình lý luận dựa trên một số dữ kiện và sự kiện hỗ trợ nữa. Chuỗi trình lí luận đó thông thường đòi hỏi một sự học hỏi và huấn nghiệp chuyên môn. Học chương trình toán ở cấp trung học ở Việt Nam ngày xưa ta còn nhớ được những gì? Ta có thể nhớ được muốn dạy học trò một định lý nào đó các thầy cô phải chứng minh rõ ràng – và rất nhiều khi phải chứng minh cả định lý thuận và định lý đảo nữa. Tố trạng về Petrus Ký của NV đã hoàn toàn thiếu cái mục chứng minh Petrus Key là Petrus Ký. Thiếu cái móc giữa Petrus Key và Petrus Ký. Nếu có, cái móc đó chỉ làm bằng một sợi chỉ mỏng trong khi thực tế đòi hỏi cái móc đó phải được làm bằng chất thép bền và cứng. Móc đó chính là TỨC – Petrus Key tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này. Cái lô-gích đó còn sai lầm ở chỗ: hay Trương Vĩnh Ký sau này. Tên Trương Vĩnh Ký phải là tên có trước, từ lúc mới ra đời, chứ làm sao SAU NÀY được?
Bây giờ ta thử đặt câu hỏi: Khi ta gặp tên một ông AA được đánh vần rằng AB muốn chứng minh AA chính là AB, hay muốn đi đến kết luận rằng AB tức là AA “sau này” ta phải làm sao? Câu trả lời chắc chắn không đòi hỏi một kiến thức siêu việt hay trình độ sau đại học. Theo thiển ý, ta chỉ cần tìm và xem xét một vài sự kiện sau đây.
Thứ nhất ta phải xem xem ngoài việc xưng hô thông thường là AA, nhân vật đó có khi nào tự xưng rằng mình là AB ở một nơi nào khác hay đối với một số người khác hay không. Thí dụ nhà thơ Nguyên Sa khi đi dạy Triết tại trường trung học nổi tiếng Chu Văn An được gọi Giáo Sư Trần Bích Lan; Hồ Chí Minh có tên khác là Lý Thụy xưng với người Tàu, tên khác Nguyễn Ái Quốc; nhà văn Chu Tử tên thật Chu Văn Bình; Dương Văn Minh có tên khác Big Minh hay Minh Cồ; nhà văn Khái Hưng trong Tự Lực Văn Đoàn có tên thật Trần Khánh Giư. Petrus Trương Vĩnh Ký người Việt Nam đầu tiên viết lách nhiều nhất bằng chữ quốc ngữ hay bằng tiếng Tây, theo thiển ý và với kiến thức eo hẹp của nv, chưa hề ký tên một bài báo nào bằng cái tên Petrus KEY lạ hoắc này hết! Trên thư từ gởi cho các quan trên người Pháp Petrus Ký vẫn thường xuyên ký tên P. Trương Vĩnh Ký như nhiều sách Việt có chụp phóng ảnh các bức thư đó.
Thứ hai, chắc ta cũng phải đi Paris một chuyến để xem xét trong mớ tài liệu NV đã nghiên cứu rằng ngoài lá thư ký tên Petrus Key đó có còn một lá thư hay một tấm giấy nào cũ cũ trong đó có đề cập hay ghi lại vội vàng một người nào đó mang tên Petrus KEY hay không. Nếu đó chỉ là lá thư duy nhất suốt trong giai đoạn Petrus Trương Vĩnh Ký còn sống mang cái tên Petrus Key thì nv, với ước muốn học đòi tinh thần khoa học phương Tây, bắt buộc phải ngờ vực và hoài nghi rằng Petrus Key, nếu có, và Petrus Trương Vĩnh Ký là hai người hoàn toàn khác nhau.
Thứ ba, như phiá trên đã đề cập, Petrus Ký mới đi du học về chắc chắn sẽ bắt đầu hăm hở thi thố tài năng và sở học của mình. Ông ta bắt buộc phải viết thư thật chính xác để nếu có tham vọng nóng bỏng như NV nói, viết một lá thư hay sẽ cho ông cơ hội lọt vào mắt xanh của mấy ông tây mũi lõ. Nếu tiếng Tây của ông ta còn yếu không đủ diễn tả tư tưởng “hời hợt” của mình ông ta ít ra cũng biết che đậy các sơ hở đó bằng một hình thức thật chuẩn, học “lóm” được ở Penang: Ông ta phải đề ngày tháng trên bức thư đàng hoàng, ký tên phía dưới, rồi nhét vào phong bì, đi xe kéo ra nhà dây thép ở gần nhà thờ Đức Bà, mua tem cò dán vào phong bì và bỏ vào thùng thơ gởi cho quan Jauréguiberry. Lá thư Petrus Key hoàn toàn không có ngày tháng và không có chữ ký của người mang tên Petrus Key. Tuy vậy người nghiên cứu thận trọng vẫn có thể lục soát chồng hồ sơ đó để tìm xem có thư nào của quan ba Jauréguiberry trả lời cho lá thư Petrus Key kia không.
Thứ tư, người nghiên cứu nghiêm túc bắt buộc phải nhận xét về văn phong của lá thư Petrus Key. Điểm này cần phải nhờ một nhà thẩm quyền về tiếng Tây, về Francais, cỡ trình độ giáo sư BXB, hay thạc sĩ PDK trở lên, hay tốt hơn nữa một giáo sư về tiếng Pháp, người Pháp chính cống. Giới thẩm quyền sẽ đem ra so sánh văn phong, lối hành văn, lối đánh vần, lối dùng chữ, văn phạm, cú pháp, v.v. viết trong lá thư Petrus KEY với tất cả những thư từ, bài báo Petrus Trương Vĩnh Ký đã viết trên Gia Định Báo chẳng hạn. Có thể những người thẩm định lại phải tập trung xem xét những thư từ Petrus Ký viết khi mới bắt đầu sự nghiệp hơn là những thư viết khoảng gần cuối đời.
Và thứ năm, với kỹ thuật phóng ảnh của máy điện toán thời nay ta chỉ cần đưa lá thư Petrus Key đó và một số văn thư của Petrus Trương Vĩnh Ký đã đánh máy chữ vào giai đoạn đó cho những nhà chuyên môn về pattern recognition (nhận kiểu dáng), hay gì gì đó trong các ngành kỹ thuật tân tiến hiện đại. Để xem xem kiểu chữ, kiểu phông (font) của máy đánh chữ cho bức thư Petrus Key đó có phải cùng một thứ với máy đánh chữ của Petrus T.V. Ký hay không, hay lại cùng một loại với máy đánh chữ của quan trên Jauréguiberry.
Trước khi thử khảo sát việc chứng minh lá thư NV tìm ra là của chính Petrus Key hay Petrus Key có thật hay không, hoặc Petrus Key và Petrus Ký tuy hai mà một, người viết xin kể lại một chuyện “ao thả vịt” động trời ở Tây Phương.
Đó là chuyện nhật ký của Hitler. Lúc đó vào khoảng cuối thập niên 1970. Một người nghiên cứu lịch sử nào đó tuyên bố rằng ông ta mới tìm ra được nhật ký của Hitler. Thế là những tờ báo lớn cử đại diện đến thương lượng với nhà sử học đó để xin mua lại bản quyền đăng báo và phổ biến cho các tờ báo lớn trên khắp thế giới. Hình như cuối cùng tờ báo lớn của Đức Stern (ngôi sao) mua lại được bản quyền thì phải, với giá khoảng hơn 10 triệu đô-la. Lâu năm nv không nhớ rõ mọi sự việc, nhưng hình như các báo lớn trên thế giới bắt đầu đăng tải quyển nhật ký “của Hitler” đó được một hai kỳ thì có một vài nhà nghiên cứu có thẩm quyền chứng minh rằng đó chỉ một thứ “vịt bịp” (hoax) chứ không phải nhật ký thật của Hitler gì hết. Tờ báo bị hố một vố khá nặng. Sự thật có lẽ người hùng của Đức quốc xã ngày đêm mãi lo chỉ huy hành quân tàn sát dân Do Thái và du dương với bà Eva nên chắc không có dư thì giờ để viết nhật ký.
Trong sinh hoạt nghề nghiệp của giới khoa bảng và nghiên cứu, cái thước để đo lường khả năng chuyên môn của những nhà nghiên cứu là những bài báo hoặc sách xuất bản đã được “duyệt chuẩn” (refereed) bởi những “bậc sư” trong ngành chuyên môn đó. Việc vinh thăng chức vụ ở đại học (từ phó giáo sư lên giáo sư chẳng hạn) cũng thông thường dựa trên những bài báo có chất lượng xuất bản ở những tạp chí khoa học hay văn khoa, sử học, kinh tế, v.v. có tầm vóc. Rất nhiều tạp chí mỗi khi nhận bài để đăng lên báo đòi hỏi bài xin dự đăng phải được duyệt chuẩn bởi ba vị có đầy đủ thẩm quyền trong ngành chuyên môn đó. Thành ra khi bài nghiên cứu của mình được nhận đăng như một refereed publication (bài báo được duyệt chuẩn), người nghiên cứu thường thấy hãnh diện vì công trình nghiên cứu đã được đền đáp xứng đáng và sung sướng bởi sự nghiệp đang trên đường thăng tiến đi lên. Điều này vẫn chưa có nghĩa rằng những phát minh hay những kết luận đăng trong bài sẽ đạt được giá trị chân lý vĩnh cửu, nhất là đối với những ngành thuộc khoa học nhân văn như sử học chẳng hạn. Rất tiếc ngày nay trong khi tại các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, Phi Luật Tân, Inđô, Hongkong, v.v. giới nghiên cứu đã làm quen với sinh hoạt viết những bài nghiên cứu đăng báo có duyệt chuẩn, thì hình như tại Việt Nam và nhất là trong cộng đồng di tản Việt bên ngoài VN, sinh hoạt viết báo có duyệt chuẩn vẫn hãy còn xa lạ với giới nghiên cứu chứ đừng nói đến người đọc. Trên khía cạnh này nv xin ghi nhận tìm tòi của tác giả về lá thư Petrus Key chưa hề được thử lửa với các báo nghiên cứu chuyên môn có tầm vóc mà chỉ được đăng tải qua hai quyển tâm bút do chính nhà xuất bản Văn Hoá của tác giả xuất bản mà thôi. Dù vậy, nv cũng để ý tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu cũng đã có một bài báo đăng trên Journal of Asian Studies có duyệt chuẩn đàng hoàng, nhưng về một đề tài khác biệt.
Thuở sinh viên nv có dịp đi làm thêm ở một thư viện công cộng tại Tân Tây Lan. Công việc bán thời gian ở đó bao gồm việc lục ra sách báo hay tài liệu và đưa ra cho khách theo như yêu cầu ở quầy hàng. Điểm nhận xét quan trọng liên hệ đến vấn đề nòng cốt của bài là bất cứ tại thư viện nào trên thế giới – người xin mượn tài liệu nghiên cứu tại thư viện đều có thể “nhét” vào, hoặc để quên trong chồng tài liệu hay hồ sơ đó một tấm giấy lộn hay đã được soạn sẵn, xong rồi hoàn trả lại quầy hàng của thư viện mà người trông coi quầy hàng không hề hay biết gì hết. Việc đó rất dễ hiểu bởi người coi quầy hàng và những người có công soạn ra chồng tài liệu hay hồ sơ đó là những người khác nhau. Rất thông thường những người đúc kết ra những hồ sơ tài liệu đó hiện đã ra người thiên cổ hay đã về hưu rồi. Thí dụ ngay như bây giờ ai đó làm một bức thư giả mạo của một nhân vật lịch sử nào đó – xong rồi phơi xấy cho nó cũ kỹ ra, rồi đi qua Luân Đôn, vào thư viện trường nào nổi tiếng ở Anh quốc, mượn chồng hồ sơ chưá sử liệu liên hệ đến nhân vật đó, kiếm một bàn trống nhìn ra ngoài để được ngắm cảnh vật thơ mộng. Đọc qua hồ sơ đó. Trước khi trả lại hồ sơ, nhét tờ giấy lộn đó vào. Chắc chắn 5, 10 năm sau hay thế kỷ sau thế nào cũng có người đến nghiên cứu và suy tra về bức thư giả mạo đó. Presto.
Thế muốn chứng minh lá thư Petrus Key đó chính thật của Petrus Trương Vĩnh Ký – một điểm NV hoàn toàn chấp nhận rồi có vẻ bắt độc giả hay những người thích công kích Petrus Ký cũng chấp nhận theo – ta phải làm thế nào.
Theo thiển ý, trước hết ta thử tìm tòi qua văn phong của NV:
“Xúc động và ngỡ ngàng nhất là lá thư không đề ngày của Petrus Key – một loại “thày kẻ giảng” được các giáo sĩ Pháp giới thiệu vào thông ngôn đoàn của đạo quân viễn chinh Pháp-Espania. Thư đến tay Jauréguiberry cuối tháng 3/1859. Trong thư, Petrus Key –
tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này”
Gạt ra ngoài một hai điểm có thể hơi sai trật như “một loại thày kẻ giảng”, “được CÁC giáo sĩ Pháp”, ta nên tập trung vào điểm then chốt: “Petrus Key – tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này”. Có cái gì lấn cấn trong mệnh đề ngắn ngủi đó: “Petrus Key – tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này” hay không? Ta thử xem cho kỹ mệnh đề đó tương đương với những hiện tượng lô-gích nào? Nó tương đương với lô-gích cơ bản nhất, và đó là sự suy đoán. Suy đoán từ sự kiện A đến kết luận B. Ta hãy rọi kính hiển vi vào từ “tức” – Petrus Key tức Petrus Ký, . . . Nó có thể dễ dàng được xem tương đương với một kết luận rất quan trọng bắt buộc phải dựa trên những luận chứng tràng giang đại hải, mà ở đây đã hoàn toàn thiếu thốn. Người ta có thể đặt câu hỏi tác giả có quyền dùng chữ tức hay không khi tác giả không hề đưa ra chứng minh hay luận chứng gì hết để hỗ trợ cho việc xử dụng từ “tức” đó. Điều này cũng tương đương với việc một con bệnh đi bác sĩ khám bệnh, con bệnh hay thân nhân sẽ nghĩ sao khi bác sĩ không có chẩn bệnh gì hết mà đã bắt đầu loay hoay lo viết toa thuốc để làm cho lẹ hầu tiếp một bệnh nhân khác đang đợi ở phòng ngoài. Nó cũng giống như một phiên xử ở toà, công tố viện không cần phải đĂa ra bằng chứng kết tội gì hết và luật sư biện hộ im lặng từ đầu đến cuối phiên xử, rồi quan toà kêu bồi thẩm kéo vào phòng kín để quyết định chung cuộc cho bị can. Hệ thống pháp lý như vậy sẽ đi về đâu?
Trong ngành nào cũng vậy, từ ngành sửa chữa xe hơi, sửa Tivi, cho đến việc thông ống cống, chẩn mạch đông y, sửa chữa phi thuyền không gian đang bay gần đến Hoả Tinh, v.v. và v.v. muốn đi từ sự kiện A đến kết luận B ta cần phải qua một chuỗi trình lý luận dựa trên một số dữ kiện và sự kiện hỗ trợ nữa. Chuỗi trình lí luận đó thông thường đòi hỏi một sự học hỏi và huấn nghiệp chuyên môn. Học chương trình toán ở cấp trung học ở Việt Nam ngày xưa ta còn nhớ được những gì? Ta có thể nhớ được muốn dạy học trò một định lý nào đó các thầy cô phải chứng minh rõ ràng – và rất nhiều khi phải chứng minh cả định lý thuận và định lý đảo nữa. Tố trạng về Petrus Ký của NV đã hoàn toàn thiếu cái mục chứng minh Petrus Key là Petrus Ký. Thiếu cái móc giữa Petrus Key và Petrus Ký. Nếu có, cái móc đó chỉ làm bằng một sợi chỉ mỏng trong khi thực tế đòi hỏi cái móc đó phải được làm bằng chất thép bền và cứng. Móc đó chính là TỨC – Petrus Key tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này. Cái lô-gích đó còn sai lầm ở chỗ: hay Trương Vĩnh Ký sau này. Tên Trương Vĩnh Ký phải là tên có trước, từ lúc mới ra đời, chứ làm sao SAU NÀY được?
Bây giờ ta thử đặt câu hỏi: Khi ta gặp tên một ông AA được đánh vần rằng AB muốn chứng minh AA chính là AB, hay muốn đi đến kết luận rằng AB tức là AA “sau này” ta phải làm sao? Câu trả lời chắc chắn không đòi hỏi một kiến thức siêu việt hay trình độ sau đại học. Theo thiển ý, ta chỉ cần tìm và xem xét một vài sự kiện sau đây.
Thứ nhất ta phải xem xem ngoài việc xưng hô thông thường là AA, nhân vật đó có khi nào tự xưng rằng mình là AB ở một nơi nào khác hay đối với một số người khác hay không. Thí dụ nhà thơ Nguyên Sa khi đi dạy Triết tại trường trung học nổi tiếng Chu Văn An được gọi Giáo Sư Trần Bích Lan; Hồ Chí Minh có tên khác là Lý Thụy xưng với người Tàu, tên khác Nguyễn Ái Quốc; nhà văn Chu Tử tên thật Chu Văn Bình; Dương Văn Minh có tên khác Big Minh hay Minh Cồ; nhà văn Khái Hưng trong Tự Lực Văn Đoàn có tên thật Trần Khánh Giư. Petrus Trương Vĩnh Ký người Việt Nam đầu tiên viết lách nhiều nhất bằng chữ quốc ngữ hay bằng tiếng Tây, theo thiển ý và với kiến thức eo hẹp của nv, chưa hề ký tên một bài báo nào bằng cái tên Petrus KEY lạ hoắc này hết! Trên thư từ gởi cho các quan trên người Pháp Petrus Ký vẫn thường xuyên ký tên P. Trương Vĩnh Ký như nhiều sách Việt có chụp phóng ảnh các bức thư đó.
Thứ hai, chắc ta cũng phải đi Paris một chuyến để xem xét trong mớ tài liệu NV đã nghiên cứu rằng ngoài lá thư ký tên Petrus Key đó có còn một lá thư hay một tấm giấy nào cũ cũ trong đó có đề cập hay ghi lại vội vàng một người nào đó mang tên Petrus KEY hay không. Nếu đó chỉ là lá thư duy nhất suốt trong giai đoạn Petrus Trương Vĩnh Ký còn sống mang cái tên Petrus Key thì nv, với ước muốn học đòi tinh thần khoa học phương Tây, bắt buộc phải ngờ vực và hoài nghi rằng Petrus Key, nếu có, và Petrus Trương Vĩnh Ký là hai người hoàn toàn khác nhau.
Thứ ba, như phiá trên đã đề cập, Petrus Ký mới đi du học về chắc chắn sẽ bắt đầu hăm hở thi thố tài năng và sở học của mình. Ông ta bắt buộc phải viết thư thật chính xác để nếu có tham vọng nóng bỏng như NV nói, viết một lá thư hay sẽ cho ông cơ hội lọt vào mắt xanh của mấy ông tây mũi lõ. Nếu tiếng Tây của ông ta còn yếu không đủ diễn tả tư tưởng “hời hợt” của mình ông ta ít ra cũng biết che đậy các sơ hở đó bằng một hình thức thật chuẩn, học “lóm” được ở Penang: Ông ta phải đề ngày tháng trên bức thư đàng hoàng, ký tên phía dưới, rồi nhét vào phong bì, đi xe kéo ra nhà dây thép ở gần nhà thờ Đức Bà, mua tem cò dán vào phong bì và bỏ vào thùng thơ gởi cho quan Jauréguiberry. Lá thư Petrus Key hoàn toàn không có ngày tháng và không có chữ ký của người mang tên Petrus Key. Tuy vậy người nghiên cứu thận trọng vẫn có thể lục soát chồng hồ sơ đó để tìm xem có thư nào của quan ba Jauréguiberry trả lời cho lá thư Petrus Key kia không.
Thứ tư, người nghiên cứu nghiêm túc bắt buộc phải nhận xét về văn phong của lá thư Petrus Key. Điểm này cần phải nhờ một nhà thẩm quyền về tiếng Tây, về Francais, cỡ trình độ giáo sư BXB, hay thạc sĩ PDK trở lên, hay tốt hơn nữa một giáo sư về tiếng Pháp, người Pháp chính cống. Giới thẩm quyền sẽ đem ra so sánh văn phong, lối hành văn, lối đánh vần, lối dùng chữ, văn phạm, cú pháp, v.v. viết trong lá thư Petrus KEY với tất cả những thư từ, bài báo Petrus Trương Vĩnh Ký đã viết trên Gia Định Báo chẳng hạn. Có thể những người thẩm định lại phải tập trung xem xét những thư từ Petrus Ký viết khi mới bắt đầu sự nghiệp hơn là những thư viết khoảng gần cuối đời.
Và thứ năm, với kỹ thuật phóng ảnh của máy điện toán thời nay ta chỉ cần đưa lá thư Petrus Key đó và một số văn thư của Petrus Trương Vĩnh Ký đã đánh máy chữ vào giai đoạn đó cho những nhà chuyên môn về pattern recognition (nhận kiểu dáng), hay gì gì đó trong các ngành kỹ thuật tân tiến hiện đại. Để xem xem kiểu chữ, kiểu phông (font) của máy đánh chữ cho bức thư Petrus Key đó có phải cùng một thứ với máy đánh chữ của Petrus T.V. Ký hay không, hay lại cùng một loại với máy đánh chữ của quan trên Jauréguiberry.
THAY LỜI KẾT
Một vài điểm nv cần phải minh định:
Trong bài này nv chỉ cố gắng trình bày một số quan điểm về kết luận của nhà văn Nguyên Vũ đã viết thành sách trong việc công kích Petrus Trương Vĩnh Ký qua lá thư Petrus Key, một lá thư gần như nặc danh thiếu thốn những định luật chủ yếu thông thường quy định tính chất xác thực của lá thư và của tác giả lá thư đó. Người viết cố gắng viết bài này trên quan điểm của một người tập tành viết lách và có một quá trình làm việc trong ngành nghiên cứu kỹ thuật. Hoàn toàn nv không có văn bằng nào về sử học hết.
1. Người viết đã giở mủ nhiều lần với Nguyên Vũ khâm phục những công trình nghiên cứu sưu tra của tác giả với cương vị một nhà nghiên cứu sử học chân chính. Bằng chứng rằng NV đã có thể ký dùm cho Petrus KEY vào bức thư bất hủ đó, hoặc bôi chữ E ở giữa chữ Key, đề vào ngày tháng đàng hoàng xong rồi photocopy nó rồi mới công bố. Nhưng thầm phục NV đã không làm chuyện đó.
2. Bài viết này chỉ đặt trọng tâm vào lá thư Petrus Key. Nó hoàn toàn không có khen hay chê cuộc đời và sự nghiệp của Petrus Trương Vĩnh Ký mà người viết hoàn toàn nhìn nhận chưa đủ thẩm quyền để thẩm định, hoặc chưa đủ thì giờ để bắt đầu điều nghiên về nhân vật dễ thu hút tranh luận này.
3. Điểm chính yếu của bài này: nv xin “tâm bút” với NV rằng việc công kích Petrus Trương Vĩnh Ký bằng lá thư Petrus Key thiếu thốn sức thuyết phục, ít ra đối với nv.
4. Những quan điểm trình bày trong bài này chỉ là quan điểm cá nhân, không liên hệ trách nhiệm với các thầy cô hoặc anh em cựu học sinh trường Petrus Trương Vĩnh Ký nơi nv đã được theo học trong suốt 7 năm trung học:
Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.
Sydney Mùa Đông 2002
Nguyên Nguyên
Một vài điểm nv cần phải minh định:
Trong bài này nv chỉ cố gắng trình bày một số quan điểm về kết luận của nhà văn Nguyên Vũ đã viết thành sách trong việc công kích Petrus Trương Vĩnh Ký qua lá thư Petrus Key, một lá thư gần như nặc danh thiếu thốn những định luật chủ yếu thông thường quy định tính chất xác thực của lá thư và của tác giả lá thư đó. Người viết cố gắng viết bài này trên quan điểm của một người tập tành viết lách và có một quá trình làm việc trong ngành nghiên cứu kỹ thuật. Hoàn toàn nv không có văn bằng nào về sử học hết.
1. Người viết đã giở mủ nhiều lần với Nguyên Vũ khâm phục những công trình nghiên cứu sưu tra của tác giả với cương vị một nhà nghiên cứu sử học chân chính. Bằng chứng rằng NV đã có thể ký dùm cho Petrus KEY vào bức thư bất hủ đó, hoặc bôi chữ E ở giữa chữ Key, đề vào ngày tháng đàng hoàng xong rồi photocopy nó rồi mới công bố. Nhưng thầm phục NV đã không làm chuyện đó.
2. Bài viết này chỉ đặt trọng tâm vào lá thư Petrus Key. Nó hoàn toàn không có khen hay chê cuộc đời và sự nghiệp của Petrus Trương Vĩnh Ký mà người viết hoàn toàn nhìn nhận chưa đủ thẩm quyền để thẩm định, hoặc chưa đủ thì giờ để bắt đầu điều nghiên về nhân vật dễ thu hút tranh luận này.
3. Điểm chính yếu của bài này: nv xin “tâm bút” với NV rằng việc công kích Petrus Trương Vĩnh Ký bằng lá thư Petrus Key thiếu thốn sức thuyết phục, ít ra đối với nv.
4. Những quan điểm trình bày trong bài này chỉ là quan điểm cá nhân, không liên hệ trách nhiệm với các thầy cô hoặc anh em cựu học sinh trường Petrus Trương Vĩnh Ký nơi nv đã được theo học trong suốt 7 năm trung học:
Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.
Sydney Mùa Đông 2002
Nguyên Nguyên
GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU VỀ TRƯƠNG VĨNH KÝ
Nguyên Vũ
|
|
L.T.S: Nguyên Vũ (tên thật là Vũ Ngự Chiêu), Tiến sĩ Sử học và Tiến sĩ
Luật học, định cư ở Houston, bang Texas, là một nhà nghiên cứu sử học chuyên
sâu tại Hoa Kỳ, với nhiều tác phẩm sử học đã xuất bản.
Chuyên luận Góp phần nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký (1837-1898) của ông
soi tỏ nhiều góc khuất trong cuộc đời của Trương, từ thuở thiếu thời đến lúc
đi học ở trường Dòng Pinang và phục vụ cho thực dân Pháp. Với những tư liệu
lịch sử xác tín, với những lập luận chặt chẽ, ông đã nhận chân con người và
sự nghiệp Pétrus Ký (mà ông cũng gọi là P. Key như Trương đã từng tự gọi).
Rất tiếc là số trang Hồn Việt có hạn, nên chỉ xin phép tác giả trích
đăng một số đoạn. Nhưng thiết tưởng chừng ấy cũng tạm đủ để hiểu đúng về
Trương Vĩnh Ký.
|
… Năm 1996, khi tìm đọc
các tài liệu về Giám mục Dominique Lefèbvre, tôi vô tình bắt gặp lá thư thủ bút
của Petrus Key vào cuối tháng 3-1859 để tự
tiến thân với các quan tướng Pháp. Khi đọc tư liệu của Trung tá Hải quân
Henri Rieunier, cựu chánh văn phòng của Jean Bernard Jauréguiberry, cũng người
cầm đầu phái bộ Pháp của “Cochinchine” (Nam Kỳ) bên cạnh sứ đoàn Phan Thanh
Giản năm 1863, mới xác tín rằng Petrus Key, thông ngôn hạng nhất của Soái phủ
Sài Gòn, là thông ngôn của phái bộ Pháp, dưới quyền Gabriel Aubaret, mà không phải của sứ đoàn Việt như thường
huyễn truyền (thông ngôn của triều Nguyễn là hai người khác, kể cả một linh
mục Việt, Nguyễn Hoằng). Khi đọc tư liệu văn khố Hội truyền giáo hải ngoại, mới
biết chính sách mua trẻ mồ côi để tăng
số giáo dân và thầy kẻ giảng (thí dụ như Lettre commune năm
1858), và từ đó hiểu tại sao những Petrus Key và Ngô Ðình Khả v.v... bỗng dưng
trở thành các “chú” của nhà Chúa Blời. Ðọc tư liệu Joseph Page và Jauréguiberry
mới rõ nghị quyết của Ủy ban Cochinchine năm 1857 yêu cầu sử dụng “thầy kẻ giảng và 600.000 giáo dân Kitô làm
nòng cốt” cho “tân trào” bảo hộ Pháp. Ðọc tài liệu trường Collège général
de Pinang (Ðại chủng viện Pinang) mới rõ chương trình huấn luyện các thầy kẻ
giảng bản xứ và đại cương về các chủng sinh. (Nên không thể không đặt câu hỏi
Petrus Key tốt nghiệp trường Pinang chưa mà không được thụ phong linh mục hay
thầy kẻ giảng ở Pinang, đã phải vội vã “cưỡi ngựa”, vượt sông vượt biển về Cái
Nhum chờ đón những sứ giả “Moises và Jacobs” mà “Thiên chúa” gửi sang “giải
phóng” giáo dân Việt năm 1858? Phải chăng vì Lefèbvre (người ngày đêm trông đợi
binh thuyền Pháp tới đòi vua Tự Ðức nợ máu) đã được thông báo về Nghị quyết
1857 của Ủy ban Cochinchine, yêu cầu thiết lập một tân trào với các thầy kẻ
giảng làm trụ cột và sự trợ giúp của 600.000 giáo dân?).
Công bố những tài liệu
mới phát hiện này hay không, chúng vẫn nằm ở đó, thu thập bụi thời gian và chờ
ngày bị mục nát, nếu chưa được những người nghiên cứu khác tìm đọc. Nhưng tôi
đã quyết định công bố tất cả các sử liệu tìm được suốt hơn 30 năm qua, dưới sự
hướng dẫn của ánh sáng lương tâm nghề nghiệp. Sự thực nhiều khi khiến đau lòng,
nhưng hậu thế Việt Nam xứng đáng và có
quyền được hiểu biết những sự thực ấy. Họ có đọc chăng, suy nghĩ gì, đó là
quyền của họ. Gần trọn nửa đời bị bưng tai, bịt mắt tại Việt Nam, thấy xà cừ mà
tưởng lầm là bạc - nửa đời trăn trở dưới vực thẳm giữa những triền đá dựng
đứng, dốc ngược của sự ngu dốt sặc sỡ và lừa dối hào nhoáng - khiến tôi
không-thể-không công bố chúng. Thứ bóng tối kinh hoàng nhất là bóng tối của sự
ngu dốt, khiến nhân diện nhợt nhạt, trí tuệ hôn ám. Nỗi hổ nhục sâu cay nhất,
nói theo Socratus (470-399 TTL), là cứ tưởng mình “biết rồi!” những điều mình
thực sự chẳng biết gì cả.
* * *
Petrus Key, sau này đổi
thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay
Petrus Ký, thường được coi như một đại văn hào của miền Nam dưới thời Pháp
thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc”, “đại học giả”, “bác học”,
thông thạo tới “26 thứ tiếng” (xem: Nguyễn Văn Trấn, Trương Vĩnh Ký
(Con người và sự thật), Sài Gòn, 1993, tr.7) Dưới thời Pháp thuộc, rồi Cộng
hòa Nam Kỳ Quốc, Quốc gia Việt Nam, và Việt Nam Cộng hòa, người ta lấy tên
Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng
để ghi công lao v.v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục nhiều hạn chế
(nhắm mục đích ngu dân), được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là
vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất
sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
Dưới thời Pháp thuộc và
thời chế độ Ngô Đình Diệm,
tượng của Petrus Ký được
đặt ở công viên quan trọng nhất của Sài Gòn,
nằm giữa Dinh Độc Lập (cũ) và Nhà thờ Đức Bà
Thực chất, trước năm
1975, chúng ta biết rất ít về Petrus Key. Hầu hết chi tiết về gia đình, thân
thế và hoạt động chính trị của Petrus Key đều chịu ảnh hưởng chung của hai trào
lưu trong nước: đó là “cung văn” và “đào mộ”. Tuy nhiên, đã hơn 100 năm qua sau
ngày Petrus Key nằm xuống, xúc động về lập trường chính trị hợp tác-kháng
chiến, đạo-ngoại đạo, hay yêu-ghét đã lắng dịu, đủ để các nhà nghiên cứu tái
dựng lại vai trò Petrus Key trong lịch sử.
Về các sách nghiên cứu
của Trương Vĩnh Ký
…Ông Trung (tức Nguyễn
Văn Trung trong tác phẩm về Trương Vĩnh Ký, 1995) cố lý luận rằng Giáo sư
trường Thông ngôn và rồi Tập sự Hành chính (hay, “Hậu bổ” nếu muốn) đã trở
thành một nhà ngôn ngữ học - có lẽ do những chữ linguiste hay philologue ghi
trong hồ sơ cá nhân Petrus Key - dù chính ông chưa được đọc những tựa sách như Essai
sur la similitude des langues et des écritures orientales (Bàn về sự
tương đồng trong các ngôn ngữ và cách viết Ðông phương); Analyse
comparée des principales langues du monde (Phân tích tỉ đối các ngôn
ngữ chính trên thế giới); Etude sans titre sur les langues de la
Péninsule indochinoise (Nghiên cứu không có tựa đề về các ngôn ngữ ở
bán đảo Ðông Dương); Etude comparée sur les langues, les écritures, les
croyances et les moeurs de l’Indochine (Nghiên cứu tỉ đối về ngôn ngữ,
chữ viết, tín ngưỡng và phong tục Ðông Dương); Combinaisons des
systèmes conventionnels d’écritures idéographiques, hiérogliphiques,
phonétiques et alphabétiques (Sự phối hợp những hệ thống quy ước về các lối
chữ viết hội ý, ký hiệu (giống như chữ cổ Ai Cập), ghi âm và bằng mẫu tự La
tinh); hay Etude comparée des langues et écritures des trois branches
linguistiques (Nghiên cứu tỉ đối về ba ngành ngôn ngữ học).
Chưa một ai cho biết mỗi
cuốn trong 6 tựa sách trên dày bao nhiêu trang, nội dung ra sao. Cuốn Essai
sur la similitude des langues et des écritures orientales (Bàn về sự
tương đồng trong các ngôn ngữ và cách viết Ðông phương) còn dưới dạng bản thảo,
được Giáo sư Elucian Luro nhắc đến năm 1872, và in lại trong Thành tích
biểu Hội Giáo dục Ðông Dương (BSEI, tome XV, No.1-2, 1er & 2è
trimestre 1940, tr.73). Bản thảo Analyse comparée des principales
langues du monde (Phân tích tỉ đối các ngôn ngữ chính trên thế giới)
do ông Nguyễn Văn Tố nhắc đến năm 1937 trong Thành tích biểu Hội Truyền
bá Quốc ngữ Bắc Kỳ(BSEMT, tome XVII, No.1-2, Janvier-Juin 1937, tr.37). Bản
thảo Etude sans titre sur les langues de la Péninsule indochinoise (Nghiên
cứu không có tựa đề về các ngôn ngữ ở bán đảo Ðông Dương) do ông Lê Thanh nhắc
đến trong cuốn Trương Vĩnh Ký, in tại Hà Nội năm 1941 (có lẽ là tập
ghi chép 33 trang trao tặng cho Viện Khảo cổ Sài Gòn năm 1958). Tương tự, ba
bản thảo Etude comparée sur les langues, les écritures, les croyances et les
moeurs de l’Indochine (Nghiên cứu tỉ đối về ngôn ngữ, chữ viết, tín
ngưỡng và phong tục Ðông Dương); Combinaisons des systèmes
conventionnels d’écritures idéographiques, hiérogliphiques, phonétiques et
alphabétiques (Sự phối hợp những hệ thống quy ước về các lối chữ viết
hội ý, ký hiệu (giống như chữ cổ Ai Cập), ghi âm và bằng mẫu tự La tinh); và Etude
comparée des langues et écritures des trois branches linguistiques (Nghiên
cứu tỉ đối về ba ngành ngôn ngữ học) chỉ thấy ghi trong thư mục chép tay của
Petrus Key năm 1892, nhưng chưa ai được tham khảo. Hình dạng sách hay bản thảo chưa hề thấy, nội dung sách hay bản thảo
chưa được đọc mà cứ nhắm mắt lại khen nức nở, sợ có thái quá chăng?
Ðoạn nói về “Nghiên cứu
nguồn gốc chữ viết Việt Nam” của Petrus Key, ông Trung dẫn hai cuốn Sách
mẹo An Nam, Abrégé grammaire annamite (1867, 1924) và Ecriture
en Annam (Chữ viết ở An Nam) để giới thiệu “thuyết” của Petrus Key
rằng “chữ cổ Việt” vốn “ghi âm” (phonétique) hơn “tượng hình”. Lời võ đoán này
chẳng dựa trên bằng chứng cụ thể nào ngoài câu tuyên bố vu vơ như dấu
khắc tìm thấy trên đá núi Dahia. (Trương Vĩnh Ký, Sách mẹo An Nam,
Abrégé grammaire annamite, Sai Gon, 1867, phần mở đầu; và “écriture en
Annam” BSEI, année 1888, 1er semestre, tr.5; dẫn trong Nguyễn Văn Trung, 1993,
tr.143-144). Sợ rằng đây chỉ là thứ lập luận… “mua vui cũng được một vài trống
canh!”. Chưa một tài liệu nào, kể cả các bộ cổ sử nặng mang tính cách dựng quốc
thống của Ngô Sĩ Liên hay di tích khảo cổ, cho phép tuyên bố nước cổ Việt đã có
chữ viết giống như những nét khắc trên đá “ở đỉnh núi Dahia”? Dựa vào những câu
phụ chú hoang tưởng (exotic) của những học giả người Hán khi chú giải các cổ
thư như Kinh Thư và Sử Ký về sứ nước Việt thường tiến cống rùa vàng (đời vua
Nghiêu, 2356-2255 TTL) hay chim trĩ trắng (năm thứ sáu đời Chu Thành vương,
1115-1079 TTL), “chín lần” hay “ba lần” thông ngôn mới hiểu được nhau, để đoan
chắc hoặc phóng tưởng rằng người cổ Việt đã có chữ viết từ thế kỷ thứ 5 TTL (?)
sợ rằng lối suy luận ấy chẳng “science, conscience, modestie” chút nào! Nó là một thứ võ đoán, trong nhiều võ đoán khác
của Petrus Key rải rác trong các sách còn lưu giữ được, tương tự như lời
phán “con nít từ nách chui ra”. May mắn là thời gian Petrus Key còn sống, những
di tích khảo cổ chưa được phát hiện, bằng không có thể sẽ có những loại lý luận
kiểu “hoa văn (hình khắc) trên trống đồng Ðông Sơn” là “chữ cổ Việt theo dạng
ghi âm”!
Nhưng hiện nay, văn khố
thuộc địa Pháp cũng như Hội truyền giáo Paris đã mở ra cho giới nghiên cứu, đa
số những điều người Pháp viết về “công ơn khai hóa” của họ tại Ðông Dương bắt
đầu bị sự thực lịch sử đào thải dần. Những
cung văn về các nhà đại ái quốc của tân trào bảo hộ Pháp như Petrus Key hay
Hiệp sĩ Vatican Nguyễn Hữu Bài, Trần Bá Lộc, Ngô Ðình Khả, Ngô Ðình Diệm v.v...
cũng chịu chung số phận khó tránh. Những tài liệu văn khố mới được công bố
này rất khả tín (authentique), và không ai, nếu có đủ lý trí để suy xét và sự
lương thiện trí thức tối thiểu, có thể bài bác. Vậy mà, thật đáng buồn, đôi ba
người vốn chẳng có bao lăm kiến thức sử học, lại đầy tư tâm, tìm cách bênh vực
Petrus Key bằng mọi giá, nhắm mắt lại mà đả kích những tác giả công bố các tư
liệu mới về thông-ngôn-gia chính ngạch
(chữ linguiste trong thế kỷ 19 chỉ có nghĩa thông ngôn) kiêm
học giả miền Nam này!
Chuyến đi Bắc Kỳ Năm
1876 (Ất Hợi)
Năm 1876, Petrus Key
được soái phủ Sài Gòn cử ra Bắc thi hành một nhiệm vụ bí mật. Chuyến đi này của
Petrus Key khiến có người kết án Petrus Key “làm gián điệp” cho Pháp. Nhưng có thể đây chỉ là một chuyến du khảo
miền Bắc, sau khi triều Huế đã ký Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) nhượng đứt sáu
tỉnh miền Nam cho Pháp. Không hiểu chuyến đi này liên hệ gì đến lời phản kháng
mạnh mẽ của Giám mục Paul Puginier và giới giáo sĩ về việc mà họ gọi là sự phản
bội của ông Paul Philastre hay dự án ép triều Nguyễn tu chính Hòa ước 1874 của
Duperré hay chăng? (Xem Vũ Ngự Chiêu, Các
vua cuối, I:244-8).
Trong chuyến đi năm
1876, Petrus Key được tiếp xúc rất nhiều người. Thoạt tiên là Lãnh sự Hải
Phòng, tức Y sĩ Hải quân Louis Turc, một cựu Ðốc lý Sài Gòn. Rồi đến Tổng đốc
Hải Yên Phạm Phú Thứ, người từng biết Petrus Key khi qua Pháp năm 1863-1864.
Linh mục Trần Lục, Chánh xứ Phát Diệm, cánh tay bản xứ của Giám mục
Puginier–người tuyển mộ cho Francis Garnier từ 12,000 tới 14,000 lính đánh thuê
trong cuộc xâm chiếm Bắc Kỳ năm 1873, mà đa số là giáo dân Kitô như Hồ Văn Vạn,
Phạm Quang Diệu, Nguyễn Quí Cát, Lê Văn Tốn, Nguyễn Tích v…v... (ÐNTLCB, IV,
33:83-5; Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối,
I:225-226) – cũng dẫn Petrus Key tới tận Thanh Hóa, Ninh Bình, Kẻ Sở. Thông
điệp, hay lời khuyên của Petrus Key với các giới chức Việt là hãy hợp tác chân thành với người Pháp, đưa
cả hai tay mà nắm lấy họ. Nguyên văn như sau:
“Thưa quý ngài, tôi trả lời... quý ngài chỉ cần có lòng tin tưởng ở các
đồng minh đáng kính của chúng ta (tức người Pháp) và nương tựa hết sức vào họ để mà tự đứng dậy, nhưng cần thẳng thắn,
không một hậu ý, không có những mưu mẹo bí mật, đưa cả hai tay cho họ mà không
chỉ đưa ra một tay, tay kia giấu lại”.
“Ẩn sĩ” ở Huế (1886)
Thời gian làm việc tại
Viện Cơ mật Huế năm 1886 có lẽ là giai đoạn vàng son nhất của Petrus Key.
Ý định đưa Petrus Key ra
Huế để lập một hạt nhân những người đồng
hóa quyền lợi bản thân với quyền lợi Ðại Pháp đã được nghiên cứu ở Paris từ
năm 1885, sau biến cố đêm mồng 4 rạng ngày 5-7-1885 ở Huế, tức Phụ chính Tôn
Thất Thuyết tấn công quân Pháp, đưa ấu vương Hàm Nghi (1885-1888) đi kháng
chiến. Ngày 28-10-1885, Bộ trưởng chiến tranh Pháp là Tướng Boulanger đề cử
Petrus Key với Tướng Roussel de Courcy để phụ giúp Ðồng Khánh (1885-1889) -
người được Giám mục Caspar và Puginier ủng hộ lên làm vua để “phục hưng dòng chính thống” và biến Hàm
Nghi thành một “chú bé chạy trốn lang
thang”, hầu lấy đi uy thế của phong trào Cần vương (Giúp vua). Tuy nhiên,
de Courcy không muốn sử dụng Petrus Key, người mà theo ông ta từng dính líu vào vụ giặc biển Tạ
Văn Phụng ở Bắc Kỳ (1861-1865), và chủ trương Pháp nên rút bỏ Bắc
Kỳ gạo, tập trung giữ vùng Bắc Kỳ biển trong hai năm
1879-1880 của linh mục Peine (Pène?)- Siéfert (SHAT (Vincennes), 10H xxx).
Nhưng khi de Courcy xin hồi hương, và Paul Bert được cử làm Tổng trú sứ Ðại
Nam, cả Petrus Key lẫn Peine- Siéfert đều được trọng dụng. Ngày 12-4-1886, Bert
cử Petrus Key vào làm việc trong Viện Cơ mật Huế. Trong gần nửa năm tại Huế,
“ẩn sĩ” Petrus Key và linh mục
Peine-Siéfert là cặp bài trùng gây nên nhiều chống đối trong giới quan lại.
Linh mục Nguyễn Hoàng (Hoằng), người lo việc thông ngôn khá lâu ở triều đình,
bị đuổi ra Thanh Hóa, rồi chết ở đấy.
Nhiệm vụ chính của
Petrus Key trong giai đoạn này là nắm gọn vua Ðồng Khánh - dạy bảo vua phải biết đưa hai tay ra nắm lấy người Pháp, và lựa chọn
vào Viện Cơ mật những người đồng hóa quyền lợi bản thân với quyền lợi nước Pháp.
Ngoài ra, Tổng trú sứ Bert muốn Petrus Key khuyên dụ Ðồng Khánh ký một quy ước
tách biệt Bắc Kỳ khỏi Huế, thành lập chức Kinh Lược Sứ Bắc Kỳ, có toàn quyền
thay mặt triều đình xử lý mọi việc (Dụ ngày 3-6-1886). Nguyễn Hữu Ðộ được cử
vào chức vụ này. Ðổi lại, Bert chính thức hủy bỏ Quy ước 30-7-1885, tức quy ước
đặt phần lãnh thổ còn lại của Ðại Nam dưới chế độ quân quản Pháp, và cho phép
12 tỉnh An Nam được nhiều quyền tự trị hơn (ÐNTL,CB, 37:108; Vũ Ngự Chiêu, Các
vua cuối, tập II. Xem thêm thư ngày 25-9-1886, Bert gửi Petrus Key; Trấn,
1993, tr.83-84). Việc sử dụng Hoàng Kế Viêm, một lão tướng trụ cột của nhà
Nguyễn tại Bắc Kỳ trước năm 1883, để “an phủ” (chiêu hồi) các lực lượng Cần
vương là một thành quả khác của Petrus Key.
Bert đã đề nghị Paris ban thưởng cho Petrus Key một tấm Ðệ ngũ
đẳng Bắc đẩu Bội tinh, loại huân chương cao quý của nước Pháp mà rất ít
người, kể cả sĩ quan và viên chức Pháp, được phong tặng (Thư ngày 25-9-1886,
Bert gửi Petrus Key; Nguyễn Văn Trấn, 1993, tr.83-84). Trong số rất hiếm người
Việt được ân thưởng Bắc đẩu Bội tinh còn có Huyện Sỹ, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Trần Lục,
Ngô Ðình Khả, Nguyễn Hữu Bài v.v... Không hề vào sinh ra tử, chỉ với số vốn liếng
chữ Pháp và La tinh hấp thụ được từ trường Collège général de Pinang và ngòi
bút của mình, Petrus Key đã cấy xuống hạt mầm của kế hoạch tách hẳn Bắc Kỳ khỏi An Nam mà đến năm 1897 người Pháp mới thực
hiện được qua nhóm Nguyễn Thân - Ngô Ðình Khả (Vũ Ngự Chiêu, Các vua
cuối, II:542-43).
Chính phủ Bảo hộ Pháp đã
ban thưởng cho Petrus Key một tấm
Ðệ ngũ đẳng Bắc đẩu
Bội tinh, loại huân chương cao quý của nước Pháp
mà rất ít người, kể cả
sĩ quan và viên chức Pháp, được phong tặng
Cái chết đột ngột của
Bert vào tháng 11-1886 chấm dứt vĩnh viễn vai trò chính trị của Petrus Key tại
Huế. Nhưng giai đoạn ngắn ngủi mà Petrus Key làm “ẩn sĩ” ở kinh đô lưu lại
những kỷ niệm chẳng mấy tốt đẹp. Sau này, ngày 10-4-1892, Phủ Phụ Chính của
Thành Thái (1889-1907) gửi công văn cho Jean de Lanessan yêu cầu Toàn quyền
Pháp đừng bao giờ gửi ra Trung Kỳ những nhân vật như Petrus Key, Diệp Văn
Cương, thông phán Nguyễn Trọng Tạo hay ký lục Lê Duy Hinh v.v... (Người dịch
thư này từ Hán ngữ qua Pháp ngữ là Ngô Ðình Khả; Vũ Ngự Chiêu, Các vua
cuối, II:534, 593 chú 43).
Mùa xuân năm 1888,
Petrus Key lại có dịp tiếp tay Pháp mở rộng biên giới Ðông Dương. Tháng 4-1888,
Petrus Key qua Bangkok để thi hành một sứ mệnh đặc biệt. Trong báo cáo vào
tháng 5-1888, Petrus Key yêu cầu người Pháp khuyến khích triều Nguyễn tuyên bố
các xứ Nam Chưởng (Luang Prabang), Vạn Tượng (Viêng Chăn) v.v... vốn là chư hầu
của Ðại Nam, ba năm cống hiến một lần, hầu chống lại đòi hỏi lãnh thổ của Xiêm
La (Bouchot, tr.91-97; bản dịch Những năm cuối cùng của cuộc đời Pétrus
Ký của Tân Văn Hồng; Nguyễn Thanh Liêm, op. cit., tr.107). Cũng trong
thời gian này, Toàn quyền Pháp cho lệnh triều Ðồng Khánh lục lọi văn khố, tìm
bất cứ tài liệu nào về chủ quyền của Ðại Nam trên đất Lào. Nhờ vậy, Lào được
sát nhập vào Ðông Dương như “xứ” (pays) thứ năm. Tháng 7-1893, Pháp gửi chiến
hạm ngược sông Chaophraya lên Bangkok, uy hiếp chính phủ Chulalongkorn
(1868-1910). May mắn cho Chulalongkorn, vì cả Britain và Pháp muốn duy trì Xiêm
La (Syam) như một trái độn, nên năm 1896, hai bên ký Hiệp ước tôn trọng chủ
quyền của Xiêm. Ðổi lại, Xiêm La nhìn nhận biên giới hiện nay.
Tóm lại, thời gian ở Huế
nói riêng, và suốt gần 40 năm phục vụ chế độ Bảo hộ Pháp, Petrus Key luôn luôn bày tỏ một lòng yêu nước nồng nàn, nhưng là lòng
yêu nước Pháp, tổ quốc mới của ông ta.
Kết từ
Dù muốn dù không, Petrus
Key đã thủ vai một tác nhân lịch sử, gắn
liền với cuộc xâm lăng của Pháp. Khởi đầu sự nghiệp bằng nghề thông ngôn
cho quân viễn chinh Pháp, 26 năm sau, Petrus Key xuất hiện tại Huế như một “ẩn
sĩ” đặc phái viên tín cẩn của Tổng trú sứ Bert, giữa lúc ngọn lửa Cần vương [rebelles, (phiến loạn) theo lối diễn tả
của Petrus Key] đang hừng hực từ Bình Thuận tới Hà Nội. Sau đó, phục vụ tại một
số Hội đồng bản xứ Nam Kỳ.
Trong dòng lịch sử quốc
dân, vì lý do nào đi nữa, Petrus Key và số thông ngôn hay quan lại đương thời -
cùng những Trần Bá Lộc, Huỳnh Công Tấn, Trần Lục, Vũ Văn Báo, Hoàng Cao Khải,
Ngô Ðình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Thân, Cao Xuân Dục v.v... - sẽ được xếp
hạng chung là hợp tác với Pháp từ buổi
đầu. Cách này hay cách khác, họ đã trở thành và được người Pháp nhìn nhận
như những khai quốc công thần của chế độ Bảo hộ Pháp.
Trường hợp Petrus Key,
công trình sáng tác và trước tác khá đồ sộ, lại có cả sách bằng Pháp ngữ, nhưng
chưa ai thực sự kiểm kê và lượng giá toàn bộ công trình của ông. Cần những nhà
ngôn ngữ học chuyên nghiệp - không bị ràng buộc bởi mục tiêu chính trị giai
đoạn hay lòng yêu ghét cá nhân, và đủ can đảm gạt bỏ thứ lý luận viển vông về
những bản thảo không còn lưu truyền - làm việc trong một thời gian trên các tác
phẩm còn lại của Petrus Key, mới đủ căn bản để lượng giá. Petrus Key, tôi nghĩ,
chỉ là một thông ngôn giỏi và được tin cậy trong thời ông, hơn một nhà ngôn ngữ
học.
Riêng tác phẩm khá dày
của Petrus Key về “bài giảng sử” bằng Pháp ngữ, khó thể gọi là một công trình sử học. Nó không có được giá trị của
những cuốn thông sử như bộ Ðại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô
Cát mà Petrus Key sử dụng để viết từ thời thượng cổ tới nhà Lê, hay Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Ða số chi tiết đều là tin đồn, ngày tháng
hỗn loạn. Khoảng thời gian từ nhà Tây Sơn đến vua Tự Ðức - vì sử dụng
truyền khẩu sử của các nhà truyền giáo Pháp và trên quan điểm hợp thức hóa tân
trào - đầy rẫy sai lầm kỹ thuật cũng như
sai lầm có tư tâm, bất chấp sự thực lịch sử. Nét độc đáo duy nhất là Petrus
Key lấy năm sinh của Jesus Christ - đúng
hơn, năm khởi đầu Tây lịch (thường gọi là dương lịch hay công nguyên) - làm một dấu mốc phân chia thời đại của dòng
lịch sử Việt. Sự phân chia này không những vô nghĩa, phi lý, chẳng dính
nhập gì với dòng sử cổ Việt, mà còn hàm
chứa tư tâm về tôn giáo hoặc thiết lập “tân trào” của Petrus Key. (Hy vọng
rằng sẽ không có ai cung văn rằng Petrus Key đã biết sử dụng phương pháp “so
sánh sử thế giới” (comparative world history) qua việc phân chia thời đại nói
trên).
Về những tựa sách khác,
dù phẩm chất của khối tác phẩm này ra sao đi nữa, chúng trực hay gián tiếp là công cụ của kế hoạch xâm lăng văn hóa của
Pháp và các nhà truyền giáo. (Là một công chức của chế độ Bảo hộ Pháp,
Petrus Key được trả lương để soạn thảo chúng, hay được bảo trợ bằng cách mua
sách để sử dụng trong các lớp học). Và khi biên soạn các sách trên, Petrus Key
chỉ nhằm chủ đích “biến đổi và đồng hóa
dân An-nam-mít” thành người Pháp, và nhồi
sọ thanh thiếu niên Việt lòng biết ơn công khai hóa của Pháp (thư ngày
12-1-1882, Petrus Key gửi Hội đồng Quản hạt; Phiên họp năm 1882 của Conseil
Colonial, 15-11-1882, tr.14-15; Osborne 1969:137; Bùi Kha, Trương Vĩnh
Ký là ai?, Giao Ðiểm, số 42, 2001, tr.54-55).
Nhưng cũng cần nhấn
mạnh, muốn đánh giá vai trò lịch sử của Petrus Key, phải đặt Petrus Key vào
khoảng không thời mà ông ta đang sống, hơn chỉ sử dụng những khuôn thành kiến,
phê bình cứng ngắc chính trị tính của thế hệ chúng ta như xấu và tốt, “ái quốc”
hay “Việt gian”.
Ðánh giá về vai trò văn
hóa và giáo dục của Petrus Key, cũng cần thật công tâm, lý luận và sử dụng tài
liệu một cách khoa học. Việc chữ quốc ngữ (tức quốc âm, theo chữ cái La tinh)
hiện nay được chấp nhận, không có nghĩa những người sáng chế ra nó, ở dạng thức
rất đơn sơ, phải được tôn xưng để “uống nước nhớ nguồn”. Các giáo sĩ Bồ Đào Nha
đã chỉ phát minh ra chữ quốc âm hiện nay cho mục đích truyền giáo của họ. Cũng
cần khẳng định thêm Alexandre de Rhodes không phải là người sáng chế ra
chữ “quốc ngữ”. Trước Rhodes đã có ít nhất vài linh mục khác. Thêm nữa,
những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của Petrus Key hay “Huỳnh Tịnh” Paulus Của
v.v... tự bản chất cũng chẳng khác gì những tác phẩm của nhóm Nguyễn Văn Vĩnh,
Phạm Quỳnh v.v... sau này. Họ đã ăn lương chính phủ Bảo hộ Pháp để soạn thảo,
phổ biến, ấn hành, hoặc hoàn tất chúng với mục đích thương mại (bán cho chính
phủ Bảo hộ Pháp). Nên cũng thật dễ hiểu khi Petrus Key và nhiều người đương
thời đứng trên quan điểm của người Pháp mà nói về “sự bình định xứ Nam Kỳ”,
“những nhà bảo hộ mới”, hay “quốc gia mới” (nước Pháp).
Nhưng quả thực có vẻ khó
nghe khi Petrus Key tảng lờ cuộc kháng chiến chống Pháp hay gọi những lãnh tụ
kháng chiến là “rebelles” (phiến
loạn) trong các báo cáo bằng Pháp ngữ. Giống như Lê Tắc nhiều thế kỷ trước từng
liệt kê các anh hùng dân tộc như Trưng Trắc, Triệu Ẩu, Lý Bí (Bôn) v.v... vào
hàng ngũ “bạn nghịch” (những kẻ phản nghịch) (Lê Tắc, An Nam Chí Lược, bản dịch
Trần Kính Hòa (Huế: Viện Ðại học Huế, 1961), tr.240-241).
Khoảng 50, 60 năm sau,
một đạo hữu của Petrus Key là Ngô Ðình Thục, xuất thân từ một gia đình trung
gian bản xứ tại miền Trung, cũng lập lại tiếng “rebelles” này để chỉ phong trào Cần vương của cụ Phan Ðình Phùng và
khoe thành tích hạng mã cho chế độ Pháp của cha mình là Ngô Ðình Khả, chánh
thông ngôn của Tòa Khâm sứ Huế. (Chính Ðạo, VNNB, I-A: 1939-1946 (Houston: Văn
Hóa, 1996), tr.200).
Nói cho cùng lý, Petrus
Key và bao người đồng thời khác chỉ là sản phẩm của chế độ thực dân Âu châu nói
chung, và trực hoặc gián tiếp là nạn nhân của chính sách thực dân Kitô-vật bản
của Pháp. Chính vì thế mà mới có những trăn trở cuối đời Petrus Key về “công và tội”, khi thức ngộ được rằng dẫu
có “đưa cả hai tay ra mà nắm lấy người
Pháp” thì mình vẫn chỉ một thứ “người
bản xứ được khai hóa” để phục vụ
quyền lợi Pháp và Hội truyền giáo. Bài học “người bản xứ được khai hóa”,
“văn minh hóa” hay “Pháp hóa” này quốc dân Việt sẽ còn phải suy gẫm suốt thế kỷ
21, nếu không phải lâu hơn.
Houston 11-2000 - Việt
Nam 1-2005 - Houston 2-2010
“Xuất” và “Xử” Trong Cuộc Đời Chính Trị
Của Trương Vĩnh Ký
Nguyễn Đắc Xuân
Hơn
một thế kỉ qua, nhiều sách báo đã viết khá kỹ về sự nghiệp văn học, sử
học, khoa học, ngôn ngữ học v.v... của Trương Vĩnh Ký. Ai ai cũng phải
công nhận Trương Vĩnh Ký là một người thông minh, một người rất tài. Chỉ
còn các vấn đề trương Vĩnh Ký dùng cái tài đó phục vụ cho ai, hậu quả
của sự phục vụ đó đã tác động tốt xấu như thế nào đối với dân tộc, các
giai đoạn trong cuộc đời chính trị của ông như thế nào... thì chưa khám
phá hết cho nên vẫn còn có những vùng tối với nhiều ý kiến khác nhau. Để
góp phần làm rõ những vùng tối đó, với tư cách một người nghiên cứu nhà
Nguyễn và Huế xưa, tôi mạo muội đề cập đến hai thời điểm trong cuộc đời
chính trị của Trương Vĩnh Ký: thời điểm ông ra làm quan với Pháp năm
1860 và thời điểm ông bị cho nghỉ việc tại triều đình Huế hối cuối năm
1886.
1. Trương Vĩnh Ký nhận nhiệm vụ ‘phức tạp và quan trọng’ giúp những người đã giải phóng cho ông
Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu
* TIẾN SĨ VŨ NGỰ CHIÊU: Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898) ....Khi đọc tư liệu văn khố Hội truyền giáo hải ngoại, mới biết chính sách mua trẻ mồ côi để tăng số giáo dân và thày kẻ giảng (thí dụ như Lettre commune năm 1858), và từ đó hiểu tại sao những Petrus Key và Ngô Đình Khả v.. v... bỗng dưng trở thành các “chú” của nhà Chúa Blời. (Xem Phụ bản) Đọc tư liệu Joseph Page và Jauréguiberry mới rõ nghị quyết của ổy Ban Cochinchine năm 1857 yêu cầu sử dụng “thày kẻ giảng và 600,000 giáo dân Ki-tô làm nòng cốt” cho “tân trào” bảo hộ Pháp....Hoặc, nói theo ngôn ngữ hiện đại, là nỗi buồn đứt ruột của những nhà y học đã tìm cách tái tạo [cloning] được một bào thai sơ khai [embryo gem cells]
, nhưng đang chịu đủ thứ búa rìu dư luận (như bị kết án là kiêu ngạo,
không tin ở Thượng đế, thiếu đạo đức, không chấp nhận và thách thức
thuyết sáng tạo của đạo Ki-tô); có thể bị luật pháp ngăn cấm. Nên chẳng
có gì đáng ngạc nhiên khi nghe lời ong tiếng ve về những tài liệu lịch
sử mới phát hiện đó, như muốn “bêu xấu,” hay “nói xấu,” làm giảm uy tín
các “lãnh tụ” dưới thời Pháp thuộc, hoặc chính những người đang cai trị ở
Việt Nam. Cũng chẳng ngạc nhiên khi thấy xuất hiện các “tác phẩm” của
bầy cuồng tín tôn giáo và ý thức hệ, nhắm hạ nhục và nguyền rủa, vu cáo
những người tìm sự thực.....
* PETRUS KEY hay PETRUS KÝ? .... Petrus
Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ
Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một đại văn hào
của miền Nam
dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,”
“đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” (Xem, chẳng
hạn, Nguyễn Văn Trấn, Trương Vĩnh Ký [Con người và sự thật],
Sài Gòn: 1993, tr. 7) Dưới thời Pháp thuộc, rồi Cộng Hòa Nam Kỳ, Quốc
Gia Việt Nam, và Việt Nam Cộng Hòa, người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt
cho trường trung học công lập lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công
lao, v.. v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục nhiều hạn chế
(nhắm mục đích ngu dân), được đặt tên cho trường học lớn nhất miền Nam
là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học
sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn....
* Gỡ Lần Những Manh Mối Lịch Sử - Gia Phả Petrus Key: .....Duyệt
xét các cung văn về Petrus Key, một vấn đề khiến người học sử không thể
không thắc mắc: Đó là, tại sao bà Nguyễn Thị Châu trao Petrus Key cho
các cố đạo nuôi?....
Trong
khi đó, vì chính sách bài đạo của nhà Nguyễn, các giáo sĩ Ki-tô tìm đủ
cách để gia tăng số tín đồ. Trong kế hoạch gia tăng giáo dân trên có
việc dùng tài lợi mua chuộc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, và mua con nít của
những gia đình Lương nghèo khổ (như ăn mày) để huấn luyện làm thày kẻ
giảng, và nếu đứa trẻ thông minh, có thể huấn luyện làm giáo mục bản
xứ.....
* PETRUS KEY Và VẤN ĐỀ NGOẠI NGỮ ....Vì thành đạt này, những người ngưỡng mộ Petrus Key đã vẽ chân cho rắn đến nhiều khi phi-nhân-hóa
ông. Người đọc sách sử không thể không tự hỏi thực chăng chú bé 11 tuổi
Trương Vĩnh Ký nói thông thạo “5 thứ tiếng,” và sau này thông thạo tới
“26 thứ tiếng?” Thực chăng ông Petrus Key xứng danh là một nhà ngôn ngữ
học (linguist), hay chỉ là một thông ngôn (interpreter hay translator)
xuất sắc?...
Theo
tài liệu Hội truyền giáo Hải ngoại, trường này dạy hai thứ tiếng chính:
Pháp và Việt (sử dụng mẫu tự Latin, tức quốc ngữ hiện nay). Ngoài ra,
học viên còn được học triết lý Greek (Hy Lạp), thần học và cổ ngữ
Latin....Đại chủng viện Pinang không có
đủ số chuyên viên để dạy bảo Petrus Key 26 thứ tiếng. Chương trình huấn
luyện cũng không đòi hỏi học sinh phải biết nhiều ngoại ngữ, và trên
thực tế các học viên chỉ được dạy bảo ba thứ tiếng: Pháp, Latin và chữ
Việt sử dụng mẫu tự Latin....
Tóm
lại, khi trong tuổi thanh xuân, Petrus Key có thể biết được năm, sáu
thứ tiếng. Sau này, Petrus Key nghiên cứu thêm chữ Hán và chữ Nôm, và có
thể biết (đọc, viết hoặc nói) được 7, 8 thứ tiếng là cùng.(Nguyễn Văn
Trung, 1993, tr. 138) Nhưng nếu nói thông thạo, thì chỉ khoảng 3, 4 thứ
tiếng (Pháp, Việt, Việt Hán và chữ Nôm). Chỉ ngần ấy đã đủ là một học
giả trong thế kỷ XIX và XX!....
* Vai Trò Của Petrus Key Trong Sứ Đoàn-Thông Ngôn-Nhà Báo... [Thực
ra, từ năm 1919 và 1921, tờ Bulletin de Amis du Vieux Hue (BAVH, Thành
tích biểu của Hội Những nguòi bạn của cố đô Huế) đã có những loạt bài
dịch tập Nhu Tây sứ trình nhật ký của Phan Thanh Giản và Phạm Phú Thứ.
Các tài liệu này đều xác nhận thông ngôn chính của sứ đoàn Nguyễn là
Linh mục Nguyễn Hoằng. Petrus Key và Tôn Thọ Tường là phụ tá của Trung tá Aubaret, thông dịch viên chính thức (LM. Nguyễn Hoàng, NDVN) cho sứ đoàn Phan Thanh Giản trong thời gian tại Paris và Madrid....
Nhiệm
vụ chính của Petrus Key trong giai đoạn này là nắm gọn vua Đồng
Khánh-dạy bảo vua phải biết đưa hai tay ra nắm lấy người Pháp, và lựa
chọn vào Viện Cơ Mật những người đồng hóa quyền lợi bản thân với quyền
lợi nước Pháp....
Tóm
lại, thời gian ở Huế nói riêng, và suốt gần 40 năm phục vụ chế độ Bảo
hộ Pháp, Petrus Key luôn luôn bày tỏ một lòng yêu nước nồng nàn. Nhưng
là lòng yêu nước Pháp, tổ quốc mới của ông ta.
* Petrus Key Và Các Vụ Án Lịch Sử Liên Hệ ....Để
tìm hiểu sự thù ghét giữa Minh Mạng và các nhà truyền giáo, cần lược
duyệt lại giai đoạn từ khi nhà Tây Sơn (1776-1802) tiêu diệt chúa Nguyễn
(1600-1776), làm chủ Đàng Trong.... vừa lên ngôi chưa đầy hai năm, ngày
4/3/1804 (tháng Giêng Giáp Tí, 11/2-11/3/1804), từ Thanh-Hoa, Gia Long
ban chỉ dụ không được sửa chữa nhà thờ, chùa chiền v.. v....Vua cũng ra Dụ chê bai thuyết thiên đường, địa ngục, nước phép của Ki-tô giáo:
“Lại
như đạo Gia tô là tôn giáo nước khác truyền vào nước ta, bịa đặt ra
thuyết thiên đường địa ngục khiến kẻ ngu phu ngu phụ chạy vạy như điên,
tiêm nhiễm thành quen, mê mà không biết....”....
Thất
vọng về Gia Long, các giáo sĩ nuôi tham vọng đầu tư vào con Thái tử
Cảnh (đã chết vì bệnh đậu mùa năm 1801), tức Hoàng tôn Đán (Mỹ Đường),
và công khai chống lại Hoàng tử Đảm (tức Hiệu),....
Tóm
lại, những vụ án Nguyễn Văn Thành hay Tống Thị Quyên-Hoàng tôn Đán chỉ
là cái cớ cho các giáo sĩ sử dụng để đả kích vua Minh Mạng, bất chấp sự
thực. Từ năm 1816, sau khi Gia Long chọn Hoàng tử Đảm làm Thái tử, các
giáo sĩ và giáo dân công khai chống lại quyết định này. Không những tung
tin Gia Long giết chết Hoàng tử Cảnh (như lời chứng của Giám mục
Francois Pellerin trước Ủy Ban Cochinchine ở Paris vào tháng 5/1857), họ còn cáo buộc Minh Mạng (Hoàng tử Đảm) đã “soán ngôi” của cháu.....
* KẾT TỪ VÀ PHỤ BẢN “Góp Phần Nghiên Cứu Về Petrus Key” ....Trong
dòng lịch sử quốc dân, vì lý do nào đi nữa, Petrus Key và số thông ngôn
đương thời—cùng những Trần Bá Lộc, Huỳnh Công Tấn, Trần Lục, Vũ Văn
Báo, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân, Cao Xuân Dục, v.. v...—sẽ được xếp
hạng chung là những người hợp tác với Pháp từ buổi đầu. Cách này hay
cách khác, họ đã trở thành và được người Pháp nhìn nhận như những khai
quốc công thần của chế độ Bảo hộ Pháp...
Nói
cho cùng lý, Petrus Key và bao người đồng thời khác chỉ là sản phẩm của
chế độ thực dân Âu châu nói chung, và trực hoặc gián tiếp là nạn nhân
của chính sách thực dân Ki-tô/vật bản của Pháp. Chính vì thế mà mới có
những trăn trở cuối đời Petrus Key về “công và tội,” khi thức ngộ được
rằng dẫu có “đưa cả hai tay ra mà nắm lấy người Pháp” thì mình vẫn chỉ
một thứ “người bản xứ được khai hóa” để phục vụ quyền lợi Pháp và Hội
truyền giáo.....
|
Theo
sử biên niên, sau chiến dịch bắn phá Đà Nẵng (01.91858), Regault de
Genouilly xuôi tàu vào chiếm Gia Định ở Nam bộ (17.01.1859), Genouilly
giao cho Trung tá hải quân Jean Bernard Jauréguiberry và 800 quân ở lại
giữ Gia Định còn y trở lại đánh phá Đà Nẵng lần thứ hai. Lúc đó chàng
trai 23 tuổi Trương Vĩnh Ký đang ở Cái Mơn (Bến Tre) bèn bí mật ‘vượt qua những rừng rậm, núi đồi’
lên Gia Định tìm gặp Jauréguiberry để cầu mong hải quân Pháp về ‘giải
phóng’ cho ông và những người đồng đạo của ông. Nhưng có lẽ chung quanh
khu đóng quân của ông Jauréguiberry lúc đó đang bị quân Nguyễn bao vây
chặt nên Trương Vĩnh Ký không thể tiếp cận được kẻ thù số một của dân Nam
bộ lúc đó. Trương Vĩnh Ký dùng cái khả năng tiếng Pháp tuyệt vời của
mình viết cho Jauréguiberry một cái thư rất thống thiết, ký tên là
Pétrus Key. Thư viết vào cuối tháng 3/1859, sau khi Pháp chiếm thành Gia
Định hơn một tháng. Đây là lá thư đầu tiên của Trương Vĩnh Ký gởi cho
thực dân Pháp và chưa hề được trích dẫn trên sách báo xuất bản tại Việt Nam trong hơn một thế kỉ qua. [1]
Trương Vĩnh Ký cho biết ông đã viết lá "Thư gởi Đại nhân và tất cả các sĩ quan tôn kính của Đội Hải thuyền Pháp quốc trong hoàn cảnh: ‘... giữa
đường tôi không được chuẩn bị gì, không có giấy, không có sổ ghi chép,
không có mực vừa ý, không có bú thích hợp. Nhưng tôi nhân danh là người
đại diện cho tín hữu Ki tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi,
tôi đến để tế lể cùng Ngài nỗi thống khổ mà chúng tôi hằng gánh chịu
dưới bạo quyền của các quan lại triều đình gây ra, vì Ngài sẽ là người phục thù và mang lại tự do cho chúng tôi’
(au milieu de la route, je n’ai rien à ma disposition, ni papier, ni
bonne notes, ni encre convenable, ni plumes approprieés. Mais je vien
come champion de tous les Chrétiens vous offrir nos supplications, je
viens vous raconter tous les maus que la cruelle tyrannie des mandarins
nous fair subir, car vous êtes les vengeurs de notre liberté...).
Trương Vĩnh Ký trình bày với tên lính viễn chinh Pháp cảnh ông và gia đình ông ‘đang sống giữa đàn chó sói đói ăn [2] (au milieu des loupes rapaces)’ và ‘giữa những sợ hải triền miên đó, giữa những nguy hiểm không ngừng đó (au milieu de ces craintes continuelles de ces dangers incessants)’, ông ‘chỉ còn hy vọng sự giúp đỡ; (seule notre esperance en vous nous soutientt) của Hải quân Pháp ‘mới nâng đỡ được tinh thần’ cho ông. Ông báo động với kẻ thù dân tộc lúc đó là: ‘Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta [3] (Nous sommes tous menacés de la mort si vous ne chassez bientôt nos ennemis).
Trương Vĩnh Ký báo cho Jauréguiberry biết ông đã hết sức nỗ lực mà không gặp được vị cứu tinh của ông: ‘Thực
uổng công của chúng tôi đã vượt qua những rừng rậm, núi đồi để tìm đến
Ngài mà không được. Bây giờ thì khó mà tiếp tục, nên đành phải chờ đợi
các vũ khí vô địch của Ngài... (En vain, J’ai essayé de franchir les
forêts, les champs, les montagnes, les valler pour aller à vous; dejà
même il m’est difficile de... mes pas. J’attents donc ici que vos armes
invincibles...)’.
Kết
thúc lá thư, Trương Vĩnh Ký hạ một lời kêu cứu khẩn thiết và khẳng định
Jauréghuiberry là người giải phóng cho Trương Vĩnh Ký: ‘Hãy thương xót chúng tôi ! Hãy thương xót chúng tôi ! Ngài sẽ là người giải phóng chúng tôi...’ (Ayez pitié de nous! Ayez pitié de nous! Vous êtes nos liberateurs).
Nhưng
không đợi cho đến khi quân viễn chinh đến giải phóng cho ông ở Bến Tre,
ngay cuối năm 1859, Trương Vĩnh Ký đã có mặt dưới trướng của Giám mục
Lefèbre tại Sài Gòn. Theo Nguyễn Văn Trấn: ‘Tháng 12-1859
Jauréguiberry trở vào nội thành (Sài Gòn) mở rộng diện chiếm đóng ra Chợ
Lớn. Nó thiếu một thông ngôn và cậy Giám mục Lefèbre tìm. Ông nầy chỉ
Trương Vĩnh Ký. Trương Vĩnh Ký đưa tay’ (Trương Vĩnh Ký con người và
sự thật, Tp HCM 1993, trang 17). Trương Vĩnh Ký không chỉ là một người
thông ngôn mà theo Jean Bouchot (Pétrus J.B. Trương Vĩnh Ký) ông còn làm
nhiệm vụ ‘phức tạp và quan trọng hơn nữa’. Ông Mẫn Quốc hiểu cái nhiệm vụ quan trọng và phức tạp đó là làm ‘tình báo, chỉ điểm, bày mưu lập kế để giặc chóng đạt được mưu đồ chinh phục của chúng’ (Nghiên Cưú Lịch Sử số 60, 3-1964).
Từ
1860, Trương Vĩnh Ký vừa cung cấp những thông tin chính trị cần thiết
(Nguyễn Thế Anh, Monarchie et fait colonial au VN, L’Harmattan, 1992,
trang 138) và đi cùng với thực dân Pháp suốt chặng đường ngót một phần
tư thế kỉ (1860-1885) để đánh chiếm Nam bộ, Bắc bộ và đặt xong nền bảo
hộ tại Trung bộ. Trương Vĩnh Ký đã trở thành người đứng đầu danh sách
khai quốc công thần của chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam (Vũ Ngự Chiêu, Các nhà Vua dưới triều Nguyễn, tập I, nxb Văn Hóa (Hoa Kỳ) 1999, trang 140).
2. Ông Hàn lâm viện thị giảng học sĩ sung tham tá viện Cơ Mật triều đình Huế
Đến
tháng 4 năm 1886, Toàn quyền lưỡng kỳ Trung Bắc Paul Bert đem Trương
Vĩnh Ký vừa làm cố vấn vừa làm thầy dạy vua Đồng Khánh. Vua Đồng Khánh
là một sản phẩm của thực dân Pháp, nên ông đã chuẩn thưởng ngay: ‘...cho
Toàn quyến Bôn Be làm Hàn lâm viện trực học sĩ, và ẩn sĩ trong Nam là
Trương Vĩnh Ký (người Gia Định đi theo Toàn quyền đến) làm Hàn lâm viện
thị giảng học sĩ’ (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, tập 37, bản dịch, Hà Nội
1997, trang 147).
Đặt
được Trương Vĩnh Ký vào ngồi bên cạnh vua Đồng Khánh xong, Toàn quyền
Paul Bert rời Huế. Trương Vĩnh ký thực hiện ngay ‘nhiệm vụ lịch sử’ do
Paul Bert giao. Cho đến nay chưa có công trình biên khảo nào trình bày
đầy đủ những việc Trương Vĩnh Ký đã làm bên cạnh vua Đồng Khánh. Trong
bài viết ngắn này tôi xin điểm lại một số công việc mà Trương Vĩnh Ký đã
thể hiện qua thư từ ông đã gởi cho Toàn quyền Paul Bert cũng như những
nhân vật thực dân thời bấy giờ.
2.a. Dạy vua Đồng Khánh chữ Tây dể theo Tây
Trương Vĩnh Ký tự nhận mình đã xây dựng ‘vị
vua trẻ (Đồng Khánh) sẽ hoàn toàn chinh phục bởi nước Pháp mà tôi đã
dạy cho nhà vua biết và yêu thích tiếng Pháp. Cần phải lợi dụng những
bản chất tuyệt hảo và trung thành của nhà vua’ (Thư của Trương Vĩnh Ký gởi bác sĩ Chavanne, xen Khổng Xuân Thu, sđd, trang 128).
2.b. Trương Vĩnh Ký đã trấn áp những quan lại yêu nước và thuyết phục vua quan nhà Nguyễn đầu hàng và làm tay sai cho Pháp:
‘Tôi
sẽ trấn áp những hãnh thần (tức quan lại sắt son một lòng với nước) và
sẽ bao vây lấy nhà vua, tôi cũng sẽ gom góp những người thật sự có khả
năng cho viện Cơ mật (...). Tôi vừa thuyết phục xong cho các nhà Nho
hiểu rằng nước Nam không thể không cần đến nước Pháp, lại càng không thể
chống lại nó được, mà phải cùng nhau tay trong tay bước đi, không một
hậu ý . (Thư của Trương Vĩnh Ký gới P.Bert ngày 17.7.1886, trích lại
của Nguyễn Sinh Duy, Cuốn sổ bình sanh của Trương Vĩnh Ký, Nam Sơn, SG
1974, trang 78). Đúng như lời nhận định của Mẫn Quốc ‘Trương Vĩnh Ký
vào viện Cơ Mật, cốt để nắm chắc được Đồng Khánh và để bao vây vua này
bằng toàn những người thân Pháp nhất để thực hiện đường lối chính trị
của mình’ (Mẫn Quốc, NCLS, số 60, HN, số 3/64). Viên đại thần thân
Pháp dưới trướng vua Đồng Khánh và Trương Vĩnh Ký thời bấy giờ là Nguyễn
Hữu Độ.
3. Trương Vĩnh Ký là tai mắt của thực dân Pháp ở chóp bu triều đình Huế
Hơn ai hết Trương Vĩnh Ký hiểu rõ tâm trạng rất đau khổ của vua quan nhà Nguyễn khi phải ký Hòa ước Patenôtre (1884): ‘Ngài
(tức Toàn quyền Paul Bert) cũng thừa biết như tôi rằng, sự tách ra 13
tỉnh Bắc kỳ làm rướm máu con tim của nhà vua và của người An Nam, nhưng
họ cũng đành nén lòng, dầu cho có chết trong lòng cũng còn bảo toàn
đượcAn nam-Trung kỳ cái tiềm thế được độc lập giải quyết việc nội trị’ (P.Ký gởi Paul Bert, ngày 4.11.86, NVTrấn, sách đã dẫn, tr.90).
Và Trương cũng hiểu ất rõ sự yếu ớt của lực lượng khánh chiến chống Pháp lúc ấy. Ông viết thư báo cho quan thầy Pháp hay rằng: ‘Dám
kháng cự thì không có gì đáng sợ. Họ chỉ có những khí giới cổ lỗ của
nhà nước An nam và vài món mua của bọn buôn lậu Trung hoa. Cái cớ chứng
minh là việ ở Quãng Trị, đã hai lần mà không cắt nỗi đường dây thép nói.’ (P.Ký gởi P.Bert ngày 5.10.1886, NVT, Sđd, tr.88).
4. Tham mưu cho thực dân Pháp bình định và thành lập lực lượng cai trị nước ta
Trương
Vĩnh Ký đã có kinh nghiệm khi thấy Charner sử dụng hai trung đội lính
đạo người Việt do Rigault de Genouilly thành lập ở Đà Nẵng năm 1859, vào
phục vụ chiến dịch hạ đồn Chí Hòa vào ngày 24.2.1861 rất có hiệu quả
(Dương Kinh Quốc, Việt Nam- những sự kiện lịch sử, Tập 1, tr.34). Cho
nên Trương đã khuyên Paul Bert: ‘hãy mau thành lập những khinh binh
và võ trang cho chúng; Ngài không có gì phải lo sợ cả, ma75c dầu những
nhà quân sự nói như vậy, bởi vì những súng ống và quân nhu được Ngài
cung cấp, cho vay hoặc bán, sẽ ở dưới trách nhiệm trực tiếp của nhà vua
và của triều đình An nam, mà, sau cái vụ mùng 5 tháng 7 kinh khiếp, chỉ
còn tìm thấy con đường thoát ở nước Pháp’. (Petrus Ký, Erudit
Cochichinois par Jean Boucht, Im. Commerciale, 1925, trích lại của
Nguyễn Sinh Duy Sđd, tr.82). Đây là một âm mưu dùng người Việt để giết
người Việt, rất thâm độc. Người Việt sẽ chết thay cho người Pháp và biết
đâu lực lượng này sẽ quay súng triệt hạ triều đình nhà Nguyễn để cho
lực lượng của Trương Vĩnh Ký lên thay. May sao, Paul Bert chưa thực hiện
được việc này thì đã chết vì bệnh vào ngày 11.11.1886.
Trong thư đề ngày 27.9.1886, Trương Vĩnh Ký khuyên vua Đồng Khánh: ‘Hễ đó ra mà đào cái kinh nhỏ biệt sở Mang cá ra, thì xin cho dân đào cho đông mà làm cho mau...’
(Trích lại của Nguyễn Sinh Duy, Sđd, tr.84). Mang cá là khu vực bảo vệ
Kinh thành Huế về phía đông, là một bộ phận không thể cắt rời của Kinh
thành Huế. Sau hiệp ước Harmand (1883) rồi Patenôtre (1884) Pháp ép
triều đình Huế phải giao Mang cá cho Pháp. Giờ đây (1886), Trương Vĩnh
Ký tham mưu cho vua Đồng Khánh cắt thêm đất phía tây Mang cá giao cho
Pháp mở rộng đồn binh, và đào một con sông tách phần đất mới giao khỏi
đất của Kinh thành. Việc đào sông này quá hệ trọng cho nên triều đình
Huế đã can vua Đồng Khánh không thực hiện và thay con sông bằng một bức
tường ngăn như ta còn thấy ngày nay. Sử triều Nguyễn viết sự kiện này:
‘...mở rộng đất nhượng (thành mang cá), theo đường thuỷ từ Mộc Kiều
(tục gọi cầu Son) thẳng đến Thạch Kiều (tục gọi Cầu khố); lại từ Thạch
Kiều xây đắp tường ngăn thẳng đến cửa chính bắc, cửa này thuộc về trong
giới hạn đất nhượng...Về xây đắp tường ngăn, toàn quyền trước định khỏi
đào sông ngòi. Vua bảo việc ấy rất không hợp ý, sai viện Cơ mật lấy cớ
đứt long mạch’ (ĐNTLCB, tr.37, tr.208) không đồng ý nên mới phải xây
tường. Thua trận và phải chịu sự bảo hộ của Pháp nhưng ít ra triều đình
Huế cũng còn một chút sáng suốt để phản đối việc đào sông từ cầu Kho ra
cửa chính bắc theo sự tham mưu độc địa của Trương Vĩnh Ký.
5. Hoàn thành một hiệp ước
Điểm lại những việc trên chúng ta thấy việc làm của Trương Vĩnh Ký tại triều đình Huế đã hết sức tai hại cho Việt Nam.
Thế nhưng đó chỉ là những việc vặt. Mục tiêu lớn nhất mà Trương Vĩnh Ký
phấn đấu là đạt cho được một hiệp ước đặt cơ sở cho việc chiếm đóng lâu
dài của thực dân Pháp đối với phần đất còn lại ở Trung, Bắc kỳ.
‘Song
tất cả những cái đó thúc đẩy tôi tận tâm lo liệu cho cái hiệp ước mà
Đại nhân muốn Nhà nước An nam sớm chánh thức đưa ra, để giải quyết tình
hình và định ra chính sách cho sau này.Vì vậy tôi xin nhắc Đại nhân cái
dự án bình định với những phương cách hành động mà chúng ta đã hiệp ý để
đạt tới sự mong ước’. (P.Ký gởi
Paul Bert ngày 5.10.1886, NVTrấn, Sđd, tr.88). Nhưng may mắn cho triều
đình Huế, cái hiệp ước mà Trương Vĩnh Ký hết sức phấn đấu đó chưa ra đời
thì người chủ mưu là Paul Bert đã chết và vai trò chính trị của Trương
Vĩnh Ký tại Huế cũng chấm dứt. và người ta đã thay Trương Vĩnh Ký bằng
Diệp Văn Cương- một người Nam bộ học ở Algérie về, nhưng không làm tay sai cho Pháp như Trương Vĩnh Ký.
6. Thủ đoạn làm việc
Trương Vĩnh Ký người mặc quốc phục Việt Nam, nhưng thực chất ông là tay sai cao cấp của thực dân Pháp. Chính Trương đã khẳng định với quan thầy Paul Bert ‘Xin ngài tin tôi là người giúp việc tận tuỵ’
(Thư P.Ký gởi P.Bert ngày 4.11.1886, NVTrấn, Sđd, tr.90). Lời khẳng
định đó vừa mới phát ra chừng một tuần lễ thì Paul Bert chết
(11.11.1886). Để lấy lòng tin của P.Vial – người thay P.Bert, Trương
Vĩnh Ký trình bày quá trình làm việc cho Pháp của ông: ‘Chính trị mà
tôi theo đuổi trên cương vị khó khăn của tôi ở Huế, cũng chẳng qua là
chính trị của ông Paul Bert. Thiếu điều là ông đọc cho tôi làm’ (P.Ký trả lời P.Vial ngày 18.12.1886, NVTrấn, Sđd, tr.92).
Để
có thể làm công việc chỉ điểm, điều tra tình hình báo cáo cho Pháp,
tham mưu cho Pháp, tham mưu cho ông vua tay sai Đồng Khánh, Trương Vĩnh
Ký không bao giờ nhận mình là mật báo viên cao cấp, là quân sư cho hai
bên Việt Pháp. Trương Vĩnh Ký luôn luôn che đậy dưới cái mác ‘ẩn sĩ’.
Ngay khi lần đầu được Toàn quyền cầm tay đến với vua Đồng Khánh, Trương
Vĩnh Ký vẫn tự giới thiệu mình là ‘ẩn sĩ’. Suốt thời gian ở Huế, nhà của
Trương Vĩnh Ký ở gần cầu Gia Hội, hằng ngày ông đi xe tay vào làm việc
trong viện Cơ mật hoặc đi đò qua Tòa khâm ở bờ nam sông Hương giữ thanh
thiên bạch nhật, thế nhưng ông vẫn phân bua mình là ‘ẩn sĩ’, ‘vì thời thế mà ra làm việc chứ không tha thiết gì’. Trí thức Huế lúc ấy biết rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của Trương bèn có hai câu chữ Hán rằng:
Gia Hội kiều đầu song ẩn sĩ [4]
Đông Ba quách ngoại kỷ thanh lâu
và người đương thời đã diễn Nôm:
Đầu cầu Gai Hội ‘đôi trò núp’
Ngoài cửa Đông Ba mấy mụ trùm.
Đôi
trò núp là ‘song ẩn sĩ’ mà còn nghĩa bóng những người núp phóng uế bậy
bạ dưới hai đầu cầu Gia Hội (Theo báo Sông Hương, số 28, ngày
20.2.1937). Trương Vĩnh Ký rất tài giỏi nhưng làm tay sai cho giặc nên
người Huế đương thời đã xem Trương giống như kẻ vô lại núp lén dưới đầu
cầu để phóng uế bậy bạ vậy.
Đang làm việc với vua Đồng Khánh, đến đầu tháng 7.1886, đột nhiên Trương Vĩnh Ký ‘năn nỉ tâu xin với vua cho mình về Sài Gòn làm ẩn sĩ’ (NVTrấn, tr.75). Tưởng như thế đã chia tay họ Trương, không ngờ sau Trương trở lại và cho vua Đồng Khánh biết:
‘Nay
vì đến lúc phải ẩn mặt một hồi cho được việc nước nhà, cho Hoàng
thượng. Bây giờ có khi Hoàng thượng chưa thấy rõ là cần phải như vậy,
rồi sau mới biết là mưu’ (TVKý gởi vua Đồng Khánh ngày 27.9.1886,
NSDuy, Sđd, tr.84). Đối với vua mà Trương Vĩnh Ký còn dùng thủ đoạn lừa
bịp như thế thì thật quá táo bạo. [5]
Sau
khi Paul Bert qua đời, Trương Vĩnh Ký bị bãi chức ở triều đình Huế. Ông
trở lại Sài Gòn và nhờ thân hữu bên Tây can thiệp cho giữ ông lại dạy
học với tiền lương 1.880 quan Pháp /năm. Trương tức giận gửi thư cho
P.Vial- người tạm thời thay chức vụ của P. Bert và nói huỵch toẹt ra
rằng: ‘(Tôi là) tôi tớ cũ của nhà nước (Pháp), tôi làm việc và trông đợi
tăng lương...’ (NVTrấn, Sđd, tr.94). Trương Vĩnh Ký xác định mình là
tôi tớ của Pháp và làm việc để lãnh lương. Khi bị bãi chức trở lại với
nghề cũ dạy học lương thấp, Trương Vĩnh Ký mới nổi dóa kiện cáo lung
tung. Thế thì trước đó Trương đã từng lãnh lương bao nhiêu ? Ông Mẫn
Quốc (NCLS số 60, tháng 3/1963) cho biết: ‘Từ năm 1872 Trương Vĩnh Ký
đã lãnh chức tri huyện hạng nhất lương mỗi năm được 2.400 quan Tây, lại
còn dạy tiếng Đông Phương được mỗi năm là 9.000 quan. Một đồng bạc khi
ấy ăn năm quan. Như vậy là Trương được mỗi năm 11.400, tính ra tiền là
2.200 đồng bạc. Trong khi ấy lương của tên Gaím đốc nội vụ là là người
đứng đấu các hàng viên chức Pháp (ngoài Thống đốc Nam kỳ) được có mỗi
năm 18.000 thêm một số phí tổn 1.200 quan để mua văn phòng phẩm
cho công nhân viên của giám đốc, cộng là 19.200 quan. Kể đến viên chức
thứ hai là tổng thư ký, được mỗi năm là 15.000 quan, rồi đến viên cục
trưởng (là viên chức thứ ba) được mỗi năm 10.000 quan. Thế là lương của
Trương Vĩnh Ký khi ấy hơn cả lương của viên cục trưởng (Documents
pour servir à l’histoire de Sai Gon par J.Bouchot, tr.422). Sau khi đi
Huế về lương của Trương Vĩnh Ký chỉ còn 1880 quan/năm, lương của Trương
đã sụ mất: 11.4000-1880=9.520 quan. Qua việc Trương Vĩnh Ký khiếu nại về
lương của ông bị sụt chúng ta mới biết Trương Vĩnh Ký làm tôi tớ cho
Pháp để lãnh lương bao bố. Và muốn được Pháp trả cho cái luơng bao bố ấy
Trương Vĩnh Ký phải tiếp tục nổ lực tiếp tay cho Pháp chinh phục nước
ta như thế nào, có lẽ cho đến nay chưa ai có thể hiểu hết được.
Vua
Đồng Khánh là ông vua do Pháp đặt lên và làm tay sai cho Pháp. Qua bài
viết ngắn này ta thấy người dạy học cho Đồng Khánh biết làm tay sai cho
Pháp như thế nào lại chính là nhà ‘bác học’ Trương Vĩnh Ký. Để có thể
hiểu Trương Vĩnh Ký một cách đầy đủ thiết nghĩ bên cạnh những trước tác
của Trương Vĩnh Ký cung cấp cho Pháp qua thư từ còn lại giá trị hơn xa
những thông tin mà các tên trùm mật thám Pháp nổi tiếng đã thực hiện ở
Việt Nam. Bởi lẽ không có một tên trùm mật thám Pháp nào giỏi bằng
Trương Vĩnh Ký, hiểu VN, tận tuỵ với công việc và có cơ hội xâm nhập đến
chỗ màn trướng của vua chúa VN như Trương Vĩnh Ký.
Nếu
lấy tiêu chỉ Việt gian dành để xếp những tên phản quốc như Nguyễn Thân,
Hoàng Cao Khải, Lê Hoan... vận dụng vào Trương Vĩnh Ký thì ta thấy
Trương Vĩnh Ký vượt xa những nhà Nho Việt gian nêu trên. Thật không
tưởng nếu còn có một người Việt Nam nào đó sợ dân tộc VN sẽ quên Trương Vĩnh Ký. Lịcu sử Việt Nam
cận đại luôn luôn phải nhắc đến Trương Vĩnh Ký như một nhân vật phản
diện điển hình. Đấy là một trường hợp có một không hai trong lịch sử VN.
Chúng ta cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, đầy đủ để có một sự
đánh giá đúng đắn về tội làm tay sai cho giặc của nhà ‘bác học’, ‘siêu
nhân’, siêu Việt gian Trương Vĩnh Ký.
Cuộc
đời làm tay sai cho giặc của Trương Vĩnh Ký đã để lại cho các thế hệ
sau ông một bài học lịch sử: Một người tài như Trương Vĩnh Ký mà thiếu
đức, mà phản quốc vẫn bị đời đời nguyền rủa.
Gác Thọ Lộc (Huế), đầu năm 2001
Chú thích
[1]
Thư viết tay vào tháng 3/1859 của Petrus Key (Trương Vĩnh Ký) gởi cho
‘sếp lớn’ của Hải quân Pháp tại Gia Định, lưu trữ tại Văn khố Hải quân
Pháp (Paris): SHM (Vincennes),GG2 99:2 do tiến sĩ sử học Vũ Ngự Chiêu sưu tập.
[2] Chỉ quan quân nhà Nguyễn
[3]
Kẻ thù của Trương Vĩnh Ký lúc đó là quan quân nhà Nguyễn, và Trương xác
nhận mình là người cùng chung một chỗ đứng với quân viễn chinh Pháp
(noa ennemis).
[4] Trương Vĩnh ký có một người đồng châu là Nguyễn Văn Tạo cùng ở chung và cùng làm thông ngôn như Trương.
[5]
Ngoài những vụ việc nêu trên, nhiều tài liệu còn cho biết chính TVK là
người đã thiết kế kế hoặch cho vua Đồng Khánh tuần du hiểu dụ quân dân
Quãng Trị – Quãng Bình trong mấy tháng, TVK cũng nhúng tay vào việc
chiêu hồi vị tướng đã có nhiều chiến công Hoàn Kế Viêm, TVK đã tham mưu
cho vua Đồng Khánh cử con cháu những nhà yêu nước đối phó với các lực
lượng Cần Vương, tham mưu cho vua Đồng Khánh giao cửa biển Đà Nẵng làm
nhượng địc cho Pháp, TVK đã chuẩn bị vai trò mới của mình sau khi Pháp
đã bình định xong các lực lượng Cần Vương v.v... Nhưng vì khuôn khổ bài
viết không cho phép nên chúng tôi sẽ viết tiếp trong một dịp khác. NĐX.
NDVN, ngày 14/1/07
Nhận xét
Đăng nhận xét