BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 90 (Alexander đại đế)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                             Bí ẩn ngôi mộ Alexander đại đế

Những cuộc chinh phạt của Alexandros Đại Đế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Những cuộc chinh phạt của Alexandros đại đế
Napoli BW 2013-05-16 16-24-01.jpg
Alexandros cưỡi ngựa giao chiến với Darius III. Từ Khảm Alexandros, ở Pompeii, Napoli, Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Napoli
.
Thời gian 335–323 TCN
Địa điểm Thrace, Illyria, Hy Lạp, Tiểu Á, Syria, Babylonia, Ba Tư, Sogdiana, Ấn Độ
Kết quả Người Macedonia khôi phục quyền thống trị Balkan, chinh phục Đế quốc Ba TưẤn Độ
Tham chiến
Vương quốc Macedonia Đế quốc Ba Tư
Các bộ lạc và vương quốc Ấn Độ
Các thành bang Hy Lạp
Illyria
Thrace
Getae
Sogdiana
Chỉ huy
Alexandros Đại Đế Darius III
Porus


.
Những cuộc chiến tranh của Alexandros Đại Đế là một loạt các cuộc chinh phục vũ lực của vua Macedonia Alexandros III ("Đại Đế"), đầu tiên trạm chán với nước Ba Tư hùng mạnh của vua Darius III, và sau đó chống nhau với các vị thủ lĩnh địa phương và các lãnh chúa xa tới tận phía Đông miền Punjab, Ấn Độ. Alexandros được coi là một trong những nhà quân sự tài ba nhất mọi thời đại và là một trong số ít tướng lĩnh chưa bao giờ thua trận trong suốt sự nghiệp cầm quân. Cho tới khi ông ta qua đời, Alexandros đã chinh phục hầu hết cả thế giới theo quan niệm của người Hy Lạp cổ đại..
Alexandros lên nắm vương trượng Macedonia sau khi vua cha Philippos II, người đã thống nhất  hầu hết các thành bang Hy Lạp dưới quyền bá chủ của Macedonia trong Liên minh Corinth  bị ám sát. Sau khi tái lập trật tự qua việc đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy của các thành bang ở miền Nam Hy Lạp và đánh bại các nước láng giềng ở phía bắc Macedonia, Alexandros đem một lực lượng mạnh đi xâm lược Ba Tư, đánh thắng các đội quân hùng hậu của vương triều Achaemenes và lần lượt xâm chiếm các lãnh địa của Ba Tư ở Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Judea, Gaza, Ai Cập, BactriaLưỡng Hà. Sau khi lật đổ vương triều Achaemenes, Alexandros đã mở rộng biên giới ra tới tận vùng Ngũ Hà của Ấn Độ. Tại đây quân của ông gặp nhiều tổn thất nhưng đã chiến thắng người Ấn trong trận sông Hydaspes (326 trước Công Nguyên).
Trước khi ông ta chết, Alexandros đã dự định thôn tính bán đảo Ả Rập nhằm mở rộng thương mại, sau đó tiến quân sang phía tây xâm lược Carthage, La Mã và bán đảo Tây-Bồ. Tuy nhiên, sau khi ông mất sớm, các đại tướng của Alexandros đã lặng lẽ hủy bỏ những kế hoạch hoành tráng này. Thay vào đó, trong vòng một vài năm sau khi Alexandros chết, các tướng soái hàng đầu của Alexandros tranh đoạt quyền thừa kế đế quốc với nhau và mở ra một cuộc chiến tranh sứ quân ác liệt kéo dài suốt 40 năm.

Bối cảnh

Lãnh thổ Macedonia năm 336 trước Công nguyên.
Alexandros III sinh năm 356 trước Công nguyên, là con của vua Macedonia Philippos III và vương hậu Olympias. Ngay từ năm 16 tuổi tức năm 340 trước Công Nguyên, khi phụ vương đi xâm lược thành Byzantium, Alexandros thay cha trị nước và dần dần học hỏi kỹ năng quân sự. Trong trận Chaeronea vào năm 338 trước Công Nguyên, ông chỉ huy cánh trái của kỵ binh Macedonia đánh tan liên quân Thebes - Athena.  Năm 336 trước Công nguyên, trong lúc Philippos II tham dự đám cưới của công chúa Cleopatra với anh vợ ông ta là Alexandros I xứ Ipiros ở Aegae, Philippos bị viên chỉ huy quân túc vệ Pausanias hành thích. Alexandros được quân đội và tầng lớp quý tộc tấn phong làm vua Macedonia.
Hay tin Philippos II bị ám sát, nhiều chư hầu lập tức nổi dậy chống ách bá quyền của Macedonia, bao gồm Thebes, Athena, miền Thessaly và các bộ tộc Thracia trên hướng bắc vương quốc. Mặc dù các mưu sĩ khuyên Alexandros tiến hành thương thuyết, ông vua trẻ này đã quyết tâm phải đàn áp cuộc nổi dậy bằng vũ lực. Alexandros thân chinh mang 3 nghìn kỵ binh tinh nhuệ Macedonia tiến xuống phía nam tiễu trừ dân Thessaly. Thấy doanh trại của dân Thessalia nằm giữa giữa núi Olympus và núi Ossa, Alexandros đi vòng qua núi Ossa và đánh tập hậu đối phương. Người Thessalia thua trận, phải đầu hàng và bị Alexandros cưỡng bách vào lực lượng kỵ binh của mình. Sau đó quân Macedonia tiến xuống tấn công bán đảo Peloponnese.
Đội quân của Alexandros dừng chần ở Thermopylae, nơi người dân tộc Hy Lạp tôn xưng ông ta làm thủ lãnh Liên minh các bộ tộc Hy Lạp, sau đó đánh vào thành phố Corinth. Thành Athena cầu hòa và Alexandros tuyên bố ân xá bất cứ ai tham gia cuộc nổi dậy. Tại Corinth, Alexandros được tôn làm minh chủ của các lực lượng Hy Lạp chống người Ba Tư ở Tây Nam Á. Cùng lúc đó Alexandros nhận tin các bộ tộc Thrace đang khởi loạn ở phương bắc

Chiến dịch Balkan của Alexanros

Trước khi xâm lược Tây Nam Á, Alexandros nhận định cần phải giữ yên biên giới phía bắc và vào mùa xuân năm 335 trước Công nguyên, ông ta tổ chức đánh dẹp các cuộc nổi dậy của dân Illyria và Triballi ở Thrace. Quân Macedonia đã tấn công và đánh bại một nhóm quân Thrace án ngữ trên núi Haemus. Sau đó, quân Triballi tung một đòn đột kích vào hậu quân Macedonia nhưng bị đẩy lui. Tiếp theo đó Alexandros dẫn quân tới sông Danube đặng tiễu trừ dân Getae bên kia sông. Quân Getae nhanh chóng bị kỵ binh Macedonia đập tan và phải rút khỏi toàn bộ thị trấn của mình.  Nhưng ngay sau đó, Alexandros được tin vua Illyria là Cleitos và vua Taulanti là Glaukias đã công khai nổi dậy chống Macedonia. Alexandros lần lượt đánh bại quân của hai vua này và xác lập quyền kiểm soát tuyệt đối của người Macedonia trên biên giới phía bắc.
Trong khi Alexandros đang chinh chiến ở phương bắc, người Thebes và Athena lại nổi dậy một lần nữa. Alexandros lập tức đưa quân đến đánh dẹp. Trong khi các đồng minh của họ tỏ ra do dự, dân Thebes quyết định xây dựng một lực lượng quân sự mạnh chống cự với địch. Tuy nhiên, quân Macedonia một lần nữa chiến thắng. Alexandros cho san phẳng thành phố Thebes, giết hại vô số cư dân và tổ chức cho các thành phố khác của Boetia phan chia Thebes Kết cục bi thảm của Thebes làm cho người Athena hoảng sợ và toàn bộ Hy Lạp không còn ai dám chống lại Alexandros. Vua Macedonia ca khúc khải hoàn về thủ đô Pella vào tháng 10 năm 335 trước Công Nguyên, và từ đây ông ta chuẩn bị xâm lăng vùng Tây Nam Á.

Cuộc chinh phục Ba Tư

Tiểu Á

Vào năm 335 trước Công Nguyên, Alexandros đã vượt qua Hellespont tiến vào Tây Nam Á. Mặc dù phải mất hơn một trăm tàu triremes (thuyền chiến với nhiều mái chèo) để vận chuyển toàn bộ quân đội Macedonia, Ba Tư đã quyết định bỏ qua sự di chuyển này. Nếu Darius cố gắng để ngăn chặn việc chuyển quân này, ông cũng có thể có thể chấm dứt chiến tranh trước khi nó bắt đầu. Người Ba Tư, những người không bao giờ biết đến chiến lược mà thay vào đó thường dựa vào số lượng áp đảo. Alexandros tin rằng Darius, người vốn được biết đến bao quanh mình với những hoạn quan và thê thiếp, là một người đàn ông yếu kém. Nếu Darius đã quyết định sử dụng toàn bộ quân đội của ông để đánh bại Alexandros, ông cũng có thể có được khả năng ngăn chặn Alexandros. Khi Alexandros tiến quân thông qua Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ), ông đã giải phóng một số thị trấn Hy Lạp đã bị đặt dưới ách thống trị của Ba Tư.

Trận sông Granicus

Map of what would become Alexander's empire.
Trận sông Granicus xảy ra vào tháng năm năm 334 trước Công nguyên ở Tây Bắc Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), gần di tích lịch sử Troia. Sau khi vượt qua eo Hellespont, Alexandros Đại Đế tiến quân theo con đường đến phủ Tổng trấn của xứ Phrygia. Các quan Tổng trấn khác nhau của đế quốc Ba Tư đã tập hợp lực lượng của họ tại thị trấn Zelea và tham gia vào trận chiến trên bờ sông Granicus.
Arrian, Diodorus,Plutarch đều đề cập đến trận chiến, trong đó Arrian ghi chép chi tiết nhất. Người Ba Tư đặt kỵ binh của họ ở phía trước bộ binh, và đã bố trí ở bờ(phía đông) bên phải của con sông. Hàng ngũ quân Macedonia đã dàn trận với đội hình Phalanx nặng ở giữa, và kỵ binh ở hai bên. Người Ba Tư dự kiến rằng hướng tấn công chính sẽ đến từ vị trí của Alexandros và di chuyển các đơn vị từ trung tâm của họ tới bên sườn.
Bust of Alexander (Roman copy of a 330 TCN statue by Lysippus, Louvre Museum). According to Diodorus, the Alexander sculptures by Lysippus were the most faithful.
Vị phó tổng tư lệnh của Alexanderos, Parmenion, đã đề nghị vượt thượng nguồn con sông và tấn công vào lúc bình minh ngày hôm sau, nhưng Alexandros quyết định tấn công ngay lập tức. Chiến thuật này khiến người Ba Tư mất cảnh giác. Trận chiến bắt đầu với một đội kỵ binh và bộ binh nhẹ tấn công từ bên cánh trái Macedonia, vì vậy người Ba Tư đã củng cố mặt đó rất nhiều. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Alexandros dẫn đầu những chiến hữu kị binh của mình trong đội hình mũi nhọn đột kích cổ điển, và phá vỡ trung tâm của hàng ngũ quân Ba Tư. Một số quý tộc cấp cao Ba Tư đã bị giết bởi bản thân Alexandros hoặc cận vệ của ông, mặc dù Alexandros đã choáng váng bởi một cú đánh bằng rìu từ một nhà quý tộc Ba Tư tên là Spithridates. Alexandros được cứu sống khi Cleitos Đen giết Spithridates. Ngựa của Alexandros cũng đã bị giết chết nhưng không phải là con Bucephalos yêu quý của ông, có thể ông đã không có thời gian để cưỡi nó, hoặc vì Bucephalos đã khập khiễng hoặc vì Alexandros tin rằng trận chiến này là quá nguy hiểm cho Bucephalos. Lực lượng kỵ binh Macedonia đã chọc thủng một lỗ trong hàng ngũ quân Ba Tư, và bộ binh Macedonia đã đột kích thông qua đó để tấn công lực lượng bộ binh yếu kém của Ba Tư ở phía sau. Lúc này, và với nhiều vị chỉ huy của họ đã chết, kị binh cả hai bên sườn của quân Ba Tư đã rút lui, và bộ binh đã bị bỏ rơi khi nó chạy trốn.

Alexandros củng cố sự ủng hộ ông ở Tiểu Á

Sau trận chiến, Alexandros đã chôn người chết (cả người Hy Lạp và Ba Tư), và gửi những lính đánh thuê Hy Lạp bị bắt trở lại Hy Lạp để làm việc trong các mỏ, như một bài học khốn khổ cho bất kỳ người Hy Lạp nào, đã quyết định chiến đấu cho người Ba Tư. Ông ta đã gửi một số chiến lợi phẩm trở lại Hy Lạp, bao gồm 300 panoplies trở lại Athens và được dành riêng trong đền Parthenon với dòng chữ "Alexandros, con trai của Philippos và người Hy Lạp, ngoại trừ người Lacedaemonia (Spartan), các chiến lợi phẩm từ những kẻ man rợ những kẻ sống ở châu Á "
Antipatros, người mà Alexandros đã để lại quản lý Macedon trong khi ông vắng mặt, đã được rảnh tay để cài đặt các nhà độc tài và bạo chúa ở bất cứ nơi nào ông thấy phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ của một cuộc nổi loạn. Tuy nhiên, khi ông tiến sâu hơn vào Ba Tư, mối đe dọa về những rắc rối dường như đã tăng lên.

10 bí mật chưa kể về Alexander Đại đế

Trang Ly |
10 bí mật chưa kể về Alexander Đại đế

Alexander là người bị rối loạn sắc giác, nghĩa là người có 2 màu mắt khác nhau. Một mắt của ông có màu xanh dương, mắt còn lại có màu nâu.

Alexander Đại đế là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Alexander Đại đế còn gọi là Alexandre III của Đế chế Macedonia, được biết đến với tên Alexander hay Alexandros, (sinh vào tháng 7/356 TCN - mất ngày 11/6/323 TCN) là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở vương quốc Macedonia (thời kỳ 336 TCN - 323 TCN).
Ông được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời.
Ông thường được đứng trong cùng một danh sách với Napoléon Bonaparte, Julius Caesar và Thành Cát Tư Hãn như là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Dưới đây là những bí mật chưa kể về Alexander Đại đế: 
1. Trong 15 năm liền cầm quân đi chinh phạt khắp nơi, Alexander Đại đế chưa từng một lần nếm mùi thất bại.
2. Vị vua yêu chinh phạt này đã thiết lập 70 thành phố, trong số đó có 20 thành phố mang tên ông và 1 thành phố mang tên con chiến mã của ông.
Ảnh minh họa
3. Alexander Đại đế đã được thầy Aristotle truyền dạy kiến thức cho đến năm tuổi 16, khi ông lên ngôi.
4. "Tôi không sợ một đội quân sư tử do cừu dẫn dắt. Tôi chỉ sợ đội quân cừu do sư tử chỉ huy." là một trong những câu nói nổi tiếng của Alexander Đại đế.
5. Alexander Đại đế thường dùng nghệ tây để gội đầu. Thói quen này giúp ông luôn có mái tóc sáng bóng và có màu vàng nghệ.
6. Alexander Đại đế, Napoleon, Mussolini và Hitler, tất cả đều bị chứng ailurophobia, chứng sợ mèo.
7. Alexander là người bị rối loạn sắc giác, nghĩa là người có 2 màu mắt khác nhau. Một mắt của ông có màu xanh dương, mắt còn lại có màu nâu.
8. Sau khi đánh bại quân Ba Tư, Alexander Đại đế bắt đầu ăn mặc giống người dân thuộc địa và lấy hai vợ Ba Tư.
9. Alexander Đại đế từng tổ chức một cuộc thi uống rượu cho quân lính của mình. Sau khi tàn tiệc, 42 lính đã chết do ngộ độc rượu.
10. Ba người con trai của nguyên chủ tịch Cuba Fidel Castro được đặt tên theo 3 âm tiết đầu trong tên của Alexander Đại đế lần lượt là Alexis, Alejandro và Alexander.
theo Ngaynay.vn

Giải mã bí ẩn tài chinh phạt của vị hoàng đế "bách chiến bách thắng"

Nguyễn Hằng |
Giải mã bí ẩn tài chinh phạt của vị hoàng đế "bách chiến bách thắng"
Alexander Đại Đế được xem là một trong những vị thống soái bất khả chiến bại trên chiến trường. Hình minh họa.

“Đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ” - Câu nói này ngay cả đến thiên tài quân sự lỗi lạc Alexander Đại đế cũng không nằm ngoại lệ.

Alexander Đại Đế được xem là một trong những vị thống soái bất khả chiến bại trên chiến trường. Với thần mã Bucephala bên cạnh, ông đã "tung hành ngang dọc" và chinh phục hầu hết thế giới, theo quan niệm của người Hy Lạp cổ đại.
Sử chép rằng, ông là một vị vua may mắn khi có nhiều “bóng hồng” tài sắc luôn kề vai sát cánh trong mỗi cuộc chinh phạt của mình. Những người phụ nữ này ẩn chứa nguồn sức mạnh bí ẩn cho vị Đại đế.

Alexander Đại đế - một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Alexander Đại đế - một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Bên cạnh tài dụng quân phi thường, thành công của vị hoàng đế vĩ đại này không thể không kể đến những người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời của ông:
Olympias - bà hoàng có “nhãn quan” chính trị tuyệt vời
Người phụ nữ đầu tiên không thể không nhắc đến đó chính là mẹ Olympias, người đã mang ông đến thế giới này và cho nhân loại một vị hoàng đế kiệt xuất, một nhà chinh phạt của những nhà chinh phạt tài ba.
Đối với Alexander, Olympias là người mẹ, người bảo vệ, chăm sóc và là người bạn thân chia sẻ những hoài bão mà ông hằng ấp ủ.

Hình ảnh minh họa của Olympias - mẹ của Alexander Đại đế.
Hình ảnh minh họa của Olympias - mẹ của Alexander Đại đế.
Bà là người mẹ tuyệt vời đã chiến đấu như một con sư tử dũng mãnh để bảo vệ người con của mình. Thậm chí, Olympias còn từ bỏ hạnh phúc với người chồng của mình, đức vua Philip II của xứ Macedonia, để hỗ trợ cho Alexander.
Tuy có xuất thân hoàng tộc cao quý, con gái của vua Epirus, nhưng Olympias không may mắn trong hôn nhân.
Bà phải chịu đựng cuộc sống chia sẻ chồng mình, vua Philip Đệ Nhị - vua của các vị vua, người chinh phục các thành bang Hy Lạp, với những người phụ nữ khác.
Có lẽ từ đó mà bà quyết tâm đưa con trai Alexander yêu quý của mình đến gần hơn với ngai vàng của xứ Macedonia và bảo vệ ông bằng mọi cách có thể. Olympias còn là người dạy dỗ, ủng hộ và luôn đưa ra đòi hỏi khắt khe nhất cho Alexander.
Bà cũng luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng vô bờ từ Alexander. Các nhà sử gia cho rằng, hẳn là vì có được sự dạy dỗ, uốn nắn từ bà mà Alexander đã trở thành vị đại đế kiệt xuất trong lịch sử nhân loại.
Ngay cả sau khi Alexander qua đời, bà cũng luôn hỗ trợ cho hoàng hậu Roxana và cháu trai có thể tiếp tục trị vì đất nước. Nhưng tiếc thay kế hoạch của bà bị ngưng trệ khi bà bị ám sát vào khoảng năm 310 TCN.
Barsine – Người vợ Ba Tư đặc biệt
Barsine là con gái của Artabazus - người có quan hệ gẫn gũi và tầm ảnh hưởng với hoàng tộc Ba Tư. Trước đó, Barsine được biết đến là vợ của một người tên Memnon.

Hôn lễ của vua Alexander và nàng Barsine xinh đẹp.
Hôn lễ của vua Alexander và nàng Barsine xinh đẹp.
Nhưng sau cái chết của Memnon vào năm 330 TCN, nàng cảm thấy được tự do để tìm kiếm mối quan hệ khác. Khi nàng trông thấy Alexander Đại đế thì nàng đã hoàn toàn bị chinh phục.
Còn Alexander Đại đế cũng rất ưa thích vẻ đẹp và khâm phục sự thông thạo văn hóa Hy Lạp của nàng dù nàng chỉ là một người Ba Tư.
Theo ghi chép lịch sử cho biết, Alexander chìm đắm trong tình yêu với nàng Barsine xinh đẹp và họ đã có với nhau một người con trai tên là Heracles.
Nhưng nghi vấn xung quanh sự ra đời và tồn tại vị hoàng tử này cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Dù Barsine là một người phụ nữ hiểu rõ được sức mạnh và tham vọng chinh phục của Alexander nhưng nàng chỉ được coi là một người tình hay nói đúng hơn là một người tỳ thiếp của vị Đại đế này.
Nàng còn là một trong những quân sư trong hành trình chinh phạt của Alexander. Có lẽ chính vì vậy mà Alexander luôn dành sự nể phục cho người vợ tài ba này.
Roxana - người vợ gốc Á xinh đẹp
Roxana là hoàng hậu của Alexander. Ông gặp nàng lúc 28 tuổi và Roxana được coi là một trong những người phụ nữ đẹp nhất châu Á lúc bấy giờ.
Cuộc hôn nhân của Alexander với nàng Roxana xinh đẹp là một cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị. Nàng là con gái của vua Oxyartes xứ Bactria.

Hình ảnh nàng Roxana đứng bên cạnh người chồng Alexander vĩ đại.
Hình ảnh nàng Roxana đứng bên cạnh người chồng Alexander vĩ đại.
Lý do được đưa ra là để nhằm tăng cường sức manh ở các khu vực thược châu Á sau khi Alexander đánh chiếm được.
Hôn lễ của họ được tổ chức vào mùa xuân năm 327 TCN. Theo các tư liệu lịch sử cho rằng, Alexander hoàn toàn bị thu hút bởi vẻ đẹp trí tuệ và sức quyến rũ lạ thường ở nàng Roxana. Ông dành nhiều thời gian ở bên nàng thay vì ở bên đội quân chiến binh.
Alexander Đại đế được nhận xét là một vị phu quân luôn biết quan tâm và đối xử rất tốt với những người vợ của mình cho dù những cuộc hôn nhân đó là vì mục đích chính trị hay tình yêu.
Roxana cũng luôn sát cánh bên ông trong những cuộc chinh phạt và ông cũng luôn dành tình cảm lẫn sự nể trọng nàng.
Sau cái chết của Alexander vào năm 323 TCN, chắc hẳn do sự tranh giành khốc liệt chốn thâm cung mà nàng Roxona đã giết hại hai người vợ và con của Đại đế nhằm mục đích bảo vệ ngôi vị quân vương cho đứa con trong bụng.
Sau đó, nàng đã hạ sinh ra một bé trai đặt tên là Alexander (người sau đó trở thành Alexander IV). Nhưng vào năm 320 TCN, hoàng hậu Roxona và con trai đã bị ám sát.
“Bóng hồng” khác
Ngoài những người phụ nữ quan trọng trên, Alexander Đại đế còn có một mối tình chóng vánh nổi tiếng với nàng Thalestris xinh đẹp tuyệt trần, Nữ hoàng cai trị xứ Amazon.

Đếm không xuể những bóng hồng xuất hiện trong cuộc đời vị vua kiệt xuất này.
Đếm không xuể những "bóng hồng" xuất hiện trong cuộc đời vị vua kiệt xuất này.
Alexander thể hiện sự bái phục trước tài cầm quân dũng mãnh không kém gì nam nhân của nàng.
Trong lần gặp đầu tiên vào năm 330 TCN, Alexander đã hoàn toàn bị nàng chinh phục. Tuy nhiên, họ chỉ ở bên nhau trong khoảng thời gian ngắn ngủi và không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Phải công nhận rằng, dù ít hay nhiều thì những người phụ nữ trên cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời và sự nghiệp của Alexander Đại đế lừng danh nhất trong lịch sử.
Những chiến tích kiêu hùng của Alexander Đại đế
Alexander Đại đế (356-323 TCN) có 13 năm ngắn ngủi trị vì đất nước nhưng đạt được vô số thành tựu mà người đời phải xưng tụng ông là Đại đế. Trong cuộc đời cầm quân của mình, Alexander chưa bao giờ phải nếm mùi thất bại.
Bằng tài năng quân sự và đầu óc chính trị thiên bẩm, vị hoàng đế trẻ tuổi đã lật đổ đế chế Ba Tư và xây dựng nên đế chế Hy Lạp hùng mạnh nhất trong lịch sử khi chưa đầy 20 tuổi.

Bức chân dung Alexander Đại đế được lưu giữ tại Bảo tàng Khảo cổ học Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Bức chân dung Alexander Đại đế được lưu giữ tại Bảo tàng Khảo cổ học Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Trong thời gian trị vì đất nước, ông chinh phục được rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Đế chế Ba Tư, Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và vùng Lưỡng Hà.
Trong 15 năm chinh chiến oai hùng, bách chiến bách thắng, Alexander Đại đế đã thiết lập được 70 thành phố, trong số đó có 20 thành phố mang tên ông và 1 thành phố mang tên con thần mã của ông là Bucephala.
Alexander Đại đế luôn được coi là một chiến lược gia quân sự lỗi lạc thành công nhất lịch sử. Chính vì vậy, mọi thông tin và bí ẩn xung quanh vị Đại đế này luôn là một sức hút khó tả đối với nhân loại.
Nguồn: Ancient-origins

10 câu nói để đời của Alexander Đại đế

0

"Tôi không sợ một đội quân sư tử do cừu dẫn dắt. Tôi chỉ sợ đội quân cừu do sư tử chỉ huy." - Alexander Đại đế.
10 câu nói để đời của Alexander Đại đế - anh 1

Alexander Đại đế là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.

Alexander Đại đế còn gọi là Alexandre III của Đế chế Macedonia, được biết đến với tên Alexander hay Alexandros, (sinh vào tháng 7/356 TCN - mất ngày 11/6/323 TCN) là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở vương quốc Macedonia (thời kỳ 336 TCN - 323 TCN).
Ông được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời.
Ông thường được đứng trong cùng một danh sách với Napoléon Bonaparte, Julius Caesar và Thành Cát Tư Hãn như là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Biệt tài:
Alexandros Đại đế đã chiến đấu 17 trận mà không một trận thua với tổn thất quân đội của ông không quá 16%.
Ông đã sử dụng chiến thuật mà học giả ngày nay gọi là “Bẫy chuột của Alexander” trong trận với vua Darius III nhà Achaemenes.
10 câu nói để đời của Alexander Đại đế - anh 2
Ảnh minh họa
10 câu nói để đời của Alexander Đại đế:
1. Tôi xin cảm ơn cha đã cho tôi cuộc sống. Tôi hàm ơn những thầy giáo đã cho tôi cuộc sống tốt đẹp.
2. Sẽ chẳng đạt được gì nếu như không cố gắng.
3. Tôi không sợ một đội quân sư tử do cừu dẫn dắt. Tôi chỉ sợ đội quân cừu do sư tử chỉ huy.
4. Không có nhiều thế giới để chinh phục.
5. Thành thực mà nói, nếu tôi không phải là Alexander Đại đế thì tôi sẽ là Diogenes.
6. Trên trời không thể có 2 mặt trời. Thế giới cũng không thể có 2 quân chủ.
7. Một lái buôn xứ Thessaly là Philoneicus mang con thần mã Bucephalus dũng mãnh đến bán cho vua Philippos II với giá 13 đồng ta-lăng (đơn vị tiền tệ thời La Mã cổ đại). Tuy nhiên, nhà vua không thể thuần phục được con thần mã trên.
Khi đó, Alexander Đại đế đã nói: "Người ta chịu mất một con ngựa tuyệt như thế chẳng qua là vì người ta không có kinh nghiệm và quá hèn nhát trong việc thu phục nó".
8. Thách thức lớn nhất mà tôi từng phải đương đầu để giành chiến thắng là Athens.
9. Bây giờ ngươi lo sợ bị trừng phạt và cầu xin tha mạng. Ta sẽ giữ lại mạng sống cho nhà ngươi vì một vị vua Hy Lạp khác với một bạo chúa man rợ. Ta không muốn bất cứ ai làm hại bản thân mình. Một vị vua không giết sứ giả.
10. Mỗi khi nhận được tin vua cha Philippos II chiếm được một ngôi thành hoặc đánh thắng một trận lớn, Alexander Đại đế không những không tỏ ra vui mừng mà trái lại đã nói với những người xung quanh: “Này anh em, cha ta đã giành hết mọi công việc, không chừa lại một việc quan trọng nào để cho chúng ta cùng nhau thực hiện”.
Trang Ly (T/h)

Bài học từ ước muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế

  • 1 2 3 4 5
Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế ngã bệnh. Vào thời khắc ấy, ông nhận ra cái chết đang cận kề và ông không kịp trở về quê hương. Những vùng đất ông chiếm được, quân đội hùng mạnh, những thanh gươm bén, sự giàu có… tất cả không còn nghĩa lý gì. Ông gọi quan binh đến và nói: “Ta sắp rời bỏ thế gian này. Ta có ba điều nguyện ước và các người hãy thực hiện theo nó”. Các vị tướng hô vang tuân lệnh trong dòng nước mắt.

Ước nguyện cuối cùng của Alexander Đại Đế

Bài học từ Ước muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế
Alexander Đại Đế.
Những ý nguyện cuối cùng của Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
  1. Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
  2. Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, …) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và…
  3. Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
  1. Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
  2. Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giax cõi đời).
  3. Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là: Tình Yêu Thương.
Cập nhật: 11/09/2015 Theo sponsell/webtretho

Cái chết bí ẩn của Alexander đại đế

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Grieve kết luận rằng: "Cũng có thể Alexander Đại đế đã chết vì cùng một lúc phối hợp tất cả các nguyên nhân trên, vì quá đau khổ, vì say rượu, vì sốt cao và vì dùng thuốc xổ không đúng lúc...". Điều này cũng có nghĩa là tất cả vẫn chỉ là giả thuyết mà thôi! Và cái chết đột ngột của vị vua trẻ tuổi này vẫn là điều bí ẩn.

Trong những trang vàng của sử sách, ít có nhân vật nào được tôn sùng như Alexander Đại đế. Ở tuổi 20, ông kiêu hùng bước lên ngôi vua, cai trị đế quốc Macedonia. Trong vòng 10 năm, ông đã chinh phục thành công nhiều vùng đất, từ Hy Lạp, Ai Cập, đến Á châu tạo ra một đế quốc vĩ đại. Đáng tiếc, Alexander lại quá ngắn số khi đột ngột từ giã cõi đời ở tuổi 32. Các nhà khoa học ngày nay vẫn thắc mắc về cái chết đầy bí ẩn của vị vua nổi tiếng này.
image: http://media.phunutoday.vn/files/upload_images/la.jpg
Tạo hình Alexander đại đế trên phim.
Một sự nghiệp phi thường
Là nhà quân sự thiên tài, Alexander lên kế hoạch cho cuộc viễn chinh mới để chinh phục Bắc Phi, Sicily và Tây Ban Nha mở rộng đế chế.
Năm 334 TCN, ông dẫn ba vạn bộ binh và năm nghìn kỵ binh bắt đầu cuộc Đông chinh và đập tan quân đội Ba Tư.
Năm 333 TCN, 35.000 quân đội của Alexander đối đầu với Hoàng đế Ba Tư Darius III khoảng 600.000 người. Một trận quyết chiến ác liệt nổ ra. Đại quân của Macedonia giành phần thắng.
Năm 332 TCN, Alexander tiến vào Ai Cập. Các tư tế địa phương ở đây bày tỏ sự hoan nghênh coi ông là "Pharaon của Ai Cập" và con của thần Amon. Ông đã xây dựng một thành phố mang tên ông ở cửa sông Nile và được gọi là Alexandria. Đích thân ông vẽ bản đồ thiết kế thành phố này.
Năm 331 TCN, Alexander tiến quân xuống phía Đông gồm có 40.000 bộ binh, 7.000 kỵ binh. Đạo quân này sau khi vượt qua Palestine, Syria, đã tiến vào Mesopotamia. Đế quốc Ba Tư xem như đã hết. Alexander cho quân tiến xuống sâu Ba Tư lần lượt chiếm Babylon, Susa. Năm 330 TCN, quân đội Macedonia đã tiến tới thủ đô cũ của Ba Tư là Persepolis.
Năm 327 TCN, quân đội của Alexander tiến đánh vùng Tây Bắc Ấn Độ hết sức thuận lợi. Năm 326 TCN, cuộc Đông chinh của ông kết thúc.
Năm 323 TCN, Alexander dẫn quân trở về Babylon chính thức thành lập kinh đô của đế quốc tại đây.
Cuộc viễn chinh đầy gian truân đã làm cho sức khỏe của Alexander bị hao mòn đi rất nhiều. Ngày 13 tháng 6 năm 323 TCN, ông qua đời tại Babylon do bệnh sốt rét ác tính, khi đó ông mới 33 tuổi. Thi hài ông được đặt vào một cỗ quan tài làm bằng vàng và chở về thành phố Alexandria an táng.
Cái chết kỳ lạ
Các tài liệu cổ sử ghi chép lại, sau một đêm yến tiệc linh đình, ăn mừng chiến thắng vẻ vang chinh phục Ấn Độ, Alexander Đại đế trở về nhà trong tình trạng say mềm và bắt đầu lên cơn sốt cao. Ông mê man suốt 12 ngày rồi qua đời.
Sự ra đi đột ngột và ví ẩn ở tuổi 32 của một con người vĩ đại nhất trong lịch sử suốt hơn 2.300 năm qua đã truyền cảm hứng tìm tòi và nghiên cứu cho không chỉ các nhà sử học và khảo cổ học. Rất nhiều người thuộc đủ các ngành nghề trên thế giới cũng muốn đi đến tận cùng điều bí ẩn này theo cách riêng của họ. Trong số đó có một cựu giám đốc cảnh sát người Anh, tên là John Grieve. Từ lâu, ông đã dành thời gian và tâm huyết để thu thập những kết quả nghiên cứu, những thông tin liên quan đến cái chết của vị vua lừng danh này. Theo ông, 5 giả thuyết dưới đây là có tính thuyết phục nhất.
Alexander bị đầu độc
Liều lĩnh, khát máu, độc tài, khôn ngoan, nát rượu...Người có quyền lực và giàu có nhất thế giới này không tránh khỏi việc có nhiều kẻ thù. Rất có thể kẻ thù đã lợi dụng yến tiệc để bỏ độc vào thức ăn đồ uống ám hại ông. Trước đó, cha và chú của ông cũng đã bị mưu sát.
Trung tâm Nghiên cứu độc dược Tân Tây Lan cho rằng, cơn hấp hối của Alexander kéo dài tới 12 ngày với các triệu chứng điển hình là sốt, nhức đầu, mất tiếng nói, hôn mê. Nếu đúng ông bị đầu độc, có khoảng 20 loại độc dược đã gây ra các triệu chứng như thế. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của bác sĩ Robert Arnott, giám đốc trung tâm Lịch sử y dược Đại học Birmingham, Anh loại độc dược khả nghi nhất là rễ cây hellebore. Hellebore mọc nhiều ở miền Trung và Nam châu Âu. Từ rất sớm vào khoảng năm 1.100 trước Công nguyên, nó đã được người Macedonia cổ đại sử dụng rộng rãi như một loại thuốc xổ. Ở thế kỷ VI trước Công nguyên, người ta cũng từng sử dụng loại độc dược này để đầu độc nguồn nước của một thành phố thù địch đang bị bao vây. Nếu nhiễm độc nặng, nạn nhân sẽ sốt cao, hôn mê trong nhiều ngày rồi chết. Miêu tả này giống với những triệu chứng được ghi chép trong trường hợp của Alexander Đại đế.
Tuy nhiên, có nhà khoa học lý luận rằng, nếu người nào đó đầu độc Alexander bằng độc tố của cây hellebore, ông ta sẽ nhận ra nó ngay, bởi nó có vị đắng khi uống vào miệng và chắc chắn Alexander có biết loại cây này vì đã từng sử dụng nó như thuốc xổ.
Sai lầm y khoa
Một giả thuyết khác cho rằng, chính ngành y học thời cổ đại đã gây ra cái chết cho một con người thể xác kiệt quệ như Alexander. Thân thể ông mang rất nhiều thương tích do bị thương trên chiến trường. Những vết thương đó cộng với tật nát rượu đã làm ông suy kiệt. Khi ông lên cơn sốt cao, chắc chắn các ngự y đã tìm mọi cách để chữa trị. Có thể Alexander đã đòi hỏi một liệu trị liệu thật cao với mong muốn sẽ khỏi bệnh nhanh chóng. Thế nhưng ông lại quên mất rằng cơ thể mình đang trong tình trạng kiệt quệ và say rượu. Tương tác dược chất và rượu có thể đã mang đến cái chết sớm cho vị đại đế này.
Bệnh sốt rét
Một câu hỏi luôn được đặt lên hàng đầu là tại sao Alexander lại bị sốt cao?
Tiến sỹ John Marr, giám đốc Viện dịch tễ học thuộc tiểu bang Virginia, Mỹ, khẳng định vào thời kỳ đó chỉ có một dạng bệnh khiến cho người ta sốt cao và chết dễ dàng như vậy, đó là bệnh sốt rét. Giả thuyết Alexander chết vì sốt rét đã được nhiều sử gia ủng hộ. Nhưng không có ghi chép nào của những người thời ấy nói rằng Alexander có nước tiểu đen, triệu chứng đặc thù của sốt rét. Mặt khác, cơn sốt của ông ta dường như kéo dài triền miên, trong khi ở bệnh sốt rét, cứ 3 ngày lại có một cơn bộc phát cao. Ngoài ra, chỉ có Alexander bị bệnh, sốt rét thường lây nhiễm số đông. Vì thế Marr cho rằng khó thể quyết đoán Alexander bị sốt rét mà chết.
Virut West Nile
Người ta đã tìm thấy trong một nguồn tài liệu có ghi chép là khi Alexander Đại đế tiến vào Babylon, ông ta đã nhìn thấy những con quạ đang bay lượn trên bầu trời, nhưng bất thình lình chúng rơi xuống ngay dưới chân của Alexander và chết liền. Các nhà khoa học nhận định, những con quạ ấy rất có thể đã bị nhiễm virut West Nile.
Sốt cao, mất giọng rồi hôn mê...Theo nhà dịch tễ học John Marr, có lẽ Alexander đã bị nhiễm loại virut này vì các triệu chứng rất phù hợp. Nhưng có một điểm nghi ngờ là trong vùng đó lại không ghi nhận có những người nào khác bị chết đột ngột như vị vua này.
Tình trạng tuyệt vọng
Với cựu giám đốc cảnh sát Grieve, các giả thuyết trên đều ít nhiều có cơ sở tuy chưa đầy đủ. Riêng ông, ông lại nhìn vào nội tâm của Alexander để phân tích cái chết của vị vua này.
Theo Grieve, tám tháng trước đó, người bạn thân nhất và còn là người tình của Alexander là Hephaistion đã chết đột ngột khiến nhà vua trở nên buồn bã, uống rượu nhiều hơn và không còn chú ý đến bản thân. Sử gia Hy Lạp Arrien cũng đã chép Alexander không đụng đến thức ăn trong suốt 3 ngày và chỉ nằm trên giường, lúc thì ca thán, lúc lại câm lặng sầu não. Ông ra lệnh tổ chức tang lễ thật trọng thể và cho xây một ngôi đền để tưởng nhớ bạn tình. Sau đó, ông lao vào rượu chè, tính khí trở nên cáu gắt. Vị đại đế không còn chăm lo đến bản thân nữa, chẳng màng đến sự lành mạnh cho cuộc sống.
Grieve kết luận rằng: "Cũng có thể Alexander Đại đế đã chết vì cùng một lúc phối hợp tất cả các nguyên nhân trên, vì quá đau khổ, vì say rượu, vì sốt cao và vì dùng thuốc xổ không đúng lúc...". Điều này cũng có nghĩa là tất cả vẫn chỉ là giả thuyết mà thôi! Và cái chết đột ngột của vị vua trẻ tuổi này vẫn là điều bí ẩn.

Read more at http://www.phunutoday.vn/cai-chet-bi-an-cua-alexander-dai-de-d40248.html#Kqfpu4hjriRpvtiG.99

Thủ phạm gây nên cái chết bí ẩn của Alexander Đại đế là gì?

(Ảnh: Gettyimages)
(Ảnh: Gettyimages)
Tháng 7 năm 323 TCN, Alexander Đại đế qua đời ở Babylon, hưởng thọ 32 tuổi, sau khi chinh phục được cả một đế chế trải dài từ Albania ngày nay cho đến miền đông Pakistan. Câu hỏi về cái gì, hay ai, đã giết chết vị vua của vùng đất Macedonia này chưa từng có lời giải thỏa đáng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây rất có thể sẽ giúp chúng ta giải được bí ẩn 2000 năm tuổi này.
Alexander III của xứ Madedon, cũng được biết đến là Alexander Đại đế, sinh ra ở Pella vào năm 356 TCN. Ngay từ năm 13 tuổi, ông đã theo học Aristotle, một triết gia nổi tiếng người Hy Lạp cho đến lúc 16 tuổi. Ông trở thành vua của Macedon, một quốc gia ở phía bắc Hy Lạp cổ đại, và đến năm 30 tuổi ông đã tạo nên một trong những đế chế lớn nhất trong thế giới cổ đại, trải dài từ biển Ionian (thuộc Địa Trung Hải) đến dãy Himalaya.
Bất bại trong tất cả các trận đánh, Alexander được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử.Ông đã chinh phục được toàn bộ đế chế Ba Tư, nhưng chưa dừng lại ở đó. Là một chiến binh hoài bão, ông tìm cách tới được “những nơi tận cùng của thế giới”, chinh phạt Ấn Độ vào năm 326 trước Công nguyên rồi quay trở lại quê hương.
Ông đã sáng lập khoảng 20 thành phố mang tên mình, trong đó có thành phố Alexandria ở Ai Cập cổ đại và truyền bá văn hóa Hy Lạp tới phương Đông.
Đế chế của Alexander đại đế trải dài từ Châu Âu, Châu Phi (Ai Cập), Trung Đông, sang đến tận khu vực Châu Á (Ấn Độ)
Tuy nhiên, trước khi hoàn tất kế hoạch xâm chiếm Ả Rập, Alexander Đại đế đã qua đời một cách bí ẩn, sau 12 ngày chiến đấu với tử thần.
Từ các tư liệu lịch sử chúng ta biết rằng Alexander đã tổ chức một buổi yến tiệc để tưởng nhớ cái chết của một người bạn thân. Nhưng đến giữa buổi đêm, ông bỗng đau đớn dữ dội rồi ngã gục xuống. Ông được mang đến phòng ngủ, và sau những ngày vật lộn giữa sự sống và cái chết, trong cơn sốt cao, co giật và mê sảng, ông chìm vào hôn mê và qua đời.
Những phản ứng ban đầu của ông là kích động, rùng mình, cứng cổ, và nhói đau ở khu vực dạ dày. Sau đó ông đổ sụp và chịu sự đau đớn cùng cực bất cứ khi nào người khác chạm vào người ông. Ông cảm thấy khát nước dữ dội, đồng thời xuất hiện triệu chứng sốt và mê sảng. Suốt đêm hôm đó ông đã trải qua những cơn co giật và ảo giác, theo sau bởi những khoảng lặng. Trong giai đoạn cuối cùng, ông bị cấm khẩu, mặc dù ông vẫn có thể di chuyển đầu và hai tay. Sau cùng, việc hô hấp trở nên khó khăn và ông qua đời.
The_Death_of_Alexander_the_Great_after_the_painting_by_Karl_von_Piloty_(1886)Alexander Đại đế trên giường bệnh. (Wikipedia)
Hiện có 4 giả thuyết về cái chết của ông: sốt rét, bệnh thương hàn, ngộ độc rượu hoặc bị kẻ thù cố tình đầu độc. Trong đó có 3 giả thuyết không được coi là thuyết phục.
  • Bệnh sốt rét thường chỉ nảy sinh ở các vùng nhiệt đới, do muỗi đốt và ít khi xuất hiện tại các vùng sa mạc như miền Trung Iraq ngày nay, nơi Alexander qua đời.
  • Bệnh thương hàn do lây nhiễm virus qua thức ăn hoặc nước uống và thường lan truyền thành dịch chứ không thể chỉ có một cá nhân mắc bệnh. Trong tư liệu lịch sử không có bất cứ chi tiết nào đề cập tới việc Babylon bị dịch thương hàn, vào thời điểm Alaxander qua đời.
  • Giả thuyết Alexander chết do ngộ độc rượu được các chuyên gia bàn cãi nhiều nhất. Tuy nhiên, cũng không có bất cứ tư liệu lịch sử nào cho thấy Alexander xuất hiện triệu chứng nôn mửa, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của ngộ độc rượu.
Rốt cục chỉ còn nguyên nhân bị đầu độc là hợp lý nhất. Theo sử sách, 6 ngày sau khi qua đời, thi hài của Alexander không hề bị phân hủy, mặc dù được quàn ở một nơi rất nóng nực, oi bức. Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng, trong cơ thể Alexander có một lượng độc tố chết người, lan tỏa khắp nơi và chính độc tố đã làm giảm tốc độ phân hủy. Điều này cho thấy Alexander Đại đế đã bị đầu độc, nhưng bởi cái gì?
Nghiên cứu gần đây được Tiến sĩ Leo Schep tiến hành tại Trung tâm Độc tố Quốc gia ở New Zealand đã gợi ý rằng Alexander đã tử vong vì uống rượu độc làm từ một loài cây có vẻ ngoài vô hại, nhưng khi lên men, lại có độc tính cực mạnh.
Tiến sĩ Schep, người đã nghiên cứu bằng chứng chất độc trong một thập kỷ, nói rằng một số các giả thuyết khác về việc Alexander đã bị đầu độc – bao gồm thạch tín và cây mã tiền – là không thích hợp vì như vậy cái chết sẽ đến nhanh hơn rất nhiều, chứ không phải kéo dài đến hơn 12 ngày như sử sách đã ghi. Điều tương tự áp dụng với các loại chất độc khác như cây độc cần, cây phụ tử, cây kỳ nham và nghệ tây.
Tuy nhiên nghiên cứu của Tiến sĩ Schep cùng với chuyên gia lịch sử Tiến sĩ Pat Wheatley, xuất bản trên tạp chí y học Clinical Toxicology (Khoa Độc dược lâm sàng), đã phát hiện ra thủ phạm khả thi nhất là Veratrum album, hay còn gọi là cây lê lư trắng. Loài cây ra hoa màu trắng này, vốn có thể được lên men thành một loại rượu độc, là một phương thuốc thảo dược khá nổi tiếng đối với người dân Hy Lạp.
veratrum-album-lThủ phạm gây ra cái chết của vị hoàng đế vĩ đại là cây lê lư trắng – loài cây có vẻ ngoài khá vô hại.
Tiến sĩ Schep cho rằng cây lê lư trắng có thể đã được lên men thành một loại rượu và dâng lên nhà vua. Thực tế, khi lên men, loại thảo dược này sẽ có vị rất đắng, nhưng có khả năng, những người chế biến đã làm tăng vị ngọt để thức uống hấp dẫn hơn. Rất có thể vị hoàng đế này đã uống khá nhiều rượu đến mức say mèm tại bữa tiệc. Các triệu chứng khi sử dụng loài cây này cũng khớp với miêu tả về triệu chứng của vị hoàng đế trong hơn 12 ngày cuối đời.

Alexander Đại đế đã uống rất nhiều rượu độc trong buổi yến tiệc. (Wikimedia)
Tuy nhiên, ngay cả nếu Alexander bị trúng độc, không có bằng chứng cho thấy ông đã bị viên tướng dưới quyền âm mưu giết hại. Đã từng có những trường hợp được ghi chép lại về những người chẳng may tự đầu độc bản thân với loài cây lê lư trắng này.
Năm 2010, tạp chí y học Clinical Toxicology có đăng bài viết về 4 người ở Trung Âu đã ăn loại cây này bởi tưởng đó là cây tỏi dại. Trong khoảng 30 phút họ đều xuất hiện triệu chứng nôn mửa, đau đớn khắp người, mất một phần thị lực, và nói năng không kiểm soát. Song không bất hạnh như Alexander Đại đế, họ đã được y học hiện đại cứu mạng.
Tác giả: April Holloway, Ancient Origins
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch, có tham khảo bản dịch từ Thể thao & Văn hóa

Alexander Đại đế – nhà thiên tài quân sự

Print Friendly
Alexander-the-Great
Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 5/4/2015)
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Alexander đệ tam của Vương quốc Macedonia (356-323 TCN), được biết đến nhiều hơn với tên gọi Alexander Đại đế, đã một tay thay đổi cả bản chất của thế giới cổ đại chỉ trong vòng hơn một thập niên.
Alexander sinh ra ở Pella, thủ đô cổ đại của Macedonia vào tháng 7 năm 356 trước Công nguyên (TCN). Ông là con của Vua Philip đệ nhị của Macedonia và công chúa Olympias xứ Ipiros. Alexander lớn lên dưới sự dạy dỗ của nhà triết học Aristotle. Năm 336 TCN, vua Philip bị ám sát và Alexander kế thừa một vương quốc hùng mạnh nhưng đầy bất ổn. Ông nhanh chóng giải quyết hết kẻ thù ở trong nước và xác lập lại quyền lực của người Macedonia tại Hy Lạp. Sau đó ông lên đường chinh phạt đế chế Ba Tư khổng lồ.
Vượt qua mọi trở ngại khó khăn, Alexander đã dẫn dắt quân đội của mình tới những chiến thắng trên khắp lãnh thổ của người Ba Tư tại bán đảo Tiểu Á, Syria và Ai Cập mà không một lần phải nếm trải mùi chiến bại. Chiến thắng vĩ đại nhất của ông là Trận chiến Gaugamela[1] (năm 331 TCN), nơi hiện nay là miền bắc Iraq. Vị vua trẻ của Macedonia, người trị vì Hy Lạp, chúa tể bán đảo Tiểu Á và vị pharaoh của Ai Cập đã trở thành “hoàng đế vĩ đại” của Ba Tư ở tuổi 25.
Trong tám năm tiếp theo, trên cương vị một hoàng đế, kiêm chỉ huy quân sự, chính trị gia, học giả và người thám hiểm, Alexander đã đưa đội quân của mình đi xa thêm 11.000 dặm (khoảng 18.000 kilomet), lập nên 70 thành phố và tạo dựng một đế chế trải khắp ba lục địa và bao phủ khoảng hai triệu dặm vuông (tương đương hơn năm triệu kilomet vuông). Bắt đầu từ Hy Lạp ở phía tây, cho tới sông Danube ở phía bắc, Ai Cập ở phía nam, và trải dài theo phía đông cho tới vùng Punjab của Ấn Độ, toàn bộ khu vực này được kết nối trong một mạng lưới thương mại và buôn bán quốc tế rộng lớn. Mạng lưới này được thống nhất bởi ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp, trong khi bản thân vị hoàng đế lại tiếp nhận và áp dụng những phong tục ngoại lai để cai trị hàng triệu thần dân đa sắc tộc.
Alexander được ghi nhận là một thiên tài quân sự, người luôn luôn dẫn đầu nêu gương, dẫu rằng niềm tin vào sức mạnh vô địch thiên hạ của ông đồng nghĩa với việc vị vua này đôi khi tỏ ra khinh suất với chính tính mạng của mình và quân lính. Trong suốt 13 năm Alexander cai trị với những cuộc chiến liên miên, quân đội của ông mới chỉ một lần duy nhất từ chối theo chân ông ra trận mạc, thể hiện lòng trung thành do chính ông hun đúc.
Alexander qua đời sau một cơn sốt cao tại Babylon vào tháng 6 năm 323 TCN (ở tuổi 33).
——————————-
[1] Trận Gaugamela (hay còn gọi là trận Arbela) diễn ra vào ngày 1 tháng 10 năm 331 TCN giữa Alexander Đại đế của Macedonia và Darius đệ tam nhà Achaemenes. Đây là trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến chinh phục đế quốc Ba Tư của Alexander Đại đế, và cũng là một trận đánh tiêu biểu cho tài nghệ quân sự của ông và đạo quân thiện chiến của mình. Đồng thời, trận chiến cũng là cuộc đọ sức nảy lửa cuối cùng quyết định sự sụp đổ của đế quốc Ba Tư dưới triều Achaemenes. Sử gia Edward Creasy đã xếp trận Gaugamela vào danh sách 15 trận chiến có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử. [ND]

 – nhà thiên tài quân sự

Print Friendly
Alexander-the-Great
Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 5/4/2015)
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Alexander đệ tam của Vương quốc Macedonia (356-323 TCN), được biết đến nhiều hơn với tên gọi Alexander Đại đế, đã một tay thay đổi cả bản chất của thế giới cổ đại chỉ trong vòng hơn một thập niên.
Alexander sinh ra ở Pella, thủ đô cổ đại của Macedonia vào tháng 7 năm 356 trước Công nguyên (TCN). Ông là con của Vua Philip đệ nhị của Macedonia và công chúa Olympias xứ Ipiros. Alexander lớn lên dưới sự dạy dỗ của nhà triết học Aristotle. Năm 336 TCN, vua Philip bị ám sát và Alexander kế thừa một vương quốc hùng mạnh nhưng đầy bất ổn. Ông nhanh chóng giải quyết hết kẻ thù ở trong nước và xác lập lại quyền lực của người Macedonia tại Hy Lạp. Sau đó ông lên đường chinh phạt đế chế Ba Tư khổng lồ.
Vượt qua mọi trở ngại khó khăn, Alexander đã dẫn dắt quân đội của mình tới những chiến thắng trên khắp lãnh thổ của người Ba Tư tại bán đảo Tiểu Á, Syria và Ai Cập mà không một lần phải nếm trải mùi chiến bại. Chiến thắng vĩ đại nhất của ông là Trận chiến Gaugamela[1] (năm 331 TCN), nơi hiện nay là miền bắc Iraq. Vị vua trẻ của Macedonia, người trị vì Hy Lạp, chúa tể bán đảo Tiểu Á và vị pharaoh của Ai Cập đã trở thành “hoàng đế vĩ đại” của Ba Tư ở tuổi 25.
Trong tám năm tiếp theo, trên cương vị một hoàng đế, kiêm chỉ huy quân sự, chính trị gia, học giả và người thám hiểm, Alexander đã đưa đội quân của mình đi xa thêm 11.000 dặm (khoảng 18.000 kilomet), lập nên 70 thành phố và tạo dựng một đế chế trải khắp ba lục địa và bao phủ khoảng hai triệu dặm vuông (tương đương hơn năm triệu kilomet vuông). Bắt đầu từ Hy Lạp ở phía tây, cho tới sông Danube ở phía bắc, Ai Cập ở phía nam, và trải dài theo phía đông cho tới vùng Punjab của Ấn Độ, toàn bộ khu vực này được kết nối trong một mạng lưới thương mại và buôn bán quốc tế rộng lớn. Mạng lưới này được thống nhất bởi ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp, trong khi bản thân vị hoàng đế lại tiếp nhận và áp dụng những phong tục ngoại lai để cai trị hàng triệu thần dân đa sắc tộc.
Alexander được ghi nhận là một thiên tài quân sự, người luôn luôn dẫn đầu nêu gương, dẫu rằng niềm tin vào sức mạnh vô địch thiên hạ của ông đồng nghĩa với việc vị vua này đôi khi tỏ ra khinh suất với chính tính mạng của mình và quân lính. Trong suốt 13 năm Alexander cai trị với những cuộc chiến liên miên, quân đội của ông mới chỉ một lần duy nhất từ chối theo chân ông ra trận mạc, thể hiện lòng trung thành do chính ông hun đúc.
Alexander qua đời sau một cơn sốt cao tại Babylon vào tháng 6 năm 323 TCN (ở tuổi 33).
——————————-
[1] Trận Gaugamela (hay còn gọi là trận Arbela) diễn ra vào ngày 1 tháng 10 năm 331 TCN giữa Alexander Đại đế của Macedonia và Darius đệ tam nhà Achaemenes. Đây là trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến chinh phục đế quốc Ba Tư của Alexander Đại đế, và cũng là một trận đánh tiêu biểu cho tài nghệ quân sự của ông và đạo quân thiện chiến của mình. Đồng thời, trận chiến cũng là cuộc đọ sức nảy lửa cuối cùng quyết định sự sụp đổ của đế quốc Ba Tư dưới triều Achaemenes. Sử gia Edward Creasy đã xếp trận Gaugamela vào danh sách 15 trận chiến có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử. [ND]

Bài học lãnh đạo từ Alexander Đại đế

0 Bình luận
Alexander Đại đế (356 - 323 trước Công nguyên) là vị hoàng đế từng nghiền nát đế chế Ba Tư hùng mạnh và xây dựng nên đế chế Hy Lạp. Ông là một thiên tài quân sự bẩm sinh và cũng được xem là người có những đóng góp lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại.
Alexander Đại đế là con của Vua Philip II xứ Macedonia và người vợ thứ tư, công chúa Olympias xứ Epirote. Khi còn nhỏ, Alexander là học trò của Aristotle. Ông trở thành vua xứ Macedonia vào mùa hè năm 336 trước Công nguyên khi cha ông bị ám sát. Thấy đất nước có quá nhiều hiểm hoạ nội chiến, ông hạ lệnh giết một loạt kẻ âm mưu phản nghịch và bắt đầu công cuộc chinh phạt của mình.
Vị hoàng đế trẻ Alexander đã làm chấn động vùng Trung Đông với cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại và mở đường cho sự bành trướng nhanh chóng của nền văn hóa Hy Lạp trên các vùng đất bị chiếm đóng. Đây cũng là một trong những lý do chính để người ta tôn Alexander là đại đế.
Trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình, Alexander Đại đế đã để lại nhiều bài học lãnh đạo khác nhau, trong từng thời kỳ khác nhau.
Năm 334 trước Công nguyên, Alexander Đại đế bắt đầu cuộc chiến với đế chế Ba Tư. Với 35.000 quân và chiến tướng tin cậy, tại dòng sông Granicus gần thành cổ Troy, Alexander Đại đế bắt đầu tấn công quân Ba Tư gồm 40.000 lính và chiến thắng dễ dàng.
Sau trận chiến lẫy lừng đó, toàn bộ thành bang khác ở khu vực này đều rạp mình trước vị tướng trẻ. Tiến thẳng quân về phía Nam, Alexander đối mặt với quân đội chủ lực của Ba Tư dưới sự chỉ huy của vua Darius III tại Issus, phía Tây Nam Syria. Sau khi giành thắng lợi, quân đội của Alexander thu được rất nhiều thứ phục vụ quân đội và bắt được cả vua Ba Tư Darius III, vợ và mẹ ông ta.
Alexander có thể bán, đòi tiền chuộc với những con tin dòng dõi quý tộc này nhưng Alexander đã cho họ nhà ở và cho phép họ giữ nguyên thân thế. Thậm chí Alexander còn trở thành người bạn thân thiết của mẹ Darius và người con gái đã kết hôn của Darius.
 ---> Bài học lãnh đạo: Nếu lãnh đạo tổ chức là người cao thượng, chắc chắn sẽ có được sự gắn kết với mọi người.
Sau cuộc chinh phạt Ba Tư, nhiều lính Hy lạp xem người Ba Tư như những người man rợ, không có văn hoá. Tuy nhiên, Alexander không có tư tưởng phân biệt như vậy. Ông thừa nhận trang phục và phong tục của Ba Tư, đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng ngang nhau và khuyến khích mạnh mẽ một chính sách hợp nhất văn hoá - biểu hiện là ông đã kết hôn với 3 người phụ nữ Ba Tư.
---> Bài học lãnh đạo: Trong thế giới ngày nay vẫn còn sự kì thị và phân biệt, nhưng người lãnh đạo là người có thể dung hoà và thống nhất sự khác biệt giữa những nhân tố bên ngoài và bên trong.
Alexander Đại đế gặp phải hai vấn đề thường trực là đối xử thế nào với những cựu chiến binh trong quân đội của ông ta, đặc biệt là những người bị thương và già cả, và làm thế nào để kiểm soát các vùng đất đã chinh phục ở nhiều nền văn hoá khác nhau với một lực lượng quân đội có hạn. Giải pháp của Alexander Đại đế là để các cựu chiến binh cư trú và quản lý 70 thành phố và thị trấn mới cùng với những người tình nguyện ở địa phương.
 ---> Bài học lãnh đạo: Ngoài dựa vào những gì đã có để tồn tại, các nhà lãnh đạo có thể khám phá và tạo ra những nhánh nhỏ khác để thành công.
Khi Alexander đến châu Á, gần khu vực thành Troy cổ, ông đã thăm đền thờ thần Athena và cỗ xe bọc sắt từ thời cuộc chiến thành Troy. Mùa xuân năm 331 trước Công nguyên, Alexander đi thăm Ai Cập. Khi đến thăm đền thờ thần Amon-Ra (thần Mặt trời), ông cũng coi thần Amon-Ra là cha của mình. Người dân Ai Cập cúi đầu thuần phục. Khi đến thăm Pasargadae - thành phố hoàng gia của triều đại Archaemenid, ông phát hiện ra rằng phần mộ của Cyrus đại đế đã bị mất đi vẻ thiêng liêng. Ông yêu cầu phải giữ gìn và bảo vệ phần mộ đó.
---> Bài học lãnh đạo: Mỗi người cần một người anh hùng, thậm chí một nhân vật anh hùng như Alexander Đại đế. Chọn và noi gương những người anh hùng vĩ đại và cho mọi người biết họ là ai và tại sao lại ngưỡng mộ họ.
Cũng cần tôn trọng và học hỏi những người tiền nhiệm. Các nhà lãnh đạo biết rút kinh nghiệm và học hỏi từ những người tiền nhiệm, sẽ được mọi người nể trọng.

Sau trận chiến ở sông Hydaspes, quân đội Macedonia tràn xuống Indus để tới chiến trận Mallians. Ở thành mạnh nhất, Alexander tránh bị tên bắn bằng cách liều lĩnh nhảy xuống từ bức tường thành, nơi ông đang bị tấn công và bị thương nặng trước khi lính của ông kip tiến gần. Quân đội quá giận dữ đến nỗi tàn phá cả thành phố và tất cả cư dân bị giết hại.
---> Bài học lãnh đạo: Mạo hiểm rất cần thiết nhưng đừng trở nên liều lĩnh một cách vô ích
Muốn tiêu diệt hoàn toàn quân đội Ba Tư, ông tiến đánh Ấn Độ (thời đó vùng Tây Ấn thuộc về Ba Tư). Vượt sông Ấn, chiếm đóng Punjab, đến đây thì quân đội của ông quá mệt mỏi vì chiến tranh liên miên, ông phải quay về Babylon. Trên đường về, ông đã dẫn quân đi qua một vùng đất không ai biết đến - một sa mạc hoang vu, rộng lớn.
Bị sa mạc thiêu đốt, nhiều lính của ông đã chết khát nhưng họ vẫn chắt những giọt nước cuối cùng từ những cái bi đông đựng nước của mình để cứu chủ nhân. Nhận một nắp đầy nước từ tay những người lính của mình, ông hắt xuống cát và nói: "Ta sẽ chia sẻ số phận với các người". Thật kỳ diệu, Alaxander đã vượt được sa mạc cùng với rất nhiều người lính trung thành của mình.
---> Bài học lãnh đạo: Lòng trung thành chính là động cơ để giành được thắng lợi, thậm chí còn có thể thay đổi cả thế giới.
* Alexander Đại đế bị ốm ở Babylon năm 323, và qua đời ở tuổi 33
 Theo Lãnh Đạo 

Đội quân "ma quỷ" nào khiến Alexander Đại đế phải từ bỏ tham vọng đánh chiếm?

Hoa Hướng Dương |
Đội quân "ma quỷ" nào khiến Alexander Đại đế phải từ bỏ tham vọng đánh chiếm?
Hình minh họa.

Là một người chinh phục đại tài, thế nhưng khi nhắc tới quốc gia với những chiến binh tinh nhuệ này, Alexander Đại đế phải từ bỏ tham vọng đánh chiếm.

Sparta là vùng lãnh thổ nằm trong vùng đồng bằng Laconia (đây là một thành bang của Hy Lạp và nổi tiếng nhất bán đảo Peloponnesus). Thành bang này theo chủ nghĩ quân phiệt, do đó nó trông như một trại lính thật sự của các chiến binh khiến kẻ thù khiếp sợ.
Tại Hy Lạp, Sparta chính là một trong 2 cường quốc hùng mạnh bậc nhất. Đây chính là cường quốc duy nhất mà Alexander Đại đế từ bỏ, không chinh phục.
Điều gì khiến cho những chiến binh Sparta lại có thể làm cho Alexander Đại đế cũng phải kiêng dè, nể sợ?
1. Những chiến binh Sparta được giáo dục đặc biệt
Đội quân nào khiến Alexander Đại đế phải bỏ tham vọng đánh chiếm? - Ảnh 1.
Những chiến binh được giáo dục từ rất nhỏ để trở thành một Sparta.
Các chiến binh này được giáo dục vô cùng khắt khe ngay từ khi mới lọt lòng, chúng bị tách ra khỏi mẹ lúc bé và tham gia huấn luyện vô cùng khắt khe, tàn nhẫn.
Hơn một nửa đứa trẻ đã không thể vượt qua cuộc huấn luyện tàn khốc và chết đi. Chỉ những đứa trẻ khỏe mạnh, ý chí kiên cường vượt qua mới có thể trở thành chiến binh Sparta.
Những người cha sẽ đưa con mình tới town’s elders (tạm dich: thành bang của những đứa trẻ), tại đây chúng sẽ được kiểm tra thể chất, nếu không vượt qua được do ốm yếu bệnh tật. Chúng sẽ bị bỏ rơi tại Apothetae, nơi chúng sẽ chết dần đi.
Vượt qua bài kiểm tra thể chất, trẻ còn phải thực hiện một bài kiểm tra tinh thần. Người cha sẽ mang đứa con về nhà, người mẹ sẽ tắm rửa cho con bằng một loài rượu nhằm kiểm tra đứa trẻ có mắc chứng động kinh (epilepsy test).
Nếu có dấu hiệu động kinh, đứa trẻ sẽ không thể tiếp tục sống mà bị bỏ mặc tại một vùng đất hẻo lánh tới chết.
2. Lớn lên trong trại lính
Đội quân nào khiến Alexander Đại đế phải bỏ tham vọng đánh chiếm? - Ảnh 2.
Chính sức mạnh của các chiến binh Sparta giúp Sparta đứng vững trước các cuộc chiến.
Khi hoàn thành các bài kiểm tra, trẻ sẽ được đưa tới doanh trại và sống như một chiến binh khi chỉ mới 7 tuổi. Chúng sẽ xa rời sự nuôi dưỡng của người mẹ và chịu sự dạy dỗ hà khắc của người thầy (warden).
Cuộc sống ở đây không hề dễ dàng, chúng phải sống dưới kỷ luật và hình phạt hà khắc. Chúng thậm chí được khuyến khích và cổ vũ để đánh lẫn nhau. Đây không phải là ngôi trường mà người thầy có vai trò giữ hòa bình!
Sự mâu thuẫn sẽ được phân xử bằng nắm đấm và người thầy sẽ là trọng tài cho trận đấu. Ông ta cũng luôn mang theo một chiếc roi da để trừng trị những đứa trẻ mắc lỗi lầm hay không tuân thủ kỷ luật.
3. Chúng phải ăn thức ăn trộm được
Đội quân nào khiến Alexander Đại đế phải bỏ tham vọng đánh chiếm? - Ảnh 3.
Điều kiện sống khắc nghiệt giúp tạo ra một chiến binh có khả năng chịu đựng cao.
Trong thời gian huấn luyện, những đứa trẻ thậm chí còn không được mang giày để chịu đựng đau đớn. Quần áo cũng rất mỏng và hạn chế, thức ăn cũng chỉ ở mức tối thiểu để có thể sống sót.
Điều đó không có nghĩa là chúng không thể nhận được nhiều hơn nếu đói, chúng được khuyến khích... ăn trộm của nhau. Nhưng nếu bị phát hiện, người thầy sẽ đánh chúng và xem như chúng không vượt qua bài kiểm tra.
Thức ăn của những Sparta cũng rất khó ăn hay vô cùng khủng khiếp. Điều này giúp rèn luyện sự chịu đựng cho họ trong những cuộc chiến khốc liệt nhất.
4. Những kỹ năng chiến đấu thiện chiến được trau dồi từ nhỏ
Sống trong môi trường khắc nghiệt của kỷ luật thép, roi đòn, các hình phạt. Những đứa trẻ trở nên gan lì, ý chí kiên cường mạnh mẽ, chúng được dạy các kỹ năng cần thiết để sinh tồn, chiến đấu như bắn cung, ngụy trang, săn bắn.
Môn võ làm nên tên tuổi của những chiến binh này cũng cô cùng tàn nhẫn có tên Pankration. Những đòn đánh vào chỗ hiểm, nhanh chóng hạ gục đối thủ chính là điểm đáng sợ của nó.
Chính nhờ nó mà người Sparta đã lập nên kỳ tích khi chỉ có 300 chiến binh Sparta nhưng phải đối đầu với đoàn quân hùng mạnh của người Ba Tư.
5. Chiến binh từ khi mới sinh ra đến lúc chết
Đội quân nào khiến Alexander Đại đế phải bỏ tham vọng đánh chiếm? - Ảnh 4.
Chỉ có cái chết mới khuất phục họ.
Nếu như Đế chế Mông Cổ hùng mạnh với các chiến binh sinh ra trên lưng ngựa thì người Sparta cũng không hề kém cạnh khi sinh ra để trở thành chiến binh, quá trình chọn lọc đã tạo nên những chiến binh ưu tú nhất.
Đây cũng là con đường duy nhất để được công nhận là một công dân Sparta: trở thành chiến binh! Theo sắc lệnh ở đây, nam giới phải cam kết trở thành chiến binh tới năm 60 tuổi.
6. Khả nặng chịu đựng phi thường
Ngoài những cuộc huấn luyện khốc liệt, nhưng đòn đánh không thương tiếc khi phạm lỗi, các chiến binh còn tham gia các cuộc thi chịu đựng đau đớn trước ngôi đền Artemis Orthia.
Họ sẽ bị đánh đập để kiểm tra sức chịu đựng, thậm chí mất mạng trong cuộc thi này. Chính điều này giúp đào tạo ra những con người quả cảm, không được phép đầu hàng kẻ địch, trung thành dù có bị tra tấn tàn nhẫn thế nào đi nữa.
Nếu một chiến binh Sparta chết trong trận chiến được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ công dân và do đó mới được khắc tên vào mộ. Những kẻ đầu hàng sẽ bị chặt đứt 2 tay hoặc tự kết liễu mình vì tủi nhục.
Kết
Bất cứ đế chế hùng mạnh nào thì các chiến binh của họ cũng đều có những yếu tố quan trọng nhất trong chiến trận. Lịch sử cho thấy những đế chế có đội quân tinh nhuệ thì họ sẽ trở thành những đế quốc hùng mạnh nhất.
Khi mà phần lớn lãnh thổ Hy Lạp đã nằm trong tay Alexander Đại đế, ông lại chưa một lần cố gắng tấn công lãnh thổ Sparta. Người ta nói rằng thành phố của người Sparta không cần có tường bảo vệ vì họ tự tin có thể đánh bại bất cứ kẻ thù nào.
Mặc dù là một nhà chinh phục tài ba và luôn muốn thâu tóm những cường quốc hùng mạnh, Alexander hẳn đã cân nhắc về tổn thất nếu như khiêu chiến với chiến binh Sparta, vốn không chú trọng số lượng mà chỉ quan tâm chất lượng.
Dù có chiến thắng, cái giá mà đội quân của ông phải trả là quá đắt trong khi lãnh thổ Sparta không phải là mục tiêu quan trọng trong mắt vị chiến lược xuất chúng này.
Đó là lý do vì sao Alexander Đại đế chưa từng một lần mang quân đi chinh chiến tại Sparta.
Nguồn: Listverse
 
-------------------------------------------------------------------------
Xem phim: Alexander Đại đế

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH