CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 24/c (W W I)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tình trạng hòa bình hiếm hoi này chỉ kéo dài đến ngày 11/12/1862. Sau đó, hai bên đã giao chiến ác liệt và nó trở thành một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến. Theo Kienthuc
Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Balance of Power and World War I” (Chapter 3), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 59-86.
Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Cân bằng quyền lực
Người ta thường cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do vấn đề “cân bằng quyền lực”, một trong những khái niệm thường xuyên được sử dụng trong chính trị quốc tế, song đồng thời cũng là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi. Khái niệm này thường được sử dụng một cách lỏng lẻo nhằm miêu tả và biện minh đủ loại vấn đề. Nhà triết học người Anh thế kỷ 18 David Hume đã miêu tả cân bằng quyền lực như một nguyên tắc cơ bản của chính trị thực dụng, nhưng Richard Cobden, một người theo chủ nghĩa tự do của Anh vào thế kỷ 19 đã gọi đó là “một điều không thực tế, không thể miêu tả được và không thể hiểu được.”[1] Còn Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho rằng cân bằng quyền lực chính là một nguyên tắc xấu xabởi nó khuyến khích các chính khách coi các quốc gia như những miếng phô mai được cắt ra từng miếng vì lợi ích chính trị mà không đếm xỉa tới lợi ích người dân.
Wilson cũng không hứng thú với vấn đề cân bằng quyền lực vì ông tin rằng đó là nguyên nhân của các cuộc chiến. Phe ủng hộ chính sách cân bằng quyền lực thì lập luận rằng cân bằng quyền lực tạo ra sự ổn định. Tuy nhiên hoà bình và ổn định không phải là những khái niệm giống nhau. Trong hơn năm thế kỷ tồn tại của hệ thống nhà nước Châu Âu, các cường quốc đã tham gia vào 119 cuộc chiến tranh. Hiếm khi có được hoà bình vì trong ¾ thời gian đó luôn có ít nhất một cuộc chiến liên quan đến các cường quốc. Mười trong số các cuộc chiến tranh đó đã diễn ra với quy mô lớn với sự tham gia của nhiều cường quốc mà người ta vẫn thường gọi là chiến tranh thế giới hay các cuộc chiến giành bá quyền. Như vậy, nếu chúng ta đưa ra câu hỏi rằng liệu cân bằng quyền lực có bảo tồn được hoà bình trong hệ thống các quốc gia hiện đại năm thế kỷ đã qua hay không thì câu trả lời sẽ là không.
Không có gì đáng ngạc nhiên với câu trả lời trên vì các quốc gia cân bằng quyền lực nhằm duy trì độc lập chứ không phải duy trì hoà bình. Cân bằng quyền lực giúp bảo tồn hệ thống vô chính phủ các quốc gia riêng lẻ chứ không phải bảo tồn từng quốc gia. Ví dụ, vào cuối thế kỷ 18 Ba Lan đã thực sự bị coi là miếng phô mai và bị chia cắt thành từng mảnh bởi các quốc gia láng giềng như Áo, Phổ và Nga – mỗi bên đều cố giành lấy miếng lớn nhất. Gần đây hơn, năm 1939, Stalin và Hitler lại cùng nhau thỏa thuận cắt đất của Ba Lan một lần nữa và cho các quốc gia vùng Baltic sáp nhập vào Liên Xô. Vì vậy các nước Litva, Latvia và Estonia đã trở thành những nước cộng hòa thuộc Liên Xô trong hơn nửa thế kỷ cho đến tận năm 1991. Cân bằng quyền lực không duy trì được hoà bình và đôi khi cũng không duy trì được độc lập của mỗi quốc gia nhưng lại giúp duy trì hệ thống vô chính phủ của các nhà nước.
Quyền lực
Để hiểu được về cân bằng quyền lực chúng ta cần phải bắt đầu từ định nghĩa về quyền lực. Quyền lực được ví như tình yêu, dễ trải nghiệm qua nhưng khó có thể đo đếm hay đưa ra định nghĩa chính xác. Quyền lực là khả năng để đạt tới những mục tiêu, mục đích đã đề ra. Cụ thể hơn, quyền lực là khả năng tác động đến người khác để đạt được những gì mình mong muốn. Robert Dahl, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Yale, đã định nghĩa quyền lực là khả năng sai khiến người khác làm những việc mà nếu không bị sai khiến họ sẽ không làm. Nhưng khi chúng ta xem xét quyền lực dưới phương diện thay đổi hành vi của người khác thì chúng ta cần phải biết những sở thích của họ. Nếu không, chúng ta sẽ tự huyễn hoặc về quyền lực của mình. Tuy nhiên việc biết trước cách người khác hay các quốc gia khác hành xử như thế nào nếu không có sự can thiệp của chúng ta là một điều không hề dễ dàng.
Định nghĩa quyền lực theo hành vi có thể hữu ích đối với các nhà thống kê và sử gia, những người đã dành nhiều thời gian tái hiện lại quá khứ, song với các chính khách và nhà lãnh đạo có tư tưởng thực dụng thì dạng định nghĩa quyền lực này có vẻ không ổn thỏa. Các nhà lãnh đạo chính trị thường quan niệm rằng khả năng sai khiến, điều khiển người khác liên quan tới việc sở hữu một số nguồn lực nào đó. Những nguồn lực này bao gồm: dân số, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, quy mô của nền kinh tế, tiềm lực quân sự và sự ổn định chính trị cùng vô số những yếu tố khác. Bản chất của định nghĩa này là nhằm khiến cho quyền lực được xác định một cách cụ thể hơn, có thể đo lường được và dễ đoán biết hơn là định nghĩa quyền lực theo hành vi. Theo cách hiểu này, quyền lực nghĩa là việc nắm giữ được nhiều quân bài tốt hơn các đối thủ khác trong một ván bài xì tố (poker) quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của trò xì tố là nếu đối thủ của bạn để lộ các quân bài đủ sức đánh bại tất cả các quân bài mà bạn đang có thì đó là lúc bạn nên dừng cuộc chơi. Nói cách khác, nếu bạn biết chắc nếu xảy ra chiến tranh bạn sẽ nhận phần thua thì bạn không nên bắt đầu cuộc chiến tranh đó làm gì.
Tuy nhiên, đã có một vài cuộc chiến tranh được khơi mào bởi những kẻ rốt cuộc bại trận. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo chính trị đôi khi chấp nhận mạo hiểm hoặc phạm sai lầm. Nhật Bản vào năm 1941 hay Iraq vào năm 1990 là những ví dụ tiêu biểu. Thông thường, trong cuộc chơi của chính trường quốc tế, không phải tất cả các đối thủ đều để ‘lộ bài”. Cũng như trong trò xì tố, hù dọa hay lừa bịp cũng có thể tạo được một sự khác biệt lớn. Thậm chí ngay cả khi không gian dối thì sai lầm vẫn có thể xuất hiện trong việc xác định nguồn lực nào là phù hợp nhất trong những tình huống nhất định. Ví dụ, Anh và Pháp có nhiều xe tăng hơn Hitler vào năm 1940 nhưng xe tăng của Hitler lại có khả năng tác chiến cao hơn và quan đội phát xít cũng có những chiến lược quân sự tốt hơn.
Sự chuyển đổi nguồn lực thành quyền lực là vấn đề cơ bản nảy sinh khi xem xét quyền lực dưới dạng các nguồn lực. Một vài quốc gia sẽ thành công hơn các quốc gia khác trong việc biến các nguồn lực thành sức mạnh ảnh hưởng hiệu quả tới hành vi của các quốc gia khác, giống như các tay bài giỏi có thể giành phần thắng dù được chia những quân bài yếu. Sự chuyển đổi quyền lực là khả năng biến đổi sức mạnh tiềm năng, được đo lường bằng các nguồn lực, thành sức mạnh thực tế, được xác định bởi những thay đổi trong hành vi của người khác. Do vậy, để dự đoán kết quả của quá trình này một cách chính xác chúng ta cần biết được kỹ năng chuyển đổi quyền lực của một quốc gia cũng như những nguồn lực mà quốc gia đó sở hữu.
Một vấn đề khác là việc xác định xem những nguồn lực nào cung cấp nền tảng tốt nhất cho quyền lực trong các tình huống cụ thể. Nguồn lực luôn phụ thuộc vào bối cảnh. Xe tăng không thực sự hữu ích ở khu vực đầm lầy, uranium cũng không phải là một nguồn lực vào thế kỷ 19. Trước kia, việc đánh giá các nguồn lực dễ dàng hơn. Ví dụ, trong nền kinh tế nông nghiệp ở Châu Âu thế kỷ 18, dân số là nguồn lực then chốt bởi đó là nền tảng cho việc thu thuế đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc tuyển mộ binh lính. Xét về dân số, Pháp là quốc gia áp đảo ở Tây Âu. Do vậy, sau khi cuộc chiến tranh Napoleon (1799-1815) kết thúc, nước Phổ trình lên các nước đồng minh thắng trận tại Hội nghị Viên một kế hoạch cụ thể phục vụ tái thiết nước Phổ và nhằm giúp duy trì cân bằng quyền lực. Kế hoạch của Phổ liệt kê toàn bộ lãnh thổ và dân số mà Phổ đã bị mất từ năm 1805 đồng thời đòi lại số lượng đất đai và dân số tương đương. Thời kỳ trước khi xuất hiện các quốc gia dân tộc, việc nhiều người dân ở các vùng đó không nói tiếng Đức hay không tự nhận mình là người Phổ không phải là điều gì quan trọng lắm. Song trong vòng nửa thế kỷ, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một vấn đề hệ trọng.
Một sự thay đổi khác về bối cảnh diễn ra vào thế kỷ 19 chính là vai trò ngày càng quan trọng của công nghiệp và hệ thống đường ray xe lửa giúp tăng nhanh tốc độ huy động binh sĩ. Trong những năm 1860, nước Đức của Bismark là nơi tiên phong sử dụng hệ thống đường sắt để di chuyển quân đội góp phần đẩy nhanh tốc độ giành chiến thắng. Dù nước Nga luôn có dân số đông hơn tất cả các nước Châu Âu còn lại song Nga vẫn gặp khó khăn để huy động và di chuyển quân đội. Sự phát triển hệ thống đường sắt phía tây nước Nga trong những năm đầu thế kỷ 20 là một trong những lý do khiến người Đức lo sợ một nước Nga đang trỗi dậy vào năm 1914. Hơn nữa, sự mở rộng hệ thống đường sắt trên khắp lục địa già làm nước Anh không thể chỉ chăm chút lo cho sức mạnh hải quân được nữa. Những thay đổi này khiến cho các quốc gia ít có thời gian để đưa quân ngăn chặn một siêu cường nào đó nhanh chóng thống trị Châu Âu.
Việc áp dụng kỹ thuật công nghiệp vào chiến tranh đã nhanh chóng tạo ra những ảnh hưởng to lớn. Những tiến bộ của khoa học và công nghệ thực sự đã tạo ra nguồn sức mạnh ghê gớm, nhất là từ khi vũ khí nguyên tử chính thức ra đời năm 1945. Thế nhưng sức mạnh của vũ khí nguyên tử đã trở nên quá đỗi khủng khiếp đến nỗi việc sử dụng chúng trở nên khó khả thi. Đơn giản là vì chiến tranh hạt nhân quá tốn kém. Thực tế, có rất nhiều trường hợp mà khi đó bất cứ việc sử dụng vũ lực nào cũng trở nên không phù hợp hoặc quá tốn kém.
Tuy nhiên, kể cả khi cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa một nhóm các quốc gia thì sức mạnh quân sự vẫn gián tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ, khi quân đội Mỹ thực hiện vai trò ngăn chặn các mối đe doạ đối với các nước đồng minh hoặc bảo đảm việc tiếp cận một số nguồn tài nguyên quan trọng như dầu lửa ở vùng vịnh Ba Tư chẳng hạn, khả năng cung cấp các lực lượng bảo vệ có thể được sử dụng như một quân bài trên bàn đàm phán. Đôi khi mối liên hệ này là rõ ràng và trực tiếp, nhưng thông thường, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 7, đây là một nhân tố không được đề cập một cách công khai nhưng luôn hiện hữu trong tính toán của các nhà lãnh đạo chính trị.
Ép buộc các nước khác thay đổi là một phương thức trực tiếp nhằm thực thi quyền lực. Quyền lực cứng có thể dựa trên phương thức đe doạ (“cây gậy”) hoặc dụ dỗ (“củ cà rốt”). Tuy nhiên cũng có cách mềm mỏng hoặc gián tiếp thực thi quyền lực. Một quốc gia có thể đạt được những mục tiêu của mình trên trường quốc tế do các quốc gia khác muốn sao chép hoặc chấp thuận cùng sử dụng một hệ thống nhằm mang lại những mục tiêu như vậy. Theo nghĩa này, việc thiết lập chương trình nghị sự và lôi kéo các nước khác cùng tham gia cũng có tầm quan trọng như việc buộc các nước đó thay đổi trong những tình huống cụ thể. Khía cạnh này của quyền lực, theo nghĩa khiến những nước khác muốn những gì mình muốn, được gọi là hành vi quyền lực hấp dẫn, hay quyền lực mềm. Quyền lực mềm có thể dựa vào những nguồn lực như sự hấp dẫn của một ý tưởng nào đó, hoặc khả năng thiết lập một chương trình nghị sự phù hợp với mong muốn của số đông. Cha mẹ có con ở lứa tuổi thanh thiếu niên biết rằng nếu định hình được lòng tin và sở thích của con cái thì uy quyền của họ sẽ lớn hơn nhiều so với việc chỉ đưa ra luật lệ và kiểm soát. Tương tự như vậy, các chính khách và nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa kiến tạo từ lâu đã hiểu rõ thứ quyền lực xuất phát từ việc thiết lập chương trình nghị sự cuốn hút người khác và việc quyết định khuôn khổ của một cuộc tranh luận. Khả năng định hình mong muốn của người khác dường như gắn liền với các nguồn lực vô hình như văn hóa, hệ tư tưởng và các thể chế.
Quyền lực mềm không tự động trở nên hiệu quả hay hợp đạo đức hơn so với quyền lực cứng. Sức mạnh trí tuệ không nhất thiết lúc nào cũng tốt hơn sức mạnh cơ bắp. Các phán xét về đạo đức còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng quyền lực của các quốc gia. Ví dụ, trùm khủng bố Osama bin Laden có trong tay quyền lực mềm theo quan điểm của những đồng đảng đã thực hiện các cuộc tấn công năm 2001. Quyền lực mềm cũng không hẳn gắn liền với chủ nghĩa tự do hơn là với chủ nghĩa hiện thực. Quyền lực là khả năng tác động tới những người khác nhằm đạt được những kết quả mà bạn muốn bất chấp các nguồn lực mà bạn có là hữu hình hay vô hình. Quyền lực mềm thường khó nắm bắt, chậm mang lại kết quả và nhiều khi thậm chí vô tác dụng. Nhưng sẽ nguy hiểm nếu người ta tảng lờ nó. Ví dụ như vào năm 1762, khi Fredererick Đại Đế của nước Phổ sắp sửa bị liên minh Pháp, Áo, Nga đánh bại, ông đã được cứu sống vì Peter (1728-1762), Sa hoàng mới của nước Nga, rất thần tượng vương triều Phổ và quyết định thoái lui khỏi liên minh chống Phổ. Năm 1917, trong mắt người Mỹ, nước Anh có quyền lực mềm lớn hơn so với nước Đức, và điều đó tác động tới việc nước Mỹ quyết định tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với tư cách đồng minh của Anh. Những ví dụ gần đây hơn bao gồm “Bốn quyền Tự do” do Franklin Roosevelt đề xuất và được Châu Âu ủng hộ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; thanh niên nghe nhạc và tin tức từ Mỹ trên đài Châu Âu Tự do đằng sau bức mành sắt trong thời kỳ Chiến tranh lạnh; hay khả năng của Liên minh Châu Âu trong việc thu hút các thành viên mới trong thời gian gần đây.
BẢNG 3.1 Các cường quốc và những nguồn lực chính
Quyền lực cứng và quyền lực mềm có liên quan nhưng không phải là một. Các thành công về vật chất khiến cho văn hóa và hệ tư tưởng trở nên hấp dẫn hơn, trong khi sự xuống cấp về kinh tế và quân sự dẫn tới sự tự ngờ vực và khủng hoảng bản sắc. Nhưng quyền lực mềm không phụ thuộc hoàn toàn vào quyền lực cứng (Bảng 3.1). Quyền lực mềm của tòa thánh Vatican không suy giảm dù quy mô càng ngày càng thu hẹp trong thế kỷ 19. Canađa, Thụy Điển và Hà Lan ngày nay dường như có nhiều ảnh hưởng hơn so với những quốc gia cùng sức mạnh kinh tế và quân sự. Liên Xô có quyền lực mềm tương đối lớn ở Châu Âu thời điểm sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhưng đã hoang phí nguồn sức mạnh này sau khi đưa quân vào Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968.
Ngày nay, đâu là những yếu tố mang lại nhiều quyền lực nhất? Năm thế kỷ tồn tại của hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại cho thấy những nguồn lực khác nhau đã đóng những vai trò then chốt trong từng thời kỳ khác nhau. Nguồn gốc của quyền lực không bao giờ là cố định và nó tiếp tục thay đổi trong thế giới ngày nay. Hơn nữa, các nguồn lực này biến đổi ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Quyền lực mềm trở nên quan trọng hơn đối với các xã hội hậu công nghiệp trong kỷ nguyên thông tin khi mà nền hòa bình dựa trên giá trị dân chủ thắng thế, trong khi quyền lực cứng thường quan trọng hơn đối với những quốc gia đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hay tiền công nghiệp hóa trên thế giới.
Trong giai đoạn thông tin là nền tảng của kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn, quyền lực trở nên khó san sẻ hơn, ít mang tính chất ép buộc hơn và cũng vô hình hơn, như những gì chúng ta sẽ thấy trong Chương 7 và Chương 8. Các nhà phân tích truyền thống sẽ dự báo kết cục của các cuộc xung đột chủ yếu dựa vào việc quân đội của ai giành phần thắng. Ngày nay, trong các cuộc xung đột như cuộc chiến chống khủng bố xuyên quốc gia, câu chuyện của ai thuyết phục hơn cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Quyền lực cứng là cần thiết để đối đầu những tên khủng bố đầu sỏ, nhưng quyền lực mềm cũng rất quan trọng trong việc giành được sự ủng hộ của những người dân vốn nếu không được tranh thủ sẽ quay sang ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.
Sự biến đổi của quyền lực cũng không giống nhau trên khắp thế giới. Thế kỷ 21 sẽ chứng kiến vai trò ngày càng lớn hơn của quyền lực của thông tin và các thể chế. Song như cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991 cho thấy, sức mạnh quân sự vẫn là yếu tố quan trọng. Quy mô kinh tế, bao gồm cả quy mô thị trường và mức độ dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, vẫn giữ vai trò quan trọng. Lĩnh vực dịch vụ ngày càng phát triển trong các nền kinh tế hiện đại, và sự khác biệt giữa lĩnh vực dịch vụ và sản xuất ngày càng bị xóa nhòa. Thông tin càng ngày càng trở nên dồi dào, và khả năng tổ chức nhằm có được phản ứng lanh lẹ và mềm dẻo sẽ trở thành một nguồn lực cốt yếu. Sự liên kết của hệ thống chính trị cũng sẽ giữ vai trò quan trọng tương tự như việc nuôi dưỡng một nền văn hoá đại chúng hấp dẫn có thể “xuất khẩu” được ra bên ngoài.
Một vấn đề lớn đối với các chính khách khi nỗ lực đánh giá trạng thái cân bằng quyền lực là đo lường các nguồn lực thường xuyên thay đổi. Đối với các nhà phân tích chính trị quốc tế, một khái niệm được sử dụng để chỉ nhiều đối tượng khác nhau sẽ dễ gây hiểu nhầm. Chúng ta phải cố gắng tách biệt và làm rõ những nội hàm cơ bản của một khái niệm thường được sử dụng một cách lỏng lẻo này. Thuật ngữ cân bằng quyền lực thường liên quan ít nhất tới 3 trường hợp khác nhau.
Cân bằng như một cách phân bổ quyền lực
Đầu tiên, cân bằng quyền lực có thể được hiểu là bất cứ sự phân bổ quyền lực nào đó. Nhưng ai là người sở hữu các nguồn lực? Đôi khi người ta sử dụng thuật ngữ cân bằng quyền lực chỉ để nói về hiện trạng, sự phân bổ quyền lực hiện tại. Do vậy, vào năm 1980, một số người Mỹ cho rằng nếu Nicargua trở thành một quốc gia cộng sản thì cân bằng quyền lực sẽ bị thay đổi. Việc dùng thuật ngữ cân bằng quyền lực theo cách này không hợp lý. Nếu một quốc gia nhỏ có thay đổi phe phái cũng có thể tác động ít nhiều đến sự phân bổ quyền lực hiện thời, nhưng đó chỉ là một thay đổi nhỏ không giúp chúng ta hiểu nhiều về những chuyển biến lớn và sâu sắc hơn trong nền chính trị thế giới.
Thuật ngữ “cân bằng quyền lực” cũng có thể được dùng để chỉ một tập hợp các tình huống đặc biệt (và hiếm gặp hơn) mà trong đó quyền lực được phân bổ một cách đồng đều. Cách sử dụng này gợi nhắc tới một chiếc thước đo hay một chiếc cân với tỉ lệ chia đều nhau. Phái theo chủ nghĩa hiện thực lập luận rằng sự ổn định đó xảy ra khi có sự cân bằng, song nhiều người cho rằng sự ổn định chỉ có được khi có một chủ thế với quyền lực vượt trội khiến cho các chủ thể khác không dám tấn công chủ thể đó. Thuyết ổn định nhờ bá quyền cho rằng mất cân bằng quyền lực sẽ tạo ra hoà bình. Sự hiện diện một cường quốc vượt trội sẽ giúp đảm bảo ổn định, nhưng khi cường quốc đó bắt đầu suy yếu và xuất hiện những cường quốc mới trỗi dậy thách thích địa vị bá quyền của cường quốc cũ thì chiến tranh lại nhiều khả năng xảy ra. Quay lại giải thích của Thucydides về cuộc chiến tranh Peloponnese chúng ta có thể thấy: sự lớn mạnh của Athens và những nỗi sợ hãi được gieo rắc ở Sparta phù hợp với thuyết chuyển giao quyền lực bá quyền mà chúng ta vừa nêu. Như phần sau của chương này cho thấy, điều tương tự được lặp lại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tuy nhiên, cũng cần thận trọng khi áp dụng những lý thuyết như vậy vì chúng có xu hướng dự báo xung đột chắc chắn xảy ra. Những năm 1880, Mỹ đã vượt qua Anh, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 1895 xảy ra một tranh chấp giữa Anh và Mỹ liên quan đến đường biên giới ở Nam Mỹ, chiến tranh tưởng chừng đã sắp nổ ra. Lúc đó, Anh là bá quyền cũ, Mỹ là cường quốc mới nổi, và nguyên nhân xung đột đã hiển hiện, song người ta không có dịp nghiên cứu cuộc chiến Anh – Mỹ 1895 vì nó không xảy ra trên thực tế. Thám tử Shelock Holmes đã từng chỉ ra rằng: chúng ta có thể tìm ra những manh mối quan trọng từ chú chó chưa bao giờ sủa. Trong trường hợp này, việc chiến tranh không nổ ra buộc chúng ta phải truy tìm những nguyên nhân khác. Những người theo chủ nghĩa hiện thực cho rằng sự nổi lên của nước Đức là mối đe doạ cận kề hơn đối với Anh và Anh sẽ quan tâm hơn đến việc kiềm chế Đức chứ không phải Mỹ. Còn chủ nghĩa tự do thì giải thích rằng bản chất dân chủ ngày càng tăng của Anh và Mỹ cũng như sự giao thoa văn hoá gần gũi giữa hai nước khiến chiến tranh không nổ ra. Tóm lại, kết luận đầu tiên về cân bằng quyền lực theo cách hiểu đầu tiên này là: những thay đổi trong quá trình phân bổ quyền lực giữa các cường quốc hàng đầu có thể là một yếu tố quan trọng, song không phải là yếu tố duy nhất để giải thích nguồn gốc của chiến tranh và bất ổn.
Cân bằng quyền lực như là một chính sách
Cách sử dụng thứ hai đề cập đến cân bằng quyền lực như một chính sách giữ cân bằng. Cân bằng quyền lực dự đoán rằng các quốc gia sẽ hành động nhằm ngăn chặn bất cứ một quốc gia nào nổi lên áp đảo. Dự báo này đã có nguồn gốc lâu đời. Năm 1848, huân tước Palmerston – thư ký đối ngoại Anh – đã nói rằng nước Anh không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn, Anh chỉ nghĩ về lợi ích quốc gia của chính mình. Năm 1914, Bộ trưởng ngoại giao Anh Edward Grey đã không muốn tham chiến, nhưng cuối cùng cũng đã tham chiến vì ông lo sợ Đức sẽ chiếm được ưu thế ở Châu Âu nhờ kiểm soát được lục địa này. Năm 1941, khi Hitler xâm lược Liên Xô, thủ tướng Anh Wilson Churchill đã nói rằng Anh sẽ tạo một sự liên minh với Stalin, người mà vài năm trước đó ông đã công kích kịch liệt, để chống lại Hitler. Churchill nói “Nếu Hitler xâm lược Địa ngục,[2] thì ít nhất tôi cũng nhắc đến Ác quỷ[3] một cách ưu ái ở Hạ viện này.”[4] Đây là những ví dụ tốt minh chứng rằng cân bằng quyền lực là một chính sách mà các chính trị gia theo đuổi.
Dự báo những cách hành xử như vậy dựa trên hai giả định cơ bản: (1) Cấu trúc của chính trị quốc tế là một hệ thống vô chính phủ gồm nhiều quốc gia, và (2) các quốc gia coi sự độc lập là mục tiêu tối thượng. Chính sách cân bằng quyền lực không nhất thiết giả định rằng các quốc gia hành động nhằm tối đa hoá quyền lực. Trong thực tế, một nước có thể chọn một cách làm khác nếu họ muốn tối đa hoá sức mạnh. Ví dụ, họ có thể là chọn cách nhảy tàu (bandwagoning), nghĩa là đi theo bất cứ phe nào được cho là mạnh hơn và cùng chia sẻ thành quả của kẻ chiến thắng. Chiến thuật nhảy tàu này thường gặp trong chính trị nội bộ của các quốc gia khi các nhà chính trị tập trung ủng hộ cho người có nhiều khả năng chiến thắng. Tuy nhiên, cân bằng quyền lực lại dự đoán rằng, một quốc gia có thể sẽ hợp tác với bất cứ quốc gia nào được xem là yếu hơn bởi họ sẽ cùng nhau hành động nhằm ngăn chặn bất cứ một quốc gia nào vươn lên giành thế áp đảo. Chiến thuật nhảy tàu trong chính trị quốc tế sẽ mang đến nguy cơ mất độc lập. Vào năm 1939 và 1940, Mussolini đã liên kết với Hitler để tấn công nước Pháp với mục đích cùng phân chia chiến lợi phẩm, nhưng rốt cuộc Ý ngày càng trở lên phụ thuộc vào Đức. Đó là lý do tại sao chính sách cân bằng quyền lực đề xuất việc liên minh với phe yếu hơn. Cân bằng quyền lực là chính sách giúp đỡ cho kẻ yếu, bởi nếu giúp đỡ kẻ mạnh thì kẻ đó sau này có thể quay lại và làm thịt bạn.
Các quốc gia có thể đơn phương cân bằng quyền lực bằng cách phát triển vũ trang hoặc thiết lập các khối liên minh với các quốc gia khác mà nguồn lực của họ giúp cân bằng với quốc gia đứng đầu. Đây là một trong những dự đoán đáng quan tâm và có tác động mạnh trong chính trị quốc tế. Trung Đông hiện tại là một ví dụ điển hình. Như chúng ta thấy trong Chương 6, khi Iran và Iraq đi đến chiến tranh trong những năm đầu thập kỷ 1980, một vài nhà quan sát nghĩ rằng tất cả các nước Ảrập sẽ ủng hộ Saddam Hussein của Iraq, người đại diện cho Đảng Ba’ath và thế giới Ảrập, chống lại Giáo chủ Ayatollah Khomeini của Iran, người đại diện cho nền văn hoá Ba Tư và thiểu số người Shi’ite theo đạo Hồi. Nhưng Syria, mặc dù có một lãnh tụ tối cao theo đường lối thế tục của Đảng Ba’ath, lại trở thành đồng minh của Iran. Tại sao? Bởi Syria đã lo ngại về việc người láng giềng Iraq nổi lên trở thành một cường quốc khu vực. Syria lựa chọn như vậy là để cân bằng quyền lực với Iraq, bất chấp ý thức hệ của mình. Những nỗ lực sử dụng hệ tư tưởng để dự báo cách hành xử của các quốc gia thường là không đúng trong khi những dự báo trái với trực giác dựa trên cân bằng quyền lực lại thường mang lại câu trả lời đúng.
Tất nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Hành vi của con người khó có thể đoán định chính xác. Con người thường có nhiều sự lựa chọn và họ không luôn luôn hành động theo như dự đoán. Những tình huống cụ thể sẽ dẫn đến những cách hành xử cụ thể của con người, nhưng chúng ta không thể luôn dự đoán chi tiết được. Nếu một ai đó hô lên rằng “Cháy!” trong giảng đường đông người, chúng ta có thể đoán rằng sinh viên sẽ chạy tứ tung tìm các nối thoát, nhưng không đoán được là lối thoát nào. Nếu tất cả cùng chọn một lối thoát thì việc chạy toán loạn có thể ngăn một số không thoát được ra ngoài. Các lý thuyết trong chính trị quốc tế thường có rất nhiều ngoại lệ. Mặc dù cân bằng quyền lực theo nghĩa là một chính sách là một trong những công cụ dự báo chính trị quốc tế mạnh nhất nhưng kết quả lại khó có thể hoàn hảo.
Tại sao các nước đôi khi lại né tránh cân bằng quyền lực và muốn liên minh với những nước mạnh hơn là những nước yếu hoặc tọa sơn quan hổ đấu từ xa, do đó phớt lờ những nguy cơ ảnh hưởng đến nền độc lập của họ? Một vài quốc gia có thể thấy không còn sự lựa chọn nào khác hoặc tin rằng họ không thể tác động đến sự cân bằng. Nếu vậy, một quốc gia nhỏ có thể quyết định buộc phải nằm trong phạm vi ảnh hưởng của một nước mạnh nhưng hy vọng thái độ trung lập sẽ đem lại cho họ một mức độ tự do hành động nhất định. Ví dụ, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Phần Lan bị Liên Xô đánh bại và nằm cách xa trung tâm Châu Âu. Người Phần Lan cảm thấy rằng trung lập sẽ an toàn hơn là cố gắng trở thành một phần trong chính sách cân bằng quyền lực của Châu Âu. Họ đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, và điều tốt nhất họ có thể làm là chấp nhận hi sinh một phần sự độc lập trong chính sách đối ngoại nhằm được tự chủ lớn hơn trong các công việc nội bộ của mình.
Một lý do khác giải thích cho việc dự báo dựa trên cân bằng quyền lực đôi khi sai liên quan đến nhận thức về mối đe doạ. Ví dụ, một sự tính toán máy móc về những nguồn lực của các quốc gia năm 1917 sẽ dẫn tới nhận định rằng Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với tư cách là đồng minh với Đức bởi vì Anh, Ph
Download toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Can bang quyen luc va CTTG lan thu nhat.pdf
- See more at:
http://nghiencuuquocte.org/2013/08/22/47-can-bang-quyen-luc-va-chien-tranh-the-gioi-lan-thu-nhat/#sthash.CdfpJLFS.dpuf
Với sự bộc phát của Chiến tranh thế giới thứ nhất
năm 1914 thế hệ khác của những nhà lãnh đạo phản kháng Việt Nam đã ra
khỏi hiện trường, nhóm cuối cùng tham gia sự lãnh đạo bởi đức tính trong
kiến thức thông thái của mình. Nhưng thế hệ này cung cấp một bản chất
nối liền giữa Việt Nam truyền thống và những hoạt động chính trị hiện
đại được theo đuổi trong thập niên 1920.
Trong khi cố gắng làm tăng sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Đông Dương và nhân lực để đánh Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp trấn áp tất cả hoạt động tụ tập yêu nước ở Việt Nam.
Đất nước tồn tại là một thành viên tương đối nhiệt tình của Đế quốc Pháp, và rất nhiều người Việt tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (xem Lực lực viễn chinh Việt Nam). Có vẻ như món ăn phở xuất hiện khoảng năm 1910-1912, đủ sớm trong thế kỷ mới, và ngay trước khi những người di cư bị bắt ép đầu tiên từ Việt Nam đặt chân đến Pháp để giúp "tổ quốc" đẩy lùi sự xâm lược của Đức trong chiến tranh. Sự bước vào Thế chiến 1 của Pháp thấy rằng những uy quyền ở Việt Nam cưỡng bức hàng ngàn "người tình nguyện" vào sự phục vụ ở châu Âu, dẫn đến nhiều cuộc nổi loạn khắp Nam Kỳ. Có đến 50.000 binh lính và 50.000 lao công người Việt, bị cưỡng chế kéo khỏi những làng mạc, được đưa sang châu Âu chiến đấu cho Pháp trong chiến tranh. Họ bị gọi nhập ngũ, và hàng ngàn đã tử trận ở Somme và Picardy, gần bờ biển Bỉ và rất nhiều nữa hy sinh ở chiến trường Trung Đông đẫm máu. Trải qua những sự tiếp xúc với người châu Âu và kiểu viết của mình, vài người đạt được một hương vị cho quan niệm phổ biến của nước tự trị, đấu tranh cách mạng, và sở thích. Việt Nam còn phải đóng góp 184 triệu đồng bạc trong hình thức của sự vay nợ và 336.000 tấn lương thực. Những gánh nặng này chứng minh tất cả thất vọng vì nông nghiệp va phải khó khăn bởi tai họa thiên nhiên từ 1914 đến 1917.
Thiếu mất một tổ chức toàn quốc thống nhất, hoạt động dân tộc Việt Nam, dù vẫn mãnh liệt, thất bại để lấy lợi thế của những sự khó khăn Pháp đang trải qua như là kết quả của chiến tranh để đưa ra bất kỳ những sự nổi dậy đáng chú ý nào.
Bước tiến của những người có học thức đã suy sụp trong khi những lực lượng xã hội mới vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy những chiến dịch quy mô lớn.
Cả hai những sự chiến thắng và mất mát của Việt Nam trong chiến trường Chiến tranh thế giới thứ nhất đóng góp đầy ý nghĩa đến đặc tính quốc gia và dân tộc của Việt Nam. Trong thời gian nó được ám chỉ đến "Lễ rửa tội máu dưới lửa" của Việt Nam. Hơn 30.000 người Việt Nam đã chết trong xung đột và 60.000 bị thương. Người dân Việt Nam còn bị buộc phải chịu thêm nhiều sưu thuế nặng nề để tài trợ nỗ lực chiến tranh của Pháp.
Nhiều cuộc nổi loạn chống thực dân bộc phát tại Việt Nam nhưng đã bị Pháp đàn áp dễ dàng. Năm 1916, vua Duy Tân xuất cung tham gia cuộc nổi dậy do Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức. Người Pháp được mật báo kế hoạch nổi dậy nên đã bắt giam và xử chém những người lãnh đạo cuộc nổi dậy. Vua Duy Tân bị truất ngôi và bị đày ra đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
Một trong những cuộc nổi dậy hữu hiệu nhất năm 1916 là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ở miền Bắc. Khoảng 300 binh lính người Việt đã nổi dậy, phóng thích và cấp súng ống cho 200 tù binh chính trị cùng vài trăm dân địa phương. Nghĩa quân đánh chiếm và làm chủ Thái Nguyên trong nhiều ngày liền, với hy vọng được tiếp viện bởi Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Khi không ai đến giúp họ, Pháp đã đánh chiếm lại Thái Nguyên và truy bắt hầu hết các nghĩa quân.
Hitler (phải) và người lính Anh được cho là đã tha mạng ông ta trong Thế chiến I
Theo BBC tiếng Trung, có một câu chuyện được lưu truyền rộng rãi thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất (WWI), đó là một binh sĩ người Anh tên Henry Tandey đã động lòng trắc ẩn và tha mạng cho một binh sĩ người Đức bị thương trên chiến trường. Và người lính Đức đó chính là Adolf Hitler.
Tiến sĩ Jonathan, người viết tiểu sử của Henry, chỉ ra rằng dựa trên các chứng cứ lịch sử cho thấy rõ, hành động xót thương của Henry Tandey đối với Hitler là không thể xảy ra.
BBC cho hay, khởi nguồn của câu chuyện có nhiều khả năng là từ chính bản thân Hitler. Ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra năm 1939, Thủ tướng Anh Chamberlain đã tới Đức và có cuộc hội đàm cùng Hitler, với mục đích mưu cầu “hòa bình cho cả một thời đại”.
Tại biệt thự Berghof của Hitler tại vùng Bavaria, Chamberlain chú ý tới một bức tranh được treo trên tường tại phòng làm việc. Bức tranh mô tả một chiến dịch năm 1914 tại Menin. Nhân vật chính trong tranh là một người lính Anh mà theo Hitler tên là Henry Tandey, đang cõng một lính Đức bị thương mà Hitler tự nhận là mình.
Hitler kể với Chamberlain rằng, người lính trong bức tranh đó từng chĩa súng vào mình, tuy nhiên cuối cùng đã không bóp cò.
Theo BBC, viện bảo tàng đơn vị quân đội nơi Henry Tandey phục vụ còn lưu giữ thư cảm ơn từ chính trợ lý của Hitler. Trong thư Hitler nói rằng ông ta cảm thấy “hứng thú” đối với tác phẩm phản ảnh cuộc chiến tranh mà chính bản thân mình đã trải qua.
Tuy nhiên, chuyên gia Jonathan đã chỉ ra nhiều điểm nghi vấn xung quanh câu chuyện nói trên. Ông nói, mặc dù thời gian mà Hitler nhắc tới là chính xác, tuy nhiên khả năng trùm phát xít có thể nhận ra Henry Tandey là rất thấp. Nguyên nhân ông Jonathan đưa ra rất đơn giản, bởi vì tại trận chiến năm 1918 đó Henry Tandey đã bị thương tích đầy mình, “toàn thân đều là bùn và máu” và “hoàn toàn khác với hình ảnh trong tranh”.
Jonathan còn phát hiện thấy nhiều điểm nghi vấn hơn trong tư liệu lịch sử về cuộc chiến. Dựa trên ghi chép về chiến dịch năm 1918 thì Adolf Hitler và Henry Tandey không thể xuất hiện tại cùng một chiến trường.
Theo như các câu chuyện được lan truyền thì hai người “giáp mặt” trên chiến trường vào ngày 28 tháng 9 năm 1918. Tuy nhiên, theo như tư liệu ghi chép lại thì đơn vị của Hitler vào thời điểm đó nằm cách xa vị trí của Henry Tandey tới 50 dặm về phía bắc.
Ngoài ra, các ghi chép cũng cho thấy rõ, từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 9 năm 1918, Hitler đang được “nghỉ phép”. Điều này chứng minh vào ngày 28 tháng 9, Hitler có thể vẫn đang nghỉ, hoặc trên đường trở lại đơn vị, và dù có mặt tại đơn vị thì Hitler cũng đóng quân cách Henry 50 dặm.
Ông Jonathan nhận định Hitler không bị nhầm lẫn, mà là có chủ ý xây dựng câu chuyện như vậy. Mục đích của trùm Đức Quốc Xã không chỉ nhằm tăng sự bí ẩn cho bản thân, mà còn là một phần trong kế hoạch “thần thánh hóa” của ông ta.
Những nghi vấn khác
Ngay cả bản thân Henry Tandey đối với câu chuyện “duyên kỳ ngộ” cùng Hitler cũng bán tín bán nghi.
Henry thừa nhận vào ngày 28 tháng 9 năm 1918, ông này đã từng tha mạng cho một binh sĩ địch. Tuy nhiên ông cũng khẳng định rằng nếu không có thêm thông tin thì không thể xác thực người lính Đức kia chính là Adolf Hitler.
Năm 1939, người ta dẫn lời Henry nói: “Theo cách nói của người ta thì tôi đã đối mặt với Hitler. Có thể bọn họ nói đúng. Nhưng tôi không còn nhớ nữa”.
Bất chấp những nghi vấn nói trên, câu chuyện ly kỳ về cuộc tao ngộ giữa người lính anh hùng Henry Tandey cùng “Quốc trưởng” Hitler vẫn được lưu truyền lại cho tới ngày nay.
Theo Trí Thức Trẻ
Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 5+6/10
Những câu chuyện cảm động trong chiến tranh
Dù ở hai phía đối địch nhưng những kẻ thù không đội trời chung này lại có phút giây hòa bình hiếm hoi sát cánh bên nhau như những người bạn. Dưới đây là những câu chuyện cảm động từ thù thành bạn.
1.
Binh lính Pháp và Đức “giao lưu” ca nhạc trong đêm Giáng sinh. Trong
cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870, lần đầu tiên binh sĩ hai nước tạm
bỏ súng xuống và giao lưu ca nhạc với nhau.
Trong
màu xanh áo lính, một binh sĩ trẻ người Pháp trèo ra khỏi vị trí của
mình mà không mang vũ khí trước sự chứng kiến của quân đội Đức. Người
này bắt đầu cất cao tiếng hát ngân vang bài “O Holy Night”.
Cả
Pháp và Đức đều không nổ súng và lắng nghe tiếng hát của binh sĩ này.
Ngay sau khi anh ta hát xong, một binh sĩ Đức đã trèo ra khỏi chiến hào
và hát bài “From Heaven Above To Earth I Come”.
Đó
là khoảnh khắc cảm động khiến cả hai bên dừng chiến trong 1 ngày. Ngay
sau đó, quân đội Pháp và Đức lại trở về với thực tế – những kẻ thù không
đội trời chung của nhau.
2.
Binh sĩ Đức và Mỹ cùng ngồi ăn tối đêm Giáng sinh. Sự kiện đặc biệt này
diễn ra vào khoảng thời gian xảy ra trận chiến Bulge. Đây là một trong
những câu chuyện lãng mạn, điên rồ nhất về tình bạn giữa hai phía đối
nghịch tưởng chừng không thể đội trời chung.
Một
nhóm binh lính Đức và Mỹ đã biến chuyện không tưởng ấy thành sự thật.
Người phụ nữ Đức có tên Elisabeth Vincken đã góp phần lớn công sức vào
chuyện này.
Vào
đêm Giáng sinh, Vincken và người con 12 tuổi đã mời 3 binh sĩ Mỹ bị lạc
trong rừng Ardennes đến ăn tối. Điều kiện mà hai mẹ con họ đưa ra là
những người lính không được mang theo vũ khí. Một lúc sau, 4 binh sĩ Đức
tìm kiếm nơi nghỉ chân qua đêm đã gõ cửa ngôi nhà của Vincken. Cô cũng
yêu cầu binh sĩ Đức để vũ khí bên ngoài và không được đánh nhau với
những lính Mỹ đang ở trong nhà mình.
Thật
ngạc nhiên là quân đội Mỹ và Đức đã không sát phạt nhau mà còn cùng
nhau ngồi chung bàn ăn tiệc Giáng sinh. Thậm chí, một binh sĩ Đức còn
trị thương cho binh lính Mỹ. Câu chuyện cảm động này chưa dừng lại ở đó.
Vào sáng hôm sau, binh sĩ Đức nói lời tạm biệt với lính Mỹ và cho họ
một chiếc la bàn và chỉ đường cho họ quay trở lại tuyến hành quân của
quân Mỹ.
3.
Binh lính Liên Xô và Đức cùng tác chiến giết những con sói. Trong khi
binh sĩ Liên Xô – Đức đang xảy ra cuộc chiến cam go ở mặt trận phía Đông
trong Chiến tranh thế giới I thì bên thứ ba tham chiến bỗng dưng xuất
hiện. Đó chính là những con sói lớn vô cùng hung dữ.
Chiến
tranh kéo dài liên tục đã khiến môi trường sống của loài sói bị tàn phá
nghiêm trọng và làm suy giảm lượng thức ăn của chúng. Vì quá đói, những
con sói đã tấn công con người và gia súc. Những binh sĩ làm nhiệm vụ
tuần tra hay đóng quân tại các chiến hào cũng trở thành con mồi của
chúng.
Ban
đầu, quân đội Liên Xô và Đức đã cố gắng để chống lại những đợt tấn công
của bầy sói bằng sức lực của mình. Họ đã bắn, bỏ độc, ném lựu đạn vào
lũ sói để giết loài vật ăn thịt này. Tuy nhiên, họ mới giết được một bầy
thì bầy khác đã lập tức kéo đến.
Do
không thể đơn độc giết hết lũ sói, binh sĩ Liên Xô và Đức đã đồng ý
ngừng chiến và cùng nhau đối phó với những con vật hung dữ này. Đó là
một cuộc chiến lâu dài và gian khổ nhưng cuối cùng họ đã giành chiến
thắng trước bầy sói hoang.
4.
Lực lượng liên minh miền Nam và Lực lượng liên minh miền Bắc nước Mỹ đã
trở thành bạn bè ở dọc theo bờ sông. Trong trận chiến Fredericksburg
năm 1862, quân đội hai bên đã kết bạn với nhau trong một khoảng thời
gian ngắn.
Họ
trao đổi hàng hóa với nhau như thuốc lá và cà phê. Các binh sĩ đã để
hàng hóa lên trên những chiếc thuyền đồ chơi và cho nó di chuyển sang
phía bên kia. Sau đó, phía bên kia sẽ nhận hàng.
Không
chỉ trao đổi hàng hóa, một số binh sĩ còn trao đổi các tờ báo và trò
chuyện với nhau. Để không còn nhàm chán, binh sĩ thuộc Liên minh miền
Nam chơi các trò chơi như bóng chày và tổ chức trận đấu quyền Anh dọc
theo bờ sông với các tuyển thủ là quân lính phe này và đội cổ vũ là binh
sĩ thuộc Lực lượng liên minh miền Bắc.
Tình trạng hòa bình hiếm hoi này chỉ kéo dài đến ngày 11/12/1862. Sau đó, hai bên đã giao chiến ác liệt và nó trở thành một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến. Theo Kienthuc
Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Balance of Power and World War I” (Chapter 3), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 59-86.
Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Cân bằng quyền lực
Người ta thường cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do vấn đề “cân bằng quyền lực”, một trong những khái niệm thường xuyên được sử dụng trong chính trị quốc tế, song đồng thời cũng là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi. Khái niệm này thường được sử dụng một cách lỏng lẻo nhằm miêu tả và biện minh đủ loại vấn đề. Nhà triết học người Anh thế kỷ 18 David Hume đã miêu tả cân bằng quyền lực như một nguyên tắc cơ bản của chính trị thực dụng, nhưng Richard Cobden, một người theo chủ nghĩa tự do của Anh vào thế kỷ 19 đã gọi đó là “một điều không thực tế, không thể miêu tả được và không thể hiểu được.”[1] Còn Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho rằng cân bằng quyền lực chính là một nguyên tắc xấu xabởi nó khuyến khích các chính khách coi các quốc gia như những miếng phô mai được cắt ra từng miếng vì lợi ích chính trị mà không đếm xỉa tới lợi ích người dân.
Wilson cũng không hứng thú với vấn đề cân bằng quyền lực vì ông tin rằng đó là nguyên nhân của các cuộc chiến. Phe ủng hộ chính sách cân bằng quyền lực thì lập luận rằng cân bằng quyền lực tạo ra sự ổn định. Tuy nhiên hoà bình và ổn định không phải là những khái niệm giống nhau. Trong hơn năm thế kỷ tồn tại của hệ thống nhà nước Châu Âu, các cường quốc đã tham gia vào 119 cuộc chiến tranh. Hiếm khi có được hoà bình vì trong ¾ thời gian đó luôn có ít nhất một cuộc chiến liên quan đến các cường quốc. Mười trong số các cuộc chiến tranh đó đã diễn ra với quy mô lớn với sự tham gia của nhiều cường quốc mà người ta vẫn thường gọi là chiến tranh thế giới hay các cuộc chiến giành bá quyền. Như vậy, nếu chúng ta đưa ra câu hỏi rằng liệu cân bằng quyền lực có bảo tồn được hoà bình trong hệ thống các quốc gia hiện đại năm thế kỷ đã qua hay không thì câu trả lời sẽ là không.
Không có gì đáng ngạc nhiên với câu trả lời trên vì các quốc gia cân bằng quyền lực nhằm duy trì độc lập chứ không phải duy trì hoà bình. Cân bằng quyền lực giúp bảo tồn hệ thống vô chính phủ các quốc gia riêng lẻ chứ không phải bảo tồn từng quốc gia. Ví dụ, vào cuối thế kỷ 18 Ba Lan đã thực sự bị coi là miếng phô mai và bị chia cắt thành từng mảnh bởi các quốc gia láng giềng như Áo, Phổ và Nga – mỗi bên đều cố giành lấy miếng lớn nhất. Gần đây hơn, năm 1939, Stalin và Hitler lại cùng nhau thỏa thuận cắt đất của Ba Lan một lần nữa và cho các quốc gia vùng Baltic sáp nhập vào Liên Xô. Vì vậy các nước Litva, Latvia và Estonia đã trở thành những nước cộng hòa thuộc Liên Xô trong hơn nửa thế kỷ cho đến tận năm 1991. Cân bằng quyền lực không duy trì được hoà bình và đôi khi cũng không duy trì được độc lập của mỗi quốc gia nhưng lại giúp duy trì hệ thống vô chính phủ của các nhà nước.
Quyền lực
Để hiểu được về cân bằng quyền lực chúng ta cần phải bắt đầu từ định nghĩa về quyền lực. Quyền lực được ví như tình yêu, dễ trải nghiệm qua nhưng khó có thể đo đếm hay đưa ra định nghĩa chính xác. Quyền lực là khả năng để đạt tới những mục tiêu, mục đích đã đề ra. Cụ thể hơn, quyền lực là khả năng tác động đến người khác để đạt được những gì mình mong muốn. Robert Dahl, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Yale, đã định nghĩa quyền lực là khả năng sai khiến người khác làm những việc mà nếu không bị sai khiến họ sẽ không làm. Nhưng khi chúng ta xem xét quyền lực dưới phương diện thay đổi hành vi của người khác thì chúng ta cần phải biết những sở thích của họ. Nếu không, chúng ta sẽ tự huyễn hoặc về quyền lực của mình. Tuy nhiên việc biết trước cách người khác hay các quốc gia khác hành xử như thế nào nếu không có sự can thiệp của chúng ta là một điều không hề dễ dàng.
Định nghĩa quyền lực theo hành vi có thể hữu ích đối với các nhà thống kê và sử gia, những người đã dành nhiều thời gian tái hiện lại quá khứ, song với các chính khách và nhà lãnh đạo có tư tưởng thực dụng thì dạng định nghĩa quyền lực này có vẻ không ổn thỏa. Các nhà lãnh đạo chính trị thường quan niệm rằng khả năng sai khiến, điều khiển người khác liên quan tới việc sở hữu một số nguồn lực nào đó. Những nguồn lực này bao gồm: dân số, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, quy mô của nền kinh tế, tiềm lực quân sự và sự ổn định chính trị cùng vô số những yếu tố khác. Bản chất của định nghĩa này là nhằm khiến cho quyền lực được xác định một cách cụ thể hơn, có thể đo lường được và dễ đoán biết hơn là định nghĩa quyền lực theo hành vi. Theo cách hiểu này, quyền lực nghĩa là việc nắm giữ được nhiều quân bài tốt hơn các đối thủ khác trong một ván bài xì tố (poker) quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của trò xì tố là nếu đối thủ của bạn để lộ các quân bài đủ sức đánh bại tất cả các quân bài mà bạn đang có thì đó là lúc bạn nên dừng cuộc chơi. Nói cách khác, nếu bạn biết chắc nếu xảy ra chiến tranh bạn sẽ nhận phần thua thì bạn không nên bắt đầu cuộc chiến tranh đó làm gì.
Tuy nhiên, đã có một vài cuộc chiến tranh được khơi mào bởi những kẻ rốt cuộc bại trận. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo chính trị đôi khi chấp nhận mạo hiểm hoặc phạm sai lầm. Nhật Bản vào năm 1941 hay Iraq vào năm 1990 là những ví dụ tiêu biểu. Thông thường, trong cuộc chơi của chính trường quốc tế, không phải tất cả các đối thủ đều để ‘lộ bài”. Cũng như trong trò xì tố, hù dọa hay lừa bịp cũng có thể tạo được một sự khác biệt lớn. Thậm chí ngay cả khi không gian dối thì sai lầm vẫn có thể xuất hiện trong việc xác định nguồn lực nào là phù hợp nhất trong những tình huống nhất định. Ví dụ, Anh và Pháp có nhiều xe tăng hơn Hitler vào năm 1940 nhưng xe tăng của Hitler lại có khả năng tác chiến cao hơn và quan đội phát xít cũng có những chiến lược quân sự tốt hơn.
Sự chuyển đổi nguồn lực thành quyền lực là vấn đề cơ bản nảy sinh khi xem xét quyền lực dưới dạng các nguồn lực. Một vài quốc gia sẽ thành công hơn các quốc gia khác trong việc biến các nguồn lực thành sức mạnh ảnh hưởng hiệu quả tới hành vi của các quốc gia khác, giống như các tay bài giỏi có thể giành phần thắng dù được chia những quân bài yếu. Sự chuyển đổi quyền lực là khả năng biến đổi sức mạnh tiềm năng, được đo lường bằng các nguồn lực, thành sức mạnh thực tế, được xác định bởi những thay đổi trong hành vi của người khác. Do vậy, để dự đoán kết quả của quá trình này một cách chính xác chúng ta cần biết được kỹ năng chuyển đổi quyền lực của một quốc gia cũng như những nguồn lực mà quốc gia đó sở hữu.
Một vấn đề khác là việc xác định xem những nguồn lực nào cung cấp nền tảng tốt nhất cho quyền lực trong các tình huống cụ thể. Nguồn lực luôn phụ thuộc vào bối cảnh. Xe tăng không thực sự hữu ích ở khu vực đầm lầy, uranium cũng không phải là một nguồn lực vào thế kỷ 19. Trước kia, việc đánh giá các nguồn lực dễ dàng hơn. Ví dụ, trong nền kinh tế nông nghiệp ở Châu Âu thế kỷ 18, dân số là nguồn lực then chốt bởi đó là nền tảng cho việc thu thuế đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc tuyển mộ binh lính. Xét về dân số, Pháp là quốc gia áp đảo ở Tây Âu. Do vậy, sau khi cuộc chiến tranh Napoleon (1799-1815) kết thúc, nước Phổ trình lên các nước đồng minh thắng trận tại Hội nghị Viên một kế hoạch cụ thể phục vụ tái thiết nước Phổ và nhằm giúp duy trì cân bằng quyền lực. Kế hoạch của Phổ liệt kê toàn bộ lãnh thổ và dân số mà Phổ đã bị mất từ năm 1805 đồng thời đòi lại số lượng đất đai và dân số tương đương. Thời kỳ trước khi xuất hiện các quốc gia dân tộc, việc nhiều người dân ở các vùng đó không nói tiếng Đức hay không tự nhận mình là người Phổ không phải là điều gì quan trọng lắm. Song trong vòng nửa thế kỷ, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một vấn đề hệ trọng.
Một sự thay đổi khác về bối cảnh diễn ra vào thế kỷ 19 chính là vai trò ngày càng quan trọng của công nghiệp và hệ thống đường ray xe lửa giúp tăng nhanh tốc độ huy động binh sĩ. Trong những năm 1860, nước Đức của Bismark là nơi tiên phong sử dụng hệ thống đường sắt để di chuyển quân đội góp phần đẩy nhanh tốc độ giành chiến thắng. Dù nước Nga luôn có dân số đông hơn tất cả các nước Châu Âu còn lại song Nga vẫn gặp khó khăn để huy động và di chuyển quân đội. Sự phát triển hệ thống đường sắt phía tây nước Nga trong những năm đầu thế kỷ 20 là một trong những lý do khiến người Đức lo sợ một nước Nga đang trỗi dậy vào năm 1914. Hơn nữa, sự mở rộng hệ thống đường sắt trên khắp lục địa già làm nước Anh không thể chỉ chăm chút lo cho sức mạnh hải quân được nữa. Những thay đổi này khiến cho các quốc gia ít có thời gian để đưa quân ngăn chặn một siêu cường nào đó nhanh chóng thống trị Châu Âu.
Việc áp dụng kỹ thuật công nghiệp vào chiến tranh đã nhanh chóng tạo ra những ảnh hưởng to lớn. Những tiến bộ của khoa học và công nghệ thực sự đã tạo ra nguồn sức mạnh ghê gớm, nhất là từ khi vũ khí nguyên tử chính thức ra đời năm 1945. Thế nhưng sức mạnh của vũ khí nguyên tử đã trở nên quá đỗi khủng khiếp đến nỗi việc sử dụng chúng trở nên khó khả thi. Đơn giản là vì chiến tranh hạt nhân quá tốn kém. Thực tế, có rất nhiều trường hợp mà khi đó bất cứ việc sử dụng vũ lực nào cũng trở nên không phù hợp hoặc quá tốn kém.
Tuy nhiên, kể cả khi cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa một nhóm các quốc gia thì sức mạnh quân sự vẫn gián tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ, khi quân đội Mỹ thực hiện vai trò ngăn chặn các mối đe doạ đối với các nước đồng minh hoặc bảo đảm việc tiếp cận một số nguồn tài nguyên quan trọng như dầu lửa ở vùng vịnh Ba Tư chẳng hạn, khả năng cung cấp các lực lượng bảo vệ có thể được sử dụng như một quân bài trên bàn đàm phán. Đôi khi mối liên hệ này là rõ ràng và trực tiếp, nhưng thông thường, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 7, đây là một nhân tố không được đề cập một cách công khai nhưng luôn hiện hữu trong tính toán của các nhà lãnh đạo chính trị.
Ép buộc các nước khác thay đổi là một phương thức trực tiếp nhằm thực thi quyền lực. Quyền lực cứng có thể dựa trên phương thức đe doạ (“cây gậy”) hoặc dụ dỗ (“củ cà rốt”). Tuy nhiên cũng có cách mềm mỏng hoặc gián tiếp thực thi quyền lực. Một quốc gia có thể đạt được những mục tiêu của mình trên trường quốc tế do các quốc gia khác muốn sao chép hoặc chấp thuận cùng sử dụng một hệ thống nhằm mang lại những mục tiêu như vậy. Theo nghĩa này, việc thiết lập chương trình nghị sự và lôi kéo các nước khác cùng tham gia cũng có tầm quan trọng như việc buộc các nước đó thay đổi trong những tình huống cụ thể. Khía cạnh này của quyền lực, theo nghĩa khiến những nước khác muốn những gì mình muốn, được gọi là hành vi quyền lực hấp dẫn, hay quyền lực mềm. Quyền lực mềm có thể dựa vào những nguồn lực như sự hấp dẫn của một ý tưởng nào đó, hoặc khả năng thiết lập một chương trình nghị sự phù hợp với mong muốn của số đông. Cha mẹ có con ở lứa tuổi thanh thiếu niên biết rằng nếu định hình được lòng tin và sở thích của con cái thì uy quyền của họ sẽ lớn hơn nhiều so với việc chỉ đưa ra luật lệ và kiểm soát. Tương tự như vậy, các chính khách và nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa kiến tạo từ lâu đã hiểu rõ thứ quyền lực xuất phát từ việc thiết lập chương trình nghị sự cuốn hút người khác và việc quyết định khuôn khổ của một cuộc tranh luận. Khả năng định hình mong muốn của người khác dường như gắn liền với các nguồn lực vô hình như văn hóa, hệ tư tưởng và các thể chế.
Quyền lực mềm không tự động trở nên hiệu quả hay hợp đạo đức hơn so với quyền lực cứng. Sức mạnh trí tuệ không nhất thiết lúc nào cũng tốt hơn sức mạnh cơ bắp. Các phán xét về đạo đức còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng quyền lực của các quốc gia. Ví dụ, trùm khủng bố Osama bin Laden có trong tay quyền lực mềm theo quan điểm của những đồng đảng đã thực hiện các cuộc tấn công năm 2001. Quyền lực mềm cũng không hẳn gắn liền với chủ nghĩa tự do hơn là với chủ nghĩa hiện thực. Quyền lực là khả năng tác động tới những người khác nhằm đạt được những kết quả mà bạn muốn bất chấp các nguồn lực mà bạn có là hữu hình hay vô hình. Quyền lực mềm thường khó nắm bắt, chậm mang lại kết quả và nhiều khi thậm chí vô tác dụng. Nhưng sẽ nguy hiểm nếu người ta tảng lờ nó. Ví dụ như vào năm 1762, khi Fredererick Đại Đế của nước Phổ sắp sửa bị liên minh Pháp, Áo, Nga đánh bại, ông đã được cứu sống vì Peter (1728-1762), Sa hoàng mới của nước Nga, rất thần tượng vương triều Phổ và quyết định thoái lui khỏi liên minh chống Phổ. Năm 1917, trong mắt người Mỹ, nước Anh có quyền lực mềm lớn hơn so với nước Đức, và điều đó tác động tới việc nước Mỹ quyết định tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với tư cách đồng minh của Anh. Những ví dụ gần đây hơn bao gồm “Bốn quyền Tự do” do Franklin Roosevelt đề xuất và được Châu Âu ủng hộ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; thanh niên nghe nhạc và tin tức từ Mỹ trên đài Châu Âu Tự do đằng sau bức mành sắt trong thời kỳ Chiến tranh lạnh; hay khả năng của Liên minh Châu Âu trong việc thu hút các thành viên mới trong thời gian gần đây.
BẢNG 3.1 Các cường quốc và những nguồn lực chính
Thời kỳ | Quốc da dẫn đầu | Nguồn lực chính |
Thế kỷ 16 | Tây Ban Nha | Vàng ròng, thương mại thuộc địa, lính đánh thuê, quan hệ của triều đình |
Thế kỷ 17 | Hà Lan | Thương mại, thị trường vốn, hải quân |
Thế kỷ 18 | Pháp | Dân số, nông nghiệp, quản lý công, quân đội, văn hóa (quyền lực mềm) |
Thế kỷ 19 | Anh | Công nghiệp, hệ thống chính trị vững chắc, tài chính – tín dụng, hải quân, giá trị tự do (quyền lực mềm), địa thế đảo (dễ phòng thủ) |
Thế kỷ 20 | Mỹ | Quy mô kinh tế, ưu thế khoa học – kỹ thuật, vị trí địa lý, tiềm lực và liên minh quân sự, các chế độ quốc tế tự do và văn hóa phổ quát (quyền lực mềm) |
Thế kỷ 21 | Mỹ | Ưu thế công nghệ, quy mô kinh tế và quân sự, trung tâm thông tin xuyên quốc gia (quyền lực mềm) |
Quyền lực cứng và quyền lực mềm có liên quan nhưng không phải là một. Các thành công về vật chất khiến cho văn hóa và hệ tư tưởng trở nên hấp dẫn hơn, trong khi sự xuống cấp về kinh tế và quân sự dẫn tới sự tự ngờ vực và khủng hoảng bản sắc. Nhưng quyền lực mềm không phụ thuộc hoàn toàn vào quyền lực cứng (Bảng 3.1). Quyền lực mềm của tòa thánh Vatican không suy giảm dù quy mô càng ngày càng thu hẹp trong thế kỷ 19. Canađa, Thụy Điển và Hà Lan ngày nay dường như có nhiều ảnh hưởng hơn so với những quốc gia cùng sức mạnh kinh tế và quân sự. Liên Xô có quyền lực mềm tương đối lớn ở Châu Âu thời điểm sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhưng đã hoang phí nguồn sức mạnh này sau khi đưa quân vào Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968.
Ngày nay, đâu là những yếu tố mang lại nhiều quyền lực nhất? Năm thế kỷ tồn tại của hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại cho thấy những nguồn lực khác nhau đã đóng những vai trò then chốt trong từng thời kỳ khác nhau. Nguồn gốc của quyền lực không bao giờ là cố định và nó tiếp tục thay đổi trong thế giới ngày nay. Hơn nữa, các nguồn lực này biến đổi ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Quyền lực mềm trở nên quan trọng hơn đối với các xã hội hậu công nghiệp trong kỷ nguyên thông tin khi mà nền hòa bình dựa trên giá trị dân chủ thắng thế, trong khi quyền lực cứng thường quan trọng hơn đối với những quốc gia đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hay tiền công nghiệp hóa trên thế giới.
Trong giai đoạn thông tin là nền tảng của kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn, quyền lực trở nên khó san sẻ hơn, ít mang tính chất ép buộc hơn và cũng vô hình hơn, như những gì chúng ta sẽ thấy trong Chương 7 và Chương 8. Các nhà phân tích truyền thống sẽ dự báo kết cục của các cuộc xung đột chủ yếu dựa vào việc quân đội của ai giành phần thắng. Ngày nay, trong các cuộc xung đột như cuộc chiến chống khủng bố xuyên quốc gia, câu chuyện của ai thuyết phục hơn cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Quyền lực cứng là cần thiết để đối đầu những tên khủng bố đầu sỏ, nhưng quyền lực mềm cũng rất quan trọng trong việc giành được sự ủng hộ của những người dân vốn nếu không được tranh thủ sẽ quay sang ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.
Sự biến đổi của quyền lực cũng không giống nhau trên khắp thế giới. Thế kỷ 21 sẽ chứng kiến vai trò ngày càng lớn hơn của quyền lực của thông tin và các thể chế. Song như cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991 cho thấy, sức mạnh quân sự vẫn là yếu tố quan trọng. Quy mô kinh tế, bao gồm cả quy mô thị trường và mức độ dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, vẫn giữ vai trò quan trọng. Lĩnh vực dịch vụ ngày càng phát triển trong các nền kinh tế hiện đại, và sự khác biệt giữa lĩnh vực dịch vụ và sản xuất ngày càng bị xóa nhòa. Thông tin càng ngày càng trở nên dồi dào, và khả năng tổ chức nhằm có được phản ứng lanh lẹ và mềm dẻo sẽ trở thành một nguồn lực cốt yếu. Sự liên kết của hệ thống chính trị cũng sẽ giữ vai trò quan trọng tương tự như việc nuôi dưỡng một nền văn hoá đại chúng hấp dẫn có thể “xuất khẩu” được ra bên ngoài.
Một vấn đề lớn đối với các chính khách khi nỗ lực đánh giá trạng thái cân bằng quyền lực là đo lường các nguồn lực thường xuyên thay đổi. Đối với các nhà phân tích chính trị quốc tế, một khái niệm được sử dụng để chỉ nhiều đối tượng khác nhau sẽ dễ gây hiểu nhầm. Chúng ta phải cố gắng tách biệt và làm rõ những nội hàm cơ bản của một khái niệm thường được sử dụng một cách lỏng lẻo này. Thuật ngữ cân bằng quyền lực thường liên quan ít nhất tới 3 trường hợp khác nhau.
Cân bằng như một cách phân bổ quyền lực
Đầu tiên, cân bằng quyền lực có thể được hiểu là bất cứ sự phân bổ quyền lực nào đó. Nhưng ai là người sở hữu các nguồn lực? Đôi khi người ta sử dụng thuật ngữ cân bằng quyền lực chỉ để nói về hiện trạng, sự phân bổ quyền lực hiện tại. Do vậy, vào năm 1980, một số người Mỹ cho rằng nếu Nicargua trở thành một quốc gia cộng sản thì cân bằng quyền lực sẽ bị thay đổi. Việc dùng thuật ngữ cân bằng quyền lực theo cách này không hợp lý. Nếu một quốc gia nhỏ có thay đổi phe phái cũng có thể tác động ít nhiều đến sự phân bổ quyền lực hiện thời, nhưng đó chỉ là một thay đổi nhỏ không giúp chúng ta hiểu nhiều về những chuyển biến lớn và sâu sắc hơn trong nền chính trị thế giới.
Thuật ngữ “cân bằng quyền lực” cũng có thể được dùng để chỉ một tập hợp các tình huống đặc biệt (và hiếm gặp hơn) mà trong đó quyền lực được phân bổ một cách đồng đều. Cách sử dụng này gợi nhắc tới một chiếc thước đo hay một chiếc cân với tỉ lệ chia đều nhau. Phái theo chủ nghĩa hiện thực lập luận rằng sự ổn định đó xảy ra khi có sự cân bằng, song nhiều người cho rằng sự ổn định chỉ có được khi có một chủ thế với quyền lực vượt trội khiến cho các chủ thể khác không dám tấn công chủ thể đó. Thuyết ổn định nhờ bá quyền cho rằng mất cân bằng quyền lực sẽ tạo ra hoà bình. Sự hiện diện một cường quốc vượt trội sẽ giúp đảm bảo ổn định, nhưng khi cường quốc đó bắt đầu suy yếu và xuất hiện những cường quốc mới trỗi dậy thách thích địa vị bá quyền của cường quốc cũ thì chiến tranh lại nhiều khả năng xảy ra. Quay lại giải thích của Thucydides về cuộc chiến tranh Peloponnese chúng ta có thể thấy: sự lớn mạnh của Athens và những nỗi sợ hãi được gieo rắc ở Sparta phù hợp với thuyết chuyển giao quyền lực bá quyền mà chúng ta vừa nêu. Như phần sau của chương này cho thấy, điều tương tự được lặp lại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tuy nhiên, cũng cần thận trọng khi áp dụng những lý thuyết như vậy vì chúng có xu hướng dự báo xung đột chắc chắn xảy ra. Những năm 1880, Mỹ đã vượt qua Anh, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 1895 xảy ra một tranh chấp giữa Anh và Mỹ liên quan đến đường biên giới ở Nam Mỹ, chiến tranh tưởng chừng đã sắp nổ ra. Lúc đó, Anh là bá quyền cũ, Mỹ là cường quốc mới nổi, và nguyên nhân xung đột đã hiển hiện, song người ta không có dịp nghiên cứu cuộc chiến Anh – Mỹ 1895 vì nó không xảy ra trên thực tế. Thám tử Shelock Holmes đã từng chỉ ra rằng: chúng ta có thể tìm ra những manh mối quan trọng từ chú chó chưa bao giờ sủa. Trong trường hợp này, việc chiến tranh không nổ ra buộc chúng ta phải truy tìm những nguyên nhân khác. Những người theo chủ nghĩa hiện thực cho rằng sự nổi lên của nước Đức là mối đe doạ cận kề hơn đối với Anh và Anh sẽ quan tâm hơn đến việc kiềm chế Đức chứ không phải Mỹ. Còn chủ nghĩa tự do thì giải thích rằng bản chất dân chủ ngày càng tăng của Anh và Mỹ cũng như sự giao thoa văn hoá gần gũi giữa hai nước khiến chiến tranh không nổ ra. Tóm lại, kết luận đầu tiên về cân bằng quyền lực theo cách hiểu đầu tiên này là: những thay đổi trong quá trình phân bổ quyền lực giữa các cường quốc hàng đầu có thể là một yếu tố quan trọng, song không phải là yếu tố duy nhất để giải thích nguồn gốc của chiến tranh và bất ổn.
Cân bằng quyền lực như là một chính sách
Cách sử dụng thứ hai đề cập đến cân bằng quyền lực như một chính sách giữ cân bằng. Cân bằng quyền lực dự đoán rằng các quốc gia sẽ hành động nhằm ngăn chặn bất cứ một quốc gia nào nổi lên áp đảo. Dự báo này đã có nguồn gốc lâu đời. Năm 1848, huân tước Palmerston – thư ký đối ngoại Anh – đã nói rằng nước Anh không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn, Anh chỉ nghĩ về lợi ích quốc gia của chính mình. Năm 1914, Bộ trưởng ngoại giao Anh Edward Grey đã không muốn tham chiến, nhưng cuối cùng cũng đã tham chiến vì ông lo sợ Đức sẽ chiếm được ưu thế ở Châu Âu nhờ kiểm soát được lục địa này. Năm 1941, khi Hitler xâm lược Liên Xô, thủ tướng Anh Wilson Churchill đã nói rằng Anh sẽ tạo một sự liên minh với Stalin, người mà vài năm trước đó ông đã công kích kịch liệt, để chống lại Hitler. Churchill nói “Nếu Hitler xâm lược Địa ngục,[2] thì ít nhất tôi cũng nhắc đến Ác quỷ[3] một cách ưu ái ở Hạ viện này.”[4] Đây là những ví dụ tốt minh chứng rằng cân bằng quyền lực là một chính sách mà các chính trị gia theo đuổi.
Dự báo những cách hành xử như vậy dựa trên hai giả định cơ bản: (1) Cấu trúc của chính trị quốc tế là một hệ thống vô chính phủ gồm nhiều quốc gia, và (2) các quốc gia coi sự độc lập là mục tiêu tối thượng. Chính sách cân bằng quyền lực không nhất thiết giả định rằng các quốc gia hành động nhằm tối đa hoá quyền lực. Trong thực tế, một nước có thể chọn một cách làm khác nếu họ muốn tối đa hoá sức mạnh. Ví dụ, họ có thể là chọn cách nhảy tàu (bandwagoning), nghĩa là đi theo bất cứ phe nào được cho là mạnh hơn và cùng chia sẻ thành quả của kẻ chiến thắng. Chiến thuật nhảy tàu này thường gặp trong chính trị nội bộ của các quốc gia khi các nhà chính trị tập trung ủng hộ cho người có nhiều khả năng chiến thắng. Tuy nhiên, cân bằng quyền lực lại dự đoán rằng, một quốc gia có thể sẽ hợp tác với bất cứ quốc gia nào được xem là yếu hơn bởi họ sẽ cùng nhau hành động nhằm ngăn chặn bất cứ một quốc gia nào vươn lên giành thế áp đảo. Chiến thuật nhảy tàu trong chính trị quốc tế sẽ mang đến nguy cơ mất độc lập. Vào năm 1939 và 1940, Mussolini đã liên kết với Hitler để tấn công nước Pháp với mục đích cùng phân chia chiến lợi phẩm, nhưng rốt cuộc Ý ngày càng trở lên phụ thuộc vào Đức. Đó là lý do tại sao chính sách cân bằng quyền lực đề xuất việc liên minh với phe yếu hơn. Cân bằng quyền lực là chính sách giúp đỡ cho kẻ yếu, bởi nếu giúp đỡ kẻ mạnh thì kẻ đó sau này có thể quay lại và làm thịt bạn.
Các quốc gia có thể đơn phương cân bằng quyền lực bằng cách phát triển vũ trang hoặc thiết lập các khối liên minh với các quốc gia khác mà nguồn lực của họ giúp cân bằng với quốc gia đứng đầu. Đây là một trong những dự đoán đáng quan tâm và có tác động mạnh trong chính trị quốc tế. Trung Đông hiện tại là một ví dụ điển hình. Như chúng ta thấy trong Chương 6, khi Iran và Iraq đi đến chiến tranh trong những năm đầu thập kỷ 1980, một vài nhà quan sát nghĩ rằng tất cả các nước Ảrập sẽ ủng hộ Saddam Hussein của Iraq, người đại diện cho Đảng Ba’ath và thế giới Ảrập, chống lại Giáo chủ Ayatollah Khomeini của Iran, người đại diện cho nền văn hoá Ba Tư và thiểu số người Shi’ite theo đạo Hồi. Nhưng Syria, mặc dù có một lãnh tụ tối cao theo đường lối thế tục của Đảng Ba’ath, lại trở thành đồng minh của Iran. Tại sao? Bởi Syria đã lo ngại về việc người láng giềng Iraq nổi lên trở thành một cường quốc khu vực. Syria lựa chọn như vậy là để cân bằng quyền lực với Iraq, bất chấp ý thức hệ của mình. Những nỗ lực sử dụng hệ tư tưởng để dự báo cách hành xử của các quốc gia thường là không đúng trong khi những dự báo trái với trực giác dựa trên cân bằng quyền lực lại thường mang lại câu trả lời đúng.
Tất nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Hành vi của con người khó có thể đoán định chính xác. Con người thường có nhiều sự lựa chọn và họ không luôn luôn hành động theo như dự đoán. Những tình huống cụ thể sẽ dẫn đến những cách hành xử cụ thể của con người, nhưng chúng ta không thể luôn dự đoán chi tiết được. Nếu một ai đó hô lên rằng “Cháy!” trong giảng đường đông người, chúng ta có thể đoán rằng sinh viên sẽ chạy tứ tung tìm các nối thoát, nhưng không đoán được là lối thoát nào. Nếu tất cả cùng chọn một lối thoát thì việc chạy toán loạn có thể ngăn một số không thoát được ra ngoài. Các lý thuyết trong chính trị quốc tế thường có rất nhiều ngoại lệ. Mặc dù cân bằng quyền lực theo nghĩa là một chính sách là một trong những công cụ dự báo chính trị quốc tế mạnh nhất nhưng kết quả lại khó có thể hoàn hảo.
Tại sao các nước đôi khi lại né tránh cân bằng quyền lực và muốn liên minh với những nước mạnh hơn là những nước yếu hoặc tọa sơn quan hổ đấu từ xa, do đó phớt lờ những nguy cơ ảnh hưởng đến nền độc lập của họ? Một vài quốc gia có thể thấy không còn sự lựa chọn nào khác hoặc tin rằng họ không thể tác động đến sự cân bằng. Nếu vậy, một quốc gia nhỏ có thể quyết định buộc phải nằm trong phạm vi ảnh hưởng của một nước mạnh nhưng hy vọng thái độ trung lập sẽ đem lại cho họ một mức độ tự do hành động nhất định. Ví dụ, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Phần Lan bị Liên Xô đánh bại và nằm cách xa trung tâm Châu Âu. Người Phần Lan cảm thấy rằng trung lập sẽ an toàn hơn là cố gắng trở thành một phần trong chính sách cân bằng quyền lực của Châu Âu. Họ đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, và điều tốt nhất họ có thể làm là chấp nhận hi sinh một phần sự độc lập trong chính sách đối ngoại nhằm được tự chủ lớn hơn trong các công việc nội bộ của mình.
Một lý do khác giải thích cho việc dự báo dựa trên cân bằng quyền lực đôi khi sai liên quan đến nhận thức về mối đe doạ. Ví dụ, một sự tính toán máy móc về những nguồn lực của các quốc gia năm 1917 sẽ dẫn tới nhận định rằng Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với tư cách là đồng minh với Đức bởi vì Anh, Ph
Download toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Can bang quyen luc va CTTG lan thu nhat.pdf
[1] Richard Cobden, The Political Writings of Richard Cobden (Luân Đôn: Unwin, 1903; New York: Kraus Reprint, 1969).
[2] Ám chỉ Liên Xô (ND)
[3] Ám chỉ Stalin (ND)
[4] Wiston Churchill nói với thư ký riêng John Colville ngày 22/6/1941, trích trong Robert Rhodes James, biên tập, Churchill Speaks: Winston Churchill in Peace and War: Collected Speeches 1897-1963 (New York: Chelsea, 1980).
Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. |
Loạt bài Lịch sử Việt Nam |
|||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Trong khi cố gắng làm tăng sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Đông Dương và nhân lực để đánh Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp trấn áp tất cả hoạt động tụ tập yêu nước ở Việt Nam.
Đất nước tồn tại là một thành viên tương đối nhiệt tình của Đế quốc Pháp, và rất nhiều người Việt tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (xem Lực lực viễn chinh Việt Nam). Có vẻ như món ăn phở xuất hiện khoảng năm 1910-1912, đủ sớm trong thế kỷ mới, và ngay trước khi những người di cư bị bắt ép đầu tiên từ Việt Nam đặt chân đến Pháp để giúp "tổ quốc" đẩy lùi sự xâm lược của Đức trong chiến tranh. Sự bước vào Thế chiến 1 của Pháp thấy rằng những uy quyền ở Việt Nam cưỡng bức hàng ngàn "người tình nguyện" vào sự phục vụ ở châu Âu, dẫn đến nhiều cuộc nổi loạn khắp Nam Kỳ. Có đến 50.000 binh lính và 50.000 lao công người Việt, bị cưỡng chế kéo khỏi những làng mạc, được đưa sang châu Âu chiến đấu cho Pháp trong chiến tranh. Họ bị gọi nhập ngũ, và hàng ngàn đã tử trận ở Somme và Picardy, gần bờ biển Bỉ và rất nhiều nữa hy sinh ở chiến trường Trung Đông đẫm máu. Trải qua những sự tiếp xúc với người châu Âu và kiểu viết của mình, vài người đạt được một hương vị cho quan niệm phổ biến của nước tự trị, đấu tranh cách mạng, và sở thích. Việt Nam còn phải đóng góp 184 triệu đồng bạc trong hình thức của sự vay nợ và 336.000 tấn lương thực. Những gánh nặng này chứng minh tất cả thất vọng vì nông nghiệp va phải khó khăn bởi tai họa thiên nhiên từ 1914 đến 1917.
Thiếu mất một tổ chức toàn quốc thống nhất, hoạt động dân tộc Việt Nam, dù vẫn mãnh liệt, thất bại để lấy lợi thế của những sự khó khăn Pháp đang trải qua như là kết quả của chiến tranh để đưa ra bất kỳ những sự nổi dậy đáng chú ý nào.
Bước tiến của những người có học thức đã suy sụp trong khi những lực lượng xã hội mới vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy những chiến dịch quy mô lớn.
Cả hai những sự chiến thắng và mất mát của Việt Nam trong chiến trường Chiến tranh thế giới thứ nhất đóng góp đầy ý nghĩa đến đặc tính quốc gia và dân tộc của Việt Nam. Trong thời gian nó được ám chỉ đến "Lễ rửa tội máu dưới lửa" của Việt Nam. Hơn 30.000 người Việt Nam đã chết trong xung đột và 60.000 bị thương. Người dân Việt Nam còn bị buộc phải chịu thêm nhiều sưu thuế nặng nề để tài trợ nỗ lực chiến tranh của Pháp.
Nhiều cuộc nổi loạn chống thực dân bộc phát tại Việt Nam nhưng đã bị Pháp đàn áp dễ dàng. Năm 1916, vua Duy Tân xuất cung tham gia cuộc nổi dậy do Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức. Người Pháp được mật báo kế hoạch nổi dậy nên đã bắt giam và xử chém những người lãnh đạo cuộc nổi dậy. Vua Duy Tân bị truất ngôi và bị đày ra đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
Một trong những cuộc nổi dậy hữu hiệu nhất năm 1916 là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ở miền Bắc. Khoảng 300 binh lính người Việt đã nổi dậy, phóng thích và cấp súng ống cho 200 tù binh chính trị cùng vài trăm dân địa phương. Nghĩa quân đánh chiếm và làm chủ Thái Nguyên trong nhiều ngày liền, với hy vọng được tiếp viện bởi Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Khi không ai đến giúp họ, Pháp đã đánh chiếm lại Thái Nguyên và truy bắt hầu hết các nghĩa quân.
Bí ẩn Thế chiến thứ nhất: Một lính Anh từng tha mạng Hitler?
Hải Võ |
(Soha.vn) - Binh sĩ Anh Quốc Henry Tandey động lòng trắc ẩn và tha mạng cho một binh sĩ người Đức bị thương trên chiến trường. Và người lính Đức đó chính là Adolf Hitler.
Theo BBC tiếng Trung, có một câu chuyện được lưu truyền rộng rãi thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất (WWI), đó là một binh sĩ người Anh tên Henry Tandey đã động lòng trắc ẩn và tha mạng cho một binh sĩ người Đức bị thương trên chiến trường. Và người lính Đức đó chính là Adolf Hitler.
Tiến sĩ Jonathan, người viết tiểu sử của Henry, chỉ ra rằng dựa trên các chứng cứ lịch sử cho thấy rõ, hành động xót thương của Henry Tandey đối với Hitler là không thể xảy ra.
BBC cho hay, khởi nguồn của câu chuyện có nhiều khả năng là từ chính bản thân Hitler. Ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra năm 1939, Thủ tướng Anh Chamberlain đã tới Đức và có cuộc hội đàm cùng Hitler, với mục đích mưu cầu “hòa bình cho cả một thời đại”.
Tại biệt thự Berghof của Hitler tại vùng Bavaria, Chamberlain chú ý tới một bức tranh được treo trên tường tại phòng làm việc. Bức tranh mô tả một chiến dịch năm 1914 tại Menin. Nhân vật chính trong tranh là một người lính Anh mà theo Hitler tên là Henry Tandey, đang cõng một lính Đức bị thương mà Hitler tự nhận là mình.
Người lính cõng thương binh trên lưng được cho là Henry Tandey
Theo BBC, viện bảo tàng đơn vị quân đội nơi Henry Tandey phục vụ còn lưu giữ thư cảm ơn từ chính trợ lý của Hitler. Trong thư Hitler nói rằng ông ta cảm thấy “hứng thú” đối với tác phẩm phản ảnh cuộc chiến tranh mà chính bản thân mình đã trải qua.
Tuy nhiên, chuyên gia Jonathan đã chỉ ra nhiều điểm nghi vấn xung quanh câu chuyện nói trên. Ông nói, mặc dù thời gian mà Hitler nhắc tới là chính xác, tuy nhiên khả năng trùm phát xít có thể nhận ra Henry Tandey là rất thấp. Nguyên nhân ông Jonathan đưa ra rất đơn giản, bởi vì tại trận chiến năm 1918 đó Henry Tandey đã bị thương tích đầy mình, “toàn thân đều là bùn và máu” và “hoàn toàn khác với hình ảnh trong tranh”.
Jonathan còn phát hiện thấy nhiều điểm nghi vấn hơn trong tư liệu lịch sử về cuộc chiến. Dựa trên ghi chép về chiến dịch năm 1918 thì Adolf Hitler và Henry Tandey không thể xuất hiện tại cùng một chiến trường.
Theo như các câu chuyện được lan truyền thì hai người “giáp mặt” trên chiến trường vào ngày 28 tháng 9 năm 1918. Tuy nhiên, theo như tư liệu ghi chép lại thì đơn vị của Hitler vào thời điểm đó nằm cách xa vị trí của Henry Tandey tới 50 dặm về phía bắc.
Ngoài ra, các ghi chép cũng cho thấy rõ, từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 9 năm 1918, Hitler đang được “nghỉ phép”. Điều này chứng minh vào ngày 28 tháng 9, Hitler có thể vẫn đang nghỉ, hoặc trên đường trở lại đơn vị, và dù có mặt tại đơn vị thì Hitler cũng đóng quân cách Henry 50 dặm.
Ông Jonathan nhận định Hitler không bị nhầm lẫn, mà là có chủ ý xây dựng câu chuyện như vậy. Mục đích của trùm Đức Quốc Xã không chỉ nhằm tăng sự bí ẩn cho bản thân, mà còn là một phần trong kế hoạch “thần thánh hóa” của ông ta.
Thủ tướng Anh Chamberlain hội đàm với Quốc trưởng Adolf Hitler trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ
Ngay cả bản thân Henry Tandey đối với câu chuyện “duyên kỳ ngộ” cùng Hitler cũng bán tín bán nghi.
Henry thừa nhận vào ngày 28 tháng 9 năm 1918, ông này đã từng tha mạng cho một binh sĩ địch. Tuy nhiên ông cũng khẳng định rằng nếu không có thêm thông tin thì không thể xác thực người lính Đức kia chính là Adolf Hitler.
Năm 1939, người ta dẫn lời Henry nói: “Theo cách nói của người ta thì tôi đã đối mặt với Hitler. Có thể bọn họ nói đúng. Nhưng tôi không còn nhớ nữa”.
Bất chấp những nghi vấn nói trên, câu chuyện ly kỳ về cuộc tao ngộ giữa người lính anh hùng Henry Tandey cùng “Quốc trưởng” Hitler vẫn được lưu truyền lại cho tới ngày nay.
theo Trí Thức Trẻ
Đội bóng "ngoài hành tinh" trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
(Thể thao) - Không phải là chuyện tưởng tượng, đã từng có thời các cầu thủ ra sân với trang phục như thế.
Đội bóng "ngoài hành tinh" trong Thế chiến thứ nhất |
Trong
thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, một số vũ khí hóa học
đã được sử dụng, điển hình là khí gas độc. Khi kết hợp với hơi nước, khí
này sẽ biến thành axit làm tổn thương phổi.
Bất
chấp điều đó, tại miền Bắc nước Pháp, nơi rất gần chiến trường, các binh
sĩ đến từ Anh vẫn tổ chức thi đấu bóng đá bình thường. Để đảm bảo an
toàn, họ đội những chiếc mặt nạ chống độc vào sân. Các trận đấu diễn ra
khá quyết liệt và đầy mê say.
Một pha tranh chấp bóng quyết liệt |
Ở
thời điểm hiện tại, trang phục của đội bóng trên trông chẳng khác nào
những người ngoài hành tinh. Nhưng tình yêu môn thể thao vua của họ rất
đáng khâm phục.
Một ví dụ nữa về sự thu hút của
trái bóng tròn. Năm 1915, khi chiến tranh đang diễn ra, chung kết FA Cup
vẫn diễn ra tại sân Old Trafford và thu hút 50.000 khán giả đến sân. Trận đấu đó, Sheffield United đã đánh bại Chelsea với tỉ số 3-0 và lên ngôi vô địch.
Cổ động viên đến sân rất đông |
Câu chuyện bóng đá: Bóng đã từng lăn giữa chiến trường đẫm máu
Thỏa thuận ngừng bắn Giáng sinh
Giáng
sinh năm 1914, cách đây gần 101 năm, Thế chiến thứ nhất bắt đầu bước
vào giai đoạn quyết liệt. Cuộc chiến đã diễn ra được 4 tháng và bắt đầu
lan rộng. Giáng sinh đầu tiên của chiến tranh. Các quốc gia trung lập,
Mỹ và Giáo hoàng kêu gọi người Anh và Đức tạm ngừng chiến trong thời
gian Giáng sinh, và nhận được sự ủng hộ từ cả hai bên tham chiến.
Vào
ngày Giáng sinh, vũ khí, đạn dược được cung cấp cho tiền tuyến ít hơn,
thay vào đó là quà, thiệp Giáng sinh, đồ ăn và thức uống được chuyển
đến. Rất nhiều cây thông Giáng sinh cũng xuất hiện ở chiến hào, và theo
những người có mặt, những bài hát Giáng sinh đều đặn vang lên, đầy nỗi
buồn và sự suy tư.
Ngày 2 tháng 1
năm 1915, báo Bolton Chronicle đăng một bức thư của binh sỹ J.A.Farell
“Buổi chiều Giáng sinh, đã có một trận bóng đá diễn ra ngoài chiến hào,
ngay trong tầm nhìn của kẻ thù”.
Ngày
9 tháng 1, tờ Chester Chronicle đăng một bức thư từ binh sỹ Lance
Corporal Hines kể rằng ông đã thấy một binh sỹ Đức ở khu vực giữa 2 trận
tuyến hét lên rằng một ngày nào đó được xem Woolwich Arsenal (tiền thân
của CLB Arsenal ngày nay) đá với Tottenham.
Sau
đó, The Times tiếp tục tiết lộ bức thư của một binh sỹ thuộc đoàn quân y
Hoàng gia kể lại trận bóng đá của đồng đội mình với các binh sỹ thuộc
trung đoàn 133 Saxons của Đức. Trận đấu kết thúc với tỷ số 3-2 nghiêng
về các “cầu thủ” Đức. Sau này, các tư liệu từ trung đoàn 133 của Đức
cũng xác nhận trận đấu đấy, được mô tả “Những chiếc mũ cối được dùng để
làm cột gôn, và một binh sỹ gốc Scotland cung cấp quả bóng”.
Nhưng
đây không phải là trận bóng đá duy nhất giữa những binh sỹ hai bên
chiến tuyến vào ngày Giáng sinh năm ấy. Ngày 31 tháng 12 năm 1914, tờ
Newcastle Evening Mail đăng tải một đoạn phỏng vấn thượng sỹ Frank Naden
thuộc quân đoàn địa phương số 6 Cheshire, đồn trú tại Ypres (Bỉ), vừa
trở về Newcastle “Vào ngày Giáng sinh, một binh sỹ người Đức giơ cao tay
không đi ra khỏi chiến hào. Chúng tôi cũng bước ra và gặp nhau ở giữa
hai chiến hào, bắt đầu nói chuyện và trao đổi thực phẩm, thuốc lá và đồ
lưu niệm cho nhau. Người Đức tặng chúc tôi một ít xúc xích, chúng tôi
trao đổi lại bằng một số dụng cụ của mình. Một binh sỹ Scotland chơi kèn
túi, và sau đấy chúng tôi tổ chức một trận đá bóng. Các binh sỹ Đức có
vẻ mệt mỏi với cuộc chiến và mong nó sớm kết thúc. Ngày hôm sau, chúng
tôi nhận được lệnh chấm dứt việc gặp gỡ với kẻ thù từ cấp trên, nhưng
chúng tôi không bắn vào người Đức ngày hôm đó, và họ cũng thế”.
Câu
chuyện của Frank Naden được bổ sung bởi đồng đội Ernie Williams vào năm
1983 “Quả bóng xuất hiện từ các binh sỹ Đức, họ dựng gôn, chúng tôi
bước đến và trận đấu bắt đầu. Có hàng trăm binh sỹ cả hai bên tham gia
cổ vũ cho trận đấu”.
Tương tự, dựa
vào những câu chuyện được tổng hợp rất nhiều năm sau cuộc chiến, người
ta ước tính có hàng chục trận bóng như thế được tổ chức dọc chiến tuyến.
Đầu tiên và duy nhất
Đấy
cũng là lần duy nhất, các trận bóng giữa những kẻ thù trên chiến tuyến
được tổ chức. Khái niệm “Chrismas Truce” – thỏa thuận ngừng bắn Giáng
sinh biến mất hoàn toàn sau đấy. Cuộc chiến kéo dài đến tận năm 1918,
với 19 triệu người chết, hàng chục triệu người trở về với cơ thể không
còn lành lặn.
Trước
khi cuộc chiến nổ ra, bóng đá là đặc quyền riêng của những người thuộc
giới thượng lưu, và chỉ những người thuộc tầng lớp cao mới được hưởng
đặc quyền xem bóng đá. Sau bốn năm chiến tranh, với sự huy động tất cả
các tầng lớp trong xã hội tham gia cuộc chiến, bóng đá được chơi nhiều
hơn ở các trại huấn luyện, các nhà máy và thậm chí trong các trại tù
binh chiến tranh, những người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã
hội xích lại gần nhau hơn, xung quanh trái bóng tròn.
Chiến
tranh kết thúc, quả bóng theo chân những người trở về lăn trên mảnh đất
quê hương. Với người Anh, năm 1918 không chỉ đánh dấu việc chiến tranh
kết thúc, mà còn là thời điểm bóng đá chính thức trở thành môn thể thao
bình dân, tất cả mọi người đều chơi được, để bắt đầu đơm hoa kết trái
trên vương quốc rộng lớn này.
Đến bài học giáo dục hôm nay
Câu
chuyện cảm động về trận bóng giữa chiến tuyến đã gợi cảm hứng cho những
người làm bóng đá ở Anh. Nói như giáo sư Mark Connelly “Có một khoảng
cách cực kỳ lớn giữa việc thỏa thuận ngừng bắn và coi nhau như anh em và
chúng ta phải đưa chúng gần lại với nhau”. Từ năm 2011, Liên đoàn bóng
đá Anh và Ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh bắt tay nhau cho ra đời giải
đấu Thỏa thuận ngừng bắn Giáng sinh (Christmas Truce Tournament), được
tổ chức thường niên tại Ypres (Bỉ) – chính nơi diễn ra trận bóng đá hơn
100 năm trước.
Giải
được tổ chức cho những bé trai từ 12 tuổi trở xuống, song song với
những trận đấu bóng, là những hoạt động ngoại khóa, những hoạt động mang
tính giáo dục về sự khốc liệt của chiến tranh, về giá trị của hòa bình
và tình yêu thương. Hai mươi đội bóng đại diện cho các CLB Premier
League sẽ tranh tài cùng các đội bóng đến từ Bỉ, Đức, Scotland, Pháp và
Áo.
Từ
sự thành công và nhận được rất nhiều sự ủng hộ của xã hội, Ban tổ chức
Premier League, Liên đoàn bóng đá Anh, Football League và Hội đồng Anh
khởi động phong trào “Football Remembers” với ý nghĩa tương tự, thành
một chương trình giáo dục triển khai đến 30.000 trường học trên toàn
vương quốc Anh.
Chương
trình dự kiến sẽ được tổng kết vào năm 2018, trong dịp kỷ niệm 100 năm
ngày Thế chiến thứ nhất kết thúc. Cũng trong chương trình, các cầu thủ
cả chuyên nghiệp và nghiệp dư được kêu gọi tải hình ảnh lên các mạng xã
hội với hashtag #footballremembers để tưởng nhớ đến những người đã ngã
xuống trong Thế chiến thứ nhất.
Chiến
tranh đã lùi sâu vào quá khứ. Những mất mát, tổn thương đã phần nào được
hàn gắn. Nhưng thế hệ trẻ vẫn cần được nhắc nhở về nó, về những trận
bóng giữa những người lính ở hai bên chiến tuyến cả trăm năm về trước,
để thấm thía hơn về giá trị của hòa bình.
KIM THIỀN
Nhận xét
Đăng nhận xét