TIẾNG THƠ 13
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đề bài: Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Bài làm
Khi ta đi, đấtt đã hóa tâm hồn
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Đến đây âm hưởng bài thơ càng trở nên sôi nổi và lôi cuốn. Tiếng thôi thúc của Tây Bắc, của đất nước, của nhân dân và của đời sống cũng la tiếng của lòng người, lòng nhà thơ tha thiet mời gọi: Đất nước gọi ta hay lòng ta goi?
Lên với Tây Bắc đã là niềm khát khao cháy bỏng. Mau hãy lên đường để đến với những tình cảm ruột rà thân thiết "Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ". Lên với Tây Bắc để thấy sự xây dựng mới "Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội, Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga" và để tìm lấy nguồn cảm hứng đầy mộng tưởng nên thơ :
Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa
Nay ta về, ta láy lai vàng ta
Lấy cả những cơn mơ?
Ai bao con tau không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.
Một đặc điểm nổi bật của thơ Chế Lan Viên thể hiện ngay trong bài Tiếng Hát con tàu đã là sự kết hợp một xúc cách hài hòa giữa chất trí tuệ và chữ tình, giữa cảm xúc suy tưởng chân thành và trí tuệ sâu sắc sự trải nhiệm và những khái quát cao.
Nhờ vào thủ pháp sử dụng những câu nghi vấn có hơi hướng thúc dục, nhắc nhở và những câu khẳng định, có dấu chấm than nhằm diễn đạt ý tưởng cảm xúc, những hình ảnh chọn lọc, những suy tư khái quát đặc sắc, những cảm xúc chân thành tha thiết. bài thơ Tiếng hát con tàu trở thành bài thơ tiêu biểu của Chế Lan Viên.
2. Tây Tiến là sự hồi tưởng của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến, về con người và thiên nhiên Tây Bắc ở một thời kì gian khổ mà oai hùng. Tất cả đều được thể hiện qua một hồn thơ lãng mạn. nặng tình với quê hương, đất nước bằng bút pháp tài hoa, độc đáo.
Đề bài: Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
Gợi ý
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Mỗi một con người ai cũng có một quê hương . Và Hoàng Cầm cũng vậy, mảnh đất ăn sâu vào máu thịt ông là miền đất Kinh Bắc bên kia sông Đuống . Nhớ về quê hương là nhớ về những gì sâu nặng nhất trong tâm hồn và trong đáy sâu của cảm xúc đó nhà thơ cho ra đời “Bên kia sông Đuống”
Bài thơ ra đời khi quê hương Kinh Bắc của ông rơi vào tay giặc Pháp . Nỗi đau xót khi nghe tin quê hương ngập chìm khói lửa chiến tranh trĩu nặng tâm hồn ông .Đứng bên này Sông Đuống, mảnh đất tự do, hướng về quê hương bên kia Sông Đuống , mảnh đất bị giặc chiếm đóng với bao nỗi niềm và xót xa trong tâm trạng . Một dòng sông mà giờ đây đôi bờ cách biệt .
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
Dòng thơ đầu tiên mở ra tác phẩm là một tiếng gọi cất lên từ sâu thẳm trái tim đau đớn của nhà thơ, đồng thời cũng là một lời an ủi :
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
“Em” ở đây là một nhân vật phiếm chỉ . Tuy nhiên, có phần chắc chắn đó là một cô gái cùng quê bên kia sông Đuống với nhà thơ. Trong thơ Hoàng Cầm ta thường gặp một nhân vật em như vậy, bởi đó là cái cớ để nhà thơ bộc lộ xúc cảm của mình một cách chân thành nhất .
Và lời an ủi đưa em về sông Đuống thực chất chỉ diến ra trong hoài niệm của nhà thơ . Trong niềm hoài niệm đó, hình ảnh trung tâm là con sông quê hương với bờ cát trắng phẳng lì chảy từ quá khứ xa xôi về hiện tại , hiện lên trong tâm trí nhà thơ như một dòng sáng lấp lánh và trù phú hai bên bờ những mầu xanh bạt ngàn của những bãi mía , nương dâu :
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Dáng nằm nghiêng nghiêng của dòng sông Đuống là một phát hiện, một sáng tạo độc đáo của Hoàng Cầm . Cảm xúc mãnh liệt cùng trí tưởng tượng phong phú đã giúp nhà thơ sáng tạo ra một hình ảnh thơ độc đáo đầy ấn tượng, làm xáo trộn cả không gian và thời gian, ám ảnh hoài tâm trí người đọc .
Từ bên này, nhà thơ đau đáu hướng cặp mắt về bên kia sông Đuống . Đoạn thơ kết thúc bằng một hình ảnh diến tả nỗi đau “Sao xót xa như rụng bàn tay”. .Hoàng Cầm đã mượn nỗi đau của thể xác để diến tả, thể hiện một cách một cách cụ thể nỗi đau về tinh thần . Phải là người coi quê hương là máu thịt của mình mới có tình cảm mãnh liệt đến như vậy . Có thể nói, tâm trạng ở đây đã đạt đến độ điển hình .
Cảm hứng chủ đạo trong đoạn thứ nhất là nỗi đau, sự nuối tiếc, xót xa , căm giận trước cảnh tượng quê hương thanh bình, đông vui, tươi đẹp bị giặc chiếm đóng . Từ cảm xúc về nỗi đau đó, quê hương Kinh Bắc dần dần hiện lên trong kí ức nhà thơ .
Vùng quê Kinh Bắc, trong hoài niệm, được gợi lên bởi hương lúa nếp thơm nồng – biểu tượng của cuộc sống ấm no , và tranh Đông Hồ – biểu tượng của đời sống tinh thần lành mạnh .
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Vẻ đẹp quê hương bừng sáng lên rồi bị ngập chìm trong khói lửa chiến tranh . Nhà thơ miêu tả thật xúc động những cảnh tan tác chia lìa của quê hương khi quân giặc tới : ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng khô, nhà cháy, con người chia li, cả loài vật cũng thành ra tan tác :
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
Ở đây cái ảo đã hòa nhập cùng cái thực . Mượn hình ảnh trong tranh để diễn tả cảnh tượng thật ngoài đời, nhà thơ đã lay động sâu xa tình cảm của những con người vốn gắn bó máu thịt với truyền thống văn hóa hàng ngàn đời của quê hương Kinh Bắc
Không chỉ có vậy, hình ảnh quê hương Kinh Bắc còn được gợi lên với những đền chùa cổ kính, những hội hè đình đám thể hiện khát vọng một cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân . Vậy mà giấc mộng bình yên mấy trăm năm ấy giờ đây tan vỡ .
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu
Những con người mang một phần linh hồn của quê hương xứ sở ấy giờ đây trở nên bơ vơ, tan tác . Cũng không còn nữa những hội hè đông vui, nhôn nhịp . Chỉ còn tiếng chuông chùa văng vẳng từ thuở bình yên xa xưa vọng về càng làm tăng thêm sự hoang vắng của quê hương như tiếng thở than nuối tiếc một thời yên ấm .
Vùng quê Kinh Bắc còn được gợi lên bằng cảnh lao động nhộn nhịp, buôn bán đông vui, sầm uất . Trong tâm trí nhà thơ, hình ảnh những cô gái Kinh Bắc dăng tơ dệt lụa, buôn bán tảo tần hiện lên với những nét xinh tươi, dịu dàng, duyên dáng và biết bao tình tứ .
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Nhưng giờ đây cũng tan tác chia lìa , không biết đi đâu ,về đâu .
Trong niềm tiếc thương không nguôi những người, những cảnh vật của quê hương, Hoàng Cầm đã dành tình cảm sau nặng nhất cho người mẹ già và em nhỏ . Người mẹ già nua, còm cõi vốn đã vất vả trong thời bình lại càng khốn khổ hơn khi quân giặc tới . Kinh Bắc vốn là đất lành giờ đây bỗng hóa thành đất dữ . Chẳng những con người không sống được yên ổn mà cả những cánh cò cũng táo tác, hốt hoảng không chốn nương thân .
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ
Hình ảnh cánh cò lồng vào hình ảnh người mẹ, nhưng không phải là cánh cò bay lả bay la của thời bình nữa mà là cánh cò hốt hoảng chạy trốn đạn bom, soi bóng trên lưng người mẹ run rẩy , bước thấp bước cao trên đường trơn mưa lạnh .
Số phận tội nghiệp của những đứa trẻ trong chiến tranh được Hoàng Cầm gợi lên trong cảnh đói khát cùng với sự đe dọa của đạn bom . Cả ban ngày lẫn ban đêm, cả khi thức lẫn khi ngủ, cái chết luôn rình rập, đe dọa chúng . Lòng uất hận , căm thù của nhà thơ bùng lên dữ dội . Câu thơ Hoàng Cầm đến đây thét lên phẫn nộ :
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết ngươi hờn
Phần còn lại của bài thơ diễn tả cảnh bộ đội trở về và nhân dân vùng lên đấu tranh tấn công một cách chủ động vào kẻ thù . Giọng thơ chuyển từ nhớ tiếc, xót thương sang uất hận, căm thù .
Lời cảm thán, niềm hoài niệm ở đầu bài thơ đã trở thành lời hứa hẹn, niềm hi vọng ở đoạn kết . Một khung cảnh mùa xuân tràn trề niềm vui và ánh sáng lại trở về với vùng quê Kinh Bắc . Cô gái Kinh Bắc lại hiện ra với nụ cười tươi tắn giữa không khí tưng bừng của ngày hội .
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh
III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ .
Bên kia sông Đuống là những dòng tình cảm mãnh liệt nhất , chân thành và trong sáng nhất mà Hoàng Cầm đã dành cho quê hươngyêu dấu của mình , và qua đó đánh thức trong mỗi chúng ta tình yêu quê hương đất nước . Đó là thứ tình cảm thiêng liêng cao cả và gắn bó như chính lời bài hát của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch.
Tiếng thơ - nhạc hiệu - Đài tiếng nói Việt Nam
-------------------------------------------------------
Tiếng Hát Con Tàu - Thơ: Chế Lan Viên
tiếng hát con tàu
Tây bắc ư?Có riêng gì Tây Bắc?
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc,chứ còn đâu.
Con tàu này lên Tây Bắc,anh đi chăng?
Bạn bè đi xa,anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô?Tàu đói những vần trăng.
Đất nước mênh mông,đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi,sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Trên Tây Bắc!Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân.
Ơi kháng chiến!Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau,còn đủ sức soi đường,
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai,chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Như chiếc nôi dừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Con nhớ anh con,người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách.
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con,thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng,rừng rậm em chờ
Sáng bản Na,chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn!chưa mất một phong thư.
Con nhớ mế!lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau,mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mế ơn nuôi.
Nhớ bản sương giăng,nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua,lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở,chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi,đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương.
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
Tình em đang mong,tình mẹ đang chờ,
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.
Mắt ta nhớ mắt người,tai ta nhớ tiếng
Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào
Rẽ người mà đi,vịn tay mà đến
Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao.
Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ
Tây Bắc ơi,người là mẹ của hồn thơ,
Mười năm chiến tranh,vàng ta đau trong lửa
Nay trở về,ta lấy lại vàng ta.
Lấy cả những cơn mơ!Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng,
Lòng ta cũng như tàu,ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc,chứ còn đâu.
Con tàu này lên Tây Bắc,anh đi chăng?
Bạn bè đi xa,anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô?Tàu đói những vần trăng.
Đất nước mênh mông,đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi,sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Trên Tây Bắc!Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân.
Ơi kháng chiến!Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau,còn đủ sức soi đường,
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai,chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Như chiếc nôi dừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Con nhớ anh con,người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách.
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con,thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng,rừng rậm em chờ
Sáng bản Na,chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn!chưa mất một phong thư.
Con nhớ mế!lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau,mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mế ơn nuôi.
Nhớ bản sương giăng,nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua,lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở,chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi,đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương.
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
Tình em đang mong,tình mẹ đang chờ,
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.
Mắt ta nhớ mắt người,tai ta nhớ tiếng
Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào
Rẽ người mà đi,vịn tay mà đến
Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao.
Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ
Tây Bắc ơi,người là mẹ của hồn thơ,
Mười năm chiến tranh,vàng ta đau trong lửa
Nay trở về,ta lấy lại vàng ta.
Lấy cả những cơn mơ!Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng,
Lòng ta cũng như tàu,ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.
Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Đề bài: Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Bài làm
Ở
miền Bắc vào những năm 1958 – 1960 có phong trào vận động nhân dân miền
xuôi – chủ yếu là thanh niên lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc.
Chính sự kiện kinh tế – xã hội này đã gợi cảm hứng giúp Chế Lan Viên
sáng tác bài Tiếng hát con tàu.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ là khúc hát thể hiện khát vọng trở về với nhân dân, hoà nhập vào cuộc sống lớn của đất nước, của tình nghĩa nhân dân vĩ đại. Đó cũng là tìm về với ngọn nguồn của hồn thơ.
Tiếng hát con tàu với hai khổ thơ mở đầu:
Là sự trăn trở, lời giục giã mời gọi lên đường
Tiếp đó, chín khổ thơ giữa là hồi tưởng về những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến, thể hiện khát vọng về với nhân dân.
Sau cùng, bốn khổ thơ cuối là khúc hát lên đường say mê náo nức.
Để hiểu được bài thơ này trước hết cần hiểu hai hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh "con tàu" và hình ảnh "Tây Bắc".
Còn hình ảnh "Tây Bắc" không chỉ là Tây Bắc mà đó còn là Tổ quốc bao la, nơi có cuộc sống gian lao vất vả mà thắm đượm nghĩa tình với muôn vàn kỉ niệm không thể nào quên. Lên Tây Bắc cũng có nghĩa là trở về với chính lòng mình, tâm hồn mình với những tình cảm trong sáng, tình nghĩa sâu nặng đối với nhân dân và đất nước! Vì vậy mà có những câu thơ:
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát,
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?
Trên Tây Bắc! ôi mười năm Tây Bắc,
Xứ thiêng liêng, rừng núi đã anh hùng.
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất,
Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ…
Hiểu được ý nghĩa hai hình ảnh biểu tượng cơ bản trên chúng ta sẽ hiểu được ngay tên của bài thơ và các câu thơ đề từ, thấy được tính khái quát rộng hơn, vượt lên các sự vật cụ thể cùa bốn câu thơ ấy.
Ngay sau lời đề từ đã là lời giục gĩa mời gọi lên đưòng với những câu hỏi dồn dập lay gọi, hối thúc, khích lệ sự ra đi. Giọng hối hả, hăm hờ bộc lộ ở những lời tự chất vấn đầy trăn trở của chính nhà thơ:
– Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?
– Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
– Tàu gọi anh đi, sao chừa ra đi?…
Ở đây có sự phân thân của chủ thể trữ tình. Anh là người khác mà cũng là chính mình. Nhà thơ tự vấn mà nghe như đang thuyết phục ai. Chính điều này cộng với nhiều phép đối lập (bạn bè đi xa / anh giữ trời Hà Nội, Đất nước mênh mông/ đời anh nhỏ hẹp, thơ/ lòng đóng khép…) đã thể hiện sinh động ý tưởng tác giả, cuộc sống mới đang mời gọi, thôi thúc người nghệ sĩ vượt ra khỏi cuộc đời nhỏ hẹp quẩn quanh. Tiếp đó là hồi tường những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến. Phần này, nhà thơ gợi lên được những kỉ niệm thiêng liêng, đẹp đẽ trong những tháng ngày kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp của mảnh đất Tây Bắc anh hùng.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ là khúc hát thể hiện khát vọng trở về với nhân dân, hoà nhập vào cuộc sống lớn của đất nước, của tình nghĩa nhân dân vĩ đại. Đó cũng là tìm về với ngọn nguồn của hồn thơ.
Là sự trăn trở, lời giục giã mời gọi lên đường
Tiếp đó, chín khổ thơ giữa là hồi tưởng về những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến, thể hiện khát vọng về với nhân dân.
Sau cùng, bốn khổ thơ cuối là khúc hát lên đường say mê náo nức.
Để hiểu được bài thơ này trước hết cần hiểu hai hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh "con tàu" và hình ảnh "Tây Bắc".
Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Thực
tế thì chưa hề có đường tàu và con tàu lên Tây Bắc. Con tàu ở bài thơ
là biểu tượng cho khát vọng lên đường với cuộc sống bao la, nhân dân vĩ
đại, đến với ước mơ cao đẹp, ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật. Vì vậy
mà có những câu thơ: Khi lòng ta đã hoá những con tàu, Tàu đói những
vầng trăng, Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi, Chẳng có thơ đâu giữa lòng
đóng khép, Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia…
Còn hình ảnh "Tây Bắc" không chỉ là Tây Bắc mà đó còn là Tổ quốc bao la, nơi có cuộc sống gian lao vất vả mà thắm đượm nghĩa tình với muôn vàn kỉ niệm không thể nào quên. Lên Tây Bắc cũng có nghĩa là trở về với chính lòng mình, tâm hồn mình với những tình cảm trong sáng, tình nghĩa sâu nặng đối với nhân dân và đất nước! Vì vậy mà có những câu thơ:
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát,
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?
Trên Tây Bắc! ôi mười năm Tây Bắc,
Xứ thiêng liêng, rừng núi đã anh hùng.
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất,
Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ…
Hiểu được ý nghĩa hai hình ảnh biểu tượng cơ bản trên chúng ta sẽ hiểu được ngay tên của bài thơ và các câu thơ đề từ, thấy được tính khái quát rộng hơn, vượt lên các sự vật cụ thể cùa bốn câu thơ ấy.
Ngay sau lời đề từ đã là lời giục gĩa mời gọi lên đưòng với những câu hỏi dồn dập lay gọi, hối thúc, khích lệ sự ra đi. Giọng hối hả, hăm hờ bộc lộ ở những lời tự chất vấn đầy trăn trở của chính nhà thơ:
– Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?
– Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
– Tàu gọi anh đi, sao chừa ra đi?…
Ở đây có sự phân thân của chủ thể trữ tình. Anh là người khác mà cũng là chính mình. Nhà thơ tự vấn mà nghe như đang thuyết phục ai. Chính điều này cộng với nhiều phép đối lập (bạn bè đi xa / anh giữ trời Hà Nội, Đất nước mênh mông/ đời anh nhỏ hẹp, thơ/ lòng đóng khép…) đã thể hiện sinh động ý tưởng tác giả, cuộc sống mới đang mời gọi, thôi thúc người nghệ sĩ vượt ra khỏi cuộc đời nhỏ hẹp quẩn quanh. Tiếp đó là hồi tường những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến. Phần này, nhà thơ gợi lên được những kỉ niệm thiêng liêng, đẹp đẽ trong những tháng ngày kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp của mảnh đất Tây Bắc anh hùng.
Nói
về cuộc kháng chiến chống Pháp, lời thơ Chế Lan Viên chứa chan một ân
tình sâu nặng. Thời kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa, Nghìn năm
sau, còn đủ sức soi đường". Điều này dễ hiểu. Bởi vì đối với nhà thơ và
các văn nghệ sĩ tiền chiến sau 1945 đi cùng cách mạng thì cuộc kháng
chiến chống Pháp có một ý nghĩa đặc biệt là đã đánh dấu sự chuyển biến
của cả cuộc đời lẫn con đường nghệ thuật của họ hoà nhập vào sự nghiệp
của nhân dân và cách mạng.
Lên
Tây Bắc là về lại với những kỉ niệm thiết tha máu thịt trong lòng minh,
đảnh thức dậy không chỉ những hồi tưởng quá khứ mà cả khát vọng trong
hiện tại với bao cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Lên với Tây Bắc là trở về
và hoà nhập với cuộc sống bao la của đất nước, của tình nghĩa nhân dân
vĩ đại.
Nhằm thể hiện ý nghĩa sâu sắc, niềm hạnh phúc lớn lao của cuộc trở về đó, nhà thơ dùng đến năm hình ảnh so sảnh tiếp liền nhau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cò đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Các hình ảnh so sánh trên, hình ảnh nào cũng đơn sơ, gần gũi và gợi cảm biết bao. Trong hồi tưởng của Chế Lan Viên, nhân dân đã thể hiện mối quan hệ ruột thịt thân thiết, những người mà nhà thơ gọi là anh, là em, là mế (mẹ). Đó là hình ảnh cụ thể của những con người: người anh du kích, đứa em nhỏ liên lạc, bà mế già, cô em gái… Họ đều một lòng một dạ, chiến đấu hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp vừa qua. Nhà thơ đã khắc hoạ hinh ảnh những con người này gắn liền với những đóng góp thầm lặng, lớn lao, với tình thương và sự chở che, đùm bọc trọn vẹn và rộng lớn. Từ hình ảnh người anh du kích với chiếc áo nâu vá rách cởi lại cho con đến hình ảnh thằng em liên lạc xông xáo rừng thưa băng, rừng rậm chờ, từ bản Na qua bản Bắc mười năm ròng rã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Cảm động biêt mấy là cảnh bà mế già đêm đêm cời bếp lửa hồng ân cần chăm sóc đứa con chiến sĩ suốt một mùa dài!.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
Đang là hình ảnh xây dựng theo lối tả thực cụ thể nhưng đặc biệt điển hình là cô em gái nuôi quân, Chế Lan Viên bỗng có những liên tưởng bất ngờ về vẻ đẹp:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Nỗi hoài tưởng Tây Bắc với những kỉ niệm đượm thắm nghĩa tình vừa nói ,nhà thơ dẫn tới những suy ngẫm sâu sắc có tính khái quát cao:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Nhằm thể hiện ý nghĩa sâu sắc, niềm hạnh phúc lớn lao của cuộc trở về đó, nhà thơ dùng đến năm hình ảnh so sảnh tiếp liền nhau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cò đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Các hình ảnh so sánh trên, hình ảnh nào cũng đơn sơ, gần gũi và gợi cảm biết bao. Trong hồi tưởng của Chế Lan Viên, nhân dân đã thể hiện mối quan hệ ruột thịt thân thiết, những người mà nhà thơ gọi là anh, là em, là mế (mẹ). Đó là hình ảnh cụ thể của những con người: người anh du kích, đứa em nhỏ liên lạc, bà mế già, cô em gái… Họ đều một lòng một dạ, chiến đấu hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp vừa qua. Nhà thơ đã khắc hoạ hinh ảnh những con người này gắn liền với những đóng góp thầm lặng, lớn lao, với tình thương và sự chở che, đùm bọc trọn vẹn và rộng lớn. Từ hình ảnh người anh du kích với chiếc áo nâu vá rách cởi lại cho con đến hình ảnh thằng em liên lạc xông xáo rừng thưa băng, rừng rậm chờ, từ bản Na qua bản Bắc mười năm ròng rã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Cảm động biêt mấy là cảnh bà mế già đêm đêm cời bếp lửa hồng ân cần chăm sóc đứa con chiến sĩ suốt một mùa dài!.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
Đang là hình ảnh xây dựng theo lối tả thực cụ thể nhưng đặc biệt điển hình là cô em gái nuôi quân, Chế Lan Viên bỗng có những liên tưởng bất ngờ về vẻ đẹp:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Nỗi hoài tưởng Tây Bắc với những kỉ niệm đượm thắm nghĩa tình vừa nói ,nhà thơ dẫn tới những suy ngẫm sâu sắc có tính khái quát cao:
Khi ta đi, đấtt đã hóa tâm hồn
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Đến đây âm hưởng bài thơ càng trở nên sôi nổi và lôi cuốn. Tiếng thôi thúc của Tây Bắc, của đất nước, của nhân dân và của đời sống cũng la tiếng của lòng người, lòng nhà thơ tha thiet mời gọi: Đất nước gọi ta hay lòng ta goi?
Lên với Tây Bắc đã là niềm khát khao cháy bỏng. Mau hãy lên đường để đến với những tình cảm ruột rà thân thiết "Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ". Lên với Tây Bắc để thấy sự xây dựng mới "Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội, Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga" và để tìm lấy nguồn cảm hứng đầy mộng tưởng nên thơ :
Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa
Nay ta về, ta láy lai vàng ta
Lấy cả những cơn mơ?
Ai bao con tau không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.
Một đặc điểm nổi bật của thơ Chế Lan Viên thể hiện ngay trong bài Tiếng Hát con tàu đã là sự kết hợp một xúc cách hài hòa giữa chất trí tuệ và chữ tình, giữa cảm xúc suy tưởng chân thành và trí tuệ sâu sắc sự trải nhiệm và những khái quát cao.
Nhờ vào thủ pháp sử dụng những câu nghi vấn có hơi hướng thúc dục, nhắc nhở và những câu khẳng định, có dấu chấm than nhằm diễn đạt ý tưởng cảm xúc, những hình ảnh chọn lọc, những suy tư khái quát đặc sắc, những cảm xúc chân thành tha thiết. bài thơ Tiếng hát con tàu trở thành bài thơ tiêu biểu của Chế Lan Viên.
Tây Tiến
tây tiến
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
-- Phù Lưu Chanh, 1948
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
-- Phù Lưu Chanh, 1948
Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc.
Yêu cầu làm bài
1. Cần phải lưu ý, Quang Dũng - tác giả bài thơ - cũng như không
ít chia đoàn Tây Tiến vốn là học sinh, sinh viên Hà Nội để có cơ sở góp
phần giải thích cảm hứng bi tráng và tinh thần lãng mạn độc đáo của bài
thơ này, so với một số bài thơ cùng viết về người lính trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.2. Tây Tiến là sự hồi tưởng của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến, về con người và thiên nhiên Tây Bắc ở một thời kì gian khổ mà oai hùng. Tất cả đều được thể hiện qua một hồn thơ lãng mạn. nặng tình với quê hương, đất nước bằng bút pháp tài hoa, độc đáo.
- Đoạn một: Thông
qua cách sử dụng một loại địa danh, gợi cảm giác xa xôi, hoang dã, cách
dùng từ bạo khoẻ, cách phối âm để tạo giọng điệu lạ…. Quang Dũng vừa
khắc hoạ được sinh động cảnh núi rừng hiểm trở vừa diễn tả được nỗi vất
vả, chất tinh nghịch của người lính.
- Đoạn hai: Miêu
tả con người và cảnh vật Tây Bắc. Con người e ấp, tình tứ; thiên nhiên
thơ mộng, tươi mát (khác xa sự hiểm trở, dữ dội ở đoạn đầu). Đây chính
là vẻ đẹp của phương xa, xứ lạ có sức lôi cuốn mạnh mẽ những người lính
xuất thân từ học sinh, sinh viên.
- Đoạn ba: Tập
trung khắc hoạ người lính bằng bút pháp lãng mạn. Họ có diện mạo khác
thường, oai phong dữ dội, có chất anh hùng của tráng sĩ thời xưa và có
một tâm hồn rất lãng mạn. ở đây, hình ảnh người Lính còn thể hiện rõ
chất bi tráng của bải thơ.
- Bốn dòng cuối cùng của bài thơ có thể coi là lời thề quyết chiến đấu cùng vì lí tưởng của người lính Tây Tiến.
3. Đây là bài thơ
có nghệ thuật đặc sắc: nét bút tả người, tả cảnh gây tượng mạnh, lúc thỉ
gân guốc, bạo khoẻ, khi thì mềm mại, tình tứ, thủ pháp đối lập được sử
dụng linh hoạt và mang lại hiệu quả đáng kể; giọng thơ khi thì thiết
tha, khi thì hào hùng; ngôn ngữ sắc sảo, từ Hán Việt được dùng rất nghệ
thuật.
BÀI LÀM
Cuộc kháng chiến
chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn
dân tộc. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước môi trường
thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta.
Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là
hình ảnh người lính.
Bên cạnh những bài
thơ nổi tiếng một thời như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng
Nguyên..., Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc Đoàn quân Tây
Tiến quy tụ một lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từ khắp
phố phường Hà Nội. Có nhiều thanh niên học sinh thuộc tầng lớp trí thức
tiểu tư sản vừa rời trang sách nhà trường để tham gia vào cuộc chiến đấu
của dân tộc. Tất cả những con người ấy ra đi với lí tưởng chung của dân
tộc chiến đâu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ ra đi không hẹn
ngày trở về chiến đấu với mục đích “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Cái
ảnh thần ấy là hào khí của cả một thế hệ, đã từng được phản ánh trong
một bài hát thời đó:
Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi,
Nào có sá chi đâu ngày trở về.
Trong đoàn người
nô nức lên đường đi chiến đấu, trong hàng ngũ những thanh niên trí thức
ngày hôm qua có khi là những tự vệ chiến đấu trên phố phường, chiến lũy
Hà Nội, mà hôm nay đã có mặt trong đoàn quân Tây Tiến, thấp hoáng xuất
hiện một khuôn mặt: Quang Dũng, tác giả của bài thơ. Như bao thanh niên
trí thức của Hà Nội ngày ấy, Quang Dũng cũng háo hức gia nhập đoàn quân
Tây Tiến với một niềm say mê của tuổi trẻ và một chút lãng mạn của những
người thanh niên “nho sĩ quỵ tộc” ảnh hưởng trong Chinh phụ ngâm:
Giã nhà đeo bức
chiến bào hay Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. Cũng chính vì thế mà những
thanh niên như Quang Dũng sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, hi sinh để
chiến đấu đến ngày thắng lợi cuối cùng. Vào Tây Tiến, Quang Dũng cùng
sống và chiến đấu một thời gian với đơn vị này và sau đó chuyển sang đơn
vị khác. Một ngày ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về những người
đồng đội, nhớ về những tháng ngày chiến đâu gian nan nhưng hào hùng, nhớ
đơn vị cũ, nhớ những con đường hành quân mà ông cùng đơn vị từng đi
qua. Nỗi nhớ ấy dần lớn lên trong Quang Dũng, bật ra thành hai câu thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Cuộc sống chiến
đấu của Tây Tiến cùng những nơi mà đơn vị đã đi qua hẳn là những kỉ niệm
hết sức sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ. Hẳn một phần quãng đời Quang
Dũng gắn bó với Tây Tiến là cuộc sống hoạt động trong vùng rừng núi. Bởi
thế, nhà thơ nhớ về Tây Tiến là nhớ ngay về sông Mã, nhớ về rừng núi
với bao kỉ niệm vui buồn, ấn tượng về một miền rừng núi khắc nghiệt đã
để lại trong tâm hồn nhà thơ dấu ẩn chẳng phai mờ. Vì thế, Quang Dũng
nhớ về những tháng ngày đã qua với một tình cảm yêu thương lắm nhưng
chẳng biết gọi lên chính xác nỗi nhớ ây. Nhớ chơi vơi! hai liếng chơi
vơi dùng ở đây thật là đắc địa. diễn tả một nỗi nhớ không có hình, không
có lượng nhưng hình như rất nặng và mênh mang đầy ắp. Cái tâm trạng nhớ
ấy ta đã bắt gặp không chỉ một lần trong ca dao: Ra về nhớ bạn chơi
vơi, hoặc:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
Quang Dũng lấy nỗi
nhớ trong ca dao để tượng trứng thêm cho nỗi nhớ chơi vơi của mình,
thật là chi tiết đắt giá! Ngay từ đầu bài thơ, ông đã miêu tả vùng rừng
núi ấy thiết tha như thế làm cho người đọc chú ý ngay. Nhớ Tây Tiến, nhớ
về sông Mã và núi rừng trùng điệp, nhớ con đường hành quân:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Con đường hành
quân điệp trùng với bao cái khắc nghiệt, dữ dội của mỗi vùng rừng biên
ải. Đọc đoạn thơ, chưa cẩn suy ngẫm nội dung bên trong, chúng ta đã có
thể hình dung ra con đường mà Quang Dũng miêu tả. Kết câu đoan thơ cứ
thanh bằng thanh trắc đan chéo nhau, trải dài ra miên man, vô tận như
con đường xa thẳm khấp khểnh. Nhạc điệu êm ả, triền miên. Đoàn quân Tây
Tiến đi trong lớp sương dày của núi rừng, tất cả lung linh trong lớp
sương khói mờ ảo, như thực, như mộng. Thế nhưng, mỗi địa danh đều gợi
lên trong người đọc về hình ảnh của một xứ lạ, phương xa; nếu ta chỉ thử
thay Sài Khao bằng một tên gọi khác là lớp sương huyền ảo ấy lan biến
ngay. Đoàn quân Tây Tiến cất bước , trên con đường xa vạn dặm, với cái
trắc trở, gập ghềnh của con đường. Đã dốc lên khúc khuỷu mà còn dốc thăm
thẳm, đã ngàn thước lên cao rồi lại ngàn thước xuống thì đúng là đến độ
cao chất ngất, ngoằn ngoèo khó đi. Tất cả những đặc điểm ấy diễn tả nổi
khó khăn của đoàn quân Tây Tiến khi hành quân. Nó ghi lại ấn tượng về
một miền rừng núi thật là dữ dội và khắc nghiệt Quang Dũng có những cách
dùng từ rất tinh tế mà cũng hết sức tinh nghịch: núi cao chạm mây nổi
thành cồn heo hút, và để diễn tả chiều cao của núi thì chỉ ba chữ súng
ngửi trời nghe thật ngộ nghĩnh. Phải chăng đó là cách gọi của lính mà
Quang Dũng ghi lại với tư cách một người trong cuộc? Dù sao, qua những
từ ngữ, chi tiết và cách kết hợp thanh điệu của đoạn thơ cũng đã vẽ lên
trước mát ta hình ảnh một miền rừng núi mà đoàn quân Tây Tiến đã từng đi
qua. Có những câu thơ dùng toàn vần bằng rất hay:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Sau khi ngàn thước
lên cao, ngàn thước xuống người chiến sĩ Tây Tiến như đứng trên nùi
cao mà nhìn xuống thung lũng phủ kín trong màn mưa. Những ngôi nhà như
đang trôi bồng bềnh trong làn mưa trắng. Thanh bằng của từng chữ trải
ra, mênh mang, diễn tả cái màn mưa phủ giăng thung lũng. Rừng núi trùng,
ấn tượng về miền rừng núi cũng thật là khắc nghiệt và dữ dội:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Chỉ hai câu thơ
thôi mà gieo vào lòng ta tất cả những sự khắc nghiệt của miền rừng núi
này - một miền núi rừng âm u với thú dữ đe doạ con người. Hai chữ Mường
Hịch đi với nhau nghe nặng như chân cọp. Có một điều kì lạ là nếu ta
thay địa danh này bằng hai chữ khác như Châu Thuận chẳng hạn, thì hiệu
lực câu thơ sẽ giảm sút ngay. Qua sự miêu tả của Quang Dũng, một vùng
núi rừng biên ải hiện lên với tất cả sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên
nhiên. Đó là những khó khăn mà người chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua
trên con đường hành quân. Cái trắc trở, gian lao cùa con đường Tây Tiến
chợt làm chúng ta nhớ đến câu thơ của Lí Bạch:
Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên.
(Đường xứ Thục khó đi, khó hơn lên tận trời xanh).
Đó là tất cả những gian khổ, nguy hiểm do thiên nhiên đem đến mà người chiến sĩ Tây Tiến phải chịu đựng.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ, bỏ quên đời!
Quang Dũng nói cái
thực trên con đường Tây Tiến. Bao người chiến sĩ đã nằm lại trên con
đường hành quân. Có một điều lạ làm toả sáng cả ý thơ là người lính Tây
Tiến đến lúc gục xuống vẫn cố gắng trong tư thế của người lính, chết rồi
nhưng súng mũ vẫn còn đó, hành trang của người chiến sĩ vẫn còn trong
tư thế tiếp tục cuộc hành trình. Bao cảnh gian khổ khó khăn, khắc nghiệt
dữ dội của con đường hành quân, của thiên nhiến xứ lạ đã thử thách
người chiến sĩ Tây Tiến một cách ghê gớm. Có những người lính đã vượt
qua được, và cũng không ít những người phải nằm lại phía sau. Người lính
dãi dầu qua mưa nắng, đi từ khó khăn này đến gian khổ khác, chịu hết
thử thách này đến thử thách thác mà dường như vẫn chẳng nể hà; đến khi
kiệt sức phải gục xuống thì cũng cố gắng gục xuống trong tư thế của
người chiến sĩ.
Cho dù Quang Dũng
có nói sự thực về một vùng rừng núi che lấp con người, nhưng chính những
phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ đã đưa họ bay lên, vượt lên trên
cái gian khổ và thiếu thốn. Quang Dũng là một người trong cuộc, rừng là
chiến sĩ Tây Tiến, chính vì vậy mà nhà thơ viết về cuộc sống gian khổ
của người chiến sĩ Tây Tiến một cách hết sức cảm động. Cái khắc nghiệt,
khổ và dữ dội của một miền biên ải, những gian truân mà người chiến sĩ
Tiến phải chịu đựng và những ấn tượng không thể nào quên. Quang Dũng về
người lính Tây Tiến không như những nhà thơ khác; ông nói thật về sự
khổ, hi sinh của người lính một thời. Thế nhưng, hình ảnh anh bộ đội Tây
Tiến không vì thế mà trở nên uỷ mị, ngược lại càng thêm cao đẹp hơn.
Miêu tả nét chiến sĩ với cái bi, nhưng là “bi tráng”. Nói cái gian khổ
để đề cao chiến thắng nói hi sinh để nâng hình ảnh người lính lên một
tầm cao thời đại cũng là một cách “vẽ mây nảy trăng” trong hội hoạ vậy.
Bởi chiến thắng có giá trị gì khi chiến thắng dễ dàng, không có hi sinh?
Và hình ảnh người lính sẽ không thật cao đẹp nếu họ không trải qua
những thử thách gian truân của cuộc sống chiến đấu khắc nghiệt.
Lao xao sóng vỗ ngọn tùng
Gian nan là nợ anh hùng phải vay.
Đó là một lời đúc kết kinh nghiệm
về giá trị cùa chiến thắng, giá trị cả phẩm chất con người. Giữa bao cái
gian khổ, khắc nghiệt đã thành ấn tượng niềm vui, dù ít ỏi, càng đáng
nhớ hơn:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói ....
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Dường như để trả trạng thái tâm hồn chúng ta về
thế cân bằng sau khi chùng xuống trước cuộc sống chiến đấu cùa người
chiến sĩ Tây Tiến, Quang Dũng hồi tưởng lại nhiều hình ảnh vui, ấm áp.
Khói bếp, mùi thơm cơm nếp gợi cái ấm cúng của cuộc sống thanh bình,
hạnh phúc. Sức nóng của nó đủ làm tâm hổn dần ấm lại sau những phút giây
chứng kiến những gian khổ của người lính, đuốc hoa là hình ảnh có sức
khơi gợi, gợi cho ta cái cảm giác tươi vui như đang chứng kiến lễ hội
đông vui. Hai liếng kìa em vừa ngỡ ngàng, vừa sung sưc nó diễn cả tâm
hồn của người chiến sĩ Tây Tiến. Trong cả đoạn thơ dìu dặt thành tiếng
nhạc, tiếng khèn, phảng phất hình ảnh vui tươi của cuộc sống ) bình như
chẳng biết đến chiến ưanh. Hình ảnh nhạc về Viên Chăn xây hồn là hình
ảnh đẹp, thơ mộng, diễn tả tâm hồn phong phú của người lính Tây Tiến .
Họ tổ chức hội vui, sau bao thử thách khắc nghiệt của núi rừng dữ dội.
Và mặc dù biết rằng sẽ còn liếp tục chịu đựng những gian truân, hi sinh,
người lính Tây Tiến vẫn múa hát, đùa vui, vẫn lạc quan yêu đời. Có thể
chỉ ngày hôm sau một người nào đó trong số họ phải nằm lại nơi núi rừng u
tịch, nhưng hôm nay làm hồn họ vẫn mộng mơ, mơ đến những hình ảnh đẹp
của thi và hoạ, xây hồn thơ. Và như vậy, họ sẵn sàng đón nhận mọi thử
thách tiếp theo, coi đó như một việc bình thường mà đời lính phải chấp
nhận. Không lên gân, không khiên cưỡng, mọi gian khổ hi sinh đối với
người lính là chuyện binh thường và tất yếu, vì vậy mà họ vẫn lạc quan,
vẫn yêu đời, vẫn sống với lâm hồn trẻ trung, tươi mát. Cũng vậy mà người
lính Tây Tiến có thể vẫn nhớ một dáng thuyền độc mộc, hoặc một bông hoa
trên dòng nước lũ. Những hình ảnh rất binh thường ấy, ngỡ rằng sau bao
sự thử thách về tinh thần, người lính sẽ quên đi. Nhưng không, họ vẫn
nhớ. Những hình ảnh ấy in sâu vàu tâm hồn ngựời lính Tây Tiến, là nguồn
động viên thúc giục họ chiến đấu, dù tiếp tục đón nhận những thử thách
mới:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. li ''àn quân
không mọc tóc! Có cách nói nào lại khơi dậy nhiều cảm xúc đến thế! Như
vậy thì hình ảnh của anh bộ đội Tây Tiến có trở nên quái đản không?
Không đâu! Đó chính là hình ảnh oai hùng của anh “Vệ trọc” nổi tiếng một
thời rét nên tóc rụng vả lại, cái cách nói đoàn quân không mọc tóc ấy
phần nào cũng dựng nên hình ảnh người tráng sĩ với dáng dấp thật hùng
dũng và hiên Quân không mọc tóc, quân lại xanh màu lá, màu xanh ấy có
thể do cành lá trang, nhưng chủ yếu là do sốt rét rừng. Những cơn sốt
rét ghê gớm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người chiến sĩ. Ta cảm động
trước hình ảnh người sĩ Tây Tiến, và chợi nhớ đến hình ảnh người chiến
sĩ trong một số bài thơ đương thời:
Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật,
Đâu còn tươi nữa những ngày qua.
Người lính Tây Tiến cũng chịu đựng những cơn
sốt rét ghê gớm ấy, thế nhưng, nó không làm nhụt đi ý chí của người
chiến sĩ mà ngược lại họ càng chiến đấu dũng cảm hơn, kiên cường hơn,
quân xanh màu lá nhưng vẫn dữ oai Cái khí phách hào hùng của người chiến
sĩ Tây Tiến được ghi lại bằng sự so sánh cân bằng. Nếu ở khổ thơ trên,
người lính chịu sự đe doạ của cọp thì họ cũng chiến đấu với tinh thần
dũng cảm của một chúa sơn lâm như thế. Câu thơ sau nâng đỡ câu thơ trước
vút bay lên như ánh hào quang của phẩm chất người lính Tây Tiến. Miêu
tả khí thế chiến đấu hào hùng của người chiến thắng một sự so sánh như
thế, Quang Dũng thực sự đã hiểu người lính và đã hòa đồng với họ. Chiến
đâu dũng mãnh như thế, nhưng người lính Tây Tiến vẫn có đời sống tâm Hà
Nội hết sức tinh tế:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Người chiến sĩ ra đi từ những mái
trường, chiến đấu nhưng vẫn không quên hậu phương. Phía trước là trận
đánh, tình cảm thể hiện qua giấc mộng, có thực, có mơ. Dáng kiều thơm
gợi nên cái dáng vẻ yêu kiều của người con gái Thủ đô chữ thơm được dùng
với nghĩa như “sắc nước hương trời” vậy! Người chiến sĩ của Quang Dũng
ra đi, mang theo cả phong thái hào hoa của người thanh niên trí thức,
cái phong thái đã giúp người chiến sĩ sống bằng đời sống tâm ít phong
phú sau mỗi trận đánh ác liệt.
Cái cuộc sống tâm hồn ây là nguồn động lực giúp người lính tiếp tục
chiến đâu để giành lây độc lập, tự do cho Tổ quốc thân thương. Và cũng
vì thế, người chiến sĩ chấp nhận sự hi sinh:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc ười xanh.
Cứ thử làm công việc tách hai câu thơ thành từng câu một. Ôi! Cái ấn
tượng bi thảm đên vô cùng mà câu thơ đầu mang đến thật mạnh mẽ. Không
hiểusao, cứ mỗi lần đọc đên câu thơ này là tôi lại chìm vào trong suy
tưởng và nước mắt cứ rưng rưng! Trên con đường gập ghềnh xa thẳm của
miền núi rừng biên giới đoàn quân Tây Tiến cứ đi và thỉnh thoảng có
những con người phải tách ra khỏi đội hình. Những nấm mộ của người chiến
sĩ mọc lên. Câu thơ thật là bi thảm. Nhưng câu thơ sau như một lực nâng
vô hình, đã đưa câu thơ đầu lên cao, cái thảm giờ đây đã trở thành bi
tráng. Nó bi tráng và hào hùng bởi Quang Dũng nói được một điều cốt lõi
trong nhân cách của người lính: biết hi sinh, biết gian khổ nhưng vẫn cứ
ra đi giải phóng quê nhà. Họ ra đi chẳng tiếc đời xanh, bởi quãng đời
tươi đẹp ấy đã hiến dâng cho một lí tưỏng cao đẹp: chiến đấu vì tổ quốc.
Họ ra đi và ngã xuống thanh thản không một chút vướng bận, cái chết
được xem nhẹ lựa lông hồng:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Cách dùng từ áo bào của Quang Dũng làm cho câu thơ trở nên cổ kính, áo
bào chứ không phải chiến bào; người chiến sĩ như những danh tướng thời
xưa da ngựa bọc thây là một điều vinh quang. Cũng như thế, người lính
coi việc hi sinh trên chiến trường là một nghĩa vụ thiêng liêng. Người
chiến sĩ Tây Tiến ngã xuống và thanh thản về đất. Đất sinh ra anh và lại
đón nhận anh về sau khi làm tròn nghĩa vụ. Anh về đất như một hành động
tựu nghĩa của những anh hùng. Mở đầu bài thơ là hình ảnh sông Mã, kết
thúc bài thơ vẫn là tiếng gầm thét của dòng sông này. Dòng sông tiễn anh
ra đi chiến đấu lại đón anh về:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Quang Dũng khẳng định lại một lần nữa cái ý chí nhất khứ bất phục phản
ra đi là không trở lại). Đó cũng là ý chí quyết tâm của cả một thế hệ,
của một thời đại.
Những gian khổ, hi sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm không
thể quên. Sẽ không bao giờ còn có lại thời kì gian khổ đến mức ấy và
cũng hào hung đến mức ấy. Và cũng khó có thể có được bài thơ Tây Tiến
thứ hai.
Bên kia sông Đuống (Thơ: Hoàng Cầm - Giọng ngâm: Tôn Nữ Lệ Ba)
bên kia sông đuống
Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm đồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu ?
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng
mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em xột xoạt quần nâu
Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Bãi Tràm chỉ người dăng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa mầu
Những người thợ nhuộm
Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?
Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông
Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp trên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu ?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ
Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu díu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quây tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc dày vò những nét môi xinh
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn
Đêm buông xuống dòng sông Đuống
-- Con là ai ? -- Con ở đâu về ?
Hé một cánh liếp
-- Con vào đây bốn phía tường che
Lửa đèn leo lét soi tình mẹ
Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng
Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể
Những chuyện muôn đời không nói năng
Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống
Bộ đội bên sông đã trở về
Con bắt đầu xuất kích
Trại giặc bắt đầu run trong sương
Dao loé giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn
Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn
Ăn không ngon
Ngủ không yên
Đứng không vững
Chúng mày phát điên
Quay cuồng như xéo trên đống lửa
Mà cánh đồng ta còn chan chứa
Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân
Gió đưa tiếng hát về gần
Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa
Tiếng bà ru cháu buổi trưa
Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu
"À ơi... cha con chết trận từ lâu
Con càng khôn lớn càng sâu mối thù"
Tiếng em cắt cỏ hôm xưa
Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay
"Thân ta hoen ố vì mày
Hờn ta cùng với đất này dài lâu..."
Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau
Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu
Cánh đồng im phăng phắc
Để con đi giết giặc
Lấy máu nó rửa thù này
Lấy súng nó cầm chắc tay
Mỗi đêm một lần mở hội
Trong lòng con chim múa hoa cười
Vì nắng sắp lên rồi
Chân trời đã tỏ
Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để nó cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu đồn giặc tơi bời
Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Bao nhiêu bóng tối
Bao nhiêu nỗi đời
Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trảy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.
-- Việt Bắc, tháng 4, 1948
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm đồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu ?
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng
mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em xột xoạt quần nâu
Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Bãi Tràm chỉ người dăng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa mầu
Những người thợ nhuộm
Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?
Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông
Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp trên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu ?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ
Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu díu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quây tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc dày vò những nét môi xinh
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn
Đêm buông xuống dòng sông Đuống
-- Con là ai ? -- Con ở đâu về ?
Hé một cánh liếp
-- Con vào đây bốn phía tường che
Lửa đèn leo lét soi tình mẹ
Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng
Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể
Những chuyện muôn đời không nói năng
Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống
Bộ đội bên sông đã trở về
Con bắt đầu xuất kích
Trại giặc bắt đầu run trong sương
Dao loé giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn
Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn
Ăn không ngon
Ngủ không yên
Đứng không vững
Chúng mày phát điên
Quay cuồng như xéo trên đống lửa
Mà cánh đồng ta còn chan chứa
Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân
Gió đưa tiếng hát về gần
Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa
Tiếng bà ru cháu buổi trưa
Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu
"À ơi... cha con chết trận từ lâu
Con càng khôn lớn càng sâu mối thù"
Tiếng em cắt cỏ hôm xưa
Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay
"Thân ta hoen ố vì mày
Hờn ta cùng với đất này dài lâu..."
Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau
Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu
Cánh đồng im phăng phắc
Để con đi giết giặc
Lấy máu nó rửa thù này
Lấy súng nó cầm chắc tay
Mỗi đêm một lần mở hội
Trong lòng con chim múa hoa cười
Vì nắng sắp lên rồi
Chân trời đã tỏ
Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để nó cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu đồn giặc tơi bời
Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Bao nhiêu bóng tối
Bao nhiêu nỗi đời
Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trảy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.
-- Việt Bắc, tháng 4, 1948
Bên kia sông đuống qua giọng đọc của chính thi sĩ Hoàng Cầm
LỜI BÌNH BÀI THƠ “BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG”
Viết bởi Vũ Thanh Nhàn |
Thứ năm, 06 Tháng 5 2010 07:37 |
Nhà thơ HOÀNG CẦM
Tranh sơn dầu của Đinh Quang Tỉnh (2001)
Có
nhiều tên gọi Hoàng Cầm nơi đất Việt quê ta như: Vị thuốc Đông y Hoàng
cầm (Radix Scutellariae), Thượng tướng Hoàng Cầm, sinh năm 1920. Và
Hoàng Cầm tên một anh nuôi của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận
Điện Biên Phủ, người đã phát minh ra một loại bếp “Quân dụng không khói” được mang tên ông: “Bếp Hoàng Cầm”. Tuy vậy, hằn in trong tâm tưởng
chúng ta lại là một Hoàng Cầm Thi sĩ, Hoàng Cầm của Lá Diêu Bông, của
“Nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ…” Ông sinh năm 1922 và qua
đời năm 2010.
Tang
lễ nhà thơ HOÀNG CẦM được tổ chức với nghi thức cao nhất của Hội Nhà
Văn Việt Nam. Lễ viếng và lễ truy điệu nhà thơ HOÀNG CẦM từ 13h đến 15h,
thứ ba, ngày 11 tháng 5 năm 2010, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng - Số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội
LỜI BÌNH BÀI THƠ “BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG”
Bài thơ "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm xứng đáng là một kiệt tác của thi ca Việt Nam hiện đại.
Một đêm tháng 4/1948, tại Việt Bắc, được trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình, Hoàng Cầm xúc động và ngay đêm ấy viết bài thơ “Bên kia sông Đuống”, một trong những bài thơ hay nhất của ông.
Bài thơ thể hiện tình yêu mến, thương
nhớ và tự hào đối với quê hương kinh Bắc; căm giận quân xâm lược đang
giày xéo quê hương; niềm tin vào một ngày mai giải phóng, quê hương trở
lại thanh bình.
Những tình cảm đẹp về quê hương và những câu thơ hay đáng nhớ
1. Hai câu thơ mở đầu với tiếng “em” thần tình. Không xác định. Có thể là người thương trong nỗi nhớ đồng vọng. Có thể là một nhân vật trữ tình xuất hiện mơ
hồ trong tâm tưởng thi nhân? Cũng có thể là sự phân thân của tác giả?
“Em” xuất hiện, gợi nhớ gợi thương, để vỗ về an ủi và chia xẻ nỗi đau
buồn, thương nhớ. Cũng là để thi sĩ khơi nguồn cảm xúc đang dào dạt
trong lòng. Ý vị đậm đà chất thơ của bài “Bên kia sông Đuống” là ở tiếng “em” và 2 câu thơ này:
“Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống”
2. Dòng sông tuổi thơ
Với Hoàng Cầm thì sông Đuống là dòng sông thơ ấu với bao thương nhớ. Con sông đã gắn bó với tâm hồn nhà thơ. Nhớ không nguôi “cát trắng phẳng lì”, nhớ nao nao lòng “Sông Đuống trôi đi - Một dòng lấp lánh”; lấp lánh ánh bình minh, lấp lánh trăng sao soi vào gương sông trong xanh. Nhớ về dáng hình, về thế đứng của nó trong lịch sử: “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”. Câu thơ mang hàm nghĩa thế đứng hiên ngang của quê hương trong kháng chiến. Đôi bờ dòng sông quê hương là một màu “xanh xanh” bát ngát, là sắc “biêng biếc” của bãi mía, bờ dâu, của ngô khoai. Bức tranh quê trù phú, giàu đẹp thật “nhớ tiếc” và “xót xa” vô cùng: “Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay”
3.
Quê hương có nền văn hóa lâu đời đang bị quân thù giày xéo tàn phá. Nhà
thơ sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật nỗi nhớ tiếc,
nỗi xót xa, nỗi đau đớn căm hờn… Tương phản xưa và nay, thuở bình yên với từ ngày khủng khiếp, đối lập giữa cảnh tưng bừng rộn rã với bây giờ tan tác về đâu…
- Giặc Pháp cướp nước là kẻ đã gây ra cảnh chém giết đau thương và điêu tàn khủng khiếp: “Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu…”
Xưa
kia, vùng Thuận Thành, bên kia sông Đuống, quê hương thân yêu của nhà
thơ là một vùng giàu đẹp, có hương lúa nếp “thơm nồng”, có làng tranh
Đông Hồ nổi tiếng, sự kết tinh những tinh hoa văn hóa cổ truyền giàu bản
sắc dân tộc:
“Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Nay giặc kéo đến thì “Ruộng ta khô – Nhà ta cháy”, điêu tàn, tan tác, đau thương. Nỗi tang tóc trùm lên, đè nặng mọi kiếp người. Hạnh phúc và ước mơ bị giày xéo, bị chà đạp. Sự sống bị hủy diệt đến kiệt cùng:
“Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu”
Tranh Đông Hồ trong thơ Hoàng Cầm không chỉ là nét đẹp riêng rất tự hào của quê hương mình mà còn là một biểu tượng của hạnh phúc, đoàn tụ, yên vui trong thanh bình, là nỗi đau trước sự tàn phá, điêu tàn, tan tác của một miền văn hóa lâu đời thời máu lửa.
Thuận Thành, Kinh Bắc có núi sông mĩ lệ, chùa chiền thắng cảnh với bao lễ hội tưng bừng mang theo bao huyền thoại, sự tích thần kỳ, với những gác chuông, những tháp, những tượng Phật cổ kính bao đời nay. Chùa Phật Tích, núi Thiên Thai, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Ca dao: “Dù ai đi đẩu đi đâu - Cứ nhìn thấy tháp Chùa Dâu mà về”. Tục ngữ: “Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng về hội Gióng”. Phan Huy Chú đã viết trong “Lịch triều hiến chương loại chí”: “Kinh Bắc có mạch núi cao chót vót, nhiều sông quanh vòng, là mạn trên của nước ta… Mạch đất tốt tụ vào đấy nên càng nhiều chỗ có dấu tích đẹp, tinh hoa hợp vào đấy nên sinh ra nhiều danh thần”. Trong chiến tranh, đưa con ly hương nhớ tiếc, xót xa quê hương: “Ai về bên kia sông Đuống Cho ta gửi tấm the đen Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai Trong chua Bút Tháp Giữa huyện Lang Tài Gửi về may áo cho ai Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu”… 4. Nhớ con người quê hương Nhớ sông Đuống, nhớ bãi mía bờ dâu, nhớ hương lúa nếp thơm nồng… Nhớ mãi, nhớ nhiều những hội hè đình đám, nhớ tranh gà lợn, nhớ giấy điệp. Nhớ núi Thiên Thai, nhớ chuông chùa ngân nga… Nhớ “nàng môi cắn chỉ quết trầu”, nhớ cụ già “phơ phơ tóc trắng”, nhớ “những em sột soạt quần nâu”. Nhớ bồi hồi “từng khuôn mặt búp sen - Những cô hàng xén răng đen - Cười như mùa thu tỏa nắng”. Nhớ “những nàng dệt sợi – Đi bán lụa mầu”… nhớ “Những người thợ nhuộm - Đồng Tỉnh, Huê Cầu…”. Câu thơ “Bây giờ tan tác về đâu” và “Bây giờ đi đâu về đâu” được nhấn đi nhấn lại nhiều lần, vừa gợi tả nỗi đau thương tan tác, vừa thể hiện nỗi nhớ ứa máu tơi bời, nỗi xót xa và căm giận lũ hung tàn cướp nước. Những câu thơ nói về nỗi thương nhớ đàn con thơ và mẹ già rất xúc động:
- Thương mẹ già:
“Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ”
- Thương đàn con thơ:
“Ngày tranh nhau một bát cháo ngô Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn…”
5. Quê hương chiến đấu
Cảnh đón bộ đội về làng rất cảm động. Cuộc hội ngộ tình quân dân cũng là sự hồi sinh và niềm vui hạnh phúc: “Lửa đèn leo lét soi tình mẹ, Khuôn mặt bừng lên như dựng trăng” Cảnh giết giặc: Dao lóe giữa chợ - Gậy lùa cuối thôn – Lúa chín vàng hoe, giặc mất hồn… Chúng mày phát điên – Quay cuồng như xéo trên đống lửa”…
- Đồng quê quật khởi đứng lên:
“Mà cánh đồng ta còn chan chứa Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân Gió đưa tiếng hát về gần Thợ cấy đánh giặc, dân quân cày bừa”
6. Ngày hội non sông
Hoàng Cầm viết bài thơ “Bên kia sông Đuống” vào năm 1948, lúc bấy giờ quê hương đất nước ta còn đầy bóng giặc, chân trời thắng lợi còn xa vời. Phải gần 7 năm sau, ta mới có chiến thắng Điện Biên Phủ. Thế mà thi sĩ đã nói đến ngày hội non sông. Thơ kháng chiến hay nói đến “ngày mai”, một ngày mai thanh bình ca hát. Phải đổ biết bao xương máu, phải có ngàn vạn chiến sĩ ngã xuống, nhân dân ta mới có “ngày mai” như các nhà thơ đã viết: “Phải bao máu thấm trong lòng đất Mới ánh hồng lên sắc tự hào?” (Tố Hữu)
Vì
vậy, ta có thể nói, phần cuối bài “Bên kia sông Đuống” rất hay. Cảm
hứng lãng mạn dào dạt. Nhân vật “em” lại xuất hiện. Duyên dáng, trẻ
trung, tình tứ. Niềm tin về một ngày mai tái hợp sáng bừng vần thơ:
“Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Em đi trẩy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh”. Cách chúng ta gần ba nghìn năm, nhà thơ Home (Hy Lạp) đã viết: “Không có mảnh đất nào êm đềm bằng quê cha đất mẹ”. Bài thơ “Bên kia sông Đuống” giúp ta cảm nhận sâu hơn ý tưởng của Home. Con sông Đuống và Thuận Thành, Kinh Bắc là quê hương nhà thơ. Nhưng người đọc thấy vô cùng thân thiết gắn bó với mình. Cái ý vị, cái hay của bài thơ là ở chỗ ấy. Câu thơ dào dạt theo cảm xúc rất hồn nhiên mà giàu nhạc điệu. Nhạc điệu ngọt ngào của dân ca Quan họ. Sâu lắng, thiết tha, bồi hồi là âm hưởng, là sắc điệu trữ tình đã thấm sâu vào hồn ta tình yêu quê hương đất nước. “Bên kia sông Đuống” xứng đáng là kiệt tác của thi ca Việt Nam hiện đại.
Thi sỹ Hoàng Cầm đọc thơ "BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG"
Trong khai mạc phòng tranh của Đinh Quang Tỉnh Tại 51 Trần Hưng Đạo Hà Nội năm 2005
Xin giới thiệu nguyên tác "BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG" Của Thi sỹ Hoàng Cầm,
Em ơi! Buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp loáng Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột tưng bừng rộn rãBây giờ tan tác về đâu ? Ai về bên kia sông ĐuốngCho ta gửi tấm the đen Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yênNhững hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai Trong chùa Bút Tháp Giữa huyện Lang Tài Gửi về may áo cho ai Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu Những nàng môi cắn chỉ quết trầu Những cụ già phơ phơ tóc trắng Những em sột soạt quần nâu Bây giờ đi đâu ? Về đâu ? Ai về bên kia sông Đuống Có nhớ từng khuôn mặt búp sen Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen Bãi Tràm chỉ người giăng tơ nghẽn lối Những nàng dệt sợi Đi bán lụa mầu Những người thợ nhuộmĐồng Tỉnh, Huê CầuBây giờ đi đâu ? Về đâu ? Bên kia sông Đuống Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong Dăm miếng cau khô Mấy lọ phẩm hồng Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo Xì xồ cướp bócTan phiên chợ nghèo Lá đa lác đác trước lều Vài ba vết máu loang chiều mùa đông Chưa bán được một đồng Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong Bước cao thấp trên bờ tre hun hút Có con cò trắng bay vùn vụt Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu ?Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ Bên kia sông Đuống Ta có đàn con thơ Ngày tranh nhau một bát cháo ngô Đêm líu díu chui gầm giường tránh đạn Lấy mẹt quây tròn Tưởng làm tổ ấm Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm Ú ớ cơn mê Thon thót giật mình Bóng giặc dày vò những nét môi xinh Đã có đất này chép tội Chúng ta không biết nguôi hờn Đêm buông xuống dòng sông Đuống-- Con là ai ? -- Con ở đâu về ? Hé một cánh liếp -- Con vào đây bốn phía tường che Lửa đèn leo lét soi tình mẹ Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể Những chuyện muôn đời không nói năng Đêm đi sâu quá lòng sông ĐuốngBộ đội bên sông đã trở về Con bắt đầu xuất kích Trại giặc bắt đầu run trong sương Dao loé giữa chợ Gậy lùa cuối thônLúa chín vàng hoe giặc mất hồn Ăn không ngon Ngủ không yên Đứng không vững Chúng mày phát điên Quay cuồng như xéo trên đống lửa Mà cánh đồng ta còn chan chứa Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân Gió đưa tiếng hát về gần Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa Tiếng bà ru cháu buổi trưa Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu "À ơi... cha con chết trận từ lâu Con càng khôn lớn càng sâu mối thù "Tiếng em cắt cỏ hôm xưa Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay "Thân ta hoen ố vì mày Hờn ta cùng với đất này dài lâu..." Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu Cánh đồng im phăng phắc Để con đi giết giặc Lấy máu nó rửa thù này Lấy súng nó cầm chắc tay Mỗi đêm một lần mở hội Trong lòng con chim múa hoa cười Vì nắng sắp lên rồi Chân trời đã tỏ Sông Đuống cuồn cuộn trôiĐể nó cuốn phăng ra bể Bao nhiêu đồn giặc tơi bời Bao nhiêu nước mắt Bao nhiêu mồ hôi Bao nhiêu bóng tối Bao nhiêu nỗi đời Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Em đi trảy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.
(Việt Bắc, tháng 4-1948)
"Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Em đi trảy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh".
BTV. Vũ Thanh Nhàn BT theo nguồn SGD-HN
|
Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
Đề bài: Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
Gợi ý
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quê hương mỗi người chỉ một
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Mỗi một con người ai cũng có một quê hương . Và Hoàng Cầm cũng vậy, mảnh đất ăn sâu vào máu thịt ông là miền đất Kinh Bắc bên kia sông Đuống . Nhớ về quê hương là nhớ về những gì sâu nặng nhất trong tâm hồn và trong đáy sâu của cảm xúc đó nhà thơ cho ra đời “Bên kia sông Đuống”
Bài thơ ra đời khi quê hương Kinh Bắc của ông rơi vào tay giặc Pháp . Nỗi đau xót khi nghe tin quê hương ngập chìm khói lửa chiến tranh trĩu nặng tâm hồn ông .Đứng bên này Sông Đuống, mảnh đất tự do, hướng về quê hương bên kia Sông Đuống , mảnh đất bị giặc chiếm đóng với bao nỗi niềm và xót xa trong tâm trạng . Một dòng sông mà giờ đây đôi bờ cách biệt .
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
Dòng thơ đầu tiên mở ra tác phẩm là một tiếng gọi cất lên từ sâu thẳm trái tim đau đớn của nhà thơ, đồng thời cũng là một lời an ủi :
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
“Em” ở đây là một nhân vật phiếm chỉ . Tuy nhiên, có phần chắc chắn đó là một cô gái cùng quê bên kia sông Đuống với nhà thơ. Trong thơ Hoàng Cầm ta thường gặp một nhân vật em như vậy, bởi đó là cái cớ để nhà thơ bộc lộ xúc cảm của mình một cách chân thành nhất .
Và lời an ủi đưa em về sông Đuống thực chất chỉ diến ra trong hoài niệm của nhà thơ . Trong niềm hoài niệm đó, hình ảnh trung tâm là con sông quê hương với bờ cát trắng phẳng lì chảy từ quá khứ xa xôi về hiện tại , hiện lên trong tâm trí nhà thơ như một dòng sáng lấp lánh và trù phú hai bên bờ những mầu xanh bạt ngàn của những bãi mía , nương dâu :
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Dáng nằm nghiêng nghiêng của dòng sông Đuống là một phát hiện, một sáng tạo độc đáo của Hoàng Cầm . Cảm xúc mãnh liệt cùng trí tưởng tượng phong phú đã giúp nhà thơ sáng tạo ra một hình ảnh thơ độc đáo đầy ấn tượng, làm xáo trộn cả không gian và thời gian, ám ảnh hoài tâm trí người đọc .
Từ bên này, nhà thơ đau đáu hướng cặp mắt về bên kia sông Đuống . Đoạn thơ kết thúc bằng một hình ảnh diến tả nỗi đau “Sao xót xa như rụng bàn tay”. .Hoàng Cầm đã mượn nỗi đau của thể xác để diến tả, thể hiện một cách một cách cụ thể nỗi đau về tinh thần . Phải là người coi quê hương là máu thịt của mình mới có tình cảm mãnh liệt đến như vậy . Có thể nói, tâm trạng ở đây đã đạt đến độ điển hình .
Cảm hứng chủ đạo trong đoạn thứ nhất là nỗi đau, sự nuối tiếc, xót xa , căm giận trước cảnh tượng quê hương thanh bình, đông vui, tươi đẹp bị giặc chiếm đóng . Từ cảm xúc về nỗi đau đó, quê hương Kinh Bắc dần dần hiện lên trong kí ức nhà thơ .
Vùng quê Kinh Bắc, trong hoài niệm, được gợi lên bởi hương lúa nếp thơm nồng – biểu tượng của cuộc sống ấm no , và tranh Đông Hồ – biểu tượng của đời sống tinh thần lành mạnh .
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Vẻ đẹp quê hương bừng sáng lên rồi bị ngập chìm trong khói lửa chiến tranh . Nhà thơ miêu tả thật xúc động những cảnh tan tác chia lìa của quê hương khi quân giặc tới : ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng khô, nhà cháy, con người chia li, cả loài vật cũng thành ra tan tác :
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
Ở đây cái ảo đã hòa nhập cùng cái thực . Mượn hình ảnh trong tranh để diễn tả cảnh tượng thật ngoài đời, nhà thơ đã lay động sâu xa tình cảm của những con người vốn gắn bó máu thịt với truyền thống văn hóa hàng ngàn đời của quê hương Kinh Bắc
Không chỉ có vậy, hình ảnh quê hương Kinh Bắc còn được gợi lên với những đền chùa cổ kính, những hội hè đình đám thể hiện khát vọng một cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân . Vậy mà giấc mộng bình yên mấy trăm năm ấy giờ đây tan vỡ .
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu
Những con người mang một phần linh hồn của quê hương xứ sở ấy giờ đây trở nên bơ vơ, tan tác . Cũng không còn nữa những hội hè đông vui, nhôn nhịp . Chỉ còn tiếng chuông chùa văng vẳng từ thuở bình yên xa xưa vọng về càng làm tăng thêm sự hoang vắng của quê hương như tiếng thở than nuối tiếc một thời yên ấm .
Vùng quê Kinh Bắc còn được gợi lên bằng cảnh lao động nhộn nhịp, buôn bán đông vui, sầm uất . Trong tâm trí nhà thơ, hình ảnh những cô gái Kinh Bắc dăng tơ dệt lụa, buôn bán tảo tần hiện lên với những nét xinh tươi, dịu dàng, duyên dáng và biết bao tình tứ .
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Nhưng giờ đây cũng tan tác chia lìa , không biết đi đâu ,về đâu .
Trong niềm tiếc thương không nguôi những người, những cảnh vật của quê hương, Hoàng Cầm đã dành tình cảm sau nặng nhất cho người mẹ già và em nhỏ . Người mẹ già nua, còm cõi vốn đã vất vả trong thời bình lại càng khốn khổ hơn khi quân giặc tới . Kinh Bắc vốn là đất lành giờ đây bỗng hóa thành đất dữ . Chẳng những con người không sống được yên ổn mà cả những cánh cò cũng táo tác, hốt hoảng không chốn nương thân .
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ
Hình ảnh cánh cò lồng vào hình ảnh người mẹ, nhưng không phải là cánh cò bay lả bay la của thời bình nữa mà là cánh cò hốt hoảng chạy trốn đạn bom, soi bóng trên lưng người mẹ run rẩy , bước thấp bước cao trên đường trơn mưa lạnh .
Số phận tội nghiệp của những đứa trẻ trong chiến tranh được Hoàng Cầm gợi lên trong cảnh đói khát cùng với sự đe dọa của đạn bom . Cả ban ngày lẫn ban đêm, cả khi thức lẫn khi ngủ, cái chết luôn rình rập, đe dọa chúng . Lòng uất hận , căm thù của nhà thơ bùng lên dữ dội . Câu thơ Hoàng Cầm đến đây thét lên phẫn nộ :
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết ngươi hờn
Phần còn lại của bài thơ diễn tả cảnh bộ đội trở về và nhân dân vùng lên đấu tranh tấn công một cách chủ động vào kẻ thù . Giọng thơ chuyển từ nhớ tiếc, xót thương sang uất hận, căm thù .
Lời cảm thán, niềm hoài niệm ở đầu bài thơ đã trở thành lời hứa hẹn, niềm hi vọng ở đoạn kết . Một khung cảnh mùa xuân tràn trề niềm vui và ánh sáng lại trở về với vùng quê Kinh Bắc . Cô gái Kinh Bắc lại hiện ra với nụ cười tươi tắn giữa không khí tưng bừng của ngày hội .
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh
III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ .
Bên kia sông Đuống là những dòng tình cảm mãnh liệt nhất , chân thành và trong sáng nhất mà Hoàng Cầm đã dành cho quê hươngyêu dấu của mình , và qua đó đánh thức trong mỗi chúng ta tình yêu quê hương đất nước . Đó là thứ tình cảm thiêng liêng cao cả và gắn bó như chính lời bài hát của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch.
Nhận xét
Đăng nhận xét