SINH NGHỀ TỬ NGHIỆP 8
(ĐC sưu tầm trên NET)
Prince được cho là đã chiến đấu với bệnh cúm trong thời gian gần đây, điều khiến ông phải huỷ 2 buổi diễn hồi đầu tháng này. Ảnh: The Sun
Nhiều
ngôi sao và nhân vật hàng đầu trên thế giới đã nhanh chóng bày tỏ sự
tiếc thương đối với ngôi sao. Trên trang cá nhân của mình, Madonna chia
sẻ: "Ông ấy đã thay đổi Thế giới! Một con người có tầm nhìn thật sự.
Một mất mát mới to lớn làm sao. Tôi cảm thấy mình suy sụp", trong khi Justin Timberlake cho biết: "Choáng váng. Điều này không thể là thật".
"Một thiên tài, một truyền thuyết, một nguồn cảm hứng, bạn bè thế giới sẽ nhớ đến ông" - Mariah Carey bày tỏ.
Ngôi sao điện ảnh Dwayne Johnson cho biết: "Không thể tin được điều vừa nghe về Prince. Ánh sáng và sức mạnh luôn ở cạnh người thân và gia đình ông. Một trong những nghệ sĩ tôi thực sự yêu thích, một nghệ sĩ tiên phong. Mong người anh em yên nghỉ", còn Reese Witherspoon thì nói: "Hôm nay chúng ta đã mất đi một nghệ sĩ thực thụ. Cảm ơn ông, Prince, vì tất cả những ca khúc ông mang tới thế giới này".
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhanh chóng chia sẻ cảm xúc trước tin buồn này: "Hôm nay, thế giới đã mất đi một biểu tượng của sự sáng tạo. Michelle và tôi đang cùng với hàng triệu người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới than khóc trước cái chết đột ngột của Prince. Rất ít nghệ sĩ có thể gây được ảnh hưởng đến âm nhạc và dòng nhạc pop một cách rõ ràng hơn ông, hay khiến nhiều người rung động bởi tài năng của mình như thế. Là một trong những nhạc sĩ tài năng và nổi bật trong thời đại của chúng ta, Prince đã làm được tất cả, từ Funk, R&B, Rock and roll... Ông là một nhạc công điêu luyện, một chỉ huy dàn nhạc tuyệt vời, và một người biểu diễn đầy nhiệt huyết.
"Một tinh thần mạnh mẽ sẽ vượt mọi rào cản" - Prince đã từng nói vậy, và không ai có tinh thần mạnh hơn, táo bạo hơn, hoặc sáng tạo hơn ông. Những lời cầu nguyện của chúng tôi đang hướng về gia đình, ban nhạc và tất cả những ai yêu mến ông".
Prince Rogers Nelson là một nghệ sĩ đa tài người Mỹ. Ông lấy nghệ danh là Prince khi hoạt động trong ngành công nghiệp âm nhạc dưới vai trò một ca sĩ, nhạc sĩ và nhà sản xuất.
Từ khi khởi nghiệp năm 1976, Prince đã phát hành hàng trăm ca khúc với tư cách nghệ sĩ đơn ca hay hát chung với các ca sĩ khác. Tài năng của Prince được khẳng định qua hàng loạt giải thưởng âm nhạc danh giá, trong đó có 7 giải Grammy, 1 giải Quả cầu vàng và 1 giải Oscar. Ông được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll năm 2004. Năm 2008, tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Prince ở hạng 28 trong danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời.
Duy An
Tổng hợp
Những cái chết đột ngột trên truyền hình
TOP 5 CÁI CHẾT BẤT NGỜ ĐƯỢC TRỰC TIẾP TRÊN TV
TOP 7 CÁI CHẾT CỦA CÁC VDV ĐƯỢC CAMERA GHI LẠI
Những cái chết gây sốc nhất của các ngôi sao truyền hình thực tế năm 2016
Có nhiều sự qua đời trong năm 2016 khiến không ít người tự hỏi đây có
phải là “lời nguyền” dành cho các ngôi sao, mà điển hình trong bài này
là các ngôi sao truyền hình thực tế?
Christina Grimmie
Christine Grigie qua đời do bị fan cuồng sát hại
Trước
khi trở ngôi sao tỏa sáng chương trình The Voice Mỹ, Christine Grimmie
là một hiện tượng âm nhạc trên Youtube. Nhưng cái chết đột ngột của cô
vào tháng 06/2016 do bị fan cuồng sát hại đã khiến thế giới bàng hoàng.
Theo đó, một fan cuồng tên Kevin James Loibl đã tấn công cô tại show
diễn ở Orlando và cô không qua khỏi sau những vết thương. Nhiều báo chí
thời điểm đó lên án vụ việc này dưới góc độ sự thân mật thái quá giữa
người nổi tiếng và fan hâm mộ.
Johnny 'The Greek' Karagiorgis
Johnny 'The Greek' Karagiorgis
Johnny
là một trong những nhân vật được yêu thích nhất của show truyền hình
thực tế dành cho người lớn “Real Housewives of New Jersey”, đã qua đời
đột ngột sau cơn đau tim vào ngày 4/06/2016. Vợ anh, Penny Drossos chia
sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng: “Tôi luôn hy vọng rằng đây là một
giấc mơ, hay anh ấy đang cố gắng đùa giỡn với tôi. Hằng ngày, tôi vẫn
ngồi đợi tiếng chân anh ấy đi qua cửa. Nhưng hoàn toàn không, anh ấy
không ở đó!”
Daisy Lewellyn
Daisy Lewellyn
Ngôi
sao và là tác giả của show truyền hình thực tế của Mỹ mang tên “Bravo’s
Blood Sweat & Heels” – dành cho phụ nữ - đã thua cuộc trong trận
chiến với căn bệnh ung thư gan hiếm gặp ở tuổi 36 vào sáng ngày
08/04/2016. Các trang báo mạng thời điểm đó đồng loạt mô tả tình trạng
đang buồn này như sau: “Daisy đã ra đi trong sự bình yên và vòng tay
thương mến của mọi người. Chúng tôi vô cùng thương tiếc người phụ nữ
tuyệt vời này.”
Lex McAllister
Lex McAllister
Alexa
“Lex” McAllister, 31 tuổi, được mến mộ qua show truyền hình nổi tiếng
“The Bachelor” của đài ABC, Mỹ mùa 14 năm 2010, đã qua đời do nghi uống
thuốc quá liều. Cô qua đời tại bệnh viện vào 2 ngày sau khi được chở vào
bệnh viện cấp cứu, tức ngày 15/02/2016.
Thân
nhân của McAllister cho rằng cô tự sát vì cô bị bệnh trầm uất và bệnh
tâm thần phân liệt khá nặng. Được biết, hồi năm 2013, một thí sinh khác
của chương trình này là Gia Allamand, 29 tuổi, cũng tự sát chết, dấy lên
những tin đồn “đen tối” quanh chương trình này.
Florence Henderson
Florence Henderson
Tháng
11/2016, diễn viên, ca sĩ gạo cội Florence Henderson đã đột ngột từ giã
cõi đời sau một cơn suy tim và hưởng thọ 82 tuổi. Bà nổi tiếng trong
vai trò dẫn dắt show truyền hình của riêng mình mang tên “The Florence
Henderson Show”, và xuất hiện trong chương trình “Dancing with the
stars” của Mỹ hồi năm 2010. Người hâm mộ vô cùng sốc vì trước đó chỉ vài
ngày, bà còn đến và cổ vũ để tạo động lực tinh thần cho Maureen
McCormick, thí sinh của mùa thi “Dancing with the stars” năm nay.
Monty Brinson
Monty Brison
Monty
Brison, ngôi sao nổi lên từ chuỗi chương trình “The Real Housewives of
Beverly Hills”, đã qua đời ở tuổi 58 vào ngày 24/01/2016, sau thời gian
dài chịu đựng bệnh ung thư phổi. Brinson đã kết hôn với nữ diễn viên Kim
Richards và chung sống trong khoảng thời gian từ 1985 – 1988 và có một
con gái duy nhất là Brooke Wiederhorn.
Big Ang
Big Ang
Nhân
vật chủ quầy bar Staten Island bảnh bao trong series truyền hình “Mob
Wives”, phát sóng được 6 mùa trên kênh truyền hình VH1 – Big Ang- là một
ngôi sao bùng nổ thực sự vì cá tính khá nổi loạn và cả khối tài sản
khổng lồ của mình. Cô đã trải qua cuộc chiến đấu thực sự căng thẳng với
căn bệnh ung thư thanh quản, trước khi qua đời vào ngày 18/02/2016 ở
tuổi 55.
Khánh Quỳnh (Theo Radar)
Sốc trước sự ra đi đột ngột của huyền thoại âm nhạc Prince
Thứ Sáu, 22/04/2016 11:04
(Thethaovanhoa.vn) - Chỉ
vài ngày sau khi máy bay chở Prince phải hạ cánh khẩn cấp khi đang trên
một chuyến bay vì vấn đề sức khoẻ của ông, huyền thoại nhạc Pop được
phát hiện đã qua đời tại nhà riêng ở Minnesota, Mỹ.Prince được cho là đã chiến đấu với bệnh cúm trong thời gian gần đây, điều khiến ông phải huỷ 2 buổi diễn hồi đầu tháng này. Ảnh: The Sun
"Một thiên tài, một truyền thuyết, một nguồn cảm hứng, bạn bè thế giới sẽ nhớ đến ông" - Mariah Carey bày tỏ.
Ngôi sao điện ảnh Dwayne Johnson cho biết: "Không thể tin được điều vừa nghe về Prince. Ánh sáng và sức mạnh luôn ở cạnh người thân và gia đình ông. Một trong những nghệ sĩ tôi thực sự yêu thích, một nghệ sĩ tiên phong. Mong người anh em yên nghỉ", còn Reese Witherspoon thì nói: "Hôm nay chúng ta đã mất đi một nghệ sĩ thực thụ. Cảm ơn ông, Prince, vì tất cả những ca khúc ông mang tới thế giới này".
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhanh chóng chia sẻ cảm xúc trước tin buồn này: "Hôm nay, thế giới đã mất đi một biểu tượng của sự sáng tạo. Michelle và tôi đang cùng với hàng triệu người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới than khóc trước cái chết đột ngột của Prince. Rất ít nghệ sĩ có thể gây được ảnh hưởng đến âm nhạc và dòng nhạc pop một cách rõ ràng hơn ông, hay khiến nhiều người rung động bởi tài năng của mình như thế. Là một trong những nhạc sĩ tài năng và nổi bật trong thời đại của chúng ta, Prince đã làm được tất cả, từ Funk, R&B, Rock and roll... Ông là một nhạc công điêu luyện, một chỉ huy dàn nhạc tuyệt vời, và một người biểu diễn đầy nhiệt huyết.
"Một tinh thần mạnh mẽ sẽ vượt mọi rào cản" - Prince đã từng nói vậy, và không ai có tinh thần mạnh hơn, táo bạo hơn, hoặc sáng tạo hơn ông. Những lời cầu nguyện của chúng tôi đang hướng về gia đình, ban nhạc và tất cả những ai yêu mến ông".
Prince Rogers Nelson là một nghệ sĩ đa tài người Mỹ. Ông lấy nghệ danh là Prince khi hoạt động trong ngành công nghiệp âm nhạc dưới vai trò một ca sĩ, nhạc sĩ và nhà sản xuất.
Từ khi khởi nghiệp năm 1976, Prince đã phát hành hàng trăm ca khúc với tư cách nghệ sĩ đơn ca hay hát chung với các ca sĩ khác. Tài năng của Prince được khẳng định qua hàng loạt giải thưởng âm nhạc danh giá, trong đó có 7 giải Grammy, 1 giải Quả cầu vàng và 1 giải Oscar. Ông được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll năm 2004. Năm 2008, tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Prince ở hạng 28 trong danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời.
Duy An
Tổng hợp
Những cái chết bí ẩn trên chính trường Ukraine
08:45 02/04/2015Trong hơn một tháng trở lại đây đã có đến hơn chục nhân vật ủng hộ nước Nga hoặc có tiếng nói, quan điểm thân Nga ở Ukraine chết một cách khó hiểu. Họ tự sát, bị giết hay bị bức tử? Đây có phải là bằng chứng cho thấy mức độ lộng hành của các thành phần dân tộc chủ nghĩa Ukraine hay là kết quả của chính sách thanh lọc những thành phần thuộc chế độ cũ (thân Nga) ra khỏi đời sống chính trị tại Ukraine?
Những vụ giết người theo đơn đặt hàng
Chỉ riêng trong ngày 16/4/2015, tại Ukraine đã xảy ra 4 vụ giết hại các nhà hoạt động, nhà báo có tiếng trong xã hội. Các nạn nhân bao gồm một cựu đại biểu Quốc hội, Oleg Kalashnikov thuộc đảng Các khu vực (vốn là đảng cầm quyền trở thành đối lập sau vụ đảo chính tại Ukraine tháng 2/2014); nhà báo tự do Sergey Sukhobok, nguyên sáng lập viên tờ điện tử Obkom; nữ nhà báo Olga Moroz, Tổng biên tập Người đưa tin Necheshinsky (tỉnh Khmelnhitsskaya).
Đáng chú ý nhất là vụ giết hại nhà báo Oles Buzina, 45 tuổi, ông còn là nhà văn nổi tiếng, người dẫn chương trình truyền hình, tác giả nhiều cuốn sách về lịch sử Ukraine, từng là Tổng biên tập một trong những tờ báo hàng đầu Ukraine Segodnya (Ukraine Hôm nay) .
Các nạn nhân đều có chung một điểm đó là họ ủng hộ Nga trong cuộc
xung đột tại Ukraine. Trong thông cáo trên trang mạng của mình ngày
16/4, Bộ Nội vụ Ukraine đưa tin: Oles Buzina đã bị hai tay súng đeo mặt
nạ bắn tại nhà ông ở Kiev. Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine - ông Anton
Gerashchenko - đã xác nhận vụ ám sát này. "Vừa mới đây, trên phố
Dehtiarivska gần ngôi nhà số 58, nhà báo nổi tiếng Oles Buzina đã bị kẻ
lạ mặt từ chiếc xe Ford Focus màu xanh đen bắn chết" - ông Gerashchenko
viết trên trang Facebook cá nhân. Theo ông Gerashchenko, nhà báo bị bắn
từ một chiếc xe mang biển số nước ngoài.
Trước đó cùng ngày, Oleh Kalashnikov, một cựu nghị sĩ trung thành với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, bị bắn chết trong một vụ tấn công tương tự bên ngoài căn hộ của ông ở thủ đô của Ukraine.
Nếu trong vụ nhà báo Sukhobok, nguyên nhân cái chết của ông dường như chỉ thuần túy do mâu thuẫn trong sinh hoạt, hay vụ liên quan đến nhà báo Olga Moroz mà trong số các giả thiết nguyên nhân có quan hệ cá nhân và hoạt động nghiệp vụ (Itar-TASS đưa tin: Thời gian gần đây, nhà báo này tiến hành thu thập tư liệu về hoạt động chặt phá rừng bất hợp pháp) thì các vụ còn lại đều có điểm chung là hai nạn nhân có quan điểm chỉ trích đường lối của chính quyền Ukraine hiện nay. Cả hai ông Kalashnikov và Buzina thời gian gần đây đều kêu gọi chính quyền Ukraine kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày chiến thắng phát xít 9-5, như Nga và các nước khác thuộc Liên Xô trước đây. Ngoài ra hồi tháng 3/2015, ông Buzina đã từ chức tổng biên tập báo Segodnya để phản đối sự kiểm duyệt đối với tờ báo.
Bộ Nội vụ Ukraine cho rằng, giả thuyết chính về nguyên nhân nhà báo Buzina bị giết là hoạt động báo chí của ông. Cơ quan điều tra Ukraine đưa ra nhận định: vụ giết hại nhà báo Buzina và cựu đại biểu Quốc hội Kalashnikov rất giống nhau về kịch bản, địa điểm, chi tiết thủ phạm bắn nạn nhân. Điều này cho thấy đây rất có thể là hai vụ giết người theo đơn đặt hàng.
Trước đó, có 3 cựu quan chức cao cấp dưới thời Tổng thống Yanukovych cũng đột ngột qua đời. Một giả thuyết điều tra được ưu tiên là do tự sát, tuy nhiên một số người khác nghi ngờ có sự truy bức.
Cuối tháng 2/2015, Mikhailo Tchetchetov, một cựu lãnh đạo đảng Các khu vực, nhảy từ tầng 17 xuống đất, sau khi để lại một dòng chữ cho vợ, nói rằng ông "không còn đủ tinh thần để sống". Bị nghi ngờ tội lạm dụng quyền lực, Mikhailo Tchetchetov bị bắt một tuần trước khi tự sát, và chỉ được trả tự do sau khi đóng tiền thế chân để tại ngoại đến 5 triệu hryvnia (hơn 200.000 euro). Vài giờ trước khi xảy ra vụ tự sát, Trưởng công tố của Ukraine thông báo trên truyền hình sẽ truy tố cựu nghị sĩ này với một số tội danh mới.
Ông Mikhailo Tchetchetov là một trong những người - đúng vào lúc đang diễn ra phong trào phản kháng Maidan - đã tổ chức cuộc bỏ phiếu ngày 16/1/2015 về các điều luật nhằm giới hạn quyền biểu tình, dự kiến phạt tù những người biểu tình. Cuộc bỏ phiếu nói trên đã khiến bản chất của cuộc biểu tình vốn ôn hòa, ngày càng trở nên quyết liệt hơn, kết thúc với cuộc đàn áp đẫm máu cuối tháng 2/2014 ngay tại trung tâm Kiev. Theo Igor Kolomoski, lãnh đạo vùng Dnipropetrovsk, miền Đông Ukraine, người quá cố "biết được những bí mật của quá trình tư nhân hóa" trước đây, "đã bị thúc ép tự tử".
Một trường hợp khác là ông Stanislav Melnik, cũng là một cựu nghị sĩ đảng Các khu vực, có thể đã tự sát bằng súng săn. Còn người thứ ba là ông Olexandre Peklouchenko qua đời với vết thương trên cổ do súng. Olexandre Peklouchenko là cựu Thống đốc vùng công nghiệp Zaporijia, Đông Nam Ukraine. Người này bị điều tra vì đàn áp các cuộc biểu tình thân phương Tây trước đây.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Mikhailo Kornienko cho rằng, bên cạnh chấn thương tâm lý của một cựu giới chức cao cấp sau khi bị bắt giam, "không loại trừ ít nhất trong 3 trường hợp nói trên có một vụ giết người được che đậy dưới hình thức tự sát", và "cái chết của nạn nhân có thể có lợi cho ai đó". Cựu lãnh đạo đảng Các khu vực Mikhailo Tchetchetov trong những năm 2003-2005 là lãnh đạo cơ quan phụ trách việc tư nhân hóa các tài sản công Ukraine. Theo một giới chức phụ trách chống tham nhũng của Quốc hội Ukraine hiện nay, "cái chết của người này bảo đảm cho các chủ doanh nghiệp mua lại tài sản nhà nước với giá hời", kết quả của quá trình tư nhân hóa mờ ám sẽ không bao giờ bị xem xét lại.
Tối hậu thư từ "Quân đội Khởi nghĩa Ukraine"
Hiện mọi giả thuyết về những vụ ám sát này đều được nêu ra: có thể đó là do các thành phần dân tộc chủ nghĩa Ukraine muốn trừng phạt một người có quan điểm thân Nga như cựu Tổng biên tập báo Segodnya. Đấy có thể là một vụ trả thù, cũng có thể là để loại bỏ nhân chứng phiền phức của chế độ Yanukovych, cũng có thể là một chiến dịch nhằm gây bất ổn định Ukraine do lực lượng ly khai tiến hành.
Thông tin mới nhất từ Bộ Nội vụ Ukraine cho hay, cơ quan này đang
kiểm tra thông tin của chuyên gia phân tích chính trị Vladimir Fesenko
về sự liên quan của tổ chức "Quân đội Khởi nghĩa Ukraine - UPA", vốn đã
nhận trách nhiệm về các vụ sát hại ông Oleg Kalashnikov, nhà báo Oles
Buzina và các đại diện khác của đảng Các khu vực.
Trước đó, nhà phân tích chính trị Vladimir Fesenko cho biết, ông đã nhận được trên e-mail một lá thư từ tổ chức tự xưng là "Quân đội Khởi nghĩa Ukraine", trong đó tổ chức này đã nhận trách nhiệm về các vụ giết người".
Ông Fesenko trích dẫn một đoạn từ bức thư, nơi các tác giả của thông điệp trên tuyên bố về sự khởi đầu của "cuộc đấu tranh khởi nghĩa không khoan nhượng chống lại chế độ của những kẻ phản bội chống Ukraine", đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ "nói chuyện với những kẻ phản bội chỉ bằng ngôn ngữ của vũ khí cho đến khi chúng bị tiêu diệt hoàn toàn". Trong bức thư gửi ông Fesenko ngày 17/4, "Quân đội Khởi nghĩa Ukraine" cũng thông báo là họ dành "72 giờ cho những đối tượng có tội trong các hoạt động chống nhân dân và chống Ukraine, để những người này một lần và vĩnh viễn rời khỏi lãnh thổ Ukraine".
"Luật thanh lọc chính quyền" tạo cơ hội cho những kẻ "mượn gió bẻ măng"
Những cái chết đột ngột trên đã gây lo ngại rất lớn trong xã hội "Quân đội Khởi nghĩa Ukraine". Trong bối cảnh tiếng súng vẫn vang rền, bom vẫn nổ hàng ngày ở nhiều thành phố miền Đông Ukraine, nhiều người xem những vụ ám sát này như "bước đầu thời kỳ kinh hoàng mà xã hội Ukraine phải trải qua".
Tổng thống Nga Vladimir Putin lấy làm tiếc trước các vụ ám sát mang tính chính trị mà thủ phạm là giới dân tộc chủ nghĩa Ukraine. Trong phiên trả lời câu hỏi trực tiếp thường niên trên truyền hình Nga hôm 16/4, ông Putin nói rằng, cái chết của nhà báo Buzina có động cơ chính trị. "Đây không phải là vụ ám sát chính trị đầu tiên. Ukraine đang đối mặt với một loạt những vụ giết người như vậy" - ông Putin nói.
Theo nhà phân tích chính luận của RIA Novosti, Zakhar Vinogradov, nhìn bên ngoài, tình hình giống như sự lộng hành không điều khiển nổi của thế lực phản động tràn lan tự phát vô tổ chức. Nhưng động cơ chính lại dễ hiểu: người ta muốn ngăn chặn đà gia tăng bất mãn đối với chế độ trong nước. Các xí nghiệp dịch vụ tiêu dùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng cửa, còn người dân với thái độ oán thán không giấu giếm chờ đợi hóa đơn tháng 4, đã tăng gấp 3-4 lần so với tháng 3. Phần lớn mọi người đơn giản là không thể trả nổi những món tiền này.
Các nhà quan sát cho rằng, để lý giải cho tình trạng "chết hàng loạt" của các nhân vật thuộc chế độ cũ ở Ukraine, thì cần phải trở lại Luật Thanh lọc của chính quyền Kiev hiện nay.
Từ ngày 16/10/2014, Luật Thanh lọc tại Ukraine chính thức có hiệu lực. Đây được coi là nỗ lực của chính quyền đương nhiệm nhằm loại bỏ tất cả những thành phần thuộc chế độ cũ thân Nga ra khỏi đời sống chính trị tại Ukraine.
Trước đó, ngày 9/10/2014, Tổng thống Poroshenko đã ký ban hành Luật Thanh lọc chính quyền, quy định cơ sở pháp lý và tổ chức cho việc kiểm tra "lòng tin vào chính quyền" của các công chức nhà nước và các đối tượng tương đương, quan chức địa phương, cũng như tạo điều kiện xây dựng hệ thống chính quyền mới theo tiêu chuẩn châu Âu.
Theo luật này, đối tượng để thanh lọc là tất cả các công chức nhà nước, nhân viên cơ quan chính quyền địa phương, giữ chức vụ từ ngày 25/2/2010 đến hết ngày 22/2/2014, tức là giai đoạn cầm quyền của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych. Luật mới sẽ cấm giữ các chức vụ trong cơ quan hành pháp đối với những đối tượng có mức sống xa hoa, không giải thích được nguồn gốc thu nhập, từng ủng hộ phong trào đòi độc lập tại miền Đông - Nam, những người từng là kiểm soát viên và các chức vụ lãnh đạo bị cho là chống lại phong trào Euromaidan.
Đúng ngày Luật Thanh lọc chính quyền bắt đầu có hiệu lực, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk thông báo: Chính phủ nước này quyết định sa thải 39 quan chức cấp cao theo luật mới.
Theo lời Bộ trưởng Tư pháp Ukraina, ông Pavlo Petrenko, cuộc "thanh lọc" này có thể sẽ khiến 1 triệu công chức bị sa thải, trong đó có cả những thành viên nội các. Ông cũng nhấn mạnh, đạo luật này lẽ ra phải có từ 20 năm trước ngay sau khi Liên Xô tan rã để giảm tối đa những ảnh hưởng từ nước Nga. Việc thanh lọc nội bộ này đi theo mô hình của các nước Đông và Trung Âu khác như Cộng hòa Séc, Ba Lan và Đức từng sử dụng để xóa đi vết tích của những thành phần thân Nga trong chính quyền. Xét trên tổng thể, Luật Thanh lọc là những hành động của chính quyền Ukraine nhằm xóa bỏ mọi "dấu vết Nga" trong đời sống chính trị tại Ukraine.
Đan Kô (tổng hợp)
Chỉ riêng trong ngày 16/4/2015, tại Ukraine đã xảy ra 4 vụ giết hại các nhà hoạt động, nhà báo có tiếng trong xã hội. Các nạn nhân bao gồm một cựu đại biểu Quốc hội, Oleg Kalashnikov thuộc đảng Các khu vực (vốn là đảng cầm quyền trở thành đối lập sau vụ đảo chính tại Ukraine tháng 2/2014); nhà báo tự do Sergey Sukhobok, nguyên sáng lập viên tờ điện tử Obkom; nữ nhà báo Olga Moroz, Tổng biên tập Người đưa tin Necheshinsky (tỉnh Khmelnhitsskaya).
Đáng chú ý nhất là vụ giết hại nhà báo Oles Buzina, 45 tuổi, ông còn là nhà văn nổi tiếng, người dẫn chương trình truyền hình, tác giả nhiều cuốn sách về lịch sử Ukraine, từng là Tổng biên tập một trong những tờ báo hàng đầu Ukraine Segodnya (Ukraine Hôm nay) .
Bốn nhân vật thân Nga tại Ukraine bị sát hại chỉ trong ngày 16/4/2015. |
Trước đó cùng ngày, Oleh Kalashnikov, một cựu nghị sĩ trung thành với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, bị bắn chết trong một vụ tấn công tương tự bên ngoài căn hộ của ông ở thủ đô của Ukraine.
Nếu trong vụ nhà báo Sukhobok, nguyên nhân cái chết của ông dường như chỉ thuần túy do mâu thuẫn trong sinh hoạt, hay vụ liên quan đến nhà báo Olga Moroz mà trong số các giả thiết nguyên nhân có quan hệ cá nhân và hoạt động nghiệp vụ (Itar-TASS đưa tin: Thời gian gần đây, nhà báo này tiến hành thu thập tư liệu về hoạt động chặt phá rừng bất hợp pháp) thì các vụ còn lại đều có điểm chung là hai nạn nhân có quan điểm chỉ trích đường lối của chính quyền Ukraine hiện nay. Cả hai ông Kalashnikov và Buzina thời gian gần đây đều kêu gọi chính quyền Ukraine kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày chiến thắng phát xít 9-5, như Nga và các nước khác thuộc Liên Xô trước đây. Ngoài ra hồi tháng 3/2015, ông Buzina đã từ chức tổng biên tập báo Segodnya để phản đối sự kiểm duyệt đối với tờ báo.
Bộ Nội vụ Ukraine cho rằng, giả thuyết chính về nguyên nhân nhà báo Buzina bị giết là hoạt động báo chí của ông. Cơ quan điều tra Ukraine đưa ra nhận định: vụ giết hại nhà báo Buzina và cựu đại biểu Quốc hội Kalashnikov rất giống nhau về kịch bản, địa điểm, chi tiết thủ phạm bắn nạn nhân. Điều này cho thấy đây rất có thể là hai vụ giết người theo đơn đặt hàng.
Trước đó, có 3 cựu quan chức cao cấp dưới thời Tổng thống Yanukovych cũng đột ngột qua đời. Một giả thuyết điều tra được ưu tiên là do tự sát, tuy nhiên một số người khác nghi ngờ có sự truy bức.
Cuối tháng 2/2015, Mikhailo Tchetchetov, một cựu lãnh đạo đảng Các khu vực, nhảy từ tầng 17 xuống đất, sau khi để lại một dòng chữ cho vợ, nói rằng ông "không còn đủ tinh thần để sống". Bị nghi ngờ tội lạm dụng quyền lực, Mikhailo Tchetchetov bị bắt một tuần trước khi tự sát, và chỉ được trả tự do sau khi đóng tiền thế chân để tại ngoại đến 5 triệu hryvnia (hơn 200.000 euro). Vài giờ trước khi xảy ra vụ tự sát, Trưởng công tố của Ukraine thông báo trên truyền hình sẽ truy tố cựu nghị sĩ này với một số tội danh mới.
Ông Mikhailo Tchetchetov là một trong những người - đúng vào lúc đang diễn ra phong trào phản kháng Maidan - đã tổ chức cuộc bỏ phiếu ngày 16/1/2015 về các điều luật nhằm giới hạn quyền biểu tình, dự kiến phạt tù những người biểu tình. Cuộc bỏ phiếu nói trên đã khiến bản chất của cuộc biểu tình vốn ôn hòa, ngày càng trở nên quyết liệt hơn, kết thúc với cuộc đàn áp đẫm máu cuối tháng 2/2014 ngay tại trung tâm Kiev. Theo Igor Kolomoski, lãnh đạo vùng Dnipropetrovsk, miền Đông Ukraine, người quá cố "biết được những bí mật của quá trình tư nhân hóa" trước đây, "đã bị thúc ép tự tử".
Một trường hợp khác là ông Stanislav Melnik, cũng là một cựu nghị sĩ đảng Các khu vực, có thể đã tự sát bằng súng săn. Còn người thứ ba là ông Olexandre Peklouchenko qua đời với vết thương trên cổ do súng. Olexandre Peklouchenko là cựu Thống đốc vùng công nghiệp Zaporijia, Đông Nam Ukraine. Người này bị điều tra vì đàn áp các cuộc biểu tình thân phương Tây trước đây.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Mikhailo Kornienko cho rằng, bên cạnh chấn thương tâm lý của một cựu giới chức cao cấp sau khi bị bắt giam, "không loại trừ ít nhất trong 3 trường hợp nói trên có một vụ giết người được che đậy dưới hình thức tự sát", và "cái chết của nạn nhân có thể có lợi cho ai đó". Cựu lãnh đạo đảng Các khu vực Mikhailo Tchetchetov trong những năm 2003-2005 là lãnh đạo cơ quan phụ trách việc tư nhân hóa các tài sản công Ukraine. Theo một giới chức phụ trách chống tham nhũng của Quốc hội Ukraine hiện nay, "cái chết của người này bảo đảm cho các chủ doanh nghiệp mua lại tài sản nhà nước với giá hời", kết quả của quá trình tư nhân hóa mờ ám sẽ không bao giờ bị xem xét lại.
Tối hậu thư từ "Quân đội Khởi nghĩa Ukraine"
Hiện mọi giả thuyết về những vụ ám sát này đều được nêu ra: có thể đó là do các thành phần dân tộc chủ nghĩa Ukraine muốn trừng phạt một người có quan điểm thân Nga như cựu Tổng biên tập báo Segodnya. Đấy có thể là một vụ trả thù, cũng có thể là để loại bỏ nhân chứng phiền phức của chế độ Yanukovych, cũng có thể là một chiến dịch nhằm gây bất ổn định Ukraine do lực lượng ly khai tiến hành.
Nhà báo Oles Buzina đã bị hai kẻ bịt mặt bắn chết ngay trước cửa nhà tại Kiev ngày 16/4/2015. |
Trước đó, nhà phân tích chính trị Vladimir Fesenko cho biết, ông đã nhận được trên e-mail một lá thư từ tổ chức tự xưng là "Quân đội Khởi nghĩa Ukraine", trong đó tổ chức này đã nhận trách nhiệm về các vụ giết người".
Ông Fesenko trích dẫn một đoạn từ bức thư, nơi các tác giả của thông điệp trên tuyên bố về sự khởi đầu của "cuộc đấu tranh khởi nghĩa không khoan nhượng chống lại chế độ của những kẻ phản bội chống Ukraine", đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ "nói chuyện với những kẻ phản bội chỉ bằng ngôn ngữ của vũ khí cho đến khi chúng bị tiêu diệt hoàn toàn". Trong bức thư gửi ông Fesenko ngày 17/4, "Quân đội Khởi nghĩa Ukraine" cũng thông báo là họ dành "72 giờ cho những đối tượng có tội trong các hoạt động chống nhân dân và chống Ukraine, để những người này một lần và vĩnh viễn rời khỏi lãnh thổ Ukraine".
"Luật thanh lọc chính quyền" tạo cơ hội cho những kẻ "mượn gió bẻ măng"
Những cái chết đột ngột trên đã gây lo ngại rất lớn trong xã hội "Quân đội Khởi nghĩa Ukraine". Trong bối cảnh tiếng súng vẫn vang rền, bom vẫn nổ hàng ngày ở nhiều thành phố miền Đông Ukraine, nhiều người xem những vụ ám sát này như "bước đầu thời kỳ kinh hoàng mà xã hội Ukraine phải trải qua".
Tổng thống Nga Vladimir Putin lấy làm tiếc trước các vụ ám sát mang tính chính trị mà thủ phạm là giới dân tộc chủ nghĩa Ukraine. Trong phiên trả lời câu hỏi trực tiếp thường niên trên truyền hình Nga hôm 16/4, ông Putin nói rằng, cái chết của nhà báo Buzina có động cơ chính trị. "Đây không phải là vụ ám sát chính trị đầu tiên. Ukraine đang đối mặt với một loạt những vụ giết người như vậy" - ông Putin nói.
Theo nhà phân tích chính luận của RIA Novosti, Zakhar Vinogradov, nhìn bên ngoài, tình hình giống như sự lộng hành không điều khiển nổi của thế lực phản động tràn lan tự phát vô tổ chức. Nhưng động cơ chính lại dễ hiểu: người ta muốn ngăn chặn đà gia tăng bất mãn đối với chế độ trong nước. Các xí nghiệp dịch vụ tiêu dùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng cửa, còn người dân với thái độ oán thán không giấu giếm chờ đợi hóa đơn tháng 4, đã tăng gấp 3-4 lần so với tháng 3. Phần lớn mọi người đơn giản là không thể trả nổi những món tiền này.
Các nhà quan sát cho rằng, để lý giải cho tình trạng "chết hàng loạt" của các nhân vật thuộc chế độ cũ ở Ukraine, thì cần phải trở lại Luật Thanh lọc của chính quyền Kiev hiện nay.
Từ ngày 16/10/2014, Luật Thanh lọc tại Ukraine chính thức có hiệu lực. Đây được coi là nỗ lực của chính quyền đương nhiệm nhằm loại bỏ tất cả những thành phần thuộc chế độ cũ thân Nga ra khỏi đời sống chính trị tại Ukraine.
Trước đó, ngày 9/10/2014, Tổng thống Poroshenko đã ký ban hành Luật Thanh lọc chính quyền, quy định cơ sở pháp lý và tổ chức cho việc kiểm tra "lòng tin vào chính quyền" của các công chức nhà nước và các đối tượng tương đương, quan chức địa phương, cũng như tạo điều kiện xây dựng hệ thống chính quyền mới theo tiêu chuẩn châu Âu.
Theo luật này, đối tượng để thanh lọc là tất cả các công chức nhà nước, nhân viên cơ quan chính quyền địa phương, giữ chức vụ từ ngày 25/2/2010 đến hết ngày 22/2/2014, tức là giai đoạn cầm quyền của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych. Luật mới sẽ cấm giữ các chức vụ trong cơ quan hành pháp đối với những đối tượng có mức sống xa hoa, không giải thích được nguồn gốc thu nhập, từng ủng hộ phong trào đòi độc lập tại miền Đông - Nam, những người từng là kiểm soát viên và các chức vụ lãnh đạo bị cho là chống lại phong trào Euromaidan.
Đúng ngày Luật Thanh lọc chính quyền bắt đầu có hiệu lực, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk thông báo: Chính phủ nước này quyết định sa thải 39 quan chức cấp cao theo luật mới.
Theo lời Bộ trưởng Tư pháp Ukraina, ông Pavlo Petrenko, cuộc "thanh lọc" này có thể sẽ khiến 1 triệu công chức bị sa thải, trong đó có cả những thành viên nội các. Ông cũng nhấn mạnh, đạo luật này lẽ ra phải có từ 20 năm trước ngay sau khi Liên Xô tan rã để giảm tối đa những ảnh hưởng từ nước Nga. Việc thanh lọc nội bộ này đi theo mô hình của các nước Đông và Trung Âu khác như Cộng hòa Séc, Ba Lan và Đức từng sử dụng để xóa đi vết tích của những thành phần thân Nga trong chính quyền. Xét trên tổng thể, Luật Thanh lọc là những hành động của chính quyền Ukraine nhằm xóa bỏ mọi "dấu vết Nga" trong đời sống chính trị tại Ukraine.
Đan Kô (tổng hợp)
Nhận xét
Đăng nhận xét