CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 24/e (W W I)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cơ quan lưu giữ một bản tài liệu gốc đề ngày 28-7-1914 đã cho biết trên website của mình rằng cơ quan này đã nhận được xác nhận chính thức đưa bản tài liệu này vào trong di sản tư liệu của nhân loại.
Đề xuất này đã được Cơ quan Lưu trữ của Serbia đưa ra vào năm ngoái, nhân kỷ niệm 100 năm ngày nổ ra cuộc “Đại chiến thế giới”.
Bức điện tín, được gửi đi từ Vienna và được viết bằng tiếng Pháp, đã được Chính phủ Serbia tại Niš lúc đó nhận vào 12g30, tại thành phố đang ẩn chứa tất cả xung đột sắp xảy ra.
Thực tế đã xảy ra điều gì?
Thái tử của Vương quốc Áo-Hung Franz Ferdinand đã bị ám sát trong
chuyến thăm và làm việc tại Sarajevo, Bosnia và Herzegovina, vào ngày
28-6-1914 cùng với vợ mình, Sophie, nữ công tước xứ Hohenberg, bởi kẻ
cực đoan người Serbia Gavrilo Princip, một trong sáu thành viên của một
băng đảng khủng bố do Danilo Ilić Bàn tay Đen chỉ huy.
Vụ ám sát này đã làm nổ ra cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Vương quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia. Cabrinovic đã ném một quả lựu đạn vào xe của Thái tử nhưng đã ném trệch mục tiêu, lựu đạn nổ gần xe. Ngay sau đó Thái tử và vợ Sophie đã bị Princip giết hại khi đang trên đường đến bệnh viện để thăm hỏi những người bị thương của cuộc tấn công không thành trước đó.
Đại chiến thế giới là một cuộc xung đột quân sự quy mô toàn cầu. Ngày 28-7-1914 Vương quốc Áo-Hung đã tấn công Serbia (Ngày 23-7-1914 Áo-Hungary đã ra tối hậu thư, mà không được bất cứ nhà nước có chủ quyền nào chấp nhận, còn Serbia – được coi phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công ở Sarajevo ngày 28-6-1914).
Thông điệp ngắn từ bức điện tín này đã đi vào lịch sử, nó chỉ ra sự không chấp thuận của Quốc vương trước sự từ chối tối hậu thư của Serbia:”Từ thời điểm này, Áo-Hungary tuyên chiến với Serbia”, tuyên bố này đã kích hoạt một trong những cuộc xung đột vũ trang tồi tệ nhất trong lịch sử.
Nguồn: Kiến Thức
Nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 3 bùng nổ khiến phương Tây lo lắng
Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 9+10/10
Bức điện tín làm kích hoạt Chiến tranh thế giới thứ nhất đã trở thành Di sản tư liệu của nhân loại
Tác giả: Mioara Stoica | Dịch giả: Kim Xuân
Cơ quan lưu giữ một bản tài liệu gốc đề ngày 28-7-1914 đã cho biết trên website của mình rằng cơ quan này đã nhận được xác nhận chính thức đưa bản tài liệu này vào trong di sản tư liệu của nhân loại.
Đề xuất này đã được Cơ quan Lưu trữ của Serbia đưa ra vào năm ngoái, nhân kỷ niệm 100 năm ngày nổ ra cuộc “Đại chiến thế giới”.
Bức điện tín, được gửi đi từ Vienna và được viết bằng tiếng Pháp, đã được Chính phủ Serbia tại Niš lúc đó nhận vào 12g30, tại thành phố đang ẩn chứa tất cả xung đột sắp xảy ra.
Thực tế đã xảy ra điều gì?
Quảng cáo
Vụ ám sát này đã làm nổ ra cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Vương quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia. Cabrinovic đã ném một quả lựu đạn vào xe của Thái tử nhưng đã ném trệch mục tiêu, lựu đạn nổ gần xe. Ngay sau đó Thái tử và vợ Sophie đã bị Princip giết hại khi đang trên đường đến bệnh viện để thăm hỏi những người bị thương của cuộc tấn công không thành trước đó.
Đại chiến thế giới là một cuộc xung đột quân sự quy mô toàn cầu. Ngày 28-7-1914 Vương quốc Áo-Hung đã tấn công Serbia (Ngày 23-7-1914 Áo-Hungary đã ra tối hậu thư, mà không được bất cứ nhà nước có chủ quyền nào chấp nhận, còn Serbia – được coi phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công ở Sarajevo ngày 28-6-1914).
Thông điệp ngắn từ bức điện tín này đã đi vào lịch sử, nó chỉ ra sự không chấp thuận của Quốc vương trước sự từ chối tối hậu thư của Serbia:”Từ thời điểm này, Áo-Hungary tuyên chiến với Serbia”, tuyên bố này đã kích hoạt một trong những cuộc xung đột vũ trang tồi tệ nhất trong lịch sử.
Những điều mọi người không nhớ về WWI ( Chiến Tranh Thế Giới Thứ I)
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đi qua nhưng đến tận bây giờ hậu quả của nó quá nặng nề. Đây là khoảng thời gian mà mọi người đã quen với chiến tranh...
Đăng 1 năm trước tại Tổng hợp
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đi qua nhưng đến tận bây giờ hậu quả của nó quá nặng nề. Đây là khoảng thời gian mà mọi người đã quen với chiến tranh...
Súng đạn dường như không có gì là xa lạ đối với cô bé
Thường dân ở các quốc gia bị chiếm đóng thường đeo mặt nạ như thế này để chống lại các cuộc tấn công khí gas
Trong ngày đầu tiên chiến đấu, người Đức sử dụng 2,5 triệu đạn pháo
Mặt nạ nhìn thật ghê tởm, nhưng họ, ở thời điểm đó, đã dùng chúng để che đi gương mặt bị tàn phá phía dưới
Sau chiến tranh, khuôn mặt giả trở thành mặt hàng phổ biến cho những người lính đánh trận
Người đàn ông chết bên dưới một cây thánh giá mà không bị bất cứ một thương tích nào. Một câu chuyện kỳ lạ
Loạt ảnh màu đáng kinh ngạc về Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới 1 là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử khi cướp đi sinh mạng của khoảng 10 triệu binh sĩ.
Nguồn: Kiến Thức
Khoa học công nghệ trong chiến tranh thế giới thứ I: Máy bay
(GenK.vn) - Máy bay là một trong những phát minh làm thay đổi lịch sử.
Từ nhiều thế kỷ trước chiến tranh thế giới thứ I, các cuộc chiến vẫn
được tiến hành trên đất liền hoặc trên biển. Nhưng đến khi thế chiến thứ
I nổ ra vào năm 1914, "những cỗ máy biết bay" đã bắt đầu gây được sự
chú ý của toàn thế giới. Bấy giờ, những chiếc máy bay được sử dụng chủ
yếu tại chiến trường châu Âu với thiết kế vẫn còn khá thô sơ. Một số nhà
quân sự đương thời cho rằng đây là một thiết bị quân sự quá mới lạ,
không đáng tin cậy thậm chí bị xem là vô dụng. Tuy nhiên, một số nhà
quân sự đã có tầm nhìn xa hơn: Đô đốc hải quân Anh, Jacky Fisher cho
rằng "chiến tranh sẽ được chiến thắng bằng những phát minh." Và lịch sử
đã chứng minh cho nhận định của Fisher là hoàn toàn đúng.
Những cuộc đối đầu trên không
Trước chiến tranh thế giới thứ I, máy bay và những phương tiện trên không có thể điều khiển là khinh khí cầu được sử dụng với mục đích trinh sát. Vào năm 1911, lực lượng quân đội Ý đang tham chiến tại chiến trường Thỗ Nhĩ Kỳ đã dùng tay ném những quả lựu đạn về phía đối phương từ trên những chiếc máy bay 1 tầng cánh do Đức sản xuất, đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên có sử dụng máy bay trong lịch sử quân sự của con người.
Tuy nhiên, mãi tới những năm 1914 thì một số lượng lớn máy bay được sản xuất vẫn chưa chính thức phục vụ cho mục đích chiến tranh. Thí dụ điển hình là một hạm đội gần 140 máy bay của Pháp đã được sản xuất những vẫn không được thiết kế để tham gia chiến đấu. Hầu hết chỉ có thể bay từ 2 đến 3 giờ trên không và chưa được trang bị vũ khí. Đồng thời, tốc độ vận hành và tác chiến của những chiếc máy bay này vẫn còn khá chậm chạp.
Điển hình như chiếc chiến đấu cơ của quân đội Anh: B.E.2c Đây là mẫu
máy bay 2 tầng cánh có thể đạt vận tốc cực đại là 116 km/h. Được trang
bị động cơ 90 mã lực, tương đương với động cơ trên một chiếc xuồng máy,
và thời gian bay không thể vượt quá 3 giờ. Đây không phải là một thứ vũ
khí chiến tranh có thể dễ dàng gây khiếp sợ cho đối phương.
Thêm vào đó, do không được trang bị súng máy hay các loại vũ khí khác nên trong giai đoạn đầu, những cuộc đối đầu trên không đúng nghĩa giữa các chiến đấu cơ 1 tầng cánh là điều khá hiếm hoi. Thay vào đó, phi công thường mang theo súng ngắn hoặc súng trường để bắn vào phi công đối phương khi đang đối đầu trên không.
Theo ghi chép, trong một cuộc đối đầu trên không vào năm 1914, một phi công Anh đã ném khẩu súng ngắn hết đạn về phía phi công Đức và tiêu diệt được chiếc máy bay của đối phương. Câu chuyện cho thấy máy bay quân sự trong giai đoạn đầu vẫn còn là một loại khí tài khá đơn sơ và kém phát triển.
Việc ném bom từ máy bay trong giai đoạn đầu của thế chiến thứ I cũng đơn giản tương tự, chủ yếu là theo chiến thuật "hên xui" (hit-or-miss): Một phi công phụ (nếu có) sẽ thực hiện thao tác đơn giản là thả một quả bom nhỏ vào máy bay hoặc cứ địa của đối phương phía bên dưới. Việc ném trúng mục tiêu bằng phương pháp này thật sự có yếu tố may mắn hơn là đòi hỏi có kỹ năng chiến đấu cao.
Không mục tiêu nào là không thể tiếp cận
Mặc dù những hạn chế trong giai đoạn ban đầu, các nhà hoạch định quân sự đã nhận thấy những tiềm năng lớn trong việc áp dụng máy
bay quân sự vào trong thực hiện tác chiến. Trước đó, chưa bao giờ các
tướng lĩnh quân sự có trong tay một phương tiện với khả năng đánh bom
các mục tiêu như một nhà máy hay một kho quân nhu cách đó hàng nghìn cây
số nơi hậu phương của kẻ thù.
Kể từ lúc đó, những mục tiêu thường bị tấn công bao gồm cầu đường, bệnh viện, trạm xe lửa, các khu thương mại, nhà thờ và kể cả các công trình dân sự đều hứng chịu những đòn tấn công từ trên cao. Các nhà sử học và nghiên cứu quân sự cho rằng, kể từ khi máy bay được sử dụng trong chiến tranh, "không một nơi nào là không thể tiếp cận được" kể cả căn cứ trên những hòn đảo xa xôi và hẻo lánh nhất.
Không dừng lại ở việc trang bị thêm súng ống cho các thế hệ máy bay sẵn có, các nhà hoạch định quân sự và những kỹ sư thời bấy giờ còn liên tục thiết kế, chế tạo thêm nhiều loại máy bay mới để phù hợp với các mục đích cụ thể trong chiến tranh. Những tấm vải căng đã được nhanh chóng thay thế bằng tấm kim loại để chế tạo cánh máy bay.
Cho đến khi chiến tranh kết thúc, các kỹ sư đã phát triển nhiều loại
máy bay ném bom với khả năng tác chiến vượt trội. Điển hình như Handley
Page O/400, chiếc máy bay ném bom lớn nhất của Không lực hoàng gia Anh
với sải cánh lên tới 30 mét. Được trang bị 2 động cơ 360 mã lực, mang
theo trên mình 1 tấn bom, máy bay ném bom O/400 có thể thực hiện liên
tục hơn 8 giờ tác chiến trên không và vận tốc tối đa lên tới 156 km/h.
Vào năm 1917, kỹ sư hàng không người Anh, Geoffrey de Havilland (anh em họ với nữ diễn viên nổi tiếng Olivia de Havilliand và Joan Fortaine) đã thiết kế và chế tạo máy bay DH.5 sử dụng động cơ 250 mã lực của hãng Roll-Royce. Đât là 1 trong những mẫu máy bay ném bom đáng tin cậy nhất trong chiến tranh thế giới thứ I.
Lực lượng không quân Anh cũng nhận được danh tiếng khốc liệt nhất với
sự ra đời của hàng loạt máy bay tiêm kích, trong đó có mẫu máy bay tiêm
kích 1 chỗ ngồi Sopwith Camel. Đây là bước đột phá trong công nghệ máy
bay quân sự với 2 súng máy được trang bị phía trước buồng lái. Thành
công vượt trội ở đây là chuyển động quay của cánh quạt phía trước được
đồng bộ một cách chính xác với từng viên đạn được bắn ra. Điều này khiến
chiếc máy bay có thể dễ dàng nhắm bắn và hạ gục mục tiêu một cách chính
xác mà những viên đạn không hề bắn trúng cánh quạt phía trước đầu máy
bay.
Những mẫu máy bay của Luftstreitkräfte - không quân Đức cũng được trang bị những công nghệ tân tiến nhất thời điểm bấy giờ không kém gì so với chiếc tiêm kích Sopwith của quân đội Anh. Đây là những mẫu máy bay 3 tầng cánh với tính linh động tuyệt vời đã gắn liền với tên tuổi của phi công nổi tiếng Manfred von Richthofen (biệt danh Red Baron - Nam Tước đỏ) từng thực hiện nhiều trận đánh khiến quân thù khiếp sợ.
Hiệp sĩ trên không - Những phi công đã đi vào lịch sử
Nam Tước đỏ (Red Baron) tên thật là Manfred von Richthofen được sinh
ra trong một gia đình quý tộc gốc Phổ. Ông được coi là phi công nổi
tiếng nhất trong thế chiến thứ I và còn được gọi là "Ách chủ bài bay".
Trong suốt sự nghiệp chiến đấu, ông đã giành chiến thắng trong hơn 80
cuộc đối đầu trên không trước khi tử nạn bởi một phát đạn vào tim trong
trận không chiến tại miền bắc nước Pháp vào năm 1918. Dù vậy, sau khi
trúng đạn, ông đã hạ cánh chiếc máy bay của mình an toàn xuống mặt đất
và qua đời ngay sau đó.
Một phi công lừng lẫy khác trong thế chiến thứ I cũng nhận được danh tiếng đáng kể còn phải kể đến: phi công René Fonck of France (75 trận thắng) và Billy Bishop đến từ Canada (72 trận thắng), Edward Mannock đến từ Anh với 61 trận thắng và Eddie Rickenbacker thuộc không quân Hoa Kỳ với 26 trận thắng. Tất cả những người đàn ông này và nhiều chiến sĩ khác đã chiến đấu một cách anh hùng trong cuộc chiến tranh tàn bạo bậc nhất lịch sử loài người. Dù được vinh danh nhưng kết quả của những chiến thắng vẫn là máu hòa lẫn với bùn trong những chiến hào cũng như nỗi khiếp sợ từ bầu trời trên khắp châu Âu.
Chiến tranh thế giới thứ I là minh chứng rõ ràng nhất cho tính hữu dụng của máy bay trong chiến đấu. Nhiều mẫu máy bay quân sự sau đó đã được cải tiến bởi các kỹ sư nổi danh và liên tục được cập nhật những công nghệ tối tân nhất. Máy bay và công nghệ chiến tranh tiếp tục được cải thiện và phát triển để tiếp tục phục vụ cho chiến tranh thế giới lần thứ II và nhiều cuộc chiến khác sau này.
Những cuộc đối đầu trên không
Trước chiến tranh thế giới thứ I, máy bay và những phương tiện trên không có thể điều khiển là khinh khí cầu được sử dụng với mục đích trinh sát. Vào năm 1911, lực lượng quân đội Ý đang tham chiến tại chiến trường Thỗ Nhĩ Kỳ đã dùng tay ném những quả lựu đạn về phía đối phương từ trên những chiếc máy bay 1 tầng cánh do Đức sản xuất, đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên có sử dụng máy bay trong lịch sử quân sự của con người.
Tuy nhiên, mãi tới những năm 1914 thì một số lượng lớn máy bay được sản xuất vẫn chưa chính thức phục vụ cho mục đích chiến tranh. Thí dụ điển hình là một hạm đội gần 140 máy bay của Pháp đã được sản xuất những vẫn không được thiết kế để tham gia chiến đấu. Hầu hết chỉ có thể bay từ 2 đến 3 giờ trên không và chưa được trang bị vũ khí. Đồng thời, tốc độ vận hành và tác chiến của những chiếc máy bay này vẫn còn khá chậm chạp.
Thêm vào đó, do không được trang bị súng máy hay các loại vũ khí khác nên trong giai đoạn đầu, những cuộc đối đầu trên không đúng nghĩa giữa các chiến đấu cơ 1 tầng cánh là điều khá hiếm hoi. Thay vào đó, phi công thường mang theo súng ngắn hoặc súng trường để bắn vào phi công đối phương khi đang đối đầu trên không.
Theo ghi chép, trong một cuộc đối đầu trên không vào năm 1914, một phi công Anh đã ném khẩu súng ngắn hết đạn về phía phi công Đức và tiêu diệt được chiếc máy bay của đối phương. Câu chuyện cho thấy máy bay quân sự trong giai đoạn đầu vẫn còn là một loại khí tài khá đơn sơ và kém phát triển.
Việc ném bom từ máy bay trong giai đoạn đầu của thế chiến thứ I cũng đơn giản tương tự, chủ yếu là theo chiến thuật "hên xui" (hit-or-miss): Một phi công phụ (nếu có) sẽ thực hiện thao tác đơn giản là thả một quả bom nhỏ vào máy bay hoặc cứ địa của đối phương phía bên dưới. Việc ném trúng mục tiêu bằng phương pháp này thật sự có yếu tố may mắn hơn là đòi hỏi có kỹ năng chiến đấu cao.
Không mục tiêu nào là không thể tiếp cận
Hình
ảnh chiếc máy bay ném bom Handley Page O/400 đang hạ cánh tại sân bay
không lực hoàng gia Anh, Androver (ảnh chụp năm 1918)
Kể từ lúc đó, những mục tiêu thường bị tấn công bao gồm cầu đường, bệnh viện, trạm xe lửa, các khu thương mại, nhà thờ và kể cả các công trình dân sự đều hứng chịu những đòn tấn công từ trên cao. Các nhà sử học và nghiên cứu quân sự cho rằng, kể từ khi máy bay được sử dụng trong chiến tranh, "không một nơi nào là không thể tiếp cận được" kể cả căn cứ trên những hòn đảo xa xôi và hẻo lánh nhất.
Không dừng lại ở việc trang bị thêm súng ống cho các thế hệ máy bay sẵn có, các nhà hoạch định quân sự và những kỹ sư thời bấy giờ còn liên tục thiết kế, chế tạo thêm nhiều loại máy bay mới để phù hợp với các mục đích cụ thể trong chiến tranh. Những tấm vải căng đã được nhanh chóng thay thế bằng tấm kim loại để chế tạo cánh máy bay.
Vào năm 1917, kỹ sư hàng không người Anh, Geoffrey de Havilland (anh em họ với nữ diễn viên nổi tiếng Olivia de Havilliand và Joan Fortaine) đã thiết kế và chế tạo máy bay DH.5 sử dụng động cơ 250 mã lực của hãng Roll-Royce. Đât là 1 trong những mẫu máy bay ném bom đáng tin cậy nhất trong chiến tranh thế giới thứ I.
Bản sao của chiếc máy bay tim kích một chỗ ngồi Sopwith Camel của không lực hoàng gia Anh
Những mẫu máy bay của Luftstreitkräfte - không quân Đức cũng được trang bị những công nghệ tân tiến nhất thời điểm bấy giờ không kém gì so với chiếc tiêm kích Sopwith của quân đội Anh. Đây là những mẫu máy bay 3 tầng cánh với tính linh động tuyệt vời đã gắn liền với tên tuổi của phi công nổi tiếng Manfred von Richthofen (biệt danh Red Baron - Nam Tước đỏ) từng thực hiện nhiều trận đánh khiến quân thù khiếp sợ.
Hiệp sĩ trên không - Những phi công đã đi vào lịch sử
Phi
công Manfred von Richthofen (1892-1918) đã được trao tặng huân chương
chữ thập xanh, danh hiệu cao quý nhất trong quân đội Đức (Ảnh chụp năm
1917, 1 năm trước khi qua đời)
Một phi công lừng lẫy khác trong thế chiến thứ I cũng nhận được danh tiếng đáng kể còn phải kể đến: phi công René Fonck of France (75 trận thắng) và Billy Bishop đến từ Canada (72 trận thắng), Edward Mannock đến từ Anh với 61 trận thắng và Eddie Rickenbacker thuộc không quân Hoa Kỳ với 26 trận thắng. Tất cả những người đàn ông này và nhiều chiến sĩ khác đã chiến đấu một cách anh hùng trong cuộc chiến tranh tàn bạo bậc nhất lịch sử loài người. Dù được vinh danh nhưng kết quả của những chiến thắng vẫn là máu hòa lẫn với bùn trong những chiến hào cũng như nỗi khiếp sợ từ bầu trời trên khắp châu Âu.
Chiến tranh thế giới thứ I là minh chứng rõ ràng nhất cho tính hữu dụng của máy bay trong chiến đấu. Nhiều mẫu máy bay quân sự sau đó đã được cải tiến bởi các kỹ sư nổi danh và liên tục được cập nhật những công nghệ tối tân nhất. Máy bay và công nghệ chiến tranh tiếp tục được cải thiện và phát triển để tiếp tục phục vụ cho chiến tranh thế giới lần thứ II và nhiều cuộc chiến khác sau này.
Theo Tinhte
“Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất”
"Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918)" là tên cuộc triển lãm ảnh do Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) tổ chức tại trụ sở của Hội tại Paris từ ngày 19/11 đến ngày 30/12.
Pano giới thiệu Triển lãm ảnh về Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất tại Pháp
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, hơn 100 bức ảnh tư liệu được khai thác từ Kho Hình ảnh tư liệu
quân sự được lưu giữ tại Thư viện Tài liệu đương đại quốc tế của Pháp
đã cho thấy điều kiện sống và làm việc của những người Việt Nam đầu tiên
bị Chính phủ bảo hộ Pháp đưa sang "mẫu quốc" trong những năm đầu thế kỷ
XX để phục vụ chiến tranh.
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc triển lãm, đại diện ban lãnh đạo UGVF
cho biết cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Pháp là một cộng đồng có
truyền thống lâu đời nhất. Năm nay, nước Pháp kỷ niệm 100 năm Chiến
tranh Thế giới thứ nhất. Đây là dịp để UGVF tổ chức hoạt động tưởng nhớ
những người Việt Nam bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp để phục vụ
chiến tranh, nhưng thường bị lãng quên trong các lễ kỷ niệm tại Pháp.
Nhân dịp này, nhà sử học Pierre Brocheux đã giới thiệu bối cảnh lịch sử
khi gần 100.000 người Việt Nam được tuyển dụng và đưa sang Pháp trong
Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo ông, những người này vừa là "thợ"
vừa là "lính", làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực như hậu cần, chế tạo vũ khí và quân dụng, thu dọn chiến trường, vận chuyển thương binh và trực tiếp tham gia chiến đấu. Cụ thể, 4 tiểu đoàn chiến đấu lính thuộc địa Đông Dương đã được thành lập, trong đó 2 tiểu đoàn chiến đấu chống lại quân Đức trên các chiến trường
ở Đông Bắc nước Pháp, 2 tiểu đoàn còn lại chiến đấu ở mặt trận phía
Đông bao gồm Hy Lạp, Macedonia chống lại các đạo quân đến từ Áo,
Bulgaria và Albania. 15 tiểu đoàn khác cũng được hình thành để làm công
tác hỗ trợ hậu cần
cho quân đội. Họ là những người thợ được đưa đến làm việc tại các kho
vũ khí, xưởng thuốc súng và các xưởng quân giới khác thay thế những
người Pháp phải ra chiến trường.
Bạn bè Pháp và kiều bào chăm chú xem các bức ảnh tư liệu
Theo các tài liệu lưu trữ, gần 100.000 người xuất thân chủ yếu từ các
vùng quê nghèo của Việt Nam được huy động cho các cuộc chiến tranh của
Pháp trên tổng số 340.000 lính thuộc địa đến từ châu Phi và Đông Dương
là một một tỷ lệ khá lớn. Ngoài ra, Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp
541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. Bên cạnh đó, hàng
chục tấn vũ khí và hàng hóa các loại cũng được chuyển từ Đông Dương
thuộc địa nhằm cung ứng cho chiến trường tại Pháp. Đối với những người lao động Việt Nam,
hành trình di chuyển cực khổ đã làm cho một số người chết vì bệnh tật
trước khi đặt chân lên đất Pháp. Khi đến Pháp, họ phải làm những công
việc nặng nhọc và độc hại. Nhiều người trong số họ đã sớm nhận thức được
sự phi nghĩa khi nước Pháp bắt người dân các nước thuộc địa phải đổ máu
và chi tiền cho cuộc chiến tranh của họ.
Ảnh tư liệu về những người lính thợ Việt Nam được khai thác từ Thư viện tư liệu quốc tế đương đại của Pháp
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, nhà nghiên cứu François Triệu,
người đã dành 4 tháng để nghiên cứu và tập hợp các bức ảnh tư liệu cho
biết, đối với ông, một người Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Pháp, triển
lãm này là một "nghĩa vụ tinh thần" nhằm thể hiện sự kính trọng và lòng
biết ơn với những hy sinh của lớp người đi trước. Đồng thời, nó cũng
cho người Pháp và người Việt Nam tại Pháp thấy được một phần trang sử đã
qua, để hiểu và trân trọng những gì có được ngày nay.
Tin, ảnh theo: Bích Hà (P/v TTXVN tại Paris)
Tin tức
Chính
sách khai thác thuộc địa của tư bản Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân
hóa toàn diện, sâu sắc, triệt để. Giai cấp địa chủ phong kiến mà đại diện là bộ
máy vua quan bù nhìn, cường hào địa chủ ở nông thôn là chỗ dựa trực tiếp của
thực dân Pháp, làm tay sai đắc lực cho chúng và cùng chúng thống trị nhân dân
ta. Sự cấu kết giữa bọn phong kiến bán nước và bọn đế quốc cướp nước là đặc
trưng của chế độ thuộc địa. Ngược lại, tác động của chính sách khai thác đã làm
cho giai cấp nông dân Việt Nam càng đi sâu hơn vào con đường bần cùng hóa, phá
sản trầm trọng không lối thoát. Giai cấp công nhân đã ra đời từ trước chiến
tranh thì nay càng lớn mạnh nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng để tiến tới
thành 1 lực lượng chính trị độc lập.
Còn
giai cấp Tư sản trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 chỉ là 1 tầng lớp xã
hội nhỏ bé thì trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 cũng có điều kiện để
phát triển về số lượng và tăng cường về kinh tế. Họ vốn là những tiểu chủ đứng
lên làm trung gian, làm thầu khoán hoặc làm đại lý tiêu thụ hàng hóa khi có vốn
lớn họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản như Bạch Thái Bưởi,
Nguyễn Hữu Thu… hoặc đứng ra mở hiệu buôn, lập xưởng thợ theo lối mới. Sau chiến
tranh, những hoạt động kinh tế ngày càng được đẩy mạnh hơn: những xưởng chế xà
phòng, nhà máy gạch, nhà máy rượu hay kinh doanh tàu thủy chạy đường sông, đường
biển, chủ đồn điền, khai thác mỏ… đều được đẩy mạnh. Một số địa chủ tư sản Nam
Kỳ còn bỏ vốn lập Ngân hàng Việt Nam.
Trên cơ
sở đó, giai cấp Tư sản Việt Nam ra đời khoảng năm 1924. Nhìn chung, giai cấp tư
sản Việt Nam ra đời sau chiến tranh vẫn là 1 giai cấp nhỏ yếu về kinh tế, vốn
liếng chỉ bằng 5% vốn tư bản nước ngoài. Họ bị chèn ép, cạnh tranh ác liệt nhiều
khi bị phá sản. Vì vậy, phát triển đến mức độ nào đó thì phân hóa làm 2 bộ phận:
Tư sản mại bản dựa hẳn vào tư bản Pháp để kinh doanh làm giàu nên có quyền lợi
gắn chặt với đế quốc Pháp, thái độ chính trị là phản động, tầng lớp này là đối
tượng mà cách mạng cần phải đánh đổ; Tầng lớp Tư sản dân tộc ra đời đã bị đế
quốc Pháp chèn ép nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, họ có khuynh hướng
kinh doanh độc lập, buôn bán hang trong nước ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân
chủ chống đế quốc phong kiến do đó tầng lớp này là lực lượng cách mạng.
Ngay
sau khi ra đời, phong trào yêu nước dân chủ phát triển mạnh mẽ, giai cấp Tư
sản cũng đã có những hoạt động chống lại sự chèn ép, kìm hãm của Tư bản Pháp
như: phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, chống độc quyền thương cảng
Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo nam kỳ hay hùn vốn để kinh doanh. Một số
Tư sản địa chủ Nam Kỳ tổ chức Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng và đưa ra 1 số
khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự đồng tình của quần chúng nhưng khi
được thực dân Pháp nhượng bộ cho một ít quyền lợi thì họ đi vào con đường thỏa
hiệp. Vì vậy, phong trào này dẽ bị phong
trào quần chúng vượt qua nhưng hoạt động
của họ chỉ mang tính chất cải lương.
Ngày
25/12/1927, tư sản thành lập tổ chức chính trị Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn
Thái Học lãnh đạo. Đầu năm 1930, đứng trước chính sách khủng bố trắng của thực
dân Pháp, Việt Nam Quốc dân Đảng tiến hành 1 cuộc bạo động với phương châm
“Không thành công cũng thành nhân”. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc
dân Đảng tổ chức nổ ra vào đêm 9/2/1930 đã nhanh chóng bị thực dân Pháp dập tắt
kéo theo sự tan dã của Việt Nam Quốc dân Đảng. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn
của khuynh hướng dân chủ tư sản trên vũ đài chính trị ở nước ta.
|
Vũ khí nào nguy hiểm nhất trong Chiến tranh Thế giới 1?
(Kiến Thức) - Trong 5 thứ vũ khí chết
chóc nhất CTTG 1 thì nước Đức chiếm tới 4 vị trí với thiết kế súng máy,
tàu ngầm, máy bay và đại pháo.
Chiến
tranh Thế giới thứ 1 là cuộc chiến đánh dấu sự ra đời của hàng loạt
thành tựu khoa học kỹ thuật trong đó 5 mẫu vũ khí nổi bật nhất có thể kể
tới là: Súng máy tự động, xe tăng, tàu ngầm và những khẩu siêu pháo.
Súng máy Maxim MG 08
Trong thời kỳ đầu mới được đưa vào sử
dụng hạn chế ở một số cường quốc quân sự thế giới, súng máy luôn là một
thứ vũ khí hiệu quả để đàn áp lại các cuộc nổi dậy ở các khu vực thuộc
địa. Nhưng vị thế của súng máy trong quân đội mỗi nước dần trở nên thay
đổi khi bất kỳ lực lượng vũ trang nào thời đó đều có thể sở hữu nó, đặc
biệt là trong Chiến tranh Thế giới thứ 1.
Các hình ảnh khiến người xem hay liên
tưởng đến cuộc chiến tranh tàn khốc đầu thế kỷ 20 chính là những khẩu
súng máy đặt trên chiến hào của người Đức - nhằm chống lại các cuộc phản
kích quy mô lớn của quân đồng minh sau năm 1914.
Trong các mẫu súng máy mà quân Đức sử
dụng, thì loại nổi tiếng nhất là MG 08. Đây là mẫu súng máy được thiết
kế dựa trên khẩu Maxim do kỹ sư người Mỹ Hiram Maxim sáng chế từ năm
1894, và là mẫu vũ khí tiêu chuẩn hiện đại vào thời kỳ đó. Với trọng
lượng nặng nề 152kg tính luôn các thiết bị hỗ trợ đi kèm thì khó có thể
xem MG 08 là một mẫu vũ khí cơ động khi được bố trí sau các chiến hào.
Nhưng bù lại nó có độ tin cậy cao và
có tốc độ bắn 500 phát/phút với phạm vi bắn hiệu quả 2.000m và tầm bắn
tối đa là 3.500m. Hơn 50 năm sau đó MG 08 vẫn được sử dụng rộng rãi
trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Quân đội Triều Tiên.
Xe tăng Mark V
Trên chiến trường, mỗi loại vũ khí đều
có vai trò nhất định của nó, và đối thủ của súng máy trong Chiến tranh
Thế giới thứ 1 là xe tăng. Các ụ súng máy có thể cố thủ trong boong ke
hay chiến hào trước những trận pháo kích hàng tuần liền, nhưng nó lại dễ
dàng bị hạ gục bởi một chiếc xe tăng bọc thép. Những mẫu xe tăng đầu
tiên được bọc thép dày và trang bị súng máy bên trong có thể dễ dàng
vượt qua hàng rào dây thép gai hay đường hào và phá vỡ tuyến phòng thủ
của đối phương, cũng như mở đường cho lực lượng bộ binh chiếm lĩnh trận
địa.
Thành công nhất trong Chiến tranh Thế
giới thứ 1 là mẫu xe tăng Mark V của Quân đội Hoàng gia Anh. Với trọng
lượng 29 tấn và có hình dáng như một hộp thiếc dài 8,5m được bọc giáp
dày 16mm ở mặt trước, 12mm ở bên hông, nó có thể dễ dàng vượt qua bất kì
hệ thống hàng rào dây thép gai cũng như đường hào nào. Vũ khí chính của
Mark V là một pháo 57mm hoặc các mẫu súng máy tiêu chuẩn của Quân đội
Anh, với trang bị trên nó có thể dễ dàng phá hủy các ụ súng máy hay các
boong ke trên chiến trường.
Tuy nhiên, các mẫu xe tăng Mark được
đánh giá không đáng tin cậy, hệ thống động cơ của xe không ổn định dễ bị
tổn thương. Kíp chiến đấu bên trong Mark V dễ bị bắn hạ bởi lính bắn
tỉa Đức thông qua các "lỗ châu mai" bố trí xung quanh xe.
Tiêm kích 3 tầng cánh Fokker
Là mẫu máy bay tiêm kích được Quân đội
Đức sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, nó còn được biết tới như
mẫu máy bay được phi công chiến đấu ách chủ bài của quân Đức lúc đó
Manfred von Richthofen (Nam tước đỏ) sử dụng. Tuy nhiên khả năng của mẫu
máy bay 3 tầng cánh Fokker Dr 1 vẫn còn chưa được chứng thực.
Với tốc độ bay tối đa 185km/h, Fokker
Dr 1 có tốc độ bay chậm hơn nhiều so với các máy bay của quân đội đồng
minh. Nó còn bay chậm hơn cả mẫu máy bay dân dụng cánh quạt Cessna 172
phổ biến hiện nay. Và hoàn toàn thua kém hơn hẳn so với các mẫu máy bay
tiêm kích cùng thời là Sopwith Triplane và SPAD VIII.
Nhưng bù lại Fokker Dr 1 lại được
trang bị động cơ có thể khởi động nhanh và với khả năng bay điều luyện
của "Nam tước đỏ", chiếc Fokker đã trở thành mối đe dọa hàng đầu của
quân đội đồng minh ở mặt trận phía tây suốt những năm 1917-1918.
Tàu ngầm U-boat Type 93
U-boat là là loại tàu ngầm nổi tiếng
nhất Chiến tranh Thế giới thứ 1, nó đánh dấu sự ra đời của một trong
những mẫu khí nguy hiểm nhất của Quân đội Đức lúc đó.
Với tốc độ di chuyển không quá nổi
trội, 9 hải lý/giờ bên dưới mặt biển và 17 hải lý/giờ trên mặt biển,
cũng như khả năng lặn hạn chế chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Nhưng nó lại sở
hữu một kho vũ khí đáng sợ trên tàu gồm: pháo 105mm hoặc 88mm trên boong
tàu; 6 ống phóng ngư lôi (cơ số đạn 16 quả). Type 93 là một sát thủ
dưới nước nguy hiểm nhất với bất kỳ tàu thuyền của quân đồng minh lúc
đó.
Tàu ngầm U-boat Type 93 được quân đội
Đức sản xuất tổng 24 chiếc và suốt trong thời gian diễn ra Chiến tranh
Thế giới thứ nhất, nó đã đánh chìm 411.000 tấn hàng hóa của quân đồng
minh.
Siêu pháo Big Bertha và Paris Gun
Big Bertha và Paris gun là những khẩu
siêu pháo mà Quân đội Đức sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 1,
chúng có đường kính lớn hơn bất kỳ loại pháo kéo hay pháo hạm nào được
sử dụng trước đó.
Siêu pháo Big Bertha có tầm bắn đạt
12,5km với cỡ nòng 419mm, trong khi đó Paris gun lại có tầm bắn vượt
trội hơn nhiều là 130km nhưng chỉ có cỡ nòng là 211mm.
Quân đội Đức đã sử dụng những khẩu Big
Bertha để phá hủy hoàn toàn pháo đài ở Bỉ vào năm 1914 trên đường tiến
đến Paris - thủ đô nước Pháp. Còn Paris gun lại cho phép Đức thực hiện
tấn công vào sâu bên trong Paris mà không cần phải đưa quân vào áp sát
thành phố.
Siêu pháo Paris gun sau khi được triển
khai chỉ bắn tổng cộng 20 phát đạn và quá trình vận hành cũng như di
chuyển quả pháo này cực kỳ khó khăn tốn kém. Nhưng với khả năng vượt
trội của mình vào thời kì đó giúp Paris gun trở thành một trong những
mẫu vũ khí nổi bật trong Chiến tranh Thế giới thứ 1.
Ảnh hiếm: Bóng hồng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Trong
thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất, thế giới từng chứng kiến nhiều
phụ nữ Anh khoác quân phục tham gia lực lượng không quân, hải quân, bộ
binh...
- Những
phụ nữ làm việc cho lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đến Cung điện
Buckingham, London để tham dự một bữa tiệc dành cho công nhân thời chiến
năm 1919.
- Nữ nhân viên cứu thương sẵn sàng phục vụ tại những nơi bình yên cũng như tiền tuyến. Tấm ảnh này chụp tháng 11/1915.
Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >> - Trong
khi một số phụ nữ trở thành y tá thì một số khác lại làm việc trong các
xưởng sản xuất thiết bị y tế. Trong ảnh là một nữ công nhân làm việc trong xưởng sản xuất chân tay giả tại bệnh viện chiến tranh
Kensington. Cũng trong Thế chiến I, thế giới từng chứng kiến nhiều phụ
nữ Anh khoác quân phục tham gia lực lượng không quân, hải quân, bộ
binh...
- Tổng cộng 950.000 phụ nữ Anh làm việc trong các nhà máy. 400 nữ công nhân đã chết trong khi làm việc tại các nhà máy vũ khí trong giai đoạn từ năm 1914 cho đến năm 1918. Do thường xuyên tiếp xúc với chất lưu huỳnh độc hại nên da của nhiều người bị chuyển sang màu vàng.
- Một số người mất mạng trong các vụ nổ. Cụ thể, một vụ nổ kinh hoàng năm 1917 đã giết chết 73 người và san phẳng 900 ngôi nhà.
- Nữ nhân viên cứu hỏa leo thang để thực hiện công việc chữa cháy hồi tháng 3/1916.
- Một nữ công nhân lau chùi sạch sẽ toa tàu tại tuyến đường sắt Trung ương năm 1914.
- Phụ
nữ làm việc trong ngành công nghiệp giao thông vận tải tăng 55% trong
thời gian xảy ra chiến tranh thế giới I. Phái đẹp còn làm phu khuân vác
tại nhà ga Marylebone năm 1915.
- Không
chỉ lái xe lửa, xe bus, phụ nữ Anh còn sửa chữa những phương tiện này
khi chúng hỏng hóc. Trong ảnh là những công nhân làm việc trong xưởng
sửa chữa năm 1917.
- Những
phụ nữ này đang điểu khiển xe đẩy nguyên vật liệu đến nơi xây dựng ở
các công trường thuộc Coventry. Đây là công việc khá nặng nhọc mà phụ nữ
Anh từng làm trong suốt năm 1917.
Việt Báo (Theo_Kiến Thức )
Đây
chính là nỗi ám ảnh lớn nhất hiện nay của toàn phương Tây và không phải
ngẫu nhiên họ hoang mang vì điều này. Mọi thứ đều có lý do hợp lý của
nó. Những vụ khủng bố liên tiếp cùng những sự bất ổn trong mối quan hệ
ngoại giao của các nước lớn nhất thế giới đang là tiền đề tốt cho thế
chiến thứ 3 bùng nổ…
Cuộc khảo sát do YouGov, một trong những công ty nghiên cứu hàng đầu thế giới thực hiện, cho thấy, người người dân các quốc gia phương Tây đang lo ngại thế giới đang đứng trên bờ vực của một cuộc Chiến tranh Thế giới mới.
Ảnh: Sputnik
Trên đây là kết luận từ cuộc khảo sát của YouGov với sự tham gia của 9.000 người ở 9 nước phương Tây, trong đó có Mỹ, Anh và Pháp.
Theo đó, tại Mỹ, 64% số người được hỏi tin rằng Chiến tranh Thế giới thứ 3 là không thể tránh khỏi. Chỉ 15% tin vào kịch bản hòa bình.
Ở Vương quốc Anh, sự gần kề của chiến tranh toàn cầu được 61% ý kiến cảm nhận còn 19% lạc quan tin vào tiến trình hòa bình.
"Nỗi sợ mạnh nhất ở người Pháp và người Mỹ nhưng với những lý do khác nhau", Anthony Wells, Giám đốc nghiên cứu chính trị và xã hội của YouGov nói.
Theo ông Wells, sự lo lắng của người Mỹ có thể xuất phát từ viễn cảnh không rõ ràng với nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump.
Trong khi đó, người Pháp thể hiện rõ mối lo ngại do khủng bố gây ra. Cụ thể, 81% số người được hỏi cho rằng đất nước chờ đợi những vụ tấn công.
Trong khi đó, cuộc khảo sát cũng cho thấy 71% người Anh và 59% người Mỹ cảm thấy mối đe dọa quân sự từ Nga.
Cuộc khảo sát do YouGov, một trong những công ty nghiên cứu hàng đầu thế giới thực hiện, cho thấy, người người dân các quốc gia phương Tây đang lo ngại thế giới đang đứng trên bờ vực của một cuộc Chiến tranh Thế giới mới.
Ảnh: Sputnik
Trên đây là kết luận từ cuộc khảo sát của YouGov với sự tham gia của 9.000 người ở 9 nước phương Tây, trong đó có Mỹ, Anh và Pháp.
Theo đó, tại Mỹ, 64% số người được hỏi tin rằng Chiến tranh Thế giới thứ 3 là không thể tránh khỏi. Chỉ 15% tin vào kịch bản hòa bình.
Ở Vương quốc Anh, sự gần kề của chiến tranh toàn cầu được 61% ý kiến cảm nhận còn 19% lạc quan tin vào tiến trình hòa bình.
"Nỗi sợ mạnh nhất ở người Pháp và người Mỹ nhưng với những lý do khác nhau", Anthony Wells, Giám đốc nghiên cứu chính trị và xã hội của YouGov nói.
Theo ông Wells, sự lo lắng của người Mỹ có thể xuất phát từ viễn cảnh không rõ ràng với nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump.
Trong khi đó, người Pháp thể hiện rõ mối lo ngại do khủng bố gây ra. Cụ thể, 81% số người được hỏi cho rằng đất nước chờ đợi những vụ tấn công.
Trong khi đó, cuộc khảo sát cũng cho thấy 71% người Anh và 59% người Mỹ cảm thấy mối đe dọa quân sự từ Nga.
Advertisement
Nhận xét
Đăng nhận xét