TAI NẠN TÀU HỎA 2/c
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hiện trường vụ việc.
Truyền thông dẫn hình ảnh hiện trường cho thấy các toa tàu bị bóp méo
cùng nhiều mảnh vỡ khắp nơi, trong khi lực lượng cứu hộ đang nỗ lực giải
cứu hành khách còn đang mắc kẹt trong các toa tàu. Công tác cứu hộ gặp
khó khăn do vụ tai nạn xảy ra ở khu vực nông thôn. Ít nhất ba máy bay
trực thăng đã được huy động để đưa người bị thương tới bệnh viện.
“Nhiều lúc ở một mình, tôi bật khóc mà không có
lý do, tôi mất ngủ triền miên, những hình ảnh về vụ tai nạn bất chợt trở
về trong tâm trí dù ngày hay đêm”, người lái tàu kể.
Trầm cảm và rối loạn tâm thần
Tai nạn đã qua đi rất lâu nhưng ám ảnh thì còn lại mãi với những
người ngồi sau tay lái. Có những người phải tìm đến chuyên gia tâm lý để
ổn định tinh thần, có người phải bỏ nghề vì mỗi lần ngồi vào khoang lái
lại nghĩ đến tai nạn đã xảy ra. Nghề lái tàu hỏa không “màu hồng” như
nhiều người vẫn nghĩ.
Peter Smith, một người lái tàu đã nghỉ hưu cho biết khi mới bước chân vào nghề, ông không hề được cảnh báo về những nỗi kinh hoàng có thể gặp phải trên đường ray. “Chúng tôi như bị ném vào giữa bầy sói”, anh so sánh.
Sau 40 năm cầm lái, Smith cho rằng ông cũng là nạn nhân của những vụ tai do chính mình cầm lái.
Vụ tai nạn đầu tiên, con tàu ông lái đâm và giết chết một người mà đến tận ngày hôm sau ông mới biết tin. Ông không nhìn thấy nạn nhân mà chỉ được nghe kể lại vụ việc.
Cái chết thứ hai dưới con tàu ông lái xảy ra vào năm thứ 3 kể từ khi ông vào nghề. Sau tai nạn ông vẫn phải đi làm. Không một lời hỏi han, vào thời điểm đó, người lái tàu bất đắc dĩ xin nghỉ phép thì chỉ được thanh toán 80% tiền lương.
“Đó giống như một sự trừng phạt cho những gì đã xảy ra. Không có lời động viên, cũng không có thời gian nghỉ ngơi lấy lại tinh thần”, ông Smith nói.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Smith đã ngồi sau tay lái của 3 vụ tai nạn gây chết người và một vụ tai nại khiến một người phụ nữ mất cả hai chân.
Ông bố 5 con đã ly dị vợ tỏ ra kiên cường hơn những người khác nhưng ông chia sẻ rằng vụ tai nạn cướp đi sinh mạng của một cậu bé 17 tuổi vẫn luôn ám ảnh ông.
“Thỉnh thoảng những ký ức đó lại quay lại với tôi. Chúng vẫn luôn quanh quẩn bên tôi. Tôi nghĩ là tôi có thể quên chúng nhưng những thứ khiến tôi nhớ lại vụ tai nạn đó vẫn luôn hiện hữu”, ông chia sẻ.
Một nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng có tới 16% những người lái tàu từng trải qua tai nạn bị rối loạn tâm lý, hơn 30% gặp các vấn đề khác về sức khoẻ tâm thần, bao gồm cả trầm cảm và rối loạn lo âu.
Trung tâm sức khoẻ tâm thần sau chấn thương, ĐH Melbourne, Úc chỉ ra rằng những người lái tàu cần có thời gian nghỉ ngơi lấy lại tinh thần sau tai nạn nhiều gấp đôi các loại tai nạn khác, khoảng 1 năm tính từ khi sự cố xảy ra.
5 người lái tàu kỳ cựu – những người gặp sang chấn tâm lý vì tai nạn đường sắt cho biết ngày mới vào nghề họ không hề được cảnh báo về tần số các vụ tai nạn hay những cái chết mà chiếc tàu gây ra.
Các chuyên gia tâm thần học cho rằng nếu những người lái tàu được chuẩn bị sẵn tư tưởng cho những trường hợp xấu có thể xảy ra thì họ sẽ dễ dàng trở lại cuộc sống bình thường hơn. “Lúc đó họ có thể làm chủ tình huống và biết phải làm gì khi sự cố xảy ra”, chuyên gia của ĐH Melbourne nói.
Người lái tàu kỳ cựu Michael Hinch cho biết cái chết cận kề đường ray mỗi ngày. Ông chứng kiến cái chết đầu tiên năm 17 tuổi khi ông đang là thực tập sinh lái tàu. Hơn 3 thập kỷ qua ông đã ngồi sau tay lái của 5 cái chết và 17 vụ tai nạn lớn.
Trong các bản báo cáo về các vụ tai nạn đã trải qua, ông không bao giờ kể về vụ tai nạn đầu tiên hay nhắc về cảnh tượng người lái chính hét lên “đèn đỏ, đèn đỏ” – chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp – trong khi con tàu vẫn lao vun vút về phía người đàn ông trên đường ray năm 1976.
Rồi một ngày ông lái xe qua địa điểm xảy ra vụ tai nạn năm xưa. Ông nhìn qua cửa kính xe và thấy mình đang trên con tàu 33 năm trước, và người đàn ông trong vụ tai nạn năm trước lại một lần nữa chết trước mặt ông.
“Những ký ức ùa về và tôi cảm giác như mình đang xem lại vụ tai nạn qua tivi vậy”, ông kể.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là phản ứng bình thường với những sự kiện đau buồn họ đã trải qua, nó giống như một cơn ác mộng bủa vây lấy họ.
Bỏ việc vì ám ảnh sau tai nạn
Nik Douglas, một trong những người lái tàu phải bỏ việc vì ám ảnh sau tai nạn đã đấu tranh đòi bồi thường sang chấn tâm lý cho những người ngồi sau tay lái.
Vụ tai nạn khiến Douglas ám ảnh xảy ra năm ông 37 tuổi khi ông đang điều khiển con tàu đến Newcastle thì thấy một người đàn ông khoảng 60 tuổi trên đường ray. Ông nhìn sang đường ray bên cạnh định chuyển hướng con tàu, khi nhìn lại thì người đàn ông đã nằm dưới con tàu.
“Tôi vẫn nhớ như in cảnh tượng trước vụ va chạm. Con tàu đang đi với vận tốc 200 km/h vì ga đó không nằm trong lịch dừng”, Douglas kể.
Ông kéo phanh gấp trong hoảng loạn như đang phanh một chiếc xe hơi nhưng vô ích. “Tôi đã cố gắng dừng con tàu một cách nhanh nhất nhưng chẳng ích gì”, anh nói.
Ông phải nghỉ làm 6 tháng sau đó vì căng thẳng. “Nhiều lúc ở một mình, tôi bật khóc mà không có lý do, tôi mất ngủ triền miên, những hình ảnh về vụ tai nạn bất chợt trở về trong tâm trí dù ngày hay đêm. Đang tham gia tiệc tùng, đầy người xung quanh nhưng tôi vẫn cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Cảm giác cô đơn chính là vấn đề lớn nhất tôi gặp phải khi đó”, Douglas kể.
Ông đã trải qua hai đợt điều trị với bác sĩ tâm lý, uống thuốc chống trầm cảm để hồi phục lại tinh thần. “Vụ tai nạn đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi, rằng tôi sẽ trở thành ai, như thế nào. Vợ tôi còn khó hình dung về sự thay đổi ấy. Có thể với một số người là bình thường, nhưng với tôi, tôi vẫn chưa thể trở lại là chính mình dù vụ tai nạn đã qua 2 năm”.
Douglas từng cố quay lại công việc sau 3 tháng xảy ra vụ tai nạn nhưng sớm nhận ra mình chưa sẵn sàng cầm lái lại. “Khi tôi lái con tàu qua địa điểm xảy ra vụ tai nạn, chân tay tôi vẫn bủn rủn. Tôi đã phải đề nghị sếp cho mình chuyển lái sang con tàu ngược lại để trở về ga cũ”, ông kể.
Lần thứ 2 trở lại công việc, ông lại tiếp tục bị “doạ tinh thần” khi suýt đâm phải một cô gái. “Cô gái đi qua đường ray, vào phút cuối đã kịp nhảy sang đường ray khác, tôi cứ ngỡ là mình đã đâm vào cô gái rồi nhưng trung tâm điều khiển xem băng ghi hình và báo là không có va chạm xảy ra”, ông nhớ lại.
Douglas được chính phủ bồi thường 4400 bảng (khoảng 122 triệu đồng) vì sang chấn tâm lý năm 2012. Ông dường như là người cuối cùng được nhận bồi thường vì sau đó luật bồi thường thay đổi vì cho rằng đó là một phần của công việc và những người lái tàu phải làm quen với chúng.
Thứ tư, 17/02/2016 13:25 GMT+7
Những vụ tai nạn tàu hỏa kinh hoàng
Giây phút thót tim trên khoang lái tàu
Dân hô hoán khi tàu đến, người đàn ông tránh không kịp bị tông tử vong ở Sài Gòn
Minh Toàn |
Phát hiện người đàn ông đi gần đường ray, mọi người hô hoán nhưng người này tránh không kịp nên bị tàu tông trúng tử vong.
Thông tin ban đầu, khoảng 19h30 ngày 23/12, những người dân sinh sống ở P.4, Q.Phú Nhuận, TP.HCM phát hiện 1 người đàn ông (khoảng 40 tuổi) đi gần đường ray.
Lúc này, chiếc tàu hỏa mang số hiệu SQN4 (chạy tuyến ga Sài Gòn – TP. Quy Nhơn) đang lưu thông trên đường ray nên mọi người hô hoán, nhưng người đàn ông không nghe thấy nên bị tàu hỏa tông trúng văng khỏi đường ray tử vong.
Người lái tàu nhanh chóng cho phương tiện dừng lại và thông báo lực lượng chức năng địa phương.
Lực lượng chức năng Q.Phú Nhuận có mặt, khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa. Sau khi lập biên bản xong, người lái tàu hỏa tiếp tục lộ trình.
Đến 23h cùng ngày, thi thể nạn nhân được đưa về nhà xác để phục vụ công tác điều tra.
Lúc này, chiếc tàu hỏa mang số hiệu SQN4 (chạy tuyến ga Sài Gòn – TP. Quy Nhơn) đang lưu thông trên đường ray nên mọi người hô hoán, nhưng người đàn ông không nghe thấy nên bị tàu hỏa tông trúng văng khỏi đường ray tử vong.
Lực lượng chức năng ở hiện trường.
Lực lượng chức năng Q.Phú Nhuận có mặt, khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa. Sau khi lập biên bản xong, người lái tàu hỏa tiếp tục lộ trình.
Đến 23h cùng ngày, thi thể nạn nhân được đưa về nhà xác để phục vụ công tác điều tra.
theo Trí Thức Trẻ
Tai nạn tàu hỏa kinh hoàng ở Italia, 20 người thiệt mạng
VOV.VN - Tính đến nay đã có
ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương sau vụ tai
nạn tàu hỏa ở Puglia, miền Nam Italia.
Tính
đến nay đã có ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị
thương sau vụ tai nạn tàu hỏa kinh hoàng xảy ra ngày 12/7 giữa hai tàu
hỏa chở khách tại khu vực Puglia, miền Nam Italia.
Hãng
thông tấn ANSA của Italia dẫn nguồn tin nhà chức trách Italia cho biết,
vụ tai nạn xảy ra trên đoạn đường ray chạy qua khu rừng ô-liu nằm giữa
thị trấn Corato và Andria. Hai tàu hỏa đã đâm trực diện khi đang cùng di
chuyển trên tuyến đường này .
Kênh
truyền hình nhà nước Italia đưa tin, lỗi kỹ thuật có thể là nguyên nhân
dẫn đến vụ tai nạn này. Trong một tuyên bố mới nhất, Thủ tướng Italia
Matteo Renzi khẳng định sẽ làm rõ vụ việc, đồng thời cắt ngắn chuyến
thăm thành phố Milan.
Vào tháng 12/2009 tại khu vực Tuscany của Italia cũng từng xảy ra tai nạn tàu hỏa kinh hoàng khiến hơn 30 người chết./.
Ám ảnh những cái chết kinh hoàng của người lái tàu hỏa
Trầm cảm và rối loạn tâm thần
Peter Smith, một người lái tàu đã nghỉ hưu cho biết khi mới bước chân vào nghề, ông không hề được cảnh báo về những nỗi kinh hoàng có thể gặp phải trên đường ray. “Chúng tôi như bị ném vào giữa bầy sói”, anh so sánh.
Sau 40 năm cầm lái, Smith cho rằng ông cũng là nạn nhân của những vụ tai do chính mình cầm lái.
Vụ tai nạn đầu tiên, con tàu ông lái đâm và giết chết một người mà đến tận ngày hôm sau ông mới biết tin. Ông không nhìn thấy nạn nhân mà chỉ được nghe kể lại vụ việc.
Cái chết thứ hai dưới con tàu ông lái xảy ra vào năm thứ 3 kể từ khi ông vào nghề. Sau tai nạn ông vẫn phải đi làm. Không một lời hỏi han, vào thời điểm đó, người lái tàu bất đắc dĩ xin nghỉ phép thì chỉ được thanh toán 80% tiền lương.
“Đó giống như một sự trừng phạt cho những gì đã xảy ra. Không có lời động viên, cũng không có thời gian nghỉ ngơi lấy lại tinh thần”, ông Smith nói.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Smith đã ngồi sau tay lái của 3 vụ tai nạn gây chết người và một vụ tai nại khiến một người phụ nữ mất cả hai chân.
Ông bố 5 con đã ly dị vợ tỏ ra kiên cường hơn những người khác nhưng ông chia sẻ rằng vụ tai nạn cướp đi sinh mạng của một cậu bé 17 tuổi vẫn luôn ám ảnh ông.
“Thỉnh thoảng những ký ức đó lại quay lại với tôi. Chúng vẫn luôn quanh quẩn bên tôi. Tôi nghĩ là tôi có thể quên chúng nhưng những thứ khiến tôi nhớ lại vụ tai nạn đó vẫn luôn hiện hữu”, ông chia sẻ.
Một nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng có tới 16% những người lái tàu từng trải qua tai nạn bị rối loạn tâm lý, hơn 30% gặp các vấn đề khác về sức khoẻ tâm thần, bao gồm cả trầm cảm và rối loạn lo âu.
Trung tâm sức khoẻ tâm thần sau chấn thương, ĐH Melbourne, Úc chỉ ra rằng những người lái tàu cần có thời gian nghỉ ngơi lấy lại tinh thần sau tai nạn nhiều gấp đôi các loại tai nạn khác, khoảng 1 năm tính từ khi sự cố xảy ra.
5 người lái tàu kỳ cựu – những người gặp sang chấn tâm lý vì tai nạn đường sắt cho biết ngày mới vào nghề họ không hề được cảnh báo về tần số các vụ tai nạn hay những cái chết mà chiếc tàu gây ra.
Các chuyên gia tâm thần học cho rằng nếu những người lái tàu được chuẩn bị sẵn tư tưởng cho những trường hợp xấu có thể xảy ra thì họ sẽ dễ dàng trở lại cuộc sống bình thường hơn. “Lúc đó họ có thể làm chủ tình huống và biết phải làm gì khi sự cố xảy ra”, chuyên gia của ĐH Melbourne nói.
Người lái tàu kỳ cựu Michael Hinch cho biết cái chết cận kề đường ray mỗi ngày. Ông chứng kiến cái chết đầu tiên năm 17 tuổi khi ông đang là thực tập sinh lái tàu. Hơn 3 thập kỷ qua ông đã ngồi sau tay lái của 5 cái chết và 17 vụ tai nạn lớn.
Trong các bản báo cáo về các vụ tai nạn đã trải qua, ông không bao giờ kể về vụ tai nạn đầu tiên hay nhắc về cảnh tượng người lái chính hét lên “đèn đỏ, đèn đỏ” – chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp – trong khi con tàu vẫn lao vun vút về phía người đàn ông trên đường ray năm 1976.
Rồi một ngày ông lái xe qua địa điểm xảy ra vụ tai nạn năm xưa. Ông nhìn qua cửa kính xe và thấy mình đang trên con tàu 33 năm trước, và người đàn ông trong vụ tai nạn năm trước lại một lần nữa chết trước mặt ông.
“Những ký ức ùa về và tôi cảm giác như mình đang xem lại vụ tai nạn qua tivi vậy”, ông kể.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là phản ứng bình thường với những sự kiện đau buồn họ đã trải qua, nó giống như một cơn ác mộng bủa vây lấy họ.
Bỏ việc vì ám ảnh sau tai nạn
Nik Douglas, một trong những người lái tàu phải bỏ việc vì ám ảnh sau tai nạn đã đấu tranh đòi bồi thường sang chấn tâm lý cho những người ngồi sau tay lái.
Vụ tai nạn khiến Douglas ám ảnh xảy ra năm ông 37 tuổi khi ông đang điều khiển con tàu đến Newcastle thì thấy một người đàn ông khoảng 60 tuổi trên đường ray. Ông nhìn sang đường ray bên cạnh định chuyển hướng con tàu, khi nhìn lại thì người đàn ông đã nằm dưới con tàu.
“Tôi vẫn nhớ như in cảnh tượng trước vụ va chạm. Con tàu đang đi với vận tốc 200 km/h vì ga đó không nằm trong lịch dừng”, Douglas kể.
Ông kéo phanh gấp trong hoảng loạn như đang phanh một chiếc xe hơi nhưng vô ích. “Tôi đã cố gắng dừng con tàu một cách nhanh nhất nhưng chẳng ích gì”, anh nói.
Ông phải nghỉ làm 6 tháng sau đó vì căng thẳng. “Nhiều lúc ở một mình, tôi bật khóc mà không có lý do, tôi mất ngủ triền miên, những hình ảnh về vụ tai nạn bất chợt trở về trong tâm trí dù ngày hay đêm. Đang tham gia tiệc tùng, đầy người xung quanh nhưng tôi vẫn cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Cảm giác cô đơn chính là vấn đề lớn nhất tôi gặp phải khi đó”, Douglas kể.
Ông đã trải qua hai đợt điều trị với bác sĩ tâm lý, uống thuốc chống trầm cảm để hồi phục lại tinh thần. “Vụ tai nạn đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi, rằng tôi sẽ trở thành ai, như thế nào. Vợ tôi còn khó hình dung về sự thay đổi ấy. Có thể với một số người là bình thường, nhưng với tôi, tôi vẫn chưa thể trở lại là chính mình dù vụ tai nạn đã qua 2 năm”.
Douglas từng cố quay lại công việc sau 3 tháng xảy ra vụ tai nạn nhưng sớm nhận ra mình chưa sẵn sàng cầm lái lại. “Khi tôi lái con tàu qua địa điểm xảy ra vụ tai nạn, chân tay tôi vẫn bủn rủn. Tôi đã phải đề nghị sếp cho mình chuyển lái sang con tàu ngược lại để trở về ga cũ”, ông kể.
Lần thứ 2 trở lại công việc, ông lại tiếp tục bị “doạ tinh thần” khi suýt đâm phải một cô gái. “Cô gái đi qua đường ray, vào phút cuối đã kịp nhảy sang đường ray khác, tôi cứ ngỡ là mình đã đâm vào cô gái rồi nhưng trung tâm điều khiển xem băng ghi hình và báo là không có va chạm xảy ra”, ông nhớ lại.
Douglas được chính phủ bồi thường 4400 bảng (khoảng 122 triệu đồng) vì sang chấn tâm lý năm 2012. Ông dường như là người cuối cùng được nhận bồi thường vì sau đó luật bồi thường thay đổi vì cho rằng đó là một phần của công việc và những người lái tàu phải làm quen với chúng.
Ấn Độ: Số người chết ở vụ tai nạn tàu hỏa tăng chóng mặt
TPO - Số người thiệt mạng trong vụ tai nạn tàu hỏa
kinh hoàng ở Ấn Độ đã tăng đến con số 120. Các nhân viên cứu hộ cho
biết, con số này sẽ còn tăng do lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận
toa tàu bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc
Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra các thành phố Kanpur 100km vào khoảng 3h sáng ngày 20/11.
Hãng tin Indian Express dẫn lời ông Anil Saxena, người phát ngôn cơ quan đường sắt Ấn Độ cho biết: “Mười bốn toa của con tàu đi từ Indore đến Patna bị trật bánh gần Kanpur”.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gửi lời chia buồn tới thân nhân những
người bị nạn đồng thời cho biết Bộ trưởng Đường sắt đang theo dõi sát
sao tình hình.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây tai nạn. Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ
Suresh Prabhu đã ra lệnh mở một cuộc điều tra về vụ việc “ngay lập tức”.
Ông cho biết trên trang Twitter: “Người chịu trách nhiệm cho vụ tai nạn
sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nhất”.
Năm 2010, Ấn Độ cũng xảy ra một vụ tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng tương tự ở Tây Bengal khiến 146 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương.
Mạng lưới đường sắt của Ấn Độ thuộc hàng lớn nhất thế giới. Đây vẫn là phương tiện di chuyển đường dài chủ yếu tại đất nước rộng lớn này. Tuy nhiên chất lượng đường sắt chưa an toàn do hạn chế về kinh phí khiến các vụ tai nạn thương tâm vẫn thường xuyên diễn ra.
Theo báo cáo năm 2012 của chính phủ Ấn Độ, mỗi năm nước này có tới gần 15.000 người thiệt mạng vì tai nạn đường sắt.
Hãng tin Indian Express dẫn lời ông Anil Saxena, người phát ngôn cơ quan đường sắt Ấn Độ cho biết: “Mười bốn toa của con tàu đi từ Indore đến Patna bị trật bánh gần Kanpur”.
Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn này
Hàng trăm cảnh sát và binh sỹ được triển khai tại hiện trường nhằm hỗ
trợ lực lượng cứu hộ. Họ đang sử dụng máy cắt kim loại để phá dỡ các toa
tàu, đưa nạn nhân bị mắc kẹt ra ngoài.
Cảnh sát cho biết, cho đến nay, số người thiệt mạng đã là 120 người,
ít nhất 200 người bị thương đã được đưa tới các cơ sở y tế gần nhất.
Theo lực lượng cứu hộ, số người thiệt mạng có thể tăng do họ chưa thể
tiếp cận toa tàu bị ảnh hưởng nặng nề nhất.Năm 2010, Ấn Độ cũng xảy ra một vụ tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng tương tự ở Tây Bengal khiến 146 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương.
Mạng lưới đường sắt của Ấn Độ thuộc hàng lớn nhất thế giới. Đây vẫn là phương tiện di chuyển đường dài chủ yếu tại đất nước rộng lớn này. Tuy nhiên chất lượng đường sắt chưa an toàn do hạn chế về kinh phí khiến các vụ tai nạn thương tâm vẫn thường xuyên diễn ra.
Theo báo cáo năm 2012 của chính phủ Ấn Độ, mỗi năm nước này có tới gần 15.000 người thiệt mạng vì tai nạn đường sắt.
Theo RT
Những tai nạn tàu hỏa thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 21
Vụ tàu hỏa trật bánh vừa xảy ra ở Argentina hôm qua làm ít nhất 49 người
chết và khoảng hơn 600 người bị thương vẫn chưa phải là vụ tai nạn
đường sắt kinh hoàng nhất trên thế giới, tính từ năm 2000 tới nay.
Những tai nạn tàu hỏa thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 21
Vụ tàu hỏa trật bánh vừa xảy ra ở Argentina hôm qua làm ít nhất 49 người chết và khoảng hơn 600 người bị thương vẫn chưa phải là vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng nhất trên thế giới, tính từ năm 2000 tới nay.
Hình ảnh vụ tai nạn tàu xảy ra hôm qua tại Argentina. |
Dưới đây là tổng hợp những vụ tai nạn tàu hỏa để lại hậu quả nặng nề nhất về người và của trong hơn một thập kỷ qua:
Argentina năm 2011: Một đoàn tàu chở
hàng đã đâm vào xe bus chở học sinh ở tỉnh San Luis tháng 11 năm ngoái,
khiến 8 học sinh nữ thiệt mạng và 41 người khác bị thương.
Ấn Độ năm 2010: Vụ tai nạn tàu hỏa xảy
ra ở thị trấn Etawash, khoảng 270km về phía tây nam của Lucknow, khi
đoàn tàu đi vào vùng sương mù. Ít nhất 10 người đã chết và nhiều người
khác bị thương.
Cameroon năm 2009: Một đoàn tàu chở khách bị trật bánh gần Yaoundé, Cameroon làm 5 người chết và 275 người bị thương.
Ai Cập năm 2008: Ít nhất 44 người chết và 33 người bị thương sau khi một chiếc xe tải mất phanh gây ra tại nạn tàu hỏa ở Dabaa, Ai Cập.
Congo năm 2007: Ít nhất 100 người
chết và rất nhiều người bị thương trong vụ tai nạn xảy ra do phanh bị
hỏng khi tàu đang chạy với vận tốc lớn. Theo các nhân viên trên tàu,
đoàn tàu đang chạy rất nhanh thì phanh bị hỏng, 7 toa tàu bị lật.
Ấn Độ năm 2005: Ấn Độ là một quốc gia
rất hay xảy ra các vụ tai nạn tàu hỏa, cướp đi sinh mạng của nhiều người
dân. Vụ tai nạn tàu hỏa ở Ấn Độ năm 2005 khiến 10 người tử vong do đoàn
tàu bị trật bánh vì lũ lụt, xảy ra ở miền Nam nước này.
Pakistan năm 2005: 3 đoàn tàu chở
khách đâm liên hoàn vào nhau ở gần Ghotki, miền nam Sindh, làm ít nhất
132 người chết và hàng trăm người khác bị thương. Theo cảnh sát, đoàn
tàu đi về hướng Karachi đâm vào một đoàn tàu, cản đường đi của một đoàn
tàu khác nên đã xảy ra tai nạn thương tâm trên.
Nhật Bản năm 2005: Một đoàn tàu đâm
vào tòa nhà ở phía tây thành phố Amagasaki khiến 100 người thiệt mạng,
khoảng 450 người khác bị thương. Đây là vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng
nhất kể từ sau vụ việc xảy ra ở Tokyo làm 161 người chết.
Sri Lanka năm 2004: Vụ việc xảy ra ở
Sri Lanka năm 2004 chính là vụ tai nạn đường sắt cướp đi sinh mạng của
nhiều người nhất trong lịch sử. Sóng thần đã cuốn trôi cả đoàn tàu ở
Telwatta, cách thủ đô Colombo khoảng 110 km về phía Nam.
Triều Tiên năm 2004: Ít nhất 150 người
chết và 1.300 người bị thương, khi đoàn tàu đâm vào một đường dây điện
gần biên giới Trung Quốc. Hơn 30 tòa nhà công cộng và nhà cửa của 8.000
gia đình đã bị phá hủy trong vụ tai nạn này.
Iran năm 2004: Đoàn tàu đang chạy thì
phanh bị hỏng, sau đó trật đường ray và bốc cháy, tạo ra tiếng nổ rất
lớn. Trên đoàn tàu có chở rất nhiều xăng và hóa chất. Khoảng gần 300
người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn này.
Ai Cập năm 2002: Một đoàn tàu bốc cháy
khi đang di chuyển từ Cairo đến Luxor, khiến 373 người thiệt mạng.
Nguyên nhân là do đoàn tàu chạy quá tải. Hơn 100 người trong số đó không
thể xác định được danh tính, vì họ đã bị chết cháy.
đỗ quyên
Theo Infonet.vn
Pakistan: Tai nạn tàu hỏa kinh hoàng, 8 người trong một nhà chết thảm
Ngày 15/2, một vụ
tai nạn tàu hoả nghiêm trọng đã xảy ra ở miền nam Pakistan khiến 8
người chết và 4 người bị thương. Điều đáng nói, tất cả các nạn nhân đều
thuộc một đại gia đình.
Hiện trường vụ tai nạn
Theo AP, vụ tai nạn xảy ra tối 15/2 khi đoàn tàu Fareed Express đâm
trúng một ô tô tại khu vực đường ngang dân sinh ở làng Allah Dino Sand,
cách thành phố Karachi (tỉnh Sindh) 170 km về phía bắc.
Bác sĩ Hasan Shah Murad- một quan chức y tế tỉnh Sindh xác nhận, vụ tai
nạn khiến 8 người chết và 4 người khác bị thương. Điều đáng nói, tất cả
các nạn nhân đều thuộc một đại gia đình.
Tai nạn tàu hỏa ở Pakistan thường xảy ra ở các địa điểm giao nhau với
đường bộ, không có rào chắn và đèn tín hiệu cảnh báo. Ngoài ra, nhiều
tuyến đường sắt nước này cũng đã xuống cấp do thiếu đầu tư.
Vào cuối năm ngoái, một tàu hỏa chở 280 hành khách cũng bị trật đường
ray tại tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, khiến 17 người chết và 150
người bị thương.
Nguồn: Báo Tiền Phong
Tai nạn kinh hoàng: Tàu hỏa kéo lê xe tải 50m, giắt vào cầu sắt
Thứ sáu, 08/04/2016 10:21
Đang băng qua đường ngang dân sinh, chiếc xe tải bất ngờ bị đoàn tàu Bắc - Nam lao tới tông thẳng vào và kéo lê đi khoảng 50m.
Trưa 7/4, Thiếu tá Nguyễn Văn Đường - Đội trưởng Đội
CSGT đường sắt Nghệ An cho biết, hiện cơ quan đang xử lý, làm rõ nguyên
nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua huyện Diễn Châu.
Thông
tin ban đầu cho biết, khoảng 10h sáng 7/4, một chiếc xe tải mang BKS:
37C-169.38, do tài xế Hoàng Danh Hai (SN 1993, trú xã Quỳnh Tân, huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An) điều khiển đi từ hướng Cầu Lồi lên xã Đô Thành
(huyện Yên Thành) chở vật liệu.
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng.
Khi
tới km273+500 (thuộc Yên Lý, khối Bắc, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu)
chiếc xe tải băng qua đường ngang dân sinh thì bị đoàn tàu hỏa mang số
hiệu D19E930, do Tạ Quang Thành (SN 1986, trú Xí nghiệp đầu máy Hà Nội)
điều khiển đi từ Bắc - Nam đâm vào.
Sau cú đâm cực mạnh, đoàn tàu đã kéo lê chiếc xe tải trượt 1 quãng chừng 50m rồi mới dừng lại.
Tại
hiện trường, chiếc xe tải nát bét trước đầu tàu và giắt ở cầu sắt trên
đường ray. Vụ tai nạn đã khiến tài xế xe tải bị thương nặng và được
người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
Chiếc xe tải dắt vào đầu đoàn tàu, hư hỏng nặng.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường, lập biên bản, điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc.
Vụ
tai nạn đã khiến giao thông trên đường sắt Bắc Nam bị tắc nghẽn. Lực
lượng chức năng đang điều xe cẩu để giải phóng hiện trường vụ.
Vụ tai nạn đã khiến tài xế bị thương nặng.
Hiện cơ quan chức năng đang điều động xe cẩu để giải phóng hiện trường vụ tai nạn.
Theo Trí thức trẻNhững vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc khiến nhiều người rùng mình khi ra đường
Chỉ vì một chút sơ sẩy, nhiều người đã mất mạng ngay trên đường ray tàu hỏa, hoặc bị kéo lê trước sự hoảng sợ của nhiều người.
Tâm hỏa đâm ô tô ở Thường Tín, 5 người tử vong
Khoảng
hơn 5h sáng ngày 24/10 vừa qua, chiếc xe ô tô Honda CRV chở theo 7
người chạy trên quốc lộ 1A. Khi xe đi qua đường ngang dân sinh đoạn qua
thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội, do không chú ý
quan sát, đúng lúc tàu hỏa chở khách đi tới và tông trực diện vào chiếc ô
tô này.
Nhiều nhân chứng kể lại, thời điểm trên họ
nghe thấy một rầm rất lớn. Khi chạy ra thì bàng hoàng trước cảnh xe ôtô
7 chỗ bị tàu hỏa đâm nát.
Hiện trường vụ tai nạn khiến 5 người tử vong
Vụ
tai nạn nghiêm trọng khiến 5 người tử vong, hai người bị thương nặng.
Trong số 5 người tử vong có 2 chị em ruột là Nguyễn Thị Kim Dung (29
tuổi và, Nguyễn Thị Mai (19 tuổi), đều ở Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.
Nguyên
nhân ban đầu được xác định là do lái xe ôtô không chú ý khi đi qua
đường sắt. Đây là đường ngang được phòng vệ bằng thiết bị cảnh báo tự
động, tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, thiết bị hoạt động bình thường.
Ngoài
ra, hiện trường xảy ra vụ tai nạn chỉ có chắn ngang tự quản, chủ yếu
hoạt động ban đêm. Hệ thống biển báo đang không đặt đúng vị trí.
Tàu hỏa đâm nát ô tô chở khách ăn cưới về, 9 người tử nạn
Khoảng
14h57 ngày 30/3/2014, tại Km 18 + 800 khu Thường Tín – Chợ Tía thuộc
địa phận xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Nội đã xảy ra vụ tai nạn giao
thông thảm khốc giữa tàu hỏa chở khách SE8 từ TP.HCM ra Hà Nội với xe ô
tô khách biển kiểm soát 20L (16 chỗ) do Nguyễn Thế Hùng (30 tuổi, ở Tân
Hương, Phổ Yên, Thái Nguyên) điều khiển.
Hiện trường vụ tai nạn hôm 30/3
Theo
các nhân chứng, lái xe khách đã cố tình vượt đường ngang khi thiết bị
cảnh báo bên đường réo chuông và và đoàn tàu đang hú còi lao đến. Khoảng
cách giữa ôtô và tàu hỏa không đủ để chiếc ôtô kịp băng qua.
Một
tiếng rầm vang lên, đuôi xe khách bị đầu tầu húc quay một vòng 180 độ
rồi văng vào dải phân cách giữa đường sắt và Quốc lộ 1A. Hậu quả, xe ô
tô nát bét, 7 người ngồi ở giữa và đuôi xe tử nạn tại chỗ. 2 người khác
chết trên đường tới bệnh viện.
Bị tàu hỏa đâm chết vì đứng trên đường ray nghe điện thoại
Vào
khoảng hơn 7h ngày 6/12, trên tuyến đường sắt Bắc - Nam (đoạn qua địa
phận xóm 8, xã Nghi Liên, TP.Vinh, Nghệ An) đã xảy ra vụ tai nạn đường
sắt nghiêm trọng khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ.
Được
biết, nạn nhân là anh Phạm Văn Mưu, trú tại xã Nghi Vạn, huyện Nghi
Lộc, Nghệ An. Theo người dân chứng kiến, anh Mưu vừa xuống xe buýt, sau
đó đứng trên đường ray mải nghe điện thoại.
Vợ con gào khóc khi nhìn thấy thi thể nạn nhân (Ảnh: Người lao động)
Lúc
ấy tàu hỏa đang đến, nhiều người dân đã la hét báo cho anh Mưu nhưng
vẫn không kịp. Hậu quả, khiến anh Mưu tử vong tại chỗ. Đoàn tàu phải
dừng lại gần 1 tiếng để xử lý vụ việc.
Trước đó,
vào khoảng 15h ngày 28/1/2014 trên tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn qua xã
Văn Tự, huyện Thường Tín (Hà Nội), do mải nghe điện thoại trên đường
sắt một người đàn ông đã bị tàu hỏa đâm vào kéo lê 10 m và tử vong.
Theo
một số người dân gần đó cho biết, vào khoảng thời gian trên, một người
đàn ông đứng nghe điện thoại trên đường tàu, đoạn đường ngang dân sinh
giao với đường sắt thuộc xã Văn Tự, huyện Thường Tín. Do mải nghe điện
thoại nên không biết có đoàn tàu đang đến gần nên đã bị đoàn tàu D91E –
924 tông thẳng và kéo lê hơn 10m, tử vong tại chỗ.
Ngay
sau khi nhận đươc tin báo của người dân, CSGT huyện Thường Tín đã có
mặt tai hiện trường vụ tai nạn để điều tiết giao thông trên Quốc lộ 1A,
đồng thời tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Cố vượt đường ngang, xe ô tô 12 chỗ bị tàu hỏa hất văng
Do
không chú ý qua đường sắt, xe ô tô 12 chỗ đã bị tàu hàng 2318 đâm vào,
khiến một người bị thương, hai chuyến tàu bị chậm lịch trình.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 8h ngày 5/12, đoạn đi qua thôn Đằng Chương, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Hiện trường vụ tai nạn
Theo
thông tin ban đầu, vào khoảng thời gian xe ô tô 12 chỗ mang BKS 18B -
015.09 do tài xế Phạm Tài Vinh (46 tuổi, trú tại xã Yên Tiến, huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định) điều khiển đã không quan sát khi qua đường sắt nên
đã bị tàu chở hàng 2318 đâm vào.
Cú đâm mạnh khiến
phần đầu xe ô tô bị biến dạng, tài xế xe ô tô bị thương và được người
dân sơ cứu tại chỗ. Vụ tai nạn đã làm hai chuyến tàu bị chậm lịch trình.
Tai nạn thảm khốc tàu hỏa đâm vào 6 ôtô, 26 người thương vong
Vụ
tai nạn kinh hoàng xảy ra đúng ngày mùng 4 Tết Tân Mão trên cầu Ghềnh,
nằm giáp ranh 2 xã Bửu Hòa và Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai).
Hôm
đó, đoàn tàu SE2, số hiệu D19E-951 hành trình từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà
Nội khi qua cầu đã tông một lúc vào 6 xe ô tô đang lưu thông theo chiều
ngược lại trên cầu, trong đó có 4 xe taxi, 1 xe chở khách 7 chỗ và 1
xe tải nhẹ 1,5 tấn, biển số 60N đang lưu thông qua cầu. Riêng chiếc
xe tải bị kẹp bẹp dí giữa đoàn tàu phải vất vả lắm lực lượng cứu hộ mới
có thể đưa ra được.
(Ảnh: Người lao động)
Nguyên
nhân xảy ra tai nạn là do sự thiếu ý thức của những người điều khiển
phương tiên. Tối hôm đó,trước thời điểm xảy ra tai nạn, một xe ô tô con
và xe taxi mang BKS 56K-9697 “đối đầu” nhau, tài xế không ai chịu nhường
đường dẫn đến cãi vã gây kẹt xe trên cầu.
Tiếp đó,
do đèn tín hiệu hỏng cùng một loạt lỗi của lái tàu, nhân viên làm nhiệm
vụ gác chắn… tàu SE2 đã lao đến tông vào 6 ô tô, làm 2 người chết, 24
người bị thương.
Theo Khám phá
Nhận xét
Đăng nhận xét