ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 39(nhà giam chín hầm)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                            Chín tầng địa ngục - tội ác tày trời của Ngô Đình Cẩn



Nhà giam Chín Hầm: Quan tài chôn những người đang sống


Trong lòng xứ Huế mộng mơ có một nhà tù - nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - Nhà giam Chín Hầm do Ngô Đình Cẩn cải tạo từ một nơi để vũ khí đạn dược do người Pháp để lại.

Cảnh tra tấn tù binh rợn người ở Phú Quốc

Nhà giam Chín Hầm tồn tại từ năm 1954 đến 1963. Ngay ngày gia đình họ Ngô bị đảo chính, Ngô Đình Cẩn bị bắt, người dân xứ Huế đã lên nhà giam Chín Hầm đập phá tan hoang. Nửa thế kỉ đã đi qua, nhà giam Chín Hầm ngày nay vẫn còn lại dấu tích minh chứng cho tinh thần yêu nước, sức mạnh quật cường của đồng bào ta, của những chiến sĩ cách mạng khi đối mặt với sự tàn độc vô độ của bạo chúa khét tiếng Ngô Đình Cẩn. Sau khi Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã hình thành một chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô. Đại diện cho gia đình trị họ Ngô ở miền Trung và cao nguyên Trung phần là Ngô Đình Cẩn. Là con thứ 8 trong gia  đình, khác với các anh em trong nhà ai cũng học hành đàng hoàng, Cẩn chỉ học bậc tiểu học, hết lớp 3 thì nghỉ. Khi lớn lên có sở thích mặc áo dài the, đầu đội khăn xếp, miệng nhai trầu, chân đi guốc mộc nghênh ngang giữa đường. Cẩn ở nhà phụng dưỡng bố mẹ và thờ cúng tổ tiên nên được anh chị em trong nhà quý mến.
Cẩn tự xưng là cố vấn  đặc biệt của các tỉnh miền Trung và cao nguyên Trung phần thành lập bè đảng và tay sai gây nhiều tội ác cho đồng bào miền Trung và đặc biệt là việc dựng lên nhà giam Chín Hầm. Trước thời Cẩn, khu vực này vào năm 1941 thực dân Pháp xây dựng bê tông cốt sắt rất kiên cố để giấu vũ khí. Năm 1946 thực dân Pháp quay lại và biến nơi đây thành nơi giam giữ tù binh. Năm 1954, Ngô Đình Cẩn tình cờ đi săn bắn  phát hiện thấy đây là nơi lý tưởng để thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng, ông ta nhanh chóng cải tạo khu vực này và gọi là Chín Hầm.
Tượng đài bất khuất tại Khu di tích lịch sử Chín Hầm.
Tượng đài bất khuất tại Khu di tích lịch sử Chín Hầm.
Ngôi biệt thự của Ngô Đình Cẩn cách “địa ngục trần gian” 100 m, như so sánh một bên thiên đường, một bên địa ngục. Cẩn là người máu lạnh, dù gì, nhà giam Chín Hầm cũng là nơi giam cầm tù nhân chính trị, và những ai chống đối với gia đình họ Ngô. Ngoài tù cộng sản còn có không ít các sinh viên, tăng ni, phật tử, thương nhân…
Có thể gọi nhà giam Chín Hầm là hầm xay thịt vì có hàng trăm sinh mệnh đã bị bức tử trong đó. Nhưng, hằng ngày bạo chúa miền Trung ở cách đấy không xa vẫn vui thú điền viên, ăn chơi xa xỉ.
Hầm số 1, 2, 3 ở phía trước đỉnh đồi. Hầm số 4, 9 trên đỉnh đồi. Sau đỉnh đồi là hầm số 5, 6, 7, 8. Tùy thành phần phạm tội khác nhau bị giam giữ ở các hầm khác nhau. Hầm nào cũng xây dựng bê tông cốt sắt. Mỗi hầm có duy nhất một lỗ thông hơi. Mỗi hầm có 20 chuồng cọp. Ngày nay, một tượng đài sừng sững và uy nghiêm để tưởng nhớ những người đã hy sinh tại Chín Hầm. Tượng đài bất khuất khắc lại hình ảnh ba đồng chí còn sống sót ở hầm số 8, căn hầm quỷ quái, khốn khổ nhất. Bên cạnh đấy là đền thờ tưởng niệm những người đã hy sinh tại đây.

Hoả Lò - nhà tù ghê rợn với máy chém thời trung cổ

Diện tích toàn bộ khu vực nhà giam là 4 ha. Những dụng cụ để tra tấn được lưu giữ trong bảo tàng lịch sử. Người ta kể lại rằng, lính của Ngô Đình Cẩn bỏ tù nhân vào trong xe và đi một vòng quanh đồi để đến nhà giam. Với những người tù chúng tra tấn đã chết, ai may mắn thì được chôn chung vào một cái hố, còn với nhiều thây người khác chúng vứt xuống vực để làm mồi cho hổ đói.
Hầm số 4 xây kiên cố, theo kiểu bán quân sự, nửa dưới lòng đất, nửa trên mặt đất. Hầm này từng giam giữ đồng chí Nguyễn Vĩnh Nghiệp - nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM. Trước đây hầm có một bể chứa nước, nước này sẽ lấy từ sông, từ hai hồ ở phía dưới lên cung cấp cho tù nhân.
Bên trong nhà giam Chín Hầm.
Bên trong nhà giam Chín Hầm.
Riêng hầm số 8 giam giữ tù nhân là tình báo - những người dù tra tấn dã man cỡ nào cũng nhất quyết không khai, chiêu hồi cũng không khai. Hầm số 8 là căn hầm điển hình nhất của “địa ngục trần gian”. Năm 1963 khi bà con miền Trung lên nhà giam Chín Hầm đập phá đến căn hầm số 8 người ta thấy nhà tình báo - Đại tá Nguyễn Minh Vân là một trong ba đồng chí còn sống sót. Vào căn hầm số 8, tù nhân không bị tra tấn nữa nhưng lại bị đày ải về tinh thần.
Vào đây rồi ngày cũng như đêm chỉ một màu tối thui. Ngày không ánh nắng mặt trời, đêm không ánh lửa. Mỗi tù nhân có một đĩa để ăn cơm,  một ca để đựng nước, một xô để đi tiểu tiện, đại tiện. Xô này làm bằng gỗ. Cứ 7 đến 10 ngày lính xách xô đi đổ một lần. Vì xô làm bằng gỗ nên lâu dần theo thời gian xô ngấm nước, bay nắp đi, tù nhân phải ngửi mùi hôi thối nồng nặc.
Cơm được ăn hai lần tùy theo tâm lý phục vụ của bọn lính. Bữa ăn được mô tả cơm sống trộn với máu tanh mùi thịt rữa, lâu lâu khuyến mại vài cọng rau muống già, một vài con mắm mà ruồi bọ lúc nhúc.
Mỗi tù nhân được phát hai lon nước một ngày. Một lon để uống và một lon để vệ sinh thân thể. Vào đây rồi thì ngàn năm không tắm rửa, tóc dài tua tủa ngang vai. Trời nắng thì như ngồi trên chảo rang. Trời mưa thì lạnh buốt xương da. Đồi núi hoang vu nên rắn và chuột nhiều vô số kể. Có nhiều đồng chí bị phù nề không thể ngồi, đứng nữa, chỉ đủ sức lết người lại nhanh mà liếm thức ăn không chuột ăn mất phần.
Mô hình tù nhân bị giam trong nhà giam Chín Hầm.
Mô hình tù nhân bị giam trong nhà giam Chín Hầm.
Những người tù cộng sản khi quen rồi thì kí hiệu bằng ngôn ngữ của họ. Họ cảm nhận rõ đồng chí bên cạnh đang trút hơi thở cuối cùng. Nghe đồng chí bên cạnh dặn: “Hãy cố gắng sống, sống để về bảo với Đảng với dân, giữa một thành phố hoa lệ như thế này vẫn còn những địa ngục trần gian mà không ai biết”.
Đồng chí ở phòng số 7 nhắc đồng chí Nguyễn Minh Vân ở phòng số 8 là hãy cố gắng sống. Và khi người đồng đội của mình (có biệt hiệu là Mai Ka) trút hơi thở cuối cùng, đồng chí Nguyễn Minh Vân kêu lính vào để khiêng xác đồng chí này ra thì lính làm lơ.
Đến đêm thì đồng chí nghe tiếng rục rịch chuột gặm nhấm thi thể của đồng chí mình. Vào đây rồi thì theo ngôn ngữ của ông Cẩn là “sống chết mặc bay”. Thời kỳ đó với tinh thần bất khuất kiên trung, các đồng chí bị giam cầm làm thơ để ghi lại những ngày tháng ngục tù.
Đại tá - cựu tình báo Nguyễn Minh Vân là người đã sống trong căn hầm số 8 với thời gian 724 ngày. Mỗi ngày ông làm 20 câu thơ. Sau này ông đã làm được 3.000 câu thơ và tuyển tập thành quyển Sống trong mồ. Nay ông đã ở tuổi 93 và đang sống ở Hà Nội.
Khác với các nhà tù ở Côn Đảo, Phú Quốc, 7 đến 10 ngày người tù còn được ra ngoài để nhìn ánh sáng thiên nhiên, còn được dội trên mình những gáo nước dù chỉ thấm ngoài cơ thể. Nhưng ở đây thì không. Nhà giam Chín Hầm như một cái quan tài chôn những người đang sống. Đôi khi chuột cắn cụt cả ngón chân không đủ sức mà cựa người.
Hầm số 6 dùng để tra tấn. Thời gian tra tấn từ 1-3h sáng. Có thể xẻo từng miếng thịt một. Treo ngược tù nhân cho đi tàu bay xích đu. Hoặc chúng cho uống nước xà phòng rồi dẫm lên bụng. Tra điện vào đầu ngón tay, ngón chân. Dùng búa đánh vào mắt cá - nơi đau đớn nhất của cơ thể.
Mục đích của Cẩn là làm nhụt ý chí đấu tranh, làm cho sống không bằng chết, sống trong quằn quại đau đớn. Ở hầm số 5, có những khi 30, 40 người chết vì ngột ngạt, đói khát, tra tấn. Lính chỉ đào một hố to đổ người xuống rồi để nhành khô lên trên. Lính không tử tế sẽ đem xác vứt vào các khe núi có nước để xác trôi đi, hoặc ném ra bìa rừng làm mồi cho hổ. Tù nhân chết nhiều vô số kể. Hiện nay còn rất nhiều những ngôi mộ vô danh của những người tù cộng sản hy sinh.
Một trong những bức ảnh được trưng bày tại phòng lưu niệm của nhà giam Chín Hầm ghi lại khoảnh khắc bước dần đến cái chết của bạo chúa miền Trung. Dưới bức ảnh ghi chú: “Ngày 9/5/1964, Ngô Đình Cẩn bị xử tử ở nhà giam khám Chí Hòa”. Lúc này một phần vì nỗi lòng tang tóc, lại do ăn uống không đầy đủ nên suy kiệt về tinh thần và thể xác, khi đưa ra pháp trường xử tử thì Cẩn không còn sức để đứng mà phải dìu. Kết cục tang thương liên tiếp của gia đình họ Ngô là luật báo ứng nhân quả của kẻ đã gây ra tội ác đời đời, kiếp kiếp không bao giờ gột rửa được

Nhà tù Côn Đảo - địa ngục khiến cả thế giới bàng hoàng

http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/sotay/2014/9/57616.cand
Theo Trần Mỹ Hiền/An Ninh Cuối Tháng 

Mổ xẻ 'bản chất tàn bạo' ở trại tù ngụy quyền (kỳ 1)

Sự thật 'đau lòng' về 'Đô thành Sài Gòn' xưa (kỳ 1)
Mục đích cuối cùng của chúng là tiêu diệt tinh thần cách mạng, thể xác người tù bằng mọi thủ đoạn xảo quyệt: lừa mị, dụ  dỗ, tra tấn dã man, buộc người tù cung khai, đầu hàng, phản bội lại cách mạng, sống trở về cách mạng không tin dùng, bè bạn, người dân chê trách, oán ghét. Còn người nào giữ được khí tiết thì với chính sách cai trị tù tàn bạo của địch, nếu không chết mòn trong tù, mà còn sống thì cũng tàn phế. Vì thế, nhiều chiến sĩ cách mạng từng trải qua nhiều nhà tù nên sau ngày hòa bình, được sống sót trở về, với những trải nghiệm "lửa thử vàng" trong ngục tù, đều phải thốt lên: “không có nhà tù nào tàn khốc, quái đản như dưới thời ngụy quyền”.
Kỳ 1: Phú Quốc ghi dấu tội ác thời Trung cổ
Từ thời thực dân Pháp tiếp đến thời ngụy quyền, nhà tù Phú Quốc đã tồn tại 20 năm (1953 - 1973). Đây là nơi tập trung điển hình về tội ác của chế độ thực dân, đế quốc. Ở đây, kẻ thù tự do đặt ra nhiều kiểu hành hạ con người một cách dã man. Quản tù là những tên khát máu, vì thế hơn 4.000 người đã hy sinh.
Cứ 2 người tù có 1 lính trông
Cuối năm 1955, trong lúc giao thời “thay thầy đổi chủ với Pháp”, ngụy quyền Sài Gòn tranh thủ lập một trại giam cũng ở địa điểm “Căng Cây Dừa” cũ, đặt tên là “Trại huấn chính Cây Dừa” trên một diện tích rộng 4 ha, gồm có nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam phụ lão.
Cứ 2 người tù có 1 người lính trông coi. Giám thị điểm danh cả ngày lẫn đêm liên tục để chống tù vượt ngục. Có một tốp trực thăng chiến đấu thay nhau ngày đêm quần đảo trên bầu trời Phú Quốc tạo nên cảm giác ảm đạm ngột ngạt cho tù nhân. Bộ máy đàn áp nhà tù lên tới 4.000 người gồm cả hải, lục, không quân.
Mới đầu, trại tù Phú Quốc có 6 khu. Sau Mậu Thân 1968, địch mở rộng đến 11 khu, nhưng khu thứ 11 chưa kịp sử dụng. Mỗi khu chia làm 4 phân khu A, B, C, D. Mỗi phân khu có từ 9 đến 18 nhà giam dài 20m, rộng 5m, giam giữ từ 80 đến 120 người; có hàng rào kẽm gai bao quanh, chỗ dày có thể từ 10-15 lớp rào, chỗ mỏng cũng 5 -7 lớp rào. Tổng số có đến 500 nhà giam với vách dựng, mái và cửa đều bằng tôn thiếc.
Thủ đoạn tra tấn có một không hai
Ngay từ khi bước chân vào trong tù, tất cả mọi người bị địch bắt đều bị đánh phủ đầu để lấy cung, để uy hiếp nhằm “vô hiệu hóa” tinh thần của các chiến sĩ cách mạng. Thống kê cho thấy, có hơn 30 hình thức tra tấn, phạt vạ tù nhân ở Phú Quốc.
Người tù bị phạt dầm sương lạnh giữa đêm hoặc phơi nắng trên những dàn thiếc nóng như rang ngoài trời, da thịt ở bụng, ở ngực phỏng rộp lên, nhiều chỗ da non bị cháy xém, người yếu sức thường là ngất xỉu. Nếu cựa quậy chúng phang thẳng cánh dùi cui vào đầu hoặc sẵn sàng bắn bỏ.
Năm 1993, nhà tù Phú Quốc được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia phản ánh tội ác, sự tàn bạo của bọn cai ngục đế quốc, thực dân đối với những người tù. Ảnh tư liệu
Khi bị phạt leo cây có gai, người tù phải leo lên ngọn rồi tụt xuống, không leo chúng đánh. Chỉ cần vài ba cái nhoài người là đùi, ngực, tay, chân bị nhòe máu. Phạt bắt ăn cơm trộn cát với nước tiểu: không ăn chúng đánh, đang ăn ói ra chúng cũng đánh và bắt hốt hết lên ăn nữa. Kẻ ác man còn dùng gậy đập nát các đầu ngón chân, ngón tay, có thằng ác ôn còn bẻ răng tù binh làm bộ sưu tập răng để chơi. Rồi còn dùng dao rạch dương vật người tù cho đỉa trâu vào đó rồi khâu lại, hay đổ nước vào mồm rồi lấy xà bông đánh từ từ để nước với xà bông chảy vào bụng…
Ông Phạm Bá Lữ, Trưởng ban liên lạc tù binh Việt Nam, cho biết: “Bọn chúng bắt chúng tôi nằm ngửa, đổ nước vào mồm rồi lấy xà bông đánh từ từ để nước với xà bông chảy vào bụng, sau đó đánh và bắt đầu tra khảo, nhưng anh em kiên quyết không khai”. Trong khí đó, ông Hồ Thành Phương, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Phân khu 3, cựu tù binh Phú Quốc ở Long An, kể: "Tất cả bọn quân cảnh và giám thị đều có quyền phạt vạ, đánh đập tù binh. Tôi không bao giờ quên được hình phạt đóng kim. Chúng dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay. Loại kim này gây đau đớn nhiều lần so với khi dùng kim mới".
Chưa dừng lại ở đó, trong quyển "Chế độ Sài Gòn - một chế độ trại giam", nhà báo Mỹ Robin Moore cho rằng, nói đến sự tàn khốc của Phú Quốc không thể không nhắc tới chứng tích dã man là phạt nằm "chuồng cọp kẽm gai" - phát minh của lực lượng đặc biệt Mũ nồi xanh của Mỹ.
Là loại làm toàn bằng dây kẽm gai, được đan chằng chịt xung quanh và trên nóc, chuồng cọp này đặt ở ngoài trời trong phân khu. Mỗi phân khu có đến hai, ba chuồng cọp - loại nhốt 1 người và loại nhốt 3-5 người. Kích thước chuồng cọp rất đa dạng, có loại cho tù binh nằm trên đất cát, có loại buộc tù nhân phải nằm trên dây kẽm gai, mặc cho da thịt bị đâm thủng, có loại chỉ nằm hoặc đứng; có loại chỉ ngồi lom khom; khủng khiếp nhất là loại phải đứng lom khom, không đứng được mà ngồi cũng chẳng được, bởi ngồi xuống phải ngồi trên dây kẽm gai. Tù binh Phú Quốc nằm chuồng cọp, người ít thì 7, người nhiều nhất có tới 40 ngày.
Theo tài liệu lịch sử, Phú Quốc là nơi hội tụ tù binh nhiều miền đất nước, gồm học sinh, trí thức, giáo viên, nhà văn, nhà báo, công nhân, nông dân, dân tộc ít người…, với khoảng 40.000 tù binh, gồm gần 12.000 bộ đội chủ lực, địa phương quân (riêng miền Bắc đã có 9.000 người), trên  20.000 là dân quân du kích xã, ấp và cán bộ chính trị…
Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, nhà tù Phú Quốc bị giải tán. Năm 1993, “địa ngục trần gian” này được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia phản ánh tội ác, sự tàn bạo của bọn cai ngục đế quốc, thực dân đối với những người tù, đồng thời nêu bật những tấm gương chiến sĩ cách mạng, luôn giữ vững khí tiết, kiên cường trước đòn tra khảo của quân thù…
>> Kỳ 2: Ác mộng ở Chín hầm

Mổ xẻ 'bản chất tàn bạo' ở trại tù ngụy quyền (kỳ 2)

(Người Việt) - >> 

Mổ xẻ 'bản chất tàn bạo' ở trại tù ngụy quyền (kỳ 1)
Kỳ 2: Ác mộng ở Chín hầm
Địa ngục Chín hầm nằm ở triền núi Thiên Thai, thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), thành phố Huế; là sản phẩm tội ác cực kì man rợ của Ngô Đình Cẩn, em trai Ngô Đình Diệm. Là người ít học, bản tính cựu lưu manh và dựa hơi anh trai, Cẩn tự xưng là lãnh chúa miền Trung, điên cuồng đàn áp những người cách mạng, yêu nước, kể cả những người khác chính kiến, tôn giáo; cướp bóc trắng trợn tài sản của nhân dân...
Sản phẩm tội ác của gia đình họ Ngô
Theo
Dư địa chí Thừa Thiên Huế
, khu Chín Hầm nguyên trước đây (1941) là do thực dân Pháp xây dựng để làm kho chứa vũ khí. Năm 1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), phát xít Nhật lấy toàn bộ vũ khí ở đây, khu Chín Hầm bị bỏ trống. Sau năm 1954, anh em nhà họ Ngô đã có “sáng kiến” cải tạo 9 cái hầm cất giấu vũ khí của Pháp thành một khu biệt giam, gắn liền với những tội ác man rợ mà gia đình họ Ngô đã gây ra đối với đồng bào ta.
Ác mộng Chín hầm một thuở. Ảnh tư liệu
Các hầm được Ngô Đình Cẩn cải tạo thành những khối bê tông hình chữ nhật nửa chìm, nửa nổi. Mặt trước mỗi hầm trổ cửa to, cao, chắc chắn, trông ra khoảng trống thoai thoải xuống chân đồi, ba mặt kia là tường bê tông xây sát vào thành đất. Hầm có chiều sâu chừng 10 mét, chiều ngang chừng 6m, chiều cao chừng 4m, được  ngăn thành hai dãy xà lim chuồng cọp, có cửa gỗ mở ra lối đi ở giữa hầm. Mỗi chuồng cọp dài khoảng 2m, rộng 0,9m. Tường ngăn các chuồng cọp cao 2m, mỗi chuồng có một lưới sắt tạo bởi 16 song sắt ngang và hai thanh sắt dọc chặn trên đầu.
Căn hầm số 1, 6, 7, 8 giam giữ những tù nhân mà chúng gọi là cộng sản, Việt cộng nằm vùng. Căn số 3 giam cầm những thương gia giàu có, buộc gia đình họ phải bỏ tiền, vàng ra chuộc thân. Căn số 4 nhốt những người đối lập, những quan chức, sĩ quan của chính quyền đương nhiệm không tuân theo lệnh Ngô Đình Cẩn. Căn số 5 giam giữ các tăng ni phật tử, học sinh, sinh viên phản kháng chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô. Căn số 9 là bốt gác đồng thời cũng là nơi tra tấn, khảo cung những người chúng cho là có tội.
Ngày nay, các căn hầm chỉ còn lưu lại bức tường bê-tông cốt thép để làm chứng tích tội ác. Riêng căn hầm số 8 được dựng lại nguyên dạng để người xem có thể hình dung phần nào tội ác của chính quyền Diệm - Nhu - Cẩn. Hầm có diện tích 72m2, một lối đi ở giữa rộng chừng 1m, hai bên là dãy xà lim, mỗi xà lim như một chiếc quan tài, chiều dài 1,8m, rộng 0,8m; một tấm ván lót sàn, một chiếc xô tôn nhỏ để đi vệ sinh cùng dây xích, cùm kẹp. Cả căn hầm chỉ có một lỗ thông hơi hình vuông, mỗi bề hơn 20cm.
Giam cực hình
Các cựu tù nhân Chín hầm hiện còn sống ở Huế cho biết, ban ngày ánh sáng vào mỗi xà lim nhờ nhờ, ban đêm tối om. Trời nắng, trong hầm nóng như nồi rang, trời mưa nước giọt trên đầu tù nhân, lạnh buốt xương da. Người bị giam sống chung với chuột, dòi, muỗi mòng… Tù nhân không được ra ngoài vệ sinh, tất cả đều đi trong thùng và một tuần mới có người đưa đi đổ.
Mỗi ngày tù chỉ được ăn hai bữa, cơm hẩm với mắm thối hoặc rau muống già, giờ cho ăn tùy hứng của người phục vụ, có thể cách nhau 3 tiếng đồng hồ và cũng có thể từ rạng sáng đến tối mịt mù… Bên cạnh đó, người tù còn phải chịu những đòn tra tấn dã man như đánh vào chỗ hiểm, đóng người trên tường, dùng dao sắc xẻo từng miếng thịt hay bắt tù nhân phải thức suốt đêm… tất cả đó - giam cực hình như thế là nhằm làm cho người tù nhân không chết ngay mà kéo dài sự sống trong muôn vàn đau khổ; những người tù cách mạng chuyển hướng và những người chống đối phải đầu hàng.
Những bức tượng tái hiện sinh động cảnh tù ngục, tra tấn tại nhà tù Chín Hầm.
Đại tá tình báo Nguyễn Minh Vân tức Nguyễn Đình Quảng, con trai ông Phó bảng người Quảng Nam Nguyễn Đình Hiến, là người tù Chín hầm được cả thế giới biết đến. Ông Vân bị cực hình ở Chín hầm từ 11/1961 đến 11/1963. Trong thời gian ấy, ông đã sáng tác và học thuộc lòng 3.000 câu thơ nói lên những ngày bị cực hình trong khu biệt giam Chín hầm. Sau ngày Diệm đổ, sinh viên học sinh Huế đã lên cứu thoát ông ra khỏi Chín hầm. 3.000 câu thơ viết từ cõi chết đã được bí mật chuyển ra Hà Nội và in vào cuối năm 1973 với tựa đề "Sống trong mồ" với tên tác giả Nguyễn Dân Trung.
Ngày 16/12/1993, Bộ VHTT đã có quyết định 2015/QĐ-BT công nhận di tích Chín Hầm là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Đây trở thành nơi ghi lại dấu ấn hào hùng của lịch sử, ghi nhớ công lao của các chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Với ý nghĩa đó, hàng ngày khu di tích Chín hầm tiếp đón hàng trăm lượt khách tham quan.
Người bị “chôn sống” 724 ngày đêm tại tử ngục Chín Hầm
08:50 | 24/03/2014

"Mỗi hầm có một lỗ thông hơi nhỏ, sâu hun hút, nồng nặc uế khí, cả đêm lẫn ngày đều tối đen, mùa đông lạnh cóng, mùa hè nóng hầm hập. Người tù coi như bị chôn sống dưới huyệt hàng trăm, hàng nghìn ngày đêm, không bao giờ được bước ra khỏi cửa chuồng, không được ra ngoài đi vệ sinh…" - Đó là những hồi ức không thể nào quên của Đại tá Nguyễn Minh Vân, Cục tình báo, Bộ Quốc phòng - 1 trong 3 người còn sống sót sau ngày chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ năm 1963.
Người bị “chôn sống” 724 ngày đêm tại tử ngục Chín Hầm
Ông Vân kể lại những tháng ngày ở Chín Hầm và tác phẩm truyện thơ Sống trong mồ.

Khi nghe chúng tôi hỏi về quãng thời gian hoạt động cách mạng và bị giam giữ tại nhà lao Chín Hầm, ông Nguyễn Minh Vân bồi hồi xúc động bởi những ký ức hãi hùng lại bất chợt ùa về trong tâm trí. Tháng 6/1956, ông từ Cơ quan tình báo Hà Nội đi vào Huế để nắm mạng lưới ở miền Trung.
Đến giữa năm 1957, thường vụ khu ủy nhất trí với cơ quan tình báo trung ương cho ông chuyển vùng vào Sài Gòn để nắm một mạng lưới đặc biệt nằm trong cơ quan cấp cao của địch. Công việc của ông đang bắt đầu có hiệu quả thì ngày 1/11/1957, ông bị bọn mật vụ miền Trung bắt vì ở khu 5 xảy ra một vụ vỡ tổ chức rất nghiêm trọng liên quan đến đường dây của ông.
Ký ức kinh hoàng
Ông Vân bị đưa vào nhà giam của tổng nha công an ngụy. Sau 2 tháng tra tấn khốc liệt mà không thu được kết quả gì, địch chuyển ông sang trại giam đặc biệt P42 của mật vụ Ngô Đình Nhu. Tại đây, ông nếm đủ các mùi tra tấn của địch như bị bắt đứng 5 ngày, 5 đêm liền dưới 2 ngọn đèn 500W, không ăn, không uống, không ngủ, hễ khuỵu chân xuống là bị chúng đấm đá bắt đứng lên cho đến lúc lăn ra bất tỉnh. Sau đó, chúng để ông nằm yên ở lao xá Ty Công an thêm 3 năm nữa hòng làm tiêu hao ý chí chiến đấu của ông.
Nhận thấy mọi thủ đoạn tra tấn khốc liệt và mua chuộc kiên trì đều thất bại, Ngô Đình Cẩn bèn giở lá bài cuối cùng là đày ông Vân vào một cuộc sống rùng rợn ngoài sức tưởng tượng tại tử ngục Chín Hầm để buộc ông Vân phải đầu hàng không điều kiện.
Nhớ lại những tháng ngày sống trong "mồ" Chín Hầm năm ấy, ông Vân không khỏi rùng mình ớn lạnh: “Tôi bị chúng đưa đến Chín Hầm ngày 10/11/1961 và sống trong cái chuồng tối tăm nhỏ hẹp ấy suốt 724 ngày đêm. Nơi tôi bị giam là căn hầm số 8 với 20 xà lim, mỗi chuồng giam chỉ vừa một người nằm, chiều rộng là 0,8m, chiều dài là 1,8m, chặn lên đầu mỗi xà lim là 16 song sắt chiều ngang và 2 song chiều dọc. Chúng tôi nằm trên một tấm ván đặt sát nền. Trời mưa nước dột rơi xuống ướt cả ván, nền hầm nhầy nhụa những bùn và rác.
Mùa đông thì rét như cắt thịt, mùa hè thì nóng như trong lò nung. Phân tươi và nước tiểu của người bệnh bốc mùi tanh khủng khiếp lan tỏa đi khắp nơi. Thùng phân ngay bên cạnh ván nằm của chúng tôi, cái thì có nắp, cái thì không. Bình thường, một tuần bọn lính mang thùng đi đổ một lần nhưng nhiều khi chúng cố tình để quá hạn vẫn không đi đổ, buộc chúng tôi phải đi ngoài ra cả nền chuồng.
Cách cho ăn trong hầm cũng vô cùng man rợ, tai ác nhất là chúng bắt tôi và anh em ăn cơm sống trộn với muối kéo dài nhiều ngày và uống nước lã có mùi tanh…”.
Giơ bàn tay gầy gò, lỗ chỗ những di chứng của bệnh tật, của những trận đòn tra tấn năm xưa, đại tá Vân rưng rưng kể: “Cảnh anh em chết thật não lòng. Anh Bích nằm sõng soài trên đống phân, anh Đà nằm nửa người trên ván, nửa người vật ra ngoài, mặt úp xuống nền. Địch bỏ mặc thi thể người chết cho bầy chuột đói, có khi đến 2 ngày mới đem đi chôn”.
Được biết, có 12 người bị biệt giam trong khu hầm mộ này thì đã có 9 người chết. Trong ký ức của người chiến sĩ cách mạng kiên trung ấy, câu nói của người bạn tù trong cơn hấp hối còn văng vẳng bên tai: “Phải ráng sống lấy một người để còn kể lại cho đồng chí, đồng bào biết tội ác của kẻ thù ở nơi địa ngục này”.
3.000 câu thơ viết từ cõi chết
Là nhân chứng về cái chết của 5 đồng chí tại tử ngục Chín Hầm, ông Nguyễn Minh Vân vẫn còn nhớ như in tâm nguyện của đồng đội mình trước khi nhắm mắt. Ông tâm sự: “Thời gian sống kinh hoàng đó, tôi đã chịu đựng cực hình và bệnh tật bằng cách làm thơ để tránh cho đầu óc không bi quan, tiêu cực hoặc phát cuồng, phát điên. Động cơ thôi thúc tôi là ý nghĩ phải thực hiện nguyện vọng của những người đã khuất, phải cho mọi người thấy rõ Chín Hầm đúng là một địa ngục trần gian, bè lũ Ngô Đình Cẩn và mật vụ miền Trung đúng là một bầy quỷ dữ”.
Sống trong điều kiện vô cùng hà khắc, để tồn tại, người chiến sĩ tình báo Nguyễn Minh Vân đã nghĩ ra cách làm thơ. Làm được 10 câu thì dừng lại rồi tự nhẩm thuộc lòng. Suốt 10 tháng liền sống trong hầm, hằng ngày ông đi lại trên tấm ván dài 8 gang tay để làm thơ và đọc to cho bạn tù nghe. Cứ thế, đến ngày diễn ra đảo chính ở miền Nam, ông Vân đã có 3.000 câu thơ nhuốm đầy máu và nước mắt.
Sống trong mồ - đó là tên của truyện thơ ông viết tại tử ngục Chín Hầm năm đó. Tác phẩm được chia làm 3 phần. Phần 1 dài 1.200 câu có tên là Ngày thứ nhất trong mồ kể về cảm nhận của tác giả những ngày đầu tiên bị đưa vào biệt giam Chín Hầm. Phần 2 dài 1.000 câu kể về cuộc đời của những người bạn tù đã chết ở Chín Hầm. Phần 3 dài 800 câu có tên là Mai Ca. Đó là bí danh của một người bạn tù nghịch ngợm, vượt ngục không thành và bị địch tra tấn đến chết.
Cuối tháng 6/1964, nhật báo Chuông Mai xuất bản ở Sài Gòn đã in một loạt bài kể lại câu chuyện về “người âm phủ”, “người hầm” cùng một số đoạn thơ trích từ Sống trong mồ. Theo đó, lần đầu tiên, sự thật man rợ về địa ngục Chín Hầm được đưa ra ánh sáng đã khiến cho dư luận hết sức phẫn nộ.
Với giọng Huế nhỏ nhẹ, đưa cho chúng tôi xem cuốn sách in truyện thơ Sống trong mồ, ông Vân chia sẻ những tâm nguyện cuối cùng của mình: “Tôi thấy tiếc là khi in thành sách, một số tên thật của nhân vật đã bị thay đổi do yêu cầu nghiệp vụ. Nếu có điều kiện tái bản, nhất định tôi sẽ lấy lại tên thật cho họ, đồng thời sẽ in đầy đủ cả 3.000 câu thơ để bày tỏ lòng tri ân với những linh hồn đồng chí đã hy sinh trong địa ngục Chín Hầm và những nhà tù của Mỹ - Ngụy năm xưa”.
Nguồn Dòng đời


Vị Đại tá tình báo huyền thoại trở về từ “địa ngục trần gian” (Kỳ 1)

Chủ Nhật, 12/4/2015 08:10 GMT+7

(PLO) - Đã được nghe nhiều câu chuyện nhắc đến người chiến sĩ cách mạng kiên trung Nguyễn Minh Vân trong cuộc đấu trí với kẻ thù, nhưng khi tiếp xúc với ông, tôi càng thấy trân trọng và cảm phục “sức mạnh tiềm ẩn” trong con người này…

Đại tá Nguyễn Minh Vân 
Ngày đầu xuống núi
Theo lời kể của cố Đại tá Nguyễn Minh Vân lúc còn sinh thời, tháng 6 năm 1956, ông được phái vào miền Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu uỷ 5 - cụ thể là của đồng chí Lê Minh, Uỷ viên Thường vụ Khu uỷ, phụ trách Ban địch tình của Liên khu uỷ. 
Cuối tháng 6 năm 1957, Minh Vân xuất phát từ căn cứ Trung Mang, trên đất Quảng Nam, xuống núi đi vào đô thị. Khu uỷ giao trách nhiệm cho đồng chí Quang, cán bộ phụ trách công tác an ninh Liên khu, bố trí kế hoạch đưa Minh Vân ra hoạt động hợp pháp tại Sài Gòn và bàn giao cho ông một lưới nội tuyến cao cấp đang hoạt động tại đó.
Vì đây là lần đầu tiên ra hoạt động hợp pháp nên Minh Vân đã chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt. Nhờ đã trải qua kinh nghiệm phái người đi địch hậu, ông biết những việc gì cần làm, và dự kiến những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để tính trước biện pháp đối phó. Tuy đồng chí Quang đã bố trí người dẫn Minh Vân đi nhưng ông vẫn phòng xa trường hợp gặp sự bất trắc dọc đường, phải tách ra đi một mình. Vì vậy, Minh Vân yêu cầu đồng chí Quang chỉ rõ đường đi và địa chỉ nhà cơ sở nơi ông sẽ đến. 
Ông còn hỏi đồng chí Quang: “Khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất thì đi xe gì? Ở Sài Gòn có khách sạn nào dễ tìm và có thể đến ở tạm, nếu chưa tiện về ngay nhà cơ sở?”. Đồng chí Quang là “thổ công” ở các đô thị miền Nam nên đã hướng dẫn Minh Vân rất đầy đủ. Đồng chí Quang đáp: “Nếu cảm thấy bị theo dõi thì phải tỏ ra thành thạo, cứ đi thẳng tới một taxi loại sang, bảo đưa đi khách sạn Đồng Khánh ở Chợ Lớn”.
Việc làm căn cước giả cho Minh Vân cũng được đồng chí Quang lo từ trước. Người làm giấy giả là một thanh niên nhanh nhẹn và khéo tay. Cũng may là vào thời điểm đó, giấy tờ của địch còn thô sơ lắm. Cơ sở của ta ở đô thị đã lấy được một số giấy in sẵn của địch, chỉ việc ghi tên, ghi ngày rồi ký giả, đóng dấu giả vào là xong. Nhưng phải nói anh thợ trẻ của ta thật quá giỏi. Chỉ với vài dụng cụ đơn giản anh đã làm đủ thứ con dấu cần thiết. Chữ anh viết và cách bắt chước chữ ký thì thật ít ai theo kịp.
Theo kế hoạch, Nguyễn Minh Vân cùng đồng chí Quang xuống núi vào đêm 29 tháng 6 năm 1957, dưới sự hướng dẫn của một đồng chí Huyện ủy viên rành đường, người dân tộc Thượng. Họ chui rừng, lội suối nhiều tiếng đồng hồ, gần sáng mới tới ven đường số 1 gần Nam Ô, dưới chân đèo Hải Vân. Tìm chỗ có lùm cây rậm rạp mọi người thay quần áo, mặc cái quần Âu và áo sơ mi đem từ Hà Nội vào, rồi mang đôi xăng đan, thế là thành người dân trong làng ra đứng đón xe khách ở ven đường số 1. 
Đến Đà Nẵng, đồng chí Quang đưa Minh Vân đến ở nhà anh Tánh, một cán bộ cơ sở của Đảng. Việc đầu tiên của Minh Vân là phải xoá bỏ lốt “người rừng”, tóc, râu còn lởm chởm, áo quần còn nhăn nhúm. Anh Tánh dẫn Minh Vân đi hớt tóc, cạo râu, sắm cho Minh Vân một cái quần mới, một áo sơ mi là phẳng, một cái mũ phớt, một chiếc cặp da và một kính râm, cho ra vẻ dân “thầy”.
Đại tá Nguyễn Minh Vân nhớ lại: “Tối hôm đó, tôi theo anh Quang ra bến sông Hàn gặp chị Hường là người sẽ dẫn tôi đi, đồng thời là chủ nhà nơi tôi sẽ đến tạm trú tại Sài Gòn. Sau mấy lời giới thiệu của anh Quang, tôi nói chuyện thân mật với chị Hường và được biết chị là người Hội An, có chồng là cán bộ đã đi tập kết ra Bắc. Chị đem hai con nhỏ vào Sài Gòn sinh sống và làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ chuyển vùng của Đảng bộ Liên khu 5. Tôi sẽ đến ở tạm tại nhà chị với danh nghĩa là em họ gần của chị”.
Tuy nhiên, khi bàn đến ngày giờ của chuyến đi thì một trục trặc nhỏ đã xảy ra: Vì đồng chí Quang không muốn Minh Vân ở lại lâu tại nhà anh Tánh nên đã bảo anh Tánh mua vé máy bay cho Minh Vân đi vào chiều ngày 1 tháng 7, nhưng chị Hường có việc cần phải quay về gia đình ở Hội An đến sáng ngày 2 mới đi được. Chị đã có vé khứ hồi và đã đăng ký trở vào Sài Gòn vào sáng ngày 2 tháng 7. Đồng chí Quang đành phải cho anh Tánh đi đổi vé cho Minh Vân để cùng đi với chị Hường. Chính sự trục trặc ấy đã gây rắc rối cho Minh Vân trong chuyến đi.
Đại tá tình báo Minh Vân kể rằng: “Được ở lại thêm một ngày, tôi có thời gian đi quan sát lại địa bàn Đà Nẵng mà tôi đã quen thuộc từ ngày còn là đất nhượng địa của Pháp, và chắc chắn nay mai tôi còn phải qua lại nhiều”.
Rắc rối ở sân bay
Sáng ngày mồng 2 tháng 7, theo đúng kế hoạch, Minh Vân và chị Hường đến phi trường Đà Nẵng. Cả hai đang ngồi nói chuyện ở phòng chờ bỗng nghe có tiếng loa gọi: “Mời ông Nguyễn Văn Quán đến công an phi trường có việc cần”.
Đại tá Minh Vân nhớ lại: “Khi đó, tôi đã giật mình. Nguyễn Văn Quán là cái tên ghi trong căn cước và giấy thông hành giả của tôi. Chị Hường thì hốt hoảng: “Nó gọi đúng tên cậu. Cậu tính sao?”. Tôi nhìn ra sân bay. Cái sân rộng trải dài đến tận cổng, chỉ loáng thoáng vài ba người đi lại. Thoát ra khỏi sân bay là không thể được. Chỉ cần đi ra vài chục mét là bị tóm ngay. Vòng ra phía sau, tìm lối tắt nào đó chạy ra bờ tường mà nhảy chăng? Không, không thể được. Mình không có phép tàng hình, làm sao qua mắt được những công nhân đang làm việc trong các ga-ra? 
Chúng gọi lại lần thứ hai: “A-lô! A-lô! Giờ bay sắp đến. Mời ông Nguyễn Văn Quán đến ngay công an phi trường”. Trong tích tắc tôi quyết định: Mình cứ đến, rồi tuỳ cơ ứng biến. Tôi bình tĩnh nói với chị Hường: “Chị cứ đi một mình vậy. Hãy tách xa tôi ra. Tôi sẽ tìm đến nhà chị sau. Coi như không quen biết tôi. Nói với các anh cứ yên tâm. Nếu tôi bị bắt, tôi sẽ không khai báo gì liên quan đến tổ chức đâu. Đừng lo!”.
Hành khách đã lần lượt ra cửa trình giấy để lên máy bay. Gần mười phút đã trôi qua. Đến lần gọi thứ ba, Minh Vân xách cặp, vững bước đi thẳng tới bàn giấy của công an. Minh Vân móc túi, đàng hoàng đưa giấy ra, với thái độ thản nhiên. Tên công an cầm giấy, lật đi lật lại xem rồi giao cho nhân viên ngồi cạnh ghi cái gì đó vào sổ. Chỉ chưa đầy hai phút, hắn trả giấy cho Minh Vân với vẻ mặt dửng dưng và nói nhanh: “Thôi, ra ngay kẻo chậm”.
Tuy là lần đầu tiên đi máy bay nhưng Minh Vân không lúng túng, một tay xách cặp, một tay cầm giấy, leo lên máy bay, đi tìm chỗ ngồi như mọi hành khách khác. 
“Thế nhưng, vừa ngồi yên vị trên chiếc ghế gần cửa sổ thì một người đàn ông ngoài 40 tuổi, cao to, ăn mặc diêm dúa, đội mũ phớt, đeo kính, lên ngồi cạnh tôi. Ý nghĩ đầu tiên của tôi đối với anh ta là phải cảnh giác. Phải chăng đó là một tên mật vụ có cỡ đã nhận diện tôi chỗ công an phi trường, rồi kèm sát tôi lên ngồi đây? 
Máy bay cất cánh. Tôi ngồi suy nghĩ miên man về người đàn ông bên cạnh. Anh ta không nói chuyện với ai, vẻ mặt trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì. Một câu hỏi đặt ra mà tôi không giải đáp được: vì sao chúng gọi tôi đến công an phi trường? Nếu chỉ là kiểm tra danh sách thì cần gì phải có công an xem giấy? Chúng chưa bắt tôi để theo dõi tôi đến tận ổ chăng? 
Chị Hường ngồi phía trước tôi, cách mấy hàng ghế, thỉnh thoảng quay lại nhìn tôi như để tự trấn an là tôi vẫn còn ngồi đó.  Chẳng mấy chốc đã tới phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi để anh chàng kia đi xuống trước. Ra khỏi cửa ga, anh ta đi nhanh tới chiếc xe đang chờ sẵn và bước lên xe không hề nhìn lại tôi. Thế là yên một chuyện!”, Đại tá Minh Vân hồi tưởng.
Minh Vân thấy một taxi loại sang đang đỗ phía trước. Anh lái xe đứng bên cạnh để đón khách. Minh Vân đi thẳng tới. Anh ta nhanh nhẩu mở cửa xe. Minh Vân bước lên xe và nói: “Về Hotel Đồng Khánh”. Lần này, Minh Vân chưa kịp ngồi yên chỗ bỗng thấy xuất hiện một ông khách sộp, mặc áo vét, thắt ca-vát đàng hoàng vịn cửa xe bảo anh lái: “Chờ tôi đi với”. Ông ta bảo đi đến đường nào đó, Minh Vân có để ý nhưng không nghe rõ. Rồi ông ta tự mở cửa xe, bước lên ngồi cạnh tài xế.
Theo lời Đại tá Minh Vân kể lại: “Tôi có phản xạ đối phó với người lạ mặt, nhưng chỉ vài giây sau tôi đã khẳng định ngay: dạng người như ông này không thể là “chó săn” được. Và tôi đã tự cười thầm: Rõ là có tật giật mình! Không được chủ quan nhưng không nên cảnh giác vô tội vạ! Quả nhiên, đến đường Phan Đình Phùng, ông ấy trả tiền rồi xuống xe, đi vào cổng một biệt thự… 
Xe chạy theo đường Hùng Vương, một con đường thẳng tắp, ít người qua lại. Tôi nhìn ra phía sau, không thấy bóng dáng một chiếc xe nào chạy theo. Tới khách sạn, tôi lấy một buồng ở tầng 3, ăn uống, tắm rửa, nghỉ ngơi như một khách vãng lai bình thường, nhưng đầu óc thì sẵn sàng đối phó với mọi sự cố bất ngờ có thể xảy ra. 
Đến 5 giờ chiều, không thấy động tĩnh gì, tôi quyết định đi về nhà cơ sở. Trả phòng xong, tôi xuống đường, vẫy một xe taxi đi Khánh Hội. Nhờ anh Quang đã chỉ dẫn rất tỉ mỉ các ngõ ngách tôi phải đi qua trong xóm lao động nên tôi đã đến được nhà chị Hường không khó khăn lắm”.
Chị Hường hết sức mừng rỡ vì thấy Minh Vân được an toàn và tìm được về nhà chị một cách dễ dàng. Mấy hôm sau, khi đã nắm chắc Minh Vân không bị địch theo dõi, đồng chí Quang đưa đồng chí Lê Minh đến gặp Minh Vân vào một buổi tối. 
Đồng chí Thường vụ Khu uỷ giang tay đón Minh Vân, cầm lấy tay Minh Vân mà nói bằng một giọng cảm động: “Cậu khá lắm. Cách xử lý của cậu là đúng nguyên tắc. Cậu hoà mình vào cách sống ở đây rất nhanh chóng, không ngơ ngác như nhiều cậu khác chưa quen với lối sống thành thị”. "Sau đó, tôi nhanh chóng được bàn giao cơ sở để hoạt động tình báo”, vị Đại tá huyền thoại kể lại kỷ niệm năm xưa với phóng viên.
(theo lời kể của cố Đại tá Nguyễn Minh Vân lúc sinh thời)
(Còn tiếp)
Hồng Hà


Vị Đại tá tình báo huyền thoại trở về từ “địa ngục trần gian” (Kỳ 2)

Chủ Nhật, 19/4/2015 08:13 GMT+7

(PLO) - Cuối năm 1957, trong khi đang làm nhiệm vụ, cố Đại tá Nguyễn Minh Vân bị địch bắt do có người chỉ điểm. Ông đã phải nếm đủ các kiểu tra tấn trong nhà lao nhưng không hề hé răng nửa lời. Biết đòn roi không thể chiến thắng được tinh thần thép của người chiến sĩ tình báo, chúng quay sang tìm mọi cách dụ dỗ ông “chuyển hướng”. Thế nhưng, trong cuộc đấu trí với tên bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn, ông lại là người chiến thắng...

    Tù nhân trong biệt lao 
    Rơi vào tay kẻ thù
    Cố Đại tá Nguyễn Minh Vân từng kể rằng: “Ngày mùng 1 tháng 6 năm 1956, tôi nhận nhiệm vụ từ cơ quan Tình báo Chiến lược ngoài Hà Nội vào Huế để nắm mạng lưới điệp báo miền Trung. Tuy nhiên, tôi nằm ở rừng già Trường Sơn trên đất Quảng Nam một thời gian dài mà cơ quan an ninh của Khu uỷ 5 không đưa tôi xuống Huế được vì địch đang đẩy mạnh chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” rất ác liệt, đánh phá dữ dội vào các tổ chức của ta trên khắp địa bàn. Tôi và đồng chí Thái Hựu mắc võng giữa rừng, nằm cạnh nhau suốt một năm trời để chờ thời cơ xuống đồng bằng hoạt động”. 
    Như đã nhắc đến ở kỳ 1 của bài viết, vào cuối tháng 6 năm 1957, Minh Vân xuất phát từ căn cứ Trung Mang, trên đất Quảng Nam, xuống núi đi vào đô thị để hoạt động. “Tôi được giao một cơ sở nội tuyến là công chức cấp cao trong một cơ quan ngụy quyền Trung ương. Cơ sở này là anh Nguyễn Tuyên, đã làm việc với một cán bộ khác của Khu uỷ nhưng không đạt được hiệu quả như ta mong muốn nên Khu quyết định trao lại cho tôi. Sau vài lần gặp gỡ, anh ấy đã vui vẻ cộng tác với tôi và cung cấp tin tức rất tốt. Anh ấy còn tạo điều kiện cho tôi “tiếp xúc thân mật” với người em ruột là Nguyễn Huỳnh, đang làm Tỉnh trưởng tỉnh Mộc Hóa. Cuộc nói chuyện của tôi với Nguyễn Huỳnh đạt kết quả tốt, có nhiều hứa hẹn. Có lẽ đó là việc mà người phụ trách mạng lưới trước tôi chưa làm được. Mấy năm sau, viên Tỉnh trưởng này được đề bạt nhanh và trở thành một tay chân thân tín của Diệm, tiếc thay tôi đã bị bắt chỉ hai tháng sau ngày được gặp y”, Đại tá Minh Vân nhớ lại.
    Có thể nói, vào thời điểm Minh Vân đến nhận bàn giao cơ sở, phong trào “tố cộng, diệt cộng” ở Huế do Ngô Đình Cẩn (em ruột Ngô Đình Diệm) chỉ đạo ngày càng tàn ác. Vì vậy, đến giữa năm 1957, Thường vụ Khu uỷ nhất trí với cơ quan Tình báo chiến lược Trung ương phải cho Minh Vân chuyển vùng vào Sài Gòn để nắm một lưới điệp báo đặc biệt của Khu. 
    Công việc của Minh Vân đang bắt đầu có hiệu quả thì ngày mùng 1 tháng 11 năm 1957, Minh Vân bị bọn Mật vụ Miền Trung vào bắt, do có sự đầu hàng khai báo của một số cán bộ cơ sở trong mạng lưới mà Minh Vân mới được bàn giao.
    Ngay lập tức, chúng tống Minh Vân vào nhà giam của Tổng nha Công an nguỵ quyền. Sau khi tra tấn khốc liệt mà không đạt hiệu quả gì, địch chuyển Minh Vân sang Trại giam đặc biệt P.42 của Mật vụ Ngô Đình Nhu (em trai Ngô Đình Diệm), đây là nơi tra khảo hỏi cung tù nhân theo kiểu Mỹ, có cố vấn Mỹ đi sát chỉ đạo nên các đòn của chúng vô cùng độc ác và nguy hiểm như kiểu bắt tù nhân đứng nhiều ngày đêm dưới 2 ngọn đèn cao áp cỡ khoảng 500 oát, không ăn, không uống, không ngủ, hễ khuỵu chân xuống là bị chúng đám đá cho đến khi tù nhân lăn ra bất tỉnh thì mới thôi. 
    Tuy nhiên, kết quả mà chúng thu được từ việc tra tấn người chiến sĩ cách mạng kiên trung Nguyễn Minh Vân vẫn chỉ là sự im lặng. Rồi tháng 2 năm 1958, chúng đưa Minh Vân ra Huế, giam vào Lao xá Ty Công an Thừa Thiên, nơi tên “bạo chúa” Ngô Đình Cẩn và bọn mật vụ miền Trung của hắn bắt đầu thực hiện một âm mưu rất xảo quyệt gọi là “chính sách cải tạo và sử dụng người kháng chiến cũ” núp dưới danh hiệu bịp bợm là “chuyển hướng”. 
    Đối đầu với Ba Cẩn!
    Lúc đó, có kẻ đã khai báo cho Cẩn biết rõ chức vụ của Minh Vân trong ngành tình báo ở miền Bắc và lý lịch nguồn gốc của Minh Vân là gia đình quan lại nên Cẩn ra sức mua chuộc người chiến sĩ ấy bằng mọi cách. Vào một đêm tháng 3 năm 1958, tên Giám đốc Công an Trung phần Lê Khắc Duyệt mang xe Mercedes đến Lao xá Ty Công an Thừa Thiên, đưa Minh Vân đi gặp trực tiếp Ngô Đình Cẩn tại nhà nghỉ mát của hắn ở Thuận An. Đó là một ngôi nhà rất đẹp, làm nổi trên mặt nước. Thấy Minh Vân, tên Ngô Đình Cẩn ra vẻ thân thiết lắm, còn Duyệt thì hiểu ý tránh ra ngoài hành lang. 
    Cẩn bắt đầu dụ dỗ: “Tôi biết, cụ thân sinh của bạn từng là một vị quan lớn trong Triều đình Huế, là người có khí phách ngang tàng. Tôi rất kính trọng cụ. Bạn xứng đáng với truyền thống gia đình, bạn hãy về đây cộng tác với chúng tôi…”. Hắn nói rất nhiều, nhưng Minh Vân đều bỏ ngoài tai, dứt khoát không ngả theo chính sách “chuyển hướng” mà hắn đã bày đặt ra. 
    Ít lâu sau, vào khoảng tháng 5 năm 1958, Lê Khắc Duyệt lại đưa Minh Vân đi gặp Cẩn lần nữa, lần này là tại nhà riêng của hắn ở Phủ Cam. Vẫn giọng điệu kêu gọi Minh Vân từ bỏ con đường cộng sản, nhưng lần này hắn lại nói thêm, nếu Minh Vân từ bỏ con đường theo Việt Minh và chịu đến sống chung với những người “chuyển hướng” ở Trại Toà Khâm một thời gian thì hắn sẽ trả tự do cho Minh Vân mà không bắt Minh Vân phải làm việc cho hắn. Để hắn tắt tia hy vọng, Minh Vân kiên quyết: “Tôi không thể theo các ông, đó là danh dự cá nhân và cả gia đình tôi. Tôi không thể để người ta coi thường vợ con tôi, phỉ nhổ tôi vì đã đầu hàng theo các ông”.
    Không thể lôi kéo được người chiến sĩ tình báo Nguyễn Minh Vân về phía mình, ngày 8 tháng 8 năm 1961, Ngô Đình Cẩn hạ lệnh cho quân đưa Minh Vân sang Trại giam Mang Cá, nhốt vào biệt phòng, rồi ngày 10 tháng 11 năm 1961, chúng đưa Minh Vân đến tử ngục Chín Hầm. 

    Khu di tích Chín Hầm ở Huế 
    Minh Vân bị bịt mắt, bị đẩy lên một chiếc xe Jeep, xe chạy vòng vèo ra khỏi thành phố, đi lên phía núi. Khi tới nơi, chúng nhảy xuống xe mở cửa sắt ầm ầm, kéo Minh Vân đi vào một cái hầm sâu, tối đen như mực khiến Minh Vân có cảm giác như đang đi vào một hang núi đá. Dồn sâu vào bên trong, chúng mở cửa một buồng giam đẩy người chiến sĩ cách mạng vào, tháo băng bịt mắt cho Minh Vân và đóng sầm cửa lại, khoá chặt.
    “Khi bọn chúng đã rút hết, chỉ còn một mình trong bóng tối mịt mùng, tôi hoàn toàn không biết mình đang ở đâu, chẳng biết có phải là ngục nhốt tử tù hay nhà mồ âm phủ!... Sau này tìm hiểu, tôi mới biết đó là khu vực Chín Hầm, nằm dưới chân núi Thiên Thai, cách Đàn Nam Giao khoảng vài cây số. Chín cái hầm đấy do thực dân Pháp xây để cất giấu vũ khí trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhằm chống lại Nhật. Khi Cách mạng Tháng 8 thành công, bộ đội ta vào lấy hết vũ khí và hầm bị bỏ trống. Đến thời kỳ Ngô Đình Cẩn làm “chúa tể” miền Trung, hắn đã biến những hầm ấy thành ngục tối để nhốt những người tù cộng sản gan góc nhất, khu vực Chín Hầm trở thành vùng cấm, nhân dân không được đến gần”, theo lời cố Đại tá Minh Vân kể.
    Minh Vân bị giam ở hầm số 8, không hề biết gì về các hầm khác. Hầm số 8 được chia thành 20 xà lim, dãy bên trái từ ngoài vào có 10 xà lim đánh số từ 1 đến 10, dãy bên phải có 10 xà lim được đánh số từ 11 đến 20. Minh Vân ở xà lim số 13. Chiều rộng của mỗi xà lim chưa đầy 1m, chiều dài khoảng 2m, chiều cao khoảng 1,8m. Như vậy là chỉ vừa 1 người nằm. 
    Ở nhiều nhà tù khác, một ngày ít nhất tù nhân cũng được ra ngoài 1 lần đi vệ sinh, thế nhưng tất cả những người tù đã bị đưa vào nơi này là cách ly hoàn toàn với cuộc sống ngoài xã hội, không còn được nghe gì, thấy gì cuộc sống trên mặt đất, không gian của họ chỉ là 2 mét khối không khí của cái chuồng tăm tối, hôi hám, ngạt thở trong lòng đất.  
    Minh Vân hiểu rằng mình đã bị đẩy vào địa ngục trần gian để nếm mùi thử thách mới, chưa từng thấy trên đời và người chiến sĩ cách mạng kiên trung ấy đã lấy hết nghị lực, sẵn sàng đối phó với âm mưu xảo quyệt của chính quyền Ngô Đình Cẩn…
    (Theo lời kể của cố Đại tá Nguyễn Minh Vân lúc sinh thời)
    Hồng Hà


    Vị Đại tá tình báo huyền thoại trở về từ “địa ngục trần gian” (Kỳ 3)

    Chủ Nhật, 26/4/2015 07:44 GMT+7

    (PLO) - Trong hoàn cảnh bị “chôn sống” nơi tử ngục Chín Hầm, bệnh tật đầy mình, không giấy, không bút, người chiến sĩ tình báo Nguyễn Minh Vân vẫn làm thơ với tấm lòng kiên trung, ghi lại những tháng ngày trong ngục tối, để tố cáo tâm địa hiểm ác của chính quyền Ngô Đình Cẩn qua 3.000 câu thơ mà ông đã tự “ghi lại” trong trí nhớ. 
      Vị Đại tá tình báo huyền thoại trở về từ “địa ngục trần gian” (Kỳ 3)
      Đại tá tình báo Nguyễn Minh Vân khi còn sống chụp cùng vợ
      Tác phẩm truyện thơ “Sống trong mồ” đã gây chấn động dư luận cả nước cũng như báo chí nước ngoài bởi tính chân thực và hoàn cảnh ra đời đặc biệt của nó vào năm 1973.
      Khắc sâu lời trăng trối của những chiến sĩ kiên trung
      Như đã nói ở kỳ 2 của bài viết, vào cuối năm 1957, chiến sĩ tình báo Nguyễn Minh Vân bị bọn Mật vụ miền Trung bắt, do có sự đầu hàng khai báo của một số cán bộ cơ sở trong lưới mà Minh Vân mới được bàn giao. 
      Từ đây, người chiến sĩ cách mạng kiên trung đã trải qua một cuộc đấu trí căng thẳng với Ngô Đình Cẩn (em ruột Ngô Đình Diệm). Bằng nhiều thủ đoạn xảo quyệt nhưng Cẩn không thể dụ dỗ chiến sĩ cộng sản Nguyễn Minh Vân từ bỏ con đường cách mạng, hắn đã chỉ đạo quân lính tống Minh Vân vào nhà tù Chín Hầm, nơi người ta vẫn gọi là “tử ngục trần gian”.
      Theo đó, một đợt hãm hại tù nhân dữ dội nhất đã bắt đầu với việc đưa Minh Vân vào hầm. Mặc dù không tra tấn bằng đòn roi nhưng bọn gác ngục đã nghĩ ra nhiều biện pháp quái dị để uy hiếp tinh thần người tù, gây căng thẳng thần kinh đến tột độ, để dằn mặt những người tù chính trị gan góc nhất. 
      Đang đêm chúng kéo nhau vào hầm quát tháo, hoặc vác gậy đập vào các cửa chuồng, song sắt. Ban ngày, đang đi tuần bên ngoài, chúng thình lình bắn vài phát súng trên nóc hầm gây hoảng loạn, chấn động thần kinh khiến người đau yếu nghe muốn rụng tim. 
      Và thủ đoạn tra tấn chủ yếu của chúng là cách cho ăn vô cùng man rợ, mà tai ác nhất là cho ăn cơm trộn muối kéo dài nhiều ngày. Cố Đại tá Nguyễn Minh Vân khi còn sống đã kể rằng: “Chỉ chưa đầy 3 tháng, 5 đồng chí của chúng ta đã ngã xuống: Tôi bị nhốt vào hầm ngày 10 tháng 11 năm 1961 thì ngày 20 tháng 11, đồng chí Quang qua đời, ngày 28 đồng chí Tư mất, ngày 25 tháng 1 năm 1962 đến lượt anh Chín Thính, ngày 31 tháng 1 đến anh Hội và cuối cùng là anh Bích mất ngày 5 tháng 2 năm 1962. 
      Là nhân chứng về cái chết của 5 đồng chí ở hầm số 8, tôi nhớ như in những lời trăng trối của họ. Các anh đều có một mong muốn là “anh em không nên tuyệt vọng, bằng mọi cách để sống mà về với Đảng, với nhân dân, để báo cáo sự thật về hoạt động vô cùng nguy hiểm của mật vụ miền Trung và tố cáo tội ác tày trời của bè lũ Ngô Đình Cẩn ở tử ngục Chín Hầm. 
      Nguyện vọng cuối cùng của những chiến sĩ can trường quyết tử, thốt lên trước lúc hy sinh đã khắc sâu vào tâm khảm tôi và tôi đã ghi lại điều đó qua 6 câu thơ: Lời trăng trối mang hồn người sắp chết/Vọng qua vách, trang nghiêm mà thống thiết/Các anh ơi! Cố sống thoát một người/Về với đồng bào - dù chỉ một người thôi! Để tố cáo kiểu hầm giam vô cùng tàn bạo/Bắt Mỹ ác - ngụy gian phải đền nợ máu!”.
      Bắt đầu từ ngày 6/2/1962, sau cái chết của người thứ 9 trong hầm (trước khi Minh Vân đến đã có 4 đồng chí hy sinh), bọn mật vụ đã thay đổi thủ đoạn đối với 3 người tử tù còn sống sót, trong đó có Minh Vân. Chúng không để cho 3 người chết nhanh mà cấp thuốc uống cho họ hồi phục lại, rồi tiếp tục đày đoạ để bắt họ phải chịu đựng cực hình một cách kéo dài vô thời hạn. 
      Chúng chỉ cấp một số thuốc như thuốc chữa bệnh đường ruột và B1, rồi cho ăn vài ngày cơm nóng, thế là 3 người tù ngồi dậy được. Thấy 3 người tù còn lại hồi sức được một chút là chúng lại bắt đầu cho xơi cơm sống, cơm trộn muối, uống nước lã có mùi tanh… 
      Phải nhấn mạnh rằng, bọn mật vụ của Ngô Đình Cẩn thay đổi biện pháp hành hạ đối với 3 chiến sĩ cách mạng này không phải là do nhân đạo, mà chúng sợ nếu cả 3 đều chết thì âm mưu của chúng sẽ thất bại hoàn toàn, bởi vì mục đích của chúng là dùng thủ đoạn “chôn sống” một số tù nhân chính trị cứng đầu với hy vọng kết quả cuối cùng sẽ có ít nhất một người không chịu đựng được sẽ quay đầu làm tay sai cho chúng, cái mà chúng vẫn thường gọi là “chuyển hướng”. 

      Vợ chồng Đại tá Nguyễn Minh Vân thăm lại địa ngục trần gian Chín hầm 
      Đối đầu với âm mưu hiểm độc của kẻ thù
      Để đối phó với thâm ý hiểm độc của địch, người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Minh Vân đã nghĩ ra cách làm thơ kể lại mọi chuyện xảy ra trong nhà tù của mật vụ Ngô Đình Cẩn, không cho những suy nghĩ cực đoan có thể xen vào trong đầu óc mình. Lúc đầu Minh Vân nghĩ, nếu viết bằng văn xuôi làm một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bè lũ mật vụ Ngô Đình Cẩn mà trong hoàn cảnh không có giấy bút thì thật khó mà ghi nhớ được nên phù hợp nhất là làm một loại thơ kể chuyện, với lời lẽ giản dị và tình cảm chân thực từ chính lòng mình.
      Thế là ông bắt đầu sáng tác truyện thơ “Sống trong mồ” vào khoảng cuối năm 1962, đầu năm 1963. Trong suốt hơn 10 tháng trời, Minh Vân đã sáng tác ngày đêm không ngừng, vừa làm vừa nhẩm thuộc. Ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, đúng vào ngày sinh nhật con trai của chiến sĩ cộng sản Nguyễn Minh Vân, được đánh dấu bằng câu thơ thứ 3.000. 
      Chính khi ấy cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm đang diễn ra và ngày hôm sau, chiều mùng 3 tháng 11 năm 1963, lúc trời sắp trạng vạng, một tốp quân đảo chính của Dương Văn Minh đến chiếm khu vực Chín Hầm, phát hiện ra những người tù đang bị giam ở hầm bí mật số 8 (trong đó có Minh Vân) nên đã lôi họ ra, đưa về Ty Công an và dinh tỉnh trưởng ở Huế để xin ý kiến giải quyết. 
      Khi những người tù này ở Chín Hầm được đưa về Huế, bọn cầm quyền mới lên nhậm chức nên còn lúng túng, chưa biết giải quyết thế nào và không hiểu họ thuộc loại tù gì. Mãi đến nửa đêm, tên tỉnh trưởng phải quyết định tạm đưa họ về lao xá Ty Công an. Lúc này, chính quyền mới chưa bố trí được người nên vẫn phải sử dụng cai ngục là người của họ Ngô, nhưng tinh thần chúng lúc này rất hoang mang như rắn mất đầu. 
      Tên giám thị nhà lao nói với những người tù ở Chín Hầm: “Xin các ngài hiểu cho tình cảnh của chúng tôi lúc này, chúng tôi cũng còn đang phải lo cho chính bản thân chúng tôi. Các ngài muốn làm gì thì làm, tự quản lý lấy nhau, nhưng chỉ xin các ngài đừng đập phá, vượt ngục, đừng ép chúng tôi phải nổ súng, vì bổn phận của chúng tôi là trông coi các ngài”.
      Trong hoàn cảnh ấy, chiến sĩ cộng sản Minh Vân báo cáo với chi bộ về 3.000 câu thơ mà ông đã sáng tác ở Chín Hầm, mọi người đều cho rằng cần phải chép lại gửi ra ngoài trước khi địch tái lập được lại chế độ giam giữ khắc nghiệt của chúng. Vậy là mọi người đã giúp Minh Vân có đủ giấy bút, đứng xung quanh che kín để ông có thể ngồi chép lại 3.000 câu thơ trong khoảng 3 ngày. Minh Vân chép thành 2 bản, đóng thành 2 quyển sổ tay nhờ mấy bạn tù được địch thả mang ra khỏi nhà tù. 
      Ba năm sau, trên đường trở về Bắc, tại chiến trường B2 Minh Vân đã nhận lại được một quyển, ông đoán quyển sổ đó là do đồng chí Minh Sơn, một bạn tù tình báo được địch thả ở Huế mang vào Sài Gòn rồi gửi lên căn cứ. 
      Khi đó, cảm giác của Minh Vân thật khó tả, ông vui mừng khôn xiết khi nhận ra kỷ vật vô giá của đời cách mạng. Sau này, được sự đồng ý của đồng chí Tố Hữu, phần I của truyện thơ được in thành cuốn sách gồm 1.200 câu thơ vào năm 1973 nhằm tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt cũng như âm mưu hiểm độc của Mỹ - ngụy. Hiện, cuốn sổ thơ nhà tình báo Nguyễn Minh Vân chép tay đang được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam như một hiện vật có giá trị từ vùng địch mang ra.  
      Giờ đây, Đại tá tình báo huyền thoại Nguyễn Minh Vân đã về với cõi vĩnh hằng (ông từ trần vào tháng 12/2014) nhưng những câu chuyện mà ông kể trước đây trên cuộc chiến thầm lặng năm xưa, những lần người chiến sĩ cách mạng kiên trung ấy đối mặt với kẻ thù vẫn còn mãi sống động và là bài học vô giá để giáo dục truyền thông cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau!
      (Theo lời kể của cố Đại tá Nguyễn Minh Vân lúc sinh thời)
      Hồng Hà

       

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      NGẬM SẦU (ĐL)

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH