CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 89
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cô bé xấu số và kẻ vô gia cư điên loạn
Phát hiện kinh hoàng nữ sinh bị chôn sống
Giết vợ rồi đăng hình lên Fb
Không Là Ai
08-29-2013, 11:47 AM
Sau khi giết vợ, Derek đăng ảnh xác vợ lên Fb với dòng chữ tỏ lòng... tưởng nhớ.
Án mạng bất ngờ
Ngày 8/8/2013, một người đàn ông bang Floria, Mỹ đã bị bắt vì hành vi giết vợ. Điều kinh ngạc là kẻ sát nhân mang tên Derek Medina, 31 tuổi này đã đăng ảnh thi thể của nạn nhân lên Facebook sau khi sát hại cô khiến hắn trở thành một cái tên nổi tiếng trên báo chí và truyền hình.
Trong tin nhắn trên tài khoản Facebook cá nhân của Derek, hắn thú nhận rằng mình đã giết vợ là Jennifer Alfonso, 26 tuổi: “Tôi sẽ phải đi tù hoặc bị tử hình vì giết vợ tôi, yêu và nhớ các bạn. Những người trên Facebook sẽ nhìn thấy tôi trên các phương tiện đưa tin”.
“Vợ tôi trừng phạt tôi và tôi không thể chịu đựng bị làm dụng hơn được nữa và tôi đã làm điều mà tôi hi vọng các bạn hiểu cho tôi”. Derek viết trên Facebook của mình.
Bức ảnh do Derek đăng lên Facebook cho thấy rõ xác người vợ bị giết nằm trong bếp với nhiều vết máu trên mặt và tay trái với dòng bình luận: “Tưởng nhớ Jennifer Alfonso”.
[Only registered and activated users can see links]
Facebook của Derek Medina và bức ảnh thi thể người vợ (đã bị che mờ)
Bức ảnh gây gốc này đã tồn tại trên trang cá nhân của Derek chừng 5 giờ và tài khoản Facebook của hắn đã bị khóa.
Theo tờ Miami Herald, sau khi thực hiên xong các việc trên, Derek Medina đi tới đồn cảnh sát và thú nhận mọi chuyện.
Các sĩ quan cảnh sát đã lao tới nhà hắn tại 5555 đại lộ 67 và phát hiện ra xác của Jennifer Alfonso.
Một cô bé 10 tuổi được phát hiện tại hiện trường vụ án. Bé được cho là đã chứng kiến vụ nổ súng nhưng bé không bị thương gì.
Theo hãng bảo hiểm vợ chồng Dereck Medina tham gia, cảnh sát đã lấy đi 2 điện thoại di động hiệu Samsung, 3 máy tính hãng Dell và một iPad sau khi tới hiện trường điều tra.
Hãng bảo hiểm này xin được sử dụng những đồ tang vật này để phục vụ điều tra tiền bồi thường mặc dù lời thú tội và bức ảnh trên Facebook là những chứng cứ mấu chốt để đưa Derek ra tòa.
Cơ quan chức năng cũng thu một khẩu súng dài, 2 khẩu súng ngắn từ bếp của đôi vợ chồng, theo tờ Miami Herald cho biết.
Cha của Derek Medina, người được hắn gọi điện ngay sau khi gây ra án mạng nói: “Họ đang cố biến con trai tôi thành một tên quỷ dữ và mọi việc sẽ là như thế.”.
Trong khi đó, gia đình nạn nhân lại nói về kẻ sát hại con gái của mình là người biết kìm chế. Đặc biệt, trước khi xảy ra án mạng, Derek đang thuyết phục vợ bỏ việc.
Một đồng nghiệp của Jennifer cho biết cô gái thường bị chồng đánh đập. Người này cho biết từng nhìn thấy Derek dọa đánh vợ bằng một khẩu súng sau khi cô gái vô tình đánh vỡ một cốc bia.
Sau khi vụ án xảy ra, Derek Medina đã bị bắt ngay sau đó và không được phép đóng tiền tại ngoại.
Trong lúc nóng giận, người chồng đã cướp đi mạng sống của vợ vì bị... vợ đánh.
Derek Medina sau khi gây ra án mạng và đăng hình xác vợ lên Fb đã đi bộ tới đồn cảnh sát và thú nhận hành vi của mình.
Khi bức ảnh được đăng lên, một người bạn Facebook của Derek viết về người phụ nữ trong bức ảnh rùng rợn: “Đó đúng là bạn tôi. Jennifer Alfonso”.
Một người khác hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra”.
[Only registered and activated users can see links]
Hầu hết mọi người không thể tin được điều gì đang diễn ra. Sau 5 giờ bức ảnh được đăng trên Facebook của Dereck, nó đã bị xóa và tài khoản Facebook này cũng bị chặn.
Trong phát biểu với tờ CBS Miami, đại diện Facebook nói: “Nội dung tài khoản trên đã được báo với chúng tôi. Chúng tôi đã tháo gỡ nội dụng đó và đóng cửa tài khoản vì những điều này vi phạm các điều khoản của trang. Đây là một vấn đề liên quan tới án mạng và cơ quan điều tra nên chúng tôi đã làm thế”.
Điều đau lòng là trước khi án mạng xảy ra chừng 15h, cô vợ Alfonso đã đăng hình 2 vợ chồng hôn nhau một cách say đắm làm ảnh profile trên Facebook của mình.
[Only registered and activated users can see links]
"Tôi sẽ đi tù hoặc bị xử tử hình vì giết vợ"... Vợ tôi đã thụi tôi và tôi không thể chịu đựng thêm được nữa nên đã làm điều mà tôi hi vọng mọi người hiểu cho tôi". Derek viết trên Fb.
Theo hồ sơ, Derek và Alfonso lần đầu kết hôn vào tháng 1/2010 và ly dị tháng 2/2012 nhưng 3 tháng sau đó tái hôn với nhau.
Medina là một diễn viên không chuyên trên truyền hình. “Ngôi sao không ai biết tới” này luôn tự hào về vai diễn của mình trong một vài cảnh trên phim truyền hình và luôn mơ ước sẽ nổi tiếng. Tuy nhiên, anh ta chỉ giành được 2 vai phụ trong 2 tập phim truyền hình năm 2010.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, bố của Derek Medina cho biết: “Con tôi nói nó bị vợ thụi một cái vào bụng nên xảy ra mâu thuẫn lớn, và nó đã bắn vợ”.
Theo lời khai của Derek Medina, cô vợ Alfonso đã cầm dao dọa giết hắn. Trong lúc mâu thuẫn gay gắt, đỉnh điểm là cuộc xô xát giữa hai vợ chồng, người vợ lao vào bếp cầm dao. Thấy thế, Dereck cũng lấy khẩu súng và bắn vợ khoảng “6 – 8 phát đạn”.
[Only registered and activated users can see links]
Trước khi án mạng xảy ra, cô vợ Alfonso đã đăng hình 2 người hôn nhau làm ảnh profile cho Fb của mình.
Tại phiên tòa xét xử ngày 3/8 vừa qua, Derek Medina mặc áo đỏ ngồi yên lặng, gương mặt buồn phiền trong khi tay chân bị xích.
Cơ quan điều tra yêu cầu sử dụng bức ảnh trên Fb để làm chứng cứ như lời thú tội của Derek Medina. 3 luật sư bào chữa cho Derek, người đối mặt với tội danh giết người cấp độ một.
[Only registered and activated users can see links]
Derek Medina tại tòa ngày 3/8.
Cảnh sát phủ nhận những bình luận trên Facebook được dùng làm bằng chứng trong việc điều tra.
Cuối cùng, phiên tòa tạm hoãn để cơ quan điều tra bổ sung thêm chứng cứ. Dự kiến, đầu tháng 9/2013, phiên xét xử sẽ tiếp tục.
Theo tạp chí Miami, Derek đã viết và xuất bản rất nhiều cuốn sách dạng điện tử như: “How I Saved Someone's Life and Marriage and Family Problems Thru Communication.”
[Only registered and activated users can see links]
Các cuốn sách của Derek
Hầu hết những tác phẩm này có nhan đề dài một cách lạ thường và bán với giá từ 11, 99 đô la tới 999 đô la.
Cuốn mới nhất của Derek là “World Just Ask Yourself Why We Are Living a Life Full of Lies and How I an Emotional Writer Made All of My Professional Dreams Come True Blocking Society's Teachings.”
Theo Trutv/Dailymail/CBS
Án mạng bất ngờ
Ngày 8/8/2013, một người đàn ông bang Floria, Mỹ đã bị bắt vì hành vi giết vợ. Điều kinh ngạc là kẻ sát nhân mang tên Derek Medina, 31 tuổi này đã đăng ảnh thi thể của nạn nhân lên Facebook sau khi sát hại cô khiến hắn trở thành một cái tên nổi tiếng trên báo chí và truyền hình.
Trong tin nhắn trên tài khoản Facebook cá nhân của Derek, hắn thú nhận rằng mình đã giết vợ là Jennifer Alfonso, 26 tuổi: “Tôi sẽ phải đi tù hoặc bị tử hình vì giết vợ tôi, yêu và nhớ các bạn. Những người trên Facebook sẽ nhìn thấy tôi trên các phương tiện đưa tin”.
“Vợ tôi trừng phạt tôi và tôi không thể chịu đựng bị làm dụng hơn được nữa và tôi đã làm điều mà tôi hi vọng các bạn hiểu cho tôi”. Derek viết trên Facebook của mình.
Bức ảnh do Derek đăng lên Facebook cho thấy rõ xác người vợ bị giết nằm trong bếp với nhiều vết máu trên mặt và tay trái với dòng bình luận: “Tưởng nhớ Jennifer Alfonso”.
[Only registered and activated users can see links]
Facebook của Derek Medina và bức ảnh thi thể người vợ (đã bị che mờ)
Bức ảnh gây gốc này đã tồn tại trên trang cá nhân của Derek chừng 5 giờ và tài khoản Facebook của hắn đã bị khóa.
Theo tờ Miami Herald, sau khi thực hiên xong các việc trên, Derek Medina đi tới đồn cảnh sát và thú nhận mọi chuyện.
Các sĩ quan cảnh sát đã lao tới nhà hắn tại 5555 đại lộ 67 và phát hiện ra xác của Jennifer Alfonso.
Một cô bé 10 tuổi được phát hiện tại hiện trường vụ án. Bé được cho là đã chứng kiến vụ nổ súng nhưng bé không bị thương gì.
Theo hãng bảo hiểm vợ chồng Dereck Medina tham gia, cảnh sát đã lấy đi 2 điện thoại di động hiệu Samsung, 3 máy tính hãng Dell và một iPad sau khi tới hiện trường điều tra.
Hãng bảo hiểm này xin được sử dụng những đồ tang vật này để phục vụ điều tra tiền bồi thường mặc dù lời thú tội và bức ảnh trên Facebook là những chứng cứ mấu chốt để đưa Derek ra tòa.
Cơ quan chức năng cũng thu một khẩu súng dài, 2 khẩu súng ngắn từ bếp của đôi vợ chồng, theo tờ Miami Herald cho biết.
Cha của Derek Medina, người được hắn gọi điện ngay sau khi gây ra án mạng nói: “Họ đang cố biến con trai tôi thành một tên quỷ dữ và mọi việc sẽ là như thế.”.
Trong khi đó, gia đình nạn nhân lại nói về kẻ sát hại con gái của mình là người biết kìm chế. Đặc biệt, trước khi xảy ra án mạng, Derek đang thuyết phục vợ bỏ việc.
Một đồng nghiệp của Jennifer cho biết cô gái thường bị chồng đánh đập. Người này cho biết từng nhìn thấy Derek dọa đánh vợ bằng một khẩu súng sau khi cô gái vô tình đánh vỡ một cốc bia.
Sau khi vụ án xảy ra, Derek Medina đã bị bắt ngay sau đó và không được phép đóng tiền tại ngoại.
Trong lúc nóng giận, người chồng đã cướp đi mạng sống của vợ vì bị... vợ đánh.
Derek Medina sau khi gây ra án mạng và đăng hình xác vợ lên Fb đã đi bộ tới đồn cảnh sát và thú nhận hành vi của mình.
Khi bức ảnh được đăng lên, một người bạn Facebook của Derek viết về người phụ nữ trong bức ảnh rùng rợn: “Đó đúng là bạn tôi. Jennifer Alfonso”.
Một người khác hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra”.
[Only registered and activated users can see links]
Hầu hết mọi người không thể tin được điều gì đang diễn ra. Sau 5 giờ bức ảnh được đăng trên Facebook của Dereck, nó đã bị xóa và tài khoản Facebook này cũng bị chặn.
Trong phát biểu với tờ CBS Miami, đại diện Facebook nói: “Nội dung tài khoản trên đã được báo với chúng tôi. Chúng tôi đã tháo gỡ nội dụng đó và đóng cửa tài khoản vì những điều này vi phạm các điều khoản của trang. Đây là một vấn đề liên quan tới án mạng và cơ quan điều tra nên chúng tôi đã làm thế”.
Điều đau lòng là trước khi án mạng xảy ra chừng 15h, cô vợ Alfonso đã đăng hình 2 vợ chồng hôn nhau một cách say đắm làm ảnh profile trên Facebook của mình.
[Only registered and activated users can see links]
"Tôi sẽ đi tù hoặc bị xử tử hình vì giết vợ"... Vợ tôi đã thụi tôi và tôi không thể chịu đựng thêm được nữa nên đã làm điều mà tôi hi vọng mọi người hiểu cho tôi". Derek viết trên Fb.
Theo hồ sơ, Derek và Alfonso lần đầu kết hôn vào tháng 1/2010 và ly dị tháng 2/2012 nhưng 3 tháng sau đó tái hôn với nhau.
Medina là một diễn viên không chuyên trên truyền hình. “Ngôi sao không ai biết tới” này luôn tự hào về vai diễn của mình trong một vài cảnh trên phim truyền hình và luôn mơ ước sẽ nổi tiếng. Tuy nhiên, anh ta chỉ giành được 2 vai phụ trong 2 tập phim truyền hình năm 2010.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, bố của Derek Medina cho biết: “Con tôi nói nó bị vợ thụi một cái vào bụng nên xảy ra mâu thuẫn lớn, và nó đã bắn vợ”.
Theo lời khai của Derek Medina, cô vợ Alfonso đã cầm dao dọa giết hắn. Trong lúc mâu thuẫn gay gắt, đỉnh điểm là cuộc xô xát giữa hai vợ chồng, người vợ lao vào bếp cầm dao. Thấy thế, Dereck cũng lấy khẩu súng và bắn vợ khoảng “6 – 8 phát đạn”.
[Only registered and activated users can see links]
Trước khi án mạng xảy ra, cô vợ Alfonso đã đăng hình 2 người hôn nhau làm ảnh profile cho Fb của mình.
Tại phiên tòa xét xử ngày 3/8 vừa qua, Derek Medina mặc áo đỏ ngồi yên lặng, gương mặt buồn phiền trong khi tay chân bị xích.
Cơ quan điều tra yêu cầu sử dụng bức ảnh trên Fb để làm chứng cứ như lời thú tội của Derek Medina. 3 luật sư bào chữa cho Derek, người đối mặt với tội danh giết người cấp độ một.
[Only registered and activated users can see links]
Derek Medina tại tòa ngày 3/8.
Cảnh sát phủ nhận những bình luận trên Facebook được dùng làm bằng chứng trong việc điều tra.
Cuối cùng, phiên tòa tạm hoãn để cơ quan điều tra bổ sung thêm chứng cứ. Dự kiến, đầu tháng 9/2013, phiên xét xử sẽ tiếp tục.
Theo tạp chí Miami, Derek đã viết và xuất bản rất nhiều cuốn sách dạng điện tử như: “How I Saved Someone's Life and Marriage and Family Problems Thru Communication.”
[Only registered and activated users can see links]
Các cuốn sách của Derek
Hầu hết những tác phẩm này có nhan đề dài một cách lạ thường và bán với giá từ 11, 99 đô la tới 999 đô la.
Cuốn mới nhất của Derek là “World Just Ask Yourself Why We Are Living a Life Full of Lies and How I an Emotional Writer Made All of My Professional Dreams Come True Blocking Society's Teachings.”
Theo Trutv/Dailymail/CBS
Không Là Ai
09-02-2013, 04:50 PM
Một gia đình tốt bụng đã cứu giúp 1 kẻ vô gia cư. Và tai họa xảy ra từ đó.
Một người đàn ông vô gia cư tự gọi mình là “Emma” với vẻ bề ngoài sạch sẽ và lịch sự đã vô tình gặp cô Lois Smart tại khu ngoại ô thành phố Salt Lake, Utah, Hoa Kỳ vào tháng 11/2001. Đi cùng với người mẹ trẻ này là 2 cô con gái Elizabeth, 14 tuổi và Mary Katherine, 9 tuổi. Dù là người vô gia cư nhưng với vẻ lịch sự và giọng nói nhẹ nhàng, Emman xin cơ hội được làm việc.
Lois và chồng là Ed thường thuê người vô gia cư làm các công việc lặt vặt tại nhà ở khu Federal Heights, thành phố Salt Lake. Chính vì thế khi nghe lời khẩn nguyện của Emma, Lois đã thuê tay này nửa ngày làm việc, quét lá rơi và sửa lại mái nhà. Trong suốt buổi làm việc, Emma luôn tự nhận mình là một người vô gia cư, “phiêu du” từ thành phố này sang thành phố khác, tới nhiều nơi và gặp gỡ những con người lang thang không nhà cửa. Tuy nhiên, điều này không khiến Lois bận tâm nhiều. Cuối buổi, anh chồng Ed trả cho Emma tiền công cho nửa ngày làm việc. Và đó là lần cuối cùng đôi vợ chồng tốt bụng nhìn thấy kẻ vô gia cư tự nhận là Emma này.
[Only registered and activated users can see links]
Kẻ tự nhận là Emma
Nhưng giá mà đôi vợ chồng nhà Smarts này chưa từng gặp Emma, giá họ không thuê hắn tới nhà làm việc và cho hắn nhìn thấy 6 đứa trẻ nhà mình. Tên thật của kẻ này là Brian David Mitchell, 48 tuổi. Bình thường, tóc và râu của hắn rất dài và rậm rạp. Hắn thường sử dụng những chiếc dây thừng trắng bên vai, ra vẻ giống như một vị ngôn sứ.
Brian David Mitchell có một nền tảng gia đình không hề bình thường. Cha hắn, Shirl Mitchell, một công nhân tự do, có những ý tưởng kỳ quặc trong việc nuôi dạy con. Ông này cố dạy cậu con trai 8 tuổi về tình dục bằng cách chỉ cho cậu bé thấy những bức ảnh đồ họa của một tạp chí y khoa. Khi Brian David Mitchell 12 tuổi, cậu bé thường bị bố chở tới những nơi xa lạ của thành phố Salt Lake và để lại đó. Nhiệm vụ của cậu nhóc là phải tự mình tìm đường về nhà.
Lên 16, Brian phải sống với bà ngoại và nhanh chóng xa vào tệ nạn nghiện hút, rượu chè và bị đuổi học. Brian kết hôn khi 19 tuổi và trở thành ông bố của 2 đứa trẻ. Nhưng cuộc hôn nhân kéo dài không lâu và Mitchell phải bay tới New Hampshire để đòi quyền nuôi dưỡng các con.
Năm 1980, Mitchell trở lại Utah và tự coi mình là một kẻ đem ánh sáng cho thiên hạ. Hắn cưới một người phụ nữ tên Debbie và có thêm 2 đứa trẻ nữa. Nhưng dường như Mitchell trở nên khó hiểu khi luôn tự nhận mình là một vị thánh. Cô vợ do quá hoảng sợ đã quyết định ly dị người chồng “kinh dị” này 4 năm sau đó. Năm 1985, cô này còn quay lại cáo buộc Mitchell lạm dụng các con của cô.
[Only registered and activated users can see links]
Brian David Mitchell
Điều này không thay đổi Brian David Mitchell nhiều. Không lâu sau đó, hắn cưới người vợ thứ ba là Wanda Barzee, một người đàn bà từng qua 1 đời chồng và lớn hơn hắn 6 tuổi. Không những thế, bà này còn có 6 đứa con riêng.
Tới đời hôn nhân thứ ba này, Mitchell ngày càng “cuồng đạo” hơn. Y liên tục đuổi các con riêng của vợ ra ngoài và tuyên bố mình là một vị cứu độ chúng sinh. Người vợ mới không những không phản đối mà còn đối xử như Mitchell là một vị thần còn tự nhận mình là “nữ thần”. Khi cùng đi bộ ăn xin trên các con phố của thành phố Salt Lake, hai vợ chồng cùng mang những sợi dây thừng trắng như hình ảnh họ thường thấy trên các bức tranh về những vị thần. Tháng 11/2001, cùng với khoảng thời giam Mitchell gặp và làm thuê cho đôi vợ chồng tốt bụng Lois Smarts, nhiều nhóm tôn giáo tuyên bố cặp vợ chồng này lấy danh của họ để nói những lời loạn ngôn.
Tuy nhiên, vợ chồng nhà Smarts không nghe được những lời cảnh báo này. Họ đã phạm sai lầm chết người là để Mitchell vào nhà và gặp các con của mình.
Lois Smart chắc chắn sẽ không bao giờ nói chuyện với Mitchell, không bao giờ đưa hắn vào nhà nếu cô biết rằng ước muốn lớn nhất của kẻ tự nhận là ngôn sứ này là có 49 bà vợ.
“Tại sao lại bắt tôi”
6 tháng sau cuộc gặp vô tình giữa Lois Smart và kẻ lang thang tự nhận mình là Emma, chừng 2h ngày 5/6/2002, bé Mary Katherine Smart, 9 tuổi thức giấc vì nghe tiếng động nhẹ. Cô bé phát hiện chị gái là Elizabeth Smart, 14 tuổi không còn nằm bên cạnh và một người lạ mặt đang ở trong phòng – đó là một người đàn ông. Mary Katherine cảm giác rằng đó không phải là bố hay một trong những người anh em của mình.
Lúc này, Elizabeth Smart mặc bộ đồ pi-gia-ma đang bị khống chế đi lại giữa phòng tối. Bé vấp phải cái gì đó và Mary Katherine nghe thấy tiếng chị kêu: “Ối”.
[Only registered and activated users can see links]
Bé Mary Katherine
Người đàn ông nói thì thầm bắt bé phải im lặng và đe dọa sẽ giết bé và cả nhà nếu cô bé không nghe lời. Giọng kẻ này rất nhẹ và Mary ngờ ngợ từng nghe thấy ở đâu đó.
Cảnh tượng bất ngờ trong đêm tối đã làm cô bé chết điếng. Mary Katherine giả vờ vẫn đang ngủ say, nhưng qua cặp mắt mở lim dim, bé thấy đôi tay người đàn ông và bộ tóc đen dài đằng sau lưng hắn. Người đàn ông đeo chiếc mũ lưỡi trai và áo vét-tông màu sáng và dường như không cao hơn Elizabeth nhiều lắm. Mary Katherine đoán rằng hắn đang cầm một khẩu súng.
“Tại sao lại bắt tôi” Elizabeth Smart hỏi.
Mary Katherine không chắc chắn nhưng cô bé nghĩ rằng cô nghe được câu trả lời là: “làm con tin, lấy tiền chuộc”.
[Only registered and activated users can see links]
Chiếc giường 2 chị em Elizabeth và Mary Katherine ngủ cùng.
Gã lạ mặt nói Elizabeth lấy giầy và cô bé bật một chiếc đèn sáng để tìm đôi giày đế mềm. Sau đó bé rời phòng cùng với gã lạ mặt.
Mary Katherine nằm đợi cho tới khi nghĩ mọi việc đã an toàn. Sau đó bé bò ra khỏi giường và đi nhón chân tới ô cửa sổ. Bé nhìn ra tiền sảnh và nhìn thấy Elizabeth cùng người đàn ông đang đi qua phòng ngủ của các anh em trai. Cảm thấy kinh hãi vì sợ người đàn ông quay lại và bắt mình đi, Mary chạy trở lại giường và nhắm chặt mắt lại. Cô bé 4 tuổi nằm im ở đó tới gần 2 tiếng đồng hồ sau đó, quá sợ hãi không thể di chuyển.
Chừng 4h, Mary Katherine mới tung chăn và lấy hết can đảm đi tới phòng ngủ của bố mẹ. Bé đánh thức cha dậy và nói rằng Elizabeth đã đi rồi.
Ý nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu ông bố Ed Smart là con mình vừa gặp ác mộng. Tuần vừa qua là một tuần khó khăn với bé. Ông nội của bọn nhóc đã qua đời 1 tuần trước đó và lễ tang mới kết thúc. Elizabeth và Mary Katherine đã chơi đàn hạc trong nhà tang lễ. Ed Smart cũng biết rằng Elizabeth đôi khi ra ghế sô-pha ở ngoài phòng khách ngủ vì Mary Katherine thường quẫy đạp khi ngủ.
Nghĩ thế, Ed ra khỏi giường và đi sang phòng ngủ của 2 con. Mary liên tục gào lên: “Bố không tìm được chị ấy đâu. Một ông đã tới và bắt chị ấy đi rồi. Ông ấy có súng”.
[Only registered and activated users can see links]
Elizabeth Smart
Và khi không thấy Elizabeth trong phòng, lục tung các phòng còn lại cũng không thấy cô con gái đâu, Ed kinh hoàng gọi cảnh sát: “Con gái tôi bị mất tích. Lạy Chúa. Làm ơn tới nhanh lên”.
Cảnh sát có mặt tại gia đình lúc 4h13. Và cuộc tìm kiếm Elizabeth bắt đầu.
“Làm ơn để con tôi đi”
Cảnh sát không phải là những người đầu tiên tới gia đình Smart khi vụ việc xảy ra. Trong cơn điên cuồng tìm con gái, Ed đã gọi điện cho một vài người bạn, hàng xóm, họ hàng và tất cả những ai anh hi vọng có thể làm được điều gì đó. Hàng chục chiếc xe đã đậu phía bên ngoài khi cảnh sát tới nơi. Những người này nóng lòng muốn giúp gia đình nhưng họ không nhận ra rằng sự hiện diện của họ càng làm hỏng hiện trường vụ án. Mãi tới 6h54, cảnh sát mới có thể niêm phong ngôi nhà, sau 3 giờ đồng hồ Ed gọi 911.
Theo điều tra ban đầu, kẻ bắt cóc đã đột nhập vào nhà qua cửa sổ nhà bếp. Hắn để lại dấu vết là dấu chân đầy bụi cỏ bên chiếc cửa sổ mà gia đình Smart quên khóa khi đi ngủ. Vị khách không mời này đã cắt tấm vải chắn nắng bên cửa sổ rồi vào trong nhà mà không hề gây ra tiếng động, làm phiền giấc ngủ của ai.
Những chú khuyển nghiệp vụ cố gắng ngửi mùi của Elizabeth nhưng cũng chỉ quanh quẩn vài mét quanh căn nhà rồi mất dấu. Không có dấu vết của chiếc ô tô lạ nào quanh khu vực, cảnh sát kết luận rằng Elizabeth và kẻ bắt cóc đã đi bộ rời khỏi hiện trường. Và nếu cả hai đi bộ rời khỏi căn nhà lúc 2h sáng, họ đã đi được một đoạn đường khá dài.
[Only registered and activated users can see links]
Hai vợ chồng Ed và Lois
7h30, truyền hình và phát thanh địa phương đưa tin đồng loạt về vụ bé Elizabeth bị bắt cóc. Tới 9h, 100 sỹ quan cảnh sát và người tình nguyện tỏa đi tìm kiếm nạn nhân theo hình bé được phát trên tivi hay những tờ rơi. Trực thăng cảnh sát cũng bay lượn trên vùng đã được dự đoán.
Gordon B. Hinkley, chủ tịch một hội tôn giáo đã nhờ hệ thống nhà thờ tại 5 bang chuyên phát tán hình ảnh của Elizabeth và tất cả các thành viên của hệ thống đều tham gia tìm kiếm nạn nhân.
Tom Smart, anh trai cả của Ed và là phóng viên của tờ Deseret Morning News, đã trở thành phát ngôn viên của gia đình. Hàng ngàn áp phích in hình Elizabeth được phát đi, 800 cảnh sát các địa phương lân cận được điều động trong công cuộc tìm kiếm. Họ nhận định và tập trung vào khu vực Utah tới Đông Nam Idaho và Oregon, nơi đã xảy ra 2 vụ bắt cóc trẻ em gần đây.
Một điều nghi vấn là gần đây, gia đình Smarts đã rao bán căn nhà trị giá cả triệu đô la mới được tu sửa và nâng cấp. Vì thế có thể thủ phạm vụ bắt cóc liên quan tới vấn đề này. Cảnh sát đã lên danh sách những người trong lĩnh vực nhà đất, thợ sửa chữa, nhà đầu cơ… đã từng tới gia đình để thẩm vấn. Họ cũng kiểm tra các máy tính của gia đình xem liệu có kẻ nghiện tình dục nào đã vào phòng chat trực tuyến với nạn nhân hay không. Tuy nhiên, những cố gắng đó không mang lại kết quả gì vì Elizabeth không sử dụng mạng internet.
Cảnh sát cũng trao giải 10.000 đô la cho những ai có thông tin hữu ích giúp điều tra được vụ việc này.
Ngày 5/6, đông đảo phóng viên báo và truyền hình tới nhà Smarts. Họ muốn đưa tin cũng như góp phần trong việc lan tỏa hình ảnh bé Elizabeth. Trong cơn buồn phiền và quá xúc động, Ed đã nói trước micro: “Elizabeth, nếu con nghe được điều này, mọi người sẽ làm tất cả những gì để cứu con”.
Bật khóc, ông bố tội nghiệp nói trong nghẹn ngào với kẻ bắt cóc: “Làm ơn để con tôi đi, làm ơn”.
Ngày hôm sau, vợ chồng Ed và Lois tuyên bố ngoài tiền trao thưởng 10.000 đô la của cảnh sát, họ sẽ tặng 250.000 đô la cho bất kỳ ai có thông tin giúp cứu con họ trở về.
Những nghi can của vụ án
Charlie Miller là một trong hàng chục người bị cảnh sát thẩm vấn vì bị tình nghi liên quan tới sự biến mất của bé Elizabeth Smart. Sở dĩ cảnh sát nghi ngờ Miller là vì anh ta chuyên giao sữa cho gia đình Smarts và hàng xóm lân cận. Tuy nhiên, từ lời khai của Miller, cảnh sát phát hiện ra một manh mối đáng chú ý.
Theo lời khai của Miller, thứ Hai, ngày 3/6 vào lúc 7h (43 giờ trước khi Elizabeth bị bắt cóc) anh ta nhìn thấy một chiếc xe màu xanh đi chầm chậm ở vòng xuyến Kristianna. Miller đi xe đâm phải chiếc ô tô này và nhìn thấy người lái xe đội chiếc mũ lưỡi trai màu sáng. Sẽ không có gì bất thường khiến Miller phải chú ý cho tới khi chiếc ô tô màu xanh di chuyển loanh quanh và một lúc sau lại đi sau anh này. Sợ rằng kẻ lạ mặt có mục đích xấu, Miller viết lại biển số 266HJH của chiếc xe và gọi cảnh sát.
[Only registered and activated users can see links]
Nghi can Bret Michael Edmunds
Tại công viên Tự Do ở thành phố Salt Lake, cảnh sát kiểm tra hàng loạt bãi đậu xe để tìm kiếm chiếc xe có BKS 266HJH. Trong đó, họ phát hiện một chiếc tuy biển số không giống hẳn với biển cần tìm nhưng có màu xanh khá giống với lời Miller miêu tả. Hai viên sỹ quan cảnh sát lập tức chặn đầu chiếc xe nhưng người tài xế nhanh chóng nhấn ga, tăng tốc và lao vút đi.
Một ngày sau đó, một cậu bé đang chơi bỗng phát hiện một chiếc biển số xe ô tô là 266HJH. Cậu mang chiếc biển số này về nhà và cha cậu đã báo cho cảnh sát. Dựa trên dấu vân tay thu được trên chiếc biển, cảnh sát phát hiện đó là vân tay của một người đàn ông 26 tuổi tên Bret Michael Edmunds, người đang bị truy nã vì hành vi tấn công một sỹ quan cảnh sát.
[Only registered and activated users can see links]
Elizabeth, cô bé bị bắt cóc lúc nửa đêm.
Edmunds là một kẻ có dáng người rất thấp, phù hợp với lời miêu tả của bé Mary Katherine về người đã bắt cóc chị gái mình. Không những thế, Edmunds còn là người đã làm thuê cho những người hàng xóm của gia đình Smarts nên hắn lập tức bị đưa vào diện nghi can số một. Cảnh sát muốn thẩm vấn nghi can này về những vấn đề liên quan nhưng Edmunds đã biến mất.
Nghi can đứng đầu danh sách
Dầu vậy, Bret Michael Edmunds vẫn chỉ là một trong nhiều người bị tình nghi. Một người khác, Richard Albert Ricci, sau đó lại nổi lên đứng đầu trong danh sách nghi phạm. Ricci theo ngành hội họa và làm việc cho gia đình Smarts mùa xuân năm 2001. Đây là một người khá thân mật và hay nói. Cả nhà Smart rất quí Ricci. Thậm chí, Ed Smart từng tặng chiếc Jeep Cherokee màu trắng đời 1990 cho nghi can này để trả công đã làm việc cho gia đình. Tuy nhiên, cảnh sát kiểm tra hồ sơ của Ricci và phát hiện người này từng đi tù vì tội ăn cắp. Hắn cũng là người nghiện ma túy và rượu. Thói quen của Ricci mỗi khi tới gia đình nào đó làm thuê là tìm cách “cuỗm” đồ đạc trong phòng của những đứa trẻ.
[Only registered and activated users can see links]
Tổ ấm của gia đình nhà Smarts
Cảnh sát còn phát hiện một điều tồi tệ hơn trong quá khứ của Ricci. Người đàn ông 48 tuổi này dính án tù từ khi mới 19 tuổi. Năm 1983, anh ta đã bắn một sỹ quan cảnh sát Salt Lake trong một vụ cướp nhà thuốc. Vóc dáng người này cũng khá giống với thủ phạm mà Mary Khatherine miêu tả.
Hiện Ricci đang là nhân viên chính thức của một trạm y tế địa phương. Ngày xảy ra vụ Elizabeth bị bắt cóc lại rơi đúng vào ngày nghỉ của Ricci. Một người hàng xóm của Ricci nói rằng anh ta đã than phiền sẽ bị dính líu tới vụ bắt cóc vì từng làm việc cho nhà Smarts.
[Only registered and activated users can see links]
Ed Smart cảm thấy sốc khi người mình tin tưởng là nghi can trong vụ án.
Ricci và vợ cho phép cảnh sát lục soát nhà mình mà không cần lệnh khám nhà hay những giấy tờ cần thiết. Kiểm tra vườn cà chua của nhà này, cảnh sát phát hiện nhiều lọ nước hoa, trang sức và những chai rượu được chôn bên dưới. Ed Smart phát hiện những món đồ này là của nhà mình đã từng bị mất trộm. Trong nhà của Ricci, cơ quan công an cũng tìm được một con dao rựa và chiếc mũ sáng màu.
Ed Smart cảm thấy sốc và khó tin được người mà mình yêu mến, tin tưởng lại có thể làm hại con gái của anh. Tuy nhiên, tới lúc này, Ed vẫn phải tin vào thực tế Ricci là nghi can bắt cóc vì những vật chứng liên quan.
Ngày 14/6, cảnh sát bắt khẩn cấp Ricci để điều tra hành vi bắt cóc.
Hội chứng Stockholm
Khi cả gia đình Smarts và cảnh sát điên đầu tìm kiếm bé Elizabeth, Brian David Mitchell (kẻ vô gia cư tự nhận là Emma) đang ung dung ở một nơi bí mật và nằm ngoài danh sách nghi can. Mitchell không lấy gì phải lo lắng khi đang ở Dry Creek, một nơi hoang dã nằm ngoài thành phố Salt Lake, bang Utah cùng với vợ là Wanda Barzee và người hắn muốn cưới làm vợ tiếp theo: Elizabeth Smart.
Ngay trong đêm bắt cóc được Elizabeth, Mitchell bắt cô bé đi bộ quãng đường dài hơn 6km tới một hẻm núi, nơi hắn đã chuẩn bị sẵn một chỗ ẩn náu cho “cô dâu mới”. Hắn đã đào hố dài tới 6m và dựng một mái che trên đó. Ngay sau khi tới nơi, Mitchell bắt Elizabeth cởi bộ đồ pi-ja-ma màu đỏ để đốt đồng thời đưa cho bé những sợi dây thừng màu trắng để quàng quanh người. Gã lang thang buộc một sợi dây cáp quanh chân Elizabeth và buộc đầu còn lại vào một gốc cây to.
Mitchell, kẻ tự nhận mình là thần thánh, chuẩn bị kế hoạch cho đám cưới với Elizabeth. Barzee, vợ và cũng là đồ đệ trung thành của kẻ điên loạn, đã ủng hộ ước muốn cưới bé Elizabeth của chồng.
[Only registered and activated users can see links]
Elizabeth Smart, cô bé mắc chứng Stockholm, cam chịu sống cùng kẻ bắt cóc.
2 vợ chồng đã giam giữ Elizabeth tại đây từ 5/6 tới 8/8. Sau thời gian này, người dân thành phố Salt Lake bắt đầu nhìn thấy một nhóm 3 người ăn mặc khác lạ, thường đeo dây thừng trắng như trong tranh về các vị thần. 3 người đó chính là vợ chồng kẻ bắt cóc và bé Elizabeth. Barzee và Elizabeth đeo mạng đen bịt kín phần dưới của khuôn mặt. Cặp đôi này thường cùng Elizabeth tới các quán ăn nhanh rẻ tiền, nơi ai cũng có thể mua cho mình một vài món dù là những người nghèo nhất. Trong đó, phần lớn là những món salad.
Một nhân viên của quán sau này cho biết anh ta nhìn thấy Elizabeth đi lại rất tự nhiên, tự mình rời bàn, đi lấy đồ rồi quay lại ăn hết chỗ thức ăn đó. Cô bé không hề tỏ ra mình đang bị ép buộc hay sống trong một tình trạng tồi tệ. Tất cả những gì Elizabeth đều rất tự nhiên dù hầu như trong suốt thời gian, cô bé không hề nói một lời nào.
Những người dân vùng ngoại ô Salt Lake nhìn thấy bộ ba bất thường này nhưng đơn giản chỉ coi đó là những người kỳ cục vô hại. Cả ba thường đi quanh thị trấn. Những người đi bộ đường dài và các tay yêu thích bộ môn xe đạp thỉnh thoảng bắt gặp bộ ba đi vào trong hẻm núi. Không ai có thể ngờ rằng cô bé trong bộ quần áo bẩn thỉu, đeo dây thừng trắng lại có thể là cô bé bị bắt cóc mà ảnh và poster tìm kiếm cô được đăng khắp các bang trong cả nước. Họ cũng không biết rằng bé đang bị hội chứng Stockholm, một hội chứng tâm lý khiến người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ bắt cóc mình.
Cuộc điều tra nhầm hướng
Khi một đứa trẻ bị bắt cóc, cảnh sát cũng có thể nghi ngờ người trong gia đình đã gây ra vụ việc. Và cảnh sát thành phố Salt Lake yêu cầu các nam thành viên của gia đình Smarts tham gia buổi kiểm tra nói dối. Buổi kiểm tra kéo dài hơn 8h đồng hồ. Ed Smart cho biết ông đã trải qua “4 giờ dưới địa ngục”. Cuối cùng, khả năng người trong gia đình gây ra vụ việc đã bị loại bỏ.
Trong khi đó, cuộc tìm kiếm nghi can Bret Michael Edmunds vẫn được tiếp tục. 10 ngày sau vụ bắt hụt, cảnh sát xác định được nghi can này đang ở Martinsberg, miền Tây Virginia, nơi người này đang điều trị tại bệnh viện với một tên giả. Chích thuốc quá liều khiến Edmunds đột quỵ và được đưa đi cấp cứu. Edmunds đưa tên của mẹ cho các bác sỹ để đề phòng trường hợp xấu. Một người hàng xóm của Edmunds phát hiện ra điều này và báo cho cảnh sát.
Những cảnh sát liên bang đã được cử tới để theo dõi Edmunds. Họ cũng tìm được chiếc xe màu xanh tình nghi của Edmunds đang đỗ tại bãi xe. Tuy nhiên, lời khai của Edmunds, cùng thái độ sẵn sàng để cảnh sát khám xe nhưng trên xe không có bằng chứng nào cho thấy Emumds liên quan tới vụ bắt cóc bé Elizabeth Smart. Và cảnh sát gạch tên người này khỏi danh sách tình nghi.
Vậy là dư luận chỉ hướng tới Richard Ricci, người làm công cho gia đình Smarts đã được ông chủ tặng cho cả một chiếc xe hơi. Dù khăng khăng mình không liên quan tới vụ án, nhưng với những tang vật do Ricci ăn trộm tại nhà Smats, thật khó cho Ricci tìm được lý do hợp lý bao biện cho mình.
[Only registered and activated users can see links]
Richard Ricci
Ngày 27/8, tức hơn 6 tuần sau khi bị bắt, Ricci được bị khởi tố vì tội danh ăn cắp. 2 vợ chồng Ed và Lois Smart cũng tham dự phiên tòa. Họ tha thiết xin Ricci cho biết con mình đang ở đâu nhưng Ricci tránh nhìn vào mắt đôi vợ chồng tội nghiệp này.
Một tối, khi đang ở trong tù, Ricci gọi gác cổng và kêu đau đầu, không thể thở được. Chỉ trong vài phút, Ricci ngã xuống bất tỉnh. Anh ta nhanh chóng được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê sau. Các bác sỹ kết luận bệnh nhân bị xuất huyết não và phải sống thực vật suốt đời.
Khi gia đình Smarts biết tình trạng của Ricci, họ vô cùng buồn phiền và lo lắng. Liệu Ricci có biết gì về vụ Elizabeth bị bắt cóc? Những bí mật về điều này sẽ bị chôn vùi cùng với Ricci nếu anh ta tử vong. Và 3 ngày sau, Richard Ricci đã qua đời.
Gia đình Smarts cảm thấy tuyệt vọng vì họ đã mất đi cơ hội tốt nhất để biết điều gì đã xảy ra với con gái mình.
“Con biết đó là ai rồi”
Một đêm vào tháng 10/2002, Mary Katherine Smart, giờ đã 10 tuổi, đi tới phòng ngủ của bố mẹ và nói : "Con biết đó là ai rồi. Đó là Emma".
Cô bé giải thích rằng tự nhiên bé nhận ra điều đó. Người đàn ông bé nhìn thấy trong phòng ngủ, người đã bắt ép chị Elizabeth của bé đi, là kẻ vô gia cư đã làm việc cho gia đình nửa ngày vào gần một năm trước.
Ed Smart báo với cảnh sát điều Mary Katherine vừa kể nhưng phía cảnh sát thờ ơ với thông tin do "một cô bé 10 tuổi bất ngờ nhớ ra". Cơ quan điều tra vẫn coi người quá cố Richard Ricci là nghi can chính của vụ án. Không những thế, trong hồ sơ dữ liệu của cảnh sát, máy tính cho kết quả là “zero” khi họ tìm kiếm cái tên Emma. Cơ quan điều tra đã thờ ơ mà không hề nhận ra cái tên Brian David Mitchell mới là tên thực được lưu trong dữ liệu với hàng tá tiền án tiền sử về tội ăn cắp.
[Only registered and activated users can see links]
Bức phác họa chân dung của Emma được phát sóng trên truyền hình.
Cảm thấy mất kiên nhẫn và nghi ngờ kết quả điều tra của cảnh sát, gia đình Smarts quyết định tự lực cánh sinh và nỗ lực tìm cách khác. Họ liên lạc với John Walsh, người dẫn chương trình America’s Most Wanted. Đây là chương trình đã phát sóng về việc bé Elizabeth bị bắt cóc vào ngày 14/12. Và Walsh đồng ý giúp gia đình tìm kiếm con gái thông qua truyền hình.
“Con gái của gia đình Smarts tin rằng Ricci không phải là người đàn ông trong đêm hôm đó mà là một người đàn ông khác đã từng sửa nhà, một gã làm việc tự do…” Walsh nói trên truyền hình và hứa chương trình America’s Most Wanted sẽ tiếp tục bám sát vụ này.
7 tuần sau, ngày 15/2/2003, chương trình này tiếp tục thông tin về vụ bắt cóc Elizabeth. Và lần này họ trưng ra một bức tranh phác họa chân dung của Emma theo trí nhớ của 2 mẹ con Lois và Mary Katherine.
[Only registered and activated users can see links]
Wanda Barzee, mụ vợ điên rồ của Mitchell.
Derrick Thompson vô tình xem chương trình này vào tối hôm đó. Anh này há hốc miệng khi nghe lời miêu tả về Emma và càng kinh hoàng hơn nữa khi nhìn thấy bức phác họa. Anh ngay lập tức gọi điện cho anh trai là Mark, báo bật tivi ngay lập tức. Derrick và Mark là con trai của Wanda Barzee, vợ của kẻ điên cuồng David Mitchell. Hai anh em quyết định đi tìm bố dượng và mẹ mình.
Vợ cũ của Mitchell là Debbie cũng xem chương trình America’s Most Wanted tối hôm đó và cảm thấy chắc chắn rằng người đàn ông trong bức họa với cái tên Emma chính là chồng cũ của mình. Bà gọi điện cho cảnh sát báo cáo mọi việc, trong đó có cả vụ con gái mình bị Mitchell lạm dụng tình dục. Theo bà, chính Mitchell là kẻ bắt cóc nhưng chưa sát hại Elizabeth.
Thông tin mới đầy kịch tính này tiếp tục được đưa lên chương trình truyền hình. Gia đình Smarts cảm thấy mọi chuyện đang đi đúng hướng với đầy hi vọng khả quan nhưng họ vẫn cần tới sự trợ giúp của cảnh sát. Tuy nhiên, chưa ai xác định được giá trị thực của thông tin. Vào ngày chương trình phát sóng, Mitchell đã nằm trong danh sách truy tìm đặc biệt của cảnh sát California.
"Cưới" thêm vợ 12 tuổi
Trong khi cảnh sát đã chuyển hướng điều tra và truy tìm Mitchell, kẻ điên loạn này cùng 2 "người vợ" đã rời bang Utah vào mùa Thu và “định cư” ở Lakeside, California, cách San Diego 40km về phía Đông. Có lẽ lý do Mitchell chọn Lakeside vì đây là thành phố đông dân nhập cư và có thể lẩn trốn. Tuy nhiên, dù đang sống thân phận che giấu nhưng gã lang thang vẫn luôn mở miệng loan truyền “lời thần thánh” nên gây rắc rối cho bản thân. Một số chủ cửa hàng trên phố phàn nàn với cảnh sát sau khi đã cảnh báo Mitchell và đuổi hắn đi.
Những điều đó không làm Mitchell động lòng. Kẻ điên loạn vô gia cư này tiếp tục muốn hoàn thành ước muốn cưới 49 bà vợ của mình. Và lần này hắn để mắt tới một cô bé 12 tuổi.
Mitchell buộc tóc gọn gàng, mặc quần jean và áo sơ mi đi tới nhà thờ vào ngày Chủ nhật, giả vờ muốn tìm hiểu về tôn giáo. Virl Kemp, cha của cô bé đang nằm trong tầm ngắm của Mitchell, đã mời hắn tham gia các buổi hội họp cộng đồng. Lúc này, kẻ vô gia cư tự giới thiệu mình với cái tên “Peter”. Hắn rất lịch sự thể hiện thành ý muốn tìm hiểu và gia nhập cộng đồng. Điều này khiến Virl Kemp rất vui. Ông mời “Peter” về nhà ăn tối với hi vọng sẽ giải đáp phần lớn những thắc mắc của “kẻ thiện chí” này.
[Only registered and activated users can see links]
Brian Mitchell
Trong suốt bữa ăn tối, Kemp cảm thấy ấn tượng về những câu hỏi của Mitchell mặc dù mục đích chính của vị khách này là khám phá cấu trúc ngôi nhà. Hắn dự tính mùa đông sau đó sẽ cố đột nhập gia đình để bắt cóc con gái Kem như hắn đã làm với Elizabeth. Tuy nhiên, nhà Kemp được thiết kế với mái chống trộm và Mitchell buộc phải thay đổi kế hoạch của mình.
7 tuần sau đó, ngày 15/2/2003, Mitchell đột nhập vào một trường tiểu học trong khu nhà thờ ở Lakeside. Người hàng xóm gần đó nhìn thấy một người đàn ông mặc quần dài trèo qua cửa sổ vào trường tiểu học nên đã báo công an. Khi lực lượng cảnh sát tới nơi, họ phát hiện Mitchell đang nằm ngủ trong lớp học. Hắn khai tên là “Michael Jenson” và bị cảnh sát giam giữ cho tới khi phiên tòa xét xử được ấn định.
Trong khi đó, Barzee gần như bị điên loạn khi Mitchell không trở về lán ở trong rừng, một trong những nơi Mitchell đã làm để trú ẩn. Bà ta cầu nguyện hàng giờ cho chồng được bình an còn Elizabeth thì dửng dưng nhưng vẫn không tìm cách trốn thoát.
Cuối cùng Mitchell tới ngày ra tòa. Hắn bị tuyên phạm tội cố ý phá hoại các công trình công cộng và bị phạt 3 năm tù nhưng được hưởng án treo cùng với số tiền phạt 250 đô la. Ngoài ra Mitchell còn bị cấm tới bất kỳ nhà thờ nào. Mitchell, lúc này khăng khăng nhận tên mình là Michael Jenson đã hứa sẽ nghe theo án của tòa và bào chữa rằng sở dĩ hắn đột nhập vào trường mầm non hôm đó vì quá say xỉn. Nhiều người sau này chứng thực hắn có hơi men khi bị bắt.
Trong khi đó, ngày 1/3, chương trình America’s Most Wanted tiếp tục phát sóng về vụ việc bé Elizabeth bị bắt cóc cùng với hình ảnh của Mitchell do 2 người con trai của Barzee (gọi Mitchell là dượng) cung cấp.
Một người dân ở Lakeside, California đã gọi cho cảnh sát báo về một người đàn ông nhìn rất giống với hình ảnh trên truyền hình, đi cùng với 2 người phụ nữ che mặt. Cảnh sát thành phố Salt Lake bắt đầu cuộc điều tra truy tìm theo hướng này.
Cũng trong tuần, một nhân viên thư viện nhìn thấy Mitchell, Barzee và Elizabet đang ngồi tại thư viện, mặc quần áo bẩn thỉu và xốc xếch. Cô nhân viên này nhận ra họ vì trước đó 3 người này đã tới đây. Elizabeth đeo kính râm và ngồi lặng lẽ trong khi Mitchell nghiên cứu một tấm bản đồ hàng giờ đồng hồ.
Ngày 4/3, một người đàn ông lái xe trên quốc lộ phía Bắc San Diego chú ý tới 3 người đeo dây thừng, đang đi bộ ven đường. Lúc này trời đang mưa to nên người này đã dừng lại, hỏi họ có muốn đi nhờ xe mình không. Mitchell đồng ý và tự giới thiệu mình tên là “Peter”, còn “con gái” hắn (Elizabeth) là “Augustine”. Bộ ba nói đang đi tới Los Angeles và đồng hành với người đàn ông chừng hơn 64km rồi xuống đi bộ.
Nhận kẻ bắt cóc là người nhà
Ngày 11/3, Mitchell, Barzee, và Elizabeth đã có mặt tại Bắc Las Vegas và ăn xin ở trước một quá ăn nhanh. Cả ba không còn đeo dây thừng trắng và trông thực sự thảm hại. Các nhân viên của quán đã gọi điện báo cảnh sát, phàn nàn về việc 3 kẻ ăn xin chuyên quấy rối khách hàng. Tuy nhiên, khi cảnh sát tới nơi thì cả 3 đã rời đi. Sau một hồi truy tìm, những nhân viên cảnh sát đã bắt gặp nhóm này và thẩm vấn. Với 3 cái tên giả đã chuẩn bị sẵn, Mitchell dễ dàng khiến cảnh sát nghĩ rằng họ vô hại nên đã được phép ra đi.
Ngày hôm sau, bộ ba xuất hiện trở lại tại khu buôn bán Sandy, bang Utah, cách thành phố Salt Lake 64km về phía Nam. Mitchell mặc áo sơ mi màu xanh, Barzee vẫn luôn mang mạng che mặt còn Elizabeth đeo kính râm và đội tóc giả.
Ngay sau đó, cảnh sát thành phố Salt Lake đã nhận 2 cuộc gọi khẩn cấp. Một người phụ nữ báo về việc bà này đã nhìn thấy Mitchell, kẻ đang bị truy tìm qua truyền hình, ở khu Sandy, bang Utah. Theo lời người này, khi đang ngồi trong ô tô, bà nhìn thấy 3 đối tượng đi trên phố, trông rất giống với hình ảnh bà đã nhìn thấy trên chương trình America’s Most Wanted. Ngoài ra, một người tên Anita còn báo chị nhìn sát mặt Mitchell và ngay lập tức gọi điện báo công an.
Karen Jones, sỹ quan cảnh sát thành phố Sandy là người có mặt tại hiện trường đầu tiên. Cô chặn bộ ba người khả nghi và thẩm vấn một số điều liên quan. Mitchell nói rằng gia đình mình là những sứ giả của thần thánh và không cần giấy tờ liên quan.
[Only registered and activated users can see links]
Ed Smart ngày gặp lại con gái.
Sỹ quan có mặt tiếp theo là Troy Rasmussen. Ngay khi nhìn thấy cô gái đội mái tóc giả, anh này chắc chắn đó là Elizabeth Smart. Rasmussen lập tức gọi đồng đội hỗ trợ. Họ tách riêng Elizabeth khỏi Mitchell và Barzee để thẩm vấn riêng cô bé. Điều ngạc nhiên là cô gái khăng khăng mình 18 tuổi và không phải là Elizabeth. Cảnh sát kiên nhẫn hỏi bé về bố mẹ đẻ và Elizabeth có nhiều câu trả lời mâu thuẫn.
Thậm chí, Elizabeth tỏ thái độ bực tức trước những câu hỏi liên tiếp của cảnh sát. Cô bé thể hiện thái độ hoàn toàn không hợp tác. Khi Rasmussen hỏi tại sao mang tóc giả, Elizabeth khăng khăng đó là tóc thật.
Cuối cùng cảnh sát thành phố Salt Lake cũng tới nơi và tiếp tục thẩm vấn 3 đối tượng. Họ đưa ra tấm áp phích in hình Elizabeth bị mất tích để so sánh, mặt cô bé dường như quắt hơn, tay và vai gần như nhỏ lại. Sau nhiều tháng trời leo núi và đi bộ ăn xin, cô bé Elizabeth xinh xắn ngày nào giờ trông không còn nét thiên thần như trước. Tuy nhiên, khi nhìn thấy bức tranh, Elizabeth bật khóc.
Một lần nữa, cảnh sát hỏi cô bé có phải là Elizabeth không.
“Nếu bác nói thế, thì nó là thế”, cô bé trả lời.
Cuối ngày, Ed Smart bị đưa tới đồn cảnh sát Salt Lake. Hắn nghĩ mình bị triệu tập vì tự nhận là Emma và luôn đi nói những điều thần thánh. Tuy nhiên, khi nhìn thấy Elizabeth đang ngồi trên chiếc ghế dài tại đây, Mitchell cảm thấy choáng váng. Một điều tra viên hỏi đó có phải là con gái hắn không.
“Đúng”, Mitchell khóc rống lên và chạy tới ôm chặt cô bé. Hắn nhìn vào mặt Elizabeth và hỏi có đúng là cô không.
“Vâng”, Elizabeth trả lời và ôm chặt Mitchell.
Ed Smart muốn đưa con gái về nhà ngay lập tức nhưng cảnh sát quyết định giữ lại bé để điều tra sâu hơn.
"Sáng mai, con sẽ thức dậy tại nhà mình"
Vụ việc bé Elizabeth mất tích đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng nhiều tới độ khi biết tin bé đã được gia đình tìm thấy, rất nhiều người đã tỏa ra trên những con đường phố để ăn mừng.
Không mất quá nhiều thời gian để Elizabeth trở lại với cuộc sống trước kia. Ngay sau khi kết thúc buổi thẩm vấn tại cơ quan điều tra, Ed Smart nhanh chóng đưa cô con gái tội nghiệp về nhà. Dù vẫn coi kẻ bắt cóc là người nhà nhưng không có nghĩa Elizabeth đã quên gia đình cũ. Cô bé rất xúc động khi gặp lại mẹ và anh chị em trong gia đình mình.
Cơn ác mộng đã qua. Và gia đình Smart không chờ đợi lâu để Elizabeth thực sự thoát khỏi cơn mê đó. Thời gian đầu, vợ chồng Ed và Lois Smart muốn cô con gái mới trở về ngủ cùng mình một thời gian ngắn trước khi trở lại phòng ngủ cũ nhưng trước sự ngạc nhiên của họ, Elizabeth nói muốn ngủ trên giường của mình cùng với cô em Mary Katherine. Mọi người thở phào khi nghe tiếng cô bé cất lên: “Mẹ đừng lo lắng. Con ổn. Con sẽ an toàn thôi. Sáng mai, con sẽ thức dậy tại nhà mình”.
[Only registered and activated users can see links]
Elizabeth bên cây đàn hạc - một trong những cách giúp cô bé trở lại cuộc sống cũ.
Quả vậy, Elizabeth hòa nhập lại cuộc sống cũ rất nhanh. Cô bé trưởng thành cả về thể chất và tinh thần. Mặc dù trải qua quá nhiều trấn thương trong gần 9 tháng qua, cô dường như đã giành lại được gia đình và hàng xóm. Mọi người hạnh phúc cho cô bé và gia đình. Đồng thời qua đó, họ cũng đặt ra câu hỏi: Chính xác Mitchell đã làm gì Elizabeth trong suốt quá trình giam cầm bắt cóc.
David Smart, bác của Elizabeth, đã trả lời phóng viên rằng một bác sỹ đã kiểm tra sức khỏe của bé và kết luận Elizabeth không mang thai và chưa bao giờ mang thai. Nhưng gia đình đã từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào về việc liệu cô bé có bị lạm dụng tình dục.
Mitchell và Barzee bị bắt và giam cầm tại trung tâm phục hồi nhân phẩm quận Salt Lake. Theo cơ quan công an, khi được hỏi về địa chỉ hiện tại, Mitchell trả lời rằng “thiên đàng trên mặt đất” và địa chỉ liên hệ của hắn là “Thần thánh”. Mặc dù kẻ điên loạn này liên tục giới thiệu với mọi người Elizabeth là con gái mình nhưng luật sư của hắn, Larry Long, trả lời phỏng vấn trên truyền hình rằng Mitchell coi Elizabeth như vợ mình.
[Only registered and activated users can see links]
Mitchell bị kết án tù chung thân không ân xá và bị bạn tù đánh đập vì tội ác của mình.
Ngày 18/3, cơ quan chức năng quận Salt Lake khởi tố Mitchell và vợ hắn là Barzee về tội bắt cóc trẻ em, trộm cắp tài sản, lạm dụng tình dục. Không những thế, Mitchell còn bị điều tra về hành vi cố bắt cóc Jesssica Wright, em họ của Elizabeth vào ngày 24/7/2002. Theo cáo trạng, Mitchell đã “quyết tâm, cố gắng cưỡng hiếp bằng vũ lực”.
Năm 2002, Brian David Mitchell, 59 tuổi, bị kết án tù chung thân không ân xá tại Tuscon, Arizona vì đã tội bắt cóc và lạm dụng tình dục trẻ em.
Theo một nguồn tin trong tù, khi bị tống giam, Mitchell bị người bạn tù cùng phòng đánh đập. Mỗi cú đấm vào mặt Mitchell, người này nói: "Cái này để trả thù cho bé Elizabeth Smart".
Nguồn tin này cho biết thêm, những người tù ghì chặt Mitchell xuống đất, khóa cánh tay và đá hắn liên tiếp trong khi kẻ bắt cóc cố co mình lại và van xin tha chết. Sau những trận đòn như thế này, mắt Mitchell bị xưng phồng, môi dính máu và quản giáo phải chuyển hắn sang phòng khác.
[Only registered and activated users can see links]
Elizabeth Smart, giờ đây đã 25 tuổi, làm phóng viên cho tờ NBC và cưới Matthew Gilmour vào năm ngoái.
Từ khi được giải cứu, năm nay Elizabeth Smart đã được 25 tuổi. Cô thường chia sẻ về quãng đời bị giam cầm của mình: “Tôi nhớ phải nằm dưới nền của căn lều nhàu nát. Tôi chẳng cảm thấy gì ngoài cảm giác mình vô giá trị”.
Điều duy nhất khiến cô bé sống là những kỷ niệm về tình yêu của người mẹ, Elizabeth cho biết.
“Bởi vì tôi cảm thấy điều gì đó đáng để sống. Tôi quyết định dù điều gì có xảy ra, tôi sẽ vẫn sống sót. Dù phải đối mặt với điều gì, tôi sẽ làm hết sức mình. Thật may mắn vì tôi có thể gặp lại gia đình mình”.
Giờ đây, ngoài việc đi khắp đất nước kể về những trải nghiệm và bài học của mình, Elizabeth còn hợp tác với đài NBC. Cô cưới Matthew Gilmour tại Hawaii vào năm ngoái.
Theo Trutv/Dailymail
Một người đàn ông vô gia cư tự gọi mình là “Emma” với vẻ bề ngoài sạch sẽ và lịch sự đã vô tình gặp cô Lois Smart tại khu ngoại ô thành phố Salt Lake, Utah, Hoa Kỳ vào tháng 11/2001. Đi cùng với người mẹ trẻ này là 2 cô con gái Elizabeth, 14 tuổi và Mary Katherine, 9 tuổi. Dù là người vô gia cư nhưng với vẻ lịch sự và giọng nói nhẹ nhàng, Emman xin cơ hội được làm việc.
Lois và chồng là Ed thường thuê người vô gia cư làm các công việc lặt vặt tại nhà ở khu Federal Heights, thành phố Salt Lake. Chính vì thế khi nghe lời khẩn nguyện của Emma, Lois đã thuê tay này nửa ngày làm việc, quét lá rơi và sửa lại mái nhà. Trong suốt buổi làm việc, Emma luôn tự nhận mình là một người vô gia cư, “phiêu du” từ thành phố này sang thành phố khác, tới nhiều nơi và gặp gỡ những con người lang thang không nhà cửa. Tuy nhiên, điều này không khiến Lois bận tâm nhiều. Cuối buổi, anh chồng Ed trả cho Emma tiền công cho nửa ngày làm việc. Và đó là lần cuối cùng đôi vợ chồng tốt bụng nhìn thấy kẻ vô gia cư tự nhận là Emma này.
[Only registered and activated users can see links]
Kẻ tự nhận là Emma
Nhưng giá mà đôi vợ chồng nhà Smarts này chưa từng gặp Emma, giá họ không thuê hắn tới nhà làm việc và cho hắn nhìn thấy 6 đứa trẻ nhà mình. Tên thật của kẻ này là Brian David Mitchell, 48 tuổi. Bình thường, tóc và râu của hắn rất dài và rậm rạp. Hắn thường sử dụng những chiếc dây thừng trắng bên vai, ra vẻ giống như một vị ngôn sứ.
Brian David Mitchell có một nền tảng gia đình không hề bình thường. Cha hắn, Shirl Mitchell, một công nhân tự do, có những ý tưởng kỳ quặc trong việc nuôi dạy con. Ông này cố dạy cậu con trai 8 tuổi về tình dục bằng cách chỉ cho cậu bé thấy những bức ảnh đồ họa của một tạp chí y khoa. Khi Brian David Mitchell 12 tuổi, cậu bé thường bị bố chở tới những nơi xa lạ của thành phố Salt Lake và để lại đó. Nhiệm vụ của cậu nhóc là phải tự mình tìm đường về nhà.
Lên 16, Brian phải sống với bà ngoại và nhanh chóng xa vào tệ nạn nghiện hút, rượu chè và bị đuổi học. Brian kết hôn khi 19 tuổi và trở thành ông bố của 2 đứa trẻ. Nhưng cuộc hôn nhân kéo dài không lâu và Mitchell phải bay tới New Hampshire để đòi quyền nuôi dưỡng các con.
Năm 1980, Mitchell trở lại Utah và tự coi mình là một kẻ đem ánh sáng cho thiên hạ. Hắn cưới một người phụ nữ tên Debbie và có thêm 2 đứa trẻ nữa. Nhưng dường như Mitchell trở nên khó hiểu khi luôn tự nhận mình là một vị thánh. Cô vợ do quá hoảng sợ đã quyết định ly dị người chồng “kinh dị” này 4 năm sau đó. Năm 1985, cô này còn quay lại cáo buộc Mitchell lạm dụng các con của cô.
[Only registered and activated users can see links]
Brian David Mitchell
Điều này không thay đổi Brian David Mitchell nhiều. Không lâu sau đó, hắn cưới người vợ thứ ba là Wanda Barzee, một người đàn bà từng qua 1 đời chồng và lớn hơn hắn 6 tuổi. Không những thế, bà này còn có 6 đứa con riêng.
Tới đời hôn nhân thứ ba này, Mitchell ngày càng “cuồng đạo” hơn. Y liên tục đuổi các con riêng của vợ ra ngoài và tuyên bố mình là một vị cứu độ chúng sinh. Người vợ mới không những không phản đối mà còn đối xử như Mitchell là một vị thần còn tự nhận mình là “nữ thần”. Khi cùng đi bộ ăn xin trên các con phố của thành phố Salt Lake, hai vợ chồng cùng mang những sợi dây thừng trắng như hình ảnh họ thường thấy trên các bức tranh về những vị thần. Tháng 11/2001, cùng với khoảng thời giam Mitchell gặp và làm thuê cho đôi vợ chồng tốt bụng Lois Smarts, nhiều nhóm tôn giáo tuyên bố cặp vợ chồng này lấy danh của họ để nói những lời loạn ngôn.
Tuy nhiên, vợ chồng nhà Smarts không nghe được những lời cảnh báo này. Họ đã phạm sai lầm chết người là để Mitchell vào nhà và gặp các con của mình.
Lois Smart chắc chắn sẽ không bao giờ nói chuyện với Mitchell, không bao giờ đưa hắn vào nhà nếu cô biết rằng ước muốn lớn nhất của kẻ tự nhận là ngôn sứ này là có 49 bà vợ.
“Tại sao lại bắt tôi”
6 tháng sau cuộc gặp vô tình giữa Lois Smart và kẻ lang thang tự nhận mình là Emma, chừng 2h ngày 5/6/2002, bé Mary Katherine Smart, 9 tuổi thức giấc vì nghe tiếng động nhẹ. Cô bé phát hiện chị gái là Elizabeth Smart, 14 tuổi không còn nằm bên cạnh và một người lạ mặt đang ở trong phòng – đó là một người đàn ông. Mary Katherine cảm giác rằng đó không phải là bố hay một trong những người anh em của mình.
Lúc này, Elizabeth Smart mặc bộ đồ pi-gia-ma đang bị khống chế đi lại giữa phòng tối. Bé vấp phải cái gì đó và Mary Katherine nghe thấy tiếng chị kêu: “Ối”.
[Only registered and activated users can see links]
Bé Mary Katherine
Người đàn ông nói thì thầm bắt bé phải im lặng và đe dọa sẽ giết bé và cả nhà nếu cô bé không nghe lời. Giọng kẻ này rất nhẹ và Mary ngờ ngợ từng nghe thấy ở đâu đó.
Cảnh tượng bất ngờ trong đêm tối đã làm cô bé chết điếng. Mary Katherine giả vờ vẫn đang ngủ say, nhưng qua cặp mắt mở lim dim, bé thấy đôi tay người đàn ông và bộ tóc đen dài đằng sau lưng hắn. Người đàn ông đeo chiếc mũ lưỡi trai và áo vét-tông màu sáng và dường như không cao hơn Elizabeth nhiều lắm. Mary Katherine đoán rằng hắn đang cầm một khẩu súng.
“Tại sao lại bắt tôi” Elizabeth Smart hỏi.
Mary Katherine không chắc chắn nhưng cô bé nghĩ rằng cô nghe được câu trả lời là: “làm con tin, lấy tiền chuộc”.
[Only registered and activated users can see links]
Chiếc giường 2 chị em Elizabeth và Mary Katherine ngủ cùng.
Gã lạ mặt nói Elizabeth lấy giầy và cô bé bật một chiếc đèn sáng để tìm đôi giày đế mềm. Sau đó bé rời phòng cùng với gã lạ mặt.
Mary Katherine nằm đợi cho tới khi nghĩ mọi việc đã an toàn. Sau đó bé bò ra khỏi giường và đi nhón chân tới ô cửa sổ. Bé nhìn ra tiền sảnh và nhìn thấy Elizabeth cùng người đàn ông đang đi qua phòng ngủ của các anh em trai. Cảm thấy kinh hãi vì sợ người đàn ông quay lại và bắt mình đi, Mary chạy trở lại giường và nhắm chặt mắt lại. Cô bé 4 tuổi nằm im ở đó tới gần 2 tiếng đồng hồ sau đó, quá sợ hãi không thể di chuyển.
Chừng 4h, Mary Katherine mới tung chăn và lấy hết can đảm đi tới phòng ngủ của bố mẹ. Bé đánh thức cha dậy và nói rằng Elizabeth đã đi rồi.
Ý nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu ông bố Ed Smart là con mình vừa gặp ác mộng. Tuần vừa qua là một tuần khó khăn với bé. Ông nội của bọn nhóc đã qua đời 1 tuần trước đó và lễ tang mới kết thúc. Elizabeth và Mary Katherine đã chơi đàn hạc trong nhà tang lễ. Ed Smart cũng biết rằng Elizabeth đôi khi ra ghế sô-pha ở ngoài phòng khách ngủ vì Mary Katherine thường quẫy đạp khi ngủ.
Nghĩ thế, Ed ra khỏi giường và đi sang phòng ngủ của 2 con. Mary liên tục gào lên: “Bố không tìm được chị ấy đâu. Một ông đã tới và bắt chị ấy đi rồi. Ông ấy có súng”.
[Only registered and activated users can see links]
Elizabeth Smart
Và khi không thấy Elizabeth trong phòng, lục tung các phòng còn lại cũng không thấy cô con gái đâu, Ed kinh hoàng gọi cảnh sát: “Con gái tôi bị mất tích. Lạy Chúa. Làm ơn tới nhanh lên”.
Cảnh sát có mặt tại gia đình lúc 4h13. Và cuộc tìm kiếm Elizabeth bắt đầu.
“Làm ơn để con tôi đi”
Cảnh sát không phải là những người đầu tiên tới gia đình Smart khi vụ việc xảy ra. Trong cơn điên cuồng tìm con gái, Ed đã gọi điện cho một vài người bạn, hàng xóm, họ hàng và tất cả những ai anh hi vọng có thể làm được điều gì đó. Hàng chục chiếc xe đã đậu phía bên ngoài khi cảnh sát tới nơi. Những người này nóng lòng muốn giúp gia đình nhưng họ không nhận ra rằng sự hiện diện của họ càng làm hỏng hiện trường vụ án. Mãi tới 6h54, cảnh sát mới có thể niêm phong ngôi nhà, sau 3 giờ đồng hồ Ed gọi 911.
Theo điều tra ban đầu, kẻ bắt cóc đã đột nhập vào nhà qua cửa sổ nhà bếp. Hắn để lại dấu vết là dấu chân đầy bụi cỏ bên chiếc cửa sổ mà gia đình Smart quên khóa khi đi ngủ. Vị khách không mời này đã cắt tấm vải chắn nắng bên cửa sổ rồi vào trong nhà mà không hề gây ra tiếng động, làm phiền giấc ngủ của ai.
Những chú khuyển nghiệp vụ cố gắng ngửi mùi của Elizabeth nhưng cũng chỉ quanh quẩn vài mét quanh căn nhà rồi mất dấu. Không có dấu vết của chiếc ô tô lạ nào quanh khu vực, cảnh sát kết luận rằng Elizabeth và kẻ bắt cóc đã đi bộ rời khỏi hiện trường. Và nếu cả hai đi bộ rời khỏi căn nhà lúc 2h sáng, họ đã đi được một đoạn đường khá dài.
[Only registered and activated users can see links]
Hai vợ chồng Ed và Lois
7h30, truyền hình và phát thanh địa phương đưa tin đồng loạt về vụ bé Elizabeth bị bắt cóc. Tới 9h, 100 sỹ quan cảnh sát và người tình nguyện tỏa đi tìm kiếm nạn nhân theo hình bé được phát trên tivi hay những tờ rơi. Trực thăng cảnh sát cũng bay lượn trên vùng đã được dự đoán.
Gordon B. Hinkley, chủ tịch một hội tôn giáo đã nhờ hệ thống nhà thờ tại 5 bang chuyên phát tán hình ảnh của Elizabeth và tất cả các thành viên của hệ thống đều tham gia tìm kiếm nạn nhân.
Tom Smart, anh trai cả của Ed và là phóng viên của tờ Deseret Morning News, đã trở thành phát ngôn viên của gia đình. Hàng ngàn áp phích in hình Elizabeth được phát đi, 800 cảnh sát các địa phương lân cận được điều động trong công cuộc tìm kiếm. Họ nhận định và tập trung vào khu vực Utah tới Đông Nam Idaho và Oregon, nơi đã xảy ra 2 vụ bắt cóc trẻ em gần đây.
Một điều nghi vấn là gần đây, gia đình Smarts đã rao bán căn nhà trị giá cả triệu đô la mới được tu sửa và nâng cấp. Vì thế có thể thủ phạm vụ bắt cóc liên quan tới vấn đề này. Cảnh sát đã lên danh sách những người trong lĩnh vực nhà đất, thợ sửa chữa, nhà đầu cơ… đã từng tới gia đình để thẩm vấn. Họ cũng kiểm tra các máy tính của gia đình xem liệu có kẻ nghiện tình dục nào đã vào phòng chat trực tuyến với nạn nhân hay không. Tuy nhiên, những cố gắng đó không mang lại kết quả gì vì Elizabeth không sử dụng mạng internet.
Cảnh sát cũng trao giải 10.000 đô la cho những ai có thông tin hữu ích giúp điều tra được vụ việc này.
Ngày 5/6, đông đảo phóng viên báo và truyền hình tới nhà Smarts. Họ muốn đưa tin cũng như góp phần trong việc lan tỏa hình ảnh bé Elizabeth. Trong cơn buồn phiền và quá xúc động, Ed đã nói trước micro: “Elizabeth, nếu con nghe được điều này, mọi người sẽ làm tất cả những gì để cứu con”.
Bật khóc, ông bố tội nghiệp nói trong nghẹn ngào với kẻ bắt cóc: “Làm ơn để con tôi đi, làm ơn”.
Ngày hôm sau, vợ chồng Ed và Lois tuyên bố ngoài tiền trao thưởng 10.000 đô la của cảnh sát, họ sẽ tặng 250.000 đô la cho bất kỳ ai có thông tin giúp cứu con họ trở về.
Những nghi can của vụ án
Charlie Miller là một trong hàng chục người bị cảnh sát thẩm vấn vì bị tình nghi liên quan tới sự biến mất của bé Elizabeth Smart. Sở dĩ cảnh sát nghi ngờ Miller là vì anh ta chuyên giao sữa cho gia đình Smarts và hàng xóm lân cận. Tuy nhiên, từ lời khai của Miller, cảnh sát phát hiện ra một manh mối đáng chú ý.
Theo lời khai của Miller, thứ Hai, ngày 3/6 vào lúc 7h (43 giờ trước khi Elizabeth bị bắt cóc) anh ta nhìn thấy một chiếc xe màu xanh đi chầm chậm ở vòng xuyến Kristianna. Miller đi xe đâm phải chiếc ô tô này và nhìn thấy người lái xe đội chiếc mũ lưỡi trai màu sáng. Sẽ không có gì bất thường khiến Miller phải chú ý cho tới khi chiếc ô tô màu xanh di chuyển loanh quanh và một lúc sau lại đi sau anh này. Sợ rằng kẻ lạ mặt có mục đích xấu, Miller viết lại biển số 266HJH của chiếc xe và gọi cảnh sát.
[Only registered and activated users can see links]
Nghi can Bret Michael Edmunds
Tại công viên Tự Do ở thành phố Salt Lake, cảnh sát kiểm tra hàng loạt bãi đậu xe để tìm kiếm chiếc xe có BKS 266HJH. Trong đó, họ phát hiện một chiếc tuy biển số không giống hẳn với biển cần tìm nhưng có màu xanh khá giống với lời Miller miêu tả. Hai viên sỹ quan cảnh sát lập tức chặn đầu chiếc xe nhưng người tài xế nhanh chóng nhấn ga, tăng tốc và lao vút đi.
Một ngày sau đó, một cậu bé đang chơi bỗng phát hiện một chiếc biển số xe ô tô là 266HJH. Cậu mang chiếc biển số này về nhà và cha cậu đã báo cho cảnh sát. Dựa trên dấu vân tay thu được trên chiếc biển, cảnh sát phát hiện đó là vân tay của một người đàn ông 26 tuổi tên Bret Michael Edmunds, người đang bị truy nã vì hành vi tấn công một sỹ quan cảnh sát.
[Only registered and activated users can see links]
Elizabeth, cô bé bị bắt cóc lúc nửa đêm.
Edmunds là một kẻ có dáng người rất thấp, phù hợp với lời miêu tả của bé Mary Katherine về người đã bắt cóc chị gái mình. Không những thế, Edmunds còn là người đã làm thuê cho những người hàng xóm của gia đình Smarts nên hắn lập tức bị đưa vào diện nghi can số một. Cảnh sát muốn thẩm vấn nghi can này về những vấn đề liên quan nhưng Edmunds đã biến mất.
Nghi can đứng đầu danh sách
Dầu vậy, Bret Michael Edmunds vẫn chỉ là một trong nhiều người bị tình nghi. Một người khác, Richard Albert Ricci, sau đó lại nổi lên đứng đầu trong danh sách nghi phạm. Ricci theo ngành hội họa và làm việc cho gia đình Smarts mùa xuân năm 2001. Đây là một người khá thân mật và hay nói. Cả nhà Smart rất quí Ricci. Thậm chí, Ed Smart từng tặng chiếc Jeep Cherokee màu trắng đời 1990 cho nghi can này để trả công đã làm việc cho gia đình. Tuy nhiên, cảnh sát kiểm tra hồ sơ của Ricci và phát hiện người này từng đi tù vì tội ăn cắp. Hắn cũng là người nghiện ma túy và rượu. Thói quen của Ricci mỗi khi tới gia đình nào đó làm thuê là tìm cách “cuỗm” đồ đạc trong phòng của những đứa trẻ.
[Only registered and activated users can see links]
Tổ ấm của gia đình nhà Smarts
Cảnh sát còn phát hiện một điều tồi tệ hơn trong quá khứ của Ricci. Người đàn ông 48 tuổi này dính án tù từ khi mới 19 tuổi. Năm 1983, anh ta đã bắn một sỹ quan cảnh sát Salt Lake trong một vụ cướp nhà thuốc. Vóc dáng người này cũng khá giống với thủ phạm mà Mary Khatherine miêu tả.
Hiện Ricci đang là nhân viên chính thức của một trạm y tế địa phương. Ngày xảy ra vụ Elizabeth bị bắt cóc lại rơi đúng vào ngày nghỉ của Ricci. Một người hàng xóm của Ricci nói rằng anh ta đã than phiền sẽ bị dính líu tới vụ bắt cóc vì từng làm việc cho nhà Smarts.
[Only registered and activated users can see links]
Ed Smart cảm thấy sốc khi người mình tin tưởng là nghi can trong vụ án.
Ricci và vợ cho phép cảnh sát lục soát nhà mình mà không cần lệnh khám nhà hay những giấy tờ cần thiết. Kiểm tra vườn cà chua của nhà này, cảnh sát phát hiện nhiều lọ nước hoa, trang sức và những chai rượu được chôn bên dưới. Ed Smart phát hiện những món đồ này là của nhà mình đã từng bị mất trộm. Trong nhà của Ricci, cơ quan công an cũng tìm được một con dao rựa và chiếc mũ sáng màu.
Ed Smart cảm thấy sốc và khó tin được người mà mình yêu mến, tin tưởng lại có thể làm hại con gái của anh. Tuy nhiên, tới lúc này, Ed vẫn phải tin vào thực tế Ricci là nghi can bắt cóc vì những vật chứng liên quan.
Ngày 14/6, cảnh sát bắt khẩn cấp Ricci để điều tra hành vi bắt cóc.
Hội chứng Stockholm
Khi cả gia đình Smarts và cảnh sát điên đầu tìm kiếm bé Elizabeth, Brian David Mitchell (kẻ vô gia cư tự nhận là Emma) đang ung dung ở một nơi bí mật và nằm ngoài danh sách nghi can. Mitchell không lấy gì phải lo lắng khi đang ở Dry Creek, một nơi hoang dã nằm ngoài thành phố Salt Lake, bang Utah cùng với vợ là Wanda Barzee và người hắn muốn cưới làm vợ tiếp theo: Elizabeth Smart.
Ngay trong đêm bắt cóc được Elizabeth, Mitchell bắt cô bé đi bộ quãng đường dài hơn 6km tới một hẻm núi, nơi hắn đã chuẩn bị sẵn một chỗ ẩn náu cho “cô dâu mới”. Hắn đã đào hố dài tới 6m và dựng một mái che trên đó. Ngay sau khi tới nơi, Mitchell bắt Elizabeth cởi bộ đồ pi-ja-ma màu đỏ để đốt đồng thời đưa cho bé những sợi dây thừng màu trắng để quàng quanh người. Gã lang thang buộc một sợi dây cáp quanh chân Elizabeth và buộc đầu còn lại vào một gốc cây to.
Mitchell, kẻ tự nhận mình là thần thánh, chuẩn bị kế hoạch cho đám cưới với Elizabeth. Barzee, vợ và cũng là đồ đệ trung thành của kẻ điên loạn, đã ủng hộ ước muốn cưới bé Elizabeth của chồng.
[Only registered and activated users can see links]
Elizabeth Smart, cô bé mắc chứng Stockholm, cam chịu sống cùng kẻ bắt cóc.
2 vợ chồng đã giam giữ Elizabeth tại đây từ 5/6 tới 8/8. Sau thời gian này, người dân thành phố Salt Lake bắt đầu nhìn thấy một nhóm 3 người ăn mặc khác lạ, thường đeo dây thừng trắng như trong tranh về các vị thần. 3 người đó chính là vợ chồng kẻ bắt cóc và bé Elizabeth. Barzee và Elizabeth đeo mạng đen bịt kín phần dưới của khuôn mặt. Cặp đôi này thường cùng Elizabeth tới các quán ăn nhanh rẻ tiền, nơi ai cũng có thể mua cho mình một vài món dù là những người nghèo nhất. Trong đó, phần lớn là những món salad.
Một nhân viên của quán sau này cho biết anh ta nhìn thấy Elizabeth đi lại rất tự nhiên, tự mình rời bàn, đi lấy đồ rồi quay lại ăn hết chỗ thức ăn đó. Cô bé không hề tỏ ra mình đang bị ép buộc hay sống trong một tình trạng tồi tệ. Tất cả những gì Elizabeth đều rất tự nhiên dù hầu như trong suốt thời gian, cô bé không hề nói một lời nào.
Những người dân vùng ngoại ô Salt Lake nhìn thấy bộ ba bất thường này nhưng đơn giản chỉ coi đó là những người kỳ cục vô hại. Cả ba thường đi quanh thị trấn. Những người đi bộ đường dài và các tay yêu thích bộ môn xe đạp thỉnh thoảng bắt gặp bộ ba đi vào trong hẻm núi. Không ai có thể ngờ rằng cô bé trong bộ quần áo bẩn thỉu, đeo dây thừng trắng lại có thể là cô bé bị bắt cóc mà ảnh và poster tìm kiếm cô được đăng khắp các bang trong cả nước. Họ cũng không biết rằng bé đang bị hội chứng Stockholm, một hội chứng tâm lý khiến người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ bắt cóc mình.
Cuộc điều tra nhầm hướng
Khi một đứa trẻ bị bắt cóc, cảnh sát cũng có thể nghi ngờ người trong gia đình đã gây ra vụ việc. Và cảnh sát thành phố Salt Lake yêu cầu các nam thành viên của gia đình Smarts tham gia buổi kiểm tra nói dối. Buổi kiểm tra kéo dài hơn 8h đồng hồ. Ed Smart cho biết ông đã trải qua “4 giờ dưới địa ngục”. Cuối cùng, khả năng người trong gia đình gây ra vụ việc đã bị loại bỏ.
Trong khi đó, cuộc tìm kiếm nghi can Bret Michael Edmunds vẫn được tiếp tục. 10 ngày sau vụ bắt hụt, cảnh sát xác định được nghi can này đang ở Martinsberg, miền Tây Virginia, nơi người này đang điều trị tại bệnh viện với một tên giả. Chích thuốc quá liều khiến Edmunds đột quỵ và được đưa đi cấp cứu. Edmunds đưa tên của mẹ cho các bác sỹ để đề phòng trường hợp xấu. Một người hàng xóm của Edmunds phát hiện ra điều này và báo cho cảnh sát.
Những cảnh sát liên bang đã được cử tới để theo dõi Edmunds. Họ cũng tìm được chiếc xe màu xanh tình nghi của Edmunds đang đỗ tại bãi xe. Tuy nhiên, lời khai của Edmunds, cùng thái độ sẵn sàng để cảnh sát khám xe nhưng trên xe không có bằng chứng nào cho thấy Emumds liên quan tới vụ bắt cóc bé Elizabeth Smart. Và cảnh sát gạch tên người này khỏi danh sách tình nghi.
Vậy là dư luận chỉ hướng tới Richard Ricci, người làm công cho gia đình Smarts đã được ông chủ tặng cho cả một chiếc xe hơi. Dù khăng khăng mình không liên quan tới vụ án, nhưng với những tang vật do Ricci ăn trộm tại nhà Smats, thật khó cho Ricci tìm được lý do hợp lý bao biện cho mình.
[Only registered and activated users can see links]
Richard Ricci
Ngày 27/8, tức hơn 6 tuần sau khi bị bắt, Ricci được bị khởi tố vì tội danh ăn cắp. 2 vợ chồng Ed và Lois Smart cũng tham dự phiên tòa. Họ tha thiết xin Ricci cho biết con mình đang ở đâu nhưng Ricci tránh nhìn vào mắt đôi vợ chồng tội nghiệp này.
Một tối, khi đang ở trong tù, Ricci gọi gác cổng và kêu đau đầu, không thể thở được. Chỉ trong vài phút, Ricci ngã xuống bất tỉnh. Anh ta nhanh chóng được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê sau. Các bác sỹ kết luận bệnh nhân bị xuất huyết não và phải sống thực vật suốt đời.
Khi gia đình Smarts biết tình trạng của Ricci, họ vô cùng buồn phiền và lo lắng. Liệu Ricci có biết gì về vụ Elizabeth bị bắt cóc? Những bí mật về điều này sẽ bị chôn vùi cùng với Ricci nếu anh ta tử vong. Và 3 ngày sau, Richard Ricci đã qua đời.
Gia đình Smarts cảm thấy tuyệt vọng vì họ đã mất đi cơ hội tốt nhất để biết điều gì đã xảy ra với con gái mình.
“Con biết đó là ai rồi”
Một đêm vào tháng 10/2002, Mary Katherine Smart, giờ đã 10 tuổi, đi tới phòng ngủ của bố mẹ và nói : "Con biết đó là ai rồi. Đó là Emma".
Cô bé giải thích rằng tự nhiên bé nhận ra điều đó. Người đàn ông bé nhìn thấy trong phòng ngủ, người đã bắt ép chị Elizabeth của bé đi, là kẻ vô gia cư đã làm việc cho gia đình nửa ngày vào gần một năm trước.
Ed Smart báo với cảnh sát điều Mary Katherine vừa kể nhưng phía cảnh sát thờ ơ với thông tin do "một cô bé 10 tuổi bất ngờ nhớ ra". Cơ quan điều tra vẫn coi người quá cố Richard Ricci là nghi can chính của vụ án. Không những thế, trong hồ sơ dữ liệu của cảnh sát, máy tính cho kết quả là “zero” khi họ tìm kiếm cái tên Emma. Cơ quan điều tra đã thờ ơ mà không hề nhận ra cái tên Brian David Mitchell mới là tên thực được lưu trong dữ liệu với hàng tá tiền án tiền sử về tội ăn cắp.
[Only registered and activated users can see links]
Bức phác họa chân dung của Emma được phát sóng trên truyền hình.
Cảm thấy mất kiên nhẫn và nghi ngờ kết quả điều tra của cảnh sát, gia đình Smarts quyết định tự lực cánh sinh và nỗ lực tìm cách khác. Họ liên lạc với John Walsh, người dẫn chương trình America’s Most Wanted. Đây là chương trình đã phát sóng về việc bé Elizabeth bị bắt cóc vào ngày 14/12. Và Walsh đồng ý giúp gia đình tìm kiếm con gái thông qua truyền hình.
“Con gái của gia đình Smarts tin rằng Ricci không phải là người đàn ông trong đêm hôm đó mà là một người đàn ông khác đã từng sửa nhà, một gã làm việc tự do…” Walsh nói trên truyền hình và hứa chương trình America’s Most Wanted sẽ tiếp tục bám sát vụ này.
7 tuần sau, ngày 15/2/2003, chương trình này tiếp tục thông tin về vụ bắt cóc Elizabeth. Và lần này họ trưng ra một bức tranh phác họa chân dung của Emma theo trí nhớ của 2 mẹ con Lois và Mary Katherine.
[Only registered and activated users can see links]
Wanda Barzee, mụ vợ điên rồ của Mitchell.
Derrick Thompson vô tình xem chương trình này vào tối hôm đó. Anh này há hốc miệng khi nghe lời miêu tả về Emma và càng kinh hoàng hơn nữa khi nhìn thấy bức phác họa. Anh ngay lập tức gọi điện cho anh trai là Mark, báo bật tivi ngay lập tức. Derrick và Mark là con trai của Wanda Barzee, vợ của kẻ điên cuồng David Mitchell. Hai anh em quyết định đi tìm bố dượng và mẹ mình.
Vợ cũ của Mitchell là Debbie cũng xem chương trình America’s Most Wanted tối hôm đó và cảm thấy chắc chắn rằng người đàn ông trong bức họa với cái tên Emma chính là chồng cũ của mình. Bà gọi điện cho cảnh sát báo cáo mọi việc, trong đó có cả vụ con gái mình bị Mitchell lạm dụng tình dục. Theo bà, chính Mitchell là kẻ bắt cóc nhưng chưa sát hại Elizabeth.
Thông tin mới đầy kịch tính này tiếp tục được đưa lên chương trình truyền hình. Gia đình Smarts cảm thấy mọi chuyện đang đi đúng hướng với đầy hi vọng khả quan nhưng họ vẫn cần tới sự trợ giúp của cảnh sát. Tuy nhiên, chưa ai xác định được giá trị thực của thông tin. Vào ngày chương trình phát sóng, Mitchell đã nằm trong danh sách truy tìm đặc biệt của cảnh sát California.
"Cưới" thêm vợ 12 tuổi
Trong khi cảnh sát đã chuyển hướng điều tra và truy tìm Mitchell, kẻ điên loạn này cùng 2 "người vợ" đã rời bang Utah vào mùa Thu và “định cư” ở Lakeside, California, cách San Diego 40km về phía Đông. Có lẽ lý do Mitchell chọn Lakeside vì đây là thành phố đông dân nhập cư và có thể lẩn trốn. Tuy nhiên, dù đang sống thân phận che giấu nhưng gã lang thang vẫn luôn mở miệng loan truyền “lời thần thánh” nên gây rắc rối cho bản thân. Một số chủ cửa hàng trên phố phàn nàn với cảnh sát sau khi đã cảnh báo Mitchell và đuổi hắn đi.
Những điều đó không làm Mitchell động lòng. Kẻ điên loạn vô gia cư này tiếp tục muốn hoàn thành ước muốn cưới 49 bà vợ của mình. Và lần này hắn để mắt tới một cô bé 12 tuổi.
Mitchell buộc tóc gọn gàng, mặc quần jean và áo sơ mi đi tới nhà thờ vào ngày Chủ nhật, giả vờ muốn tìm hiểu về tôn giáo. Virl Kemp, cha của cô bé đang nằm trong tầm ngắm của Mitchell, đã mời hắn tham gia các buổi hội họp cộng đồng. Lúc này, kẻ vô gia cư tự giới thiệu mình với cái tên “Peter”. Hắn rất lịch sự thể hiện thành ý muốn tìm hiểu và gia nhập cộng đồng. Điều này khiến Virl Kemp rất vui. Ông mời “Peter” về nhà ăn tối với hi vọng sẽ giải đáp phần lớn những thắc mắc của “kẻ thiện chí” này.
[Only registered and activated users can see links]
Brian Mitchell
Trong suốt bữa ăn tối, Kemp cảm thấy ấn tượng về những câu hỏi của Mitchell mặc dù mục đích chính của vị khách này là khám phá cấu trúc ngôi nhà. Hắn dự tính mùa đông sau đó sẽ cố đột nhập gia đình để bắt cóc con gái Kem như hắn đã làm với Elizabeth. Tuy nhiên, nhà Kemp được thiết kế với mái chống trộm và Mitchell buộc phải thay đổi kế hoạch của mình.
7 tuần sau đó, ngày 15/2/2003, Mitchell đột nhập vào một trường tiểu học trong khu nhà thờ ở Lakeside. Người hàng xóm gần đó nhìn thấy một người đàn ông mặc quần dài trèo qua cửa sổ vào trường tiểu học nên đã báo công an. Khi lực lượng cảnh sát tới nơi, họ phát hiện Mitchell đang nằm ngủ trong lớp học. Hắn khai tên là “Michael Jenson” và bị cảnh sát giam giữ cho tới khi phiên tòa xét xử được ấn định.
Trong khi đó, Barzee gần như bị điên loạn khi Mitchell không trở về lán ở trong rừng, một trong những nơi Mitchell đã làm để trú ẩn. Bà ta cầu nguyện hàng giờ cho chồng được bình an còn Elizabeth thì dửng dưng nhưng vẫn không tìm cách trốn thoát.
Cuối cùng Mitchell tới ngày ra tòa. Hắn bị tuyên phạm tội cố ý phá hoại các công trình công cộng và bị phạt 3 năm tù nhưng được hưởng án treo cùng với số tiền phạt 250 đô la. Ngoài ra Mitchell còn bị cấm tới bất kỳ nhà thờ nào. Mitchell, lúc này khăng khăng nhận tên mình là Michael Jenson đã hứa sẽ nghe theo án của tòa và bào chữa rằng sở dĩ hắn đột nhập vào trường mầm non hôm đó vì quá say xỉn. Nhiều người sau này chứng thực hắn có hơi men khi bị bắt.
Trong khi đó, ngày 1/3, chương trình America’s Most Wanted tiếp tục phát sóng về vụ việc bé Elizabeth bị bắt cóc cùng với hình ảnh của Mitchell do 2 người con trai của Barzee (gọi Mitchell là dượng) cung cấp.
Một người dân ở Lakeside, California đã gọi cho cảnh sát báo về một người đàn ông nhìn rất giống với hình ảnh trên truyền hình, đi cùng với 2 người phụ nữ che mặt. Cảnh sát thành phố Salt Lake bắt đầu cuộc điều tra truy tìm theo hướng này.
Cũng trong tuần, một nhân viên thư viện nhìn thấy Mitchell, Barzee và Elizabet đang ngồi tại thư viện, mặc quần áo bẩn thỉu và xốc xếch. Cô nhân viên này nhận ra họ vì trước đó 3 người này đã tới đây. Elizabeth đeo kính râm và ngồi lặng lẽ trong khi Mitchell nghiên cứu một tấm bản đồ hàng giờ đồng hồ.
Ngày 4/3, một người đàn ông lái xe trên quốc lộ phía Bắc San Diego chú ý tới 3 người đeo dây thừng, đang đi bộ ven đường. Lúc này trời đang mưa to nên người này đã dừng lại, hỏi họ có muốn đi nhờ xe mình không. Mitchell đồng ý và tự giới thiệu mình tên là “Peter”, còn “con gái” hắn (Elizabeth) là “Augustine”. Bộ ba nói đang đi tới Los Angeles và đồng hành với người đàn ông chừng hơn 64km rồi xuống đi bộ.
Nhận kẻ bắt cóc là người nhà
Ngày 11/3, Mitchell, Barzee, và Elizabeth đã có mặt tại Bắc Las Vegas và ăn xin ở trước một quá ăn nhanh. Cả ba không còn đeo dây thừng trắng và trông thực sự thảm hại. Các nhân viên của quán đã gọi điện báo cảnh sát, phàn nàn về việc 3 kẻ ăn xin chuyên quấy rối khách hàng. Tuy nhiên, khi cảnh sát tới nơi thì cả 3 đã rời đi. Sau một hồi truy tìm, những nhân viên cảnh sát đã bắt gặp nhóm này và thẩm vấn. Với 3 cái tên giả đã chuẩn bị sẵn, Mitchell dễ dàng khiến cảnh sát nghĩ rằng họ vô hại nên đã được phép ra đi.
Ngày hôm sau, bộ ba xuất hiện trở lại tại khu buôn bán Sandy, bang Utah, cách thành phố Salt Lake 64km về phía Nam. Mitchell mặc áo sơ mi màu xanh, Barzee vẫn luôn mang mạng che mặt còn Elizabeth đeo kính râm và đội tóc giả.
Ngay sau đó, cảnh sát thành phố Salt Lake đã nhận 2 cuộc gọi khẩn cấp. Một người phụ nữ báo về việc bà này đã nhìn thấy Mitchell, kẻ đang bị truy tìm qua truyền hình, ở khu Sandy, bang Utah. Theo lời người này, khi đang ngồi trong ô tô, bà nhìn thấy 3 đối tượng đi trên phố, trông rất giống với hình ảnh bà đã nhìn thấy trên chương trình America’s Most Wanted. Ngoài ra, một người tên Anita còn báo chị nhìn sát mặt Mitchell và ngay lập tức gọi điện báo công an.
Karen Jones, sỹ quan cảnh sát thành phố Sandy là người có mặt tại hiện trường đầu tiên. Cô chặn bộ ba người khả nghi và thẩm vấn một số điều liên quan. Mitchell nói rằng gia đình mình là những sứ giả của thần thánh và không cần giấy tờ liên quan.
[Only registered and activated users can see links]
Ed Smart ngày gặp lại con gái.
Sỹ quan có mặt tiếp theo là Troy Rasmussen. Ngay khi nhìn thấy cô gái đội mái tóc giả, anh này chắc chắn đó là Elizabeth Smart. Rasmussen lập tức gọi đồng đội hỗ trợ. Họ tách riêng Elizabeth khỏi Mitchell và Barzee để thẩm vấn riêng cô bé. Điều ngạc nhiên là cô gái khăng khăng mình 18 tuổi và không phải là Elizabeth. Cảnh sát kiên nhẫn hỏi bé về bố mẹ đẻ và Elizabeth có nhiều câu trả lời mâu thuẫn.
Thậm chí, Elizabeth tỏ thái độ bực tức trước những câu hỏi liên tiếp của cảnh sát. Cô bé thể hiện thái độ hoàn toàn không hợp tác. Khi Rasmussen hỏi tại sao mang tóc giả, Elizabeth khăng khăng đó là tóc thật.
Cuối cùng cảnh sát thành phố Salt Lake cũng tới nơi và tiếp tục thẩm vấn 3 đối tượng. Họ đưa ra tấm áp phích in hình Elizabeth bị mất tích để so sánh, mặt cô bé dường như quắt hơn, tay và vai gần như nhỏ lại. Sau nhiều tháng trời leo núi và đi bộ ăn xin, cô bé Elizabeth xinh xắn ngày nào giờ trông không còn nét thiên thần như trước. Tuy nhiên, khi nhìn thấy bức tranh, Elizabeth bật khóc.
Một lần nữa, cảnh sát hỏi cô bé có phải là Elizabeth không.
“Nếu bác nói thế, thì nó là thế”, cô bé trả lời.
Cuối ngày, Ed Smart bị đưa tới đồn cảnh sát Salt Lake. Hắn nghĩ mình bị triệu tập vì tự nhận là Emma và luôn đi nói những điều thần thánh. Tuy nhiên, khi nhìn thấy Elizabeth đang ngồi trên chiếc ghế dài tại đây, Mitchell cảm thấy choáng váng. Một điều tra viên hỏi đó có phải là con gái hắn không.
“Đúng”, Mitchell khóc rống lên và chạy tới ôm chặt cô bé. Hắn nhìn vào mặt Elizabeth và hỏi có đúng là cô không.
“Vâng”, Elizabeth trả lời và ôm chặt Mitchell.
Ed Smart muốn đưa con gái về nhà ngay lập tức nhưng cảnh sát quyết định giữ lại bé để điều tra sâu hơn.
"Sáng mai, con sẽ thức dậy tại nhà mình"
Vụ việc bé Elizabeth mất tích đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng nhiều tới độ khi biết tin bé đã được gia đình tìm thấy, rất nhiều người đã tỏa ra trên những con đường phố để ăn mừng.
Không mất quá nhiều thời gian để Elizabeth trở lại với cuộc sống trước kia. Ngay sau khi kết thúc buổi thẩm vấn tại cơ quan điều tra, Ed Smart nhanh chóng đưa cô con gái tội nghiệp về nhà. Dù vẫn coi kẻ bắt cóc là người nhà nhưng không có nghĩa Elizabeth đã quên gia đình cũ. Cô bé rất xúc động khi gặp lại mẹ và anh chị em trong gia đình mình.
Cơn ác mộng đã qua. Và gia đình Smart không chờ đợi lâu để Elizabeth thực sự thoát khỏi cơn mê đó. Thời gian đầu, vợ chồng Ed và Lois Smart muốn cô con gái mới trở về ngủ cùng mình một thời gian ngắn trước khi trở lại phòng ngủ cũ nhưng trước sự ngạc nhiên của họ, Elizabeth nói muốn ngủ trên giường của mình cùng với cô em Mary Katherine. Mọi người thở phào khi nghe tiếng cô bé cất lên: “Mẹ đừng lo lắng. Con ổn. Con sẽ an toàn thôi. Sáng mai, con sẽ thức dậy tại nhà mình”.
[Only registered and activated users can see links]
Elizabeth bên cây đàn hạc - một trong những cách giúp cô bé trở lại cuộc sống cũ.
Quả vậy, Elizabeth hòa nhập lại cuộc sống cũ rất nhanh. Cô bé trưởng thành cả về thể chất và tinh thần. Mặc dù trải qua quá nhiều trấn thương trong gần 9 tháng qua, cô dường như đã giành lại được gia đình và hàng xóm. Mọi người hạnh phúc cho cô bé và gia đình. Đồng thời qua đó, họ cũng đặt ra câu hỏi: Chính xác Mitchell đã làm gì Elizabeth trong suốt quá trình giam cầm bắt cóc.
David Smart, bác của Elizabeth, đã trả lời phóng viên rằng một bác sỹ đã kiểm tra sức khỏe của bé và kết luận Elizabeth không mang thai và chưa bao giờ mang thai. Nhưng gia đình đã từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào về việc liệu cô bé có bị lạm dụng tình dục.
Mitchell và Barzee bị bắt và giam cầm tại trung tâm phục hồi nhân phẩm quận Salt Lake. Theo cơ quan công an, khi được hỏi về địa chỉ hiện tại, Mitchell trả lời rằng “thiên đàng trên mặt đất” và địa chỉ liên hệ của hắn là “Thần thánh”. Mặc dù kẻ điên loạn này liên tục giới thiệu với mọi người Elizabeth là con gái mình nhưng luật sư của hắn, Larry Long, trả lời phỏng vấn trên truyền hình rằng Mitchell coi Elizabeth như vợ mình.
[Only registered and activated users can see links]
Mitchell bị kết án tù chung thân không ân xá và bị bạn tù đánh đập vì tội ác của mình.
Ngày 18/3, cơ quan chức năng quận Salt Lake khởi tố Mitchell và vợ hắn là Barzee về tội bắt cóc trẻ em, trộm cắp tài sản, lạm dụng tình dục. Không những thế, Mitchell còn bị điều tra về hành vi cố bắt cóc Jesssica Wright, em họ của Elizabeth vào ngày 24/7/2002. Theo cáo trạng, Mitchell đã “quyết tâm, cố gắng cưỡng hiếp bằng vũ lực”.
Năm 2002, Brian David Mitchell, 59 tuổi, bị kết án tù chung thân không ân xá tại Tuscon, Arizona vì đã tội bắt cóc và lạm dụng tình dục trẻ em.
Theo một nguồn tin trong tù, khi bị tống giam, Mitchell bị người bạn tù cùng phòng đánh đập. Mỗi cú đấm vào mặt Mitchell, người này nói: "Cái này để trả thù cho bé Elizabeth Smart".
Nguồn tin này cho biết thêm, những người tù ghì chặt Mitchell xuống đất, khóa cánh tay và đá hắn liên tiếp trong khi kẻ bắt cóc cố co mình lại và van xin tha chết. Sau những trận đòn như thế này, mắt Mitchell bị xưng phồng, môi dính máu và quản giáo phải chuyển hắn sang phòng khác.
[Only registered and activated users can see links]
Elizabeth Smart, giờ đây đã 25 tuổi, làm phóng viên cho tờ NBC và cưới Matthew Gilmour vào năm ngoái.
Từ khi được giải cứu, năm nay Elizabeth Smart đã được 25 tuổi. Cô thường chia sẻ về quãng đời bị giam cầm của mình: “Tôi nhớ phải nằm dưới nền của căn lều nhàu nát. Tôi chẳng cảm thấy gì ngoài cảm giác mình vô giá trị”.
Điều duy nhất khiến cô bé sống là những kỷ niệm về tình yêu của người mẹ, Elizabeth cho biết.
“Bởi vì tôi cảm thấy điều gì đó đáng để sống. Tôi quyết định dù điều gì có xảy ra, tôi sẽ vẫn sống sót. Dù phải đối mặt với điều gì, tôi sẽ làm hết sức mình. Thật may mắn vì tôi có thể gặp lại gia đình mình”.
Giờ đây, ngoài việc đi khắp đất nước kể về những trải nghiệm và bài học của mình, Elizabeth còn hợp tác với đài NBC. Cô cưới Matthew Gilmour tại Hawaii vào năm ngoái.
Theo Trutv/Dailymail
Nhận xét
Đăng nhận xét