CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 26 (Bom nguyên tử)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đây là hai loại vũ khí hạt nhân có sức công phá
mạnh nhất hiện nay. Bom nhiệt hạch (bom H) được giới khoa học cho rằng
có sức công phá mạnh hơn nhưng không phổ biến bằng bom nguyên tử (bom
A).
Vụ nổ bom hạt nhân ở Nagasaki vào ngày 9/8/1945. (Ảnh: Wikipedia).
Quá trình nổ bom nguyên tử xảy ra theo một phản ứng dây chuyền,
bắt đầu khi một neutron (hạt trung hòa điện trong hạt nhân nguyên tử)
va chạm với một hạt nhân urani hoặc plutoni, làm hạt nhân này vỡ ra
thành các nguyên tố bền hơn (thường là barium và krypton).
Quá trình này giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt, phóng xạ tia gamma và một số neutron. Các neutron này lặp lại quá trình trên cho tới khi hết nhiên liệu phản ứng. Phản ứng dây chuyền này diễn ra trong thời gian rất ngắn, cỡ một phần triệu giây. Sức công phá của một quả bom nguyên tử tương đương với từ 1.000 tấn (1 KT) đến vài trăm nghìn tấn thuốc nổ TNT.
Với mỗi loại nhiên liệu bom nguyên tử có một khối lượng đặc trưng, gọi là khối lượng tới hạn. Khi khối lượng nhiên liệu nhỏ hơn khối lượng này thì phản ứng dây chuyền không xảy ra. Nhiên liệu phản ứng trong mỗi quả bom sẽ được chia tách ra các phần dưới hạn để đảm bảo an toàn. Muốn kích nổ chỉ cần ghép các phần riêng rẽ này thành một khối. Khối lượng này của urani 235 tinh khiết là 50kg.
Cho tới nay, Mỹ là nước duy nhất sử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh. Quả bom thứ nhất mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945 có sức công phá khoảng 15 KT, quả thứ hai thả xuống Nagasaki ba ngày sau đó có sức công phá khoảng 20 KT. Đây là một phần kết quả của dự án Manhattan nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Thế chiến II.
Hai cách kích nổ bom nguyên tử. (Ảnh: Wikipedia).
Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại là bom nhiệt hạch giải phóng năng lượng từ quá trình tổng hợp hai hạt nhân nhẹ (hydro) thành một hạt nhân nặng hơn (heli). Đây cũng là phản ứng đang diễn ra trên Mặt Trời.
Tuy nhiên, do các hạt nhân đều tích điện dương và đẩy nhau, cần phải có một năng lượng rất lớn, hay một nhiệt độ rất cao để đưa chúng tới khoảng cách đủ gần để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân. Điều kiện này chỉ có thể đạt được nhờ cho nổ một quả bom nguyên tử.
Như vậy, một quả bom nhiệt hạch là một quả bom kép, trước tiên phải cho nổ bom nguyên tử để tạo điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra.
Quá trình tổng hợp 2 hạt nhân đồng vị của hydro (deuterium và tritium) thành heli và giải phóng năng lượng trong phản ứng nhiệt hạch. (Ảnh: Chemwiki).
So sánh sức mạnh bom nguyên tử và bom nhiệt hạch - (Đồ họa: TTXVN)
Công nghệ hiện nay đã cho phép chế tạo ra các đầu đạn nhiệt hạch đủ nhỏ để gắn vào tên lửa đạn đạo hoặc đạn pháo.
Bom nhiệt hạch có sức công phá gấp hàng ngàn lần những trái bom nguyên tử bình thường. Theo các chuyên gia quân sự, một quả bom nguyên tử chỉ có sức công phá tính bằng kilotons (1 kiloton bằng 1.000 tấn thuốc nổ TNT).
Trong khi đó, sức nổ (đương lượng nổ) của một trái bom nhiệt hạch thông thường sẽ được tính bằng megatons - tương đương với hàng triệu tấn thuốc nổ TNT.
Trong lịch sử, quả bom khinh khí đầu tiên "Ivy Mike" do Mỹ
thử nghiệm vào năm 1952 có sức công phá mạnh 10,4 megatons, tạo ra một
nhiệt lượng tác động trong bán kính 56km. Trong khi đó trái Fat Man - thứ đã giết chết 40.000 người tại Nagasaki mới chỉ có sức nổ khoảng... 21 kilotons.
Để thấy rõ hơn sức hủy diệt khủng khiếp của bom nhiệt hạch, mời các bạn xem qua video dưới đây.
Ảnh minh họa
Tại sao vậy? Kỹ thuật "thu nhỏ" - Miniaturization - đã được áp dụng cho các vũ khí hạt nhân trong hàng thập kỷ, để đưa các đầu đạn hạt nhân vào tên lửa tầm xa.
Và nếu đầu đạn hạt nhân được thay bằng bom H, điều này có nghĩa là ngay cả các quốc gia có tiềm lực quân sự khủng khiếp cũng đang bị đe dọa.
Hiện có 9 nước tuyên bố có sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Trong đó, chỉ có 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc có bom nhiệt hạch. Triều Tiên mới đây cũng đã tuyên bố có bom nhiệt hạch nhưng chưa có bằng chứng cụ thể. Iran và Syria từng bị Mỹ cáo buộc tàng trữ vũ khí hạt nhân.
Lo ngại nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, Hiệp ước không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) được nhiều nước ký kết từ năm 1968, nhằm ngăn ngừa sự phổ biến rộng rãi và sở hữu loại vũ khí này, đồng thời khuyến khích nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hòa bình. Cho tới nay đã có 190 nước tham gia. Việt Nam tham gia năm 1981.
Igor Vasilevich Kurchatov - nhà bác học Nga (Photo: iobninsk.ru)
Trong nhiều năm, các sử gia đã xác định tên của những người đã tham gia vào dự án bom nguyên tử này.
Andrei Sakharov, một trong những nhà vật lý đóng góp vào công tác chế tạo, chỉ gọi nó là “quả bom lớn”. Tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev đặt cho nó tên gọi là “mẹ của Kuzka”, dựa trên điển tích Nga mang hàm ý rằng một người sẽ dạy cho ai đó một bài học nhớ đời.
CIA thì chỉ gọi cuộc thử nghiệm là “Joe 111”. Nhưng một cái tên được người ta nhớ đến nhiều nhất bởi sự kiêu hãnh của người Nga và sự vĩ đại của công trình, đó là Tsar Bomba, "vua" của các loại bom.
“Theo như tôi được biết, cái tên này không xuất hiện cho đến
khi Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc”, ông Alex Wellerstein, một sử
gia của Viện Công nghệ Stevens (Mỹ) cho biết. “Trước đó người ta
chỉ gọi nó là quả bom 50 megaton hoặc 100 megaton”.
“Người Mỹ muốn coi nó là minh chứng về sự điên rồ của Chiến tranh Lạnh, và sự điên rồ của người Nga xưa và nay”, ông Wellerstein nói thêm. “Còn người Nga thì luôn tự hào về nó”.
Vào ngày 30/10/1961, ông Durnovtsev cùng tổ bay đã cất cánh từ một sân bay trên bán đảo Kola, hướng tới khu vực thử nghiệm hạt nhân của Liên Xô ở vịnh Mityushikha, nằm gần quân đảo Novaya Zemlya ở cực Bắc.
Các nhà khoa học đã cho sơn máy bay Tu-95 và Tu-16 đi cùng màu trắng để giới hạn tác động do nhiệt sau khi bom phát nổ. Họ hi vọng rằng lớp sơn này sẽ giúp cho máy bay được an toàn.
Quả bom cũng được lắp đặt một cái dù để giảm tốc độ rơi, cho phép cả hai máy bay có thời gian để bay được 48km khỏi điểm bom rơi trước khi nó nổ. Điều này cho phép ông Durnovtsev cùng các đồng đội có thể thoát thân.
Khi hai máy bay đến địa điểm đã định tại độ cao 10.300m, ông Durnovtsev ra lệnh thả bom. Dù mở, quả bom rơi xuống, và chỉ còn 3 phút nữa bom sẽ chạm mặt đất và phát nổ.
Durnovtsev cho máy bay chạy hết tốc lực. Quả bom sau đó phát nổ.
Quả cầu lửa có bề rộng lên đến 8km vươn cao trên trời, ngang
với chiếc Tu-95. Chấn động của vụ nổ khiến máy bay bị mất độ
cao trước khi Durnovtsev kiểm soát lại được tình hình.
Vụ nổ đã phá vỡ nhiều cửa kính của nhà dân cách đó hơn 800km. Nhân chứng nói rằng họ nhìn thấy ánh sáng chói lòa qua lớp mây dày từ cách điểm bom phát nổ hơn 950km.
Đám mây hình nấm mà quả bom gây ra xuyên qua bầu khí quyển, cao 60km (gần vượt tầng vũ trụ). Phía trên của đám mây nấm còn tản rộng ra đến 95km nữa. Nhiệt năng của quả bom đã đốt cháy toàn bộ lớp sơn của cả hai máy bay.
Ban đầu, kế hoạch của Liên Xô còn lớn hơn thế nhiều. Các nhà khoa học có ý định chế tạo để quả bom có sức công phá 100 megaton. Họ sử dụng một động cơ 3 tầng với nhiên liệu khô Teller-Ulam, tương tự như loại bom mà Mỹ đã nhiều lần thử nghiệm trước đó.
Những lo ngại về bụi phóng xạ đã buộc các nhà khoa học phải tìm cách giảm bớt sức công phá của quả bom xuống còn một nửa. Điều thú vị là Tsar Bomba là một trong những loại vũ khí “sạch” nhất khi phát nổ, bởi thiết kế của nó khiến 97% số bụi phóng xạ bị triệt tiêu.
Kích cỡ của nó cũng rất đáng nể. Nó dài 8m, có đường kính 2,1m và trọng lượng hơn 27 tấn. Nó lớn đến mức không thể đặt vừa bên trong khoang chứa bom của máy bay Tu-95.
Tsar Bomba quá lớn nên có nhiều người nghi ngờ rằng liệu nó có thể trở thành một loại vũ khí thực sự hay không. Việc tháo bớt những bình nhiên liệu để trang bị bom này, cùng với trọng lượng của nó, khiến cho Tu-95 không có đủ nhiên liệu để có thể oanh tạc các mục tiêu xa, ngay cả khi được tiếp liệu nhiều lần trên không.
Tuy vậy, CIA đã điều tra xem liệu phía Liên Xô có kế hoạch lắp đặt một đầu đạn có sức công phá tương tự lên một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có khả năng tấn công các thành phố lớn của Mỹ hay không.
Với lợi thế về vũ khí hạt nhân của NATO, Mỹ có thể bố trí máy bay ném bom và các loại tên lửa đạn đạo tầm trung gần với các mục tiêu ở Đông Âu.
Vào cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước,
Mỹ đã có những tên lửa Thor ở Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, và tên lửa
Honest John và Matador được đặt ở Tây Đức. Bởi quãng đường bay
ngắn, các tên lửa của phương Tây có thể bắn đến mục tiêu với
độ chính xác cao hơn.
Trong khi đó, tên lửa của Nga phải bay xa hơn nên tỉ lệ trượt cao hơn. Nhưng với một đầu đạn 100 megaton, vấn đề chính xác chỉ là thứ yếu.
Nếu một quả bom 100 megaton như Tsar Bomba có thể bắn trúng thành phố Los Angeles, nó sẽ tạo ra một quả cầu lửa rộng 3,2km nóng hơn cả bề mặt của mặt trời, biến toàn bộ các tòa nhà cao tầng thành tro bụi.
Trong bán kính 8km, những người nào không bị chết vì vụ nổ và sức nóng khủng khiếp sẽ phải hứng chịu ảnh hưởng của chất phóng xạ. Toàn bộ các tòa nhà trong bán kính 32km sẽ bị phá hủy gần như hoàn toàn.
Cách đó 80km, bất kỳ ai trong khu vực sẽ bị bỏng cấp độ 3. Nói cách khác, một đầu đạn như Tsar Bomba sẽ xóa sổ hoàn toàn khu đô thị của Los Angeles.
Năm 1963, Tổng bí thư Khrushchev nói rằng Liên Xô có trong tay một quả bom 100 megaton và đã được triển khai đến Đông Đức. Cho đến giờ nhiều sử gia vẫn tranh cãi về tính xác thực của tuyên bố này.
Còn với Sakharov, việc chế tạo và thử nghiệm Tsar Bomba đã thay đổi cuộc đời ông, khiến ông từ bỏ nghiên cứu vũ khí.
Ông trở thành một trong những người chỉ trích việc Liên Xô chế tạo hệ thống phòng chống tên lửa đạn đạo, đồng thời cổ vũ dân quyền ở nước này. Ông được nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình vào năm 1975.
Còn với Durnovtsev, ngay sau khi thả Tsar Bomba, không quân Liên Xô đã cho ông thăng chức trung tá, đồng thời còn tặng Huân chương Anh hùng Liên Xô, danh hiệu cao quý nhất đối với những người có công với tổ quốc.
1000 ngày sợ hãi
4 phát minh hủy diệt nhiều người nhất thế giới
Khoảng 100 triệu người đã chết vì thuốc lá trong thế kỷ 20, trong khi bom nguyên tử, súng AK và thuốc nổ cũng giết hàng triệu người trong các cuộc chiến.
BBC liệt kê danh sách
những phát minh khiến nhiều người chết nhất trong lịch sử hiện đại.
Chúng bao gồm thuốc lá, súng trường AK-47, bom hạt nhân và thuốc nổ
dynamite.
Thuốc lá
Các kết quả thống kê cho thấy, mỗi năm 1,1 triệu người chết vì ung thư phổi và 85% người trong số đó hút thuốc lá.
"Sản phẩm giết nhiều người nhất trog lịch sử nhân loại
là thuốc lá. Nó đã cướp khoảng 100 triệu sinh mạng trong thế kỷ 20",
Robert Proctor, một nhà nghiên cứu của Đại học Stanford tại Mỹ, khẳng
định.
Jordan Goodman, tác giả của cuốn sách "Tobacco in
History" (Thuốc lá trong lịch sử), nói rằng ông rất thận trọng trong
việc tìm người chịu trách nhiệm đối với sự ra đời của thuốc lá.
"Nhưng tôi có thể nói rằng thuốc lá trở nên phổ biến
trong thế kỷ 20 nhờ một người Mỹ có tên James Buchanan Duke. Người này
không chỉ tạo ra thuốc lá, mà còn đóng vai trò tiên phong trong hoạt
động tiếp thị và phân phối khiến thuốc lá xuất hiện trên mọi lục địa",
Goodman nói.
Ông Jame Buchanan Duke. Ảnh: duke.edu.
|
Vào
năm 1880, ở tuổi 24, Duke đã phát minh thuốc lá cuốn và sản xuất nó tại
một nhà máy ở thành phố Durham, bang North Carolina, Mỹ. Nhờ đầu tư
những khoản tiền khổng lồ cho hoạt động quảng cáo và tài trợ cuộc thi
sắc đẹp, chẳng bao lâu Duke đã khiến hàng triệu người trên thế giới mê
mẩn thuốc lá, bởi họ nghĩ nó là biểu tượng của phong cách hiện đại. Mãi
tới năm 1957, các nhà khoa học tại Anh mới tìm ra mối liên hệ giữa bệnh
ung thư phổi và thuốc lá. 7 năm sau các nhà khoa học Mỹ xác nhận các hóa
chất trong thuốc lá gây ung thư phổi.
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo khoảng 100 triệu người sẽ chết vì các bệnh liên quan tới thuốc lá trong vòng 30 năm nữa.
Súng trường AK-47
Mikhail Kalashnikov cùng khẩu súng trường AK-47 do ông thiết kế. Ảnh: Telegraph.
|
Khoảng
100 triệu khẩu súng trường Kalashnikov, hay AK-47, đang được sử dụng
trên toàn thế giới. Với số lượng ấy, AK-47 là vũ khí gây sát thương phổ
biến nhất. Nó là vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của hơn 60 quân đội quốc gia.
Nhiều nước còn trang bị AK-47 cho cảnh sát và lực lượng biên phòng. Các
lực lượng nổi dậy và tổ chức khủng bố cũng rất thích AK-47.
Mikhail Kalashnikov, người phát minh súng AL-47, từng
nói rằng sản phẩm của ông đã trở thành loại súng mà các đội quân du kích
trên thế giới ưa thích. Nhưng ông không thừa nhận trách nhiệm về việc
nó giết quá nhiều người.
"Những người phát minh không phải chịu trách nhiệm về
mục đích sử dụng vũ khí của người khác. Các chính phủ phải kiểm soát
hoạt động sản xuất và xuất khẩu vũ khí", ông nói.
Bom nguyên tử
Đám mây khổng lồ hình nấm bốc lên từ vụ nổ bom nguyên tử tại thành phố Nagasaki, Nhật Bản vào ngày 9/8/1945. Ảnh: boston.com.
|
Người
ta gọi hai nhà vật lý J Robert Oppenheimer và Enrico Fermi là "cha của
bom nguyên tử". Oppenheimer đóng vai trò quan trọng trong dự án
Manhattan, chương trình chế tạo bom nguyên tử đầu tiên do Mỹ thành lập.
Ông cảm thấy ân hận sau khi nhận ra khả năng giết người khủng khiếp của
bom nguyên tử tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào
năm 1945. Sau chiến tranh ông trở thành trưởng nhóm cố vấn của Ủy ban
Năng lượng Nguyên tử Mỹ. Chức vụ này giúp ông thực hiện các hoạt động
vận động hành lang nhằm ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế
giới.
Thuốc nổ
Tiến sĩ Alfred Nobel, người phát minh thuốc nổ dynamite. Ảnh: sweden.se.
|
Alfred
Nobel, một nhà hóa học Thụy Điển, là người phát minh thuốc nổ dymanite.
Vào năm 1888, một tờ báo tại Pháp đã đăng cáo phó sớm về cái chết của
ông. Khi đọc cáo phó, Nobel cảm thấy sửng sốt với dòng chữ: "Kẻ buôn cái
chết đã qua đời. Tiến sĩ Alfred Nobel, người trở nên giàu nhờ tìm ra
cách giết người nhanh chóng hơn bao giờ hết, đã qua đời hôm qua". Có lẽ
cáo phó ấy đã thôi thúc Nobel dành phần lớn tài sản có giá trị 2,69
triệu (tương đương 301 triệu USD ngày nay) vào việc thành lập các giải
thưởng Nobel.
Minh Long
KINH KHỦNG BOM NGUYÊN TỬ
Bí mật vũ khí ghê rợn nhất mọi thời đại
Cha đẻ bom nguyên tử: “Bàn tay chúng tôi đã vấy máu đồng loại”
13:00 16/08/201570 năm đã trôi qua, kể từ thời điểm trái bom nguyên tử đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nhân loại, nhiều thông tin xoay quanh sự kiện này vừa hết thời hạn bảo mật, đã hé lộ về chương trình chế tạo vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Đứng trước nguy cơ nước Đức phát xít có thể chế tạo thành công
bom nguyên tử, góp phần giúp A. Hitler giành thắng lợi mang tính quyết
định trong Thế chiến II, ngay từ giữa năm 1942, Tổng thống Mỹ Franklin
Roosevelt đã cho thành lập Dự án Manhattan, với nguồn kinh phí khổng lồ
vào thời điểm ấy là 2 tỉ USD để nghiên cứu và chế tạo thứ vũ khí hủy
diệt hàng loạt đáng sợ nhất.
Dự án Manhattan được xem là chương trình nghiên cứu khoa học có kinh phí chỉ đứng sau Dự án Chinh phục mặt trăng vào năm 1969 với 4,5 tỉ USD. Người được bổ nhiệm đứng đầu Dự án Manhattan là giáo sư vật lý Mỹ Julius Robert Oppenheimer, Giám đốc đầu tiên của Phòng thí nghiệm Quốc gia (LANL) có trụ sở đặt tại thành phố Los Alamos (tiểu bang New Mexico), người đi vào lịch sử như là "cha đẻ" của bom hạt nhân. Dưới quyền Giám đốc J. R. Oppenheimer quy tụ một đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó có 4 người đoạt Giải Nobel Vật lý là Niels Bohr, người Đan Mạch; Enrico Fermi, người Italia; Richard Feynman, người Mỹ gốc Do Thái và Hans Bethe, người Mỹ gốc Đức.
Theo tiết lộ của bà Heather McClanahan, Giám đốc lâu năm của Viện Bảo
tàng Lịch sử Los Alamos, thì trong thời gian diễn ra Dự án Manhattan có
khoảng 6.000 nhà khoa học cùng thân nhân của họ cư ngụ trên địa bàn Los
Alamos. Còn trên cả nước có hơn 125.000 người thuộc đủ các lĩnh vực
ngành nghề khác nhau, đã nỗ lực tham gia vào chương trình chế tạo bom
nguyên tử theo yêu cầu của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, chỉ có số ít được
biết mục đích thực sự về công việc mình đang làm.
Tổng cộng có 3 quả bom vận hành theo nguyên lý phản ứng hạt nhân đã được nghiên cứu và gấp rút chế tạo tại LANL. Cặp bom đầu tiên mang mật danh là "Gadget" (Cái mở hộp) và "Little Boy" (Cậu bé) thuộc loại bom có lõi uranium, còn trái bom thứ 3 mang mật danh "Fat Man" (Chàng mập) có lõi là plutonium với sức công phá mạnh hơn nhiều. Vào ngày 16/7/1945, quả bom "Gadget" đã được cho kích nổ qua chương trình thử nghiệm với mật danh "Trinity" (Chúa ba ngôi) trên sa mạc Alamogordo, cũng thuộc tiểu bang New Mexico nằm cách LANL 25km theo đường chim bay, cho thấy sức tàn phá ghê gớm của nó.
Nhưng chưa đầy một tháng sau, nhằm bẻ gãy sức đề kháng của quân đội
Nhật Bản, 2 trái bom nguyên tử còn lại đã được lần lượt ném xuống hai
thành phố Hiroshima (ngày 6/8) và Nagasaki (ngày 9/8), cướp đi sinh mạng
của hàng chục nghìn người ngay một lúc, cũng như để lại di chứng cho
các thế hệ sau cho đến tận ngày nay.
Khi đài phát thanh Mỹ đưa tin quả bom đầu tiên “Little Boy” đã nổ đúng theo kế hoạch trên đất Nhật, giáo sư Oppenheimer đã bật dậy khỏi chỗ ngồi, tiến lại phía các đồng nghiệp như người mất hồn, rồi ông thốt lên một câu trong trường ca Bhagavad Gita, tác phẩm tiếng Phạn cổ nổi tiếng nhất với người theo đạo Hindu ở Ấn Độ: "Giờ đây ta đã biến thành thần chết, kẻ hủy diệt cả thế gian này".
Trong buổi tiếp tân tại Nhà Trắng sau khi quân Nhật đầu hàng vô điều kiện, Tổng thống Harry S. Truman tỏ ý khen ngợi những người thực hiện Dự án Manhattan đã góp phần đem lại chiến thắng kết thúc Thế chiến II, ông Oppenheimer liền đáp lại: "Thật ra bàn tay chúng tôi đã vấy máu đồng loại…". Cho đến lúc cuối đời, giáo sư Oppenheimer luôn sống trong tâm trạng hối hận day dứt khôn nguôi vì đã chế tạo ra một trong những vũ khí hủy diệt loài người.
Thu Hường (theo Deutsche Welle)
Dự án Manhattan được xem là chương trình nghiên cứu khoa học có kinh phí chỉ đứng sau Dự án Chinh phục mặt trăng vào năm 1969 với 4,5 tỉ USD. Người được bổ nhiệm đứng đầu Dự án Manhattan là giáo sư vật lý Mỹ Julius Robert Oppenheimer, Giám đốc đầu tiên của Phòng thí nghiệm Quốc gia (LANL) có trụ sở đặt tại thành phố Los Alamos (tiểu bang New Mexico), người đi vào lịch sử như là "cha đẻ" của bom hạt nhân. Dưới quyền Giám đốc J. R. Oppenheimer quy tụ một đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó có 4 người đoạt Giải Nobel Vật lý là Niels Bohr, người Đan Mạch; Enrico Fermi, người Italia; Richard Feynman, người Mỹ gốc Do Thái và Hans Bethe, người Mỹ gốc Đức.
Nhà khoa học J. R. Oppenheimer. |
Tổng cộng có 3 quả bom vận hành theo nguyên lý phản ứng hạt nhân đã được nghiên cứu và gấp rút chế tạo tại LANL. Cặp bom đầu tiên mang mật danh là "Gadget" (Cái mở hộp) và "Little Boy" (Cậu bé) thuộc loại bom có lõi uranium, còn trái bom thứ 3 mang mật danh "Fat Man" (Chàng mập) có lõi là plutonium với sức công phá mạnh hơn nhiều. Vào ngày 16/7/1945, quả bom "Gadget" đã được cho kích nổ qua chương trình thử nghiệm với mật danh "Trinity" (Chúa ba ngôi) trên sa mạc Alamogordo, cũng thuộc tiểu bang New Mexico nằm cách LANL 25km theo đường chim bay, cho thấy sức tàn phá ghê gớm của nó.
Trái bom nguyên tử đầu tiên mang tên “Gadget’. |
Khi đài phát thanh Mỹ đưa tin quả bom đầu tiên “Little Boy” đã nổ đúng theo kế hoạch trên đất Nhật, giáo sư Oppenheimer đã bật dậy khỏi chỗ ngồi, tiến lại phía các đồng nghiệp như người mất hồn, rồi ông thốt lên một câu trong trường ca Bhagavad Gita, tác phẩm tiếng Phạn cổ nổi tiếng nhất với người theo đạo Hindu ở Ấn Độ: "Giờ đây ta đã biến thành thần chết, kẻ hủy diệt cả thế gian này".
Trong buổi tiếp tân tại Nhà Trắng sau khi quân Nhật đầu hàng vô điều kiện, Tổng thống Harry S. Truman tỏ ý khen ngợi những người thực hiện Dự án Manhattan đã góp phần đem lại chiến thắng kết thúc Thế chiến II, ông Oppenheimer liền đáp lại: "Thật ra bàn tay chúng tôi đã vấy máu đồng loại…". Cho đến lúc cuối đời, giáo sư Oppenheimer luôn sống trong tâm trạng hối hận day dứt khôn nguôi vì đã chế tạo ra một trong những vũ khí hủy diệt loài người.
Thu Hường (theo Deutsche Welle)
Sự khác nhau giữa bom nguyên tử và nhiệt hạch
Bom nguyên tử
Bom nguyên tử hoạt động theo nguyên lý phân hủy các hạt nhân nặng - không bền như urani hay plutoni thành các hạt nhân nhẹ hơn và giải phóng năng lượng.Vụ nổ bom hạt nhân ở Nagasaki vào ngày 9/8/1945. (Ảnh: Wikipedia).
Quá trình này giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt, phóng xạ tia gamma và một số neutron. Các neutron này lặp lại quá trình trên cho tới khi hết nhiên liệu phản ứng. Phản ứng dây chuyền này diễn ra trong thời gian rất ngắn, cỡ một phần triệu giây. Sức công phá của một quả bom nguyên tử tương đương với từ 1.000 tấn (1 KT) đến vài trăm nghìn tấn thuốc nổ TNT.
Với mỗi loại nhiên liệu bom nguyên tử có một khối lượng đặc trưng, gọi là khối lượng tới hạn. Khi khối lượng nhiên liệu nhỏ hơn khối lượng này thì phản ứng dây chuyền không xảy ra. Nhiên liệu phản ứng trong mỗi quả bom sẽ được chia tách ra các phần dưới hạn để đảm bảo an toàn. Muốn kích nổ chỉ cần ghép các phần riêng rẽ này thành một khối. Khối lượng này của urani 235 tinh khiết là 50kg.
Cho tới nay, Mỹ là nước duy nhất sử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh. Quả bom thứ nhất mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945 có sức công phá khoảng 15 KT, quả thứ hai thả xuống Nagasaki ba ngày sau đó có sức công phá khoảng 20 KT. Đây là một phần kết quả của dự án Manhattan nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Thế chiến II.
Hai cách kích nổ bom nguyên tử. (Ảnh: Wikipedia).
Bom nhiệt hạch
Được Mỹ bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm đầu 1950, bom nhiệt hạch được cho là có sức công phá mạnh gấp hàng ngàn lần bom nguyên tử.Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại là bom nhiệt hạch giải phóng năng lượng từ quá trình tổng hợp hai hạt nhân nhẹ (hydro) thành một hạt nhân nặng hơn (heli). Đây cũng là phản ứng đang diễn ra trên Mặt Trời.
Tuy nhiên, do các hạt nhân đều tích điện dương và đẩy nhau, cần phải có một năng lượng rất lớn, hay một nhiệt độ rất cao để đưa chúng tới khoảng cách đủ gần để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân. Điều kiện này chỉ có thể đạt được nhờ cho nổ một quả bom nguyên tử.
Như vậy, một quả bom nhiệt hạch là một quả bom kép, trước tiên phải cho nổ bom nguyên tử để tạo điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra.
Quá trình tổng hợp 2 hạt nhân đồng vị của hydro (deuterium và tritium) thành heli và giải phóng năng lượng trong phản ứng nhiệt hạch. (Ảnh: Chemwiki).
So sánh sức mạnh bom nguyên tử và bom nhiệt hạch - (Đồ họa: TTXVN)
Bom nhiệt hạch có sức hủy diệt cỡ nào?
Năng lượng giải phóng từ một vụ nổ nhiệt hạch có thể ngay lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính vài km. Nhiệt lượng cực lớn có thể gây ra các cơn bão lửa; ánh sáng trắng cường độ cao từ vụ nổ có thể gây mù lòa. Bụi phóng xạ và các sản phẩm phụ của phản ứng như cesium-137 và strontium-90 có thể đầu độc các sinh vật sống, ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong hàng trăm năm.Công nghệ hiện nay đã cho phép chế tạo ra các đầu đạn nhiệt hạch đủ nhỏ để gắn vào tên lửa đạn đạo hoặc đạn pháo.
Bom nhiệt hạch có sức công phá gấp hàng ngàn lần những trái bom nguyên tử bình thường. Theo các chuyên gia quân sự, một quả bom nguyên tử chỉ có sức công phá tính bằng kilotons (1 kiloton bằng 1.000 tấn thuốc nổ TNT).
Trong khi đó, sức nổ (đương lượng nổ) của một trái bom nhiệt hạch thông thường sẽ được tính bằng megatons - tương đương với hàng triệu tấn thuốc nổ TNT.
Để thấy rõ hơn sức hủy diệt khủng khiếp của bom nhiệt hạch, mời các bạn xem qua video dưới đây.
Trái bom của Triều Tiên có gì khác?
Tuy nhiên, trong công bố của Triều Tiên có một điểm đáng chú ý, đó là họ thử nghiệm thành công: "miniaturized H-bomb" (tạm dịch: bom nhiệt hạch thu nhỏ). Và nếu đó là sự thật thì sự việc còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.Ảnh minh họa
Và nếu đầu đạn hạt nhân được thay bằng bom H, điều này có nghĩa là ngay cả các quốc gia có tiềm lực quân sự khủng khiếp cũng đang bị đe dọa.
Hiện có 9 nước tuyên bố có sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Trong đó, chỉ có 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc có bom nhiệt hạch. Triều Tiên mới đây cũng đã tuyên bố có bom nhiệt hạch nhưng chưa có bằng chứng cụ thể. Iran và Syria từng bị Mỹ cáo buộc tàng trữ vũ khí hạt nhân.
Lo ngại nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, Hiệp ước không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) được nhiều nước ký kết từ năm 1968, nhằm ngăn ngừa sự phổ biến rộng rãi và sở hữu loại vũ khí này, đồng thời khuyến khích nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hòa bình. Cho tới nay đã có 190 nước tham gia. Việt Nam tham gia năm 1981.
Cha đẻ của bom nguyên tử thời Xô - Viết
Igor Vasilevich
Kurchatov - nhà bác học Nga vĩ đại, người khai sinh đề án nguyên tử thời
Liên Xô trước đây. Ông được coi là người khai sáng nền nguyên tử
Xô-Viết.
Các nhà sử học gọi ông là "cha đẻ" của bom nguyên tử Xô-Viết. Còn đồng nghiệp và các học trò gọi ông bằng cái tên trìu mến - "Ông Râu”.
Vào dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của
Kurchatov, các chuyên viên, các nhà khoa học, cả những người quen biết
riêng với ông đã hội tụ, gặp gỡ ở đài "Tiếng nói nước Nga" và kể về nhân vật kỳ tài này.
Sau khi kết thúc Thế chiến II, nhân loại
mấp mé trên bờ vực thảm họa mới: nắm được trong tay quả bom hạt nhân,
những đồng minh hôm qua cùng Liên Xô đấu tranh chống phát-xít Đức, hôm
nay rắp tâm chuẩn bị kế hoạch thực hiện cuộc tấn công hạt nhân vào đất
nước Xô-Viết. Matxcơva chỉ có một lối thoát duy nhất: bằng bất kỳ giá
nào cũng phải tạo ra loại vũ khí tương tự, - TSKH Lịch sử Aleksandr
Sagomonyan thuật lại.
Igor Vasilevich Kurchatov - nhà bác học Nga (Photo: iobninsk.ru)
“Stalin và ban lãnh đạo Liên Xô hiểu
rõ rằng, hiện hữu mối nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sự tồn vong của đất
nước và để tránh nó, chúng ta cần trong thời hạn ngắn nhất chế tạo bom
nguyên tử. Điều này trở thành một hướng cơ bản trong chính sách đối nội
của Liên Xô. Chính ở đây, lựa chọn của Stalin đã nhắm tới Kurchatov như
là người lãnh đạo khoa học của đề án nguyên tử”.
Tuy nhiên, công việc khổng lồ này đã
được hoàn thành. Và một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi là nhờ vào
tài năng tổ chức và trình độ khoa học của cá nhân Igor Vasilevich
Kurchatov, - Viện sĩ Evgeni Velikhov Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Quốc
gia "Viện Kurchatov" khẳng định.
“Như cách chúng ta thường nói, ông
là một nhà vật lý chân chính đích thực. Bắt đầu từ năm 1943, khi
Kurchatov trở thành người lãnh đạo đề án hạt nhân của Liên Xô, ông đã
bộc lộ tài năng tổ chức kỳ diệu, thu hút được các nhóm khoa học cốt yếu
nhất, tạo lập trường phái của mình. Kurchatov đã đặt cơ sở cho nền quốc
phòng Nga để ngày nay là chỗ dựa vững chắc của đất nước, với những tàu
ngầm hạt nhân, tàu nổi nguyên tử và tàu phá băng nguyên tử. Tất cả cùng
nhau lao động trí óc, gây dựng sự nghiệp to lớn và quan trọng chưa từng
thấy”.
Đồng thời trong công việc này, Kurchatov
đã làm mọi thứ theo lối rất nhân văn, ông tiếp xúc với hầu như toàn thể
những ai tham gia, mà đó là ông giao tiếp với những cá nhân làm khoa
học-kỹ thuật chứ không cần để ý tới cấp bậc và chức vụ.
Khi cần thiết ông có thể nói chuyện cả
với Bộ trưởng Nội vụ Beria, cả với cậu trợ lý phòng thí nghiệm trẻ măng
một cách thoải mái như nhau. Trên bình diện quan hệ này, giữa thời buổi
khó khăn, ở mức nào đó ông đã tạo ra quanh mình bầu không khí thân ái và
lành mạnh ở công việc phức tạp mà ông dẫn dắt, tạo điều kiện để ngày
nay Nga là một trong những cường quốc khoa học lớn nhất của thế giới.
Sử gia Sergey Smirnov bổ sung thêm về một nét trong giá trị nhân cách của con người Igor Kurchatov: “Kurchatov
không hẳn là thiên tài chói lọi, thế nhưng ông đã biết khơi mở phát
hiện và quản lý các thiên tài. Đó mới là công việc hết sức khó khăn. Ông
bảo tồn tài năng trong tình bằng hữu cho đến ngày cuối cùng của đời
mình. Trong số các thuộc cấp của ông, có số lượng cao đến mức bất thường
những người thực lòng xem ông như một người bạn của riêng họ”.
Biệt danh nổi tiếng của Kurchatov - "Ông Râu”
- phát sinh từ một trong những quyết định khác người của nhà vật lý vĩ
đại, - chuyên viên phân tích quân sự Ilya Kramnik góp ý kiến.
Tồn tại một huyền thoại rằng Kurchatov
bắt đầu để râu từ thời chiến tranh. Cho đến khi chiến thắng chủ nghĩa
phát-xít, ông tuyên bố như vậy. Sau khi chiến tranh đã kết thúc, ông vẫn
tiếp tục để râu, bởi đã đặt ra mốc mới "cho đến khi thực hiện thành công đề án hạt nhân".
Igor Kurchatov từ giã cõi
đời rất sớm - ở độ tuổi 57. Nhưng ký ức về ông thì bất tử. Tên ông được
đặt cho thành phố, cho những đại lộ và đường phố, cho các viện nghiên
cứu và trường phổ thông, thậm chí có cả chủ thể vũ trụ cũng mang tên nhà
vật lý Nga vĩ đại – đó là tiểu hành tinh Kurchatov.
Câu chuyện đằng sau quả bom nguyên tử mạnh nhất trong lịch sử
Sĩ quan Andrei Durnovtsev, chỉ
huy của một máy bay ném bom Tu-95 của Liên Xô, nắm trong tay một
trong những vinh dự có một không hai trong Chiến tranh Lạnh.
Ông Durnovtsev đã thả quả bom nguyên tử
mạnh nhất trong lịch sử từ oanh tạc cơ của mình. Nó có sức
công phá lên đến 50 megaton, gấp 3.000 lần so với quả bom được
thả xuống Hiroshima.Trong nhiều năm, các sử gia đã xác định tên của những người đã tham gia vào dự án bom nguyên tử này.
Andrei Sakharov, một trong những nhà vật lý đóng góp vào công tác chế tạo, chỉ gọi nó là “quả bom lớn”. Tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev đặt cho nó tên gọi là “mẹ của Kuzka”, dựa trên điển tích Nga mang hàm ý rằng một người sẽ dạy cho ai đó một bài học nhớ đời.
CIA thì chỉ gọi cuộc thử nghiệm là “Joe 111”. Nhưng một cái tên được người ta nhớ đến nhiều nhất bởi sự kiêu hãnh của người Nga và sự vĩ đại của công trình, đó là Tsar Bomba, "vua" của các loại bom.
Bom nguyên tử Tsar Bomba, được coi là loại bom mạnh nhất trong lịch sử. |
“Người Mỹ muốn coi nó là minh chứng về sự điên rồ của Chiến tranh Lạnh, và sự điên rồ của người Nga xưa và nay”, ông Wellerstein nói thêm. “Còn người Nga thì luôn tự hào về nó”.
Vào ngày 30/10/1961, ông Durnovtsev cùng tổ bay đã cất cánh từ một sân bay trên bán đảo Kola, hướng tới khu vực thử nghiệm hạt nhân của Liên Xô ở vịnh Mityushikha, nằm gần quân đảo Novaya Zemlya ở cực Bắc.
Các nhà khoa học đã cho sơn máy bay Tu-95 và Tu-16 đi cùng màu trắng để giới hạn tác động do nhiệt sau khi bom phát nổ. Họ hi vọng rằng lớp sơn này sẽ giúp cho máy bay được an toàn.
Quả bom cũng được lắp đặt một cái dù để giảm tốc độ rơi, cho phép cả hai máy bay có thời gian để bay được 48km khỏi điểm bom rơi trước khi nó nổ. Điều này cho phép ông Durnovtsev cùng các đồng đội có thể thoát thân.
Khi hai máy bay đến địa điểm đã định tại độ cao 10.300m, ông Durnovtsev ra lệnh thả bom. Dù mở, quả bom rơi xuống, và chỉ còn 3 phút nữa bom sẽ chạm mặt đất và phát nổ.
Durnovtsev cho máy bay chạy hết tốc lực. Quả bom sau đó phát nổ.
Sức công phá của vũ khí hạt nhân khủng khiếp đến mức chúng chưa bao giờ được sử dụng kể từ sau Thế chiến II. |
Vụ nổ đã phá vỡ nhiều cửa kính của nhà dân cách đó hơn 800km. Nhân chứng nói rằng họ nhìn thấy ánh sáng chói lòa qua lớp mây dày từ cách điểm bom phát nổ hơn 950km.
Đám mây hình nấm mà quả bom gây ra xuyên qua bầu khí quyển, cao 60km (gần vượt tầng vũ trụ). Phía trên của đám mây nấm còn tản rộng ra đến 95km nữa. Nhiệt năng của quả bom đã đốt cháy toàn bộ lớp sơn của cả hai máy bay.
Ban đầu, kế hoạch của Liên Xô còn lớn hơn thế nhiều. Các nhà khoa học có ý định chế tạo để quả bom có sức công phá 100 megaton. Họ sử dụng một động cơ 3 tầng với nhiên liệu khô Teller-Ulam, tương tự như loại bom mà Mỹ đã nhiều lần thử nghiệm trước đó.
Những lo ngại về bụi phóng xạ đã buộc các nhà khoa học phải tìm cách giảm bớt sức công phá của quả bom xuống còn một nửa. Điều thú vị là Tsar Bomba là một trong những loại vũ khí “sạch” nhất khi phát nổ, bởi thiết kế của nó khiến 97% số bụi phóng xạ bị triệt tiêu.
Kích cỡ của nó cũng rất đáng nể. Nó dài 8m, có đường kính 2,1m và trọng lượng hơn 27 tấn. Nó lớn đến mức không thể đặt vừa bên trong khoang chứa bom của máy bay Tu-95.
Tsar Bomba quá lớn nên có nhiều người nghi ngờ rằng liệu nó có thể trở thành một loại vũ khí thực sự hay không. Việc tháo bớt những bình nhiên liệu để trang bị bom này, cùng với trọng lượng của nó, khiến cho Tu-95 không có đủ nhiên liệu để có thể oanh tạc các mục tiêu xa, ngay cả khi được tiếp liệu nhiều lần trên không.
Tuy vậy, CIA đã điều tra xem liệu phía Liên Xô có kế hoạch lắp đặt một đầu đạn có sức công phá tương tự lên một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có khả năng tấn công các thành phố lớn của Mỹ hay không.
Với lợi thế về vũ khí hạt nhân của NATO, Mỹ có thể bố trí máy bay ném bom và các loại tên lửa đạn đạo tầm trung gần với các mục tiêu ở Đông Âu.
Cột lửa của Tsar Bomba cao hơn gấp nhiều lần các loại bom nguyên tử khác đã từng được cho nổ trong lịch sử. |
Trong khi đó, tên lửa của Nga phải bay xa hơn nên tỉ lệ trượt cao hơn. Nhưng với một đầu đạn 100 megaton, vấn đề chính xác chỉ là thứ yếu.
Nếu một quả bom 100 megaton như Tsar Bomba có thể bắn trúng thành phố Los Angeles, nó sẽ tạo ra một quả cầu lửa rộng 3,2km nóng hơn cả bề mặt của mặt trời, biến toàn bộ các tòa nhà cao tầng thành tro bụi.
Trong bán kính 8km, những người nào không bị chết vì vụ nổ và sức nóng khủng khiếp sẽ phải hứng chịu ảnh hưởng của chất phóng xạ. Toàn bộ các tòa nhà trong bán kính 32km sẽ bị phá hủy gần như hoàn toàn.
Cách đó 80km, bất kỳ ai trong khu vực sẽ bị bỏng cấp độ 3. Nói cách khác, một đầu đạn như Tsar Bomba sẽ xóa sổ hoàn toàn khu đô thị của Los Angeles.
Năm 1963, Tổng bí thư Khrushchev nói rằng Liên Xô có trong tay một quả bom 100 megaton và đã được triển khai đến Đông Đức. Cho đến giờ nhiều sử gia vẫn tranh cãi về tính xác thực của tuyên bố này.
Còn với Sakharov, việc chế tạo và thử nghiệm Tsar Bomba đã thay đổi cuộc đời ông, khiến ông từ bỏ nghiên cứu vũ khí.
Ông trở thành một trong những người chỉ trích việc Liên Xô chế tạo hệ thống phòng chống tên lửa đạn đạo, đồng thời cổ vũ dân quyền ở nước này. Ông được nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình vào năm 1975.
Còn với Durnovtsev, ngay sau khi thả Tsar Bomba, không quân Liên Xô đã cho ông thăng chức trung tá, đồng thời còn tặng Huân chương Anh hùng Liên Xô, danh hiệu cao quý nhất đối với những người có công với tổ quốc.
Nhận xét
Đăng nhận xét