BÍ ẨN LỊCH SỬ 48
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hình minh họa
Ảnh minh họa
Trận Mèo Lửa: Trận đánh kỳ lạ bậc nhất lịch sử Việt Nam, hiếm thấy trên thế giới
Lê Thái Dũng |
"Hỏa miêu trận" (Trận Mèo Lửa) là một trong những chiến thuật quân sự kỳ lạ, hiếm thấy nhất trong lịch sử Việt Nam và e rằng trên thế giới cũng khó có một trận chiến nào giống như vậy.
Trong chiến trận thời xưa, nhiều loài
động vật như voi, trâu, bò, chó, ong, rắn… đã được sử dụng không chỉ với
mục đích uy hiếp tinh thần, làm khiếp đảm quân thù mà còn gây thương
vong lớn cho đối phương.
Nhưng dùng mèo
như 1 phần sức mạnh quân đội thì đúng là hiếm thấy. Trận chiến được kể
lại dưới đây lại liên quan đến loài mèo và câu chuyện này xảy ra vào
thời Lê Trung hưng, thời kỳ mà chế độ quân chủ phong kiến đang gặp khủng
hoảng trầm trọng.
Bấy giờ, sau khi giúp vua Lê đánh đuổi
họ Mạc, giành lại được Thăng Long, khôi phục đế quyền, các đời chúa
Trịnh dần dần lấn át, tước đoạt quyền bính. Nếu ai đó có ý phản kháng
đều bị phế truất hoặc bức hại đến chết.
Ảnh minh họa
Bất
bình trước sự lộng quyền của chúa Trịnh, nhiều hoàng thân quốc thích,
quan lại trung thành mưu đồ diệt Trịnh, giành lại quyền lực cho vua Lê,
trong số đó nổi tiếng nhất là hoàng thân Lê Duy Mật.
Theo
sử sách, Lê Duy Mật là con thứ 11 của Lê Dụ Tông, tháng 12 năm Mậu Ngọ
(1738) ông cùng hai hoàng thân là Lê Duy Chúc, Lê Duy Quy và một số văn
thần, võ tướng như Phạm Công Thế, Vũ Thước, Lại Tế Thế… mưu dấy binh,
đánh vào phủ chúa để diệt Trịnh Giang.
Tuy nhiên sự việc
bại lộ phải bỏ chạy khỏi kinh thành. Trong thời gian chạy trốn, Lê Duy
Quy rồi Lê Duy Chúc lần lượt lâm bệnh qua đời, Lê Duy Mật đem tùy tùng
rút về quê gốc phát động khởi nghĩa, lấy địa bàn hoạt động chính ở vùng
thượng du phía Tây Thanh Hóa giáp với Nghệ An giương ngọn cờ "phù Lê
diệt Trịnh".
Để danh chính ngôn thuận, Lê Duy Mật xưng
hiệu là "Thiên Nam đế tử" thiết lập bộ máy chính quyền riêng hùng cứ một
cõi, có lúc tiến quân đánh đến tận Sơn Tây khiến họ Trịnh lo lắng mất
ăn mất ngủ. Tác phẩm Hồng Hoan lương sử có câu:
Ngọc lâu dựng một chương tòa,
Tự xưng đế tử, hiệu là Thiên Nam.
Sách Bình Ninh thực lục do chúa Trịnh sai bề tôi soạn ra cũng phải thừa nhận rằng Lê Duy Mật: "...Tạo
ra ấn báu, cờ, gươm, bắt hiếp lấy thổ binh các động sách ven núi, ra
vào thượng du Thanh Hoa, chiếm đóng đồn ngoại biên...
Chiếm
cứ Trình Quang, đặt thêm cung điện, đặt làm nội ngoại phủ đều xây bằng
gạch, lợp bằng ngói; các đồ tiếm dùng long chảo, long sàng, long tọa,
long kiệu và đặt ra các hiệu thị vệ Kim ngô, Cẩm y. Qua hơn 10 năm, cờ
hoàng ốc, cờ tả đạo, tự xưng hùng một góc trời".
Các
đời chúa Trịnh Giang, Trịnh Doanh nhiều lần đem quân đàn áp nhưng không
thành, Trịnh Sâm kế vị ngôi chúa từ năm Đinh Hợi (1767) nhưng mãi đến
tháng 8 năm Kỷ Sửu (1769) mới quyết định huy động lực lượng lớn để quyết
một phen sống mái với Lê Duy Mật.
Chiến binh mèo lửa
Sau
nhiều trận ác liệt, quân Trịnh đã tiến được vào khu căn cứ Trình Quang ở
phủ Trấn Ninh (nay thuộc Nghệ An), lúc bấy giờ binh lực và bố phòng của
Lê Duy Mật như sau:
"Chiến binh ước 3000 người, voi
chiến hơn 200 con, ngựa hơn 200 con, súng lớn súng nhỏ trên 1000 khẩu,
thuốc súng đạn không thể đếm hết. Khí giới, binh giáp sắc bén, đạn lửa,
tên lửa, quả ném, những đồ cần dùng đánh thành, cái gì cũng có.
Ngoài
ngụy phủ, bốn bên có 16 đồn liên lạc với nhau, chông giữ cùng nhau. Các
đồn thì tầng thứ nhất đắp lũy đất, trên mặt lũy cách một trượng đặt một
lầu bắn. Ngoài lũy đất đều trồng tre, cách lũy tre một trượng, đào hào
sâu hơn 13 trượng, rộng cũng ngần ấy.
Ở các nơi
xung yếu đều cắm chông sắt (chông sắt dài 1 thước 8 tấc, quân ta gọi là
"giặc chông sắt"). Ngoài ra đều cắm chông tre như lông nhím. Các hào một
trượng lại đặt lũy, ngoài lũy một trượng cắm chông dày như lông thú,
trên lũy đặt nỏ gỗ, treo chuông rung, động đến có tiếng vang lên, phòng
bị cái gì cũng chu đáo, uy danh không chê được".
Người
thiết lập hệ thống kiên cố rất khó phá vỡ này là một thuộc hạ thân tín
của Lê Duy Mật (không rõ tên thật), người làng Ảm Chương, phủ Lạng
Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang).
Sách Bình Ninh thực lục cho biết như sau: "Trong
lũ đi theo có người tự xưng làm Thượng tướng Kinh quận công (tục gọi là
Quận Mèo, người làng Ảm Chương, huyện Yên Dũng), cũng có thao lược,
biết binh cơ (những nghi binh trong đồn đều do Quận Mèo bố trí), Mật thờ
như cha, tin như tâm phúc".
Tấn công nhiều lần đều không thành, tướng Trịnh dùng kế phản gián: "Lúc
ấy, Hoàng Ngũ Phúc chiêu dụ được mẹ tên Lại Thế Thiều là viên tướng của
Duy Mật, Ngũ Phúc sai mụ này viết thư dụ dỗ Thế Thiều để làm nội ứng.
Thế
Thiều là con rể Duy Mật, khi nhận được thư của mẹ, bèn sinh hai lòng
với Duy Mật, hắn ngầm khuyên đồ đảng là Lê Văn Bản mở cửa thành ngoài
cho quan quân tiến vào", (Khâm định Việt sử thông giám cương mục).
Trước
đó, thấy quân lính rất khó khăn khi đánh phá, vượt qua hệ thống phòng
thủ hiểm yếu của Lê Duy Mật, một viên tiểu tướng của quân Trịnh tên là
Phạm Sinh có sáng kiến dùng mèo làm kế hoả công.
Theo
kế này, quân Trịnh nhanh chóng đi thu bắt ở các làng bản quanh vùng
được hàng trăm con mèo, dùng dầu thông, dầu trẩu tẩm vào rồi đốt lửa,
lại đánh trống, hò reo làm mèo sợ hãi chạy về phía đồn lũy của đối
phương. Mèo chạy thục mạng vì bị đốt nóng, lại bị thúc đuổi đằng sau
khiến cho cây cối bốc cháy, rào chắn, đồn lũy bằng tre bị thiêu rụi.
Nhờ
nội công ngoại kích, quân Trịnh thắng lớn, Lê Duy Mật thế cùng, dẫn vợ
con và thuộc hạ tin cẩn là Quận Đài, Quận Hào, Quận Nhậm, Quận Uyên,
Quận Vĩnh và Quận Thìn phóng hỏa tự thiêu. Hôm đó là ngày 22 tháng giêng
năm Canh Thân (1740).
Đội quân mèo lửa đã tạo ra một
trận hỏa công chưa từng có trong lịch sử, rừng rồi đồn lũy bị cháy, lửa
bốc cao và ngày càng lan rộng.
Vốn xuất thân từ người
lao động, nhìn cảnh lửa thiêu trụi rừng, lại thấy những cây nứa, cây vầu
bị quân lính dẫm vỡ thành từng mảnh, Phạm Sinh liền lấy đan thành những
chiếc gầu, lại dạy quân lính làm theo rồi dùng ngay những chiếc gầu tát
nước dập lửa.
Quân lính, đồn lũy trong biển lửa của đội quân mèo. Tranh minh họa
Khi
xét công ban thưởng với những công lao ấy, Phạm Sinh được phong phong
làm Phấn dũng tướng quân, tước Quận Công, vì vậy dân gian gọi ông với
biệt danh là "Quận Mèo" (khác với quận Mèo ở trên).
Theo
truyền tụng tại làng Giai Lãng (gọi tắt là làng Giai) thuộc phủ Kiến
Xương, trấn Sơn Nam (nay thuộc xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái
Bình) thì Phạm Sinh là người làng này, ông còn có tên khác là Phạm Tú
Châu.
Sau chiến thắng, dù chức cao tước lớn nhưng không
được bao lâu ông xin về quê sống, đem nghề đan gầu dạy cho dân làng. Gầu
trở thành là công cụ tát nước chủ yếu của người nông dân trong mùa vụ,
lại là nghề tạo thêm thu nhập nên khi Phạm Sinh mất, dân làng Giai lập
đền thờ ông, tôn là Tổ nghề gầu.
Còn về Quận Mèo, người
là mưu sĩ của Lê Duy Mật không rõ số phận của ông ra sao. Khi căn cứ
Trình Quang thất thủ, trong số những người thân tín tự thiêu cùng Lê Duy
Mật không có ông, các thuộc tướng khác người tử trận, người ra hàng,
người chạy trốn nhưng đều bị bắt.
Đến khi quân Trịnh "xét
tội các tù giặc bắt được ở trước trận, giết những tướng giặc có danh
mục vài mươi người" (Đại Việt sử ký tục biên); những người kiệt liệt bị
giết cũng không có tên của Quận Mèo.
Như vậy có thể ông
đã mất từ trước hoặc bị chết trận trong một cuộc giao tranh trước đó nên
không chứng kiến kết cục bi thảm của lực lượng mà ông đã góp phần xây
dựng trong gần 30 năm, cũng như không thấy được công trình phòng thủ
quân sự do mình lập ra lại bị phá vỡ trước đội quân mèo lửa của một
người cũng mang danh là Quận Mèo.
Tài liệu tham khảo
1. Danh tướng Việt Nam – NXB Giáo dục, 1998
2. Đại Việt sử ký tục biên – NXB Văn hóa thông tin, 2011
3. Khâm định Việt sử thông giám Cương mục – NXB Giáo dục, 1998
4. Những làng văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc tỉnh Thái Bình– NXB Văn hóa thông tin, 2014
5. Tứ bình thực lục thời chúa Trịnh – NXB Văn hóa thông tin, 2009
6. Võ tướng Việt Nam – NXB Văn hóa thông tin, 2007
theo Trí Thức Trẻ
Đội quân chó săn thiện chiến và đáng sợ nhất lịch sử Việt Nam
Gabe |
Đó chính là đội quân "chó săn" đầy thiện chiến của Nguyễn Xí, một danh tướng dưới trướng Bình Định Vương Lê Lợi
Nguyễn Xí (1396-1465) là 1 vị đại tướng tài năng, đức độ dưới trướng Bình Định Vương Lê Lợi. Ông được coi như "Khai quốc công thần" của nhà Hậu Lê và từng phò tá đến 4 đời vua, 1 kỷ lục trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Xí cùng anh trai đi theo Lê Lợi từ nhỏ do có mối quan hệ thân tình từ đời cha ông. Chưa đầy 10 tuổi, ông đã tỏ ra thông minh xuất chúng, vũ dũng hơn người nên Lê Lợi hết mực yêu quý và tin tưởng. Nguyễn Xí cũng là 1 trong số những những người từng trải qua hoạn nạn sóng gió với Bình Định Vương từ những ngày đầu khởi nghĩa!
Cảm
thấy tin dùng được, Lê Lợi giao cho Nguyễn Xí nuôi đàn chó săn lớn tới
hơn 100 con. Khi đó, ông dùng tiếng nhạc làm hiệu lệnh, đàn chó nghe
theo, lúc đến lúc đi đều nhau như một. Lê Lợi có ý khen ngợi, và cho là
có tài năng làm tướng.
Đội khuyển quân đáng sợ của Nguyễn Xí
Ngoài tài cầm quân đánh trận, Nguyễn Xí vô cùng thông minh, linh hoạt, biến chính đàn chó săn kia trở thành 1 đoàn khuyển quân đầy uy lực, đáng sợ.
Vào đầu xuân Canh Thân năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, phát động khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, lúc này Nguyễn Xí cũng đi theo và có cơ hội phát lộ tài năng của mình. Ông đại phá Vương Thông, cùng các tướng tiêu diệt 5 vạn quân địch, bắt sống hơn 1 vạn, ép quân Minh phải lui về Đông Quan (Thăng Long) cố thủ.
Nói về đoàn khuyển quân, chúng được Nguyễn Xí huấn luyện bài bản, chu đáo, tất cả đều điều khiển bằng hiệu lệnh, tiếng nhạc nên từ ăn, ngủ hay tấn công phá địch đều thực hiện răm rắp theo ý chủ nhân, trở thành 1 đội quân đặc biệt mà vô cùng hiệu quả.
Khi tấn công, chúng nghe theo hiệu lệnh mà sẵn sàng lao vào cắn xé kẻ địch không thương tiếc, từ đó khiến cho đội hình của kẻ thù rối loạn, giúp quân ta giành được khí thế cũng như lợi thế khi tấn công. Đoàn khuyển quân này đáng sợ đến nỗi, Mã Kỳ, 1 viên tướng nhà Minh mỗi lần nghe tới là đã kinh sợ.
Có những lúc quân ta rơi vào thế yếu, bị bao vây, cắt nguồn lương thực, đàn chó săn thiện chiến này lại được Nguyễn Xí biến thành những thợ săn điệu nghệ đi săn thú, bắt chim làm lương thực cho quân đội!
Kinh điển hơn, Nguyễn Xí làm giống theo kế "Người rơm mượn tên" của Gia Cát Lượng. Ông buộc những chiếc đạc ngựa vào cổ đàn chó, nên khi chúng chạy sẽ có tiếng giống như có đoàn kị mã đang tiến đến. Sau đó, cứ tới đêm, Nguyễn Xí dẫn quân vây trại địch, trống chiêng ầm mĩ rồi cho đàn khuyển quân chạy xung quanh.
Quân địch nghe thấy tưởng bị đánh úp nên sợ hãi, bắn tên ra như mưa. Nguyễn Xí cứ làm vậy vài lần là có thể thu về cho nghĩa quân hàng ngàn, hàng vạn mũi tên địch mà không tốn 1 binh 1 tốt nào.
Trong suốt hơn 10 năm chiến tranh, Nguyễn Xí cùng đoàn quân đặc biệt của mình đã tham gia vào vô số trận đánh, đóng góp 1 phần nhất định vào chiến thắng của nghĩa quân. Trong đó có nhiều trận quan trọng như vây hãm Đông Quan, công thành Xương Giang, tiêu diệt và bắt sống hơn 10 vạn quân địch (1427)
Trong
lịch sử thế giới, việc sử dụng những đoàn khuyển quân không phải là
mới. Từng có ghi nhận, vào thế kỷ thứ 7 TCN, thành bang Magnesia của Hy
Lạp cổ đại cũng đã sử dụng những chú chó lớn trong đội quân của mình, có
những con nặng tới hơn 100kg.
Nhiệm vụ chính của chúng là làm tiên phong, tấn công gây rối loại đội hình địch. Những chú chó này khi đó được đối đãi công bằng như những người lính khác, thậm chí còn được trang bị áo giáp gai để bảo vệ cơ thể.
Lời bình
Những con chó tưởng như vô hại vì vốn chỉ được dùng làm con vật giữ nhà lại bỗng chốc trở thành một đội quân tinh nhuệ; không những thế đội quân ấy lại được dùng để thi triển kế "mượn tên" như Gia Cát Lượng Khổng Minh, Nguyễn Xí quả thực là một dũng tướng đại tài, hiếm có của nước Việt.
Với những con người như thế cứ lần lượt xuất hiện qua hàng ngàn năm lịch sử, giặc xâm lược phương Bắc không liên tiếp thật bại, rước nhục ê chề, nể sợ nước Nam mới là lạ!
* Tài liệu tham khảo:
- Đại Việt Thông Sử
- Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, Nhà xuất bản giáo dục, 2006
- Báo Bình Phước Online
- Cảnh sát toàn cầu
- Wikipedia Việt Nam
Nguyễn Xí cùng anh trai đi theo Lê Lợi từ nhỏ do có mối quan hệ thân tình từ đời cha ông. Chưa đầy 10 tuổi, ông đã tỏ ra thông minh xuất chúng, vũ dũng hơn người nên Lê Lợi hết mực yêu quý và tin tưởng. Nguyễn Xí cũng là 1 trong số những những người từng trải qua hoạn nạn sóng gió với Bình Định Vương từ những ngày đầu khởi nghĩa!
Hình ảnh Nguyễn Xí cưỡi voi đánh trận. Ảnh: Viettoon
Đội khuyển quân đáng sợ của Nguyễn Xí
Ngoài tài cầm quân đánh trận, Nguyễn Xí vô cùng thông minh, linh hoạt, biến chính đàn chó săn kia trở thành 1 đoàn khuyển quân đầy uy lực, đáng sợ.
Vào đầu xuân Canh Thân năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, phát động khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, lúc này Nguyễn Xí cũng đi theo và có cơ hội phát lộ tài năng của mình. Ông đại phá Vương Thông, cùng các tướng tiêu diệt 5 vạn quân địch, bắt sống hơn 1 vạn, ép quân Minh phải lui về Đông Quan (Thăng Long) cố thủ.
Nói về đoàn khuyển quân, chúng được Nguyễn Xí huấn luyện bài bản, chu đáo, tất cả đều điều khiển bằng hiệu lệnh, tiếng nhạc nên từ ăn, ngủ hay tấn công phá địch đều thực hiện răm rắp theo ý chủ nhân, trở thành 1 đội quân đặc biệt mà vô cùng hiệu quả.
Khi tấn công, chúng nghe theo hiệu lệnh mà sẵn sàng lao vào cắn xé kẻ địch không thương tiếc, từ đó khiến cho đội hình của kẻ thù rối loạn, giúp quân ta giành được khí thế cũng như lợi thế khi tấn công. Đoàn khuyển quân này đáng sợ đến nỗi, Mã Kỳ, 1 viên tướng nhà Minh mỗi lần nghe tới là đã kinh sợ.
Có những lúc quân ta rơi vào thế yếu, bị bao vây, cắt nguồn lương thực, đàn chó săn thiện chiến này lại được Nguyễn Xí biến thành những thợ săn điệu nghệ đi săn thú, bắt chim làm lương thực cho quân đội!
Kinh điển hơn, Nguyễn Xí làm giống theo kế "Người rơm mượn tên" của Gia Cát Lượng. Ông buộc những chiếc đạc ngựa vào cổ đàn chó, nên khi chúng chạy sẽ có tiếng giống như có đoàn kị mã đang tiến đến. Sau đó, cứ tới đêm, Nguyễn Xí dẫn quân vây trại địch, trống chiêng ầm mĩ rồi cho đàn khuyển quân chạy xung quanh.
Quân địch nghe thấy tưởng bị đánh úp nên sợ hãi, bắn tên ra như mưa. Nguyễn Xí cứ làm vậy vài lần là có thể thu về cho nghĩa quân hàng ngàn, hàng vạn mũi tên địch mà không tốn 1 binh 1 tốt nào.
Trong suốt hơn 10 năm chiến tranh, Nguyễn Xí cùng đoàn quân đặc biệt của mình đã tham gia vào vô số trận đánh, đóng góp 1 phần nhất định vào chiến thắng của nghĩa quân. Trong đó có nhiều trận quan trọng như vây hãm Đông Quan, công thành Xương Giang, tiêu diệt và bắt sống hơn 10 vạn quân địch (1427)
Đội quân chó to lớn trong lịch sử thế giới. Ảnh minh họa
Nhiệm vụ chính của chúng là làm tiên phong, tấn công gây rối loại đội hình địch. Những chú chó này khi đó được đối đãi công bằng như những người lính khác, thậm chí còn được trang bị áo giáp gai để bảo vệ cơ thể.
Lời bình
Những con chó tưởng như vô hại vì vốn chỉ được dùng làm con vật giữ nhà lại bỗng chốc trở thành một đội quân tinh nhuệ; không những thế đội quân ấy lại được dùng để thi triển kế "mượn tên" như Gia Cát Lượng Khổng Minh, Nguyễn Xí quả thực là một dũng tướng đại tài, hiếm có của nước Việt.
Với những con người như thế cứ lần lượt xuất hiện qua hàng ngàn năm lịch sử, giặc xâm lược phương Bắc không liên tiếp thật bại, rước nhục ê chề, nể sợ nước Nam mới là lạ!
* Tài liệu tham khảo:
- Đại Việt Thông Sử
- Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, Nhà xuất bản giáo dục, 2006
- Báo Bình Phước Online
- Cảnh sát toàn cầu
- Wikipedia Việt Nam
theo Trí Thức Trẻ
Sức mạnh đáng sợ của "quân đoàn trâu lửa" hiếm có trong lịch sử Việt Nam
Trong các chiến thuật quân sự thời cổ, Hỏa ngưu trận (trận trâu lửa) là một trong những chiến thuật kỳ lạ nhất từng được con người sử dụng.
Trận đánh nổi tiếng nhất trong việc áp dụng chiến thuật này là
trận đánh thành Tức Mạc giữa nước Tề và nước Yên ở Trung Hoa thời Chiến
Quốc.
Để bảo vệ thành trước sự bao vây của quân nước Yên, tướng Điền Đan của nước Tề khi ấy đã tập trung 1.000 con trâu của dân trong thành, dùng gươm đao buộc vào sừng trâu, lấy cỏ khô tẩm dầu buộc vào đuôi trâu.
Đến đêm khuya quân Tề mở cửa thành, châm lửa đốt đuôi trâu. Đàn trâu gầm rống, lao thẳng vào trại quân Yên, phía sau là đại quân Tề chạy theo, hò hét vang trời. Quân Yên rối loạn và thiệt hại nặng nề bởi đàn trâu, bị quân Tề hủy diệt trong đêm ấy…
Người Việt đã tiếp thu Hỏa ngưu trận vào binh pháp của mình. Sách Binh Thư Yếu Lược viết về chiến thuật này như sau:
"Dùng con trâu già bỏ đi, buộc dao sắc vào sừng, hai bên mình cặp tre sát vào chân cho không thể quay được, trên lưng đội một ống pháo sắt lớn chứa một đấu thuốc, thuốc để quanh co ở trong pháo; pháo chứa những thuốc liệt hỏa, thần sa, thần hỏa.
Phàm khi quân giặc rất nhiều quân ta rất ít, dùng trâu ấy xông vào người ngựa gặp phải tức thì tan nát. Khi xông vào trận giặc thì lửa phát pháo nổ, thế như sấm động, ầm một tiếng không kịp bịt tai. Dù khó nhọc mấy ở trong mấy trùng vây của giặc cũng phá tan được".
Một trận đánh điển hình của chiến thuật Hỏa ngưu trận ở nước Việt đã được sử sách ghi nhận là trận Nguyễn Hữu Cầu phá vòng vây của quân chúa Trịnh ở Đồ Sơn (Hải Phòng).
Nguyễn Hữu Cầu (?–1751) xuất thân trong gia đình nông dân nghèo huyện ở huyện Thanh Hà, Hải Dương. Ông có tài cả văn lẫn võ, lại bơi lội rất giỏi nên còn được gọi là quận He (He là tên một loài cá biển).
Khi tập hợp nông dân khởi nghĩa chống tập đoàn Lê - Trịnh, ông đã lấy vùng Đồ Sơn làm căn cứ từ năm 1741 - 1751. Nghĩa quân có lúc đông tới hàng vạn người, chúa Trịnh nhiều lần cử quân đến đánh dẹp nhưng đều bị quân Nguyễn Hữu Cầu đánh cho tan tác.
Tuy vậy, những nỗ lực của chúa Trịnh cũng đạt được thành quả nhất định. Trong một trận đrâu để tưởng nhớ Nguyễn Hữu Cầu.
Để bảo vệ thành trước sự bao vây của quân nước Yên, tướng Điền Đan của nước Tề khi ấy đã tập trung 1.000 con trâu của dân trong thành, dùng gươm đao buộc vào sừng trâu, lấy cỏ khô tẩm dầu buộc vào đuôi trâu.
Đến đêm khuya quân Tề mở cửa thành, châm lửa đốt đuôi trâu. Đàn trâu gầm rống, lao thẳng vào trại quân Yên, phía sau là đại quân Tề chạy theo, hò hét vang trời. Quân Yên rối loạn và thiệt hại nặng nề bởi đàn trâu, bị quân Tề hủy diệt trong đêm ấy…
Người Việt đã tiếp thu Hỏa ngưu trận vào binh pháp của mình. Sách Binh Thư Yếu Lược viết về chiến thuật này như sau:
"Dùng con trâu già bỏ đi, buộc dao sắc vào sừng, hai bên mình cặp tre sát vào chân cho không thể quay được, trên lưng đội một ống pháo sắt lớn chứa một đấu thuốc, thuốc để quanh co ở trong pháo; pháo chứa những thuốc liệt hỏa, thần sa, thần hỏa.
Phàm khi quân giặc rất nhiều quân ta rất ít, dùng trâu ấy xông vào người ngựa gặp phải tức thì tan nát. Khi xông vào trận giặc thì lửa phát pháo nổ, thế như sấm động, ầm một tiếng không kịp bịt tai. Dù khó nhọc mấy ở trong mấy trùng vây của giặc cũng phá tan được".
Một trận đánh điển hình của chiến thuật Hỏa ngưu trận ở nước Việt đã được sử sách ghi nhận là trận Nguyễn Hữu Cầu phá vòng vây của quân chúa Trịnh ở Đồ Sơn (Hải Phòng).
Nguyễn Hữu Cầu (?–1751) xuất thân trong gia đình nông dân nghèo huyện ở huyện Thanh Hà, Hải Dương. Ông có tài cả văn lẫn võ, lại bơi lội rất giỏi nên còn được gọi là quận He (He là tên một loài cá biển).
Khi tập hợp nông dân khởi nghĩa chống tập đoàn Lê - Trịnh, ông đã lấy vùng Đồ Sơn làm căn cứ từ năm 1741 - 1751. Nghĩa quân có lúc đông tới hàng vạn người, chúa Trịnh nhiều lần cử quân đến đánh dẹp nhưng đều bị quân Nguyễn Hữu Cầu đánh cho tan tác.
Tuy vậy, những nỗ lực của chúa Trịnh cũng đạt được thành quả nhất định. Trong một trận đrâu để tưởng nhớ Nguyễn Hữu Cầu.
theo Báo Đất Việt
Voi chiến - Đội quân có sức mạnh khủng khiếp trong lịch sử Việt Nam
Hà Thu |
"Voi chiến" từ lâu đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của lịch sử Việt Nam.
Trước đây, voi
ngoài việc được nuôi với các mục đích dân sự, phục vụ cuộc sống hàng
ngày, chúng còn được sử dụng như những chiến binh thực thụ. Có rất nhiều
bằng chứng về các đội quân voi dũng mãnh được ghi nhận trong lịch sử!
Đặc
biệt, phương pháp huấn luyện voi trong quân đội được ghi lại rất nhiều
trong thời kỳ Tây Sơn. Đội quân voi bao gồm hơn 100 con khỏe mạnh, to
lớn, do nhiều quản tượng mà đứng đầu là Đô đốc Bùi Thị Xuân huấn luyện.
Việc
huấn luyện voi diễn ra hàng ngày tại gò Xuân Hòa (người dân địa phương
gọi là gò Tập Voi), những chú tượng binh to khỏe lồng lên đùa giỡn trước
khi luyện tập.
Con to khỏe nhất được Bùi Thị Xuân lựa
chọn để chỉ huy. Bà cưỡi trên lưng voi, mặc áo chẽn, lưng đeo song kiếm,
tay cầm cờ lệnh. Chỉ cần nghe tiếng tù và rúc của bà vang lên, đàn voi
đi vào quy củ, nghiêm túc tập luyện theo tiếng chống, chiêng, tù và cờ
lệnh.
Để giúp đội tượng binh quen với chiến đấu, Bùi Thị
Xuân bố trí sắp xếp trận địa. Sử dụng những hình nộm bằng rơm giả làm
quân địch rồi cho nổ pháo lớn, nổi trống mõ, reo hò, la hét. Dần dần,
đội tượng binh của bà có thể nhìn theo bóng cờ để biết lúc nào chạy tới,
bước lùi, rẽ phải, rẽ trái...
Sau buổi tập, bà và các
quản tượng chăm sóc cho từng chú voi, tắm rửa, cho ăn... để tạo ra mối
liên hệ mật thiết với chúng. Đội quân voi chiến của Bùi Thị Xuân đã góp
phần không nhỏ trong thành công vang dội của nghĩa quân.
Trước
Bùi Thị Xuân, việc sử dụng voi trong chiến đấu đầu tiên phải kể đến
cuộc cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng vào những năm 40. Đây là cuộc
khởi nghĩa đầu tiên được tổ chức quy củ, rộng khắp từ khi phương Bắc đô
hộ.
Trong cuộc khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, hai bà Trưng
đã cưỡi voi ra trận và đạt được chiến thắng vang dội, khiến Tô Định bị
thương phải chạy về nhà Hán chịu tội. Hai bà lập lại nhà nước độc lập,
tự chủ, chấm dứt giai thống trị của phong kiến phương Bắc kéo dài 246
năm (207 TCN - 39 CN).
Tuy thất bại trong cuộc chiến tiếp
đó chống Mã Viện vào năm 42 nhưng hình ảnh 2 nữ tướng cưỡi voi chỉ huy
đội quân lớn (có lúc lên đến 80.000 người) đã trở thành động lực cho
những cuộc kháng chiến chống phương Bắc sau này.
Này, có 1 nữ tướng khác cũng sở hữu đàn voi chiến khiến quân giặc khiếp sợ, chính là bà Triệu. Hình ảnh oai phong lẫm liệt của bà khiến quân Ngô bạt hồn khiếp vía.
Lại nhắc lại về đội quân voi chiến năm 1789 của Quang Trung - Nguyễn Huệ, chúng đã biến thành những chiếc "xe tăng" sống đáng sợ, mang theo cả đại bác và hỏa pháo trên lưng. Những
khẩu pháo được đặt cố định trên lưng voi, có bệ đỡ khum khum từ lưng
voi xuống hai bên sườn. Để tránh cho voi bị đau, nghĩa quân đã đặt một
lớp đệm dày bên dưới, ghim chặt bằng da trâu.
Hình ảnh nữ tướng Đại Việt oai phong cưỡi voi đánh giặc (hình Internet)
Đội tượng binh này nằm trong đội quân thứ hai đánh theo hướng Tây Nam đồn Ngọc Hồi, đây là vị trí quan trọng nhất của địch. Mở
đầu trận đánh, 100 voi chiến dưới sự chỉ đạo của đô đốc Bùi Thị Xuân
xông thẳng vào đồn địch khiến những kị binh tinh nhuệ nhất của quân
Thanh cũng phải khiếp sợ.
Tiếp đó, những pháo thủ ở
phía sau thực hiện khai hỏa vào kẻ thù. Cùng lúc đó, những con voi đó
sẽ cong vòi để giữ dây đai vòng trước ức nó, ghim chắc không cho pháo
giật quá mức khi súng bắn. Đây thực sự là nỗi khiếp sợ đối với kẻ thù,
trước sức mạnh bá đạo đó của đội tượng quân, chúng chỉ còn biết bỏ chạy
để giữ mạng sống.
Voi chiến và nỗi kinh hoàng của quân địch
Sau khi vua Quang Trung
qua đời, những trụ cột của Tây Sơn, trong đó có Bùi Thị Xuân bị Nguyễn
Ánh hãm hại, đội tượng binh cũng dần mất vai trò quan trọng của nó. Vào
thời nhà Nguyễn, mặc dù vẫn duy trì đội tượng binh nhưng những chú voi
chủ yếu được sử dụng để là trò tiêu khiển của vua chúa như những trận
chiến với hổ dữ...
Lời bình
Mặc dù
chỉ được nhắc đến trong một vài cuộc chiến nhưng đội quân voi chiến luôn
được ghi nhận là có đóng góp không nhỏ trong lịch sử quân sự của Việt
Nam. Là kết quả của hàng nghìn năm huấn luyện và sử dụng, voi chiến
trong các cuộc chiến đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh quân đội thời
bấy giờ.
Nhận xét
Đăng nhận xét