MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 552
(ĐC sưu tầm trên NET)
Mô hình con rồng đang được che bạt để tháo dỡ.
Dọc dãy hành lang lầu 3 khu C, ở khu lưu trú, phòng nào cũng đóng chặt
cửa, yên ắng. Theo chân chị Lê Thị Thùy Tiên (27 tuổi, quê Tiền Giang)
lên phòng ở dãy F, chúng tôi nhớ về những năm tháng sinh viên sống ở ký
túc xá với những chiếc giường tầng, những tấm màn đủ màu sắc để phân
chia không gian diện tích…
Nhưng đây chỉ là danh hiệu không chính thức. Còn chiếc vương miện hoa hậu đầu tiên phải đến vài chục năm sau mới được trao.
TS sử học Thu Trang, tên thật là Công Thị Nghĩa, đã đoạt danh hiệu hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, cũng là của cả Việt Nam vào ngày 20-2-1955.
Đầu năm 1955, Bộ trưởng Thông tin Trần Chánh Thành và Bộ trưởng Xã hội Nguyễn Mạnh Bảo của chính quyền Sài Gòn lúc đó họp bàn với nhau tổ chức lễ hội kỷ niệm Hai Bà Trưng, trong lễ hội đó sẽ có cuộc thi hoa hậu đầu tiên.
Nhà báo bỗng nhiên “bị” mời đi thi hoa hậu
Lý do để có thể tổ chức một cuộc thi hoa hậu như vậy là nhằm tôn vinh hai nữ anh hùng dân tộc, đồng thời qua đó lấy tiền bán vé để ủng hộ cho Ủy ban Chẩn tế xã hội, một cơ quan từ thiện lúc đó. Sâu xa hơn, chính quyền Sài Gòn thông qua cuộc thi truyền đi ý nghĩa về mặt chính trị với quốc tế (cụ thể nhất là với báo giới Mỹ) về hình ảnh một miền Nam mới, ổn định, hòa bình…
Nhà báo Thu Trang lúc đó mới 23 tuổi đến gặp ban tổ chức (BTC) cuộc thi để lấy thông tin viết bài về cuộc thi hoa hậu, chẳng ngờ BTC vừa thấy cô lập tức chộn rộn hẳn lên. Rồi thay vì cung cấp thông tin cho cô viết bài, BTC lại “dụ” cô đi thi: “Cô nhà báo xinh đẹp như vầy nên đi thi luôn đi, nhan sắc cô mà không thi uổng lắm”.
Bất ngờ, Thu Trang từ chối, lấy lý do nhà báo không nên đi thi, rồi nhan sắc lên sân khấu sợ không đẹp. Nhưng BTC hết sức thuyết phục, rằng đây là cuộc thi đầu tiên, thí sinh ít có người đẹp đăng ký, cuộc thi có báo giới quốc tế chứng kiến nên nếu thí sinh có ít người đẹp sẽ mất thể diện phụ nữ Việt Nam… Thậm chí khi cô viện lý do không có trang phục đẹp để mặc, BTC cũng thuyết phục cô chỉ cần có một chiếc áo dài thôi là đủ vì cuộc thi lúc đó không có phần thi áo tắm. Sau này Thu Trang kể lại, nếu cuộc thi có phần thi áo tắm cô chắc chắn sẽ không bao giờ đi thi dù đã nhiều lần mặc áo tắm đi tắm biển.
Mặc dù ban đầu Thu Trang chỉ định đi thi cho vui, không tin tưởng lắm vào việc trúng giải, rốt cuộc cô lại giành ngôi vị cao nhất. Nếu so với các thí sinh hoa hậu thời nay, chiều cao của cô thấp hơn nhiều. Cô chỉ cao 1,61 m, đi thêm đôi guốc nên cao lên 1,68 m, số đo 86 - 62 - 88 và nặng 53 kg. Tuy nhiên, ở thời điểm hơn 60 năm trước thì đây là số đo lý tưởng. Chính vì vậy, khi công bố kết quả, Thu Trang thậm chí còn vượt xa đến vài chục điểm so với á hậu 1 và á hậu 2.
Ngay sau khi đăng quang, Thu Trang được đưa lên một chiếc xe De Soto mui trần sang trọng cùng đoàn diễu hành qua các đường phố chính của Sài Gòn trong hai tiếng đồng hồ.
Ngày hôm sau, các báo Sài Gòn đồng loạt loan tin: Cô Thu Trang, một nữ ký giả, chiếm giải Hoa khôi cuộc thi sắc đẹp do hội AMAS tổ chức tại Chợ Lớn mục đích giúp chẩn tế xã hội/ Nữ ký giả Thu Trang hay tân hoa hậu Việt Nam… Cô được phỏng vấn, được mời viết cảm tưởng… Báo chí và dư luận rầm rộ đến hơn nửa tháng trời mới giảm bớt.
Cô được gọi đùa là hoa hậu Lambretta do được tặng phần thưởng giá trị là chiếc xe Lambretta và nhiều mỹ phẩm giá trị cùng một chuyến du lịch Mỹ. Chiếc xe được hai cậu em trai thích quá leo lên chạy thử, suýt gây tai nạn nên phải gọi người bán gấp.
Sau những niềm vui ban đầu, bắt đầu cuộc sống bị xáo trộn, hết người này rồi người kia đến gặp mời đi giao lưu…, tiệm sách của gia đình lúc nào cũng đông nghẹt người đến không phải để mua sách mà để… coi hoa hậu. Rất nhiều họa sĩ mời cô làm mẫu để họ vẽ và dĩ nhiên không thể thiếu những người của giới điện ảnh mới manh nha ở Sài Gòn mời cô đóng phim.
Điện ảnh - vinh quang và nước mắt
Sau bộ phim đầu tay, năm 1957, Thu Trang được mời tham gia bộ phim thứ hai mang tên Lục Vân Tiên của đạo diễn Tống Ngọc Hạp mới từ Pháp về. Thực ra Tống Ngọc Hạp không học đạo diễn mà học âm nhạc, ông vừa là đạo diễn vừa sáng tác nhạc cho phim. Phim được đề cử mang đi dự Liên hoan phim châu Á 1957, rồi mang đi giới thiệu qua nhiều quốc gia khác với mục đích mang chuông đi đánh xứ người. Toàn bộ hậu kỳ phải làm ở Nhật, thời gian ở nước ngoài khá lâu nên kinh phí không đủ, đoàn từ bốn người đã rút lại còn mỗi đạo diễn và Thu Trang. Lần đầu tiên Việt Nam mang phim dự liên hoan và giới thiệu, những cuộc ra mắt liên tục khắp nơi, Thu Trang và đạo diễn Hạp liên tục xuất hiện trên các tờ báo. Và khi một nam, một nữ còn trẻ gắn bó với nhau nơi xứ lạ bơ vơ thì điều gì ắt phải đến đã đến. 25 tuổi trở thành đàn bà ngay khi không hề biết chút gì về chuyện tình dục, Thu Trang đã có thai ngay tháng đầu tiên ở Nhật. Đây là một sai lầm kinh khủng vì Tống Ngọc Hạp đã có vợ và dư luận xã hội lúc bấy giờ không dễ gì tha thứ cho một sự việc như thế. Thu Trang kiên quyết giữ lại đứa con của mình và sẵn sàng chấp nhận tất cả búa rìu dư luận.
Mùa thu năm 1957, cả hai trở về Sài Gòn. Dù thai sắp đến ngày sinh nở nhưng một đám đông giận dữ đã đón họ ở sân bay đúng nghĩa của một scandal. Trong hồi ký của mình, Thu Trang đã mô tả lại chiếc valy chứa đồ sơ sinh của con trai bị xé nát; quần áo, nữ trang bị mất; hình ảnh, giấy tờ chỉ trong bóp tay mới còn. Nhà sản xuất người Ấn Độ tên Robert phải dẫn cô chạy lên xe riêng để thoát khỏi đám đông phẫn nộ.
Cuối năm đó, nhóm các nhà làm phim người Mỹ đến Việt Nam để dự định thực hiện bộ phim Người Mỹ trầm lặng dựa trên tiểu thuyết đang ăn khách lúc đó. Đạo diễn Mankiewicz cho người tìm Thu Trang cho vai diễn cô gái Việt trong phim nhưng cô từ chối gặp. Mặc dù nhiều người nói cô đã từ chối một cơ hội quý để tìm đường đến kinh đô kiện ảnh Mỹ nhưng Thu Trang không bận tâm. Điều cô cần là rời xa điện ảnh để sống cuộc đời bình an. Cô xin vào làm việc ở một công ty nước ngoài để tránh điều tiếng, con trai cô đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên để kỷ niệm tình yêu đầu tiên và sau này cô cũng chưa bao giờ trách móc đạo diễn Tống Ngọc Hạp bất cứ điều gì.
Tuy nhiên, cuộc sống lại không đi theo những gì Thu Trang nghĩ.
Hoa hậu đầu tiên lại là một… điệp báo viên
Sinh ra tại làng hoa Ngọc Hà, Hà Nội, trong một gia đình yêu nước và di cư vào Sài Gòn năm 1942, Thu Trang rất mến mộ luật sư Nguyễn Hữu Thọ khi ông luôn đứng ra bào chữa cho những người yêu nước chống Pháp. Cô tham gia phong trào Trần Văn Ơn và được Việt Minh móc nối đưa ra khu để tổ chức làm điệp báo nội thành do vẻ ngoài xinh đẹp, tiểu thư. Vào làm việc ở Phòng Thông tin Mỹ, ở môi trường này Thu Trang tham gia các buổi tiếp tân với các chính khách, sĩ quan và một số tướng lĩnh… để tìm thông tin.
Tuy nhiên, làm nhiệm vụ chưa được bao lâu, năm 1952 đường dây bị lộ. Thu Trang bị bắt đưa về bót Catina tra tấn dã man. Thậm chí sau này cô không bao giờ thích bóng đá chỉ vì một tên cảnh sát tra tấn vốn xuất thân là cầu thủ bóng đá.
Gần một năm bị giam trong Khám lớn, đến năm 1953, Thu Trang được đưa ra tòa án binh. Cô được chính luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng ra cãi cho trắng án. Ra tù, Thu Trang quyết định đi theo nghề báo bởi mọi người nhận thấy cô có khả năng viết rất tốt, thường xuyên viết thư giúp các đồng đội trong chiến khu.
Sau khi ra Luật 10/59, cảnh sát thường xuyên khám nhà cô, thậm chí khi cô lên Đà Lạt mở quán cà phê với bạn cũng bị bắt về Sài Gòn giam một tháng trời và cấm không cho rời khỏi Sài Gòn vì là người kháng chiến cũ.
Để tránh nguy hiểm cho bản thân, nhân được mời qua Pháp thực hiện một bộ phim, Thu Trang đã ở lại Paris. Tại đây cô đã lập gia đình với một nhà khoa học người Pháp, sau này trở thành giáo sư y khoa. Tại Pháp Thu Trang đã theo học cao học, rồi tình yêu với lịch sử Việt Nam và những nhà yêu nước đã thúc đẩy cô làm luận án tiến sĩ sử học tại ĐH Paris về những hoạt động của Phan Chu Trinh tại Pháp.
Sau khi đất nước thống nhất, bà Thu Trang về Việt Nam thăm và nhận thấy ngành du lịch còn chưa phát triển đúng mức ở nhiều địa phương, bà trở lại Paris tìm học về nghiên cứu du lịch để góp ý phát triển du lịch Việt Nam và nhiều lần về nước giảng dạy cho các sinh viên về du lịch.
Nhiều năm là thành viên Đoàn chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Pháp và Tổng Thư ký Hội Khoa học xã hội, tình yêu và những đóng góp với đất nước của hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn chưa bao giờ phai nhạt.
Theo Phạm Trường Giang (Pháp Luật TPHCM)
Theo nhiều nhân chứng tại hiện trường thuật lại, vào khoảng 14h chiều
8/1, họ nghe nhiều tiếng súng nổ phát ra từ căn nhà số 230 Nguyễn Thị
Nhỏ (phường 4, quận 11) nên chạy lại xem, khi vừa chạy đến thì họ nhìn
thấy một thanh niên từ trong nhà chạy ra leo lên xe do một thanh
niên khác đứng chờ sẵn, sau đó cả 2 nổ máy xe tẩu thoát khỏi
hiện trường.
Khi 2 thanh niên bỏ đi, người dân đến kiểm tra thì phát hiện người đàn ông (khoảng 40 tuổi, là chủ nhà) nằm gục xuống sàn nhà tử vong.
Ngay khi nhận được thông tin vụ trọng án, Công an quận 11 có mặt
phong tỏa hiện trường, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM
tiến hành khám nghiệm và điều tra vụ việc.
Thi thể nạn nhân sau đó được đưa về nhà xác để phục vụ công tác điều tra.
Trong nỗ lực từng bước thay đổi để giảm bớt phiền hà, thời gian chờ đợi khám bệnh
cho bệnh nhân - mô hình phòng khám 1 cửa tại bệnh viện phụ sản Hùng
Vương, TP.HCM được xem như 1 giải pháp bước đầu đem đến sự hài lòng cho
người bệnh.
Người bệnh ngay khi đăng ký khám bệnh sẽ được cấp thẻ khám bệnh tạm ứng theo gói phù hợp với nhu cầu khám bệnh của bệnh nhân.
Nhiều bệnh nhân cho biết trước đây mỗi lần đi khám bệnh họ phải đóng tiền lắt nhắt nhiều lần mỗi khi bác sĩ cho làm xét nghiệm, siêu âm hay chụp X-quang... và phải chờ rất lâu mới đến lượt đóng tiền ở quầy thu ngân.
TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương, TP.HCM cho biết: "Với việc cải tiến này, người bệnh chỉ cần đóng tiền cho quá trình khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng, kê đơn thuốc tại phòng khám ban đầu".
Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hơn 2.000 bệnh nhân đến khám và điều trị, trong đó trên 70% là người bệnh BHYT, do đó mô hình phòng khám 1 cửa thật sự đã phát huy hiệu quả rõ rệt, tổng thời gian từ lúc bắt đầu khám đến khi ra về chưa đến 2 đồng hồ.
Trong thời gian tới, hệ thống thanh toán viện phí trực tuyến sẽ kết nối đến toàn bệnh viện để hoàn tất gói khám của người bệnh từ lúc nhận vào cho đến lúc kết thúc mua thuốc ra về.
Sau hơn 1 tuần ra mắt, MV Lạc trôi
của Sơn Tùng M-TP đã thu hút hơn 28 triệu lượt xem trên Youtube. MV
mang hình ảnh pha lẫn phong cách cổ trang và hiện đại, cùng chất nhạc
future bass kết hợp nhạc cụ dân tộc. Hình ảnh được thực hiện đẹp mắt
cùng nhiều bối cảnh được dàn dựng công phu đã khiến cho người xem không
khỏi tò mò về quá trình thực hiện MV.
Để đáp lại sự quan tâm và yêu mến của khán giả, Sơn Tùng M-TP mới đây đã đăng tải toàn bộ video hậu trường quay MV Lạc Trôi với lời tâm sự từ chính Sơn Tùng M-TP về những cảnh quay và công sức của cả một ekip trong quá trình thực hiện MV.
VTV.vn - Sau một thời gian chờ đợi, khán giả cuối cùng cũng được thưởng thức trọn vẹn MV Lạc trôi - sản phẩm âm nhạc mới nhất của Sơn Tùng M-TP
Sự xuất hiện của Đàm Vĩnh Hưng trở thành phần trình diễn được khán giả mong chờ nhất trong Âm nhạc và Bước nhảy tháng 1. Nam ca sĩ đã "cháy" hết mình trong minishow của chương trình. Anh thể hiện bốn ca khúc nổi tiếng: Tình có như không (Trần Thiện Thanh), Tình yêu thầm kín (Thái Thịnh), Anh nhớ em vô cùng phiên bản remix (Duy Mạnh) và Tan vỡ (Lê Hữu Minh).
Mr. Đàm gây ấn tượng với những tiết mục được dàn dựng công phu, đầy sáng tạo. Nam ca sĩ hóa thân thành bạch mã hoàng tử và nhảy cực sung với ca khúc sôi động Tình có như không.
Anh còn ngồi trên chiếc thuyền "khủng" trình diễn ca khúc Anh nhớ em vô cùng. Đồng thời, anh cũng thể hiện sự huyền bí trong giọng hát cũng như phong cách trình diễn qua tiết mục Tình yêu thầm kín.
Bên cạnh đó, chương trình có màn trình diễn sôi động của Hoài Anh Kiệt với ca khúc Xa vời. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong viết riêng cho Hoài Anh Kiệt.
"Gái một con" Vy Oanh gửi đến khán giả ca khúc nhạc ngoại lời Việt mang tên Hãy đến bên anh. Vy Oanh có màn trình diễn "bùng cháy" với những động tác vũ đạo nóng bỏng.
Trong khi đó, Hoàng Yến Chibi và Huy Nam có màn kết hợp vô cùng ăn ý. Cả hai cùng thể hiện ca khúc Ta nói nó vui với giai điệu rộn ràng, ca từ dễ nhớ và sáng tạo. Hai ca sĩ còn có phần vũ đạo ấn tượng và đáng yêu trong màn trình diễn.
Chương trình cũng có màn kết hợp của Thanh Duy và Đại Nhân. Cả hai song ca bài hát nhẹ nhàng mà sâu lắng mang tên Tự mình.
Ngoài
ra, chương trình có cả sự góp mặt của Nguyên Vũ, Cao Thái Sơn, Quách
Tuấn Du, Phương Trinh Jolie, Tiêu Châu Như Quỳnh, Đinh Hương, Chí Thiện,
Hoài Anh Kiệt, Bảo Kun, nhóm Ayor với các ca khúc sôi động như: Điều quý giá hơn, Đừng khóc nữa em, Khói thuốc đợi chờ, Mất, Fever, Babie, Chỉ mong trái tim người...
Tình hình Biển Đông sáng nay ngày 9-1-2017
Phiến quan IS mất hết cửa ngõ kết nối với thế giới
Tin tức Đông Tây 24 giờ
Sau "con rồng" gây tranh cãi, Hải Phòng yêu cầu rà soát ngay việc trang trí phục vụ Tết
Hoàng Đan |
UBND TP Hải Phòng yêu cầu việc trang trí phục vụ Tết Nguyên đán 2017 phải đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và hiệu quả đầu tư.
Bên cạnh việc chỉ đạo tháo bỏ ngay hoa trên mô hình rồng tại đường Lê Hồng Phong gây xôn xao, lãnh đạo Thành phố Hải Phòng
cũng đã yêu cầu Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty CP Công viên cây xanh Hải
Phòng rà soát lại toàn bộ việc trang trí cây xanh trên địa bàn do.
Cụ thể, Thành phố yêu cầu việc trang trí phục vụ Tết Nguyên đán phải đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và hiệu quả đầu tư.
Cũng theo thông tin từ UBND TP, để trang trí đón Tết Đinh Dậu 2017, Hải Phòng đã chi ra một số tiền lớn (khoảng 60 tỷ đồng) để đầu tư trang trí hệ thống ánh sáng, làm đẹp thành phố trên các tuyến đường Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, đường 353, dải trung tâm thành phố, khu vực Nhà hát thành phố.
Bên cạnh đó, trang trí ánh sáng các công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố như UBND thành phố, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Bưu Điện thành phố, Ngân hàng Nhà nước, Bảo tàng… Các đơn vị khác trên địa bàn thành phố cam kết tự trang trí bằng ánh sáng nghệ thuật.
Đến nay, các công việc này đã được thực hiện khoảng 70% trên các tuyến đường và chậm nhất đến 28 Tết sẽ hoàn thành.
UBND TP Hải Phòng yêu cầu phải khẩn trương rà soát lại toàn bộ việc chiếu sáng đô thị, việc trang trí hoa, cây cảnh đã được giao; bảo đảm chiếu sáng đô thị phục vụ người dân sinh hoạt và đi lại an toàn, thuận tiện.
Kết hợp trang trí một số điểm, tuyến phố trung tâm phục vụ sinh hoạt công cộng của nhân dân thành phố trước, trong và sau Tết. Các công trình phải được thi công bảo đảm kịp thời, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn và tiết kiệm.
Cùng với đó, UBND thành phố Hải Phòng đề nghị Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong phạm vi, trách nhiệm của mình chủ động hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện theo đúng quy định chung.
Trước đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, mô hình rồng trên đã được tạo hình bằng cây xanh và đặt ở dải phân cách đường Lê Hồng Phong từ nhiều năm nay.
Đến dịp Tết Âm lịch, Công ty Cổ phần công viên cây xanh Hải Phòng sẽ gắn thêm hoa nhựa lên hai mô hình này để trang trí cho rực rỡ.
Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng, việc gắn hoa lên mô hình rồng đã biến mô hình này trở lên lòe loẹt và làm mất vẻ đẹp vốn có của mô hình rồng bằng cây xanh.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cũng khẳng định việc "sang sửa" con rồng trên đường Lê Hồng Phong – Hải Phòng là việc làm thường xuyên của công ty cây xanh Hải Phòng.
"Có điều, năm nay công ty Công viên cây xanh Hải Phòng cắm hoa giả để trang trí khung con rồng có từ trước đó nhiều năm.
Con rồng chưa hoàn thiện nhưng bị dư luận nhân dân phản ứng dữ dội. Khi xem xét thì chúng tôi thấy con rồng này cũng gây hình ảnh phản cảm nên chỉ đạo các đơn vị chức năng dỡ con rồng này ngay chiều 8/1", ông Bình nêu rõ.
Cụ thể, Thành phố yêu cầu việc trang trí phục vụ Tết Nguyên đán phải đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và hiệu quả đầu tư.
Cũng theo thông tin từ UBND TP, để trang trí đón Tết Đinh Dậu 2017, Hải Phòng đã chi ra một số tiền lớn (khoảng 60 tỷ đồng) để đầu tư trang trí hệ thống ánh sáng, làm đẹp thành phố trên các tuyến đường Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, đường 353, dải trung tâm thành phố, khu vực Nhà hát thành phố.
Bên cạnh đó, trang trí ánh sáng các công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố như UBND thành phố, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Bưu Điện thành phố, Ngân hàng Nhà nước, Bảo tàng… Các đơn vị khác trên địa bàn thành phố cam kết tự trang trí bằng ánh sáng nghệ thuật.
Đến nay, các công việc này đã được thực hiện khoảng 70% trên các tuyến đường và chậm nhất đến 28 Tết sẽ hoàn thành.
UBND TP Hải Phòng yêu cầu phải khẩn trương rà soát lại toàn bộ việc chiếu sáng đô thị, việc trang trí hoa, cây cảnh đã được giao; bảo đảm chiếu sáng đô thị phục vụ người dân sinh hoạt và đi lại an toàn, thuận tiện.
Kết hợp trang trí một số điểm, tuyến phố trung tâm phục vụ sinh hoạt công cộng của nhân dân thành phố trước, trong và sau Tết. Các công trình phải được thi công bảo đảm kịp thời, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn và tiết kiệm.
Cùng với đó, UBND thành phố Hải Phòng đề nghị Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong phạm vi, trách nhiệm của mình chủ động hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện theo đúng quy định chung.
Trước đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, mô hình rồng trên đã được tạo hình bằng cây xanh và đặt ở dải phân cách đường Lê Hồng Phong từ nhiều năm nay.
Đến dịp Tết Âm lịch, Công ty Cổ phần công viên cây xanh Hải Phòng sẽ gắn thêm hoa nhựa lên hai mô hình này để trang trí cho rực rỡ.
Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng, việc gắn hoa lên mô hình rồng đã biến mô hình này trở lên lòe loẹt và làm mất vẻ đẹp vốn có của mô hình rồng bằng cây xanh.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cũng khẳng định việc "sang sửa" con rồng trên đường Lê Hồng Phong – Hải Phòng là việc làm thường xuyên của công ty cây xanh Hải Phòng.
"Có điều, năm nay công ty Công viên cây xanh Hải Phòng cắm hoa giả để trang trí khung con rồng có từ trước đó nhiều năm.
Con rồng chưa hoàn thiện nhưng bị dư luận nhân dân phản ứng dữ dội. Khi xem xét thì chúng tôi thấy con rồng này cũng gây hình ảnh phản cảm nên chỉ đạo các đơn vị chức năng dỡ con rồng này ngay chiều 8/1", ông Bình nêu rõ.
theo Trí Thức Trẻ
Xuân của người ở lại Sài Gòn
Xuân đang về, mọi người tất
tả sửa sang, mua sắm để đón tết, thì nhiều công nhân đang vùi mình vào
nhà xưởng, xí nghiệp, thức thâu đêm tăng ca.
Nhiều công nhân (CN) không về quê đón tết cùng gia đình, mà sẽ bám
trụ tại TP.HCM để dành tiền gửi về gia đình, cho các em thơ có áo mới
xúng xính vui xuân. Với họ, tết là để mưu sinh.
Mình thiệt thòi chút cũng không sao !
Đến những dãy nhà cao tầng thuộc khu lưu trú CN KCX Tân Thuận (Q.7,
TP.HCM) vào chiều cuối tuần cận tết, thi thoảng chỉ thấy vài CN qua
lại, bởi đây là thời điểm họ chạy đua với công việc. 5 giờ chiều, những
nét mặt CN mệt mỏi hiện rõ trong cảnh chen chúc lúc tan ca. Đi bộ về từ
công ty (ở đường số 7, KCX Tân Thuận) đến khu lưu trú, chị Dương Thùy
Trang (26 tuổi, quê Bạc Liêu) chạnh lòng khi chúng tôi hỏi chuyện về
tết.
tin liên quan
Người được thưởng Tết cao nhất ở TP.HCM nhận 1 tỉ đồng
Đây là mức thưởng cao nhất rơi vào một doanh nghiệp (DN) kinh doanh ngành nghề sản xuất đồ dùng học sinh.
Chị làm CN đã 7 năm, suốt quãng thời gian ấy, bạn bè cũng như những
tình cảm riêng tư ở cái tuổi cặp kê, Trang dường như khép kín. Trang
trải lòng: “Tuổi này nếu ở quê bạn bè ai cũng lập gia đình, nhưng với
tôi cũng khó. Làm CN, em út và ba mẹ ở quê khổ lắm, đợi khi trả được
phần nào chữ hiếu, lo các em tạm ổn mới tính đến chuyện chồng con”. “Tôi
sợ ai hỏi tết này có về không?”, Trang nói.
Lên TP đã lâu, chỉ có cái tết đầu tiên là chị về vì năm đầu chưa
quen. Còn nhớ năm 2009, về quê ăn tết, nhà chị không có gì ngoài mấy ký
thịt heo, một ít hoa quả và cặp bánh chưng cúng ông bà. Sáng mùng 1, hai
đứa em chị Trang “diện đồ tết” là bộ quần tây áo trắng như ngày đến
lớp.
“Nhìn các em thấy thương lắm, nên tôi hứa trong lòng tết phải ở
lại, để ba mẹ và các em được vui, mình thiệt thòi chút cũng không sao”,
Trang chia sẻ và rồi ươn ướt đôi mi, kể về cái tết tha phương đầu tiên:
“Mọi người kéo vali ra về, náo nhiệt cả dãy nhà, tôi nằm trong phòng
khóc, lúc đó muốn dậy xếp quần áo ra về, nhưng nghĩ về những đứa em, về
sự thiếu túng của gia đình nên kìm nén, ở lại”.
|
Đây là căn phòng Thùy Tiên tá túc suốt 4 năm qua. Mỗi căn phòng ở
đây có diện tích tầm 20 m2, chia làm 4 giường tầng dành cho 8 CN nữ. Đồ
đạc chẳng có gì ngoài nồi cơm điện và ấm đun nước…
Sau khi học xong 12, đàn em còn nheo nhóc thì ba ngã bệnh, xin mãi
Thùy Tiên mới được mẹ cho bước vào giảng đường đại học và gia đình phải
bán đi hai mẫu ruộng ở quê. Vô đại học là tháng ngày thiếu thốn mà chính
Tiên không thể nào quên.
Vậy mà đến khi ra trường cũng chẳng khác là mấy. Không xin được
việc đúng với nghề, chị đành đi làm CN. Ruộng vườn bán, ba thì bạo bệnh,
các em ăn học, mẹ thì đi giúp việc nhà nên đôi vai Tiên luôn nặng trĩu,
phải mưu sinh tìm cách phụ giúp gia đình. Ngoài giờ làm CN, Tiên còn
bán hàng trên Facebook, tăng ca và quần quật lao động cả ngày. “Tết này
em không dám về, để tiền đi lại mua quà cho gia đình và các em. Giờ mình
là trụ cột, phải lo “cày”. Nhiều lúc cũng mỏi mệt nhưng nghĩ về gia
đình nên phải cố gắng vươn lên. Tết ở lại đi làm thêm. Tết là mưu sinh”.
tin liên quan
Tết này có về quê không?
Đó là những câu hỏi từ quê nhà rộ lên trong những ngày cuối năm làm day dứt lòng người xa xứ không có điều kiện về quê ăn Tết.
Vợ chồng anh Thân Văn Tập (29 tuổi, quê Bắc Giang) ở khu lưu trú
văn hóa số 40 (đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7). Xa quê vào miền Nam đã gần 10
năm, vợ làm CN may mặc, chồng làm CN lắp ráp linh kiện điện tử. Lập
nghiệp nơi xứ người, có con nhỏ ăn học nên chật vật là điều không tránh
khỏi, khiến mấy cái tết đã qua anh chị chưa về quê. “Cuối năm, thu nhập
cả hai vợ chồng chẳng được là bao, mà đã về quê nội thì phải về quê
ngoại. Chi phí cho chuyến về quê hai bên ít nhất cũng phải mất 10 triệu
đồng. Vợ chồng ở lại phòng trọ ăn tết, dành tiền, quà gọi là tấm lòng để
ba mẹ hai bên có thêm bánh, mứt đón xuân”, anh Tập chia sẻ.
“Tết này chưa về thì để dành tết sau”
Tha phương, ai cũng khắc khoải nhớ nhung cái tết ở quê nhà, bên mâm
cỗ gia tiên, bên ông bà, cha mẹ. Họ phải ở lại miền Nam thêm mùa xuân
nữa vì cuộc sống mưu sinh, nhưng luôn có suy nghĩ, có cái nhìn lạc quan
để tạo động lực cho chính mình.
“Người ở lại tuy buồn nhưng cũng phải đón tết chớ. Tầm 25 tết trở
đi thì các dãy trọ ở đây cũng được dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng lại cho
có không khí xuân. Các CN cũng mua ít bánh, mứt, sắm cái bình bông, cặp
bánh chưng... thế mới là tết, dù là tết xa quê", chị Hồ Bích Thu (27
tuổi, quê Nghệ An) nói. Tết này nữa là cái tết thứ 3 mà chị không về
quê. Những ngày này chị trông chờ tiền lương, thưởng cuối năm để tính
toán chi tiêu.
“Mình không về, có đồng lương ngoài để dành thì mua ít bánh, quần
áo cho mấy em, tranh thủ đồng hương nào về quê thì gửi cho họ mang về.
Cuối năm cũng bận tăng ca cho xong hàng nên lúc rảnh mấy chị em CN trong
phòng rủ nhau đi chợ đêm, mua cho mình bộ đồ mới. Mấy năm trước đêm 27,
28 tết các chị em CN trong phòng rủ nhau đi phố, vừa xem người náo
nhiệt, vừa hưởng không khí mùa xuân, xua tan một năm làm việc vất vả.
Vui nhất là đêm 30 tết, mọi người đón giao thừa, dãy trọ CN chúng tôi
cũng làm tiệc tất niên đón giao thừa. Cũng bánh chưng, củ kiệu... ăn
uống, trò chuyện vui vẻ lắm. Nhờ vậy mới không có cảnh khóc thầm đêm 30
đó”, Thu cười.
“Tết mà, xa nhà ai chẳng buồn chẳng nhớ nhưng ở đây riết mọi người
quen. Ai cũng vì hoàn cảnh mới tha phương, nên động viên nhau cố gắng
làm việc, để những cái tết sau này trọn vẹn hơn. Tết này chưa về thì
mình để dành tết sau. Ở đây, tết các CN cũng tranh thủ ra chợ sắm ít cái
bánh chưng cùng nhau sum họp, để phần nào đỡ nhớ quê nhà", Thùy Tiên
chia sẻ. Cả phòng của Thùy Tiên năm nay cũng không ai về quê đón tết,
mọi người đều ở lại làm thêm. Thêm một cái tết nữa chị em CN trong phòng
lại sum vầy bên nhau nơi đất khách quê người. "Cứ canh đúng giao thừa
là chị em CN ở đây gọi điện thoại về nhà cho ba mẹ vui, tụi tôi ở đây
cũng vui lây", Tiên nói.
Hàng nghìn CN ở đây đều từng trải qua những cái tết xa nhà. Với họ,
tết xa nhà nhưng cũng đầm ấm bởi những san sẻ cùng nhau giữa các CN.
Hưởng ứng chương trình “Tấm vé nghĩa tình” tặng vé cho
CN lao động về quê đón Tết Đinh Dậu do Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức
vào ngày 10.1, có 64 doanh nghiệp phối hợp với công đoàn hỗ trợ 1.993
vé xe với tổng kinh phí hơn 1,2 tỉ đồng. Bên cạnh đó, có 53 doanh nghiệp
cũng tổ chức hỗ trợ xe, tiền vé xe đưa gần 4.000 CN về quê với kinh phí
gần 3 tỉ đồng. Gần 200 doanh nghiệp sẽ phối hợp với công đoàn cơ sở tổ
chức chương trình “Tết sum vầy” cho hơn 2.000 CN với các hoạt động chăm
lo thiết thực.
|
Thảo Thương
Sài Gòn những cái đầu tiên: Hoa hậu đầu tiên của VN
Chủ Nhật, ngày 08/01/2017 15:00 PM (GMT+7)
Sự kiện:
Thời sự
Trên số báo Chủ nhật tuần trước, chúng tôi kể về cô Ba Trà - người
được mệnh danh là đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20.
TS sử học Thu Trang, tên thật là Công Thị Nghĩa, đã đoạt danh hiệu hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, cũng là của cả Việt Nam vào ngày 20-2-1955.
Đầu năm 1955, Bộ trưởng Thông tin Trần Chánh Thành và Bộ trưởng Xã hội Nguyễn Mạnh Bảo của chính quyền Sài Gòn lúc đó họp bàn với nhau tổ chức lễ hội kỷ niệm Hai Bà Trưng, trong lễ hội đó sẽ có cuộc thi hoa hậu đầu tiên.
Nhà báo bỗng nhiên “bị” mời đi thi hoa hậu
Lý do để có thể tổ chức một cuộc thi hoa hậu như vậy là nhằm tôn vinh hai nữ anh hùng dân tộc, đồng thời qua đó lấy tiền bán vé để ủng hộ cho Ủy ban Chẩn tế xã hội, một cơ quan từ thiện lúc đó. Sâu xa hơn, chính quyền Sài Gòn thông qua cuộc thi truyền đi ý nghĩa về mặt chính trị với quốc tế (cụ thể nhất là với báo giới Mỹ) về hình ảnh một miền Nam mới, ổn định, hòa bình…
Nhà báo Thu Trang lúc đó mới 23 tuổi đến gặp ban tổ chức (BTC) cuộc thi để lấy thông tin viết bài về cuộc thi hoa hậu, chẳng ngờ BTC vừa thấy cô lập tức chộn rộn hẳn lên. Rồi thay vì cung cấp thông tin cho cô viết bài, BTC lại “dụ” cô đi thi: “Cô nhà báo xinh đẹp như vầy nên đi thi luôn đi, nhan sắc cô mà không thi uổng lắm”.
Bất ngờ, Thu Trang từ chối, lấy lý do nhà báo không nên đi thi, rồi nhan sắc lên sân khấu sợ không đẹp. Nhưng BTC hết sức thuyết phục, rằng đây là cuộc thi đầu tiên, thí sinh ít có người đẹp đăng ký, cuộc thi có báo giới quốc tế chứng kiến nên nếu thí sinh có ít người đẹp sẽ mất thể diện phụ nữ Việt Nam… Thậm chí khi cô viện lý do không có trang phục đẹp để mặc, BTC cũng thuyết phục cô chỉ cần có một chiếc áo dài thôi là đủ vì cuộc thi lúc đó không có phần thi áo tắm. Sau này Thu Trang kể lại, nếu cuộc thi có phần thi áo tắm cô chắc chắn sẽ không bao giờ đi thi dù đã nhiều lần mặc áo tắm đi tắm biển.
TS Thu Trang, hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, giảng dạy tại ĐH Duy Tân năm 2000.
Trở thành người nổi tiếngMặc dù ban đầu Thu Trang chỉ định đi thi cho vui, không tin tưởng lắm vào việc trúng giải, rốt cuộc cô lại giành ngôi vị cao nhất. Nếu so với các thí sinh hoa hậu thời nay, chiều cao của cô thấp hơn nhiều. Cô chỉ cao 1,61 m, đi thêm đôi guốc nên cao lên 1,68 m, số đo 86 - 62 - 88 và nặng 53 kg. Tuy nhiên, ở thời điểm hơn 60 năm trước thì đây là số đo lý tưởng. Chính vì vậy, khi công bố kết quả, Thu Trang thậm chí còn vượt xa đến vài chục điểm so với á hậu 1 và á hậu 2.
Ngay sau khi đăng quang, Thu Trang được đưa lên một chiếc xe De Soto mui trần sang trọng cùng đoàn diễu hành qua các đường phố chính của Sài Gòn trong hai tiếng đồng hồ.
Ngày hôm sau, các báo Sài Gòn đồng loạt loan tin: Cô Thu Trang, một nữ ký giả, chiếm giải Hoa khôi cuộc thi sắc đẹp do hội AMAS tổ chức tại Chợ Lớn mục đích giúp chẩn tế xã hội/ Nữ ký giả Thu Trang hay tân hoa hậu Việt Nam… Cô được phỏng vấn, được mời viết cảm tưởng… Báo chí và dư luận rầm rộ đến hơn nửa tháng trời mới giảm bớt.
Cô được gọi đùa là hoa hậu Lambretta do được tặng phần thưởng giá trị là chiếc xe Lambretta và nhiều mỹ phẩm giá trị cùng một chuyến du lịch Mỹ. Chiếc xe được hai cậu em trai thích quá leo lên chạy thử, suýt gây tai nạn nên phải gọi người bán gấp.
Sau những niềm vui ban đầu, bắt đầu cuộc sống bị xáo trộn, hết người này rồi người kia đến gặp mời đi giao lưu…, tiệm sách của gia đình lúc nào cũng đông nghẹt người đến không phải để mua sách mà để… coi hoa hậu. Rất nhiều họa sĩ mời cô làm mẫu để họ vẽ và dĩ nhiên không thể thiếu những người của giới điện ảnh mới manh nha ở Sài Gòn mời cô đóng phim.
Điện ảnh - vinh quang và nước mắt
Sau bộ phim đầu tay, năm 1957, Thu Trang được mời tham gia bộ phim thứ hai mang tên Lục Vân Tiên của đạo diễn Tống Ngọc Hạp mới từ Pháp về. Thực ra Tống Ngọc Hạp không học đạo diễn mà học âm nhạc, ông vừa là đạo diễn vừa sáng tác nhạc cho phim. Phim được đề cử mang đi dự Liên hoan phim châu Á 1957, rồi mang đi giới thiệu qua nhiều quốc gia khác với mục đích mang chuông đi đánh xứ người. Toàn bộ hậu kỳ phải làm ở Nhật, thời gian ở nước ngoài khá lâu nên kinh phí không đủ, đoàn từ bốn người đã rút lại còn mỗi đạo diễn và Thu Trang. Lần đầu tiên Việt Nam mang phim dự liên hoan và giới thiệu, những cuộc ra mắt liên tục khắp nơi, Thu Trang và đạo diễn Hạp liên tục xuất hiện trên các tờ báo. Và khi một nam, một nữ còn trẻ gắn bó với nhau nơi xứ lạ bơ vơ thì điều gì ắt phải đến đã đến. 25 tuổi trở thành đàn bà ngay khi không hề biết chút gì về chuyện tình dục, Thu Trang đã có thai ngay tháng đầu tiên ở Nhật. Đây là một sai lầm kinh khủng vì Tống Ngọc Hạp đã có vợ và dư luận xã hội lúc bấy giờ không dễ gì tha thứ cho một sự việc như thế. Thu Trang kiên quyết giữ lại đứa con của mình và sẵn sàng chấp nhận tất cả búa rìu dư luận.
Mùa thu năm 1957, cả hai trở về Sài Gòn. Dù thai sắp đến ngày sinh nở nhưng một đám đông giận dữ đã đón họ ở sân bay đúng nghĩa của một scandal. Trong hồi ký của mình, Thu Trang đã mô tả lại chiếc valy chứa đồ sơ sinh của con trai bị xé nát; quần áo, nữ trang bị mất; hình ảnh, giấy tờ chỉ trong bóp tay mới còn. Nhà sản xuất người Ấn Độ tên Robert phải dẫn cô chạy lên xe riêng để thoát khỏi đám đông phẫn nộ.
Cuối năm đó, nhóm các nhà làm phim người Mỹ đến Việt Nam để dự định thực hiện bộ phim Người Mỹ trầm lặng dựa trên tiểu thuyết đang ăn khách lúc đó. Đạo diễn Mankiewicz cho người tìm Thu Trang cho vai diễn cô gái Việt trong phim nhưng cô từ chối gặp. Mặc dù nhiều người nói cô đã từ chối một cơ hội quý để tìm đường đến kinh đô kiện ảnh Mỹ nhưng Thu Trang không bận tâm. Điều cô cần là rời xa điện ảnh để sống cuộc đời bình an. Cô xin vào làm việc ở một công ty nước ngoài để tránh điều tiếng, con trai cô đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên để kỷ niệm tình yêu đầu tiên và sau này cô cũng chưa bao giờ trách móc đạo diễn Tống Ngọc Hạp bất cứ điều gì.
Tuy nhiên, cuộc sống lại không đi theo những gì Thu Trang nghĩ.
Hoa hậu đầu tiên lại là một… điệp báo viên
Sinh ra tại làng hoa Ngọc Hà, Hà Nội, trong một gia đình yêu nước và di cư vào Sài Gòn năm 1942, Thu Trang rất mến mộ luật sư Nguyễn Hữu Thọ khi ông luôn đứng ra bào chữa cho những người yêu nước chống Pháp. Cô tham gia phong trào Trần Văn Ơn và được Việt Minh móc nối đưa ra khu để tổ chức làm điệp báo nội thành do vẻ ngoài xinh đẹp, tiểu thư. Vào làm việc ở Phòng Thông tin Mỹ, ở môi trường này Thu Trang tham gia các buổi tiếp tân với các chính khách, sĩ quan và một số tướng lĩnh… để tìm thông tin.
Tuy nhiên, làm nhiệm vụ chưa được bao lâu, năm 1952 đường dây bị lộ. Thu Trang bị bắt đưa về bót Catina tra tấn dã man. Thậm chí sau này cô không bao giờ thích bóng đá chỉ vì một tên cảnh sát tra tấn vốn xuất thân là cầu thủ bóng đá.
Gần một năm bị giam trong Khám lớn, đến năm 1953, Thu Trang được đưa ra tòa án binh. Cô được chính luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng ra cãi cho trắng án. Ra tù, Thu Trang quyết định đi theo nghề báo bởi mọi người nhận thấy cô có khả năng viết rất tốt, thường xuyên viết thư giúp các đồng đội trong chiến khu.
Sau khi ra Luật 10/59, cảnh sát thường xuyên khám nhà cô, thậm chí khi cô lên Đà Lạt mở quán cà phê với bạn cũng bị bắt về Sài Gòn giam một tháng trời và cấm không cho rời khỏi Sài Gòn vì là người kháng chiến cũ.
Để tránh nguy hiểm cho bản thân, nhân được mời qua Pháp thực hiện một bộ phim, Thu Trang đã ở lại Paris. Tại đây cô đã lập gia đình với một nhà khoa học người Pháp, sau này trở thành giáo sư y khoa. Tại Pháp Thu Trang đã theo học cao học, rồi tình yêu với lịch sử Việt Nam và những nhà yêu nước đã thúc đẩy cô làm luận án tiến sĩ sử học tại ĐH Paris về những hoạt động của Phan Chu Trinh tại Pháp.
Sau khi đất nước thống nhất, bà Thu Trang về Việt Nam thăm và nhận thấy ngành du lịch còn chưa phát triển đúng mức ở nhiều địa phương, bà trở lại Paris tìm học về nghiên cứu du lịch để góp ý phát triển du lịch Việt Nam và nhiều lần về nước giảng dạy cho các sinh viên về du lịch.
Nhiều năm là thành viên Đoàn chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Pháp và Tổng Thư ký Hội Khoa học xã hội, tình yêu và những đóng góp với đất nước của hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn chưa bao giờ phai nhạt.
Xông vào nhà nổ súng bắn chết người ở Sài Gòn
Dân trí Nghe hàng loạt tiếng súng vang lên, người dân chạy lại kiểm tra thì phát hiện người đàn ông nằm gục chết giữa nền nhà.
Đến chiều tối nay 8/1, Công an quận 11 vẫn đang phối hợp cùng các Phòng nghiệp vụ Công an TPHCM phong tỏa hiện trường, điều tra vụ nổ súng xảy ra tại một ngôi nhà trên đường Nguyễn Thị Nhỏ (phường 4, quận 11, TPHCM) khiến 1 người chết.
Hiện trường vụ nổ súng
Khi 2 thanh niên bỏ đi, người dân đến kiểm tra thì phát hiện người đàn ông (khoảng 40 tuổi, là chủ nhà) nằm gục xuống sàn nhà tử vong.
Công an phong tỏa hiện trường để khám nghiệm
Thi thể nạn nhân sau đó được đưa về nhà xác để phục vụ công tác điều tra.
Bên trong căn nhà xảy ra vụ nổ súng
Người dân khu vực rúng động trước vụ nổ súng bắn chết người giữa ban ngày
Căn nhà xảy ra vụ nổ súng
Đình Thảo
Cháy nhà ở Sài Gòn, nhiều người mắc kẹt
Cảnh sát leo lên tầng cao của căn nhà đang cháy trên đường Bạch Đằng (Bình Thạnh, TP HCM), đưa 4 người mắc kẹt thoát ra ngoài.
Hoả hoạn xảy ra tại trung tâm quận Bình Thạnh. Ảnh: CTV
|
Gần 22h ngày 8/1, người dân phát hiện lửa bốc lên tại tầng trệt căn nhà
3 tầng, khoá cửa, trên đường Bạch Đằng (gần ngã tư Hàng Xanh) rồi lan
lên các tầng trên.
Cả khu vực náo loạn, hô hoán nhau đập cửa ngôi nhà để dập lửa nhưng bất
thành. Ở căn bên cạnh mọi người nháo nhào bỏ chạy khi lửa có dấu hiệu
lan sang. Một số người chạy lên tầng cao, kêu cứu.
"Khói lửa mù mịt, có 3 người chạy ra ngoài, nói rằng còn 4 người kẹt phía trên", một nhân chứng cho biết.
Cảnh sát tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt. Ảnh: CTV.
|
Cảnh sát PCCC có mặt, dập tắt hoả hoạn ngay sau đó. Họ đeo mặt nạ chống độc, chia thành nhiều nhóm tiếp cận hiện trường.
Lính cứu hoả bắc thang lên trên, tiếp cận 4 người mắc kẹt đưa họ xuống
dưới. Một số phụ nữ được di tản ra ngoài trong vẻ hoảng loạn, còn người đàn ông khoảng 60 tuổi bị bỏng nặng.
Hoả hoạn khiến căn nhà số 79 và 81 Bạch Đằng bị cháy xém nhiều vị trí. Nguyên nhân đang được điều tra.
Nhóm phóng viên
Người khám bệnh chỉ mất 2 giờ với mô hình 1 cửa bệnh viện
Ảnh minh họa: Dân Trí
VTV.vn - Mô hình phòng khám 1 cửa đã phát huy hiệu quả rõ rệt, tổng thời gian từ lúc bắt đầu khám đến khi ra về chưa đến 2 đồng hồ.
Người bệnh ngay khi đăng ký khám bệnh sẽ được cấp thẻ khám bệnh tạm ứng theo gói phù hợp với nhu cầu khám bệnh của bệnh nhân.
Nhiều bệnh nhân cho biết trước đây mỗi lần đi khám bệnh họ phải đóng tiền lắt nhắt nhiều lần mỗi khi bác sĩ cho làm xét nghiệm, siêu âm hay chụp X-quang... và phải chờ rất lâu mới đến lượt đóng tiền ở quầy thu ngân.
TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương, TP.HCM cho biết: "Với việc cải tiến này, người bệnh chỉ cần đóng tiền cho quá trình khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng, kê đơn thuốc tại phòng khám ban đầu".
Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hơn 2.000 bệnh nhân đến khám và điều trị, trong đó trên 70% là người bệnh BHYT, do đó mô hình phòng khám 1 cửa thật sự đã phát huy hiệu quả rõ rệt, tổng thời gian từ lúc bắt đầu khám đến khi ra về chưa đến 2 đồng hồ.
Trong thời gian tới, hệ thống thanh toán viện phí trực tuyến sẽ kết nối đến toàn bệnh viện để hoàn tất gói khám của người bệnh từ lúc nhận vào cho đến lúc kết thúc mua thuốc ra về.
Tổng thống đắc cử Mỹ phản bác ý kiến chống Nga
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AFP)
VTV.vn - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 7/1 đã lên tiếng chỉ trích những ý kiến phản đối một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga.
Trên trang mạng
Twitter, ông Trump khẳng định một mối quan hệ tốt đẹp với Nga là điều
tốt và chỉ những kẻ khờ mới nghĩ ngược lại. Tỷ phú này còn nhận định sau
khi ông chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, Nga sẽ tôn trọng Mỹ hơn bây giờ và hai nước có thể sẽ cùng hợp tác để giải quyết một số vấn đề lớn và cấp bách trên thế giới.
Tuyên
bố trên của Tổng thống đắc cử Trump được đưa ra 1 ngày sau khi ông gặp
giới lãnh đạo cộng đồng tình báo Mỹ, trong đó có Giám đốc Cơ quan Tình
báo quốc gia James Clapper và Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương John
Brennan.
Cả hai quan chức trên đều cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống bầu cử Mỹ.
Hậu trường MV Lạc trôi cực thú vị của Sơn Tùng M-TP
VTV.vn - Sau khi MV "Lạc trôi" chính thức được ra mắt, mới đây Sơn Tùng M-TP đã đăng tải toàn bộ video hậu trường đầy ấn tượng và thú vị về quá trình thực hiện MV.
Để đáp lại sự quan tâm và yêu mến của khán giả, Sơn Tùng M-TP mới đây đã đăng tải toàn bộ video hậu trường quay MV Lạc Trôi với lời tâm sự từ chính Sơn Tùng M-TP về những cảnh quay và công sức của cả một ekip trong quá trình thực hiện MV.
VTV.vn - Sau một thời gian chờ đợi, khán giả cuối cùng cũng được thưởng thức trọn vẹn MV Lạc trôi - sản phẩm âm nhạc mới nhất của Sơn Tùng M-TP
Đàm Vĩnh Hưng hóa bạch mã hoàng tử trong minishow Âm nhạc và Bước nhảy
VTV.vn - Tham gia Âm nhạc và Bước nhảy tuần này, Đàm Vĩnh Hưng đã mang đến một minishow với bốn ca khúc quen thuộc.
Mr. Đàm gây ấn tượng với những tiết mục được dàn dựng công phu, đầy sáng tạo. Nam ca sĩ hóa thân thành bạch mã hoàng tử và nhảy cực sung với ca khúc sôi động Tình có như không.
Đàm Vĩnh Hưng nổi bật với hình ảnh bạch mã hoàng tử.
Đàm Vĩnh Hưng hát trên thuyền trong minishow của chương trình.
Hoài Anh Kiệt
Vy Oanh
Hoàng Yến Chibi và Huy Nam
Đại Nhân và Thanh Duy
Ông Trump 'không gặp' bà Thái Anh Văn
- 8 tháng 1 2017
Nhận xét
Đăng nhận xét