BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 89 (Ngô Đình Cẩn)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ngô Đình Cẩn (chữ Hán: 吳廷瑾; 1912 – 1964) là em trai của Ngô Đình Diệm (tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa). Ngô Đình Cẩn được giao làm cố vấn Trung phần, phụ trách miền Trung và cao nguyên Trung phần. Năm 1964, sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chính, ông bị bắt và lãnh án tử hình.
Ông có thói quen chân đi guốc gỗ, mặc áo dài, đội khăn xếp, miệng nhai trầu bỏm bẻm nên có hỗn danh là Cố Trầu, hoặc là "Lãnh chúa Miền Trung". Tổng hành dinh của ông đóng gần nhà thờ Phủ Cam, nay thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế và một khu biệt thự khác ở ấp Ngũ Tây làng An Cựu, nay thuộc xã Thuỷ An, thành phố Huế, gần khu Chín Hầm
nổi tiếng. Nhà cũ của ông ở đường Nguyễn Trường Tộ - thành phố Huế đến
nay vẫn còn nhiều chứng tích nguyên vẹn. Trong đó, trên nền vườn của 1
gia đình sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam
hiện đang ở, vẫn còn lưu giữ nguyên bản ao cá được xây dựng bằng bê
tông theo hình dạng rất đặc biệt, thành dày đến 40–50 cm,sâu hơn 4m,
dùng nuôi cá sấu. Ở bốn góc ao có bố trí 4 chậu cá nhỏ cùng hình dáng
như ao cá to tạo thành thế tứ trụ phong thủy. Tuy nhiên sau chiến tranh
đã thất lạc nay chỉ còn lại 1 chậu. Quanh ngôi nhà này vẫn còn 2 bờ
tường đá xây kiên cố cao 3m ở 2 cạnh vườn. Điều đó đủ nói lên dinh thự
trước đây của chúa tể miền trung bề thế ra sao. Theo tài liệu thì trước
đây gia đình họ Ngô ngoài làm chính trị vốn cũng rất nổi tiếng buôn lậu
vàng và bạch phiến. Do vậy, Ông cậu cho xây dựng ao cá này ngoài phục vụ
thú vui nuôi cá sấu chơi cây cảnh thì còn dùng che đậy cho tầng hầm bên
dưới cất giữ tài sản khổng lồ. Cũng trong khu đó còn có một gia đình
khác cũng đang sở hữu những cây xanh bon-sai quý hiếm. Còn Khu Chín Hầm
thì trước đây là kho vũ khí cũ, do Ngô Đình Cẩn tổ chức cải tạo sửa sang
lại thành nhà ngục giam giữ và tra tấn những người chống đối. Điều kiện
sống trong Chín Hầm rất khắc nghiệt và nhiều người đã chết trong khu
nhà ngục này.
Trong thời Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Cẩn cùng với Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Luyện, Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu), nắm hết mọi thực quyền trong tay do đó chế độ Ngô Đình Diệm bị cho là chế độ gia đình trị. Về phần mình, Ngô Đình Cẩn được bổ nhiệm chức "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước" và nắm rất nhiều quyền lực tại miền Trung Việt Nam, được mệnh danh là "Lãnh chúa miền Trung". Trong thời gian cầm quyền, Ngô Đình Cẩn đã tổ chức bắt những người cộng sản hoạt động tại miền Trung cũng như những người chống đối hoặc có tư thù với mình; nhiều người đã bị kết án, bắt giam, bị thủ tiêu hoặc bị ép đến phải phá sản trong các hoạt động trấn áp này.
Tháng 11 năm 1963, Hoa kỳ bật đèn xanh cho tướng Dương Văn Minh đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, tướng Dương Văn Minh cùng một số tướng lĩnh khác đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tổng thống và cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết. Ngày 2 tháng 11 năm 1963, Ngô Đình Cẩn mời tướng Đỗ Cao Trí ra Huế gặp ông nhưng vị tướng này ra lệnh cho quân đội bao vây nhà Ngô Đình Cẩn. Lợi dụng sự sơ hở của lính gác cháu trai Ngô Đình Cẩn là linh mục Nguyễn Văn Thuận đưa ông này chạy vào ẩn náu trong nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế.
Chiều ngày 3 tháng 11 năm 1963, tướng Đỗ Cao Trí ra Huế và đi thẳng đến nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế gặp Ngô Đình Cẩn. Theo tư liệu và hồi ức của Trịnh Quốc Thiên và Nguyễn Văn Minh tướng Trí nói với Ngô Đình Cẩn rằng Hội đồng Quân nhân Cách mạng ủy nhiệm ông này đến thông báo rằng cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu là tai nạn ngoài ý muốn của các tướng lãnh đồng thời chuyển lời của Hội đồng Quân nhân Cách mạng mời Ngô Đình Cẩn tham gia Hội đồng. Tướng Đỗ Cao Trí cũng thông báo với Ngô Đình Cẩn rằng Hội đồng Quân nhân Cách mạng sẽ tịch thu tài sản của ông này và đề nghị giữ dùm tài sản của Ngô Đình Cẩn. Ngô Đình Cẩn đã trao 24 kg vàng cho tướng Đỗ Cao Trí cùng một số đồ quý giá và tiền mặt.
Sau đó linh mục Nguyễn Văn Thuận và các linh mục dòng Chúa Cứu Thế đến Tòa lãnh sự Mỹ tại Huế xin cho Ngô Đình Cẩn tỵ nạn chính trị. Lãnh sự Mỹ John Helble gọi điện vào Sài Gòn xin ý kiến Tòa Đại sứ và Bộ Ngoại giao Mỹ. Tòa đại sứ Mỹ chấp thuận. Trong lúc chưa cứu xét về trường hợp tỵ nạn của Ngô Đình Cẩn xong, ông này lại đòi Mỹ cho phép mẹ là bà Phạm Thị Thân cùng tỵ nạn với ông. Bộ Ngoại giao Mỹ phải ra chỉ thị cho Lãnh sự quán của họ ở Huế hủy bỏ quyết định cho phép Ngô Đình Cẩn tỵ nạn tại Mỹ.
Khi biết tin Ngô Đình Cẩn đang tỵ nạn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ, tướng Đỗ Cao Trí đến Tòa lãnh sự Mỹ cảnh báo cơ quan này đừng chứa chấp ông Cẩn vì dân chúng Huế sẽ tràn vào phá Tòa lãnh sự và hành hung ông Cẩn thì không có lực lượng nào giữ được an ninh. Tòa lãnh sự Mỹ quyết định trao trả Ngô Đình Cẩn cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sáng ngày 5 tháng 11 năm 1963, tướng Đỗ Cao Trí cùng với một sĩ quan Mỹ và sĩ quan Việt Nam Cộng hòa đưa Ngô Đình Cẩn và mẹ ông này lên máy bay đi Sài Gòn theo lệnh của Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Ngô Đình Cẩn bị giam tại khám Chí Hòa. Luật sư bào chữa cho ông là Võ Văn Quan. Trong thời gian bị biệt giam tại đây, sức khỏe của ông giảm sút trầm trọng đến nỗi không đi được.
Ngô Đình Cẩn bị kết án tử hình ngày 22 tháng 4 và đem ra bắn lúc 18 giờ 20 phút ngày 9 tháng 5 năm 1964. Ông được chôn tại nghĩa trang sân bay Tân Sơn Nhất, về sau quy tụ về nghĩa trang Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương), nằm chung với hai anh Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và mẹ Phạm Thị Thân.
Tuy nhiên chính sách khắc nghiệt của Ngô Đình Cẩn cũng bị lên án dữ
dội và trong dân gian xuất hiện một bài "Vịnh Chuồng cọp" nhằm mỉa mai
Ngô Đình Cẩn như sau:
Ngày 8/5, linh mục Thí được vào gặp
Ngô Đình Cẩn để làm lễ rước mình Thánh Chúa an ủi người sắp chết. Khi
ông Thí vừa vào, chào hỏi xong thì Ngô Đình Cẩn đã hỏi ngay: "Ngày mai,
họ đem con đi bắn phải không cha?". Linh mục Thí im lặng và khẽ gật đầu
rồi hỏi lại: "Cậu có sợ không?". Ngô Đình Cẩn gượng cười, trả lời khá
bình thản: "Con không sợ chút mô hết cha à!".
Linh mục Thí hỏi tiếp: "Cậu có tha thứ cho những người đã làm
khổ cậu và gia đình cậu không?". Ngô Đình Cẩn nói lớn, và rành rẽ: "Con
tha thứ". Rồi Cẩn nói tiếp: "Con cũng mang tên Thánh là Jean Baptiste và
cha cũng mang tên Thánh Jean Baptiste. Xin cha nhớ cầu nguyện cho con
sớm lên Thiên đàng chầu Chúa và xin mọi người có đạo chứng kiến con chịu
chết, xin đọc cho con một kinh lạy cha "Xin cho chúng tôi hàng ngày đủ
dùng và tha tội cho chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng
tôi".
(Ngô Đình Cẩn là con út trong nhà nên hay được gọi là cậu Cẩn. Sau này khi Ngô Đình Diệm giành được quyền lực thì Ngô Đình Cẩn cũng được coi là nhân vật cực kỳ thế lực ở khu vực miền Trung, cho nên ai đến với Cẩn cũng không dám gọi tên mà chỉ gọi là ông Cậu).
Hôm sau, 10h trưa ngày 9/5, luật sư Võ Văn Quan vào thăm Ngô Đình Cẩn lần cuối cùng. Sau này, ông Quan kể lại cho nhà báo Phan Kim Thịnh: "Sáng sớm ngày 9/5, cháu Ngô Đình Cẩn là Trần Trung Dung vào thăm. Ông Cẩn nói chuyện một cách thản nhiên, không hề biểu lộ thái độ lo lắng, sợ sệt. Người cháu gái thì ngồi cạnh giường, khóc và nguyền rủa những kẻ phản phúc nhà họ Ngô. Nhưng ông Cẩn điềm tĩnh nói: "Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết".
Khi gặp luật sư Quan, ông Cẩn cũng vẫn tỏ thái độ bình thản. Ông Quan cũng không hề biết là chính Ngô Đình Cẩn cũng đã biết rõ ngày giờ thi hành án. Lúc đầu, hai bên chỉ nói chuyện có tính chất xã giao nhưng rồi đột nhiên ông Cẩn tâm sự về thân thế của ông và tiết lộ một số câu chuyện bí mật. Lời nói của ông như là một sự trăng trối khiến luật sư Quan giật mình và thầm nghĩ: "Có lẽ ông Cẩn biết rồi".
Rồi Ngô Đình Cẩn chuyển sang giãi bày những thủ đoạn chính trị của mình với giọng hùng hồn, hoạt bát, mạch lạc. Ngô Đình Cẩn cũng nhắc lại những cuộc tàn sát đẫm máu đối với những người Cộng sản khi Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, và khẳng định làm chính trị thì phải chấp nhận thế thôi. Khi nói đến việc đàn áp những người Cộng sản, Ngô Đình Cẩn ngẩng cao đầu, mắt sáng long lanh, mặt đỏ bừng và nói như đếm từng tiếng.
Nhìn đồng hồ đã thấy gần 12h trưa, Ngô Đình Cẩn bảo: "Luật sư đưa cho tôi cái danh thiếp của ông". Ông Quan ngạc nhiên không hiểu lúc này Ngô Đình Cẩn còn muốn có danh thiếp của mình để làm gì. Nhưng chiều ý, ông vẫn lấy danh thiếp đưa cho Ngô Đình Cẩn.
Ông Cẩn lấy bút viết vào phía sau danh thiếp: "Xin hết lòng đa
tạ" và viết tên Ngô Đình Cẩn. Đưa lại danh thiếp cho luật sư, Ngô Đình
Cẩn dịu giọng nói: "Tôi xin gửi lại chút này để cám ơn luật sư đã hết
lòng biện hộ cho tôi". Luật sư Quan bối rối: "Thật sự tôi có giúp được
gì cho ông đâu, họ vẫn xử tối đa". Ông Cẩn khẽ lắc đầu, gượng cười: "Vấn
đề không phải ở đó. Viết mấy chữ này, tôi muốn tỏ lòng tri ân đối với
người luật sư không từng quen biết, nhưng đã tận tình và can đảm nói lên
giữa phiên tòa những gì tôi muốn nói".
Rồi Ngô Đình Cẩn lại bình tĩnh trò chuyện, lấy giấy cuốn thuốc lá theo kiểu sâu kèn, phì phèo hút, rồi lại têm trầu nhàn nhã nhai bỏm bẻm. Ông Quan đứng dậy cáo từ cố giữ nét mặt bình thường. Ngô Đình Cẩn bắt tay luật sư Quan rất chặt và rất lâu, đồng thời luồn bàn tay trái xuống gầm bàn, nhìn xuống đó ra hiệu. Ông Quan thấy bàn tay trái của Ngô Đình Cẩn xòe ra 5 ngón như thể báo hiệu rằng chiều nay vào lúc 5h ông sẽ bị hành quyết.
Sau này, mỗi khi nhớ lại vụ hành quyết Ngô Đình Cẩn, luật sư Quan vẫn tỏ thái độ kính trọng, khâm phục một con người biết cái chết đang đến với mình từng giờ, từng phút mà vẫn ngồi nói chuyện bình tĩnh hàng tiếng đồng hồ.
Cũng phải nói thêm rằng, sau ngày Ngô Đình Cẩn bị hành quyết đã có nhiều tin đồn rằng Ngô Đình Cẩn khi chết đi để lại rất nhiều của cải cho nhiều người thừa hưởng. Ngay chuyện Ngô Đình Cẩn bảo đại úy Nguyễn Văn Minh giao số vàng, đôla, kim loại quý cho tướng Đỗ Cao Trí giữ là "2 bao"... nhưng thực chất đó cũng chỉ là những lời đồn thổi vì chính đại úy Minh cũng không biết có bao nhiêu vàng và tướng Trí khi nhận túi vàng, valy tiền cũng không kiểm đếm.
Tuy nhiên, theo điều tra của các nhà báo về sau thì số bất động sản do Ngô Đình Cẩn giao cho người khác đứng tên không phải là ít.
Năm 1989, tướng ngụy quyền Trần Văn Đôn có viết cuốn hồi ký "Việt Nam nhân chứng", và khi nói về cái chết của Ngô Đình Cẩn, ông ta viết như sau: "Vài tháng sau ngày chỉnh lý, tướng Nguyễn Khánh có phái đại tá Lâm Văn Phát thông qua bà Trần Trung Dung và nhờ chuyển lời nói với ông Cẩn rằng, hãy chuyển số tiền 6 triệu USD mà ông Cẩn có trong một ngân hàng Thụy Sĩ cho tướng Nguyễn Khánh. Đổi lại tướng Khánh sẽ cho một chiếc phi cơ đưa ông Cẩn đi Singapore.
Bà Trần Trung Dung yêu cầu đừng ghi âm khi bà ấy vào khám hỏi ông Cẩn. Sau khi nghe bà Dung trình bày, Ngô Đình Cẩn không chịu giao số tiền đó cho ông Khánh, rồi hỏi bà Dung có cần lấy thì ông giao cho. Lúc đó bà Dung sợ liên lụy nên không dám nhận. Mấy ngày sau, nhân dịp một vị linh mục vào làm lễ cho ông Cẩn, ông đã ký giấy ủy quyền cho nhà dòng Cứu Thế số tiền đó. Giấy ủy quyền được để trong một cuốn kinh Thánh...".
Như vậy, xem ra sự kiện Ngô Đình Cẩn có mấy triệu đôla là có thể tin được. Nhưng thực sự chuyện Ngô Đình Cẩn chuyển 6 triệu đôla cho nhà thờ cũng có thể rất khó xảy ra, bởi lẽ với một số tiền lớn như vậy không thể cầm tờ giấy ủy quyền có mấy chữ rồi ký tên cho người khác đi lĩnh, đặc biệt đối với các ngân hàng nước ngoài. Ngay linh mục Lê Văn Thí cũng khẳng định là chẳng làm gì có số tiền đó...
Trong lịch sử Khám Chí Hòa từ khi xây dựng cho tới năm 1975 đã có hai vụ xử bắn được thực hiện ngay trong khuôn viên khám.
Khi tôi hỏi ông Nhân về hai vụ tử hình
Ngô Đình Cẩn và Nguyễn Văn Trỗi thì ông nói với vẻ ngậm ngùi: “Đúng là
tôi được dự hai buổi ấy từ đầu tới cuối và đồng thời cũng có rất nhiều
tư liệu, tôi còn lưu giữ được khá nhiều ảnh... Thật ra, loại phóng viên
như tôi không bao giờ được Bộ Thông tin Sài Gòn thời ấy cho phép dự
những sự kiện quan trọng, nhưng tôi có người anh rể phụ trách lễ tân ở
Phủ tổng thống cho nên tôi thường có giấy tới những nơi xảy ra việc lớn.
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in buổi xử bắn anh Nguyễn Văn Trỗi và trong
thâm tâm tôi luôn kính trọng, khâm phục người anh hùng ấy.
Rồi ông kể cho chúng tôi nghe về vụ xử bắn Ngô Đình Cẩn.
Nhưng trước hết để bạn đọc hiểu rõ thêm những sự việc diễn ra trước đó chúng tôi sẽ cung cấp những tư liệu liên quan đến việc vì sao Ngô Đình Cẩn phải bị tử hình.
Ngày 1/11/1963, một nhóm tướng tá quân đội của chế độ Ngô Đình Diệm được sự xúi giục, giật dây của Mỹ đã làm đảo chính và hạ sát Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu. Còn Ngô Đình Cẩn lúc đó đang ở Huế, nghe tin hai anh đã bị đảo chính và bị bắt nên chạy trốn vào nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế. Trưa ngày 2/11, tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Quân đoàn 1, Vùng 1 chiến thuật từ Đà Nẵng bay ra Huế gặp Ngô Đình Cẩn và thề sống thề chết sẽ đảm bảo tính mạng cho Cẩn.
Vì tin lời Đỗ Cao Trí, Ngô Đình Cẩn đã bảo đại úy cận vệ Nguyễn Văn Minh về nhà lấy một túi lớn đựng 24 kg vàng và một valy trong đó có nhiều đôla và đồ trang sức giao cho tướng Trí. Đỗ Cao Trí nhận hai túi trên rồi bay về Đà Nẵng để chờ lệnh từ Sài Gòn.
Trưa ngày 3/11, Lãnh sự Mỹ tại Huế R.Helble và Phó lãnh sự Mullen tới nhà Cẩn gặp đại úy Minh và nhờ Minh thông báo rằng, họ mời Ngô Đình Cẩn tới lánh nạn để bảo toàn tính mạng. Được thông báo lại, Cẩn suy nghĩ lắm bởi vì Cẩn không nỡ bỏ mẹ già ở lại một mình. Cũng phải nói thêm rằng, Ngô Đình Cẩn tuy là người cực kỳ tàn ác, thâm hiểm đối với những người theo cách mạng, nhưng lại là người chí hiếu đối với mẹ, chính vì thế mà việc trông nom mẹ ở Huế được Diệm - Nhu giao cho Cẩn.
Nhưng hai viên lãnh sự Mỹ cũng thề thốt là sẽ đảm bảo an toàn cho Cẩn, nghe bùi tai Ngô Đình Cẩn đã đến Tòa Tổng lãnh sự Mỹ lánh nạn. Nhưng ngày hôm sau, Lãnh sự Mỹ trở mặt và giao Cẩn cho Đỗ Cao Trí áp giải vào Sài Gòn. Người ra đón Cẩn tại sân bay chính là viên sĩ quan CIA nổi tiếng Lui Conein. Và Conein giao Cẩn cho đám an ninh quân đội của Dương Văn Minh. Ngô Đình Cẩn bị đưa ngay vào Khám Chí Hòa.
Tại Khám Chí Hòa, Cẩn bị đưa vào chế độ biệt giam và bị đối xử khá tàn tệ. Tuy không bị tra tấn, đánh đập nhưng ăn uống tồi tệ, nên bệnh tiểu đường và bệnh viêm khớp xương tái phát. Thêm vào đó cộng với việc Cẩn thương nhớ mẹ già không người chăm sóc, thương hai anh đã bị hạ sát một cách dã man nên bệnh đã nặng lại càng nặng thêm. Hầu như Ngô Đình Cẩn không thể đi lại được, những thứ tiếp tế ở ngoài vào cho Cẩn thường chỉ có trầu cau là được nhận, còn đồ ăn, thức uống mười phần bị vứt đi chín, nhiều lúc Ngô Đình Cẩn bị ngất lịm tưởng chết luôn trong Khám Chí Hòa.
Ngày 30/1/1964, tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm lại làm một cuộc đảo chính và bắt giam các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân. Cuộc đảo chính không hề có một tiếng súng nhưng lại có một người chết đó là đại úy Nguyễn Văn Nhung, người đã dùng dao đâm chết Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu trong xe bọc thép. Nhung bị chuẩn tướng Nguyễn Chánh Thi treo cổ ngay trong trại lính dù Hoàng Hoa Thám. Và tất nhiên cái chết của Nhung được thông báo rằng “do lo sợ bị trừng phạt nên đã treo cổ tự tử”.
Làm đảo chính xong, Nguyễn Khánh tự xưng là Chủ tịch Hội đồng quân đội cách mạng, kiêm Tổng tư lệnh quân đội Việt Nam Cộng hòa và kiêm luôn chức Thủ tướng chính phủ. Ngay sau khi nắm quyền, Khánh cho thiết lập Tòa án quân sự đặc biệt đem Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn ra xét xử. Phan Quang Đông là cánh tay đắc lực của Ngô Đình Cẩn, được giao nhiệm vụ phụ trách tình báo, bắt giam và thủ tiêu các cán bộ Cộng sản và kể cả những người đối lập. Phiên tòa xử Phan Quang Đông diễn ra 3 ngày tại Huế, và ngày 28/3/1964, Đông bị kết án tử hình, bị tịch thu toàn bộ tài sản và bồi thường 18 triệu đồng cho các nạn nhân bị hắn sát hại.
Trung tuần tháng 4/1964 thì Tòa án quân sự đặc biệt mở phiên tòa xét xử Ngô Đình Cẩn tại Huế. Mặc dù trời mưa, nhưng từ 7h sáng trước cửa tòa án đã có hàng ngàn người đứng chật cả sân để xem tòa xét xử như thế nào. Ông Lý Nhân (tức Phan Kim Thịnh) cũng là người có mặt từ phút đầu tiên trong số gần 40 nhà báo trong và ngoài nước được cấp giấy theo dõi phiên tòa. Mọi người hồi hộp chờ đợi và hầu hết đều mong giây phút “hung thần miền Trung” xuất hiện nhưng chẳng thấy gì cả.
Mãi đến 9h mới nghe tiếng ông chánh thẩm truyền lệnh giải bị cáo Ngô Đình Cẩn ra tòa. Và ngay lập tức phía ngoài ầm lên tiếng hô “Đả đảo hung thần Ngô Đình Cẩn”. Nhưng cũng chẳng thấy Ngô Đình Cẩn xuất hiện, thế rồi có viên sĩ quan đến nói nhỏ vào tai ông chánh thẩm... Ông chánh thẩm ngồi im lặng hồi lâu rồi tuyên bố tòa vào phòng để nghị án. Và nửa giờ sau mọi người nhận được thông báo là tòa đình xử án. Hóa ra sau mới biết, chính quyền Nguyễn Khánh thay đổi quyết định đưa Ngô Đình Cẩn về xét xử tại Sài Gòn.
Ngày 16/4/1964, từ lúc 7h30’, dân chúng đã đứng dày đặc trước cửa tòa án nằm trên đường Công Lý (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Khoảng 8h thì đoàn xe cảnh sát đi môtô hộ tống một chiếc xe chở tù nhân tới, dân chúng ở ngoài hô “Đả đảo Ngô Đình Cẩn” rền vang. Xe chở tù áp sát vào cửa tòa án, và Ngô Đình Cẩn mặc quần áo bà ba trắng được hai hiến binh dìu vì Cẩn không đi được.
Phiên tòa xét xử Ngô Đình Cẩn hôm đó gồm những người sau đây: Lê Văn Thu, Chánh thẩm; đại tá Nguyễn Văn Chuân, đại tá Đặng Văn Quang, đại tá Trương Văn Chương và trung tá Dương Hiếu Nghĩa là phụ thẩm. Phụ thẩm nhân dân gồm có: Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Sửu và Bùi Văn Nhu. Trưởng lý là Nguyễn Văn Đức; Lục sự là Nguyễn Văn Tâm và luật sư bào chữa cho Ngô Đình Cẩn là Võ Văn Quan.
Ngô Đình Cẩn không đứng được nên được tòa cho ngồi trước vành móng ngựa. Kể ra tướng Nguyễn Khánh cũng là kẻ khá thâm nên đã đưa những người mà trước đây đã từng ra luồn vào cúi Ngô Đình Cẩn, chịu ơn mưa móc gia đình họ Ngô như Đặng Văn Quang tham gia phiên tòa xét xử. Trưởng lý Nguyễn Văn Đức đã buộc tội Cẩn là ra lệnh cho các công an viên bắt cóc, tống tiền thủ tiêu nạn nhân...
Còn trong bài bào chữa của mình, luật sư Quan yêu cầu phải đưa ra những hồ sơ, công văn chứng minh rằng Ngô Đình Cẩn đã chỉ huy đội ngũ tay chân thực hiện những vụ tàn sát người vô tội. Với một số người được gọi ra tòa với tư cách nhân chứng thì ông luật sư Quan nói thẳng thừng: “Những người được gọi là nhân chứng đây, họ là ai? Họ là những nhân viên công an bị dính líu trong vụ bắt gián điệp Pháp. Rồi để chạy tội cho chính mình, dĩ nhiên họ phải đổ lỗi cho sự quyền uy của anh em tổng thống, và họ đã phải làm những gì họ đã làm để tránh cho được bản án...
Mấy nhân chứng này là những người tráo trở, lật lọng quý tòa không thể tin vào lời nói của họ được, họ đã từng khúm núm xưng con với người đang bị xét xử đây, họ đã từng nịnh bợ đủ cách để xin xỏ ân huệ. Ngày xưa họ luồn cúi bao nhiêu thì sau cuộc đảo chính họ càng a dua mạt sát, chà đạp những người cũ để mong khỏa lấp quá khứ gian nịnh và lập công với chế độ mới...”.
Rồi luật sư Quan cảm thán: “Âu cũng là thói đời đen bạc, lắm kẻ đua nhau phù thịnh, mấy ai đã dám phù suy... sự bội nghĩa của họ tồi tệ đến nỗi khiến họ mặc cảm đối với bị cáo. Trong phòng xử này mỗi lần chạm phải cái nhìn hờn trách của ông Cẩn, họ đã phải hổ thẹn, quay mặt đi chỗ khác. Vậy lời khai của những người gọi là nhân chứng này, lời khai của những người tráo trở, vong ân, bội nghĩa muốn đổ trách nhiệm cho ông Cẩn để mong thoát khỏi số phận như của Phan Quang Đông - lời khai đó có tin được hay không? Hỏi tức là trả lời.
Tóm lại với danh vị cố vấn chỉ đạo, ông Cẩn chỉ có quyền cho ý kiến về đường lối chính trị. Và đó chỉ là ý kiến, không có hiệu lực ràng buộc gì hết. Do đó, nếu chủ trương như ông Ủy viên chính phủ đã nói rằng, ông Cẩn ra lệnh cho công an viên bắt bớ, giam cầm, tra tấn, tống tiền, bức tử nạn nhân tức là đi ngược lại văn từ phân minh...”. Rồi luật sư xin quý tòa tuyên tha bổng cho bị can.
Tuy nhiên, khi ra ngoài phiên tòa, luật sư Quan nói với các nhà báo rằng: “Tôi thừa biết không bao giờ có một bản án tha cho Ngô Đình Cẩn”. Còn Ngô Đình Cẩn khi được nói trước tòa lần cuối đã thong thả khẳng định rằng mình vô tội, vì mình không có quyền để ra lệnh cho các công an viên làm những việc phi pháp. Ngô Đình Cẩn không van xin cầu khẩn nửa lời. Phiên tòa hôm đó xét xử từ sớm cho đến đêm khuya đã tuyên án xử tử Ngô Đình Cẩn. Khi tòa tuyên án xong, hai cảnh sát xốc nách đưa ông Cẩn ra xe về Khám Chí Hòa. Trước khi lên xe ông Cẩn còn ngoái lại nhìn luật sư Quan như muốn nói lời cảm ơn.
Ngay hôm sau, luật sư Quan đã làm một đơn xin ân xá mang vào Khám Chí Hòa cho ông Cẩn, vì luật sư nghĩ rằng còn nước thì cứ tát. Sau này, luật sư Quan thuật lại cuộc gặp gỡ với Ngô Đình Cẩn như sau: “Khi nói chuyện với tôi, ông Cẩn vẫn bình tĩnh. Ông nắm tay tôi và nói rằng, tôi không ngờ luật sư biết trước rằng sẽ thua mà vẫn tận tâm và can trường biện hộ cho tôi suốt mấy tiếng đồng hồ. Cám ơn luật sư lắm. Luật sư đã nói giùm tôi sự tức giận của tôi đối với bọn vong ân phản phúc, như vậy tôi cũng mãn nguyện lắm rồi”.
Ngô Đình Cẩn đọc lại lá đơn xin ân xá do luật sư Quan thảo và dứt khoát không chịu ký vì biết cũng vô ích mà thôi. Nhưng luật sư Quan để hoàn thành nhiệm vụ biện hộ của một luật sư cho thân chủ đã cố gắng thuyết phục Ngô Đình Cẩn ký vào lá đơn.
Thời đó có bài "Vịnh chuồng cọp" để ám chỉ
"bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn: "...Một kiếp tàn hung hùm xám đó/
Muôn dân ghê rợn ác ôn này".
Có chồng, có con, nhưng phần lớn thời gian bà ta lại sinh sống trong nhà Ngô Đình Cẩn. Vì có quan hệ chị em bạn dì, nên từ những năm tháng anh em nhà họ Ngô Đình còn chạy đôn, chạy đáo chờ thời, Út Cẩn còn say đá gà, câu cá, thì Luyến đã đến ở trong nhà Cẩn để làm người quản gia.
Theo như lời thuật lại của ông Đỗ Mậu - một con người đầy duyên
nợ với gia đình họ Ngô thì lúc xưa Luyến chỉ là một người đàn bà nghèo
hèn, quê mùa, lam lũ, quanh năm suốt tháng chỉ đi chân đất, trên mình
chỉ vận áo nâu với quần đen, lủi thủi ra vào dưới mái nhà quạnh quẽ để
hầu hạ bà dì ruột của mình là "mệ cố" Phạm Thị Thân - người đã sinh ra
anh em Ngô Đình Cẩn. Ấy vậy mà, từ khi Ngô Đình Diệm có quyền, Cẩn trở
thành "cố vấn đặc biệt ở miền Trung", thì người trong, kẻ ngoài ai cũng
thấy được sự lột xác thay hình một cách trơ trẽn của bà ta.
Người đàn bà quê kệch ấy mới ngày một ngày hai đã sai bảo người này người kia trong nhà với giọng điệu của một kẻ ăn trên, ngồi trốc. Tuyệt nhiên dưới mái nhà nhiều năm hiu quạnh, bỗng một ngày trở thành dinh thự chốn công đường kia, ai cũng phải "thưa bà", "bẩm bà". Người ta cũng bắt đầu thấy bà ta ăn diện một cách kệch cỡm, chân đi guốc hoa, quần là áo lượt, trên người đủ loại vòng vàng, nhẫn ngọc…
Mặc dù Luyến không có bất cứ một chức tước nào nhưng vì sinh sống chung trong gia đình Ngô Đình Cẩn nên bà ta cũng nắm quyền sinh sát trong tay. Ai đó làm trái ý bà ta, chỉ cần bà ta ca thán với ông Cẩn là cầm chắc người ấy phải "lên bờ xuống ruộng". Vì lẽ đó mà lúc bấy giờ ở Trung phần và Cao nguyên, viên chức chính quyền, tướng tá quân đội, cảnh sát quốc gia… đều phải cung kính, xu nịnh và đút lót cho bà ta để mua lấy sự bình yên. Những việc làm và cách hành xử với mọi người xung quanh của bà ta ghê gớm đến mức mà người dân xứ Huế hồi ấy đã đặt cho bà ta cái hỗn danh là "Đệ nhất phu nhân cố vấn miền Trung".
Có một chuyện mà cho đến sau này vẫn có nhiều người không biết, đó là chuyện bà ta thường xuyên tằng tịu, ăn nằm với Ngô Đình Cẩn và kết quả của câu chuyện tình của hai chị em bạn dì ruột này là bà ta đã sinh ra 3 người con. Tất nhiên là cả 3 người con này đều phải lấy họ của ông chồng chính danh Nguyễn Văn Luyến để làm họ của mình.
Ba người con của Cẩn với chị em bạn dì là Nguyễn Thị Oai, Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Văn Liêm (Thanh và Liêm là hai anh em sinh đôi). Cả 3 người con này đều có khuôn mặt và dáng đi rất giống với Ngô Đình Cẩn. Vì vậy mà sau này, người nhà họ Nguyễn và họ Ngô vẫn thường cật vấn ông Luyến rằng: "Vì răng mấy đứa nhỏ giống Út Cẩn rứa?". Ông Luyến là một con người chất phác, thật thà, nên mỗi khi được hỏi, ông thường hồn nhiên trả lời: "Bao nhiêu năm ni mụ nớ (đó) có cho tui mần ăn chi mô mà bảo mấy đứa nớ giống tui…".
Nhiều người có thế lực ở Huế sau này kể lại rằng: Vì chuyện ăn nằm với Cẩn có đến 3 mặt con nên quyền hành của bà ta lúc bấy giờ không khác chi Cẩn. Luyến cũng là một con người đã gây ra không biết bao nhiêu điều đắng cay, chua xót cho người dân xứ Huế thông qua bàn tay của "Bạo chúa miền Trung". Trước những việc làm trái ngược đó, đương thời, người dân xứ Huế có mấy câu vè để nguyền rủa bà ta như sau: "Mụ Luyến, thằng Thuyết (một kẻ hầu hạ của Ngô Đình Cẩn), một lũ ác ôn/ Giết chết không hồn, ô hô thằng Cẩn/ Ngày tàn đến nơi không đất mà chôn”…
Theo nữ tu Trương Thị Lý và bà Nguyễn Thị Huê thì sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963, Luyến đã đưa các con của mình vào Sài Gòn sinh sống ở một con hẻm nhỏ nằm phía sau khu chợ Tân Định. Nguyễn Thị Oai nay đã chết, Nguyễn Văn Thanh đang định cư tại Hoa Kỳ, Nguyễn Văn Liêm vẫn sống ở phía sau chợ Tân Định. “Đệ nhất phu nhân cố vấn miền Trung” chết năm 1996 tại nhà của Liêm.
Chuyện Ngô Đình Cẩn ăn nằm có con với Luyến không những bị bà con họ hàng bên ngoại, bên nội, dân họ đạo ở giáo xứ Phủ Cam bàn tán, chửi rủa mà ngay cả ông Ma Duyệt là một người đầy tớ lâu năm, hết mực trung thành với gia đình ông Ngô Đình Khả, một người rất ít nói chỉ biết cung cúc làm những công việc bổ cau, têm trầu, nấu nước chè xanh, chăm lo quét dọn bàn thờ, kị giỗ cho gia đình Cẩn, lo cơm nước mỗi khi Diệm về Huế thăm gia đình. Một con người như vậy mà cũng không thể im lặng trước những việc làm vô liêm sỉ của Cẩn và mụ Luyến. Ông Ma Duyệt đã đem chuyện hú hí của Cẩn với Luyến ngay trong nhà thờ ông Ngô Đình Khả để trình với cha xứ Phủ Cam. Chuyện này có người nghe được và tâu lại với Ngô Đình Cẩn và Luyến làm Cẩn điên tiết nổi đóa tam bành.
Cẩn đã triệu tập ngay tại nhà riêng một cuộc họp khẩn cấp gồm có ông tỉnh trưởng Thừa Thiên, thẩm phán, cảnh sát… để xử tử Ma Duyệt vì dám xúc phạm đến phẩm hạnh và uy danh của "ông cố vấn chính trị miền Trung". Thế nhưng, những thành viên tham gia cuộc họp ấy đã không tán thành vì họ không biết phải ghép tội thế nào cho ông Ma Duyệt. Tuy nhiên, sau cuộc họp ấy, Cẩn vẫn âm thầm ra lệnh cho thuộc hạ của mình thi hành bản án tử hình đối với Ma Duyệt.
Vào một buổi chiều xứ Huế sụt sùi mưa bay, Cẩn hạ lệnh cho tay chân bắt Ma Duyệt trói lại bỏ vào trong bao bố mang ra cầu Bạch Hổ thả xuống sông Hương. Nhưng ơn trời là số ông Ma Duyệt chưa chết, vì người thi hành việc thả Ma Duyệt xuống sông Hương cũng là một người tỏ tường mọi việc làm tày trời của Cẩn và Luyến, nên đã báo trước cho Ma Duyệt biết để lận theo trong mình một con dao sắc, khi bị thả xuống sông thì tìm cách rạch bao bố để thoát thân. Ma Duyệt thoát ra khỏi bao bố, lặn thật sâu, bơi qua phía bờ bên kia rồi tìm cách bí mật vào Sài Gòn để trình báo sự việc với những người trong gia đình ông Cẩn. Nghe xong, ông Diệm đã cho giữ Ma Duyệt lại để lo việc cơm nước trong dinh Tổng thống.
Sau này, khi anh em ông Diệm bị tướng Dương Văn Minh đảo chính. Ông Ma Duyệt đã tìm đường quay lại Huế và sống ở dốc Mân Côi gần nhà thờ chánh tòa Phủ Cam và chỉ cách ngôi nhà của Cẩn vài trăm mét. Sau năm 1975, Ma Duyệt đưa cả gia đình đi vùng kinh tế mới ở Buôn Ma Thuột để làm ăn, vài năm sau ông Duyệt bị bệnh và mất ở vùng đất cao nguyên này.
Đối với xã hội, Ngô Đình Cẩn xếp những gia đình có chồng, con,
anh em đi tập kết hoặc lên chiến khu, những trí thức, văn nghệ sĩ, tăng
ni phật tử, những người có tư duy tiến bộ chống lại sự hà khắc, vô nhân
đạo của "bạo chúa miền Trung" vào diện "Cộng sản nằm vùng" cần phải xử
lý triệt để. Có thể bị giết hoặc buộc phải ký giấy ly hôn và phải lấy
người phía "quốc gia" hoặc bị giam cầm cho đến chết. Cẩn dùng chính sách
khủng bố "tố Cộng", "diệt Cộng", với những khẩu hiệu thâm độc như "tát
nước bắt cá", "khuấy nước đọng bùn".
Với chính sách này, suốt dải đất miền Trung đã có hàng nghìn người đã bị tay chân của Cẩn bắt giam hoặc giết hại. Riêng ở Thừa Thiên từ tháng 8/1954 đến tháng 10/1958, chúng đã mở 53.710 lớp học tố Cộng với 230.977 người tham gia học tập, mở 314 lớp chỉnh huấn, bắt 2.907 cán bộ đảng viên phải học tập, 3.658 cán bộ đảng viên bị tố giác và bị bắt. Đó là thời kỳ máu lửa "Chỉ trong 2 năm chúng đã triệt hạ gần hết cấp ủy Thừa Thiên Huế, ở Quảng Nam, Quảng Trị cán bộ bị bắt cũng rất nhiều… có những người sau khi bị bắt đã đầu hàng chuyển sang hợp tác với địch để chống lại phong trào cách mạng, vì vậy trong thời điểm này quần chúng hết sức hoang mang.
Những chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho hòa bình, thống nhất nước nhà, những cán bộ cách mạng nằm vùng bám dân, những nhà hoạt động tình báo chiến lược… nếu chẳng may sa vào tay Ngô Đình Cẩn thì chắc chắn phải trải qua một cuộc hành trình đến với các lò tra tấn hết sức man rợ để chúng tra khảo, khai thác như: lao xá Ty Công an Thừa Thiên, lầu Hòa Bình, Trại Tòa Khâm, Trại Thừa Phủ, nhà giam của sở Vôi Long Thọ, Đồn Mang Cá nhỏ và cuối cùng là tử ngục Chín Hầm.
Ngày ngày, Cẩn vận áo bà ba lụa trắng, chân đi
guốc mộc, miệng bỏm bẻm nhai trầu, luôn mồm ra lệnh để sai khiến người
hầu, kẻ hạ…
Thời bấy giờ, những dòng họ có người làm quan to ở Huế như họ Phạm, họ Võ, họ Thân Trọng, Hồ Đắc, Trương Như, Nguyễn Khoa, Tôn Thất… đều coi anh em nhà họ Ngô Đình như người xa lạ, nếu không muốn nói là như kẻ thù. Sở dĩ có tình trạng đó là vì dòng họ Ngô Đình vừa theo đạo Thiên Chúa vừa không xuất thân từ hàng khoa giáp, không có trình độ học vấn cao mà chỉ dựa vào thế lực của các cố đạo và các quan cai trị Pháp để được thăng quan tiến chức một cách mau lẹ…
Vậy là chỉ sau một đêm ngủ dậy, từ một cậu ấm con của ông quan
đại thần bị bãi chức, ngày ngày chỉ biết câu cá, đá gà, gái trai, cờ
bạc, cây cảnh, chim muông… đã trở thành "ông cậu" - một nhân vật quan
trọng bậc nhất trong dòng họ Ngô Đình có mặt ở miền Trung mà hầu hết
những người đang sinh sống, làm việc, kinh doanh… trên miền đất ấy đều
phải nể sợ. Núp bóng dưới uy quyền của ông anh làm thủ tướng, Cẩn là một
kẻ xu thời nên thay đổi khá nhanh, kiểu hống hách của một kẻ có người
nhà đứng đầu thiên hạ. Tuy nhiên, cũng không dễ một sớm một chiều mà có
thể lột xác được hoàn toàn cung cách và bản chất của một kẻ quê mùa, bặm
trợn ấy.
Sau khi ông Diệm nắm quyền, ngôi nhà ở dốc Phủ Cam, nơi Ngô Đình Cẩn đang phụng dưỡng mẹ già được nhà cầm quyền biệt phái đến một tiểu đội lính bảo vệ do đại úy Tôn Thất Độ, người ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà làm chỉ huy. Những sĩ quan và hạ sĩ quan trong tiểu đội này có nhiệm vụ phục dịch trong nhà, làm công tác vệ sinh, chăm lo cây cảnh, chim chóc, đặc biệt là còn phụ trách luôn công việc đồng áng, mùa màng cho mấy mẫu ruộng ở vùng An Cựu và vùng ven của các lăng vua Nguyễn.
Sau này, có một người từng là lính trong tiểu đội biệt phái bảo vệ gia đình Ngô Đình Cẩn kể lại: Mặc dù trong nhà ông Cẩn, tiền bạc châu báu chất chồng nhưng ông Cẩn vẫn lưu cữu cái tính keo kiệt, bủn xỉn như thuở hàn vi. Vì lẽ đó mà những quân nhân trong tiểu đội biệt phái bảo vệ gia đình ông Cẩn hàng tháng phải chung tiền nhau lại để mua chổi, bóng đèn, vòi nước, gạch đá, dụng cụ làm vườn và rất nhiều thứ gia dụng linh tinh khác… vì đã có lần họ xin ông Cẩn cấp ngân khoản để bảo trì hàng tháng, nhưng đã bị ông ta mắng chửi rất thậm tệ và còn dọa đuổi khỏi đơn vị tác chiến…
Bên cạnh những quân nhân bị đối xử chẳng khác nào những gia nô khác, ông Cẩn còn có một văn phòng quân chính (quân sự và chính trị) do đại úy Minh (một người Công giáo di cư) làm chánh văn phòng để lo việc giấy tờ, thư tín và liên lạc với những người ở bên ngoài.
Giai đoạn này, hàng ngày Cẩn chỉ việc ngồi ở nhà ăn trầu, uống rượu, nhận quà đút lót và tiếp chuyện bọn xu nịnh, bọn đến nhỏ to hiến kế cơ hội để hoạt động, bọn chạy chức, chạy quyền, mua quan bán tước… những cuộc tiếp xúc, giao kèo ấy cũng giúp Cẩn kiếm được tiền, tuy rằng nó vẫn mang tính chất người ta đến với thế lực hậu trường của ông anh thủ tướng. Thông qua sự ngọt nhạt của đám chầu rìa xu nịnh, dần dần Cẩn cũng cảm thấy thích thú và cần thiết phải có thực quyền riêng. Cẩn biết, để khuynh đảo được mọi chuyện ở miền Trung, chẳng còn cách nào khác hơn là Cẩn phải có một vị trí quyền lực chính danh trong bộ máy cai trị của ông anh Ngô Đình Diệm.
Từ đó, Cẩn mới tạo dựng vây cánh xung quanh mình, để làm việc cho mình. Nghĩ là làm, Cẩn lập ngay một dự án tổ chức hoạt động của phe nhóm chính trị, mà thực chất là tổ chức mật vụ trá hình dưới một chức danh do Cẩn đứng đầu "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể cách mạng trong và ngoài nước: "để đệ trình lên hai ông anh trai mình là Thủ tướng Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu. Khi hồ sơ, dự án này được gửi vào Sài Gòn để chờ đợi sự đồng ý của hai ông anh trai, thì tại Huế, Cẩn ráo riết thiết lập bộ máy hoạt động riêng không dính líu đến các tổ chức định chế của chính quyền Sài Gòn ở Thừa Thiên và Trung phần.
Bộ máy mật vụ của Cẩn gồm những tên giang hồ, dao búa, những tên sĩ quan khét tiếng gian ác, những phần tử "dinh tê" phản bội cách mạng kháng chiến và cả những kẻ môi giới chính trị… tất thảy kết thành một lực lượng vũ trang trá hình đặc biệt, liên tục tiến hành các hoạt động bắt bớ, thủ tiêu những người Cộng sản, những nhà yêu nước và bất cứ ai dám đối đầu với Ngô Đình Cẩn.
Một mặt, Cẩn cho đám tay chân thân tín rêu rao, tuyên truyền: "Ông cậu có mệnh đế vương. Triển vọng không làm được quốc trưởng thì cũng làm tổng thống sau khi ông Diệm hết nhiệm kỳ". Cẩn rất khao khát được ông anh thủ tướng thuận tình bổ nhiệm cho cái chức "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước". Vì chỉ có địa vị của tổ chức ấy mới tạo cho Cẩn một hậu thuẫn vững vàng.
Quyền hành ấy cho phép Cẩn được ban ơn cho bọn tay chân, để chúng hoạt động một cách đắc lực và trung thành, gây ảnh hưởng thanh thế cho Cẩn. Hơn thế, Cẩn cũng nắm được một lực lượng hậu thuẫn đủ mạnh để đối mặt với những khó khăn có thể xảy ra, và một khi Diệm không còn nữa, thì Cẩn sẽ đủ thế lực để ra tranh cử chức vị tổng thống.
Vì Cẩn có công chăm nuôi mẹ già, hương khói cho cha và giữ nhà thờ hương hỏa nên từ giám mục Ngô Đình Thục, tổng thống Diệm, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân cũng đều phải "nể mặt" cưng chiều đôi chút như hồi Út Cẩn còn hàn vi. Chính vì sự cưng chiều đó mà cả Diệm và Nhu đều phải giả câm, giả điếc, mặc cho đứa em ngỗ ngược của mình làm mưa, làm gió, thao túng, đọa đày dân chúng ở miền Trung…
Cẩn cậy thế nuôi mẹ và được bà Anna Phạm Thị Thân hết mực thương yêu. Sau khi ông Diệm ngồi vào ghế tổng thống VNCH… thì Phủ tổng thống nhận ngay được một bức điện tín khẩn được gửi đi từ Huế. Bức điện có nội dung: "Mợ đau thập tử nhất sinh, e không thể qua khỏi mấy ngày nữa…".
Tin điện khẩn cấp ấy đã khiến ông Diệm phải bỏ dở công việc ở Sài Gòn để bay về Huế thăm mẹ. Khi Diệm đi chuyến phi cơ đặc biệt đến sân bay Phú Bài, thằng em ma mãnh không chịu ra đón như bọn tay chân, việc này làm Diệm trên đường từ sân bay về nhà ở dốc Phủ Cam rất lo lắng. Khi xe về đến cổng nhà, Diệm lại càng lo hơn khi không thấy ai ra đón, cánh cổng chính vẫn đóng im lìm.
Trong khi Diệm chưa biết xử trí thế nào thì Cẩn đã cho người ra nói với Diệm: "Ông cậu cho hỏi, cụ về đây với tư cách tổng thống đi kinh lý, hay là con trai về thăm mẹ, nếu là con về thăm mẹ thì đừng bắt phải mở cửa chính ra đón tiếp". Nghe xong, Diệm tức đến trào nước mắt, nhưng sau khi trấn tĩnh lại, ông ta vẫn theo người nhà đi đường cửa phụ để vào bên trong, đến bên giường bà Thân đang nằm để vấn an. Lúc đó, bà Thân đã nói với Diệm bằng những lời trách móc nhẹ nhàng: "Bấy lâu anh bôn ba, chỉ có thằng út ở nhà với mợ. Khổ sở lắm. Mợ thương thằng út thiệt thòi, mà con không nâng đỡ nó làm mợ tủi buồn". Diệm ngớ người nói với mẹ: "Thưa mợ! con có mần chi hắn mô?".
Bà Thân lại thở dài: "Con bây chừ quyền cao tột bực, con cần phải lo cho các em, mà nhất là thằng Cẩn. Nó ít học nhưng có hiếu với mợ lắm. Mợ chỉ mong con đừng làm chi cho em phải buồn phiền". Nghe mẹ trách móc những chuyện liên quan đến Cẩn. Diệm chợt nhớ đến bức thư cùng dự án hoạt động của "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước" nên thở dài thưa với bà Thân: "Con xin vâng lời mợ, con xin để Út Cẩn làm "cố vấn chỉ đạo miền Trung". Nói xong, Diệm cúi đầu chào mẹ rồi trở lại Sài Gòn ngay trong hôm ấy.
Lúc còn lép vế, suốt ngày thui thủi bên mẹ già, Cẩn hay bị người đời khinh miệt, nên găm lòng căm giận thề sẽ trả thù, thậm chí Cẩn từng tuyên bố "mai sau nếu có quyền sẽ "thịt" ngay bất cứ ai dám coi thường Cẩn". Vì lẽ đó mà chỉ một thời gian ngắn sau khi được dựa thế cầm quyền của anh trai Ngô Đình Diệm. Ở Trung phần, Cẩn đã nổi tiếng tàn bạo với các cuộc thanh trừng những người vốn trước đây có hiềm khích với Cẩn.
Khi Cẩn ra tay, tất nhiên những con người xấu số đó một là phải chết, hai là phải sụp lạy dưới chân Cẩn để quy hàng, ví như dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, người Quảng Trị, Giám đốc Hãng thuốc O.P.V. Với lý do trước đó, Thăng là bạn thân của kẻ thù Ngô Đình Cẩn, đồng thời khi Cẩn còn lận đận, Thăng từng chê bai Cẩn là "hạng nhai trầu, dựa thế tên tuổi cha anh mà làm tàng, hàng chánh tổng cày ruộng làm sao đòi lên làm lãnh tụ…".
Thâm thù như thế, nên khi có quyền trong tay, Cẩn quyết phải trừng trị Thăng bằng mọi giá. Cẩn ra lệnh cho đám thuộc hạ gồm Lê Quang Tung, Trần Thái (Thái Đen) ném lựu đạn vào tiệm thuốc Trường Tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo - Huế của dược sĩ Thăng. Bị khủng bố, Thăng quá lo sợ, đành phải nhờ người có thế lực môi giới để đến yết kiến với "cậu Cẩn" nhằm mục đích xin tạ tội và quy hàng. Lễ ra mắt là 200.000 đồng bạc, đồng thời Thăng tình nguyện lo việc kinh tài cho Ngô Đình Cẩn để chuộc lại cái tội "nhỡ hỗn láo với ông cậu trước đây". Sau buổi ra mắt ấy, nhà thuốc Trường Tiền của dược sĩ Thăng được chuyển giao cho người của Cẩn quản lý, còn Thăng thì vào Sài Gòn để tiếp xúc với vợ chồng Ngô Đình Nhu theo sự giới thiệu của Cẩn.
Sau chuyến Nam du ấy, Thăng được chỉ huy ngành xuất nhập cảng thuốc Tây để lo chuyện kinh tài cho anh em họ Ngô. Ít lâu sau, Thăng trở thành một dân biểu tích cực của chế độ Diệm. Sau này, khi gia đình trị họ Ngô bị trừng phạt, Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống chính quyền Sài Gòn, Thăng vẫn được trọng dụng làm cố vấn kinh tài và tích cực xây dựng một quốc hội bù nhìn cho Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, trong lúc ông Thăng đang hăng hái hoạt động thì bị mắc chứng bệnh ung thư mà chết.
Có thể nói rằng, Cẩn là một con người có máu lạnh của một tên đồ tể, vì khi đã trừng phạt thì không bao giờ khoan nhượng một ai. Cũng vì vậy mà cái hỗn danh "bạo chúa miền Trung" trong một thời gian ngắn đã vang xa đến tận nhiều nơi ở vùng Trung phần nghèo khó.
"Bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn tiêu khiển
bằng đủ thú vui, hết câu cá đến đá gà, thậm chí cưỡi bò chạy lông nhông
ngoài phố...
Do có
cha từng là quan đại thần triều Nguyễn, nên tuổi thơ của Ngô Đình Cẩn
cũng như những người anh em ruột của mình đều được trải qua trong sự
giàu sang, nhung lụa. Khác với những người anh em ruột của mình, từ nhỏ
Ngô Đình Cẩn cũng được gia đình cho đi học ở trường dòng Pellerin Huế,
thế nhưng, vì bản tính nghịch ngợm, ham chơi hơn học nên đến năm lớp 3,
Ngô Đình Cẩn bị cái nhọt to bằng nắm tay mọc ngay trên đỉnh đầu gây chảy
mủ rất hôi hám nên phải nghỉ học.
Sau một thời gian chạy chữa, thuốc thang rồi cũng khỏi, tuy
nhiên, Ngô Đình Cẩn đã bỏ học luôn để ở nhà rong chơi cùng chúng bạn
ngoài đời. Ngô Đình Cẩn nghỉ học được mấy năm thì gia cảnh bắt đầu có
phần sa sút vì cha Cẩn - ông Ngô Đình Khả bị triều đình giáng chức và
buộc phải về nhà "ngồi chơi xơi nước".
Bực bội với chính quyền đô hộ thực dân Pháp vô đạo và đám quan lại đương triều, ngày ngày ông Ngô Đình Khả cứ vào ra càm ràm, chửi bới đến nỗi bị vướng vào tâm bệnh rồi qua đời. Hồi ấy, tuy gia cảnh của cha mẹ Cẩn có phần sa sút nhưng trong nhà vẫn còn của ăn của để, ruộng đất còn nhiều, vẫn có người ăn kẻ ở để hầu hạ bà mẹ già (mà người đời lúc đó vẫn thường gọi là mệ Cố) và chăm sóc vườn tược cây trái. Các anh và em Cẩn có người đã thành gia thất, có người đi học tận trời Tây, có người đi làm quan ở vùng đất khác; các chị gái của Cẩn đều cũng đã vu quy về nhà chồng. Chỉ còn lại duy nhất một mình Cẩn sớm tối quanh quẩn bên mẹ già, nên được anh chị em trong gia đình phó thác cho trách nhiệm chăm sóc mẹ, vì lẽ đó mà Cẩn rất được mọi người trong gia đình chiều chuộng, nhẹ lời.
Theo truyền thống thì thường chỉ có người con trai trưởng trong gia đình mới được hưởng tập ấm. Nhưng đối với gia đình ông Ngô Đình Khả có lẽ vì các con lớn đều đã có phẩm hàm riêng với lại không cùng chung sống với gia đình nên chỉ có Ngô Đình Cẩn dẫu rằng không phải là con út trong nhà nhưng vì sinh sống cùng mẹ nên được hưởng sự ưu ái thừa hưởng hương hỏa của cha mẹ.
Ngày còn nhỏ, người ta gọi Cẩn bằng cái tên là Ụt (Theo lý giải của xơ Marie Madeleine Trương Thị Lý (1925) là con gái của bà Ngô Đình Thị Giao (tục gọi là bà Thừa Tùng) và là cháu gọi Cẩn bằng cậu ruột, cũng như lời kể của nhiều giáo dân cao niên sinh sống quanh họ đạo Phủ Cam thì ngày trước trong gia đình ông Khả thường gọi Cẩn là Ụt và gọi cậu út Ngô Đình Luyện là Ịt. Vì cứ gọi bằng tên tục như thế cho nên lâu ngày trại ra từ Ụt thành Út và người ta gọi cậu ấm Ụt Cẩn thành cậu Út Cẩn từ lúc nào chẳng ai hay mà cũng không ai buồn cải chính cho cái tên tục ấy.
Út Cẩn có cái thú chơi của một anh điền chủ nên thích nhai trầu bỏm bẻm mỗi khi chơi cờ hay đi thăm thú ruộng vườn, vì vậy mà lúc bấy giờ người ta còn gọi Cẩn bằng cái biệt danh khác là "Cậu út trầu". Về sau này, khi Cẩn nắm quyền cai trị khét tiếng tàn bạo, dã man cực độ nên dân chúng gọi Cẩn là "Bạo chúa miền Trung" hay "Lãnh chúa miền Trung", hồi đó không bao giờ đám tay chân xu nịnh xung quanh Cẩn dám gọi tên mà thường xưng hô với nhau về Cẩn bằng danh từ "Ông cậu", mỗi khi có việc gì cần trình báo với Cẩn thì chúng thưa rằng "Bẩm cậu" hoặc là "bẩm ông cố vấn". Chỉ duy nhất anh em trong nội thân gia đình là vẫn thường gọi là Út Cẩn.
Nói về những thú vui tiêu khiển của Cẩn, nhiều giáo dân cao niên sống trong vùng họ đạo Phủ Cam kể rằng: Trong các thú vui, Cẩn mê nhất là câu cá và khả năng câu cá của Cẩn cũng đạt đến độ thượng thừa. Dẫu rằng sau này, khi đã chễm chệ với chức "cố vấn", giữ ngôi “lãnh chúa miền Trung”, Cẩn vẫn rất mê đi câu cá. Thường thường là "ông cậu" xách cần ra câu ở bến Phủ Cam, đôi khi thay đổi thì xuống câu ở bến An Cựu, hoặc ra sông Hương, có khi về câu ở Tân Mỹ vùng cửa biển Thuận An hoặc ngược lên câu ở khe Châu Ê gần Lăng Khải Định. Mỗi khi "cậu Cẩn" ngồi câu cá, thường là có hai gia nô ngồi hai bên để móc mồi, gỡ cá.
Cứ mỗi lần "ông cậu" giật cá qua bên phải hay bên trái là ngay lập tức gia nô phải gỡ cá, móc mồi cho thật nhanh, chậm chạp là bị Cẩn mắng chửi ngay tắp lự hoặc có khi còn bị đánh đập một cách oan uổng. Cẩn mê câu và rành câu đến mức chỉ cần nhìn tăm nước là đoán biết đường đi của cá và đó là loại cá gì để thả câu. Mỗi lần đi câu như thế, bao giờ Cẩn cũng giáo huấn cho những người đi câu cách móc mồi thế nào cho nhanh, dùng loại mồi nào mà mỗi loại cá thích nhất, khi cá đã cắn câu thì phải giật như thế nào cho chắc ăn…
Ngoài thú đi câu cá, Ngô Đình Cẩn còn có thú chơi đá gà và là
một tay chơi gà đá thuộc vào hàng cự phách. Loài gà nào đá hay, giống gà
nào lỳ đòn có thể thư hùng được nhiều hiệp đấu, tướng con gà nào khi đá
sẽ tung ra đòn hiểm ở hiệp quyết định,… Cẩn đều rất tỏ tường. Nhờ vậy
mà những con gà nòi của "cậu Cẩn" thường xuyên giành được thắng lợi
trong những trận tỷ thí với những thần kê nức tiếng khác trong vùng.
Cẩn là một con người rất lạ, đã chơi thứ gì là mê thứ đó, khi chơi gà là dành phần lớn thời gian trong ngày để chăm sóc chúng, đem được một con gà hay từ nơi khác về là lăng xăng đi xin nước đái trẻ con cho gà uống, cẩn trọng tự tay nấu nước chè lá để hơ háp cho gà, tắm nắng đúng giờ và trùm màn cho gà trước khi trời tối. Chim chóc cũng thế, trong vườn nhà Cẩn lúc nào cũng líu lo tiếng hót của các loài chim. Con nào hay là được Cẩn treo ngay cây khế trước hiên nhà, bên dưới là bộ phản bằng gỗ quý, sáng sáng, trưa trưa, Cẩn nằm ở đó để đếm từng tiếng gù của chim cu cườm…
Trong gia đình, Cẩn là đứa con học hành không đến đầu đến đũa so với anh em, nhưng ngược lại Cẩn là người có bẩm tính thông minh, lanh lẹ, có nhiều mánh khóe và tài vặt, nhiều lúc trở nên thủ đoạn theo kiểu của mấy anh lý trưởng thừa hưởng hoa lợi từ ruộng nhà của những người đàn bà góa bụa. Vì vậy mà Cẩn rất tinh quái trong việc cai trị kẻ dưới trướng bằng lời nói và roi vọt. Khi phật ý là Cẩn sẵn sàng chửi cha chúng nó và xem đó như là một thú vui của một con người quyền thế.
Những người từng có dịp gần gũi với gia đình Cẩn đã kể lại rằng, tuy cục cằn, ngoài những thú vui như câu cá, đá gà, nuôi chim kiểng thậm chí là cưỡi bò chạy lông nhông ngoài phố, ông ấy còn rất thích chơi hoa kiểng và bon sai, đặc biệt là việc thiết kế xây dựng những hòn non bộ ở trong vườn nhà. Con người quái đản này cũng dành nhiều thì giờ để nghiên cứu về các loài hoa, có lẽ vì vậy mà Cẩn đã học được tính nhẫn nại mỗi khi chờ xem hoa quỳnh nở hay đứng nhìn lá vàng rơi rụng mỗi độ heo may về. Cẩn mê hoa đến độ biết chọn loại hoa nào phù hợp với vận mạng của mình, biết uốn ép dáng thế cho cây theo chữ tượng hình ra làm sao.
Lúc hứng khởi, Cẩn thường nói với mấy gia nô rằng chơi hoa thì phải biết thưởng thức mùi hương đúng vào thời khắc cánh hoa từ từ hé mở để tận hưởng cái tinh túy ngọt ngào sảng khoái của thiên nhiên theo kiểu trường phái lão Trang của mấy cha bên Tàu. Nói chung, Cẩn là người đam mê rất nhiều trò tiêu khiển, biết bỏ công sắp đặt trong vườn sao cho phù hợp với không gian phong thủy chung quanh nhà, và đương nhiên những gì Cẩn đã mê thì bằng mọi cách phải tìm cho bằng được, thậm chí nếu cần tung chiêu thủ đoạn để chiếm đoạt cho mình Cẩn cũng chẳng ngại ngần.
Mới đây, trong khu vườn của ngôi nhà rường cổ vốn là nơi ngày
xưa Cẩn thường đến để nghỉ ngơi thư giãn thuở hoàng kim, nay thuộc sở
hữu của vợ chồng ông bà Lê Đình Sự và Lê Thị Oanh có một cây sanh với
dáng thế cực kỳ đặc sắc. Gia chủ kể rằng, đây là cây sanh của ông Cẩn đã
trồng lúc sinh thời và hòn non bộ nơi đặt cây sanh cũng là một tác phẩm
nghệ thuật do chính tay "bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn dựng nên.
Chính vì yếu tố lịch sử ấy mà ngày ngày dân chơi cây cảnh vẫn thường ghé
qua để kỳ nèo gia đình ông Sự bà Oanh để được mua cây sanh của ông Cẩn.
Ông Sự kể rằng, khách đến hỏi mua cây sanh này ở khắp mọi nơi, có người trong Nam, kẻ ngoài Bắc, có người khi đến hỏi mua cây sanh còn mang theo cả chuyên gia giám định thế cây, dáng cây, rễ cây và tuổi đời của cây. Lúc cao điểm nhất, có người đã trả giá cây sanh cùng với căn nhà cấp 4 tuềnh toàng của vợ chồng ông với giá 14 tỉ đồng thời giá bây giờ. Thế nhưng, ông Sự nói, gia cảnh của tôi bây giờ không lấy gì làm khấm khá, nhưng cây sanh này đã cùng với gia đình tôi buồn vui mấy chục năm trời nên không thể bán nó đi được.
Bà Oanh nói thêm, thôi thì ở đời giàu nghèo cũng là phận số, sau này vợ chồng tôi có qua đời thì tôi tin các con tôi sẽ theo truyền thống gia đình mà chăm nom cây cối trong vườn như chúng tôi đã từng làm trước đó mà thôi…
Về chuyện chiếu chăn, giới tính, Cẩn cũng là một gã quái nhân, những người thân cận, gia nô trong nhà kể rằng, Cẩn là người rất ghét loại con gái nhan sắc, õng a õng ẹo nhưng lại rất ngây ngô chưa biết mùi đời, chưa thông thạo chuyện trai gái gối chăn. Cẩn chỉ đặc biệt thích những người đàn bà luống tuổi, đã có chồng với một hai đứa con, to khỏe, mắt sắc, lông mày rậm, mông nở, rành rẽ chuyện sinh hoạt tình dục. Mỗi khi tìm được hạng người như thế, Cẩn lại kéo ra vườn để "cùng nhau quằn quại" trên những đống rơm cho đến khi chân chồn gối mỏi. Nhưng với Cẩn, chuyện trai gái chỉ đến thế thôi vì Cẩn rất lạ là không thích trói buộc cuộc đời của mình với bất cứ một người đàn bà nào cả...?
Cho đến bây giờ người dân xứ Huế vẫn còn kể cho nhau nghe câu chuyện tình vô luân giữa Ngô Đình Cẩn với một cô gái tên là Thanh Hoàng, con gái của một phú gia giàu có ở thôn Vĩ Dạ. Thanh Hoàng là vợ của một người được cho là con rơi của Ngô Đình Cẩn, sau khi cô này ăn ở với chồng có đến 2 mặt con thì nhân một buổi cô này đến nhà của Cẩn có việc. Nhìn thấy vẻ đẫy đà của Thanh Hoàng, Cẩn đem lòng si mê rồi cho bắt luôn đến ở nhà mình để "phục vụ".
Để cho sự gần gũi với Thanh Hoàng không bị người chồng cản trở, Cẩn đã bằng mọi cách đưa chồng của Thanh Hoàng sang làm việc ở sứ quán VNCH ở châu Âu. Sau mỗi lần bị "bạo chúa miền Trung" ép phải làm chuyện mây mưa đã khiến cho cô gái vốn xuất thân trong một gia đình trâm anh thế phiệt vô cùng tủi hổ, nên đã đôi lần định trầm mình xuống dòng sông An Cựu để quyên sinh.
Biết được, Cẩn đã ngăn chặn và hăm dọa "nếu Hoàng mà tự tử thì ta cũng buồn rầu mà chết, nhưng trước khi chết thì ta giết chết hết cha mẹ và anh em của Hoàng đã…". Vì thế mà Thanh Hoàng phải ngậm đắng nuốt cay hầu hạ những thú vui xác thịt quỷ quái của Ngô Đình Cẩn. Thấy người đẹp âu sầu, Cẩn hạ lệnh cho bọn tay chân cất một tư dinh để nghỉ mát ở vùng Tân Mỹ sát cửa biển Thuận An và một tư dinh ở trên đỉnh núi Bạch Mã để đưa Thanh Hoàng tới đó hú hí…cho thỏa thuê dục vọng đê hèn.
Biết tỏng rằng Cẩn là thằng em trai ngổ ngáo, bất trị, ham chơi, chẳng chịu học hành, nên mỗi khi các anh của Út Cẩn về thăm mẹ già thường hay khuyên răn Cẩn bớt chơi bời mà phải lo học hành để kiếm chút chữ nghĩa lận lưng sau này mới mong khấm khá. Mỗi lần như thế, Cẩn chỉ cười gằn rồi đánh trống lảng sang chuyện khác, rồi tìm cách xăm xê đến bên mẹ già. Bà Anna Phạm Thị Thân là chỗ dựa hiếu để che chắn cho Cẩn trước uy thế của các anh, nên mỗi khi như thế, Cẩn có cớ để kể công với mọi người trong gia đình: "Các anh đi hết. Tui phải lo thờ tự, chăm sóc mợ, thời gian, tiền bạc mô mà học. Nhà ni có mấy anh học cao là đủ. Tui như ri là được rồi. Tui có muốn làm quan mô…".
Nhắc nhở đến thằng em ngang tàng như Cẩn thì đến mấy ông như ông Thục, ông Diệm, ông Nhu đều cùng chung một nỗi bực mình, nhưng cũng phải nhắc vì đó là bổn phận làm anh trong gia đình của họ. Cứ mỗi lần về thăm, mấy người anh dặn dò Út Cẩn phải chăm lo hương hỏa đôi điều, rồi họ lại lên đường ra đi biền biệt, mỗi người theo một chí hướng, một con đường riêng… Vì sau khi ông Khả qua đời một thời gian dài, cả gia tộc họ Ngô ở Phủ Cam lâm vào cảnh khó khăn về kinh tế, thất sủng về chính trị, khổ sở trên con đường công danh sự nghiệp…
Cây sanh có tuổi đời hàng trăm năm, được giới thạo cây cảnh xếp vào loại kiệt tác "độc nhất vô nhị".
Đặc biệt hơn, nó còn là "hiện vật sống" của Ngô Đình Cẩn, là một chứng tích lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc...
Sửng sốt cây sanh có giá 14 tỷ đồng
Lọt thỏm trong khu nhà cao tầng trên đường Nguyễn Trường Tộ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là ngôi nhà cấp bốn đơn sơ, đã nhuốm màu thời gian của gia đình ông Lê Đình Sự, nơi còn "lưu giữ" cây sanh lịch sử của Nguyễn Đình Cẩn. Mặc dù đã được nghe rất nhiều tin đồn về vẻ đẹp của cây sanh nhưng khi được trực tiếp "mục sở thị", chúng tôi cũng không khỏi trầm trồ, ngỡ ngàng trước vẻ tráng lệ của cây sanh. Bên cạnh nét cổ kính của hòn non bộ với những hình thù kì bí, cây sanh với "thế lạ" hiên ngang tạo dáng, bóng cây in soi dưới bóng nước. Rễ cây xum xuê được bám vào những tảng đá có thế hàm ếch nhìn như một mê cung.
Đứng ngoài nhìn vào, dễ liên tưởng đó là một hang động nhỏ. Nét xa xăm và cô tịch của cây sanh được tạo nên do những cành cổ mộc mọc rải rác trên đá và trải dài trên hòn non bộ. Nhìn cây sanh, người ta dễ liên tưởng đến dáng đứng của một ông tiên đang thưởng ngoạn. Gốc cây là một dáng xưa cổ tùng hoang dã. Mỗi phiến đá như còn in dấu vết rêu phong sương tuyết. Những chiếc rễ nhỏ như que tăm, màu mốc bạc trắng chứng tỏ tuổi đời già cỗi mà bất cứ dân chơi bonsai nào cũng đều mơ ước.
Cây sanh của ông Sự là chủ đề được nhiều người bàn luận không chỉ trong giới thạo cây cảnh mà ngay cả những người hàng ngày không hiểu biết về hòn non bộ cũng tò mò. Đó là vì những câu chuyện mà dân tình xứ Huế vẫn kháo nhau hàng ngày, những điều được thêu dệt tưởng chừng như chỉ có trong huyền thoại. Người ta nói rằng, thâm sâu dưới đáy là vàng bạc châu báu, đồ cổ mà thời "vàng son" Ngô Đình Cẩn chôn giấu, lại có tin đồn cây sanh có niên đại trăm năm, nay đã trở thành "thần" cây.
Cây sanh "chứng tích lịch sử"
Tên tục lúc nhỏ của Ngô Đình Cẩn là Cậu Ụt hay Cậu Út (út ở đây không phải là con út). Tên này chỉ được gọi trong gia đình chứ đám thuộc hạ không ai dám gọi.
Tuổi thơ của Ngô Đình Cẩn sống trong nhung lụa cùng với các anh chị, em. Năm lên lớp ba, khi đang theo học trường dòng Pellerin (Huế) Cẩn bị nhọt to mọc ngay ở đỉnh đầu nên nghỉ học để chữa bệnh, sau đó Cẩn bỏ học luôn.
Khi Ngô Đình Khả bị bãi quan, gia đình Cẩn bắt đầu sa sút. Các anh của Cẩn người thì lập gia đình ra ở riêng, người đi làm quan hoặc học bên trời Tây, các chị cũng yên bề gia thất nên Cẩn phải chăm sóc mẹ già. Chính vì điều này nên Cẩn được các anh chị cưng chiều.
Các anh của Ngô Đình Cẩn biết thằng em ngổ ngáo bất trị, ham chơi, lười học, mỗi khi về thăm mẹ là bà Phạm Thị Thân đều khuyên răn thằng em để thành tài.
Thế nhưng Cẩn dựa vào việc hiếu chăm sóc mẹ già, kể công rằng: “Các anh đi hết. Tui mắc lo thờ tự, chăm sóc mợ, thời gian tiền bạc mô mà học. Nhà ni có mấy anh học cao là đủ. Tui ri là được rồi. Tui mô có muốn làm quan.”
Sau này anh ruột của Cẩn là Ngô Đình Diện lên làm tổng thống của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Cẩn được cử làm cố vấn Trung phần, phụ trách miền Trung – Tây Nguyên.
Ngô Đình Cẩn cũng nổi tiếng là người có nhiều thú chơi dân dã để thỏa mãn bản thân. Theo anh Nguyễn Ngọc Kiên – cán bộ của Bảo tàng Cách mạng Huế: “Ngô Đình Cẩn có rất nhiều trò như đá gà, câu cá, chơi chim, đi săn…cho dù khi đã trở thành cố vấn Trung phần thì Cẩn vẫn thích những thú vui đó”.
Có một thú chơi rất “ngông” của Ngô Đình Cẩn là mỗi khi hứng chí gã thường sai người hầu dắt bò ra cưỡi. Cẩn vừa cưỡi vừa hò hét phi quanh vườn, có hôm phi ra dọc sông An Cựu khiến người dân đi đường khiếp vía, quăng áo nón chạy thoát thân.
Ngoài nơi làm việc gần nhà thờ Phú Cam, Cẩn cho xây cất thêm “khu an dưỡng” trên vùng đồi thông thuộc phường An Tây (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Biệt thự rộng rãi với kiến trúc y hệt như cung điện phong kiến. Đây cũng là nơi để Cẩn thưởng cái thú chơi cây cảnh và dựng hòn non bộ.
Theo tài liệu, khu đất mà Cẩn cho xây căn biệt thự nguyên là của ông Bát Tấn (người Sài Gòn). Sau đó, ông bán lại cho một quan triều Nguyễn tên là Bùi Duy Tín. Tiếp theo, con cháu ông Tín bán lại cho một thương nhân người Hoa ở đường Trần Hưng Đạo (thành phố Huế) để lập vườn.
Năm 1956, dưới áp lực của Ngô Đình Cẩn, thương nhân người Hoa này buộc phải nhường lại toàn bộ khu vườn này cho Cẩn. Tại đây, Cẩn cho xây dựng một số công trình: Khu biệt thự, nhà thủy tạ, hồ Khánh nguyệt, vườn cây ăn quả…biến nơi đây thành một địa điểm vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, đồng thời theo dõi, giám sát chỉ đạo tay sai thực hiện các hoạt động tra tấn tù nhân cách mạng ở Chín Hầm.
Năm 1964, tập đoàn gia đình trị bị lật đổ, Ngô Đình Cẩn bị bắt và tử hình. Biệt thự xa hoa trở nên vắng chủ từ đó.
Khu biệt thự được xây cao khoảng 2 mét so với mặt đường, biệt thự có hai tầng và một hầm. Hệ thống bậc thang ở mặt tiền của biệt thự với hai bậc thang ở hai bên. Bên trong có nhiều phòng được xây ở hai bên.
Phía
trước có nhà Thủy tạ với diện tích chừng 5m2, được thiết kế theo kiểu
phong kiến với cột hình rồng và 4 mái xung quanh. Ở đường ra vào, có hồ
Khánh Nguyệt với hệ thống núi và suối đá nhân tạo.
Xung quanh là cây cối mọc um tùm. Dưới mỗi cây ăn quả của Cẩn là những thân phận oan ức. Tương truyền, ngày xưa những ai chống đối Cẩn thì ông đem về nhà rồi giết và chôn vào gốc cây để làm phân bón cho cây.
Bước vào khu biệt thự, cảm giác lạnh người khi tận mắt thấy những công trình một thời tráng lệ. Không gian biệt thự hoang tàn, vắng hoe, không một bóng người.
Năm 1993 căn biệt thự kể trên được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích cấp Quốc gia.
Tuyển Tập Những Ca Khúc Hay Nhất Về Miền Trung
Ngô Đình Cẩn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiểu sử
Ông là con thứ năm của Ngô Đình Khả, một viên quan trong triều đình vua Thành Thái dưới thời Pháp thuộc. Mẹ ông là bà Anna Phạm Thị Thân, nguyên quán tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thời trẻ, ông ở quê lo việc chăm sóc, phụng dưỡng mẹ và được bà Phạm Thị Thân rất yêu quý.Trong thời Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Cẩn cùng với Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Luyện, Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu), nắm hết mọi thực quyền trong tay do đó chế độ Ngô Đình Diệm bị cho là chế độ gia đình trị. Về phần mình, Ngô Đình Cẩn được bổ nhiệm chức "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước" và nắm rất nhiều quyền lực tại miền Trung Việt Nam, được mệnh danh là "Lãnh chúa miền Trung". Trong thời gian cầm quyền, Ngô Đình Cẩn đã tổ chức bắt những người cộng sản hoạt động tại miền Trung cũng như những người chống đối hoặc có tư thù với mình; nhiều người đã bị kết án, bắt giam, bị thủ tiêu hoặc bị ép đến phải phá sản trong các hoạt động trấn áp này.
Tháng 11 năm 1963, Hoa kỳ bật đèn xanh cho tướng Dương Văn Minh đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, tướng Dương Văn Minh cùng một số tướng lĩnh khác đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tổng thống và cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết. Ngày 2 tháng 11 năm 1963, Ngô Đình Cẩn mời tướng Đỗ Cao Trí ra Huế gặp ông nhưng vị tướng này ra lệnh cho quân đội bao vây nhà Ngô Đình Cẩn. Lợi dụng sự sơ hở của lính gác cháu trai Ngô Đình Cẩn là linh mục Nguyễn Văn Thuận đưa ông này chạy vào ẩn náu trong nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế.
Chiều ngày 3 tháng 11 năm 1963, tướng Đỗ Cao Trí ra Huế và đi thẳng đến nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế gặp Ngô Đình Cẩn. Theo tư liệu và hồi ức của Trịnh Quốc Thiên và Nguyễn Văn Minh tướng Trí nói với Ngô Đình Cẩn rằng Hội đồng Quân nhân Cách mạng ủy nhiệm ông này đến thông báo rằng cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu là tai nạn ngoài ý muốn của các tướng lãnh đồng thời chuyển lời của Hội đồng Quân nhân Cách mạng mời Ngô Đình Cẩn tham gia Hội đồng. Tướng Đỗ Cao Trí cũng thông báo với Ngô Đình Cẩn rằng Hội đồng Quân nhân Cách mạng sẽ tịch thu tài sản của ông này và đề nghị giữ dùm tài sản của Ngô Đình Cẩn. Ngô Đình Cẩn đã trao 24 kg vàng cho tướng Đỗ Cao Trí cùng một số đồ quý giá và tiền mặt.
Sau đó linh mục Nguyễn Văn Thuận và các linh mục dòng Chúa Cứu Thế đến Tòa lãnh sự Mỹ tại Huế xin cho Ngô Đình Cẩn tỵ nạn chính trị. Lãnh sự Mỹ John Helble gọi điện vào Sài Gòn xin ý kiến Tòa Đại sứ và Bộ Ngoại giao Mỹ. Tòa đại sứ Mỹ chấp thuận. Trong lúc chưa cứu xét về trường hợp tỵ nạn của Ngô Đình Cẩn xong, ông này lại đòi Mỹ cho phép mẹ là bà Phạm Thị Thân cùng tỵ nạn với ông. Bộ Ngoại giao Mỹ phải ra chỉ thị cho Lãnh sự quán của họ ở Huế hủy bỏ quyết định cho phép Ngô Đình Cẩn tỵ nạn tại Mỹ.
Khi biết tin Ngô Đình Cẩn đang tỵ nạn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ, tướng Đỗ Cao Trí đến Tòa lãnh sự Mỹ cảnh báo cơ quan này đừng chứa chấp ông Cẩn vì dân chúng Huế sẽ tràn vào phá Tòa lãnh sự và hành hung ông Cẩn thì không có lực lượng nào giữ được an ninh. Tòa lãnh sự Mỹ quyết định trao trả Ngô Đình Cẩn cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sáng ngày 5 tháng 11 năm 1963, tướng Đỗ Cao Trí cùng với một sĩ quan Mỹ và sĩ quan Việt Nam Cộng hòa đưa Ngô Đình Cẩn và mẹ ông này lên máy bay đi Sài Gòn theo lệnh của Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Ngô Đình Cẩn bị giam tại khám Chí Hòa. Luật sư bào chữa cho ông là Võ Văn Quan. Trong thời gian bị biệt giam tại đây, sức khỏe của ông giảm sút trầm trọng đến nỗi không đi được.
Ngô Đình Cẩn bị kết án tử hình ngày 22 tháng 4 và đem ra bắn lúc 18 giờ 20 phút ngày 9 tháng 5 năm 1964. Ông được chôn tại nghĩa trang sân bay Tân Sơn Nhất, về sau quy tụ về nghĩa trang Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương), nằm chung với hai anh Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và mẹ Phạm Thị Thân.
Nhận định
Nhận xét về khả năng của Ngô Đình Cẩn, Phạm Xuân Ẩn đã nói:“ | Ngô Đình Cẩn là một người rất tài giỏi, nếu anh em Diệm – Nhu nghe lời Cẩn thì chưa chắc chế độ Ngô Đình Diệm đã sụp đổ lúc đó. | ” |
- Kìa xem chú cọp vẻ vang thay
- Sảnh rộng thềm cao ngự bấy nay
- Một kiếp tàn hung hùm xám đó
- Muôn dân ghê rợn ác ôn này
- Chầu hầu bao kẻ khôn gần mặt
- Thăm viếng nào ai dám bắt tay
- Mưa gió lầm than đâu đấy mặc
- Phòng riêng mộng ấm, tháng năm chày
“Cuộc mặc cả triệu đô” trước giờ hành quyết Ngô Đình Cẩn
Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen...
Ngày
hôm sau, đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn đã được chuyển đến tướng Dương
Văn Minh là Quốc trưởng. Rồi Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình cũng gửi một
lá thư tới Dương Văn Minh xin ân xá cho tử tội Ngô Đình Cẩn với lý do là
Cẩn đang bị bệnh rất nặng, ngày sống chỉ đếm được trên đầu ngón tay cho
nên không cần thiết phải hành quyết Cẩn. Nhưng tất cả đều bị Dương Văn
Minh bác thẳng thừng.
Tòa án báo cho thân nhân của gia đình
Ngô Đình Cẩn là bà Ngô Đình Thị Hiệp, bà Ngô Đình Thị Hoàng (thường gọi
là bà cả Lễ...) là đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn đã bị Quốc trưởng bác
bỏ. Ngô Đình Cẩn sẽ bị hành quyết vào lúc 17h ngày 9/5/1964 tại Khám Chí
Hòa.
Trước làn sóng phản đối việc kết án tử
hình Ngô Đình Cẩn ngày càng lan rộng trong giáo dân, chính quyền Dương
Văn Minh - Nguyễn Khánh quyết thi hành án sớm.
Tại Sài Gòn, ngày giờ xử bắn Ngô Đình
Cẩn được giữ rất kín. Có hai người được biết trước là luật sư Võ Văn
Quan và linh mục Jean Baptiste Lê Văn Thí.
Linh mục làm lễ rửa tội cho Ngô Đình Cẩn trước giờ ra pháp trường. |
(Ngô Đình Cẩn là con út trong nhà nên hay được gọi là cậu Cẩn. Sau này khi Ngô Đình Diệm giành được quyền lực thì Ngô Đình Cẩn cũng được coi là nhân vật cực kỳ thế lực ở khu vực miền Trung, cho nên ai đến với Cẩn cũng không dám gọi tên mà chỉ gọi là ông Cậu).
Hôm sau, 10h trưa ngày 9/5, luật sư Võ Văn Quan vào thăm Ngô Đình Cẩn lần cuối cùng. Sau này, ông Quan kể lại cho nhà báo Phan Kim Thịnh: "Sáng sớm ngày 9/5, cháu Ngô Đình Cẩn là Trần Trung Dung vào thăm. Ông Cẩn nói chuyện một cách thản nhiên, không hề biểu lộ thái độ lo lắng, sợ sệt. Người cháu gái thì ngồi cạnh giường, khóc và nguyền rủa những kẻ phản phúc nhà họ Ngô. Nhưng ông Cẩn điềm tĩnh nói: "Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết".
Khi gặp luật sư Quan, ông Cẩn cũng vẫn tỏ thái độ bình thản. Ông Quan cũng không hề biết là chính Ngô Đình Cẩn cũng đã biết rõ ngày giờ thi hành án. Lúc đầu, hai bên chỉ nói chuyện có tính chất xã giao nhưng rồi đột nhiên ông Cẩn tâm sự về thân thế của ông và tiết lộ một số câu chuyện bí mật. Lời nói của ông như là một sự trăng trối khiến luật sư Quan giật mình và thầm nghĩ: "Có lẽ ông Cẩn biết rồi".
Rồi Ngô Đình Cẩn chuyển sang giãi bày những thủ đoạn chính trị của mình với giọng hùng hồn, hoạt bát, mạch lạc. Ngô Đình Cẩn cũng nhắc lại những cuộc tàn sát đẫm máu đối với những người Cộng sản khi Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, và khẳng định làm chính trị thì phải chấp nhận thế thôi. Khi nói đến việc đàn áp những người Cộng sản, Ngô Đình Cẩn ngẩng cao đầu, mắt sáng long lanh, mặt đỏ bừng và nói như đếm từng tiếng.
Nhìn đồng hồ đã thấy gần 12h trưa, Ngô Đình Cẩn bảo: "Luật sư đưa cho tôi cái danh thiếp của ông". Ông Quan ngạc nhiên không hiểu lúc này Ngô Đình Cẩn còn muốn có danh thiếp của mình để làm gì. Nhưng chiều ý, ông vẫn lấy danh thiếp đưa cho Ngô Đình Cẩn.
Bút tích của Ngô Đình Cẩn. |
Rồi Ngô Đình Cẩn lại bình tĩnh trò chuyện, lấy giấy cuốn thuốc lá theo kiểu sâu kèn, phì phèo hút, rồi lại têm trầu nhàn nhã nhai bỏm bẻm. Ông Quan đứng dậy cáo từ cố giữ nét mặt bình thường. Ngô Đình Cẩn bắt tay luật sư Quan rất chặt và rất lâu, đồng thời luồn bàn tay trái xuống gầm bàn, nhìn xuống đó ra hiệu. Ông Quan thấy bàn tay trái của Ngô Đình Cẩn xòe ra 5 ngón như thể báo hiệu rằng chiều nay vào lúc 5h ông sẽ bị hành quyết.
Sau này, mỗi khi nhớ lại vụ hành quyết Ngô Đình Cẩn, luật sư Quan vẫn tỏ thái độ kính trọng, khâm phục một con người biết cái chết đang đến với mình từng giờ, từng phút mà vẫn ngồi nói chuyện bình tĩnh hàng tiếng đồng hồ.
Cũng phải nói thêm rằng, sau ngày Ngô Đình Cẩn bị hành quyết đã có nhiều tin đồn rằng Ngô Đình Cẩn khi chết đi để lại rất nhiều của cải cho nhiều người thừa hưởng. Ngay chuyện Ngô Đình Cẩn bảo đại úy Nguyễn Văn Minh giao số vàng, đôla, kim loại quý cho tướng Đỗ Cao Trí giữ là "2 bao"... nhưng thực chất đó cũng chỉ là những lời đồn thổi vì chính đại úy Minh cũng không biết có bao nhiêu vàng và tướng Trí khi nhận túi vàng, valy tiền cũng không kiểm đếm.
Tuy nhiên, theo điều tra của các nhà báo về sau thì số bất động sản do Ngô Đình Cẩn giao cho người khác đứng tên không phải là ít.
Năm 1989, tướng ngụy quyền Trần Văn Đôn có viết cuốn hồi ký "Việt Nam nhân chứng", và khi nói về cái chết của Ngô Đình Cẩn, ông ta viết như sau: "Vài tháng sau ngày chỉnh lý, tướng Nguyễn Khánh có phái đại tá Lâm Văn Phát thông qua bà Trần Trung Dung và nhờ chuyển lời nói với ông Cẩn rằng, hãy chuyển số tiền 6 triệu USD mà ông Cẩn có trong một ngân hàng Thụy Sĩ cho tướng Nguyễn Khánh. Đổi lại tướng Khánh sẽ cho một chiếc phi cơ đưa ông Cẩn đi Singapore.
Bà Trần Trung Dung yêu cầu đừng ghi âm khi bà ấy vào khám hỏi ông Cẩn. Sau khi nghe bà Dung trình bày, Ngô Đình Cẩn không chịu giao số tiền đó cho ông Khánh, rồi hỏi bà Dung có cần lấy thì ông giao cho. Lúc đó bà Dung sợ liên lụy nên không dám nhận. Mấy ngày sau, nhân dịp một vị linh mục vào làm lễ cho ông Cẩn, ông đã ký giấy ủy quyền cho nhà dòng Cứu Thế số tiền đó. Giấy ủy quyền được để trong một cuốn kinh Thánh...".
Như vậy, xem ra sự kiện Ngô Đình Cẩn có mấy triệu đôla là có thể tin được. Nhưng thực sự chuyện Ngô Đình Cẩn chuyển 6 triệu đôla cho nhà thờ cũng có thể rất khó xảy ra, bởi lẽ với một số tiền lớn như vậy không thể cầm tờ giấy ủy quyền có mấy chữ rồi ký tên cho người khác đi lĩnh, đặc biệt đối với các ngân hàng nước ngoài. Ngay linh mục Lê Văn Thí cũng khẳng định là chẳng làm gì có số tiền đó...
Vụ xử bắn “bạo chúa” Ngô Đình Cẩn ở khám Chí Hòa
Trong lịch sử Khám Chí Hòa từ khi xây dựng cho tới năm 1975 đã có hai vụ xử bắn được thực hiện ngay trong khuôn viên khám.
Vụ thứ nhất là xử bắn Ngô Đình Cẩn, em ruột Ngô Đình Diệm và vụ thứ hai là xử bắn anh Nguyễn Văn Trỗi.
Từ trước đến nay cũng đã có nhiều
người kể về hai vụ xử bắn này. Tuy nhiên, việc “tam sao thất bản” là
điều thường xảy ra bởi có những người không hề có mặt trong hai buổi thi
hành đó mà chỉ được nghe kể nên đã tường thuật lại theo lời người khác,
cộng với những suy diễn chủ quan của mình.
Chúng tôi đã gặp may khi tìm được một
người đã có mặt trong hai vụ hành quyết đó. Ông là Phan Kim Thịnh và là
một ký giả không nổi tiếng ở Sài Gòn vào những năm 60 của thế kỷ trước,
về những bài báo nhưng lại nổi tiếng là một ông chủ nhiệm tới 5 tờ báo.
Nói về nghề báo của mình, ông Lý Nhân
cười hà hà (mà sao ông có nụ cười sảng khoái trẻ trung đến thế, mặc dù
năm nay ông đã 73 tuổi): “Ngày đấy chúng tôi làm báo láu cá lắm. Tôi
tiếng là chủ bút 5 tờ báo: Tạp chí Văn học; Tạp chí Nhân văn, Báo Mới,
Bưu Hoa; và còn là Giám đốc Nhà xuất bản Văn học nhưng những tờ báo mới
như tờ Bưu Hoa, Tạp chí Nhân văn mỗi số in không quá 1.000 tờ, nhưng lại
móc với công nhân nhà in, khai khống số lượng để rồi mang hóa đơn đó đi
mua giấy từ Bộ Thông tin rồi đem bán giấy... Có vậy mới đủ tiền nuôi
Nhà xuất bản Văn học và Tạp chí Văn học”.
Một góc Khám Chí Hòa ngày nay. |
Nhưng trước hết để bạn đọc hiểu rõ thêm những sự việc diễn ra trước đó chúng tôi sẽ cung cấp những tư liệu liên quan đến việc vì sao Ngô Đình Cẩn phải bị tử hình.
Ngày 1/11/1963, một nhóm tướng tá quân đội của chế độ Ngô Đình Diệm được sự xúi giục, giật dây của Mỹ đã làm đảo chính và hạ sát Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu. Còn Ngô Đình Cẩn lúc đó đang ở Huế, nghe tin hai anh đã bị đảo chính và bị bắt nên chạy trốn vào nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế. Trưa ngày 2/11, tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Quân đoàn 1, Vùng 1 chiến thuật từ Đà Nẵng bay ra Huế gặp Ngô Đình Cẩn và thề sống thề chết sẽ đảm bảo tính mạng cho Cẩn.
Vì tin lời Đỗ Cao Trí, Ngô Đình Cẩn đã bảo đại úy cận vệ Nguyễn Văn Minh về nhà lấy một túi lớn đựng 24 kg vàng và một valy trong đó có nhiều đôla và đồ trang sức giao cho tướng Trí. Đỗ Cao Trí nhận hai túi trên rồi bay về Đà Nẵng để chờ lệnh từ Sài Gòn.
Trưa ngày 3/11, Lãnh sự Mỹ tại Huế R.Helble và Phó lãnh sự Mullen tới nhà Cẩn gặp đại úy Minh và nhờ Minh thông báo rằng, họ mời Ngô Đình Cẩn tới lánh nạn để bảo toàn tính mạng. Được thông báo lại, Cẩn suy nghĩ lắm bởi vì Cẩn không nỡ bỏ mẹ già ở lại một mình. Cũng phải nói thêm rằng, Ngô Đình Cẩn tuy là người cực kỳ tàn ác, thâm hiểm đối với những người theo cách mạng, nhưng lại là người chí hiếu đối với mẹ, chính vì thế mà việc trông nom mẹ ở Huế được Diệm - Nhu giao cho Cẩn.
Nhưng hai viên lãnh sự Mỹ cũng thề thốt là sẽ đảm bảo an toàn cho Cẩn, nghe bùi tai Ngô Đình Cẩn đã đến Tòa Tổng lãnh sự Mỹ lánh nạn. Nhưng ngày hôm sau, Lãnh sự Mỹ trở mặt và giao Cẩn cho Đỗ Cao Trí áp giải vào Sài Gòn. Người ra đón Cẩn tại sân bay chính là viên sĩ quan CIA nổi tiếng Lui Conein. Và Conein giao Cẩn cho đám an ninh quân đội của Dương Văn Minh. Ngô Đình Cẩn bị đưa ngay vào Khám Chí Hòa.
Tại Khám Chí Hòa, Cẩn bị đưa vào chế độ biệt giam và bị đối xử khá tàn tệ. Tuy không bị tra tấn, đánh đập nhưng ăn uống tồi tệ, nên bệnh tiểu đường và bệnh viêm khớp xương tái phát. Thêm vào đó cộng với việc Cẩn thương nhớ mẹ già không người chăm sóc, thương hai anh đã bị hạ sát một cách dã man nên bệnh đã nặng lại càng nặng thêm. Hầu như Ngô Đình Cẩn không thể đi lại được, những thứ tiếp tế ở ngoài vào cho Cẩn thường chỉ có trầu cau là được nhận, còn đồ ăn, thức uống mười phần bị vứt đi chín, nhiều lúc Ngô Đình Cẩn bị ngất lịm tưởng chết luôn trong Khám Chí Hòa.
Ngày 30/1/1964, tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm lại làm một cuộc đảo chính và bắt giam các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân. Cuộc đảo chính không hề có một tiếng súng nhưng lại có một người chết đó là đại úy Nguyễn Văn Nhung, người đã dùng dao đâm chết Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu trong xe bọc thép. Nhung bị chuẩn tướng Nguyễn Chánh Thi treo cổ ngay trong trại lính dù Hoàng Hoa Thám. Và tất nhiên cái chết của Nhung được thông báo rằng “do lo sợ bị trừng phạt nên đã treo cổ tự tử”.
Làm đảo chính xong, Nguyễn Khánh tự xưng là Chủ tịch Hội đồng quân đội cách mạng, kiêm Tổng tư lệnh quân đội Việt Nam Cộng hòa và kiêm luôn chức Thủ tướng chính phủ. Ngay sau khi nắm quyền, Khánh cho thiết lập Tòa án quân sự đặc biệt đem Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn ra xét xử. Phan Quang Đông là cánh tay đắc lực của Ngô Đình Cẩn, được giao nhiệm vụ phụ trách tình báo, bắt giam và thủ tiêu các cán bộ Cộng sản và kể cả những người đối lập. Phiên tòa xử Phan Quang Đông diễn ra 3 ngày tại Huế, và ngày 28/3/1964, Đông bị kết án tử hình, bị tịch thu toàn bộ tài sản và bồi thường 18 triệu đồng cho các nạn nhân bị hắn sát hại.
Trung tuần tháng 4/1964 thì Tòa án quân sự đặc biệt mở phiên tòa xét xử Ngô Đình Cẩn tại Huế. Mặc dù trời mưa, nhưng từ 7h sáng trước cửa tòa án đã có hàng ngàn người đứng chật cả sân để xem tòa xét xử như thế nào. Ông Lý Nhân (tức Phan Kim Thịnh) cũng là người có mặt từ phút đầu tiên trong số gần 40 nhà báo trong và ngoài nước được cấp giấy theo dõi phiên tòa. Mọi người hồi hộp chờ đợi và hầu hết đều mong giây phút “hung thần miền Trung” xuất hiện nhưng chẳng thấy gì cả.
Mãi đến 9h mới nghe tiếng ông chánh thẩm truyền lệnh giải bị cáo Ngô Đình Cẩn ra tòa. Và ngay lập tức phía ngoài ầm lên tiếng hô “Đả đảo hung thần Ngô Đình Cẩn”. Nhưng cũng chẳng thấy Ngô Đình Cẩn xuất hiện, thế rồi có viên sĩ quan đến nói nhỏ vào tai ông chánh thẩm... Ông chánh thẩm ngồi im lặng hồi lâu rồi tuyên bố tòa vào phòng để nghị án. Và nửa giờ sau mọi người nhận được thông báo là tòa đình xử án. Hóa ra sau mới biết, chính quyền Nguyễn Khánh thay đổi quyết định đưa Ngô Đình Cẩn về xét xử tại Sài Gòn.
Ngày 16/4/1964, từ lúc 7h30’, dân chúng đã đứng dày đặc trước cửa tòa án nằm trên đường Công Lý (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Khoảng 8h thì đoàn xe cảnh sát đi môtô hộ tống một chiếc xe chở tù nhân tới, dân chúng ở ngoài hô “Đả đảo Ngô Đình Cẩn” rền vang. Xe chở tù áp sát vào cửa tòa án, và Ngô Đình Cẩn mặc quần áo bà ba trắng được hai hiến binh dìu vì Cẩn không đi được.
Phiên tòa xét xử Ngô Đình Cẩn hôm đó gồm những người sau đây: Lê Văn Thu, Chánh thẩm; đại tá Nguyễn Văn Chuân, đại tá Đặng Văn Quang, đại tá Trương Văn Chương và trung tá Dương Hiếu Nghĩa là phụ thẩm. Phụ thẩm nhân dân gồm có: Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Sửu và Bùi Văn Nhu. Trưởng lý là Nguyễn Văn Đức; Lục sự là Nguyễn Văn Tâm và luật sư bào chữa cho Ngô Đình Cẩn là Võ Văn Quan.
Ngô Đình Cẩn không đứng được nên được tòa cho ngồi trước vành móng ngựa. Kể ra tướng Nguyễn Khánh cũng là kẻ khá thâm nên đã đưa những người mà trước đây đã từng ra luồn vào cúi Ngô Đình Cẩn, chịu ơn mưa móc gia đình họ Ngô như Đặng Văn Quang tham gia phiên tòa xét xử. Trưởng lý Nguyễn Văn Đức đã buộc tội Cẩn là ra lệnh cho các công an viên bắt cóc, tống tiền thủ tiêu nạn nhân...
Còn trong bài bào chữa của mình, luật sư Quan yêu cầu phải đưa ra những hồ sơ, công văn chứng minh rằng Ngô Đình Cẩn đã chỉ huy đội ngũ tay chân thực hiện những vụ tàn sát người vô tội. Với một số người được gọi ra tòa với tư cách nhân chứng thì ông luật sư Quan nói thẳng thừng: “Những người được gọi là nhân chứng đây, họ là ai? Họ là những nhân viên công an bị dính líu trong vụ bắt gián điệp Pháp. Rồi để chạy tội cho chính mình, dĩ nhiên họ phải đổ lỗi cho sự quyền uy của anh em tổng thống, và họ đã phải làm những gì họ đã làm để tránh cho được bản án...
Mấy nhân chứng này là những người tráo trở, lật lọng quý tòa không thể tin vào lời nói của họ được, họ đã từng khúm núm xưng con với người đang bị xét xử đây, họ đã từng nịnh bợ đủ cách để xin xỏ ân huệ. Ngày xưa họ luồn cúi bao nhiêu thì sau cuộc đảo chính họ càng a dua mạt sát, chà đạp những người cũ để mong khỏa lấp quá khứ gian nịnh và lập công với chế độ mới...”.
Rồi luật sư Quan cảm thán: “Âu cũng là thói đời đen bạc, lắm kẻ đua nhau phù thịnh, mấy ai đã dám phù suy... sự bội nghĩa của họ tồi tệ đến nỗi khiến họ mặc cảm đối với bị cáo. Trong phòng xử này mỗi lần chạm phải cái nhìn hờn trách của ông Cẩn, họ đã phải hổ thẹn, quay mặt đi chỗ khác. Vậy lời khai của những người gọi là nhân chứng này, lời khai của những người tráo trở, vong ân, bội nghĩa muốn đổ trách nhiệm cho ông Cẩn để mong thoát khỏi số phận như của Phan Quang Đông - lời khai đó có tin được hay không? Hỏi tức là trả lời.
Tóm lại với danh vị cố vấn chỉ đạo, ông Cẩn chỉ có quyền cho ý kiến về đường lối chính trị. Và đó chỉ là ý kiến, không có hiệu lực ràng buộc gì hết. Do đó, nếu chủ trương như ông Ủy viên chính phủ đã nói rằng, ông Cẩn ra lệnh cho công an viên bắt bớ, giam cầm, tra tấn, tống tiền, bức tử nạn nhân tức là đi ngược lại văn từ phân minh...”. Rồi luật sư xin quý tòa tuyên tha bổng cho bị can.
Tuy nhiên, khi ra ngoài phiên tòa, luật sư Quan nói với các nhà báo rằng: “Tôi thừa biết không bao giờ có một bản án tha cho Ngô Đình Cẩn”. Còn Ngô Đình Cẩn khi được nói trước tòa lần cuối đã thong thả khẳng định rằng mình vô tội, vì mình không có quyền để ra lệnh cho các công an viên làm những việc phi pháp. Ngô Đình Cẩn không van xin cầu khẩn nửa lời. Phiên tòa hôm đó xét xử từ sớm cho đến đêm khuya đã tuyên án xử tử Ngô Đình Cẩn. Khi tòa tuyên án xong, hai cảnh sát xốc nách đưa ông Cẩn ra xe về Khám Chí Hòa. Trước khi lên xe ông Cẩn còn ngoái lại nhìn luật sư Quan như muốn nói lời cảm ơn.
Ngay hôm sau, luật sư Quan đã làm một đơn xin ân xá mang vào Khám Chí Hòa cho ông Cẩn, vì luật sư nghĩ rằng còn nước thì cứ tát. Sau này, luật sư Quan thuật lại cuộc gặp gỡ với Ngô Đình Cẩn như sau: “Khi nói chuyện với tôi, ông Cẩn vẫn bình tĩnh. Ông nắm tay tôi và nói rằng, tôi không ngờ luật sư biết trước rằng sẽ thua mà vẫn tận tâm và can trường biện hộ cho tôi suốt mấy tiếng đồng hồ. Cám ơn luật sư lắm. Luật sư đã nói giùm tôi sự tức giận của tôi đối với bọn vong ân phản phúc, như vậy tôi cũng mãn nguyện lắm rồi”.
Ngô Đình Cẩn đọc lại lá đơn xin ân xá do luật sư Quan thảo và dứt khoát không chịu ký vì biết cũng vô ích mà thôi. Nhưng luật sư Quan để hoàn thành nhiệm vụ biện hộ của một luật sư cho thân chủ đã cố gắng thuyết phục Ngô Đình Cẩn ký vào lá đơn.
Tội ác tày trời của “bạo chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn
Thời đó có bài "Vịnh chuồng cọp" để ám chỉ
"bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn: "...Một kiếp tàn hung hùm xám đó/
Muôn dân ghê rợn ác ôn này".
Thủ
đoạn lập dự án tổ chức hoạt động tại Trung phần và Cao nguyên của Ngô
Đình Cẩn cũng đã toại nguyện. Vì vậy mà nhiều người nhìn thấy Cẩn vui và
ra chiều hoan hỉ lắm. Cẩn đã hạ lệnh cho đám tay chân tổ chức yến tiệc,
chụm đầu với đám thuộc hạ thân tín để bàn mưu tính kế cho bước đường
hoạt động tiếp theo, vẽ bản đồ để mở rộng địa bàn cai trị, và cũng từ
đây, vai trò "cố vấn tối cao tại miền Trung" của Cẩn bắt đầu phủ trùm
lên tất cả các cơ quan, đoàn thể đóng trên dải đất miền Trung khắc
nghiệt với vô vàn tội ác dã man.
Với tư cách là "Bạo chúa miền Trung",
Cẩn sở hữu trong tay quân đội, cảnh sát, mật vụ, vũ khí, nhà giam, văn
phòng, trụ sở… Bên cạnh "ông cố vấn" còn có cả bộ máy chính trị của đảng
Cần Lao miền Trung do Cẩn làm thủ lĩnh. Tất cả bộ máy và sự hoạt động ở
khu vực Trung phần này đều nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Sài
Gòn và Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu.
Cẩn đã sử dụng rất nhiều tên lưu manh,
gian ác để làm việc trong hệ thống mật vụ của mình. Bọn này theo lệnh
Cẩn có thể theo dõi tất cả mọi người, mọi giới, mọi ngành kể cả đó là
tướng tá đương chức của quân đội hay cảnh sát quốc gia… Những tên mật vụ
này đã cậy thế của Cẩn để thỏa sức thực hiện chuyện khủng bố, ám sát,
bắt bớ, cưỡng đoạt tài sản của bất cứ người dân nào mà chúng muốn.
Đối với người dân sinh sống trong vùng
từ bờ Nam sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) vào cho đến Rừng Lá (Bình Thuận)
đều phải chịu sự cai trị và dòm ngó của Cẩn. Đối với các hạng công chức
từ tỉnh trưởng, quận trưởng, cho đến trưởng nha, trưởng ty, trưởng
phòng… Ngô Đình Cẩn đều có quyền lựa chọn, cất nhắc hoặc là bãi miễn mà
không cần xem xét đến tài năng, quá trình cống hiến, đảng phái chính trị
hay tôn giáo đang tham gia mà chỉ dựa vào mức độ tình cảm, của cải đút
lót, những người bà con cùng họ đạo ở giáo xứ Phủ Cam, gia đình và những
ai khôn khéo luồn lách để lấy được thiện cảm và tình thương của "ông
cậu".
Rên xiết trước những hành vi bạo ngược
và hành động bạo tàn của "Bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn, đương
thời, đã có rất nhiều người dùng các loại hình nghệ thuật truyền miệng
để đả kích, trong đó có bài "Vịnh chuồng cọp" để ám chỉ "ông cậu" như
sau: "Kìa xem chú cọp vẻ vang thay/ Sảnh rộng thềm cao ngự bấy nay/ Một
kiếp tàn hung hùm xám đó/ Muôn dân ghê rợn ác ôn này/ Chầu hầu bao kẻ
khôn gần mặt/ Thăm viếng nào ai dám bắt tay/ Mưa gió lầm than đâu đấy
mặc/ Phòng riêng mộng ấm, tháng năm chày"…
Ngoài những việc làm ác nhân, thất
đức, những thủ đoạn hết sức nham hiểm của Cẩn cùng bọn chó săn, mật vụ ở
Trung phần và Cao nguyên, lúc bấy giờ, có không ít người còn phải rên
xiết trước sự tàn độc của một người đàn bà thường hay xuất hiện bên cạnh
"Bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn. Người đàn bà đó tên là Nguyễn Thị
Sách (những người trong gia đình Cẩn thường gọi là Bạch - NV) nhưng
người dân xứ Huế thì gọi bà ta bằng một cái tên khác là Luyến.
Luyến là con gái của bà Phạm Thị Bích
(chị ruột bà Phạm Thị Thân - tức là chị con bà dì ruột của anh em Diệm).
Nguyễn Thị Sách có chồng là ông Nguyễn Văn Luyến, một người đàn ông xấu
trai, khuôn mặt có phần ngờ nghệch với môi dưới chìa ra. Người đời kể
lại rằng, ông Luyến là người biết an phận thủ thường nên rất hiền lành,
chất phác. Ông này làm nghề đi bỏ rượu lẻ cho hàng quán trong vùng để
kiếm hoa hồng sinh sống, nuôi con. Vợ chồng ông Luyến có với nhau 3 đứa
con, được đặt tên thứ tự là: Ngãi, Ái, Tình.
Có chồng, có con, nhưng phần lớn thời gian bà ta lại sinh sống trong nhà Ngô Đình Cẩn. Vì có quan hệ chị em bạn dì, nên từ những năm tháng anh em nhà họ Ngô Đình còn chạy đôn, chạy đáo chờ thời, Út Cẩn còn say đá gà, câu cá, thì Luyến đã đến ở trong nhà Cẩn để làm người quản gia.
Nguyễn Thị Sách (Ảnh chụp năm 1988 tại Sài Gòn). |
Người đàn bà quê kệch ấy mới ngày một ngày hai đã sai bảo người này người kia trong nhà với giọng điệu của một kẻ ăn trên, ngồi trốc. Tuyệt nhiên dưới mái nhà nhiều năm hiu quạnh, bỗng một ngày trở thành dinh thự chốn công đường kia, ai cũng phải "thưa bà", "bẩm bà". Người ta cũng bắt đầu thấy bà ta ăn diện một cách kệch cỡm, chân đi guốc hoa, quần là áo lượt, trên người đủ loại vòng vàng, nhẫn ngọc…
Mặc dù Luyến không có bất cứ một chức tước nào nhưng vì sinh sống chung trong gia đình Ngô Đình Cẩn nên bà ta cũng nắm quyền sinh sát trong tay. Ai đó làm trái ý bà ta, chỉ cần bà ta ca thán với ông Cẩn là cầm chắc người ấy phải "lên bờ xuống ruộng". Vì lẽ đó mà lúc bấy giờ ở Trung phần và Cao nguyên, viên chức chính quyền, tướng tá quân đội, cảnh sát quốc gia… đều phải cung kính, xu nịnh và đút lót cho bà ta để mua lấy sự bình yên. Những việc làm và cách hành xử với mọi người xung quanh của bà ta ghê gớm đến mức mà người dân xứ Huế hồi ấy đã đặt cho bà ta cái hỗn danh là "Đệ nhất phu nhân cố vấn miền Trung".
Có một chuyện mà cho đến sau này vẫn có nhiều người không biết, đó là chuyện bà ta thường xuyên tằng tịu, ăn nằm với Ngô Đình Cẩn và kết quả của câu chuyện tình của hai chị em bạn dì ruột này là bà ta đã sinh ra 3 người con. Tất nhiên là cả 3 người con này đều phải lấy họ của ông chồng chính danh Nguyễn Văn Luyến để làm họ của mình.
Ba người con của Cẩn với chị em bạn dì là Nguyễn Thị Oai, Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Văn Liêm (Thanh và Liêm là hai anh em sinh đôi). Cả 3 người con này đều có khuôn mặt và dáng đi rất giống với Ngô Đình Cẩn. Vì vậy mà sau này, người nhà họ Nguyễn và họ Ngô vẫn thường cật vấn ông Luyến rằng: "Vì răng mấy đứa nhỏ giống Út Cẩn rứa?". Ông Luyến là một con người chất phác, thật thà, nên mỗi khi được hỏi, ông thường hồn nhiên trả lời: "Bao nhiêu năm ni mụ nớ (đó) có cho tui mần ăn chi mô mà bảo mấy đứa nớ giống tui…".
Nhiều người có thế lực ở Huế sau này kể lại rằng: Vì chuyện ăn nằm với Cẩn có đến 3 mặt con nên quyền hành của bà ta lúc bấy giờ không khác chi Cẩn. Luyến cũng là một con người đã gây ra không biết bao nhiêu điều đắng cay, chua xót cho người dân xứ Huế thông qua bàn tay của "Bạo chúa miền Trung". Trước những việc làm trái ngược đó, đương thời, người dân xứ Huế có mấy câu vè để nguyền rủa bà ta như sau: "Mụ Luyến, thằng Thuyết (một kẻ hầu hạ của Ngô Đình Cẩn), một lũ ác ôn/ Giết chết không hồn, ô hô thằng Cẩn/ Ngày tàn đến nơi không đất mà chôn”…
Theo nữ tu Trương Thị Lý và bà Nguyễn Thị Huê thì sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963, Luyến đã đưa các con của mình vào Sài Gòn sinh sống ở một con hẻm nhỏ nằm phía sau khu chợ Tân Định. Nguyễn Thị Oai nay đã chết, Nguyễn Văn Thanh đang định cư tại Hoa Kỳ, Nguyễn Văn Liêm vẫn sống ở phía sau chợ Tân Định. “Đệ nhất phu nhân cố vấn miền Trung” chết năm 1996 tại nhà của Liêm.
Chuyện Ngô Đình Cẩn ăn nằm có con với Luyến không những bị bà con họ hàng bên ngoại, bên nội, dân họ đạo ở giáo xứ Phủ Cam bàn tán, chửi rủa mà ngay cả ông Ma Duyệt là một người đầy tớ lâu năm, hết mực trung thành với gia đình ông Ngô Đình Khả, một người rất ít nói chỉ biết cung cúc làm những công việc bổ cau, têm trầu, nấu nước chè xanh, chăm lo quét dọn bàn thờ, kị giỗ cho gia đình Cẩn, lo cơm nước mỗi khi Diệm về Huế thăm gia đình. Một con người như vậy mà cũng không thể im lặng trước những việc làm vô liêm sỉ của Cẩn và mụ Luyến. Ông Ma Duyệt đã đem chuyện hú hí của Cẩn với Luyến ngay trong nhà thờ ông Ngô Đình Khả để trình với cha xứ Phủ Cam. Chuyện này có người nghe được và tâu lại với Ngô Đình Cẩn và Luyến làm Cẩn điên tiết nổi đóa tam bành.
Cẩn đã triệu tập ngay tại nhà riêng một cuộc họp khẩn cấp gồm có ông tỉnh trưởng Thừa Thiên, thẩm phán, cảnh sát… để xử tử Ma Duyệt vì dám xúc phạm đến phẩm hạnh và uy danh của "ông cố vấn chính trị miền Trung". Thế nhưng, những thành viên tham gia cuộc họp ấy đã không tán thành vì họ không biết phải ghép tội thế nào cho ông Ma Duyệt. Tuy nhiên, sau cuộc họp ấy, Cẩn vẫn âm thầm ra lệnh cho thuộc hạ của mình thi hành bản án tử hình đối với Ma Duyệt.
Vào một buổi chiều xứ Huế sụt sùi mưa bay, Cẩn hạ lệnh cho tay chân bắt Ma Duyệt trói lại bỏ vào trong bao bố mang ra cầu Bạch Hổ thả xuống sông Hương. Nhưng ơn trời là số ông Ma Duyệt chưa chết, vì người thi hành việc thả Ma Duyệt xuống sông Hương cũng là một người tỏ tường mọi việc làm tày trời của Cẩn và Luyến, nên đã báo trước cho Ma Duyệt biết để lận theo trong mình một con dao sắc, khi bị thả xuống sông thì tìm cách rạch bao bố để thoát thân. Ma Duyệt thoát ra khỏi bao bố, lặn thật sâu, bơi qua phía bờ bên kia rồi tìm cách bí mật vào Sài Gòn để trình báo sự việc với những người trong gia đình ông Cẩn. Nghe xong, ông Diệm đã cho giữ Ma Duyệt lại để lo việc cơm nước trong dinh Tổng thống.
Sau này, khi anh em ông Diệm bị tướng Dương Văn Minh đảo chính. Ông Ma Duyệt đã tìm đường quay lại Huế và sống ở dốc Mân Côi gần nhà thờ chánh tòa Phủ Cam và chỉ cách ngôi nhà của Cẩn vài trăm mét. Sau năm 1975, Ma Duyệt đưa cả gia đình đi vùng kinh tế mới ở Buôn Ma Thuột để làm ăn, vài năm sau ông Duyệt bị bệnh và mất ở vùng đất cao nguyên này.
Nhiều người dân bị tra xét để tống giam. |
Với chính sách này, suốt dải đất miền Trung đã có hàng nghìn người đã bị tay chân của Cẩn bắt giam hoặc giết hại. Riêng ở Thừa Thiên từ tháng 8/1954 đến tháng 10/1958, chúng đã mở 53.710 lớp học tố Cộng với 230.977 người tham gia học tập, mở 314 lớp chỉnh huấn, bắt 2.907 cán bộ đảng viên phải học tập, 3.658 cán bộ đảng viên bị tố giác và bị bắt. Đó là thời kỳ máu lửa "Chỉ trong 2 năm chúng đã triệt hạ gần hết cấp ủy Thừa Thiên Huế, ở Quảng Nam, Quảng Trị cán bộ bị bắt cũng rất nhiều… có những người sau khi bị bắt đã đầu hàng chuyển sang hợp tác với địch để chống lại phong trào cách mạng, vì vậy trong thời điểm này quần chúng hết sức hoang mang.
Những chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho hòa bình, thống nhất nước nhà, những cán bộ cách mạng nằm vùng bám dân, những nhà hoạt động tình báo chiến lược… nếu chẳng may sa vào tay Ngô Đình Cẩn thì chắc chắn phải trải qua một cuộc hành trình đến với các lò tra tấn hết sức man rợ để chúng tra khảo, khai thác như: lao xá Ty Công an Thừa Thiên, lầu Hòa Bình, Trại Tòa Khâm, Trại Thừa Phủ, nhà giam của sở Vôi Long Thọ, Đồn Mang Cá nhỏ và cuối cùng là tử ngục Chín Hầm.
“Bạo chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn: Chân tướng kẻ tàn độc
Ngày ngày, Cẩn vận áo bà ba lụa trắng, chân đi
guốc mộc, miệng bỏm bẻm nhai trầu, luôn mồm ra lệnh để sai khiến người
hầu, kẻ hạ…
Con
đường chạy ngang từ bờ sông An Cựu dẫn lối lên nhà thờ chánh tòa của họ
đạo Phủ Cam đã rất nhiều năm lặng lẽ, náu mình trong tiếng chuông rung
và lời cầu kinh của những con chiên ngoan của Chúa. Bỗng một ngày trở
nên nhộn nhịp đến lạ thường, ngay cả những giáo dân đi lễ nhà thờ lệ
thường vẫn khép nép, nay khuôn mặt nào cũng trở nên rạng rỡ, họ nhanh
chóng truyền tai nhau cái tin Hoàng đế Bảo Đại đã ban hành quyết định
thuận tình đưa Ngô Đình Diệm trở về Việt Nam để làm Thủ tướng. Người ta
nhìn thấy lối vào nhà của “mệ cố” Anna Phạm Thị Thân và đứa con trai mê
cờ bạc, đá gà, câu cá… trở nên tấp nập người ra, kẻ vào.
Những kẻ thức thời đó không ai khác là
các nhân vật tham gia đảng phái chính trị, những sĩ quan quân đội, cảnh
sát quốc gia và cả những kẻ từng có quá khứ theo Việt Minh để tham gia
kháng chiến nay vì không vượt qua được những cám dỗ đời thường nên “dinh
tê” về thành để đầu hàng theo địch… tất cả những con người “xôi thịt”
ấy đều khúm núm đến gõ cửa căn nhà rường cổ để vái chào Út Cẩn.
Những ngày sau khi ông anh Ngô Đình
Diệm được về nước nắm quyền, cũng là lúc ở miền Trung, Cẩn biểu lộ một
cách rõ nét sự trịch thượng, khinh người của một gã trọc phú mang dáng
dấp của một phú nông hách dịch ở một số làng quê thời phong kiến. Ngày
ngày, Cẩn vận áo bà ba lụa trắng, chân đi guốc mộc, miệng bỏm bẻm nhai
trầu, luôn mồm ra lệnh để sai khiến người hầu, kẻ hạ… Cứ mỗi lúc cần đến
ai đó là ngay lập tức, Cẩn cầm chiếc chuông nhỏ trên tay để rung rung
làm hiệu. Rủi cho gia nô nào mà không đáp ứng kịp yêu cầu của Cẩn là cầm
chắc bị nhiếc mắng thậm tệ hoặc là đánh đập đến khi nào thấy máu chảy
mới chịu buông tay…
Nhiều bậc cao niên am tường về gia
đình họ Ngô Đình ở Huế đã nói rằng: Sở dĩ sau khi nắm quyền hành trong
tay, ông Cẩn thường có lối sống ngạo mạn, khinh khi với mọi người là vì
những tháng năm trước đó, ở Huế không mấy ai thiện cảm với gia đình ông.
Những người sống xung quanh nhà thờ chánh tòa Phủ Cam vẫn kể với nhau
rằng: Khi ông Ngô Đình Khả bị triều đình An Nam bãi chức. Ông Khả thường
mặc đồ màu nâu, quần ống cao, ống thấp, chân đi guốc gỗ và thường đến
ngồi trước sân nhà thờ Phủ Cam, miệng lẩm bẩm chửi bới đích danh các vị
quan lớn đương triều… Và họ cho rằng, cách hành xử của ông Khả là "thái
độ hằn học một cách sống sượng với các vị đại thần, việc làm này biểu
thị thái độ căm thù vì quyền lợi bị mất mát, con đường hoạn lộ bị bế
tắc…".
Người con trai cả của gia đình ông Khả
là Ngô Đình Khôi, khi đương chức Tổng đốc tỉnh Quảng Nam - một tỉnh lớn
thứ hai của triều đình An Nam và của xứ Trung Kỳ cũng là một ông quan ô
lại và có tác phong bê bối. Nhiều câu chuyện ông Khôi tằng tịu với vợ
con của thuộc cấp và ăn hối lộ kể cả những đồng tiền rất nhỏ, cho đến
bây giờ vẫn còn nhiều người nhắc đến…
Thời bấy giờ, những dòng họ có người làm quan to ở Huế như họ Phạm, họ Võ, họ Thân Trọng, Hồ Đắc, Trương Như, Nguyễn Khoa, Tôn Thất… đều coi anh em nhà họ Ngô Đình như người xa lạ, nếu không muốn nói là như kẻ thù. Sở dĩ có tình trạng đó là vì dòng họ Ngô Đình vừa theo đạo Thiên Chúa vừa không xuất thân từ hàng khoa giáp, không có trình độ học vấn cao mà chỉ dựa vào thế lực của các cố đạo và các quan cai trị Pháp để được thăng quan tiến chức một cách mau lẹ…
Anh em Ngô Đình Cẩn trong ngày mừng thọ bà Anna Phạm Thị Thân. |
Sau khi ông Diệm nắm quyền, ngôi nhà ở dốc Phủ Cam, nơi Ngô Đình Cẩn đang phụng dưỡng mẹ già được nhà cầm quyền biệt phái đến một tiểu đội lính bảo vệ do đại úy Tôn Thất Độ, người ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà làm chỉ huy. Những sĩ quan và hạ sĩ quan trong tiểu đội này có nhiệm vụ phục dịch trong nhà, làm công tác vệ sinh, chăm lo cây cảnh, chim chóc, đặc biệt là còn phụ trách luôn công việc đồng áng, mùa màng cho mấy mẫu ruộng ở vùng An Cựu và vùng ven của các lăng vua Nguyễn.
Sau này, có một người từng là lính trong tiểu đội biệt phái bảo vệ gia đình Ngô Đình Cẩn kể lại: Mặc dù trong nhà ông Cẩn, tiền bạc châu báu chất chồng nhưng ông Cẩn vẫn lưu cữu cái tính keo kiệt, bủn xỉn như thuở hàn vi. Vì lẽ đó mà những quân nhân trong tiểu đội biệt phái bảo vệ gia đình ông Cẩn hàng tháng phải chung tiền nhau lại để mua chổi, bóng đèn, vòi nước, gạch đá, dụng cụ làm vườn và rất nhiều thứ gia dụng linh tinh khác… vì đã có lần họ xin ông Cẩn cấp ngân khoản để bảo trì hàng tháng, nhưng đã bị ông ta mắng chửi rất thậm tệ và còn dọa đuổi khỏi đơn vị tác chiến…
Bên cạnh những quân nhân bị đối xử chẳng khác nào những gia nô khác, ông Cẩn còn có một văn phòng quân chính (quân sự và chính trị) do đại úy Minh (một người Công giáo di cư) làm chánh văn phòng để lo việc giấy tờ, thư tín và liên lạc với những người ở bên ngoài.
Giai đoạn này, hàng ngày Cẩn chỉ việc ngồi ở nhà ăn trầu, uống rượu, nhận quà đút lót và tiếp chuyện bọn xu nịnh, bọn đến nhỏ to hiến kế cơ hội để hoạt động, bọn chạy chức, chạy quyền, mua quan bán tước… những cuộc tiếp xúc, giao kèo ấy cũng giúp Cẩn kiếm được tiền, tuy rằng nó vẫn mang tính chất người ta đến với thế lực hậu trường của ông anh thủ tướng. Thông qua sự ngọt nhạt của đám chầu rìa xu nịnh, dần dần Cẩn cũng cảm thấy thích thú và cần thiết phải có thực quyền riêng. Cẩn biết, để khuynh đảo được mọi chuyện ở miền Trung, chẳng còn cách nào khác hơn là Cẩn phải có một vị trí quyền lực chính danh trong bộ máy cai trị của ông anh Ngô Đình Diệm.
Từ đó, Cẩn mới tạo dựng vây cánh xung quanh mình, để làm việc cho mình. Nghĩ là làm, Cẩn lập ngay một dự án tổ chức hoạt động của phe nhóm chính trị, mà thực chất là tổ chức mật vụ trá hình dưới một chức danh do Cẩn đứng đầu "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể cách mạng trong và ngoài nước: "để đệ trình lên hai ông anh trai mình là Thủ tướng Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu. Khi hồ sơ, dự án này được gửi vào Sài Gòn để chờ đợi sự đồng ý của hai ông anh trai, thì tại Huế, Cẩn ráo riết thiết lập bộ máy hoạt động riêng không dính líu đến các tổ chức định chế của chính quyền Sài Gòn ở Thừa Thiên và Trung phần.
Bộ máy mật vụ của Cẩn gồm những tên giang hồ, dao búa, những tên sĩ quan khét tiếng gian ác, những phần tử "dinh tê" phản bội cách mạng kháng chiến và cả những kẻ môi giới chính trị… tất thảy kết thành một lực lượng vũ trang trá hình đặc biệt, liên tục tiến hành các hoạt động bắt bớ, thủ tiêu những người Cộng sản, những nhà yêu nước và bất cứ ai dám đối đầu với Ngô Đình Cẩn.
Một mặt, Cẩn cho đám tay chân thân tín rêu rao, tuyên truyền: "Ông cậu có mệnh đế vương. Triển vọng không làm được quốc trưởng thì cũng làm tổng thống sau khi ông Diệm hết nhiệm kỳ". Cẩn rất khao khát được ông anh thủ tướng thuận tình bổ nhiệm cho cái chức "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước". Vì chỉ có địa vị của tổ chức ấy mới tạo cho Cẩn một hậu thuẫn vững vàng.
Quyền hành ấy cho phép Cẩn được ban ơn cho bọn tay chân, để chúng hoạt động một cách đắc lực và trung thành, gây ảnh hưởng thanh thế cho Cẩn. Hơn thế, Cẩn cũng nắm được một lực lượng hậu thuẫn đủ mạnh để đối mặt với những khó khăn có thể xảy ra, và một khi Diệm không còn nữa, thì Cẩn sẽ đủ thế lực để ra tranh cử chức vị tổng thống.
Vì Cẩn có công chăm nuôi mẹ già, hương khói cho cha và giữ nhà thờ hương hỏa nên từ giám mục Ngô Đình Thục, tổng thống Diệm, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân cũng đều phải "nể mặt" cưng chiều đôi chút như hồi Út Cẩn còn hàn vi. Chính vì sự cưng chiều đó mà cả Diệm và Nhu đều phải giả câm, giả điếc, mặc cho đứa em ngỗ ngược của mình làm mưa, làm gió, thao túng, đọa đày dân chúng ở miền Trung…
Cẩn cậy thế nuôi mẹ và được bà Anna Phạm Thị Thân hết mực thương yêu. Sau khi ông Diệm ngồi vào ghế tổng thống VNCH… thì Phủ tổng thống nhận ngay được một bức điện tín khẩn được gửi đi từ Huế. Bức điện có nội dung: "Mợ đau thập tử nhất sinh, e không thể qua khỏi mấy ngày nữa…".
Tin điện khẩn cấp ấy đã khiến ông Diệm phải bỏ dở công việc ở Sài Gòn để bay về Huế thăm mẹ. Khi Diệm đi chuyến phi cơ đặc biệt đến sân bay Phú Bài, thằng em ma mãnh không chịu ra đón như bọn tay chân, việc này làm Diệm trên đường từ sân bay về nhà ở dốc Phủ Cam rất lo lắng. Khi xe về đến cổng nhà, Diệm lại càng lo hơn khi không thấy ai ra đón, cánh cổng chính vẫn đóng im lìm.
Trong khi Diệm chưa biết xử trí thế nào thì Cẩn đã cho người ra nói với Diệm: "Ông cậu cho hỏi, cụ về đây với tư cách tổng thống đi kinh lý, hay là con trai về thăm mẹ, nếu là con về thăm mẹ thì đừng bắt phải mở cửa chính ra đón tiếp". Nghe xong, Diệm tức đến trào nước mắt, nhưng sau khi trấn tĩnh lại, ông ta vẫn theo người nhà đi đường cửa phụ để vào bên trong, đến bên giường bà Thân đang nằm để vấn an. Lúc đó, bà Thân đã nói với Diệm bằng những lời trách móc nhẹ nhàng: "Bấy lâu anh bôn ba, chỉ có thằng út ở nhà với mợ. Khổ sở lắm. Mợ thương thằng út thiệt thòi, mà con không nâng đỡ nó làm mợ tủi buồn". Diệm ngớ người nói với mẹ: "Thưa mợ! con có mần chi hắn mô?".
Bà Thân lại thở dài: "Con bây chừ quyền cao tột bực, con cần phải lo cho các em, mà nhất là thằng Cẩn. Nó ít học nhưng có hiếu với mợ lắm. Mợ chỉ mong con đừng làm chi cho em phải buồn phiền". Nghe mẹ trách móc những chuyện liên quan đến Cẩn. Diệm chợt nhớ đến bức thư cùng dự án hoạt động của "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước" nên thở dài thưa với bà Thân: "Con xin vâng lời mợ, con xin để Út Cẩn làm "cố vấn chỉ đạo miền Trung". Nói xong, Diệm cúi đầu chào mẹ rồi trở lại Sài Gòn ngay trong hôm ấy.
Lúc còn lép vế, suốt ngày thui thủi bên mẹ già, Cẩn hay bị người đời khinh miệt, nên găm lòng căm giận thề sẽ trả thù, thậm chí Cẩn từng tuyên bố "mai sau nếu có quyền sẽ "thịt" ngay bất cứ ai dám coi thường Cẩn". Vì lẽ đó mà chỉ một thời gian ngắn sau khi được dựa thế cầm quyền của anh trai Ngô Đình Diệm. Ở Trung phần, Cẩn đã nổi tiếng tàn bạo với các cuộc thanh trừng những người vốn trước đây có hiềm khích với Cẩn.
Khi Cẩn ra tay, tất nhiên những con người xấu số đó một là phải chết, hai là phải sụp lạy dưới chân Cẩn để quy hàng, ví như dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, người Quảng Trị, Giám đốc Hãng thuốc O.P.V. Với lý do trước đó, Thăng là bạn thân của kẻ thù Ngô Đình Cẩn, đồng thời khi Cẩn còn lận đận, Thăng từng chê bai Cẩn là "hạng nhai trầu, dựa thế tên tuổi cha anh mà làm tàng, hàng chánh tổng cày ruộng làm sao đòi lên làm lãnh tụ…".
Thâm thù như thế, nên khi có quyền trong tay, Cẩn quyết phải trừng trị Thăng bằng mọi giá. Cẩn ra lệnh cho đám thuộc hạ gồm Lê Quang Tung, Trần Thái (Thái Đen) ném lựu đạn vào tiệm thuốc Trường Tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo - Huế của dược sĩ Thăng. Bị khủng bố, Thăng quá lo sợ, đành phải nhờ người có thế lực môi giới để đến yết kiến với "cậu Cẩn" nhằm mục đích xin tạ tội và quy hàng. Lễ ra mắt là 200.000 đồng bạc, đồng thời Thăng tình nguyện lo việc kinh tài cho Ngô Đình Cẩn để chuộc lại cái tội "nhỡ hỗn láo với ông cậu trước đây". Sau buổi ra mắt ấy, nhà thuốc Trường Tiền của dược sĩ Thăng được chuyển giao cho người của Cẩn quản lý, còn Thăng thì vào Sài Gòn để tiếp xúc với vợ chồng Ngô Đình Nhu theo sự giới thiệu của Cẩn.
Sau chuyến Nam du ấy, Thăng được chỉ huy ngành xuất nhập cảng thuốc Tây để lo chuyện kinh tài cho anh em họ Ngô. Ít lâu sau, Thăng trở thành một dân biểu tích cực của chế độ Diệm. Sau này, khi gia đình trị họ Ngô bị trừng phạt, Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống chính quyền Sài Gòn, Thăng vẫn được trọng dụng làm cố vấn kinh tài và tích cực xây dựng một quốc hội bù nhìn cho Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, trong lúc ông Thăng đang hăng hái hoạt động thì bị mắc chứng bệnh ung thư mà chết.
Có thể nói rằng, Cẩn là một con người có máu lạnh của một tên đồ tể, vì khi đã trừng phạt thì không bao giờ khoan nhượng một ai. Cũng vì vậy mà cái hỗn danh "bạo chúa miền Trung" trong một thời gian ngắn đã vang xa đến tận nhiều nơi ở vùng Trung phần nghèo khó.
Thú vui của “bạo chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn
"Bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn tiêu khiển
bằng đủ thú vui, hết câu cá đến đá gà, thậm chí cưỡi bò chạy lông nhông
ngoài phố...
Do có
cha từng là quan đại thần triều Nguyễn, nên tuổi thơ của Ngô Đình Cẩn
cũng như những người anh em ruột của mình đều được trải qua trong sự
giàu sang, nhung lụa. Khác với những người anh em ruột của mình, từ nhỏ
Ngô Đình Cẩn cũng được gia đình cho đi học ở trường dòng Pellerin Huế,
thế nhưng, vì bản tính nghịch ngợm, ham chơi hơn học nên đến năm lớp 3,
Ngô Đình Cẩn bị cái nhọt to bằng nắm tay mọc ngay trên đỉnh đầu gây chảy
mủ rất hôi hám nên phải nghỉ học.“Bạo chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn. |
Bực bội với chính quyền đô hộ thực dân Pháp vô đạo và đám quan lại đương triều, ngày ngày ông Ngô Đình Khả cứ vào ra càm ràm, chửi bới đến nỗi bị vướng vào tâm bệnh rồi qua đời. Hồi ấy, tuy gia cảnh của cha mẹ Cẩn có phần sa sút nhưng trong nhà vẫn còn của ăn của để, ruộng đất còn nhiều, vẫn có người ăn kẻ ở để hầu hạ bà mẹ già (mà người đời lúc đó vẫn thường gọi là mệ Cố) và chăm sóc vườn tược cây trái. Các anh và em Cẩn có người đã thành gia thất, có người đi học tận trời Tây, có người đi làm quan ở vùng đất khác; các chị gái của Cẩn đều cũng đã vu quy về nhà chồng. Chỉ còn lại duy nhất một mình Cẩn sớm tối quanh quẩn bên mẹ già, nên được anh chị em trong gia đình phó thác cho trách nhiệm chăm sóc mẹ, vì lẽ đó mà Cẩn rất được mọi người trong gia đình chiều chuộng, nhẹ lời.
Theo truyền thống thì thường chỉ có người con trai trưởng trong gia đình mới được hưởng tập ấm. Nhưng đối với gia đình ông Ngô Đình Khả có lẽ vì các con lớn đều đã có phẩm hàm riêng với lại không cùng chung sống với gia đình nên chỉ có Ngô Đình Cẩn dẫu rằng không phải là con út trong nhà nhưng vì sinh sống cùng mẹ nên được hưởng sự ưu ái thừa hưởng hương hỏa của cha mẹ.
Ngày còn nhỏ, người ta gọi Cẩn bằng cái tên là Ụt (Theo lý giải của xơ Marie Madeleine Trương Thị Lý (1925) là con gái của bà Ngô Đình Thị Giao (tục gọi là bà Thừa Tùng) và là cháu gọi Cẩn bằng cậu ruột, cũng như lời kể của nhiều giáo dân cao niên sinh sống quanh họ đạo Phủ Cam thì ngày trước trong gia đình ông Khả thường gọi Cẩn là Ụt và gọi cậu út Ngô Đình Luyện là Ịt. Vì cứ gọi bằng tên tục như thế cho nên lâu ngày trại ra từ Ụt thành Út và người ta gọi cậu ấm Ụt Cẩn thành cậu Út Cẩn từ lúc nào chẳng ai hay mà cũng không ai buồn cải chính cho cái tên tục ấy.
Út Cẩn có cái thú chơi của một anh điền chủ nên thích nhai trầu bỏm bẻm mỗi khi chơi cờ hay đi thăm thú ruộng vườn, vì vậy mà lúc bấy giờ người ta còn gọi Cẩn bằng cái biệt danh khác là "Cậu út trầu". Về sau này, khi Cẩn nắm quyền cai trị khét tiếng tàn bạo, dã man cực độ nên dân chúng gọi Cẩn là "Bạo chúa miền Trung" hay "Lãnh chúa miền Trung", hồi đó không bao giờ đám tay chân xu nịnh xung quanh Cẩn dám gọi tên mà thường xưng hô với nhau về Cẩn bằng danh từ "Ông cậu", mỗi khi có việc gì cần trình báo với Cẩn thì chúng thưa rằng "Bẩm cậu" hoặc là "bẩm ông cố vấn". Chỉ duy nhất anh em trong nội thân gia đình là vẫn thường gọi là Út Cẩn.
Nói về những thú vui tiêu khiển của Cẩn, nhiều giáo dân cao niên sống trong vùng họ đạo Phủ Cam kể rằng: Trong các thú vui, Cẩn mê nhất là câu cá và khả năng câu cá của Cẩn cũng đạt đến độ thượng thừa. Dẫu rằng sau này, khi đã chễm chệ với chức "cố vấn", giữ ngôi “lãnh chúa miền Trung”, Cẩn vẫn rất mê đi câu cá. Thường thường là "ông cậu" xách cần ra câu ở bến Phủ Cam, đôi khi thay đổi thì xuống câu ở bến An Cựu, hoặc ra sông Hương, có khi về câu ở Tân Mỹ vùng cửa biển Thuận An hoặc ngược lên câu ở khe Châu Ê gần Lăng Khải Định. Mỗi khi "cậu Cẩn" ngồi câu cá, thường là có hai gia nô ngồi hai bên để móc mồi, gỡ cá.
Cứ mỗi lần "ông cậu" giật cá qua bên phải hay bên trái là ngay lập tức gia nô phải gỡ cá, móc mồi cho thật nhanh, chậm chạp là bị Cẩn mắng chửi ngay tắp lự hoặc có khi còn bị đánh đập một cách oan uổng. Cẩn mê câu và rành câu đến mức chỉ cần nhìn tăm nước là đoán biết đường đi của cá và đó là loại cá gì để thả câu. Mỗi lần đi câu như thế, bao giờ Cẩn cũng giáo huấn cho những người đi câu cách móc mồi thế nào cho nhanh, dùng loại mồi nào mà mỗi loại cá thích nhất, khi cá đã cắn câu thì phải giật như thế nào cho chắc ăn…
Cây sanh do Ngô Đình Cẩn trồng nay thuộc sở hữu của vợ chồng ông Sự - bà Oanh. |
Cẩn là một con người rất lạ, đã chơi thứ gì là mê thứ đó, khi chơi gà là dành phần lớn thời gian trong ngày để chăm sóc chúng, đem được một con gà hay từ nơi khác về là lăng xăng đi xin nước đái trẻ con cho gà uống, cẩn trọng tự tay nấu nước chè lá để hơ háp cho gà, tắm nắng đúng giờ và trùm màn cho gà trước khi trời tối. Chim chóc cũng thế, trong vườn nhà Cẩn lúc nào cũng líu lo tiếng hót của các loài chim. Con nào hay là được Cẩn treo ngay cây khế trước hiên nhà, bên dưới là bộ phản bằng gỗ quý, sáng sáng, trưa trưa, Cẩn nằm ở đó để đếm từng tiếng gù của chim cu cườm…
Trong gia đình, Cẩn là đứa con học hành không đến đầu đến đũa so với anh em, nhưng ngược lại Cẩn là người có bẩm tính thông minh, lanh lẹ, có nhiều mánh khóe và tài vặt, nhiều lúc trở nên thủ đoạn theo kiểu của mấy anh lý trưởng thừa hưởng hoa lợi từ ruộng nhà của những người đàn bà góa bụa. Vì vậy mà Cẩn rất tinh quái trong việc cai trị kẻ dưới trướng bằng lời nói và roi vọt. Khi phật ý là Cẩn sẵn sàng chửi cha chúng nó và xem đó như là một thú vui của một con người quyền thế.
Những người từng có dịp gần gũi với gia đình Cẩn đã kể lại rằng, tuy cục cằn, ngoài những thú vui như câu cá, đá gà, nuôi chim kiểng thậm chí là cưỡi bò chạy lông nhông ngoài phố, ông ấy còn rất thích chơi hoa kiểng và bon sai, đặc biệt là việc thiết kế xây dựng những hòn non bộ ở trong vườn nhà. Con người quái đản này cũng dành nhiều thì giờ để nghiên cứu về các loài hoa, có lẽ vì vậy mà Cẩn đã học được tính nhẫn nại mỗi khi chờ xem hoa quỳnh nở hay đứng nhìn lá vàng rơi rụng mỗi độ heo may về. Cẩn mê hoa đến độ biết chọn loại hoa nào phù hợp với vận mạng của mình, biết uốn ép dáng thế cho cây theo chữ tượng hình ra làm sao.
Lúc hứng khởi, Cẩn thường nói với mấy gia nô rằng chơi hoa thì phải biết thưởng thức mùi hương đúng vào thời khắc cánh hoa từ từ hé mở để tận hưởng cái tinh túy ngọt ngào sảng khoái của thiên nhiên theo kiểu trường phái lão Trang của mấy cha bên Tàu. Nói chung, Cẩn là người đam mê rất nhiều trò tiêu khiển, biết bỏ công sắp đặt trong vườn sao cho phù hợp với không gian phong thủy chung quanh nhà, và đương nhiên những gì Cẩn đã mê thì bằng mọi cách phải tìm cho bằng được, thậm chí nếu cần tung chiêu thủ đoạn để chiếm đoạt cho mình Cẩn cũng chẳng ngại ngần.
Một biệt thự dùng để nghỉ mát của Ngô Đình Cẩn ở thôn Ngũ Tây, Thuỷ An, Tp Huế. |
Ông Sự kể rằng, khách đến hỏi mua cây sanh này ở khắp mọi nơi, có người trong Nam, kẻ ngoài Bắc, có người khi đến hỏi mua cây sanh còn mang theo cả chuyên gia giám định thế cây, dáng cây, rễ cây và tuổi đời của cây. Lúc cao điểm nhất, có người đã trả giá cây sanh cùng với căn nhà cấp 4 tuềnh toàng của vợ chồng ông với giá 14 tỉ đồng thời giá bây giờ. Thế nhưng, ông Sự nói, gia cảnh của tôi bây giờ không lấy gì làm khấm khá, nhưng cây sanh này đã cùng với gia đình tôi buồn vui mấy chục năm trời nên không thể bán nó đi được.
Bà Oanh nói thêm, thôi thì ở đời giàu nghèo cũng là phận số, sau này vợ chồng tôi có qua đời thì tôi tin các con tôi sẽ theo truyền thống gia đình mà chăm nom cây cối trong vườn như chúng tôi đã từng làm trước đó mà thôi…
Về chuyện chiếu chăn, giới tính, Cẩn cũng là một gã quái nhân, những người thân cận, gia nô trong nhà kể rằng, Cẩn là người rất ghét loại con gái nhan sắc, õng a õng ẹo nhưng lại rất ngây ngô chưa biết mùi đời, chưa thông thạo chuyện trai gái gối chăn. Cẩn chỉ đặc biệt thích những người đàn bà luống tuổi, đã có chồng với một hai đứa con, to khỏe, mắt sắc, lông mày rậm, mông nở, rành rẽ chuyện sinh hoạt tình dục. Mỗi khi tìm được hạng người như thế, Cẩn lại kéo ra vườn để "cùng nhau quằn quại" trên những đống rơm cho đến khi chân chồn gối mỏi. Nhưng với Cẩn, chuyện trai gái chỉ đến thế thôi vì Cẩn rất lạ là không thích trói buộc cuộc đời của mình với bất cứ một người đàn bà nào cả...?
Cho đến bây giờ người dân xứ Huế vẫn còn kể cho nhau nghe câu chuyện tình vô luân giữa Ngô Đình Cẩn với một cô gái tên là Thanh Hoàng, con gái của một phú gia giàu có ở thôn Vĩ Dạ. Thanh Hoàng là vợ của một người được cho là con rơi của Ngô Đình Cẩn, sau khi cô này ăn ở với chồng có đến 2 mặt con thì nhân một buổi cô này đến nhà của Cẩn có việc. Nhìn thấy vẻ đẫy đà của Thanh Hoàng, Cẩn đem lòng si mê rồi cho bắt luôn đến ở nhà mình để "phục vụ".
Để cho sự gần gũi với Thanh Hoàng không bị người chồng cản trở, Cẩn đã bằng mọi cách đưa chồng của Thanh Hoàng sang làm việc ở sứ quán VNCH ở châu Âu. Sau mỗi lần bị "bạo chúa miền Trung" ép phải làm chuyện mây mưa đã khiến cho cô gái vốn xuất thân trong một gia đình trâm anh thế phiệt vô cùng tủi hổ, nên đã đôi lần định trầm mình xuống dòng sông An Cựu để quyên sinh.
Biết được, Cẩn đã ngăn chặn và hăm dọa "nếu Hoàng mà tự tử thì ta cũng buồn rầu mà chết, nhưng trước khi chết thì ta giết chết hết cha mẹ và anh em của Hoàng đã…". Vì thế mà Thanh Hoàng phải ngậm đắng nuốt cay hầu hạ những thú vui xác thịt quỷ quái của Ngô Đình Cẩn. Thấy người đẹp âu sầu, Cẩn hạ lệnh cho bọn tay chân cất một tư dinh để nghỉ mát ở vùng Tân Mỹ sát cửa biển Thuận An và một tư dinh ở trên đỉnh núi Bạch Mã để đưa Thanh Hoàng tới đó hú hí…cho thỏa thuê dục vọng đê hèn.
Biết tỏng rằng Cẩn là thằng em trai ngổ ngáo, bất trị, ham chơi, chẳng chịu học hành, nên mỗi khi các anh của Út Cẩn về thăm mẹ già thường hay khuyên răn Cẩn bớt chơi bời mà phải lo học hành để kiếm chút chữ nghĩa lận lưng sau này mới mong khấm khá. Mỗi lần như thế, Cẩn chỉ cười gằn rồi đánh trống lảng sang chuyện khác, rồi tìm cách xăm xê đến bên mẹ già. Bà Anna Phạm Thị Thân là chỗ dựa hiếu để che chắn cho Cẩn trước uy thế của các anh, nên mỗi khi như thế, Cẩn có cớ để kể công với mọi người trong gia đình: "Các anh đi hết. Tui phải lo thờ tự, chăm sóc mợ, thời gian, tiền bạc mô mà học. Nhà ni có mấy anh học cao là đủ. Tui như ri là được rồi. Tui có muốn làm quan mô…".
Nhắc nhở đến thằng em ngang tàng như Cẩn thì đến mấy ông như ông Thục, ông Diệm, ông Nhu đều cùng chung một nỗi bực mình, nhưng cũng phải nhắc vì đó là bổn phận làm anh trong gia đình của họ. Cứ mỗi lần về thăm, mấy người anh dặn dò Út Cẩn phải chăm lo hương hỏa đôi điều, rồi họ lại lên đường ra đi biền biệt, mỗi người theo một chí hướng, một con đường riêng… Vì sau khi ông Khả qua đời một thời gian dài, cả gia tộc họ Ngô ở Phủ Cam lâm vào cảnh khó khăn về kinh tế, thất sủng về chính trị, khổ sở trên con đường công danh sự nghiệp…
Cây sanh vàng 14 tỷ đồng của ông cậu Ngô Đình Cẩn
Thứ năm, 14/06/2012 | 14:57 GMT+7
Xung quanh cây sanh lịch sử này, có những câu chuyện bí ẩn, ly kỳ qua lời kể của bà Lê Thị Oanh đang sở hữu “báu vật xanh”.
Đẩy giá lên tới 14 tỷ
Có
lẽ ở Huế, khi nhắc đến Ngô Đình Cẩn người ta thường nghĩ đến sự hiện
diện của một “bạo chúa” với khu chín Hầm lịch sử, nơi tội ác được ghi
dấu với những cảnh đọa đày ngục tù gông cùm giam cầm chiến sĩ bộ đội.
Tuy
nhiên ở đây, tác giả lại “hồi tưởng” về Ngô Đình Cẩn qua một “hiện vật
sống” là kỷ vật cây sanh bạc tỷ đang được “lưu giữ” tại tư gia ông Lê
Đình Sự, tọa lạc tại đường Nguyễn Trường Tộ.
Chúng tôi đã liên hệ với một số chuyên gia về cây cảnh và được biết ở Huế, cây sanh của ông Cẩn được nhòm ngó nhiều nhất.
Cây sanh vàng được bao bọc bởi lưới thép b40 xung quanh. |
Điển
hình nhất là ngay cả giới cây cảnh thủ đô cũng vào Huế lùng sục quyết
có được cây sanh quý hiếm mà ông Lê Đình Sự đang sở hữu.
Theo
lý giải, chuyện cây sanh của Ngô Đình Cẩn không phải là đề tài mới của
giới thượng lưu mà bấy lâu nay vẫn là đề tài nóng bỏng cho những câu
chuyện trà dư tửu hậu.
Sở dĩ, cây sanh được đẩy giá lên đến trên 14 tỷ bởi tính lịch sử của nó.
Bà
Lê Thị Oanh, vợ ông Sự cho biết về đứa con “tinh thần” mà gia đình bà
đang sở hữu. Trong ngôi nhà khá cổ kính được hình thành từ trước năm
1975 còn vương màu lịch sử, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nghe bà
“thuyết minh’ về nhân chứng sống - cây sanh của Ngô Đình Cẩn.
Ngày
trước, khi nhà bà mới nhận căn nhà hiện tại ở đường Nguyễn Trường Tộ
này, cây sanh ông Cẩn đã có từ lâu. Nhân chứng cho biết, ngay cả những
người đầu tiên đặt chân đến đây cũng không biết rõ được niên đại thật
của cây sanh này.
Căn nhà bà Oanh đang an cư, trước
đây vốn là nhà rường cổ, được mọi người cho biết là nơi thư giãn của ông
Ngô Đình Cẩn khi ông còn ở thời "vàng son". Căn nhà được giao lại cho
vợ chồng ông Sự vì có công trong kháng chiến và dĩ nhiên ông Sự được
tiếp quản luôn cây sanh "vô giá" mà hiện thời mọi người gọi là “sanh
vàng”.
Cái thời miếng cơm chật vật, không có của ăn
của để, cây sanh lại án ngữ chiếm phần nhiều diện tích trước nhà ông Sự
bà Oanh, mọi người ai cũng bảo phá bỏ cây sanh đi mà trồng rau. Tuy
nhiên, ông Sự nhất quyết không làm theo vì đó là nhân chứng lịch sử mà
ông đã biết là của bạo chúa Ngô Đình Cẩn để lại.
Hàng
xóm của ông Sự cho hay, ngày trước cây sanh tươi tốt đến mức lũ trẻ
ngày nào cũng chạy nhảy leo trèo đùa giỡn trên đó. Trải qua tháng ngày,
do sự bào mòn, sự tác động của con người, cây sanh quý ngày càng già cỗi
và “lịch sử” hơn.
Cây sanh thời nguyên thủy được
ông Lê Đình Sự tiếp quản được trồng ở phía trái căn nhà, trong một
khuôn viên bọc toàn đá san hô mang dáng thế kỳ lạ. Theo quan sát của
chúng tôi, cây sanh Ngô Đình Cẩn buông rễ xum xuê được bám vào những
tảng đá có thế hàm ếch nhìn như một mê cung huyền bí.
Những chiếc rễ nhỏ như que tăm, màu mốc bạc trắng chứng tỏ tuổi đời già cỗi mà bất cứ dân chơi cây nào cũng đều mơ ước.
Cây sanh trên 14 tỷ của Ngô Đình Cẩn tại tư gia ông Lê Đình Sự. |
Châu báu dưới đế cây sanh?
Quanh chuyện cây sanh, người ta còn thêu dệt nên những câu chuyện tưởng chừng như chỉ có trong huyền thoại.
Có
người thì cho rằng dưới đáy của cây sanh được dát một lớp xi măng trắng
mát lạnh chứa nhiều vật dụng cổ quý hiếm do Ngô Đình Cẩn thời vàng son
cất giấu.
Tuy nhiên, theo gia chủ thuyết lại, dưới
đáy cây sanh quả thực đúng là có lát một lớp nền phẳng được kết cấu bao
quanh long mạch phun lên từ lòng đất. Ngay cả mùa khô hạn, nước trong hồ
nuôi cây sanh Ngô Đình Cẩn không bao giờ cạn.
Khi
bước xuống bể cây này, một dòng nước mát khiến con người có một cảm giác
dễ chịu khoan khoái. Còn chuyện châu báu, bạc vàng thì chỉ là những lời
nói không có căn cứ bởi gia đình ông Sự bà Oanh nhiều lần đã tát cạn
đáy hồ mà không thấy bạc vàng đá quý.
Cây sanh có
một hình thù kỳ quái, các rễ cây bám theo thế chằng chịt vây lấy đá mẹ
cổ uốn mình giữa những dải san hô hàm ếch khiến những ai lần đầu chiêm
ngưỡng cây này đều thốt lên thích thú.
Khi chúng tôi
hỏi về gốc tích cây sanh, bà Oanh cho biết, ngay từ thời chuyển vào Huế
sau giải phóng, cây sanh đã được hình thành và phát triển tốt tươi. Sau
hơn 30 năm, cây sanh bây giờ ít cành lá hơn.
Nghe
tin đồn về cây sanh Ngô Đình Cẩn, giới bon sai khắp cả nước kéo về chiêm
ngưỡng và thăm dò, trao đổi mua bán. Thậm chí, có nhiều ngày lượng
người đến "đấu giá" cây sanh lên đến gần trăm người.
Biết rằng gia chủ vì quý mến cây sanh, không màng vật chất, quyết không bán nhưng giới cây cảnh vẫn làm giá lên đến bạc tỷ.
Một
số chuyên gia săn cây cảnh còn làm giá đến mức sẵn sàng mua nguyên căn
nhà mà vợ chồng ông đang ở bao kèm cây sanh lên đến 14 tỷ đồng. Không
chỉ thế, nhiều người xung quanh còn cho biết, nhiều lần ông còn tỏ ra
khó chịu khi hàng chục người kéo đến trả giá, kỳ kèo.
Không
giống như những cây sanh quý ở Huế thuộc dòng dõi vua chúa bị các tay
chơi cây cảnh ở Hà Nội vào mua với giá trên trời, cây sanh của ông Sự
vẫn ngày đêm bám trụ trên dải san hô trong căn nhà xuống cấp trầm trọng.
Chính sự "gàn dở" của chủ nhân khiến cho giá trị cây sanh Ngô Đình Cẩn
ngày càng cao.
Xung quanh cây sanh kỳ bí của Ngô Đình Cẩn bao bọc bởi lớp đá san hô trông rất kỳ quái. |
Truyền cho đời con
Hiện
tại, ông Sự đang sống ở một căn nhà tại xã Bình Thành, huyện Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế. Một tháng ông về Huế một lần để sinh hoạt Đảng,
còn thời gian còn lại ông trồng rau, nuôi cá chạy chợ… kiếm từng đồng
bạc.
Bà Oanh cho nói: “Cây sanh gắn bó với gia đình
chúng tôi đã từ lâu rồi, chúng tôi xem nó như một phần lịch sử gắn liền
với vui buồn gia đình. Người ta đến hỏi mua nhưng trước sau như một
chúng tôi nhất quyết không bán, giàu thì giàu rồi, khó thì khó rồi… sau
này nếu hết đời các con tôi sẽ thay ba mẹ nâng niu chăm sóc cây sanh cổ
này”.
Ngô Đình Cẩn sinh trưởng trong một gia đình
quan lớn trong triều đình Huế. Dòng tộc Ngô Đình vốn có gốc gác từ vùng
Sơn Tây, sau những đợt Nam tiến mà di dân vào châu Bố Chính, sống ở làng
Xuân Dục, nay thuộc xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Ngô
Đình Cẩn là một nhân vật chính trị đặc biệt gian ác, khét tiếng tàn
bạo, giết người không ghê tay. Tên tuổi lịch sử của ông gắn liền với
ngục Chín Hầm – một nơi biệt giam nằm ngoài hệ thống nhà tù của chế độ
thực dân, đế quốc từ trước đến nay trên đất nước ta.
Thời
còn sống, ông Ngô Đình Cẩn có thú chơi bonsai, vì vậy, hiện tại có một
số tài liệu cho rằng ở Huế vẫn còn một cây cốc hồng độc nhất vô nhị ở
Việt Nam cũng thuộc sở hữu của ông Cẩn thời xưa đang ở huyện Phú Vang,
Thừa Thiên Huế.
Theo Phunutoday
Nguồn : ZingGiải mã những kỳ bí quanh cây sanh 14 tỷ của Ngô Đình Cẩn
Thứ năm, 05/09/2013 | 09:36 GMT+7
Cây sanh có tuổi đời hàng trăm năm, được giới thạo cây cảnh xếp vào loại kiệt tác "độc nhất vô nhị".
Đặc biệt hơn, nó còn là "hiện vật sống" của Ngô Đình Cẩn, là một chứng tích lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc...
Sửng sốt cây sanh có giá 14 tỷ đồng
Lọt thỏm trong khu nhà cao tầng trên đường Nguyễn Trường Tộ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là ngôi nhà cấp bốn đơn sơ, đã nhuốm màu thời gian của gia đình ông Lê Đình Sự, nơi còn "lưu giữ" cây sanh lịch sử của Nguyễn Đình Cẩn. Mặc dù đã được nghe rất nhiều tin đồn về vẻ đẹp của cây sanh nhưng khi được trực tiếp "mục sở thị", chúng tôi cũng không khỏi trầm trồ, ngỡ ngàng trước vẻ tráng lệ của cây sanh. Bên cạnh nét cổ kính của hòn non bộ với những hình thù kì bí, cây sanh với "thế lạ" hiên ngang tạo dáng, bóng cây in soi dưới bóng nước. Rễ cây xum xuê được bám vào những tảng đá có thế hàm ếch nhìn như một mê cung.
Đứng ngoài nhìn vào, dễ liên tưởng đó là một hang động nhỏ. Nét xa xăm và cô tịch của cây sanh được tạo nên do những cành cổ mộc mọc rải rác trên đá và trải dài trên hòn non bộ. Nhìn cây sanh, người ta dễ liên tưởng đến dáng đứng của một ông tiên đang thưởng ngoạn. Gốc cây là một dáng xưa cổ tùng hoang dã. Mỗi phiến đá như còn in dấu vết rêu phong sương tuyết. Những chiếc rễ nhỏ như que tăm, màu mốc bạc trắng chứng tỏ tuổi đời già cỗi mà bất cứ dân chơi bonsai nào cũng đều mơ ước.
Cây sanh của ông Sự là chủ đề được nhiều người bàn luận không chỉ trong giới thạo cây cảnh mà ngay cả những người hàng ngày không hiểu biết về hòn non bộ cũng tò mò. Đó là vì những câu chuyện mà dân tình xứ Huế vẫn kháo nhau hàng ngày, những điều được thêu dệt tưởng chừng như chỉ có trong huyền thoại. Người ta nói rằng, thâm sâu dưới đáy là vàng bạc châu báu, đồ cổ mà thời "vàng son" Ngô Đình Cẩn chôn giấu, lại có tin đồn cây sanh có niên đại trăm năm, nay đã trở thành "thần" cây.
Cây sanh 14 tỷ đồng tại nhà ông Lê Đình Sự
Khi được hỏi về những lời đồn này, con gái ông Sự chỉ cười khanh
khách rồi nói: "Nhiều lần nghe người ta nói, chúng tôi cũng tát hết nước
lên xem nhưng nào có thấy vàng bạc gì đâu". Bên dưới cây sanh và hòn
non bộ là dòng nước trong vắt, đôi ba con cá chép nô đùa đã tạo nên tính
sinh động và muôn phần quyến rũ cho cây sanh". Chị cũng cho biết thêm
rằng, nước trong bể là nguồn nước tự sinh ra, gia đình chị chẳng bao giờ
phải đổ nước vào. Lạ thay, có những năm hạn hán nặng nề, cả mấy tháng
trời cũng không có một giọt mưa, cây trong vườn đều héo úa rồi dần chết
rũ thì dòng nước từ cây sanh vẫn chảy róc rách và chẳng bao giờ vơi. Khi
bước xuống bể cây, một dòng nước lành lạnh, mát mẻ thấm vào da thịt làm
cho người ta trở nên khoan khoái. Chị kể: "Những hôm đi làm về mệt mỏi,
tôi thường ngâm chân dưới dòng nước, ngắm cây sanh, những buồn rầu
trong lòng đều tan biến hết".Cây sanh "chứng tích lịch sử"
Rợn người nơi biệt thự hoang tàn của bạo chúa tàn độc Ngô Đình Cẩn
(VTC News) – Căn
biệt thự từng là nơi Ngô Đình Cẩn dùng để nghỉ mát và thưởng thức những
thú vui của bản thân bây giờ là cảnh hoang tàn và nguội lạnh đến mức
“rợn người”.
Video: Biệt thự hoang tàn, nguội lạnh của Ngô Đình Cẩn
Theo
nhiều tài liệu lịch sử thì Ngô Đình Cẩn sinh ngày 01/11/1910 tại Phủ
Cam (tên thánh Jean Baptiste) con thứ năm của ông Ngô Đình Khả và bà
Phạm Thị Thân.
Tên tục lúc nhỏ của Ngô Đình Cẩn là Cậu Ụt hay Cậu Út (út ở đây không phải là con út). Tên này chỉ được gọi trong gia đình chứ đám thuộc hạ không ai dám gọi.
Tuổi thơ của Ngô Đình Cẩn sống trong nhung lụa cùng với các anh chị, em. Năm lên lớp ba, khi đang theo học trường dòng Pellerin (Huế) Cẩn bị nhọt to mọc ngay ở đỉnh đầu nên nghỉ học để chữa bệnh, sau đó Cẩn bỏ học luôn.
Thời nhỏ Ngô Đình Cẩn được đánh giá là kẻ ngỗ ngược và lười học. |
Khi Ngô Đình Khả bị bãi quan, gia đình Cẩn bắt đầu sa sút. Các anh của Cẩn người thì lập gia đình ra ở riêng, người đi làm quan hoặc học bên trời Tây, các chị cũng yên bề gia thất nên Cẩn phải chăm sóc mẹ già. Chính vì điều này nên Cẩn được các anh chị cưng chiều.
Các anh của Ngô Đình Cẩn biết thằng em ngổ ngáo bất trị, ham chơi, lười học, mỗi khi về thăm mẹ là bà Phạm Thị Thân đều khuyên răn thằng em để thành tài.
Thế nhưng Cẩn dựa vào việc hiếu chăm sóc mẹ già, kể công rằng: “Các anh đi hết. Tui mắc lo thờ tự, chăm sóc mợ, thời gian tiền bạc mô mà học. Nhà ni có mấy anh học cao là đủ. Tui ri là được rồi. Tui mô có muốn làm quan.”
Sau này anh ruột của Cẩn là Ngô Đình Diện lên làm tổng thống của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Cẩn được cử làm cố vấn Trung phần, phụ trách miền Trung – Tây Nguyên.
Ngô Đình Cẩn cũng nổi tiếng là người có nhiều thú chơi dân dã để thỏa mãn bản thân. Theo anh Nguyễn Ngọc Kiên – cán bộ của Bảo tàng Cách mạng Huế: “Ngô Đình Cẩn có rất nhiều trò như đá gà, câu cá, chơi chim, đi săn…cho dù khi đã trở thành cố vấn Trung phần thì Cẩn vẫn thích những thú vui đó”.
Có một thú chơi rất “ngông” của Ngô Đình Cẩn là mỗi khi hứng chí gã thường sai người hầu dắt bò ra cưỡi. Cẩn vừa cưỡi vừa hò hét phi quanh vườn, có hôm phi ra dọc sông An Cựu khiến người dân đi đường khiếp vía, quăng áo nón chạy thoát thân.
Ngoài nơi làm việc gần nhà thờ Phú Cam, Cẩn cho xây cất thêm “khu an dưỡng” trên vùng đồi thông thuộc phường An Tây (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Biệt thự rộng rãi với kiến trúc y hệt như cung điện phong kiến. Đây cũng là nơi để Cẩn thưởng cái thú chơi cây cảnh và dựng hòn non bộ.
Căn biệt thự nay thuộc phường An Tây (thành phố Huế) được Ngô Đình Cẩn cho xây dựng làm nơi nghỉ mát và trực tiếp chỉ đạo tay sai thực hiện các hành động tra tấn tù nhân tại nhà tù Chín Hầm (cách khu biệt thự khoảng 1 km). |
Theo tài liệu, khu đất mà Cẩn cho xây căn biệt thự nguyên là của ông Bát Tấn (người Sài Gòn). Sau đó, ông bán lại cho một quan triều Nguyễn tên là Bùi Duy Tín. Tiếp theo, con cháu ông Tín bán lại cho một thương nhân người Hoa ở đường Trần Hưng Đạo (thành phố Huế) để lập vườn.
Năm 1956, dưới áp lực của Ngô Đình Cẩn, thương nhân người Hoa này buộc phải nhường lại toàn bộ khu vườn này cho Cẩn. Tại đây, Cẩn cho xây dựng một số công trình: Khu biệt thự, nhà thủy tạ, hồ Khánh nguyệt, vườn cây ăn quả…biến nơi đây thành một địa điểm vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, đồng thời theo dõi, giám sát chỉ đạo tay sai thực hiện các hoạt động tra tấn tù nhân cách mạng ở Chín Hầm.
Năm 1964, tập đoàn gia đình trị bị lật đổ, Ngô Đình Cẩn bị bắt và tử hình. Biệt thự xa hoa trở nên vắng chủ từ đó.
Sau khi Ngô Đình Cẩn bị bắt và kết án tử hình, căn biệt thự xã hoa trở nên hoang vắng. |
Khu biệt thự được xây cao khoảng 2 mét so với mặt đường, biệt thự có hai tầng và một hầm. Hệ thống bậc thang ở mặt tiền của biệt thự với hai bậc thang ở hai bên. Bên trong có nhiều phòng được xây ở hai bên.
Lối vào khu biệt thư của bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn. |
Cỏ dại mọc đầy ở những bậc thac lên căn biệt thự. |
Căn biệt thư xa hoa một thời giờ đây hoang lạnh, cỏ dại bao trùm. |
Tầng hầm đổ nát, hoang tàn. |
Hồ Thủy tạ ở trước khu biệt thự. |
Xung quanh là cây cối mọc um tùm. Dưới mỗi cây ăn quả của Cẩn là những thân phận oan ức. Tương truyền, ngày xưa những ai chống đối Cẩn thì ông đem về nhà rồi giết và chôn vào gốc cây để làm phân bón cho cây.
Dưới mỗi gốc cây được cho là nơi Ngô Đình Cẩn chôn xác những kẻ chống đối. |
Bước vào khu biệt thự, cảm giác lạnh người khi tận mắt thấy những công trình một thời tráng lệ. Không gian biệt thự hoang tàn, vắng hoe, không một bóng người.
Bên trong căn biệt thự là cảnh hoang vắng, lạnh lẽo đến "rợn người". |
Những chi tiết rồng phượng được trạm khắc tinh xảo tại ngôi biệt thự là minh chứng cho một chốn nghỉ mát xa hoa, tráng lệ như cung điện của bạo chúa miền Trung. |
Năm 1993 căn biệt thự kể trên được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích cấp Quốc gia.
Nhận xét
Đăng nhận xét