KÝ ỨC CHÓI LỌI 57
(ĐC sưu tầm trên NET)
Khó khăn lắm tôi mới tìm gặp được những nhân chứng còn lại, như các mẹ Đinh Thị Đặng, Nguyễn Thị Hợp…
Gặp các mẹ, nhắc đến những chiến công xưa, nét mặt các mẹ ai nấy đều rạng ngời. Qua lời kể, một quá khứ gian khổ nhưng oanh liệt dần hiện về.
Sau những thất bại nặng nề trên chiến trường Đường 9-Khe Sanh, đế quốc Mỹ tập trung không quân, hải quân đánh phá ác liệt địa bàn Quảng Bình (hậu phương trực tiếp của miền Nam).
Để đối phó với âm mưu thủ đoạn mới của kẻ thù, bảo vệ các công trình giao thông quan trọng, như đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 12A và kho tàng trên địa bàn, năm 1967, Đảng ủy, UBND xã Lê Hóa thành lập Phân đội trực chiến súng máy phòng không 12,7mm.
Phân đội gồm 10 nữ dân quân, do đồng chí Phạm Thị Bích Thìn chỉ huy; các xạ thủ: Hoành, Hợp, Hồng, Duyệt, Cúc, Tạo, Tâm, Châu, Đặng. Địa phương còn bố trí hai đồng chí dân quân nam là Cao Đình Lự và Trần Thế Đạm giúp đỡ chị em một số việc trong quá trình hoạt động và tác chiến.
Tuy mỗi người mỗi hoàn cảnh, tuổi tác khác nhau, song các chị đều
xung phong tham gia lực lượng dân quân, mong được đối mặt và “hạ gục”
máy bay Mỹ, chiến đấu lập công, thi đua với các chiến sĩ ngoài mặt trận.
Sau 2 tháng được Ban CHQS huyện trực tiếp huấn luyện, cuối năm 1967, phân đội bước vào trực chiến với hai khẩu đội được bố trí tại Cồn Đinh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn đi qua địa bàn thôn Đồng Lê, xã Lê Hóa.
Hằng ngày, các chị có mặt tại trận địa từ rất sớm, người củng cố lại hầm hào công sự, thay lá ngụy trang mới, người kiểm tra tình trạng kỹ thuật của súng đạn, cắt cử người quan sát…
Ngày 18-5-1968, khoảng 8 giờ 30 phút, các nữ dân quân phát hiện có máy bay địch từ hướng Tây di chuyển vào địa bàn, bắt đầu lùng sục tìm mục tiêu đánh phá. Đến đầu xã Lê Hóa, một tốp 3 chiếc F4H lượn vòng, rồi chiếc đi đầu bất ngờ bổ nhào cắt bom.
Do trận địa được bố trí khéo léo và ngụy trang kỹ, nên địch không phát hiện ra.
Không chỉ vậy, “lũ giặc trời” còn không ngờ được rằng, mọi hành động của chúng đều nằm trong tầm ngắm của các nữ pháo thủ.
Khi chiếc thứ hai tiếp tục bổ nhào trút bom, cũng là lúc lá cờ hiệu màu đỏ trong tay Phân đội trưởng Phạm Thị Bích Thìn phất lên phía trước, cùng khẩu lệnh đanh gọn, dứt khoát: “Bắn!”.
Hai khẩu đội đồng loạt nhả đạn, cả trận địa rền vang tiếng súng, đất cát bay mù mịt.
Từng loạt đạn 12,7mm đỏ lừ phóng thẳng lên không trung, chụp lấy “thần sấm”, một chiếc F4H bốc khói, chao đảo rồi lao xuống khu vực xóm Chuối (xã Thanh Hóa) cách trận địa gần 30km.
Hai chiếc còn lại khiếp đảm lao vút lên cao rồi biến mất. Không kịp lau mồ hôi, đất cát lấm lem mặt mũi, các chị ôm chầm lấy nhau vui mừng khôn xiết, đó cũng chính là món quà ý nghĩa mà các chị dâng lên ngày sinh lần thứ 78 của Bác Hồ.
Ngày 24-10-1968, cũng tại chính trận địa súng máy của đội, các chị lại tiếp tục bắn rơi một chiếc F4H của Mỹ.
Như vậy chỉ trong vòng 5 tháng, Phân đội nữ dân quân xã Lê Hóa đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ, khẳng định khả năng tiếp cận nhanh chóng khoa học kỹ thuật, làm chủ vũ khí trang bị; thể hiện quyết tâm biết đánh, biết thắng và ý chí kiên cường, quả cảm của chị em dân quân.
Sau những thắng lợi đó, Phân đội nữ dân quân trực chiến 12,7mm được duy trì đến tháng 2-1973, thì giải thể, sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết.
Về thôn Đồng Lê, xã Lê Hóa hôm nay, chúng tôi tìm gặp ông Hồ Đình Lự, nguyên xã đội phó được giao phụ trách Phân đội nữ dân quân trực chiến 12,7mm năm xưa.
Ông Lự nay đã 79 tuổi, bị bệnh thấp khớp nên đi lại hết sức khó khăn, nhưng trí nhớ của ông thì vẫn rất minh mẫn.
Ông mang kỷ vật còn lại cho chúng tôi xem, đó là một tấm giấy các-tông lót trong hòm đạn 12,7mm được ông dùng ghi lại tên tuổi, quê quán của các nữ dân quân tham gia trực chiến thời điểm đó.
Tuy đã úa màu, nhưng nét chữ vẫn còn rõ nét. Cầm kỷ vật trên tay, giọng ông run run: “Hơn nửa chị em trong số này đã đi xa; số còn lại nhiều người cuộc sống đa phần còn khó khăn…”.
Theo hướng dẫn của ông, chúng tôi tìm đến gia đình của những chiến sĩ nữ dân quân anh dũng năm xưa còn lại, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng đều chung với cái nghèo khó của người dân nơi miền sơn cước.
Tất cả các chị nay đã thành các mẹ, tuổi ngoài 70, già yếu, đi lại khó khăn, sống phụ thuộc vào con cháu…
Tuy vậy, các mẹ đều sống gương mẫu với con cháu và bà con xóm giềng; đều chung một ước nguyện là mong sao được tổ chức họp mặt một lần rồi về nơi chín suối cũng thỏa nguyện.
Chia tay các mẹ, chúng tôi nghĩ, năm tháng sẽ qua đi, nhưng những chiến công mà Phân đội nữ dân quân 12,7mm xã Lê Hóa năm xưa vẫn mãi sáng ngời trong trang sử chống Mỹ, cứu nước vẻ vang của quân, dân Quảng Bình và của cả dân tộc.
Dùng súng trường bắn rơi F-105 của Mỹ
Bà Ngô Thị Hồng Thương là công nhân, chiến sĩ tự vệ của đội Tu bổ rừng lâm trường Cẩm Kỳ (Hà Tĩnh).
Năm 1968, đội được biên chế thành một tiểu đội tự vệ, tổ của bà gồm bà và 2 người khác được biên chế một khẩu súng trường K44. Đội được giao nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ tuyến đường 21 và 22 thuộc hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, nằm ở phía Nam tọa độ chết Ngã ba Đồng Lộc.
Qua
nhiều phiên canh trực, bà phát hiện ra quy luật cứ mỗi lần bay qua núi
Thiên Nhẫn máy bay địch lại sà xuống rất thấp rồi bay dọc
thung lũng theo đường cố định để tìm mục tiêu ném bom. Vì vậy, bà
nghĩ nếu phục kích ở trong eo núi, chờ máy bay địch hạ đến độ thấp thì
tầm bắn
của K44 có thể phát huy tác dụng.
Vác đạn gần 40 kg tiếp viện cho bộ đội
Tham gia lực lượng tự vệ tập trung của nhà máy cơ khí Mai Động (Hà Nội), bà Phạm Thị Viễn nhớ mãi câu chuyện vào năm 1972 khi máy bay B52 ném bom. Ban ngày, máy bay quấy phá liên tục. Bà cùng đồng đội thay nhau tiếp đạn cho đơn vị pháo 100 ly ở gần trận địa 14,5 ly.
Cô du kích đi vào thơ Tố Hữu
Năm 1965, ban phòng không xã nhận định địch có thể sẽ bắn phá
cầu Lai Vu và trận địa pháo, bà được giao nhiệm vụ vào phân đội trực chiến bắn
máy bay Mỹ bay ở tầng thấp bằng súng trường K44. Chẳng may trước đó trời mưa,
trong hố của bà có nước và xuất hiện một con rắn, khi người chỉ huy đang
loay hoay tìm cách bắt thì tiếng còi báo động rú lên. Tất cả đều nhảy
xuống hố. Máy bay Mỹ bổ nhào xuống cầu
Lai Vu và trận địa pháo, hết tốp này đến tốp khác dội bom và bắn rốc két khắp
nơi.
Bị quân và dân ta bắn trả quyết liệt, máy bay Mỹ bỏ chạy. Khi được lệnh thu dọn súng đạn, bà mới nhớ ra có rắn đang ở bên chân mình, máu chân đã chảy ra lẫn cả bùn.
Tại cuộc triển lãm ảnh Phóng viên chiến trường "Góc máy, góc nhìn", PV báo điện tử Infonet đã có cuộc trò chuyện với cựu phóng viên chiến trường, nhà báo Chu Chí Thành về những kỷ niệm trong những năm ông tham gia vào cuộc chiến đấu của cả dân tộc với tư cách là phóng viên mặt trận.
Cảm xúc của ông khi tham gia triển lãm "Phóng viên chiến trường: Góc máy, góc nhìn" là gì, thưa ông?
Trận địa đặc biệt trong Khu 4 được ngụy trang rất kỹ bằng cây thông,
nếu đứng ngoài nhìn vào thì không ai phát hiện đấy là trận địa. Khi tôi
vừa đến cũng đúng là lúc máy bay Mỹ sà xuống ném bom cầu Cấm và đơn vị
bộ đội ta bắn lên.
Bức ảnh cho thấy đây là một cuộc chiến tranh nhân dân không cứ già
trẻ trai gái đều tham gia và người Việt Nam quyết chiến để bảo vệ hòa
bình của dân tộc.
Vì sao chỉ trong 2 ngày 47 máy bay hiện đại của Mỹ đã phải bỏ xác nơi này?
Nữ Trung đội 12 ly 7, hai tuần “nướng” 2 tiêm kích Mỹ thành than
(GDVN) - Trong vòng 17 ngày bà Tịch cùng đội nữ 12 ly 7 của mình đã
chiến đấu anh dũng và lập thành tích đáng nể khi bắn hạ 2 máy bay tiêm
kích của Mỹ.
Vợ hậu phương, chồng nơi tiền tuyến
Trong những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi có cuộc gặp gỡ với bà Nguyễn Thị Tịch (SN 1942, thôn Lộc Long, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình).
Bà từng là Trung đội trưởng Trung đội gái 12 ly 7 chỉ huy bắn rơi 2 máy bay Mỹ trong 17 ngày.
Năm 1960, bà Tịch lấy chồng nhưng chưa được một ngày sống chung thì chồng bà đã ra chiến trường. Suốt gần 10 năm sống phận làm dâu, bà Tịch vẫn luôn mong đến ngày chồng trở về.
Thế nhưng, số phận thật nghiệt ngã trong chiến tranh đã cướp đi sinh
mệnh của chồng bà. Năm 1968, bà Tịch nhận được giấy báo tử chồng hy sinh
ở chiến trường bắc Quảng Trị.
Trong suốt thời gian chỗng Mỹ, bà luôn tích cực tham gia các hoạt động nơi địa phương với quyết tâm “hậu phương vững chắc để tiền tuyến thắng lớn”. Sau 3 năm làm xã đội phó phụ trách chính sách, bà Tịch chuyển sang làm Bí thư Chi hội phụ nữ xã Xuân Ninh.
“Thời kỳ chiến tranh, không chỉ riêng tôi mà các chị em trong xã hầu như ai cũng có chồng đi bộ đội ở chiến trường. Là một Bí thư Chi hội phụ nữ, tôi có nhiệm vụ động viên chị em tham gia tích cực các hoạt động như: cáng thương, bốc vác, làm ruộng… để chồng con đi tòng quân”, bà Tịch nói.
Năm 1967, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra quá Vỹ tuyến 17
ngày càng ác liệt. Chúng ném bom xối xả vào hàng ngàn ngôi nhà, vào
người dân vô tội.
Căm thù trước hành động tàn ác của địch, bà Tịch cùng các chị em trong xã làm đơn tình nguyện xin nhận súng để trực tiếp bắn máy bay địch. Được sự nhất trí của Đảng ủy xã và Huyện đội, tháng 12/1967, Trung đội gái trực 12 ly 7 do bà Tịch làm Trung đội trưởng được thành lập.
Trung đội gồm 16 người, họ đa phần đều có chồng đi bộ đội ở chiến trường. Trung đội được giao nhiệm vụ cơ động khắp vùng Xuân Ninh để bảo vệ UBND xã và bến phà Long Đại.
17 ngày bắn rơi 2 máy bay Mỹ
Thời gian đầu, vì chưa quen với súng đạn nên đơn vị 37C -12D10 đóng tại bến phà Long Đại đã cử người về huấn luyện cho các chị em trong Trung Đội của bà Tịch. Riêng bà Tịch được huấn luyện thêm ở Ba Rền (nay thuộc thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, Quảng Bình).
Chỉ từng đó thời gian tập luyện, đơn vị 12 ly 7 của bà Tịch đã trực
tiếp cầm súng bắn máy bay địch. Trung đội của bà đã lập được thành tích
đáng nể phục khi bắn rơi 2 chiếc máy bay F4H của đế quốc Mỹ trong vòng
17 ngày.
Bà Tịch nhớ lại, lần đầu trung đội của bà bắn rơi máy bay địch là vào ngày 5/4/1968. Lần đó sau khi quan sát thấy chiếc F4H bay ở cự ly gần, bà đã ra lệnh cho cả trung đội đồng loạt nổ súng. Trong chớp mắt chiếc F4H của địch đã bị bắn hạ và trung đội của bà Tịch bắt được một giặc lái.
Đêm ngày 22/4/1968, một lần nữa đơn vị gái 12 ly 7 do bà Tịch làm chỉ huy tiếp tục bắn rơi một chiếc F4H khác của đế quốc Mỹ ở phía bắc bến phà Long Đại.
Theo lời bà Tịch, các chị em trong đơn vị 12 ly 7 ngày đêm thay nhau trực bắn máy bay. Mỗi lần bắn xong thì phải dời đến địa điểm khác để tránh bị địch phát hiện.Trước những thành tích mà đơn vị đã đạt được, bà Tịch được vinh dự đi báo cáo thành tích trong toàn tỉnh.
Năm 1969, trong một lần đi cáng thương binh tại lũy Hiền Ninh, bà Tịch cùng một số chị em khác đã bị địch ném bom. Bà Tịch cùng 2 nữ dân quân khác bị thương phải vào Viện 112 ( lúc đó đóng ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh) để điều trị.
Đến bây giờ, mỗi lần trái gió trở trời, vết thương trên đầu bà Tịch lại đau nhói. Sau khi hòa bình lập lại, gia đình bên chồng bà Tịch đã động viên bà Tịch đi thêm bước nữa.
Năm 1971, bà Tịch lập gia đình và sinh được 4 người con. Ngoài việc chăm lo cho hạnh phúc gia đình, bà còn tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương.
Đã hơn 45 năm trôi qua, những ký ức về thời gian cầm súng chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ vẫn luôn nguyên vẹn trong tâm trí bà Tịch.
Trong những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi có cuộc gặp gỡ với bà Nguyễn Thị Tịch (SN 1942, thôn Lộc Long, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình).
Bà từng là Trung đội trưởng Trung đội gái 12 ly 7 chỉ huy bắn rơi 2 máy bay Mỹ trong 17 ngày.
Năm 1960, bà Tịch lấy chồng nhưng chưa được một ngày sống chung thì chồng bà đã ra chiến trường. Suốt gần 10 năm sống phận làm dâu, bà Tịch vẫn luôn mong đến ngày chồng trở về.
Bà Tịch nhớ lại giây phút hào hùng khi trung đội của bà bắn rơi 2 máy bay tiêm kích Mỹ trong vòng 17 ngày (ảnh Hoàng Hà) |
Trong suốt thời gian chỗng Mỹ, bà luôn tích cực tham gia các hoạt động nơi địa phương với quyết tâm “hậu phương vững chắc để tiền tuyến thắng lớn”. Sau 3 năm làm xã đội phó phụ trách chính sách, bà Tịch chuyển sang làm Bí thư Chi hội phụ nữ xã Xuân Ninh.
“Thời kỳ chiến tranh, không chỉ riêng tôi mà các chị em trong xã hầu như ai cũng có chồng đi bộ đội ở chiến trường. Là một Bí thư Chi hội phụ nữ, tôi có nhiệm vụ động viên chị em tham gia tích cực các hoạt động như: cáng thương, bốc vác, làm ruộng… để chồng con đi tòng quân”, bà Tịch nói.
Bà Tịch bên những huy chương, huân chương nhà nước trao tặng cho bà Tịch cùng đơn vị (ảnh Hoàng Hà) |
Căm thù trước hành động tàn ác của địch, bà Tịch cùng các chị em trong xã làm đơn tình nguyện xin nhận súng để trực tiếp bắn máy bay địch. Được sự nhất trí của Đảng ủy xã và Huyện đội, tháng 12/1967, Trung đội gái trực 12 ly 7 do bà Tịch làm Trung đội trưởng được thành lập.
Trung đội gồm 16 người, họ đa phần đều có chồng đi bộ đội ở chiến trường. Trung đội được giao nhiệm vụ cơ động khắp vùng Xuân Ninh để bảo vệ UBND xã và bến phà Long Đại.
17 ngày bắn rơi 2 máy bay Mỹ
Thời gian đầu, vì chưa quen với súng đạn nên đơn vị 37C -12D10 đóng tại bến phà Long Đại đã cử người về huấn luyện cho các chị em trong Trung Đội của bà Tịch. Riêng bà Tịch được huấn luyện thêm ở Ba Rền (nay thuộc thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, Quảng Bình).
Trong những năm tháng chiến tranh các đội nữ 12 ly 7 đã góp phần đánh thắng may bay Mỹ đánh phá miền Bắc (ảnh tư liệu) |
Bà Tịch nhớ lại, lần đầu trung đội của bà bắn rơi máy bay địch là vào ngày 5/4/1968. Lần đó sau khi quan sát thấy chiếc F4H bay ở cự ly gần, bà đã ra lệnh cho cả trung đội đồng loạt nổ súng. Trong chớp mắt chiếc F4H của địch đã bị bắn hạ và trung đội của bà Tịch bắt được một giặc lái.
Đêm ngày 22/4/1968, một lần nữa đơn vị gái 12 ly 7 do bà Tịch làm chỉ huy tiếp tục bắn rơi một chiếc F4H khác của đế quốc Mỹ ở phía bắc bến phà Long Đại.
Theo lời bà Tịch, các chị em trong đơn vị 12 ly 7 ngày đêm thay nhau trực bắn máy bay. Mỗi lần bắn xong thì phải dời đến địa điểm khác để tránh bị địch phát hiện.Trước những thành tích mà đơn vị đã đạt được, bà Tịch được vinh dự đi báo cáo thành tích trong toàn tỉnh.
Năm 1969, trong một lần đi cáng thương binh tại lũy Hiền Ninh, bà Tịch cùng một số chị em khác đã bị địch ném bom. Bà Tịch cùng 2 nữ dân quân khác bị thương phải vào Viện 112 ( lúc đó đóng ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh) để điều trị.
Đến bây giờ, mỗi lần trái gió trở trời, vết thương trên đầu bà Tịch lại đau nhói. Sau khi hòa bình lập lại, gia đình bên chồng bà Tịch đã động viên bà Tịch đi thêm bước nữa.
Năm 1971, bà Tịch lập gia đình và sinh được 4 người con. Ngoài việc chăm lo cho hạnh phúc gia đình, bà còn tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương.
Đã hơn 45 năm trôi qua, những ký ức về thời gian cầm súng chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ vẫn luôn nguyên vẹn trong tâm trí bà Tịch.
Xuân Hòa - Hoàng Hà
Chuyện về 10 nữ dân quân bắn rơi máy bay Mỹ
LƯƠNG VIỆT THẮNG |
Lần theo những chiến công của quân, dân huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, được ghi trong cuốn “Lịch sử LLVT huyện Tuyên Hóa” chúng tôi về địa phương tìm hiểu, “lật giở” chiến công bắn rơi máy bay Mỹ của những nữ chiến sĩ dân quân năm xưa.
Khó khăn lắm tôi mới tìm gặp được những nhân chứng còn lại, như các mẹ Đinh Thị Đặng, Nguyễn Thị Hợp…
Gặp các mẹ, nhắc đến những chiến công xưa, nét mặt các mẹ ai nấy đều rạng ngời. Qua lời kể, một quá khứ gian khổ nhưng oanh liệt dần hiện về.
Sau những thất bại nặng nề trên chiến trường Đường 9-Khe Sanh, đế quốc Mỹ tập trung không quân, hải quân đánh phá ác liệt địa bàn Quảng Bình (hậu phương trực tiếp của miền Nam).
Để đối phó với âm mưu thủ đoạn mới của kẻ thù, bảo vệ các công trình giao thông quan trọng, như đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 12A và kho tàng trên địa bàn, năm 1967, Đảng ủy, UBND xã Lê Hóa thành lập Phân đội trực chiến súng máy phòng không 12,7mm.
Phân đội gồm 10 nữ dân quân, do đồng chí Phạm Thị Bích Thìn chỉ huy; các xạ thủ: Hoành, Hợp, Hồng, Duyệt, Cúc, Tạo, Tâm, Châu, Đặng. Địa phương còn bố trí hai đồng chí dân quân nam là Cao Đình Lự và Trần Thế Đạm giúp đỡ chị em một số việc trong quá trình hoạt động và tác chiến.
Các xạ thủ Nguyễn Thị Hợp và Đinh Thị Đặng trong ngày gặp lại.
Sau 2 tháng được Ban CHQS huyện trực tiếp huấn luyện, cuối năm 1967, phân đội bước vào trực chiến với hai khẩu đội được bố trí tại Cồn Đinh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn đi qua địa bàn thôn Đồng Lê, xã Lê Hóa.
Hằng ngày, các chị có mặt tại trận địa từ rất sớm, người củng cố lại hầm hào công sự, thay lá ngụy trang mới, người kiểm tra tình trạng kỹ thuật của súng đạn, cắt cử người quan sát…
Ngày 18-5-1968, khoảng 8 giờ 30 phút, các nữ dân quân phát hiện có máy bay địch từ hướng Tây di chuyển vào địa bàn, bắt đầu lùng sục tìm mục tiêu đánh phá. Đến đầu xã Lê Hóa, một tốp 3 chiếc F4H lượn vòng, rồi chiếc đi đầu bất ngờ bổ nhào cắt bom.
Do trận địa được bố trí khéo léo và ngụy trang kỹ, nên địch không phát hiện ra.
Không chỉ vậy, “lũ giặc trời” còn không ngờ được rằng, mọi hành động của chúng đều nằm trong tầm ngắm của các nữ pháo thủ.
Khi chiếc thứ hai tiếp tục bổ nhào trút bom, cũng là lúc lá cờ hiệu màu đỏ trong tay Phân đội trưởng Phạm Thị Bích Thìn phất lên phía trước, cùng khẩu lệnh đanh gọn, dứt khoát: “Bắn!”.
Hai khẩu đội đồng loạt nhả đạn, cả trận địa rền vang tiếng súng, đất cát bay mù mịt.
Từng loạt đạn 12,7mm đỏ lừ phóng thẳng lên không trung, chụp lấy “thần sấm”, một chiếc F4H bốc khói, chao đảo rồi lao xuống khu vực xóm Chuối (xã Thanh Hóa) cách trận địa gần 30km.
Hai chiếc còn lại khiếp đảm lao vút lên cao rồi biến mất. Không kịp lau mồ hôi, đất cát lấm lem mặt mũi, các chị ôm chầm lấy nhau vui mừng khôn xiết, đó cũng chính là món quà ý nghĩa mà các chị dâng lên ngày sinh lần thứ 78 của Bác Hồ.
Ngày 24-10-1968, cũng tại chính trận địa súng máy của đội, các chị lại tiếp tục bắn rơi một chiếc F4H của Mỹ.
Như vậy chỉ trong vòng 5 tháng, Phân đội nữ dân quân xã Lê Hóa đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ, khẳng định khả năng tiếp cận nhanh chóng khoa học kỹ thuật, làm chủ vũ khí trang bị; thể hiện quyết tâm biết đánh, biết thắng và ý chí kiên cường, quả cảm của chị em dân quân.
Sau những thắng lợi đó, Phân đội nữ dân quân trực chiến 12,7mm được duy trì đến tháng 2-1973, thì giải thể, sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết.
Về thôn Đồng Lê, xã Lê Hóa hôm nay, chúng tôi tìm gặp ông Hồ Đình Lự, nguyên xã đội phó được giao phụ trách Phân đội nữ dân quân trực chiến 12,7mm năm xưa.
Ông Lự nay đã 79 tuổi, bị bệnh thấp khớp nên đi lại hết sức khó khăn, nhưng trí nhớ của ông thì vẫn rất minh mẫn.
Ông mang kỷ vật còn lại cho chúng tôi xem, đó là một tấm giấy các-tông lót trong hòm đạn 12,7mm được ông dùng ghi lại tên tuổi, quê quán của các nữ dân quân tham gia trực chiến thời điểm đó.
Tuy đã úa màu, nhưng nét chữ vẫn còn rõ nét. Cầm kỷ vật trên tay, giọng ông run run: “Hơn nửa chị em trong số này đã đi xa; số còn lại nhiều người cuộc sống đa phần còn khó khăn…”.
Theo hướng dẫn của ông, chúng tôi tìm đến gia đình của những chiến sĩ nữ dân quân anh dũng năm xưa còn lại, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng đều chung với cái nghèo khó của người dân nơi miền sơn cước.
Tất cả các chị nay đã thành các mẹ, tuổi ngoài 70, già yếu, đi lại khó khăn, sống phụ thuộc vào con cháu…
Tuy vậy, các mẹ đều sống gương mẫu với con cháu và bà con xóm giềng; đều chung một ước nguyện là mong sao được tổ chức họp mặt một lần rồi về nơi chín suối cũng thỏa nguyện.
Chia tay các mẹ, chúng tôi nghĩ, năm tháng sẽ qua đi, nhưng những chiến công mà Phân đội nữ dân quân 12,7mm xã Lê Hóa năm xưa vẫn mãi sáng ngời trong trang sử chống Mỹ, cứu nước vẻ vang của quân, dân Quảng Bình và của cả dân tộc.
theo Quân đội nhân dân
Đăng ngày 19 - 10 - 2015
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước có nhiều đơn vị nữ dân quân quên
mình vì Tổ quốc, trở thành huyền thoại về lòng quả cảm, tinh thần yêu
nước bất diệt được Bác Hồ tặng thưởng huy hiệu và gửi thư khen ngợi. Một
trong những đơn vị đó là Trung đội nữ dân quân gái Hoa Lộc (Thanh Hóa) -
đơn vị nữ dân quân đầu tiên trên miền Bắc đã bắn rơi máy bay Mỹ bằng
súng bộ binh.
14 nữ dân quân Hoa Lộc năm xưa
Sau
những đòn thất bại liên tiếp của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” mà chính quyền Mỹ nuôi nhiều hy vọng thắng
lợi đã hoàn toàn sụp đổ. Để cứu vãn tình thế, Tổng thống Mỹ L.Giôn xơn -
kẻ đại diện cho phe hiếu chiến Mỹ đã tiến hành chiến lược “chiến tranh
cục bộ” đưa quân Mỹ vào miền Nam - Việt Nam đồng thời đánh phá miền Bắc
bằng không quân và hải quân ngày càng ác liệt. Mỗi ngày chúng huy động
hàng chục tốp máy bay liên tục tấn công những vị trí trọng yếu của ta.
Ở
Thanh Hóa, chúng tập trung đánh phá những khu vực kinh tế trọng điểm và
khu vực đông dân cư, bệnh viện, trường học, nhà thờ và một số tuyến
đường vận chuyển huyết mạch như: phà
Thắm (Nga Sơn), kênh De (Hậu Lộc), cầu Hàm Rồng, phà Ghép (Tĩnh Gia),
cầu Đò Lèn (Hà Trung)… nhằm cắt đứt sự chi viện của hậu phương lớn cho
tiền tuyến.
Tháng
5/1967, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh mở lớp huấn luyện ngắn ngày cho một số
đồng chí trong các đơn vị nữ. Nhiều cán bộ quân sự giỏi, có kinh nghiệm
được cử về hướng dẫn chị em. Một số nơi đang chuẩn bị thành lập các đơn
vị nữ dân quân bắn máy bay cũng trực tiếp cử người về học tập.
Ngày 01/6/1967,
Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy xã Hoa Lộc được tổ chức tại gia đình cố
Xung (xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc). Hội nghị đã quyết định thành lập đơn
vị nữ dân quân trực chiến. Đơn vị này đã được tham dự lớp huấn luyện của
tỉnh tổ chức tại xã nhà.
Phụ
nữ Hoa Lộc từ xưa đã nổi tiếng cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản
xuất, lại gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu. Ngay trong những ngày đầu
đánh Mỹ, nhiều chị đã có những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục
vụ chiến đấu ở địa phương.
Đơn
vị nữ dân quân gái Hoa Lộc gồm 14 chiến sĩ, do đồng chí Hoàng Thị Mợi
làm trung đội trưởng. Những cô gái này tuổi đời còn rất trẻ, hầu hết ở
độ tuổi 18, đôi mươi, có người còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nghe
theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, vì độc lập, tự do của dân tộc,
họ đã gác lại mọi mơ ước riêng tư của mình để nhận nhiệm vụ bảo vệ
bầu trời, kho thóc và tuyến đường huyết mạch giao thông quan trọng từ
Bắc vào Nam.
Trung đội trưởng Hoàng Thị Mợi
Theo
kế hoạch, trung đội được huấn luyện trong 11 ngày, vừa học lý thuyết,
vừa thực hành về cách sử dụng súng. Đội nữ dân quân đã được cấp trên
giao cho 3 khẩu súng phòng không 12,7mm và chọn khu đất cồn bãi ở khu
Đông Ngàn (Hậu Lộc) làm căn cứ luyện tập. Việc tập bắn súng 12,7mm đối
với chị em buổi đầu gặp rất nhiều khó khăn. Súng có nhiều bộ phận phức
tạp, có chị lần đầu tiên sử dụng nên không tránh khỏi ngỡ ngàng. Song
với quyết tâm cao, nhiều chị em đã vượt qua quá trình “khổ tập”, “khổ
luyện” để nhanh chóng chuyển từ thành thạo trong huấn luyện sang việc sử
dụng thành thạo, kịp thời, chính xác trong chiến đấu.
Khu vực kênh De
là nơi trọng điểm, địch tập trung đánh phá rất ác liệt, nên toàn trung
đội thống nhất chọn làm nơi bố trí trận địa, miệt mài ngày đêm theo dõi,
quan sát để rút ra quy luật hoạt động của chúng.
Khoảng
15h chiều ngày 16/6/1967, trong khi cả trung đội đang luyện tập thì
trên bầu trời bất ngờ xuất hiện hai tốp máy bay của địch từ biển Lạch
Trường bay vòng vào trận địa. Ba khẩu súng 12,7mm đồng loạt nhả 21 viên
đạn. Chiếc máy bay A4D trúng đạn, loạng choạng lao xuống đất. Thấy vậy,
cả tốp máy bay quay đầu tháo chạy ra biển.
Chiến
công bắn rơi máy bay A4D của các nữ dân quân Hoa Lộc làm nức lòng quân,
dân cả nước. Đây là đơn vị nữ đầu tiên trên miền Bắc độc lập bắn rơi
máy bay Mỹ bằng súng bộ binh. Ngay sau chiến công đó, Trung đội nữ dân
quân Hoa Lộc được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và gửi tặng cho mỗi thành
viên trong trung đội một huy hiệu của Người.
Bức thư Bác Hồ khen ngợi Trung đội dân quân gái Hoa Lộc
Trong
thư Bác viết: “Bác rất vui lòng khen các cháu đã chiến đấu giỏi và bắn
rơi một máy bay phản lực Mỹ. Bác gửi tặng mỗi cháu một huy hiệu. Bác
mong các cháu hãy phát huy những điểm tốt: chăm học, chăm làm, sản xuất
giỏi, đánh giặc giỏi cùng với bà con địa phương giành nhiều thắng lợi to
lớn hơn nữa”…
Cả
nước nhiệt liệt hoan nghênh và cổ vũ chiến công của chị em, hàng chục
thư khen, thư giao ước thi đua của tập thể, cá nhân trong tỉnh và trên
miền Bắc gửi đến Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc. Khắp nơi trong tỉnh đã
dấy lên một phong trào thi đua sôi nổi. Nhiều công trình lao động mang
nội dung thi đua với Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc xuất hiện. Chị em
trong tỉnh bước vào sản xuất với một khí thế mới. Từ thửa ruộng, con
mương, quãng đường đến đồi cây, lớp học, phòng chữa bệnh, cỗ máy… đâu
đâu cũng gắn liền với phong trào thi đua với trung đội dân quân gái Hoa
Lộc.
Trận
địa đơn vị trở thành trung tâm trao đổi kinh nghiệm bắn máy bay của hầu
hết các trung đội nữ dân quân trong tỉnh. Hầu hết các xã vùng ven biển,
đồng bằng đến các xã trung du, miền núi đều thành lập các đơn vị nữ dân
quân trực chiến. Nhiều đơn vị nữ khác như: Dân quân gái Thanh Thủy
(Tĩnh Gia), Hoằng Trường, Hoằng Hải (Hoằng Hóa), Hà Phú, Hà Toại (Hà
Trung), đại đội Triệu Thị Trinh cũng đã lần lượt bắn rơi máy bay Mỹ. Mỗi
đơn vị lập công đều được được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và gửi tặng huy
hiệu.
Chiến thắng của các cô gái Hoa Lộc vang khắp năm châu, bốn biển, nhiều đoàn báo chí, truyền hình
trong và ngoài nước đã về đây ghi lại chiến tích hào hùng của các chị
em. Có nhà báo nước ngoài tỏ ra vô cùng kinh ngạc, bởi những cô gái “yếu
liễu, đào tơ” của xứ Thanh từ trước đó chưa từng biết sử dụng vũ khí,
vậy mà chỉ bằng ý chí quyết tâm, lòng quả cảm cùng với nhiệt huyết của
tuổi trẻ đã làm nên thành tích đặc biệt này, đã dũng cảm bắn rơi chiếc
máy bay tối tân nhất của quân đội Mỹ vào thời điểm bấy giờ.
Được
Bác Hồ gửi thư khen ngợi, thấm nhuần lời căn dặn của Bác, cùng với sự
mến yêu, cảm phục của đồng chí đồng bào, các chị em lại càng phấn khỏi,
tự hào, hăng say luyện tập để nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật,
đề cao cảnh giác, sẵn sàng đánh phá địch. Chiến công nối tiếp chiến
công. 5 tháng sau, ngày 2/11/1967 đơn vị lập công bắn rơi chiếc máy bay
Mỹ thứ 2; ngày 30/7/1972 đơn vị lại tiếp tục bắn rơi chiếc máy bay Mỹ
thứ ba.
Với
những thành tích đặc biệt này, cuối năm 1967, chị em lại đón thêm niềm
vui khi được Đảng, Nhà nước phong tặng Huân chương quân công hạng Ba, 2 Huân chương chiến công (1 Hạng nhất, 1 Hạng nhì). Bảy năm liền đạt đơn vị Quyết chiến Quyết thắng. Vinh
dự hơn, đến năm 1973, trung đội dân quân gái Hoa Lộc đã được Quốc hội
và Chính Phủ tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trung
tướng Lê Quang Hòa đã từng nhận định về khả năng chiến đấu của lực
lượng nữ dân quân Thanh Hóa: “Nếu dân quân tự vệ Việt Nam là người đầu
tiên trên thế giới dùng súng bộ binh bắn rơi được máy bay phản lực Mỹ và
sử dụng được pháo lớn để bắn chìm, bắn cháy tàu chiến Mỹ thì những cô
gái dân quân, tự vệ nói trên cũng là những người phụ nữ đầu tiên trên
thế giới đã góp phần đập tan những cái gọi là “uy thế của không lực và
hải lực Huê Kỳ”.
Chiến
công của những nữ dân quân Hoa Lộc đã đóng góp vào rừng chiến công của
các nữ dân quân miền Bắc trong những năm chiến đấu ác liệt, chống giặc
Mỹ bắn phá miền Bắc, giai đoạn 1965 - 1968. Đó là biểu hiện cao quý về
đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, về tinh thần “giặc đến nhà đàn
bà cũng đánh”; là kết quả rực rỡ của phong trào thi đua “3 giỏi”, phong
trào “phụ nữ ba đảm đang”, phong trào “giết giặc lập công” và phong trào
xây dựng những đơn vị “Quyết thắng” trong dân quân tự vệ tỉnh ta. Đó là
minh chứng hùng hồn về khả năng cách mạng vĩ đại của phụ nữ Việt Nam
nói chung và phụ nữ Thanh Hóa nói riêng chẳng những sản xuất giỏi mà
chiến đấu cũng giỏi, rất xứng đáng với truyền thống của quê hương Bà
Triệu anh hùng./.
Nguyễn Thị Thắm (Tổng hợp)
Tài liệu tham khảo:
-
Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tập II (1954 - 1975), nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, năm 1996.
-
Tiểu ban nghiên cứu lịch sử Hội phụ nữ Thanh Hóa “Phụ nữ Thanh Hóa ba
đảm đang chống Mỹ, cứu nước”, nhà xuất bản Thanh Hóa, năm 1985.
Nữ dân quân dùng súng trường bắn rơi F-105
24/03/2015 19:25 GMT+7
- Cô gái chưa đầy 20 tuổi quên con rắn ở dưới chân, tập trung
bắn máy bay Mỹ; một cô gái với dáng hình mảnh khảnh vác quả đạn gần 40 kg chuyển
cho bộ đội khi B52 ném bom Hà Nội... Họ là những nữ dân quân tự vệ anh
hùng.
Các đại biểu dự hội thảo "Dân quân tự vệ VN - Lực lượng vô địch của dân tộc anh hùng" do Bộ Tổng
Tham mưu tổ chức sáng 24/3 tại Hà Nội xúc động nghe
chuyện của các nữ dân quân tự vệ trong những năm tháng cầm súng đánh
giặc, bảo vệ quê hương.
Dùng súng trường bắn rơi F-105 của Mỹ
Bà Ngô Thị Hồng Thương là công nhân, chiến sĩ tự vệ của đội Tu bổ rừng lâm trường Cẩm Kỳ (Hà Tĩnh).
Năm 1968, đội được biên chế thành một tiểu đội tự vệ, tổ của bà gồm bà và 2 người khác được biên chế một khẩu súng trường K44. Đội được giao nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ tuyến đường 21 và 22 thuộc hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, nằm ở phía Nam tọa độ chết Ngã ba Đồng Lộc.
Bà Ngô Thị Hồng Thương |
Nghĩ là làm. Ngày 20/5/1968, bà đến một vị trí đã chọn trước ở bãi
Hạ Nêu để đón lõng địch, gác nòng súng lên một chạc cây cụt làm điểm tựa. Khoảng
11h thì có tiếng máy bay gầm rú. Một chiếc “con ma” lao tới, bay
rà rà dọc theo đường 21 tìm những chiếc xe của bộ đội ta ngụy trang hai bên
đường. Khi máy bay đi qua đầu lần thứ nhất, bà bắn nhưng trượt, lần thứ
hai bà bình tĩnh bắn 2 phát đạn nữa. Từ đuôi máy bay, một dải khói đen bỗng phun
ra xối xả, bà thấy vật gì đó bật khỏi máy bay. Chiếc máy bay lao được chừng 800m
nữa thì đâm sầm vào núi, một tiếng nổ dữ dội vang lên.
Bà xốc súng, cùng các bạn chạy bám
theo vật thể lạ bật ra khỏi máy bay. Đó là tên phi công nhảy dù, tổ 3 người của bà tiến sát chiếc dù mà tên phi công vẫn
không hay biết, bà rón rén lại gần rồi dí súng vào gáy, bắt hắn giơ tay hàng.
Mặc cho máy bay địch quần thảo và bắn rốc két xung quanh khu vực nhưng mọi người
vẫn không rời tên phi công. Trong lúc đồng đội đang cắt dây dù để trói tên phi
công thì bà phát hiện một chiếc máy vô tuyến đang chạy rè rè, bà nhanh chóng
dùng dao đập nát chiếc máy và cùng mọi người vây bắt tên giặc lại.
Tại hội nghị Quân khu 4 tổ chức rút kinh nghiệm bắn máy bay tầm thấp ngày
24/5/1968, bà được gặp Đại tướng Võ Nguyễn Giáp và được Đại tướng khen "như một
nhà triết học đã phát hiện ra quy luật".
Vác đạn gần 40 kg tiếp viện cho bộ đội
Tham gia lực lượng tự vệ tập trung của nhà máy cơ khí Mai Động (Hà Nội), bà Phạm Thị Viễn nhớ mãi câu chuyện vào năm 1972 khi máy bay B52 ném bom. Ban ngày, máy bay quấy phá liên tục. Bà cùng đồng đội thay nhau tiếp đạn cho đơn vị pháo 100 ly ở gần trận địa 14,5 ly.
Bà Phạm Thị Viễn |
"Có một điều kỳ lạ, cho đến bây giờ tôi vẫn chưa lý giải được, khi đó mình mảnh
khảnh, bản thân sức khỏe không tốt, vậy mà vác quả đạn 100 ly nặng gần 40
kg cứ đi băng băng, mọi người thi nhau đi nhanh, tăng chuyến để vác được nhiều
đạn cho bộ đội", bà Viễn kể lại.
Ngày 22/12/1972, lực lượng của bà được lệnh chuyển trận địa từ Mai Động đến
Vân Đồn. Tới sẩm tối, máy bay Mỹ đánh vào bệnh viện Bạch Mai, Văn Điển, Giáp
Bát... 21h còi báo động rú vang, máy bay địch xuất hiện, chúng bay thấp dọc theo
sông Hồng, hướng của bà đã đón lõng sẵn. Tình huống diễn ra quá nhanh,
được lệnh của chỉ huy, bà cùng đồng đội cũng chỉ kịp bắn 1 điểm xạ 19 viên. Một
chiếc máy bay Mỹ vút qua đầu, đuôi lóe sáng.
"30 phút sau, Bộ Tư lệnh thủ đô thông báo: Chiếc F111 bay theo hướng 14 bị bắn
rơi tại chỗ. Chúng tôi ôm nhau reo hò mà nước mắt cứ giàn giụa. Đêm đó trận địa không ai chợp mắt", nữ
pháo thủ nhớ lại.
Cô du kích đi vào thơ Tố Hữu
Nhân vật được nhà thơ Tố Hữu nhắc tới trong bài thơ "Tâm sự" của mình là bà Bùi
Thị Vân tại xóm Lai Vu, Kim Thành, Hải Dương.
Khi giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc, cả nước thanh niên có phong trào 3 sẵn sàng,
bà Vân khi đó chưa đầy 20 tuổi đã tình nguyện tham gia và được kết nạp vào trung
đội du kích. Bà Bùi Thị Vân |
Bị quân và dân ta bắn trả quyết liệt, máy bay Mỹ bỏ chạy. Khi được lệnh thu dọn súng đạn, bà mới nhớ ra có rắn đang ở bên chân mình, máu chân đã chảy ra lẫn cả bùn.
"Có người hỏi tôi: Mày có sợ rắn không? Trước đó em sợ lắm nhưng khi chiến đấu
em quên hết cả sợ, rắn nó có cắn mình em chịu, chứ giặc Mỹ đem bom bắn phá quê
hương, hại nhiều người nên em bắn máy bay đã", bà Vân nhớ lại.
Sau trận đánh đó bà được giao làm liên lạc cho ban chỉ huy xã. Đầu đội mũ rơm
với lá ngụy trang chạy giữa giao thông hào với bom đạn, rốc két bắn khắp nơi, cô
du kích nhỏ ấy còn được bộ đội đặt tên "con thoi trong tuyến lửa".
Hồng Nhì - Ảnh: Duy HồngLão nông anh hùng từng bắn rơi 7 máy bay Mỹ
Đại tá anh hùng Nguyễn Văn Bảy, người phi công từng bắn rơi 7 máy bay Mỹ
năm xưa ngày ngày thả cá, làm vườn... sống cuộc đời một người nông dân
bình dị.
Phi công Nguyễn Văn Bảy (còn gọi là Bảy A, sinh năm 1936) quê ở Lai Vung, Đồng Tháp. Trong cuộc chiến với không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, người cựu phi công này đã lái chiếc MiG17, xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi 7 máy bay Mỹ. |
Ông là một trong 16 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp aces - một danh hiệu có từ chiến tranh thế giới thứ hai dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ 5 trở lên. |
Nhà ông Bảy nằm giữa đồng. Phía trước là con kênh, ranh giới hành chính giữa thị trấn Lai Vung với xã Tân Dương (Đồng Tháp). Sau những chiến công lẫy lừng, ông được phân công đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong Không quân Việt Nam. Kể từ khi nghỉ hưu, ông chọn mảnh đất này để đào ao nuôi cá, trồng lúa, làm vườn... |
Khu vườn của ông là một luống đất cao bao bọc 6 công lúa sau nhà. Ông trồng lên đó với đủ thứ cây trái như mít, mãng cầu, vú sữa, khoai mì, ca cao, cà phê... |
Ông khoe từng có cây khoai mì củ nặng 90 kg. Còn ca cao, cà phê đều có hoa, trái tươi tốt. Ngoài ra, cựu phi công còn đào ao trồng sen, nuôi cá. |
Ông cho biết, sống ở thành phố một thời gian nhưng không thoải mái nên về nhà có nhiều việc để làm, thảnh thơi. |
Công việc tuy cũng có nhiều lúc vất vả nhưng ông không hề nản. Ông bảo, càng làm việc càng khỏe người. |
Ông làm dớn bắt cá không phải để cải thiện bữa ăn mà để...chơi. Vì cá trong ao sen là ông thả nuôi. Cá ở đây không cho ăn thức ăn, tự nó lớn. Khi nào có khách đến nhà ông sẽ bắt cá đãi khách. |
Những cây vú sữa của ông điều rất sai quả. |
Ông Bảy có một ao cá sau nhà vừa làm thức ăn vừa để tiếp đãi bạn bè. |
Những lúc rảnh rỗi, ông sang nhà hàng xóm để lai rai vài ly rượu đế. |
Người cựu binh cho biết, đời ông luôn gắn với những số 7. Đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp (từ lớp 3 lên lớp 10), lái chiếc MiG17 bắn rơi 7 máy bay Mỹ, được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1967. |
Ông Bảy nói chuyện giản dị, vui tính, hào sảng. Ít ai nghĩ rằng người nông dân này đã trở thành huyền thoại của phi công Việt Nam. |
Ông lấy một con trăn nhà hàng xóm ra quấn vào người bảo: "Con này nhỏ xíu, hồi đó trăn tao nuôi to gấp đôi, gấp 3 con này mà hiền khô". |
Ông cùng vợ là bà Trần Thị Niên sống tại quê nhà. Lúc ông cưới vợ được một tuần cũng là lúc ông nhận nhiệm vụ lên đường chiến đấu. |
Chiếc áo lính hàm đại tá với đầy huy chương trên ngực được ông treo trang trọng trong nhà. Ông từng bắn hạ chiếc F4 huyền thoại của Mỹ. |
Ban liên lạc CLB truyền thống Không quân phía nam vừa gửi tặng ông một mô hình bay mô phỏng lại trận chiến trên không với tấm ảnh chân dung của ông. Nội dung có đoạn: Kính tặng anh hùng Nguyễn Văn Bảy, phi công huyền thoại MiG17, kỷ niệm anh tròn 80 tuổi, tròn 50 năm anh cưới chị Trần Thị Niên, tròn 50 năm anh bắn rơi chiếc F4 trên bầu trời Hà Bắc (26/4/1966). . |
Nụ cười của lão nông 80 tuổi, cựu phi công oanh liệt một thời. |
Phi công Nguyễn Văn Bảy thuộc biên chế của Trung đoàn Không quân tiêm
kích 923 (mật danh Đoàn Yên Thế) và tham gia chiến trận đầu tiên trên
vùng trời Bắc Sơn - Chi Lăng. Ông có 13 lần cùng đồng đội (mỗi người một
chiếc máy bay) xuất kích, trong đó có 7 lần ông ra tay và cả 7 lần,
địch đều phải trả giá đắt.
Chiến công đầu tiên của ông Bảy được lập ngày 21/6/1966. Hôm đó biên đội 4 chiếc MiG17 phát hiện nhiều máy bay Mỹ, trong đó có một máy bay trinh sát RF8A được hộ tống bởi chiếc F8 Crusader vốn được mệnh danh là "hiệp sĩ thánh chiến" của Phi đội 211 Mỹ. Biên đội trưởng Phan Thành Trung đã tiêu diệt chiếc RF8A; còn phi công Bảy hạ chiếc F8E do Cole Black điều khiển.
Đến các ngày 24 và 29/6/1966, phi công Bảy tiếp tục lập công - bắn rơi máy bay F4C và F105D trên bầu trời Thái Nguyên, Việt Trì và Hà Nội. Ngày 21/9/1966, trên bầu trời Chí Linh (Hải Dương), 16 máy bay F4 và F105 của Mỹ chia thành nhiều tốp, nhiều tầng, nhiều hướng bao vây biên đội 4 máy bay của ông Bảy. Trận này, Mỹ bị biên đội ông Bảy hạ 3 chiếc, trong đó phi công Bảy hạ một chiếc F4.
Chiến công đầu tiên của ông Bảy được lập ngày 21/6/1966. Hôm đó biên đội 4 chiếc MiG17 phát hiện nhiều máy bay Mỹ, trong đó có một máy bay trinh sát RF8A được hộ tống bởi chiếc F8 Crusader vốn được mệnh danh là "hiệp sĩ thánh chiến" của Phi đội 211 Mỹ. Biên đội trưởng Phan Thành Trung đã tiêu diệt chiếc RF8A; còn phi công Bảy hạ chiếc F8E do Cole Black điều khiển.
Đến các ngày 24 và 29/6/1966, phi công Bảy tiếp tục lập công - bắn rơi máy bay F4C và F105D trên bầu trời Thái Nguyên, Việt Trì và Hà Nội. Ngày 21/9/1966, trên bầu trời Chí Linh (Hải Dương), 16 máy bay F4 và F105 của Mỹ chia thành nhiều tốp, nhiều tầng, nhiều hướng bao vây biên đội 4 máy bay của ông Bảy. Trận này, Mỹ bị biên đội ông Bảy hạ 3 chiếc, trong đó phi công Bảy hạ một chiếc F4.
Trò chuyện với tác giả bức ảnh "Cụ già bắn rơi máy bay Mỹ" nổi tiếng
“…Tôi thực hiện nhiệm vụ của mình như cơm ăn,
nước uống hàng ngày và ngay cả cái chết cũng lì đi không còn sợ nữa”,
cựu phóng viên chiến trường, nhà báo Chu Chí Thành chia sẻ.
Tại cuộc triển lãm ảnh Phóng viên chiến trường "Góc máy, góc nhìn", PV báo điện tử Infonet đã có cuộc trò chuyện với cựu phóng viên chiến trường, nhà báo Chu Chí Thành về những kỷ niệm trong những năm ông tham gia vào cuộc chiến đấu của cả dân tộc với tư cách là phóng viên mặt trận.
Cảm xúc của ông khi tham gia triển lãm "Phóng viên chiến trường: Góc máy, góc nhìn" là gì, thưa ông?
Đây chỉ là một phần những bức ảnh thời
chiến của cá nhân tôi cũng như những nhiếp ảnh khác. Nhưng tôi rất xúc
động và cảm ơn ông Patrick Chauvel đã đưa những bức ảnh này sang Pháp và
giờ đây là Hà Nội để cho người dân được thấy lại hình ảnh một thời sục
sôi của dân tộc Việt Nam. Qua đó, ý nghĩa của bức ảnh được nâng lên rất
nhiều.
Trong những năm tháng tham gia chiến trường, kỷ niệm nào khiến ông nhớ nhất?
Tôi tham gia chiến trường với tư cách là
phóng viên từ năm 1967 đến đầu 1974 sau đó tôi đi học ở nước ngoài. Nói
chung, khi tác nghiệp có rất nhiều sự kiện, sự việc sâu sắc khiến mình
không quên được nhưng tôi nhớ nhất là chuyến đi công tác đầu tiên của
tôi trong Khu 4. Đó là năm 1968 tôi cùng với nhà nhiếp ảnh ở Phân xã
Quân đội là anh Lương Nguyễn Dũng đạp xe từ Hà Nội vào Vĩnh Linh (Quảng
Trị) tác nghiệp.
Dân quân già Trần Văn Ong bắn hạ máy bay F4H ngày 16/11/1967 tại xã Đức Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình). Tác giả Chu Chí Thành |
Khi đơn vị khai hỏa thì bị lộ mục tiêu,
một bên dội bom xuống, một bên bắn thẳng lên, trận chiến kéo dài khoảng
20 phút rất ác liệt nhưng các chiến sĩ Việt rất dũng cảm, nhằm thẳng máy
bay bắn. Các chiến sỹ của ta bình tĩnh lấy tay che ánh nắng xuyên vào
mắt mình để theo dõi máy bay địch. Động tác đó rất cuốn hút tôi và khiến
tôi hăng hái quên cả những nguy hiểm trước mắt. Tôi xách thùng đạn tìm
chỗ cao nhất làm điểm tì và chụp từng khuôn mặt các chiến sĩ này. Sau
đó, bức ảnh trận đánh của pháo cao xạ 37 ly bắn lại máy bay Mỹ ở cầu
Cấm thành công không phải do tôi quen thuộc hay tài giỏi gì mà bởi hình
ảnh các chiến sỹ rất bình tĩnh gan dạ và tự tin. Và tôi muốn làm sao thể
hiện được tinh thần bình tĩnh, dũng cảm của họ vào trong bức ảnh của
mình.
Lúc đó ông có run không?
Lúc đầu tôi hơn run bởi bức ảnh tôi
thích nhất hơi nhòa nhưng khi thấy các chiến sĩ rất bình tĩnh theo dõi
diễn tiến của đợt tấn công của địch không một chút lo sợ thì chính sự
hăng hái, bình tĩnh đó của họ đã truyền sang cho chúng tôi. Chính hình
ảnh đó làm tôi gan dạ và chỉ tập trung làm sao chụp được thần thái của
bộ đội ta khi đó. Và rồi cuộc chiến ác liệt cuốn mình đi chứ tôi không
còn nghĩ đến vai trò nhiệm vụ của mình nữa. Tôi thực hiện nhiệm vụ của
mình như cơm ăn nước uống hàng ngày và ngay cả cái chết cũng lì đi không
còn sợ nữa.
Trong tất cả những bức ảnh ở đây ông ấn tượng nhất ở bức nào?
Bức dân quân già Trần Văn Ong bắn hạ máy
bay F4H ngày 16/11/1967 tại xã Đức Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) là bức
ảnh tôi thích nhất. Hình ảnh một ông già đeo kính mà vẫn tham gia đánh
giặc, tôi chạy theo ông chụp ảnh và đã bắt được cái thần của lão dân
quân này.
Tác giả bên bức ảnh dân quân già Trần Văn Ong mà ông tâm đắc nhất |
Khi nhìn ngắm lại những bức ảnh này ông có cảm xúc gì?
Nhiều khi do công việc khiến mình quên
đi dấu tích chiến tranh nhưng khi xem lại bức ảnh này trong tôi gần như
cả giai đoạn lịch sự hào hùng của dân tộc trỗi dậy. Qua những bộ ảnh cho
thấy chúng tôi tự nhiên trở thành những người chép sử bằng hình ảnh để
thế hệ sau cảm nhận được, biết được lúc đó ông cha ta đã sống, chiến đấu
như thế nào.
Nhân kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước ông có lời chúc gì gửi đến nhân dân nhân dịp này?
Tôi chúc tất cả chúng ta không phải chụp ảnh chiến tranh nữa mà chúng ta chụp cảnh sống hòa bình, hạnh phúc của nhân dân.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Phóng viên chiến trường: Góc máy, góc nhìn là cuộc triển lãm ảnh và hội thảo nhân kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước.
Triển lãm mở cửa từ
chiều 14/4 và kéo dài đến hết 10/5 trưng bày hơn 40 tác phẩm chọn lọc
của bốn tác giả: Đoàn Công Tính, Chu Chí Thành, Mai Nam và Hứa Kiểm.
Cùng với phóng viên chiến trường kỳ cựu của Pháp Patrick Chauvel, các
nhiếp ảnh gia sẽ có mặt để trao đổi những góc nhìn của họ về điều kiện
tác nghiệp, nhiệm vụ được giao, mục tiêu theo đuổi, tiêu chí chọn
ảnh…cũng như đưa ra góc nhìn về sự phát triển của ảnh phóng sự trong
thời chiến.Triển lãm diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền,
Hà Nội).
Nhận xét
Đăng nhận xét