NỖI NIỀM OAN KHUẤT13

(ĐC sưu tầm trên NET)
Cách đây 20 năm, đêm rằm tháng 7/1968 tại thôn An Giang, xã Mỹ Đức (Phù Mỹ, Bình Định) một người đàn ông là cơ sở cách mạng bị bắn chết bằng hai phát súng xuyên từ lỗ tai bên sang lỗ tai bên kia. Người đó là ông giáo làng Dương Ngọc Chánh. Ông Chánh chết vì bị coi là điệp báo cho địch nên bị cách mạng trừng trị!.

Một gia đình cách mạng kêu oan suốt 47 Năm

CA TP.HCM

(CATP) Là một chiến sĩ cách mạng, đã vào tuổi xế chiều, cụ bà Nguyễn Thị Cầu (83 tuổi, ngụ ở thôn An Giang, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) vẫn mang xấp hồ sơ dày cộm đến các cơ quan chức năng, xin minh oan cho chồng. Gần 47 năm trôi qua, năm nào bà cũng đến các cơ quan chức năng với mục đích như thế. Tuổi cao sức yếu, khi không còn đủ sức để đi, bà đã nhờ người con trai Dương Minh Trị (ngụ ở P4Q8, TPHCM, cán bộ Văn phòng 2, Thanh tra Bộ Y tế) đi thay. Đến nay, vụ việc đã được làm sáng tỏ, nhưng việc khôi phục quyền lợi, danh dự cho chồng bà vẫn chưa được thực hiện.
Tiếp xúc với chúng tôi tại Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) - nơi đang nằm điều trị bệnh, bà Cầu cho biết: “Chồng tôi tên Dương Ngọc Chánh, là một thầy giáo dạy tiểu học ở vùng giải phóng. Ngay từ thuở nhỏ, ông Chánh đã sớm tham gia cách mạng và gặp tôi. Cùng tham gia kháng chiến, chúng tôi nên vợ nên chồng, 5 đứa con lần lượt ra đời. Cuộc sống gia đình tôi êm ả thì bất ngờ vào tháng 7-1968, một cán bộ an ninh ở xã Mỹ Đức đến nhà dẫn giải chồng tôi về trụ sở của xã, rồi nói chồng tôi là điệp báo viên của địch. Ngay trong đêm đó, chồng tôi đã bị bắn chết”.
PGS.TS.BS Nguyễn Đức Công - Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất - thăm hỏi, động viên bà Cầu
Bà Cầu quả quyết: “Vì vợ chồng tôi cùng tham gia cách mạng nên tôi biết rất rõ, ông Chánh không hề có bất cứ mối quan hệ nào với địch”. Đồng đội của bà và nhân dân địa phương ai cũng xác nhận như thế. Sau khi chồng chết, bà Cầu nhờ đồng đội và nhân dân làm chứng để xin minh oan cho chồng. Thế nhưng, mọi nỗ lực của bà như vô vọng. Khi các con của bà khôn lớn, bà động viên con học hành và tham gia cách mạng, để sau này minh oan cho cha.
Thấu hiểu nỗi đau, ông Dương Minh Trị (con ông Chánh - bà Cầu) quyết tâm tìm mọi cách để giải oan cho cha. Năm 1972, khi vừa đủ tuổi trưởng thành, ông Trị thoát ly tham gia kháng chiến chống Mỹ với niềm tin sắt đá: “Đảng, cách mạng sẽ không để ai bị oan sai...”.
Sau ngày giải phóng, ông Trị cùng mẹ đi “gõ cửa” khắp nơi để chứng minh ông Chánh không phải là “điệp báo viên của địch” - như quy kết sai lầm. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ, đảng viên là đồng đội của ông Chánh - bà Cầu đã đồng loạt ký tên xác nhận “ông Chánh là người của cách mạng, không phải là điệp báo viên của địch”.
Trong gia đình ông Chánh - bà Cầu, có một người con là Dương Minh Ninh (liệt sĩ hy sinh tại chiến trường Campuchia năm 1980), bà Cầu được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba và là mẹ liệt sĩ, ông Trị (con ông Chánh - bà Cầu) được khen thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất. Thế nhưng khi anh em ông Trị làm hồ sơ dự thi đại học thì chính quyền địa phương không xác nhận, vì lý lịch “có cha là điệp báo viên của địch, chưa được minh oan”. Người em út của ông Trị là Dương Minh Toàn tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp, không được nhận bằng tốt nghiệp vì lý do tương tự. Với những nỗ lực cống hiến liên tục từ năm 1972 đến năm 2005, ông Trị mới được đứng vào hàng ngũ của Đảng, chỉ vì “cái chết của ông Chánh chưa được kết luận của cấp có thẩm quyền”.
Quá bức xúc, bà Cầu cùng con là Dương Minh Trị tiếp tục gửi đơn lên các cấp từ huyện đến Trung ương, để minh oan cho ông Chánh. Sau khi xác minh lại toàn bộ nội dung sự việc, ngày 14-2-2000 Tổng cục An ninh - Bộ Công an đã có công văn số 1973/A1(A35) kết luận: “Ông Dương Ngọc Chánh không phải là cộng tác viên, tình báo viên cộng tác với địch chống phá cách mạng”. Ngày 12-2-2004, Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương có công văn số 30-CV/BVTW cũng kết luận với nội dung tương tự. Ngày 16-11-2009, Ban Tổ chức Trung ương đã có công văn số 6861-CV-BTCTW gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định với nội dung: “Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định thông báo đến Đảng ủy xã Mỹ Đức, Huyện ủy Phù Mỹ biết ông Dương Ngọc Chánh đã được các cơ quan chức năng kết luận không phải là tình báo viên của địch chống phá cách mạng”. Theo hồ sơ, người cán bộ chủ mưu bắn chết ông Chánh là người đã từng “đi đêm” với địch. Do ông Chánh biết rõ “vết đen” trong lý lịch của vị cán bộ này, nên ông ta vu khống ông Chánh là điệp báo viên của địch, rồi giết chết ông Chánh. Sau đó, vị cán bộ này đã bị kỷ luật.
Trong công văn số 797/CV-BTĐKT ngày 24-5-2011 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương gửi UBND tỉnh Bình Định cũng nêu rõ: “Ông Chánh đã được minh oan, được kết luận không phải là cộng tác viên, tình báo viên cộng tác với địch chống phá cách mạng... Mặc dù đã có kết luận minh oan cho ông Dương Ngọc Chánh của các cơ quan chức năng từ năm 2000 và gia đình đã lập hồ sơ đề nghị khen thưởng cho ông Dương Ngọc Chánh, nhưng đến nay vẫn chưa có ý kiến trả lời chính thức của chính quyền địa phương. Để giải quyết dứt điểm khiếu nại nhiều năm của thân nhân ông Chánh, đồng thời đảm bảo thực hiện chính sách đối với gia đình liệt sĩ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đề nghị UBND tỉnh Bình Định bố trí thời gian làm việc với đoàn công tác của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các cơ quan có liên quan của tỉnh Bình Định, để có kết luận chính thức về việc khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến của ông Dương Ngọc Chánh”.
Mặc dù vậy, điều lạ lùng là từ đó đến nay, chính quyền địa phương từ xã, huyện đến tỉnh vẫn chưa phục hồi danh dự và trả lại lý lịch trong sáng cho gia đình ông Chánh.

TRUY TÌM MỘT SỰ THẬT Thành Tuân Võ Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015 No Comment



Những tiếng kêu đòi sự thật.

Cách đây hai mươi năm vào 6 giờ sáng ngày 10/7/1968 tại thôn An Giang xã Mỹ Đức (Phù Mỹ) một người đàn ông là cơ sở cách mạng bị bắn chết bằng hai phát súng xuyên từ lỗ tai bên sang lỗ tai bên kia. Người đó là ông Dương Ngọc Chánh. Ông Chánh chết vì là điệp báo cho địch nên bị cách mạng trừng trị! Người dân thôn An Giang chỉ được nghe những lời giải thích ngắn gọn như vậy. Và thời gian cứ thế trôi đi, có lẽ nhiều người còn sống ở đây đã quên rồi, nếu sau giải phóng cả chục năm trời không nghe những tiếng kêu thống thiết của vợ, con ông Chánh qua hàng mấy chục tờ đơn xin minh oan. Xin làm rõ sự thật, gửi đi khắp mọi nơi.

“Tôi Nguyễn thị Cầu, vợ ông Dương Ngọc Chánh. Vợ chồng tôi đều là cơ sở cách mạng từ năm 1956. Ai nói chồng tôi là điệp báo cho giặc? Ai nhân danh cách mạng mà giết chồng tôi? Các cấp giải nổi đau mấy chục năm nay cho gia đình chúng tôi. Hãy cho biết chứng cứ nào buộc tội oan chồng tôi là điệp báo”

“Tôi là Dương Minh Toàn, sinh ngày 10/10/1968. Mẹ tôi nói với chúng tôi rằng: Ba con là cán bộ cách mạng bị kẻ xấu giết hại, rồi Đảng sẽ minh oan cho ba con. Thưa các anh, các chị, cái chết của cha tôi đè nặng lên đầu chúng tôi hai mươi năm nay, chúng tôi mong cấp trên điều tra, xem xét làm rỏ sự thật về cái chết của cha tôi. Chỉ vì cái chết chưa rõ ràng của cha tôi mà tôi không được cấp bằng tốt nghiệp, không được phân công công tác. Xin hãy tìm sự thật giúp gia đình chúng tôi…”

“Thưa các anh ở tòa soạn báo Nghĩa Bình, tôi là Dương Minh Trị công tác tại Sở Y tế, thoát ly từ năm 1972. Từ lâu mẹ tôi nói cha tôi bị kẻ xấu nhân danh cách mạng giết oan vì mối tư thù. Trái tim của người đàn bà suốt đời theo cách mạng có chồng bị giết đã nói như vậy vì bị tiếng là con của một tên phản động bị cách mạng trừng trị, tôi và các em tôi vào đời với bao vất vả, đắng cay, cứ mỗi lần xin đi học, đi thi, vết thương đau lại bị xói lên đau nhói, tái tê. Tin lời mẹ tôi, tôi đã tìm hiểu về cái chết của cha tôi và thấy có nhiều uẩn khúc. Mong các anh góp một tiếng nói để làm sao tìm ra được sự thật này. Một sự thật dù thế nào đi nữa cũng làm chúng tôi thanh thản hơn…”



Quay lại cái chết của ông Dương Ngọc Chánh.


Vào ngày 10/7/1968 ông Nguyễn Ngưu là phó công an xã Mỹ Đức bảo tôi và đồng chí Mong “đồng chí Mong cũng là vũ trang an ninh” đến nhà ông Dương Ngọc Chánh mời ông Chánh đến gặp ông Ngưu. Hai chúng tôi thừa lệnh đến nhà mời ông Dương Ngọc Chánh về giao cho ông Nguyễn Ngưu cùng ngày. Sau khi giao xong, ông Ngưu bảo hai chúng tôi đi chổ khác để ông làm việc với ông Chánh; một hồi lâu hai chúng tôi trở lại nghe hai người đang cãi lộn, ông Ngưu bảo chúng tôi đi chổ khác. Việc hai người cải nhau chúng tôi không biết rõ.

Đêm ngày 16 tháng 7 theo lệnh của ông Ngưu, tôi và đồng chí Lanh đưa ông Chánh vào trong núi, ông nói “trên đường đi có tình huống gì xảy ra phải xử lý ngay và ông có nói nhỏ với đồng chí Lanh điều gì tôi không nghe rõ. Khi đi, đồng chí Lanh cầm mối dây đi kế tiếp, tôi đi sau. Đến vườn nhà ông Khinh (xóm Tịnh Hậu thôn An Gaing), lúc bước qua rào kẽm gai ông Chánh ngã xuống vì bị vướng rào. Liền lúc đó, đồng chí Lanh bắn hai viên CKC vào đầu ông Chánh, ông Chánh chết ngay.

Lời xác nhận của tôi về cái chết của ông Dương Ngọc Chánh hoàn toàn chính xác, đúng sự thật, có gì tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước. (Trích xác nhận của đồng chí Hồ Thành Được, người thôn An Giang tham gia cách mạng từ năm 1964 nguyên cán bộ an ninh, ủy viên thường vụ, xã đội trưởng xã Mỹ Đức trong chiến tranh)







Sự đối nghịch giữa hai kết luận về một cái chết.


Trên con đường đi tìm sự thật về cái chết đã hơn hai mươi năm qua của ông Dương Ngọc Chánh chúng tôi đã gặp phải rắc rối. Sự khác biệt về kết luận giữa hai cơ quan chức năng huyện Phù Mỹ trước cái chết của ông Chánh . Xin trích lại phần kết luận:

          Kết luận của Ủy ban Thanh tra huyện Phù Mỹ ngày 8/2/1980 do đồng chí Lê Phúc Thoại ký: Cái chết của Dương Ngọc Chánh, cha của Dương Minh Trị không có gì oan ức, vì Dương Ngọc Chánh là người ở trong tổ chức của địch, được đồng bọ khai báo đã chỉ điểm đánh phá phong trào cách mạng.

Kết luận trong bản chứng thực 1/3/1980 do đồng chí Võ Ngọc Chánh, trưởng công an huyện Phù Mỹ ký đóng dấu: Về cái chết của Dương Ngọc Chánh năm 1968 Nguyễn Ngưu là phó công an xã Mỹ đức đã bắt một lúc 12 người và lần lượt giết hết cho rằng đây là vụ gián điệp, phản động. Lúc bây giờ tôi là cán bộ an ninh tỉnh Bình Định, trưởng đoàn công tác tại Phù Mỹ, tôi đã trực tiếp xác minh vụ này là do Nguyễn Ngưu tự bịa đặt rồi bắt lung tung chứ không có tài liệu, chứng cớ gì gọi là sự hoạt động gián điệp hay phản động của những người bị bắt. 

Sự thật phải được gọi đúng tên, không nãn chí trước hai kết luận trái ngược nhau . Chúng tôi tiếp tục đi tìm sự thật trên hướng khác.



Tiếng nói của những người cùng thời.


          Chung quanh cái chết của ông Dương Ngọc Chánh, chúng tôi lần giở lại hàng loạt văn bảng xác nhận của các đồng chí đã hoạt động cách mạng ở xã Mỹ Đức trong thời kỳ này. Theo đồng chí Nguyễn Thanh Hùng nguyên ủy viên Ban an ninh xã Mỹ Đức, từ tháng 7 năm 1967 cái chết của ông Chánh có nhiều vấn đề phức tạp do mâu thuẫn cá nhân, không phải là do phản cách mạng, bị trừng trị. Đồng chí Lê Văn Đáng cho biết, sau khi ông Chánh chết, đồng chí Đáng về làm Bí thư Đảng ủy xã, hỏi thăm tình hình những người bị bắn chết thì thấy có trường hợp lầm lẫn, có trường hợp do mâu thuẫn cá nhân, trong đó có ông Dương Ngọc Chánh. Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Phách, cán bộ Công ty vật tư tổng hợp tỉnh, người tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1961, là người cùng thôn với ông Dương Ngọc Chánh: Ông Chánh là cơ sở cách mạng. Vào tháng 7 năm 1968, trong cuộc họp chi Bộ tại nhà đồng chí Phách, ông Ngưu có xin ý kiến bắt ông Chánh vì cho ông là điệp báo. Chi bộ không nhất trí. Tuy Vậy ngày 10 tháng 7 năn 1968, ông Ngưu cứ cho người đến bắt và mấy hôm sau bắn chết ông Chánh (nói ông chạy). Đồng chí Phách và một số đồng chí khác cho biết, ông Nguyễn Ngưu có thoát ly từ năm 1961 sau đó xuống núi đầu hàng giặc. Sau này, khi thấy phong trào lên cao lại tham gia công tác và được kết nạp đảng tháng 2/1968. Trong thời gian làm phó công an xã Mỹ Đức, ông Ngưu đã lợi dụng chức quyền bắt giết, cướp tài sản của nhiều người, gây phẫn uất trong nhân dân. Năm 1970 Nguyễn Ngưu bị kỷ luật cũng do những tội trên. Chính đồng chí Phách là người đi bắt ông Ngưu và chủ trì cuộc họp kỷ luật ông Ngưu. Việc ông Chánh bị giết là cũng do mâu thuẫn giữa ông và ông Ngưu.

Chúng tôi còn được nghe nhiều người là dân thường có những người là cơ sở cách mạng, đều quê ở Mỹ Đức kể những chuyện “tày đình” mà Nguyễn Ngưu lợi dụng danh nghĩa cách mạng hoành hành ở Mỹ Đức.

Sau đó, chúng tôi mở cuộc tiếp xúc với các đồng chí ở công an tỉnh. 

-  Đề nghị các đồng chí cho biết, ông Chánh có phải là điệp báo và cái chết của ông có phải  do ông bị cách mạng trừng trị không

-  Đây là vụ án phức tạp, chúng tôi chưa kết luận được, xin hẹn thời gian nữa. Nhưng ý kiến cá nhân tôi, chỉ còn một phần trăm cuối cùng cần phải xác minh thêm, đến nay không có cơ sở để nói ông Chánh là điệp báo “ ý kiến của một cán bộ phòng PA 15 công an tỉnh”



Một số đề nghị.


Những tài liệu chúng tôi đang nắm (và chắc chắn một số cơ quan chức năng cũng có) cho thấy rằng đây là một vụ án lớn cần được đầu tư làm rõ sự thật dù chỉ 1% nghi vấn, chúng tôi đề nghị không nên để người bị giết oan, hơn nữa người đó đã từng là cơ sở cách mạng vì lẽ hậu quả của nó tác hại dai dẳng đến thế hệ con cháu họ.

Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh, huyện, xã và cán bộ nhân dân địa phương hết sức giúp đỡ để làm sáng tỏ vụ án này.

Em Dương Minh Toàn chỉ vì cái chết của cha chưa được làm sáng tỏ (hồi đó em Toàn đang trong bụng mẹ) mà không được ngành giáo dục chuyên nghiệp cũ phân công công tác. Trong khi đó mẹ em là cơ sở cách mạng, một người anh theo cách mạng từ năm 1972, một người anh khác đi bộ đội hy sinh ở chiến trường Campuchia. Đề nghị ngành giáo dục sớm can thiệp ngay cho em Dương Minh Toàn được cấp bằng tốt nghiệp và nhận công tác.
Báo Nghĩa Bình số 1531 ngày 21/3/1989 Doãn Quân
Ông Dương Ngọc Chánh đã được minh oan

Chủ nhật, 03/01/2010, 23:35 (GMT+7)
Báo SGGP số ra ngày 28-9-2009 có bài viết “40 năm oan khuất” phản ánh nỗi oan của ông Dương Ngọc Chánh, một cán bộ cách mạng bị kẻ xấu tư thù vu oan là phản động và đã tìm cách thủ tiêu. Biết cha mình bị chết oan, anh Dương Minh Trị, con trai ông Dương Ngọc Chánh - suốt 40 năm đi “gõ cửa” khắp nơi để tìm cách minh oan và phục hồi danh dự cho cha. 
Sau khi dư luận lên tiếng về nỗi oan này, ngày 16-11-2009, Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã có Công văn số 6861-CV/BTCTW về việc “thông báo lịch sử chính trị ông Dương Ngọc Chánh”, gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định nêu rõ: Ban Tổ chức Trung ương đã nghiên cứu hồ sơ ông Dương Ngọc Chánh, được biết ngày 12-2-2004, Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương có Công văn số 30-CV/BVTW gửi Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Thành ủy TPHCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định thông báo việc Tổng cục An ninh, Bộ Công an có các Công văn số 1973/A1 ngày 14-2-2000, số 1028/A1 ngày 6-8-2001 và số 524/A ngày 22-12-2003 kết luận: “Ông Dương Ngọc Chánh không phải là cộng tác viên, tình báo viên hay cộng tác với địch chống phá cách mạng”.
Sau khi có kết quả thẩm tra, xác minh của các cơ quan chức năng, ngày 31-8-2005, Đảng ủy khối cơ sở Bộ Y tế trực thuộc Thành ủy TPHCM đã có quyết định chuẩn y kết nạp đồng chí Dương Minh Trị (con trai ông Dương Ngọc Chánh) vào Đảng. Trên cơ sở này, Ban Tổ chức Trung ương đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định thông báo đến Đảng ủy xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định (quê anh Dương Minh Trị) biết việc ông Dương Ngọc Chánh đã được các cơ quan chức năng kết luận không phải là tình báo viên của địch chống phá cách mạng. 
Ngay sau khi nhận công văn của Ban Tổ chức Trung ương, ngày 9-12-2009, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định đã có Công văn số 3165-CV/BTCTU về việc “Thực hiện Công văn 6861 của Ban Tổ chức Trung ương” gửi Ban Thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phù Mỹ; Đảng ủy, HĐND, UBND xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đề nghị lãnh đạo huyện Phù Mỹ và xã Mỹ Đức thực hiện kết luận của các cơ quan chức năng về vấn đề lịch sử chính trị của ông Dương Ngọc Chánh mà Ban Tổ chức Trung ương đã nêu.
Như vậy, sau 40 năm oan khuất, giờ đây nỗi oan của ông Dương Ngọc Chánh đã được Đảng, Nhà nước minh oan và phục hồi danh dự. Anh Dương Minh Trị đã gửi thư đến Báo SGGP bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về việc báo đã lên tiếng về nỗi oan của cha anh. 
MINH NGỌC

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH